Khóa luận Bước đầu tìm hiểu những đóng góp của dõng báo chí công khai chữ quốc ngữ tại Sài Gòn- Chợ Lớn từ năm 1919 đến 1930

MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài: I.1 Giá trị khoa học: Báo chí là một bộ phận của đời sống tinh thần con người, là một trong những hình thái ý thức xã hội. Báo chí nằm trong kiến trúc thượng tầng chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng. Từ khi nền báo chí Việt Nam được thiết lập, nó đã đóng góp phần quan trọng trong giáo dục và truyên bá tư tưởng. Albert Sarraut đã từng phát biểu tại hội nghị nghiệp đoàn báo chí rằng: “Một tờ báo, một cây bút quả là một sức mạnh phi thường”1. Luật báo chí cũng đã khẳng định “Báo chí là một bộ phận thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống”. Vai trò của báo chí là hết sức to lớn tác động mạnh mẽ đến mọi đối tượng, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Ngày nay, báo chí được cải thiện về số lượng và chất lượng. Các hình thức của báo chí cũng đa dạng hơn. Báo chí gồm có: báo viết (kể cả thông tin của thông tấn xã), báo nói (các đài phát thanh, truyền thanh), báo hình (truyền hình), báo điện tử. Báo chí Việt Nam ra đời đã tham gia vào lịch sử dân tộc, là một công cụ đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước. Giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1930, báo chí có những đóng góp nhất định đối với lịch sử nước nhà. Với đề tài: “BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÕNG BÁO CHÍ CÔNG KHAI CHỮ QUỐC NGỮ TẠI SÀI GÕN- CHỢ LỚN TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930”, chúng ta nhận thức được những tác động qua lại của báo chí và lịch sử. Dựa vào hiểu biết về sự lớn mạnh của báo chí, chúng ta thấy được bước phát triển của các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là đóng góp cho khoa học lịch sử. Báo chí không thể tự thân phát triển một cách độc lập mà nó có sự tác động qua lại giữa các yếu tố khác như điều kiện xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Đó là một trong những lý do tôi chọn đề tài này. 1 Dẫn lại theo tài liệu tham khảo nghiệp vụ của hội nhà báo Việt Nam, thông tấn xã Việt Nam, 1985. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 7 I.2 Giá trị thực tiễn: Những hiểu biết về hoạt động của báo chí giúp người đọc những thức những tác động ban đầu của nó đối với lịch sử dân tộc, đặc biệt là sự xuất hiện của dòng báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh báo chí của giai cấp tư sản. Chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm ứng dụng những giá trị hoạt động báo chí giai đoạn hiện nay trong xu hướng hội nhập trên thế giới. Vận dụng những giá trị ấy trong nghiên cứu khoa học và cuộc sống. Người nghiên cứu có điều kiện tìm hiểu những định nghĩa, khái niệm, phương pháp nghiên cứu đặc biệt của báo chí, những phương pháp hỗ trợ cho phương pháp khoa học lịch sử. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học là công việc mà mỗi sinh viên cần phải làm. Sinh viên năm thứ tư phải tự tìm hiểu tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này. II Mục đích, yêu cầu: II.1 Mục đích: Đề tài: “BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÕNG BÁO CHÍ CÔNG KHAI CHỮ QUỐC NGỮ TẠI SÀI GÒN- CHỢ LỚN TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930” giúp nhận diện mối quan hệ hai chiều giữa báo chí và lịch sử. Báo chí và lịch sử có mối quan hệ hữu cơ hai chiều với nhau nhưng không đồng nhất với nhau hoàn toàn. Những nhà viết báo cũng có thể là những nhà sử học, người nghiên cứu, đam mê khoa học lịch sử, nhất là những tạp chí chuyên ngành hoặc các chuyên mục chuyên biệt. Nhưng nhà báo có thể là những chính trị gia, nhà văn, nhà thơ, mọi người đều có thể viết báo hoặc thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, mục đích của đề tài không nghiên cứu hết toàn bộ những giá trị mà báo chí mang lại mà chỉ chú trọng đến sự đóng góp cho lịch sử của báo chí chữ quốc ngữ ở Sài Gòn- Chợ Lớn về vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội từ 1919 đến 1930. Những năm 20 của thế kỉ XX, báo chí là cầu nối cách mạng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, những định hướng cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản đến lực lượng trí thức tiến bộ, những người được đào tạo hay giai cấp công nhân, Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 8 những người lao động biết chữ. Họ đã tuyên truyền lại cho những người không biết chữ theo chừng mực nhất định. Báo chí đã góp phần giác ngộ giai cấp công nhân, các tầng lớp trong xã hội và là một trong những nhân tố tác động đến cách mạng Việt Nam. Ngoài công việc tìm hiểu những tác phẩm báo chí Tiếng Việt xuất bản Sài Gòn- Chợ Lớn trong giai đoạn 1919 đến 1930 còn góp phần tìm hiểu và đánh giá lại vai trò của các nhân vật, các tác gia chủ chốt có đóng góp nhất định cho tờ báo và lịch sử. II.2 Yêu cầu: Người nghiên cứu không tiến hành nghiên cứu lịch sử báo chí mà chỉ sử dụng báo chí như một nguồn sử liệu để nghiên cứu. Nên xét về nội dung đề tài “BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÕNG BÁO CHÍ CÔNG KHAI TẠI SÀI GÒN- CHỢ LỚN TỪ NĂM 1919 ĐẾN 1930” cần đạt được những yêu cầu sau: -Người nghiên cứu cần trình bày hoàn cảnh báo chí ra đời tại Việt Nam. -Những chính sách, đạo luật về xuất bản báo chí đã ban hành và có hiệu lực thi hành. -Những tờ báo Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Kỳ Lân Báo, Phụ Nữ Tân Văn đã phản ánh về chính trị, kinh tế, xã hội như thế nào?. Những khuynh hướng đường lối của các tờ báo trên đáp ứng nhu cầu xã hội ra sao? -Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930 . Từ những nội dung chính trong mỗi tờ báo người nghiên cứu đánh giá: những yêu cầu, mục đích, chủ trương, ý đồ của tờ báo. Những mục đích đó có phù hợp với lịch sử yêu cầu hay không. Báo chí phản ánh như thế nào những sự kiện lịch sử nổi bậc. Những tác động qua lại giữa lịch sử và báo chí. Từ những nội dung trên làm nổi bậc những phản ánh của của báo chí Sài Gòn- Chợ Lớn trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930. Vai trò của giai cấp tư sản, tiểu tư sản, trí thức và tác dụng của báo chí trên mặt trận đấu tranh công khai hợp pháp. III Ý nghĩa: Khi tìm hiểu nghiên cứu bất kì một vấn đề gì cần đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử nó tồn tại, phát triển và suy vong. Báo chí cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1919 đến năm 1930, báo chí có những Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 9 biến chuyển sâu sắc, không thoát khỏi hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam. Việt Nam là một nước thực dân nửa phong kiến, Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai, hơn 90% dân số mù chữ, lao động vất vả, giai cấp công nhân nhỏ bé chiếm một số ít trong xã hội. Ngày nay, chúng ta có thể biết thông tin từ bất kì nơi nào trên thế giới, đủ các ngôn ngữ, cập nhật liên tục những sự việc vừa mới xảy ra thông qua phương tiện truyền thông hiện đại. Báo chí (giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1930) không có cơ sở vật chất, kĩ thuật để phát triển như giai đoạn hiện nay. Báo chí chẳng có gì, không có đội ngũ phóng viên, biên tập viên và lực lượng hỗ trợ, nghề báo có thể là một nghề phụ. Chủ các tờ báo có khi là người viết bài, biên tập, in ấn, chủ hãng buôn, chủ xưởng . Nguyên nhân là do số lượng độc giả ít; báo xuất bản thường là tuần báo, nhật báo, lượng thông tin, các chuyên mục ít và chính sách kiểm soát của thực dân Pháp, nhất là dòng báo chí cách mạng phải hoạt động bí mật. Báo chí không chỉ chịu tác động của lịch sử mà còn rất nhiều yếu tố khác như ngôn ngữ, văn học, văn hóa Vì vậy, báo chí và lịch sử không là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau hay đồng đẳng nhau. Trong báo chí có lịch sử, trong lịch sử có báo chí, nhưng cũng có báo chí không nằm trong lịch sử và lịch sử tham gia ngoài báo chí. IV Lịch sử vấn đề: Hiện nay, các giáo trình, sách tham khảo trình bày vấn đề về báo chí chủ yếu lịch sử báo chí và một vài bài nghiên cứu về một khía cạnh về chính trị, kinh tế và xã hội của một vài tờ báo. Vấn đề lịch sử báo chí đã được nhiều tác giả trình bày từ trước tới nay như:  Huỳnh Văn Tòng, 1973, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930, XB Trí Đăng, Sài Gòn, Tài liệu dùng cho sinh viên. Nội dung quyển sách được rút ra từ Luận án tiến sĩ đệ tam cấp tại Đại học Sorbonne (Pari) năm 1970-1971. Tác giả đã khái quát lịch sử ra đời của báo chí. Cơ sở ra đời báo chí, những vấn đề tác động đến báo chí. Tác giả giúp cho sinh viên, những người nghiên cứu báo chí có phương pháp đúng và cách thức nghiên cứu đạt hiệu quả cao nhất. Đây là quyển sách được các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí đánh giá cao về giá trị nội dung, là nguồn tài liệu được các nhà nghiên cứu chọn trích dẫn lại. