MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia khổng lồ ở châu Á, sau những năm khủng hoảng và bế tắc của Cách mạng văn hoá thì giờ đây đã đi lên với một tốc độ nhanh chóng, đến năm 2000, thu nhập bình quân đầu người đã là 981 USD. Đó chính là thành quả bước đầu của công cuộc cải cách và mở cửa, thực hiện 4 hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Một trong những biện pháp chiến lược được Trung Quốc đưa ra để thực hiện những mục tiêu trên là ra sức phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cải cách và mở cửa. Giáo dục Trung Quốc từ chỗ bị rẻ rúng, trí thức bị vùi dập trong Cách mạng văn hoá thì từ 1978 trở đi đã trở thành “Trọng điểm chiến lược quốc gia”, “giáo dục phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo dục”, “Kế hoạch trăm năm, giáo dục là gốc”. Đó chính là những quan điểm soi sáng cho sự phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Chú trọng tới vấn đề phát triển giáo dục cũng chính là chú trọng tới tương lai của đất nước. Từ thực tế điêu tàn của giáo dục Trung Quốc sau Cách mạng văn hoá và yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cải cách và mở cửa, giáo dục Trung Quốc cũng thực hiện một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực: hệ thống giáo dục, cơ chế quản lý, chính sách giáo dục đối với các dân tộc thiểu số và những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Những chủ trương, chính sách của Trung Quốc của Đảng và nhà nước Trung Quốc trong cả một quá trình từ 1978- những năm đầu của thế kỷ XXI đã có tác dụng tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt giáo dục Trung Quốc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cải cách và mở cửa. Cùng với quá trình phát triển, nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết. Với mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI, em đã chọn nội dung trên là đề tài cho khoá luận tốt nghiệp. Nghiên cứu về cải cách giáo dục ở Trung Quốc là cách giúp cho người viết có thêm hiểu biết, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ hơn về công cuộc cải cách mở cửa nói chung và sự nghiệp xây dựng nền văn minh tinh thần nói riêng của Trung Quốc .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 5
Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam. Cả hai nước đều là những nước đang phát triển, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và con đường xã hội chủ nghĩa, đều đang ở thời kỳ then chốt phát triển toàn diện và sâu sắc trên con đường cải cách và mở cửa. Cả hai nước hiện nay đang có những biện pháp phát triển giáo dục nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp đổi mới.Vì thế nghiên cứu cải cách giáo dục ở Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu, phục vụ cho việc xây dựng nền giáo dục ở nước ta.
II. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu giáo dục của Trung Quốc là một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu về Trung Quốc. Dẫu vậy, những tài liệu về giáo dục Trung Quốc còn khá hiếm, rải rác trên những tạp chí nghiên cứu về Trung Quốc. -Tổng luận: “Cải cách giáo dục đại học và chuyên nghiệp Trung Quốc” của tác giả Phan Tất Giá, Viện nghiên cứu giáo dục và đại học chuyên nghiệp, Hà Hội, 1993. Người viết đã nhìn lại quá trình phát triển của giáo dục đại học Trung Quốc từ 1976- 1993 với những cải cách quan trọng trên các lĩnh vực : đào tạo, quản lý, tuyển sinh -Cuốn :“ Giáo dục Trung Quốc trong cải cách” của tác giả Phan Văn Các, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Tổng luận đã đặt trọng tâm vào việc phản ánh quá trình tìm kiếm giải pháp, hình thành những quyết sách quan trọng và những kết quả thu được của giáo dục Trung Quốc từ 1976- 1993, để có nhìn nhận lại những thành công cũng như những hạn chế của giáo dục Trung Quốc và có liên hệ phần nào với vấn đề của giáo dục Việt Nam.
-Tác phẩm “Cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Căn, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những diễn biến cụ thể của quá trình phát triển và cải cách giáo dục ở Trung Quốc, qua đó làm rõ những thành tựu cơ bản và những hạn chế chủ yếu của sự nghiệp giáo dục ở Trung Quốc trong thời kỳ từ 1978 đến 2003. Trên cơ sở nghiên cứu những thành tựu và hạn chế của
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 6
giáo dục Trung Quốc, cuốn sách cũng gợi mở một số bài học tham khảo cho những ai quan tâm tới giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. -Bài: “Trung Quốc cải cách giáo dục đại học cho công nghiệp hoá đất nuớc” của tác giả Phạm Thái Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3- 1998. Tác giả đã có sự phân tích về những cải cách của giáo dục đại học Trung Quốc trên các lĩnh vực: cải cách hệ thống trường học, đào tạo nhân tài,công tác nghiên cứu khoa học -Trong: “Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông của Trung Quốc- Thực trạng và triển vọng-Một vài điểm so sánh với giáo dục Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến Sâm, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2-2002. Ông đã khái quát về giáo dục phổ thông ở Trung Quốc hiện nay, những thành tựu đạt được và đồng thời có sự so sánh với giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay. - Một bài viết khác của tác giả Nguyễn Văn Căn với tựa đề: “Quá trình chuẩn hoá giáo viên bậc phổ thông để thực hiện chiến lược khoa giáo hưng quốc ở Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3-2005. Bài viết nêu và phân tích về những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung Quốc từ đó nêu lên những kết quả cụ thể của công tác này trong sự nghiệp giáo dục ở Trung Quốc. Hay bài: “Tìm hiểu cải cách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số của Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI của tác giả Phạm Văn Căn; Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5- 2003. Bài viết đã phân tích những cải cách giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, một số thành tựu đạt được và rút ra những kinh nghịêm cho giáo dục của Việt Nam. Trong “Nền giáo dục cộng hòa nhân dân Trung Hoa-55 năm xây dựng và phát triển” của tác giả Vũ Minh Tuấn, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 5 (2004). Tác giả đã tổng kết lại quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Hoa từ khi thành lập chế độ mới với nhiều thành tựu. Một phần quan trọng của bài viết là tập trung vào những cải cách của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về giáo dục Trung Quốc, người viết đi sâu vào quá trình thực hiện cải cách giáo dục
và những thành tựu đạt được, rút ra điểm giống và khác nhau cùng những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung Quốc đối với giáo dục Việt Nam.
III. Phạm vi nghiên cứu
Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc là một cuộc cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Trong khuôn khổ khoá luận này, người viết chỉ tập trung tìm hiểu những cải cách giáo dục của Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI và những thành tựu đạt được của cuộc cải cách đó.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo những tài liệu có liên quan tới cuộc cải cách giáo dục của Trung Quốc, người viết sắp xếp thành các phiếu tư liệu về bối cảnh, những quan điểm, chính sách phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI cùng với những thành tựu tiêu biểu, so sánh giáo dục Trung Quốc với giáo dục Việt Nam Sau đó, người viết sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để khắc họa những nét cơ bản của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI: một nền giáo dục đang có những chuyển biến theo hướng ngày càng tích cực và có quy mô lớn, đạt được nhiều thành tựu vào bậc nhất của thế giới. Đồng thời, người viết cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa giáo dục Trung Quốc- giáo dục Việt Nam.
V. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khoá luận gồm 3 chương với những nội dung như sau:
-Chương I: Công cuộc cải cách mở cửa và vấn đề cải cách giáo dục, từ trang 8-30.
-Chương II: Quá trình cải cách của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay, từ trang 31-51.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 8
-Chương III: :Thành tựu của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay, từ trang 52-76
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC . 2
MỞ ĐẦU . 3
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Lịch sử vấn đề . 5
III. Phạm vi nghiên cứu . 7
IV. Phương pháp nghiên cứu . 7
V. Cấu trúc của khoá luận 7
Chương I: CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC . 8
I Công cuộc cải cách-Mở cửa của Trung Quốc. 9
I.1 Cải cách- Mở cửa là yêu cầu cấp bách. 9
I.2. Quá trình thực hiện cải cách, mở cửa và thành tựu của nó. . 12
I.2.1 Quá trình thực hiện cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. 12
I.2.2 Thành tựu . 14
II. Yêu cầu cải cách giáo dục 19
II.1 Sơ lược quá trình phát triển của giáo dục Trung Hoa từ 1949-1978. . 19
II.1.1 Thời kỳ thứ nhất :1949-1956. 19
II.1.2 Thời kỳ thứ 2 :1966-1976. 22
II.1.3 Thực trạng lạc hậu của giáo dục Trung Quốc trước cải cách. 24
III. Nhận thức của Trung Quốc về phát triển giáo dục. 26
III.1 Xác định vị trí ưu tiên phát triển cho giáo dục 26
III.2 Nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục. . 29
Chương II: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY . 31
I.1.Giáo dục phổ thông . 31
I.1.1 Giáo dục tiểu học . 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 3
I.1.2 Giáo dục trung học . 32
I. 2 Giáo dục đại học, sau đại học 35
I.3. Giáo dục ở các dân tộc thiểu số 41
I.3.1 Vị trí và tầm quan trọng của cải cách giáo dục ở khu vực dân tộc thiểu số. . 41
I.3.2 Những giải pháp bước đầu 42
I.4 Vấn đề nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục 44
I. 4.1 Tầm quan trọng của nhà giáo trong sự nghiệp đổi mới giáo dục . 44
I.4.2 Một số biện pháp phát triển và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. 47
Chương III: THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM. . 53
I Thành tựu. . 53
I.1 Giáo dục phổ thông . 53
I. 2 Giáo dục đại học 55
I.3 Những thành tựu trong công tác đào tạo giáo viên. 62
I.4 Giáo dục ở dân tộc thiểu số . 64
II. Những khó khăn và tồn tại 66
III Những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung Quốc với giáo dục Việt Nam. . 69
III.1 So sánh giữa giáo dục Trung Quốc và giáo dục Việt Nam. 69
III.2 Những bài học kinh nghiệm 72
KẾT LUẬN . 77
PHỤ LỤC 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu tìm hiểu nền giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vƣơn lên của
giáo viên thông qua việc nhiều giáo viên đã đƣợc phong chức giáo sƣ và phó giáo
sƣ. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ giáo viên cũng đƣợc chăm lo. Năm 1986,
đã có 16.000 giáo viên đƣợc bồi dƣỡng. Trung Quốc đã chọn và cử giáo viên đi
bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài. Từ 1978, đã có một số lớn ngƣời đƣợc cử đi du học,
trong đó phần lớn là giáo viên dạy đại học và chuyên gia bậc cao. Trong số ngƣời
đã đi học, có 58% đã trở thành giáo viên dạy giỏi, trở thành lực lƣợng nồng cốt
trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trƣờng đại học.
Đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, do yêu cầu của tình
hình mới, Quốc vụ viện và bộ giáo dục Trung Quốc đã có những chính sách rất
tích cực trong nhiệm vụ chuẩn hoá giáo viên nên đội ngũ giáo viên ở các cấp học
phổ thông đã dần ổn định, đảm bảo đáp ứng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 64
Bảng 4: Tỉ lệ giữa giáo viên và học sinh ở Trung Quốc
Cấp học 1998 2001 2002
Tiểu học 1/21.04 1/21.64 1/21.96
Sơ trung 1/19.29 1/19.24 1/19.29
Cao trung 1/17.80 1/16.73 1/17.8
(Nguồn :Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 3/2005).
Theo thống kê trên cho thấy, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đã tƣơng đối ổn định
và đảm bảo yêu cầu của việc mở lớp. Theo báo cáo của các địa phƣơng, đến
tháng 9/2002, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn 2 tiến độ thực hiện các dự án
“Công trình giáo dục nghĩa vụ tại các khu vực nghèo khó toàn quốc” và đến
tháng 6/2003, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã có 22.61 triệu triệu học sinh phổ
thông các cấp, số lƣợng này không có nhiều thay đổi so với các năm trƣớc. Báo
cáo cũng cho thấy các địa phƣơng đã đảm bảo đủ số lƣợng 11.4 triệu giáo viên
với gần 9 triệu giáo viên tiểu học và trung học phổ thông theo yêu cầu. Chính sự
phát triển của giáo dục phổ thông là một minh chứng cho sự phát triển đồng đều
cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ giáo viên.
I.4 Giáo dục ở dân tộc thiểu số
Trải qua 50 năm nỗ lực phấn đấu và đặc biệt là gần 30 năm cải cách và
mở cửa, giáo dục ở các dân tộc thiểu số đã thu đƣợc những thành tích đáng khích
lệ
Số học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số tại các trƣờng, các cấp học ngày
càng nâng cao. Năm 1994, tại tất cả các cấp học, ngành học phổ thông trên toàn
Trung Quốc, số học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số là 15 triệu ngƣời thì đến năm
1997 con số này đã lên tới 18.149.000 học sinh. Riêng số học sinh ở độ tuổi nhi
đồng tới lớp năm 1997 ở các dân tộc thiểu số đã đạt 97.56% so với mức bình
quân của cả nƣớc là 98.92%.
Đội ngũ giáo viên ở các dân tộc thiểu số cũng không ngừng phát triển và
trƣởng thành. Trƣớc năm 1949, số giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số rất ít. Hiện
nay, trên toàn Trung Quốc có 9.011.000 giáo viên các cấp, trong đó có 726.500
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 65
giáo viên là ngƣời dân tộc thiểu số. So với thời kỳ đầu xây dựng đất nƣớc, số
giáo viên phổ thông tăng bình quân là 5.31%, trong đó số giáo viên dân tộc thiểu
số tăng 11.21 lần.
Giáo dục cao đẳng ở vùng dân tộc thiểu số cũng phát triển nhanh. Từ sau
khi thành lập nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, tại các địa phƣơng ở các khu
tự trị đã lần lƣợt thành lập 105 học viện, trƣờng chuyên nghiệp và trƣờng đại học.
Trên toàn Trung Quốc có 12 học viện dân tộc dành riêng cho con em ngƣời dân
tộc thiểu số. Mặt khác, tại các trƣờng đại học trọng điểm, các trƣờng đại học địa
phƣơng cũng có các lớp dân tộc nội trú, đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc một đội
ngũ cán bộ, trí thức là ngƣời dân tộc thiểu số. Từ sau 1949, Trung Quốc đã bồi
dƣỡng đƣợc hơn 2 triệu cán bộ hoặc các kĩ thuật viên khoa học chuyên nghiệp.
Tuyệt đại đa số họ đều trở thành những cán bộ cốt cán, phục vụ cho các khu tự trị
dân tộc và quá trình hiện đại hoá đất nƣớc.
Công tác biên dịch và xuất bản các tài liệu, giáo trình bằng tiếng dân tộc
cũng đạt những thành tựu cao. Từ năm 1978, việc học tập và sử dụng tiếng dân
tộc không những hết sức đƣợc coi trọng mà còn đƣợc pháp luật đảm bảo.Tới năm
2003, trên toàn Trung Quốc có 10 tỉnh và khu tự trị xây dựng đƣợc giáo trình và
tài liệu bằng tiếng dân tộc. Dƣới sự chỉ đạo của Bộ giáo dục đã biên soạn các tài
liệu bằng tiếng Mông Cổ, Tây Tạng, Triều Tiên cho học sinh tiểu học. Việc xem
xét, nghiên cứu, sử dụng các tài liệu này do các tỉnh, khu tự trị chịu trách nhiệm.
Mỗi năm xuất bản các tài liệu bằng tiếng dân tộc cho trung tiểu học lên tới gần
1800 loại, tổng lƣợng in ấn lên tới gần 50 triệu quyển. Hiện nay, có khoảng 23
ngôn ngữ dân tộc đƣợc dùng để dạy cho 6 triệu học sinh và sử dụng tới 29 loại
chữ viết khác nhau của các dân tộc. Chỉ khi học đến cấp quy định mới dùng chữ
Hán.
Công tác động viên nội lực chi viện cho các khu tự trị nghèo cũng thu
đƣợc những thành công đáng kể. Đây cũng là hƣớng ƣu tiên, là bƣớc đột phá cho
công tác xây dựng và phát triển các trƣờng cao đẳng trong thời gian tới. Từ năm
1982 đến nay, tại các tỉnh và các khu tự trị: Tân Cƣơng, Nội Mông, Ninh Hạ,
Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Cam Túc ….đã thành lập 70 trƣờng cao đẳng
theo phƣơng pháp này. Gần đây, thông qua việc chiêu sinh là ngƣời dân tộc thiểu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 66
số đến các trƣờng nội trú cũng nhƣ sự giao lƣu trao đổi giữa các nhà trƣờng đƣợc
coi là biện pháp đẩy mạnh cải tiến phƣơng pháp dạy và học, nâng cao trình độ
quản lý giáo dục. Để thực hiện phát triển miền Tây cả về kinh tế cũng nhƣ điều
kiện xã hội, chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác này.
II. Những khó khăn và tồn tại
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt đƣợc, nền giáo dục Trung Quốc
hiện nay cũng đang còn tồn tại những khó khăn và thách thức cần phải giải
quyết.
- Việc phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm chƣa đƣợc thực hiện đồng đều ở
các địa phƣơng, các khu vực. Khu vực chậm phát triển nhƣ miền Tây chƣa thực
hiện đƣợc, chủ yếu là do chính quyền địa phƣơng chƣa tạo đƣợc cơ hội giáo dục
cơ bản cho ngƣời dân, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng ảnh hƣởng phần nào
đến việc phát triển giáo dục ở khu vực này. Ở các khu vực phát triển trung bình
của miền Trung, cũng chỉ mới sơ bộ thực hiện đƣợc giáo dục nghĩa vụ 9 năm,
vẫn phải tiếp tục củng cố những thành quả đã đạt đƣợc, còn các khu vực phát
triển nhƣ miền Đông, đã hoàn thành phổ cập 9 năm, đang thực hiện phổ cập cao
trung (12 năm).
