PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi mức sống cao hơn, cùng với sự phát triển kinh tế của thời đại. Thì con người không chỉ sống và làm việc vì mục tiêu sinh tồn mà họ còn nghĩ đến việc thoã mãn cho nhu cầu bản thân. Giải pháp đó chính là việc đi du lịch.
Ngày nay việc đi du lịch là nhu cầu thiết yếu của mỏi người, không những mang lại hiệu quả doanh thu cao mà còn là giải pháp tốt nhất cho những người làm việc trong môi trường căng thẳng và những người có nhu cầu về du lịch. Du lịch tạo nên mối quan hệ hũư nghị hoà bình giữa các quốc gia, sự giao luư về văn hoá và hợp tác quốc tế. Du lịch đựoc nhà nứoc ta công nhận là ngành kinh tế mũi nhọn, đã và ngày càng thu hút đông đảo du khách quốc tế đến với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nứoc Tây Âu khác
Khi nhu cầu của con ngưòi ngày càng cao, họ sẽ có nhiều phương pháp để lựa chọn những doanh nghiệp du lịch có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ. Trong khi, trên thị trường các doanh nghiệp ngày càng mộc lên như nấm. Do đó, có thể nói công cụ marketing đựơc xem là bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp, không chỉ tìm kiếm khách hàng mà còn đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp càng lớn thì marketing càng trở nên quan trọng đối với họ. Marketing chỉ đem lại hiệu quả khi doanh nghiệp có những chiến lựơc nghiên cúư thị trưòng thực tế và phải đựơc sự quan tâm đúng mức từ doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận thấy công ty có những chiến lựơc marketing truyền thông để thu hút khách hang thông qua các hình thức chiêu thị. Tuy nhiên để thu hút được khách nội địa đã khó, khách quốc tế lại càng khó hơn Nên em đi sâu vào việc lựa chọn đề tài “ Các giải pháp Marketing thu hút khách quốc tế vào công ty cổ phần du lịch An Giang”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đây là đề tài nghiên cứu lý thuyết nhằm tìm hiểu hoạt động thu hút khách của công ty cổ phần du lịch An Giang. Đưa ra các giải pháp Marketing hoạt động của công ty và góp một phần ý kiến nhỏ của cá nhân cho sự phát triển của công ty
3. Phạm vi nghiên cúư
Đề tài đựợc nghiên cúư thông qua những thông tin về công ty cung cấp đồng thời tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch An Giang dể đưa ra các giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp như phân tích, nghiên cứu, dự báo Swot
5. Kết cấu bao gồm.
Tên luận văn: “ Các giải pháp Marketing thu hút khách du lịch quốc tế đến với công ty cổ phần du lịch An Giang”.
Luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: cơ sở lý luận chung về giải pháp marketing
Chương 2: tình hình kinh doanh và giải pháp Marketing của Công Ty Cổ Phần du lịch An Giang
Chương 3: Hoàn thiện các giải Marketing nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến với công ty.
Luận văn dài 77 trang, chia làm 3 chương
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp Marketing thu hút khách quốc tế vào công ty cổ phần du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tour qua mạng.
Thị trường khách vãng lai.
Bằng các hình thức Marketing công ty sẽ cố gắng phấn đấu đạt được lợi nhuận cao hơn so với hiện tại. Riêng thị trường khách quốc tế là 10% so với năm 2010. Trong việc xác định thị trường mục tiêu này, công ty tập trung vào thị trường khách mà công ty có khả năng phục vụ tốt nhất, đó là: thị trường khách du lịch châu Âu thì tập khách được quan tâm nhất là khách Pháp, Đức, Đây là tập khách mua tour chiếm số lượng hơn 50% trong tổng số lượng chương trình du lịch quốc tế.
Trong tập khách châu Á thì công ty cũng đặc biệt chú ý đến tập khách Trung Quốc và đang ra sức thu hút thị trường du khách này. Mặc dù tập khách này mua tour ít hơn và mức chi trả không cao. Tuy nhiên công ty vẫn kỳ vọng vào thị trường này sẽ ngày càng đem lại cho công ty một nguồn thu lớn, vì hiện nay thu nhập bình quân đầu người dân Trung quốc có xu hướng ngày càng tăng. Vì thế nhu cầu du lịch của họ cũng sẽ tăng lên, bên cạnh đó các chi tiêu cho chuyến đi du lịch cũng sẽ tăng lên. Lượng khách Trung Quốc đến với Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Hiện tại Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc với Singapore băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam vào 25-1-2011. Mặc khác Trung Quốc vào Việt Nam có thể đi bằng tàu hoả và Việt Nam đi sang Trung Quốc chỉ cần giấy thông hành là đủ tiện lợi cho việc đi du lịch, thăm thân. Yếu tố này đã một phần làm cho khách du lịch Trung quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều
Xét riêng du lịch An Giang, tăng khoảng 3 triệu khách mỏi năm, trong đó 2/3 lượng khách tập trung Châu Đốc- Núi Sam và khu vực Núi Cấm vì nhu cầu tâm linh. Do đó, Công Ty Cổ Phần du lịch An Giang đang tập trung vào nguồn khách này và ra sức quảng bá hình ảnh cùa công ty đến khách du lịch Trung Quốc, cũng như tìm hiểu nhu cầu mua hàng và giới thiệu những sản phẩm du lịch tại An Giang có sức hấp dẫn rất lớn mà không chỉ riêng về du lịch tâm linh.
Ngoài các đối tượng là du khách quốc tế thì công ty vẫn luôn quan tâm sâu sắc đến thị trường khách nội địa, vì có thể nói đây là tập khách mang lại nguồn lợi rất nhiều và công ty dễ dàng nắm rõ nhu cầu mua hàng của họ. Hiên nay công ty đang kết hợp và đa dạng loại hình du lịch tạo sức hấp dẫn đối với thị trường khách này. Đồng thời có nhựng chính sách giá phù hợp với từng đối tượng khách.
2.6. Đánh giá chung về giải pháp Marketing của công ty
2.6.1 Những mặt đã làm được
* Trong công tác nghiên cứu thị trường:
Trung tâm đã có những đầu tư thích đáng cho công tác này và nó đã mang lại những hiệu quả nhất định. Qua công tác này mà Trung tâm đã nắm bắt, phát hiện và gợi mở được nhu cầu của khách du lịch. Từ công tác này, Trung tâm đã có những cơ sở thực tế để đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình một cách cụ thể, kịp thời cho từng giai đoạn, từng thời điểm.
Trung tâm đã tận dụng và khai thác triệt để được phương pháp nghiên cứu thị trường tại chỗ, một phương pháp tương đối đơn giản và không mấy tốn kém.
* Trong công tác xác định thị trường mục tiêu:
Trung tâm đã biết tận dụng được những ưu thế của mình như : có các mối quan hệ lâu năm với Hãng hàng không, các khách sạn..Nhờ mối quan hệ này mà trung tâm dự đoán lượng khách đến Việt Nam cũng như tại khu vực trong thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó Trung tâm cũng đã khai thác một lượng khách nhất định từ mối quan hệ này, mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.
Nắm bắt được thông tin, cho nên Trung tâm đã tạo được cho mình những tập thị trường mục tiêu rất cụ thể và hiệu quả cũng như đã xác định rõ được thị phần cho từng thị trường. Từ việc làm tốt công tác này mà sẽ tạo điều kiện cho Trung tâm có thể tạo ra được những sản phẩm thích hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của từng khách hàng cụ thể.