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 10  Trong tác phẩm: “Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam”, tác giả Hồng Chương (1987) đã nhấn mạnh vai trò báo chí: “Bọn xâm lược biết rất rõ tác dụng của báo chí. Chúng coi báo chí là một công cụ sắc bén để thực hiện chính sách nô dịch và xâm lược nhân dân ta” “Nhân dân ta không thể không dùng báo chí để bảo vệ quyền sống, giành độc lập dân chủ và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Lịch sử báo chí Việt Nam gắn liền với lịch sử cận, hiện đại Việt Nam ”. Lịch sử báo chí Việt Nam được chia ra làm các phần: - Báo chí Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX. - Báo chí Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. -Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam (1925-1929). Mỗi phần gồm có những nội dung chính: khái quát những sự kiện lịch sử quan trọng, sự ra đời của các tờ báo mới. Tác giả giới thiệu khái quát những tờ báo quan trọng. Báo xuất bản và đình bản khi nào, lý do bị đình bản, khuynh hướng của mỗi tờ báo cùng nhận xét ý kiến của tác giả. Hồng Chương đã giới thiệu về sự ra đời của báo chí cách mạng, nhấn mạnh sự cần thiết và đóng góp của những tờ báo cách mạng đầu tiên như: Thanh niên, . Tác giả đã nêu và trích dẫn một số bài viết quan trọng của các báo.  Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945. PGS, TS Đỗ Quang Hưng chủ biên và viết các chương I: Buổi đầu của báo chí Việt Nam, chương V: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1939-1945, và phần Tổng luận. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành viết chương III: Báo chí Việt Nam thời kì 1919- 1930, chương IV: Báo chí Việt Nam trong thời kì 1930-1939. Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc viết chương II: Báo chí Bắc Kỳ trước và trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Đỗ Quang Hưng và Nguyễn Thành lập phần Thư tịch báo chí 1865-1945. Trong lời tựa tác giả đã đề cập đến mục tiêu của tập sách: trình bày lược đồ báo chí Việt Nam 1865-1945, các dòng báo, các khuynh hướng, sự đụng độ của nền văn hóa Vì vậy, mỗi chương các tác giả điều chia thành từng giai đoạn nhỏ: giới thiệu Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 11 khái quát lịch sử và diện mạo các tờ báo. Tác giả nhấn mạnh đến vai trò báo chí trên các phương diện chính trị xã hội: “trong biết bao tiếng nói sắc bén hoặc hấp dẫn, êm ái hay sấm sét nổi lên từ lòng đất Đông Dương, trong cuộc dấy lên đấu tranh cho những lý tưởng khác nhau, quả thật báo chí có vai trò quan trọng, hàng ngũ báo chí lúc đầu thưa thớt nhưng dần hồi đông đảo, tăng thêm ảnh hưởng và tầm quan trọng”; trên phương diện văn hóa. Quyển sách có đôi chổ chưa chính xác như: - “Thực Nghiệp Dân Báo: Ngày 12-5-1920, Nguyễn Hữu Thu chủ tàu buôn và chủ thầu ở Hải Phòng cùng với Bùi Đình Tá, giám đốc công ty Đông Ích hội, Bùi Huy Tín, đại lý và chủ thầu ở Hà Nội xin phép toàn quyền Đông Dương ra Thực Nghiệp Dân Báo. Ngày 6-6-1920, M.Lông kí hiệp định cho phép. Ngày 12-2-1920, Thực Nghiệp Dân Báo ra số 1” “Tiếp theo, số 2, ngày 13-7-1920”1. Như vậy, tác giả viết ngày báo xuất bản mâu thuẫn với ngày xin phép và được phép xuất bản. Báo ra tuần 3 số nhưng số 1 cách số thứ 2 là 5 tháng. Theo các nhà nghiên cứu Lịch sử Báo chí như Hồng Chương, Huỳnh Văn Tòng thì Thực Nghiệp Dân Báo ra đời ngày 12/7/1920. “- Khai Hóa Sau khi ra số 1762, tháng 6-1928, Khai hóa ngừng xuất bản”2. Trong phần Danh mục các báo xuất bản trước 1945 lại ghi “số cuối cùng, số 1731, 31-8-1927”. Theo các nhà nghiên cứu Lịch sử Báo chí như Hồng Chương, Huỳnh Văn Tòng thì báo ra số cuối 31/8/1927 (dựa trên số báo còn lưu trữ ở thư viện quốc gia Balê). “-La Cloche fêlée Sau khi ra số 62 ngày 3-5-1926, báo đổi tên là L`Annam, đánh số 63, ngày 6-6-1926”3. Sau đó, báo L`Annam “ngày 6-5-1926 thì đổi tên thành L`Annam, đánh số đầu 1 Đỗ Quang Hưng, 2000, Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 70, 71. 2 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 72. 3 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 12 và tiếp của La Cloche fêlée là số 63”1. Trong phần Danh mục các báo xuất bản trước 1945 lại ghi “Số đầu, lấy số 63, 6-5-1926- tục bản tờ La Cloche fêlée”. “La Tribune Indochinoise Số cuối cùng số 2342, tháng 10- 1942 tòa soạn và trị sự: 18, phố Expanho7, Sài Gòn sau chuyển đến số 125, đường Macmahông”2. Phần Danh mục các báo xuất bản trước 1945 lại ghi “Tòa soạn: 201 Rue Paul Blanchy Số cuối cùng 1-1941”.3 “Báo Phụ Nữ Tân Văn .Tòa soạn: 65, phố Matingio, Sài Gòn, in tại nhà in J.Việt, sau là nhà in Bảo tồn”4. Phần Danh mục các báo xuất bản trước 1945 lại ghi “In ở nhà in J. Việt, sau là nhà in Xưa Nay”.5 Theo như trang bìa của báo đề: tòa soạn 42 Rue Catinal, Sài Gòn. Năm 1934, báo mới đổi nhà in và địa chỉ tòa soạn Như vậy, nhiều nội dung trích dẫn không được chính xác, không rõ. Tác phẩm giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về bao chí, những giá trị báo chí mang lại cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.  Hai tác giả Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan viết tác phẩm Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh - 100 câu hỏi đáp về Gia Định- Sài Gòn Tp. Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp. Hai tác giả đã nêu và trả lời 100 câu hỏi xoay quanh lĩnh vực báo chí. Nội dung các câu hỏi phong phú và đa dạng; có thể chia thành các mục sau: - Báo chí Việt Nam buổi đầu: cơ sở ra đời của báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, những luật báo chí được áp dụng ở thuốc địa. - Các tờ báo và nội dung chính của nó; lý do tờ báo bị đình bản. - Những nhân vật có ảnh hưởng quan trọng đến các tờ báo như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thị Kiêm Các câu hỏi đã nêu bậc được vấn đề của báo chí, đặc biệt là đã chỉ ra được nguồn tin quốc tế lấy từ đâu, cách thức lấy tin mà nhiều tài liệu khácchưa đề cập hoặc có đề cập nhưng chỉ sơ sài.  Trong quyển sách: “Lịch sử Báo chí Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh từ 1865- 1995”, tác giả Nguyễn Công Khanh (2006) đã trình bày lại những tờ báo xuất 1 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 86. 2 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 93 3 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 284. 4 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 94. 5 Đỗ Quang Hưng, 2000, sách đã dẫn, trang 299. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 13 bản ở Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh. Qua tác phẩm tác giả đã trích dẫn lại một phần các bài báo theo nội dung cần trình bày, những trích dẫn này giúp những người quan tâm hiểu được những vấn đề chủ yếu của các tờ báo khi không có điều kiện tiếp xúc nguồn tư liệu gốc. Ngoài những nguồn tài liệu trên, báo chí còn được đề cập trong các giáo trình Lịch sử Việt Nam (2005) tập II, NXB Giáo dục; Lịch sử Việt Nam 1919-1930(2007) tập 8, NXB Khoa học Xã hội. Và các bài viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Nhìn chung, các tác phẩm trên chỉ trình bày lịch sử báo chí, sự phát triển của báo chí Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để người làm đề tài bổ sung nguồn tư liệu toàn diện hơn vấn đề trình bày. Những giá trị mà báo chí mang lại thường được nghiên cứu chủ yếu ở lĩnh vực văn học, văn hóa. Còn những đóng góp cho lịch sử, phản ánh các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội chưa được quan tâm đúng tầm nhất là tại Sài Gòn- Chợ Lớn qua đòng báo quốc ngữ công khai. Vì vậy, khóa luận này hy vọng bước đầu tìm hiểu những đóng góp của báo chí và các vấn đề có liên quan. V Đối tương và phạm vi nghiên cứu: V.1 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính là các tờ báo mới ra đời trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất từ 1919 đến 1930 bằng Tiếng Việt ở Sài còn Gòn- Chợ Lớn. Để đánh giá được tác động báo chí đối với lịch sử, tôi đã sử dụng những tờ báo, tạp chí xuất bản tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ như: Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hóa Nhật Báo, như những tài liệu đối chiếu. Các nhân vật có đóng góp cho báo chí và lịch sử Việt Nam giai đoạn này. V.2 Phạm vi nghiên cứu: Người nghiên cứu chỉ trích dẫn các báo chủ yếu là: Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Kỳ Lân Báo và Phụ Nữ Tân Văn. Ngoài ra, những tư liệu có liên quan khác có tác dụng bổ trợ, làm rõ vấn đề. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 14 VI Phương pháp nghiên cứu: VI.1 Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử: Người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh VI.2 Phương pháp nghiên cứu đặc biệt của báo chí: VI.2.1 Phương pháp nghiên cứu về hình thức: Chúng ta nghiên cứu các tờ báo thuộc đối tượng nghiên cứu, những gì được in trên mặt báo. Những nội dung này thường được thể hiện ở lời giới thiệu, những số đầu, dịp kỉ niệm đặc biệt VI.2.2 Nghiên cứu về nội dung: Phương pháp này được chia làm hai: Thứ nhất là nghiên cứu nội dung một tờ báo. Chúng ta xem xét đến cách trình bày bài báo: kích thước của báo, báo được chia làm mấy cột, cách bố trí và sử dụng hình ảnh Các đề mục của báo, số lượng mỗi đề mục, những biên tập viên, ký giả (phóng viên) của tờ báo. Tờ báo đã thay đổi như thế nào từ số đầu tiên đến khi đình bản: như các tít lớn của tờ báo, các chuyên trang mở thêm, sự cắt giảm từng mục Thứ hai là nghiên cứu từng nội dung trong mỗi tờ báo theo thời gian nhất định. VII Dàn ý chi tiết: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài. II. Mục đích, yêu cầu. III. Ý nghĩa. IV. Lịch sử vấn đề. V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. VI. Phương pháp nghiên cứu. VII. Dàn ý chi tiết. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 15 Chương I Tổng quan về sự phát triển của báo chí Sài Gòn- Chợ Lớn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919 đến 1930 I. Sơ lược về diện mạo báo chí Việt Nam trước năm 1919. II. Báo chí Việt Nam và Sài Gòn chợ lớn từ khi Pháp xâm lược đến năm 1930. III. Khái quát lịch sử Sài Gòn- Chợ Lớn từ 1698 đến 1930. Chương II I. Những nét khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Pháp và Việt Nam từ năm 1919 đến 1930. II. Những hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội được phản ánh qua báo chí công khai chữ quốc ngữ ở Sài Gòn- Chợ Lớn. Chương III Vai trò giai cấp tư sản, tiểu tư sản, trí thức và những hoạt động báo chí I. Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tư sản và hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, trí thức. II. Đóng góp của báo chí về văn hóa, sự phổ biến chữ quốc ngữ và văn học. Kết luận những phần đã trình bày. MỤC LỤC MỤC LỤC 4 MỞ ĐẦu . 6 I Lý do chọn đề tài: 6 I.1 Giá trị khoa học: 6 I.2 Giá trị thực tiễn: . 7 II Mục đích, yêu cầu: . 7 II.1 Mục đích: 7 II.2 Yêu cầu: 8 III Ý nghĩa: 8 IV Lịch sử vấn đề: 9 V Đối tương và phạm vi nghiên cứu: 13 V.1 Đối tượng: . 13 V.2 Phạm vi nghiên cứu: 13 VI Phương pháp nghiên cứu: 14 VI.1 Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử: 14 VI.2 Phương pháp nghiên cứu đặc biệt của báo chí: . 14 VII Dàn ý chi tiết: 14 CCCHHHƯƯƯƠƠƠNNNGGG III . 16 TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO CHÍ SÀI GÕN- CHỢ LỚN TỪ 1919 ĐẾN 1930: 16 I Sơ lược về diện mạo báo chí Việt Nam trước năm 1919: 16 I.1 Hình thức phổ biến thông tin trước khi có báo chí: . 16 I.2 Báo chí ra đời khi thực dân Pháp xâm lược: . 19 I.3 Chính sách của Pháp về xuất bản báo chí: 20 II II Báo chí Việt Nam và Sài Gòn- Chợ Lớn từ khi Pháp xâm lược đến 1930: 27 II.1 Báo chí Việt Nam và Sài Gòn- Chợ Lớn từ khi Pháp xâm lược đến chiến tranh thế giới thứ nhất 27 II.2 Báo chí Việt Nam và Sài Gòn- Chợ Lớn và Gia Định giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919 đến 1930: . 30 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 5 III Khái quát lịch sử Sài Gòn- Chợ Lớn và Gia Định từ 1698 đến 1930 35 III.1 Lãnh thổ và cư dân Sài Gòn- Chợ Lớn: 35 III.2 Quá trình đấu tranh yêu nước từ khi pháp xâm lược đến trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam (1930): 37 CCCHHHƯƯƯƠƠƠNNNGGG IIIIII 42 ĐÓNG GÓP CỦA BÁO QUỐC NGỮ Ở SÀI GÕN- CHỢ LỚN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930 . . 42 I Những nét khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Pháp và Việt Nam từ 1919 đến 1930. 42 I.1 Nước Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1918 đến 1930: . 42 I.2 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam từ 1919 đến 1930: 46 II . Những hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội được phản ánh qua báo chí công khai chữ quốc ngữ ở Sài Gòn- Chợ Lớn : . 54 II.1 Phản ánh của báo chí về hoạt động chính trị: 54 II.2 Phản ánh của báo chí về hoạt động kinh tế qua Đông Pháp Thời báo và Phụ Nữ Tân Văn: 73 II.3 Xã hội, văn hóa, giáo dục: 87 CCCHHHƯƯƯƠƠƠNNNGGG IIIIIIIII 107 VAI TRÕ GIAI CẤP TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN, TRÍ THỨC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 107 I Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tư sản và hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, trí thức: 107 I.1 Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tư sản: . 107 I.2 Hoạt động của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, trí thức: 108 II Đóng góp của báo chí về văn hóa, sự phổ biến chữ quốc ngữ, văn học: . 114 KẾT LUẬN . 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 119

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bước đầu tìm hiểu những đóng góp của dõng báo chí công khai chữ quốc ngữ tại Sài Gòn- Chợ Lớn từ năm 1919 đến 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nữ Tân Văn tiến hành thi xét tuyển học bổng cho học sinh du học tại Pháp. Nội dung đề thi có cả tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Tiếng Pháp bao gồm: bài luận Pháp văn, bài quốc sử, hai bài toán. Bài luận quốc văn có đề như sau: “Nếu anh có học bổng mà sang nước Pháp thì anh sẽ học về khoa nào? Vì làm sao anh lựa khoa ấy, có ích lợi chi cho anh hay cho nước ta chăng?”3. Kết quả có hai học sinh bằng điểm nhau cùng đi du học. Để thuận tiện cho việc học tập, báo chí cũng hướng dẫn học sinh cách nộp hồ sơ xin học, cách xin học bổng… Ngày 23/5/1929, Phụ Nữ Tân Văn đã phổ biến kì thi vào trường Nữ Sư phạm Sài Gòn: “Ngày 2 Septembre và mấy bữa sau tại Collège des Filles Saigon sẽ mở cuộc thi lấy 30 nữ sinh vào học tại trường Nữ Sư phạm Saigon. 1 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 642, ngày 3/11/1927 2 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 645, ngày 10/11/1927 3 Phụ Nữ Tân Văn, số 22, ngày 26/9/1929. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 100 Mấy người thi phải có Certificat d`études primaires franco indiqènes và không quá 18 tuổi tây ngày 31 Decembre 1929. Đơn xin phải làm bằng giấy tín chỉ, người xin thi đứng kí tên và gởi cho bà Directrice du Collège des filles indigènes de Saigon trước ngày 18 Aout 1929. Phải định theo đơn giấy tờ sau này. 1. Tờ khai của người xin thi hay tờ khai khác của người dễ thế. 2. Một cái giấy của quan chứng rằng con nhà tử tế. 3. Cái Certificat d`études primaires của mình còn như chưa lãnh thì nộp một cái giấy của quan Đốc học chứng rằng mình có thi đậu. 4. Một tờ khai của mình viết và kí tên mà hứa giúp việc nhà nước trong sở giáo huấn ít nữa là 10 năm kể từ ngày lãnh chức, bằng không thì phải trả tiền học mấy năm lại cho nhà nước. Tờ khai phải ghim thêm một tờ khác của cha mẹ hay của người chủ hộ của mình. Thôi học nữa chừng hay bị đuổi học nữa chừng cùng ngày sau thôi dạy hoặc bị cách chức trước hạn 10 năm”.1 Ngoài những cuộc thi lớn để khuyến khích học tạp, báo chí còn tổ chức các cuộc thi có giải thưởng có giá trị. Những cuộc thi này có tác dụng kích thích mọi người mua báo nhiều hơn vì chỉ áp dụng cho người mua báo năm. Cuộc thi cũng cổ vũ cho tinh thần học tập. Đề thi có toán, ghép từ ngữ thành câu và câu thơ lục bát để đoán đồ vật, sự vật… Những năm 20 của thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi hơn nhưng chưa thống nhất được ba miền. Vì vậy, vấn đề thống nhất chữ quốc ngữ trên cả nước được bàn luận sôi nỗi. Báo chí hưởng ứng vấn đề này một cách tích cực. Đông Pháp thời báo đã đăng liên tục bài phát biểu của ông Hồ Văn Trung. Những người Việt Nam có tâm huyết với chữ quốc ngữ, muốn cho “quốc văn duy trì và phát triển. Ông Diệp Văn Chung đã nêu ra 5 vấn đề cần phải giải quyết. Vấn đề đầu tiên là cần phổ biến rộng rãi hơn nữa chữ quốc ngữ “Làm sao cho người An nam trong ba kỳ ngồi nói chuyện với nhau chẳng có tiếng nào là chẳng có hiểu nữa”. Chữ quốc ngữ được sử dụng phải giống nhau. Chữ quốc ngữ dùng để giảng dạy cần được thống nhất cả Bắc 1Phụ Nữ Tân Văn, số 4, 23/5/1929 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 101 Trung Nam „Định thể thức cho người trong ba kỳ viết chữ giống nhau, dường ấy chữ quốc ngữ mới thành quốc văn”. “Định quy cũ đặng đặt thêm chữ mới cho đủ mà dùng và đặt y với nhau một cách ngỏ có làm những sách chữ khoa phổ thông để giúp cho đồng bang mở mang trí thức cho mau cho dễ”. Tổng số tiết học sinh học chữ quốc ngữ ít hơn số giờ học chữ Pháp. Tiếng Pháp được dùng trong thi cử. Muốn phổ biến rộng rãi, thống nhất và sử dụng thành thạo nhất cần: “Sửa thể lệ trong mấy hội thi lấy bằng sơ đẳng học lại đặng cho học sinh ráng mà học chữ của nước mình. Vận động cho người có học thức nhiều, có kiến thức rộng, vui lòng tập viết văn quốc âm đặng có bồi đắp nền văn chương của An Nam cho thêm nguy nga rực rỡ…”. Thống nhất chữ viết, cách đọc, cách dùng là một việc làm mất nhiều thời gian, công sức và phải có nhiệt tâm. Người trong nước cần bàn bạc định ra thể thống nhất “người trong 3 kỳ hiệp với nhau mà giải quyết cái vấn đề chấn chỉnh và tô điểm quốc văn,…, bởi vì nếu mình lo chấn chỉnh quốc văn mà chỉ lo cho Nam Kỳ mà thôi, không kể đến Bắc Kỳ, Trung Kỳ thì cuộc chấm chỉnh của mình đã chẳng công hiệu gì, mà chữ quốc ngữ không thành quốc văn được”. “… Nếu chúng ta quyết lấy chữ quốc ngữ mà làm quốc văn thì trong Nam ngoài Bắc cần phải lo làm sao mà định một thể lệ cho chắc rồi người trong, người ngoài noi theo đó mà viết cho giống y nhau một cách. … Bổn phận của người thương tiếng An nam ngày nay chẳng những cần lo chấn chỉnh văn tự mà thôi, tôi tưởng cũng cần phải lo phổ thông chữ quốc ngữ nữa mới được”1. Chữ quốc ngữ được phổ thông là nâng cao trình độ dân trí, bảo tồn và lưu giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc “Các ngài cũng dư biết nếu muốn tiếng An nam được vững bề miên viễn, nếu muốn nền quốc văn ngày càng rực rỡ, nguy nga mà chữ quốc ngữ không phổ thông thì không thể nào tiếng An nam được duy trì, văn An Nam được cao thượng. Bây giờ phổ thông chữ quốc ngữ phải cậy ai?”