-Về mặt đầu tƣ cho giáo dục, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tăng
cƣờng đầu tƣ cho giáo dục nhƣ đã nêu ở trên, nhƣng vẫn chƣa đạt mức 3% của
GDP, còn thấp hơn mức bình quân của thế giới.
Ngoài ra số học sinh trong độ tuổi phổ thông bỏ học vẫn còn, nhất là ở
vùng nông thôn. Năm 1998, số học sinh sơ trung ở nông thôn bỏ học lên tới
4.2%, cao gần 1% so với mức bình quân của cả nƣớc.
Mặt khác, do những nguyên nhân lịch sử cũng nhƣ những đặc điểm riêng
của từng khu vực tự trị mà trong thời kỳ xây dựng đất nƣớc đã có những thành
tựu to lớn nhƣng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Nhìn trên tổng thể,
chỉ mới khoảng 2/3 số dân của các khu tự trị đƣợc tiếp thu nền giáo dục mới, tuy
chỉ ở mức độ thấp, còn lại 1/3 số dân tiếp thu nền giáo dục mới rất khó khăn.
Biểu hiện cụ thể ở các mặt sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 67
+ Điều kiện học tập của các trƣờng và trình độ của giáo viên còn rất thấp,
số giáo viên đủ tiêu chuẩn rất ít.
+ Số ngƣời mù chữ cũ chƣa kịp thanh toán thì số ngƣời mù chữ mới xuất
hiện, bình quân số ngƣời có thể tiếp thu nền giáo dục mới còn thấp. Hiện tại, vẫn
còn một số khu tự trị còn hiện tƣợng “7-5-2”, nghĩa là số học sinh đến tuổi nhập
học chỉ ở mức 70% hằng năm, số học sinh theo học đầy đủ sau một năm học là
50% và đến khi tốt nghiệp đảm bảo đúng trình độ chỉ còn 20%. Theo thống kê
năm 1982, trên toàn Trung Quốc số ngƣời dân tộc ở độ tuổi 12 trở lên mù chữ
hoặc nửa mù chữ khoảng 40%, trong đó có 9 dân tộc lên tới 70%, đặc biệt có trên
300.000 ngƣời dân tộc La Hủ mù chữ hoặc nửa mù chữ chiếm khoảng 82.33%.
Năm 1990, sau điều tra lần thứ 4 trên toàn Trung Quốc thì số ngƣời mù chữ hoặc
nửa mù chữ ở mức 20%, trong đó chủ yếu là các khu vực ở miền Tây và Trung.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ nhiều nhƣng có thể
thấy những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của giáo dục vẫn ở mức độ
thấp, tình hình kinh tế vẫn ở mức nghèo đói, do những điều kiện về mặt địa lý
đôi khi việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài rất khó khăn, ngoài ra có những dân
tộc hay các khu tự trị chịu ảnh hƣởng của tôn giáo nên có những quan niệm lạc
hậu. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo công tác giáo dục vẫn còn chƣa tốt do các dân tộc
thiểu số sống rải rác thì quy mô của trƣờng học không thể hợp lý. Nguồn tài
chính của địa phƣơng đầu tƣ cho giáo dục còn nhiều hạn chế, điều kiện dạy và
học vẫn còn thiếu thốn. Đặc biệt, ở một số nơi còn để cho các thế lực thù địch
bên ngoài, lợi dụng tôn giáo, tuyên truyền tác động, kích thích những hoạt động
xấu, ảnh hƣởng không tốt đến giáo dục. Các yếu tố trên đã ảnh hƣởng không nhỏ
đến phát triển giáo dục ở các dân tộc thiểu số Trung Quốc.
Năm 1995, Trung Quốc đề ra chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc”, sau 10
năm thực hiện, chỉ số phát triển giáo dục của Trung Quốc là 0.83 vƣợt lên thứ
94/194 nƣớc trên thế giới. Sự cải thiện về chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là giáo
dục đại học đã đƣợc nâng cao về số lƣợng và chất lƣợng. Nhƣng chất lƣợng đội
ngũ nhân tài mà Trung Quốc đào tạo ra là chƣa cao. Nguyên nhân là do Trung
Quốc đang thiếu hụt nhân tài bậc cao trong khi loại nhân tài này đang lão hoá
nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải đào tạo lớp kế cận. Ai cũng nhận thấy Trung
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 68
Quốc đào tạo nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Theo Tân Hoa Xã, tới đầu
thế kỷ XXI Trung Quốc đã đào tạo đƣợc 1.600.000 kĩ sƣ nhƣng chỉ có 160.000
trong số này có đủ khả năng làm việc với các công ty đa quốc gia. Nguyên nhân
là do đào tạo về kĩ thuật của Trung Quốc chỉ thiên về lý thuyết. Sinh viên ít đƣợc
thực hành hay tham gia vào các dự án làm việc theo nhóm nhƣ sinh viên phƣơng
Tây. Trình độ tiếng Anh của sinh viên Trung Quốc cũng còn rất hạn chế. Số
đông sinh viên tốt nghiệp chƣa có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi
nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ. Giải pháp của Trung Quốc cho vấn
đề này là tăng nhanh việc gây quỹ cho các trƣờng đại học, cải thiện Anh ngữ
bằng cách thuê giáo viên nƣớc ngoài về giảng dạy tại các trƣờng đại học, lập các
trƣờng đại học đẳng cấp quốc tế. Qua những điều đó, chúng ta thấy giáo dục đại
học Trung Quốc còn bất cập về quy mô, chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, chƣa
đáp ứng một cách đầy đủ những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nguồn nhân lực
cho công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội của Trung Quốc. Chất lƣợng và hiệu quả
giáo dục ở bậc đại học vẫn còn thấp.
Ở Trung Quốc hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra rất
nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc từ 1978-2003, số
ngƣời đi du học của Trung Quốc là 700.200 ngƣời, trong đó chỉ có 172.000
ngƣời trở về nƣớc, phần lớn ở lại các nƣớc phát triển. Những công trình nghiên
cứu đã chỉ ra rằng “Trong giai đoạn cất cánh của nền kinh tế ở các quốc gia đang
phát triển cần giữ tỉ lệ 2/3 số lƣu học sinh trở về nƣớc làm việc, 1/3 ở lại nƣớc
ngoài làm việc và có mối liên hệ với trong nƣớc; tỷ lệ trở về và ở lại đảm bảo ở
mức 2/1 là hợp lí và có lợi”, thì ở Trung Quốc đang diễn ra theo tỷ lệ 1/3. Đây
chính là một vấn đề nan giải mà chính phủ Trung Quốc cần phải tìm ra giải pháp
khắc phục.
Giáo dục Trung Quốc đã đào tạo đƣợc rất nhiều nhân tài trên toàn quốc
song chƣa phân bố hợp lý số sinh viên đã tốt nghiệp giữa các vùng, miền . Ở
Trung Quốc, miền Đông và khu vực duyên hải là khu vực phát triển năng động
thì đƣợc đa số sinh viên các nghành :kiến trúc, thƣơng mại, ngân hàng, giáo dục,
truyền thông, giao thông vận tải…. lựa chọn còn các nghành: nông nghiệp, nhà
đất … lại thiếu hụt. Ta có thể thấy rõ hơn về sự phân bố không hợp lý này thông
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 69
qua các số liệu so sánh hiện trạng và phát triển nhân tài kỹ thuật và số sinh viên
có trình độ đại học chuyên ngành trở lên và sức mạnh cạnh tranh nhân tài ở 3 khu
vực Đông –Trung –Tây Trung Quốc. Theo số liệu của viện nghiên cứu nhân sự
Trung Quốc, “Báo cáo nhân tài Trung Quốc năm 2005”, “tỷ lệ nhân viên có trình
độ đại học từ chuyên ngành trở lên trong tổng số nhân viên có việc làm, trình độ
bình quân của toàn quốc là 7.23%, phân bố tại miền Đông là 11.9%, miền Trung
là 6.6%, miền Tây là 6.2%.Tỷ lệ nhân tài kỹ thuật chuyên nghiệp ở miền Đông là
11.39%, miền Trung là 4.3% còn ở miền Tây là 4.9%.”34
III Những bài học kinh nghiệm của giáo dục Trung
Quốc với giáo dục Việt Nam.
III.1 So sánh giữa giáo dục Trung Quốc và giáo dục
Việt Nam.
-Cả hai nƣớc đều xác định đúng đắn vị trí chiến lƣợc của giáo dục
trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội.
