1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi sáng tác văn học đều bắt nguồn từ đời sống, mà “cái thiện và cái ác gắn liền với những hiện tượng trong đời sống, từ tâm trạng đến hành động của con người và cũng là đối tượng phản ánh, sáng tạo trong nghệ thuật” [6; 33-34]. Nói như thế có nghĩa là trong quá trình tiếp xúc hiện thực hai mặt tồn tại trong tương quan đó, nhà văn chiêm nghiệm và nhận ra “trong con người đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [12; 133], từ đó hình thành nên cảm hứng, nguồn động lực thôi thúc họ phản ánh vào tác phẩm. Bằng nhãn quan nghệ sĩ, họ luôn cúi xuống những số phận, những con người ở mọi tầng lớp từ nhiều góc độ để tìm tòi, phát hiện ra “chất người” bị hoà vào những bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống, để từ đó họ lên tiếng ngợi ca hoặc phê phán nhằm khẳng định những chân giá trị, những phẩm chất tốt đẹp nơi con người. Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và đặc biệt ông là nhà văn đi tiên phong ở thời kì đổi mới. Ông sớm nhận ra được trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt thiện – ác. Vì thế, sau năm 1975, khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn soi rọi vào thực tế chiến tranh, ông đã phát hiện ra đằng sau những con người cao cả, “thánh nhân” ấy là những thói nhỏ nhen, ích kỷ, tham sống sợ chết. Ông nhìn thấy được nỗi ân hận, day dứt đến tột cùng của họ về những lỗi lầm trước đây khi đang sống thật với lòng mình, đang nhìn thẳng vào sự thật cuộc đời mình. Và ông đã phản ánh vào các sáng tác của mình để người đọc cùng chiêm nghiệm, cùng nhận ra những điều tưởng chừng như không thể có trong những lúc ranh giới giữa sống và chết rất mong manh. Vậy mà nó vẫn xảy ra và nó trải đều qua mỗi số phận con người trong xã hội. Quen sống với hào khí chiến công làm cho người ta không ngừng nảy sinh những điều dối trá, mập mờ và vì hoàn cảnh mà con người ta dường như tạm quên đi ý thức tìm về sự thật, thậm chí có thể bị dị ứng khi phát hiện ra sự thật. Nguyễn Minh Châu không như thế, với ông lúc này đây không còn chiến tranh chống kẻ thù, thì con người cần nhìn thẳng vào sự thật, cần đấu tranh với chính bản thân mình, với chính những sai lầm của bản thân để tự phê phán, để sửa chữa, để hoàn thiện cuộc đời. Hơn nữa, Nguyễn Minh Châu cũng đã đi tìm cái “hạt ngọc”, “cái sợi chỉ xanh óng ánh” ẩn sâu trong những thân phận con người đã lầm lạc để từ đó nâng con người lên một tầm cao hơn, hoàn thiện nhân cách con người. Sau 1975, sự tự ý thức và tinh thần nhân bản là cảm hứng chủ đạo của nền văn học. Nguyễn Minh Châu cũng đã góp mặt cùng trào lưu bằng một mảng những sáng tác đậm chất nhân văn qua một loạt các tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983); “Bến quê” (1985); “Cỏ lau” (1989). Tác giả đã dõi theo từng bước đi, từng việc làm, từng suy nghĩ và từng phút giây tự vấn lương tâm vì lầm lạc của những con người trong tác phẩm. Sau đó bằng sự cảm thông sâu sắc cũng như lòng trân trọng, tràn đầy tình yêu thương, ông đã khẳng định bên trong mỗi con người đều có hai mặt thiện - ác, nhưng lúc nào họ cũng luôn vươn lên, hoàn thiện mình, đấu tranh loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để giữ lại phẩm chất tốt đẹp vốn có trong mỗi con người.
Nhận được những điều đó qua các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi chọn đề tài này như một sự say mê tìm tòi, phát hiện và chứng minh điều tác giả đã khẳng định.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia đình của từng đứa một đều gắn bó với con vật này, đã từng chăn dắt, đùa
nghịch với con vật rồi đi cày, đi bừa, thức khuya dậy sớm, con Khoang Đen này
suốt 18 năm nay đã trở thành một người trong gia đình lão, một thành viên trong
gia đình lão” [12; 584], nó là quá khứ cuộc đời lão nên lão nếu bán nó tức là lão từ
bỏ quá khứ của mình? Tiếp theo, cả hành trình lão mang con bò đi chợ bán đủ cho
thấy sự tù túng trong lão. Bao quanh lão và con bò là “đêm tối và sâu”, là “đất sâu
hun hút và tối tăm”, là “bóng tối bao la”, “một khoảng bóng tối đen kịt cứ như đóng
đinh vào phía trước mặt con bò, một khoảng bóng tối chừng như quá sâu, quá dày
còn lâu mới chọc thủng…” [12; 583], lão sống lại từng dòng kí ức: kí ức về “sợi dây
chão đã từng cột cổ bao nhiêu con bò, đã từng gắn bó với đất cát nhà lão, đã từng
đi qua cuộc đời lão”, kí ức về thành tích của con bò “đá chủ tịch Bời một phát”, kí
ức về cái chết của Dũng…[12; 574], và lão muốn giải phóng mình, muốn được cuộc
sống tự do nên lão quyết định thả con bò về rừng, lão thấy rằng “dù sao đời lão phải
bỏ làng xóm, bỏ mồ mả tổ tiên ở dưới biển để lên tận đây, cái miền ngược ma thiêng
nước độc này đã khai khẩn đất cát kiếm miếng sống, lão vật lộn với miếng đất rừng
này đến giờ đã gọi được là tạm mát mặt, hòn đất đã bớt đi rất nhiều mầm cỏ dại,
hòn đất đã thành hòn đá thuộc, lão đã tưới đến gần cạn kiệt mồ hôi cho mảnh đất
này thì đời con lão lại bỏ đây để đi đến những miền khác, những miền rừng khác xa
xôi hơn, mịt mùng hơn. Chả lẽ đời của lão, cái số phận của lão, của vợ chồng lão,
con cái lão là phải như vậy, cứ phải như vậy” [12; 579]. Lão không chấp nhận tù
túng, quẩn quanh mãi như thế nên lão xua con Khoang Đen vào rừng hay lão muốn
giải phóng tư tưởng mình, giải phóng cuộc sống gia đình lão, lão đang khao khát tự
do.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 53
Cuộc hành trình bên trong của lão khi lão dắt con bò ra chợ bán thật sự là chính
tâm trạng bế tắc của lão. Lão đã tự độc thoại, hoài tưởng lại tất cả và nhận ra cuộc
sống của mình quá bưng bít, không lối thoát. Chính giấc mơ hóa thành con bò đã
vực lão dậy. Đã mở ra tia sáng trong tư tưởng của lão, lão nhận ra được con Khoang
Đen chính là lão. Lão đã mong muốn giải thoát Khoang Đen, giải thoát chính mình.
