Khóa luận Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam

Ngày nay khoa học- công nghệ đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất chi phối trực tiếp đến tình hình sản xuất của các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc nắm bắt, làm chủ trình độ công nghệ hiện đại sẽ đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững ổn định cho quốc gia cũng như lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong nước là yếu tố quyết định sự sống còn của nền kinh tế và là yếu tố không thể thiếu được để chúng ta đi lên xây dựng CNXH mà trước mắt là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Con đường để chúng ta cách tân công nghệ ngắn nhất là CGCN từ nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên việc CGCN từ nước ngoài vào trong nước có mang lại hiệu quả mong muốn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào phía chúng ta. Để hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước thực sự phát huy được hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải làm tốt mọi vấn đề có liên quan đó là từ những vấn đề mang tầm vĩ mô nhà nước về định hướng, mục tiêu, chính sách phát triển khoa học- công nghệ của quốc gia cho đến những giải pháp, kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ trong phạm vi mỗi doanh nghiệp. Các mục tiêu chính sách giải pháp ở tầm vĩ mô về phát triển khoa học- công nghệ phải luôn luôn mang tầm chiến lược lâu dài dựa trên điều kiện thực tế của quốc gia, đóng vai trò chỉ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất theo mục tiêu chung đã định sẵn. Trong khi đó mọi hoạt động đổi mới và CGCN ở mỗi doanh nghiệp phải theo sát thực tế về tình hình sản xuất, thanh toán, và nhu cầu thị trường để tiến hành đổi mới công nghệ theo mục tiêu định hướng của Nhà nước. Có như vậy, hoạt động CGCN mới thực sự đem lại hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp và tăng tiềm lực khoa học- công nghệ cho đất nước, là cơ sở vững chắc để đất nước ta đi vào CNH- HĐH thành công.

doc130 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí tổn gia công chế tạo chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong giá cả ví dụ: Nồi hơi, cần cẩu, xe lăn đường, thiết bị đập quặng. Khi so sánh các máy móc cùng tính năng loại này nếu trị giá riêng theo trọng lượng của máy nào thấp hơn thì lựa chọn. Ví dụ: Máy công cụ A trị giá 30000 USD nặng5000 kg thì trị giá riêng theo trọng lượng máy A là: Máy công cụ B trị giá 40000 USD nặng 6000kg thì trị giá riêng theo trọng lượng máy B là: Trong trường hợp này chọn máy A.Tuy nhiên khi xác định giá máy theo trị giá trọng lượng phải chú ý đề phòng trường hợp người chế tạo cố tình làm tăng trọng lượng của máy một cách không cần thiết để giảm một cách giả tạo trị giá trọng lượng. ãTrị giá riêng theo công suất Trị giá riêng theo công suất thường được dùng vào việc tính giá của các máy năng lượng như động cơ diezel, động cơ điện tuốc bin, nồi hơi...Khi tính giá của máy móc theo phương pháp này người ta chú ý tới hệ số hãm giá. Hệ số hãm giá: Là tỷ số giữa trị giá riêng của 1 máy (hay của một bộ máy) có công suất lớn so với trị giá riêng của một máy (hay bộ máy) có công suất nhỏ hơn cùng thuộc về một loại. Nếu gọi: d là trị giá riêng theo công suất của máy có công suất nhỏ D là trị giá riêng theo công suất của máy có công suất lớn P1 là giá của máy có công suất lớn W1 là công suất của máy có công suất lớn P2 là giá của máy có công suất nhỏ W2 là công suất của máy có công nhỏ K là hệ số hãm giá. Trong đó Sở dĩ có hệ số hãm giá vì giá máy móc không biến đổi theo tỷ lệ thuận trực tiếp với công suất của nó. Do vậy hệ số hãm giá K luôn nhỏ hơn 1. Để áp dụng được phương pháp này điều quan trọng nhất là phải tính được hệ số hãm giá. Ví dụ: Giả sử giá chào hàng của động cơ 1000 mã lực là 5000 USD. Giá chào hàng của động cơ 2000 mã lực là 8000 USD. Khi đó trị giá riêng của máy 1000 mã lực theo đơn chào hàng là Trị giá riêng của động cơ 2000 mã lực theo đơn chào hàng là: Khi đó hệ số hãm giá K của động cơ 2000 mã lực so với động cơ 1000 mã lực là: Giả sử qua các tài liệu có thể tính được giá cạnh tranh tương đối chính xác của động cơ 1000 mã lực là 4000 USD. Khi đó trị giá riêng thực tế của động cơ 1000 mã lực là: Do vậy một mức giá hợp lý tính theo trị giá theo công suất của động cơ 2000 mã lực là: P1 = d1 . K .W1 = 4 USD/ mã lực x 0,8 x 2000 mã lực = 64.000 USD. ã Phương pháp tính giá bằng các hệ số tương quan. Nội dung phương pháp này là dùng hàm số tương quan giữa giá cả và thông số kỹ thuật của máy (công suất hay tốc độ vòng quay của động cơ ) để xác định cơ số x trong công thức sau: Trong đó P1: Giá máy (lớn hơn) P2: giá máy (nhỏ hơn) N1: năng suất của máy lớn hơn N2: năng suất của máy nhỏ hơn ã Xác định giá trượt Là giá được áp dụng cho những thiết bị máy móc có quá trình chế tạo lâu dài mà trong quá trình chế tạo lâu dài giá trên thị trường thay đổi Nếu gọi P: Là giá phải thanh toán P 0 giá vào thời điểm ký hợp đồng A: tỷ trọng của những chi phí cố định trong tổng giá B: Tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá C: Tỷ trọng của chi phí nhân công trong tổng giá m0: là giá của nguyên vật liệu dùng vào chế tạo máy móc vào thời điểm ký kết hợp đồng ml :là giá của nguyên vật liệu dùng vào chế tạo máy vào thời kỳ thanh toán Như vậy giá phải thanh toán đối với 1 dây chuyền máy móc có thời hạn chế tạo hoặc thời hạn di chuyển từ người bán sang người mua kéo dài là: Trong đó A + B + C = 1. Dựa vào công thức giá trượt, người nhận dây chuyền sản xuất sẽ xác định được giá thực tế theo sát tình hình biến động của thị trường về một dây chuyền sản xuất vào thời điểm thanh toán. 8.2.2. Xác định trị giá lisence (li - xăng) Phương pháp đầu tiên đánh giá trị giá lisence (li xăng) được sử dụng rộng rãi do giáo sư tiến sĩ Imre Koran phát triển. Phương pháp này dựa trên cơ sở nguyên lý chia sẻ lợi nhuận mà bên bán nhận được phần lợi nhuận của mình ở dạng phí li - xăng, thể hiện bằng phần trăm Q lợi nhuận hàng năm, hoặc trị giá gia tăng hàng năm, hoặc giá trị sản phẩm hàng năm, hoặc đặc trưng hàng năm khác của giá trị khối lượng. Giá trị phi li - xăng L, được tính theo công thức: L=z.i.Q Trong đó z: phần trăm, có thể là tỷ lệ trả kỳ vụ hoặc tỷ lệ phí li xăng i: thời gian tính theo phần trăm Q: giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận hoặc giá trị sản phẩm tính bằng tiền. Yếu tố z còn có thể được biểu diễn như một hàm lượng tượng trưng: z = f ( u,b,o,t) Trong đó: u: tính mới của công nghệ b: tính phức tạp của công nghệ o: năng suất hoặc hiệu quả công nghệ t: yếu tố về khối lượng hoặc khả năng áp dụng công nghệ Bảng 