Khóa luận Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi Đảng và nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới(1986), đến nay đã được hơn 20 năm trôi qua. Công cuộc đổi mới đã đạt nhiều thành tựu và những thành tựu ấy thể hiện rõ trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng và nhà nước. Thời gian qua cùng với quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như : APEC, WTO, hoà cùng bạn bè thế giới, Việt Nam đang từng bước thực hiện điều mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong muốn: dân tộc ta “sánh ngang cùng cường quốc năm châu”. Trong quá trình hội nhập để phát triển kinh tế đất nước, Việt Nam đã không ngừng đổi mới. Những con người năng động, hiểu biết, nắm vững khoa học kỹ thuật được đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Mặc dù hội nhập song chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa văn hoá của dân tộc. Chúng ta “hội nhập” mà không “hoà tan”. Để quá trình hội nhập đạt nhiều thành công thì ngành giáo dục cần được quan tâm. Điều này đã được Đảng và nhà nước xác định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chỉ có xây dựng và phát triển một nền giáo dục hiện đại mới có thể đào tạo những con người Việt Nam hiện đại và năng động. Trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo dục thế giới nói chung và giáo dục nước ta nói riêng luôn đòi hỏi đổi mới và cải cách không ngừng để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội. Một trong những trọng tâm của làn sóng cải cách giáo dục là hình thành phẩm chất, năng lực của thế hệ trẻ và người lao động và ý thức, trách nhiệm tích cực, chủ động, năng lực sáng tạo, tính thích ứng nhanh, phát huy cá tính lẫn bản sắc của người học. Ở nước ta, cải cách giáo dục là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhà nước và các ban nghành. Bởi lẽ: chất lượng giáo dục thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu, còn nhiều mất cân đối trong giáo dục, xuất hiện xu hướng không lành mạnh trong giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục còn nghèo nàn và lạc hậu so với nhu cầu đào tạo. Ngay tại hội nghị lần thứ 6 của BCH TW Đảng khoá IX, ông Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh: “ Chất lượng giáo dục vẫn là vấn đề day dứt nhất”. Quả thực muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giáo dục thì một trong những việc cần làm là phải coi trọng khâu đánh giá vì đánh giá có vai trò quan trọng như nội dung. Đánh giá là một trong 4 thành tố của quá trình dạy học. Thực tế, trong những năm gần đây giáo dục Việt Nam không ngừng đổi mới. Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục phổ thông là đổi mới chương trình và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực xây dựng lại chương trình theo hướng cập nhật và giảm tải, áp dụng phương pháp giáo dục chủ động với phương châm lấy người học làm trung tâm và biên soạn sách giáo khoa tài liệu giảng dạy để đảm bảo chuyển tải được nội dung và thực hiện được những phương pháp mới. Những nỗ lực này đã phổ biến phương châm và mục tiêu của cải cách giáo dục đến hầu hết các giáo viên, đem lại những thành công bước đầu trong việc xây dựng một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm sử dụng phương pháp mới một cách thành thạo. Tại một số trường có điều kiện giảng dạy và học tập tốt, ngày càng có nhiều học sinh chứng tỏ năng lực, khả năng tự học, làm việc độc lập Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -7- và tư duy sáng tạo ở mức khá cao. Điều này cho thấy công cuộc cải cách giáo dục hiện nay là thực sự cần thiết và đang phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu đã nêu có thể thấy hiệu quả cải cách giáo dục trong thời gian qua còn khá hạn chế. Phương pháp giáo dục chủ động đã được đưa vào áp dụng nhưng đa số giáo viên hiện nay vẫn chỉ sử dụng phương pháp “ Thầy đọc trò ghi”. Kết quả thực tế của việc giáo dục giảm tải chương trình hình như không đáng kể và hai điểm nóng nổi bật của giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua là sức ép thi cử và bệnh thành tích trầm trọng với tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống cho đến nay vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm sút. Một điều đáng lưu ý là trong khi mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đã và đang được thay đổi trong quá trình cải cách thì việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lại hầu như không hề thay đổi. Những phương pháp kiểm tra truyền thống vẫn áp dụng trong nền giáo dục Việt Nam - kiểm tra tự luận. Mặc dù kiểm tra trắc nghiệm đã được áp dụng ở một số môn học, trong những kì thi như: thi giữa kì, thi cuối kì và cả thi tốt nghiêp, thi tuyển sinh cao đẳng và đại học (ngoại ngữ). Cụ thể trong năm học 2005-2006, Bộ giáo dục quyết định tổ chức thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2007-2008, các môn: ngoại ngữ, vật lý, hoá học, đã đưa câu hỏi trắc nghiệm vào trong đề thi. Song việc áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá chưa phổ biến. Thực tế hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang thực hiện chương trình chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, thì việc kiểm tra và đánh giá nghiêm túc thành quả học tập của học sinh càng được chú ý hơn hết. Kiểm tra trắc nghiệm là một hình thức đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì việc áp dụng kiểm tra trắc nghiệm vào việc kiểm tra đánh giá còn là vấn đề nóng bỏng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm. Bản thân là một giáo viên tương lai sẽ trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử. Tôi thấy đặc thù của môn lịch sử là không thể tái diễn lại sự kiện lịch sử đã qua. Môn học với khối lượng kiến thức tương đối nhiều. Chương trình lịch sử phổ thông bao gồm cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, từ cổ đại đến hiện đại, với nhiều sự kiện, nhiều chuỗi kiến thức, lại yêu cầu học sinh vừa nhớ kiến thức, vừa biết vận dụng kiến thức liên hệ thực tế. Hơn nữa, với nội dung chương trình quá dài trong khi số tiết dành cho bộ môn sử lại quá ít (1,5 tiết/tuần đối với lớp 10 và lớp 12, 1 tiết/tuần đối với lớp 11). Vị trí môn lịch sử ở trường phổ thông chưa được đánh giá đúng mức, môn sử chỉ là môn học phụ ít được xã hội và ban giám hiệu nhà trường quan tâm. Học sinh không hứng thú với việc học tập lịch sử, thậm chí còn có cảm giác sợ môn này, kỳ thi đến các em chỉ học vẹt, học để nhớ kiến thức, để làm được bài và không bị điểm kém là được. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, đặc biệt thi tuyển sinh đại học, kết quả thi môn sử đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: môn sử thường bị coi là môn phụ, học sinh không có hứng thú với việc học sử, phương pháp giảng dạy còn khô khan, nội dung chương trình còn nặng nề Các đề thi môn lịch sử trong những năm qua còn nặng về nhớ sự kiện. Thực tế như trên, bản thân tôi nghĩ nên thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá trong các kì thi, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, nhưng cũng thực hiện nghiêm túc “không quay cóp trong thi cử”. Như vậy thì với việc áp dụng những hình thức kiểm tra truyền thống kiểu câu hỏi tự luận, yêu cầu học sinh nhớ sự kiện thì không thể tránh khỏi quay cóp trong thi cử. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -8- Hiện nay trong dạy học môn lịch sử ở một số trường phổ thông đã và đang áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong các kì thi như: kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, . Theo tôi việc áp dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học lịch sử cần được các giáo viên bộ môn quan tâm và áp dụng nhiều hơn. Nhưng muốn áp dụng thành công thì yêu cầu hàng đầu là phải có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Thực tế trong môn lịch sử chưa có. Chọn nghiên cứu đề tài “Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, tôi mong muốn tìm hiểu thêm về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cũng như xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan sẽ giúp tôi đánh giá thành quả học tập của học sinh một cách khách quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông sau này. Là một giáo viên tương lai, được học tập những phương pháp mới trong giảng đường đại học, tôi muốn sau này sẽ áp dụng tốt những phương pháp mới đã được học vào thực tiễn. Những hiểu biết của bản thân về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cũng như thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử còn nhiều hạn chế. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và bạn bè đóng góp để bài nghiên cứu của tôi hoàn thiện hơn. