Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ phân bón đến sự sinh trưởng và năn suất của một số giống ngô nếp lai
- Đánh giá được ảnh hưởng của các mức phân bón đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai mới.
- Xác định được mức phân bón phù hợp với đặc điểm đất đai và điều kiện canh tác của địa phương.
Luận văn dài 86 trang, chia làm 3 chương
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ phân bón đến sự sinh trưởng và năng suất của một số giống ngô nếp lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm đi so với bình thường. Nhưng những giống
nếp lai và các giống nếp thường khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon, giá trị
dinh dưỡng cao. Chính vì vậy ngày nay ngô nếp góp phần không nhỏ trong đời sống
con người, nó được sử dụng làm lương thực và thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Một số nước ở Châu Á đang sử dụng rất thông dụng như: Hàn Quốc, Philipin, Thái
Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.
2.3. Tình hình Nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới.
Những nghiên cứu di truyền của cây ngô nếp làm cơ sở chọn giống cũng
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Sprague thí nghiệm 20 cây đại diện cho
cho một giống thụ phấn tự do để chứng minh sự trôi dạt di truyền, một ví dụ rõ
nét là trôi dạt di truyền của các giống ngô ở Châu Á với nội nhữ sáp. Trong các
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 13
nhóm ngô ở Châu Mỹ là không nhận thấy, nhưng đặc điểm sáp được tìm ra ở
những giống thường như ngô đá ở Nam Mỹ.
Những năm 1940 Anderson and Cutler đã nhận thấy mức độ quan trọng
của đa dạng di truyền ở ngô và xác định các loài như là một nhóm bao gồm
những cá thể có những đặc điểm chung coi được xếp vào một nhóm. Các đặc
điểm hình thái phản ánh môi quan hệ di truyền và được sử duụng để phân loại
loài ngô ở Mexico, Trung , Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Cơ sở này được chúng minh
thêm bằng di truyền phân tử và hiện nay có 42 loài và ở Mỹ rất nhiều giống ngô
thụ phấn tự do ưu thế được trồng trước khi có các giống ngô ưu thế lai và chúng
đã cung cấp nguồn gen để tạo giống ngô ưu thế lai hiện nay và hầu hết các khu
vực trên thế giới. Đáng tiếc là hầu hết các giống ngô thụ phân tự do vùng Bắc
Mỹ đã bị mất.
Sự xuất hiện phát sinh của ngô nếp bình thường như những thực vật khác
trên trái đất như lúa nếp, kê và lúa miến là kết quả của chọn lọc nhân tạo với
mục đích làm lương thực, đặc biệt với người dân Châu Á các giống cây ngũ cốc
có nội nhũ sáp được tiêu dùng và sử dụng đặc thù. Nội nhũ sáp đầu tiên có thể
xảy ra do trôi dạt di truyền, gen nội nhũ sáp có tần xuất thấp ở Châu Mỹ nhưng
có tần suất cao ở ngô Châu Á.
Theo Tomob, để tạo dòng ngô nếp người ta dùng vật liệu ban đầu từ các nguồn
ngô nếp đột biến tự nhiên hay nhân tạo như donor. Ngoài ra, các nhà khoa học
cũng rất quan tâm đến nguồn gen cây ngô địa phương trong đó có nguồn gen ngô nếp
phục vụ tạo giống. Từ nguồn vật liệu ban đầu, thông qua tự phối và chọn lọc cá thể,
dựa vào nội nhũ và các đặc tính nông sinh học khác để tạo ra dòng nếp thuần. Để tạo
các đồng đẳng ngô nếp từ nguồn ngô thường, người ta cho lai ngô nếp và ngô thường,
sau đó tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân tích hạt qua phản ứng với dung dịch KI.
Bằng cách này, các nhà khoa học đã tạo ra khá nhiều dòng và giống nếp lai mới.
Chúng được trồng cách ly với các loại ngô khác để đảm bảo chất lượng.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 14
Người ta cho rằng ngô nếp ưu thế lai cũng như ngô chất lượng protien cao,
năng suất giảm đi so với ngô ưu thế lai bình thường, và giả thuyết cho rằng tích
lũy mật độ hạt tinh bột thấp, nội nhũ mềm và khối lượng hạt thấp hơn. Năm
1990 mục tiêu chương trình tạo giống ngô nếp ưu thế lai và ngô có chất lượng
protein của Argentina được bắt đầu và sau đó 1 vài dòng thuần được phát triển
và thử khả năng phối hợp giữa các dòng tự phối tốt nhất và vụ ngô năm 2001/02
một số tổ hợp lai đơn được thử nghiệm. Số tổ hợp phân thành 3 nhóm là :
- Ngô nếp ưu thế lai
- Ngô chất lượng protein cao
- Tổ hợp lai kép cải thiện tinh bột của ngô chất lượng protein
Những thử nghiệm mới đã được thực hiện ở nhiều điểm đã nhận được
những kết quả ngạc nhiên với những lai đơn mới trên cơ sở lựa chọn dòng bố
mẹ tự phối thuần như trên đã cho năng suất cao, cải thiện tinh bột, chất lượng
protein và thích nghi tốt.
Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được trồng
phần lớn ở miền trung Illois và Indian, phía bắc của Iowa. Diện tích ngô nếp hàng năm
của Mỹ khoảng 290000 ha, chủ yếu diện tích này là trồng nếp vàng, nhưng gần đây có
một số diện tích nhỏ được trồng bằng nếp trắng.
Ở các nước phát triển như Mỹ việc chọn tạo giống ngô nếp tập trung chọn
tạo giống ngô nếp ưu thế lai, năm 2003 có 12 công ty hạt giống chào bán các tổ
hợp ngô nếp ưu thế lai được kinh doanh trên thị trường. Trong tương lai nước
Mỹ có xu hướng trồng ngô nếp rộng rãi đồng thời để các nhà chế biến chấp nhận
giống ngô nếp không biến đổi gen (non-GMO ) để xuất khẩu sang Châu Âu.
Mặc dù đã trải qua thời gian rất dài nhưng việc sản xuất ngô nếp thương mại
vẫn gặp rất nhiều vấn đề: thiếu những dạng đối chứng cho những dạng ngô đặc biệt,
tiềm năng năng suất của các giống ngô nếp lai nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ,
biến động tuỳ thuộc vào đất trồng, trung bình đạt từ 65-75% so với ngô tẻ thường.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 15
Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh – T9/2005, Trung
Quốc đã tạo ra khá nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao và chất lượng
ngon. Như: Giống nếp lai đơn màu trắng JYF101, năng suất trung bình 15 tấn
bắp tươi/ha; Nếp trắng lai đơn Yahejin 2006 cho năng suất tươi tới 20 tấn/ha;
giống nếp lai đơn màu tím Jinkenou 218 đạt 12 tấn bắp tươi/ha.
Ngô nếp được dùng vào các mục đích khác nhau như ăn tươi, đóng hộp, chế
biến tinh bột… Nhìn chung có hai cách sử dụng chính là làm thực phẩm và chế
biến tinh bột. Ở Mỹ và các nước phát triển phần lớn ngô nếp được sử dụng để chế
biến tinh bột, dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, keo dán, chất hồ dính,
công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, lên men sản xuất cồn, chế siro…
Nhờ những tính chất đặc biệt mà hiện nay con người sử dụng ngày càng
nhiều và phạm vi sử dụng tinh bột ngô nếp càng được mở rộng. Tinh bột ngô nếp
còn được dùng như một dạng sữa ngô làm đồ gia vị cho món salad.