* Với chiến lược Marketing – mix:
Về sản phẩm: Sản phẩm luôn thay đổi theo mùa, theo thời vụ. vd: Vào mùa hè công ty có các chương trình nghỉ biển, tham gia cấm trại, nghiên cúư khoa học cho đối tượng học sinh – sinh viên. Vào tháng 8 công ty có chương trình du lịch mùa nước nổi đi Rừng Tràm Trà Xư, loại hình luôn gây ấn tượng vào tâm trí khách hàng. Bởi lẻ, sản phẩm luôn phù hợp với điểm đến du lịch.
Đội ngủ hướng dẫn trẻ, khoẻ, nhiệt tình và có kiến thức chuyên sâu về địa lý, văn hoá…
Đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch, Đặc biệt Trung tâm liên kết với một số khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 – 5 sao tại một số tỉnh đáng kể
Về giá: Giá thành của các sản phẩm du lịch trong Trung tâm rất phù hợp với điều kiện thanh toán của từng tập khách du lịch. Nhìn chung thì giá thành các sản phẩm du lịch của Trung tâm là tương đối cao so với các công ty lữ hành cùng khu vực nhưng dịch vụ thì tốt hơn nhiều lần so với giá cả. Là một công ty hoạt động gần 30 năm nên xét về điều kiện vật chất cũng tương đối ổn định hơn so với một số công ty khác. Khách hàng luôn xét mức độ tin cậy của công ty chứ không phải mức giá chêch lệch là bao nhiêu. Lý do đó khách đến với Trung tâm ngày càng nhiều hơn.
Nắm bắt được tâm lý của khách Trung và Hàn Quốc nên Trung tâm luôn có giá uư đãi đối với tập khách này.
Về công tác xúc tiến: Trung tâm đã giới thiệu, quảng bá được hình ảnh của Công ty và các sản phẩm du lịch sẽ cung cấp tới các khách hàng mục tiêu. Trong mối
quan hệ đối tác Trung tâm đã biết tận dụng tốt các mối quan hệ lâu năm của Công ty với các các hãng lữ hành có uy tín. Đây là kênh phân phối giúp cho Trung tâm có một
lượng khách đáng kể như các tập khách Pháp, Mỹ …đồng thời vẫn Trung tâm cố gắng khai thác được nhiều mối quan hệ với các khách sạn, các hang hàng không ở một số nước nhằm mở rộng them thị trường mới
Ngoài ra Trung tâm cũng tăng cường xây dựng cho mình thêm một cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và một đội ngũ lao động trẻ trung, năng động, có trình độ, đầy nhiệt tình và nhanh chóng nắm bắt kinh nghiệm.
2.6.2 Những mặt chưa làm được
Bên cạnh những cái làm được thì sẽ còn những cái thiếu sót chưa làm được và điều đó đòi hỏi toàn bộ cán bộ trong công ty phải cố gắng để khắc phục và cũng chính những thiếu sót đó sẽ luôn thúc giục công ty phải luôn hoàn thiện mình hơn nữa.
* Trong công tác nghiên cứu thị trường: Trung tâm chỉ chủ yếu dựa vào phuơng pháp nghiên cứu tại chỗ mà ít sử dụng phương pháp đi khảo sát thực tế (phụ thuộc vào kinh phí). Điều này làm cho công ty không nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách du lịch, từ đó sẽ không đáp ứng được đúng nhu cầu của khách. Nếu chỉ dựa vào các thông tin lấy qua các phương tiện truyền thông thì đôi khi thông tin bị sai lệch và trung tâm sẽ rơi vào nhiều tình huống lúng túng.
* Trong công tác xác định thị trường mục tiêu: Tuy trung tâm đã phân đoạn thị trường mục tiêu rất rõ ràng nhưng theo em còn chưa thật sự đầy đủ. Trung tâm mới chỉ phân ra tập thị trường khách du lịch Châu Âu, còn ở Châu Á thì chỉ tập trung vào tập khách Trung Quốc. Do đó trong công tác xác định thị trường mục tiêu trung tâm chưa khuấy sâu vaò quốc gia nào
Ước tính
tháng 1/2011
Tháng 1/2011 so với tháng trước (%)
Tháng 1/2011 so với cùng kỳ năm trước
Tổng số
506.424
112,6
117,4
Chia theo phương tiện đến
Đường không
412.424
113,0
119,8
Đường biển
4.000
88,9
80,0
Đường bộ
90.000
112,5
109,6
Chia theo mục đích của chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi
300.176
116,0
116,0
Đi công việc
67.926
74,5
85,3
Thăm thân nhân
104.054
193,3
196,7
Các mục đích khác
34.268
74,6
85,8
Chia theo thị trường
Trung Quốc
76.358
105,6
112,0
Hàn Quốc
51.794
113,8
120,3
Mỹ
46.800
131,5
114,6
Nhật Bản
45.085
103,6
131,0
Đài Loan
26.316
95,9
108,5
Úc
40.779
152,1
118,8
Campuchia
21.577
103,5
141,3
Pháp
18.964
111,2
120,1
Thái Lan
19.194
89,4
105,5
Malaisia
17.554
73,7
119,3
Các thị trường khác
142.003
123,2
116,0
Bảng 2.4: Thống kê du lịch vào tháng 1/2011 so với năm 2010 cùng kỳ
(Nguồn: theo bảng thống kê du lịch 01/2011 của Tổng Cục Du Lịch)
Dựa vào bảng thống kê ta nhận thấy rõ rằng thị trường khách Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng hết sức dồi dào bởi đây là một trong 2 thị trường có khách du lịch lớn nhất Việt Nam( sau Trung Quốc ) và trung tâm hoàn toàn có thể phục vụ tập khách này một cách tốt nhất. Tuy sức chi trả không cao so với khách du lịch Châu Âu nhưng khách Hàn thích đi du lịch theo chương trình trọn gói và thích sử dụng các dịch vụ bổ sung. Do đó khai thác thác nguồn lợi từ tập khách này sẽ đem về một lượng doanh thu
lớn cho Trung tâm. Nhưng đáng tiếc là trung tâm chưa thật tập trung có những chính sách cụ thể để thu hút khách này.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng không đề cập nhiều đến các nước trong khối ASEAN – một thị trường vô cùng tiềm năng bởi trong hiện nay chính phủ của các nước ASEAN đang có chính sách riêng cho khối nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, đoàn kết và thúc đẩy nhau phát triển như hiệp hội Châu Á Thái Bình Dương, WTO. Tất nhiên là du lịch sẽ là điểm mà các nhà lãnh đạo muốn đặt nhiều hy vọng..
* Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm của trung tâm không có gì khác biệt so với các sản phẩm du lịch của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm không có nhiều sự độc đáo, mà chỉ đơn thuần là cung cấp đúng yêu cầu của khách, không có gì thật sự ấn tượng mà lưu trong tâm trí khách lâu. Hầu hết các sản phẩm điều mang tính chất nghỉ dưỡng và tham quan mua sắm, chưa có sự kết hợp nhiều với các loại hình du lịch khác. Sản phẩm mà trung tâm tập trung khai thác nhiều là tham quan Núi Bà Chúa Xứ, mà khi đó tại đây các điểm du lịch hấp dẫn thì lại vô số. Chưa có một chương trình du lịch nào dành cho khách hội nghị, meeting…
* Về phân phối:
Áp dụng khoảng 60% cho các kênh phân tại các khách sạn trực thuộc công ty
Các nguồn gởi khách từ các công ty khác còn yếu kém.