4. Điểm tính giá / giá trị các biến số độc lập của z điểm định giá u: tính mới b: tính phức tạp o: năng suất t: khả năng áp dụng 5 Mới trên thế giới tính năng và giải pháp phức tạp rất cao phạm vi nhỏ: không thay thế được 3 ít có, tiên tiến có tính năng phức tạp nhưng giải pháp đặc thù cao phạm vi trung bình: cần thiết 2 đã có nhưng đã cải tiến tính năng và giải pháp trung bình trung bình nhưng có cải tiến phạm vi trung bình: Hữu ích 1 đã có nhưng được cập nhật tính năng và giải pháp: đơn giản trung bình Phạm vi lớn:Phương án cải tiến Yếu tố "i" được biểu diễn như một hàm tương đương: i =f (v,h,e) Trong đó "v"- tốc độ phát triển/ thay đổi công nghệ "h"- thị phần dự tính của công nghệ mới trong thị trường sản phẩm; "e" - giá trị tác động - quy mô của công nghệ Phạm vi giá trị"z" và "i" có thể được định giá theo các bảng trên đây ( bảng này đã có sửa đổi các thông số ban đầu của Koran Bảng 5. Điểm định giá/ giá trị của các biến số độc lập "i" điểm định giá v: tốc độ phát triển h: thị phần dự tính e: giá trị tác động- quy mô 5 rất cao 3-4 năm công nghệ duy nhât quy mô nhỏ đột phá 3 cao 5-8 năm công nghệ chủ yếu quy mô trung bình: tiên tiến 2 trung bình 9-15 năm ngang với các công nghệ khác quy mô trung bình hiện đại 1 chậm chậm phát triển rộng quy mô lớn giải pháp mới Các giá trị của hai hàm "z" và "i" được tính với các trọng số như nhau và như vậy mỗi yếu tố "z" và yếu tố thời gian"t" được tính như các trung bình cộng loạt giá trị tính được bằng số của các biến độc lập Sau đây là một ví dụ về việc bán li xăng của công nghệ sản xuất gang của ấn Độ cho một nhà máy lớn ở Việt Nam. Công nghệ thuộc loại đã có và sử dụng rộng rãi. Các thông số độc lập có thể được đánh giá dễ dàng như sau: u: đã có nhưng được cập nhật (1) b: tính năng và giải pháp: đơn giản (1) o: năng suất trung bình nhưng có cải tiến (2) t: công nghệ cải tiến, áp dụng ở quy mô lớn (1) v: độ phát triển: trung bình (2) h: thị phần so với các công nghệ khác : ngang hàng công nghệ khác (2) e: quy mô trung bình dẫn đến hiện đại hoá (2) Như vậy có: z= (u + b + o + t)/4 = (1+ 1 +2+ 1)/4 = 1,25 i= (v + h + e) /3 = (2+ 2 + 2 )/3 = 2 (năm) Giá trị sản phẩm hàng năm được định giá với giá quốc tế hiện nay, giả sử là 1,20 triệu đô la thì phí li xăng là: 8.3. Đánh giá hiệu qủa tài chính của công nghệ 8.3.1 Tính giá trị ghép (Vn) mà một giải pháp công nghệ mang lại Vn = V0(1+r)n (trường hợp lãi suất không đổi qua các năm).(*) hoặc Vn=Vo (1+ri) (trong trường hợp lãi suất thay đổi qua các năm).(**) Vo: giá trị ban đầu (giá trị hiện tại) r: lãi suất tính theo năm Vn : giá trị ghép tại năm thứ n Từ (*) và (**) ta có hoặc Thông thường khi lựa chọn mỗi một giải pháp công nghệ trên cơ sở doanh thu (dự tính) sẽ thu được mà các giải pháp công nghệ tạo nên sau khi vận hành, chúng ta phải tính và so sánh giá trị hiện tại (V0) của các khoản doanh thu đó, Nếu giải pháp công nghệ nào mà V0 lớn hơn thì sẽ được lựa chọn. Ví dụ: có hai giải pháp công nghệ với doanh thu qua năm như sau doanh thu các năm giải pháp công nghệ 1 giải pháp công nghệ2 Doanh thu năm thứ 1 1000 2000 Doanh thu năm thứ 2 1000 2000 Doanh thu năm thứ 3 3000 1000 chọn giải pháp 2 8.3.2 Đánh giá hiệu quả của công nghệ qua chỉ tiêu hiện giá thuần, tỷ suất thu hồi vốn nội bộ. Phân tích chỉ tiêu hiệu giá thuần (Net Present Value- NPV) Hiện giá thuần là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các khoản thu với giá trị hiện tại của các khoản chi của một giải pháp công nghệ theo lãi suất chiết khấu đã lựa chọn. Trong đó: NPV: giá trị hiện tại thuần doanh nghiệp có được nhờ áp dụng công nghệ mới. R1: Doanh thu năm thứ i của doanh nghiệp sau khi đổi mới công nghệ. Ci: Chi phí năm thứ i dùng để vận hành công nghệ I V: giá trị vốn đầu tư ban đầu để đổi mới công nghệ S V: giá trị thanh lý công nghệ vào thời điểm đáo hạn r: lãi suất chiết khấu lựa chọn n: Số năm của đời công nghệ NPV: cho biết tiền lãi ròng doanh nghiệp thu được sau khi đã chiết khấu các khoản phải thu về thời điểm gốc theo 1 tỷ suất chiết khấu nhất định. Nếu NPV= 0 Doanh nghiệp hoà vốn khi áp dụng giải pháp công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. NPV < 0 việc áp dụng giải pháp công nghệ mới là không hiệu quả về mặt kinh tế. NPV> 0 việc áp dụng giải pháp công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và hấp dẫn về mặt kinh tế. Tuy nhiên việc dựa vào chỉ tiêu NPV để đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ còn phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp là đổi mới công nghệ hay chú trọng hiệu quả kinh tế. Chỉ tiêu NPV chỉ là chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối cho biết lợi nhuận tuyệt đối mà không cho biết hiệu quả của vốn đầu tư. Chỉ tiêu này sẽ không chính xác khi so sánh giải pháp công nghệ có quy mô vốn khác nhau hoặc thời hạn hoạt động khác nhau. Để có thể so sánh chính xác hơn giữa hai giải pháp công nghệ , người ta còn xét thêm yếu tố tỷ suất lợi nhuận của hai giải pháp công nghệ có vốn đầu tư khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận được tính bằng công thức : P' = NPV % Vốn đầu tư Thông thường sẽ chọn giải pháp có tỷ suât lợi nhuận lớn hơn. Trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận của các dự án bằng nhau, khi đó phải căn cứ vào nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vốn lớn khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp công nghệ cần nhiều vốn đầu tư song thu được hiện giá thuần lớn hơn. Nếu doanh nghiệp ít vốn, khi đó doanh nghiệp sẽ chọn giải pháp công nghệ cần ít vốn đầu tư hơn và có hiện giá thuần thấp hơn, tuy nhiên vẫn có tỷ suất lợi nhuận bằng tỷ suất lợi nhuận của dự án công nghệ cần nhiều vốn hơn. ã Phân tích tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (Internal Rate of Return : IRR) Chỉ tiêu thu hồi vốn nội bộ IRR là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá mức độ hấp dẫn của một giải pháp công nghệ, và có thể dùng vào việc so sánh các giải pháp công nghệ có quy mô vốn khác nhau. IRR chính là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu nội bộ để tính chuyển các khoản thu mà một giải pháp công nghệ đem lại và chi phí dùng để đổi mới, vận hành công nghệ về mặt bằng thời gian hiện tại thì doanh ghu sẽ cân bằng với tổng chi phí (NPV = 0). Theo công thức tínhNPV ở trên chúng ta thấy NPV là đại lượng thay đổi theo quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất chiết khấu r. lãi lỗ IRR o r NPV Do đó phải có một giá trị r mà khi dùng nó để tính toán, giá trị hiện tại thuần NPV của dự án sẽ triệt tiêu. Giá trị r này chính là tỷ số thu hồi vốn nội bộ IRR. Như vậy IRR là tỷ suất chiết khấu thoả mãn đẳng