2.3.2. Nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam.
Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương thì ngô ở Việt Nam tập
trung chủ yếu vào hai loài phụ chính là đá rắn và ngô nếp. Ngô nếp được
phân bố ở khắp các vùng trong cả nước, với nhiều dạng màu hạt khác nhau:
Trắng, vàng, tím, nâu, đỏ…Hiện nay, tại Viện Nghiên cứu Ngô đã thu thập
và lưu giữ 148 mẫu ngô nếp địa phương. Trong đó: 111 nguồn nếp trắng, 15
nguồn nếp vàng, 22 nguồn nếp tím, nâu, đỏ (Nguyễn Thị Nhài, 2005)[10].
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, những nghiên cứu chủ yếu vẫn là ngô tẻ,
các nghiên cứu về ngô nếp rất hạn chế. Cho tới nay, chỉ có một số công trình được công bố:
Công trình của Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy [7] tiến hành phân loài phụ cho
72 giống ngô nếp địa phương. Trong đó 48 mẫu nếp trắng, 8 mẫu nếp vàng, 16 mẫu nếp
tím. Kết quả cho thấy, biến chủng nếp tím có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,
chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 16
Tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu [12] đã chọn tạo thành công
giống ngô nếp trắng tổng hợp được công nhận giống quốc gia năm 1989. Giống
này có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ
biến ở Miền Bắc.
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc
chu kỳ từ tổ hợp lai giữa hai giống nếp tổng hợp nhập nội từ Philipin đã tạo ra giống
nếp trắng ngắn ngày S2, năng suất trung bình 20-26 tạ/ha, được công nhận năm 1989.
Tác giả Phan Xuân Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng
VN2, được công nhận giống quốc gia năm 1997. VN2 được chọn tạo từ các giống ngô
nếp ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn gốc khác nhau: Nếp Tây Ninh,
Nếp Quảng Nam – Đà Nẵng, Nếp Thanh Sơn – Phú Thọ và Nếp S-2 từ Philipin. Đây
là giống ngắn ngày, chất lượng dinh dưỡng cao, khả năng thích ứng rộng, năng suất
bình quân đạt 30 tạ/ha (Phan Xuân Hào và cs, 1997) [6].
Phạm Thị Rịnh và cộng sự ở phòng Nghiên cứu Ngô Viện KHKTNN miền
Nam đã tạo được giống ngô nếp dạng nù TPTD cải tiến N1 từ 2 quần thể ngô nếp
nù địa phương ở Đồng Nai và An Giang. N1 đã được công nhận giống quốc gia
năm 2004. Đây là giống ngô nếp ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao 40-50 tạ
hạt khô/ha, thích hợp trồng ở các tỉnh phía Nam.
Các tác giả Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cương - Viện Di
Truyền Nông nghiệp, và Ngô Hữu Tình - Viện Nghiên cứu Ngô đã gây đột biến bằng
tia gama, kết hợp với xử lý Diethylsulphat ở ngô nếp thu được một số dòng biến dị có
các đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đống và cs, 1997) [3].
Thời gian gần đây, các nhà tạo giống Việt Nam bắt đầu chuyển hướng sang
tạo giống nếp lai và đã tạo được một vài giống nếp lai không quy ước có triển vọng
như: MX2, MX4 của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, Bạch Ngọc của
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 17
công ty Lương Nông. Ngoài ra, một số giống nếp lai quy ước được trồng ở các tỉnh
phía Nam, phần lớn có nguồn gốc từ Đài Loan, Thái Lan, và một số công ty giống
quốc tế. Đồng thời Viện Nghiên cứu Ngô đã thu thập nguyên liệu và tạo ra hàng loạt
các dòng thuần ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô nếp lai. Hàng loạt
các tổ hợp nếp lai mới triển vọng đã được tạo ra và đang được thí nghiệm ở nhiều
vùng sinh thái ở Miền Bắc.
Theo Điều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương
thì diện tích ngô nếp nước ta chiếm gần 10% diện tích trồng ngô cả nước. Diện tích
ngô nếp liên tục tăng, đặc biệt là vùng đồng bằng ven đô thị. Nguyên nhân chính
trước hết do các giống ngô nếp đáp ứng được nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu
nông nghiệp hiện nay, nhưng quan trọng hơn là đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một
tăng đối với sản phẩm này.
Sản xuất ngô ở Việt Nam theo kế hoạch của Bộ NN và PTNT phấn đấu đến
năm 2010 đạt 6-7 triệu tấn ngô/năm (Trần Hồng Uy và CS, 2004). Để đạt được mục
tiêu, chúng ta cần vượt qua một số trở ngại khách quan như diện tích đất canh tác
ngày càng thu hẹp, khí hậu khắc nghiệt và sâu bệnh ngày một nhiều hơn thì vấn đề
cần giải quyết là từng bước chuyển một phần diện tích sang trồng các loại ngô rau,
ngô quà (ngô nếp), ngô nổ với mục tiêu đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội, đa dạng
các sản phẩm hàng hoá và nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất ngô.
Ở các vùng núi cao và vùng sâu, người dân sử dụng ngô nếp là nguồn lương
thực chính dưới dạng xôi ngô hoặc dùng tươi: Nướng, luộc. Còn hầu hết các địa
phương khác ngô nếp được xem như thực phẩm làm ăn quà và chế biến đơn giản.
Những năm gần đây, đời sống được cải thiện, nhu cầu của người dân ngày một đa
dạng. Các loại ngô thực phẩm được sử dụng ngày một nhiều, không những làm lương thực mà
còn được chế biến thành các món ăn ưa thích: ngô chiên, súp ngô, snack ngô, ngô rau bao tử, chế
biến tinh bột…
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 18
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu, nội dung, địa điểm, thời gian nghiên cứu.
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu.
Thí nghiệm gồm Gồm 2 giống ngô nếp lai mới: NL6 được tạo ra tại Viện Nghiên
cứu Ngô và giống MX4 đang được trồng rộng rãi ở miền Bắc.
Bảng 3.1: Danh sách các giống tham gia thí nghiệm
STT Tên giống Nguồn gốc Đặc điểm
1 NL6 Viện NC Ngô Lai đơn
2 MX 4 (ĐC) Cty GCT MN Lai quy ước
3.1.2. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển, các yếu
tố cấu năng suất và khả năng chống chịu của các giống ngô nếp lai.
- Xác định mức phân bón phù hợp để đưa vào sản xuất.
3.1.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.
- Thí nghiệm được bố trí tại Cao Minh – Phúc yên – Vĩnh Phúc.
- Thời gian tiến hành: Vào vụ xuân 2009 (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009).
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Bố trí thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 2 giống ngô NL6 và MX4 với 3 mức phân bón là:
Mức 1 : 100 kg N +70 kg 2 5P O + 60 kg 2K O
Mức 2 : 120 kg N + 80 kg 2 5P O +70 kg 2K O
Mức 3 : 140 kg N +90 kg 2 5P O +80 kg 2K O
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 19
Tương ứng với 6 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn,
3 lần nhắc lại, mỗi công thức gieo 4 hàng/1 lần nhắc lại. Mỗi hàng dài 5 m.
Công thức 1: Giống MX4 mức phân bón 1.
Công thức 2: Giống MX4 mức phân bón 3.
Công thức 3: Giống MX4 mức phân bón 3.
Công thức 4: Giống NL6 mức phân bón 1.
Công thức 5: Giống NL6 mức phân bón 2.
Công thức 6: Giống NL6 mức phân bón 3.