. 1 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 24, ngày 4/7/1923 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 102 “Cái tiếng nước nào là hồn nước ấy hiển hiện ra ngoài. Nước nào muốn hồn có hương, mỗi ngày mỗi tinh anh hơn, thời phải học hành, luyên tập, ghi chép, dịch sách, để cho tiếng quốc ngữ ngày càng rõ ràng, gọn gàng, thâm thúy, tinh thần hơn.”1 Ngoài phổ biến tri thức dưới dạng sách báo, tạp chí, chữ quốc ngữ dùng để viết văn xuôi như: tiểu thuyết, truyện ngắn,…“Phần viết văn xuôi kêu là “prose” thì cần phải viết cho rõ ràng, cho dễ hiểu nhưng mà phải có ý tứ cho cao, lại cũng phải chừa những tiếng thô tục không nên viết”. Ông Hồ Văn Trung phê phán lối văn của người đương thời “Những người viết văn xuôi bây giờ đây coi lại có hiếm người tập tánh nhiều lối tệ lạ lùng. Người thì muốn viết cho cao kỳ nên dùng chữ tàu thái quá làm cho người đọc không ai hiểu chuyện chi đó. Ví như mình tả tình tả cảnh mà tiếng An nam không có sẵn, hoặc có mà phải nói vòng vòng nên mình sợ mất cái mùi văn đi, thì mình dùng chữ tàu chẳng nói làm chi, chớ nhằm chỗ mình đã có sẵn tiếng của mình mà không chịu dùng, để mượn chữ tàu mà nhét vô, thế thì không phải là mình hoặc muốn khoe rằng mình hay chữ tàu, hoặc viết cho người ta đừng hiểu được hay sao”2. Chữ Hán không chỉ được dùng trong văn chương sách vở mà cả sinh hoạt hằng ngày: “Bác ăn mày ghét tiếng “nhà nghèo, mình già”, mà kêu bằng “gia bần, thân lão”, người là ruộng kiêng tiếng “tất đất, tất vàng” mà lại nói “thốn thổ, thốn kim”; ngườ đi buôn không nói một vốn bốn lời mà nói “nhất bản vạn lợi”… lắm phen hầu chuyện “tiên sinh”, mình hỏi một câu các “tiên sanh” không trả lời mà đọc một câu toàn những chữ là chữ”3. Tiếng nước mình chưa được phồn thịnh là lỗi của chính bản thân mình. Muốn ngôn ngữ phát triển thì phải sử dụng rộng rãi, thường xuyên “phần nhiều những người học chữ nho thường hay khinh bỉ tiếng mẹ đẻ, cho rằng nôm na không dùng mà lắm phen đem địch tiếng ấy ra tiếng Tàu. Nói một câu chữ nho thì lấy làm vẽ vang lắm”. Những từ ngữ bình thường có thể chuyển thể chuyển sang chữ Hán còn những từ có 1 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 24, ngày 4/7/1923 2 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 24, ngày 4/7/1923 3 Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 29/9/1929. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 103 nguồn gốc từ tiếng Anh tiếng Pháp thì “Chẳng lẽ lại dùng chữ Tây”. Chúng ta phải “đặt ra tiếng mà dùng”. Những giải pháp được đưa ra để phổ biến thông tin chữ quốc ngữ: “Các hội khuyến học và các tòa báo quốc âm thì có thể phổ thông chữ quốc ngữ được. Hội khuyến học thì lo làm sách địa dư, sử kí, bác vật, hóa học, pháp luật, vệ sanh, các tờ báo thì lo cổ động khuyên lơn cho người mình cần học chữ nước mình”. “Còn nếu chúng ta muốn dùng quốc văn mà phổ thông học thức cho đồng ban thì chúng ta cũng phải lo làm sao mà đặt thêm tiếng mới cho đủ mà kêu tên vật, tên xứ, tên người cho đủ mà tả tư tưởng tánh tình, chẳng còn tiếng nào hiểu nghĩa mà nói hoặc viết ra không được nữa”1. Báo chí cũng vận động những người có học thức hãy đóng góp ý kiến: “ 1. Phải dùng phương pháp nào mà làm cho đồng bang ta trong ba Kỳ viết chữ quốc ngữ giống nhau một điệu. 2. Phải dùng cách thức nào mà dạy văn An Nam.” “… Sách quốc văn phần nhiều là những tiểu thuyết thơ ca, còn những sách có thể dùng làm giáo khoa thì ít lắm. “Thầy” đã chưa sẵn, sách đã chưa sẵn; hai điều này thiệt là làm lúng túng cho lúc giao thời, song lẽ việc phải nên làm các bậc thượng lưu nước ta chắc cũng đã từng để ý, mà gia công chỉnh đốn cho con đường quốc văn rộng nẻo mà tấn lên.2 Chữ quốc ngữ được hoàn thiện tức là nền giao dục cũng phát triển. Sách vở được in công khai, rộng rãi. Mọi người được tiếp cận với tri thức phương Tây. Báo chí cũng phản ánh tình trạng mê tín dị đoan “bao giờ dân mình hết mê tín”. Mê tín có tác hại to lớn “Thiệt cái mê tín nó ngăn cản bước tiến hóa của dân tộc mình ghê lắm. Có khi mê tín mà trái cả luân thường dạo lý, lấp cả trí khôn đi, hại thay”3. Báo tố cáo hành động một người cha ăn thịt chính đứa con của mình “ảnh ra mả đứa nhỏ, đào lên mổ bụng ra lấy đứa gan của nó đem về treo ở trong bếp định tắm rửa 1 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 24, ngày 4/7/1923 2 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 172, ngày 28/7/1924 3 Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 19/9/1929 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 104 sạch sẽ xong xuôi rồi nướng uống rượu chơi”1 người cha bắt cả người mẹ cùng ăn lá gan của con mình. Những người cha, người mẹ thiếu kiến thức sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con: “Họ làm như vậy vì tin rằng “làm như vậy nhiều nhà đẻ con mà nuôi không đặng thì cho đó là nghiệp báo, nó mượn con nhà mình thác sinh rồi lại đi ngay. Bởi vậy, có nhà gặp cảnh ấy khi đứa con chết họ đe đánh dấu vào mặt nó, hay là chặt một ngón chưn, ngón tay đi”. để đứa tre ấy không trở lại nhà mình nữa”2. Những đứa con được sinh ra sau cũng mang những dấu tích như vậy nên sự mê tín ngày càng tăng. Nguyên nhân hiện tượng trên được lý giải là hiện tượng tâm lý bình thường “người vợ cứ liên tưởng đến những cái trước. Cái thai trong bụng ảnh hưởng cái tưởng tượng ấy mà thành hình, rồi cũng đẻ ra đứa con y như trước. Cái hiện tượng ấy kêu là “tự kỷ ám thị” (autosuggestion- sự tự ám thị) nghĩa là mình tưởng tượng là sao nó ra làm vậy”.3 Báo khuyên dân ta bớt mê tín và tuyên truyền giáo dục gia đình. Trẻ nhỏ sinh ra chết non là do không được chăm sóc. Thực tế chứng minh trẻ sơ sinh được sinh trong các bệnh viện, được đỡ đẻ thì khỏe mạnh “thử coi các chỗ tỉnh thành có nhà thương, cô mụ thì con nít mới sanh phải được nuôi nấng bằng nhiều cách. Còn ở nhà quê chưa được phổ cập nên sinh ra nạn con nít chết yểu. Rồi những người nhà quê lại tin vào thần quyền, ma thuật ở đâu đâu”4. Phụ Nữ tân Văn có những chuyên mục Vệ sanh giới thiệu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và nhi đồng: từ chăm sóc lúc mang thai, cách tắm cho trẻ sơ sinh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ thôi bú mẹ…Những kiến thức cung cấp một cách khoa học giúp nuôi trẻ khỏe mạnh dần dần loại bỏ những tập tục xấu. Những nội dung được đăng do các bác sĩ viết như Tấn sĩ y khoa Trần Văn Đôn,…. Báo chí cũng tố cáo chính thực dân Pháp sang Việt Nam là “khai hóa” nhưng “những chốn nhà quê thì cảnh sinh hoạt và trình độ nhận thức chẳng khác mấy chục năm về trước là bao nhiêu”. Người Pháp bảo là “khai hóa văn minh, vậy văn minh là: 1 Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 19/9/1929 2Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 19/9/1929 3 Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 19/9/1929 4 Phụ Nữ Tân Văn, số 21, ngày 19/9/1929. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 105 “Việt Nam chỉ có Nam Kỳ là văn minh hơn hết. Văn minh hơn cả hai xứ kia về vật chất và về tinh thần. Đường sá ở Nam Kỳ tốt hơn, lâu đài ở Nam Kỳ đồ sộ hơn, xe hơi ở Nam Kỳ nhiều hơn. Đạo Gia-tô, đạo Cao Đài ở ngoài kia có đôi nơi cấm ngặt lắm mà ở Nam Kỳ thì được truyền bá tự do. Vả, cho dân tín ngưỡng tự do là một dấu tỏ ra văn minh chớ gì? Chỉ có điều nầy hơi trái lại với trên kia, làm cho tôi không hiểu. Tôi không hiểu tại làm sao ở Trung Bắc kỳ, các thành phố đều không nơi nào có công yên khai đăng, chỉ Hải Phòng có mà bây giờ cũng đã cấm rồi; còn ở Nam Kỳ thì bất luận nơi nào, từ kẻ chợ khắp nhà quê đều có công yên khai đăng cả. Dân Nam Kỳ chúng tôi muốn cảm ơn nhà nước về sự "khai hóa", song không thể không có một lời hỏi nhà nước về sự "khai đăng". Hay là văn minh có một nghĩa khác chăng? Hay là có nhiều đèn sáng tức là văn minh chăng?”1 Như chuyện Phụ Nữ Tân Văn bàn về cái nhà thương mà ông Trần Trinh Trạch đóng góp 100000 đồng. Mọi người mãi mà không thấy xây. Chính quyền bảo rằng không đủ kinh phí quản lý và điều hành hoạt động. Thực dân Pháp còn đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện. Những công ty rượu, thuốc là được tự do quảng cáo trên các trang báo. Đông Pháp thời báo đưa tin sáu người Tây ăn trộm 350 kilos thuốc phiện (bán ra khoản 40 vạn đồng), từ Thượng Hải bị giải về Sài Gòn đợi ngày xử án.2 Không chỉ hội kín, chính trị bị xử án mà cả những người ăn cắp thuốc phiện là Tây cũng bị xử. Điều đáng nói ở đây, sáu người ăn cắp 350 kg thuốc phiện không phải xử tội buôn bán thuốc gây nghiện mà xử về tội ăn cắp. Chính phủ mất mất một khoản tiền lớn để di lý từ Trung Quốc về. Với ngòi bút châm biếm, trào phúng, mỉa mai hài hướt, những sự kiện chính trị xã hội được miêu tả sắc nét, tố cáo chính sách “khai hóa”. 1 Đông Pháp Thời Báo, số 748, 26.7.1928 2 Đông Pháp Thời Báo, số 748, 26.7.1928. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 106 Bắc Kỳ và Trung Kỳ luôn chịu ảnh hưởng của bão lũ. Báo chí luôn tuyên truyền phát động mọi người ủng hộ giúp đỡ cho “anh em”: “Hỡi đồng báo xin hãy thương nhau. Mấy ngày nay ở Cao Bằng xảy ra một cái “thủy tai”, sinh linh đồ thán: kẻ thì chết đuối, kẻ thì không nơi dòm đậu, không gạo không cơm, cảnh thường ấy thật rất thê thảm vô cùng, ai là người thấy cảnh như vậy mà chẳng động lòng rơi lụy!1 “Than ôi! Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước thì thương nhau cùng. Đồng bào hãy khuyên tiền giúp đồng bào bị thủy tai ngoài Bắc! Một miếng khi đói bằng một gói khi no”2. Các báo còn tổ chức những đêm hát giúp đồng bào lũ lụt, và lập ra cả hội Phụ nữ khuyên góp (chính quyền cấm) Như vậy, thực dân Pháp áp dụng chính sách giáo dục bề rộng, dạy chủ yếu bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ giảng dạy như một ngoại ngữ và loại bỏ dần chữ Hán. Số trường học có tăng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Báo chí đã góp phần lý giải thực trạng này một cách gián tiếp và trực tiếp. Giáo dục cũng góp phần hoàn thiện chữ quốc ngữ và phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Giáo dục dân chúng xa rời hũ tục, bài trừ mê tín dị đoan. Vận động khuyên góp giúp đỡ đồng bào nghèo gặp thiên tai. 1 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 46, ngày 31/8/1923. 2 Dẫn lại theo Nguyễn Công Khanh (2006)… Đông Pháp Thời Báo, số 478, ngày 22/9/1926 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 107 CHƯƠNG III VAI TRÒ GIAI CẤP TƢ SẢN, TIỂU TƢ SẢN, TRÍ THỨC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ I Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tƣ sản và hoạt động của tƣ sản và tiểu tƣ sản, trí thức: I.1 Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tư sản: Báo chí Việt Nam ra đời do chủ ý của thực dân Pháp. Nhưng “người bản xứ” là người sử dụng hiệu quả nhất. Những tờ báo tiếng Pháp lúc đầu mang tính chất công báo. Bắt đầu từ Trương Vĩnh Ký làm chủ bút báo Gia Định rồi đến Lục Tỉnh Tân Văn thì báo chí mang hẳn một diện mạo mới. Báo chí dần thương mại hóa. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1919, bao chí phát triển mạnh mẽ nhất cả về số lượng và chất lượng. Chủ nhiệm hoặc giám đốc các tờ báo thường là những người giàu có, phần lớn là giai cấp tư sản. Mục đích xuất bản báo chí của giai cấp tư sản là: - Thứ nhất, báo chí là diễn đàn đấu tranh công khai, họ có thể đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Họ có sự lớn mạnh về kinh tế và yêu cầu phải có quyền lợi về chính trị. Tư sản nêu ra những bất bình, phản đối các chính sách của chính quyền ở mức độ ôn hòa, dưới dạng bài viết hoặc hài đàm. - Thứ hai, tình hình chính trị có sự chuyển hướng. Các phong trào cách mạng trước kia do tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Bây giờ, phong trào cách mạng tầng lớp trí thức của giai cấp tư sản hay những thanh niên tiên tiến tiếp nhận ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga. Giai cấp tư sản sử dụng báo chí cho cuộc đấu tranh của mình, cụ thể là các đảng phái, hội đoàn có xuất bản báo chí: đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ra báo: La Tribune Indochinoise 1, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp ra tạp chí Hữu Thanh2… 1 Tờ báo xuất bản số đầu tiên ngày 6/8/1926, tại Sài Gòn. Báo nêu khẩu hiệu là “Pháp- Việt đề huề”. 2 Tạp chí ra đời ngày 1/8/1921, tại Hà Nội. Hữu Thanh tự xưng là tạp chí luân lý, luân lý, học thuật, văn nghệ, thực nghiệm. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 108 - Thứ ba, các điều kiện cần và đủ cho báo chí phát triển đang hội tụ. Sau cải cách giáo dục, các trường dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ thay thế chữ hán, nội dung học và thi cũng thay đổi. Những điều này đã gây nên sự thay đổi trong từng lớp tri thức Việt Nam và đội ngũ nhà viết báo. Những trí thức mới có những tư duy mới thay thế dần các trí thức Hán học cũ. Chữ quốc ngữ có điều kiện phát triển, số lượng người đọc tăng lên. Nắm bắt được tình hình, một số nhà tư bản đã xây dựng các nhà máy in và chủ các tờ báo cũng xây dựng nhà máy in riêng. Pháp không giữ vị trí độc quyền như trước mà cho tư nhân xuất bản báo chí. Nhưng báo chí phải tuân theo pháp luật thực dân. Một số nhà tư sản dân tộc sử dụng báo chí với mục đích kinh doanh phản ánh lợi ích của người chủ báo, hoặc giai cấp mà người trí thức đó gắn liền. Một số người xem báo chí là công cụ mua danh lợi và viết báo thuê cho các tờ báo. Chính những nguyên nhân, mục đích trên đã làm thay đổi nền báo chí và tác động đến cả lịch sử. Tầng lớp tư sản, trí thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình trên báo chí mà cònđặt ra yêu cầu lịch sử các tổ chức, đoàn thể cần có một cơ quan ngôn luận để tuyên truyền những hoạt động cchi1nh sách của mình I.2 Hoạt động của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, trí thức: I.2.1 Về mặt lịch sử: Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành trong điều kiện đặc biệt, thực dân pháp xâm lược. Quá trình tích lũy tư bản vốn mới mấy mươi năm, giai cấp tư sản Việt Nam hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng phát triển không bền vững. Giai cấp tư sản hình thành hai bộ phận là: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản Việt Nam phát triển không bền vững do họ chủ yếu là thương nhân ít vốn, không có quyền độc lập tự chủ, nền kinh tế Việt Nam quá nhỏ bé và phụ thuộc nền kinh tế Pháp. Chiến tranh thế giới thứ nhất tạo điều kiện cho họ cạnh tranh, vươn lên. Sau chiến tranh, các nguồn vốn từ các công ty Pháp ồ ạt tràn vào Việt Nam, cạnh tranh với tư sản bản xứ. Các ngành kinh tế chủ lực tư bản bị tư bản nước ngoài chiếm. Các công ty của tư sản Việt Nam chưa đủ sức, ngang tầm với tư bản nước ngoài, công ty Việt Nam bọc lộ những điểm yếu trong kinh đoanh như làm ăn nhỏ, yếu quản lý, sản xuất và phân phối. những nhà tư sản ý thức có ý thức dân tộc. Họ sử dụng báo chí như một phương tiện đấu tranh công khai trên các lãnh vực. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 109 Tầng lớp tiểu tư sản, trí thức hình thành cùng với chương trình khai thác thuộc đại lần hai của thực dân Pháp do nhu cầu cần có một đội ngũ trí thức bản xứ có trình độ và học vấn nhất định. Họ làm việc tại các công sở, doanh nghiệp của Pháp. Pháp đào tạo ra một tầng lớp trí thức tân học theo chương trình giáo dục của phương Tây. Họ sinh sống làm việc chủ yếu tại các thành thị. Tiểu chủ, học sinh sinh viên, người trí thức là con em của các sĩ phu yêu nước, các địa chủ giàu có. Họ được đào tạo với trình độ học vấn cao của nền giáo dục phương Tây. Họ sớm nhận thức được sự bất bình đẳng trong cách đối xử và sự đãi ngộ của chủ tư bản. Họ luôn đấu tranh để đòi quyền bình đẳng này. Ngoài việc đấu tranh bằng biểu tình, bãi thị, bãi khóa, họ sử dụng báo chí như một phương tiện tranh đấu. Tiểu tư sản, trí thức là kí giả, chủ nhiệm, người sáng lập các tờ báo.. Thành công của mỗi tờ báo còn là công sức của những kí giả. Những người lấy tin, viết bài cho các báo. Họ có thể làm những công việc khác nhau, hoạt động trong nhiều lãnh vực. Nhưng họ có một điểm chung là say mê làm báo, có trình độ học vấn và hiểu rõ một hay nhiều lãnh vực khác nhau, tiêu biểu là trường hợp của hai cha con: Diệp Văn Cương Diệp và Văn Kỳ. Họ cùng giai cấp tư sản đấu tranh vì quyền lợi của mình. Trên lĩnh vực chính trị, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và trí thức vươn lên. Tư sản dân tộc đã thành lập các đảng phái, tổ chức hội đoàn. Năm 1923, Đảng Lập Hiến ra đời, đứng đầu là Bùi Quang Chiêu. Đảng viên là những đại địa chủ giàu có và quan chức cao cấp người Việt. Đảng nhưng không phải là đảng, đảng chưa có đường lối, tổ chức, phương hướng hoạt động. Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức chính trị đỉnh cao của giai cấp tư sản Việt Nam. Việt Nam Quốc dân đảng thất bại trong khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp tư sản. Họ có những đóng góp nhất định cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các đảng phái đã thể hiện được đường lối chính trị của mình theo xu hướng tư sản hay vô sản. Hình thức đấu tranh phong phú, biết vận dụng hình thức đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp: biểu tình, bãi công, bải thị bãi khóa, kết hợp rãi truyền đơn cộng sản mà báo chí phản ánh, lợi dụng báo chí hợp pháp để tuyên truyền cách mạng những tư tưởng mới, tiến bộ: cách mạng tư sản Pháp, cách mạng Tháng Mười Nga. Tư sản dân tộc đã phát động phong trào thực nghiệp. Hoạt động này được phản ánh qua báo chí ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ. Tư sản đã sử dụng báo chí như một công cụ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 110 trong kinh doanh và tuyên truyền phong trào thực nghiệp. Hai tờ báo Bắc Kỳ là Thực Nghiệp Dân Báo và Khai Hóa Nhật Báo đã phản ánh phong trào thực nghiệp. Tại Nam Kỳ, Đông Pháp Thời Báo đã có những chuyên mục để bàn về thực nghiệp. Phụ Nữ Tân văn có những bài về kinh tế, bàn thực nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, báo phát động chương cuộc thi đề ra những giải pháp phát triển kinh tế. Cuộc thi đã lôi cuốn khoảng 82 bài dự thi, thể lệ chỉ được viết khoản một bài nhật trình nhưng có bài bằng cả quyển sách. Điểm giống nhau căn bản mà báo chí phản ánh về vấn đề kinh tế: Thứ nhất, thực nghiệp là vấn đề quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp bản thân ấm nó, đất nước phát triển. Quan niệm sĩ nông công thương còn nặng nề trong nhân dân. Báo chí vận động học tập để ra ứng dụng vào trong sản xuất, kinh doanh. Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp cần phải học để có kiến thức. Về nông nghiệp, chúng ta cần học nông học, nông học dạy các môn khoa học như hóa học, vật lý, sinh học… có nắm vững nông học thì nông nghiệp mới phát triển bền vững. Học tập là giúp ích cho đời, lấy những kiến thức thông thạo viết thành sách cho nhân dân học theo. Thứ hai là vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Nông sản (chủ yếu là lúa gạo) là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nông nghiệp là nghề truyền thống và căn bản của đất nước. Người nông dân cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất. Trong nền sản xuất hàng hóa, nông nghiệp bắt đầu lộ rõ những điểm yếu: nguồn vốn, trang thiết bị hỗ trợ sản xuất. Mức độ tập trung ruộng đất kém, chủ yếu sản xuất manh mún, chỉ có một vài đại điền chủ còn đa phần là sở hữu nhỏ. Nông cụ thô sơ, không có máy móc, vẫn là hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vẫn chưa thay đổi, việc sản xuất hoàn toàn phó mặc cho tự nhiên. Vì vậy, cải cách nông giới là mục tiêu hàng đầu được hướng tới. Ngoài ra, công và thương nghiệp cũng cần phát triển. Công nghiệp là một ngành có thể sinh lãi cao nên đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà tư sản Việt Nam. Muốn công nghiệp phát triển và tăng cường cạnh tranh thì các nhà kinh doanh phải biết nắm thị trường, nhu cầu người tiêu dùng. Sản phẩm bán ra có giá thành thấp hơn hoặc đồng giá với sản phẩm có trên thị trường. Các nước trên thế giới đang chú ý phát Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 111 triển công nghệ. Khoa học, công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển của máy móc. Các phát minh sáng kiến do nghiên cứu khoa học mà ra là nền tảng bền vững cho kinh tế. Nền công thương Việt Nam có khoa học công nghệ phát triển thì khả năng cạnh tranh cao hơn “có ai bỏ đồ tốt mà sử dụng đồ xấu bao giờ”. Thái độ thích dùng đồ ngoại bị lên án kịch liệt. Đồ ngoại sẽ giết chết nền sản xuất trong nước và vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Muốn giữ vững được thương hiệu và uy tín, nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng, tôn trọng khách hàng và tôn trọng danh dự bản thân. Thứ ba, tư sản đã sử dụng báo chí như một phương tiện trong kinh doanh và là một ngành kinh doanh mới. Các nhà tư sản đã dùng báo chí để tuyên truyền quản bá cho thương hiệu của mình. Trên các mặt báo, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đội ngũ các kí giả, tư sản Việt Nam đã bàn luận sâu sắc về kinh tế, chia sẽ thông tin, hô hào thực nghiệp. Tư sản Việt Nam đã bỏ vốn đầu tư thành lập các tòa báo vừa quảng cáo cho sản phẩm mình kinh doanh vừa kinh doanh sản phẩm của mình. Trên Phụ Nữ Tân văn: trang 2, 3,4 và 3 trang cuối là những trang chuyên về đăng quảng cáo. Bên trong mỗi bài báo thường có những chuyên mục nhỏ đăng phổ biến kinh tế có những mục giới thiệu nhỏ sản phẩm thông qua nội dung bài báo. Báo tồn tại và phát triển một phần là nhờ nguồn thu từ quảng cáo. Các nhà sản xuất đã bắt đầu biết sử dụng phương thức giới thiệu sản phẩm trên báo chí. Như vậy, nơi nào báo chí đến được là sản phẩm của họ được quảng bá. Báo chí là phương tiện đấu tranh công khai đã phản ánh đúng những gì lịch sử đang diễn ra. Qua báo chí đã khắc họa hình ảnh tư sản Việt Nam. Chủ tờ báo là các tư sản lớn, có học thức. Khuynh hướng tờ báo thể hiện ý đồ chính trị, kinh tế và tinh thần dân tộc của tư sản hoặc một nhóm các nhà tư sản. Tinh thần yêu nước được biểu hiện qua sức sống của tờ báo. Báo ca tụng chính phủ Pháp thì thường được cấp một nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính quyền. Báo có tư tưởng chống chính quyền thì thường bị đình bản sớm hoặc tự đình bản khi không đủ tài chính. I.2.2 Về mặt báo chí: Những năm 20 của thế kỉ XX, báo chí Việt Nam có sự chuyển biến quan trọng. Khảo sát các tờ báo công khai bằng Tiếng Việt xuất bản tại Sài Gòn là Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Kỳ Lân Báo và Phụ Nữ Tân Văn . Các tờ báo này có những điểm chung và những điểm riêng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 112 Thần Chung ra đời là sự tiếp tục của Đông Pháp Thời Báo: ban chủ nhiệm và khuynh hướng đường lối của tờ báo vẫn như cũ. Báo phản ánh quyền lợi của giai cấp tư sản bản xứ. Đông Pháp thời Báo và Thần Chung xét về mặt tính chất là tờ báo có xu hướng kinh tế, chính trị phát triển theo sự phát triển của giai cấp tư sản dân tộc. Hai tờ báo này đã phản ánh đúng khuynh hướng tờ báo đặt ra. Đông Pháp thời báo và Thần Chung có thể xếp vào những tờ báo yêu nước, tiến bộ, trực tiếp hoặc gián tiếp đối đầu với chính quyền thực dân và tay sai. Mức độ đối lập ngày càng tăng nhất là tờ Thần Chung. Báo huy động một đội ngũ những nhà báo, cộng tác viên nổi tiếng. Điểm đặc biệt là báo dùng chính Pháp luật để tố cáo luật pháp. Ông Diệp Văn Kỳ chính là luật sư. Trong những bài viết của mình, ông dùng báo chí để truy vấn, phản biện các vấn đề chính quyền đưa ra. Như vậy, họ đã biết dùng thế mạnh của mình để tranh đấu là: tri thức và tài chính. Có những bài báo sau khi đăng chủ báo bị gọi đến chất vấn, hăm dọa. Ngay lập tức, Báo đã cho đăng lại buổi “triệu” cho đọc giả vào số báo sau như bài “Bài ông Phan Văn Hùm thôi đăng”. Báo chí Tiếng Việt bị kiểm duyệt rất gắt gao, có những bài báo buộc phải bỏ gần hết hoặc không cho đăng. Những gì báo phản ánh theo sát và đúng với những gì lịch sử đang diễn ra. Đông Pháp Thời Báo phát hành suốt 5 năm chứng tỏ là báo có tầm ảnh hưởng trong xã hội, báo ngừng xuất bản do có nhiều bài tố cáo chế độ thuộc địa. Thần Chung tồn tại hơn 1 năm. Sau đó, chính quyền ra lệnh đóng cửa. Nguyên nhân bị đình bản đã được lý giải trên Phụ Nữ Tân Văn, số 46, ngày 3/4/1930 là: “… Cứ theo tin của Ty kiểm duyệt cho biết thì báo Thần Chung bị đóng cửa vì hai cớ: 1. Trước đây có bài bị ty kiểm duyệt có cắt bỏ vài đoạn nhưng báo Thần Chung cứ để thế mà in, chớ không rút bỏ chỗ bị kiểm duyệt ra. Lần ấy, ty kiểm duyệt đã kêu ông Diệp Văn Kỳ lên nói trước cho biết. 2. Ngay mới đây thôi, báo Thần Chung có đăng bài người Nhật Bổn, dưới kí tên tắt có hai chữ CĐ. Khi đem lên ty kiểm duyệt là như thế nhưng đến khi về thì hai chữ viết tắt kia, lại thêm hai chữ rõ ràng là Cường Để. Chính phủ cho rằng báo Thần Chung có ý gạt ty kiểm duyệt. Vì vậy, chính phủ đóng cửa báo Thần Chung không cho xuất bản nữa kể từ ngày 25 Mars 1930.” Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 113 Thần Chung, tiếng chuông buổi sáng sớm, đã không reo nữa. Thần Chung đã đăng tải những dư luận cấp tiến có lợi cho cách mạng, lúc bấy giờ. Tờ báo có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Kỳ Lân Báo là tờ báo thông tin chính trị. Những nội dung báo phản ánh theo cách mạng. Lúc đầu, báo có thái độ ôn hòa về chính trị. Từ sau những loạt bài bày tỏ thái độ chống chủ nghĩa tư bản, báo bị đình bản. Trong số những tờ báo xuất bản tại Nam Kỳ bằng tiếng Việt thì Kỳ Lân báo là tờ báo chính trị công khai đối lập duy nhất. Báo tồn tại trong khoản thời gian ngắn nhưng góp phần vào lịch sử báo chí và lịch sử nước nhà. Phụ Nữ Tân Văn: là tờ báo chuyên trang của phụ nữ. Những mục tiêu mà báo đưa ra điều đáp ứng được nhu cầu xã hội. Những đề mục “trong nước gần đây có việc gì”, “ý kiến của chúng tôi về vấn đề thời sự”, “hài đàm”, phản ánh tình hình chính trị trong nước. Báo đứng trên lập trường tư sản và dân tộc để đề xướng các vần đề về nữ quyền, những ý kiến về vấn đề thời cuộc, vấn đề giải phóng phụ nữ: vai trò, vị trí người phụ nữ trong gia đình. Những tiểu thuyết được đăng trên báo cũng là một hình thức phản ánh xã hội đặc biệt là các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, nhà văn chuyên viết về Nam Bộ. Với số lượng báo phát hành khoản 15000 bản mỗi kỳ chứng tỏ sức sống của báo, cái tầm và tâm của đội ngũ quản lý, biên tập nhấ là những nhà báo nữ. Phụ Nữ Tân Văn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các báo chí chuyên giới những giai đoạn sau, lúc không còn được pháp ấn bản nữa. Như vậy xét cả về mặt lịch sử và báo chí, các tờ báo công khai tiếng Việt như Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Kỳ Lân Báo và Phụ Nữ Tân Văn đều phản ánh được nhu cầu lịch sử và những mục đáich báo đề ra lúc xuất bản. Mỗi tờ báo có một khuynh hướng riêng, đề cập đến những vấn đề riêng. Và có một điểm chung là do tư sản dân tộc quản lý, xuất bản, đề ra những đề xuất và yêu cầu cho lợi ích giai cấp và nhân dân bản xứ. Những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nổi bậc đều có trên mặt báo. Các tờ báo trên đã phản ánh phần nào nguyện vọng của dân tộc, dân chủ góp phần tạo ra môi trường chính trị xã hội sôi động từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Mỗi tờ báo tạo nên một mảnh đất đấu tranh riêng tạo nên sự đa dạng về tổng thể khi hợp nhất lại. Trên mảnh đất chung ấy bộc lộ tình cảm cộng đồng, sự phối hợp tranh đấu, lôi cuốn mọi từng lớp nhân dân. Nơi mọi người cùng đoàn kết với nhau chống lại Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 114 chính quyền đưa ra nguyện vọng như những cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu Phan Châu Trinh… Người Pháp lúc bấy giờ cũng phải thốt lên: “cái dân tộc này đã thất tỉnh rồi đây”. IIĐóng góp của báo chí về văn hóa, sự phổ biến chữ quốc ngữ, văn học: Báo chí là một ấn phẩm văn hóa đặc biệt có tính thời sự, chính trị, xã hội cao. Nội dung trong bài báo được thể hiện qua ngôn ngữ. Mỗi một giai đoạn, những kí giả có cách dùng từ khác nhau. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, báo chí có tác dụng phổ biến chữ quốc ngữ và đưa văn học đến gần với công chúng (những người biết chữ). Trên các mặt báo điều dấy lên phong trào phổ biến, thống nhất chữ quốc ngữ tạo nên một nền quốc văn hoàn chỉnh. Quốc văn là một khái niệm có nội hàm rất rộng bao gồm: chính trị, khoa học, các sáng tác, báo chí… Nói chung là tất cả những bài viết bài luận, mọi việc có sử dụng đến chữ viết, văn tự. Tóm lại, quốc văn là để chỉ toàn bộ văn hóa, học thuật. Thực dân Pháp truyền bá chữ quốc ngữ để truyền bá nền văn học Pháp, tư tưởng Pháp vào tầng lớp tây học, đẩy họ xa dần nền văn học Hán. Nền văn học chữ Hán không có điều kiện phát triển do số người học chữ Hán giảm sút nghiêm trọng. Theo đó là sự lên ngôi của chữ quốc ngữ, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán. Việt Nam xuất hiện tình trạng đa ngôn ngữ trong báo chí. Khi nói tới báo chí Nam Kỳ, cụ thể là Sài Gòn không thể không nói tới sự phát triển của chữ quốc ngữ. Quá trình chuyển từ sử dụng chữ Hán –Nôm sang sử dụng chữ quốc ngữ là quá trình đấu tranh lâu dài về mặt tư tưởng và học thuật. Những nghệ sĩ của ngôn từ (nhà báo, nhà văn) cả cựu học, tây học phải rèn luyện tiếng mẹ đẻ, rèn luyện ngôn ngữ, phong cách cho riêng mình. Họ hướng tới một mục đích chung là xây dựng ngôn ngữ Tiếng Việt phong phú, đa dạng, “không môt ai không hiểu chữ của mình, tiếng của mình”. Báo chí là môi trường thuận lợi nhất trong điều kiện “thầy chưa có, sách chưa sẵn”. Điểm đặc biệt là các nhà báo không chỉ viết báo bằng Tiếng Việt mà ta thấy họ còn dịch các sách văn học, kinh tế, những tác phẩm kinh điển chính trị từ tiếng Pháp, tiếng Anh sang tiếng Việt. Những tác phẩm không chỉ phổ biến về mặt tư tưởng, giá trị khoa học lịch sử thu hút độc giả để báo bán chạy. Khi đổi ngôn ngữ dịch sang chữ Hán trước kia sang Tiếng Việt để mọi người đọc tức là phổ biến chữ quốc ngữ. Mỗi ngày báo chí đóng góp vào vốn từ chữ quốc ngữ thêm nhiều, những sự vật được miêu tả Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 115 chính xác, dễ hiểu hơn. Ngôn ngữ sử dụng mang tính chất đại chúng hơn không còn dùng theo lối văn chương ước lệ, sử dụng các điển cố, điển tích hay sử dụng từ Hán. Trong tất cả các tờ báo đều có mục “văn uyển”: đăng các truyện dài, truyện ngắn, thơ…Như nhận định của Huỳnh Văn Tòng là điểm khác biệt của báo chí Việt Nam với báo chí phương tây “Văn học hiện đại Việt Nam thoát thai từ báo chí, khác với các nước phương Tây là văn học đẻ ra báo chí”.1 Nhận định chung của các nhà nghiên cứu thì Phụ Nữ Tân Văn là tờ báo đầu tiên khởi xướng cho phong trào thơ mới của Việt Nam. Báo chí cũng là nơi tuyên truyền và nảy sinh các từ ngữ mang đậm tính chính trị xã hội mới lạ: đồng bào, đồng chí, tổ quốc dân chúng, đảng, nghiệp đoàn, bãi công, tân văn, tân hóa, văn minh, nghệ thuật, khoa học…2 Tên tờ báo cũng mang tính tiến bộ rõ rệt. Trên phương diện xã hội nói chung, báo chí có vị trí quan trọng. Giai cấp tư sản, trí thức đều cố gắng ra đời tờ báo riêng. Những tư tưởng cấp tiến được thể hiện “một bầu tâm sự” của Đông Pháp Thời Báo. Phụ Nữ Tân Văn là sự chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, bắt đầu xây dựng một đời sống văn minh mới trong gia đình. Phụ nữ cũng cần học hành, làm việc và được hoạt động chính trị xã hội. Những tư tưởng cải cách được thể hiện Tóm lại, báo chí có chức năng nguyên thủy là phương tiện truyền tải thông tin. Trong bản thân báo chí luôn tồn tại một mâu thuẫn, nó nảy sinh trong lòng xã hội thuộc địa, nằm trong mục đích khai hóa của thực dân Pháp. Nhưng những tờ báo được được đăng tải lại có những tác dụng nhất định về văn hóa xã hội góp phần mở mang tầm mắt sự hiểu biết cho người đọc. 1 Huỳnh Văn Tòng, 1973, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930, XB Trí Đăng, Sài Gòn, Tài liệu dùng cho sinh viên, trang 238. 2 Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 116 KẾT LUẬN Sau nhiều thế kỉ đi vào nước ta bằng con đường thám hiểm, thương mại, tôn giáo, ngoại giao, Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị toàn diện trên các mặt, chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Trong hoàn cảnh hết sức phức tạp đó, văn hóa Việt Nam có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với văn hóa phương tây và đã tạo nên một hình thái kinh tế xã hội hết sức mới mẻ. Đó là chế độ thực dân nửa phong kiến. Nó từng bước phá vỡ cơ cấu nền kinh tế, thay đổi về mặt chính trị và các giai cấp tầng lớp trong xã hội; tạo ra bước thay đổi quan trọng so với chế độ phong kiến chuyên chế. Nền văn hóa phương tây theo thực dân Pháp tràn vào Việt Nam. Lúc đầu, chúng ta không chấp nhận gọi là “bạch quỷ”, nhất là các nhà nho tuyệt đối cự tuyệt. Theo thời gian, chúng ta từng bước lựa chọn, tiếp thu để làm giàu cho văn hóa dân tộc và lợi dụng như một vũ khí đấu tranh. Một trong những giá trị văn hóa ấy chính là báo chí. Thực dân Pháp sử dụng như một công cụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, mị dân. Chúng ta sử dụng như vũ khí đấu tranh công khai và không công khai, tuyên truyền cách mạng, tranh đấu giành quyến lợi và yêu cầu Pháp thực hiện những cải cách đối với thuộc địa. Cùng với sự mở rộng, lấn chiếm đất đai va khai thác thuộc địa là sự phát triển không ngừng của báo chí Việt Nam. Những tờ báo đầu tiên mang tính chất công báo do thực dân Pháp xuất bản đến tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời tại Nam Kỳ đánh dấu sự hình thành của báo chí. Những tờ báo tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán lần lượt ra đời ở cả ba Kỳ. Báo chí ngày càng phát triển rực rỡ, mang nhiều màu sắc và thể loại khác nhau. Báo chí Việt Nam trải qua những thăng trầm của lịch sử. Tám mươi năm tồn tại dưới chế độ bảo hộ (1865-1945), báo chí luôn chịu sự giám sát kiểm duyệt gắt gao của ty kiểm duyệt. Báo chí ra đời theo ý đồ thực dân nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, nó trở thành “công cụ vô thức của lịch sử”. Báo chí đã vận động biến đổi từ công báo đến bán công báo rồi báo tư nhân. Các khuynh hướng và tính chất báo chí hết sức phong phú, phát triển góp phần thỏa mãn nhu cầu về đời sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong xã hội Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 117 Báo chí là một trong những thành tố góp phần vào công cuộc phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục Việt Nam. Trong một thời gian dài báo chí là nơi các lực lượng trí thức tiến bộ đóng góp tiếng nói một cách công khai hợp pháp vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Từ năm 1919-1930, báo chí đã đăng tải các sự kiện chính trị, văn hóa nổi bậc. Giai đoạn này, giai cấp tư sản phát triển mạnh mẽ, đứng lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Năm 1925, một dòng báo chí mới, báo chí cách mạng của giai cấp vô sản ra đời. Trước năm 1930, báo chí là công cụ của chủ nghĩa thực dân nhưng mọi công cụ đều có sứ mệnh hai mặt. Từ Đông Pháp Thới Báo đến Thần Chung là cả một quá trình phát triển lâu dài cả về thời gian và tính đấu tranh. Kỳ Lân Báo chuyển mình mạnh mẽ tố cáo, công kích tuyên truyền cách mạng sau 4 tháng ẩn mình. Phụ Nữ Tân Văn tuy không nói đến vấn đề chính trị trực tiếp nhưng nội dung đăng tải là sự tiến bộ là tính chiến đấu, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Báo chí Tiếng Việt ở Sài Gòn- Chợ Lớn đã phản ánh không đúng sự thật lịch sử ở một vài bài viết, nhận định. Có hai lý do để giải thích điều này: thứ nhất nguồn tin báo đăng tải là lấy từ chính phủ, nguồn tin này có một phần bị cắt xén để tuyên truyền có lợi cho chính quyền nhất. Thứ hai, báo phải tuyên truyền chính sách thực dân để tồn tại. Vì vậy, chúng ta không vì một vài bài mà đánh giá cả nội dung của cả tờ báo. Mức độ ủng hộ chính quyền như thế nào suốt thời gian báo tồn tại. Báo bị đình bản vì lý do gì, ban biên tập và kí giả cho báo là những ai, họ có địa vị gì trong xã hội. Tất cả điều đó góp phần quan trọng trong đánh giá tờ báo. Nhìn chung, Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Kỳ Lân Báo, Phụ Nữ Tân Văn đều thể hiện nội dung tích cực, thể hiện rõ vai trò thông tin truyền bá tư tưởng yêu nước, dân tộc dân chủ mà tôi đã trình bày ở chương II và chương III. Báo chí phản ánh các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Việt Nam. Cùng với nhà trường, báo chí góp phần phổ biến chữ quốc ngữ, báo chí là nơi truyền tải thông tin, công bố các tác phẩm văn học. Báo chí góp phần thống nhất ngôn ngữ từ Bắc vào Nam, làm giàu ngôn ngữ dân tộc, góp phần nâng cao dân trí, đề cập đến vấn đề phụ nữ bình quyền, chống các hũ tục. Báo chí cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh của dân tộc ta. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 118 Những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội được đăng tải. Những đóng góp cho lịch sử, báo chí một cái nhìn mới. Ở báo chí, chúng ta tìm được một nguồn tư liệu quý và có điều kiện đối chiếu cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất, khách quan nhất. Báo chí đã chuyển tải toàn bộ thông tin cần thiết cho những nhà nghiên cứu lịch sử báo chí nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Độc giả được thông tin cơ bản về khoa học, đời sống chính trị xã hội. Báo chí công khai xuất bản tại Sài Gòn có điều kiện thuận lợi hơn Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Nhưng nhìn chung, báo chí còn có một số hạn chế do điều kiện lịch sử quy định. Thứ nhất là độc giả của báo rất hạn chế, chủ yếu là người biết chữ. Những vấn đề báo chí đề cập chưa phù hợp với đại bộ phận dân chúng, những vấn đề mà họ quan tâm. Thứ hai nguồn thông tin rất hạn chế, những tin tức đăng tải thường bị chính quyền cắt mất do kiểm duyệt. Những trang báo được in ấn đẹp hơn, cẩn thận hơn chứng tỏ kĩ thuật in phát triển, những công nghệ kĩ thuật nước ngoài (chủ yếu là Pháp). Báo chí cung cấp nguồn thông tin cho người dân thành thị, người biết chữ. Sau dần dần báo chí trở thành một ngành kinh doanh, người viết báo dùng ngòi bút của mình để kiếm sống. Nữa sau thế kỉ XIX, báo chí ra đời và lớn lên cùng lịch sử dân tộc Việt Nam Nói tới lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930 không thể không nói đến tư sản Việt Nam và những đóng góp của họ. Họ đã mang đến một bầu không khí đấu tranh hoàn toàn mới, khơi nguồn cho nhiều hoạt động chính trị nổi bậc. Họ đã có những cái nhìn của thời cuộc, lôi cuốn các tầng lớp giai cấp trong xã hội đấu tranh. Những bài học lịch sử để lại vô cùng phong phú, tích cực về xây dựng các tổ chức, phát triển lực lượng và nhất là cần có cơ quan tuyên truyền cho riêng mình để gây ảnh hưởng trong quần chúng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO:  Sách tham khảo 1. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Đại Việt sử kí toàn thư (2005), NXB Khoa học Xã hội, tâp 2. 3. Hồng Chương (1987), Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, NXB Sự Thật. 4. Hồng Chương (1985), 120 năm báo chí Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh 5. Huỳnh Văn Tòng, 1973, Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1930, XB Trí Đăng, Sài Gòn, Tài liệu dùng cho sinh viên. 6. Jean-PierrevAumiphin, 1994, Sự hiện diện kinh tế và tài chính của Pháp ở Đông Dương. 7. Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ (1993), Bản dịch của viện Sử học Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. 8. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (1998), Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881), Nhà xuất bản Giáo Dục (Hà Nội). 9. Lê Huỳnh Hoa (2001), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860-1939), luận án Tiến sĩ Sử học 10. Lê Phụng Hoàng, 2005, lịch sử Tây Âu và Hoa Kỳ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 11. Lịch sử quan hệ quốc tế tập 1 (2005), NXB Giáo dục. 12. Lịch sử thế giới hiện đại (2005), NXB Giáo dục. 13. Lịch sử Việt Nam (2005) tập II, NXB Giáo dục. 14. Lịch sử Việt Nam 1919-1930(2007) tập 8, NXB Khoa học Xã hội. 15. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn- Sử- Địa, Hà Nội. 16. Nguyễn Công Khanh (2006), Lịch sử Báo chí Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp. 17. Nguyễn Phan Quang (1998), Góp thêm tư liệu Sài Gòn- Gia Định từ 1859- 1945, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 120 18. Nguyễn Phan Quang (2006), Một số công trình sử học Việt Nam, NXB Tổng hợp. 19. Nguyễn Quang Thắng – Nguyễn Bá Thế (1991), Từ điển nhân vật Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. 20. Nguyễn Thành (1984), Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925-1945, NXB Khoa học Xã hội. 21. Nguyễn Thị Phượng (2007), Lịch sử đồn điền cao su Miền Đông Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1898-1939), Luận văn Thạc sĩ Sử học 22. Phạm Ngọc Bích (2008), Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Sài Gòn- Chợ Lớn và Gia Định, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 23. Phan Bội Châu (2002), Tự Phán và Ngục Trung thư, NXB Văn hóa Thông tin. 24. Phan Văn Hùm (2002), Ngồi tù khám lớn, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội. 25. Phan Ngọc Liên (2000), Sổ tay kiến thức Lịch sử phần lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. 26. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam tiểu luận và chân dung, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 27. Serge Berstein, 2006, Chân dung các nguyên thủ nước Pháp. 28. Trần Viết Ngạc (2006), Tài liệu thaam khảo Lịch sử Cận Đại Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 29. Trần Văn Giàu (1987), Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Trẻ. 30. Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan (2005) Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh- 100 câu hỏi đáp về Gia Định- Sài Gòn Tp. Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp.  Báo và Tạp Chí: Đông Pháp Thời Báo Kỳ Lân Báo Phụ Nữ Tân Văn Thần Chung Tạp chí Văn học Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 121 Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Tạp chí xưa nay. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 122 Phụ lục: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 123 \ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 124 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 125 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 126 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 127 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 128 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 129 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 130 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 131 I. Nguyễn An Ninh: Nguyễn An Ninh (1900-1943) là con của Nguyễn An Khương, quê ở Mỹ Hòa, Hóc Môn, Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 16 tuổi, ông học tại trường Cao đẳng Luật ở Hà Nội. Hai năm sau, ông sang Pháp học tại Đại học Sorbonne chuyên ngành Luật và tiếp tục học tiến sĩ. trong thời gian ở Pháp ông tham gia viết báo và kết thân với những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Năm 1923, ông ra báo La Cloche fêlée (chuông rè) tại Sài Gòn để cổ động quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tháng 3/1926, ông bị bắt lần đầu tiên và bị kết án 2 năm tù. Ông bị giam tại Khám lớn Sài Gòn 10 tháng rồi được “ân xá” và sang Pháp hoàn thành chương trình tiến sĩ luật. Tháng 10/1928, ông bị bắt giam lần hai và bị kết án ba năm về tội lập Hội kín Nguyễn An Ninh. Năm 1933, ông ra báo Tranh đấu. Năm 1936, chủ trương tổ chức Đông Dương đại hội, ứng cử vào Hội đồng quản hạt Nam Kỳ và bị bắt lần thứ 3. Thực dân Pháp buộc phải trả tự do cho ông trước sự đấu tranh của quần chúng. Từ tháng 7/1937-1/1939, ông ở tù lần thứ tư.Tháng 10/1939, ông bị bắt, kết án 5 năm tù giam bị đày ra đảo Côn Lôn và 10 năm biệt xứ. Ngày 14/8/1943, ông trút hơi thở cuối cùng trong nhà tù. Năm 1980, Nguyễn An Ninh được nhà nước truy tặng liệt sĩ. II.Ngồi tù khám lớn – Phan Văn Hùm Phan Văn Hùm đã viết những ngày tháng ở trong tù, được đăng liên tục 12 số trên báo Thần Chung và xuất bản thành sách Ngồi tù khám lớn. Ngồi tù khám lớn đã tố cáo chế độ lao tù của thực dân Pháp áp đặt ở Đông Dương. Năm 1929, sách xuất bản và bị thực dân Pháp tịch thu và cấm lưu hành Năm 1886, thực dân Pháp cho xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một nhà giam tù nhân, gọi là Khám Lớn Sài Gòn (Maison Centrale de Saigon). Ban đầu, khám dài khoảng 30m và rộng 15m, có lối đi hẹp ở giữa hai dãy khám, vách tường sơn đen, chỉ chừa cửa sổ nhỏ ở trên cùng, rất ngột ngạt, nên tù nhân dễ bị bệnh tật. Sau đó, khám phải xây thêm nhiều phòng mới, tường cao bao quanh, gồm hai dãy nhà một tầng và hai dãy nhà trệt. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TRỊNH THÀNH CÔNG Trang 132 Khám Lớn Sài Gòn trở thành khám đường lớn nhất Nam Kỳ, giam giữ tra tấn tù nhân người Việt, người Hoa lẫn người Âu, có lúc lên tới 1.500- 2.000 người. Trong khám có khu biệt giam tù chính trị, xà lim án chém, phòng để máy chém và khu hành quyết tù nhân. Năm 1917, Pháp đưa sang chiếc máy chém cao 4,5m, lưỡi dao nặng 50kg. Ngày 20.11.1931, người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã bị ngã xuống trước cái máy chém này. Khám Lớn Sài Gòn được xây trên mảnh đất xưa vốn là chợ Cây Da Còm, giới hạn bởi bốn con đường Lagran dière, Mac Mahon , Espagne và Filippini . Hiện nay, khám nằm trọn trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới thời thuộc Pháp, Khám lớn Sài Gòn cùng với Tòa án Sài Gòn (xây năm 1881-1885) và Dinh Thống đốc Nam Kỳ (xây năm 1885- 1890) nằm ở ba góc tạo thành “tam giác quỷ” là “biểu tượng” cho bộ máy thống trị của chế độ thực dân ở Nam Kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyenthitonnghi.pdf