thức: Trong đó: Ri : doanh thu năm thứ i mà công nghệ đem lại. Ci: chi phí năm thứ i dùng để vận hành công nghệ. n: số năm của đời công nghệ. IRR: tỷ số thu hồi vốn nội bộ dùng để tính chuyển dòng lưu chuyển doanh thu và chi phí. Đối với một dự án đổi mới công nghệ khả thi IRR tìm được phải không nhỏ hơn tỷ suất hoàn vốn tối thiểu của nhà đầu tư và không thể nhỏ hơn lãi suất vay vốn thực tế từ ngân hàng để đổi mới công nghệ. Phương pháp tính IRR. Không có công thức trực tiếp để tính IRR. Trên thực tế có thể áp dụng 3 phương pháp sau đây: - Phương pháp thử. Phương pháp thử dùng bảng tính sẵn giá trị thời gian của tiền theo các tỷ lệ chiết khấu r khác nhau đê thoả mãn công thức IRR. Trị số nào thoả mãn công thức thì đó là IRR cần tìm. - Phương pháp đồ thị. Lập hệ trục toạ độ, trục hoành là giá trị của các tỷ lệ chiết khấu r, trục tung là giá trị hiện tại thuần. Quan hệ giữa NPV và r là quan hệ tỷ lệ nghịch được biểu diễn thành một đường cong. Đường cong này sẽ cắt trục hoành tại một điểm. Hoành độ điểm đó chính là IRR cần tìm. - Phương pháp nội suy. Từ giá trị r1 và r2 cho ra NPV1 > 0 và NPV2 < 0 ta có thể tính được IRR nằm giữa r1và r2. Trong đó: r1: lãi suất chiết khấu nhỏ hơn. r2: lãi suất chiết khẩu lớn hơn. NPV1: Giá trị hiện tại thuần dương ứng với r1. NPV2: Giá trị hiện tại thuần âm ứng với r2. Nếu lựa chọn r1, r2 sao cho giá trị của chúng chênh lệch nhau không nhiều (r2-r1≤5%) thì kết quả tính IRR sẽ có độ chính xác cao chấp nhận được 8.3.3. Phân tích thời gian hoà vốn và thời điểm hoà vốn Thời gian hoàn vốn (T) Là khoảng thời gian cần thiết để các khoản thu nhập từ lợi nhuận sau thuế (do việc áp dụng công nghệ mang lại) và khấu hao đủ bù đắp chi phí ban đầu bỏ ra để CGCN. T: thời gan thu hồi vốn TV: tổng vốn đầu tư cho chuyển giao công nghệ LN: lợi nhuận ròng bình quân năm KH: mức khấu hao TSCĐ Lợi nhuận ròng = lợi nhuận trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp Thời gian thu hồi vốn cho biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi khoản vốn đầu tư dùng để CGCN. Thời gian thu hồi vốn (T) càng thấp càng tốt. Điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là tại đó tổng doanh thu = tổng chi phí P Qoc Q lỗ lãi E Po TR TC VC FC Phân tích điểm hoà vốn để xác định lợi nhuận thu được trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí để biết được với sản lượng bao nhiêu thì doanh nghiệp có lãi TR :tổng doanh thu VC: chi phí biến đổi FC: chi phí cố định P0: giá bán hoà vốn Q0: sản lượng hoà vốn E: điểm hoàn vốn P: giá dự kiến Q: sản lượng dự kiến Xây dựng công thức: VC = v. Q (v chi phí biển đổi trên đơn vị sản phẩm) TC = VC + FC TR= P. Q Xác định sản lượng hoà vốn Q0 Tại thời điểm E khi đó TR = TC VC + FC = PQ VQ0 + FC = PQ0 Doanh thu tại điểm hoàn vốn Xác định giá hoàn vốn P0 . Tại thời điểm hoàn vốn P0. Q0- Q0v = FC Xác định lợi nhuận tại điểm hoàn vốn (P- v) là lãi suất gộp trên đơn vị sản phẩm - Nếu Q0 ; TR0 < 50% Q thiết kế, TR thiết kế có thể chấp nhận giải pháp công nghệ về mặt hoà vốn vì lượng sản suất ra đã bù đắp được chi phí thiết kế. - Nếu Q0 ; TR0 > 50% Q thiết kế TR thiết kế sẽ không chấp nhận được về mặt hòa vốn . Vì vậy phải tìm cách giảm Q0 - Hiệu số (Q thiết kế - Qo ) càng nhỏ càng tốt 8.4. Phân tích về điều kiện thanh toán Khi CGCN, chúng ta có thể thanh toán theo phương thức trả gọn, hoặc trả góp. Trên quan điểm của người mua, chúng ta phải tính toán xem trong hai phương thức trả tiền thì phương thức nào có lợi cho mình thì phương thức đó sẽ được chọn (phương thức trả ít tiền nhất). Cơ sở để so sánh đó là dựa vào lãi suất ngân hàng và thời hạn thanh toán tổng số tiền thanh toán thực tế trong ( n ) năm. 8.4.1. Trả góp Là việc chúng ta tiến hành trả tiền thành nhiều đợt khác nhau trong thời hạn thanh toán (n) năm. Số tiền trả mỗi lần có thể bằng nhau, hoặc khác nhau. Số tiền trả góp mỗi đợt là khác nhau Số tiền thực tế phải trả tính đến đầu năm thứ (n) là: Trong đó: FVn: tổng giá trị tương lai các khoản tiền trả góp khác nhau phát sinh ở đầu các năm. A0: số tiền phải trả vào đầu năm thứ 1 A1 : số tiền phải trả vào đầu năm thứ 2 An :số tiền phải trả vào đầu năm thứ n r :lãi suất năm n : thời hạn thanh toán Số tiền trả góp mỗi đợt là như nhau. Như vậy số tiền thực tế phải trả tính đến cuối kỳ thanh toán là: Trong đó: FVn: tổng giá trị hiện tại của các khoản trả góp bằng nhau phát sinh ở cuối các năm A: là số tiền phải trả đều đặn vào mỗi đợt trong kỳ trả góp (n) năm r: lãi suất năm n: thời hạn thanh toán 8.4.2. Trả gọn Trả gọn là việc người mua tiến hành trả toàn bộ số tiền vào thời điểm thanh toán. Để so sánh hiệu quả của hai phương pháp trả gọn và trả góp người thanh toán ta phải: - Tính được giá trị tương lai ( giá trị ghép) trong n năm ( số thời hạn áp dụng cho phương pháp trả góp) của số tiền đã trả gọn một lần Khi đó FVn = PV (1+r)n Trong đó: FVn : Giá trị tương lai của số tiền đã trả gọn một lần PV: số tiền trả gọn một đợt r: lãi suất năm n: áp dụng cho phương pháp trả góp Trên cơ sở đã tính toán được giấ trị tương lai của các khoản tiền trả góp nhiều đợt và trả gọn một đợt chúng ta sẽ lần lượt so sánh giữa các giá trị tương lai đó để lựa chọn một phương án thanh toán có số tiền phải trả thấp nhất. kết luận Ngày nay khoa học- công nghệ đang thực sự trở thành lực lượng sản xuất chi phối trực tiếp đến tình hình sản xuất của các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc nắm bắt, làm chủ trình độ công nghệ hiện đại sẽ đem lại sự phát triển lâu dài, bền vững ổn định cho quốc gia cũng như lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong nước là yếu tố quyết định sự sống còn của nền kinh tế và là yếu tố không thể thiếu được để chúng ta đi lên xây dựng CNXH mà trước mắt là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Con đường để chúng ta cách tân công nghệ ngắn nhất là CGCN từ nước ngoài vào trong nước. Tuy nhiên việc CGCN từ nước ngoài vào trong nước có mang lại hiệu quả mong muốn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào phía chúng ta. Để hoạt động CGCN nước ngoài vào trong nước thực sự phát huy được hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải làm tốt mọi vấn đề có liên quan đó là từ những vấn đề mang tầm vĩ mô nhà nước về định hướng, mục tiêu, chính sách phát triển khoa học- công nghệ của quốc gia cho đến những giải pháp, kế hoạch cụ thể về đổi mới công nghệ trong phạm vi mỗi doanh nghiệp. Các mục tiêu chính sách giải pháp ở tầm vĩ mô về phát triển khoa học- công nghệ phải luôn luôn mang tầm chiến lược lâu dài dựa trên điều kiện thực tế của quốc gia, đóng vai trò chỉ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất theo mục tiêu