Khóa luận Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

LỜI MỞ ĐẦU 0 1. Lí do chọn đề tài 0 2. Phạm vi của đề tài 1 3. Phương pháp nghiên cứu 1 4. Kết cấu của đề tài 2 CHƯƠNG I 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG 3 1. Khái niệm hợp đồng và đặc điểm của hợp đồng 3 1.1. Hợp đồng là hành vi pháp lí song phương 4 1.2. Hợp đồng- nguồn chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ 6 2. Sơ lược lịch sử của chế định hợp đồng 8 CHƯƠNG II 13 ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 13 1. Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng 14 1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân 14 1.2. Chủ thể tham gia hợp đồng là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác 20 2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng 22 3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng 25 3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn 28 3.2. Hợp đồng được giao kết trên cở sở của sự lừa dối, đe doạ 32 3.3. Hợp đồng giao kết khi một bên không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình 36 4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng 36 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô hiệu. Đối với trường hợp này, các bên tham gia hợp đồng, những người có quyền, lợi ích liên quan đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu không hạn chế. Trong khi đó, theo Bộ luật dân sự Pháp lại quy định vấn đề về thời hiệu yêu cầu xem xét hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là 30 năm tính từ ngày hợp đồng được giao kết. Như vậy có vẻ hợp lí hơn bởi nếu quy định hợp đồng vô hiệu có thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu là không xác định trên thực tế rất khó áp dụng mặc dù để bảo vệ lợi ích cộng đồng nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định xã hội, việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khó khăn và việc tìm chứng cứ chứng minh cũng là cả một vấn đề. Do vậy, việc quy định một thời hiệu nhất định cho hợp đồng vô hiệu tuyệt đối mà trong trường hợp này là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là rất cần thiết. 3. Điều kiện về sự tự nguyện trong hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của những người tham gia hợp đồng được đặt trên căn bản của thuyết tự do ý chí. Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất hiện từ thế kỉ thứ XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của nền triết học ánh sáng. Một số người cho rằng quan điểm này là của Kant- nhà triết học người Đức đưa ra Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.6 . Thuyết tự do ý chí trong giao kết hợp đồng xuất phát từ quan điểm cho rằng ý chí của con người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí của con người mới có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng buộc theo cách mà người đó muốn. Tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp đồng nhằm thoả mãn những lợi ích riêng của mình trong phạm vi phù hợp với lợi ích chung. Khi bàn về vấn đề tự do ý chí, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Không thể bàn về lí luận, đạo đức và pháp quyền mà lại không đề cập đến tự do ý chí, đến quan hệ giữa tất yếu và tự do” C.Mac và Ph. Ănghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.1993, tr.176. . Để tạo cho các chủ thể thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, pháp luật cho phép mọi chủ thể được quyền tự do giao kết hợp đồng. Mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng nào nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như các hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tự do ý chí của các chủ thể trong việc xác lập quan hệ hợp đồng bao gồm các yếu tố: tự do đề nghị giao kết hợp đồng; tự do chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị; tự do thoả thuận những điều khoản cơ bản của hợp đồng như: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng ngay thời kì của pháp luật La Mã đã ghi nhận ý chí đã thoả thuận của các bên là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Có thể thấy rằng toàn bộ bản chất của hợp đồng (sự thoả thuận và thống nhất ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng) đã được thể hiện ngay trong hầu hết khái niệm về hợp đồng của pháp luật các nước. Chúng ta có thể thấy điều đó trong khái niệm về hợp đồng của Bộ luật dân sự Nhật Bản “là một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ” thì tự do ý chí được đặt lên hàng đầu. Hay ở Điều 1305- Bộ luật dân sự Philipin cũng đưa ra khái niệm hợp đồng “là sự thống nhất ý chí giữa hai bên, theo đó, mỗi bên tự ràng buộc mình trên cơ sở tôn trọng bên kia để đưa ra một cái gì đó hoặc trả cho một dịch vụ nào đó” và ngay trong Điều 388- Bộ luật dân sự nước ta khái niệm về hợp đồng “là sự thoả thuận giữa các bên” cũng thể hiện rõ bản chất của hợp đồng là sự tự do ý chí. Như vậy, tự do ý chí của chủ thể là yếu tố quan trọng trong hợp đồng. Đó chính là một trong ba điều kiện để xác định hợp đồng có hiệu lực hay không. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện. Điều này cũng được thể hiện trong nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại Điều 4- Bộ luật dân sự theo đó quyền này được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong hợp đồng các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cuỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Hợp đồng là hành vi có chủ đích của chủ thể tham gia, là hành vi mang tính ý chí của chủ thể. Cam kết, thoả thuận là cốt lõi tạo nên hợp đồng và ý chí của các chủ thể là yếu tố cơ bản cuả một hợp đồng. Vì vậy “nếu hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì theo Điều 409- Bộ luật dân sự 2005 chúng ta không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”. Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện có nghĩa là tự do ý chí và sự thể hiện ý chí của các bên. Ý chí “là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động của mình, khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó” nhưng nó vẫn chỉ là điều mong muốn, là nguyên nhân thúc đẩy các chủ thể hướng tới việc xác lập hợp đồng. Ý muốn và lựa chọn biện pháp để đạt được ý muốn đó thuộc ý chí chủ quan của chủ thể. Tự do ý chí ở đây được thể hiện là việc tự do lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức nào lại phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan như khả năng tài chính, sở thích, điều kiện đưa ra của bên đối tác. Trên cơ sở đó chủ thể lựa chọn phương thức để đạt được ý muốn đó. Như vậy, tự do ý chí là ý muốn và lựa chọn phương thức để thể hiện ý muốn trên cơ sở nhận thức được các điều kiện khách quan cũng như như chủ quan. Tuy nhiên ý chí vẫn thuộc chủ quan của chủ thể, là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể xác lập hợp đồng do đó thể hiện ý chí là biểu lộ cái bên trong đó ra bên ngoài, làm cho thấy rõ nội dung của ý chí duới hình thức cụ thể. Ý chí và tự do ý chí là hai mặt của tự nguyện. Để có tự do ý chí phải có độc lập về ý chí và chỉ khi có đủ lí trí mới có sự độc lập về ý chí. Do vậy, chừng nào chủ thể chưa có khả năng, mất khả năng hoặc tạm thời không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì không có tự do ý chí. Vì thế chỉ có người có năng lực hành vi dân sự mới độc lập về ý chí và đủ lí trí để xác lập hợp đồng. Phạm Công Lạc: “Ý chí trong giao dịch dân sự”, Tạp chí Luật học số 5, 1998 Điều kiện về tính tự nguyện của hợp đồng có liên quan chặt chẽ đến điều kiện thứ nhất - điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng. Người có năng lực hành vi là người có lí trí, họ nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi đồng thời có khả năng điều khiển hành vi của họ. Họ có khả năng chịu trách nhiệm về hợp đồng đã xác lập và hậu quả do việc xác lập, thực hiện hợp đồng. Nhưng ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng mà cụ thể là quan hệ hợp đồng phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. Vì vậy, ý chí đó phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong giới hạn bởi hành lang pháp lí các bên tham gia vào hợp đồng tự do thể hiện ý chí của mình và pháp luật, đạo đức xã hội thể hiện ý chí của nhà nước đã hạn chế tự do ý chí của chủ thể. Sự tự do ý chỉ phải nằm trong khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có quyền tự do hợp đồng vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là “khung giới hạn” ý chí tự do của mỗi chủ thể trong quan hệ hợp đồng. Bộ luật dân sự xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong xã hội, bảo đảm tính ổn định của các giao dịch dân sự, thông qua các quy định hạn chế việc tuyên bố vô hiệu một cách tuỳ tiện các giao dịch dân sự. Trên tinh thần đó, chỉ trong những trường hợp đặc biệt và phải có căn cứ rõ ràng nhà nước mới được phép can thiệp vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Nguyên tắc tự nguyện buộc các bên giao kết phải được tự do thể hiện ý chí trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng và bằng các quy định việc thể hiện ý chí này phải độc lập và có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài mà không chịu sự tác động nào làm cho ý chí đó bị sai lệch. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hợp đồng nào cũng được xác lập trên cơ sở sự tự nguyện của các chủ thể. Đây là những trường hợp hợp đồng xác lập khi một trong các chủ thể bị ép buộc, đe doạ, lừa dối, nhầm lẫn hoặc tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đó là các trường hợp giao kết hợp đồng thiếu đi sự tự nguyện. Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể. 3.1. Hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của hợp đồng mà tham gia vào hợp đồng gây thiệt hại cho mình hoặc cho phía bên kia. Điều 131- Bộ luật dân sự 2005quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. Sự nhầm lẫn phải xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng căn cứ vào nội dung của hợp đồng được xác lập. Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 chỉ quy định sự nhầm lẫn là khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu cuả giao dịch. Như vậy giao dịch có thể bị vô hiệu do sự nhầm lẫn bất kể do lỗi của bên nào nhưng đến Bộ luật dân sự 2005 đã có sự thay đổi căn bản khi quy định sự nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của đối tác. Còn nếu sự nhầm lẫn là do lỗi của chính bên bị nhầm lẫn thì giao dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo em, cách giải quyết như Bộ luật dân sự 1995 có vẻ hợp lí hơn bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yếu tố tự nguyện còn việc xác định lỗi đó thuộc về ai chỉ nhằm mục đích giải quyết hậu quả phát sinh từ giao dịch vô hiệu. Bên cạnh đó Điều 131- Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 chỉ thừa nhận sự nhầm lẫn đơn phương chứ không thừa nhận sự nhầm lẫn song phương là yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Không có sự thống nhất ý chí chung đích thực thì không có hợp đồng. Trong trường hợp cả hai bên nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thì rõ ràng không có sự trùng hợp giữa ý chí đích thực của cả hai bên với những gì được họ thể hiện trong nội dung cam kết. Vì vậy, không thể không coi sự nhầm lẫn song phương (sự nhầm lẫn đến từ hai phía) là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Sự nhầm lẫn đó phải là sự nhầm lẫm vô lí, khó có thể chấp nhận được và người bị nhầm lẫn không được hành động một cách cẩu thả. Điều kiện này được đánh giá tuỳ theo khả năng, năng lực của người đó. Sự nhầm lẫn đó phải là một nhầm lẫn về một yếu tố mà bên kia biết rõ. Nói cách khác đó là sự nhầm lẫn thường thấy. Ví dụ như đối với trường hợp nhầm lẫn về tính chất, chất lượng chủ yếu của vật, bên kí kết kia phải biết được rằng tính chất, số lượng đó của vật là yếu tố quyết định đối với việc giao kết hợp đồng. Điều 3.5 Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 có quy định: “Sự nhầm lẫn phải có tính chất quyết định hay lớn đến mức mà một người bình thường, trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực tế”. Nhưng Bộ luật dân sự Việt Nam lại coi bất kì một sự nhầm lẫn nào về nội dung của hợp đồng (cho dù đó là sự nhầm lẫn mang tính chất quyết định hay không mang tính chất quyết định đến việc giao kết hợp đồng) cũng đều có thể dẫn đến hậu quả hợp đồng vô hiệu. Điều đó có nghĩa là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu ngay cả khi chỉ có các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu của hợp đồng (ví dụ như nhầm lẫn về số lượng hàng hoá phải giao mà số lượng hàng hoá đó có giá trị không đáng kể so với giá trị toàn bộ hợp đồng). Bộ luật dân sự 2005 tiếp cận về vấn đề nhầm lẫn như trên thể hiện xu hướng mở rộng phạm vi áp dụng yếu tố nhầm lẫn trong giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng điều này có thể dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tràn lan chỉ vì những nhầm lẫn hoặc sơ suất rất nhỏ liên quan đến nội dung giao dịch của các bên. Thông thường người ta thường chia thành các loại nhầm lẫn sau: Nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng Trong các Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì trước đây đã quy định sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của vật là đối tượng của hợp đồng đã phân tách rõ sự nhầm lẫn về nội dung cở bản của đôí tượng hợp đồng thành hai dạng chính: sự hình dung sai về bản chất của đối tượng hợp đồng và sự hình dung sai về tính chất cơ bản của đối tượng của hợp đồng. Điều 658- Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 694- Bộ dân luật Trung Kì quy định rằng: “sự sai lầm về đồ vật chỉ làm cho hợp ước bị hà tỳ và có thể xin tiêu huỷ khi sự sai lầm ấy liên hệ đến một hay nhiều tính chất chủ yếu mà người kết ước tưởng rằng đã có trong đồ vật ấy và vì vậy đã quyết định cấu kết hay là hứa mua hay là bán đồ vật”. Ví dụ như trường hợp một người mua một bức tranh do nghĩ đó là tranh gốc của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nhưng thực chất đó chỉ là tranh được sao chép lại. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định: “Sự nhầm lẫn chỉ trở thành nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là sự nhầm lẫn về nội dung cơ bản của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng”. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán, một người mua một chuỗi ngọc trai tưởng là ngọc trai thiên nhiên nên mới mua trong khi đó chỉ là ngọc trai nhân tạo. Vì vậy, sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng phải mang tính chất chủ yếu, đó phải là đối tượng mang đặc tính theo sự xét đoán chung hoặc phải mang lợi ích nào đó mà chủ thể mong muốn mới dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Đến Bộ luật dân sự 2005 thì chưa có quy định rõ ràng về sự nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng mà chỉ có quy định chung về nhầm lẫn nhưng thông qua Điều 402- Bộ luật dân sự 2005 quy định về đối tượng của hợp đồng gồm: tài sản phải giao; công việc phải làm hoặc không được làm ta có thể hiểu đó là sự nhầm lẫn về một trong các yếu tố trên và đó phải là nội dung cơ bản trong hợp đồng. Nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng Điều 1110- Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Sự nhầm lẫn về chủ thể không phải là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp nhân thân của chủ thể là yếu tố quyết định dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Bộ luật dân sự 2005 không có quy định cụ thể về sự nhầm lẫn về chủ thể dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng nhưng ta có thể hiểu sự nhầm lẫn về chủ thể chỉ làm hợp đồng vô hiệu khi hợp đồng đó được kí kết dựa trên nhân thân của chủ thể và nhân thân của chủ thể là yếu tố quan trọng cho việc giao kết hợp đồng. Nhân thân đó có thể là phẩm chất, tài năng, đạo đức hay uy tín của chủ thể dẫn đến phía bên kia giao kết hợp đồng. Ví dụ như một người kí hợp đồng thuê hoạ sĩ A vẽ tranh trong khi người hoạ sĩ giao kết hợp đồng không phải là A mà là B. Nhưng nếu sự quan tâm về tư cách đạo đức hay tài năng của cá nhân chỉ là yếu tố phụ trong việc giao kết hợp đồng thì sự sai lầm về chủ thể sẽ không có hậu quả gì, không dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ như A cho một người thuê nhà vì tưởng người này có tư cách đạo đức tốt nhưng thực ra A là một người không đứng đắn. Nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó ra bên ngoài. Nếu sự thống nhất ý chí và sự thể hiện ý chí đó không trùng khớp với nhau sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Bộ luật dân sự 2005 cũng không đưa ra quy định cụ thể nhầm lẫn về bản chất của hợp đồng nhưng có thể hiểu sự nhầm lẫn là do không có sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia xác lập hợp đồng làm cho mỗi bên hiểu sai về bản chất của hợp đồng. Ví dụ như một bên muốn bán cho bên kia một tài sản nhưng bên kia lại tưởng rằng mình được tặng cho. Như vậy, xét về bản chất của hợp đồng đã có sự khác nhau khi một bên nhầm lẫn rằng bản chất hợp đồng mình tham gia xác lập là hợp đồng mua bán, hợp đồng có đền bù nhưng một bên lại nhầm lẫn bản chất của hợp đồng là hợp đồng tặng cho, hợp đồng không có đền bù. Trong các trường hợp dẫn đến sự nhầm lẫn bên bị nhầm lẫn phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho sự nhầm lẫn đó và chỉ có họ mới có quyền xin huỷ bỏ hợp đồng và có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu chỉ cần xét một cách khách quan đã thấy được tính chất, chất lượng bị nhầm lẫn là tính chất, chất lượng chủ yếu của vật thì không cần phải chứng minh sự nhầm lẫn đó là sự nhầm lẫn thông thường và áp dụng ngay cơ chế suy đoán sự nhầm lẫn đó là sự nhầm lẫn thông thường. Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.42 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng giao kết do bị nhầm lẫn sẽ bị vô hiệu và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 2 năm kể từ thời điểm xác lập. Còn Bộ luật dân sự Pháp bên cạnh việc quy định thời hiệu chung còn quy định thời hiệu riêng cho trường hợp này thời hiệu kiện huỷ hợp đồng được tính từ ngày phát hiện ra sự nhầm lẫn đó. Như vậy sẽ hợp lí hơn và bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của các bên tham gia hợp đồng. 3.2. Hợp đồng được giao kết trên cở sở của sự lừa dối, đe doạ Tuy sự nhầm lẫn và lừa dối trong hợp đồng đều có một điểm chung là bên bị nhầm lẫn và bên bị lừa dối do hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hợp đồng hay bản chất của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng nhưng giữa nhầm lẫn và lừa dối có những điểm khác nhau cơ bản. Trong trường hợp xác lập hợp đồng do bị nhầm lẫn, sự nhầm lẫn có thể gây ra bởi lỗi cẩu thả, sơ suất, kém hiểu biết của