Việt Nam đã nêu lên quan điểm “giáo dục đào tạo cùng với khoa học-
công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tại đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt
Nam (2001), đã nhấn mạnh: thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, từng bƣớc
phát triển nền kinh tế tri thức. Con đƣờng công nghiệp hoá- hiện đại hoá của
nƣớc ta có thể rút ngắn hơn so với các nƣớc đi trƣớc, vừa có những bƣớc tuần tự,
vừa có những bƣớc nhảy vọt nên quan điểm phát triển giáo dục đào tạo đƣợc
Đảng ta định hƣớng nhƣ sau: “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển
giáo dục – đào tạo đƣợc coi là động lực và nền tảng của sự nghiệp công nghiệp
hoá- hiện đại hoá đất nƣớc”35, tạo điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con
ngƣời (tức là giáo dục phải đi trƣớc một bƣớc, tạo điều kiện về con ngƣời đủ sức
thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nƣớc). Đảng và nhà nƣớc ta cũng
34 Nguyễn Thu Phƣơng, Đánh giá công tác phát triển nhân tài của Trung Quốc từ 1978 đến nay
và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 3(2007).
35 Dẫn Theo Nguyễn Đình Tùng, (2003), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới nền giáo dục
ở Việt Nam, NXB Thế giới, Trang 26.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 70
xác định: “Giáo dục- đào tạo là một trong 3 lĩnh vực then chốt cần đột phá để làm
chuyển động tình hình kinh tế -xã hội, tạo bƣớc chuyển mạnh về nguồn nhân
lực.”36
Trung Quốc đề ra phƣơng châm “khoa học và giáo dục chấn hƣng đất
nƣớc” với ý nghĩa đề cao vai trò của giáo dục trong sự nghiệp cải cách và mở
cửa. Giáo dục đƣợc xác định ở vị trí ƣu tiên phát triển. Chính vì sự quan tâm đó
mà cả hai nƣớc đều đã ban hành và thông qua Luật giáo dục. Việt Nam ban hành
Luật giáo dục vào năm 1992 và năm 2005. Trung Quốc ban hành Luật giáo dục
nghĩa vụ năm 1986 và Luật giáo dục hƣớng nghiệp vào năm 1996. Đây đƣợc
xem nhƣ là những căn cứ cho việc thực hiện đầu tƣ và xây dựng chính sách đối
với giáo dục.
- Cả hai nƣớc đều đề ra mục tiêu phấn đấu nâng số học sinh trung học
cơ sở và trung học phổ thông lên trong những năm tới.
Ở Việt Nam, mục tiêu đề ra là tăng tỉ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ
tuổi từ 74% vào năm 2000, lên 80% vào năm 2005 và phấn đấu đạt 90% vào năm
2010. Bậc trung học phổ thông tăng từ 38% vào năm 2000 lên 45% vào 2005 và
50% vào năm 2010. Còn đối với Trung Quốc do hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc
mình, Trung Quốc đề ra mục tiêu đối với thành thị sẽ tăng số học sinh sơ trung
trong độ tuổi từ 60% (2002) lên 75% vào năm 2005, còn đối với nông thôn tỷ lệ
trên là 65% vào năm 2005 và 75% vào 2020.
Về mặt giáo dục phổ cập, Việt Nam đề ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực
hiện phổ cập trung học cơ sở. Các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển đạt
chuẩn phổ cập vào năm 2005, cả nƣớc dự kiến đạt chuẩn vào 2010. Còn ở Trung
Quốc, Trung Quốc đề ra mục tiêu cơ bản thực hiện giáo dục phổ cập 12 năm
(trung học phổ thông) ở các thành phố vào năm 2010, còn ở nông thôn là 2015.
-Cả hai nƣớc đều chú ý tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục:
Ở Việt Nam, mục tiêu đề ra là nâng tỉ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách
nhà nƣớc từ 15% năm 2000, lên 18% vào năm 2005 (khoảng 3.6% GDP) và 20%
36 Dẫn Theo Nguyễn Đình Tùng; Sdd, Trang 41.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 71
vào năm 2010, phấn đấu huy động những nguồn lực tài chính khác nhau để đầu
tƣ cho giáo dục đạt 5.8%GDP vào năm 2005 và 6% vào năm 2010.
Còn ở Trung Quốc, năm 1999, đầu tƣ cho giáo dục chỉ mới đạt 2.782%,
trong khi mục tiêu đề ra là 4%GDP.
-Cả hai nƣớc đều đang đứng trƣớc những khó khăn giống nhau :
Nguồn kinh phí để đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế, đội ngũ giáo viên và
sách giáo khoa còn chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nƣớc và yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức, hệ thống
quản lý giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đang cần phải đƣợc
tiếp tục đi sâu vào cải cách.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh đặc thù của từng nƣớc nên vấn đề giáo dục giữa
hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc cũng có những điểm khác nhau:
-Trung Quốc là một nƣớc lớn, lãnh thổ rộng, kinh tế-xã hội và văn hoá,
điều kiện giữa các vùng rất khác nhau. Hơn nữa, sau 30 năm cải cách và mở cửa,
sự chênh lệch phát triển giữa các vùng cũng rất lớn. Vì vậy, việc thu hẹp khoảng
cách của sự phát triển giáo dục giữa các vùng, nhất là trong việc thực hiện phổ
cập giáo dục còn tƣơng đối khó khăn.Trong khi đó, Việt Nam là một nƣớc có dân
số không đông, lãnh thổ không rộng, sự chênh lệch phát triển giữa các vùng đã
xuất hiện nhƣng không lớn bằng Trung Quốc.Vì vậy, điều kiện phát triển của
giáo dục Việt Nam có phần thuận lợi hơn sự phát triển của giáo dục Trung Quốc.
Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, nhiều phƣơng ngữ, chữ Hán lại
khó đọc, khó viết, khó nhớ nên việc phổ cập giáo dục sẽ rất khó khăn hơn nhiều.
Việt Nam tuy là một quốc gia đa dân tộc nhƣng ít phƣơng ngữ hơn Trung Quốc
nên việc phổ cập giáo dục sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sụ trƣờng tồn của một quốc gia.
Cả hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
giáo dục trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội nên trong thời gian qua cả hai
nƣớc đã thi hành nhiều biện pháp nhằm cải cách và phát triển giáo dục. Việc tìm
hiểu những cải cách và phát triển giáo dục của Trung Quốc trong mối liên hệ, so
sánh với Việt Nam là một việc làm cần thiết và có tính thực tiễn sâu sắc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 72
III.2 Những bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm thành công cũng nhƣ những hạn chế và thiếu sót
của giáo dục Trung Quốc trong cải cách có thể rút ra cho giáo dục nƣớc ta những
gợi ý rất quan trọng:
-Về vai trò và địa vị của vấn đề giáo dục.
Giáo dục là một công tác hết sức quan trọng đối với sự phát triển về kinh
tế -xã hội của đất nƣớc. Nếu không phát triển giáo dục thì đất nƣớc sẽ rơi vào
quỹ đạo đói nghèo và lạc hậu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi tổng kết một chặng
đƣờng lịch sử của Trung Quốc từ khi lập nƣớc đến trƣớc khi cải cách, Đặng Tiểu
Bình đã có nhận định sâu sắc :“Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là chƣa phát
triển đầy đủ sự nghiệp giáo dục”37. Khi sự nghiệp hiện đại hoá của Trung Quốc
gặp khó khăn, hóc búa :làm thế nào để hạn chế mức tăng dân số, làm sao để
chống ô nhiễm môi trƣờng, khắc phục các tình trạng lãng phí năng lực, hỗn loạn
giao thông và nhất là xã hội xuống cấp ngƣời ta đã nhận ra nguyên nhân của mọi
nguyên nhân là chất lƣợng của con ngƣời quá thấp. Muốn nâng cao tố chất của
một dân tộc phải dựa vào giáo dục. Từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó
mới tổ chức đƣợc giáo dục có hiệu quả.
Ngay từ những năm 80, đã có những ý kiến rất sâu sắc của giới khoa học
Trung Quốc nhìn nhận về vấn đề cải cách giáo dục :
+ “Giáo dục phải vận dụng đầy đủ các biện pháp kĩ thuật cao” (Ý kiến của
ông Trần Học Sâm, chủ tịch hội khoa học ).
+ “Tiền vốn có hạn nên ƣu tiên đầu tƣ cho giáo dục” ( Ý kiến của ông
Trần Tam Cƣờng, phó chủ tịch Hội khoa học).
+ “ Chức năng của giáo dục là nâng cao dần chất lƣợng dân tộc” (Ý kiến
của ông Đinh Thạch Tôn, Hiệu trƣởng trƣờng đại học Bắc Kinh ).
+ “Cần số lƣợng nhƣng chất lƣợng lại càng quan trọng hơn” (Ý kiến của
bà Hứa Gia Lộ, Phó hiệu trƣởng trƣờng đại học sƣ phạm Bắc Kinh).
37 Dẫn theo Nguyễn Văn Các, Sđd, Trang 35.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 73
+ “Giáo dục cơ bản phải kết hợp với giáo dục kĩ thuật- nghề nghiệp” (Ý
kiến của ông Hán Khắc Minh, Chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu phát triển của Uỷ
ban giáo dục quốc gia ).
Nhƣ vậy, việc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục với kinh
tế- xã hội của đất nƣớc là khâu đầu tiên, quyết định sự thành công của cải cách
giáo dục bởi có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng.
