PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc, không cam tâm để nhân dân bị đoạ đày dưới ách đô hộ của ngoại bang, phong trào kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam đã bùng lên mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của chống Pháp ở Nam bộ là một cuộc chiến đấu đầu tiên trên qui mô rộng và nhưng không cân sức, vô cùng gian khổ, ác liệt. Nhưng nhân dân Nam bộ lớp trước ngã, lớp sau xông lên để đánh đuổi ngoại xâm. Biết bao cuộc khởi nghĩa, biết bao tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc được sử sách ghi lại. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cũng nổ ra, giành được nhiều thắng lợi to lớn nhưng cuối cùng cũng bị giặc Pháp đàn áp.
Khác với phần lớn các cuộc khởi nghĩa chống Pháp thời bấy giờ. Thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực không phải xuất thân khoa cử, cũng không phải là điền chủ như phần lớn các lãnh tụ nghĩa quân khác, Ông là dân thường nhưng lại làm một việc phi thường. Theo quan niệm thời xưa chống giặc giữ nước trước hết là trách nhiệm của các sĩ phu thì việc làm của người dân chài Nguyễn Trung Trực càng có ý nghĩa phi thường, càng đáng kính phục.
Có lẽ trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta vào nửa cuối thế kỷ XIX, hiếm thấy có cuộc khởi nghĩa nào có ý nghĩa và vị trí đặc biệt như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực nhất là phương thức tác chiến, địa bàn và phương thức chuyển quân
Trong tám năm lãnh đạo khởi nghĩa (1861-1868), Nguyễn Trung Trực đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất, đấu tranh anh dũng vì sự sống còn của dân tộc và làm nên những chiến công oanh liệt chưa từng có trong buổi đầu chống Pháp. Chiến thắng “hỏa hồng Nhật Tảo” (1861) và “kiếm bạt Kiên Giang” (1868) mãi mãi là những kỳ tích vang dội trong lòng người dân Việt cùng với câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực trước khi bị hành quyết: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, con người yêu nước ấy đã trở
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 6
thành vị anh hùng dân tộc. Ý chí đó không chỉ của riêng một nhóm người hay chỉ riêng của người Nam bộ mà là ý chí chung của cả dân tộc.
Chính bắt đầu từ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chống giặc ấy, thông qua thực tiễn chiến đấu của nhân dân mình; từ chỗ là một thanh niên dân chài ít học Ông đã trở thành một thủ lĩnh có tài trong phong trào chống Pháp, cùng sự hội nhập trọn vẹn vào truyền thống “lấy yếu chống mạnh” trong lịch sử võ trang chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Ông trở thành biểu tượng anh hùng trong lòng nhân dân.
Và còn một điểm thật đặc biệt, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Trung Trực hy sinh, nhân dân đã lập đền thờ Ông ở rất nhiều nơi với tấm lòng thành kính, ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngay trên điạ bàn tỉnh Kiên Giang cũng đã có 14(?) ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực dưới nhiều dạng thức khác nhau ở những nơi Ông đã sống và chiến đấu. Có gia đình còn thờ riêng Nguyễn Trung Trực như ông bà, cha mẹ và xem Ông như vị thần phù hộ, chỗ dựa tinh thần của mình. Trong đời sống tinh thần của người dân hàng trăm năm nay, cụ Nguyễn Trung Trực sống trong lòng nhân dân Kiên Giang qua nhiều thế hệ cùng lòng tôn sùng quá giới hạn của một người bình thường. Gương trung liệt của cụ Nguyễn Trung Trực đã khắc sâu vào lòng kính phục của nhân dân, khích lệ tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của biết bao thế hệ. Ở đây người ta dành cho Ông một vị trí đặc biệt. Ở Nam bộ, không ít anh hùng kháng Pháp được dựng tượng đài kỉ niệm tại những trung tâm đô thị sầm uất. Nhưng có lẽ chỉ riêng tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá được người dân xem như một tượng thờ. Dân trong vùng và khách thập phương lần lượt ghé vào. Họ thành tâm khấn vái, dâng hương, mặc cho khách bộ hành, dòng xe cộ ngược xuôi bên cạnh. Tự hàng trăm năm trước trong tâm thức dân gian Ông đã hóa thân thành con người bất tử để thành bậc Thánh Thần.
Cuộc đời Nguyễn Trung Trực đã hóa thành những trang chói lọi trong lịch sử dân tộc cũng như trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Chính những truyền thuyết ấy đã tô đậm tính thiêng liêng cho lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nếu như trước đây nhân dân chỉ âm thầm đến đình thờ thắp
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 7
hương hay tổ chức những bữa giỗ cụ Nguyễn Trung Trực một cách lặng lẽ, vì sợ tai mắt của chính quyền thực dân thì ngày nay ngày giỗ của Cụ đã trở thành lễ hội với qui mô rộng lớn, được các cấp chính quyền quan tâm tổ chức long trọng. Hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt người về dự lễ hội và chiêm bái.
Tuy nhiên xung quanh cuộc đời, khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực còn nhiều chi tiết chưa được sáng tỏ, gia thế của Ông lại chưa rõ ràng. Đặc biệt ở Tây Nam bộ cuộc khởi nghĩa này còn được phủ lên một vỏ bọc huyền bí của tín ngưỡng dân gian và việc đi tìm những sự thật lịch sử là rất cần thiết nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn.
Ở Nam bộ có nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ trong quá trình xâm lược, khai thác, đô hộ thuộc địa thực dân Pháp nhưng duy nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực được nhân dân Nam bộ bảo lưu dưới những hình thức đặc biệt. Thậm chí có những tín ngưỡng liên quan đến Ông mà đến nay chưa được tập hợp đầy đủ và chưa được giải thích thỏa đáng.
Để giải mã hiện tượng tôn vinh, thờ kính của nhân dân Nam bộ với Nguyễn Trung Trực rất cần những công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo để từng bước làm rõ qui luật hình thành văn hóa tinh thần ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều công trình, hội thảo khoa học đủ tầm cỡ khái quát để làm rõ các qui luật hình thành văn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó có việc giải mã sự suy tôn của của nhân dân Tây Nam bộ đối với anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Có thể nói rằng Nguyễn Trung Trực là một điển hình cho phong trào nhân dân chống Pháp ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, nên việc tìm hiểu con người, sự nghiệp hiển hách của Nguyễn Trung Trực chắc chắn sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về cuộc đối đầu có tính chất thời đại qua hai thế kỷ giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân tư bản phương Tây. Gắn cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực với sự nghiệp đấu tranh yêu nước lúc bấy giờ, chính là tô đậm thêm truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta và nâng cao lòng tự hào về người anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 8
Hơn nữa tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp cũng như sự suy tôn anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang là sự tưởng niệm đầy trân trọng về vị anh hùng dân tộc ấy. Tác giả mong mỏi rằng qua đề tài này sẽ góp một phần trong việc tái hiện lại cuộc đời chống Pháp của Nguyễn Trung Trực, một trang sử đẹp đẽ trong pho sử chống ngoại xâm nửa sau thế kỷ XIX của nhân dân ta, cũng như những dư âm, ảnh hưởng của Ông đối với đời sống tinh thần của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và nhân dân Kiên Giang nói riêng.
Nghiên cứu diễn trình lễ hội Nguyễn Trung Trực nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc xác định ý nghĩa xã hội và vai trò giáo dục truyền thống của hoạt động này, đồng thời làm rõ vai trò lễ hội Nguyễn Trung Trực trong đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang, tìm những giải pháp cụ thể cho việc quản lý, bảo tồn, tổ chức sinh hoạt lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đích thực cho các thế hệ nối tiếp của người dân Kiên Giang, tìm hiểu những hiện tượng tâm lý (cá nhân và xã hội) được biểu thị trong sinh hoạt lễ hội. Thông qua việc nghiên cứu lễ hội này giúp chúng ta không những hiểu biết sâu hơn về tiểu sử của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực mà còn hiểu biết thêm về văn hóa, con người Kiên Giang để góp phần đưa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc" vào cuộc sống một cách cụ thể, thiết thực.
Việc nghiên cứu một vấn đề mà sách vở không đề cập nhiều nhưng liên quan đến địa phương, nơi có địa bàn gắn bó với những năm tháng cuối cùng của Nguyễn Trung Trực có ý nghĩa thực tiễn, nó giúp tác giả nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học. Nhất là góp phần cụ thể vào nội dung biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương – nơi bản thân đã sống và trưởng thành với lòng tự hào sâu sắc, hơn nữa là tiếp tục muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức với mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên.
Đặc biệt khi việc cải cách chương trình Sách giáo khoa được thực hiện theo chiều hướng cân đối kiến thức giữa chính trị, quân sự với kinh tế, văn hóa, xã hội. Đối với một giáo viên lịch sử tương lai, việc thực hiện đề tài cũng cung cấp cho tác giả thêm một phần kiến thức quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 9
trình học tập cũng như phục vụ công tác giảng dạy, đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp sau này và là hành trang để tác giả có thể bước tiếp trên con đường học vấn.
Với tất cả những lí do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.
II. Lịch sử vấn đề
Có thể tìm thấy hình ảnh của cuộc khởi nghĩa và thủ lĩnh Nguyễn Trung Trực qua một số thư tịch và các công trình nghiên cứu chủ yếu sau:
Lịch sử 80 năm chống Pháp của Trần Huy Liệu (2003), NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu lịch sử đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Dựa vào tài liệu này tác giả có thể tìm hiểu bối cảnh lịch sử đất nước ở thế kỉ XIX, đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa chống xâm lược trong đó có khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực.
Đại cương lịch sử Việt Nam – tập II, Đinh Xuân Lâm (cb)(2006), NXB Giáo Dục. Ở chương I – Phần Một các tác giả đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1896. Ở tài liệu này quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp được miêu tả một cách khá chi tiết. Nhưng cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực không được đề cập nhiều.
Lịch sử Việt Nam giản yếu, Lương Ninh (cb)(2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở chương II các tác giả đã miêu tả lại quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 – 1897 và phong trào kháng chiến của nhân dân. Cũng như các tài liệu trên thì phần viết về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực không được miêu tả chi tiết.
Từ trước đến nay, khi muốn viết về Nguyễn Trung Trực thì các tác giả đa số đều dựa vào tài liệu của các tác giả người Pháp như Paul Vial, Jean Bouchet, Alfred Sebreiner Nhưng nhiều nhất là của Paul Vial nguyên là Giám đốc Sở nội vụ của Thống đốc Nam kỳ, người có điều kiện nắm bắt mọi sự kiện lịch sử
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 10
xảy ra ở Nam Kỳ vào thời đó. Ông đã viết nhiều tập truyện với nhan đền “Những năm đầu Đông Dương thuộc Pháp”. Nhưng nguồn tài liệu ấy cũng mang tính chủ quan vì dù sao ông cũng là người làm việc cho thực dân Pháp.
Lịch sử Việt Nam chép về Cụ Nguyễn Trung Trực còn thưa thớt, tài liệu của Pháp thì không thể hoàn toàn tin cậy, còn các truyền thuyết và giai thoại lại cần phải chọn lọc.