Khoảng cách gieo: 60cm x 25cm x 1 cây/hốc.
Phân chuồng bón 10 tấn/ha
Sơ đồ thí nghiệm.
Dải bảo vệ
NL6
MỨC 1
NL6
MỨC 3
MX4
MỨC 1
MX4
MỨC 2
NL6
MỨC 2
MX4
MỨC 3
MX4
MỨC 2
NL6
MỨC 1
NL6
MỨC 3
MX4
MỨC 3
MX4
MỨC 1
NL6
MỨC 2
NL6
MỨC 3
MX4
MỨC 1
MX4
MỨC 2
NL6
MỨC 1
NL6
MỨC 2
MX4
MỨC 3
Dải
bảo
vệ
Dải bảo vệ
I Dải
bảo
II vệ
III
3.2.2. Quy trình kỹ thuật.
Chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu ngô.
- Làm đất: đất được cày tơi xốp, làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước.
Đất được phơi ải kỹ, bón vôi, san phẳng và rạch hàng.
- Gieo hạt: mỗi hốc 2-3 hạt.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 20
- Bón phân
+ Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân.
+ Bón thúc:
Khi cây ngô có 3 - 5 lá thật, bón 1/3 lượng đạm.
Khi cây ngô có 7 - 9 lá thật, bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali còn lại.
Trước khi cây ngô trổ cờ bón 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali
- Chăm sóc:
+ Theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô để có biện pháp
xử lý kịp thời.
+ Tiến hành tỉa, dặm cây con để đảm bảo đúng mật độ và số lượng cây.
+ Khi ngô có 3-4 lá thật tiến hành xới xáo, làm cỏ và tỉa cây đảm bảo mỗi
hốc có 1 cây.
+ Khi ngô 7-9 lá tiến hành làm cỏ, bón thúc lần 2.
+ Theo dõi để tưới tiêu, đảm bảo điều kiện cho ngô phát triển.
+ Tiến hành phòng ngừa sâu bệnh kịp thời khoa học.
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Từ khi mọc đến các giai đoạn
+ Ngày mọc: Được xác định khi có 50% số cây mọc
+ Ngày trỗ cờ: Được xác định khi có ≥ 50% số cây trỗ cờ
+ Tung phấn: Được xác định khi có ≥ 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính
+ Phun râu: Khi có ≥ 50% số cây trên ruộng có râu nhú dài từ 2-3 cm
+ Chín sinh lý: Khi có trên 75% số cây có lá bi khô và chân hạt có chấm đen.
- Các chỉ tiêu hình thái:
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên.
Đo 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Độ cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất tới đốt đóng bắp trên cùng, đo 10
cây/ô thí nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 21
+ Số lá (cắt đánh dấu lá thứ 5 và thứ 10 để xác định số lá dễ dàng). Đếm
số lá sau khi ngô trỗ cờ hết, đếm 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây, 7 ngày đo một lần, đo từ mặt đất đến đỉnh lá
cao nhất, đo 10 cây/ô thí nghiệm.
+ Động thái tăng trưởng số lá, 7 ngày đếm một lần, đếm 10 cây/ô thí nghiệm
+ Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): Đo vào giai đoạn ngô từ 7 - 9 lá
và giai đoạn ngô vừa trỗ cờ xong, giai đoạn này ngô đạt chỉ số diện tích lá cao
nhất, đo 10 cây/ô.
- Một số đặc trưng hình thái của bắp.
+ Độ che kín bắp (Điểm)
Điểm 1: rất kín
Điểm 2: kín
Điểm 3: hơi hở
Điểm 4: hở
Điểm 5: rất hở
+ Chiều dài bắp (cm): Đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài
nhất, đo 5 bắp/1 giống
+ Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo 30 bắp/ 1 giống.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
+ Số hàng hạt/bắp: Một hàng được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài
nhất, đếm tổng số hàng có trên bắp, đếm 30 bắp/1 giống.
+ Số hạt/hàng: Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình, đếm 30
bắp/1 giống.
+ Khối lượng 1000 hạt (gram) ở ẩm độ 14%: Cân 2 mẫu, mỗi mẫu 500
hạt, nếu chênh lệch < 5g là chấp nhận được.
+ Năng suất lý thuyết (NSLT) tấn/ha ở độ ẩm 14%:
Số HH/B x Số H/H x Số B/C x Mật độ x P1000 hạt(14%)
NSLT =
100.000.00
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 22
Trong đó: Số HH/B: Số hàng hạt/bắp
Số H/H : Số hàng/hạt
Số B/C : Số bắp/cây
- Khả năng chống chịu:
+ Sâu đục thân (%): Đếm số cây bị nhiễm sâu/ tổng số cây trong ô. Đánh
giá bằng các mức độ như sau.
Không bị sâu (< 5% số cây bị sâu)
Nhẹ (có 5 - 15% số cây bị nhiễm sâu)
Vừa (có 15 - 25% số cây bị nhiễm sâu)
Nặng (có 25 - 35% số cây bị nhiễm sâu)
Rất nặng (có 35 - 50% số cây bị nhiễm sâu)
+ Bệnh khô vằn: Số cây bị bệnh/tổng số cây trong ô thí nghiệm, sau đó
đánh giá bằng cách cho điểm từ 1-5.
Điểm 1: Không có vết bệnh
Điểm 2: Có vết bệnh ở sát gốc
Điểm 3: Vết bệnh lan đến những đốt sát gốc
Điểm 4: Vết bệnh lan đến bắp (lá bi)
Điểm 5: Vết bệnh lan toàn cây.
+ Bệnh đốm lá(điểm): Đếm số cây bị bệnh/tổng số cây bị bệnh trong ô thí
nghiệm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo thang điểm từ 1-5.
Điểm 1: Không nhiễm (< 5% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 2: Nhẹ ( có từ 5-15% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 3: Vừa ( có từ 15-30% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 4: Nặng ( có từ 30-50% diện tích lá bị bệnh).
Điểm 5: Rất nặng ( có từ 50% diện tích lá bị bệnh trở lên).
+ Đổ gẫy thân (%): Đếm các cây bị gãy ở thân phía dưới bắp/tổng số cây trong
ô khi thu hoạch.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 23
Điểm 1: Tốt: <5 % cây gãy
Điểm 2 : Khá: 5-15% cây gãy
Điểm 3: Trung bình: 15-30% cây gãy
Điểm 4: Kém: 30-50% cây gãy
Điểm 5: Rất kém: >50% cây gãy
+ Chống đổ: Đổ gốc (%) được tính khi cây đổ nghiêng 1 góc > 300 so với phương
thẳng đứng.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel, thống kê sinh học.
- Sử lý bằng thống kê toán học với các tham số sau:
+ Số trung bình ( X ).
1==
∑n i
i
X
X
n s X : Giá trị trung bình.
iX : Các biến số.
n: Dung lượng mẫu (n = 30)
+ Độ lệch chuẩn.
( )2iX X
n
δ −= ∑
+ Sai số trung bình.
m n
δ=
+ Hệ số biến động.
% .100%CV
X
δ=
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ thí nghiệm.
Vụ xuân ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ có thời tiết khá thuận lợi cho cây ngô
sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao.