-Phát triển giáo dục phải phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá đất
nƣớc.
Lấy chính sách phổ cập giáo dục để xây dựng nền tảng tri thức cho nhân
dân tiếp thu khoa học- kĩ thuật, ra sức phát triển giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp,
gắn đào tạo với giải quyết việc làm, đẩy mạnh giáo dục cao đẳng (Đào tạo
chuyên khoa) để phát triển nhanh dội ngũ cán bộ chuyên môn trình độ cao cho
các nghành kĩ thuật- kinh tế, hƣớng hoạt động khoa học trong các trƣờng đại học
vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và khai thác kĩ thuật để phát triển nhanh công
nghệ và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất. Đó chính là đƣớng lối phát
triển giáo dục phục vụ kinh tế và hiện đại hoá đất nƣớc.
-Phƣơng châm gắn liền giáo dục với xã hội, thực hiện xã hội
hoá giáo dục.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc thì xã
hội hoá giáo dục là một biện pháp rất tích cực. Đây cũng là một kinh nghiệm cho
các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Thực hiện xã hội hoá giáo dục là huy
động mọi lực lƣợng tham gia làm giáo dục, hình thành một mô hình giáo dục
trong đó nhà nƣớc là chủ thể của tổ chức giáo dục còn các lực lƣợng xã hội khác
là thành phần tham gia. Đây là một cách làm đúng, phù hợp nhất là đối với một
nƣớc nghèo và đông dân.
-Coi trọng giáo dục hƣớng nghiệp.
Trung Quốc đã thực hiện phân luồng học sinh phổ thông hƣớng sang giáo
dục kĩ thuật- nghề nghiệp, đảm bảo tỉ lệ 1:1 giữa học sinh trung học phổ thông và
học sinh trung học kĩ thuật nghề nghiệp, làm cho giáo dục nghề nghiệp trở thành
chủ đạo của hệ thống giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp. Đồng thời, đƣa những yếu tố
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 74
kĩ thuật và nghề nghiệp nhất định vào nội dung của giáo dục phổ thông. Đây là
cách làm nhằm tạo ra một số lƣợng lớn những ngƣời thợ có kĩ thuật trong một
thời gian ngắn.
-Mở rộng quyền quản lý tới tận các địa phƣơng, thực hiện
phân cấp quản lý giáo dục.
Trung Quốc đã thực hiện cải cách thể chế quản lý giáo dục theo hƣớng địa
phƣơng hoá, phân cấp mạnh xuống tới tận cơ sở. Bộ giáo dục Trung Quốc đã
giao việc quản lý giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp cho các địa phƣơng, tạo thế chủ
động cho địa phƣơng phát huy mọi tiềm năng tại chổ để làm giáo dục, gắn giáo
dục phổ thông và giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp với việc xây dựng và phát triển
kinh tế ở các địa phƣơng, mở rộng quyền tự chủ của các trƣờng đại học, cả về
chuyên môn, tài chính, nhân sự….tạo điều kiện cho các trƣờng phát triển với sức
sống tự nhiên của một chủ thể đào tạo, khuyến khích trƣờng đại học liên kết
ngang với các xí nghiệp, với các cơ quan, trƣờng học, hình thành mối liên kết
“nghiên cứu- đào tạo-sản xuất”, tạo chủ thể phát triển gắn bó, đồng bộ và có hiệu
quả cao.
Mặt khác, việc thực hiện địa phƣơng hoá quản lý và phân cấp mạnh xuống
tận cơ sở sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc tập trung tăng cƣờng
quản lý ở tầm vĩ mô, tập trung vào việc hoạch định chính sách, chiến lƣợc, pháp
chế, thanh tra, đánh giá, điều chỉnh… làm cho hệ thống giáo dục phát triển liên
tục, hài hoà, thích ứng với tình hình kinh tế- xã hội của địa phƣơng, vùng và toàn
quốc. Đây cũng là kinh nghiệm mà các nƣớc đang phát triển cũng áp dụng cho
nền giáo dục nƣớc mình.
-Cải cách chế độ tuyển sinh và phân công sinh viên tốt
nghiệp theo hƣớng giảm sự khống chế của nhà nƣớc.
Biện pháp này nhằm hình thành từng bƣớc cơ chế tự điều tiết của thị
trƣờng lao động, làm cho đào tạo ngày càng gắn với việc làm, thúc đẩy ngƣời
học tự định hƣớng, tự điều chỉnh và thích nghi….Đó là con đƣờng hợp quy luật
trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Nhà nƣớc không còn giữ địa vi quyết định
trong công tác tuyển sinh và phân phối sinh viên tốt nghiệp nữa mà thay vào đó
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 75
là sự chủ động và linh hoạt của từng trƣờng đại học, từng địa phƣơng để đáp ứng
tốt hơn cho nhu cầu của địa phƣơng mình. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng, nhà
nƣớc cần phải quản lý ở tầm vĩ mô, khống chế để không cho phát triển tràn lan,
thiếu quy hoạch dẫn đến việc các trƣờng, các địa phƣơng chạy theo số lƣợng mà
không quan tâm đến chất lƣợng giáo dục.
Những bài học trên đây thể hiện hƣớng đi của giáo dục là đúng, đang từng
bƣớc thực hiện và phát huy hiệu quả rõ rệt. Các nƣớc đang phát triển trên thế giới
hiện nay cũng đã học tập đƣợc rất nhiều điều từ những thành công và cả những
nhạn chế của Trung Quốc trong vấn đề phát triển giáo dục.
Từ việc phân tích những thành công cũng nhƣ những hạn chế của giáo dục
Trung Quốc từ 1978 đến nay và những bài học lớn đã đƣợc rút ra cùng với những
điểm tƣơng đồng của giáo dục 2 nƣớc. Em cho rằng Việt Nam có thể tham khảo
một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc cải cách giáo dục nhằm xây dựng
nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá đất
nƣớc hiện nay.
-Kinh nghiệm về bồi dƣỡng nhân tài thông qua giáo dục toàn diện, phát
triển mô hình trƣờng THPT tổng hợp. Mô hình trƣờng giáo dục hƣớng nghiệp
cho học sinh có thể tự do lựa chọn nghề nghiệp trong cơ chế thị trƣờng cạnh
tranh hoặc tiếp tục học lên cao đẳng đại học theo sở thích của mình. Ƣu điểm của
trƣờng này là học sinh sau khi ra trƣờng vừa có học vấn trình độ phổ thông (đƣợc
cấp bằng THPT) vừa có trình độ kĩ năng nghề nghiệp (đƣợc cấp chứng chỉ nghề)
để tham gia vào thị trƣờng lao động. Có thể thấy mô hình trƣờng này thích hợp
với tình hình Việt Nam khi chúng ta đang cố gắng đào tạo, phát huy thế mạnh về
nguồn nhân lực.
-Chú trọng phát triển hệ thống trƣờng dân lập song song với hệ thống
trƣờng công lập song vẫn đảm bảo đầu tƣ tốt. Đây là một biện pháp khả thi trong
hoàn cảnh nƣớc ta còn nhiều khó khăn, để có thể đại chúng hoá giáo dục, biến
gánh nặng dân số đông thành nguồn nhân lực dồi dào trình dộ cao. Trung Quốc
khẳng định giáo dục đại học là nồng cốt quan trọng trong công cuộc hiện đại hoá.
Một số trƣờng đại học đƣợc nâng cấp thành trƣờng đại học quốc tế, sẽ trở thành
nơi đào tạo các chuyên gia trình độ cao trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, họ còn chủ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 76
trƣơng phát triển nhiều hình thức trƣờng đại học đào tạo không chính quy: đại
học qua truyền hình, đại học nông dân, đại học viên chức, học viện quản lý cán
bộ, đại học tự học có hƣớng dẫn. Đây là những trƣờng đại học kiểu mới, hình
thành trên cơ sở kết hợp 3 yếu tố: cá nhân tự học- xã hội trợ giúp và nhà nƣớc chỉ
đạo. Đây là một kinh nghiệm phát triển giáo dục của Trung Quốc có khá nhiều
ƣu điểm mà hiện nay nƣớc ta cũng áp dụng, mở ra cơ hội học tập cho nhiều
ngƣời, góp phần thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân
tài.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 77
KẾT LUẬN
Nhƣ vậy, xem xét quá trình cải cách của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến
nay, chúng ta thấy Trung Quốc rất quan tâm tới việc xây dựng một nền giáo dục
theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo cho đất nƣớc những con ngƣời
phát triển cả về trí, đức, thể, mĩ, có văn hoá, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, đủ sức
đƣa Trung Quốc vƣơn lên thành một trong những quốc gia hùng mạnh của thế
giới.