Ở lĩnh vực nghiên cứu về thân thế cũng như sự nghiệp về anh hùng Nguyễn Trung Trực có thể kể đến những tác phẩm của Nhà giáo Lê Quang Khai (bút danh Vĩnh Xuyên) ở Kiên Giang. Đó là:
Nguyễn Trung Trực (thân thế và sự nghiệp), NXB Mũi Cà Mau, 2000 và Nguyễn Trung Trực – Cuộc đời và sự nghiệp, NXB Văn nghệ, TP HCM, 2008. Cả hai tài liệu này về cơ bản về nội dung nghiên cứu là giống nhau. Tác giả đã giới thiệu về tiểu sử, gia phả, sự nghiệp cũng như một số truyền thuyết được người dân địa phương truyền miệng về Nguyễn Trung Trực một cách khá chi tiết. Đây là nguồn tài liệu rất có giá trị cho những người muốn nghiên cứu về anh hùng Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực (diễn ca), NXB Mũi Cà Mau, 2000. Trong đó tác giả miêu tả lại tất cả cuộc đời, sự nghiệp, những địa danh, nhân vật cũng như những sự kiện lịch sử có liên quan đến Nguyễn Trung Trực. Đây là quyển sách mà tác giả Vĩnh Xuyên thể hiện lịch sử thông qua thơ ca, bằng cách này lịch sử được tái hiện một cách dễ đọc, dễ hiểu dễ nhớ nhưng vẫn đảm bảo được sự thật lịch sử.
Tuy nhiên, ở các tác phẩm này, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở các nơi khác mà chủ yếu là miêu tả lại hai chiến thắng tiêu biểu của Nguyễn Trung Trực là đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo và đánh chiếm đồn Rạch Giá.
Nguyễn Trung Trực – Anh hùng kháng chiến chống Pháp của Giang Minh Đoán(1991) - một nhà giáo kỳ cựu ở Kiên Giang viết trong quá trình sưu tập tài 1iệu, đi khảo cứu một số đình, đền, các di tích thờ phụng Nguyễn quân trên đất Rạch giá - Hà Tiên cũ, cùng những chuyện ghi chép được từ các kỳ lão - NXB TP.HCM. Tác giả cũng trình bày về tiểu sử, chiến công của anh hùng
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 11
Nguyễn Trung Trực với phần phân tích hai chiến thắng tiêu biểu của Nguyễn Trung Trực một cách khá chi tiết. Ngoài ra, tài liệu này còn miêu tả về đình thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, phần phụ bản các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực.
Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực của Nguyễn Văn Khoa (2001), NXB Trẻ, TP.HCM. Tác giả là người con của mảnh đất Kiên Giang. Với sự hiểu biết và qua quá trình nghiên cứu tác giả cũng góp thêm một số ý kiến cá nhân cũng như một số phát hiện mới về thân thế của Nguyễn Trung Trực. Đặc biệt, ở tài liệu này tác giả còn miêu tả quá trình chiến đấu của Nguyễn Trung Trực tại Thủ Thừa và Vàm Răng mà rất ít tài liệu đề cập đến những hoạt động này. Tuy nhiên như đã nói, trong tài liệu này tác giả đưa ra nhiều ý kiến chủ quan của bản thân. Vì vậy khi tham khảo cần có một thái độ khách quan và phải dựa vào những sự kiện lịch sử chính xác.
Công trình Tìm hiểu Kiên Giang của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang do Dương Tấn Phát chủ biên (1986). Đây là nguồn tài liệu rất quí cho những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Kiên Giang trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tài liệu cũng có một phần trình bày về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang cũng như sự thờ phụng Ông ở địa phương.
Kỉ yếu Hội thảo khoa học Nguyễn Trung Trực do Bảo Tàng Kiên Giang tổ chức (1989). Tham dự hội thảo có các nhà nghiên cứu, các nhà sử học, khoa học và những người quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Tuy nhiên, trong tham luận của những người tham dự hội thảo, có những ý kiến khác nhau về một vấn đề chẳng hạn về tiểu sử, quê hương, hoạt động . nhưng đây là nguồn tư liệu rất có giá trị trong việc nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Trung Trực và cuộc kháng chiến của Ông ở miền Tây Nam bộ.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu về Nguyễn Trung Trực của các tác giả Diệp Tân, Nguyễn Nghị, Nguyễn Thị Mỹ Thu đăng trên các tạp chí như:
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 12
Tài liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp của Nguyễn Trung Trực của Diệp Tân trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 110/1968 có ghi lại một cách khá chi tiết về hai chiến thắng ở Nhật tảo và Rạch Giá của Nguyễn Trung Trực.
Thêm một phát hiện về thân thế anh hùng Nguyễn Trung Trực của Nguyễn Thị Mỹ Thu trên tạp chí Xưa và nay, số 226, 12/2004. Tác giả, góp thêm một số ý kiến nghiên cứu về tiểu sử, quê quán, họ hàng của Nguyễn Trung Trực.
Nguyễn Trung Trực qua một số tư liệu của Pháp của Nguyễn Nghị trên tạp chí Xưa và nay số 50B,10/1998. Tác giả đề cập đến một số tư liệu của Pháp viết về Nguyễn Trung Trực – người đã từng gây ra cho họ nhiều tổn thất nặng nề. Chủ yếu là các tư liệu của Paul Vial và Alfred Sebreiner.
Tất cả các tài liệu kể trên chỉ có thể tham khảo để nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của anh hùng Nguyễn Trung Trực. Còn về sự suy tôn, thờ phụng cũng như lễ giỗ của Ông cần phải trực tiếp đi thực tế địa phương để tìm hiểu. Bởi vì, chưa có nhiều nguồn tài liệu thành văn nghiên cứu một cách chi tiết về hệ thống đền thờ cũng như lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang. Đây là một yêu cầu, đồng thời là khó khăn mà các tác giả đi trước và bản thân cần làm để có những đóng góp khoa học cho việc nghiên cứu lịch sử.
Tuy nhiên có thể kể đến hai quyển khái quát tiểu sử về đình Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá và đình Nguyễn Trung Trực ở Tà Niên do Ban bảo vệ di tích đình ở hai nơi đó biên soạn. Còn ở các đình khác thì không có những quyển sách khái quát lịch sử đình như vậy.
Về lễ hội Nguyễn Trung Trực thì thông tin trên mạng Internet rất nhiều nhưng đó là những nguồn tài liệu muốn sử dụng phải chọn lọc,sắp xếp lại và phải đối chiếu với thực tế lễ hội diễn ra ở địa phương Kiên Giang.
Ngoài ra có thể sử dụng những tài liệu do Sở văn hoá thông tin Kiên Giang, Ban tổ chức lễ hội cung cấp về chương trình lễ hội nhưng chủ yếu là phần hội. Còn phần lễ thì phải trực tiếp đến đình thần Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang để nghiên cứu.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 13
Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo và qua quá trình đi thực tế địa phương, tác giả bước đầu nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp và sự suy tôn anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tiểu sử, sự nghiệp và sự suy tôn của nhân dân đối với anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tỉnh Kiên Giang và một số địa danh có liên quan đến những nơi Nguyễn Trung Trực đã sống, chiến đấu cũng như những nơi có đình thờ Ông như Long An, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau .
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp:
Phương pháp lịch sử duy vật biện chứng xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử để tìm ra được nội dung nào là sự thật lịch sử, nội dung nào là thần linh được bao bọc bởi lớp vỏ bọc truyền thuyết thần bí.
Phương pháp tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, thư tịch của Pháp, các tác giả Việt Nam là những nhà sử học theo phương pháp luận Mácxit, hay các nhà sử học miền Nam dưới nhiều góc độ khác.
Phương pháp đối chiếu, so sánh giữa các nguồn tư liệu, từ đó tiếp tục phân tích rút ra nhận thức.
Phương pháp điền dã, nghiên cứu trên thực địa, thu thập tư liệu ngoài đến các di tích còn gặp gỡ nhân dân, phụ lão địa phương và sau đó lại so sánh đối chiếu.
Phương pháp liên ngành (khảo cổ học, dân tộc học, văn học, văn hóa học )
Quá trình khai thác tư liệu và xây dựng bố cục được tiến hành như sau:
- Đọc tài liệu và công trình nghiên cứu theo định hướng vấn đề cần tìm hiểu.
- Thực tế địa phương.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 14
- Tóm tắt nội dung tài liệu và sắp xếp theo những vấn đề cần thiết cho khóa luận.
- Viết đề cương.
- Hoàn thành nội dung
V. Cấu trúc đề tài.
Phần mở đầu.
Phần nội dung:
Chương I. Khái quát tỉnh Kiên Giang.
Chương II. Nguyễn Trung Trực và cuộc khởi nghĩa do Ông lãnh đạo.
Chương III. Sự suy tôn anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu .
V. Cấu trúc đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát tỉnh Kiên Giang
I. Lịch sử hình thành .
II. Điều kiện tự nhiên và xã hội .
1. Điều kiện tự nhiên .
2. Xã hội .
Chương II. Nguyễn Trung Trực và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo.
I. Gia phả .
II. Tiểu sử Nguyễn Trung Trực
III. Tính cách ưu việt của Nguyễn Trung Trực
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 3
IV. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo .
1. Bối cảnh lịch sử đất nước.
2. Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo
2.1. Đốt tàu Pháp ở vàm sông Nhật Tảo .
2.2. Tấn công địch bất ngờ tại Vàm Răng .
2.3. Chiến công tại Thủ Thừa .
2.4. Đánh chiếm đồn Kiên Giang .
2.5. Những ngày chiến đấu cuối cùng ở Phú Quốc .
3. Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo
Chương III. Sự suy tôn anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
I. Hình tượng Nguyễn Trung Trực trong lòng nhân dân
II. Hệ thống đình thờ Nguyễn Trung Trực . .
1. Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá – Kiên Giang .
2. Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Tà Niên – huyện Châu Thành - Kiên Giang
3. Các đình thờ khác.
3.1 Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.2. Ở các nơi khác. .
III. Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang .
1. Giai đoạn chuẩn bị .
2. Chương trình lễ hội
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 4
2.1. Phần lễ
2.2. Phần hội .
3. Những giá trị văn hóa lịch sử trong lễ hội Nguyễn Trung Trực
4. Những vấn đề còn hạn chế và một số giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố và phát triển lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang .
4.1. Những vấn đề còn hạn chế tại lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang .
4.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố và phát triển lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
PHẦN KẾT LUẬN .
PHỤ LỤC .
PHỤ LỤC ẢNH
PHỤ LỤC THƠ CA VIẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHỤ LỤC TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC .
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5097 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiên nghĩa khí đối với
dân, với nƣớc của ông. Góp phần tích cực vào việc giáo dục tinh thần yêu nƣớc,
truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý chí khẳng định quyền độc lập, tự chủ của
dân tộc cho thanh thiếu niên hôm nay để hiểu rõ hơn mối quan hệ của quá khứ,
hiện tại và tƣơng lai, nhất là quá khứ hào hùng của dân tộc mà cha ông đã dày
công vun đắp.
