Khóa luận Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam

Qua việc phân tích nguồn gốc hình thành và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia đã chứng minh đư¬ợc rằng công ty xuyên quốc gia là một hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng đư¬ợc những đòi hỏi mới của lực l¬ượng sản xuất đã phát triển đến trình độ xã hội hoá cao trên quy mô toàn cầu. Chính vì thế, chúng có những đặc tr¬ưng rất riêng và nổi bật mà không một doanh nghiệp nội địa nào có đư¬ợc như¬ khả năng tổ chức sản xuất quy mô cực lớn, tiềm lực tài chính và công nghệ khổng lồ, mạng l¬ới chi nhánh phân phối rộng khắp trên toàn cầu. Những phân tích về tổ chức, thể chế quản lý và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia là căn cứ để lý giải vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò nh¬ư một chủ thể quan trọng trong thư¬ơng mại thế giới. Có thể nói rằng công ty xuyên quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Với quy mô khổng lồ và mạng l¬ới chi nhánh lớn mạnh tại nhiều thị trư¬ờng, các công ty xuyên quốc gia thúc đẩy các hoạt động thư¬ơng mại thế giới phát triển, không chỉ tăng thư¬ơng mại nội bộ giữa các chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia còn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các n¬ước, đặc biệt là các nư¬ớc đang phát triển. Chúng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của các n¬ước chủ nhà, nâng cao khả năng cung cấp các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị tr¬ường thế giới và mở rộng cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn làm thay đổi cơ cấu th¬ương mại quốc tế cả về cơ cầu hàng hoá lẫn về cơ cấu đối tác, tỷ trọng hàng hoá có hàm l¬ượng vốn và kỹ thuật cao ngày càng phát triển và giảm dần tỷ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Nhờ các công ty xuyên quốc gia mà các nư¬ớc đang phát triển, đặc biệt là các n¬ước mới công nghiệp hoá có thể tăng dần tỷ trọng trao đổi hàng hoá của mình. Do tỷ trọng ngày càng lớn của công ty xuyên quốc gia trong th¬ương mại thế giới nên chúng còn chi phối giá cả hàng hoá trên thị trư¬ờng quốc tế. Chính vì những vai trò to lớn đó nên các quốc gia luôn dành cho các công ty xuyên quốc gia một vị trí xứng đáng trong mọi chiến lư¬ợc phát triển kinh tế của mình. Trên cơ sở phân tích những tác động của công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nư¬ớc ta, một số vấn đề đã đư¬ợc rút ra cho Việt Nam trong việc tranh thủ khai thác tối đa những lợi ích mà các công ty xuyên quốc gia mang lại để phát triển kinh tế. Đó là các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư¬ nâng cao trình độ công nghệ lên ngang tầm khu vực và thế giới; đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động; mở rộng và tăng cư¬ờng hoạt động của mình trên thị tr¬ường n¬ớc ngoài. Đối với Nhà n¬ớc cần mở rộng quan hệ ngoại giao và thư¬ơng mại với các nư¬ớc; tạo điều kiện phát triển các mối liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nư¬ớc, giúp các công ty có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về nhau.

doc102 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thương mại quốc tế và vấn đề đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi nhuận cao ở các nước đang phát triển, các công ty xuyên quốc gia không chỉ dựa vào ưu thế của mình về vốn, công nghệ, kiến thức quản lý và mạng lới thị trường quốc tế rộng lớn mà chúng còn tìm nhiều cách để tránh thuế nước nhận đầu tư, trong đó đặc biệt là sử dụng giá chuyển giao giữa các công ty chi nhánh của chúng. Giá chuyển giao (transfer price) là giá được áp dụng giữa các công ty chi nhánh của cùng một công ty xuyên quốc gia ở các nước khác nhau. Nó hình thành không theo quy luật cung cầu mà do sự thoả thuận của các chi nhánh ở các nước khác nhau dưới sự điều khiển từ một trung tâm của công ty mẹ. Nguyên nhân chủ yếu hình thành giá chuyển giao là có sự chênh lệch đáng kể tỷ lệ thuế lợi nhuận giữa các nước nhận đầu tư mà tại đó có sự hoạt động của các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia. Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào trình độ quản lý của nước chủ nhà. Thuế lợi nhuận càng cao thì lợi nhuận sau thuế càng thấp, vì thế các công ty xuyên quốc gia đã sử dụng giá chuyển giao để tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến làm giảm lợi nhuận chịu thuế. Hành động này dễ thực hiện đối với những nước chủ nhà có trình độ quản lý thấp và hệ thống luật pháp thiếu chặt chẽ. Thông thường, giá chuyển giao được áp dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo. Các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia cung cấp phụ tùng hoặc sản phẩm cho nhau với giá cả thoả thuận mà không căn cứ vào giá thị trường. Phần lợi nhuận bị mất của chi nhánh và nước nhập khẩu sẽ chuyển sang lợi nhuận gia tăng của chi nhánh và nước xuất khẩu. Đối với nước có chi nhánh xuất khẩu thì phần lợi nhuận gia tăng như là tặng vật của nước nhập khẩu, còn đối với chi nhánh xuất khẩu phải trả lại một phần lợi nhuận gia tăng này bằng đúng một phần bị mất cho chi nhánh nhập khẩu. Theo luật pháp quốc tế, giá cả trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các công ty chi nhánh trong nội bộ công ty xuyên quốc gia phải được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn giá thị trường mà không tính đến yếu tố quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có công ty xuyên quốc gia nào tuân thủ theo đúng yêu cầu đó của luật pháp quốc tế mà thường định giá chuyển giao theo cách có lợi nhất cho mình. Khi các công ty này định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá diễn ra theo hai chiều hướng cơ bản là nâng giá đầu vào (tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác như chi phí quản lý, tiếp thị, quảng cáo...) và giảm giá đầu ra (giá bán sản phẩm). Khi thực hiện việc chuyển giá, các công ty xuyên quốc gia thường nhằm vào ba mục đích. Thứ nhất là chuyển thu nhập từ một nước có thuế cao sang một nước có thuế thấp, làm giảm đi số lợi tức, số thu nhập phải kê khai để trốn thuế. Thứ hai là chuyển vốn ra khỏi một nước đang có đồng tiền bị giảm giá đáng kể nhằm tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái. Thứ ba là giảm thuế nhập khẩu khi nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá nhập khẩu. Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho các nước chủ nhà có liên quan do bị thất thu về thuế mà quan trọng hơn, nó còn gây ảnh hởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung - cầu không hoạt động trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia nên nó gây nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm suy yếu các công ty nội địa, tăng tính độc quyền về giá cả và thị trờng, giảm khả năng kiểm soát của các nước chủ nhà đối với vấn đề thuế hàng hóa và thuế chuyển lợi nhuận về nước. Qua thực tiễn cho thấy, hầu hết các công ty xuyên quốc gia đều thực hiện giá chuyển giao đối với những nước có nền kinh tế thị trường kém phát triển và đặc biệt ở những nước trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty xuyên quốc gia. Do đó, hiện tượng chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia – một lực lượng kiểm soát hầu hết các hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông - đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Nhiều tổ chức và quốc gia đã xây dựng các điều luật để điều chỉnh hoạt động này nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra như Hướng dẫn chuyển giá của OECD, Bộ luật Thu nhập nội bộ của Mỹ, Luật Thu nhập và Thuế doanh nghiệp của Anh... Theo kinh nghiệm của những nước thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các công ty xuyên quốc gia, khi cấp giấy phép đầu tư cần quy định rõ điều khoản cấm sử dụng giá chuyển giao, nếu chủ đầu tư vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Ngoài ra nên kiểm soát giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, nếu mức giá không hợp lý thì không cấp giấy phép nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu cần tự tính toán lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhà nước so sánh với phía tương ứng của nước xuất khẩu để định giá. Cũng cần tăng cường kiểm tra theo luật định về công tác kế toán và kiểm toán để xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm. Mặc dù đã có những điều luật và biện pháp hạn chế hoạt động giá chuyển giao nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn chư a đợc kiểm soát vì phần lớn các công ty xuyên quốc gia không tuân thủ các quy định đó, đặc biệt là trong việc xác định giá chuyển giao các tài sản vô hình. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3.1. Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam 3.1.1. Tác động tích cực Các công ty xuyên quốc gia ngày càng có tác động tích cực đối với sự nghiệp cải cách và đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia đồng nghĩa với việc cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước. Hiện nay, Việt Nam tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện tích luỹ trong nước còn thấp, nhu cầu lớn về vốn đòi hỏi chúng ta phải khai thác các nguồn vốn cả trong và ngoài nước dới mọi hình thức. Cùng với nguồn vốn ODA và vốn đi vay khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài do ưu thế nổi trội của nó là nguồn vốn không gây nợ, các công ty xuyên quốc gia tự nguyện đầu tư và đằng sau vốn là thiết bị, công nghệ để thực hiện dự án, đang trở thành nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất đối với các nước đi sau, xuất phát điểm thấp, rất cần vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhờ nguồn vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia, nhiều nguồn lực trong nước ngày càng giữ vai trò quan trọng trong tổng đầu tư xã hội: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và vốn nhàn rỗi của dân cư theo hiệu ứng dây chuyền có thể được khơi dậy để đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Hơn nữa, với sự hiện diện của nguồn vốn này, Nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trí lại cơ cấu đầu tư, giành nhiều vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội. Các công ty xuyên quốc gia đã góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Yêu cầu của công nghiệp hoá là tăng nhanh tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là của các ngành dịch vụ trong GDP. Theo mô thức hướng ngoại dựa vào tăng trưởng xuất khẩu để nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế, Việt Nam phải nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty xuyên quốc gia lớn – vốn là các tập đoàn công nghệ và tài chính hùng hậu – hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này. Các công ty xuyên quốc gia đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới mà trước kia Việt Nam chưa có, mặc dù sự hiện diện của nó là để khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động rẻ của Việt Nam theo yêu cầu của sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất – kinh doanh trên quy mô toàn cầu của chúng. Cũng vì lẽ này, công nghệ mà các công ty xuyên quốc gia chuyển giao tuy không phải là công nghệ hiện đại nhất của họ nhưng đối với Việt Nam, thậm chí đối với các nền kinh tế trong khu vực, đây vẫn là những công nghệ tiên tiến. Công nghệ được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử... là các công nghệ hiện đại, đã góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Ngay cả các công nghệ sử dụng nhiều lao động trong các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm... đã tương đối đồng bộ, thuộc loại phổ cập tiên tiến trong khu vực. Điều quan trọng hơn là những thiết bị công nghệ hiện đại từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và phát triển trong điều kiện sự cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa đang ngày càng quyết liệt. Các công ty xuyên quốc gia tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức đều có tốc độ tăng trưởng cao kể cả thời kỳ nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Các doanh nghiệp này góp phần làm tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến trong kim ngạch xuất khẩu. Điều này giúp nền kinh tế Việt Nam tham gia quá trình hội nhập WTO một cách có hiệu quả cao Các công ty xuyên quốc gia cũng góp phần giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Các công ty này đã tạo ra một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Những người làm việc trong khu vực này thường được tuyển chọn kỹ lưỡng, được bồi dưỡng tay nghề, công việc gắn liền với công nghệ mới, làm quen với tác phong công nghiệp hiện đại, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh tiên tiến. Do đó, họ trở thành một bộ phận công nhân lành nghề, có kỹ năng và có tính kỷ luật cao. Đây chính là lực lượng lao động có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, Nhà nước không mất chi phí đào tạo và sẽ là chủ thể tích cực cho các quá trình sản xuất kinh doanh, kể cả khi họ rời bỏ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập thực tế của