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này, bên cạnh việc tìm hiểu đôi nét về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan như: + Thế nào là kiểm tra trắc nghiệm khách quan? + Sự khác biệt giữa trắc nghiệm khách quan vơi tự luận. + Các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thông dụng. + Quy hoạch một bài trắc nghiệm. Phần chính của đề tài đi vào giải quyết các vấn đề ở chương II và chương III, đó là: + Tìm hiểu tình hình kiểm tra và đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. + Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan cho phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. Những câu trắc nghiệm đó sẽ được khảo sát ở học sinh phổ thông, lấy kết quả làm bài của các em và phân tích câu trắc nghiệm, phân tích bài trắc nghiệm. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Kiểm tra trắc nghiệm trong đánh giá thành quả học tập là hình thức đã có từ lâu trong các nền giáo dục trên thế giới. Khoa trắc nghiệm tâm lý và giáo dục đã có lịch sử phát triển hơn một thế kỷ ở các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng nó còn quá xa lạ đối với các thầy giáo Việt Nam ở mọi cấp học. Ở các trường đại học nước ngoài, môn trắc nghiệm giáo dục đã được sinh viên làm quen ngay khi còn ở trên giảng đường đại học. Còn ở Việt Nam thì từ cuối năm 1969, trắc nghiệm thành quả học tập mới được giảng dạy lần đầu tiên ở lớp cao học giáo dục và tiến sĩ giáo dục tai Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Đây là môn học đầu tiên chính thức giảng dạy cho các thầy giáo tại các trường Sư phạm ở nước ta. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -9- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra khá mới mẻ trong hoạt động kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh. Mặc dù ở các nước trên thế giới đã áp dụng đã lâu, song đối với Việt Nam thì hình thức này mới chỉ được áp dụng trong những năm gần nay. Vì vậy việc tìm hiểu về hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong đánh giá thành quả học tập của học sinh chưa được nghiên cứu nhiều. Ở Việt Nam, TS. Dương Thiệu Tống là người nghiên cứu khá sâu về hình thức trắc nghiệm khách quan. Tiến sĩ là người giảng dạy bộ môn này cho các lớp cao học giáo dục và tiến sĩ giáo dục tại Việt Nam. TS. Dương Thiệu Tống đã viết hai công trình về trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập. Đó là: + Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành) + Trắc nghiệm tiêu chí (phương pháp thực hành) Trong công trình “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” (Phương pháp thực hành), Trường Đại học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1995, tác giả đã trình bày khá chi tiết về hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ khái niệm trắc nghiệm, sự khác biệt của trắc nghiệm và tự luận, các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thường dùng, đến việc phân tích câu trắc nghiệm và các bước quy hoạch một bài trắc nghiệm. Về lý thuyết tác giả trình bày khá chi tiết nhưng việc áp dụng nó vào việc soạn thảo các câu trắc nghiệm thì chỉ được áp dụng ở môn Anh văn và môn Toán, còn các môn thuộc Khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa thì chưa được áp dụng soạn thảo. Thông qua việc tìm hiểu lý thuyết về hình thức trắc nghiệm khách quan và tham khảo các bài mẫu trắc nghiệm, tôi vận dụng vào soạn thảo câu trắc nghiệm cho một bài học lịch sử. Đối với công trình “Trắc nghiệm tiêu chí” (phương pháp thực hành), nhà xuất bản giáo dục -1998. Trong công trình này tác giả trình bày khá chi tiết về trắc nghiệm tiêu chí như: Thế nào là trắc nghiệm tiêu chí?, những vấn đề đặt ra đối với trắc nghiệm tiêu chí ?, cách phân tích câu trắc nghiệm tiêu chí ? Ngoài những công trình của TS. Dương Thiệu Tống, còn một số công trình nghiên cứu về hình thức trắc nghiệm khách quan như: Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh - Viện nghiên cứu giáo dục - xuất bản 2006. Trong công trình có trình bày một số đề tài nghiên cứu về hình thức trắc nghiệm khách quan như: + TS. Ngô Thị Minh với bài “ Vài suy nghĩ về thi trắc nghiệm”, trong bài viết của mình tác giả đã trình bày những mặt mạnh và hạn chế của hình thức trắc nghiệm khách quan. Từ đó đề xuất về việc ra đề thi trắc nghiệm. Đó là nên kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm trong bài thi của học sinh: trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan. + TS. Nguyễn Thị Kim Anh với bài “Trắc nghiệm khách quan - một hình thức đánh giá sớm được áp dụng”. Thông qua việc trình bày những hiểu biết của mình về hình thức trắc nghiệm khách quan như các hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng (gồm cả ví dụ minh họa). Sau đó tác giả đã nêu nên những ưu điểm của trắc nghiệm khách quan so với tự luận. + TS. Nguyễn Mạnh Cường và NCV Nguyễn Thanh Phong với bài “Giới thiệu hệ thống TQB hỗ trợ xây dựng, quản lý, sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”. Có thể nói đây là bài báo cáo khá chi tiết về việc ứng dụng tin học trong việc soạn thảo và quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm. Tham khảo bài báo cáo này Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -10- chúng ta sẽ vững vàng hơn trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo trắc nghiệm. Phương pháp dạy học lịch sử do Phan Ngọc Liên (chủ biên), nhà xuất bản giáo dục - 2004. Công trình dành chương VIII viết về kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Trong chương này có dành một phần viết về trắc nghiệm khách quan nhưng phần trình bày này quá ít để người đọc hiểu về hình thức trắc nghiệm khách quan. Phần trình bày chỉ dùng để tham khảo thêm mà thôi. Đo lường và đánh giá kết quả học tập - Phương pháp thưc hành, của tập thể các tác giả: Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên, 2004. NXB ĐHSP Tp. HCM. Trong công trình này các tác giả đã nêu lên khái niệm trắc nghiệm khách quan, đánh giá, các bước quy hoạch một bài trắc nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm tuy còn khá sơ sài do: đây tài liệu giảng dạy và học tập môn “Đo lường và đánh giá kết quả học tập” cho sinh viên các khoa của Trường Đại học Sư phạm chỉ được tính là 2 đơn vị học trình. Song những những nội dung được giới thiệu trong công trình sẽ giúp người đọc, người học có thể hình dung ra những điểm cơ bản của trắc nghiệm khách quan và biết cách quy hoạch một bài trắc nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm. Công trình “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông” - Môn lịch sử của Bộ giáo dục và đào tạo do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2007. Công trình gồm 4 phần: + Phần 1: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thong. + Phần 2: Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. + Phần 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. + Phần 4: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Trong phần này ngoài việc đưa ra những vấn đề lí luận, còn đề xuất một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông. Công trình đã nêu một số dạng câu trắc nghiệm và kỹ thuật cơ bản biên soạn câu hỏi trắc nghiệm và giới thiệu một số đề thi học kì có kết hợp câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm. Nhưng nội dung này trình bày khá sơ sài, người đọc chỉ có thể tham khảo. Trên cơ sở tham khảo những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Là người tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này tôi tiếp thu và nêu ra những vấn đề của mình: tiếp tục tìm hiểu về hình thức trắc nghiệm khách quan, quy hoạch hệ thống câu trắc nghiệm cho phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX, sau đó tôi chọn câu trắc nghiệm của một bài học bất kỳ thực nghiệm ở học sinh, qua kết quả thực nghiệm phân tích một số câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm đã quy hoạch. IV. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: IV. 1. Phương pháp đối chiếu so sánh Đối chiếu các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. IV. 2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Từ việc nghiên cứu các tài liệu đã có, phân tích và chọn nội dung liên quan từ đó tổng hợp lại thành những phiếu ghi, nội dung từng mục. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -11- IV. 3. Phương pháp khảo sát Để làm rõ chương hai của đề tài- tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử, tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát. Tôi soạn những câu hỏi có liên quan đến thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, sau đó khảo sát ở giáo viên bộ môn và học sinh, lấy kết quả khảo sát làm rõ vấn đề. Riêng phần xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm, tôi chọn một bài học lịch sử cụ thể, soạn những câu hỏi mở phát ra để học sinh trả lời tự do. Sau đó tập hợp lại chọn ra những câu trả lời có tần số sai cao của học sinh làm mồi nhử hấp dẫn. Sau đó hoàn thiện hệ thống câu trắc nghiệm cho bài học. IV. 4. Phương pháp thực nghiệm Dùng câu hỏi trắc nghiệm của một bài học do bản thân quy hoạch, thực nghiệm ở học sinh, lấy kết quả làm bài của học sinh, từ đó phân tích câu trắc nghiệm, phân tích đề thi trắc nghiệm. Quá trình nghiên cứu - Xác định đề tài nghiên cứu. - Tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến đề tài. - Đọc tài liệu và ghi chép những ý chính ra phiếu ghi chép. - Lập đề cương chi tiết. - Thực nghiệm câu trắc nghiệm ở học sinh phổ thông. - Phân tích đề thi trắc nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm. V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: + Chương I: Khái quát về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử. + Chương II: Tình hình kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn lịch sử ở trường phổ thông. + Chương III: Biên soạn câu trắc nghiệm cho phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7 IV. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI . 10 NỘI DUNG . 11 CHưƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. . 11 I. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP . 11 I. 1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 11 I. 2. Vai trò, ý nghĩa kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 12 I. 3. Nội dung kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử 14 II. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN . 15 II. 1. Khái niệm . 15 II. 1.1. Trắc nghiệm (Test) . 15 II. 1.2. Trắc nghiệm khách quan (Objective test) . 16 II. 2. Sự khác biệt giữa trắc nghiệm khách quan với tự luận 16 II. 2.1. Một số tương đồng và khác biệt giữa trắc nghiệm luận đề (tự luận) và trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm). 17 II. 2.2. Những ưu – nhược điểm của trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 18 II. 3. Các hình thức câu trắc nghiệm khách quan . 19 II. 3. 1. Dạng thứ nhất: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn . 19 II. 3. 2. Dạng thứ 2: Câu trắc nghiệm đúng – sai . 20 II. 3. 3. Dạng thứ 3: Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn 21 II. 3. 4. Dạng thứ 4: Câu trắc nghiệm đối chiếu - cặp đôi (câu hỏi trắc nghiệm tương thích) 22 II. 3. 5. Dạng thứ 5: Câu trắc nghiệm điền khuyết 23 III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM . 24 III. 1. Quy hoạch một bài trắc nghiệm . 24 III. 1.1. Xác định mục đích trắc nghiệm 24 III. 1.2. Phân tích nội dung bài học 25 III. 1.3. Lập dàn bài trắc nghiệm 26 III. 2. Phân tích bài trắc nghiệm, câu trắc nghiệm. 26 III. 2.1. Ý nghĩa của việc phân tích câu trắc nghiệm 26 III. 2.2. Độ khó của bài trắc nghiệm 27 III. 2.3. Độ khó của câu trắc nghiệm 27 III. 2.4. Độ phân cách của câu trắc nghiệm 28 III. 2.5. Phân tích đáp án 29 III. 2.6. Phân tích mồi nhử . 29 CHưƠNG II: TÌNH HÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY. . 30 I. BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PHỔ THÔNG 30 II. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -5- TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRưỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY. 33 II.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 33 II.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay . 34 II.3. Thống kê kết quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. . 39 II. 4. Đề xuất một số giải pháp 40 CHưƠNG III: BIÊN SOẠN CÂU TRẮC NGHIỆM CHO PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX. . 46 I. LÝ DO CHỌN PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX. 46 II. VẬN DỤNG QUY HOẠCH CÂU TRẮC NGHIỆM VÀO BÀI HỌC CỤ THỂ 47 II. 1. Xác định mục tiêu bài học 47 II. 2. Phân tích nội dung bài học. 47 II. 2.1. Ghi lại những nội dung chính cần kiểm tra . 47 II. 2.2. Chuyển hóa những nội dung cần kiểm tra thành những câu trắc nghiệm. . 49 II. 3. Lập dàn bài trắc nghiệm cho bài học 51 III. BIÊN SỌA HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM CHO CÁC BÀI HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 51 IV. THỰC NGHIỆM Ở TRưỜNG PHỔ THÔNG . 83 IV. 1. Cách bố trí lớp thực nghiệm 83 IV. 2. Thời gian thực nghiệm 83 IV. 3. Lớp đối chứng 83 IV. 4. Lớp thực nghiệm . 84 V. KẾT LUẬN 84 V. 1. Kết quả thực nghiệm 84 V. 2. Phân tích câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm. . 85 KẾT LUẬN . 88 PHỤ LỤC . 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tai, mất mùa, đói kém. C. Vua, quan, địa chủ áp bức, bóc lột. D. B và C. Câu 3: Trong nửa đầu thế kỷ XIX đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình ? A. 250 cuộc khởi nghĩa. B. Hơn 400 cuộc khởi nghĩa. C. 500 cuộc khởi nghĩa. D. 300 cuộc khởi nghĩa. Câu 4: Từ 1821 đến 1827, nổ ra cuộc khởi nghĩa nào ở hạ lƣu châu thổ sông Hồng ? A. Phan Bá Vành. B. Lê Duy Lƣơng. C. Lê Văn Khôi. D. Cao Bá Quát. Câu 5: Khởi nghĩa của Nông Văn Vân nổ ra ở đâu ? A. Tuyên Quang, Hà Giang. B. Tuyên Quang, Cao Bằng. C. Cao Bằng, Lạng Sơn. D. Thái Nguyên, Tuyên Quang. Câu 6: Trong các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn dƣới đây, cuộc khởi nghĩa nào kéo dài nhất ? A. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành . B. Khởi nghĩa của Lê Văn Khôi. C. Khởi nghĩa của Lê Duy Lƣơng. D. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát. Câu 7: Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đầu thế kỷ XIX, chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn đã suy yếu. A. Đúng . B. Sai. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -78- BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƢỚC VÀ GIỮ NƢỚC Số lƣợng câu: 26 Câu 1: Những ngƣời nguyên thuỷ ở việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, đó là quốc gia nào ? A. Lâm Ấp – Chăm Pa. B. Văn Lang - Âu lạc. C. Phù Nam. D. Đại Việt. Câu 2: Nhà nƣớc đầu tiên của nƣớc ta ra đời vào khoảng …………… A. Thế kỷ II TCN. B. Thế kỷ IV TCN. C. Thế kỷ VI TCN . D. Thế kỷ VII TCN. Câu 3: Đầu thế kỷ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hô của các triều đại ……… A. Phƣơng Nam. B. Phƣơng Bắc. C. Phƣơng Tây. C. Tất cả đều sai. Câu 4: Văn hoá Đại Việt thế kỷ đầu công nguyên chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của nền văn hoá nào ? A. Trung Quốc . B. Ấn Độ. C. Trung Quốc - Ấn Độ . D. Phƣơng Tây. Câu 5: Những thế kỷ đầu CN ở Nam Trung bộ ngày nay có những quốc gia nào tồn tại ? A. Lâm Ấp . B. Phù Nam. C. Lâm Ấp - Chăm Pa, Phù Nam . D. Tất cả đều sai. Câu 6: Đại Việt chính thức bƣớc vào thời kỳ độc lập, đánh dấu bằng sƣ kiện ………… A. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ . B. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C. Ngô Quyền xƣng vƣơng. D. B và C. Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. “Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là ………… dời kinh đô về ………… đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là đại thắng minh Hoàng đế”. A. Đại Việt - động Hoa Lƣ . B. Đại Cồ Việt - Đại La. C. Đại Cồ Việt - động Hoa Lƣ . D. Đai Cồ Việt - Thăng Long. Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm nào ? A. Năm 1010 . B. Năm 1045. C. Năm 1054. D. Năm 1070. Câu 9: Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời, đánh dấu bằng sự kiện ………. A. Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. B. Khoa thi quốc gia đầu tiên đƣợc tổ chức tạ kinh thành. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -79- C. Cả A và B. D. Tất cả đều sai. Câu 10: Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ dời đô về …………. A. Hoa Lƣ . B. Huế C. Thanh Hoá . D. Đại La Câu 11: Các tôn giáo nào đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ thời Bắc thuộc ? A. Nho giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Đạo giáo. C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo . D. Tất cả đều sai. Câu 12: Giáo dục Đại Việt góp phần ……… A. Đào tạo bậc hiền tài . B. Củng cố Nho học. C. Nâng cao dân chí . D. Tất cả các ý trên. Câu 13: Bộ Quốc triều hình luật đƣợc viết dƣới thời nào ? A. Thời Lý . B. Thời Trần . C. Thời Lê . D. Thời Nguyễn. Câu 14: Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp. A. Đúng. B. Sai. Câu 15: Nền độc lập của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm trong suốt gần 50 năm (1545 - 1592), do đâu ? A. Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều. B. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Xiêm. C. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Mãn Thanh. D. Tất cả các lý do trên. Câu 16: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tƣơng tàn trong lịch sử nƣớc ta kéo dài gần nửa thế kỷ. Đó là khoảng thời gian nào ? A. Năm 1545 - 1592. B. Năm 1627 - 1672. C. Năm 1672 - 1692 . D. Năm 1592 - 1672. Câu 17: Phong trào Tây Sơn diễn ra vào năm nào? A. Năm 1771. B. Năm 1777. C. Năm 1778. D. Năm 1792. Câu 18: Sự kiện ...............đƣợc coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của nghĩa quân Tây Sơn ? A. Chiến thắng Rach Gầm - Xoài Mút. B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài xoá bỏ giới tuyến sông Gianh. C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê, chúa Trịnh D. B và C. Câu 19: Những cống hiến của nhà Tây Sơn với lịch sử dân tộc. A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cứ. B. Bƣớc đầu hoàn thành thống nhất đất nƣớc. C. Đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. D. Tất cả đều đúng. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -80- Câu 20: Nhà Tây Sơn chấm dứt sự nghiệp của mình vào năm nào ? A. Năm 1789. b. Năm 1792. C. Năm 1788. D. Năm 1802. Câu 21: Năm 1858, thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lƣợc nƣớc ta ? A. Chính sách đóng cửa của nhà Nguễn. B. Khai hoá Việt Nam. C. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. D. Tất cả đều đúng. Câu 22: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc xây dựng theo chế độ nào ? A. Dân chủ phong kiến. B. Quân chủ chuyên chế, trung ƣơng tập quyền. C. Phong kiến phân quyền. D. Tất cả đều sai. Câu 23: “Tiếp nhận Nho giáo, .......... từ nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam đã hoà lẫn nó với những tƣ tƣởng, tình cảm, tín ngƣỡng truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.” A. Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo. Câu 24: Dòng văn học dân gian của nƣớc ta gồm các thể loại nào tiêu biểu ? A. Ca dao, tục ngữ . B. Ca dao, tục ngữ, truyện ký. C. Ca dao, dân ca. D. Ca dao, tục ngữ, hò, vè. Câu 25: Xếp theo thứ tự thời gian ten anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân ta làm nên chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI ? A. Lê Hoàn, Ngô Quyền, Trần Hƣng Đạo. B. Ngô Quyền, Trần Hƣng Đạo, Lê Hoàn. C. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hƣng Đạo. D. Trần Hƣng Đạo, Ngô Quyền, Lê Hoàn. Câu 26: Sắp xếp các chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII theo thứ tự thời gian ? A. Bạch Đằng, Nhƣ Nguyệt, Chi Lăng - Xƣơng Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa. B. Nhƣ Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng - Xƣơng Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Chi Lăng - Xƣơng Giang, Bạch Đằng, Ngọc Hồi - Đống Đa, Nhƣ Nguyệt . D. Chi Lăng - Xƣơng Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa, Nhƣ Nguyệt, Bạch Đằng. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -81- BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Số lƣợng câu: 9 Câu 1: Cuộc đấu tranh gian lao, quyết liệt của ngƣời dân Việt Cổ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc nhằm: A. Chống lại chế độ đô hộ. B. Giành lại quyền tự chủ. C. Bảo vệ những di sản văn hoá của tổ tiên và phát triển lòng yêu nƣớc. D. Tất cả các ý kiến trên. Câu 2: Truyền thống yêu nƣớc Việt Nam đƣợc tôi luyện và phát triển qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. A. Đúng B. Sai Câu 3: Truyền thống yêu nƣớc Việt Nam luôn gắn chặt với: A. Ý thức đoàn kết dân tộc. B. Ý thức căm thù giặc, chống ngoại xâm. C. Ý thức xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc. D. Tất cả các ý kiến trên. Câu 4: Truyền thống yêu nƣớc Việt Nam là sản phẩm của lịch sử hàng nghìn năm lao động và đấu tranh. A. Đúng B. Sai Câu 5: “Khoan thƣ sức dân để làm kế sâu dễ, bền gốc”. Câu nói trên có ý nghĩa dựa vào dân là thƣợng sách để giữ nƣớc. A. Đúng B. Sai Câu 6: Nét đặc trƣng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam là: A. Tinh thần đoàn kết B. Lòng yêu nƣớc. C. Lịch sử dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lƣợc. D. Câu A và B. Câu 7: Nét đặc trƣng nổi bật nhất của truyền thống yêu nƣớc Việt Nam là chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. A. Đúng B. Sai Câu 8: Nhân tố quyết định thắng lợi trong các cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam là: A. Tinh thần đoàn kết. B. Có những ngƣời lãnh đạo tài giỏi. C. Thời cơ thuận lợi. D. Lòng yêu nƣớc. Câu 9: Trong thời đại ngày nay, truyền thống yêu nƣớc phát triển với tinh thần: A. Đấu tranh chống ngoại xâm. B. Học tập rèn luyện, cống hiến tài năng và trí tuệ để xây dựng và phát triển đất nƣớc. C. Yêu chủ nghĩa xã hội. D. Câu B và C. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -82- GIỚI THIỆU ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT CHO PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Đề gồm hai phần (câu trắc nghiệm khách quan và câu tự luận) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: (0,3 điểm): Quốc gia cổ đại trên đất nƣớc Việt Nam gồm các quốc gia nào? A. Văn Lang, Âu Lạc, Lan Xang, Chăm Pa, Phù Nam. B. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam. C. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Chân Lap, Phù Nam. D. Văn Lang, Âu Lạc, Lan Xang, Chân Lap, Chăm Pa, Phù Nam. Câu 2: (0,3 điểm): Đại Việt chính thức bƣớc vào thời kỳ độc lập, đánh dấu bằng sự kiện ……… A. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ . B. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C. Ngô Quyền xƣng vƣơng. D. B và C. Câu 3: (0,3 điểm): Các tƣ tƣởng, tôn giáo nào đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ thời Bắc thuộc ? A. Nho giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Đạo giáo. C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo . D. Tất cả đều sai. Câu 4: (0,3 điểm): Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc xây dựng theo chế độ nào ? A. Dân chủ phong kiến. B. Quân chủ chuyên chế, trung ƣơng tập quyền. C. Phong kiến phân quyền. D. Tất cả đều sai. Câu 5: (0,3 điểm): Tác phẩm sử học nào nêu ra dƣới đây đƣợc xem là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam ? A. Đại Việt sử lƣợc. B. Đại Việt sử ký toàn thƣ. C. Đại Việt sử ký . D. Lịch triều hiến chƣơng loại chí. Câu 6: (0,3 điểm): Từ đầu thế kỷ XVII, sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nƣớc ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền là hai tập đoàn phong kiến nào ? A. Trịnh - Lê. B. Trịnh - Nguyễn. C. Lê - Nguyễn . D. Lê, Trịnh - Nguyễn. Câu 7: (0,3 điểm): Nét đặc trƣng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam là: A. Tinh thần đoàn kết B. Lòng yêu nƣớc. C. Lịch sử dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lƣợc. D. Câu A và B. Câu 8: (0,3 điểm): Nền văn hoá Đại Việt thời Lý - Trần, Hồ thƣờng đƣợc gọi là văn hoá gì ? A. Văn hoá sông Hồng . B. Văn hoá Đại Việt. C. Văn hoá Thăng Long . D. Văn hoá Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -83- Câu 9: (0,3 điểm): Năm 1149, nhà Lý lập trang Vân Đồn (Quảng Ninh) để làm gì ? A. Làm vùng hải cảng trao đổi hàng hoá với nƣớc ngoài. B. Làm căn cứ quân sự chống ngoại xâm. C. Làm cơ sở sản xuất mặt hàng thủ công. D. Làm vùng hải cảng để trao đổi hàng hoá với Ấn Độ. Câu 10: (0,3 điểm): Đất nƣớc đƣợc chia thành nhiều lộ, phủ huyện, châu, hƣơng. Đó là bộ máy hành chính nhà nƣớc dƣới thời nào ? A. Thời Lý . B. Thời Tiền Lê. C. Thời Trần. D. Thời Đinh. Phần II: Tự luận (7 điểm) Gồm 2 câu hỏi sau: Câu 1: Trình bày và phân tích nét chính về những công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ? (3 điểm) Câu 2: Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) theo bảng mẫu sau:(4 điểm) STT Triều đại Niên đại Ghi chú ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I : Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: C Câu 6: D Câu 2: D Câu 7: C Câu 3: C Câu 8: C Câu 4: B Câu 9: A Câu 5: C Câu 10: C Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1:(3 điểm) Trình bày và phân tích nét chính về những công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc ? Bài làm cần nêu đƣợc những ý chính sau: 1. Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ và phát triển nhanh chóng đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. Sau đó nghĩa quân tiến ra Bắc, lần lƣợt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh (1786 - 1788). Kết thúc thời kì đât nƣớc bị chia cắt từ cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, sự nghiệp thống nhất đất nƣớc bƣớc đầu đƣợc hoàn thành. (1 điểm) 2. Tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785). Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, một ngƣời cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Anh đã cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm cử 5 vạn quân thuỷ bộ tiến sang nƣớc ta theo sự chỉ đƣờng của Nguyễn Anh. Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm-Xoài Mút, đánh tan quân xâm lƣợc. (1 điểm) 3. Tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Thanh (1789). Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh.... nhà Thanh sai tƣớng đem 29 vạn quân sang xâm lƣợc nƣớc ta. Quân Tây Sơn đang đóng ở kinh thành Thăng Long đã tạm rút về mạn Nam Ninh Bình.....Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và tiến quân ra Bắc Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -84- ....