PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Vị trí của nhà văn Cervantes và tác phẩm "Đôn Kihôtê - nhà quí tộc tài ba xứ Mantra" trong nền văn học thế giới.
Cũng giống như nhiều tác phẩm văn học lớn khác, không phải ngay từ đầu "Đôn Kihôtê" đã được đánh giá đúng với vị trí của nó. Tác phẩm đã phải trải qua cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của thần thời gian trong suốt 400 năm qua, ngay từ khi mới "lọt lòng mẹ". Nhưng có thể nói đến hôm nay cuộc thử nghiệm ấy đã bước vào hồi kết, giá trị của tác phẩm đã được khẳng định.
"Đôn Kihôtê" là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong nền văn học thế giới, nó thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người không riêng gì giới nghiên cứu phê bình văn học. Bởi lẽ, "cuốn tiểu thuyết này là một tấm gương thần phản chiếu những tâm hồn cao thượng và được nhiều người coi là kiệt tác hài hước nhất thế giới" (10,26) không phải tự nhiên mà "Đôn Kihôtê là tác phẩm mà trẻ con giở ra xem, thanh niên đọc, người lớn hiểu và các cụ già tán thưởng" (10 26). Điều đó thể hiện một sức thu hút rộng rãi, một nội dung sâu sắc, cùng một hình thức thể hiện độc đáo. Marthe Robert - nhà phân tâm học người Pháp, trong cuốn "Tiểu thuyết về những cội nguồn và cội nguồn tiểu thuyết" viết năm 1972 đã đánh giá "Đôn Kihôtê hiển nhiên là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên" (4,20). Genard de Cortanze còn đi xa hơn và khẳng định: Đôn Kihôtê là "một thử thách của tiểu thuyết hiện đại trước khi tiểu thuyết hiện đại ra đời" (4,20)
Chính Cervantes viết nên kiệt tác "Đôn Kihôtê" để rồi đến lượt mình Đôn Kihôtê làm nên tên tuổi Cervantes. Chúng tôi rất ấn tượng về những thông tin trong bài nghiên cứu của một tác giả người Tây Ban Nha: Cervantes - "tác giả gần như là thiêng liêng của văn học Tây Ban Nha. Cervantes là tên của ngôn ngữ chúng tôi (ngôn ngữ của Cervantes), là tên của cơ quan có nhiệm vụ truyền bá tiếng Tây Ban Nha (viện Cervantes), tên của các giải thưởng giành cho những viên ngọc tiếng Tây Ban Nha (các giải thưởng Cervantes) và chắc chắn đó là tên của rất nhiều đường phố, quảng trường, trường học và các cơ quan rải trên khắp thế giới" (9,25). Tên tuổi của nhà văn Cervantes không chỉ dừng lại ở biên giới xứ sở đấu bò tót mà còn vươn ra toàn thế giới. Cervantes không chỉ là một tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng mà còn là một trong những tác gia lớn nhất của văn học thế giới - "với Cervantes đã hình thành một nền nghệ thuật châu Âu vĩ đại" (6,11). Và nhà tiểu thuyết, phê bình văn học Milan Kundera bằng những lập luận sắc sảo của mình đã chứng minh: "Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes" (6, 11).
Như vậy "Đôn Kihôtê" của Cervantes có vị trí kết tinh và mở đường trong tiến trình văn học thế giới.
2. Niềm thích thú và say mê riêng của người nghiên cứu
Tác phẩm Đôn Kihôtê ban đầu không đến với chúng tôi một cách trực tiếp mà đến một cách gián tiếp thông qua những nhân vật bất hủ của nó. Những Đôn Kihôtê, Xantrô Panxa, tướng cướp Paxamôntê đã bước thẳng từ trang sách ra giữa cuộc đời và có một sức sống lâu bền giữa sóng gió thời gian. Lúc còn nhỏ đâu đó chúng tôi gặp những người có biệt danh Đông Kisốt hay Đôn Kihôtê, điều đó đã thực sự gây tò mò hứng thú cho chúng tôi. Sau đó chúng tôi còn được tiếp xúc với tác phẩm này trong chương trình học phổ thông. Nhưng thực sự phải đến năm nay trên giảng đường đại học chúng tôi mới có dịp tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm một cách toàn diện sâu sắc dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giỏi, nhiều kinh nghiệm. Choáng ngợp trước vẻ đẹp của văn học phương Tây nói chung, văn học Phục hưng nói riêng, chúng tôi đã thực sự bị tác phẩm Đôn Kihôtê chinh phục nếu không nói là "khiêu khích". Câu chuyện ấy như có một thứ ma lực thu hút chúng tôi, nó treo trước mắt chúng tôi một câu hỏi, thôi thúc giải mã.
3. Ý nghĩa
Từ việc nghiên cứu "Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê" chúng tôi mong muốn góp thêm một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm Đôn Kihôtê nói riêng và văn học Phục hưng nói chung. Để từ đó tiếp tục khẳng định vị trí của tiểu thuyết Đôn Kihôtê và nhà văn Cervantes trong nền văn học thế giới.
Chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đôn Kihôtê, từ đó phục vụ việc giảng dạy tác phẩm này trong chương trình Phổ thông cơ sở, cụ thể là chương trình Ngữ văn lớp 8.
Chúng tôi mong muốn với hướng tiếp cận này chúng ta sẽ có thêm một cái nhìn mới về tác phẩm, về vẻ đẹp vĩnh cửu của nó. Chúng tôi có tham vọng làm cho những người đã yêu thích "Đôn Kihôtê" thêm yêu và hiểu hơn về nó, những người chưa tìm hiểu về "Đôn Kihôtê" có thêm một lời gợi ý thú vị từ bài viết này. (Vì chúng tôi tin ai đã đọc tác phẩm cũng sẽ bị nó chinh phục).
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài 1
1. Vị trí của nhà văn Cervantes và tác phẩm "Đôn Kihôtê - nhà quí tộc tài ba xứ Mantra" trong nền văn học thế giới. 1
2. Niềm thích thú và say mê riêng của người nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa 2
II. Lịch sử vấn đề và giới thuyết khái niệm 3
1. Lịch sử vấn đề 3
2. Giới thuyết khái niệm 4
2.1. Trò chơi 4
2.2. Luật chơi 4
2.3. Người tham gia trò chơi 4
2.5. Không gian chơi 5
2.6. Thời gian chơi 5
3. Lễ hội Carnaval - cội nguồn của thủ pháp trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê. 5
III. Phạm vi nghiên cứu 8
IV. Phương pháp nghiên cứu 9
V. Bố cục báo cáo 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: TRÒ CHƠI HIỆP SĨ 10
I. Luật chơi 10
1. Cơ sở của luật chơi 10
2. Nội dung của luật chơi 11
II. Người tham gia trò chơi 11
1. Tham gia trò chơi với ý thức "sống" 12
1.1. Khái niệm "ý thức sống" 12
1.2. Hành động "lập những chiến công hiển hách" của Đôn Kihôtê 12
1.3. Hành động "phụng sự tình nương" của hiệp sĩ Đôn Kihôtê 16
1.4. Đôn Kihôtê và giám mã Xantrô Panxa 17
2. Tham gia trò chơi với ý thức "chơi" 19
2.1. Tập thể người tham gia rộng lớn 20
2.2. Hoạt động của những người tham gia với ý thức chơi 22
III. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 25
1. Không gian của trò chơi hiệp sĩ 25
2. Thời gian của trò chơi hiệp sĩ 26
CHƯƠNG II: CÁC TRÒ CHƠI LỒNG GHÉP 31
I. Trò chơi mục ca 31
1. Luật chơi 31
1.1. Cơ sở của luật chơi 31
1.2. Nội dung của luật chơi 32
2. Người tham gia trò chơi 33
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo 33
2.2. Hoạt động của người tham gia trò chơi 35
2.3. Ý thức của người tham gia trò chơi 36
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 39
3.1. Không gian của trò chơi mục ca 39
3.2. Thời gian của trò chơi mục ca 40
II. Trò chơi bợm nghịch 40
1. Luật chơi 40
1.1. Cơ sở của luật chơi 40
1.2. Nội dung của luật chơi 42
2. Người tham gia trò chơi 42
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo - thế giới hoạt động phong phú. 42
2.2. Ý thức của người tham gia trong trò chơi 44
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi 46
3.1. Không gian của trò chơi bợm nghịch 46
3.2. Thời gian của trò chơi bợm nghịch 47
PHẦN KẾT LUẬN 49
PHẦN PHỤ LỤC 48
THƯ MỤC THAM KHẢO 61
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạo của chàng, những hành động phi thường dũng cảm của chàng khiến ta cứ có cảm giác chàng là một "con người trẻ" chứ không phải đã ở độ tuổi ngoài ngũ tuần. Ngoài ra cũng có những gia đình quyền quý và quý tộc giàu sang đưa vợ con, bạn bè và họ hàng thân thuộc tới vui chơi tại một thắng cảnh thiên nhiên, tụ tập nhau lại thành một Arcađia(*) Một miền của Hi Lạp cổ, dân cư làm nghề chăn cừu, được các thi sĩ xưa ca ngợi là mảnh đất của hạnh phúc và nhân ái.