những người lao động này thường cao hơn những người làm việc trong các loại hình kinh doanh khác. Đây cũng là ưu điểm mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nớc ngoài tạo ra giúp người lao động có cơ hội để tái bù đắp sức lao động, gắn bó với công việc. Trên góc độ xã hội, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức mua có khả năng thanh toán đối với người tiêu dùng, và do đó, nó góp phần làm sống lại thị trường tiêu dùng trong nước vốn rất yếu kém. Thị trường trong nước mở rộng đến lượt sẽ góp phần tích cực trở lại cho sự tăng trưởng kinh tế. Sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trờng mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Như chúng ta đã biết, các công ty xuyên quốc gia có nguồn gốc từ một nước là phổ biến nên sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia từ 70 lãnh thổ và quốc gia có dự án ở Việt Nam đồng nghĩa với việc xác lập và tăng cường quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia và lãnh thổ này. Xuất phát từ lợi ích của các công ty xuyên quốc gia nước mình, chính phủ các nước đã đi đến thoả thuận và ký kết với chính phủ Việt Nam các hiệp định về đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần... nhằm mục đích tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Cũng tơng tự như vậy, chính phủ của các công ty đang hoạt động ở Việt Nam có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ và trợ cấp ưu đãi cho các công ty xuyên quốc gia nước họ có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ta. Theo đó, quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước được xúc tiến và mở rộng hơn. Mặt khác, các công ty xuyên quốc gia khi lựa chọn hình thức đầu tư nào đều căn cứ vào mức độ hoà nhập vào thị trường thế giới của nước đối tác. Vì vậy, một nước nào đó muốn thu hút được nhiều vốn và công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty xuyên quốc gia lớn, nhất thiết nền kinh tế của họ phải là nền kinh tế hội nhập thực sự vào kinh tế khu vực và thế giới. Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và tham gia AFTA, nhịp độ đầu tư và quan hệ thương mại của các công ty xuyên quốc gia với nền kinh tế Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam ngoài ý nghĩa khẳng định sự chuyển đổi tích cực sang kinh tế thị trường nhằm thích ứng với toàn cầu hoá, khu vực hoá của nền kinh tế Việt Nam, còn là điều kiện tạo thế và lực cho nền kinh tế Việt Nam mở rộng các quan hệ chính trị và kinh tế đối ngoại cho sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, APEC và tiến tới vào WTO. 3.1.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, các công ty xuyên quốc gia cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu của các công ty xuyên quốc gia là lợi nhuận, thị phần, doanh số, ưu thế cạnh tranh và phát triển ổn định. Nó thường xuyên mâu thuẫn với mục tiêu của chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều, cao và bền vững. Theo mục tiêu của mình, các công ty xuyên quốc gia thường lựa chọn và quyết định dự án đầu tư vào nơi mà họ cho là có thị trường, bảo toàn được vốn và thu được lợi nhuận. Do đó không phải ngẫu nhiên mà các dự án 100% vốn đầu tư của họ lại thường tập trung vào các trung tâm lớn. Sự tập trung đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào một số vùng luôn mâu thuẫn với chính sách phát triển đồng đều giữa các địa phương. Các công ty xuyên quốc gia thường chú trọng tham gia vào các lĩnh vực ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Đó là các ngành khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến như điện tử, dệt may, giày dép với mức lợi nhuận thường đạt khoảng 40 – 60%. Những lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị hoặc chế biến nông, lâm, thuỷ sản thờng yêu cầu đầu tư dài hạn, chuyển vốn chậm, lãi suất thấp đã không thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nớc ngoài. Ngoài ra, một số công ty xuyên quốc gia lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh. Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân các công ty xuyên quốc gia là kẻ chủ động nắm cả đầu ra và đầu vào đã trở nên phổ biến, khiến cho các liên doanh thua lỗ, giải thể. Một hiện tượng khác là các công ty xuyên quốc gia trước khi xin cấp giấy phép đầu tư thường lên án gay gắt chính sách của Việt Nam là nặng nề bảo hộ, có phân biệt đối xử, khép kín và thay thế nhập khẩu là chủ yếu. Nhng khi đã được cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt là sau khi sản phẩm đã bắt đầu được bán trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu, hơn ai hết, họ là những người đòi bảo hộ mạnh mẽ nhất. Họ đang muốn hướng tới độc quyền – một điều ngày càng xa lạ trong nền kinh tế tự do hoá. Việt Nam phải cảnh giác với những biểu hiện này không phải chỉ ở những yêu sách trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia mà hơn hết, phải cảnh giác với sự liên kết của các công ty xuyên quốc gia với các doanh nghiệp trong nước vốn là doanh nghiệp nhà nước để hình thành nên cạnh tranh độc quyền nhóm người bán. 3.2. Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Việt Nam trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia 3.2.1. Thuận lợi Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam hiện nay là môi trường chính trị – xã hội ổn định. Sự ổn định chính trị – xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất quyết định đến việc thu hút các công ty xuyên quốc gia. Sự ổn định này sẽ tránh cho các công ty những bất trắc, rủi ro trong kinh doanh, tạo độ tin cậy cao và đảm bảo lợi nhuận chắc chắn. Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy, khi tình hình chính trị mất ổn định, các nhà đầu tư sẽ do dự không đầu tư, ngừng việc đầu tư của mình hoặc rút vốn chuyển đi nơi khác. Với những điều kiện khác không thay đổi, khi môi trường chính trị – xã hội ngày càng ổn định, độ tin cậy càng cao càng hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trờng đầu tư, sự ổn định chính trị – xã hội có thể được xem như một lợi thế so sánh. Như vậy, việc giữ gìn ổn định chính trị – xã hội ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong tất cả các nhân tố hình thành nên môi trường đầu tư hấp dẫn. Đối với Việt Nam, những thành công về đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội hơn 20 năm qua là kết quả và cũng là điều kiện của sự ổn định chính trị – xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nền chính trị – xã hội của nước ta luôn được ổn định. Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đất nước và cũng là điều kiện tối cần thiết đối với các ngành đầu tư. Nhìn lại những năm qua, nền kinh tế đất nước có sự tăng trưởng liên tục ở mức cao so với khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm, lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ngày càng cao. Quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên. Cùng với sự ổn định chính trị – xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại rộng mở, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra tiền đề cần thiết để thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển, thực tế phát triển kinh tế đất nước những năm qua cho thấy, chúng ta chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện chiến lược mở cửa. Giữa mức độ mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với nhau, làm tiền đề và điều kiện cho nhau. Việc phát triển một nền kinh tế mở cửa đã làm cho môi trường đầu tư được cải thiện, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, chúng ta còn có những lợi thế so sánh khác. Đó là những lợi thế về địa lý, tiềm năng đất đai, khí hậu, lao động của một nước mới phát triển mà các công ty xuyên quốc gia rất quan tâm. Việt Nam nằm ở một vị trí quan trọng, “án ngữ” các giao lộ hàng hải, hàng không của khu vực và quốc tế. Với các con đường xuyên Á và cả tuyến đường từ Đông sang Tây nối liền giữa biển Đông với Lào, Thái Lan, Việt Nam như một cây cầu dài trên bộ nối ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, tạo ra con đường vận tải ngắn nhất từ Tây sang Đông trong tương lai gần. Các nước lớn cũng như các công ty xuyên quốc gia nhìn vào Việt Nam không chỉ là một nơi có nhiều tiềm năng mà còn ở vị thế địa – chính trị, địa – kinh tế của nước ta ở Đông Dưng, trong ASEAN, và phần nào của APEC, ASEM,WTO. Đó là một lợi thế tồn tại tương đối lâu dài và là một vị trí thuận lợi để các công ty xuyên quốc gia triển khai chiến lược đầu tư kinh doanh ở nước ta. Là một nước nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển với nguồn nguyên liệu dồi dào thích hợp cho việc đầu tư phát triển các công nghệ chế biến, phù hợp với động cơ tìm kiếm và khai thác nguyên liệu thô của các công ty xuyên quốc gia. Nhiều tài nguyên thiên nhiên của ta như dầu khí, kim loại quý hiếm, rừng... chưa có điều kiện khai thác có hiệu quả. Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới như gạo, cà phê, chè, đường, cao su, hoa quả... của nước ta vẫn còn đang ở trình độ thấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mới ở dạng thô. Do vậy, các công ty xuyên quốc gia kinh doanh sản xuất nông nghiệp vẫn còn điều kiện đầu tư vào để phát triển sản xuất, chế biến và đóng gói để xuất sang các nước phát triển, thông qua đó thu lợi nhuận cao. Việt Nam là một nước đi sau đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá, rất cần vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý nên có nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư có lợi cho các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm và hàng hoá mà các công ty xuyên quốc gia quan tâm tìm kiếm và khai thác. Những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các công ty xuyên quốc gia đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài, đồng thời phải có chính sách mềm dẻo, khôn khéo để vừa thu hút được các công ty xuyên quốc gia, vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, các lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và cùng có lợi. Bên cạnh đó Việt Nam đã tạo mọi ưu đãi cho các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ngoài.Việt Nam đã tạo một chính sách thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài về luật pháp cũng như minh bạch thông tin.Bên cạnh đó công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được nâng cao cả về chất và lượng,các tỉnh thành cũng có nhiều chích sách để thu hút đầu tư như : Thuế thu nhập doanh nghiệp,mặt bằng……. 3.2.2. Khó khăn *Kinh tế thị trường nước ta chưa hoàn thiện Thị trường đầu tư mà chủ yếu quan trọng là các công ty xuyên quốc gia vốn là sản phẩm của nền kinh tế thị trường hiện đại. Để đầu tư và hoạt động đầu tư của các công ty này được thuận lợi thì phải có môi trường đầu tư đồng dạng, có thị trường phát triển tương ứng, đảm bảo cho các yếu tố, các khâu của quá trình tái sản xuất có đủ điều kiện để hoạt động bình thường. Một vấn đề quan trọng nữa là sự ổn định và đồng bộ của thị trường. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, nếu luôn diễn ra những chấn động, đặc biệt là sự chấn động về tỷ giá, giá cả hàng hoá, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng thấp... thì đó chính là biểu hiện của sự rối loạn thị trường kinh doanh và đe doạ đến lợi ích của đa số các nhà đầu tư. Và như vậy, khó có thể làm yên lòng họ. Do đó, muốn thu hút đầu tư có hiệu quả, các nước chủ nhà không thể không quan tâm đến cơ chế thị trường và thiết lập thị trường đồng bộ. Trong 20 năm qua, nước ta đã thành công trong việc chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trờng có sự quản lý của Nhà nớc, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và cải thiện một bước đời sống của nhân dân. Nhng kinh tế thị trường ở nước ta đang còn ở trình độ sơ khai, thể hiện ở các mặt: - Năng suất lao động thấp, xã hội kém phát triển. Số lượng lao động trong nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Ngành nghề dịch vụ nông thôn kém phát triển, cơ cấu kinh tế chậm đổi mới. Nông nghiệp vẫn chiếm 70% cơ cấu kinh tế nông thôn, trồng trọt chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng nông nghiệp, chăn nuôi mới chỉ chiếm 20%. Công nghiệp chế biến nông sản còn rất nhỏ yếu. Vùng núi, vùng sâu còn mang nặng tính chất của nền kinh tế tự nhiên. Các ngành công nghiệp dịch vụ tuy có bước phát triển nhưng còn nhiều yếu kém, sản xuất chưa ổn định, hiệu quả không cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và còn lạc hậu, chưa phát huy được thế mạnh và những lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, làm cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh kém. - Thị trường trong nước chưa hoàn chỉnh và chưa phát triển. Thị trường hàng hoá, dịch vụ còn hạn hẹp có nhiều biểu hiện tiêu cực, sức mua chưa cao. Thị trường sức lao động mới manh nha, cung về sức lao động lành nghề nhỏ hơn cầu trong khi cung về sức lao động giản đơn lại vượt mức cầu quá xa, nhiều người trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động đã làm cho thị trường sức lao động mới manh nha đã có những biểu hiện thiếu lành mạnh. Thị trường tiền tệ, thị trường vốn có tiến bộ nhưng còn nhiều hiện tượng không bình thường. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn quá lớn, các dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng. Hoạt động của các ngân hàng thương mại còn yếu cả về mặt huy động vốn và cho vay. Chất lượng tín dụng chưa cao, nợ quá hạn và nợ khó đòi còn nhiều. Tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu vốn mà không vay được vốn, trong khi ngân hàng thương mại ứ đọng vốn hàng nghìn tỷ đồng. Sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường là cản trở, khó khăn cho hoạt động của các công ty xuyên quốc gia. Cơ chế thị trường được hình thành nhưng chưa phát huy đầy đủ tác dụng của nó. Tình trạng nhập lậu tràn lan, trốn thuế, lậu thuế và các hiện tượng gian lận thương mại làm cho hàng sản xuất trong nước ứ thừa, khó tiêu thụ là những tiêu cực của cơ chế thị trường chưa được khắc phục. * Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù hợp với các quy tắc, quy định và thông lệ chung cũng là điều kiện để tăng sức hấp dẫn đối với các công ty xuyên quốc gia. Nhng đối với nước ta, cả về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn chuyển biến chậm, chưa thực sự tạo được những thuận lợi để thu hút đối với các công ty xuyên quốc gia. Cơ cấu kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được những thế mạnh và những lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, làm cho chất lượng và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh kém, nhất là chưa thích hợp với trình độ phân công lao động quốc tế hiện nay. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước của ta chưa được phát huy một cách có hiệu quả. Một mặt, cơ chế thị trường chưa phát huy được đầy đủ tính tự điều tiết của nó. Mặt khác, hệ thống quản lý của Nhà nước đã bộc lộ rõ sự đuối tầm, năng lực quản lý không tương xứng. Sự bất cập này thể hiện ở sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, các vấn đề về tài chính tiền tệ, ngân hàng chưa lành mạnh. Hệ thống thể chế thị trường vừa mới mở ra, nhưng chưa phát huy đầy đủ tác dụng; chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, nhất quán, còn chồng chéo và thường mới ở mức độ là các giải pháp tình thế, không có tính ổn định lâu dài; một số quốc nạn như tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế... đã được Đảng và Nhà nước quyết tâm chống và bài trừ nhưng chưa giảm; hiệu quả huy động, sử dụng nguồn lực thấp, còn thất thoát, lãng phí nhiều. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nớc ngoài còn thiếu đồng bộ. Một số văn bản dưới luật ban hành chậm, thậm chí “thắt lại” gây khó khăn cho thực hiện. Việc vận dụng luật pháp, chính sách còn có hiện tượng tuỳ tiện “trên thoáng, dưới chặt”. Ngoài ra, tính ổn định của luật pháp, chính sách chưa cao, chưa tạo ra sự an tâm của các nhà đầu tư. Việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vừa có hiện tượng buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Sự yếu kém này đã gây nên những lo ngại với nhà đầu tư là các công ty xuyên quốc gia. Tổ chức bộ máy còn yếu kém, thủ tục còn phiền hà, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của chức danh được đảm nhiệm đã dẫn đến hiệu quả pháp lý thấp. Nhất là đối với cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài, tuy đã được phân cấp rõ ràng nhng vẫn có sự trùng lặp về chức năng. Việc thực hiện xét duyệt triển khai dự án còn chậm, quản lý các hoạt động đầu t nớc ngoài cha chặt chẽ. Những yếu kém trên dẫn đến tình trạng môi trường đầu tư chưa được lành mạnh, chưa có sức hấp dẫn cao đối với các công ty xuyên quốc gia. Điều đó đặt ra vấn đề hết sức cấp bách là cần phải tiếp tục từ đổi mới cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý, điều chỉnh thể chế, luật pháp phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tương thích với những quy tắc, thông lệ quốc tế. Có như vậy mới đủ sức thu hút, hấp dẫn các công ty xuyên quốc gia vào đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. * Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém Hạ tầng vật chất kỹ thuật của nớc ta những năm qua đã đợc chú ý đầu tư phát triển nhng cho đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Ngoài một số tiến bộ đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, nhìn chung kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém. Đó cũng là những trở ngại lớn trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia. 3.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam Từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế, với chính sách mở cửa nền kinh tế đã thu hút đợc các công ty xuyên quốc gia đến Việt Nam. Hiện nay các công ty xuyên quốc gia có mặt tại Việt Nam đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực nh chế tạo thiết bị viễn thông, công nghệ máy tính, khai thác dầu khí, sản xuất ô tô và xe gắn máy, nớc giải khát, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo điện tử dân dụng, thơng mại và dịch vụ... hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam đã có đóng góp đáng kể trong việc định hớng phát triển và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập thị trờng và đẩy mạnh xuất khẩu. Thông qua hoạt động của các công ty xuyên quốc gia mà các nhà sản xuất và kinh doanh Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trờng bên ngoài, trực tiếp học hỏi, tiếp xúc với những công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý và những phơng thức kinh doanh tiên tiến, tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm sản xuất trong nớc với thị trờng khu vực và thế giới. Điều này đã giúp Việt Nam củng cố vị trí trên trờng quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chủ động thu hút các công ty xuyên quốc gia đến hoạt động tại Việt Nam nhằm tranh thủ khai thác tối đa những lợi ích mà chúng mang lại để phát triển kinh tế. Để làm đợc điều đó, chúng ta cần giải quyết một số vấn đề có thể nói là rất bức xúc hiện nay. Cụ thể: * Về phía doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mình nhằm hội đủ điều kiện trở thành các đối tác của các công ty xuyên quốc gia. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp hiện nay là cần phải thẳng thắn nhìn nhận lại những yếu kém của chính mình và nỗ lực khắc phục theo một định hướng chiến lược lâu dài. Trớc tiên là cần chủ động đầu tư nâng cao trình độ công nghệ lên ngang tầm khu vực và thế giới. Nhằm nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp, đảm bảo tiếp thu tốt các công nghệ từ bên ngoài và phát huy khả năng sáng tạo trong nội bộ doanh nghiệp, cần thành lập các bộ phận phát triển công nghệ như các viện công nghệ, các bộ phận nghiên cứu và triển khai công nghệ, các viện nghiên cứu thị trường... đủ khả năng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, công nghệ, tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp với sự biến động trên thị trường thế giới. Bên cạnh việc mua sắm máy móc và công nghệ mới, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp khuyến khích tinh thần sáng tạo của nhân viên. Đó chính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động. Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động không chỉ là chiến lược chủ quan của các tập đoàn để thu được lợi nhuận tối đa từ việc khai thác khả năng và cơ hội của công ty trên mọi thị trường mà còn là đòi hỏi khách quan của sự cạnh tranh sinh tồn. Các công ty xuyên quốc gia từ các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thường bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất rồi mở rộng dần sang các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ, nghiên cứu và triển khai công nghệ... Ngược lại, các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và một số nước NIC thường bắt đầu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ rồi mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng... Đây là con đường phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì nó phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có hoạt động đa ngành thì cũng cần tập trung vào một hoặc một số ngành chủ đạo, trong đó doanh nghiệp có lợi thế so sánh. Đặc biệt là các doanh nghiệp cần nỗ lực mở rộng, tăng cường hoạt động của mình trên thị trường nước ngoài. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thiết lập các hoạt động ban đầu tại nước ngoài như mở văn phòng đại diện và các đại lý tiêu thụ tại nước ngoài. Đây sẽ là những bước khởi đầu tốt đẹp cho sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ra ngoài biên giới quốc gia. * Về phía Nhà nước Nhà nước cần tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao và thơng mại với các nước (hiện nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 nước), đồng thời tham gia vào các diễn đàn chung của khu vực và thế giới. Đây là những tiền đề quan trọng để mở đường cho sự thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ ngoại giao cần đặc biệt chú trọng đến vai trò tiên phong của các cơ quan ngoại giao trong việc mở đường cho các hoạt động kinh tế tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Các cuộc gặp gỡ giữa giới doanh nghiệp và các nhà ngoại giao cần được tổ chức liên tục tại cả ba miền đất nước. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện phát triển các mối liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Cản trở lớn nhất trong việc phát triển các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty xuyên quốc gia là năng lực sản xuất của chính bản thân các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà nước cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cụ thể là: -Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần thực hiện triệt để chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất của doanh nghiệp, lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng trì trệ trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. - Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển thành một đội ngũ các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ có năng lực, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án với các đối tác nước ngoài là một chiến lược quan trọng cần được đặc biệt quan tâm. Để tạo thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống sản xuất của các công ty xuyên quốc gia, Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước tiếp cận đợc những nguồn thông tin về nhau, qua đó thúc đẩy việc thiết lập các quan hệ đối tác như: tổ chức các diễn đàn trao đổi thông tin giữa các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước, tổ chức các hội chợ triển lãm có chất lượng với sự tham gia của doanh nghiệp trong và ngoài nước, thiết lập các chương trình cung cấp thông tin về các đối tác trong nước thông qua các tổ chức như Phòng Thơng mại và Công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề; thực hiện khảo sát và đánh giá khách quan về thực lực của các doanh nghiệp để xây dựng một danh mục các nhà thầu phụ có chất lương nhằm cung cấp cho các đối tác quan tâm. KẾT LUẬN Qua việc phân tích nguồn gốc hình thành và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia đã chứng minh được rằng công ty xuyên quốc gia là một hình thái tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng được những đòi hỏi mới của lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ xã hội hoá cao trên quy mô toàn cầu. Chính vì thế, chúng có những đặc trưng rất riêng và nổi bật mà không một doanh nghiệp nội địa nào có được như khả năng tổ chức sản xuất quy mô cực lớn, tiềm lực tài chính và công nghệ khổng lồ, mạng lới chi nhánh phân phối rộng khắp trên toàn cầu... Những phân tích về tổ chức, thể chế quản lý và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia là căn cứ để lý giải vai trò to lớn của các công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế. Các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò như một chủ thể quan trọng trong thương mại thế giới. Có thể nói rằng công ty xuyên quốc gia là động lực quan trọng cho sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá trên toàn thế giới nói chung và cho từng quốc gia nói riêng. Với quy mô khổng lồ và mạng lới chi nhánh lớn mạnh tại nhiều thị trường, các công ty xuyên quốc gia thúc đẩy các hoạt động thương mại thế giới phát triển, không chỉ tăng thương mại nội bộ giữa các chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia còn thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chúng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu của các nước chủ nhà, nâng cao khả năng cung cấp các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với thị trường thế giới và mở rộng cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, các công ty xuyên quốc gia còn làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế cả về cơ cầu hàng hoá lẫn về cơ cấu đối tác, tỷ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao ngày càng phát triển và giảm dần tỷ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Nhờ các công ty