chính bên bị nhầm lẫn hoặc do lỗi vô ý của bên kia hoặc người thứ ba. Còn trong trường hợp xác lập hợp đồng do bị lừa dối, sự nhầm lẫn chỉ có thể gây ra bởi hành vi mang tính chất cố ý của bên kia hoặc của người thứ ba. Lừa dối trong giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 132- Bộ luật dân sự 2005 “là hành vi cố ý của một bên hoặc của bên thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự đã xác lập”. Sự lừa dối chỉ là nguyên nhân làm cho hợp đồng vô hiệu nếu sự lừa dối của một bên là nguyên nhân thúc đẩy bên kia giao kết hợp đồng. Như vậy, trong lừa dối cũng có yếu tố nhầm lẫn nhưng sự nhầm lẫn này là do đối phương cố ý gây ra bằng những mưu mô, thủ đoạn gian xảo. Điều 1116- Bộ luật dân sự Pháp quy định: “lừa dối là khi một bên có nhiều thủ đoạn gian dối đối với bên kia, mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không giao kết hợp đồng. Hành vi lừa dối không được suy đoán mà phải chứng minh”. Để hình thành hành vi lừa dối cần có hai yếu tố: Sự cố ý: lừa dối phải là hành vi cố ý, bên này chủ ý lừa dối bên kia. Yếu tố hiện thực: phải có thủ đoạn lừa dối mới cấu thành hành vi lừa dối. Tuy nhiên, không cần thiết thủ đoạn gian dối đó có được thực hiện, dàn dựng hay không mà chỉ cần có sự gian dối là đủ. Điều hiển nhiên khi một bên hoặc bên thứ ba thể hiện thủ đoạn của mình thông qua những hành vi tích cực như: cung cấp thông tin sai sự thật, cung cấp giấy chứng nhận giả liên quan đến tình trạng tài sản… thì được coi là hành vi gian dối. Vậy khi một bên hoặc người thứ ba cố tình che giấu sự kiện bằng cách im lặng hoặc không cung cấp giấy tờ liên quan đến tài sản chuyền giao hoặc công việc phải làm thì sự không hành động đó (bất tác vi) có thể coi như hành vi gian dối được không? Theo án lệ tại Pháp thì chỉ cần một lời nói dối cũng đủ cấu thành sự lừa dối mà không cần phải có một thủ đoạn nào khác. Cũng theo án lệ này thì sự im lặng, không nói lên điều mà mình có bổn phận phải nói ra cũng bị coi là lừa dối. Ngoài ra sự lừa dối phải có tính chất quyết định đối với nạn nhân kí kết hợp đồng. Vấn đề xem xét sự lừa dối có tính chất quyết định hay không thuộc thẩm quyền của Toà án theo từng trường hợp cụ thể ví dụ như sự lừa dối có thể có tính quyết định đối với người này nhưng sẽ không có tính cách quyết định đối với người kia. Kết hợp Điều 132- Bộ luật dân sự 2005 và các quy định riêng tại Điều 442 (nghĩa vụ của bên bán phải cung cấp thông tin liên quan đến tài sản và hướng dẫn cách sử dụng tài sản cho bên mua); Điều 469 (nghĩa vụ vủa bên tặng cho phải thông báo cho bên được tặng cho biết khuyết tật của đối tài sản tặng cho); Điều 520 (nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ phải cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc); Điều 549 (nghĩa vụ của bên đặt gia công phải cung cấp cho bên nhận gia công các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công); Điều 560 (nghĩa vụ của bên gửi tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ); Điều 573 (nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết) thì ta có thể khẳng định rằng sự không hành động (bất tác vi) thông qua việc cố tình im lặng hoặc cố tình không cung cấp đầy đủ những tài liệu, giấy tờ cần thiết có thể bị coi là yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng. Đe doạ theo quy định tài điều 132- Bộ luật dân sự 2005 là “hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. So với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi khi quy định them sự đe doạ đó có thể do một bên giao kết hợp đồng thực hiện hoặc có thể do một người thứ ba thực hiện. Mặt khác sự đe doạ này tác động đến đối tượng được quy định cụ thể là cha, mẹ, vợ, chồng, con là hàng thừa kế thứ nhất chứ không quy định chung là “ người thân thích” như Bộ luật dân sự 1995 nữa. Điều 1112- Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định “đe doạ là hành vi tác động vào suy nghĩ của một người có lí trí làm cho người này lo sợ sắp phải chịu một thiệt hại lớn về sức khoẻ, tính mạng, hay tài sản của mình. Để xác định hành vi đe doạ cần phải tính đến độ tuổi, giới tính và các điều kiện khác của những người có liên quan”. Người ta có thể chia sự đe doạ ra làm hai loại như: đe doạ về thể chất như cầm tay bắt kí kết hợp đồng, cho uống rượu say; đe doạ về tinh thần như dùng áp lực về tinh thần để buộc một người kí kết hợp đồng. Theo sự phân tích ở trên thì sự đe doạ là căn cứ để Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu phải thoả mãn các điều kiện: Thứ nhất, hành vi đe doạ phải là hành vi không chính đáng cả về phương tiện sử dụng để đe doạ cũng như mục đích theo đuổi; Thứ hai, sự đe doạ phải là yếu tố quyết định bên bị đe doạ tham gia kí kết hợp đồng; Thứ ba, sự đe doạ phải có thực và mang tính chất nghiêm trọng, sự đe doạ đó là đe doạ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng ,sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm; Thứ tư, sự đe doạ ở đây phải là đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc và người bị đe doạ phải thực sự lo sợ vào thời điểm giao kết hợp đồng. Đại cương pháp luật về hợp đồng, Corinne Renault – Brahinsky, Nxb văn hoá thông tin 2002, tr.48 Những hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe doạ chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe doạ và Toà án chấp nhận yêu cầu đó. Những giao dịch được xác lập do tác động này vẫn có hiệu lực nếu không có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị đe doạ. Sự đe doạ sẽ không bị coi là nguyên nhân dẫn đến hợp đồng vô hiệu nếu đó chỉ là việc thực hiện một quyền lợi chính đáng. Ví dụ như: một người làm công đã phạm tội ăn trộm đồ của chủ nhân, người làm công đó buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động vì chủ nhân đe doạ kiện anh ta ra trước toà. Hay lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà không được coi là đe doạ khiến cho hợp đồng vô hiệu. Ví dụ như một người đe doạ ép buộc ông bà mình phải kí kết hợp đồng với mình nếu không anh ta sẽ không kính trọng ông bà sẽ không thể là căn cứ khiến hợp đồng bị vô hiệu. Hợp đồng xác lập dựa trên sự lừa dối hay đe doạ đều vô hiệu tương đối và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 2 năm kể từ ngày xác lập. Còn theo