Đúng vào lúc giao thừa tết Kỉ Dậu (1789) quân ta tấn công địch, làm nên chiến thắng vang dội Ngọc Hồi - Đống Đa. Quân Thanh đại bại. Nền độc lập của dân tộc đƣợc giữ vững. (1 điểm) Câu 2: (4 điểm) Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) STT Triều đại Niên đại Ghi chú 1 Nhà Ngô 939-968 2 Nhà Đinh 968-980 3 Nhà Tiền Lê 980-1009 4 Nhà Lý 1010-1225 5 Nhà Trần 1226-1400 6 Nhà Hồ 1400-1407 7 Nhà Lê Sơ 1418-1527 8 Nhà Mạc 1527-1592 Chiến tranh Nam - Bắc triều 9 Nhà Lê mạt -Trịnh - Nguyễn 1532-1788 Trịnh - Nguyễn phân tranh 10 Triều Quang Trung 1789-1802 11 Triều Nguyễn - Gia Long 1802-1858 IV. THỰC NGHIỆM Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG IV. 1. Cách bố trí lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệm đƣợc bố trí nhƣ lớp học bình thƣờng, lớp đối chứng cũng đƣợc bố trí nhƣ vậy. Nhƣng ở lớp thực nghiệm học sinh sẽ làm hai đề (đề 1 và đề 2), vì vậy hai học sinh ngồi gần nhau sẽ nhận đƣợc đề bài không giống nhau. IV. 2. Thời gian thực nghiệm Thời gian thực nghiệm cho 20 câu hỏi trắc nghiệm là 15 phút. Thời gian này tƣơng ứng với thời gian học sinh làm 1 câu hỏi tự luận: Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX ? IV. 3. Lớp đối chứng * Lớp 10 D2-Trường THPT Merie Curie Sĩ số: 50 học sinh. Trong đó có 15 HS nam, 35 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng. Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 42% - Khá : 20% - Trung bình: 28% - Yếu: 10% - Kém: 0% * Lớp 10 C7-Trường THPT Nguyễn Du Sĩ số: 52 học sinh. Trong đó có 23 HS nam, 29 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng. Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 30,76% - Khá : 34,61% - Trung bình: 25% Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -85- - Yếu: 9,61% - Kém: 0% IV. 4. Lớp thực nghiệm * Lớp 10 B2-Trường THPT Merie Curie Sĩ số: 50 học sinh. Trong đó có 19 HS nam, 31 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng. Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 40% - Khá : 24% - Trung bình: 28% - Yếu: 8% - Kém: 0% * Lớp 10 C3-Trường THPT Nguyễn Du Sĩ số: 53 học sinh. Trong đó có 20 HS nam, 33 HS nữ. Lớp học sử bình thƣờng. Theo điểm tổng kết học kì 1 (năm học 2008 - 2009), học lực môn sử của lớp là: - Giỏi: 37,73% - Khá : 28,3% - Trung bình: 24,52% - Yếu: 9,43% - Kém: 0% V. KẾT LUẬN V. 1. Kết quả thực nghiệm * Các lớp đối chứng. Trƣờng Lớp Số bài thi Không đạt Đạt Tỉ lệ đạt (%) THPT Merie Curie 10D2 47 12 35 74,46 THPT Nguyễn Du 10C7 51 11 40 78,43 * Các lớp thực nghiệm Trƣờng Lớp Số bài thi Không đạt Đạt Tỉ lệ đạt (%) THPT Merie Curie 10B5 49 2 47 95,91 THPT Nguyễn Du 10C3 47 0 47 100,00 Ghi chú: (điểm đạt yêu cầu tính từ 4,5 trở lên) Tìm hiểu cụ thể điểm của từng học sinh ta thấy: * Trƣờng THPT Merie Curie Lớp đối chứng: 10D2 Lớp thực nghiệm: 10B5 Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 10D2 0 5 3 0 11 17 9 2 0 0 10B5 0 0 0 2 4 13 23 7 0 0 * Trƣờng THPT Nguyễn Du Lớp đối chứng: 10C7 Lớp thực nghiệm: 10C3 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -86- Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 10C7 0 2 3 6 2 11 14 11 2 0 10C3 0 0 0 0 0 5 23 13 6 0 Kết quả thực cho thấy tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu ở lớp đối chứng không cao từ 74,46% đến 78,43%. Tỉ lệ đạt của hai lớp là 76,53%. Trong khi lớp thực nghiệm tỉ lệ đạt cao hơn từ 95,91% đến 100%. Tỉ lệ đạt của 2 lớp là 97,91%. Nhƣ vậy, ta có thể kết luận sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. V. 2. Phân tích câu trắc nghiệm, bài trắc nghiệm V. 2. 1. Phân tích độ khó của bài trắc nghiệm Sau khi chấm xong bài làm của học sinh ta có: Bảng điểm của học sinh lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie nhƣ sau: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 2 4 13 23 7 0 0 Nhìn vào bảng điểm ta có thể tính đƣợc X X = 49 323 =6,59 XLT = 2 2 1 1 2 4 19 19    = 11,87 + 0,75 =12,62 Ở phép tính trên, “19” là số câu trắc trắc nghiệm 4 lựa chọn, “1” là số câu trắc nghiệm 2 lựa chọn Vì bài trắc nghiệm có 2 dạng câu trắc nghiệm (câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và câu trắc nghiệm 2 lựa chọn hay câu trắc nghiệm Đúng – Sai. Nên “n” tùy thuộc vào số lựa chọn của câu trắc nghiệm. Nhƣ vậy nhìn vào kết quả sau khi tính ta thấy X < XLT nên ta có thể kết luận bài trắc nghiệm khó đối với lớp. Bảng điểm của học sinh lớp 10C3 - Trường THPT Nguyễn Du nhƣ sau: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 0 0 5 23 13 6 0 Ta có: X = 47 349 = 7,42 XLT = 2 2 1 1 2 4 19 19    = 11,87 + 0,75 =12,62 Ở phép tính trên, “19” là số câu trắc trắc nghiệm 4 lựa chọn, “1” là số câu trắc nghiệm 2 lựa chọn Vì bài trắc nghiệm có 2 dạng câu trắc nghiệm (câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và câu trắc nghiệm 2 lựa chọn hay câu trắc nghiệm Đúng – Sai. Nên “n” tùy thuộc vào số lựa chọn của câu trắc nghiệm. Nhƣ vậy nhìn vào kết quả sau khi tính ta thấy X < XLT nên ta có thể kết luận bài trắc nghiệm khó đối với lớp. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -87- V. 2. 2. Tính độ khó của câu trắc nghiệm * Lớp 10B5- Trường THPT Merie Curie + Câu trắc nghiệm số 8 (Đề 1 và Đề 2) Ta có: P = 49 20 = 0,40 = 40% P / = 2 4 %100 %100  = 0.625 = 62,5% Nhƣ vậy P < P / nên ta kết luận câu trắc nghiệm này khó đối với lớp đó, cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Có thể điều chỉnh lại nhƣ sau: Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm 1054. a. Đúng b. Sai * Lớp 10C3- Trường THPT Nguyễn Du + Câu trắc nghiệm số 8 (Đề 1 và Đề 2) Ta có: P = 47 25 = 0,53 = 53% P / = 2 4 %100 %100  = 0.625 = 62,5% Nhƣ vậy P < P / nên ta kết luận câu trắc nghiệm này khó đối với lớp đó, cần điều chỉnh lại cho hợp lý. Có thể điều chỉnh lại nhƣ sau: Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm 1054. a. Đúng b. Sai V. 2. 3. Phân tích đô phân cách của câu trắc nghiệm Câu 15 (Đề số 1) của 2 lớp thực nghiệm. Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài. A B * C D TC Nhóm cao 0 13 0 0 13 Nhóm thấp 4 9 0 0 13 Ghi chú: B * là đáp án Ta có: N1 = 13 D = 13 913 = 0.30 Nhƣ vậy: 3930  D ta kết luận: Câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt, có thể điều chỉnh để tốt hơn. V. 2. 4. Phân tích đáp án của câu trắc nghiệm + Câu trắc nghiệm số 18 (Đề số 1) của 2 lớp thực nghiệm. Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài. A B C D * TC Nhóm cao 0 4 0 9 13 Nhóm thấp 1 5 3 4 13 Ghi chú: D * là đáp án Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -88- Ta có: Rc = 9 Rt = 4 Ta thấy Rc > Rt  kết luận đáp án này hợp lý. V. 2. .5. Phân tích mồi nhử của một câu trắc nghiệm + Câu trắc nghiệm số 18 (Đề số 1) của 2 lớp thực nghiệm. Tổng cộng 48 bài  Nhóm cao: 13 bài, nhóm thấp: 13 bài. A B C D * TC Nhóm cao 0 4 0 9 7 Nhóm thấp 1 5 3 4 13 Ghi chú: D * là đáp án Ta có các mồi nhử là: A, B, C + Mồi nhử A: ta thấy Rc < Rt nên ta kết luận đây là mồi nhử hợp lý, nhƣng có thể điều chỉnh lại. + Mồi nhử B : ta thấy Rc < Rt nên ta kết luận đây là mồi nhử hợp lý, nhƣng có thể điều chỉnh lại. + Mồi nhử C : ta thấy Rc < Rt nên ta kết luận đây là mồi nhử hợp lý. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -89- KẾT LUẬN Chúng ta biết rằng, lịch sử loài ngƣời không thể trực tiếp quan sát đƣợc, vì vậy học sinh không thể trực tiếp tri giác những gì diễn ra trong quá khứ, cũng không thể suy luận, phán đoán lịch sử mà chỉ có thể tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu tích của quá khứ thông qua việc giảng dạy của thầy, từ đó tạo ra cho học sinh những hình ảnh chính xác, sinh động và hình thành biểu tƣợng lịch sử. Mục tiêu giảng dạy môn lịch sử trong nhà trƣờng phổ thông là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục chung, nhằm giúp cho học sinh có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, bồi dƣỡng các chức năng tƣ duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, việc học tập lịch sử trong các trƣờng phổ thông cần đạt đƣợc hiệu quả cao ở cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ và tình cảm. Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, đổi mới phƣơng pháp dạy học là quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến về chất lƣợng giáo dục. Đổi mới phƣơng pháp dạy học chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao khi có sự kết hợp nhiều yếu tố, đặc biệt là sự kết hợp chặt chẽ với đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh là hoạt động nhằm xác định kết quả mà học sinh thu nhận đƣợc trong quá trình giảng dạy của thầy, đối chiếu với mục tiêu đề ra, qua đó điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy và trò. Đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh là khâu then chốt. Nhận thức đúng đắn về đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh sẽ tạo động lực góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng nói chung và trong cấp THPT nói riêng. Là giáo viên lịch sử tƣơng lai, đồng thời cũng là ngƣời nghiên cứu đề tài: “Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông.”, tôi thấy thực trạng hoạt động KTĐG trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lƣợng dạy học lịch sử chƣa cao. Theo tôi để nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử thì cần phải: - Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của môn lịch sử trong việc giáo dục học sinh ở trƣờng phổ thông. Các cấp, các ban ngành, Ban giám hiệu nhà trƣờng, phụ huynh học sinh cũng nhƣ toàn thể xã hội cần quan tâm hơn nữa đến môn lịch sử, cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu, nội dung đến phƣơng pháp giảng dạy, hoạt động KTĐG để học sinh thêm yêu môn lịch