Chưa có mối quan hệ nhiều đối với các đối tác tại nước ngoài
Chưa có chính sách tuyển cộng tác viên cũng như chưa có hoa hồng đối với hãng môi giới
* Về xúc tiến:
Công tác quảng bá sản phẩm du lịch của Trung tâm được tiến hành nhưng hình ảnh mà Trung tâm xây dựng không có nhiều độc đáo, không gây được sự chú ý mạnh mẽ của khách hàng. Ngoài ra nội dung và hình thức quảng cáo còn nhiều hạn chế. Hiện tại trung tâm mới chỉ sử dụng quảng cáo qua các vật dụng, quảng cáo in, quảng cáo qua thư trực tiếp,quảng cáo qua mạng Internet, quảng cáo hợp tác, còn các loại hình quảng cáo khác như quảng cáo ngoài trời, vật trưng bày, quảng cáo qua truyền hình, truyền thanh,.. vẫn chưa được Trung tâm khai thác nhiều. Một điều nữa là khi quảng cáo, trung tâm không chú trọng việc giới thiệu các khách sạn tầm cở liên kết với trung tâm, không đa dạng tour tuyến và các chương trình du lịch mà chủ yếu là giới thiệu những thành quả mà trung tâm đạt được, hình ảnh sản phẩm thì lại quá nhiều mà nội dung thì chẳng bao nhiêu. Trong khi đó lại quên mục đích của quảng cáo là gây sự chú ý của người đọc, phải làm cho họ quan tâm tới sản phẩm của mình và dẫn tới hành động mua. Còn một điểm nữa Công ty cổ phần du lịch An Giang làm chưa tốt đó là quan hệ công chúng. Trung tâm chưa có nhiều hoạt động, công tác xã hội nhằm xâydựng một hình ảnh đẹp trong lòng công chúng. Công tác này ít đem lại hiệu quả tức thì mà nó có tác dụng về lâu dài. Ngoài ra Trung tâm cũng ít tham gia vào các hội trợ triển lãm du lịch ngoài nước, đây cũng là một điểm yếu mà trung tâm đang cố gắng khắc phục.
* Về con người:
Trung tâm còn thiếu đội ngũ nhân viên Marketing dày dặn kinh nghiệm vì bộ phận này liên tục thay đổi nhân viên. Bộ phận Marketing chưa thực sự tạo ra được nguồn khách choCông ty. Bộ phận Marketing là bộ phận thường xuyên gặp khách hàng, đặt biệt là khách quốc tế. Sự bất đồng ngôn ngữ khiến việc đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế không nhanh chóng và đôi khi còn có những rắc rối làm cho khách rất khó chịu. Thông qua bảng cơ cấu lao động thì chưa có một nhân viên Marketing nào đạt tiêu chuẩn outbound. Trong khi đo Trung tâm thì lại chưa có chính sách gì đối với trường hợp này.
Chương 3
HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VỚI CÔNG TY
3.1. Cơ sở của việc đưa ra giải pháp Marketing nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với công ty cổ phần du lịch An Giang
Để có được các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing của Công Ty Cổ Phần du lịch An Giang, chúng ta không chỉ nắm bắt được tình hình kinh doanh của Công ty hiện tại mà phải biết được phương hướng phát triển của ngành du lịch của nước ta trong những năm tới, trên cơ sở đó đề ra phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới và đưa ra được các chính sách Marketing hiệu quả.
3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà Nước đã xác định: “...phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực…”
Về mục tiêu, phấn đấu năm 2010: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách du lịch nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm.
Phấn đấu năm 2015, Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của khu vực Đông Nam Á với nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường.
Muốn đạt được các mục tiêu này, trong giai đoạn phát triển mới, ngành Du lịch cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, cụ thể là được Chính phủ đồng ý triển khai tiếp đồng thời cả 3 Chương trình: Hành động quốc gia về Du lịch, Xúc tiến du lịch quốc gia và Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011- 2015.
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), qua 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006- 2010 thì ngành đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về du lịch; Từng bước tạo lập và khẳng định hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, an toàn và thân thiện qua việc tổ chức ngày càng chuyên nghiệp các cuộc quảng bá xúc tiến tại nước ngoài.
Từng bước gỡ bỏ những vướng mắc liên ngành, dần hình thành môi trường thuận lợi để du lịch phát triển. Sản phẩm du lịch được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của du khách.
Việc này được thể hiện rõ nét qua các cuộc khảo sát, tổ chức hội thảo đánh giá tài nguyên, xây dựng sản phẩm, nắm bắt thị hiếu du khách, định hướng phát triển... Các dự án đầu tư vào du lịch cũng ngày càng nhiều, sự liên kết trong phát triển ở các vùng, các địa phương được đẩy mạnh...
Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2009- 2010 với nguồn ngân sách 65 tỷ đồng cũng đã góp phần tích cực vào sự phát triển của Du lịch. Hình ảnh du lịch Việt Nam được khắc họa rõ nét trên thị trường quốc tế, được dư luận thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn.
Thời gian này cũng là lần đầu tiên hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CNN, BBC, hệ thống taxi London (Anh). Nhờ đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng rất mạnh 10 tháng đầu năm 2010 với mức tăng rất cao (39%). Chương trình này có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan như Hàng không Việt Nam, các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, báo chí trong nước...
Trong khi đó, Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 cũng nhận được sự quan tâm của Chính phủ với khoảng 20- 25% tổng số vốn cần đầu tư (hằng năm nhu cầu vốn đầu tư của các tỉnh, thành khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng).
Nguồn vốn hỗ trợ này cùng vốn đầu tư của các địa phương và nguồn vốn khác đã từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, khu du lịch chuyên đề, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cũng góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, với mức tăng trưởng 20, 5% giai đoạn 2006- 2009.
Nguồn vốn nói trên cũng làm tăng giá trị đất du lịch, thu hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch và thu nhập du lịch các địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương và xóa đói giảm nghèo...
Nguồn vốn dành cho 3 chương trình này được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Muốn thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào năm 2020 và để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao, Bộ VHTTDL sẽ đề xuất với Chính phủ tiếp tục triển khai đồng thời cả 3 chương trình nói trên trong giai đoạn 2011- 2015.
Vì có sự khác biệt về nội dung thực hiện, nguồn vốn triển khai, đối tượng thụ hưởng, chủ thể thực hiện... nên cần phải thực hiện song song 3 chương trình chứ không thể gộp làm một chương trình. Bộ VHTTDL cũng đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt, giao cho Bộ trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và đề nghị tăng ngân sách cho 3 chương trình này.
Năm 2015 dự kiến Du lịch Việt Nam thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37-38 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8, 2%/ năm, nội địa tăng 7, 2%/ năm. Thu nhập du lịch năm 2015 đạt 10- 11 tỷ USD, tăng 16%/ năm.
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần du lịch An Giang
Mục tiêu của trung tâm thời gian tới là không ngừng mở rộng thị trường khách, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch, quan hệ với các khách sạn, nhà hàng nước ngoài, các công ty lữ hành gửi khách và nhận khách trong nước và quốc tế ngày càng được giữ vững và phát triển. Công ty cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại và đầy đủ cho trung tâm. Tăng cường cán bộ có năng lực quản lí, điều hành cho tất cả CBCNV học tập qui trình làm việc áp dụng thành thạo vào nghiệp vụ mình.