chung đã định sẵn. Trong khi đó mọi hoạt động đổi mới và CGCN ở mỗi doanh nghiệp phải theo sát thực tế về tình hình sản xuất, thanh toán, và nhu cầu thị trường để tiến hành đổi mới công nghệ theo mục tiêu định hướng của Nhà nước. Có như vậy, hoạt động CGCN mới thực sự đem lại hiệu quả cho bản thân doanh nghiệp và tăng tiềm lực khoa học- công nghệ cho đất nước, là cơ sở vững chắc để đất nước ta đi vào CNH- HĐH thành công. Với những lý luận chung về lựa chọn công nghệ thích hợp cho nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp cụ thể cùng với các giải pháp mang tầm vĩ mô và các giải pháp ở góc độ vi mô để nâng cao hiệu quả công tác CGCN nước ngoài vào Việt Nam, người viết hy vọng rằng khoá luận này sẽ có những đóng góp, nhất định về lý luận và thực tế cho công tác đổi mới và CGCN ở các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế. Danh mục tài liệu tham khảo [1] Bộ luật dân sự nước CHXHCNVN, ban hành ngày 9/1/1995 [2] Báo lao động số 9/1996 [3] Chương trình kỹ thuật về công nghệ vật liệu thành công sau ba năm hoạt động - Tạp chí Nhịp sống Công nghiệp số 21/2002 [4] Giáo sư - PTS Tô Xuân Dân, PTS Vũ Xuân Lộc - Quan hệ kinh tế quốc tế- Nhà xuất bản Hà Nội,1997 [5] Trần Hữu Dũng - Thử đánh giá khả năng bắt kịp các nước láng giềng của Việt Nam - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 286- tháng9/ 2000 [6] Bùi Hồng Đới - Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng công thương Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11 /2001 [7] Nguyễn Hoàng Giáp - Khai thác môi trường kinh tế quốc tế cho CNH - HĐH - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 267- tháng 9/ 2000 [8] Nguyễn Văn Hảo, Chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản vào các nước ASEAN, luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế - Trường Đại học Ngoại thương. [9] Linh Hoa - Ngành xi măng Việt Nam, Công nghệ lạc hậu năng lực yếu - Báo Khoa học và Phát triển số 44 ngày 31/10-6/11/2002 [10] Nguyễn Mạnh Hùng - Giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 11/2002 [11] Nguyễn Mạnh Hùng - Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số tháng 11/2002 [12] Phan Lê - Công ty thuê tài chính mô hình phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11/2001 [13] Lê Huy Khôi - Hướng đi nào cho ngành thép Việt Nam - Tạp chí Con số và Sự kiện số 8/2002 [14] Vũ Chí Lộc- Giáo trình chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Ngoại thương, 1998 [15] Vũ Chí Lộc - Giáo trình đầu tư nước ngoài - Trường Đại học Ngoại thương - NxbGD 1997 [16]Võ Đại Lược CNH-HĐH Việt Nam đến năm 2000, NXB Khoa học xã hội , 1996 [32] Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính, Lê Dũng - Quy hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam (một số vấn đề lý luận và thực tiễn) - NXB chính trị quốc gia, 1999 [17] Kỳ Minh - Bảo Châu - Triển vọng của ngành công nghệ thông tin ở nước ta - Tạp chí Con số và Sự kiện số quý I/2002 [18] Nghị định 45/1998/ NĐ-CP ban hành ngày 01/7/1998 của Chính phủ Quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ . [19] Tiến sỹ Lưu Văn Nghiêm - Định hướng thị trường trong phát triển công nghệ đường sắt trước tiến độ hội nhập - Tạp chí kinh tế và Dự báo số 6/ 2002 [20] Dương Ngọc - Cách mạng tạo sức bật cho nền kinh tế Việt Nam trở thành một quốc gia Công nghiệp vào 2020 - Thời báo kinh tế Việt Nam , số Quốc Khánh 02/9/2002 [21] Giáo sư Nguyễn Đình Phan - CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn , tạp chí KCM ngày 3/1998 [22] Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghệ ngày 28/01/ 1989 [23] Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2001- 2005 - Bao cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đảng IX. [24] Quyết định 2109/1997 QĐBKHHCN & MT . Quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng.. Quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường [25] Danh Sơn, Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước vở Việt Nam - Thực trạng vấn đề và giải pháp - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 264 tháng 5/2000 [26] Tạp chí công nghiệp số 20/ 1999 [27] Tạp chí công nghiệp quý I/2002 [28] Tạp chí công nghiệp số 20/2002 [29] Tạp chí Kinh tế Việt Nam và thế giới, số 71 xuất bản tháng 6/1999 [30] Đoàn Châu Thanh- Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong công cuộc CNH- HĐH nền kinh tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Ngoại thương [31] Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 22/3/1995 [32] Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Thịnh - Lê Dũng - Quy hoạch phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam. (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn) - NXB chính trị quốc gia, 1999 [33] Trần Văn Thọ, CNH Việt Nam trong thời đại châu á- Thái Bình Dương, NXB TP. HCM, 1997 [34] Tiến sỹ Bùi Anh Tuấn Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam . NXB Thống kê Hà Nội, 2000 [35] Vũ Hữu Tửu - Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương - Trường Đại học Ngoại thương - NXB giáo dục ,1998 [36] Quốc Trường và Minh Phương -Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam 10 năm đổi mới và phát triển - Kinh tế và Dự báo tháng 6/ 2002 [37] Thanh Xuân - Thương mại điện tử còn " xa lạ" với Doanh nghiệp Việt Nam - Báo Khoa học và Phát triển số 50 ngày 12/12/2002 [38] Văn kiện Đại hội Đảng khoá VIII, IX Phụ lục Hợp đồng mẫu về chuyển giao công nghệ của escap Hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa (Tên đầy đủ của công ty cung cấp, gọi tắt là "Bên giao" và (Tên đầy đủ của công ty tiếp nhận, gọi tắt là "Bên nhận") mở đầu (preamble) Hợp đồng này dựa trên sự thoả thuận sau đây của các bên a. Bên giao có một bí quyết có giá trị và được chứng thực khả năng thương mại trong thiết kế và sản xuất. (sản phẩm). b. Bên giao đã thực hiện thành công việc sản xuất và bán (sản phẩm) qua. "một số" năm. c. Bên giao có quyền và khả năng chuyển giao bí quyết này cho bên nhận. d. Bên nhận có mong muốn và khả năng để nhận bí quyết này từ Bên giao và mong muốn sản xuất. (sản phẩm). e. Các bên ký kết cùng nhau chờ đợi sự thành công của việc sử dụng bí quyết, sự thành công trong sản xuất và bán. f. (các khả năng và dự tính khác) 1. Các định nghĩa (definitions) a. "Sản phẩm" là các sản phẩm đã được liệt kê và ghi rõ trong phụ lục . b. "Công nghệ" là bí quyết sản xuất, các kỹ năng, kỹ thuật và quá trình cần thiết để sản xuất sản phẩm phù hợp với các đặc điểm ghi trong phụ lục. c. "Thông tin kỹ thuật" là toàn bộ các thông tin đầy đủ cần thiết để ứng dụng và sử dụng công nghệ, để thiết kế, thử nghiệm, triển khai sản