Nhưng cuối cùng lại không qua được vì con Khoang Đen lại quay trở về, cuối cùng
lão đã không đủ sức giải thoát mình, lão đã chấp nhận kiếp sống của lão vì thế lão
quay về với vòng đời tối tăm, không lối thoát. Chính điều này nói lên tư tưởng hạn
hẹp của lão, là điều mà Nguyễn Minh Châu muốn phê phán nhưng cũng rất thông
cảm cho lão. Bởi vì đó là do bản chất trì trệ, lạc hậu, bảo thủ của những người nông
dân thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những hạn chế về tư tưởng đó đã thành
thói quen, thành truyền thống, đã ăn sâu vào tiềm thức trong mấy chục năm qua, thì
làm sao chỉ trong thời gian ngắn có thể thay đổi được.
Có đôi khi con người ta bước gần đến cái chết thì mới nhận ra khát vọng thật sự
của con người mình là gì. Có những người suốt đời đặt chân lên khắp năm chân bốn
biển, hiểu biết nhiều thứ, tầm nhìn rộng mở nhưng đến cuối đời lại nhận ra còn một
vùng đất mình chưa bao giờ đặt chân đến, một vùng đất ở ngay trước nhà, chỉ đến
khi sắp mất đi vĩnh viễn trên cõi đời này mới thấy được điều đó: Đó là kiểu con
người đời tư trong “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. Nhĩ là con người đó. Nhĩ
mang bệnh rất nặng và khi ở một mình trên giường bệnh, anh chợt phát hiện ra:
“một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non, những màu sắc thân thuộc như da
thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái
đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa bao giờ đi đến_cái bờ bên
kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình” [12;322]. Và lúc này đây anh rất nuối tiếc
điều đó, nuối tiếc là cho đến gần cuối đời anh vẫn chưa thể đặt chân đến đó. Và việc
đặt chân lên vùng đất đó như một giới hạn cuối cùng, một mục tiêu cuối cùng mà
anh đặt ra cho đời anh. Anh khao khát được điều đó và anh gởi hy vọng của anh vào
Tuấn, đứa con trai của anh. Anh mong thằng bé sẽ thay anh bước những bước đi
trên nền đất rất quen thuộc nhưng lại hoàn toàn xa lạ với anh mà anh đã quá vô tình
đến lãng quên nó: Anh hy vọng sẽ bằng cặp mắt thằng bé được nhìn ngắm cảnh vật
ở đó. Nhưng cuối cùng thằng bé cũng lại mắc sai lầm như anh khi còn trẻ, nó không
đi tới nơi theo lời anh mà lại “sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố”
[12; 326], nó lại bị những cái hấp dẫn khác mà quên đi mục đích ban đầu mà anh
giao phó, cái đầu óc non nớt của thằng bé không biết được cái khao khát của anh nó
mê chơi nên đã quên lời anh. Vả lại thằng bé đã gợi cho anh cái suy nghĩ “con người
ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những cái điều vòng vèo hoặc chùng
chình”[12;326]. Đó là lẽ thường của cuộc đời. Vả lại, “chỉ có anh đã từng trải, đã
từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ, mới nhìn thấy sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp
của cái bãi bồi sông Hồng ngay bên bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, những
cái điều riêng anh khám phá thấy giống như là một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân
hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết” [12;326]. Chỉ có anh mới mong
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 54
muốn được nhìn thấy cái điều đã hấp dẫn anh. Nhưng tiếc là “lực bất tòng tâm” cuối
cùng anh cũng không được tới bờ đó.
Ở Nhĩ là sự thờ ơ đến vô tình đối với những cái xung quanh mình, anh mãi tìm
kiếm những hạnh phúc và hứng thú ở nơi xa, nhưng anh không nhận ra giá trị thực
sự của cuộc sống là rất gần. Đó là người vợ suốt đời nhẫn nhịn, lặng lẽ hy sinh cho
anh mà mãi đến hôm nay anh mới cảm nhận được “vẫn cái bước chân rón rén quen
thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc thang gỗ mòn lõm” [12; 323] và
cũng là “lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá” [12; 322] anh mới quan
tâm, mới cảm nhận được điều đó. Nhưng cũng từ giây phút này, anh đã “chợt nhớ
lại ngày anh cưới Liên và anh nhận ra “so với ngày ấy, bây giờ Liên đã trở thành
một người đàn bà thị thành. Tuy vậy, bây giờ cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi
mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ
bao đời xưa và cũng chính điều đó mà bao nhiêu ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm…”
[12; 326]. Nhĩ “đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”
[12; 327]. Cuối cùng anh đã tìm ra giá trị thực của cuộc sống là gia đình mà bấy lâu
nay, anh đã vô tình không nghĩ đến. Anh đã chỉ nhận sự yêu thương, chăm sóc của
vợ, của gia đình một cách hờ hững, không trân trọng, không đáp lại, giờ khi sắp mất
đi anh mới nhận ra điều đó, nhưng vẫn chưa quá muộn vì anh có thể nói lời tự trách
với Liên. Còn khát vọng đi đến bờ bãi bên kia là không hoàn thành, anh đã phải trả
giá cho việc quá hờ hững với những cái gần gũi xung quanh mình. Vì thế mà khi sắp
mất đi, “mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh, chứa một
nỗi mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay vừa bấu chặt, vừa run lẩy bẩy. Anh
đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra
ngoài, giơ một cách tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn
thiết ra hiệu cho một người nào đó” [12; 327]. Chính là anh đã cố để mình không
thể hối tiếc nhưng anh không thể làm gì khác được khi mà sức anh cạn kiệt dần.
Hành động khoát tay như muốn nói “những cái đã bỏ qua thì không thể trở lại,
những cái gì làm được, những gì muốn làm hãy làm khi còn có thể, đừng chùng
chình, đến khi mất đi sẽ hối tiếc không kịp, níu kéo không được. Cuộc sống con
người là có hạn.”