Cùng với kinh phí của Nhà nƣớc, tiền công đức, nhân dân trong nƣớc
cũng nhƣ kiều bào ở nƣớc ngoài đã góp tiền xây dựng khu di tích càng ngày càng
đẹp đẽ để phục vụ lễ hội những năm sau đƣợc tốt hơn. Song song đó còn tổ chức
các hoạt động từ thiện nhƣ mở phòng khám chữa bệnh thuốc Nam miễn phí, giúp
đỡ ngƣời tàn tật, mồ côi, gặp nạn rủi ro… Theo truyền thống “nhiễu điều phủ lấy
giá gƣơng” thúc đẩy tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, qua đó ngƣời dự lễ hội còn
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 101
cảm thấy ngoài việc cầu phúc cho bản thân và gia đình mình còn làm đƣợc việc
có ích cho xã hội.
Các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, các trò vui chơi thể thao truyền
thống đƣợc bảo tồn nhƣ: vật, đua thuyền…
Sau lễ hội có phần nhật thanh tài chính rõ ràng. Trong điều kiện kinh phí
nhà nƣớc dành cho việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa với qui mô lớn còn hạn
hẹp, lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang là một trong những sinh hoạt văn
hóa đã đƣợc xã hội hóa rộng rãi nhất.
4. Những vấn đề còn hạn chế và một số giải pháp, kiến nghị nhằm
củng cố và phát triển lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
4.1. Những vấn đề còn hạn chế ở lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên
Giang.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chăm lo cho sự trƣờng tồn
và phát triển sức sống của dân tộc. Trong vốn cổ dân tộc, chúng ta giữ lấy và
phát huy những di sản nào, điều đó không thể không đặt ra khi nói về những giá
trị truyền thống. Sự cân nhắc và lựa chọn ấy thể hiện quá trình tự ý thức dân tộc,
quá trình tự nhận thức, tự khám phá về mình xuất phát từ tầm cao mới của lịch
sử, là quá trình gạn đục khơi trong và là sự tiếp nối dòng chảy liên tục của lịch sử
dân tộc trong thế giới hiện đại. Lễ hội Nguyễn Trung Trực có nhiều mặt tích cực
cần phát huy, đồng thời cũng có cả những hạn chế cần khắc phục đó là:
Chƣa cân đối giữa lễ và hội, ít trò chơi mang tính dân tộc và hiện đại.
Nghi thức lễ tuy đơn giản nhƣng lặp đi, lặp lại khá dài.
Vẫn còn tồn tại tƣ tƣởng mê tín dị đoan trong một số ngƣời nhƣ: dung tục
hóa, vật chất hóa quan hệ Ngƣời – Thần và quan hệ Ngƣời – Ngƣời ở nơi thờ
cúng linh thiêng, đến với lễ hội chỉ mong muốn lợi dụng thần thánh để cầu lộc
cầu tài. Còn rải rác hoạt động sóc thẻ, xin keo, đoán số...
Tuy số vụ vi phạm an ninh trật tự và các loại tội phạm nghiêm trọng có
giảm nhƣng vẫn còn tình trạng móc túi, mất cắp tài sản …
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 102
Do khuôn viên của đình chật hẹp so với nhu cầu phục vụ cho số ngƣời đến
quá đông nên khi có trƣờng hợp cháy, nổ hoặc cấp cứu ngƣời bị thƣơng, bị
ngất… thì việc di chuyển rất khó khăn.
Không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng nhƣng vẫn còn ùn tắc giao
thông.
Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dự lễ hội chƣa cao.
4.2. Một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển lễ hội Nguyễn Trung
Trực ở Kiên Giang.
Di sản văn hóa là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ
thống giá trị của nó, đƣợc chủ thể nhận biết và sử dụng nhằm đáp ứng những
nhu cầu đòi hỏi hiện tại. Điều không thể phủ nhận là lễ hội Nguyễn Trung
Trực chính là di sản văn hóa đƣợc xác định nhƣ một giá trị nền tảng, một tài
sản của quá khứ dành dụm cho hiện tại.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải cải tiến sao cho những giá trị
truyền thống của lễ hội Nguyễn Trung Trực cộng hƣởng với hiện tại, cần hiểu
rõ và thấm nhuần mối quan hệ có tính qui luật khách quan của hai cặp phạm
trù: truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển.
Qua nhiều năm tổ chức lễ hội Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang, có
thể nhận thấy rằng đây là một sinh hoạt văn hóa tinh thần nổi bật, lôi cuốn
nhiều ngƣời tham dự, với nhiều tầng lớp và điều đáng ghi nhận là lớp trẻ ngày
nay ngày càng đƣợc các hình thức văn hóa truyền thống hấp dẫn.
Sự phát triển của xã hội đòi hỏi công tác quản lí Nhà nƣớc về văn hoá
ngày càng mang tính khoa học hơn. Việc định hƣớng chiến lƣợc và xây dựng
kế hoạch hoạt động văn hoá không đƣợc phép chủ quan duy ý chí mà đòi hỏi
xuất phát từ thực tế khách quan. Qua tìm hiểu thực trạng đời sống văn hoá,
nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân Kiên Giang những năm gần đây, tôi xin
đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
Giải pháp về tổ chức, quản lí:
Hiện nay, các hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng chú ý nhiều đến
đề tài lễ hội, các Nghị quyết và quy chế về quản lý lễ hội của Đảng, Nhà nƣớc
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 103
ngày càng đƣợc triển khai sâu, rộng, có cả những "chương trình hành động quốc
gia" ví dụ "chương trình du lịch văn hóa gắn với lễ hội" của ngành du lịch hiện
nay chẳng hạn... Nhƣng quan trọng nhất vẫn là do nhu cầu đòi hỏi của thực tế
cuộc sống mà lễ hội lại có những khả năng để đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Để giữ
gìn và phát huy văn hóa lễ hội gắn với phát triển đất nƣớc, các cơ quan hữu quan
nhƣ du lịch và văn hóa cần bắt tay nhau cùng triển khai nhiều đề án xây dựng
những thiết chế văn hóa có quy mô, bên cạnh việc trùng tu, tôn tạo, phát huy các
di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ mọi hoạt động đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng cao
Cần đầu tƣ chuyên môn để nghiên cứu lễ hội Nguyễn Trung Trực nhƣ một
công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh để có hƣớng đầu tƣ thích đáng.
Thực tế mấy năm qua, nguồn thu đều đảm bảo hoạt động lễ hội và cũng có
tích luỹ cho tu bổ di tích. Tuy nhiên do diện tích mặt bằng của khu di tích quá
hẹp, hơn nữa đình thờ Nguyễn Trung Trực đƣợc xây dựng cách đây đã lâu, mỗi
năm một xuống cấp. Nếu di tích đƣợc tu bổ khang trang, có những cơ sở tiện
nghi phục vụ tốt thì lễ hội mới thu hút ngƣời xem tham dự.
Đề nghị các chính quyền quan tâm chỉ đạo việc tích luỹ, hỗ trợ và vận
động nguồn thu cho việc tôn tạo di tích nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu văn hoá
tinh thần của nhân dân.
Sớm mở rộng cầu sông Kiên, xây dựng cầu khu lấn biển để giảm bớt tình
trạng ùn tắc giao thông. Tiến hành khảo sát, xây dựng đề án tổng thể tổ chức lễ
hội để quy hoạch các tuyến, điểm, khả năng vận động tài trợ; duy trì việc cấm
mua bán khu vực xung quanh khu di tích, các tuyến đƣờng trọng điểm diễn ra lễ
hội. Mở rộng các điểm giữ xe; việc treo đèn lồng phải có quy định rõ ràng, tạo
thẩm mỹ đô thị trong những ngày lễ hội. Các đơn vị, ban ngành có liên quan cần
phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn.
Công tác hậu cần - lễ tân cần đƣợc đảm bảo tốt, chu đáo về nơi ăn ở cho
đồng bào, các đoàn đại biểu trong và ngoài tỉnh.
Chú trọng đến việc hình thành các thị hiếu lành mạnh cho lớp trẻ biết kế
thừa cha ông, đồng thời biết chọn lọc các giá trị văn hoá nhân loại, quan tâm đến
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 104
khía cạnh văn hoá ứng xử trong lễ hội. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho
ngƣời dự lễ hội.
Công tác trật tự an ninh trong lễ hội cần đƣợc phát huy hơn nữa, các hình
thức ăn xin, móc túi, cƣớp giật cần đƣợc xử lý thẳng tay để khách thập phƣơng
đƣợc yên tâm cúng bái, vui chơi khi đến dự
Củng cố phần nghi lễ
Lễ đóng vai trò làm hạt nhân tạo ra hội, là biểu hiện tâm tƣởng của lễ hội.
Dù muốn hay không khi khôi phục những lễ hội truyền thống đều phải duy trì tế
lễ. Tuy nhiên, cần phải giản lƣợc đi, rút ngắn thời gian hơn mà vẫn đảm bảo
nghiêm trang và đủ lệ bộ, nghi thức. Xác định những yếu tố cần kế thừa, loại bỏ.
Đồng thời cần văn bản hoá trình thức nghi lễ.
Trong lễ hội, tính chất nghe nhìn trực quan kết hợp với xúc cảm nghệ
thuật tác động sâu sắc đến ngƣời tham dự, việc trang trí không gian hội rất quan
trọng để gây ấn tƣợng. Cần khai thác những phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại: hiệu
quả của ánh sáng, âm thanh, khói màu, khói thơm.. để buổi tế thêm long trọng và
phổ cập. Cần chú ý các phƣơng tiện đó chỉ là cái tôn tạo cho cuộc tế lễ đƣợc tốt
hơn, hay hơn, đẹp hơn chứ không nên quá lạm dụng làm lấn át, xoá mờ ý nghĩa
của buổi lễ. Bài diễn văn khai mạc cần phải soạn có cảm xúc, nhấn mạnh tính oai
hùng.
Tổ chức thi viết bài văn tƣởng niệm đọc tại lễ hội kết hợp với đánh trống,
chiêng tạo ấn tƣợng dễ nhớ, dễ đi vào lòng ngƣời.
Những ngƣời đƣợc chọn vào đội tế phải là ngƣời có học thức, có đạo đức
và văn hoa. Đồng thời phải nắm đƣợc phong tục và thạo việc.
Cần khai thác và giữ gìn tính độc đáo của địa phƣơng nhƣ: múa lân, múa
rồng, đua thuyền, trang trí các cỗ hoa, cỗ bánh, các tục lệ đẹp trong khi tế lễ và cả
trong hội lễ.
Duy trì các nghi thức dâng hƣơng của các cấp lãnh đạo, khách mời, các
đoàn thể để tỏ rõ sự quan tâm và sự tôn trọng của chính quyền đối với đời sống
văn hoá và phong tục của nhân dân.
Xây dựng kịch bản lễ hội
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 105
Cần có những hình thức nghệ thuật hấp dẫn nhƣ sân khấu hoá các chiến
tích, gƣơng kiên trung, nghĩa khí, các truyền thuyết dân gian về nhân vật anh
hùng lịch sử Nguyễn Trung Trực bằng các chƣơng trình ca múa, cải lƣơng, hoạt
cảnh… trong những lần lễ hội để hiệu quả giáo dục truyền thống đƣợc nâng lên.