xuất chế biến, sử dụng, vận hành, đại tu, bảo trì, thay đổi hoặc chế tạo lại sản phẩm. Thông tin như vậy bao gồm nhưng không chỉ giới hạn bởi chỉ dẫn, tính toán d. "Tài liệu" có nghĩa là các tài liệu khác được ghi trong điều 4.1 sau đây: e. "Giúp đỡ kỹ thuật" nghĩa là sự giúp đỡ cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc/ và để loại bỏ khó khăn hay các thiếu sót trong việc áp dụng công nghiệp. f. "Kỹ thuật viên" nghĩa là bất cứ người quản lý, người đào tạo, người làm công hay là cố vấn do Bên giao gửi tới Bên nhận với mục đích thực hiện giúp đỡ kỹ thuật. g. "Lãnh thổ" nghĩa là nước bên nhận và các lãnh thổ khác thích hợp. h. "Giá bán tịnh" là tổng giá ghi trong đơn hàng của sản phẩm được bên nhận bán hoặc sử dụng không trừ đi các phí nào ngoài các chi phí dưới đây và chỉ ở mức độ các chi phí này đã thực sự tồn tại và được ghi trong tổng giá đơn hàng. - Chiết khấu (Discounts) - Lãi và các phụ phí (Returns and Allowances) - Hoa hồng tiêu thụ (Sales Commissions) - Thuế kinh doanh (Sales Taxes) - Chi phí bao gói, chuyên trở và bảo hiểm cho việc tiêu thụ. - Chi phí đầy đủ các cấu kiện không thuộc vào nguồn cung cấp. i. "Chính phủ" nghĩa là chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương, các nhà chức trách địa phương và các cơ quan của họ. j. "Bất khả kháng" nghĩa là những sự kiện vượt quá tầm kiểm soát của một trong các bên và ngăn cản hay làm chậm trễ việc thực hiện này bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn bởi chiến tranh, các cuộc nổi loạn, các cuộc nổi dậy, các hành động phá hoại, các cuộc đình công, sự đóng cửa gây áp lực hay các hình thức lãn công, việc đưa ra đạo luật hay các điều chỉnh mới của chính phủ, cháy, nổ, hay các tai nạn tự nhiên không thể tránh được, lũ lụt, động đất hay các hiện tượng tự nhiên không bình thường. 2. Phạm vi công nghệ (Scope of Technology) Bên giao đồng ý chuyển công nghệ mà Bên giao đã dùng cho Bên nhận vào ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực cho việc sản xuất sản phẩm đã được chỉ rõ ở phụ lục. Công nghệ phải phù hợp về mọi mặt đối với các chi tiết về sản lượng, hiệu quả và lượng thải chất ô nhiễm được ghi trong phụ lục . 3. Lãnh thổ và đặc quyền (Territory and Exclusivity) 3.1. Sử dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm (Use of Technolgy and Manufacture of productions) a. Bên nhận có độc quyền sử dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ, hoặc, b. Bên nhận có quyền sử dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ. 3.2. Bán sản phẩm (Sale of productions) a. Bên nhận có độc quyền bán sản phẩm ở phạm vi lãnh thổ và trên thế giới, hoặc, b. Bên nhận có độc quyền bán sản phẩm ở phạm vi lãnh thổ, hoặc, c. Bên nhận có quyền bán các sản phẩm ở trong phạm vi lãnh thổ và trên thế giới. Bên giao có quyền bán trực tiếp các sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ hoặc thông qua các bên thứ ba. 3.3. Chuyển giao công nghệ từ bên nhận tới các bên thứ ba (Transfer of the Technology by the Receiver to Third Parties) a. Theo điều khoản của điều 12 về (giữ bí mật), bên nhận có quyền chuyển giao công nghệ cho các bên thứ ba trong phạm vi lãnh thổ, hoặc, b. (Không có điều khoản chuyển giao của bên nhận) 4. Chuyển giao công nghệ (Transfer of Technology) Bên giao đồng ý cung cấp mọi tài liệu, đào tạo hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để sản xuất các sản phẩm phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đã đưa ra ở phần phụ lục A và phù hợp với thời hạn đặt ra trong mục 4.4. dưới đây. 4.1. Tài liệu (Documentation) 4.1.1. Phạm vi của tài liệu. Tài liệu để sản xuất các sản phẩm bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong: a. Các bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật và thiết kế cho sản xuất và lắp ráp. b. Các chỉ tiêu kỹ thuật. c. Danh mục nguyên liệu d. Bảng tính toán tổng hợp e. Quy trình và số liệu cho kiểm tra, thử nghiệm và quy trình kiểm tra chất lượng. f. Các quy trình sản xuất và lắp ráp g. Sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng h. Phần mềm máy tính i. Công thức và biểu đồ j. Những tài liệu thích hợp khác. 4.1.2. Hình thức tài liệu. Tài liệu phải đầy đủ, chính xác và in rõ ràng. Ngôn ngữ của tài liệu, bao gồm các bản vẽ, bản mô tả, các thiết kế được viết hoàn toàn bằng "Ngôn ngữ". Các số đo ghi hoàn toàn theo hệ mét. 4.1.3. Những sai sót của tài liệu. Bất cứ sai sót nào trong tài liệu phải sửa chữa không chậm trễ bằng cách thay đổi, mở rộng, hoàn chỉnh hay bất cứ phương tiện thích hợp nào khác. 4.1.4. Sai sót trong phần mềm của máy vi tính. Phần mềm của máy vi tính bị hỏng bởi bất cứ lý do nào trong thời hạn của hợp đồng được Bên giao thay thế ngay lập tức, Bên nhận không phải chịu phí tổn. 4.1.5. Những thay đổi trong tài liệu. Tất cả mọi sự nâng cao, thay đổi, bổ sung, sửa lại hay là những thay đổi khác trong quá trình thực hiện hợp đồng đối với bất cứ tài liệu nào thuộc hợp đồng này sẽ được cung cấp ngay cho Bên nhận. 4.1.6. Quyền sở hữu tài liệu: Kể từ lúc cung cấp, tất cả các tài liệu được cung cấp cho Bên nhận có liên quan đến hợp đồng này trở thành sở hữu của Bên nhận. 4.2. Đào tạo (Training): 4.2.1. Phạm vi của đào tạo. Bên giao đồng ý đào tạo nhân sự cho Bên nhận với mọi kỹ thuật cần thiết để sản xuất sản phẩm phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật ở phần phụ lục A. 4.2.2. Chương trình đào tạo. Trong vòng. ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, các bên ký kết sẽ thoả thuận: a. Chương trình đào tạo, b. Thủ tục kiểm tra thích hợp để xác định thành công của chương trình đào tạo, bao gồm (nhưng không giới hạn bởi) bản thân việc kiểm tra, tiêu chuẩn xác định người đào tạo đã thực hiện tốt chương trình, tỷ lệ người được đào tạo phải đáp ứng các tiêu chuẩn này trước khi việc đào tạo được coi là kết thúc. c. Ngày bắt đầu và kết thúc đào tạo. d. Nơi đào tạo c. Số người được đào tạo. f. Tên và trình độ chuyên môn của những người được đào tạo. g. Thủ tục để thay thế người dạy khi thấy không thích hợp trong quá trình đào tạo. 4.2.3. Sự thay thế người dạy. Không có người dạy nào đã được nhất trí chọn lại có thể bị thay thế bằng người dạy khác mà không có văn bản đồng ý của Bên nhận. 4.2.4. Ngôn ngữ của đào tạo. Ngôn ngữ của đào tạo sẽ hoàn toàn là "… Ngôn ngữ". Bên giao cam kết cung cấp sách đào tạo và các tài liệu giúp đỡ đào tạo cần thiết khác bằng "Ngôn ngữ". 4.2.5. Chi phí đào tạo: Chi phí đào tạo do Bên nhận chịu chi phí được tính theo giờ gặp gỡ giữa người dạy và các học viên. Thời gian của người dạy cấp cao được tính theo ... "Số tiền"... "loại tiền" một giờ. Chi phí cho đào tạo được gởi bằng hoá đơn hàng tháng, tiền được trả trong vòng "số ngày" kể từ khi nhận hoá đơn. 4.2.6. Các chi phí đi lại, chi phí cho ăn ở và các phí tổn khác cho học viên do Bên nhận chịu, kể cả gửi học viên (hay giáo viên) vào một nước khác bên "nước Bên giao". 