Bộ luật dân sự Pháp thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối là 5 năm được tính từ thời điểm phát hiện ra sự lừa dối đó và thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị đe doạ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi đe doạ đó. Như vậy sẽ hợp lí hơn trong việc bảo vệ quyền lợi cho bên bị lừa dối, bị đe doạ bởi dù thời hiệu này dài hay ngắn mà bên bị lừa dối, bị đe doạ không có phát hiện ra sự lừa dối đó để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi cho mình, không có điều kiện để bảo vệ quyền lợi cuả mình trong hoàn cảnh họ đang bị đe doạ thì việc định ra thời hiệu 2 năm sẽ không có ý nghĩa gì. Vì vậy, đối với các trường hợp này pháp luật dân sự Việt Nam cần quy định thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thành từng trường hợp một cách cụ thể hơn. 3.3. Hợp đồng giao kết khi một bên không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Đây là trường hợp đặc biệt của người có năng lực hành vi dân sự nhưng lại xác lập hợp đồng vào thời điểm họ không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Do tại thời điểm giao kết họ bị rơi vào trạng thái làm họ bị mất hoàn toàn ý chí tự chủ, độc lập của mình nên việc thể hiện ý chí trong hợp đồng cũng như việc nhận thức hậu quả hành vi của mình là không chính xác do vậy không phù hợp với điều kiện có hiệu lực của hợp đồng “người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện”. Ví dụ như một người tham gia kí kết hợp đồng trong tình trạng anh ta đang bị say rượu. Rõ ràng anh ta trong tình trạng bình thường hoàn toàn có đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng tại thời điểm anh ta bị say rượu, anh ta không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, mất ý chí tự chủ nên trong trường hợp này hợp đồng giao kết vô hiệu do vi phạm tính tự nguyện. 4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng Ngoài ba điều kiện cơ bản trên, Bộ luật quy định một điều kiện liên quan đến hình thức của hợp đồng. Khoản 2- điều 122- Bộ luật dân sự quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Như vậy, nếu pháp luật quy định thì hình thức của hợp đồng chính là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực pháp luật, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự, liên quan đến quy định về yêu cầu đối với hình thức của hợp đồng, một số ý kiến cho rằng các quy định về hình thức chỉ có ý nghĩa công khai hợp đồng và có ý nghĩa đối kháng với người thứ ba trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực pháp luật chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: tính tự nguyện; năng lực hành vi dân sự của chủ thể; mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định về điều kiện hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật là điều kiện thứ 4 để hợp đồng có hiệu lực như điều 131- bộ luật dân sự 1995 là không thực tế, tạo ra những khe hở về mặt pháp lí để một bên tham gia hợp đồng lợi dụng để trục lợi cho mình, gây thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của bên kia. Điều 122- Bộ luật dân sự 2005 đã sửa đổi, bổ sung, tách riêng quy định yêu cầu về hình thức của hợp đồng ra khỏi nhóm các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và quy định hình thức của hợp đồng chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Bộ luật dân sự 2005 quy định hình thức của hợp đồng có 3 dạng: Hợp đồng bằng lời nói (hợp đồng miệng): đây là hình thức cổ xưa nhất, được các bên trao đổi và xác lập bằng miệng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà làm luật ghi nhận hình thức lời nói là một trong những phương tiện ghi nhận nội dung thoả thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên. Bởi với việc chuyển tải thông tin bằng lời nói, bao gồm cả việc thể hiện tâm lí tình cảm, cách suy xét, đánh giá sự vật, hiện tượng không chỉ chính xác mà còn có khả năng truyền đạt tới đối tượng tiếp nhận một cách nhanh chóng nhất, với dung lượng lớn nhất, tác động trực tiếp đến tâm lí, tình cảm, suy nghĩ của đối tượng tiếp nhận. Lời nói chính là cách thức biểu hiện ý chí của một cá nhân và hình thức hợp đồng bằng lời nói là phương thức thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong hợp đồng. Hợp đồng bằng lời nói được xác lập bằng một hành động cụ thể chứ không thể dưới dạng không hành động. Im lặng không được coi là sự chấp nhận giao kết hợp đồng bởi con người không thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng thông qua trạng thái này. Tuy nhiên, luật cũng quy định im lặng là sự chấp nhận giao kết nếu như hết có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết (khoản 2- điều 404- bộ luật dân sự). Hình thức bằng lời nói được các bên lựa chọn trong một số trường hợp nhất định bởi hình thức này chứa đựng những yếu tố bất lợi. Hình thức này chỉ áp dụng trong các hợp đồng có đặc điểm: Có giá trị nhỏ, phục vụ cuộc sống hàng ngày; Giữa các bên có độ tin cậy nhất định; Hợp đồng được thực hiện ngay lập tức và hoàn thành ngay sau thời điểm giao kết trong thời gian tương đối ngắn; Nội dung các quyền, nghĩa vụ hợp đồng có tính đơn giản, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện, không cần thiết có sự cẩn trong quá mức bằng văn bản. Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thoả thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng. Hợp đồng bằng văn bản: nội dung của hợp đồng là tổng thể quyền, nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Hình thức văn bản là dạng thức chứa đựng quyền, nghĩa vụ của các bên. Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 không quy định rõ ràng các yếu tố cuả một hợp đồng bằng văn bản nhưng căn cứ vào những điều khoản về nội dung của hợp đồng, vào thời điểm giao kết hợp đồng thì một văn bản phải được lập như một hợp đồng và phải được các bên kí vào văn bản mới có hiệu lực. Điều 124- Bộ luật dân sự có quy định các hình thức giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu cũng được coi là giao dịch bằng văn bản. Hợp đồng bằng văn bản được các bên lựa chọn trong các trường hợp: Hợp đồng có giá trị lớn; Hợp đồng có nội dung quyền, nghĩa vụ phức tạp, phản ánh các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng; Hợp đồng được thực hiện trong một thời gian dài; Giữa các chủ thể trong hợp đồng không có độ tin tưởng. Hình thức bằng văn bản là hình thức duy nhất mà Nhà nước can thiệp vào bằng những quy định cụ thể. Đối với một số loại hợp đồng nhất định, Nhà nước can thiệp vào sự tự do ý chí bằng những quy định có tính chất bắt buộc đối với hình thức hợp đồng bằng văn bản. Căn cứ vào mức độ can thiệp của Nhà nước vào nguyên tắc tự do thể hiện ý chí của các bên trong hợp đồng mà hợp đồng bằng văn bản được chia thành các loại: Thứ nhất, hợp đồng bằng văn bản thông thường: hợp đồng loại này chỉ cần lập bằng văn bản thông thường trong đó ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên là đủ. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng; Thứ hai, hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép: đây là những dạng hợp đồng phần nhiều có đối tượng tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, những tài sản có giá trị đặc biệt trong đời sống dân sự không chỉ bởi giá trị vật chất mà bởi chúng còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được (đất đai), là nơi cư trú của con người (nhà ở)…, hợp đồng có tính chất phức tạp dễ xảy ra tranh chấp. Hợp đồng dạng này cần có sự quản lí của Nhà nước bởi nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của các chủ thể mà còn ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba, tác động đến cuộc sống của cộng đồng dân cư, trật tự xã hội. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm văn bản hợp đồng được chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc cho phép. Hợp đồng thể hiện bằng hành vi: hợp đồng có thể được xác lập thông qua hành vi nhất định theo quy ước đã định trước.Ví dụ như mua nước ngọt bằng máy tự động, gọi điện thoại tự động… Hợp đồng có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết. Hiệu lực của hợp đồng phát sinh tại thời điểm một hoặc các bên chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Như đã phân tích nguyên tắc “tự do hợp đồng” là nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ một thoả thuận hợp đồng. Sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng phải dựa trên sự tự do ý chí và đồng thuận của các bên. Chỉ khi nào sự tự do ý chí và sự đồng thuận được thể hiện dưới một hình thức nhất định mới tồn tại hợp đồng. Hợp đồng không bao giờ có trong ý tưởng hay suy nghĩ của con người mà nó phải được thể hiện dưới một dạng thức nhất định. Khoa học pháp lí đã bước đầu có sự tiếp cận và có những lí giải về hình thức của hợp đồng dựa trên những cơ sở như vậy. Điều 401- Bộ luật dân sự chưa đưa ra khái niệm về hình thức của hợp đồng mà chỉ thừa nhận hợp đồng tồn tại dưới 3 dạng thức: lời nói, văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Không phải mọi sự thống nhất ý chí nào cũng là hợp đồng mà chỉ có sự thống nhất ý chí làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mới chịu sự điều chỉnh của pháp luật hợp đồng. Thực chất sự thống nhất ý chí của chủ thể có thể được chúng ta nhận biết ra sao hay nó được thể hiện như thế nào thì mỗi cá nhân lại có một cách thức riêng để biểu đạt suy nghĩ của mình. Sự thống nhất ý chí của ít nhất hai chủ thể trong quan hệ hợp đồng phải được thể hiện dưới những hình thức nhất định, đảm bảo khả năng nhận biết khách quan. Khi đó pháp luật mới bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi chúng bị vi phạm. Hợp đồng không thể là những ý tưởng riêng rẽ của một cá nhân nào đó mà đó chính là sự đồng thuận của các chủ thể có ý chí độc lập, tồn tại dưới một dạng ghi nhận thông tin nào đó. Dạng thức ghi nhận thoả thuận hợp đồng không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định đã tồn tại hợp đồng hay không, hợp đồng đã xác lập bao gồm những nội dung gì mà còn nhằm đối kháng với bên thứ ba. Một hợp đồng đã được giao kết tức là các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng thoả thuận. Bất kì sự thay đổi hoặc không thực hiện đúng thoả thuận mà không được sự đồng ý của bên kia cũng là nguyên nhân để bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Các nước theo hệ thống pháp luật Continental law như Pháp là đại diện cho rằng: hợp đồng quan trọng nhất là sự thoả thuận ý chí cho nên nếu đủ yếu tố này hợp đồng coi như đã được thiết lập dù dưới bất kì một hình thức nào. Còn các nước theo hệ thống Common law như Anh lại cho rằng: hợp đồng có giá trị như luật đối với các bên nên khi phát sinh tranh chấp, Toà Án coi chúng là những căn cứ cơ bản, quan trọng nhất. Việc soạn thảo và thành lập hợp đồng được chú ý, hợp đồng có giá trị cao bắt buộc phải lập thành văn bản. Yếu tố cơ bản của hình thức hợp đồng là vai trò tạo lập chứng cứ khi phát sinh tranh chấp được thừa nhận tương đối thống nhất. Quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam cũng tiếp cận theo phương hướng này. Đối với một số loại hợp đồng cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định phải tuân theo những yêu cầu hình thức bằng văn bản cùng một số thủ tục như hợp đồng phải có công chứng, chứng thực, phải được đăng kí… là yêu cầu bắt buộc. Đoạn 2, khoản 2, Điều 401- Bộ luật dân sự quy định: “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đó là trường hợp hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Sự thống nhất ý chí của các bên chưa đủ để hợp đồng có hiệu lực pháp luật mà hợp đồng phải tuân thủ theo một hình thức nhất định theo quy định cuả pháp luật. Nếu các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu (điều 134- Bộ luật dân sự). Như vậy, trong trường hợp hợp đồng vi phạm hình thức , Toà án sẽ không mặc nhiên tuyên bố ngay hợp đồng vô hiệu, mà theo yêu cầu của một hoặc các bên Toà án sẽ định cho các bên một thời hạn hợp lí (theo NQ 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của HĐTP Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình thì thời hạn này là một tháng, kể từ ngày Toà án ra quyết định). Trong thời hạn đó nếu các yêu cầu về hình thức được thực hiẹn đầu đủ, hợp đồng giao kết sẽ có hiệu lực pháp luật. Quá thời hạn trên mà các bên không đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các yêu cầu về hình thức thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu kể từ thời điểm xác lập. Điều này dẫn đến một thực tế đó là: Điều 134 không xác định