(II, 58) nhưng người đại diện cho họ vẫn là những nam nữ thanh niên hết sức trẻ tuổi. Không chỉ trẻ mà các nhân vật trong trò chơi mục ca còn có vẻ đẹp ngoại hình và trí tuệ. Các cô gái hiện lên đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Vẻ đẹp của Marxêla khiến "ai trông thấy cũng phải cảm ơn Chúa vì đã hi sinh ra một người đẹp như vậy" (I, 12). Còn hai cô gái chăn cừu muốn phục hồi cuộc sống điền viên thì khi vừa xuất hiện đã được miêu tả là "rất xinh đẹp... tóc hai người xõa trên vai, hoe vàng không thua gì ánh mặt trời, đầu mang vòng nguyệt quế xanh và mống gà đỏ... Cảnh tượng này khiến Xantrô kinh ngạc, Đôn Kihôtê hồi hộp, và cả mặt trời cũng phải dừng lại để ngắm (II, 58). Ngay cả các chàng trai cũng đều được miêu tả là rất xinh trai, hào hoa, phong nhã. Không chỉ có vậy họ còn là những người rất tài giỏi. Antôni được miêu tả là "tài hoa và tài tình lắm, đặc biệt là anh ta có tài kéo nhị thì không ai bằng" (I,11). Baxiliô tuy là một chàng trai nghèo nhưng "nhanh nhẹn có một, rất giỏi ném lao, đánh vật và tung cầu, chạy nhanh như hoẵng, chạy nhẹ như dê và chơi ném ky thì tuyệt; anh hát hay như chim sơn ca, và nghe anh chơi đàn lục huyền tưởng như đàn biết nói vậy: đặc biệt, anh đánh kiếm không thua gì tay kiếm cừ khôi nhất" (II, 19). Dường như tác giả đã không tiếc lời miêu tả những nhân vật này, họ hiện lên tựa những tiên đồng ngọc nữ với vẻ đẹp vẹn toàn, thánh thiện, có cả sắc, tài và tình. Cũng bởi vậy mà ở họ còn ánh lên sự nhiệt tình, sôi nổi, bồng bột rất đáng yêu của tuổi trẻ.
Nếu như các nhân vật trong trò chơi hiệp sĩ rất không thuần nhất, từ ý thức tham gia trò chơi đến địa vị, xuất thân thì trái lại các nhân vật trong trò chơi mục ca lại khá thuần nhất. Trò chơi hiệp sĩ mở ra một thế giới hết sức đa dạng, nhiều chiều như chính cuộc đời thực thì trò chơi mục ca lại chỉ mở ra một thế giới khá nhỏ hẹp, đơn điệu, không đa dạng sắc màu.
2.2. Hoạt động của người tham gia trò chơi
Theo thống kê của chúng tôi có 8 tiểu trò trò chơi nằm trong kiểu trò chơi mục ca. Các tiểu trò chơi này đồng thời cũng là những câu chuyện lồng ghép trong cốt chuyện chính, xoay quanh cuộc phiêu lưu của Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa. Lẽ dĩ nhiên mỗi tiểu trò chơi có nội dung khác nhau, với những hoạt động khác nhau. Nhưng tất cả các nhân vật đều rời bỏ cuộc sống thường nhật của bản thân, khoác lên mình bộ quần áo mục phu và lang thang khắp núi rừng. Tuy nhiên có người thì do yêu mà chưa được đáp lại (Antôni) có người do đem lòng yêu mà không được đáp lại (Grixôxtômô), cũng có người bị phụ bạc (Carđêniô, Đôrôtêa), lại có người tưởng tượng bị tình nương hắt hủi (Đôn Kihôtê), người lại muốn phục hồi cuộc sống điền viên thuở trước. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng nhìn chung điểm khởi đầu và kết thúc hành động của họ là giống nhau. Khởi đầu là nỗi đau về tình yêu không thành. Kết thúc là bỏ vào rừng làm mục phu. Và cuộc sống mục phu của họ được tiến hành đúng theo luật của trò chơi mục ca, giống mọi cuốn tiểu thuyết mục ca đương thời. Bao trùm lên họ là nỗi đau buồn, bi ai: Antôni vừa hi vọng vừa thất vọng Grixôxtômô đau khổ đến chết, Carđêniô, Luxinđa, Đôrôtêa, Đôn Phernanđô bị nỗi ghen tuông, giận hờn giày vò, Đôn Kihôtê cũng tự hành xác để chứng tỏ tình yêu của mình, những người theo đuổi Lêanđra, vừa thất vọng vừa giận... và để vơi bớt nỗi buồn họ tìm đến với thơ ca, nhạc họa. Tất cả các nhân vật của chúng ta kì lạ thay đều có thể trở thành nhạc sĩ, thi sĩ, trong các tài năng của họ bao giờ cũng có tài đàn và tài thơ. Antôni và Đôn Luix chẳng ngại ngần mà ca lên những bức thư tình tràn đầy cảm xúc giữa chốn núi rừng hay đêm khuya thanh vắng.
Như vậy ở trò chơi mục ca, hành động của các nhân vật đều tuân theo luật chơi, phù hợp với lý tưởng về một cuộc sống thanh vắng nơi ngự trị của thiên nhiên, của thi ca nhạc họa cùng khát vọng tình yêu.
2.3. Ý thức của người tham gia trò chơi
Các nhân vật tham gia trò chơi mục ca đều tuân theo luật chơi nhưng ý thức của họ trong trò chơi không giống nhau. Sự phân tách các nhân vật của trò chơi mục ca về mặt ý thức tham gia trò chơi không rõ ràng, đậm nét như ở trò chơi hiệp sĩ nhưng chúng tôi cũng tạm chia họ thành hai nhóm: tham gia với ý thức sống và tham gia với ý thức chơi.
Trong trò chơi mục ca, người tham gia trò chơi với ý thức chơi chỉ bao gồm những gia đình quý tộc và những nhà quý tộc giàu sang muốn lập nên Arcađia thứ hai. Họ khoác áo mục phu chẳng phải vì một nỗi đau, nỗi bất hạnh nào do tình yêu mang lại, đơn giản chỉ vì họ muốn phục hồi cuộc sống điền viên thuở trước, muốn sống trong thế giới ấy trong một khoảng thời gian nhất định. Vì là chơi nên họ chỉ "mặc giả mục đồng" áo ngắn và váy của họ may bằng gấm quý, lụa vàng đắt tiền, và điều này thể hiện ngay trong suy nghĩ của họ: "chúng tôi chăng lưới chỉ để mua vui thôi", chúng tôi "tới vui chơi nơi đây" (II, 58).
Ngoài những người này ra, các nhân vật còn lại đều là những người tham gia với ý thức sống, có thể họ chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết mục ca nhưng mọi hành động của họ đều thể hiện ý thức sống trong trò chơi, trong suy nghĩ của họ không khi nào nghĩ rằng mình đang chơi. Mặc dù vậy ở trong nhóm nhân vật này, ý thức tham gia trò chơi của họ vẫn có nét khác nhau. Ở Đôn Kihôtê, thế giới mục ca, thế giới hiệp sĩ và thế giới thực "chồng xếp" lên nhau làm một. Chàng bước từ thế giới hiệp sĩ sang thế giới mục ca hết sức tự nhiên, không hề phân tách hai thế giới đó. Những hành động của chàng dập khuôn theo môtip của những câu chuyện mục ca: cũng bỏ lên núi một mình tự đày ải bản thân, cũng tết một chuỗi tràng hạt để có thể đọc một triệu bài kinh mừng, cũng làm thơ viết lên cát hoặc khắc lên thân cây để mô tả nỗi buồn của mình nhưng tất cả những hành động ấy lại nhằm chứng tỏ tình cảm với tình nương của chàng là Đulxinêa, tức là cũng nằm trong mạch trò chơi hiệp sĩ. Chỉ đến khi bị hiệp sĩ Trăng sáng đánh bại, buộc phải quay về nhà một năm chàng mới nghĩ tới việc sắm vai mục phu sống một cuộc đời ẩn dật, lúc đó thế giới mục ca và thế giới hiệp sĩ trong ý thức của Đôn Kihôtê mới tách rời, không chồng xếp lên nhau. Trừ Đôn Kihôtê còn các nhân vật tham gia với ý thức sống trong trò chơi mục ca lại coi thế giới mục ca là sự "nối tiếp" thế giới thực tại mà họ vừa mới sống và vẫn nằm trong thế giới thực. Tức là thế giới mục ca là thế giới thực mà họ sống trong đó, nhưng không chồng xếp lên thế giới của đoạn đời trước đó mà là sự nối tiếp. Chỉ có tham gia với ý thức sống thì Grixôxtômô mới có thể chết vì tình yêu không được đáp lại. Chỉ có coi thế giới mục ca là sự nối tiếp thì Carđêniô, Luxinđa, Đôn Phernanđô, Đôrôtêa mới rời khỏi thế giới ấy trở về cuộc sống cũ của mình khi đạt được hạnh phúc trong tình yêu. Đôn Luix và Baxiliô, Kitêra cũng vậy.
Ở đây ta còn thấy nổi lên vấn đề tình yêu. Tình yêu của Đôn Kihôtê là tình yêu của một hiệp sĩ với tình nương theo luật chơi hiệp sĩ, đó là tình yêu mang tính chất phụng sự, tôn thờ. Thậm chí tình yêu ấy mang tính công thức nhiều hơn là tình cảm thực, bởi Đôn Kihôtê chưa hề gặp tình nương của mình mà tình nương của chàng cũng chẳng biết, chẳng đoái hoài đến chàng. Còn tình yêu của các mục đồng là tình yêu với đầy đủ tính hiện thực, đời thường của nó, có tỏ tình, có giận hờn, ghen tuông, có hi vọng và cũng có cả niềm thất vọng, bi ai. Tình yêu ấy mang đặc điểm chung là không được đáp lại nên nhân vật trở nên đau khổ, chán chường. Khi họ tìm được hạnh phúc trong tình yêu cũng là lúc đặt dấu chấm hết cho quãng đời mục ca.