4.2.7. Kết thúc đào tạo. Vào cuối kỳ đào tạo, Bên giao và Bên nhận hay các đại diện của họ sẽ tổ chức kiểm tra. Nếu một tỷ lệ thoả thuận các học viên đáp ứng được các tiêu chuẩn thì Bên giao và bên nhận cung cấp chứng nhận đã hoàn thành đào tạo với chữ ký của hai bên. Mẫu chứng nhận được ghi ở phần phụ lục B. 4.2.8. Không thành công trong việc kết thúc đào tạo. Nếu vào cuối cùng đào tạo một tỷ lệ học viên được thoả thuận đạt không đủ tiêu chuẩn thì bên nhận có quyền yêu cầu tổ chức đào tạo thêm trong khoảng thời gian hợp lý. Mỗi bên chịu phí tổn của mình cho việc đào tạo thêm, trừ khi có sự thoả thuận khác. 4.3. Giúp đỡ kỹ thuật (Technical Assistance) 4.3.1. Giúp đỡ kỹ thuật trước khi bắt đầu sản xuất. Trong giai đoạn trước khi bắt đầu sản xuất bên giao sẽ giúp bên nhận như sau. 4.3.2. Giúp đỡ kỹ thuật trong khi bắt đầu. Trong khi bắt đầu sản xuất cho đến khi giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức được cấp (như đề ra ở mục 4.5) dưới đây, bên giao đồng ý cung cấp các kỹ thuật viên có trình độ thích ứng cho nhà máy của bên nhận để tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ bên nhận những điều cần thiết để đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng với chỉ tiêu kỹ thuật đề ra ở phần phụ lục . 4.3.3. Giúp đỡ kỹ thuật trong khi sản xuất chính thức. Theo yêu cầu của bên nhận, bên giao đồng ý cung cấp ngay lập tức, giúp đỡ kỹ thuật và bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng điện thoại, bằng thư từ, bằng cách gửi các kỹ thuật viên thích hợp tới nơi sản xuất hay bằng bất cứ phương tiện nào khác thích hợp với tình hình diễn ra lúc đó. 4.3.4. Nhân sự thực hiện giúp đỡ kỹ thuật. Tất cả các kỹ thuật viên mà bên giao cung cấp cho bên nhận để giúp đỡ kỹ thuật phải có trình độ phù hợp, có kinh nghiệm thích hợp và sức khoẻ tốt. Nếu bên nhận yêu cầu, bên giao phải gửi một bản lý lịch đầy đủ của mỗi kỹ thuật viên cho bên nhận trước khi lựa chọn các kỹ thuật viên để giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận. Bên nhận có thể có quyền với điều kiện có lý do chính đáng, yêu cầu bên giao rút lại tên của kỹ thuật viên có vấn đề và đưa ra một người thay thế. 4.3.5. Hành vi của các kỹ thuật viên. Trong khi ở "nước bên nhận" các kỹ thuật viên phải có hành vi theo đúng luật pháp địa phương, các điều lệ và các qui định hiện hành. 4.3.6. Thay đổi kỹ thuật viên. Nếu kỹ thuật viên nào tỏ ra không phù hợp vì lý do trình độ không thích hợp thiếu khả năng, sức khoẻ kém, có hành vi tồi hay vì bất cứ lý do nghiêm trọng nào đến mức vi phạm pháp luật sở tại thì theo một thông báo của bên nhận gửi cho bên giao, kỹ thuật viên sẽ được rút đi và thay thế bằng người khác không có sự chậm trễ. Mọi chi phí cho sự thay đổi và rút người đó bên giao chịu. 4.3.7. Trách nhiệm của bên nhận. Bên nhận cam kết cấp thị thực nhập và xuất cảnh vào. (nước bên nhận), giấy phép làm việc cần thiết, giấy phép cư trú cho mỗi kỹ thuật viên. Bên giao chịu phí tổn làm thị thực và giấy phép đó. Bên nhận tạo điều kiện cấp cho các kỹ thuật viên về chỗ ăn ở, và các điều kiện thuận lợi khác ghi ở phần phụ lục D, Bên giao hay kỹ thuật viên chịu phí tổn về ăn ở và dịch vụ đó. 4.3.8. Chi phí cho giúp đỡ kỹ thuật. Chi phí cho giúp đỡ kỹ thuật được tính theo điều kiện cạnh tranh nhất hiện hành. 4.3.9. Không thành công trong việc cung cấp giúp đỡ kỹ thuật, Bên nhận có quyền nhận đền bù của Bên giao về bất cứ chi phí, phụ phí hay mất mát nào xẩy ra cho bên nhận do việc Bên giao không cung cấp giúp đỡ kỹ thuật đúng thơì gian hoặc đúng cách. 4.4. Tiến độ (Time schedule) 4.4.1. Các sự kiện theo tiến độ. Các bên ký hợp đồng về thời hạn để chuyển giao công nghiệp trong hợp đồng này như sau: a. Sau… ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, Bên giao gởi những tài liệu sau: "Tài liệu" A trong vòng ... ngày "Tài liệu" B trong vòng ... ngày và v.v... b. Việc đào tạo được bắt đầu và kết thúc vào ngày đã thoả thuận ở mục 4.2.. c. Giấy phép sẵn sàng cho sản xuất thương mại được cấp... ngày sau khi chứng nhận việc hoàn thành đào tạo được cấp. 4.4.2. Sự chậm trễ. Nếu bên giao không gửi bất cứ tài liệu nào vào đúng hay trước ngày thoả thuận hoặc nếu vì những lý do có thể khắc phục được, Bên giao không hoàn thành đào tạo đúng thời hạn thoả thuận thì Bên nhận có quyền yêu cầu bồi thường các thiệt hại. (loại tiền)...(số tiền) cho mỗi ngày chậm trễ cho đến mức tối đa là (loại tiền)...(số tiền). Nếu chậm trễ quá.... (số ngày) vì bất cứ lý do gì thì bên nhận có quyền huỷ hợp đồng. 4.5. Giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất thương mại. (Certificate of Readiness of commercial Production) 4.5.1. Cấp giấy chứng nhận: Sự sẵn sàng sản xuất chính thức được quyết định bởi sự hoàn thành tốt việc sản xuất thử ... (số giờ) cách dùng công nghệ nhận được theo hợp đồng này. Việc kiểm tra hợp đồng này được tiến hành trước hoặc đúng ngày mà hai bên thoả thuận ở mục 4.4. Dựa vào việc hoàn thành tốt giai đoạn chạy thử mà bên nhận và bên giao sẽ đưa ra một giấy phép sẵn sàng sản xuất chính thức do hai bên cùng ký. Mẫu của giấy chứng nhận được ghi ở phần phụ lục C. 4.5.2. Thất bại trong việc thử và chậm trễ trong việc thử lại. Nếu việc sản xuất thử thất bại, các bên ký kết thoả thuận sẽ cố gắng hết sức và không chậm trễ để sửa chữa bất kỳ sai sót nào trong việc ứng dụng công nghệ. Nếu việc sản xuất thử, việc cấp giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức hay việc lặp lại quá trình sản xuất thử đã thất bại bị quá chậm trễ do trách nhiệm của một bên, thì bên kia có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong tổng số... (loại tiền)… (số tiền), tới mức tối đa là ... (loại tiền) (số tiền) ngày bên không gây chậm có quyền kết thúc hợp đồng. 5. Giá cả (price) 5.1. Giá phải trả (Price payable) a. Giá phải trả cho công nghệ được định rõ ở điều 2 bao gồm 1 khoản trả đầu tiên là ... (số tiền)…... (loại tiền) và tiền trả kỳ vụ là ... (số) phần trăm của giá bán tịnh. b. Giá phải trả cho công nghệ được định rõ ở mức 2 bao gồm ... (số) các khoản trả gọn bằng nhau của ... "loại tiền"… "số tiền" mỗi lần. 5.2. Giá có lợi nhất (Most favourable price) Bên giao cam kết rằng giá thoả thuận sẽ không cao hơn giá tính cho bên thứ 3, có tính đến những thay đổi chung về giá trong các trường hợp có thể so sánh được giá sẽ được chaò cho bên thứ ba trong quá trình hợp đồng này có hiệu lực. Nếu bên giao có giá chào thấp hơn, ngay