Tăng cường vai trò của Đảng trong công tác kinh doanh và công tác tư tưởng, làm cho tư tưởng CBCNV tiếp tục chuyển biến đi vào chiều sâu, thực hiện mục tiêu kinh doanh với phương châm “năng suất, chất lượng, hiệu quả”.Đồng thời tạo được sự thống nhất, đoàn kết cho trung tâm, tạo sức mạnh tổng hợp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu xây dựng Công ty Cổ Phần du lịch An Giang thành một đơn vị mạnh trong kinh doanh lữ hành, tiếp tục giữ vững và tăng tỷ lệ phần khách nội địa . Mở rộng các chương trình du lịch tại Châu Âu và tăng cường lợi ích từ nguồn khách Trung Quốc. Đối với thị trường khách nội địa trung tâm tiếp tục mở rộng quan hệ để thu hút những đoạn thị trường hấp dẫn: Pháp, Nhật, Mỹ. . .
Phấn đấu bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và trình độ ngoại ngữ giỏi. Chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường và áp dụng linh hoạt Marketing mix.
Tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, bán sản phẩm dịch vụ của trung tâm, đặc biệt qua mạng Internet, củng cố và mở rộng thị trường để thu hút khách trong đó ưu tiên khách du lịch inbound.
Với sự hổ trợ của Tổng công ty tại Thành Phố Hồ Chi Minh sẽ phát triển trung tâm du lịch An Giang thành một trong các hãng lữ hành trọng điểm tại phía Nam và mở rộng thêm hình thức du lịch tự do.
Củng cố thị trường truyền thống, nghiên cứu mở rộng thị trường Tây Âu, Mỹ, Và một số nước Châu Á
Để đạt được mục tiêu của Trung tâm đề ra thì đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách Marketing - mix trong thời gian tới. Qua quá trình tìm hiểu cách làm việc của nhân viên Marketing tại trung tâm cùng với kiến thức học được ở trường em xin nêu một số giải pháp vân dụng tốt vào chính sách Marketing mix vào phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ Phần du lịch An Giang.
3.2. Hoàn thiện giải pháp Marketing - mix của công ty để thu hút khách du lịch quốc tế
3.2.1. Thiết kế về mặt chiến lược:
Trung tâm nên ph ân tích môi trường Marketing và tổng hợp lại đưa ra các giải pháp. Trung tâm dựa vào các yếu tố chủ yếu để đưa ra chiến lược như khách du lịch (giới tính, quốc tịch, lứa tuổi, nghề nghiệp, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng), các doanh nghiệp lữ hành ( đói thủ cạnh tranh tiềm ẩn,) trên các điểm mạnh, điểm yếu để định dạng chiến lược phát triển của mình.
Đối với thị trường du lịch nước ngoài :
Trung tâm nên tiếp tục thực hiện chiếc lược phát triển thị trường, tiếp tục tổ chức các chương du lịch Châu Á và mở rộng thị trường ở một số nước Tây Âu. Tiến hành công việc khảo sát, xây dựng chương trình du lịch độc đáo, giá cả hấp dẫn và đạt chất lượng cao nhằm tạo được uy tín cho Trung tâm
Đối với thị trường du lịch nội địa:
Trên cơ sở mối quan hệ với các khách sạn nước ngoài và khách sạn liên doanh trên dịa bàn tỉnh An Giang để thu hút khách. Thực hiện chiến lược liên kết với các công ty khác để tăng thị phần trên thị trường này.
Đối với kháh nội địa, do trung tâm có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ. Cho nên trung tâm cần thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường thông qua các biệp pháp:
Lôi kéo các công ty lữ hành nhỏ làm đại lý cho Trung tâm. Tổ chức khuyếch trương quảng cáo, liên kết với các bộ phận trong công ty phát huy hiệu lực.
Để hoat động kinh doanh lữ hành có hiệu quả hơn nữa, trung tâm cần quan tâm tới bộ phận nghiên cứu thị trường . Chẳng hạn tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, các công ty gửi khách, các nhà cung cấp dịch vụ đều phải dựa vào kết quả nghiên cứu của bộ phận này. Từ đó, trung tâm sẽ đạt kết quả cao
Bộ phận nghiên cứu thị trường có trách nhiệm tìm hiểu để mở rộng thêm các tuyến trong chương trình du lịch, phát triển thêm nhiều thể loại du lịch mới
Dựa vào những thông tin cập nhật về đối thủ cạnh tranh mà bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp, nhân viên Marketing có thể đưa ra mức giá cạnh tranh được.
Công tác nghiên cúư thị trường mà Trung tâm vẫn áp dụng là việc thu thập thông tin nội bộ từ nhân viên nghiên cúư thị trường, nhân viên tiếp thị, nhân viên kinh doanh. Nhưng để thông tin này thực hiện có hiệu quả thì bộ phận nghiên cúư thị trường thường xuyên tập hợp các số liệu lại nhằm giúp cho các bộ phận khác có được dễ dàng.
Đối với việc thu thập thông tin bên ngoài, Trung tâm lắng nghe ý kiến của khách hàng đánh giá về trung tâm, trên cơ sở đó, Trung tâm sẽ khắc phục nhưng mặt yếu kém phát huy các thế mạnh của mình.
3.2.2. Đối với hình thức điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp:
Ưu điểm: người chịu trách nhiệm phỏng vấn có quyền đặt câu hỏi cho từng tình huống và tỷ lệ người được trả lời cao. Trung tâm có thể tận dung ngay đội ngũ hướng dẫn viên tiến hành hướng dẫn khách trong chuyến đi.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, đôi khi khách hàng trả lời cho qua chuyên nên kết quả cũng không chính xác lắm.
Tuy nhiên đây là hình thức phỏng vấn manglại số liệu thống kê trực tiếp va Trung tâm dễ dàng nắm bắt và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó hình thức thu thập thong tin qua internet và báo chí cũng rất hiệu quả.
Đối với thị trường quốc tế trong những năm vừa qua, do chưa có một chiến lược thị trường rõ ràng, một sự một sự nghiên cứu thị trường tỉ mỉ, thị trường khách quốc tế mà Trung tâm vẫn luôn tin cậy là khách Châu Âu, nhưng Trung tâm không phân rỏ từng tạp khách nên hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao
Trong những năm tới Trung tâm sẽ tiếp tục khai thác Mảng khách ở khu vực Châu Âu như: Pháp, Đức, Mỹ…Tăng cường và cũng cố các mối quan hệ với khách sạn và các Hãng gửi khách. Bên cạnh đó Trung tâm triển khai nhiều chương trình, đa dạng tour tuyến và có những chính sách giá uư đãi đối với tập khách và mong rằng sẽ có có một lượng thị trường khách đáng kể ở tập khách này.
Hiện nay một số nước trong đã miện giảm tình trạng xuất nhập cảnh do vậy, Trung tâm cần chú ý khai thác khách trong khu vực. Trong tương lai các nước ASEAN sẽ đến Việt Nam nhi ều h ơn. Do có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, phong tục tập quán dựa trên điếu kiện kinh doanh của trung tâm thì việc đón tiếp và phục vụ đối tương khách từ các nước Đông Nam á là tương đôi phù hợp.
3.2.3 Chính sách sản phẩm .
Sản phẩm chính của công ty lữ hành là các chương trình du lịch. Để có được một chương trình du lịch hấp dẫn, thì công tác điêu hành và hướng dẫn cũng như chất lượng các dịch vụ phục vụ khách phải được thực hiện tốt.
Trung tâm cân tăng cường công tác này để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách
Công tác điều hành:
Trung tâm hiện đang có ít cán bộ điều hành và xây dựng chương trình nên công việc nhiều, không theo giõi chặt chẽ được trong việc thực hiện chương trình.