Hơn 30 năm cải cách và mở cửa, sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc xuất
phát từ chỗ thấp kém, lạc hậu đã phát triển lên thành một nền giáo dục có quy mô
lớn của thế giới với nhiều điểm tiến bộ và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, góp
phần vào công cuộc cải cách và hiện đại hoá đất nƣớc. Giáo dục Trung Quốc đã
khôi phục, thoát khỏi tình trạng bế tắc và lạc hậu sau Cách mạng văn hoá, bƣớc
đầu xây dựng đƣợc một hệ thống giáo dục cơ bản có quy mô thích hợp với nhu
cầu xây dựng và hiện đại hoá đất nƣớc. Hệ thống này bao gồm nhiều cấp học từ
tiểu học đến đại học với cơ cấu gồm nhiều loại hình khác nhau. Về mặt cấp học
đã có sự phân chia rõ ràng: Cấp mầm non, cấp tiểu học, giáo dục trung học với 2
cấp: sơ trung và cao trung với cơ cấu chia làm 2 luồng chính là giáo dục phổ
thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Hệ thống giáo
dục này đang đƣợc áp dụng không những ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nƣớc
khác là một hệ thống giáo dục khá bài bản, có quy mô thích hợp với nhu cầu xây
dựng và hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.
Giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp
cải cách và mở cửa.Với mục tiêu xây dựng nền giáo dục là phục vụ cho sự
nghiệp đổi mới, nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục Trung Quốc là phải nhanh chóng
nâng cao trình độ của dân tộc, tập trung mọi nỗ lực để phát triển sức sản xuất xã
hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, quốc phòng…..Mặc dù thực
hiện cuộc cải cách giáo dục trong điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn nhƣng
giáo dục Trung Quốc đã căn bản thực hiện đƣợc những yêu cầu mà đất nƣớc đòi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 78
hỏi. Quá trình phát triển của giáo dục Trung Quốc từ 1978 đến nay đã minh
chứng cho điều đó.
Xuất phát từ thực trạng không đồng đều về sự phát triển giáo dục giữa
thành thị và nông thôn, những ngƣời làm công tác giáo dục Trung Quốc đã đề
nghị công tác phục hồi và phát triển giáo dục phải đƣợc bắt đầu ở nông thôn.,
phổ cập giáo dục ở nông thôn thì sẽ làm tốt công tác phổ cập trên toàn quốc.
Điều này góp phần làm giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giảm dần
sự chênh lệch giữa lao động chân tay và lao động trí óc.
Năm 1978, Trung Quốc bƣớc vào công cuộc cải cách, mở cửa. Cũng giống
nhƣ cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị, công cuộc cải cách giáo
dục ở Trung Quốc là sự mở đầu toàn diện, không có mô hình nhất định để sao
chép, cũng không có nhiều kinh nghiệm để học theo. Những bƣớc đi ban đầu của
giai đoạn này đã đƣợc ngƣời Trung Quốc mô tả bằng hình ảnh “dò đá qua sông”
với hàm ý là cải cách, mở cửa, đòi hỏi phải kiên trì, phải coi trọng thực tế, cần
phải ổn định và hiệu quả. Mỗi bƣớc đi cần phải “dò” cho kĩ, nhìn cho chuẩn, phải
đúc kết kinh nghiệm và hình dung đƣợc bƣớc tiếp theo mới bƣớc tiếp. Chính vì
thế, cải cách giáo dục ở Trung Quốc đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng : kiên trì
thực nghiệm điển hình để tìm ra một phƣơng hƣớng và biện pháp hợp lý và từng
bƣớc mở rộng từ điểm tới diện, giải quyết tốt tình trạng không đồng đều về giáo
dục. Bởi thế, trong cuộc cải cách giáo dục từ 1978 đến nay, công tác thực
nghiệm, thí điểm ở các địa phƣơng hết sức đƣợc coi trọng. Thực nghiệm thành
công sẽ mở rộng mô hình ra toàn quốc. Đây cũng là một biện pháp tích cực trong
điều kiện “dò đá qua sông” của Trung Quốc.
Cùng với những thành tích to lơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hoá…trong 30 năm qua, những thành tích của giáo dục Trung Quốc cũng rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do những nguyên nhân lịch sử cũng nhƣ những đặc
điểm riêng của tình hình giáo dục trong thời kỳ xây dựng đất nƣớc, ngành giáo
dục Trung Quốc cũng đang tồn tại những khó khăn và hạn chế nhất định. Ví dụ ,
nhƣ do yêu cầu bức thiết phải phát triển nhanh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
hiện đại hoá mà xuất hiện xu thế quá thiên về bề rộng mà chƣa chú ý đến chiều
sâu , nghĩa là chất lƣợng giáo dục vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng đắn….nên chất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 79
lƣợng học tập phổ thông ở vùng nông thôn, vùng sâu, nhất là miền núi cao tƣơng
đối thấp. Đội ngũ giáo viên là những ngƣời có vai trò quyết định sự thành bại của
chất lƣợng giáo dục dù đã đƣợc chú ý quan tâm nhiều nhƣng vẫn còn hạn chế :
Điều kiện học tập còn hạn chế, trình độ giáo viên còn thấp, số giáo viên đủ chuẩn
còn ít nên phần nào ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục. Tình trạng giáo viên
không đạt yêu cầu cũng nhƣ cơ chế quản lý giáo dục còn nhiều lạc hậu không chỉ
ở các trƣờng phổ thông mà còn ở bậc đại học….Tuy vậy, với sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Trung Quốc, sự tham gia tích cực của nhân dân, nỗ lực của đội
ngũ giáo viên và những nhà quản lý giáo dục, nền giáo dục Trung Quốc chắc
chắn sẽ có những đổi mới thực sự đi đúng hƣớng và từng bƣớc đáp ứng tốt hơn
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tạo ra những nhân tố mới cho sự phát triển,
đƣa Trung Quốc tiến lên vững chắc trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 80
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
( Nguồn: www.iced.edu.vn/images/sodo_trungquoc2.gif )
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 81
Phụ lục 2: Một số trƣờng đại học nổi tiếng của Trung Quốc.
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NAM KINH
Trƣờng Đại học sƣ phạm Nam Kinh thành lập năm 1902, là một trong
những trƣờng Đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Hiện nay Trƣờng có 21 học
viện, 2 Học viện độc lập hạch toán, 70 chuyên ngành đào tạo Đại học, 161
chuyên ngành Thạc sĩ, 77 chuyên ngành Tiến sĩ, với số lƣợng học sinh là 28000,
trong đó có 1600 Lƣu học sinh. ĐHSPNK là một trong những trƣờng mở cửa đối
ngoại sớm nhất Trung Quốc, đây là 1 trong 2 cơ sở bồi dƣỡng tiếng Hán của Bộ
Giáo dục và là cơ sở giảng dạy Hán ngữ đối ngoại cấp Quốc gia.
ĐHSPNK nằm tại trung tâm thành phố Nam Kinh. Nam Kinh là 1 trong 4 cố đô
lớn của Trung Quốc, giao thông thuận tiện, điều kiện sinh hoạt học tập rất lý
tƣởng. Vƣờn trƣờng ĐHSPNK đƣợc mệnh danh là “Vƣờn trƣờng đẹp nhất Đông
phƣơng”.
ĐẠI HỌC BẮC KINH
Theo xếp hạng của The Times
World University Rankings năm
2006, Đại học Bắc Kinh đƣợc xếp
hạng là trƣờng đại học tốt nhất châu
Á, xếp thứ 14 thế giới. Đại học Bắc
Kinh là một trƣờng đại học trọng
điểm cũng nhƣ đại học trọng điểm
quốc gia. Trƣờng có 30 viện và 12 bộ môn với 93
chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành for the
second Bachelor's degree, 199 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sỹ và 173
chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ
bản, trƣờng cũng đã đặc biệt chú ý đế việc phát triển khoa học ứng dụng
Hiện tại, Đại học Bắc Kinh có 216 viện và trung tâm nghiên cứu trong đó
có 2 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia, , 12 phòng thí nghiệm quốc gia.
Trƣờng đã cố gắng gắn kết việc nghiên cứu khoa học với việc đào tạo
nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá
trình hiện đại hoá đất nƣớcKhuông viên của Đại học Bắc Kinh nằm ở Tây Bắc
Nguồn:www.iced.edu.vn/image
s/trungquoc_01.jpg.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 82
Bắc Kinh, ở quận Haidian giành riêng cho các trƣờng đại học. Trƣờng nằm ở khu
vực các khu vƣờn hoàng gia của Nhà Thanh trƣớc đây với những cảnh quan và
tòa nhã tạo dựng theo phong cách Trung Hoa. Cùng với Đại học Thanh Hoa kề
bên, Đại học Bắc Kinh đƣợc biết đến khắp Trung Quốc là trƣờng có khuôn viên
đẹp nhất. Ngoài khuôn viên của Đại học Bắc Kinh là Trung tâm Khoa học Y tế
Đại học Bắc Kinh nằm ở đƣờng Xue Yuan nơi có các viện danh tiếng nhất Trung
Quốc tọa lạc.