Trong trò chơi mục ca ta gặp lại một số nhân vật tham gia trong trò chơi hiệp sĩ. Đôn Kihôtê là nhân vật tham gia trò chơi hiệp sĩ với ý thức sống và sống trong trò chơi mục ca bởi hai thế giới này đã được chàng chồng xếp lên nhau. Còn các nhân vật như Đôn Phernanđô, Luxinđa, Đôrôtêa, Carđêniô chơi trong trò chơi hiệp sĩ nhưng lại sống trong trò mục ca. Mối quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi hiệp sĩ với ý thức sống và các nhân vật trong trò chơi mục ca khá êm ả. Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa yêu thích cuộc sống điền viên và đã thể hiện sự đồng tình của mình với cuộc sống ấy bằng dự định sẽ sắm vai mục phu trong một năm phải ở nhà. Theo Đôn Kihôtê: "... những cô gái chàng trai chăn cừu xinh đẹp, khôi ngô. Họ đã có ý kiến rất mới mẻ và rất hay ho, phục hồi cuộc sống điền viên ở miền Arcađia thuở trước. Xantrô nếu như anh tán thành, chúng ta sẽ bắt chước họ, cải trang thành mục phu trong suốt thời gian chúng ta sống ẩn dật. Ta sẽ mua vài con cừu và tất cả vật dụng cần thiết để hành nghề, rồi ta sẽ lấy tên là mục phu Kihôtix, anh là mục phu Panxinô" (I,67). Còn các nhân vật của trò chơi mục ca cũng hết lòng giúp cha sứ và các bác phó cạo thực hiện mong muốn đưa chàng hiệp sĩ của chúng ta trở về nhà. Trước những hành động nực cười của Đôn Kihôtê, họ cười thỏa thích nhưng vẫn thấy chàng đáng yêu và nhiều lúc rất thông thái, họ đón tiếp chàng nhiệt tình như một khách quý. Cách ứng xử này hoàn toàn khác so với các nhân vật trong trò chơi bợm nghịch. Mối quan hệ "hoà bình" giữa Đôn Kihôtê và các nhân vật sống trong trò chơi mục ca xuất phát từ chỗ họ gặp nhau ở tinh thần thoát ly hiện thực cuộc sống đen tối. Đứng trước hiện thực xã hội đương thời, Đôn Kihôtê chọn phương thức hành động theo kiểu của những hiệp sĩ đạo thưở trước, thoát ly vào thế giới hiệp sĩ hão huyền, bí ẩn của. Còn các nhân vật của trò chơi mục ca lại chọn phương thức thoát ly tìm về với thiên nhiên, tìm đến với thơ ca, nhạc hoạ, than khóc với nỗi đau khổ trong tình yêu. Theo chúng tôi hạnh phúc tình yêu ở đây cũng có thể coi là một biểu tượng. Hạnh phúc trong tình yêu là cái mà các nhân vật mục ca hướng tới, là niềm khao khát của họ. Đó là biểu tượng cho cái mà thế giới nên có và cần phải có. Các nhân vật mục ca cũng hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, thế giới như nó cần phải có. Vậy nhưng hiện thực không có chỗ đứng cho lý tưởng của họ, họ đi tìm ở một thế giới khác. Vấn đề độ vênh giữa hiện thực - lý tưởng - hành động tiếp tục được triển khai.
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi
3.1. Không gian của trò chơi mục ca
Trước hết, chúng tôi cũng khảo sát không gian rộng của trò chơi mục ca tức thế giới mục ca. Thế giới này cũng là hình ảnh khúc xạ của thế giới hiện thực - xã hội Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Trước một hiện thực, trì trệ, khủng hoảng, đen tối, Đôn Kihôtê muốn làm sống lại thế kỷ của các hiệp sĩ, muốn hiện thực hóa lý tưởng nhân văn chủ nghĩa của mình. Đó là một các phản ứng lại hiện thực, thoát ly hiện thực. Các nhân vật của trò chơi mục ca cũng tìm cách thoát ly hiện thực nhưng bằng một con đường khác: sống cuộc đời ẩn dật của các mục phu. "Tiểu thuyết mục ca nhằm lí tưởng hóa cuộc sống đó, một cuộc sống mà nó ca ngợi là tự do phóng khoáng và trong sạch, để đối lập với cuộc sống vật chất tù túng bẩn thỉu, đày cạnh tranh sống mái ở cung đình và ở thành thị" (12; 170). Thế giới mục ca mở ra với sự phóng khoáng, bao la, ở đó chỉ có con người bầu bạn cùng thiên nhiên, thơ ca nhạc họa, gặm nhấm nỗi buồn đau trong tình yêu của mình. Sự bon chen, tù túng của hiện thực chẳng thể bước chân vào thế giới ấy nhưng trong thế giới mục ca, các nhân vật cũng chẳng an nhàn tự tại như những ẩn sĩ phương Đông, nỗi đau khổ chán chường vẫn luôn giày vò họ. Thêm vào đó những người tham gia trò chơi mục ca đều là các quý tộc, những gia đình giàu có, quyền thế nên dù khoác lên mình "bộ áo chăn cừu thì bản chất quý tộc vẫn không đổi... các nhân vật sống cuộc sống vô công rồi nghề, ngày ngày nhởn nhơ trên bãi cỏ, ngoài sườn non hoặc bên bờ suối. Từng đôi nam nữ đi tìm hạnh phúc trong tình yêu, coi tình yêu chẳng những là nguồn tiêu sầu giải muộn mà còn là mục đích của cuộc sống. Họ trao đổi, trò chuyện với nhau bằng một thứ ngôn ngữ chải chuốt, cầu kì để tỏ ra là những người thanh cao, lịch sự" (12; 170). Chính thái độ không bằng lòng với thực tại, ước muốn vượt thoát khỏi nó đã gắn kết Đôn Kihôtê với thế giới mục ca. Nhưng tinh thần quay lưng lại với cuộc đời thực, tư tưởng bi quan, yếm thế thì cần phủ định. Vì vậy khi Đôn Kihôtê vừa có ý định sắm vai mục phu sống cuộc sống ẩn dật thì cũng là lúc một đàn lợn tràn qua, lũ vật bẩn thỉu kéo đi như vũ bão khiến cả Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa lẫn vú khí, ngựa và lừa bị giẫm đạp lăn lông lốc dưới đất. Đấy chính là câu trả lời mà Cervantes dành cho thế giới mục ca.
Mỗi tiểu trò chơi thuộc kiểu trò chơi mục ca lại có một địa điểm tổ chức riêng. Dựa vào bảng khảo sát chúng ta có thể thấy các trò chơi mục ca đều được tổ chức ở đồng cỏ, núi Môrêna, cánh rừng. Đó đều là những không gian thiên nhiên rộng lớn đúng như luật chơi quy định, phù hợp với hoạt động của nhân vật.
3.2. Thời gian của trò chơi mục ca
Khác với thời gian của trò chơi hiệp sĩ có thể tính cụ thể lại được phân ra thành ba chặng theo ba cuộc xuất hành của Đôn Kihôtê; thời gian của trò chơi mục ca ở mỗi tiểu trò chơi là khác nhau. Nhưng thống nhất ở tính mơ hồ, kéo dài. Câu chuyện về chàng Grixôxtômô si tình được kể lại từ lúc chàng đi học, trở về làng, giúp đỡ người cha và dân làng làm giàu đến khi khoác bộ áo chăn cừu đi theo cô gái Marxêla xinh đẹp và chết. Câu chuyện về chàng quý tộc Đôn Luix cũng được kể từ lúc chàng bắt đầu có tình cảm với Klara, chuyện hai người làm quen rồi khi Klara đi theo cha, Đôn Luix phải lặng lẽ đi theo hết ngày này đến ngày khác như thế nào.
Tính mơ hồ, kéo dài này rất phù hợp với tâm trạng đau buồn chán chường của các nhân vật mục đồng, phù hợp với câu chuyện tình yêu của họ. Bởi đau khổ, chán chường thì chẳng còn ai có ý thức về thời gian cụ thể, với họ ngày cũng như đêm và ngày hôm nay cũng giống như ngày hôm qua, thời gian trôi vô vị và buồn tẻ. Và cũng bởi vì muốn chứng tỏ tình yêu, nỗi đau khổ khi thất tình nên thời gian kéo dài, vô định là hợp lý. Thời gian làm nên thước đo của tình cảm.
Như vậy thời gian và không gian chơi của trò chơi mục ca trong tác phẩm Đôn Kihôtê tuân theo luật chơi, hoàn toàn phù hợp với nội dung luật chơi
II. Trò chơi bợm nghịch
(Xem bảng 3: Trò chơi bợm nghịch)
1. Luật chơi
1.1. Cơ sở của luật chơi
Luật chơi của trò chơi bợm nghịch có nguồn gốc sâu xa từ đời sống của những tầng lớp bợm nghịch trong xã hội Tây Ban Nha thế kỷ XVI, XVII. Chính Roser Noguera Mas trong bài viết của mình đã nêu lên hiện thực của đất nước Tây Ban Nha đương thời "nhiều người dân đã phải rời bỏ đất đai của mình để di cư đến các thành phố, làm tăng số người thất nghiệp, ăn mày và lang thang" (9,27). Do sự khủng hoảng một cách toàn diện trên tất cả các mặt nên đông đảo người dân Tây Ban Nha lúc đó đã bị bần cùng hóa. "Sự bần cùng hóa đã sản sinh ra một lớp người đặc biệt, tầng lớp picarô. Đó là lớp người bị vô sản hóa và lưu manh hóa. Họ không có nghề nghiệp nhất định. Để kiếm sống, họ làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi đâu: đi ở, ăn xin, ăn trộm, ăn cướp, lừa đảo, đăng lính viễn chinh, làm hề, dắt mối. Họ vào tù ra tội liên miên" (12; 171).