Trung tâm cần có sự mở rộng, điều chỉnh hơn nữa các đầu mối điều hành khách. Công việc nay sẽ giúp cho ban lãnh đạo có điếu kiện lựa chọn phương án thích hợp và tìm được đối tác, hợp đồng phục vụ khách tốt hơn. Phân rõ nhiệm vụ cho từng nhân viên, không kết hợp quá nhiều công việc cho nhân viên điều hành.
Để đảm bảo chương trình được tốt công tác điều hành phải chặt chẽ, chính xác để theo sát chương trình hơn nữa. Nhân viên điều hành phải có kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn và đặt chỗ.
Công tác hướng dẫn:
Khách du lịch trực tiếp tiếp xúc với hướng dẫn viên, hướng dẫn viên giúp khách cảm nhận hết giá trị của tài nguyên du lịch. Do vậy, đội ngũ hướng dân viên cân không ngứng được trao dồi kiến thức về các môn khoa học: lịch sử, văn hoá, địa lí, kiên trúc, nghệ thuật,nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mang tính cập nhật
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình đọ nghiệp vụ cho hương dẫn viên và tuyển dụng cộng tác viên.
Trung tâm cân có những biện pháp khen thưởng, mức thù lao thoa đáng, chế độ đào tạo cho hướng dẫn viên và cộng tác viên trong thời gian sắp tới. Bộ phận hướng phải mối quan hệ tốt với các bộ phận khác của công ty: Bộ phận điều hành, đội xe để phối hợp trong công tác phục vụ khách được chu đáo, gây được tình cảm và uy tín đối vơi khách du lịch.
Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch:
Do sản phẩm của trung tâm du lịch An Giang cũng như sản phẩm của các công ty lữ hành khác chưa có nhiều loại du lịch đặc thù. Vì vậy trung tâm nên xây dựng một sô chương trình du lịch đặc thù như: Leo núi, thám hiểm,...Phát triển mạnh mẽ về mảng du lịch tâm linh.
Trung tâm cần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách xây dựng các tuor du lịch độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét truyền thống và bản sắc dân tộc.
Trung tâm nên cố gắng khai thác dịch vụ bổ sung, phát triển các được cap cấp nhằm khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách. đối tượng khách đến với trung tâm không giống nhau. Do vậy nhu cầu ăn ở của họ cũng khác nhau, điều này trung tâm cần chú ý quan tâm, bởi vì khách du lịch chủ yếu là tham quan và nghỉ ngơi nhưng họ sẽ không hài lòng Nếu bữa ăn của họ không được quan tâm tới. Mặc dù trung tâm có quan hệ tốt với hệ thống khách sạn và đoàn xe nhưng trong quá trình phục vụ
khách, trung tâm phải thường xyên liên lạc kiểm tra các đơn vị lưu trú và vận chuyển, đảm bảo chất lượng các dịch vụ trung tâm cung cấp cho khách là tốt nhất.
Cần chú trọng tới chủ đề của chương trình tour định lập để từ đó đi sâu vào các yếu tố cấu thành nên sản phẩm , làm cho sản phẩm mang ý nghiã. Trong một tuor cần chú ý thiết kế sao cho càng về cuối chương trình càng tạo cho khách những yếu tố bất ngờ. Cảm giác thú vị này sẽ khiến cho khách tránh được sự mệt mỏi và để lại ấn tượng tốt về trung tâm .
Hạn chế tối đa việc sử dụng cùng một phương tiên vận chuyển trong một chuyến đi nhằm tránh cho khách bị nhàm chán.
Yếu tố thời gian cũng quyết định một phần đến chường trình. Nếu chương trình chỉ chú ý giới thiệu khách tham quan những tuyến điểm mà không chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi cho khách để đảm bảo sức khẻo thì chương trình du lịch cũng không đem lại sự hứng thú thậm chí càn tạo cho khách sự khó chịu vì quá mệt mỏi.
Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình du lịch ở một số nước như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore…đưa ra sản phẩm mới, độc đáo. Trung tâm đang cố gắng đẩy mạnh chương trình sang các nước Tây Âu. Bên cạnh đó trung tâm cần nghiên cứu kỹ chính sách sản phẩm của công ty bạn để đưa ra sản phẩm có tính cạnh tranh.
Tập trung khai thác tốt các dịch vụ cao cấp đưa khách tới các khách sạn sang trọng tại các tuyến điểm du lịch như : New World ( Tp Hồ Chí Minh), Sài Gòn- Đà Lạt ( Đà Lạt), Hoàng Gia (Vũng Tàu)
3.2.4. Chính sách giá
Trong giai đoạn hiện này, nền kinh tế của thế giới đang có xu hướng phát triển nhưng mội thứ trên thị trường đều gia tăng , nên vấn đề giá cả có ảnh hưởng lớn tới vấn đề tiêu dùng của họ. Bên cạnh đó sự xuất hiện của hàng loạt công ty lữ hành, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách phá giá làm cho sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt. yếu tố giá đương nhiên là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng của khách hàng. Bởi vậy khi chào mời khách hàng mua chương trình của mình, trung tâm cần phải nghiên cứu kỹ mức giá của các đối thủ cạnh tranh bằng cách:
Lấy thông tin về giá của các đối thủ cạnh tranh từ kết quả nghiên cứu của bộ phận thị trường.
Nhân viên tiếp thị sẽ lấy ý kiến nhận xét của khách về giá chương trình của trung tâm với giá chương trình của các đối thủ khác. Hạ giá một số chương trình nội địa dành cho khách quốc tế, khuyến mãi một số dịch vụ bổ sung cho đàon đông khách. Ngoài ra trung tâm cũng nên sử dụng một vài chiến thuật trong định giá: tăng giá khi trung tâm có cơ sở cạnh tranh mới. Hạ thấp các chi phí tới các giới hạn cho phép.
Xác định các kênh chênh lệch giá :Tăng giá khi nhu cầu du lịch tăng hay khi trung tâm giới thiệu một chương trình đặc biệt. Giảm giá khi nhu cầu du lịch giảm hay giảm giá cho những khách hàng trung thành và trích phần trăm hoa hồng cho những người môi giới cho trung tâm số lượng khách lớn.
Trung tâm cũng cần nắm rõ yếu tố co giãn của mức cầu trên thị trường để đưa ra mức giá thích hợp. Sự co giãn của mức cầu là phản ánh lượng cầu đối với sản phẩm khi giá biến đối. Khi cầu thay đổi do sự thay đổi nhẹ biểu giá thì được gọi là co giãn cầu. Để có thể đảm bảo được khi trung tâm đưa ra mức giá trung bình của chương trình để không gây biến động lớn tới cầu về khách thì bộ phận Marketing phải nghiên cứu và nhận thức rõ về tính co giãn về mức cầu trong thị trường mình đạng hoạt động và mức độ trung thành của khách đối với trung tâm. bộ phận Marketing cần đưa ra giải pháp hướng về thị trường đối với các vấn đề xác định giá. Cần phải làm sao cho giá mà trung tâm đưa ra hoàn toàn thuyết phục khách và duy trì được sự trung thành của khách đối với sản phẩm của công ty. Bộ phận Marketing cần chú ý ngưỡng sai biệt để có chính sánh giảm giá và tăng giá thích hợp.
Cần sử dụng chính sánh giá như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài tính thời vụ của sản phẩm. Duy trì các mố quan hệ tốt với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch với chất lượng đảm bảo giá thành thấp.
Trung tâm cần giảm tỷ lệ lợi nhuận từ 10% xuống tới 6 – 8% trong một số trường hợp nhằm kích thích số lượng bán. đối với đoàn khách lớn, trung tâm có thể giảm từ 5- 8% giá bán cả đoàn.