ĐẠI HỌC THANH HOA
Trƣờng này đƣợc xem là một trong
những trƣờng đại học danh tiếng nhất ở
Trung Quốc. Trƣờng đƣợc thành lập năm
1911 nhƣ là một trƣờng dự bị cho những
ngƣời Trung Quốc đã tốt nghiệp trung học
chuẩn bị học lên cao hơn ở các trƣờng đại
học tại Hoa Kỳ, sau đó trƣờng mở rộng phạm vi
và cung cấp các chƣơng trình sau đại học 4 năm
vào năm 1925. Chƣơng trình dự bị của trƣờng
tiếp tục đến năm 1949
Phần lớn cuộc xếp hạng các trƣờng đại học Trung Quốc xếp Thanh Hoa là
số một ở Trung Quốc. Thanh Hoa đƣợc xem là trƣờng khoa học và công nghệ tốt
nhất Trung Quốc. Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh của Đại học Thanh Hoa là
trƣờng y tốt nhất Trung Quốc trong khi Đại học Bắc Kinh thì nổi tiếng hơn về
luật và nghệ thuật. Việc đƣợc trúng tuyển Thanh Hoa phải cạnh tranh rất quyết
liệt. Đa số sinh viên đƣợc tuyển chọn là những học sinh phổ thông xuất sắc nhất
Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học, kỹ sƣ, nhà kinh doanh, nhà chính trị hàng đầu
của Trung Quốc tốt nghiệp từ Thanh Hoa, trong đó có Hồ Cẩm Đào. Năm 2003,
Thanh Hoa có 12 trƣờng đại học và 48 khoa, 41 viện nghiên cứu, 35 trung tâm
nghiên cứu, 167 phòng thí nghiệm bao gồm 15 phòng thí nghiệm trọng điểm
quốc gia. Tháng 9 năm 2006, Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh đã đƣợc đổi tên
thành Viện y học hiệp hòa Bắc Kinh, Đai học Thanh Hoa .có 51 chƣơng trình
Nguồn:www.tin247.com/tha
m_dai_hoc_thanh_hoa-11-
2125..
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 83
đào tạo cử nhân, 139 chƣơng trình đào tạo thạc sỹ và 107 chƣơng trình đào tạo
tiến sỹ. Thanh Hoa cũng là đại học Trung Quốc đầu tiên có chƣơng trình đào tạo
thạc sỹ luật Hoa Kỳ thông qua một chƣơng trình hợp tác với Trƣờng luật Beasley
Đại học Temple. Thanh Hoa là thành viên của LAOTSE, một hệ thống quốc tế
của các đại học hàng đầu ở châu Âu và châu Á. Học viện Hạt nhân và Công nghệ
Năng lƣợng Nguyên tử nằm ở một khu riêng biệt ở ngoại ô phía bắc Bắc Kinh.
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM BẮC KINH
Đại học sƣ phạm Bắc Kinh sáng lập
vào năm 1902, là trƣờng đại học sƣ phạm
đầu tiên trong lịch sử TQ , cũng là trƣờng
đại học sƣ phạm nổi tiếng nhất TQ , là cơ sở
quan trọng bồi dƣỡng các loại giáo viên .
Trƣờng đại học sƣ phạm Bắc Kinh
hiện có 15 học viện nhƣ học viện giáo dục , học
viện đào tạo giáo viên , học viện văn hoá Hán ngƣ̃ ,
học viện tâm lý v.v, 48 chuyên nghiệp hệ chính quy . Các môn giáo dục học , tâm
lý học, giáo dục trƣớc độ tuổi đi học có danh tiếng rất cao tại TQ.
Trƣờng đại học sƣ phạm Bắc Kinh hiện có gần 2500 giảng viên và viên
chƣ́c, hơn 20 nghìn sinh viên tại trƣờng , trong đó có hơn 7 nghìn sinh viên hệ
chính quy, hơn 1 nghìn lƣu học sinh.
Nhƣ̃ng năm gần đây, trong khi phát triển các môn học sƣ phạm, trƣờng đại
học sƣ phạm Bắc Kinh cũng đã phát triển một số giáo dục ngoài loại sƣ phạm .
Trƣờng đại học sƣ phạm Bắc Kinh còn sƣ̉ dụng đầy đủ ƣu thế nguồn quản lý giáo
dục của mình, triển khai đào tạo giảng viên và cán bộ tại chƣ́c
Phụ lục 3:
-Đại hội XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc với vấn đề phát triển
giáo dục:
“Giáo dục là cơ sở phát triển khoa học kĩ thuật và bồi dƣỡng nhân
tài, đặt trong sự nghiệp hiện đại hoá có vai trò mang tính hƣớng dẫn và tính
Nguồn:www.lebichson.org/
China2006.htm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 84
toàn cục, cấn đƣợc đặt vào vị trí ƣu tiên phát triển. Quán triệt phƣơng châm
giáo dục của Đảng, kiên trì lấy giáo dục phục vụ cho sự nghiệp hiện đại hoá
xã hội chủ nghĩa, phục vụ nhân dân, kết hợp với lao động sản xuất và thực
tiễn xã hội, bồi dƣỡng con ngƣời xây dựng chủ nghĩa xã hội và lớp ngƣời
kế tiếp phát triển toàn diện trí, đức, thể, mĩ. Thƣờng xuyên sáng tạo, đi sâu
đổi mới giáodục, ƣu việt hoá cơ cấu giáo dục, bố trí hợp lý nguồn lựcgiáo
dục, nâng cao trình độ và chất lƣợng quản lý giáo dục, bồi dƣỡng tố chất
toàn diện, đào tạo ra hàng trăm triệu ngƣời lao động, hàng chục triệu nhân
tài chuyên môn và hàng loạt nhân tài sáng tạo có chất lƣợng cao. Tăng
cƣờng xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ và đạo đức ngƣời
thầy. tiếp tục phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm.Tăng cƣờng giáo dục và bồi
dƣỡng nghiệp vụ, phát triển giáo dục thƣờng xuyên, tạo ra hệ thống giáo
dục suốt đời. đầu tƣ hơn nữa cho giáo dục và giúp đỡ công tác giáo dục
nông thôn, khuyến khích xã hội hoá giáo dục. Hoàn thiện chính sách và chế
độ chính sách giúp học sinh nghèo, xây dựng quy hoạch và phát triển lâu
dài khoa học- kĩ thuật. Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học. Phổ
cập tri thức khoa học, phát huy tinh thần khoa học. Phải thƣờng xuyên coi
trọng cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của
khoa học xã hội triết học trong sự phát triển của kinh tế- xã hội.hình thành
môi trƣờng tốt đẹp coi trọng khoa học, khuyến khích sáng tạo, chống mê tín
và khoa học giả hiệu”.
(Trích “Báo cáo đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc”, Thông
tấn xã Việt Nam, 1/2003.
-Đại hội XVII của Đảng cộng sản Trung Quốc với vấn đề phát triển
giáo dục:
-“Giáo dục là nền tảng chấn hƣng dân tộc, công bằng giáo dục là cơ
sở quan trọng của công bằng xã hội.Cần quán triệt phƣơng châm giáo dục
của đảng, kiên trì giáo dục con ngƣời làm gốc, giao dục đạo đức đi đầu,
thực hiện giáo dục tố chất, nâng cao trình độ hiện đại hoá giáo dục, bồi
dƣỡng những con ngƣời xây dựng chủ nghĩa xã hội…Giảm nhẹ gánh nặng
bài vở cho học sinh trung tiểu học, nâng cao tố chất tổng hợp cho học
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 85
sinh. Kiên trì tính chất công ích của giáo dục, tăng thêm kinh phí đầu tƣ
cho giáo dục, nâng đỡ giáo dục ở khu vực nghèo khó…Tăng cƣờng xây
dựng đội ngũ giáo viên, trọng điểm là nâng cao chất lƣợng giáo viên ở
nông thôn. Khuyến khích các lực lƣợng xã nội xây dựng giáo dục. Phát
triển giáo dục từ xa và giáo dục liên tục, xây dựng xã hội học tập với toàn
dân học tập, học tập suốt đời”.
(Trích “Báo cáo đại hội XVII Đảng cộng sản Trung Quốc, Thông tấn xã
Việt Nam, 11/2007).
Phụ lục 4: Giao lƣu và hợp tác giáo dục Trung Quốc-Việt Nam
từ 1978 đến những năm đầu của thế kỷ XXI.
Cùng với những thăng trầm trong quan hệ về mặt chính trị giữa
Việt Nam và Trung Quốc, hai nƣớc cũng có những thành công trong giao
lƣu và hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
Từ 1949- 1978, hợp tác giáo dục giữa Việt Nam- Trung Quốc đã có
những sự kiện nổi bật. Ngay từ 1951, Trung Quốc đã tiếp nhận đào tạo lƣu
học sinh Việt Nam tại khu học xá Nam Ninh. Trong những năm 60, nhiều
lƣu học sinh Việt Nam đã đƣợc học tại một số tỉnh của Trung Quốc.