xuyên quốc gia mà các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước mới công nghiệp hoá có thể tăng dần tỷ trọng trao đổi hàng hoá của mình. Do tỷ trọng ngày càng lớn của công ty xuyên quốc gia trong thương mại thế giới nên chúng còn chi phối giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế. Chính vì những vai trò to lớn đó nên các quốc gia luôn dành cho các công ty xuyên quốc gia một vị trí xứng đáng trong mọi chiến lược phát triển kinh tế của mình. Trên cơ sở phân tích những tác động của công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nước ta, một số vấn đề đã được rút ra cho Việt Nam trong việc tranh thủ khai thác tối đa những lợi ích mà các công ty xuyên quốc gia mang lại để phát triển kinh tế. Đó là các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư nâng cao trình độ công nghệ lên ngang tầm khu vực và thế giới; đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động; mở rộng và tăng cường hoạt động của mình trên thị trường nớc ngoài. Đối với Nhà nớc cần mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước; tạo điều kiện phát triển các mối liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nước, giúp các công ty có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về nhau. Phụ lục 1: SỐ LỢNG CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (theo nước và khu vực) Năm thống kê Các công ty mẹ Các công ty chi nhánh Các nền kinh tế phát triển 49 048 105 830 Tây Âu 39 715 77 415 EU 34 291 65 460 Áo 2001 935 2 607 Bỉ 1997 988 1 504 Đan Mạch 1998 9 356 2 305 Phần Lan 2001 900 2 030 Pháp 2000 1 922 9 473 Đức 2000 8 522 13 826 Hy Lạp 2001 155 697 Ailen 2001 39 1 225 Italy 1999 1 017 1 843 Hà Lan 1998 1 608 3 132 Bồ Đào Nha 2001 600 3 000 Tây Ban Nha 1998 857 7 465 Thuỵ Điển 2002 4 260 4 656 Anh 2002 3 132 13 828 Các nớc Tây Âu khác 5 424 11 955 Na Uy 1998 900 5 105 Thuỵ Sỹ 1995 4 506 5 774 Bắc Mỹ 4 674 19 437 Canada 1999 1 439 3 725 Mỹ 2000 3 235 15 712 Các nớc phát triển khác 4 659 6 847 Australia 2001 682 2 352 Nhật 2002 3 760 3 359 New Zealand 1998 217 1 106 Các nền kinh tế đang phát triển 13 936 517 611 Châu Phi 1 202 7 049 Nigeria 2002 48 66 Nam Phi 1998 941 2 044 Tunisia 2002 142 2 503 Mỹ La tinh và Caribe 2 022 45 383 Argentina 2002 .. 1 123 Brasil 1998 1 225 8 050 Chile 1998 478 3 173 Colombia 1995 302 2 220 Mexico 2002 .. 25 708 Panama 2002 .. 384 Peru 1997 10 1 183 Châu Á 10 685 464 631 Đông, Nam và Đông Nam Á 9 934 445 272 Trung Quốc 2002 350 368 885 Năm thống kê Các công ty mẹ Các công ty chi nhánh Hồng Kông 2001 948 9 132 Ấn Độ 1995 187 1 416 Indonesia 1995 313 2 241 Hàn Quốc 2002 7 460 12 909 Singapore 2002 .. 14 052 Đài Loan 2001 606 2 841 Thái Lan 1998 .. 2 721 Tây Á 751 11 672 Oman 1995 92 351 Thổ Nhĩ Kỳ 2002 653 6 311 Trung Á .. 7 687 Armenia 1999 .. 1 604 Kazakhstan 1999 .. 1 865 Thái Bình Dơng 27 548 Fiji 2002 2 151 Trung và Đông Âu 850 242 678 Bungary 2000 26 7 153 Estonia 1999 .. 3 066 Ba Lan 2001 58 14 469 Rumani 2002 20 89 911 Nga 1994 .. 7 793 Slovenia 2000 .. 1 617 Thế giới-Tổng số 63 834 866 119 Phụ lục 2 : 100 CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA LỚN NHẤT THẾ GIỚI (Chỉ số tổng hợp) Chỉ số 2003 2002 % thay đổi 2003/2002 Tài sản( tỷ USD ) Nớc ngoài 2.934 3.113 -5,8 Tổng tài sản 5.914 6.184 -4,4 Doanh số(tỷ USD) Nớc ngoài 2.235 2.356 -5,2 Tổng doanh số 4.352 4.748 -8,3 Lao động(ngời) Nớc ngoài 6.890.178 6.791.647 1,5 Tổng lao động 13.383.852 14.197.264 -5,7 Phụ lục 3: 50 CÔNG TY LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỀ TÀI SẢN ( Đơn vị : triệu USD ) Tài sản Nớc ngoài Tổng tài sản 1 VODAFONE ANH 187792 207458 2 GENERAL ELECTRIC MỸ 180031 495210 3 BP ANH 111207 141158 4 VIVENDI UNIVERSAL PHÁP 91120 123156 5 DEUTSCHE TELEKOM AG ĐỨC 90657 145802 6 EXXONMOBIL CORPORATION MỸ 89426 143174 7 FORD MOTOR COMPANY MỸ 81169 276543 8 GENERAL MOTOR MỸ 75379 323969 9 ROYAL DUTCH/SHELL GROUP ANH/HÀ LAN 73492 111543 10 TOTALFINAELF PHÁP 70030 78500 11 SUEZ PHÁP 69345 79280 12 TOYOTA MOTOR CORPORATION NHẬT 68400 144793 13 FIAT SPA Ý 48749 89264 14 TELEFONICA SA TAY BAN NHA 48122 77011 15 VOLKSWAGEN GROUP ĐỨC 47480 92520 16 CHEVRON TEXACO CORP. MỸ 44943 77572 17 HUTCHISON WHAMPOA LIMITTED HỒNG KÔNG 40989 55281 18 NEWS CORPORATION ÚC 35650 40007 19 HONDA MOTOR CO LTD NHẬT 35257 52056 20 E.ON ĐỨC 33990 87755 21 NESTLE SA THUỴ SĨ 33065 55821 22 RWE GROUP ĐỨC 32809 81024 23 IBM MỸ 32800 88313 24 ABB THUỴ SĨ 30586 32305 25 UNILEVER ANH/ HÀ LAN 30529 46922 26 ENI GROUP Ý 29935 55584 27 BMW AG ĐỨC 29901 45415 28 PHILIPS ELECTRONICS HÀ LAN 29416 34070 29 CARREFOUR SA PHÁP 29342 41172 30 ELECTRICITE DE FRANCE PHÁP 28141 120124 31 REPSOL YPF SA TÂY BAN NHA 27028 45575 32 SONY CORPORATION NHẬT 26930 61393 33 AVENTIS SA PHÁP 26368 34761 34 WAL -MART STORES MỸ 26324 83451 35 DAIMLERCHRYSLER AG ĐỨC/ MỸ 25795 183765 36 LAFARGE SA PHÁP 24906 26493 37 NISSAN MOTOR CO LTD NHẬT 24382 54113 38 AES CORPORATION MỸ 23902 36736 39 ROCHE GROUP THUỴ SĨ 22794 25289 40 BASF AG ĐỨC 20872 32671 41 DEUTSCHE POST AG ĐỨC 20840 138837 42 BAYER AG ĐỨC 20297 32817 43 GLAXOSMITHKLINE PLC ANH 20295 31758 44 ROYAL AHOLD NV HÀ LAN 19967 28562 45 COMPAGNIE DE SAINT-GLOBAIN SA PHÁP 19961 28478 46 BHP BILLITON GROUP ÚC 19898 29552 47 DIAGEO PLC ANH 19731 26260 48 CONOCO INC MỸ 19383 27904 49 PHILIP MORRIS COMPANIES INC MỸ 19339 84968 50 NATIONAL GRID TRANSCO ANH 19080 24839 Phụ lục 4: 50 CÔNG TY LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỀ DOANH SỐ (2003) ( Đơn vị : triệu USD ) Doanh số Nước ngoài Tổng doanh số 1 EXXONMOBIL CORPORATION MỸ 145814 209417 2 BP ANH 141225 175389 3 TOTALFINAELF PHÁP 74647 94418 4 ROYAL DUTCH/SHELL GROUP ANH/ HÀ LAN 72952 135211 5 TOYOTA MOTOR CORPORATION NHẬT 59880 108808 6 CHEVRON TEXACO CORP. MỸ 57673 104409 7 VOLKSWAGEN GROUP ĐỨC 57426 79376 8 FORD MOTOR COMPANY MỸ 52983 162412 9 IBM MỸ 50651 85866 10 GENERAL MOTOR MỸ 45256 177260 11 DAIMLERCHRYSLER AG ĐỨC/ MỸ 43556 137051 12 ROYAL AHOLD NV HÀ LAN 40150 59701 13 HONDA MOTOR CO LTD NHẬT 40088 55955 14 GENERAL ELECTRIC MỸ 39914 125913 15 SONY CORPORATION NHẬT 38605 57595 16 WAL -MART STORES MỸ 35485 217799 17 NESTLE SA THUỴ SĨ 34704 50717 18 PHILIP MORRIS COMPANIES INC MỸ 33944 89924 19 CARREFOUR SA PHÁP 31513 62294 20 SUEZ PHÁP 29919 37975 21 VIVENDI UNIVERSAL PHÁP 29652 51423 22 NISSAN MOTOR CO LTD NHẬT 29078 47091 23 UNILEVER ANH/ HÀ LAN 28675 46803 24 WPP GROUP PLC ANH 27853 30265 25 PHILIPS ELECTRONICS HÀ LAN 27598 28992 26 NOKIA PHẦN LAN 27557 27963 27 GLAXOSMITHKLINE PLC ANH 27319 