Muốn thế phải tổ chức thi sáng tác kịch bản, qua đó chọn những kịch bản hay để
dựng và diễn trong các dịp lễ hội hàng năm.
Để thực hiện tốt công việc này, ngành Văn hoá thông tin cần đầu tƣ vào
việc sáng tác kịch bản lễ hội, có đạo diễn chuyên môn cao và đào tạo đội ngũ
diễn viên chuyên nghiệp hơn. Chú trọng đến hiệu quả kĩ thuật về âm thanh, ánh
sáng.. để mỗi năm vào dịp lễ hội có những kịch bản hay và thu hút hơn.
Phát triển hệ thống trò trong hội:
Ngoài mục đích vui chơi giải trí, các trò diễn, trò chơi, các cuộc thi tài
trong hội không những làm cho nội dung lễ hội thêm phong phú, hấp dẫn, gần
gũi với sinh hoạt đời thƣờng mà còn có tác dụng rèn luyện, kích thích trí tuệ, giáo
dục thẩm mỹ, kỹ năng lao động, tinh thần thƣợng võ nên con ngƣời hữu ích cho
xã hội. Vì vậy cần phải kết hợp các trò chơi mang tính dân tộc với hiện đại: cờ
ngƣời, thi đọc văn sách, nấu cơm, làm bánh, thi bơi, đua thuyền nhƣng hình thức,
trang phục phải tái hiện đƣợc nội dung chủ đề của lễ hội Nguyễn Trung Trực.
Lễ hội dân gian, lễ giỗ để tôn vinh vị anh hùng dân tộc là điều rất cần
thiết. Vì vậy việc thực hiện chƣơng trình lễ và hội phải hết sức cẩn thận và chu
đáo. Làm sao để ý nghĩa của lễ hội đừng bị mất đi vì ý nghĩ chủ quan của ai đó,
hay vì việc gọi là “xã hội hóa”, không nên vì sự khoa trƣơng nào đó mà làm mất
ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 106
KẾT LUẬN
Kiên Giang là một vùng đất mới của Tổ quốc nhƣng lịch sử ngàn xƣa đã
để lại một bề dày rực rỡ với những trang sử chống xâm lăng oanh liệt. Gần 300
năm, nhân dân Kiên Giang phải chiến đấu với các kẻ thù hung bạo, giặc phong
kiến Cao Miên, giặc phong kiến Xiêm La, giặc Pháp, giặc Nhật, giặc Mỹ, giặc
Pôn Pốt. Qua những năm tháng ấy, lịch sử anh hùng chung đúc thành hình tƣợng
anh hùng “Thành đồng Tổ quốc”. Nhìn lại quá khứ, hình tƣợng Nguyễn Trung
Trực, có thể nói đó là một trong những hình tƣợng anh hùng đẹp nhất, sáng chói
nhất của thế kỉ XIX.
“Sanh vi tướng, tử vi thần”, đó là câu nói, là quan niệm của nhân dân ta
về những ngƣời “Vị quốc vong thân”. Nhƣng không phải bất kỳ ai hy sinh vì đất
nƣớc cũng đều đƣợc nhân dân ta phong làm thần. Trong tỉnh Kiên Giang của
chúng ta chỉ có 5 ngƣời đƣợc phong thần, trong đó 3 ngƣời đƣợc triều đình
phong sắc là Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và Mạc Tử Hoàng. Còn lại hai ngƣời
không có sắc phong của triều đình nhƣng cũng đƣợc coi là thần, hay là đƣợc
nhân dân phong thần, đó là Nguyễn Hiền Điều và Nguyễn Trung Trực.
Giữa những khuôn mặt anh hùng, liệt sĩ yêu nƣớc chống Pháp nửa sau thế
kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực quả là một diện mạo có những nét độc đáo riêng.
Phía sau các chiến công “Hỏa hồng Nhật Tảo và kiếm bạt Kiên Giang”, ngƣời ta
có thể thấy đƣợc một cuộc đời, một sự nghiệp không giống với ở những ngƣời
yêu nƣớc đƣơng thời nhƣ Trƣơng Định, Phan Trung, Võ Duy Dƣơng hay Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Trần Thiện Chánh.
Là một thanh niên nông dân làm nghề chài lƣới, Nguyễn Trung Trực yêu
nƣớc và đánh giặc theo cách hiểu và cách suy nghĩ của giai cấp mình, lứa tuổi
mình, không bị trói buộc bởi các quan niệm trung quân nhƣ các nhà nho – trí
thức yêu nƣớc đƣơng thời, cũng không bị gò bó trong chiến pháp binh thƣ của
quân đội phong kiến nhƣ nhiều tƣớng lĩnh triều đình buổi ấy. Cần nhấn mạnh
rằng từ khía cạnh tìm hiểu một nhân vật lịch sử, thân thế và hành trang của
Nguyễn Trung Trực là một vấn đề đáng đƣợc đặc biệt quan tâm. Ông hy sinh khi
còn quá trẻ, nguồn gốc xuất hiện lại giống nhƣ nhiều ngƣời lao động bình
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 107
thƣờng, nên không đƣợc các sử sách phong kiến ghi chép gì nhiều, tài liệu của
các sử gia phƣơng Tây ghi chép về ông cũng không có bao nhiêu, lại không tập
trung. Đến nay thì quê quán nguồn gốc gia đình của ông đã đƣợc xác định, song
về các dữ kiện để đem đến cho lịch sử Việt Nam một Nguyễn Trung Trực thì
chúng ta cần phải nổ lực nhiều hơn. Chẳng hạn mối quan hệ giữa Nguyễn Trung
Trực với những ngƣời yêu nƣớc đƣơng thời nhƣ Trƣơng Định, Huỳnh Mẫn Đạt
hay những hoạt động của ông trong thời gian 7 năm giữa trận Nhật Tảo và trận
Kiên Giang… là những chi tiết không thể không tìm hiểu. Một niên biểu Nguyễn
Trung Trực chính xác và cặn kẻ sẽ giúp những ngƣời quan tâm tới Nguyễn Trung
Trực hiểu rõ hơn về ông.
Mặt khác giống nhƣ Trƣơng Định, Nguyễn Duy Dƣơng, trong phong trào
chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực chỉ nổi lên nhƣ một thủ lĩnh
nghĩa quân, chỉ hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực quân sự - võ trang. Nhƣng cũng
cần thấy rõ nét khác biệt của ông với những ngƣời nói trên, Nguyễn Trung Trực
không tổ chức chiến khu nhƣ Nguyễn Duy Dƣơng, cũng không “đắp lũy hàn
sông” nhƣ Trƣơng Định.
Trong hai trận Nhật Tảo và Kiên Giang, ngƣời ta đều thấy ông chủ động
tấn công, dùng lối đánh tập kích để giải quyết chiến trƣờng, tƣ tƣởng quân sự tích
cực và lối đánh dùng chiến thuật chống kỹ thuật đầy sáng tạo ấy đã thể hiện tinh
thần yêu nƣớc và bản lĩnh văn hóa của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh
chống lại kẻ thù mạnh hơn về lực lƣợng võ trang.
Cũng cần nhắc lại rằng chiếc chiến hạm Esperance là pháo thuyền đầu tiên
của thực dân Pháp bị tiêu diệt ở Việt Nam, đồn Kiên Giang là căn cứ duy nhất
của địch bị nghĩa quân chiếm lại sau khi chúng chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ
năm 1867. Sự nghiệp cứu nƣớc của Nguyễn Trung Trực vì vậy không chỉ giới
hạn trong những chiến công cụ thể mà ông đã cùng nhân dân mình giành đƣợc
trên chiến trƣờng chống Pháp. Nó còn biểu ngay từ cái cách thức mà ông đi đến
những chiến công ấy, nghĩa là từ lòng yêu nƣớc nồng nàn và quyết tâm đánh đuổi
giặc ngoại xâm. Các thế hệ ngƣời sau tự hào và khâm phục Nguyễn Trung Trực
có lẽ chủ yếu ở điểm này.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 108
Sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, khá nhiều truyền thuyết, giai thoại về
tài trí, mƣu lƣợc của vị anh hùng này lúc sinh thời và sự hiển thánh của ông.
Chúng ta cần phân biệt những truyền thuyết, giai thoại do nhân dân dựa trên sự
thật có cƣờng điệu để ca tụng một nhân vật mà họ hết lòng kính phục với những
sản phẩm hƣ cấu của các nhà viết tiểu thuyết, viết văn. Có nhiều chi tiết trong các
tác phẩm văn học viết về một nhân vật nào đó đƣợc hƣ cấu cho tác phẩm thêm
phần sinh động, hấp dẫn ngƣời đọc. Khi viết về Nguyễn Trung Trực, dĩ nhiên tác
giả cũng muốn tôn vinh vị anh hùng này, nhƣng vốn là một nhà văn nên có
những chi tiết không thật sự thuyết phục về mặt khoa học. Còn nhân dân khi thêu
dệt truyền thuyết thì mộc mạc, chân chất và gần với sự thật hơn. Tuy nhiên cũng
có những truyền thuyết mang tính hƣ cấu và cƣờng điệu khi thần thánh hóa nhân
vật mà họ yêu mến.
Nguyễn Trung Trực là một nhân vật đƣợc nhân dân tôn là thần, do đó có
những truyền thuyết đƣợc thần thánh hóa nhƣ: Tính phi phàm về sức khỏe và võ
nghệ của ông nhƣ chống côn nhảy qua rạch Tà Niên; khi bị xử trảm, ông đƣa hai
tay đở lấy đầu cho vào hòm chứ không để đầu rơi xuống đất; khi đã mất, ông đƣa
quân xuất hiện trên biển quấy rối quân Pháp; bên mộ của ông thƣờng có tiếng
quân reo, gƣơm khua. .
Nhƣ vậy, nhân dân Kiên Giang đã cho Nguyễn Trung Trực là một thần
nhân từ khi ông còn sống và hiển thánh ngay sau khi hy sinh. Đặc biệt là câu nói:
“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Một câu
nói không chỉ thể hiện bản chất anh hùng của một cá nhân, mà đó là sự kết tinh
hào khí của cả dân tộc, thể hiện bản chất anh hùng dân tộc Việt Nam ta trong
công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nƣớc.
Nguyễn Trung Trực nằm xuống, nhƣng hàng triệu con cháu Nguyễn
Trung Trực đứng lên kế thừa ý chí kiên cƣờng của Ông đã đem lại cho Tổ quốc
hàng loạt chiến thắng lẫy lừng và hiển hách. Phải chăng với tấm lòng yêu nƣớc
thƣơng dân và lí tƣởng đấu tranh cao cả, vì sự sống còn của dân tộc, Nguyễn
Trung Trực đã viết nên bản anh hùng ca tuyệt đẹp của nhân dân ta thời ấy. Cái
đáng quí mà ngƣời anh hùng Nguyễn Trung Trực để lại cho dân tộc ta không
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 109
phải chỉ là những chiến công vang dội đƣợc sử sách và ngƣời đời sau ghi nhớ mà
cái đọng lại, tinh tuý nhất trong toàn bộ cuộc đời ông đó là đạo lý làm ngƣời Việt
Nam trong hoàn cảnh nƣớc sôi lửa bỏng của dân tộc. Đạo lý đó biểu hiện ở tinh
thần xƣớng nghĩa, tụ họp hào kiệt bốn phƣơng đánh đuổi giặc ngoai xâm, bất
chấp tƣơng quan lực lƣợng, không khuất phục trƣớc sức mạnh của kẻ thù.