rõ bên nào là bên có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức mà chỉ quy định một cách chung chung là “theo yêu cầu của một hoặc các bên”. Từ quy định này có thể hiểu là bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Lẽ ra bên có lỗi phải hoàn tất thủ tục về hình thức thì lại có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lỗi của chính bản thân mình. Trong khi đó, theo nguyên tắc chung, đối với các hợp đồng vô hiệu tương đối chỉ bên bị xâm phạm mới có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà thôi. Điểm mâu thuẫn này sẽ dẫn đến hệ quả là bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức nếu thấy có lợi thì thực hiện hợp đồng nếu thấy bất lợi thì đưa ra lí do hợp đồng không tuân thủ hình thức để trốn tránh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Tóm lại, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã được quy định cụ thể tại khoản 1 - Điều 122- Bộ luật dân sự 2005 được coi là những điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Điều kiện về hình thức chỉ áp dụng đối với một số hợp đồng cụ thể như: hợp đồng mua bán bất động sản; hợp đồng thuê nhà; các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp;… Một hợp đồng khi không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì coi như hợp đồng đó chưa được xác lập, không phát sinh hệ quả pháp lí và do đó không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền,nghĩa vụ dân sự. Khi không đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì theo quy định của pháp luật sẽ không làm phát sinh hiệu lực với các bên và theo yêu cầu sẽ bị Toà án tuyên vô hiệu. Mặc dù sự vô hiệu là do vi phạm điều kiện về chủ thể; điều kiện về nội dung, mục đích của hợp đồng; điều kiện về sự tự nguyện hay điều kiện về hình thức của hợp đồng và sự vô hiệu đó là tuyệt đối hay vô hiệu tương đối đều dẫn đến hậu quả pháp lí như nhau. Khi nói rằng hợp đồng đó vô hiệu tuyệt đối hay tương đối không có nghĩa là hợp đồng ấy bất hợp pháp nhiều hay ít mà chỉ có ý nghĩa xác định các quyền lợi của một nhóm người hay quyền lợi của một người và đều phải chịu một hậu quả pháp lí chung: hậu quả pháp lí đối với các bên giao kết hợp đồng và hậu quả pháp lí đối với bên thứ ba. Về hậu quả pháp lí đối với các bên giao kết. Điều 137- Bộ luật dân sự 2005 đưa ra quy định chung cho giao dịch dân sự vô hiệu: “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập”. Khoản 1, Điều 410- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “các quy định về giao dịch dân sự từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Như vậy, xác định hợp đồng vô hiệu luôn gắn với hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định. Chúng ta sẽ lần lượt phân tích từng hậu quả pháp lí đó. Thứ nhất, tất cả các nghĩa vụ mà hợp đồng đã tạo ra đều bị huỷ bỏ bất luận đó là nghĩa vụ của người có quyền hay người có nghĩa vụ, bất luận nghĩa vụ đó có tính cách chủ yếu hay phụ. Nhưng trên thực tế, hợp đồng có nhiều điều khoản, trong số những điều khoản ấy chỉ có một vài điều khoản vô hiệu còn những điều khoản khác hợp lệ thì hợp đồng có thể hoàn toàn bị vô hiệu hay không? Điều 135- Bộ luật dân sự 2005 đã giải quyết vấn đề này: “giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”. Như vậy, hợp đồng chỉ vô hiệu hoàn toàn khi toàn thể hợp đồng bị vô hiệu hoặc là điều khoản hay là phần hợp đồng bất hợp pháp được Toà án coi là tính cách tất yếu và quyết định đối với ý chí của các bên giao kết. Còn trong các trường hợp khác chỉ riêng điều khoản bất hợp pháp bị tiêu huỷ, còn các phần khác trong hợp đồng vẫn có hiệu lực. Thứ hai, sự vô hiệu có hiệu lực hồi tố: bất luận sự vô hiệu có tính cách tuyệt đối hay tương đối, hợp đồng bị coi như không hề được thiết lập và không có hiệu lực nào trong quá khứ cũng như trong tương lai. Đối với các trường hợp cụ thể việc giải quyết hợp đồng vô hiệu cũng khác nhau: Trường hợp nếu các bên đã xác lập hợp đồng mà chưa thực hiện hợp đồng thì không được thực hiện nữa; Trường hợp nếu các bên đã thực hiện một phần hợp đồng thì không được tiếp tục thực hiện nữa, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; Trường hợp nếu hợp đồng đã thực hiện xong thì các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu, nếu đối tượng của hợp đồng là hiện vật mà không trả được bằng hiện vật thì phải quy ra tiền mặt tương ứng với giá trị của hiện vật đó, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi,lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Ví dụ như người mua sẽ trả lại đồ vật còn người bán sẽ hoàn lại tiền. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu dựa trên cơ sở lí luận là hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng mà các bên có được từ hợp đồng vô hiệu bị coi là hưởng lợi không coa căn cứ pháp luật vì thế các bên phát sinh nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những tài sản đã có được do hưởng lợi không có căn cứ pháp luật. Vấn đề đặt ra là khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu cần chú ý đến vấn đề: nếu hợp đồng đó đã xác lập, thực hiện một phần sau mới phát hiện ra hợp đồng vô hiệu thì phải xem xét đầy đủ các yếu tố, nhất là tính hợp lí, công bằng, trong đó phải tính đến sự biến động của giá cả trên thị trường là rất quan trọng. Nhưng thực tế, việc vận dụng quy định trên còn rất bất cập nếu không có hướng dẫn cụ thể. Ví dụ: A bán cho B ngôi nhà với giá trị X tại thời điểm năm 2000, sau đó năm 2007 phát sinh tranh chấp, Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà giữa A và B vô hiệu. Căn cứ vào quy định điều 137- Bộ luật dân sự 2005 thì B phải trả lại nhà cho A, A phải trả lại khoản tiền cho B và tuỳ theo mức độ lỗi của A hay B sẽ phải bồi thường nếu gây thiệt hại. Quy định trên là không hợp lí nếu có sự biến động về giá cả đối với ngôi nhà tại thời điểm phát sinh tranh chấp. Ngôi nhà B phải trả cho A có giá trị lớn còn số tiền A phải hoàn trả cho B thì hầu như không còn mấy giá trị nếu để mua nhà. Vấn đề quan trọng nữa trong việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi gây ra trong hợp đồng vô hiệu. Vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các bên trong hợp đồng và của người thứ ba. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải dựa vào yếu tố lỗi của các chủ thể tham gia hợp đồng. Đối với tất cả các hợp đồng vô hiệu, pháp luật quy định bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên có lỗi, nếu cả hai bên cùng có lỗi thì mỗi bên tự chịu trách nhiệm phần thiệt hại của mình. Về hậu quả pháp lí đối với bên thứ ba. Sự vô hiệu của hợp đồng có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Chính vì vậy, điều 138- Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. So với quy định ở điều 147- Bộ luật dân sự 1995, điều 138- Bộ luật dân sự 2005 đã có sự sửa đổi, bổ sung là tách thành 2 khoản để phân biệt thành 2 trường hợp khác nhau. Đó là: Trường hợp tài sản chuyển giao là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu; Trường hợp tài sản chuyển giao là bất động sản hoặc động sản phải đăng kí quyền sở hữu. Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba đặt ra đối với người thứ ba ngay tình bởi họ là người không biết hoặc không thể biết được họ xác lập giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản. Nhưng việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình chỉ đặt ra đối với trường hợp chuyển giao động sản không phải đăng kí quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình không đặt ra đối với tài sản của giao dịch là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu “ trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sơ hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản cho bản án bị huỷ, sửa”. (khoản 2, điều 138- Bộ luật dân sự). Tài sản là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu đã được chuyển giao cho người thứ ba bằng một giao dịch khác thì giao dịch này vẫn có hiệu lực. Áp dụng quy định này phải có các điều kiện sau: Điều kiện thứ nhất, trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đã có một giao dịch trước được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch trước đó vô hiệu. Điều kiện thứ hai, người thứ ba xác lập giao dịch phải ngay tình có nghĩa là người thứ ba không biết hoặc không thể biết rằng mình tham gia giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó. Điều kiện thứ ba, tài sản liên quan đến giao dịch phải là tài sản được phép lưu thông bởi nếu là vật cấm lưu thông thì người thứ ba bị buộc phải biết mình xác lập giao dịch bất hợp pháp. Nhưng pháp luật dân sự lại quy định tại điều 257- Bộ luật dân sự về quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đôngg có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trong trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. So với quy định của bộ luật dân sự 1995 thì quy định của bộ luật dân sự 2005 đã có sự hợp lí hơn về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu nhưng lại không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại cho người thứ ba trong khi bộ luật dân sự 1995 lại quy định cho người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại khi “ tài sản giao dịch bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó” (điều 147- Bộ luật dân sự 1995). Như vậy, dù vô hiệu tuyệt đối hay tương đối, vô hiệu do vi phạm một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đều dẫn đến hậu quả pháp lí như nhau và đều đặt ra yêuc ầu bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng và việc bảo vệ bên thứ ba ngay tình. KẾT LUẬN Hợp đồng là một trong những chế định pháp lí quan trọng nhất của Luật dân sự và nếu như coi sự thống nhất ý chí của các bên là điều kiện cần để hình thành hợp đồng thì việc quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chính là điều kiện đủ để hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên giao kết, là căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu hay không. Mặc dù chế định hợp đồng ở Việt Nam còn mới mẻ so với các nước khác trên thế giới nhưng việc ra đời Bộ luật dân sự 1995 và được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự 2005 thì chế định hợp đồng đang dần được pháp điển hoá và ngày càng được hoàn thiện hơn. Trên đây em đã phân tích cụ thể các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và có sự so sánh giữa Bộ luật dân sự Việt Nam 1995, Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 nhằm làm rõ những quy định mới của Bộ luật dân sự 2005. Bên cạnh đó cũng có sự liên hệ với pháp luật dân sự của một số nước mà điển hình là Bộ luật dân sự Pháp để chỉ ra một số điểm hạn chế của Bộ luật dân sự Việt Nam trong việc quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Bộ luật dân sự Pháp Bộ luật dân sự Đức Bộ dân luật 1972. II. Giáo trình và sách tham khảo Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội 2003 Giáo trình luật dân sự Việt Nam (phần chung). Khoa Luật năm 2002 của Ths Bùi Thị Thanh Hằng (chủ biên). Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, 2 - Đại học Luật Hà Nội năm 2006 Nghĩa vụ dân sự trong Luật dân sự Việt Nam- Nguyễn Mạnh Bách năm 1998 Luật dân sự Việt Nam lược giải - Nguyễn Mạnh Bách. Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1997 Đại cương pháp luật về hợp đồng - Corinne Renault- Brahinsky. Nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2002 Nhập môn luật học – Jean- Marc Favret. Nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2002 Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại – René David. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 Luật so sánh – Michel Bogdan. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004. Nhà xuất bản tư pháp năm 2006 Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự 2005 - Nguyễn Ngọc Khánh III. Một số bài viết trên các tạp chí Phạm Công Lạc “Ý chí trong giao dịch dân sự”- Tạp chí Luật học số 5 năm 1998 Đinh Văn Thanh “Đặc trưng pháp lí của hợp đồng dân sự” - Tạp chí luật học số 2 năm 1999 Bùi Đăng Hiếu “ Sửa đổi quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” - Tạp chí luật học, đặc san tháng 11 năm 2003 Một số điểm mới về hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 số 3(215)/2006 - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ số 4(2006) – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Hợp đồng- thuật ngữ và khái niệm số 8(2006) tạp chí Nhà nước và Pháp luật MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (23).doc
Tài liệu liên quan