Từ 1992, sau khi quan hệ Việt –Trung đƣợc bình thƣờng hoá, quan
hệ giáo lƣu hợp tác giáo dục Việt- Trung cũng đƣợc nối lại.
Tháng 2- 1993, đoàn đại biểu giáo dục Việt Nam gồm 5 ngƣời do
Bộ trƣởng Giáo dục- đào tạo Trần Hồng Quân dẫn đầu đã sang thăm
Trung Quốc. Bộ trƣởng hai nƣớc đã hội đàm và ký “Biên bản hội đàm về
hợp tác giáo dục 1994”.
Tháng 12-1993, đoàn đại biểu giáo dục Trung Quốc gồm 5 ngƣời
do Trƣơng Thiên Bảo, chủ nhiệm uỷ ban giáo dục nhà nƣớc dẫn đầu sang
thăm Việt Nam. Thứ trƣởng giáo dục hai nƣớc Việt- Trung đã hội đàm và
ký “Biên bản hội đàm về hợp tác giáo dục 1994-1996.
Tháng 9-1996, đoàn đại biểu giáo dục Trung Quốc gồm 5 ngƣời do
đồng chí Chu Khai Thiên, Chủ nhiệm -Bộ trƣởng giáo dục Trung Quốc đã
dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam. Bộ trƣởng giáo dục hai nƣớc đã
hội đàm và ký văn bản “Thảo luận về giao lƣu giáo dục 1997-2000”.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 86
Tháng 4-2001, bộ trƣởng Nguyễn Minh Hiển đã dẫn đầu đoàn đại
biểu giáo dục Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Hai bộ trƣởng đã ký thoả
thuận “Giao lƣu hợp tác giáo dục 2001-2004”.
Những văn bản trên là cơ sở cho sự hợp tác, giao lƣu giáo dục giữa
Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bền chặt và phát triển.
Giữa hai nƣớc đã có sự hợp tác trao đổi lƣu học sinh: số lƣu học
sinh Việt Nam lƣu học tại Trung Quốc ngay càng gia tăng.
Năm học
Lƣu học sinh Việt
Nam
Lƣu học sinh Trung
Quốc
1992-1993
1993-1994
1995-1996
1997-1998
1998-1999
2001-2002
2002-2003
2004-2005
10
20
20
45
39
66
26
62
6
5
5
7
7
6
6
15
( Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, Số 6 -2002)
Theo thoả thuận giáo lƣu hợp tác về giao lƣu hợp tác giáo dục các
năm 2001-2004 đã đƣợc bộ trƣởng giáo dục hai nƣớc Việt Nam- Trung
quốc ký tại Bắc Kinh ngày 24/2/2004, quan hệ giao lƣu hợp tác giáo dục
giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ có những bƣớc tiến mới. Ví dụ:
Mỗi năm, Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam khoảng 140 suất học
bổng toàn phần để đào tạo lƣu học sinh, nghiên cứu sinh.
Trong 3 năm gần đây,mỗi năm, Trung Quốc dành cho Việt Nam 40
suất học bổng ngắn hạn vào mùa hè để bồi dƣỡng trình độ Hán ngữ cho
giáo viên Trung văn Việt nam.
Mỗi năm, Việt Nam dành cho Trung Quôc15 suất học bổng toàn
phần để đào tạo các học giả, nghiên cứu sinh thạc sĩ và lƣu học sinh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 87
Đặc biệt, Bộ giáo dục Trung Quốc đã giúp Việt Nam (cả về kinh
phí và cán bộ biên tập) biên soạn hoàn chỉnh bộ giáo trình Hán ngữ dùng
trong các trƣờng đại học và cao đẳng ở Việt Nam.
Việc mở rộng đào tạo lƣu học sinh tự túc kinh phí tại Trung Quốc
cũng đã tăng hơn trƣớc, theo số liệu của bộ giáo dục Trung Quốc thì số
học sinh Việt Nam học tại Trung Quốc đã lên tới 4000 ngƣời (năm 2001),
đứng thứ 4 sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonexia và Triều Tiên. Việt Nam
cũng gửi sang Trung Quốc đào tạo cán bộ theo hình thức du học bằng
ngân sách nhà nƣớc, đến năm 2005 đã gửi đƣợc 40 ngƣời.
Bên cạnh đó là việc mở rộng
hơn nữa việc giao lƣu hợp tác trực
tiếp giữa các trƣờng đại học và các cơ
quan giáo dục của hai nƣớc Việt-
Trung. Đến năm 2005,có 30 trƣờng
đại học và cao đẳng Việt Nam có
quan hệ hợp tác trực tiếp với trên 45
trƣờng đại học và học viện của Trung
Quốc.
Bộ giáo dục Trung Quốc và ”Trung
Quốc quốc gia Hán ban” đã sẵn sàng cử giáo viên (giáo viên tình nguyện,
do Trung Quốc tự trả lƣơng) sang Việt Nam giảng dạy Trung văn tại một
số trƣờng đại học ở Việt Nam.
Trên đây chính là những thành quả tiêu biểu của việc giao lƣu và
hợp tác giáo dục Việt- Trung.Những thành quả này đã thể hiện đƣợc thiện
chí của cả hai bên.
Kí biên bản hợp tác giữa trƣờng ĐH
Quế Lâm và CĐSP Quảng Ninh.
Nguồn:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Nguyễn Thanh Bình, (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới, NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
2. Phan Văn Các, (1993), Giáo dục Trung Quốc trong cải cách,
Viện nghiên cứu giáo dục và đại học chuyên nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Căn, (2007), Quá trình cải cách giáo dục của
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 1978-2003, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội .
4. Giang Trạch Dân – Lý Bằng, (1992), Chủ nghĩa xã hội
mang màu sắc Trung Quốc, NXB Sự thật, Hà Nội.
5. Trần Độ,(1995), Trung Quốc thành tựu và triển vọng, Trung
tâm nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội.
6. Đại Đồng,(1989), Bóng đêm qua quảng trƣờng Thiên An
Môn, NXB Văn hoá dân tộc.
7. Phan Tất Giá,(1993), Cải cách giáo dục đại học và trung học
chuyên nghiệp của Trung Quốc, Viện nghiên cứu đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Vũ Ngọc Hải (chủ biên), (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại
trong những năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và thế giới), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Hồng, (2003), Trung Quốc cải cách và mở cửa,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Hội thảo lý luận giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng
cộng sản Việt Nam về xây dựng xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa,
NXB CTQG, Hà Nội, 2008
11. Nguyễn Thành Lê, (1984), Trung Quốc sau đại hội XII,
NXB Thông tin lí luận, Hà Nội .
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 89
12. Trịnh Niệm, (2006), Sống và chết ở Thƣợng Hải, NXB Văn
học.
13. Nguyễn Thế Tăng (chủ biên)(2000), Trung Quốc cải cách và
mở cửa, NXB CTQG, Hà Nội.
14. Chu Hồng Thanh, (2005), Hệ thống giáo dục và luật giáo
dục của một số nƣớc trên thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Thi Hữu Tùng, (2003), Ba vĩ nhân Trung Quốc thế kỷ XX,
NXB Thanh niên, Hà Nội.
16. Lê Hữu Tầng-Lƣu Hàm Nhạc,(2001), Cải cách mở cửa ở
Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội.
17. Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 1(năm 2003), Văn kiện đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVI của Đảng cộng sản Trung
Quốc.
18. Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 11(2007), Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XVII của Đảng cộng sản Trung Quốc.
19. Trần Văn Tùng, (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi
mới nền giáo dục Việt Nam, NXB Thế giới, Tp.Hồ Chí Minh.
20. Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc,(1994), Nghiên cứu
Trung Quốc, một số vấn đề kinh tế -văn hoá, Hà Nội.
21. Nguyễn Huy Quý,(2002), Lịch Sử Trung Quốc, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
22. Đỗ Tiến Sâm,(2003), Báo cáo phát triển Trung Quốc- Tình
hình và triển vọng, NXB Thế giới, Tp.Hồ Chí Minh.
23. Vũ Quang Vinh, (2003), Một số vấn đề cải cách mở cửa ở
Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam, NXB Thanh Niên, Tp.Hồ Chí
Minh.
Tạp chí:
1. Viện nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc (các
năm từ 1998 đến 2008).
2. Tạp chí nghiên cứu lý luận, năm 2000.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Kim Dung
SVTH: Trần Thị Duyên 90
3. Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam.
4. Sài Gòn Giải Phóng (số ngày 23-3-2000, 23-7-2000).
5. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Thông tấn xã Việt Nam, năm
1993.
Tài liệu mạng:
1. Tuoitre.com.vn
2. Thanhnien.com.vn.
3. Wikipedia (trang tiếng Việt)
4. www.tapchicongsan.org.vn
5. www.doanthanhnien.vn
6. www.tintucduhoc.com
7. www.iced.edu.vn (Trang web cung cấp những thông tin du học tại
các nƣớc trên thế giới).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tranthiduyen.pdf