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết vụ xuân năm 2009 tại
Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Nhiệt độ không khí (OC)
Tháng Ttb Tmax Tmin
Độ ẩm không
khí Trung
bình (%)
Lượng mưa
trung bình
(mm)
Số giờ nắng
trung bình
(giờ)
3 21,2 31,3 13,3 83 55,4 57
4 24,5 33,2 16,7 83 132,3 107
5 29,4 34,5 22,0 83 313,4 135
6 30,6 38,6 22,3 79 167,7 181
(Nguồn: Trạm khí tượng Vĩnh Yên)
Qua bảng ta thấy nhiệt độ trung bình qua các tháng tăng dần và đảm bảo
cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt. Độ ẩm không khí của cây ngô dao động
trong khoảng 79 – 83% là điều kiện tốt cho cây ngô phát triển.
Vào đầu vụ (Tháng 3) ít mưa nhưng không ảnh hưởng nhiều tới cây con
do bố trí gieo hạt vào thời điểm thích hợp và tưới nước kịp thời. Tuy nhiên,
những ngày đầu tháng 5 ở Miền Bắc (đặc biệt khu vực Hà Nội ) có mưa lớn, kéo
dài làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của ngô.
Cây sinh trưởng phát triển tốt trong các giai đoạn. Giai đoạn mẫn cảm
nhất của cây ngô (trỗ cờ, tung phấn, phun râu) diễn ra vào cuối tháng 4. Đầu
tháng 5 gặp mưa lúc này ngô đã qua giai đoạn tung phấn và chuyển sang giai
đoạn kết hạt. Mưa to kết hợp với gió đã làm đổ gãy ngô điều này làm giảm năng
suất tuy nhiên không ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm.
4.2. Thời gian sinh trưởng.
Từ khi gieo đến khi thu hoạch cây ngô phải trải qua các giai đoạn sinh
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 25
trưởng khác nhau và chia thành 2 giai đoạn chính: Thời kỳ sinh trưởng - sinh
dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi cây bắt đầu mọc cho đến
khi chín sinh lý (thu hoạch bắp khô). Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc
vào giống, mùa vụ, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng
vùng. Việc theo dõi sự chênh lệch về thời gian giữa các giai đoạn của các mức
phân bón trong một giống thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học
và thực tiễn sản xuất.
Quá trình theo dõi sẽ đánh giá được thời gian trỗ cờ, tung phấn, phun râu
và thời gian chín của các mức phân bón trên cơ sở đó ta biết được ở mức phân
bón có làm thay đổi thời gian sinh trưởng của giống hay không? Từ đó định ra
kế hoạch sử dụng các mức phân bón - giống vào từng thời vụ, vùng sinh thái cho
phù hợp với cơ cấu cây trồng nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.
Thời gian sinh trưởng là một tính trạng di truyền chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh, mùa vụ trong năm. Nhìn chung, vụ xuân năm 2009 thời tiết tương
đối thuận lợi cho quá trình nảy mầm của các giống thí nghiệm. Qua theo dõi ta thu
được bảng sau:
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô làm thí nghiệm.
Từ ngày gieo
đến ngày mọc
(ngày)
Từ ngày gieo
đến trỗ cờ
(ngày)
Từ trỗ cờ đến
phun râu
(ngày)
Từ phun râu
đến chín
(ngày)
Thời gian sinh
trưởng
(ngày)
Chỉ tiêu
Theo
dõi
Giống M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3
NL6 3 3 3 58 60 61 3 3 2 40 39 41 101 102 104
MX4 3 3 3 55 57 58 4 3 3 39 38 39 98 98 100
Ngày gieo 02/03/2009
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 26
4.2.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc.
Giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Hạt sau
khi hút nước trương lên và xảy ra quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa bên trong
và bắt đầu nảy mầm.
Giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như trọng lượng
hạt, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh. Khi
gieo hạt gặp thời kỳ có nhiệt độ thấp thì ngô nảy mầm kém, đồng thời kéo dài
thời gian nảy mầm.
Trong vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh - Phúc Yên, đầu vụ điều kiện thời
tiết khá thuận lợi, nắng ấm, độ ẩm thích hợp nên thời gian từ gieo đến mọc của
các giống ngô nếp rất nhanh và đồng đều, trên bảng 4.2 ta thấy các mức của các
giống đều có thời gian mọc là 3 ngày.
4.2.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ.
Đây là giai đoạn cây ngô sinh trưởng sinh dưỡng, cây phát triển mạnh mẽ.
Ở thời kỳ đầu, từ khi gieo đến 3 - 4 lá thật cây con sử dụng chủ yếu chất dinh
dưỡng từ nội nhũ hạt nên sinh dưỡng phát triển chậm, cây non dễ bị chết nếu hạt
bị thối hoặc bị sâu bọ cắn.
Khi được 3 - 4 lá thật, cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dị dưỡng
sang giai đoạn sinh trưởng tự dưỡng. Cây bắt đầu phát triển mạnh, nhất là từ sau
khi đạt 7 - 9 lá đến trước khi trỗ cờ, giai đoạn này cây không ngừng tăng trưởng
về chiều cao và số lá. Thời kỳ này quyết định việc tích lũy chất dinh dưỡng trên
thân lá, từ đó ảnh hưởng tới năng suất sau này. Qúa trình sinh trưởng sinh dưỡng
kết thúc khi cây ngô trỗ cờ.
Qua bảng 4.2 cho thấy, các giống có thời gian từ gieo đến trỗ cờ không dài,
chỉ từ 55 - 61 ngày. Giống NL6 ở các mức phân bón đều trỗ muộn hơn giống MX4
tương ứng là 3 ngày. Trong một giống ở mức phân bón càng nhiều thì thời gian từ
gieo đến trỗ cờ càng dài.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 27
4.2.3. Giai đoạn từ trỗ cờ tới phun râu.
Giai đoạn này cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang
giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Lúc này cây ngô ngừng lớn, tuy nhiên cây vẫn
hút chất dinh dưỡng mạnh. Qua theo dõi chúng ta nhận thấy thời gian giữa trỗ
cờ- phun râu giữa các mức phân bón dao động từ 2 - 4 ngày. Giai đoạn từ tung
phấn đến phun râu diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng tác động rất
lớn tới năng suất. Mức phân bón nào có thời gian chênh lệch càng ngắn thì quá
trình thụ phấn, thụ tinh càng diễn ra nhanh và tập trung điều đó có ý nghĩa quyết
định rất lớn tới các yếu tố cấu thành năng suất.
Đây cũng là giai đoạn rất mẫn cảm của cây ngô trước điều kiện ngoại
cảnh và sâu bệnh. Vì vậy trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh
dưỡng, ánh sáng.
Thời gian giữa trỗ cờ – phun râu là rất quan trọng, ảnh hưởng khá lớn đến quá
trình thụ phấn của ngô. Kết quả theo dõi cho thấy, hầu hết các giống đều có khoảng thời
gian từ trỗ cờ đến phun râu chỉ từ 2 – 4 ngày. Giống MX4 mức 1 có thời gian dài nhất là
4 ngày, ngắn nhất là giống NL6 mức phân bón 3 là 2 ngày. Các mức còn lại khoảng
cách này là 3 ngày, sự ảnh hưởng của giai đoạn này thể hiện ở năng suất của từng mức.
4.2.4.Tổng thời gian sinh trưởng.