Tầng lớp picarô hay tầng lớp bợm nghịch chính là cơ sở xã hội của luật chơi bợm nghịch. Gần gũi hơn là các tiểu thuyết bợm nghịch. Tiểu thuyết bợm nghịch cùng với tiểu thuyết hiệp sĩ và tiểu thuyết mục ca là ba loại sách văn học đang được đông đảo quần chúng trên khắp đất nước Tây Ban Nha yêu thích. Tiểu thuyết bợm nghịch hay còn có tên gọi khác là "tiểu thuyết picaret viết về cuộc đời lên voi xuống chó lưu lạc giang hồ của các chàng picarô" (12,171). Tiểu thuyết bợm nghịch thường được viết dưới dạng hồi kí, do một chàng picarô nào đó tự thuật lại cuộc đời mình. Ngôi kể là ngôi thứ nhất, tác giả thường giấu mình không xen vào câu chuyện làm tính chân thực, cuốn hút của nó càng tăng cao. Bởi vậy tiểu thuyết bợm nghịch đặc biệt phát triển trong thời gian này với những tác phẩm nổi tiếng như: Lazarilô ở Tormơ (khuyết danh), Guyxman ở Anpharas (của Matêơ Alêman), Đông Pablơt ở Xêgôvi (của Kêyêđô). Không chỉ được nhân dân yêu thích, tiểu thuyết bợm nghịch còn trở thành một hiện tượng văn học, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiểu thuyết giang hồ ở Anh, Pháp, Đức trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Rõ nhất là các cuốn “Gin Bla ở Xăngtian” của nhà văn Pháp Lơxagiơ và cuốn “Rôbinxơn Cruxô” của nhà văn Anh Đêniơn Điphô. Nổi tiếng hơn cả là cuốn Đôn Kihôtê của Cervantes.
Đây là con đường hình thành và phổ biến luật chơi bợm nghịch.
1.2. Nội dung của luật chơi
Vì lấy từ hình mẫu của các chàng picarô nên luật chơi bợm nghịch cũng quy định nhân vật của mình phải sắm vai những con người vô sản hóa lưu manh hóa ở dưới đáy của xã hội. Để kiếm kế sinh nhai họ không từ chối bất cứ công việc gì từ khó nhọc nhất, hèn kém nhất đến cả lừa đảo, trộm cắp, cốt chỉ để bám trụ giữa cuộc đời. Cuộc sống của họ là tạm bợ, nay đây mai đó, trong phấp phỏng lo âu. Không gian hoạt động của họ là không gian xã hội đầy những lọc lừa áp bức, bất công. Tuy nhiên ở họ toát lên một khát vọng sống mãnh liệt, do hoàn cảnh họ trở nên lanh lợi, khôn lỏi, nhạy bén. Chính bởi vậy cuộc đời họ lúc lên voi khi xuống chó. Có khi họ cũng được nếm chải cuộc sống no đủ, đầm ấm nhưng không lâu bền.
2. Người tham gia trò chơi
2.1. Tập thể người tham gia đông đảo - thế giới hoạt động phong phú.
Cũng giống như trò chơi mục ca, ở tác phẩm Đôn Kihôtê chúng tôi cũng thống kê được 8 câu chuyện mà nhân vật là các anh chàng picarô hay cũng chính là 8 tiểu trò chơi bợm nghịch. Những câu chuyện này cũng là những câu chuyện lồng ghép vào mạch chuyện chính của tác phẩm.
Thế giới nhân vật tham gia trò chơi bợm nghịch cũng hết sức đông đảo, đa dạng. Từ chủ quán trọ, tù khổ sai, tướng cướp đến cả ẩn sĩ giả, lại có cả những anh thị đồng, những người dị giáo. Ta bắt gặp một chủ quán trọ "thuở trẻ... đi khắp đó đây tìm kiếm chuyện phiêu lưu đã tới vùng Perchen ở Malaga, các hòn đảo Cômpax ở Xêviia, máng dẫn nước ở Valenxia, Roonđiia ở Granađa, bãi chăn nuôi ngựa giống ở Corđôba, các quán rượu ở Tôlêđô (*) Những nơi lưu tới và hoạt động của đám lưu manh, kẻ cắp
và còn nhiều nơi khác nữa. Bằng đôi chân nhanh nhẹn và đôi tay khéo léo, đến đâu hắn cũng gây ra chuyện rắc rối như đi mò đàn bà góa, tán tính gái tân, lừa dối trẻ thơ. Khiến hầu hết các tòa án ở Tây Ban Nha đều nhẵn mặt hắn; cuối cùng, hắn trở về lâu đài này, sống bằng của cải của mình và của người khác" (I,3). Thật là một cái hành trang "phi thường" có thể làm mẫu cho mọi tay bợm già! Ngoài ra còn một loạt các nhân vật khác mà hành trang đã được chúng tôi thống kê lại trong bảng 3.
Tất cả các nhân vật của trò chơi bợm nghịch tuân theo luật chơi, họ đều thuộc tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội. Họ có thể khác nhau về dân tộc, tôn giáo: toàn bộ những người tham gia đều thuộc dân tộc Tây Ban Nha và là những con chiên ngoan đạo của Kitô giáo trừ một người Môrô tên là Ricôtê; về nghề nghiệp hiện tại: người làm chủ quán, người là tù khổ sai, người làm chủ một gánh hát, có kẻ là ẩn sĩ, lại cũng có người đang đăng lính; về hành động bợm nghịch: kẻ cắp quần áo, kẻ trộm gia súc, kẻ ba lăng nhăng, có cả tướng cướp... nhưng giữa họ vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.
Thứ nhất, có thể thấy ngay rằng họ có một cuộc sống tạm bợ, nay đây mai đó, nghề nghiệp không ổn định. Trong "sơ yếu lý lịch" của lão chủ quán có nhắc đến rất nhiều địa danh mà lão từng đi qua: vùng Perchen ở Malaga, các hòn đảo Cômpax ở Xêviia, máng dẫn nước ở Valenxia, Roonđiia ở Granađa, bãi chăn ngựa giống ở Corđôba, các quán rượu ở Tôlêđô, Tướng cướp Paxamôntê từ khi chúng ta biết đến cũng đã đi qua núi Môrêna, Aragôn và trở lại Tây Ban Nha. Hành trình của người Môrô tên là Ricôtê có phần dài hơn cả: từ Tây Ban Nha sang Pháp, qua Ý, sang Đức rồi lại trở về Tây Ban Nha trong bộ dạng một người hành hương vừa hát vừa xin ăn. Trường hoạt động của họ thật rộng lớn vô cùng.
Thứ hai, họ là những người lanh lợi, giỏi tính toán, luồn lách, nói như lão chủ quán trọ đầu tiên mà Đôn Kihôtê gặp là "đôi chân nhanh nhẹn và đôi tay khéo léo". Có như vậy họ mới tồn tại được dưới đáy xã hội, và không ngừng vươn lên, thậm chí bước chân vào tầng lớp trung lưu. Trong chuyến đi ta bắt gặp tới hai chủ quán vốn là những tay bợm già. Và hẳn cũng chẳng dễ dàng gì để Paxamôntê từ một tên tướng cướp, tù khổ sai bỏ trốn bị truy nã lại trở thành thầy Pêđrô - "một nhà làm trò múa rối nổi tiếng đã nhiều năm đi khắp vùng Mantra Aragôn... nhiều tiền lắm. Một con người tài hoa, biết ăn nói, nói bằng sáu người" (II, 25) được mọi người trọng vọng, yêu mến và tin tưởng.
Thứ ba, họ là người có sức sống khỏe khoắn, ý chí vươn lên mãnh liệt. Rõ ràng trong tác phẩm ta chẳng hề bắt gặp anh chàng picarô nào đau buồn, than ngắn thở dài, khóc lóc cả. Ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ vẫn bình thản coi như cuộc sống dĩ nhiên phải như thế. Những người tù khổ sai hồ hởi giới thiệu về tội lỗi và hình phạt mà mình phải nhận, tướng cướp Paxamôntê còn có phần tự hào kể về cuộc đời bôn ba của mình mà đang được chép dở trong cuốn tự thuật của y. Anh thị đồng mà Đôn Kihôtê gặp trên đường cũng vậy: "Anh ta trạc mười tám, đôi mươi, nét mặt tươi tỉnh, dáng điệu nhanh nhẹn. Vừa đi anh ta vừa hát những bài dân ca cho quên mệt nhọc", vì nghèo túng anh ta đăng lính với hi vọng sẽ có một cuộc sống khá khẩm hơn. Chính từ ý thức sống khỏe khoắn lạc quan này mà họ có khả năng đặc biệt trong việc pha trò, ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ bợm nghịch đầy hài hước, châm biếm.
Với bấy nhiêu con người, bấy nhiêu cuộc đời cùng rất nhiều hành động đa dạng ta dường như đã có được cái nhìn toàn cảnh về tầng lớp nghèo khổ, bần cùng dưới đáy xã hội. Tuy nhiên nhìn vào những hành động của họ, ta không khỏi xót xa. Đặt trong tương qua so sánh với Đôn Kihôtê ta sẽ càng thấy rõ điều này. Hành động của những nhân vật bợm nghịch chẳng hề mang tính lý tưởng. Họ hành động cốt để duy trì sự tồn tại của bản thân, cốt để phản ứng lại cái xã hội đang tung hứng cuộc đời họ. Cuộc sống của các anh chàng picarô này chẳng nhằm mang lại một cái gì tốt đẹp hơn cho đời, ngày mai như thế nào họ cũng không biết. Nếu các anh chàng bợm nghịch hành động không lý tưởng thì bi kịch của Đôn Kihôtê lại là lý tưởng mâu thuẫn với hiện thực xã hội, lý tưởng chẳng thể hiện thực hóa vì phương thức hành động đã lỗi thời.