lập tức bên giao sẽ giảm tương ứng giá phải trả cho hợp đồng này và trả lại bất kỳ số tiền rôi ra nào cho bên nhận. 6. Điều kiện thanh toán (Term of Payment) 6.1. Thanh toán (Payment). a. Ngày tính toán để trả tiền kỳ vụ là các ngày cuối cùng của tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 hàng năm, việc tính toán tiền bao gồm 3 tháng trước đó. Thông báo về tình trạng kỳ vụ được gởi tới bên giao trong vòng ... "số" ngày kể từ ngày tính toán. Thông báo trả tiền kỳ vụ bao gồm cả giá bán tịnh, tổng cộng giá đặt hàng của mỗi đơn đặt hàng và số loại sản phẩm bên nhận đã bán theo hợp đồng này. Kỳ hạn trả tiền kỳ vụ là "số" ngày kể từ ngày tính toán. Bên nhận phải lưu giữ đầy đủ và cẩn thận các bản thanh toán, tài liệu, các ghi chép và mọi hồ sơ cần thiết khác cho việc tính toán và thẩm tra đầy đủ việc trả tiền kỳ vụ. Cùng với việc thông báo, bên nhận cho phép bên giao, đại diện bên giao hoặc một công ty kế toán độc lập do bên giao chỉ định kiểm tra các hồ sơ. Công việc kiểm tra phải thực hiện trong thời gian làm việc bình thường và cho mục đích duy nhất là kiểm tra thông báo trả tiền kỳ vụ. b. Một khoản tiền trả gọn sẽ được chuyển giao cho bên giao... (số) ngày sau mỗi thời điểm dưới đây: a. Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực b. Nhận đầy đủ danh mục tài liệu trong mục 4 c. Việc bắt đầu thực sự của chương trình đào tạo đã thoả thuận. d. Cấp giấy chứng nhận sẵn sàng sản xuất chính thức. 6.2. Sự chậm trễ (Delay). Nếu bên nhận chậm trả tiền vì những lý do không phải bất khả kháng thì bên nhận phải trả tiền lãi cho khoản tiền chậm trễ. Lợi tức được tính cho số ngày chậm trễ theo tỷ lệ hàng năm là... (số) phần trăm vượt quá phần trăm triết khấu của ngân hàng trung ương... (tên nước). 6.3. Loại tiền (Currency) Các khoản tiền trả gọn cho đào tạo, giúp đỡ kỹ thuật và mọi khoản tiền khác theo hợp đồng này, trừ khi được qui định khác, được thực hiện bằng… (tên loại tiền). Tiền trả kỳ vụ được tính bằng... (loại tiền của nước nhận). Để chuyển tiền cho bên giao, số tiền kỳ vụ được chuyển thành... (loại tiền) theo tỷ lệ hối đoái chính thức để mua "loại tiền" tại ... (nước bên nhận). 7. Thuế (Taxation) Nếu chính phủ của ... (nước bên nhận) đánh thuế hải quan, lệ phí, các khoản trích nộp hay là các loại thuế tương tự đối với bên nhận cho việc hình thành, áp dụng hay thực hiện hợp đồng này thì tất cả những loại thuế hoặc trích nộp như vậy bên nhận phải chịu. Nếu chính phủ ... (nước bên nhận) đánh thuế hải quan, lệ phí khoản trích nộp hay là các loại thuế tương tự đối với bên giao hay nhân viên của bên giao cho việc hình thành, áp dụng hay thực hiện hợp đồng này, thì những loại thuế hoặc trích nộp như vậy do bên giao hay do nhân viên bên giao chịu. Tất cả các loại thuế hải quan, cước phí, thuế hay các chi phí tương tự bên ngoài... (nước bên nhận) là do bên giao chịu. 8. Các cải tiến và đổi mới (Improvements and innovations) 8.1. Nghiên cứu và triển khai (Research and development) Theo các điều khoản của điều 12 về "giữ bí mật", bên nhận có quyền không hạn chế để thực hiện nghiên cứu và triển khai và cho phép các bên thứ 3 thay mặt cho mình nghiên cứu và kiểm tra các sản phẩm và các qui trình sản xuất là đối tượng của hợp đồng này. 8.2. Nghĩa vụ thông báo các cải tiến và đổi mới (Obligation to Transfer Improvements and Innovations) Bất cứ lúc nào trong thời gian tồn tại hợp đồng, một trong hai bên tìm ra hay bằng cách khác có được bất kỳ cải tiến hay đổi mới nào trong thiết kế hay phương thức sản xuất của sản phẩm thì bên này không chậm trễ phải báo cho bên kia biết về sự cải tiến hay đổi mới đó, và nếu thích hợp sẽ cung cấp cho bên kia tài liệu, đào tạo và giúp đỡ kỹ thuật cần thiết để thực hiện các cải tiến và đổi mới đó. 8.3. Chi phí của chuyển giao cải tiến và đổi mới (Cost of transfer of Improvements and Innovations) Bên nhận không phải trả tiền cho việc chuyển giao cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, bên nhận phải thanh toán các phí tổn thực tế nảy sinh cho việc chuẩn bị, tài liệu, đào tạo hay cung cấp kỹ thuật. 9. Sự bảo hành (Warranty) 9.1. Bảo hành công nghệ (Warranty of Technology) Bên giao bảo đảm sự phù hợp của công nghệ với việc sản xuất sản phẩm và sự thích hợp của tài liệu, đào tạo và giúp đỡ kỹ thuật đối với việc chuyển giao toàn bộ công nghệ. 9.2. Thủ tục trong trường hợp kỹ thuật có sai sót (procedure in case of a Failure of Tehnology) Nếu công nghệ, khi được áp dụng đầy đủ và phù hợp với chỉ dẫn của bên giao, dẫn tới việc sản xuất sản phẩm mà khác biệt về chất so với tiêu chuẩn trong phần phụ lục A. (Tiêu chuẩn này gồm tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hiệu quả của quá trình, khả năng sản xuất của nhà máy và thải chất ô nhiễm) thì bên giao bị yêu cầu ngay lập tức. a. Xác minh các nguyên nhân sai biệt đó. b. Đưa ra các thay đổi cần thiết cho công nghệ để sản xuất đúng các sản phẩm đã được qui định. c. Thông báo cho bên nhận những thay đổi như vậy. d. Cung cấp bất kỳ một tài liệu, đào tạo hay giúp đỡ kỹ thuật bổ sung nào cần thiết. Bên nhận sẽ không phải trả tiền cho những hoạt động mới nảy sinh này. 9.3. Đảm bảo về chi phí. Tất cả các chi phí, mất mát hay thiệt hại của bên nhận do sai sót về công nghệ gây ra sẽ được bên giao đền bù cho bên nhận. 10. Bảo vệ môi trường và các tác động có hại (Environmental Protection and Harmful Effects) Bên giao cam kết thông báo đầy đủ và rõ ràng cho Bên nhận tất cả các thông tin mà Bên giao biết về hậu quả của việc sử dụng công nghệ đối với môi trường; hơn nữa, khi có thông tin mới Bên giao sẽ có thông tin ngay, đầy đủ và rõ ràng thông tin này cho Bên nhận. Bên giao cam kết cho Bên nhận biết đầy đủ và rõ ràng tất cả thông tin và Bên giao biết về việc cấm hay hạn chế việc sản xuất đối với công nghệ hay sản phẩm ở bất cứ nước nào vào bất cứ nước nào. Hơn nữa, khi có thông tin mới được biết, Bên giao sẽ cho Bên nhận biết ngay, đầy đủ và rõ ràng. 11. Sự vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba (Infringement of Third Party Industrial Property) Bên giao cam kết không biết và không có nguyên nhân nào để tin vào sự tồn tại của bất cứ bằng sáng chế hay quyền sở hữu công nghiệp khác thuộc bất cứ bên thứ 3 nào mà bên nhận có thể sẽ vi phạm khi sử dụng công nghệ. Dù sao, nếu bên thứ 3 tuyên bố rằng việc sử dụng công nghệ của Bên nhận là vi phạm bất cứ quyền sở hữu công nghiệp nào và nếu có hành động chống laị Bên nhận nảy sinh vì lý do này, thì Bên nhận lập tức báo cho Bên giao. Bên giao sẽ nhận trách nhiệm đầy đủ để bảo vệ việc sử dụng đó mà bên nhận sẽ giúp bên giao mọi sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ hành động đó mà Bên