3.2.5 Chính sách phân phối
Trong năm 2011 trung tâm nên mở rộng các kênh trực tiếp và các kênh gián tiếp qua các cách sau:
Tiếp tục sử dụng các biện pháp đã dùng để tiếp xúc với khách như: Gọi điện thoại, gặp mặt trực tiếp, fax, gửi thư…
Cố gắng tham gia vào các hộ chợ triển lãm như: các hội thảo của Tổng Cục Du Lịch để thiết lập thêm kênh phân phối.
Thắt chặt thêm mối quan hệ của trung tâm với các hãng lữ hành mà trung tâm
đang quan hệ nhằm đẩy mạnh chiến lược liên minh hợp tác trong phân phối.
Cần mở thêm chi nhánh tại miền trung, văn phòng đại diện tại Trung Quốc để thiết lập nên kênh phân phối tạo thêm điểm tiếp xúc với khách hàng.
Bộ phận nghiên cứu thị trường cần phải nhạy bén với mọi thông tin để có thể
giúp các bộ phận tiếp thị hoạt động tốt hơn.
Trung tâm cũng nên có những chính sách ưu đãi với những người môi giới khách như tăng thêm hoa hồng, tuyển thêm công tác viên.
Có chính sách đào tạo đối với các đại lý như tổ chức mời các chuyên gia, giáo viên, nhà kinh doanh du lịch có nhiều kinh nghiệm giảng dạy miễn phí về hoạt động của kênh, tâm lý và hành vi người tiêu dùng. Quảng cáo các chương trình du lịch của mình tại các khách sạn thành viên của công ty và các khách sạn đối tác để mở rộng thêm kênh phân phối.
3.2.6. Chính sách xúc tiến.
Việc tổ chức hoạt động xúc tiến sản phẩm rất tốn kém và đòi hỏi bộ phận Marketing có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Trung tâm nên áp dụng các biện pháp sau:
Hình thức quảng cáo chính của trung tâm là qua các cuốn chương trình du lịch. Do đó trung tâm cần chú ý tới công việc in ấn để đảm bảo hình thức đẹp , nội dung rõ ràng tác dụng ngay vào tầm mắt bạn đọc. Khi trình bày cuốn chương trình cần phải lưu ý tới cả mẫu chữ logo, không nên trình bày rắc rối. Trung tâm cũng có thể quảng cáo bằng cách gửi tờ rơi qua bưu điện tới địa chỉ của khách hàng cũ hoặc khách hàng tiềm năng cách làm này có hiệu quả cao hơn là phát tờ rơi trực tiếp cho khách.
Trung tâm cần dành ra những kinh phí nhất định dành cho quảng cáo. Việc quảng cáo phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Với mỗi đoàn khách khác nhau, số lượng khách khác nhau thì trung tâm cần chọn những chương trình quảng cáo cho phù hợp. Ngoài ra tuỳ thuộc vào các giai đoạn bán của chương trình trước khi chúng ta thực hiện cũng cần có chiến lược quảng cáo phù hợp. Hiện nay kinh phí dành cho quảng cáo còn hạn hẹp , trung tâm cần tăng kinh phí để thu hút khách hàng.
Việc phát tờ rơi kết hợp với du lịch nội địa và quốc tế nhằm tiết kiệm chi phí cử nhân viên xuống thị trường, tiết kiệm thời gian và đem lại cơ hội cho khách lựa chọn.
Nội dung của tờ rơi để thiết kế sao cho đẹp thì chỉ nên chọn những chương trình đặc biệt, nổi bật.
Đối với các công ty lớn nên gọi điện, fax chương trình sang sau đó cử nhân viên tới liên hệ .
Trung tâm nên chủ động liên hệ với khác hàng nhằm kích thích ham muốn của du khách khi phát tờ rơi cần lựa chọn khach hàng, công ty và thời điểm phát .
Tiếp tục tham gia các hội chợ, liên hoan du lịch trong nước, đối với các hội chợ quốc tế thì chỉ nên tham ra nơi có thị trường mục tiêu của thị Trung tâm và cần có chiến lược phân tích cụ thể giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại .
Hoàn thiện bộ máy tổ chức Marketing tại trung tâm
Trung tâm cần phân rõ trách nhiệm tới bộ phận Marketing và từng nhân viên trong bộ phận này:
Nhân viên tiếp thị sẽ đảm nhiệm công việc tiếp xúc với khách hàng, quảng cáo khuyếch trương sản phẩm du lịch của trung tâm nhằm kéo sự chú ý của họ về phía mình.
Tiếp xúc với khách hàng: nhânh viên tiếp thị có thể gặp trực tiếp hoặc gọi điện cho khách để giới thiệu sản phẩm của trung tâm . Nhân viên này cần phải tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách để chu cấp sản phẩm phù hợp.
Nhân viên tiếp thị giải thích những yêu cầu, thắc mắc của khách và cung cấp thông tin chi tiết về các dịch vụ khách có trong chương trình, tư vấn miễn phí các vấn đề có liên quan.
Ký hợp đồng : Nếu khách thấy hài lòng và mua sản phẩm của trung tâm thì nhân viên tiếp thị sẽ đến ký hợp đồng phục vụ khách. Như vậy khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn. Bên cạnh đó thường xuyên gọi điện tới thăm hỏi thể hiện sự quan tâm đến họ, tạo cho khách cảm giác được tôn trọng, được quan tâm là công cụ hữu hiệu để tạo ấn tượng tốt về trung tâm trong lòng khách
Nhân viên kinh doanh phải nắm bắt được khả năng thanh toán của từng đối tượng…từ đó xây dựng mức giá và chất lượng phù hợp nhằm chiếm được thị trường nhiều hơn.
Nhân viên nghiên cứu thị trường: Thực hiện việc nghiên cứu thị trường thông qua ghi chép, thu thập dữ liệu qua các hội chợ, liên hoan du lịch, các thông tin từ công ty gửi khách, nhận khách. Các nhà cung cấp dịch vụ, thu thập dữ liệu từ báo, tạp chí, qua phương pháp quan sát trưng cầu ý kiến.
Để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nữa thì nhân viên trung tâm cần có nghiệp vụ về du lịch và đòi hỏi có tính năng động.
Đội ngũ nhân viên Marketing phải là những người năng động có khả năng làm việc một mình, có kiến thức về du lịch và có khả năng giao tiếp tốt.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh yêu cầu có trình độ kinh tế du lịch thành thạo vi tính, có kiến thức chuyên sâu về các tuyến, điểm du lịch trong nước và quốc tế.
Hiện nay đội ngũ nhân viên của trung tâm đa số chỉ có trình độ ngoại ngữ, còn kiến thức về kinh doanh du lịch thì chưa được tốt lắm. Vì vậy trong những thời điểm ngoài thời vụ du lịch trung tâm nên gủi nhân viên đi học các lớp đào tao nghiệp vụ du lịch
Xây dựng kinh phí cho hoạt động Marketing .
Nhân viên Marketing lập kế hoạch cụ thể rồi trình lên Ban Giám Đốc. Ngân sách Marketing được phân rõ cho từng lĩnh vực và một bộ phận ngân sách dùng cho hoạt động Marketing chung.