Ngòi bút Nguyễn Minh Châu thật nhẹ nhàng, đầy chất thơ nhưng lại sâu sắc với
những chiêm nghiệm, trầm ngâm của nhà văn. Cả câu chuyện diễn ra êm ái như một
bài thơ, không có tình tiết gì nổi bật nhưng lại là cả tấm lòng thương yêu của tác giả
đối với một con người trước khoảnh khắc cuối đời mà vẫn không hoàn thành được
tâm nguyện. Tác giả tiếc cho một con người suốt đời đi khắp đó đây nhưng cuối
cùng lại để quên mảnh đất gần gũi, quen thuộc nhất.
Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu cũng đồng cảm cho số phận nghèo khó phải
ngày ngày nơi đầu sóng ngọn gió của người dân vùng biển. Người dân ấy hiện ra
dưới ngòi bút của ông bằng những đường nét đậm tình thương xót, họ mang hình
dáng đặc trưng nghề nghiệp “tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền. Mái tóc
tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 55
rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ” [12; 335]. Từ việc miêu tả ngoại hình người
đàn ông, tác giả có dụng ý gợi mở về số phận của con người ấy, đó là con người
khắc khổ, lam lũ và nghèo khó. Và cũng như bao người đàn ông vùng biển bị gánh
nặng vợ con làm sa đoạ, lão cứ uống rượu để mong cơn say giúp lão quên đi nỗi vất
vả, khó nhọc của mình. Nhưng điều tệ hại nhất ở lão là rượu làm biến đổi tâm tính
lão, làm thay đổi bản chất lương thiện xưa “một anh con trai cục tính nhưng hiền
lành lắm, lão không bao giờ đánh đập tôi” [12; 343]. Thay vào đó là tính vũ phu,
lão hành hạ vợ mình, người phụ nữ đáng thương một cách không thương tiếc, “cứ
ba ngày một trận nặng, năm ngày một trận nhẹ”, lão trút mọi nỗi uất ức của cuộc
sống lên vợ “lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc
thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau, họ đã
nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc
thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai
hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng
rên rỉ đau đớn: “mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”
[12; 335]. Chính cuộc sống túng bấn “vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt
hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luột chấm muối” [12;
343] đã đẩy con người lão vào đường cùng, không còn chút nhân tính, không nghĩ gì
đến nghĩa vợ chồng. Và lão đã chịu sự ghẻ lạnh của hai đứa con. Thậm chí Phác,
đứa con trai nhỏ sẵn sàng “giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung
chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông
đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên” [12; 336]. Vậy mà lão lại còn
đang tâm “giang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát khiến thằng bé lảo đảo ngã
dúi xuống cát” [12; 336]. Cuộc sống quá khó khăn khiến lòng lão như mất rồi tình
thương yêu dành cho vợ con, trong lão giờ đây, vợ con là nguyên nhân làm lão khổ
sở, ghì nặng đôi vai lão đến sát đất. Hình ảnh lão “lặng lẽ bỏ đi về phía bờ nước để
trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ
càng có vẻ cúi thấp hơn” [12; 336] hiện lên thật đang tội nghiệp, hình ảnh đó xuất
phác từ chính lòng trắc ẩn, tin yêu của tác giả. Suy cho cùng, con người đó vẫn là
người, chính cuộc sống áo cơm, những nỗi lo toan vất vả đời thường đè nặng mà
tâm hồn sinh ra tù túng, bế tắc, trở thành con người thô bạo, vũ phu. Nhưng ở lão ta
không thấy sự khinh ghét, lên án của Nguyễn Minh Châu mà chỉ thấy niềm thương
cảm. Thương cảm mới nhìn thấy sự cô độc của lão “nom lão như một con gấu đang
đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân hình chữ bát để lại những vết chân to và sâu
trên bãi cát hoang vắng” [12; 336]. Nhưng cũng như với vợ lão, Nguyễn Minh
Châu đã tin vào ngày mai tốt đẹp của lão, tin rằng lão sẽ thay đổi và Phác chính là
niềm tin của Nguyễn Minh Châu gửi gắm, tin con người có thể thay đổi khi cách
mạng về. Chúng ta thấy điều này qua câu nói của người vợ “Phác, cái thằng con từ
tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và
không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về” [12;
345]. Như vậy khi cách mạng về, lão sẽ bớt khổ cực và sẽ thay đổi bản tính. Chúng
ta cũng nên tin là như thế.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 56
Điểm qua từng số phận bi kịch của mọi tầng lớp con người trong xã hội ở thời
chiến và thời bình với ngòi bút trung thực, phản ánh chân thật cuộc sống đầy biến
động của con người. Dường như nhịp sống không bao giờ ngừng lại trong họ mà cứ
xoay xoay theo dòng đời muôn màu muôn vẻ, rất nhộn nhịp nhưng cũng lắm lo âu,
phiền muộn. Và bao giờ tác giả cũng trân trọng những con người đó, thấu hiểu và
thông cảm cho mọi hành vi của họ dù đôi lúc có những hành vi đáng lên án, nhưng
Nguyễn Minh Châu tin rằng “mọi con người đều có thể thay đổi”.
2.2. Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi
con người
Theo định nghĩa truyền thống, lòng tin là “sự hoà hợp hoàn toàn giữa lý trí và
tình cảm”. Hiểu như vậy, lòng tin là một quá trình hoàn thiện vô tận. Có khi thống
nhất về lý trí nhưng trái tim còn ngỡ ngàng, cũng có khi tấm lòng vẫn chung thuỷ
nhưng trong nhận thức đã nảy sinh vướng mắc. Văn học và nghệ thuật với năng lực
khuyên nhủ trái tim và mách bảo trí óc bằng tiếng nói riêng chỉ có ở nó, có khả năng
hết sức to lớn giải quyết sâu sắc những tâm trạng nói trên. Tạo ra sự thông cảm với
những cá nhân “đương tìm đường”, văn nghệ may chăng làm giảm nhẹ những day
dứt và rút ngắn “con người đau khổ” của họ. Đây là một nội dung quan trọng của
chủ nghĩa nhân đạo văn nghệ cách mạng. Trở về với “tập thể thật” của mình, con
người lấy lại được lòng tin - tin ở tập thể, tin ở chính mình. Lòng tin là trái tim của
văn học nghệ thuật. (dẫn theo [9; 46,46])
Nguyễn Minh Châu quan niệm “Trong tất cả các thể loại đều phải lấy con
người làm đối tượng phản ánh” [20;11]. Và ông đã bằng “một sự rung động sâu sắc,
một sự quan tâm thật sự đối với cuộc đời thực của họ, một niềm tin yêu, một tiếng
nói chung”[20; 26] vực dậy những con người đang đắm chìm trong mặc cảm tội lỗi
như Lực (Cỏ lau), Quang (Cơn giông), Ph. (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành),
người họa sĩ (Bức tranh) hay đang nuối tiếc khôn nguôi trước hạnh phúc đang dần
rời khỏi tầm tay mình do chính mình đã quá vô tâm không nắm bắt như Quỳ (Quỳ).