Tổng thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm vụ xuân năm 2009 dao động
trong khoảng 98 - 104 ngày. Các mức phân bón của NL6 đều có thời gian sinh trưởng dài hơn
so với mức phân bón của giống MX4 tương ứng 3 - 4 ngày. Giống NL6 có thời gian sinh trưởng
là (101 - 104 ngày) Giống MX4 có thời gian sinh trưởng ngắn (98 – 100 ngày). Qua theo dõi thời
gian sinh trưởng ta nhận thấy cả hai giống đều thuộc nhóm chín sớm có thời gian sinh trưởng <
105 ngày. Điều này rất thuận lợi trong việc bố trí luân canh cây trồng nhằm tăng lợi nhuận trong
sản xuất. Tuy nhiên, với tổng thời gian sinh trưởng như trên cho thấy, tất cả các giống đều sinh
trưởng ngắn, rất thích hợp cho bố trí vào các thời vụ như vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông muộn ở
các tỉnh Miền Bắc hoặc vụ 2 ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 28
4.3. Khả năng sinh trưởng của các giống ngô nếp lai.
4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp sự sinh trưởng phát triển của cây
ngô qua từng thời kỳ khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống
nhưng cũng liên hệ chặt chẽ với điều kiện chăm sóc và điều kiện môi trường. Chiều
cao cây cao thì có tiềm năng năng suất cao hơn tuy nhiên nếu cây quá cao thì dễ
gãy đổ. Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây nhằm đánh giá độ đồng đều
sinh trưởng của giống trong các mức phân bón, từ đó có những biện pháp kỹ thuật
tác động phù hợp.
Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây thu được ở bảng 4.3
cho thấy: Giữa các mức trong một giống khi tăng lượng phân bón thì chiều cao cây
cũng tăng.
Thời kỳ cây tăng trưởng chiều cao nhanh là sau khi gieo 4 tuần, tương
ứng với thời kỳ cây đạt 7 - 9 lá. Sau tuần thứ 5, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn so với các tuần trước đó, đến giai đoạn xoắn nõn
lại tăng lên cho đến khi trỗ cờ hoàn toàn là kết thúc giai đoạn tăng trưởng của ngô.
Sau tuần 8 thì giống MX4 mức phân bón 1, 2, 3 có chiều cao lần lượt là: 193,1;
195,2; 200,75. Giống NL6 mức phân bón 1, 2, 3 có chiều cao lần lượt là: 195,2;
198,3; 204,7. Qua bảng 4.3 ta thấy mức phân bón càng tăng thì chiều cao cây tăng
càng nhanh.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 29
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá của các giống.
MX4 NL6 Chỉ tiêu
theo
Dõi
ngày
theo
dõi
Mức phân
bón Cao cây Số lá Cao cây Số lá
M1 28,05 3,5 29,45 3,51
M2 29,95 3,55 30,15 3,56
14/3/2009
M3 30,5 3,65 31,4 3,6
M1 60,3 5,25 60,1 5,6
M2 60,5 5,5 60,4 5,7
21/3/2009
M3 61,55 5,6 61,9 5,85
M1 80,45 7,6 81,6 7,53
M2 81,75 7,75 81,95 7,7
28/3/2009
M3 84,2 7,8 82,26 7,83
M1 112,6 8,05 112,4 9,05
M2 113,8 8,9 112,8 9,15
4/4/2009
M3 114,6 9,1 113,1 9,25
M1 180,6 11,25 180,2 11,9
M2 180,75 11,85 181,25 12,04
11/4/2009
M3 181,3 11,9 183,1 12.07
M1 193,1 15,15 195,2 15,03
M2 195,2 15,16 198,3 15,1
18/4/2009
M3 200,75 15,35 204,7 15,3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 30
4.3.2. Động thái tăng trưởng số lá.
Tốc độ ra lá là một chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng phát triển của cây
ngô qua từng thời kỳ. Giống nào có tốc độ ra lá nhanh và sớm đạt cực đại thì
khả năng tích lũy chất khô sớm đạt ở mức cao. Lá ngô quyết định khả năng sử
dụng ánh sáng và khả năng quang hợp đặc biệt là những cây ngô có kiểu kết cấu
thân lá hợp lý, đồng thời ngô là cây C4 thích ứng với cường độ chiếu sáng mạnh
nên trong quá trình canh tác phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để quần thể
ruộng ngô luôn được quang hợp tốt. Để làm căn cứ cho việc quyết định tác động
những biện pháp kỹ thuật thì việc theo dõi động thái tăng trưởng số lá có ý nghĩa
hết sức quan trọng.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy các khác nhau thì tốc độ ra lá khác nhau.
Theo dõi từ tuần t3 – tuần t8 sau mọc, tốc độ ra lá trung bình 2 - 3 lá/tuần. Tốc
độ ra lá đạt nhanh nhất từ sau tuần t4, lúc này ngô chuẩn bị trỗ cờ nên giai đoạn
này khả năng sinh trưởng phát triển của cây ngô đạt mạnh nhất. Tốc độ ra lá ở
thời kỳ này đạt từ 3 lá/tuần. Sau đó tốc độ ra lá của các giống chậm lại và đạt số
lá cao nhất khi kết thúc giai đoạn trỗ cờ.
4.4. Một số đặc trưng về hình thái cây của các tổ hợp ngô nếp lai.
4.4.1. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá cuối cùng .
Đối với công tác chọn giống chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là hai
chỉ tiêu đánh giá đặc trưng hình thái của giống, liên quan đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và tính chống chịu. Kết quả thu được trong bảng 4.4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 31
Bảng 4.4. Đặc trưng về hình thái của các
Chiều cao
cây(cm)
Chiều cao đóng
bắp( cm)
Đường
kính gốc
(cm)
Vị trí đóng
bắp
Mức
phân
bón
Tên
giống
X±m
Cv
%
X ± m
Cv%
X ± m
Lá
đóng
bắp
(%)
chiều
cao
cây
Số lá
trên
cây
MX4 196,1±2,3 3,2 75,2±1,8 10,1 1,78±0,3 7-9 37,8 15,7
M 1
Nl6 197,4±2,9 3,8 82,5±2,33 10,3 1,92±0,12 8-10 41,8 15,9
MX4 198,1±2,6 4,3 78,01±2,2 13,3 1,84±0,05 7-9 39,3 15,8
M 2
Nl6 199,9±2,8 4,3 91,7±1,59 7,78 1,97±0,04 8-10 45,8 16,1
MX4 202,2±2,4 3,1 84,8±1,9 10,2 1,93±0,03 7-9 41,9 15,9
M 3
Nl6 211,8±2,1 4,1 92,6±2,3 10,3 1,99±0,28 8-10 43,7 16,1
∗ Chiều cao cây cuối cùng.
Chiều cao cây là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các điều
kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ…, và chế độ chăm sóc trong suốt
thời kỳ sinh trưởng. Chiều cao cây ảnh hưởng đến năng suất, liên quan chặt
chẽ đến tính chống đổ, khả năng kháng sâu bệnh và mật độ gieo trồng.
Chiều cao cây cho phép bố trí hợp lý các bộ phận trong không gian
nhất là bộ tán lá, qua đó giúp cho quần thể có khả năng tận dụng ánh sáng
mặt trời có hiệu quả. Thông thường những giống có chiều cao cây cao thì
khả năng tận dụng ánh sáng tốt hơn nhưng dễ đổ gãy. Ngược lại những
giống có chiều cao cây thấp, khả năng tận dụng ánh sáng kém nhưng chống
đổ tốt hơn.
Từ bảng 4.4 ta thấy chiều cao cây của NL6 cao hơn giống MX4 ở các
mức tương ứng. Trong một giống ở các mức phân bón chiều cao cây có sự
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 32
tăng lên theo mức tăng của phân bón. Cả hai giống đều có: Mức phân bón 1
chiều cao thấp nhất, mức phân bón 3 có chiều cao cao nhất. Giống NL6 có
chiều cao giao động từ: 197,4 - 211,8cm và giống MX4 có chiều cao giao động
từ: 196,1 - 202,2cm.