Nguyễn Trung Trực hy sinh vì đất nƣớc, nhân dân Kiên Giang đã thờ ông
nhƣ một vị thần, nhƣng do điều kiện bị quân Pháp đô hộ nên triều đình không có
sắc phong thần cho ông. Cho dù không có sắc phong của vua, nhƣng nhân dân
vẫn thờ Nguyễn Trung Trực với tƣ cách là một vị thần bởi Nguyễn Trung Trực là
thủ lĩnh của nghĩa quân, bởi lòng trung trinh với đất nƣớc và khí phách của một
vị tƣớng quân chứ không phải chỉ là thờ một ngƣời có công với đất nƣớc bình
thƣờng khác.
Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu thành kính và sự chiêm bái tiền nhân, nhu
cầu hƣởng thụ văn hóa tín ngƣỡng chính đáng của nhân dân. Lễ hội Anh hùng
dân tộc Nguyễn Trung Trực là một ngày hội văn hóa truyền thống của tỉnh Kiên
Giang đã có từ hơn 100 năm nay, diễn ra các ngày 26, 27, 28 tháng 8 Âm lịch.
Ngày trƣớc, hình thức tổ chức còn nặng về phần lễ. Kể từ năm 2003 trở đi, lễ hội
đìnn Nguyễn Trung Trực đƣợc xem là một trong những sự kiện văn hoá lớn
mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc, thu hút đông
đảo du khách đến tham gia. Ngoài phần lễ nhƣ truyền thống, còn có phần hội với
chƣơng trình giao lƣu văn hoá giữa đồng bào các dân tộc: Kinh - Hoa – Kh’mer
và nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Đến Kiên Giang vào dịp lễ hội, mọi ngƣời sẽ
hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hoá của vùng đất này.
Sức thu hút của Lễ hội đình Nguyễn Trung Trực rất lớn, là nguyên nhân
vì sao mỗi năm lƣợng khách đến tham dự mỗi tăng một cách tự phát. Những
ngƣời đến tham dự lễ hội thƣờng xuyên, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng
còn có sự mong muốn hƣởng thụ hoạt động văn hóa lớn của cộng đồng, còn là
dịp để họ tìm hiểu vùng đất Kiên Giang.
Xã hội càng phát triển văn minh, hiện đại, Lễ hội trở thành “món ăn” tinh
thần đặc sắc, không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân cƣ ở vùng đồng
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 110
bằng sông Cửu Long. Nếu so với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ của Châu Đốc (An
Giang), lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen, Tây Ninh) thì Lễ hội Nguyễn
Trung Trực thu hút một lƣợng khách đông và đa dạng không kém. Đây còn
chính là cơ hội để ngành du lịch tuyên truyền quảng bá, tổ chức các tua du lịch
liên kết: tour tham quan đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Tà Niên và Phú Quốc,
kết hợp du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa tại Rạch Giá, tham quan
thắng cảnh Hà Tiên, sinh thái U Minh Thƣợng... Nếu trong tƣơng lai có thể kết
hợp lễ hội này tổ chức thành tháng du lịch tìm hiểu Kiên Giang thì sẽ là cơ hội
rất tốt cho mảng du lịch văn hóa phát triển. Từ lễ hội Nguyễn Trung Trực tại TP.
Rạch Giá các tổ chức dịch vụ du lịch có thể tuyên truyền giới thiệu khách đến
các vùng du lịch khác trong tỉnh một cách thuận lợi. Ngoài Lễ hội đình Nguyễn
Trung Trực, Kiên Giang còn có một số lễ hội dân gian truyền thống thu hút đông
đảo ngƣời tham dự nhƣ: lễ kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các (Hà Tiên), Lễ hội
Ook Om Book đua ghe ngo trên sông Cái Lớn (Gò Quao) là những lợi thế và
tiềm năng mà ngành du lịch Kiên Giang cần đƣợc quan tâm khai thác đúng mức.
Đến với lễ hội Nguyễn Trung Trực, ngƣời ta có niềm tin vào sự có mặt
của vị thần mà trong lòng tâm thức ngƣời Kiên Giang là vị thần bảo trợ mình.
Không gian trầm lặng, tôn nghiêm của ngôi đình nằm cạnh biển, dƣới tàng cây
cổ thụ đƣợc bừng dậy bởi sắc màu của cờ, hoa, kiệu, quạt và đồ khí tự khác, bởi
những âm thanh của các loại nhạc khí, bởi những nhịp điệu uyển chuyển của
những đội múa rồng, múa lân…. Thế nhƣng cái yếu tố chính của lễ hội chính là
sự hiện diện của hàng ngàn, hàng vạn con cháu từ khắp nơi cùng về tụ hội với
tiền nhân. Sự lặp đi lặp lại một cách định kì của ngày lễ hội ngày càng đƣợc
nâng cao dần cho trang nghiêm hơn, đẹp hơn, vui hơn, đông hơn. Đó chính là sự
chuyển tải truyền thống qua nội dung giáo dục của lễ hội. Cái không khí thiêng
liêng ấy đã khơi dậy cái thiện và cái mỹ trong mỗi con ngƣời, thôi thúc họ vƣơn
tới lí tƣởng sống cao đẹp hơn.
Trong cuộc sống mọi mặt của ngƣời dân Kiên Giang, có muôn vàn cái
phát sinh do nhu cầu cuộc sống trƣớc mắt, rối nó tự loại bỏ hoặc bị quên đi do
không thích hợp với sự phát triển của con ngƣời. Những cái còn lại là cần thiết
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 111
mãi mãi cho cuộc sống và đƣợc sàng lọc đi, sàng lọc lại để càng về sau càng
phát triển cao hơn, lấp lánh tỏa sáng nhƣ những viên ngọc. Một trong những cái
tồn tại theo qui luật đó chính là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với
những giá trị văn hóa lịch sử quí báu.
Xung quanh đề tài còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải quyết hết do những lí
do chủ quan và khách quan. Vì vậy trong tƣơng lai, tác giả hy vọng sẽ tiếp tục
một vài công việc sau đây ở một thời gian gần nhất:
- Tiếp tục đi thực tế tìm hiểu tất cả các đình thờ Nguyễn
Trung Trực trên địa bàn các nơi trên địa bàn Kiên Giang cũng nhƣ các nơi
khác ngoài tỉnh, nhất là nguồn gốc hình thành và sự suy tôn dƣới các hình
thức đa dạng của nhân dân địa phƣơng.
- Đi thực tế quê hƣơng của Nguyễn Trung Trực ở Bình Định
và Long An.
- Tiếp tục bổ sung những truyền thuyết liên quan đến cuộc
đời, sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực.
- Nghiên cứu để phân tích, làm rõ qui luật hinh thành văn hóa
tôn thần ở miền Tây Nam bộ.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 112
PHỤ LỤC THƠ CA VIẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC
Sau khi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh, có nhiều nhà thơ,
học giả đƣơng thời và nhiều thế hệ tiếp theo sang tác thơ văn ca ngợi và tri ân.
Có truyền thuyết kể rằng, khi nghe tin cụ Nguyễn bị giặc Pháp hành quyết
ở Kiên Giang vua Tự Đức vô cùng thƣơng tiếc. Vua sai quan Hoàng giáp Lê
Khắc Cần làm lễ truy điệu đọc một bài điếu. Nhƣng theo tác giả Nguyễn Thị
Thanh Xuân trong Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trung Trực
thì bài thơ này của nhà thơ yêu nƣớc Trƣơng Gia Mô. Nội dung nhƣ sau:
Ủy bi ngƣ nhân
Hùng tại quốc sĩ
Hỏa Nhật Tảo thuyền
Đồ Kiên Giang lũy
Địch khái đồng cừu
Thân tiên tự thỉ
Hiệu khí cổ kim
Thử nhân nam tử
Xích huyết hoàng sa
Ô hô dĩ hĩ
Huyết thực thiên thu
Chƣơng ngã trung nghĩa
BẢN DỊCH CỦA THÁI BẠCH
Giỏi thay ngƣời chài
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhật Tảo
Phá lũy Kiên Giang
Thù nƣớc chƣa xong
Thân sao đã mất
Hiệu khí xƣa nay
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 113
Ngƣời nam tử ấy
Máu đỏ cát vàng
Hỡi ôi thôi vậy
Ngàn năm hƣơng khói
Trung nghĩa còn đây.
Huỳnh Mẫn Đạt làm quan tuần phủ tỉnh Hà Tiên, về hƣu trí tại kiên
Giang, không chịu hợp tác với giặc. Huỳnh Mẫn Đạt là nhà thơ nổi tiếng với bài
khóc Nguyễn Trung Trực, nguyên văn nhƣ sau:
ĐIẾU NGUYỄN TRUNG TRỰC
Thắng phụ nhung trƣờng bất túc luân
Đồi ba để trụ ức ngƣ dân
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi thƣờng tiêu tiết nghĩa
Lƣỡng toàn vô úy báo quân thân
Anh hùng cƣờng cảnh phƣơng danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân
CAO VĂN THỈNH dịch
Thắng bại chi bàn việc tƣớng quân
Ngƣời chài trụ đá khúc gian truân
Lửa bừng Nhật Tảo râm trời đất
Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỉ thần
Một sớm nhẹ mình nêu tiết nghĩa
Đôi đƣờng trọn nghĩa báo quân thân
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lƣng chết thẹn dần
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 114
Sau khi đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá đƣợc tu tạo khang trang,
giáo sƣ Lý Văn Hùng đã ca ngợi Nguyễn Trung Trực một bài thất ngôn bát cú:
Phiên âm:
ĐỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC TƢỚNG QUÂN MIẾU
Đại nghĩa chiêu chiêu chính khí thần
Phò nguy bất khuất liệt tòng huân
Bát niên hãn mã mông nam thổ
Nhất phiến đan tâm củng bắc thần
Nhựt Tảo tung hoành ham sát địch
Kiên Giang khảng khái chí thành nhân
Tân lao báo quốc huân trƣờng tạo
Trung Trực nhƣ công vạn cổ tân.
Phỏng dịch:
Sáng trƣng chính khí một vừng
Cứu nguy, dân hƣởng bóng tùng che xanh
Tám năm diệt lũ xâm lăng
Thủy chung vì nƣớc vì dân một đời
Vàm Nhựt Tảo lửa ngút trời
Kiên Giang đồn giặc một hồi tan hoang
Tiếng thơm muôn thuở còn vang
Tuổi xanh, xanh mãi bên hang cây xanh.