Đôi khi con người mắc phải sai lầm, nhưng do “vẫn còn quá nhiều ham hố,
tham vọng trong cuộc sống, cho nên đã cố gắng làm ra vẻ dốt nát, không biết gì đấy
thôi!” [12; 143]. Để rồi sau khi trở về đối diện với lòng mình, họ lại đau đáu, vật vã
với quá khứ của mình. Nguyễn Minh Châu đã diễn tả thật sâu sắc và rõ nét bức
tranh tâm trạng, phiên toà diễn ra trong nội tâm những con người ấy, miêu tả đầy đủ
mọi cung bậc tình cảm, mọi sắc thái biểu cảm và mọi khía cạnh tâm trạng của nhân
vật để phơi bày cuộc giao tranh trong tâm hồn họ, để thấy họ dằn vặt, day dứt và đau
đớn như thế nào để giữ lấy phần thiện xua đi phần ác bằng một ngòi bút đầy tính
nhân đạo. Ông không để cho nhân vật mãi chìm sâu vào bế tắc mà luôn nhìn thấy ở
họ một sự vươn lên, vượt lên tất cả để đứng thẳng làm người. Họ không ngập ngụa
và buông xuôi vì mặc cảm tội lỗi, cũng không lẩn tránh, trốn tránh hay che giấu tội
lỗi mà họ nhìn thẳng vào sự thật, đối diện với chính tội lỗi của mình và tìm mọi cách
khắc phục.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 57
Có những lúc con người trượt dài trong lỗi lầm ở quá khứ, người ta muốn xoá
hết dĩ vãng, nhất là dĩ vãng đó chỉ mang lại nỗi buồn, sự nuối tiếc và niềm đau, sự
hối hận khôn nguôi, để có thể thanh thản mà sống với cuộc sống hiện tại. Nhưng đó
là điều không thể, đã không ai không có những giây phút lầm lạc thì cũng không ai
có thể sống ly khai quá khứ, càng cố che giấu quá khứ càng trỗi dậy. Mạnh mẽ.
Chua xót hơn trong tâm hồn. Quỳ cũng thế, người đàn bà cô đơn ấy đã phải trả giá
cho cái mộng tưởng đi tìm “cái tuyệt đối” bằng quãng đời sống mộng du trong kí ức.
Quỳ đã chứng kiến những người mình yêu thương nhất và người yêu thương mình
sâu đậm nhất Hoà, Hậu, những người chiến sĩ kiên cường đã ngã xuống, lần lượt rời
xa mình để đến một thế giới khác chỉ vì mình. Và sau mỗi mất mát một con người,
là một lần Quỳ nhận ra mình đã mắc sai lầm, chị lại dằn vặt, hối tiếc, khi điều chị
muốn có và khao khát có, đã có nhưng chị không biết trân trọng nên đã mất đi cùng
con người đó. Vậy mà khi những người đó còn sống Quỳ đã không nhận ra. Quỳ
chưa bao giờ nhận ra họ là thánh nhân giữa đời thường cho đến khi họ không còn
nữa thì Quỳ mới ray rứt, đau buồn trong chính khát vọng của mình. Với Hòa, Quỳ
nhận ra rằng mình thật ngu dại, “một điều ngu dại không sao cứu vãn được, vì đã có
một lúc xa lánh ruồng rẫy anh ấy và tôi cứ ngồi ngẩn ngơ thương tiếc hai bàn tay
tài giỏi của anh ấy đã bị bơm đạn giặc cướp mất, hai bàn tay không chỉ có ích cho
chiến tranh mà cả cho hòa bình mai sau, hai bàn tay của một người đánh giặc và
xây dựng đất nước.” [12; 157]. Nhưng hành động chị cố níu kéo sự sống cho Hoà
“đến nỗi tôi tin rằng tôi vẫn thức, bao giờ cũng ngồi bên anh ấy thì anh ấy không
thể rời bỏ tôi”, và nghe trái tim mình đang giằng xé trước sự ra đi của Hoà “tôi rúc
sâu vào trong tấm chăn, chưa bao giờ sống ở trên đời tôi cảm thấy lẻ loi cô độc như
vậy, mặc dù những anh chị em xung quanh lúc này ai cũng đều thương tôi. Đến bây
giờ tôi mới hiểu được thực sự tình yêu nó là cái gì. Tôi nằm yên mà tâm hồn tôi vật
vã. Hình như đến bây giờ tôi mới thực sự yêu anh ấy. Đến bây giờ tôi mới hiểu được
trong tất cả mọi sự mất mát, thì mất một con người là không có gì bù đắp được”
[12; 160]. Cũng như thừa nhận những khiếm khuyết của Hoà là điều thật nhất “Vì
chỉ có nghĩ đến những tật xấu, thì anh ấy mới hiện ra và đi về phía tôi, như là một
con người thật, bằng xương bằng thịt” [12; 160]. Đã cho thấy chị vẫn còn đấy lòng
chung thuỷ của một người phụ nữ và chị đã thức tỉnh thật sự, chị không còn sống
trong giấc mộng “tìm một thánh nhân” nữa, chị đã nhận ra: tất cả những người chiến
sĩ quả cảm đều là một thánh nhân, họ đều mang trong người phẩm chất của người lý
tưởng, cao thượng. Chính sự hy sinh của Hoà đã giúp anh trở thành thánh nhân
trong lý tưởng cao cả, thánh nhân từ chính những khuyết điểm, những nét tính cách
bình thường, với đôi “bàn tay dấp dính”, với những thói xấu của anh.
Và bản tính kêu căng, thờ ơ với tình yêu vẫn còn trong cô, nên mạch truyện tiếp
tục dẫn Quỳ đến với Hậu, với những người chiến sĩ mà cô quen biết trên đường.