29689 28 MATSUSHITA ELECTRIC INDUSTRIAL CO.,LTD. NHẬT 26815 52263 29 HEWLETT -PACKARD MỸ 26393 45226 30 MITSUI & CO LTD NHẬT 25553 96174 31 BMW AG ĐỨC 25304 34482 32 FIAT SPA Ý 24860 52002 33 VODAFONE ANH 24602 32744 34 RWE GROUP ĐỨC 23151 58039 35 E.ON ĐỨC 22744 71419 36 RENAULT SA PHÁP 19825 32589 37 ENI GROUP Ý 19437 43861 38 COMPAGNIE DE SAINT-GLOBAIN SA PHÁP 19091 27245 39 PROCTER & GAMBLE MỸ 19040 40238 40 ABB THUỴ SĨ 18876 19382 41 CONOCO INC MỸ 17530 38737 42 ERICSSON LM THUỴ ĐIỂN 17461 22442 43 ROCHE GROUP THUỴ SĨ 17156 17463 44 BASF AG ĐỨC 17108 29136 45 VOLVO AB THUỴ ĐIỂN 17011 18322 46 NORTEL NETSWORKS CANADA 16571 17511 47 DOW CHEMICAL COMPANY MỸ 16080 27805 48 MOTOROLA INC MỸ 16051 30004 49 MITSUBISHI CORPORATION NHẬT 15821 100553 50 ALCATEL PHÁP 15786 22729 Phụ lục 5: 50 CÔNG TY LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỀ LAO ĐỘNG ( Đơn vị : người ) Lao động Nớc ngoài Tổng lao động 1 WAL -MART STORES MỸ 303000 1383000 2 VIVENDI UNIVERSAL PHÁP 256725 381504 3 MCDONALD'S CORPORATION MỸ 251023 395000 4 CARREFOUR SA PHÁP 235894 358501 5 NESTLE SA THUỴ SĨ 223324 229765 6 UNILEVER ANH/ HÀ LAN 204000 279000 7 FORD MOTOR COMPANY MỸ 188919 354431 8 TOYOTA MOTOR CORPORATION NHẬT 186911 246702 9 ROYAL AHOLD NV HÀ LAN 183851 270739 10 ANGLO AMERICAN ANH 175000 204000 11 IBM MỸ 173969 319876 12 PHILIPS ELECTRONICS HÀ LAN 157661 188643 13 VOLKSWAGEN GROUP ĐỨC 157579 324413 14 GENERAL ELECTRIC MỸ 152000 310000 15 ABB THUỴ SĨ 148486 156865 16 GENERAL MOTOR MỸ 148000 365000 17 MATSUSHITA ELECTRIC INDUSTRIAL CO.,LTD. NHẬT 142984 267196 18 COMPAGNIE DE SAINT-GLOBAIN SA PHÁP 130000 173329 19 SUEZ PHÁP 128750 188050 20 FIAT SPA Ý 103565 198764 21 SONY CORPORATION NHẬT 99300 168000 22 TELEFONICA SA TAY BAN NHA 93517 161527 23 BP ANH 90500 110150 24 DANONE GROUPE SA PHÁP 88285 100560 25 THYSSENKRUPP AG ĐỨC 88221 193516 26 DEUTSCHE TELEKOM AG ĐỨC 78722 257058 27 DAIMLERCHRYSLER AG ĐỨC/ MỸ 76441 372470 28 LAFARGE SA PHÁP 73940 82892 29 HITACHI LTD NHẬT 72849 321517 30 ALCOA MỸ 72500 129000 31 TOTALFINAELF PHÁP 69037 122025 32 ALCATEL PHÁP 68191 99314 33 RWE GROUP ĐỨC 65609 155634 34 E.ON ĐỨC 64285 151953 35 EXXONMOBIL CORPORATION MỸ 61148 97900 36 GLAXOSMITHKLINE PLC ANH 60962 107470 37 DIAGEO PLC ANH 59868 62124 38 BRITISH AMERICAN TOBACCO PLC ANH 59358 81425 39 HONDA MOTOR CO LTD NHẬT 59000 120600 40 MOTOROLA INC MỸ 57720 111000 41 VODAFONE ANH 56430 67178 42 ROCHE GROUP THUỴ SĨ 55451 63717 43 PINAULT -PRINTEMPS REDOUTE SA PHÁP 54231 107571 44 PFIZER INC MỸ 54000 90000 45 HUTCHISON WHAMPOA LIMITTED HỒNG KÔNG 53478 77253 46 DEUTSCHE POST AG ĐỨC 52680 276235 47 BAYER AG ĐỨC 52300 116900 48 ROYAL DUTCH/SHELL GROUP ANH/ HÀ LAN 52109 89939 49 JOHNSON & JOHNSON MỸ 50645 101800 50 RENAULT SA PHÁP 48826 140417 TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Văn Dân (Chủ biên) (2001), Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế, NXB Khoa học – Xã hội. ThS. Nguyễn Văn Lan, Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và tác động của nó đối với các nước đang phát triển, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3(77) 2002. PTS. Trần Quang Lâm, Các công ty xuyên quốc gia trong tiến trình phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển và nguyên tắc sử dụng chúng trong đổi mới kinh tế Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4 (42) 1996. Lê Văn Sang, Trần Quang Lâm (1996), Các công ty xuyên quốc gia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB khoa học – Xã hội. Trần Quang Lâm, Hoàng Thị Bích Loan, Công ty xuyên quốc gia – kết quả của sự phát triển khách quan từ chế độ xí nghiệp hiện đại trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 215 tháng 4/1996. TS. Hoàng Thị Bích Loan (2002), Công ty xuyên quốc gia của các nền kinh tế công nghiệp mới Châu á, NXB Chính trị Quốc gia. Phùng Xuân Nhạ, giá chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty đa quốc gia, Tạp chí Kinh tế & dự báo, số 283 tháng 11/1996. MQ (Theo BIKI), Đánh giá những tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới hiện nay, Tạp chí Ngoại thơng, số 12, 13/2003. Nguyễn Tâm Tình (2001), 100 tập đoàn kinh tế hàng đầu Châu Âu, NXB thế giới. Nguyễn Khắc Thân, Sự hợp nhất các công ty xuyên quốc gia – biểu hiện mới của quá trình nhất thể hoá kinh tế quốc tế. PGS.TS. Nguyễn Thiết Sơn (Chủ biên) (2003), Công ty xuyên quốc gia, khái niệm, bản chất và những biểu hiện mới, NXB Khoa học – Xã hội. UNCTAD (2002), Transnational Corporations and Export Compenti UNCTAD (2003), FDI policies for development : National and tiveness, World Investment Report, The United Nations, New York and Geneva. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chơng 1: Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia 4 1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia 4 1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 10 1.2.1. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia 10 1.2.2. Sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 19 1.3. Bản chất và đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia 23 1.3.1. Bản chất của công ty xuyên quốc gia 23 1.3.2. Đặc trưng của công ty xuyên quốc gia 25 1.4. Tổ chức và thể chế quản lý của công ty xuyên quốc gia 29 1.4.1. Tổ chức hoạt động 29 1.4.2. Thể chế quản lý 34 Chơng2.Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế 41 2.1. Thực trạng của các công ty xuyên quốc gia 41 2.2. Các công ty xuyên quốc gia với việc thúc đẩy thương mại quốc tế 47 2.2.1. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia 48 2.2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nước 50 2.3. Các công ty xuyên quốc gia tác động thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế 58 2.3.1. Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá 58 2.3.2. Sự thay đổi trong cơ cấu đối tác 64 2.4. Các công ty xuyên quốc gia chi phối giá cả trong thương mại quốc tế 68 Chương 3 Một số vấn đề cho Việt Nam đợc rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thơng mại quốc tế. 72 3.1. Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam 72 3.1.1. Tác động tích cực 72 3.1.2. Tác động tiêu cực 76 3.2. Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Việt Nam trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia 78 3.2.1. Thuận lợi 78 3.2.2. Khó khăn 81 3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam 85 Kết luận 90 Phụ lục 92 Tài liệu tham khảo 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12622.doc
Tài liệu liên quan