Đây là hai bài họa tiêu biểu của tác giả Quách Dịch Chi và Diêu Thanh Ba
Phiên âm
VẬN HỌA LÝ VĂN HÙNG GIÁO SƢ ĐỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC
TƢỚNG QUÂN MIẾU
Xích đản trung can anh khí thân
Thanh cao khí tiết thúy tòng huân
Hỏa công Nhật Tảo kinh thiên địa
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 115
Uy chấn Kiên Giang động đẩu thần
Trung hiếu nan toàn ninh tận kiết
Quốc ân vị báo khái thành nhân
Liệt oanh sử tích chiêu thiên cổ
Miếu tự cựu cƣơng phạm vĩnh tân
QUÁCH DỊCH CHI
Dịch nghĩa:
Lòng dũng cảm, khí tiết anh hùng tỏa ra
Chí thanh cao nhƣ rễ cây tùng bám chắc
Trận hỏa công ở Nhật Tảo làm trời đất phải sợ
Trận phá thành ở Kiên Giang làm rung động các vì sao
Chữ trung chữ hiếu khó vẹn nhƣng vẫn giữ khí tiết
Ơn nƣớc chƣa trả đƣợc nhƣng đã thành nhân
Dấu vết anh hùng sáng mãi ngàn năm
Miếu thờ bên vàm sông còn lƣu truyền mãi.
Phiên âm:
VẬN HỌA LÝ VĂN VĂN HÙNG GIÁO SƢ ĐỀ NGUYỄN TRUNG
TRỰC TƢỚNG QUÂN MIẾU
Anh phong lẫm lẫm chí trƣờng thân
Trung nghĩa thƣờng chiêu cánh tiết huân
Chính khí hạo nhiên đồng nhật nguyệt
Đan tâm bỉnh thí chiếu tinh thần
Dƣơng uy Nhật Tảo sam ngoạn địch
Tráng liệt Kiên Giang khái thành nhân
Vạn cờ anh linh thùy hải điện
Ƣ kim miếu vũ khánh trùng tân
DIỆU THANH BA
Dịch nghĩa:
Ngƣời anh hùng oai phong lẫm liệt và chí to lớn
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 116
Lòng trung nghĩa nhƣ ánh sáng, nhƣ rễ cây cứng cỏi
Ánh sáng rực rỡ của chính nghĩa ngang với mặt trời, mặt trăng
Tấm lòng son vằng vặc nhƣ sao sa
Đánh trận Nhựt Tảo làm kẻ thù run sợ
Hy sinh ở Kiên Giang, lòng nhân cao cả
Điện thờ bên bờ biển linh thiêng mãi mãi
Nay lại một lần tu sửa cho mới
Trong đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá còn lƣu lại một bài thơ ca
ngợi ngƣời anh hùng nhƣ sau (bài thơ không ghi tên tác giả và không có đề):
Phiên âm:
Ngƣ thôn tuấn kiệt kỷ đa nhân
Kiên phụ quốc cừu bất tích thân
Kiếm phá Kiên thành kinh bao địch
Hỏa phần Nhật Tảo tỉnh lê dân
Phất vi phu quy đoạt hùng chí
Mãn đã đầu lƣ toàn nghĩa nhân
Trung hiếu thiên thu cộng cảnh ngƣỡng
Kim đan sử tích vạn niên trần
Dịch thơ:
Chài lƣới anh hùng có mấy ai
Trong cơn quốc biến quyết ra tài
Lửa bừng Nhật Tảo kinh tâm địch
Gƣơm loáng kiên thành thỏa chí trai
Yêu nƣớc xem thƣờng mồi phú quí
Thƣơng dân coi nhẹ tấm hình hài
Nghìn thu chiêm ngƣỡng gƣơng trung hiếu
Tô đậm vàng son nét chẳng phai.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 117
PHỤ LỤC TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYỄN TRUNG TRỰC
1. CHUYỆN VỀ ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
Nguyễn Trung Trực lúc nhỏ tên Nguyễn Văn Lịch, là con thứ năm của
một gia đình chài lƣới Xóm Nghề - xóm của những ngƣời chuyên nghề hạ bạc - ở
Phủ Tân An (nay là ấp 4, xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ngày có
tên riêng là Chơn (hiểu là Chân) còn đƣợc gọi là Năm Lịch. Ngài mồ côi cha từ
nhỏ, sống với mẹ già trong cảnh thanh bần và tấm lòng hiếu thảo hiếm có. Vốn
hiếu động từ nhỏ lại con nhà chìa lƣới nên Ngài có tài bƣơi nhƣ rái cá, rất thành
thạo nghề sông nƣớc. Trƣởng thành Ngài đã là một chàng trai vạm vỡ. Nhƣng
tánh tình điềm đạm, hình vóc trung trung khiến Ngài có vẽ nho sinh hơn võ
tƣớng. Bởi hoàn cảnh gia đình thiếu thốn và cô đơn, Ngài cam chịu kém phần
khoa cử nhƣng rất tinh thông võ nghệ.
Tƣơng truyền dù bị hàng trăm ngƣời bao vây, Ngài muốn thoát ra đƣờng
nào cũng đƣợc. Với một thanh đao, Ngài có thể phóng qua mái nhà, qua kênh
rạch. Sau này ở Tà Niên, khi Ngài múa roi, trẻ con ném đá không bao giờ phạm
đến mình. Nhằm lúc nƣớc nhà gặp cơn nguy khốn vì giặc Pháp xâm lăng, vốn có
lòng ƣu qân ái quốc, Ngài cùng bạn là Nguyễn Văn Cầm chiêu binh mãi mã, lập
đội nghĩa binh chống lại quân thù. Nhận thấy cụ Nguyễn Tri Phƣơng là danh
tƣớng đƣơng thời, có đồn lũy kiên cố mà không thể ngăn chặn đƣợc sức tấn công
của giặc. Ngài không áp dụng theo lối đánh công khia mà áp dụng lối đánh du
kích và chiến lƣợc tiêu hao.
Ngày 11-12-1861, Ngài chỉ huy đột kích tàu Esperance tại vàm Nhật Tảo,
tiêu diệt tất cả quân địch và chính Ngài đã bêu đầu trung tá Parfait. Nhờ chiến
thắng này, Ngài đƣợc vua Tự Đức tuyên dƣơng công trạng và chiếu chỉ sửa đổi
tên Ngài là Nguyễn Trung Trực.
Sau đó Ngài liền hợp với cụ Trƣơng Công Định tại Gò Công, tiếp tục
đánh phá các đồn bốt của địch trong vùng Thuộc Nhiêu Thủ Thừa, Mỹ Hạnh,
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 118
Phƣớc Lý, Long Thạnh, Phú Lâm, Bà Hom. Cụ Trƣơng Công Định vì mắc mƣu
tên phản bội Huỳnh Công Tấn, đã bị sát hại đêm 20-8-1864. Qua năm 1867 ba
tỉnh miền Tây Nam kỳ lọt vào tay giặc Pháp. Tình thế thật khó khăn nhƣng ngài
không nản lòng thối chí. Ngài chuyển binh về các miền Châu Đốc, Long Xuyên,
Rạch Giá, Hà Tiên. Ngài đi khắp vùng Thất Sơn, đến Vịnh Thái Lan, có lúc ẩn
náu ở cù lao Ông Chƣởng.
Đang hoạt động tại miền An Giang, nghe tin bạn là Nguyễn Văn Cẩm bị
giặc bắt tại đồn Kiên Giang, Ngài liền tới Hòn Chông, huy động binh sĩ vào
chiếm lấy đồn này. Ngài đƣợc sự trợ lực hăng hái của Cai Thoại, một nghĩa binh
có sức mạnh phi thƣờng; bà Điều, một bà già bán quán tại Tà Niên làm liên lạc
và tình báo; và Bếp Cân nội tuyến trong hàng ngũ lính mã tà của Pháp. Ngài đã
hạ đồn Kiên Giang trong một đêm và làm cho quân địch không kịp trở tay. Một
thời gian sau viện binh của giặc từ Sài Gòn kéo đến. Thế giặc khá mạnh làm cho
Ngài chống cự không ngổi phải lui binh ra Phú Quốc. Quân Pháp đuổi theo, giao
chiến liên tiếp. Trong cơn binh lửa, ngƣời chăn gối với Ngài lâm bồn, thọ bệnh
đến chết. Đứa con thơ không ngƣời săn sóc cũng chết theo mẹ.
Lãnh binh Tấn thừa lệnh của giặc, ra tận Phú Quốc tìm Ngài để khuyên
dụ. không thể gặp Ngài, Tấn bắt mẹ Ngài, tra tấn tàn bạo, bắt chỉ nơi ngài ẩn trú.
Thấy vận nƣớc đang suy, khó cứu nổi cơ đồ, lại không đành để mẹ mình chịu đau
khổ và dân làng bị hành hạ, Ngài chịu ra đổi mạng. Nghĩa quân không ngƣời nào
nỡ trói tay ngài, Ngài đành tự tay trói mình bằng cọng rau muống biển, đích thân
đến gặp giặc.
Huỳnh Công Tấn mừng rỡ tƣởng đã thành công, liền cho ngƣời chèo ghe
hầu đến đón. Đây là kiểu ghe trang trí sang trọng chỉ dành cho quan lại. Đội Tấn
dỡ trò đối xử tử tế, khuyên dụ ngài theo Pháp, sẽ đƣợc hƣởng lợi lộc và đƣợc
giao chức lớn. Ngài khẳng khái đáp:
Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì mà tôi có thể chặt đầu tất cả bọn
Tây!
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 119
Một tên sĩ quan Pháp bảo rằng, dù Ngài có theo chúng hay không chúng
cũng tiêu dệt hết phong trào kháng Pháp. Ngài bảo: “Bao giờ người Tây nhổ hết
cỏ nước Nam mới hết người Ngài đánh Tây!”
Bọn giặc cho ngài suy nghĩ trong bảy hôm. Đúng hẹn Ngài mặc võ phục
đeo kiếm đến trƣớc mặt kẻ thù. Ngài rút kiếm chém xuống đất, thà chịu rơi đầu
chứ không chịu đầu hàng. Từ chối tất cả mọi vinh quang, phú quí mà Pháp đem
ra mua chuộc, Ngài hiên ngang chấp nhận cái chết, cho trọn niềm trung quân
vƣơng, hiếu phụ mẫu. Bấy giờ gọi là tôn trọng luật lệ xƣa của triều đình, giặc cho
phép đồng bào Rạch Giá đến bày tỏ lòng kính trọng với Ngài. Đồng bào Tà Niên
kéo đến chợ trải chiếu bông – đặc sản quê hƣơng – dọn sẵn bữa cơm ngon kính
dâng Ngài, coi nhƣ tế sống tạ ơn lần chót. Ngày 27-10-1868, giặc lập pháp
trƣờng (tại bƣu điện Rạch Giá ngày nay). Ngài đƣợc đồng bào may cho chiếc áo
mới, kiểu vạt hò cổ truyền. vì không có gan cầm gƣơm chém Ngài nên Pháp phải
mƣớn một tên lƣu manh say rƣợu thi hành bản án26. Khi mang gƣơm đến gần
Ngài hắn sợ, quỳ sụp xuống tạ lỗi trƣớc. Ngài vẫn bình tĩnh, bảo hắn cứ làm phận
sự và phải chém ngang cổ cho ngọt.