∗ Chiều cao đóng bắp.
Chiều cao đóng bắp là một đặc trưng hình thái quan trọng liên quan đến
năng suất, tính thuận tiện trong thu hoạch, cơ giới hóa trong sản xuất. Đặc biệt
liên quan đến tính chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh, chuột bọ,… Bắp
quá cao cây dễ đổ, còn bắp quá thấp gây khó khăn trong quá trình thụ phấn, bắp
dễ bị chuột bọ hại.
Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào tính di truyền và trình độ thâm canh.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao dinh
dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường.
Kết quả theo dõi cho thấy, ở các mức phân bón của các giống có độ
cao đóng bắp biến động từ 75,2 - 92,6. Giống MX4 có chiều cao đóng bắp
thấp hơn giống NL6 ở các mức tương ứng. Chiều cao đóng bắp của các
mức phân bón tăng theo mức tăng của phân bón và giao động trong khoảng
37,8 - 45,8 % chiều cao cây.
∗ Đường kính gốc.
Từ bảng 4.4 ta thấy đường kính gốc của giống NL6 lớn hơn đường kính
gốc của giống MX4 ở các mức phân bón tương ứng. Trong một giống ở mức
phân bón 1 có đường kính gốc nhỏ nhất và mức phân bón 3 có đường kính gốc
lớn nhất. Giống NL6 có đường kính gốc giao động trong khoảng 1,92 – 1,99 cm,
Giống MX4 có đường kính gốc giao động trong khoảng 1,78 – 1,93 cm. Như
vậy khi mức phân bón tăng thì đường kính gốc cũng tăng.
∗ Lá đóng bắp.
Lá đóng bắp là chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 33
ánh sáng, nhiệt độ, chế độ chăm sóc. Từ bảng 4.4 ta thấy giống NL6 có lá đóng
bắp giao động từ 8 - 10 lá, giống MX4 có lá đóng bắp giao động từ 7-9 lá.
∗ Số lá cuối cùng.
Thời gian sinh trưởng của cây ngô có liên quan chặt chẽ đến số lá, do đó tính
tổng số lá trên cây là căn cứ để xác định thời gian từ gieo đến chín, những giống có
tổng số lá nhiều thì thời gian sinh trưởng càng dài. Số lá là chỉ tiêu ít thay đổi nhất.
Số lá ngô càng tồn tại lâu trên cây thì hiệu suất quang hợp càng cao, góp phần tăng
năng suất.
Chỉ tiêu này được các nhà chọn giống quan tâm trong chọn tạo dòng cũng
như chọn tạo giống lai. Các giống có lá xanh, bền được ưu tiên lựa chọn do chúng
có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chịu hạn, đồng thời hiệu
suất quang hợp cao, tích lũy chất khô tốt, dẫn tới năng suất cao.
Qua bảng 4.4 ta thấy trong một giống giữa các mức phân bón số lá cũng
có sự giao động nhỏ: Giống NL6 giao động từ 15,9 – 16,1 lá; Giống MX4 giao
động trong khoảng 15,7 – 15,9 lá. Ở các mức phân bón mức 1 có số lá trung
bình thấp nhất, mức phân bón 3 có số lá trung bình cao nhất.
4.4.2. Chỉ số diện tích lá.
Lá xanh là cơ quan quang hợp chính tạo ra chất dinh dưỡng cho sự sinh
trưởng phát triển của cây ngô. Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều
kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác. Bộ lá đóng vai trò rất quan trọng trong việc
quang hợp và tạo năng suất. Kết quả theo dõi diện tích lá và chỉ số diện tích lá
được trình bày tại bảng 4.5.
Diện tích lá thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng của cây, theo các nhà
nghiên cứu thì diện tích lá đạt cao nhất vào giai đoạn từ trỗ tới chín sữa. Diện
tích lá được tính bằng m2, đo diện tích lá trên cây ở 2 thời kỳ 7 - 9 lá và chín
sữa, nghiên cứu chỉ tiêu này giúp xác định mật độ trồng hợp lý.
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý biểu thị mức độ che phủ của lá
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 34
trên diện tích đất mà cây chiếm chỗ (m2lá/m2 đất). Nó đặc trưng cho khả năng
tận dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng suất.
Bảng 4.5. Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
Mức Giống Giai đoạn 7-9 lá Giai đoạn chín sữa
MX4 1,06 1,87 Mức 1
NL6 1,09 2,03
MX4 1,08 1,98 Mức 2
NL6 1,11 2,05
MX4 1,10 2,01 Mức 3
NL6 1,12 2,08
Qua bảng 4.5 cho thấy chỉ số diện tích lá tăng dần qua các giai đoạn và
đạt cao nhất vào thời kỳ chín sữa của cây.
Thời kỳ 7 - 9 lá do cây chưa đạt số lá tối đa nên chỉ số diện tích còn thấp.
NL6 có chỉ số diện tích lá lớn hơn và lớn nhất ở mức phân bón 3 là 1,12 m2
lá/m2 đất, và MX4 có chỉ số diện tích lá nhỏ hơn (1,06 m2 lá/m2 đất).
Thời kỳ chín sữa cây đã ổn định nên chỉ số diện tích lá cao nhất và dao động
trong khoảng 1,87 - 2,08 (m2 lá/m2 đất). Trong đó NL6 ở mức phân bón 3 có chỉ số
diện tích lá lớn nhất 2,08 (m2 lá/m2 đất) và giống MX4 có chỉ số diện tích lá nhỏ
hơn 1,98 (m2lá/m2đất). Ở mức 3 chỉ số diện tích lá của MX4 mới đạt 2,01(m2 lá/m2
đất). Như vậy giống NL6 luôn có chỉ số diện tích lá cao hơn giống MX4, tất cả các
mức phân bón.
Trong quá trình phát triển của cây ngô vào thời kỳ chín sữa số lá và kích
thước lá không tăng lên điều đó có nghĩa là chỉ số diện tích lá bắt đầu giảm đến
khi chín sinh lý.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 35
4.5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh và đổ, gãy của các mức phân bón.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều là điều
kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại sinh trưởng, phát triển. Mặt khác ngô nếp có
nhược điểm là dễ bị nhiễm sâu bệnh làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt.
Chính vì vậy việc đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất
thuận để tìm ra những giống có khả năng chống chịu tốt là rất cần thiết.
Theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của
ngô ta thu được bảng số liệu sau (bảng 4.6)
Bảng 4.6. Đặc tính chống chịu của các giống ngô nếp lai.
Mức Tên giống
Khô vằn
(điểm)
Đốm lá
(điểm)
Sâu đục thân
(%)
Đổ gốc
(%)
Gãy thân
(%)
MX4 1 1 16,7 23,3 20
Mức 1
NL6 1 1 6,7 20 13,3
MX4 2 3 13,3 26,7 13,3
Mức 2
NL6 2 2 13,3 23,3 6,7
MX4 2 2 13,3 33,3 10
Mức 3
NL6 2 2 16,7 26,7 6,7
4.5.1. Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh.
Cây ngô là đối tượng của nhiều loại sâu, bệnh hại khác nhau, đặc biệt ở
vùng chuyên canh yếu tố này thể hiện rất rõ. Cụ thể tại vùng đồng băng bắc bộ
cho thấy các sâu bệnh hại chủ yếu là sâu đục thân, sâu đục bắp, châu chấu, bệnh
khô vằn, bệnh đốm lá…Tuy nhiên mức độ gây hại khác nhau cho nên chúng tôi
chỉ tiến hành theo dõi và đánh giá một số loại gây hại chính.