2.2. Ý thức của người tham gia trò chơi
Ý thức của tất cả những người tham gia trò chơi bợm nghịch đều giống nhau. Đó là ý thức sống trong trò chơi. Chẳng có nhân vật nào trong trò chơi bợm nghịch sắm vai, đóng vai diễn của mình trong trò chơi. Tất cả bọn họ đều "sống" giữa trò chơi ấy, đó là cuộc đời thực của họ, họ chính là các anh chàng picarô thực thụ.
Nhưng nói như thế cũng không có nghĩa ý thức tham gia trò chơi của họ giống ý thức tham gia của Đôn Kihôtê trong trò chơi hiệp sĩ hay ý thức tham gia của Antôni, Grixôxtômô… trong trò chơi mục ca. Với Đôn Kihôtê thế giới hiệp sĩ và thế giới thực chồng xếp lên nhau nhưng không trùng khít với nhau. Nhà quý tộc nghèo Alônxô Kihana đã "tự làm nên chính mình" khi biến mình thành chàng hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra trứ danh nhưng ở cuối tác phẩm chàng lại trở lại là chính Alônxô Kihana nhân hậu. Với các nhân vật mục đồng thế giới mục ca và thế giới hiện thực là những khúc đoạn nối tiếp nhau, hoàn toàn chân thực. Còn với những người tham gia trò chơi bợm nghịch, thế giới trò chơi chính là thế giới thực và thế giới thực chính là thế giới trò chơi. Hai thế giới ấy hoàn toàn là một.
Trong trò chơi bợm nghịch, ta cũng gặp lại một số nhân vật của trò chơi hiệp sĩ. Nếu trong trò chơi bợm nghịch họ tham gia với ý thức sống thì tất cả họ đều tham gia trò chơi hiệp sĩ với ý thức chơi. Như trên đã nói cách ứng xử của họ với trò chơi hiệp sĩ mà cụ thể là với Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa hoàn toàn khác cách ứng xử của các nhân vật mục ca và ngược lại thái độ của Đôn Kihôtê với các anh chàng picarô cũng không giống thái độ giành cho các mục đồng. Đôn Kihôtê có tham gia vào trò chơi mục ca, chàng đồng tình với lý tưởng, hành động của họ, chàng cũng đã định khoác áo làm mục phu Kihôtix. Nhưng Đôn Kihôtê không hề tham gia vào trò chơi bợm nghịch. Theo chàng thời đại này thật đáng ghét và "thói đời ngày càng đen bạc" (I,11). Đối với Đôn Kihôtê, các nhân vật tham gia trò chơi mục đồng chẳng hề có ác ý, họ giành cho chàng tình yêu mến chân thành, họ cười hành động điên rồ của chàng một cách vui vẻ, thoải mái. Còn các nhân vật bợm nghịch? Hành động của họ là sự phản ứng lại một cách mạnh mẽ, quyết liệt những hành động, lý tưởng của Đôn Kihôtê, tiếng cười của họ hàm ý giễu nhại, lật đổ, tung hê lý tưởng của Đôn Kihôtê. Lão chủ quán tin rằng Đôn Kihôtê mất trí vì vậy muốn "trêu Đôn Kihôtê một mẻ cho vui" (I, 3). Trong vai quan trấn thành, chủ quán trọ đã làm lễ tấn phong hiệp sĩ cho Đôn Kihôtê một cách rất khôi hài: "Chủ quán vội vã đi lấy cuốn sổ ghi tiền rơm và lúa mạch bán cho đám lái la… rồi lẩm nhẩm đọc trong cuốn sổ như thể ta cầu kinh, hắn vung tay dùng sống gươm nện hai nhát khá mạnh vào gáy và lưng Đôn Kihôtê, mồm vẫn lẩm nhẩm" (I, 3). Vậy là lễ tấn phong hiệp sĩ đã hoàn thành. Những người trong quán trọ sau khi Đôn Kihôtê không trả tiền trọ thì chơi trò tung hứng với Xantrô Panxa như tung chó trong những ngày hội hóa trang. Những người tù khổ sai ngay sau khi được Đôn Kihôtê giải cứu thì quay lại ném đá vào chàng… Rõ ràng hành động của họ là tiếng nói thực tế, trần trụi nhất vọng lên từ dưới đáy xã hội. Họ không chấp nhận những hành động lỗi thời đi ngược về quá khứ của Đôn Kihôtê, không chấp nhận cung cách cư xử cầu kì, xa rời thực tế của chàng, nhưng điều đáng buồn họ không nhận ra và vì vậy họ cười nhạo, tung hê cả lý tưởng tốt đẹp của chàng hiệp sĩ. Từ đây tạo nên tiếng cười lưỡng trị, ta cười lý tưởng xa rời thực tế, cười hành động lỗi thời của Đôn Kihôtê nhưng cũng cười những anh chàng picarô chẳng có chút lý tưởng nào. Tiếng cười trong xót xa, ngậm ngùi, từ tiếng cười chôn vùi, hạ bệ ấy mà cất lên lời khẳng định, đòi hỏi lý tưởng phải được hiện thực hóa và hiện thực phải được nâng lên tầm lý tưởng.
3. Không gian - thời gian tổ chức trò chơi
3.1. Không gian của trò chơi bợm nghịch
Không gian của trò chơi bợm nghịch là không gian rộng lớn. Sự rộng lớn của không gian trò chơi bợm nghịch không giống sự rộng lớn của không gian trò chơi mục ca. Ở trò chơi mục ca, đó là sự bao la, khoáng đạt của núi rừng đồng nội, của thiên nhiên trong lành; không gian mục ca tách biệt hẳn với cuộc đời xô bồ thường nhật. Còn không gian của trò chơi bợm nghịch lại là không gian xã hội rộng lớn. Không gian ấy được ghi dấu bằng tên các thành phố, thị trấn. Không gian ấy chứa tất cả những gì là ồn ào, náo nhiệt, là chật chội, tù túng, xô bồ. Đặc biệt tập trung vào đời sống của những con người dưới đáy của xã hội. Thế giới hiệp sĩ, thế giới mục ca tuân theo "lôgic lộn trái" kiểu lễ hội Carnaval, thì thế giới bợm nghịch là một bộ phận của thế giới thực. Các nhân vật bợm nghịch không tìm cách thoát ly hiện thực mà chấp nhận sống trong thế giới ấy, nhưng họ luôn có ý thức phản kháng lại thế giới xấu xa xung quanh, muốn lật nhào, tung hê tất cả.
Không gian hẹp - địa điểm tổ chức cụ thể từng trò chơi bợm nghịch theo khảo sát của chúng tôi thường là không gian quán trọ, đường đi. Đó là những không gian đông người, tính xã hội được thể hiện một cách cao độ. Nó phù hợp với hành động của các anh chàng picarô, đồng thời cũng phù hợp với tính tạm bợ, không ổn định trong cuộc sống của họ. Ta gặp họ trên đường họ đi, tại quán trọ mà họ tạm dừng chân, đấy chỉ là một điểm tạm dừng trên hành trình bất tận của họ.
3.2. Thời gian của trò chơi bợm nghịch
Câu chuyện về cuộc đời của các anh chàng picarô thì diễn ra trong một thời gian dài, với rất nhiều sự kiện, biến cố, ta có cảm giác như đó là thời gian của cả một đời người vậy. Nhưng thời gian của từng tiểu trò chơi cụ thể lại hết sức ngắn. Đó có thể là thời gian một đêm khi các nhân vật cùng nghỉ chân tại một quán trọ, đó cũng có thể là thời gian của một cuộc đối thoại ngắn gọn trên đường khi các nhân vật đi giao nhau. Ví dụ như trò tấn phong hiệp sĩ của quan trấn thành chỉ diễn ra trong một đêm khi Đôn Kihôtê nghỉ trọ. Trò tung hứng Xantrô Panxa cũng chỉ diễn ra hết sức ngắn ngủi. Trò giải cứu cho các tên tù khổ sai hay câu chuyện về anh thị đồng tất cả đều được ghi lại trên đường đi. Điều này phù hợp với đặc điểm của các nhân vật tham gia trò chơi bợm nghịch đồng thời cũng phù hợp với tính chất của các trò chơi là diễn ra trong một thời gian ngắn.
Như vậy không gian và thời gian tổ chức trò chơi bợm nghịch cũng rất đặc trưng cho trò chơi.
Tiểu kết
Ở chương II, chúng tôi đã tiếp tục đi vào khảo sát, tìm hiểu hai kiểu trò chơi: trò chơi mục ca, trò chơi bợm nghịch. Thông qua đó mà tạo nên một cái nhìn tổng thể về thế giới trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, đồng thời tạo nên sự đối chiếu, so sánh giữa ba kiểu trò chơi này.
Qua cả ba trò chơi, ta nhận thấy ý thức về thế giới như một trò chơi đã trở nên sâu sắc, toàn diện trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê nói riêng và trong văn học hậu kỳ Phục hưng nói chung. Như trên đã trình bày, trong những sáng tác ở vào giai đoạn đầu của phong trào Phục hưng của Bacaccio, Rabelais… tinh thần giải phóng thể xác lên ngôi, do đó tràn ngập tiếng cười hân hoan chào đón cái mới, tiếng cười sảng khoái, vui tươi… tràn đầy hi vọng, tin tưởng. Nhưng đến giai đoạn hậu kỳ Phục hưng mọi chuyện dường như đã thay đổi. Chủ nghĩa nhân văn khi va chạm với hiện thực cuộc sống đương thời đã đau đớn nhận ra rằng mình không có chỗ đứng, do đó mà hậu kỳ Phục hưng được coi là thời kỳ chủ nghĩa nhân văn lâm vào khủng hoảng. Cervantes, Shakespeare những con đẻ của thời đại đã thấu suốt điều đó. Vì vậy trong tác phẩm của họ, tiếng cười đượm một ý vị chua xót, cười đấy mà những giọt nước mắt mặn chát vẫn lăn dài. Ta cười những hành động điên rồ của Đôn Kihôtê nhưng chua xót nhận ra lý tưởng cao đẹp của chàng không được người khác thấu hiểu, đã vậy lại còn bị giễu nhại. Mọi giá trị đều đã bị đảo lộn và đúng là cả thế giới diễn trò. Câu nói của Shakespeare tạc trước cửa nhà hát "Địa cầu" : "Cả thế giới sắm vai" khiến cho con người cả bốn thế kỷ nay suy nghĩ. Bắt đầu từ Cervantes con người ta đã có ý thức phân tách: thế giới thực tại và thế giới trò chơi, thế giới đang có và thế giới nên có, cần phải có. Đây tiếp tục là một trong các đặc điểm làm nên tính hiện đại của tiểu thuyết Đôn Kihôtê.