Tƣơng truyền trƣớc giờ bị hành quyết, Ngài vẫn còn làm một bài thơ tứ
tuyệt:
“Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên
Yêu gian đảm khí hữu long tuyền
Anh hung nhược ngộ vô dụng địa
Báo hận thâm cừu bất đái thiên”
Nhà thơ Đông Hồ dịch:
“Theo việc binh nhung tự thuở trai
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài
Anh hùng gặp phải hồi không đất
Thù hận chan chan chẳng đội trời”
26 Sơn Nam – Lê Đình Kỵ lại ghi rõ đó là tên Bòn, ngƣời Khmer, tay sai của thực dân Pháp, quê quán ở
chùa Phật Lớn.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 120
Thế rồi, lƣỡi dao đao phủ chém xuống. Đầu Ngài rơi, nhƣng hai tay của
Ngài đƣa lên hứng lấy đặt lại chỗ cũ. Đôi mắt của Ngài vẫn chừng chừng sáng
quác, làm cho ai nấy cũng phải kinh hoàng và thán phục. Tƣơng truyền, tuy bị
chém nhƣng đầu Ngài chƣa đứt hẳn, máu từ cổ phun ra nhƣ cầu vồng. Mắt Ngài
mở to, nhìn thẳng vào kẻ chém mình, nó ngã lăn tắt thở. Mắt Ngài nghiêng về
bên phải, một loạt tên khác và tay sai gục xuống. Mắt Ngài nghiêng về bên trái,
một loạt tên khác lìa đời. Bọn Pháp hốt hoảng vội cắt rời đầu Ngài, đem chôn kín
một nơi. Nhân dân tìm mãi mới thấy cái xác không đầu đem về mai táng (ở khu
vực Khám Lớn bây giờ). Nhiều ngƣời kín đáo lập bàn thờ Ngài, để tang Ngài và
làm giỗ cho Ngài. Một số lính mã tà đã trồng trên đầu mộ Ngài một cây đa.
Chúng thƣờng lén giặc Pháp đến lạy lục, vái van trƣớc phần mộ Ngài.
Mƣời năm sau có ngƣời tìm đƣợc phần đầu Ngài, rửa sạch, kính cẩn đặt
lên khay phủ vải đỏ mang đi lãnh sắc thần vua ban, rồi về lập đền thờ Vĩnh Huề
để thờ. Về sau nhân dân rƣớc sắc thần Ngài về đình Cá Ông ở Vĩnh Thanh Vân.
Từ đó, đình cá Ông trở thành đình thờ Ngài cho đến ngày nay. Hàng năm, nhân
dân đều cử hành tế lễ theo nghi thức lễ thần thành hoàng bổn kiểng.
Nhân dân còn kể rằng chỗ Ngài tuẫn tiết, đêm đêm vẫn vang lên tiếng kèn
Ngài thúc quân, tiếng binh sĩ hò reo, tiếng cọ xát của vũ khí bằng sắt. Bọn Pháp ở
đây không bao giờ có một giấc ngủ yên lành. Mãi đến khi tên chủ tỉnh ngƣời
Pháp không còn chịu nổi, bị lo sợ ám ảnh thƣờng xuyên, phải rào lại khu vực ấy
mới tạm yên.
(Tổng hợp từ: Toan Ánh (1998), Hội hè đình đám Việt Nam, NXB
TP.HCM. Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực,
NXB Trẻ, TP.HCM. Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Nghìn năm bia miệng, tập II,
NXB TP.HCM)
2. CÁC TRUYỆN VỀ NHÂN VẬT LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC KHỞI
NGHĨA NGUYỄN TRUNG TRỰC
2.1. Lâm Quang Ky liều thân cứu bạn
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 121
Theo truyền khẩu của các vị kỳ lão địa phƣơng, Lâm Quang Ky là bạn của
Nguyễn Trung Trực, ngƣời vùng Tà Niên (Rạch Giá). Ông Nguyễn sau khi đánh
Pháp một trận tơi bời ở vàm sông Nhựt Tảo, liền xuôi xuống Rạch Giá và bí mật
vào ở nhà cụ Lâm. Hai ngƣời rất tƣơng đắc trong mƣu đồ đánh Pháp. Tại đây
Lâm Quang Ky đã giới thiệu cho ông Nguyễn thêm bốn đồng chí của mình là
Ngô Văn Bút, Hồng Văn Ngàn, Nguyễn Văn Miên và Trịnh Văn Tƣ.
Trong trận đánh chiếm đồn Kiên Giang, đêm 16/6/1868, Lâm Quang Ky
là ngƣời có công lớn. Sau khi chiếm đƣợc thành ông Nguyễn đích thân lên Núi
Sập để xây cản đắp chắn ngang sông. Việc giữ thành ông giao lại cho Lâm
Quang Ky.
Giặc Pháp vội vã huy động quân theo kinh núi Sập tái chiếm lại thành
Kiên Giang. Cụ Lâm Quang Ky đã kiên cƣờng giữ vững thành từ sáng ngày 16
đến chiều ngày 21/6/1868. Không đƣơng cự đƣợc lâu dài, cụ rút một toán quân
về kinh thứ 10 rồi Đầm Cùng, Bãi Háp.
Khi ông Nguyễn rút quân ra ẩn ở Phú Quốc, Pháp nghe lời Việt gian
Huỳnh Công Tấn bắt mẹ ông và truyền rao gọi ông về quy hàng. Cụ Lâm Quang
Ky quyết tâm đứng ra chết thay cho ông Nguyễn để ông tiếp tục sống mà lập chi
lớn đánh Pháp.
Cụ lập kế giả trang làm ông Nguyễn ra hàng. Trƣớc khi nạp mình, cụ đem
khai trầu rƣợu, đến quỳ trƣớc mặt thân sinh cụ là Cai tổng Lâm Quang Diêu để
xin tha tội bất hiếu. Cụ Diêu nâng ly rƣợu uống và ca ngợi hành động của con.
Quân Pháp tƣởng vớ đƣợc địch thủ lợi hại liền đem ra xử chém. Nhƣng
khi chém xong, tên Việt gian là đội Lƣợm, nguyên là bộ hạ của Lâm Quang Ky,
nhận diện ra cụ. Giặc mới biết đấy không phải là Nguyễn Trung Trực mà là cụ
Lâm giả dạng. Tuy nhiên thấy cụ là ngƣời tiết nghỉa nên chúng cho thân nhân cụ
đem xác về chôn.
Mộ của cụ hiện ở Ấp Vĩnh Thanh A, ngang đình thần xéo về hƣớng Đông
– Đông Nam, đƣợc con cháu trùng tu kiến thiết rất thẩm mĩ.
(Theo Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung
Trực, NXB Trẻ, TP.HCM)
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 122
2.2.Bà Điều – Bà Đỏ
Trong nghĩa quân Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá ngoài thanh niên trai
tráng còn có phụ nữ tham gia. Trong số những nữ quân này phải kể đến hai chị
em Bà Điều, Bà Đỏ. Hai ngƣời tuổi trên ba mƣơi nhƣng Bà Đỏ nhan sắc trội hơn,
hoạt động hăng say hơn và có công trong việc nắm tình hình địch. Tƣơng truyền
mọi ngƣời gọi bà là Bà Đỏ do bà là ngƣời Khmer lai Pháp có mớ tóc lai hung đỏ.
Hai bà khuyến khích dân chúng chống Pháp và lôi kéo đƣợc Quản Cầu là
ngƣời chỉ huy lính mã tà về phe kháng chiến. Hai bà nhờ ngƣời giới thiệu với
ông Nguyễn. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Hà Tiên vào ban đêm. Hai bà xách lồng đèn
đến gặp ông và khuyên ông nên đánh gấp thành Kiên Giang. Ông Nguyễn do dự,
hai bà phẫn chí bỏ ra đi và nói to: “Ông là đàn ông không có trứng dái!”
Sau đó hai bà trở lại xin lỗi ông Nguyễn. Ông khuyên hai bà nên tổ chức
lính mã tà làm nội ứng rồi ông sẽ chiếm thành. Hai bà liên lạc với Quản Cầu.
Viên quản này lôi kéo hầu hết lính mã tà dƣới quyền ông ta. Pháp hay tin có âm
mƣu chiếm thành nên cho bắt ngay hai bà cùng với Quản Cầu, Xã Lý. Ông
Nguyễn chiếm đƣợc thành Kiên Giang. Hai bà đƣợc giải thoát và liền mở cuộc
diễn thuyết trƣớc dân chúng.
Sau Bà Điều trở thành vợ ông Nguyễn. Bà Điều đƣợc gọi là “Bà Lớn
Tƣớng”. Còn bà Đỏ đƣợc gọi là bà Nhỏ.
Thời gian kéo quân từ Rạch Giá ra Cửa Cạn (Phú Quốc), ông Nguyễn
mang mẹ theo. Hai bà cũng đi theo kề cận. Không may, tại đây, đội Tấn cho quân
bố ráp, bắt giải mẹ ông về Rạch Giá. Hắn còn hành hạ tra tấn dân chúng của 20
nóc gia còn lại, cấm họ không đƣợc tiếp tế lƣơng thực cho nghĩa quân. Lúc này
bà Điều vừa sanh xong, không có sữa cho con bú. Bà bồng con vào xóm cốt tìm
đƣợc ngƣời cho con bú. Nhƣng dân chúng đi lánh giặc không còn một ai. Đuối
sức bà lả đi. Bà đặt đứa con trong bọng cây. Đứa con đói và chết, bà cũng chết.
Còn bà Đỏ về sau lạc trên núi và mất tích luôn.
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 123
Ngôi mộ bà Điều hiện còn ở Cửa Cạn. Mỗi năm đến lễ Thanh Minh, dân
chúng góp tiền, mua đồ đem cúng ở Phú Quốc. Họ tránh dùng chữ “điều” vì kỵ
tên bà. Họ dùng chữ “đào” hay “đỏ” thay cho chữ “điều”.
Tƣơng truyền khi xƣa bà linh hiển lắm, bà đạp đồng về, trách dân chúng
sao không cho sữa con bà. Bà hay bắt chết đàn bà mới sanh, nhất là ở Cửa Cạn.
Sự xác tín này bắt nguồn từ nỗi ân hận của ngƣời dân địa phƣơng thời ấy về việc
họ không giúp đỡ đƣợc thân nhân của ông Nguyễn, không bảo bọc chu toàn dòng
máu của ngƣời anh hùng.
Ngƣời dân kính sợ bà, bèn đặt linh vị bà trong đình thần Cửa Cạn để thờ,
còn ghi rõ “Nguyễn Trung Trực phu nhân” trên bài vị.