Ngân sách dành cho kinh doanh lữ hành nên tính theo %, % chi phí lập kế hoach phân bổ cho từng hoạt động tham ra hội chợ, liên hoan hội thảo, du lịch trong năm, chi phí quảng cáo trên báo chí, đài, tivi, chi phí in ấn tờ rơi, cuốn chương trình, chi phí dành cho hoạt động xúc tiến bán và các chi phí khác có liên quan tới hoạt đông Marketing như chi phí khảo sát xây dựng chương trình, thiết kế kênh, mở văn phòng, tuỳ theo hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh sự
biến động trên thị trường mà công ty có thể bổ sung hoặc rút bớt ngân sách cho hoạt động Marketing.
3.3 Hoàn thiện Marketing – mix thị trường du khách quốc tế.
3.3.1. Đối với du khách quốc tế có thu nhập thấp
3.3.2. Đối với du khách có thu nhập cao
3.4. Một số kiến nghị để phát triển
3.4.1 Đối với chính phủ nhà nước và Tổng Cục Du Lịch Việt Nam
Nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước thì nhà nước và Tổng Cục Du Lịch cần làm tốt các vấn đề sau:
Nhà nước cần đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch ra vào thuận tiện hơn.
Nhà nước nên đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải để phục vụ cho du lịch.
Cần chú trọng và đầu tư có hiệu quả vào công tác tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác và hội nhập quốc tế, phát triển tổ chức lãnh thổ về du lịch
Cần điều chỉnh lại luật du lịch cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Cần rà xoát lại các văn bản quản lý, loại bỏ những văn bản không phù hợp và hết hiệu lực đối với kinh doanh lữ hành và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lý.
Chính phủ và nhà nước cần có biện pháp kiểm soát các loại dịch bệnh: cúm A (H1N1), …, thiên tai (mưa bão, động đất, sóng thần…), ô nhiễm môi trường để kịp thời ứng phó với tình hình nhằm đảm bảo cho ngành du lịch luôn hoạt động tốt.
Cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm công ty lữ hành giả, những đối tượng lợi dụng du lịch để phá hoại an ninh quốc gia… Đặc biệt, cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động du lịch và các công ty lữ hành gây ra.
Có sự phối hợp với các ngành: công an, hải quan, hàng không… Đặc biệt là ngành công an du lịch để bảo vệ an ninh, trật tự, tạo môi trường du lịch văn minh cho du khách.
Nhà nước cần ban hành chỉ thị cho các cấp, các ban ngành du lịch không để tình trạng ăn xin, bán hàng rong lôi kéo khách.
Cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng.
Tổng cục Du Lịch Việt Nam nên xuất bản những sách về Marketing du lịch cho nhân viên mới vào nghề, tổ chức hội thi nhà điều hành, hướng dẫn viên giỏi hằng năm để những nhà điều hành tour, hướng dẫn viên khắp mọi miền đất nước đến giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
3.4.2 Đối với Tổng cục du lịch An Giang
Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh đến năm 2010, tỉnh đã xác định: “Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành để tăng giá trị cho ngành du lịch. Đầu tư các mặt về cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững.”
3.4.2.1. Đối với tình hình chung về du lịch An Giang
Trước tiên, cần tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tái tạo các công trình di tích và kiến trúc tiêu biểu các nền văn hóa của bốn dân tộc trong tỉnh. tại các khu du lịch trọng điểm như khu vực Châu Đốc – Núi Sam, khu vực Núi Cấm, khu vực Núi Giài…
Không ngừng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, phát triển các ngành, nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, vườn cây ăn trái… để tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng và mới lạ đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách từ đó tạo sự hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến An Giang
Song song với việc lên kế hoạch và hòan thành những dự án phát triển chất lượng cũng như loại hình du lịch, thì nguồn nhân lực và nguồn vốn cũng cần phải được đầu tư và cải thiện, do đó cần củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giao đoạn mới, tạo hành lang pháp lý thông thoáng nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch
3.4.2.2. Đối với doanh nghiệp du lịch tại An Giang
Cần tạo điều điều kiện cho các công ty du lịch lữ hành chấp hành tốt các quy định trong lĩnh vực hoạt động, giúp đỡ việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch trong khu vực.
Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra nư ớc ngoài, tổ chức các sự kiện tại khu vực để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Nhà nước, kiểm tra, giám sát nhằm uốn nắn hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
KẾT LUẬN
Đối với kinh doanh du lịch hay kinh doanh bất cứ một lĩnh vực nào thì công tác Marketing phải được coi trọng hàng đầu. Ngày nay, khách hàng là nhân tố quan trọng để các nhà cung cấp sản xuất và cung ứng ra thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Vì thế công tác Marketing là công tác luôn tìm kiếm và dự đoán được xu thế phát triển của thị trường. Từ đó, nó giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoặc thay đổi cho kịp với xu thế phát triển đó.
Mặc dù các chính sách Marketing của Trung tân du lịch An Giang vẫn chưa khai thác một cách tốt nhất, Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trung tâm , hoạt động kinh doanh những năm qua đã có những tiến bộ rõ rệt và đạt được một số hiệu quả. Chuyên đề đã đề cập một số nét về thực trạng vận dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh lữ hành tại trung tâm du lịch An Giang. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp Marketing thu hút khách quốc tế để đem laị hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu
Do thời gian có hạn, nên chuyên đề nghiên cứu chưa sâu nên việc vận dụng chính sách Marketing vào Công ty Cổ Phần du lịch An Giang là chưa triệt để. Mong được sự đóng góp ý kiến của Hội Đồng và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
Một số chương trình tour của Trung tâm.
Tour trong nước
HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG
Khởi hành tại Thành phố Long Xuyên/ Phương tiện: máy bay & xe máy lạnh đời mới/ Thời gian: 5 ngày 4 đêm/ Điện thoại liên hệ: 076.3841 036 - 3942 176
Ngày 1: LONG XUYÊN – TP.HỒ CHÍ MINH – ĐÀ NẴNG
Sáng đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi TP.Hồ Chí Minh. Điểm tâm dọc đường. Đến sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục đáp chuyến bay đi Đà Nẵng. Xe đón khách ăn trưa với đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng: “Bánh tráng thịt heo 2 đầu da và Mỳ Quảng”. Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều xe đưa quý khách quay 1 vòng tham quan Bán Đảo Sơn Trà; viếng Linh Ứng Tự, Bảo Tàng Chàm và thưởng ngoạn vẻ đẹp biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong những bãi biển quyến rũ nhất Hành Tinh).
Ăn tối hải sản. Quý khách tự do khám phá Phố biển Đà Nẵng về đêm: Cầu Quay sông Hàn, Trung Tâm Thương Mại, Khu phố ẩm thực, Café – Bar – Discotheque, …
Ngày 2: ĐÀ NẴNG – NGŨ HÀNH SƠN – PHỐ CỔ HỘI AN
Điểm tâm. Tham quan khu di tích – danh thắng Ngũ Hành Sơn - khám phá các hang động, vãn cảnh đẹp non nước trời mây, viếng những ngôi chùa thiêng. Làng nghề điêu khắc đá và biển Non Nước (China Beach). Khởi hành đến Đô Thị Cổ Hội An – Di Sản Văn Hóa Thế Giới, nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Ăn trưa nhà hàng. Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
Chiều bách bộ tham quan Phố Cổ với: Chùa Cầu Nhật Bản, Bào tàng văn hóa Sa Huỳnh, Nhà Cổ hàng trăm năm tuổi, Hội Quán Phúc Kiến & Xưởng thủ công mỹ nghệ, thưởng thức ca nhạc truyền thống lúc 15h15. Tham quan và tắm biển Cửa Đại.