Một chuyện đau lòng đã xảy ra tiếp tục làm Quỳ thay đổi “tình cảm, ý nghĩ, cách
nhìn con người và cả cách sống của mình” [12; 173], Hậu đã hy sinh để che chở cho
Quỳ. Nếu như cái chết của Hòa giúp Quỳ nhận ra trên đời này không có một thánh
nhân mà chỉ có những “con người là sự kết tinh giữa tinh hoa” thì qua sự hy sinh
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 58
của Hậu, Quỳ lại nhận ra tình yêu có thể đến với tất cả mọi người không loại trừ một
ai, ai cũng có trái tim biết yêu thương nồng nhiệt và chân thành, không có ai là gỗ
đá, chỉ khác là họ yêu và có dám hy sinh vì tình yêu hay không, họ có dám thổ lộ
hay không mà thôi. Hậu đã bằng tình yêu “kín đáo và vị tha” giúp Quỳ nhận ra “đời
tôi là một chuỗi những điều lầm lẫn và dại dột khiến xúc phạm đến chung quanh.
Lắm lúc tôi vẫn thấy chung quanh vẫn quý mến vẫn cho tôi là một người tốt, chỉ vì
lòng độ lượng của người đời quá lớn, chỉ vì những người xung quanh quá rộng
lượng đối với tôi. Như Hậu, Hậu vẫn yêu tôi, quý chiều tôi, coi trọng tính mạng của
tôi hơn tính mạng của mình, mà vẫn biết tôi không dành chút tình yêu nào đáp lại
Hậu, lại còn chế nhạo Hậu” [12; 177]. Khi Hoà mất đi, Quỳ như chết lặng không
còn cảm giác, “không khóc được, con người như đã bị vắt kiệt hết nước” thì giờ đây
chị “đã khóc khô đến giọt nước mắt cuối cùng trong người” trước sự ra đi của Hậu.
Người phụ nữ ấy đã đi từ sai lầm này đến ngộ nhận khác. Qua đó đã đánh tan suy
nghĩ “tình yêu tôi có thể cứu sống được hết tất cả mọi người” [12; 179], đã giúp
Quỳ sống thật với lòng mình, và có lý tưởng sống vì mọi người nhiều hơn. Ở cô
sống dậy một tình yêu khác: tình yêu con người. Và Quỳ đã tham gia vào đội lái xe
Nữ N.68 và sống hết mình cho công việc mở đường, chuyển thương binh…với hy
vọng bù đắp những gì cô đã nợ đối với người lính đã mãi mãi nằm xuống. Sự thức
tỉnh trong Quỳ chính là trái tim cô luôn tràn đầy nhiệt huyết vì đất nước và vì những
con người trên đất nước, cô đã đến gần những anh hùng của thời đại. Sau cùng, Quỳ
đã quyết định hy sinh tình yêu của mình, một tình yêu cũng tha thiết, cháy bỏng với
bác sĩ Thương bởi “cơn khát sự hồi sinh của mọi tài năng” [12; 194] để góp phần
kiến thiết đất nước. Quỳ muốn khắc phục lỗi lầm, đang cố làm thay Hòa cái điều
anh luôn ấp ủ là dùng đôi bàn tay mình kiến thiết đất nước, mang lại cuộc sống ấm
no cho người dân, “làm sao cho mọi người sống và làm ăn đỡ cực nhọc, vất vả” [12;
189] bằng các phương tiện máy móc thay thế sức người. Quỳ đã cố gắng kiềm chế
mình, vượt qua lòng kiêu hãnh của một người phụ nữ để lần lượt vào tìm Ph., bạn
của Hòa lúc còn học chung “khoa chế tạo máy ở Đại Học cơ điện”. Quỳ đã bằng
lòng nhẫn nại và ước muốn thực hiện tâm nguyện của Hòa, người cô yêu tha thiết và
cũng đã nhớ thương da diết khi nhớ đến, nhẫn nhục khuyên giải và khôi phục được
một tài năng cho đất nước đang chìm ngập trong mặc cảm tội lỗi ấy. Quỳ đã cứu vớt
con người tội lỗi ấy ra khỏi vùng lầy của vật chất, danh vọng và vực anh dậy bằng
tình yêu chân thành của một con người không nỡ để tài năng bị mai một, khi mà tài
năng đó rất cần để xây dựng lại đất nước.
Cái giây phút mà Quỳ từ chối Thương, cô đã thức tỉnh thực sự trở lại một con
người thực tế, không còn đi lên con tàu mộng du, cô đã trở lại đúng con người mình
“sẽ chẳng bao giờ tôi còn đánh mất đi một cái gì đó lớn hơn, quý báo hơn, đồng chí
ạ, chỉ còn một chút xíu nữa là có lẽ tôi kêu thét lên một tiếng vô cùng đau đớn, vì cái
con người yêu quý đang ngồi trước mặt, tôi sắp đánh mất, tôi sắp phải từ chối anh
ấy! Tôi cũng sắp phải từ chối và đánh mất tất cả vui vẻ tình yêu của tôi.” [12; 200].
Và phút giây chị sống thật với lòng đã giúp chị có một quyết định đúng đắn, từ hành
động đó có thể thấy lại con người cô đơn trong lý tưởng ấy vẫn còn biết sống vì
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 59
người khác, vẫn còn sự hy sinh vì đất nước, chị đã tự tìm ra lối thoát cho mình, chị
đã thay Hoà thực hiện mong ước của anh, từ chối tình yêu với bác sĩ Thương để kết
hôn với Ph. Với hy vọng là lấy tình yêu chân thành vực dậy một tài năng, mong
muốn mang tình yêu hồi sinh một tâm hồn đã khô cằn vì tội lỗi to lớn với đất nước.
Và thật vậy, người đàn bà ấy đã đáp con tàu trong mộng tưởng, bước xuống con tàu
với cuộc sống của một con người và tưới lên tài năng tưởng đã mai một đó một thứ
nước tinh diệu từ lòng chân thành và tài năng ấy đã lại trổ hoa, lại phục vụ lại một
cách có ích cho đời. Dù đánh mất tình yêu nhưng Quỳ đã có lại một tình người cao
cả, Quỳ đã có thể đáp lại tình yêu của Hòa, của Hậu, của những con người đã yêu cô
và đã nằm xuống. Hòa và Hậu đã hy sinh tính mạng để giành lại độc lập cho đất
nước, để mang lại cuộc sống cho người thân yêu trong đó có Quỳ, vậy thì Quỳ chỉ là
đang tiếp bước đang giúp họ hoàn thành chặn đường tiếp theo là xây dựng nước
nhà. Đó là ý nghĩa thật sự của một người đàn bà, là quyết định sáng suốt và đúng
đắn nhất của một con người luôn luôn nhầm lẫn. Quỳ đã ra khỏi con tàu tốc hành
trong mộng tưởng để sống thật giữa cõi đời thật, không còn cô đơn trong khát vọng
đi tìm “thánh nhân”. Đặt Ph., một con người sống thực tế với đầy đú thói xấu của
một con người bên cạnh một người có một thời sống trong mộng tưởng đi tìm
“thánh nhân”, tìm một con người hoàn thiện hoàn toàn thì thật là khập khiểng.