(Tổng hợp từ: Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn
Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM; Huỳnh Ngọc Trảng (1992), Nghìn năm bia
miệng, tập II, NXB TP.HCM)
3. SỨC KHỎE VÀ VÕ NGHỆ CỦA ÔNG NGUYỄN
Tƣơng truyền Nguyễn Trung Trực có sức khỏe siêu quần, võ nghệ tuyệt
luân. Thƣở còn là anh chài Lịch ở Nhật Tảo (Long An), Nguyễn Trung Trực đã
nổi tiếng bơi lặn giỏi nhƣ rái cá, chài lƣới bao giờ cũng tôm cá nhiều hơn mọi
ngƣời, có lần bắt đƣợc những con cá rất to chƣa từng ai bắt đƣợc. Làm ăn sông
nƣớc rảnh rang Nguyễn Trung Trực lại tụ họp bạn bè tập luyện. Mƣời tám môn
võ nghệ không môn nào Ông không tin thông.
Khi trở thành lãnh tụ nghĩa quân ở Hà Tiên, Nguyễn Trung Trực chƣa tới
ba mƣơi tuổi nhƣng nghĩa quân rất kính phục gọi là ông Soái.
Hồi ấy Rạch Giá, Hà Tiên còn hoang vu, rắn độc rất nhiều. Một lần nghĩa
quân đang nằm phục chờ giặc thì một con rắn hổ mây chúa mình dài ba thƣớc
không biết từ hƣớng nào bất thần xuất hiện. Theo sau nó có cả một bầy rắn hổ
mây. Cả vùng bỗng dƣng khí lạnh tràn tới, ai nấy nín thở. Con rắn chúa cứ điềm
nhiên bò thẳng tới chỗ ông Soái núp. Nó leo luôn tới cổ ông. Mọi ngƣời run lên
vả hết mồ hôi mà không dám kêu vì lệnh quân rất nghiêm. Bất ngờ ông Soái lấy
tay tóm cổ con rắn độc, vặn mạnh một cái làm nó lăn ra mềm nhũng. Bầy rắn
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 124
theo sau không còn con nào thoát khỏi tay ông. Bấy giờ nghĩa quân mới thở
phào.
Ông Soái có một biệt tài ai cũng biết đó là phi thân. Ngƣời ta kể có lần ở
Tà Niên, ông Nguyễn lấy cây gậy chống xuống mép kinh, phóc một cái đã tung
ngƣời nhảy qua bờ kinh cách đó mƣơi thƣớc. lần khác ông cùng nghĩa quân tập
luyện ở bên rạch Lấp (đƣờng Phó Điều – Rạch Giá bây giờ). Nhà dân hai bên
rạch Lấp lúc đó còn thƣa thớt. Mọi ngƣời làm heo thƣờng vứt ruột heo xuống
rạch. Quạ đói thấy ruột heo nổi lềnh bềnh trên mặt nƣớc kéo nhau lại ăn. Ông
Nguyễn biểu diễn tài nghệ của mình cho nghĩa quân coi mà học. Ông núp ở bờ
rạch chờ khi đàn quạ bay tới, tung ngƣời phi thân qua bờ rạch bên kia, hai tay
cầm hai con quạ. Nghĩa quân ai cũng lắc đầu bái phục.
Để dò xét tình hình quân Pháp chiếm đóng và vận động binh lính địch làm
nội ứng. Ông Soái dùng kế mỹ nhân phái cô Ba Đỏ (gọi cô là Đỏ vì cô có mái tóc
hung hung) là ngƣời cũng tham gia nghĩa quân, tìm cách lân la đến gần giặc. Còn
ông cũng rời căn cứ Hòn Chông giả làm ông lão về Rạch Giá nắm thêm tình
hình. Chủ tỉnh Rạch Giá khi ấy là một tên võ quan, trung úy hải quân Pháp, nhân
dân thƣờng khinh miệt gọi hắn là Chánh Phèn, vì hắn có bộ râu rất màu lông chó
phèn. Một hôm ông Nguyễn đột nhập vô đồn giặc bắt gặp lúc tên Chánh Phèn
định giở trò bỉ ổi làm nhục cô Ba Đỏ. Ông dùng võ thuật đánh gục Chánh Phèn
rồi hai ngƣời lẹ làng rút khỏi đồn. Sau khi hoàn hồn xua quân đuổi theo. Hai
ngƣời đã đến bờ sông Rạch Giá, chỗ sông ấy không có cầu. Ông sốc cô Ba lên
ngƣời nháy mắt đã nhảy qua sông, bọn giặc không tài nào đuổi kịp.
Khi đánh đồn Rạch Giá, đƣợc Quản Cầu làm nội ứng, nghĩa quân ông
Nguyễn leo rào vào đồn, dùng giáo mác giếc giặc. Còn ông Nguyễn thì nhảy qua
hàng rào vào giữa đồn. Hai tay ông nắm cổ hai thằng Lang Sa, đập đầu chúng
vào nhau, Cứ nhƣ thế ông giết hết cặp này đến cặp khác và chỉ huy trận đánh cho
đến lúc kết thúc. Khi quân Pháp đến tiếp viện thì nghĩa quân của ông đã rút lui.
Bọn giặc thấy ông Nguyễn một mình một ngựa lƣớt nhƣ bay về phía Hòn Tre.
Chúng bắn đuổi theo. Nhƣng đạn vừa bay ra khỏi súng liền lập tức bay về ngƣợc
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 125
lại xuyên thẳng vào ngực chúng. Quân Pháp bạt vía kinh hồn phải co lại một thời
gian.
(Theo Bùi Mạnh Nhị (2000), Văn học nhân gian – những tác phẩm chọn
lọc, NXB Giáo Dục)
4. NGUYỄN TRUNG TRỰC CHỊU THỤ HÌNH
Tục truyền sau khi nghĩa quân tan, một đêm ông Nguyễn một mình một
ngựa đột nhập Kiên Giang, hạ sát bảy tám chục tên giặc. Bọn Pháp sống sót tỉnh
dậy, đuổi theo, ra tới bờ biển thì chúng thấy ông ngồi trên mình ngựa lƣớt trên
biển nhƣ bay về phía Hòn Tre. Giặc bắn theo nhƣng đạn vừa ra khỏi súng liền
quay ngƣợc lại, xuyên thẳng vào ngực chúng. Và trên bờ biển Rạch Giá thây
ngựa chết ngổn ngang. Giặc sợ hãi co thủ lại một thời gian.
Ông Nguyễn ở Hòn Tre, tận lực xây dựng lại lực lƣợng. Tại Rạch Giá một
tên xã trƣởng dâng kế cho giặc bắt giam mẹ ông cùng một số dân lành vô tội. Để
cứu dân, cứu mẹ, và hơn hết là vận nƣớc đang suy, một mình khó bề cứu nổi cơ
đồ, Nguyễn Trung Trực đành lấy cái chết để đánh đổi.
Giặc khuyến dụ, nếu Ông chịu thuần phục thì sẽ đƣợc làm công sứ miền
Tây. Chúng hẹn đến bảy ngày để ông suy nghĩ. Đến hẹn, Nguyễn Trung Trực
mặc võ phục, đeo kiếm đến trƣớc mặt kẻ thù. Ông rút kiếm chém xuống đất:
“Thà chịu rơi đầu chứ không chịu hàng”.
Bọn giặc đƣa ông Nguyễn xuống chiếc thông báo hạm để chở ông về Sài
Gòn. Suốt chặng đƣờng dài một ngày đêm, tên Việt gian Huỳnh Công Tấn cố
khuyên ông nên theo Pháp đề đƣợc an toàn và để đƣợc hƣởng lợi lộc. Ông
Nguyễn không thèm nghe. Khi Tấn dụ ông một chức lớn nào đó, ông khẳng khái
đáp: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức gì mà tôi có thể chặt đầu tất cả bọn
Tây!”
Lại có lời truyền rằng, khi một sĩ quan Pháp bảo rằng dù Ông có theo
chúng hay không thì chúng cũng sẽ diệt hết phong trào kháng Pháp. Ông Nguyễn
bảo: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây!”
Bước đầu tìm hiểu anh hùng Nguyễn Trung Trực và sự suy tôn Ông ở Kiên Giang
Khóa Luận Tốt Nghiệp Trang 126
Bọn giặc biết không bao giờ thuyết phục đƣợc ông Nguyễn theo Tây để
dùng vào việc đàn áp lại nghĩa quân (nhƣ Huỳnh Công Tấn) nên chúng tuyên án
tử hình ông và đƣa ông về Rạch Giá đề thi hành án, nhằm răn đe khủng bố tinh
thần những ngƣời yêu nƣớc.
Đƣợc tin dữ, đồng bào Tà Niên – nơi có nghề làm chiếu nổi tiếng và là nơi
có nhiều ngƣời tham gia nghĩa quân của ông Nguyễn – đã dệt gấp một số chiếu
bông. Ngày 27/10/1868, thực dân Pháp chọn chỗ đất (nay là bƣu điện Rạch Giá)
làm pháp trƣờng xử tử ông Nguyễn. Sáng sớm chỗ đất ấy đã đƣợc trải kín chiếu
bông Tà Niên để cho ông Nguyễn đi. Nơi ông Nguyễn đứng thọ án, ngƣời dân
trãi một chiếc chiếu bông cực đẹp, chính giữa có dệt hồi văn chữ THỌ lớn.
Bọn Pháp mƣớn một ngƣời Khmer tên Tƣa làm đao phủ. Tƣa đã từng lấy
việc này làm kế sinh nhai nhƣng hôm ấy hắn thấy không yên tâm. Hắn bỏ đao
quỳ xuống đất và lạy xin ông Nguyễn tha tội. Ông Nguyễn bảo: “Mày có tội gì
mà xin lỗi. Mày làm theo lệnh của Lang Sa mà! Nhưng nhớ chém ta một nhát cho
ngọt, nếu không ta vặn họng mày!”
Tục truyền ông Nguyễn bị chém nhƣng ông không để đầu rơi xuống đất.
Hai tay ông nâng lấy đầu mình, hai mắt ông trợn ngƣợc, tròng mắt đảo qua đảo
lại, chiếu thẳng vào tên đao phủ. Hắn hốt hoảng rú lên thất thanh và hộc máu chết
ngay tại chỗ. Bọn lính Pháp bồng súng đứng ở pháp trƣờng hãi hùng, nhìn tránh
đi chỗ khác. Ngƣời dân Cần Đƣớc xác nhận rằng, đôi mắt vẽ trên mũi ghe Cần
Đƣớc là đôi mắt đầy khí phách của ngƣời anh hùng trong giờ phút cuối cùng nầy.
Bọn Pháp vội vã đem chôn ông Nguyễn đầu một nơi, thân một nơi, giấu
không cho ai biết. Chúng sợ ngay cả đến thi hài ông Nguyễn. Dân chúng cố công
tìm mãi mới đƣợc cái xác không đầu. Họ đem về mai táng ở khu vực khám lớn
sau này. Mƣời năm sau dân chúng mới tìm đƣợc cái đầu của ông, đem về rửa
sạch, kín cẩn đặt lên khay phủ vải đỏ, đem về Vĩnh Huề lập đền thờ. Sau đó lại
lập bài vị ông, thờ ở miếu thờ Cá Ông ở Vĩnh Thanh Vân và mặc nhiên coi đó là
đền thờ ông Nguyễn. Hằng năm cử hành lễ tế theo nghi thức lễ thần thành hoàng
bổn kiểng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthihathanh.pdf