Tính hiện đại của tiểu thuyết Đôn Kihôtê còn thể hiện ở kết cấu của nó. Tiểu thuyết Đôn Kihôtê có kết cấu lồng ghép, truyện lồng trong truyện. Trên sân khấu của tác phẩm, ta thấy có ba trò chơi lớn, trong mỗi trò chơi lớn lại có rất nhiều tiểu trò chơi. Xen vào câu chuyện chính là cuộc hành trình của Đôn Kihôtê và Xantrô Panxa lại có rất nhiều câu chuyện nhỏ khác. Điểm mới của tác phẩm này là ở chỗ, các câu chuyện được liên kết với nhau không phải bởi cốt truyện, bởi nhân vật mà là bởi một chủ đề chung, một cảm quan chung. Đó là cảm quan chua xót về thực tại, là khát vọng hiện thực hoá lý tưởng cao đẹp. Như vậy đó không phải là sự sắp xếp rời rạc của các câu chuyện mà là sự gắn kết hữu cơ tạo nên một chỉnh thể - chỉnh thể đầu tiên của tiểu thuyết hiện đại.
Như vậy bằng việc tiếp cận sâu vào các kiểu trò chơi trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê, chúng ta đã đến gần những vấn đề cốt lõi, tế vi của tác phẩm này.
PHẦN KẾT LUẬN
Kết lại vấn đề
Với tinh thần của lễ hội Carnaval, với cảm quan hậu kì Phục hưng coi cuộc đời là một hí trường và tất cả mọi người đều đang sắm vai, tác phẩm Đôn Kihôtê đã được xây dựng trên thủ pháp trò chơi. Tác phẩm là sự đan dệt của ba trò chơi lớn: trò chơi hiệp sĩ, trò chơi mục ca, trò chơi bợm nghịch.
Ba trò chơi này đã tạo nên sự gắn kết giữa các nhân vật, liên kết các mạch chuyện nhỏ thành một kết cấu hoàn chỉnh xoay quanh một cảm quan chung. Thông qua việc phân tích mỗi trò chơi, chúng tôi đã cố gắng chỉ ra đặc điểm riêng của từng loại: về luật chơi (cở sở, nội dung), người tham gia trò chơi (là ai, đặc điểm, hành động, ý thức tham gia trò chơi), không gian và thời gian tổ chức trò chơi; phân tích mối liên hệ giữa các trò chơi trong một chỉnh thể để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của tác phẩm, từ đó có những phát hiện thú vị về ý thức của người tham gia trò chơi. Những điều đó thực sự không phải là mới mẻ nhưng đã được nhìn nhận đánh giá ở một góc độ mới: thủ pháp trò chơi. Chúng tôi cũng hiểu thêm rằng thủ pháp trò chơi là một nét dị biệt nhằm bảo tồn tác phẩm Đôn Kihôtê trước sóng gió thời gian. Bằng ba trò lớn đó, Carvantes đã khai tử cho những yếu tố lỗi thời của tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết mục ca, tiểu thuyết bợm nghịch, kết tinh những gì là tinh túy của ba loại tiểu thuyết đó để khai sinh ra cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của thế giới. Đặc biệt, lần đầu tiên Cervantes đã đặt ra vấn đề độ vênh giữa hiện thực - lý tưởng - hành động, vấn đề trung tâm của Thời Hiện Đại.
Hướng nghiên cứu mở
Bài nghiên cứu của chúng tôi đứng trước một vấn đề khá mới mẻ nên chắc chắn mới chỉ là những nét phác thảo sơ lược nhất. Mong rằng từ đây sẽ có thêm những bài nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này, để giá trị của tác phẩm ngày càng được khẳng định.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rắng từ đề tài này có thể có các hướng nghiên cứu tiếp như sau:
Vấn đề: "Thủ pháp trò chơi" trong các tác phẩm văn học Phục hưng nói riêng và văn học nói chung trên bình diện một tác phẩm và trên bình diện so sánh đối chiếu giữa nhiều tác phẩm.
Vấn đề "Hiện Thực - Lý Tưởng - Hành Động" trong văn học từ tác phẩm Đôn Kihôtê đến văn học hiện đại và hậu hiện đại, ở phạm vi một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm trên cơ sở so sánh dối chiếu để tìm ra giá trị.
phÇn phô lôc
B¶ng 1: Trß ch¬i hiÖp sÜ
Luật chơi
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động
Thời gian - Địa điểm
Người tham gia
Kiểu loại trò chơi
Làm “tên tuổi mình được rạng rỡ và bản thân mình giúp ích được cho nước nhà…một thương một ngựa chu du thiên hạ, tìm kiếm chuyện phiêu lưu…bênh vực kẻ hèn yếu, đạp bằng mọi gian nguy để tiếng thơm lưu truyền mãi … trả thù cho người bị xúc phạm, uốn nắn những điều sai trái, phi lý, đả phá mọi lạm dụng bất công” (I, 1)
Đôn Kihôtê (Đ.K) chuẩn bị lên đường lần thứ nhất: đánh bóng vũ khí đã han gỉ, lau chùi, sửa sang lại chúng; tìm cho con ngựa một cái tên hay, kêu và ý nghĩa: Rôxinantê; tự đặt biệt hiệu cho mình là hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra (I, 1)
Đ.K nhờ chủ quán mà mình tưởng là quan trấn thành làm lễ tấn phong hiệp sĩ (I, 3)
Đ.K chiến đấu với đám lái la vì đã dám động đến những vũ khí của mình (I, 3)
Đ.K bênh vực chú bé Anđrêx bị chủ quỵt tiền và ức hiếp (I, 4)
Đ.K đánh nhau với cối xay gió vì tưởng đó là những tên khổng lồ hung ác, bị thương trầm trọng (I, 8)
Đ.K đánh hai thầy tu, vì tưởng đó là bọn phù thuỷ bắt cóc nàng công chúa mà thực ra là một phu nhân mà hai thầy tu không hề quen biết (I, 8)
Đ.K giao chiến với hiệp sĩ tỉnh Vaxcaia vì cả gan không quay xe về trình diện nàng Đulxinêa (I, 8)
Đ.K lên tiếng bảo vệ Marxêla, cô gái “sinh ra tự do và để sống tự do đã chọn sự thanh vắng của đồng quê” (I, 14)
Đ.K tấn công đám lái la để “trả thù ” cho con Rôxinantê bị họ dùng gậy đập cho một trận nhừ tử (I, 15)
Đ.K xông vào chiến đấu với hai đàn cừu vì tưởng đó là hai đội quân, bị những người chăn cừu ném đá tới tấp (I, 18)
Đ.K xông vào một đám tang để trả thù cho kẻ tử nạn tưởng tượng làm gẫy đùi một giáo chức (I, 19)
Nghe tiếng chày nện dạ Đ.K tưởng tượng ra một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, sau đó giải thích bằng việc phù phép (I, 20)
Đ.K cướp chiếc chậu cạo râu của bác thợ cạo vì tưởng đó là chiếc mũ đội đầu quý giá của tên khổng lồ Mambrinô (I, 21)
Giải cứu đoàn tù khổ sai để trả lại tự do cho họ (I, 22)
Đ.K đồng ý cứu giúp công chúa Micômicôna lâm nguy do Đôrôtêa đóng giả (cha xứ và bác phó cạo dùng mưu để cứu thoát Đ.K ra khỏi núi Môrêna) (I, 29)
Chiến đấu với những bao rượu vang đỏ vì tưởng đó là tên khổng lồ độc ác hãm hại công chúa Micômicôna (I, 35)
Vì tưởng tượng con gái chủ quán là tiểu thư con quan trấn thành nên Đ.K bị con gái chủ quán và cô hầu trêu chọc, treo lơ lửng trong không trung (I, 43)
Đ.K lao vào đám rước làm lễ cầu mưa để giải cứu cho bức ảnh Đức mẹ mà chàng tưởng là một phu nhân bị bắt cóc (I, 52)
Đ.K định giao chiến với triều đình thần chết ( một đoàn kịch ) để trả thù việc họ lấy lừa của X.P nhưng do không có ai là hiệp sĩ nên lại thôi (II, 11)
Hiệp sĩ Gương sáng do cậu tú Xanxơn Caraxcô đóng giả than thở vì bị tình nương hắt hủi (II, 12), thách đấu với Đ.K (II, 13) và bị chàng đánh bại (II, 14)
Đ.K đòi giao đấu với một con sư tử để khẳng định lẽ sống, lòng dũng cảm của mình, chiến thắng và đổi tên thành hiệp sĩ Sư tử (II, 17)
Đ.K bảo vệ cho tình yêu của một đôi trai gái (II, 21)
Đ.K phá ngang vở kịch rối để cứu hiệp sĩ Đôn Gaiphêrôx và vợ chàng khỏi bọn Môrô vì tưởng vở kịch múa rối là thật (II, 26)
Đ.K giải cứu những hiệp sĩ bị bắt cóc tưởng tượng trên một con thuyền, bị hất xuống sông suýt nữa chết đuối (II, 29)