Ăn tối nhà hàng, thưởng thức đặc sản Hội An (Cao Lầu – Bánh Bao – Bánh Vạc – Hoành Thánh). Tự do thưởng ngoạn vẻ đẹp Phố Cổ Hội An, rực rỡ soi bóng bên dòng sông Hoài, từng là thương cảng sầm uất của người Chăm thế kỉ thứ II và Việt Nam từ thế kỉ XVI.
Ngày 3: HỘI AN – CỐ ĐÔ HUẾ
Điểm tâm. Rời Hội An đi Cố Đô Huế - Di Sản Văn Hóa Thế Giới, xuyên hầm đường bộ đèo Hải Vân, dừng chân chụp ảnh Làng Chài Lăng Cô.
Ăn trưa nhà hàng và nhận phòng K/sạn nghỉ ngơi.
Chiều tham quan Đại Nội (Hoàng Cung của 13 vị vua triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh) và Chùa Thiên Mụ cổ kính, xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ XVII.
Ăn tối nhà hàng Huế với đặc sản xứ Huế ( Bánh bèo, lọc, nậm, khoái,…). Ngồi thuyền Rồng nghe ca Huế và thả hoa đăng cầu may trên dòng sông Hương thơ mộng.
Ngày 4: CỐ ĐÔ HUẾ – ĐỘNG PHONG NHA
Điểm tâm. Rời Huế đi Phong Nha – Kẻ Bàng – Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới. Viếng thăm Thánh Địa La Vang (Được phong tặng là Tiểu Vương Cung Thánh Đường) và chụp ảnh Vĩ Tuyến 17 – Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải (Giới tuyến tạm chia cắt 2 miền Nam – Bắc suốt 20 năm từ 1954 – 1973).
Ăn trưa nhà hàng tại Phong Nha.
Chiều ngồi thuyền ngược sông Son chinh phục động Phong Nha: hang Bi Ký, Cô Tiên & Cung Đình dưới sâu lòng núi nơi có con sông ngầm từ Lào chảy sang, chiêm ngưỡng các khối thạch nhũ tuyệt đẹp được kiến tạo bởi thiên nhiên. Khởi hành về Huế theo đường Trường Sơn – Hồ Chí Minh Huyền Thoại.
Ăn tối nhà hàng và ngủ K/sạn tại Huế. Quý khách tự do thưởng ngoạn vẻ đẹp xứ Huế về đêm với cầu Tràng Tiền rực rỡ sắc màu.
Ngày 5: HUẾ - TP.HỒ CHÍ MINH – LONG XUYÊN
Điểm tâm. Tham quan Lăng Tự Đức – tình cảm, lãng mạn, trữ tình phản ánh chính cuộc đời của vị vua tài hoa nhưng bạc mệnh, viếng đền thờ Huyền Trân Công Chúa , khám phá Đại Đồng Chum trên núi Ngũ Long tuyệt đẹp và mua sắm đặc sản Chợ Đông Ba.
Ăn trưa nhà hàng.
Chiều xe đưa quý khách ra sân bai Nội Bài đáp chuyến bay về TP.Hồ Chí Minh. Xe đón quý khách tại sân bay Tân Sơn Nhất đưa về Long Xuyên tiễn đoàn và hẹn gặp lại.
HOMESTAY - MY HOA HUNG, AN GIANG
HOMESTAY TOUR/ To depart from Long Xuyên city/ By bicycle/ Tel076.3841036
Day 1: Meeting visitors at An Giang Travel Service Center – 17 Nguyễn Văn Cưng street. Then transfer to the Tiger Island – Mỹ Hòa Hưng village. Visitors cycle around this village by bicycle to visit: Sawmill, the place villagers make Inscence stick, Rice field, Blacksmith, Carpenter. Dinner and overnight in the local family home.
Day 2: Breakfast. Visitors have a boat trip to visit Long Xuyên Floating Market, Long Xuyên city Market, Mỹ Phước community hall, Uncle Tôn’s Memorial area. Have lunch. Have a rest before saying good-bye to the local family and come back to Long Xuyên city
* Tour include:
- Meals on the programe (D, B, L).
- Boat trip to Long Xuyên Floating Market.
- Bicycles.
- Fees of the ferry (but not for cars).
- Pedicabs for transfer.
- Tour guide.
- VAT invoice.
* Tour exclude:
- Meals outside the program.
- Visiting outside the program.
- Busses.
- Cyclo transport luggage to the island.
Tour nước ngoài.
Long Xuyên - Malaysia - Singapore – Long Xuyên
7 ngày - 6 đêm )
Ngày 01: Long Xuyên - Kuala Lumpur - Genting (Ăn tối)
Ô tô đón đoàn tại Long Xuyên ra sân bay Trà Nóc, đáp chuyến bay đi Malaysia. Đến Kuala Lumpur, xe ôtô đón đoàn khởi hành đi Cao nguyên Genting - Khu nghỉ mát lý tưởng cao 2000m từ mực nước biển với các khu vui chơi giải trí, tham quan sòng bạc Casino nổi tiếng ở Châu Á. Ăn tối. Nghỉ tại Theme Park Hotel***
Ngày 02: Genting - Kuala Lumpur (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau khi ăn sáng, ôtô đưa đoàn đi Kuala Lumpur trên đường ghé thăm Động Batu của người Hindu cổ, mua các món quà đặc trưng của Malaysia. Đoàn tham quan thành phố: Quảng Trường Độc Lập, Cung Điện Hoàng Gia, Đài Tưởng Niệm Liệt Sỹ. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn Radius Hotel*** hoặc tương đương.
Ngày 03: Kuala Lumpur (Ăn sáng, trưa, tối)
Ăn sáng tại khách sạn. đoàn tham quan nhà thờ Hồi Giáo quốc gia, Chùa Thiên Hậu, chụp ảnh tại Tháp đôi Patronas. Ăn tối. Nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 04: Kuala Lumpur - Malaca (Ăn sáng, trưa, tối)
Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành đi Malaca. Quý khách tham quan Thành phố Malaca - Thành phố cổ nhất Malaysia với thành cổ Bồ Đào Nha có từ thế kỷ 16: Đền thánh Pauls, Quảng trường Hà Lan, Đền cổ Cheng Hoon. Nghỉ tại Century Mahkota Hotel
Ngày 05: Malaca - Singapore (Ăn sáng, trưa, tối)
Đoàn khởi hành đi Singapore (qua Johor). Quý khách tham quan Thành phố Singapore: Công viên Merlion, Đồi Farber - ngắm toàn cảnh Singapore… Nghỉ đêm tại Fort Canning Hotel
Ngày 06: Singapore (Ăn sáng, trưa, tối)
Ăn sáng tại khách sạn. Đoàn tham quan Toà Thị Chính, toà nhà Quốc hội, sông Singapore, Tượng đài Dr. Starmforf - người sáng lập ra thành phố. Ăn trưa tại nhà hàng Korean BBQ. Quý khách đi cáp treo tham quan đảo Sentosa - một trong những khu vui chơi giải trí nổi tiếng nhất trong khu vực. Tham quan Bảo tàng sáp (Wax Museum), Merlion Tower, Vườn Lan (Orchid Garden). Sau bữa tối trên đảo Quý khách thưởng thức chương trình biểu diễn nhạc nước màu đẹp nhất Châu Á. Nghỉ đêm khách sạn.
Ngày 07: Singapore - Hà Nội (Ăn sáng)
Ăn sáng tại khách sạn. Đoàn tự do trước khi ra sân bay đáp chuyến bay về Việt Nam. Tới sân bay Trà Nóc, xe ôtô đón đoàn về Long Xuyên. Kết thúc chuyến tham quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_do_chon_de_tai_1__5158.doc