∗ Sâu đục thân (Ostrinia nubinanis).
Sâu đục thân phân bố rộng ở tất cả các vùng trồng ngô. Sâu đục thân cây,
bông cờ, bắp non, làm cây còi cọc hoặc gẫy ngang thân, bắp nhỏ bé, năng suất giảm
Sâu đục thân là loài sâu hại ngô quan trọng nhất. Ở các tỉnh phía Bắc, sâu phá
hại chủ yếu trong vụ ngô thu hè và vụ thu, trong vụ xuân tỷ lệ cây bị hại ít hơn.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 36
Qua bảng theo dõi ta nhận thấy ở các mức phân bón trong cả hai giống đều
bị nhiễm nhẹ. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu của nước ta nếu không phun
thuốc, phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng tới năng suất của các giống.
Để phòng trừ sâu đục thân ta sử dụng thuốc: Basuzin, regal 80wg,
phumai 5.4EC, gà nòi 96sp
∗ Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani).
Bệnh khô vằn phát triển trong điều kiện nóng ẩm, gây hại trong suốt quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây
ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi ngô chín. Nấm xâm nhập cả vào
trong bắp gây hiện tượng chín ép, hạt không chặt.
Qua theo dõi cho thấy, mức phân bón tăng thì mức độ nhiễm bệnh càng
tăng. Ở mức 1 của giống MX4, NL6 không thấy vết bệnh
Ở mức phân bón: Mức phân bón 2, 3 Ngô MX4 và NL6 Bị nhiễm bệnh
khô vằn nhẹ (điểm 2) trong vụ xuân tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Để phòng trừ bệnh khô vằn ta dùng thuốc: Ningnastar, valivithaco, ps 906
∗ Bệnh đốm lá.
Có hai loại đốm lá là: Đốm lá lớn (Helminthosporium turicum) và đốm lá
nhỏ (Helminthosporium maydis). Bệnh gây những vết đốm nhỏ trên lá, sau chuyển
thành những vết chết hoại dài, làm khô lá. Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của lá,
làm giảm khả năng tích lũy chất khô, từ đó giảm năng suất sau này.
Từ bảng 4.6 ta thấy. Ở mức phân bón 1 giống giống MX4, NL6 bị nhiễm bệnh ở
mức độ vừa. Ở mức phân bón 2 NL6 bị nhiễm bệnh đốm lá ở mức độ nhẹ, còn MX4 bị
nhiễm ở mức độ vừa. Ở mức phân bón 3 NL6, MX4 bị nhiễm ở mức độ nhẹ.
Để phòng trừ bệnh đốm lá ta dùng thuốc: Anvin 5sc
4.5.2. Khả năng chống đổ, gãy.
Tỷ lệ gãy, đổ cũng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, những ruộng bị gãy
đổ nhiều có thể làm giảm năng suất tới 50 – 70%. Đặc tính chống gãy, đổ của
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 37
cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đặc điểm của giống, nền đất trồng, chế độ
canh tác, sâu bệnh, điều kiện thời tiết…
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân, ở thời kỳ cây đang trong giai
đoạn làm hạt gặp trận mưa to và gió vào cuối tháng 4 làm nhiều cây bị đổ, tại
các mức của các giống nên thể hiện rõ đặc tính này của từng giống. Theo dõi
trong vụ xuân 2009 cho thấy, các giống đều chống đổ ở mức khá và trung bình.
Tuy nhiên giống MX4 có tỉ lệ đổ, gãy nhiều hơn giống NL6 ở các mức tương
ứng. Như vậy: khi mức phân bón càng càng tăng thì khả năng chống đổ của các
giống càng giảm. khi mức phân bón càng tăng thì khả năng chống gãy của các
giống cũng tăng.
4.6. Một số đặc trưng hình thái bắp, các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống.
4.6.1. Một số đặc trưng hình thái của bắp.
Qua theo dõi một số đặc trưng hình thái của bắp ta thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 4.7. Số đặc trưng hình thái bắp của các giống ngô nếp lai.
Mức
phân
bón
Tên
giống
Chiều dài
bắp
(cm)
Đường
kính bắp
(cm)
Độ kín bắp
(điểm)
Hình dạng hạt Màu sắc hạt
MX4 12,7 4,1 2 BRN Trắng M 1
Nl6 14,9 4,0 1 BRN Trắng
MX4 12,8 4,2 2 BRN Trắng M 2
Nl6 15,2 4,2 1 BRN Trắng
MX4 13,1 4,4 2 BRN Trắng M 3
Nl6 15,3 4,3 1 BRN Trắng
∗ Chiều dài bắp (cm).
Chiều dài bắp là yếu tố chứa đựng năng suất, nó cũng là một đặc trưng của
giống. Đây là chỉ tiêu quan trọng nó quyết định đến năng suất của giống, nên
được các nhà chọn giống lưu ý chọn lọc.
Chiều dài bắp của các giống tham gia thí nghiệm qua bảng 4.7 ta thấy. Giống
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 38
NL6 có chiều dài bắp dài hơn giống MX4 ở các mức tương ứng, trong một giống
chiều dài bắp tăng khi tăng mức phân bón.
∗ Đường kính bắp (cm).
Tất cả các giống đều có đường kính bắp trung bình và tương đối đồng đều
nhau. Gía trị trung bình đường kính của các giống giao động từ 4 - 4,3 cm trong
đó giống MX4 có đường kính lớn hơn ở tất cả các mức phân bón và ở mức phân
bón 3 là là lớn nhất 4,3cm, giống NL6 có đường kính nhỏ hơn và nhỏ nhất là ở
mức phân bón 1 (4,0cm). Trong một giống giữa các mức phân bón đường kính
bắp có sự tăng lên theo chiều tăng của các mức phân bón.
∗ Độ che kín bắp.
Qua theo dõi thí nghiệm các giống ngô nếp lai, chúng tôi nhận thấy các
giống đều không bị hở đầu bắp (độ che kín tốt).
∗ Hình dạng, màu sắc hạt.
Các giống ngô nếp lai tham gia thí nghiệm có đặc điểm hạt hình bán răng
ngựa, mầu trắng.
4.6.2. Các yếu tố cấu thành năng suất.
Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: Số từ
các yếu tố này đều ảnh hưởng đế năng suất. Các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện
tiềm năng năng suất của các giống quyết định hàng hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ
bắp hữu hiệu … mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của các giống.
Chúng có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác như: Điều kiện canh tác, ngoại cảnh và trên hết nó là kết quả trực
tiếp của các chất dinh dưỡng, cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây
ngô qua từng giai đoạn. Kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
được thể hiện tại bảng 4.8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 39
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống.
Năng suất(tấn/ha) Mức
phân
bón
Tên
giống
Số bắp
hữu hiệu
Số hàng
hạt /bắp
Số hạt /
hàng
Khối lượng
1000 hạt(g) Lý thuyết Thực thu
MX4 1 12,7 24,9 243,1 5 4,21
M 1 Nl6 1 14,03 27,1 239,4 6,3 4,43
MX4 1,02 12,8 25,3 257,1 5,5 4,41
M 2 Nl6 1,05 14,05 27,2 253,1 6,6 6,2
MX4 1,05 12,9 26,1 258,1 5,9 4,47
M 3 Nl6 1,1 14,07 27,2 256,1 7 6,4
∗ Số hàng hạt/bắp.