nhận không phải mất tiền. Trong trường hợp hành động chống lại Bên nhận xác minh được là có sự vi phạm thì bên giao đền bù và bồi hoàn cho bên nhận những chi phí bảo vệ nói trên cũng như bất kỳ khoản bồi thường thiệt hại hay chi phí mà toà bắt bên nhận phải chịu. 12. Giữ bí mật (Secrecy) Bên nhận thoả thuận trong thời hạn của hợp đồng sẽ không để lộ ra bất cứ lý do gì dù vô tình hay cố ý về bất cứ thông tin kỹ thuật nào nhận được từ bên giao, trừ khi có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên giao, sự đồng ý này sẽ không bị rút lại mà không có lý do. Dẫu sao thời hạn này áp dụng cho các thông tin kỹ thuật mà bên nhận đã được biết vào thời điểm chuyển giao hay các thông tin kỹ thuật đã hay đang trở thành phổ biến rộng rãi. Tiếp đó, Bên nhận được phép để lộ ra cho các nhân viên của mình hoặc người khác những thông tin kỹ thuật cần thiết để sản xuất sử dụng bán hay thay đổi sản phẩm. Nghĩa vụ bí mật như vậy áp dụng cho Bên giao nếu Bên giao nhận được những thông tin kỹ thuật có liên quan đến hợp đồng từ Bên nhận. Bên giao không được để lộ ra cho bất kỳ bên thứ ba nào trong bất kỳ trường hợp nào biết thông tin bí mật về Bên nhận đã được chuyển cho Bên giao có liên quan đến hợp đồng này. 13. Bất khả kháng (Force Majeure) Nếu một trong hai bên bị ngăn cản hay chậm trễ trong việc thực hiện bất kỳ giao ước nào của hợp đồng naỳ, vì lý do bất khả kháng đã được xác định rõ ở điều 1 thì bên đó không bị coi là có lỗi và bên kia sẽ không được một sự bồi thường pháp lý nào. Dù sao, nếu sự ngăn cản hay chậm trễ vượt quá... (số) ngày thì bên không bị ngăn cản hay chậm trễ có quyền huỷ bỏ hợp đồng. 14. Chuẩn y và bắt đầu có hiệu lực (Approvals and Coming into force) Hợp đồng có hiệu lực từ khi hai bên ký kết và khi nhận được mọi sự chuẩn y của chính phủ hay sự chuẩn y cần thiết khác. Các bên có nghĩa vụ thông báo cho nhau biết ngay lập tức về việc nhận được bất cứ sự chuẩn y cần thiết nào từ chính phủ hay của các cơ quan khác. 15. Thời hạn, sự gia hạn và kết thúc (Duration, Renewal and Termination) 15.1. Thời hạn của hợp đồng (Duration of the Contract) Thời hạn của hợp đồng... (số) năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. 15.2. Sự kết thúc và gia hạn (Expiry and Renewal) Vào cuối giai đoạn này hợp đồng sẽ kết thúc trừ khi hai bên cùng đồng ý ra hạn thêm ít nhất 6 tháng trước ngày kết thúc, bất kỳ sự gia hạn nào phải được cơ quan có thẩm quyền chuẩn y. Sau khi hợp đồng kết thúc, trừ khi hợp đồng được kết toán vì lý do lỗi lầm của Bên nhận, thì Bên nhận tiếp tục được sử dụng công nghệ không phải trả tiền. 15.3. Kết thúc do thay đổi quyền sở hữu (Termination in the Event of Change of Ownership) Nếu phần lớn quyền kiểm soát của Bên giao rơi vào tay bên khác do sự hợp nhất các công ty, sự thu nhập, sự tiếp quản hay bất kỳ trường hợp xẩy ra tương tự nào thì bên nhận có quyền huỷ hợp đồng bằng cách gửi cho bên giao thông báo ý định đó. 16. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ (Assignment of Rights and Duties) Không một quyền và nhiệm vụ nào trong hợp đồng, cũng như bản thân toàn bộ hay một phần hợp đồng có thể nhượng lại hay chuyển giao bởi một bên mà không có văn bản chấp thuận của bên kia. 17. Thông báo (Notices) Những thông báo do một bên thông báo cho bên kia trong hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được gửi bằng thư bảo đảm và được ký. Những thông báo như vậy được gửi tới các địa chỉ sau: Bên giao: "Địa chỉ" - Supplies: address. Bên nhận: "Địa chỉ" - Receiver: address. 18. Việc không có hiệu lực từng phần (Partial Invalidity) Nếu bất cứ một điều khoản nào hoặc các điều khoản của hợp đồng này không có hiệu lực hay trở lên không có hiệu lực, điều này không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các điều khoản còn lại. Nếu bất cứ điều khoản nào không có hiệu lực hay trở lên không có hiệu lực thì các bên có nhiệm vụ thay thế điều khoản đó bằng điều khoản mới có hiệu lực và đáp ứng được mục đích ban đầu của điều khoản không có hiệu lực. 19. Thoả thuận toàn bộ và sửa đổi (Entire Agreement and Modification) 19.1. Thoả thuận toàn bộ (Entire Agreement) Hợp đồng này tạo ra sự thoả thuận và hiểu biết toàn bộ giữa hai bên đối với việc thu nhận công nghệ. Không có sự hiểu biết, thoả thuận, điều kiện, sự dự phòng hay đại diện, nói miệng hay viết tay nào mà không được thể hiện trong hợp đồng này hay không được thay thế bằng hợp đồng này. 19.2. Sửa đổi (Modification) Nếu các bên đồng ý xem lại, sửa đổi hay bổ sung hợp đồng này thì xem xét lại, sửa đổi lại, hay bổ sung như vậy trở thành bắt buộc chỉ huy nó được hiểu rõ ràng như là một sự xem xét lại, sửa đổi hay bổ sung của hợp đồng này, được thể hiện bằng văn bản và được hai bên cùng ký. 20. Ngôn ngữ (Language) 20.1. Ngôn ngữ của hợp đồng và bản hợp đồng gốc (Contract Language and Contract Original) a. Ngôn ngữ của hợp đồng này là (ngôn ngữ) Hai bản hợp đồng phải được ký và mỗi bên một bản. b. Hợp đồng này viết bằng cả hai tiếng (tiếng a) và (tiếng b). Trong trường hợp không thống nhất thì bản dịch (tiếng) sẽ được sử dụng. Hai bản hợp đồng bằng " tiếng A" và hai bản bằng " tiếng B" được ký, mỗi bên ký một bản của mỗi thứ tiếng. 20.2. Ngôn ngữ của thư từ và các thông tin khác (Language of corespondece and other Communication) theo các điều khoản của điều 4, phần 2,4, ngôn ngữ cho thư từ giao dịch và tất cả các thông tin khác giữa hai bên là '' Tiếng'' 21. Luật áp dụng (Applicable law) Hợp đồng này và tất cả các vấn đề có liên quan tới việc hình thành, hiệu lực cà áp dụng sẽ được điều chỉnh bởi các luật của ''nước''. 22. Giải quyết tranh chấp (Settlement of Disputes) 22.1. Cách giải quyết (Method of Settlement) Bất cứ cuộc tranh chấp, tranh luận hay phát sinh xuất phát từ hoặc có liên quan tới sự hình thành, tính hiệu lực,sự hiểu biết,sự áp dụng, sự vi phạm hay huỷ bỏ hợp đồng này được giải quyết theo sự xét xử của (toà án xét xử) phù hợp với luật phân xử của Uỷ ban liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế. 22.2. Địa điểm và ngôn ngữ xét xử (Place and Language Arbitration). Địa Điểm xét xử là (Thành phố), ngôn ngữ xét xử là (Tiếng). 22.3. Số người phân xử là (trọng tài) (Number of Artration). Số người phân xử là ba. thực hiện (execution) Các bên có ý định ký hợp đồngmột cách hợp pháp, đã ký hợp đòng vào ngày được ghi sau đây. Đại diện và thay mặt cho Đại diện và thay mặt cho "tên công ty" "tên công ty" "chữ ký" "chữ ký" tên chữ in chức vụ tên chữ in chức vụ chức danh của người ký chức danh của người ký Làm chứng "ký" Làm chứng "ký" Làm chứng "ký" Làm chứng "ký"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19383.doc
Tài liệu liên quan