Nhưng đó là sự khập khiểng có ý đồ và đầy ý nghĩa của Nguyễn Minh Châu, cho
thấy sự thức tỉnh kịp thời của hai con người. Chỉ một cuộc kết hợp tưởng như là cố
ý nhưng thật ra lại rất có lý, nó là sự hướng thiện của cả hai con người. Một con
người kiên quyết từ bỏ lối sống vật chất hóa và một con người giác ngộ, xa vời cuộc
sống lý tưởng hóa, cả hai đều đang đáp xuống cuộc sống thực của con người lương
thiện. Ph. là hiện thân của một tài năng đang tiềm ẩn trong tội lỗi và Quỳ thì lại khao
khát khôi phục tài năng đó. Và sự vươn dậy của Ph. cũng như sự hy sinh tình yêu để
cứu rỗi tài năng của Quỳ đều nhằm mục đích sửa chữa lỗi lầm cả hai đều là mong
muốn làm một điều gì đó để cải thiện cuộc sống của mình để cứu rỗi chính linh hồn
mình. Và một trong hai con người ấy ý thức rõ rằng “một con người sống có ý thức
thì cũng có một đôi khi, tôi nói là có đôi khi thôi_ Quỳ nhấn mạnh _sống ngoài ý
thức, không hoàn toàn làm chủ được mình, cũng có lúc cáu giận, cũng có khi làm
xong rồi nghĩ lại mới thấy là sai, là không thực sáng suốt như lúc sau này nghĩ lại”
[12; 141]. Họ là nơi tác giả đặt trọn niềm tin và họ đã chứng minh niềm tin đó đã đặt
đúng chỗ. Quỳ đã “bước lên con tàu_đoàn tàu tâm tưởng cuối năm_sau khi cuối
hôn lên một cái nắm đất một lần cuối cùng và đoàn tàu đang hổn hển băng mình lao
vun vút đi giữa lòng hồ, lòng mạc, giữa hơi thở nóng hổi của cuộc đời, đem chị ra
khỏi cánh rừng thiêng liêng để trao trả lại cho cuộc đời hiện tại”[12; 202].
Nhưng cuối cùng con người đó đã thay đổi. Qua nhân vật “tôi”, nhân vật tác giả
kí thác suy nghĩ, đã khẳng định “người đàn bà này, từ những năm kháng chiến ở
trong rừng đã tìm ra cái chân lý trong cõi đời chỉ có những con người chứ không có
ai là thần thánh cả, thế vậy mà khi quyết định đem đời mình gắn bó với Ph., chị vẫn
muốn làm một thánh nhân, nhưng chính vì thế chị lại càng làm một người của cõi
đời và khiến cho tôi càng thêm kính trọng chị. Một con người của cõi trần gian
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 60
chúng ta là thế đấy, bao giờ cũng muốn sống vượt lên mình một chút. Rồi thì vẫn
chả ai là thần thánh cả, cả những con người sẽ mỗi ngày tốt đẹp hơn, cuộc sống sẽ
ngày càng tốt đẹp hơn, vì thế!” [12; 201].
Quỳ và Ph. là hai hình thức lầm lỡ khác nhau. Quỳ là vô thức còn Ph là có ý
thức. Và Quang cũng như Ph. hoàn toàn nhận thức rõ được việc mình làm, hắn
phạm sai làm một cách cố ý. Dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, tên Quang
dường như mất cả nhân tính, không còn có thể phục thiện được, không còn biết việc
mình làm là đúng hay sai, hành động như một con thú dữ. Nhưng không, dù trong
bất kì hoàn cảnh nào, dù con người có tàn ác, nhẫn tâm đến mức nào thì trong người
họ vẫn còn chút gì gọi là hối hận, bởi vì họ còn có trái tim biết suy nghĩ, biết tự
trọng. Nguyễn Minh Châu tin như vậy nên sau khi chiến tranh qua đi, là lúc “Quang
bước ra từ một trại cải tạo sĩ quan ngụy.” Y như Ph. cả hai đều trải qua giai đọan
học tập tư tưởng từ nơi giam cầm sự tự do, nhưng Ph còn có bàn tay Quỳ đỡ lấy
nâng dậy, còn Quang, hắn một mình bước đi trong những nổi lo “không khéo tàu
đến thì cơn giông cũng đến”, lo “trong đám người đang nằm hay ngồi trên mấy
chiếc ghế băng với quang gánh cùng hành lý đặt sát bên cạnh, có nhiều người hình
như biết mặt y” [12; 207] và Quang cảm thấy “y đứng ở góc nào cũng có người
nhìn” và “y đã nép vào một góc kín đáo để tránh cái nhìn của mọi người” [12; 207],
thậm chí “chính sự hiện diện của cô gái lại khiến y càng trở nên bứt rứt và bối rối,
sợ sệt.” [12; 217]. Nhưng đó là do Quang ghê tởm chính bản thân mình, không dám
nhìn mọi người, tránh cái nhìn của mọi người. Do Quang tưởng tượng ra thôi vì
Quang biết rằng: hắn đã từng phản bội đồng đội, đã từng sống độc ác vì danh lợi.
Quang bây giờ thật thảm hại “y tìm thấy một chiếc ghế băng các chân đã gần long
ra, khập khiễng, mặt ghế bám đầy những tảng vôi đã khô. Y liền ngồi xuống đấy,
khoanh hai cánh tay vạm vỡ trên ngực…y móc túi lôi ra một mẩu bánh mì ăn dở.
Nhai hết mẩu bánh, y thè lưỡi liếm mép, rồi thu cả hai chân lên chiếc ghế
băng”.[12; 207, 208]. Trước khi vào trại hắn lịch lãm với “dáng một sĩ quan thiết
giáp nguỵ”, thì giờ đây Quang là kẻ bại trận, Quang thất bại với bản thân mình,
Quang quá thê thảm, cái giá của sự phản bội quá đắt nhưng xứng đáng, Quang né
tránh mọi người và cô độc, lẻ loi, hổ thẹn với lỗi lầm của mình.