Đây là yếu tố cấu thành được quy định bởi yếu tố di truyền, ít chịu ảnh
hưởng của ngoại cảnh. Qua bảng 4.8 ta thấy. Giống NL6 ở các mức phân bón
đều có số hàng hạt nhiều hơn giống MX4. Số hàng hạt của các giống ổn định
giữa các mức có sự giao động nhỏ: Giống NL6 từ 14,03 – 14,07 hàng hạt/bắp.
giống MX4 từ 12,7 – 12 9 hàng hạt/bắp.
∗ Số hạt/hàng.
Số hạt/hàng chịu tác động của yếu tố di truyền, ngoài ra nó còn chịu tác
động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh như: Điều kiện chăm sóc, khí hậu thời
tiết…Vào thời kỳ thụ phấn nếu gặp điều kiện bất thuận, làm giảm khả năng thụ
tinh thụ phấn dẫn tới giảm số hạt/hàng.
Trong bảng 4.8 ta thấy: Giống NL6 có số hạt/hàng lớn hơn giống MX4 ở các
mức tương ứng. Giống NL6 hạt/hàng từ 27,1 – 27,1; Giống MX4 có số hạt/hàng
giao động từ 24,9 – 26,1 hạt/hàng và tăng dần từ mức phân bón 1 đến mức 3.
∗ Khối lượng 1000 hạt (P1000).
Đây là yếu tố tương quan chặt chẽ với năng suất. Các giống có hạt nhỏ,
khối lượng 1000 hạt thấp, năng suất không cao và ngược lại P1000 hạt cao thì
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 40
năng suất cao. P1000 là yếu tố di truyền nhưng chịu tác động của nhiều yếu tố
trong quá trình canh tác như: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân bón, quá
trình làm cỏ, vun xới. Nó phản ánh được phần nào chất dinh dưỡng tích lũy
trong hạt và độ lớn của hạt. Khối lượng 1000 hạt liên quan tới tiềm năng năng
suất của các giống.
Qua bảng 4.8 ta nhận thấy khối lượng 1000 hạt của các mức phân bón trong
một giống và giữa hai giống thí nghiệm dao động trong khoảng 239,4 - 258,1 g.
Trong đó giống NL6 ở mức phân bón 1 là thấp nhất (239,4g) và giống MX4 ở mức
phân bón 3 là lớn nhất (258,1 g). Trong từng giống giữa các mức phân bón trọng
lượng 1000 hạt tăng theo chiều tăng của phân bón .
4.6.3. Năng xuất của các giống.
∗ Năng suất lý thuyết (tấn/ha).
Năng suất lý thuyết (NSLT) là chỉ tiêu biểu hiện tiềm năng năng suất của
các giống. NSLT được tính theo sự tương quan thuận của các giá trị: Số hàng
hạt/bắp, số hạt/hàng, P1000 hạt, tỷ lệ hạt/bắp…
Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSLT
cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSLT
thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Như vậy trong hai giống thì: Giống
NL6, giống MX4 thích hợp với mức phân bón 3. Năng suất của các giống tăng
theo chiều tăng của các mức phân bón.
∗ Năng suất thực thu (tấn/ha).
Năng suất thực thu (NSTT) là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đánh giá
các giống, góp phần quyết định trực tiếp tới năng suất của giống lai.
Qua bảng 4.8 ta thấy: Ở các mức phân bón tương ứng NL6 đều có NSTT
cao hơn của MX4. Trong các mức của MX4, NL6 thì mức phân bón 1 có NSTT
thấp nhất và mức phân bón 3 là cao nhất. Các mức tương ứng của giống NL6 có
NSTT cao hơn so với giống MX4.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 41
HÌNH ẢNH CÂY, BẮP CỦA MỨC PHÂN BÓN TRIỂN VỌNG
Giống thí nghiệm
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 42
NL6 mức 3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 43
NL6 mức 3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 44
NL6 mức 3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 45
Bắp MX4 mức 3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 46
Bắp MX4 mức 3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận.
- Các giống ngô nếp lai tham gia thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt,
thời gian sinh trưởng ngắn: từ gieo đến thu hoạch hạt khô là 98 - 104 ngày, thời
gian từ tung phấn đến phun râu nhỏ, chỉ từ 2 – 4 ngày.
- Các giống có chiều cao cây từ 196,1 – 211,8 cm. Giống NL6 có chiều
cao cây cao hơn giống MX4 ở các mức phân bón tương ứng. Mức phân bón tăng
thì chiều cao cây cũng tăng.
- Chống chịu khá với các sâu bệnh chính, chống gãy, đổ tốt.
- Trong các mức phân bón thì mức phân bón 3 của cả hai giống MX4,
NL6 có năng suất cao nhất.
5.2. Đề nghị.
- Đưa các mức phân bón này khảo nghiệm tại các vùng sinh thái khác, ở
các thời vụ khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.
- Đưa giống NL6 vào sản suất với mức phân bón 3 cùng với giống MX4 ở
các địa phương thuộc vùng Bắc Bộ.
.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cương (1995), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một
số dòng tự phối ngô trong công tác chọn tạo giống”. Luận án phó tiến sĩ khoa
học nông nghiệp – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
2. Cao Đắc Điểm (1988). Cây Ngô Việt Nam – NXB – Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Đống, Phan Đức Trực, Nguyễn Văn Cương và cs (1997), “Kết
quả gây tạo đột biến bằng tia gama kết hợp với xử lý diethylsunphat ở ngô nếp”,
Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 3, 5-12.
4. Phan Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhài và CS, Kết quả bước đầu nghiên cứu và chọn tạo
giống ngô nếp lai ở Việt Nam_Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 01 - 2007.
5. Phan Xuân Hào và nhóm tác giả Viện ngô (2007), “Kết quả nghiên cứu và
chọn tạo ngô thực phẩm 2006”. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ nông
nghiệp 2006-2007. NXB Nông nghiệp.
6. Phan Xuân Hào và cs (1997), “Giống ngô nếp ngắn ngày VN2”, tạp chí Nông
nghiệp công nghiệp thực phẩm. Số 12, 525-527.
7. Nguyễn Thị Lâm, Trần Hồng Uy (1997), “Loài phụ ngô nếp trong tập đoàn
ngô địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số
12, 522-524.
8. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng và Ngô Thế Hùng (2000).
Giáo Trình Cây Luơng Thực tập 2. Đại Học NNI– NXBNN– Hà Nội.
. 9. Nguyễn Thị Nhài (2005), “Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và khả
năng kết hợp của một số dòng ngô nếp phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô
nếp lai ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp – Viện Khoa học
nông nghiệp Việt Nam.
10. Ngô Hữu Tình (1999), “Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang
được sử dụng ở Việt Nam”, Bài giảng lớp tập huấn tạo giống ngô - Viện nghiên
cứu ngô.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh- KTNN
Svth: Phạm Văn Ba-k32E 49
11. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô. NXB Nghệ An
12. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thị Lưu (1990), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo
giống ngô tổng hợp nếp trắng”, Tạp chí nông nghiệp công nghiệp thực phẩm, Số
12, 704 – 705.
13. Ngô Hữu Tình, Trần Hồng Uy, Vũ Đình Long, Bùi Đình Long, Bùi Mạnh
Cường, Lê Quý Kha và Nguyễn Thế Hùng (1997). Cây Ngô - Nguồn gốc di
truyền và quá trình phát triển. NXBNN – Hà Nội.
14. Ngô Hữu Tình (1997). Cây Ngô. Giáo trình cao học nông nghiệp. NXBNN –
Hà Nội
15. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, NXB thống kê , Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_ve_ngo.pdf