sử. - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh phải mang tính toàn diện, đảm bảo cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm. Phải tạo nên sự hứng thú học tập cho học sinh, cần phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức, phƣơng pháp KTĐG, có thể kết hợp phƣơng pháp KTĐG truyền thống (tự luận) với phƣơng pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nhiệm khách quan nhƣng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý. - Kiểm tra, đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, sáng tạo, linh hoạt từ việc kiểm tra miệng đến kiểm tra viết 15 phút, 45 phút và kiểm tra học kỳ. - Cần coi trọng khâu thiết kế đề kiểm tra theo tinh thần đổi mới. Trong quá trình KTĐG học sinh có thể sử dụng các bài tập và câu hỏi nhƣ: câu hỏi hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức lịch sử của từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định; câu hỏi miêu tả, tƣờng thuật; câu hỏi giải thích sự kiện lịch sử; câu hỏi chứng minh; câu hỏi trắc Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -90- nghiệm khách quan. Trong KTĐG phải đƣợc tiến hành đồng bộ từ khâu ra đề đến tiến hành kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra nhằm giúp giáo viên điều khiển quá trình dạy học, giúp học sinh bộc lộ khả năng nhận thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và góp phần hình thành nhân cách cho các em. - Phải kết hợp giữa KTĐG của thầy và tự KTĐG của trò, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, động viên, khích lệ các em tham gia vào quá trình tự KTĐG mức độ nhận thức của mình và bạn. - Khâu coi và chấm thi, kiểm tra cũng cần thực hiện nghiêm túc, có nhƣ vậy việc KTĐG mới có kết quả chính xác, khoa học. Ở nƣớc ta, phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan là hình thức khá mới mẻ đã và đang đƣợc áp dụng ở trƣờng phổ thông, trong các kì thi (kể cả thi tuyển sinh đại học). Qua quá trình tìm hiểu phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách, bản thân tôi thấy trong một đề thi không thể chỉ dùng một phƣơng pháp kiểm tra duy nhất trắc nghiệm khách quan hay luận đề. Bởi mỗi phƣơng pháp có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Vì vậy trong đề thi tốt hơn là sử dụng cả hai phƣơng pháp này. Nhƣng phải biết cân đối về câu hỏi và thang điểm. Có nhƣ vây mới phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của học sinh đồng thời khắc phục những hạn chế của hai phƣơng pháp kiểm tra này. Việc tìm hiểu phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã cho ta thấy phƣơng pháp này có nhiều ƣu điểm mà một lần nữa chúng ta, cũng nhƣ những nhà nghiên cứu giáo dục cần quan tâm. Đó là: - Tổ chức thi nhanh gọn, chống gian lận, chấm bài dễ dàng, nhanh chóng, điểm số chính xác, bảo đảm khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Tiết kiệm hơn và tốn ít thời gian làm bài của thí sinh cũng nhƣ thời gian chấm điểm của hội đồng. Thời gian làm bài của thí sinh có thể rút ngắn chỉ bằng 1/3 hay 1/2 thời gian thi tự luận. - Tiết kiệm và giảm kinh phí cho việc chấm thi, không phải huy động hàng trăm nghìn ngƣời chấm thi vì đã có phần mềm của máy tính chấm. Trắc nghiệm là phƣơng pháp hiệu quả nhất, chống gian lận trong thi cử vì đề thi gồm rất nhiều câu hỏi, nên có thể tránh đƣợc sự “rò rỉ” thông tin lúc làm đề và coi thi. Khi chấm thi các bài đƣợc quét bằng máy chấm với tốc độ 5000 - 10000 bài/giờ. Không ai có thể thực hiện đƣợc hành vi gian lận dƣới sự giám sát trực tiếp của hội đồng thi. Điều quan trọng hơn cả là bằng phƣơng pháp trắc nghiệm, năng lực của thí sinh đƣợc đánh giá chính xác, khách quan và công bằng hơn do đề thi có nhiều câu hỏi, có thể rải khắp nội dung môn học, cho phép kiểm tra một cách có hệ thống và toàn diện kiến thức và kĩ năng ở nhiều cấp độ và đặc biệt là tránh đƣợc việc “dạy tủ”, “học tủ”. Khi tiến hành trắc nghiệm, giáo viên sẽ kiểm tra học sinh đƣợc nhiều vấn đề, bên cạnh đó lại giảm áp lực cho công việc chấm bài thi, chỉ cần một đến hai ngày là thí sinh đã biết kết quả thi, giảm bớt gánh nặng tâm lí, căng thẳng vì phải chờ đợi điểm thi nhƣ hiện nay. Sự đồng tình đó đƣợc ghi nhận từ một số ý kiến của một số học sinh THPT: “Với một số môn học, thi trắc nghiệm là một hình thức rất hay để có thể đánh giá khách quan khả năng và kiến thức của học sinh. Bạn bè em, nhiều ngƣời quan niệm rằng nay là một kì thi thử nên không quan trọng lắm, với em sáng 14/1 em cũng đến lớp nhƣ để tham gia một kì thi bình thƣờng dƣới một hình thức thi mới. Trong quá trình học, thi trắc nghiệm ngoại ngữ, có thể đã một số lần chúng em đƣợc làm quen, Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -91- nhƣng trắc nghiệm bằng phiếu và chấm bằng máy nhƣ đợt này khiến ai cũng háo hức. Chắc chắn hội đồng thi trƣờng em sẽ tổ chức kì thi này một cách nghiêm túc, hiệu quả.” 13 “Em không chuẩn bị gì cho buổi thi hôm sắp tới bởi ngoại ngữ là môn học mà chúng em có ý thức phải đầu tƣ học một cách nghiêm tức ngay từ khi bƣớc chân vào trƣờng. Em nghĩ rằng không chỉ riêng môn ngoại ngữ mà nhiều môn học khác cũng có thể áp dụng thi trắc nghiệm khách quan, khi ấy kết quả sẽ phản ánh rất trung thực trình độ của từng ngƣời và hạn chế hiện tƣợng tiêu cực về điểm. Thi trắc nghiệm thách thức chúng em không thể học tủ để đi thi mà bắt buộc phải học theo hệ thống, học đồng đều các mảng kiến thức, thầy cô chấm cũng đỡ vất vả hơn … cá nhân em rất ủng hộ hình thức thi này và mong muốn thử nghiệm sẽ đƣơc áp dụng vào thƣc tiễn …” 14 Thế nhƣng lại có một số nhà khoa học còn đang băn khoăn về hình thức thi này. Điều này đƣợc nêu rõ trong kỷ yếu hội thảo khoa học, năm 2006 - Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh. “... tuy có những mặt tích cực, nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu rèn luyện tƣ duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng sáng tạo cho thế hệ trẻ để phát triển đất nƣớc. Các máy móc do con ngƣời sáng chế ra có thể giúp cho con ngƣời tăng độ nhanh, độ mạnh, độ chính xác lên hàng tỷ lần, nhƣng về mặt tinh tế thì ”nhân tạo” vẫn thua “thiên tạo”. Chƣa có máy móc nào vẽ giỏi, phát minh giỏi, tƣ duy sâu sắc bằng bàn tay khối óc của học sỹ, nghệ sĩ chơi đàn … Máy móc dù tinh vi đến mấy cũng chỉ hỗ trợ cho họ chứ không thay họ đƣợc. Trong trắc nghiệm, mỗi câu hỏi đi kèm với một số phƣơng án trả lời trong đó thí sinh chọn phƣơng án mà mình cho là đúng. Yêu cầu nhƣ vậy thì thấp hơn là phải trả lời mà chả có phƣơng án nào trƣớc mắt. Yêu cầu này lại thấp hơn yêu cầu chả có câu hỏi nào cả, mình phải tự đặt câu hỏi. Đây chính là năng lực phát hiện vấn đề thì với hi vọng có nhiều cái độc đáo, nhiều bƣớc nhảy vọt. Tƣ duy biện chứng là cốt lõi của năng lực phát hiện vấn đề nhƣng việc dạy triết học duy vật biện chứng ở các trƣờng đạt hiệu quả thấp, phần lớn sinh viên chỉ học để đối phó với thi cử.” 15 Tất nhiên bất kỳ phƣơng pháp, kiểm tra thi cử nào cũng đều có những mặt tốt và hạn chế của nó, nhƣng hiện nay phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn đƣợc xem là một trong phƣơng pháp hiệu quả để KTĐG kết quả giáo dục của trƣờng phổ thông. Để có thể thực hiện phƣơng pháp kiểm tra này thay cho phƣơng pháp kiểm tra và thi cử truyền thống một cách hiệu quả, đòi hỏi phải rất tốn nhiều công sức và kinh phí trong giai đoạn đầu để đào tạo đội ngũ chuyên gia xây dựng ngân hàng câu hỏi dữ liệu, biên soạn tài liệu. Hiện nay môn học về trắc nghiệm khách quan chính xác hơn là môn “Đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập” đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các khoa, trong trƣờng Đại học sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh. Môn học đã cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc, quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và phƣơng pháp đánh giá khách quan. 13 Văn Trƣơng thực hiện. 14/1 tới học sinh thi thử … nhƣ thật. 14 Trắc nghiệm-phƣơng pháp chống gian lận trong thi cử. 15 Kỷ yếu hội thảo khoa học - Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh. 2006. Viện nghiên cứu giáo dục. ĐHSP Tp. HCM. Tr 53. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -92- Đồng thời các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phƣơng phải có sự kết hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu để tổ chức bồi dƣỡng, huấn luyện đội ngũ chuyên gia về trắc nghiệm khách quan ở địa phƣơng mình. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -93- PHỤ LỤC Phiếu số 1 PHIẾU THĂM DÒ DÀNH CHO GIÁO VIÊN Kính thƣa quý thầy cô ! Em là sinh viên năm thứ 4 của Khoa Lịch Sử-Trƣờng ĐHSP Tp. HCM. Hiện em đang làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.” Để đề tài đƣợc hoàn thành tốt, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô qua phiếu thăm dò này. Quý thầy cô hãy đánh dấu X vào  mà mình lựa chọn. Em xin chân thành cảm ơn ! Họ tên giáo viên: ……………………………………… …………… Năm sinh: ………………. Tổng số năm công tác …………………… Đang công tác tại trƣờng: …………………………………………….. Câu 1: Sự cần thiết của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.  