Ông bà công tước tổ chức lễ đón Đ.K và X.P hết sức trang trọng như nghi thức dành cho các hiệp sĩ giang hồ (II, 31), tranh luận về nàng Đulxinêa, làm lễ rửa râu (II, 32), tổ chức trò pháp sư Merlin đến bày cách giải phù phép cho nàng Đulxinêa (II, 34), chiến đấu với lũ mèo (II, 46)
Để cứu vớt nữ bá tước Triphalđi (do bà quản gia Đôlôriđa đóng giả) Đ.K và X.P đã bị phóng đi bằng hoả tiễn và pháo từ lưng ngựa gỗ (II, 37)
Đ.K thách đấu một hiệp sĩ để bảo vệ danh dự, hạnh phúc của con gái bà quản gia Đôn Rôđrighêt (II, 48)
Đ.K trả ơn những người đối tốt với mình bằng cách ca ngợi họ và buộc người khác cũng phải công nhận, kết quả bị một đàn bò mộng dẫm lên nhừ tử (II, 58)
Biết sự có mặt của Đ.K các hiệp sĩ, quý tộc ở Barxôlena bày trò tiếp đãi long trọng theo nghi thức của hiệp sĩ giang hồ (II, 61)
Đòi đi cứu người yêu của cô gái người Môrô theo đạo Kitô giáo (II, 64)
Giao đấu với hiệp sĩ Trăng sáng do cậu tú Xanxơn Caraxcô đóng giả, bị thua phải chấp nhận quay về quê trong vòng một năm (II, 65)
Ra đi lần 1: 2 ngày
Quán trọ
Trên đường đi
Nt
Ra đi lần 2: hơn 8 tháng
Trên đường đi
Nt
Nt
Trên đường đi
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Nt
Trên núi Môrêna
Quán trọ
Quán trọ
Trên đường đi
Ra đi lần 3: hơn 3 tháng
Trên đường đi
Nt
Nt
Nt
Quán trọ
Trên đường đi
Lâu đài công tước
Nt
Nt
Trên đường đi
Barxôlena
Nt
Nt
Đ.K
Đ.K
Chủ quán trọ
Đ.K
Đám lái la
Đ.K
Lão chủ trại
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Hiệp sĩ tỉnh Vaxcaia
Đ.K
Đ.K
Đám lái la
Đ.K
Người chăn cừu
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Đôrôtêa, cha xứ, bác phó cạo
Đ.K
Đ.K
Con gái chủ quán, người hầu
Đ.K
Đ.K
Diễn viên đóng vai quỷ
Xanxơn Caraxcô
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Đ.K
Ông bà công tước, người hầu
Đ.K
Mọi người ở lâu đài
Đ.K
Bà quản gia
Đ.K
Đ.K
Các hiệp sĩ, quý tộc Barxôlena
Đ.K
Đ.K
Xanxơn Caraxcô
Đ.K
- Chuẩn bị lên đường
- Tấn phong hiệp sĩ
- Phong tước hiệp sĩ
- Chiến đấu
- Ném đá
- Cứu giúp
- Cải tà quy chính
- Chiến đấu trừng trị
- Chiến đấu cứu giúp
- Chiến đẩu trừng trị
- Chiến đấu
- Bênh vực lẽ phải
- Chiến đấu trả thù
- Chiến đấu trả thù
- Chiến đấu cứu giúp
- Chiến đấu trả thù
- Chiến đấu trả thù
cho người khác
- Chiến đấu chiếm đoạt
- Chiến đấu giải cứu
- Cứu giúp công chúa
- Công chúa cầu cứu
- Chiến đấu trả thù cho người khác
- Phụng sự người đẹp
- Tỏ tình, trêu trọc
- Chiến đấu giải cứu
- Chiến đấu để trả thù
- Ăn trộm lừa
- Thách đấu
- Chiến đấu vì bị thách đấu
- Chiến đấu khẳng định mình
- Bảo vệ lẽ phải
- Chiến đấu giải cứu
- Chiến đấu giải cứu
- Đón rước, phù phép
- Đón rước, chiến đấu
- Bá tước cầu cứu
- Chiến đấu giải nguy
- Cầu cứu
- Chiến đấu giải nguy
- Trả ơn
- Đón rước
- Được đón rước
- Chiến đấu giải nguy
- Thách đấu
- Chiến đấu vị bị thách đấu
Phải có một tình nương để thờ phụng, để được che chở, luôn cố gắng làm rạng danh tên tuổi của nàng, chứng tỏ sự chung thuỷ của mình để chinh phục trái tim tình nương
Chặn đường một đoàn thương gia yêu cầu họ phải thừa nhận sắc đẹp của nàng Đulxinêa mà không cần gặp mặt, bị anh coi lừa đánh cho một trận nhừ tử (I, 4)
Luôn nghĩ đến tình nương trước mỗi cuộc giao tranh và cầu mong được nàng tiếp thêm sức mạnh, thức cả đêm để nghĩ tới tình nương
Bắt đoàn tù khổ sai đeo gông cùm tới gặp nàng Đulxinêa để báo cáo lại chiến công này nhưng bị họ đánh cho một trận nhừ tử (I, 22)
Không có nguyên nhân cũng tự hành xác mình để chứng tỏ tình yêu với nàng Đulxinêa, bắt Xantrô Panxa (X.P) mang thư về trình diện nàng kể cho nàng nghe về nỗi khổ của mình (I, 25)
Nghe kể về một Đulxinêa tầm thường, Đ.K bị ám ảnh bởi ý tưởng về nàng Đulxinêa bị phù phép
Đến làng Tôbôxô để gặp nàng Đulxinêa và bị ám ảnh thêm về việc nàng bị phù phép, quyết giải phù phép cho nàng (II, 10)
Không đón nhận tình cảm của người khác (con gái chủ quán – quan trấn thành; nàng Altixiđôra), quyết chung thuỷ với tình nương
Yêu cầu X.P chịu 3300 roi để giải phù phép cho nàng Đulxinêa (II, 35 )
Thua hiệp sĩ Trăng bạc nhưng thà chết chứ không chịu làm tổn hại thanh danh của tình nương (II, 65)
Ra đi lần 1:
Trên đường đi
Ra đi lần 2 :
Trên đường đi
Trên núi Môrêna
Ra đi lần 3 :
Làng Tôbôxô
Quán trọ
Lâu đài công tước
Nt
Barxôlena
Đ.K
Đoàn thương gia, anh coi lừa
Đ.K
Đ.K
Đoàn tù khổ sai
Đ.K
X.P
Đ.K
X.P
Con chủ quán
Nàng Altixiđôra
Đ.K
Đ.K
- Ca ngợi tình nương
- Đánh nhau
- Cầu nguyện tình nương giúp sức
- Phụng sự tình nương
- Ném đá
- Hành xác
- Phù phép người đẹp
- Đau khổ vì tình nương
- Phù phép
- Tỏ tình
- Tỏ tình
- Giải phù phép
- Bảo vệ thanh danh của tình nương
Có giám mã theo hầu, giúp việc cho hiệp sĩ, giúp sức cho hiệp sĩ trong những cuộc giao tranh ác liệt khi hiệp sĩ chết hoặc nếu được cho phép, thường được ban thưởng rất hậu khi hiệp sĩ thắng trận, lập được những chiến công oanh liệt
Đ.K dỗ ngon, dỗ ngọt để rủ X.P làm giám mã cho mình, hứa sẽ cho X.P làm thống đốc một hòn đảo mà mình chinh phục được (I, 7)
Vì Đ.K không chịu trả tiền trọ nên X.P bị một đám người chơi trò tung hứng và lấy làm thú vị như khi họ tung chó trong ngày hội hoá trang (I, 17)
Luôn đồng hành bầu bạn cùng ông chủ, giúp đỡ nhiều việc, nhận ra bản chất tốt đẹp của Đ.K
Vì ông chủ và bị mọi người khuyên giải, đe doạ X.P đồng ý tự đánh mình 3300 roi để giải phù phép cho nàng Đulxinêa (II, 35)
Ông bà công tước phong cho X.P làm thống đốc hòn đảo Baratariô
( trên đất liền ) (II, 42)
Trước khi X.P đi nhận chức thống đốc, Đ.K dặn dò cặn kẽ cách thức quản lí một hòn đảo thể hiện lòng bác ái và sự uyên bác của mình (II, 43)
X.P làm thống đốc trong một tuần xử lí nhiều vụ kiện hóc búa, dự định ban hành nhiều đạo luật có ích (II, 45)
X.P bị búng mũi, véo, chích máu để cứu sống một thị nữ của ông bà công tước giả vờ chết (II, 69)
Vì thương chủ và vì tiền công, X.P giả vờ đánh mình 3300 roi để giải phù phép cho nàng Đulxinêa (II, 71)
Đ.K viết di chúc để lại tài sản cho X.P (II, 74)
Ra đi lần 2
Ở nhà
Quán trọ
Ra đi lần 3 :
Lâu đài công tước
Nt
Nt
Thị trấn Baratariô
Lâu đài công tước
Trên đường đi
Quê nhà
Đ.K
Đám người ở quán trọ
X.P
Người ở lâu đài công tước
X.P
ông bà công tước
X.P
X.P
Người ở lâu đài công tước
X.P
Đ.K
- Có giám mã theo hầu
- Tung hứng
- Giám mã
- Giải phù phép
- Giải phù phép
- Phong thống đốc
- Thống đốc, xử án
- Cứu nguy
- Giả chết, cầu cứu
- Giải phù phép
- Viết di chúc
Bảng 2: Trò chơi mục ca
Luật chơi
Các trò chơi cụ thể
Hoạt động
Địa điểm
Người tham gia
Cải trang làm các mục phu, có vật dụng cần thiết để hành nghề
“Lang thang khắp núi rừng đồng nội, khi ca hát, lúc ngâm ngợi những khúc bi ai, uống nước trong vắt của những giếng khơi…lời ca mang lại thú vui, tiếng khóc niềm an ủi, thần Apôlô gợi thi hứng và tình yêu mang lại những ý nghĩ tốt đẹp” (II, 67)
Hoà mình cùng thiên nhiên: “những cây sồi cho ta những nắm quả thơm ngọt, thân cây dẻ cho ta ghế ngồi, liễu cho bóng mát, hoa hồng cho hương thơm, cánh đồng cỏ mênh mông cho những tấm thảm muôn màu, không khí cho ta hơi thở trong lành, trăng sao cho ánh sáng trong đêm tối ” (II, 67)