Nguyễn Minh Châu dù đã khoác vào người Quang “bộ quần áo sĩ quan cải
tạo”. Nhưng ông không xa lánh, ruồng rẫy Quang mà ông vẫn để cho lòng tự trọng
của Quang sống dậy và ở Quang dần hình thành khát khao có lại mối quan hệ đối
với xã hội. Chúng ta cần để ý đại từ gọi Quang dã thay đổi, trước đây gọi là “hắn”
thì giờ đã đổi thành “y”, mức độ khinh ghét của tác giả đã nhẹ nhàng hơn, cái nhìn
về Quang đã bớt gay gắt hơn. Vì ông nhìn thấy tự bản thân Quang “xích gần ra
chiếm lĩnh cái đầu ghế đằng kia” khi “trông thấy một người con gái mặc chiếc áo
cánh màu xanh vừa đến ngồi với y trên chiếc ghế, ở tận ngoài đầu mút” [12; 208].
Quang đã bắt đầu có ý thức, có cơ hội nối lại sợi dây liên hệ với mọi người mà trước
đây mình từng đứng ở trận tuyến đối nghịch, đó là một ân huệ lớn đối với Quang.
Quang cảm thấy “quả thật với bộ quần áo sĩ quan cải tạo, y không bao giờ dám chờ
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 61
đợi một câu trao đổi bình thường như vậy. Nó có cái gì đó quá độ lượng” [12; 208]
khi có một cô gái xinh đẹp và có văn hoá, quá lễ phép khi trả lời Quang “dạ, dạ thế
ấy” [12; 208]. Và khi tiếp xúc với cô gái, dòng kí ức của Quang về ngày xưa, về vợ,
Hân, hiện về cho thấy Quang bắt đầu thức tỉnh, con người lương thiện trong Quang
đang hồi sinh. Quang đang quay về gây dựng lại mối quan hệ với mọi người. Quang
quay về với quá khứ và xấu hổ, tự vấn lương tâm về những hành vi đáng lên án của
mình. Quang ý thức “ôi, suốt một đời tài hoa – y tự phong – như một cái ngọn cây
dẻo dai uốn theo mọi chiều giông bão, vậy mà đến lúc cuối cùng, lại bị gãy”. Quang
“gãy” trong chính nhân cách của mình. Sau một thời gian dài giam mình trong mặc
cảm tội lỗi ở trại, giờ đây điều làm Quang vui mừng và hãnh diện là “cải tạo tốt” và
“bây giờ tôi còn được liệt vào diện các cộng tác viên, những trại viên tin cậy của
trại” [12; 209], Quang đã tỉnh ngộ thật sự, Quang đã muốn làm lại cuộc đời. Như
vậy Thăng, nhân vật tư tưởng nói thay suy nghĩ của tác giả, đã đúng khi nói với
Hạnh “chị hãy tin mọi con người đều có thể thay đổi” [12; 234]. Và Phận đã minh
chứng cho điều đó, khẳng định cho niềm tin đó khi mà Phận “bất giác nhớ chợt nhớ
đến cái lúc hắn cứ ngồi xích ra ở đầu mút chiếc ghế băng trong góc phòng đợi nhà
ga.” [12; 234], một hành động chứng minh Quang đã “thành khẩn cải tạo” và đã có
lại ý thức của một con người biết xấu hổ với chính mình, Quang đang trên con
đường phục thiện.
Có những lúc chúng ta vì chút tự ái, nhỏ nhen, vì lòng sĩ diện mà vô tình gây ra
hậu quả nghiêm trọng hay đẩy đưa người khác vào thế khó xử, sau đó nghĩ lại chúng
ra hối hận và sửa chữa, mà không phải lúc nào cũng có thể sửa chữa nhất là khi vì
sự sai lầm đó mà đẩy người khác vào chỗ chết. Và một khi đã xảy ra hậu quả đó thì
chúng ta còn có thể làm gì hơn để cầu xin sự tha thứ trong khi bản thân chúng ta lại
không thế tha thứ cho ta, không gì đau đớn bằng bản thân phải ngồi tự trách mình.
Và Lực trong “Cỏ lau” đã trải tâm trạng dằn vặt như thế đó.
Xin mượn lời một nhân vật trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, Kiên,
anh đã thừa nhận “Thực ra trong chiến tranh thì Kiên được hưởng nhiều may mắn
hơn thời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đã được sống, chiến đấu, trưởng thành
bên những người đồng chí thật tốt. Tuy nhiên, giá của sự may mắn ấy là anh đã lần
lượt mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội chí thiết nhất. Họ bị
giết ngay trước mặt anh hoặc là đã chết ngay trong bàn tay anh. Nhiều người đã
chết để gỡ cho tính mạng Kiên. Nhiều người hy sinh bởi lỗi lầm của anh”. Theo như
Kiên một người đã sống sót qua những khủng khiếp thì sống nghĩa là mang món nợ
với những người đã khuất. Và Lực của Nguyễn Minh Châu cũng cùng suy nghĩ với
Kiên, Lực cũng mang món nợ lớn với những người đã khuất và anh đang ngày ngày
sống trong sự dằn vặt của lương tâm, chấp nhận mọi sự thiệt thòi về mình. Chấp
nhận rời xa người vợ dù cho rằng mình đã chết vẫn còn yêu mình tha thiết sau hai
mươi năm xa cách. Chấp nhận cuộc sống cô đơn bên người cha già giữa vùng núi
Đợi dù vợ anh muốn hàn gắn lại tình xưa. Chấp nhận bỏ ra phần thời gian còn lại
của mình để đi tìm hài cốt các liệt sĩ để bù đắp phần nào do phút giận dữ và sự ích
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 62
kỷ của bản thân gây ra. Lực khác với Quang và Ph., ở anh đã thức tỉnh từ lâu. Thức
tỉnh từ ngay sau lúc sai lầm, ngay cái giây phút chứng kiến Phi lao đi trong bão đạn.
Lúc đó Lực “mơ hồ cảm thấy chỉ tí phút nửa cậu ta sẽ chết, còn tôi như một người
bị chính mình trói mình, bởi cái mệnh lệnh vô lý vừa ban ra, tôi tức tối chỉ muốn tự
cởi trói. Để vùng chạy đi cứu lấy một cái gì rất mực quý giá” [12; 502]. Chỉ tiếc là
sự thức tỉnh đó vẫn còn muộn so với phút giây định mệnh của Phi, điều đó làm cho
Lực đau khổ suốt quãng đời còn lại vì phút giây nông nỗi của mình.