Rất cần thiết.  Cần thiết.  Bình thƣờng. Câu 2: Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.  Là khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc của quá trình dạy học.  Là quá trình thu thập và xử lý thông tin.  Là quá trình học sinh trả lại những gì đã học.  Là công việc của cả giáo viên và học sinh. Câu 3: Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá mà thầy (cô) thƣờng sử dụng trong dạy học ?  Kiểm tra tự luận.  Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.  Hình thức khác. Câu 4: Hoạt động kiểm tra, đánh giá đƣợc tổ chức.  Thƣờng xuyên  Rất ít  Theo quy định của nhà trƣờng Câu 5: Thầy (cô) có nghĩ sẽ thay đổi phƣơng pháp kiểm tra không ? Nếu có sẽ là phƣơng pháp kiểm tra nào?  Có  Không ........................................................................................................... ........................................................................................................... ........................................................................................................... Câu 6: Những lần kiểm tra trƣớc, học sinh có thực hiện nghiêm túc không ?  Có  Không Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -94- Câu 7: Những phƣơng pháp kiểm tra mà thầy (cô) đã sử dụng có đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh không ?  Có  Không Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -95- Phiếu số 2 PHIẾU THĂM DÒ DÀNH CHO HỌC SINH Các em học sinh thân mến! Tôi là sinh viên năm thứ 4 – Khoa: Lịch Sử -Trƣờng ĐHSP Tp. HCM. Hiện tôi đang làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.” Để đề tài đƣợc hoàn thành tốt, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các bạn qua phiếu thăm dò này. Các em hãy đánh dấu X vào  mà mình lựa chọn. Xin chân thành cảm ơn ! Họ và tên học sinh .................................................... tuổi …..................... Lớp ..................Trƣờng ............................................................................ Câu 1: Thích học sử.  Thích  Không thích  Bình thƣờng Câu 2: Theo bạn có cần thiết học sử không ?  Rất cần thiết.  Cần thiết.  Bình thƣờng. Câu 3: Nguyên nhân số đông không thích học sử.  Học sinh không nỗ lực học.  Xem thƣờng môn sử vì coi đây là “môn phụ”  Thầy dạy quá tải.  Chƣơng trình, sách giáo khoa còn nặng, chƣa hấp dẫn.  Không có thì giờ học.  Không thi tốt nghiệp thƣờng xuyên; không tham gia thi TSĐH-CĐ. Câu 4: Sự cần thiết của kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.  Rất cần thiết.  Cần thiết.  Bình thƣờng. Câu 5: Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.  Là khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc của quá trình dạy học.  Là quá trình thu thập và xử lý thông tin.  Là quá trình học sinh trả lại những gì đã học.  Là công việc của cả giáo viên và học sinh. Câu 6: Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá mà thầy (cô) thƣờng sử dụng trong dạy học ?  Kiểm tra tự luận.  Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.  Hình thức khác. Câu 7: Hoạt động kiểm tra, đánh giá đƣợc tổ chức.  Thƣờng xuyên  Rất ít  Theo quy định của nhà trƣờng Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -96- Câu 8: Những phƣơng pháp kiểm tra mà thầy (cô) đã sử dụng có đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh không ?  Có  Không Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -97- Phiếu số 3 Đề số 1 KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: Những ngƣời nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, đó là quốc gia nào ? A. Lâm Ấp – Chăm Pa B. Văn Lang-Âu lạc C. Phù Nam D. Đại Việt Câu 2: Nhà nƣớc đầu tiên của nƣớc ta ra đời vào khoảng …………… A. Thế kỷ II TCN B. Thế kỷ IV TCN C. Thế kỷ VI TCN D. Thế kỷ VII TCN Câu 3: Đầu thế kỷ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại ……… A. Phƣơng Nam B. Phƣơng Bắc C. Phƣơng Tây C. Tất cả đều sai Câu 4: Văn hoá Đại Việt những thế kỷ đầu công nguyên chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của nền văn hoá nào ? A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Trung Quốc-Ấn Độ D. Phƣơng Tây Câu 5: Những thế kỷ đầu CN ở Nam Trung bộ ngày nay có những quốc gia nào tồn tại ? A. Lâm Ấp B. Phù Nam C. Lâm Ấp-Chăm Pa, Phù Nam D. Tất cả đều sai Câu 6: Đại Việt chính thức bƣớc vào thời kỳ độc lập, đánh dấu bằng sự kiện …………… A. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. B. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C. Ngô Quyền xƣng vƣơng. D. B và C Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. “Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là ………… dời kinh đô về ………… đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là đại thắng minh Hoàng đế”. A. Đại Việt - động Hoa Lƣ . B. Đại Cồ Việt - Đại La. C. Đại Cồ Việt - động Hoa Lƣ . C. Đai Cồ Việt - Thăng Long. Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm nào ? A. Năm 1010 b. Năm 1045 C. Năm 1054 d. Năm 1070 Câu 9: Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời, đánh dấu bằng sự kiện ………. A. Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. B. Khoa thi quốc gia đầu tiên đƣợc tổ chức tại kinh thành. C. Cả A và B. D. Tất cả đều sai. Câu 10: Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ dời đô về …………. A. Hoa Lƣ B. Huế C. Thanh Hoá D. Đại La Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -98- Câu 11: Các tôn giáo nào đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ thời Bắc thuộc ? A. Nho giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Đạo giáo. C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. D. Tất cả đều sai. Câu 12: Giáo dục Đại Việt góp phần ……………….. A. Đào tạo bậc hiền tài . B. Củng cố Nho học. C. Nâng cao dân chí . D. Tất cả các ý trên. Câu 13: Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp. A. Đúng B. Sai Câu 14: Nền độc lập của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm trong suốt gần 50 năm (1545 - 1592), do đâu ? A. Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều. B. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Xiêm. C. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Mãn Thanh. D. Tất cả các lý do trên. Câu 15: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tƣơng tàn trong lịch sử nƣớc ta kéo dài gần nửa thế kỷ. Đó là khoảng thời gian nào ? A. Từ năm 1545 đến 1592 B. Từ năm 1627 đến 1672 C. Từ năm 1672 đến 1692 D. Từ năm 1592 đến 1672 Câu 16: Sự kiện ...............đƣợc coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của nghĩa quân Tây Sơn ? A. Chiến thắng Rach Gầm - Xoài Mút. B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài xoá bỏ giới tuyến sông Gianh. C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê, chúa Trịnh. D. B và C. Câu 17: Những cống hiến của nhà Tây Sơn với lịch sử dân tộc. A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cứ. B. Bƣớc đầu hoàn thành thống nhất đất nƣớc. C. Đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. D. Tất cả đều đúng. Câu 18: Nhà Tây Sơn chấm dứt sự nghiệp của mình vào năm nào ? A. Năm 1789 B. Năm 1792 C. Năm 1788 D. Năm 1802 Câu 19: Năm 1858, thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lƣợc nƣớc ta ? A. Chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn. B. Khai hoá Việt Nam . C. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn. D. A và C. Câu 20: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc xây dựng theo chế độ nào ? A. Dân chủ phong kiến. B. Quân chủ chuyên chế, trung ƣơng tập quyền. C. Phong kiến phân quyền. D. Tất cả đều sai. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -99- Phiếu số 4 Đề số 2 KIỂM TRA 15 PHÚT Câu 1: Những ngƣời nguyên thuỷ ở Việt Nam đã quần tụ nhau lại lập ra quốc gia đầu tiên, đó là quốc gia nào ? A. Lâm Ấp - Chăm Pa B. Phù Nam C. Văn Lang-Âu lạc D. Đại Việt Câu 2: Nhà nƣớc đầu tiên của nƣớc ta ra đời vào khoảng …………… A. Thế kỷ VI TCN B. Thế kỷ IV TCN C. Thế kỷ II TCN D. Thế kỷ VII TCN Câu 3: Đầu thế kỷ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại ……… A. Phƣơng Bắc B. Phƣơng Nam C. Phƣơng Tây C. Tất cả đều sai Câu 4: Văn hoá Đại Việt những thế kỷ đầu công nguyên chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của nền văn hoá nào ? A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Phƣơng Tây D. Trung Quốc - Ấn Độ Câu 5: Những thế kỷ đầu CN ở Nam Trung bộ ngày nay có những quốc gia nào tồn tại ? A. Lâm Ấp B. Lâm Ấp-Chăm Pa, Phù Nam C. Phù Nam D. Tất cả đều sai Câu 6: Đại Việt chính thức bƣớc vào thời kỳ độc lập, đánh dấu bằng sự kiện …………… A. Ngô Quyền xƣng vƣơng. B. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. C. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ. D. A và B Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. “Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là ………… dời kinh đô về ………… đắp thành, đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là đại thắng minh Hoàng đế”. A. Đại Việt - động Hoa Lƣ. B. Đại Cồ Việt - động Hoa Lƣ . C. Đại Cồ Việt - Đại La . C. Đai Cồ Việt - Thăng Long. Câu 8: Quốc hiệu Đại Việt chính thức có từ năm nào ? A. Năm 1010 B. Năm 1054 C. Năm 1045 D. Năm 1070 Câu 9: Nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời, đánh dấu bằng sự kiện ………. A. Khoa thi quốc gia đầu tiên đƣợc tổ chức tại kinh thành. B. Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. C. Cả A và B. D. Tất cả đều sai. Câu 10: Sau khi lên ngôi vua, Lý Thái Tổ dời đô về …………. A. Đại La B. Huế C. Thanh Hoá D. Hoa Lƣ Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -100- Câu 11: Các tôn giáo nào đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ thời Bắc thuộc ? A. Nho giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. C. Nho giáo, Đạo Giáo. D. Tất cả đều sai. Câu 12: Giáo dục Đại Việt góp phần ……………….. A. Đào tạo bậc hiền tài. B. Củng cố Nho học. C. Nâng cao dân chí . D. Tất cả các ý trên. Câu 13: Vào đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy sụp. A. Đúng B. Sai Câu 14: Nền độc lập của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm trong suốt gần 50 năm (1545-1592), do đâu ? A. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Mãn Thanh. B. Cuộc chiến tranh xâm lƣợc của quân Xiêm. C. Cuộc nội chiến Nam -Bắc triều. D. Tất cả các lý do trên. Câu 15: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn, cuộc chiến tƣơng tàn trong lịch sử nƣớc ta kéo dài gần nửa thế kỷ. Đó là khoảng thời gian nào ? A. Từ năm 1545 đến 1592. B. Từ năm 1592 đến 1672. C. Từ năm 1672 đến 1692. D. Từ năm 1627 đến 1672. Câu 16: Sự kiện ...............đƣợc coi là mốc lịch sử đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nƣớc của nghĩa quân Tây Sơn ? A. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài xoá bỏ giới tuyến sông Gianh. B. Chiến thắng Rach Gầm - Xoài Mút. C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê, chúa Trịnh. D. A và C. Câu 17: Những cống hiến của nhà Tây Sơn với lịch sử dân tộc. A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cƣ. B. Bƣớc đầu hoàn thành thống nhất đất nƣớc. C. Đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. D. Tất cả đều đúng. Câu 18: Nhà Tây Sơn chấm dứt sự nghiệp của mình vào năm nào ? A. Năm 1802. B. Năm 1792. C. Năm 1788 . D. Năm 1789. Câu 19: Năm 1858, thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lƣợc nƣớc ta ? A. Chính sách đóng cửa của nhà Nguễn. B. Khai hoá Việt Nam . C. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn . D. A và C. Câu 20: Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc xây dựng theo chế độ nào ? A. Dân chủ phong kiến. B. Phong kiến phân quyền. C. Quân chủ chuyên chế, trung ƣơng tập quyền . D. Tất cả đều sai. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -101- ĐỀ TỰ LUẬN: Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX ? ĐÁP ÁN Đề trắc nghiệm Đề số 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X B X X X X X C X X X X D X X X X X X X X Đề số 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A X X X B X X X X X X X C X X X D X X X X X X X Đề tự luận Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) STT Triều đại Niên đại Ghi chú 1 Nhà Ngô 939-968 2 Nhà Đinh 968-980 3 Nhà Tiền Lê 980-1009 4 Nhà Lý 1010-1225 5 Nhà Trần 1226-1400 6 Nhà Hồ 1400-1407 7 Nhà Lê Sơ 1418-1527 8 Nhà Mạc 1527-1592 Chiến tranh Nam-Bắc triều 9 Nhà Lê mạt-Trịnh-Nguyễn 1532-1788 Trịnh-Nguyễn phân tranh 10 Triều Quang Trung 1789-1802 11 Triều Nguyễn-Gia Long 1802-1858 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -102- PHẦN ĐÁP ÁN BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN (X-XV) 1-C 11-C 21-A 2-B 12-C 22-C 3-B 13-A 24-C 4-C 14-B 25-C 5-D 15-A 26-D 6-B 16-B 27-A 7-B 17-A 8-A 18-C 9-A 19-D 10-D 20-A 23. 1-D, 2-E, 3-G, 4-A, 5-B, 6-C BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X-XV 1-A 7-C 13-A 2-D 8-B 14-C 3-C 9-B 15-A 4-B 10-D 16-A 5-D 11-C 6-A 12-B BÀI 19: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X-XV 1-B 9-C 17-C 2-C 10-D 18-C 3-B 11-B 19-B 4-C 12-C 21-B 5-C 13-C 22-D 6-B 14-C 7-D 15-B 8-C 16-C 20. 1-E, 2-G, 3-C, 4-B, 5-D, 6-A BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X-XV 1-A 7-D 13-B 2-B 8-B 14-A 3-B 9-C 15-C 4-C 10-D 16-B 5-D 11-C 17-C 6-B 12-A 18-C BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƢỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 1-B 8-A 15-D 2-D 9-C 16-B Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -103- 3-A 10-D 17-D 4-B 11-B 18-C 5-C 12-A 20-B 6-C 13-B 7-D 14-C 19. 1-G, 2-E, 3-B, 4-A, 5-C, 6-D. BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 1-A 7-D 13-B 2-C 8-C 14-B 3-B 9-C 15-B 4-B 10-A 16-A 5-D 11-A 6-D 12-C BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƢỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII 1-A 14-D 27-D 2-A 15-B 28-A 3-B 16-D 29-D 4-C 17-A 30-B 5-A 18-B 31-D 6-D 19-D 32-C 7-A 20-A 33-A 8-D 21-C 34-B 9-A 22-A 35-A 10-D 23-C 36-D 11-A 24-D 37-D 12-B 25-C 13-D 26-A 38. 1-G, 2-E, 3-B, 4-A, 5-H, 6-D. BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 1-B 8-A 2-D 9-B 3-A 10-D 4-D 11-B 5-C 6-A 7-B BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HOÁ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) 1-B 9-B 17-C 2-D 10-D 18-A 3-C 11-C 19-C 4-B 12-C 20-C 5-D 13-D 21-D 6-B 14-B 22-A 7-A 15-D 23-B Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -104- 8-A 16-C 24. 1-E, 2-C, 3-A, 4-B, 5-D. BÀI 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN 1-A 5-B 2-D 6-C 3-B 7-A 4-A BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƢỚC VÀ GIỮ NƢỚC 1-B 10-D 19-D 2-D 11-C 20-D 3-B 12-D 21-D 4-B 13-C 22-B 5-C 14-A 23-B 6-D 15-A 24-B 7-C 16-B 25-C 8-C 17-A 26-A 9-C 18-D BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƢỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN 1-D 4-D 7-A 2-A 5-C 8-D 3-D 6-C 9-D Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -105- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý luận dạy học - 2004 - Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trần Thị Hƣơng - NXB ĐHSP Tp. HCM. 2. Luật giáo dục - 1999 - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội. 3. Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại - 1999 - Thái Duy Tuyên - NXB GD - Hà Nội. 4. Phƣơng pháp dạy học lịch sử - 2004 - Phan Ngọc Liên (chủ biên) - NXB GD. 5. Cơ sở lý luận của đánh giá trong quá trình dạy học ở trƣờng THPT-1995 - Viện khoa học giáo dục - Hà Nội. 6. Kỷ yếu hội thảo khoa học - Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh bậc trung học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh - Viện nghiên cứu giáo dục - 2006 - Tp. HCM. 7. Trắc nghiệm và đo lƣờng thành quả học tập (phƣơng pháp thực hành) - 1995 - Dƣơng Thiệu Tống - Trƣờng Đại học Tổng hợp Tp. HCM. 8. Trắc nghiệm tiêu chí (phƣơng pháp thực hành) - 1998 - Dƣơng Thiệu Tống - NXB GD. 9. Đánh giá học sinh trung học trong nhà trƣờng phổ thông hôm nay - 4/2004 - Huỳnh Công Minh. 10. Phƣơng pháp trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá thành quả học tập -1996 - Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan - NXB GD - Hà Nội. 11. Phƣơng pháp dạy học lịch sử (tập II) - 2002 - Phan Ngọc Liên (chủ biên) - NXB ĐHSP. 12. Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử 10 - 2006 - Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trƣờng - NXB Hà Nội. 13. Đo lƣờng và đánh giá thành quả học tập - Phƣơng pháp thực hành - 2004 - Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Qua, Lý Minh Tiên - ĐHSP Tp. HCM. 14. Sách giáo khoa lịch sử 10 (ban cơ bản) - 2006 - Phan Ngọc Liên (chủ biên) - NXB GD. 15. Câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 - 2006 - Th.s Trƣơng Ngọc Thơi - NXB ĐH Sƣ Phạm. 16. Giới thiệu giáo án lịch sử 10 (chƣơng trình cơ bản) - 2006 - Nguyễn Xuân Trƣờng (chủ biên) - NXB Hà Nội. 17. Kiến thức cơ bản và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 (Ban khoa học xã hội - chƣơng trình nâng cao) - 2007 - Nguyễn Hữu Hào - NXB ĐHQG Tp. HCM. 18. Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam (lý thuyết và ứng dụng) - Chuyên đề đổi mới dạy học - 2008 - Lê Vinh Quốc – NXB ĐHSP Tp. HCM. 19. Chƣơng trình giáo dục phổ thông - những vấn đề chung - Bộ giáo dục và đào tạo - 2006 - NXB GD. 20. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Môn lịch sử - 2007 - Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà xuất bản giáo dục. 21. Đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phƣơng ở trƣờng phổ thông - 2009 - Bộ giáo dục và đào tạo (vụ giáo dục trung học). Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng -106- 22. Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học môn lịch sử trong trƣờng phổ thông theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học - 2005 - Kỷ yếu hội thảo khoa học - Trƣờng ĐHSP Tp. HCM. * Website: - - - www.gdtd.com.vn - www.edu.net.vn - www.tienphong.vn - www.tuoitre.com.vn - www.vietnamnet.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdaothihang.pdf
Tài liệu liên quan