Chàng trai trẻ Antôni đánh đàn và hát ngợi ca nàng Ôlaia xinh đẹp mà chàng yêu nhưng chưa được đáp lại (I, 11)
Chàng công tử Grixôxtômô vì quá yêu nhưng không được nàng Marxêla đáp lại nên bỏ đi chăn cừu, hát những bản tình ca tuyệt vọng và chết. Marxêla cô gái “sinh ra tự do và để sống tự do đã chọn sự thanh vắng của đồng quê” không chịu nghe theo lời khuyên của chú và không ngã lòng vì những kẻ si tình (I, 12)
Carđêniô bị một người bạn là Đôn Phernanđô phản bội cướp mất người yêu là Luxinđa, đau khổ mà bỏ vào rừng. Đôrôtêa là người yêu của Đôn Phernanđô bị phản bội cũng đau khổ bỏ vào rừng. Sau đó mọi việc được dàn xếp Luxinđa về với Carđêniô, Đôrôtêa về với Đôn Phernanđô (I, 24 - 36)
Tưởng nhớ đến tình nương, Đ.K đã bỏ vào núi Môrêna tự hành xác: phi ngược hai chân lên trời đầu lộn xuống đất, tết một chuỗi tràng hạt để có thể đọc một triệu bài kính mừng, làm thơ viết lên cát hoặc khắc lên thân cây để mô tả nỗi buồn của mình (I, 26)
Con trai một nhà quý tộc tên là Đôn Luix say mê Klara đã cải trang thành người chăn dê để đi theo nàng, hát những bản tình ca tặng nàng (I, 43)
Nhiều chàng trai yêu cô gái Lêanđra xinh đẹp, thông minh nhưng không được đáp lại, cô gái đem lòng yêu rồi bỏ trốn cùng một tên lính lừa đảo nên đã cùng nhau vào rừng làm người chăn dê, chăn cừu (I, 51)
Biết tin người yêu là Kitêra đi lấy chồng, anh chàng Baxiliô bỏ đi chăn cừu, lang thang khắp nơi như người mất trí, trong đám cưới của người yêu đã giả vờ chết để người yêu đồng ý lấy mình (II, 20)
Nhiều gia đình quyền quý muốn phục hồi cuộc sống điền viên thưở trước, cải trang làm mục đồng, tổ chức săn bắn, ngâm thơ ở vùng đồng cỏ tươi đẹp (II, 58)
Đồng cỏ
Đồng cỏ
Núi Môrêna, quán trọ
Núi Môrêna
Đường đi, quán trọ
Đồng cỏ, cánh rừng
Đồng cỏ, làng
Đồng cỏ
Chàng Antôni,
Grixôxtômô, nhiều chàng si tình khác, Marxêla
Carđêniô, Đôrôtêa, Đôn Phernanđô, Luxinđa,
Đôn Kihôtê
Đôn Luix, Klara
Nhiều chàng trai, Lêanđra
Baxiliô, Kitêria
Những gia đình quyền quý
Bảng 3: Trò chơi bợm nghịch
Luật chơi
Các trò chơi cụ thể
Hoạt động
Địa điểm
Người tham gia
Nhân vật trung tâm là những chàng picarô – những người bị vô sản hoá và lưu manh hoá, không có nghề nghiệp nhất định, để kiếm sống phải làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi đâu : đi ở, ăn xin, ăn trộm, ăn cướp, lừa đảo, đăng lính viễn chinh, làm hề, dắt mối …, vào tù ra tội liên miên, cuộc đời lên voi xuống chó, lưu lạc giang hồ
Trước sự điên rồ của Đ.K, chủ quán trong vai quan trấn thành làm lễ tấn phong hiệp sĩ cho chàng một cách rất khôi hài (I, 3)
Bốn tay chuyên nghề chải len ở Xêgôvia, ba tay hàng xén ở Côrđôba, hai lái buôn ở hội chợ Xêviia tung hứng X.P và lấy làm thích thú như chơi trò tung chó trong ngày hội hoá trang (I, 17)
X.P không trả tiền trọ, trong lúc vội vã ra đi đã bị chủ quán giữ lại cái túi hai ngăn để bù vào khoản tiền trọ (I, 17)
Trong đoàn tù khổ sai bị áp giải đi chèo chiến thuyền cho nhà vua có : kẻ cắp quần áo, kẻ trộm gia súc, kẻ không đút lót cho lão lục sự và quan biện lý, kẻ làm nghề mối lái nhưng dùng mùa mê bả dột, kẻ lăng nhăng với nhiều người, tướng cướp (I, 22)
Tướng cướp Paxamôntê từng đi chèo chiến thuyền cho nhà vua, làm tướng cướp (I, 22), ăn trộm lừa của X.P (I, 23), mò sang Aragôn trốn lệnh truy nã, bịt mắt trái làm thầy Pêđrô đi khắp nơi diễn trò múa rối, dùng một con khỉ để lừa tiền mọi người (II, 27)
Ẩn sĩ giả - chúng là bọn lưu manh chuyên nghiệp có hầu gái trong nhà (II, 24)
Do nghèo khổ một chàng thanh niên phải đi làm thị đồng cho những nhà quyền quý, vì họ quá bủn xỉn nên anh ta bỏ đi lính (II, 24)
Một người Môrô cùng làng với Xantrô, trước lệnh trục xuất của nhà vua đã bỏ làng đi tìm một mảnh đất mới cho gia đình, đầu tiên sang Pháp được đón tiếp chu đáo, qua Ý rồi sang Đức, trở về Tây Ban Nha trong bộ dạng một người hành hương vừa hát vừa xin ăn (II, 54), vô tình gặp lại con gái ở Barxôlena, được giúp đỡ ở lại quê (II, 63)
Quán trọ
Quán trọ
Quán trọ
Trªn ®êng ®i
Trªn ®êng ®i
Tu viện
Trªn ®êng ®i
Trªn ®êng ®i
Chủ quán, Đ.K
Nh÷ng ngêi ë qu¸n trä
Chủ quán
§oµn tï khæ sai
Paxamôntê
Anh thị đồng
Người Môrô tên là Ricôtê
THƯ MỤC THAM KHẢO
Bakhtin.M : Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hoá dân gian Trung cổ và phục hưng , GS Phạm Vĩnh Cư lược thuật.
Lê Nguyên Cẩn : Tính chất trò chơi trong thi pháp tiểu thuyết Don Quijote, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Thông báo khoa học số 6, 2000.
Lê Nguyên Cẩn (chủ biên), Đỗ Hải Phong (biên soạn) : Tác gia,tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường (Cervantes), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đặng Anh Đào : Tiểu thuyết Đôn Kihôtê một ngọn nguồn không bao giờ cạn kiệt, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6, 2001.
Nguyễn Thị Thu Hà : Cái grotesque trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê của Cervantes, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn.
Milan Kundera : Tiểu luận, Nxb Văn hoá thông tin, 2001.
Vũ Thị Lụa : Tinh thần Cacnaval thể hiện trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê – nhà quí tộc tài ba xứ Mantra, Báo cáo khoa học, 2001.
Vũ Thị Lụa : Vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết “Đôn Kihôtê” của Cervantes, Khoá luận tốt nghiệp, 2003.
Roser Noguera Mas : Đôn Kihôtê và những chuyện hoang đường, Nguyễn Hữu Sơn dịch, Tạp chí văn học số 6, 2005 .
Nguyễn Thị Tuyết Nhung : Tiếng cười lưỡng trị trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê của Cervantes, Báo cáo khoa học, 2001.
Nhiều các giả : Franza Kafka, Miguel De Cervantes, Ernest Hemingway - tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận văn học của các nhà văn – nghiên cứu Việt Nam và thế giới, Nxb Khánh Hoà,1991.
Nhiều tác giả : Văn học phương tây, Nxb Giáo dục, 1999.
Nhiều tác giả : Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới.
Đỗ Hải Phong : Các bài giảng về Văn học Phục hưng và Tác giả Cervantes, tác phẩm Đôn Kihôtê.
Trang web : wikipedia.
MỤC LỤC
Lêi c¶m ¬n
Em xin bµy tá niÒm biÕt ¬n s©u s¾c tíi thÇy gi¸o PGS.TS. §ç H¶i Phong - ngêi thÇy ®· tËn t×nh chØ b¶o, híng dÉn vµ gióp ®ì, ®éng viªn em trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. Em còng xin göi lêi c¶m ¬n tíi gia ®×nh, b¹n bÌ, nh÷ng ngêi ®· lu«n bªn c¹nh ®éng viªn gióp ®ì em trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn b¸o c¸o khoa häc nµy.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
Hµ Néi, th¸ng 04 n¨m 2008
Sinh viªn
§µm Thanh Thñy
"Người sáng lập Thời Hiện Đại không chỉ là Descartes mà còn là Cervantes"
Milan Kundera
Cervantes, §«n Kih«tª vµ Xantr« Panxa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCKH_hoan chinh 2.doc