Khi đối mặt với Phi Phi, bạn gái của anh liên lạc Phi, một cô gái hồn nhiên
nhưng từng trải, thì cái “khuôn mặt quá trẻ”, đầy lạnh lùng” kia lại xoáy sâu vào tâm
trí anh, khứa trái tim tưởng đã làm sẹo của anh tứa máu. Trong anh cứ đau đáu
“đằng sau cái vẻ mặt lạnh lùng, một ánh mắt trách móc và đằng sau sự trách móc,
một phản ứng tự trọng đầy kiêu hãnh” [12; 502] của Phi khi lao vụt ra khỏi hầm để
thi hành. Chính khoảnh khắc “trong khoảng ánh sáng hình chữ nhật đầy chói chang,
bay lơ lửng bụi gạch đục ngầu hiện ra một gương mặt đang quay về sau nhìn tôi”.
Trước khi ra khỏi hầm” [12; 502, 503] đang ngày ngày giằng xéo con tim anh.
Lương tâm anh bị gậm nhắm dần suốt hai mươi bốn năm qua. Và khi gặp Phi Phi,
một lần nữa nỗi đau đó, sự dằn vặt đó lại khuấy động và tiếp sau đó là một loạt mỗi
“đêm là một chuyện tự thú”. Nhất là khi Phi Phi bảo anh là một người tốt vì anh
đang làm một công việc hết sức cao cả là tìm mộ liệt sĩ. Phi đâu biết rằng anh đang
cố bù đắp laị lỗi lầm của mình. Trong một phút thiếu suy nghĩ, “giận cá chém thớt”,
Lực đã đẩy người liên lạc của mình vào chỗ chết. Dù anh đã tự bào chữa “giá lúc
bấy giờ, trước đó chỉ mấy phút, người chiến sĩ khôn ngoan hơn biết mím miệng
đừng có góp lời bình luận về trận tập kích thất bại hoặc bình luận sau lưng mà
không nói ra trước mặt tôi như mọi người vẫn làm, hoặc giả làm một kẻ lính dốt nát
chỉ biết tuân lệnh ngoài ra chẳng biết gì, không nói trúng vào những điều tôi đang
muốn giấu, trong khi chuẩn bị trận đánh, tôi chỉ có ra lệnh mà không kiểm tra và
nhát gan sợ chết trong một lúc tập đánh quá ác liệt…” [12; 512]. Thoạt nhìn, dường
như là Lực đang đổ thừa hoàn cảnh để lấp liếm, che giấu tội lỗi của mình, nhưng
thật ra anh đang thú tội, đang phơi bày tội lỗi, đang cúi đầu chấp nhận sự trừng phạt
của mọi người. Anh đã thẳng thắn mổ xẻ mọi tội lỗi “vì sao tôi giết một con
người?” [12; 512], “tại sao tôi lại giết Phi , người chiến sĩ liên lạc của tôi và it nhất
mà thêm một đồng chí của mình nữa ở cái góc thành phố đông nam” [12; 512]. Anh
không biện giải cho mình, không trốn tránh trách nhiệm mà lại đau đớn, chua chát
hơn trong nỗi hối hận khôn cùng. Anh đã can đảm nhận lỗi, điều đáng trân trọng là
sau đó anh đã dũng cảm thừa nhận mình đã vì hai tiếng “sĩ diện” khi bị người khác
chỉ trích, phơi bày sự hèn nhát dẫn đến thất bại của trận tập kích, nên vô tình đẩy hai
người lính dưới quyền mình vào chỗ hy sinh không đáng. Anh đã để Phi Phi, bạn
gái của anh liên lạc, phán xét, để mặc “Phi Phi nhảy bổ vào tôi như một con thú đầy
giận dữ, giang tay tát tới tấp, vừa tát vừa nguyền rủa “thế mà tôi cứ nhằm là ông
tốt, hoá ra mày là một kẻ giết người!”. Còn những người lính của tôi cùng cả đám
thanh niên đứng nhìn” [12; 513] và chấp nhận sống cô đơn suốt đời sống bên cạnh
người cha già “giữa những hình người đàn bà bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh,
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 63
đứng nhìn xuống một vùng thung lũng đất đai được tưới bón đã trở nên phì
nhiêu,…thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi dòng sông Đồng Vôi
về làng chơi” [12; 519] và sống “vì ngày mai của những người đang sống” không
còn nghĩ đến cá nhân. Anh không phá vỡ hạnh phúc gia đình Thai, mà lại đi tìm hài
cốt liệt sĩ để khôi phục lại thân phận, để giúp họ được về với gia đình dù họ đã chết.
Đó là việc làm sau cùng cho thấy anh đã tìm được chính mình, quay lại “đường
ngay nẻo chính”. Không còn lầm lạc. Đó là nét đẹp của người chiến sĩ anh hùng
trong thời chiến hay thời bình anh vẫn sống thật chính lòng mình.
Nhưng ít ra anh hơn được người hoạ sĩ trong “Bức tranh” bởi anh còn được tự
thú tội trước người khác, được người khác phán xét và trừng phạt, nên đỡ được phần
nào sự day dứt não nề. Còn người hoạ sĩ vấp phải sai lầm nhưng không dám đối mặt
với nó, không dám phơi bày tội lỗi của mình, nhưng lương tâm ông quá công minh,
công bằng không cho phép ông mãi chạy trốn. Ông đã vì hai chữ “danh lợi” đầy phù
phiếm mà đánh mất thứ quan trọng nhất của con người là “chữ tín, tình người và
lòng tri ân”. Để giờ đây, khi đã trở thành một họa sĩ có tên tuổi thì người họa sĩ ấy
lại đang trong tâm trạng “một họa sĩ muốn dùng ngọn bút vẽ để tự tìm hiểu mình, tự
phán xét mình.” [12; 117] Bởi vì ông đã nhẫn tâm hai lần phụ tấm lòng của anh
chiến sĩ. Ông đã vì danh tiếng mà nỡ làm mẹ anh bị lòa vì khóc nhớ thương con.
Nguyễn Minh Châu đã để cho nhân vật ngay lúc ở tột đỉnh của vinh quang đã phải
đối mặt với vực thẳm tội lỗi. Không ai xét xử ông, anh chiến sĩ cũng không trách
hờn ông lại còn treo bức tranh đoạt giải của ông ở trong cái quán hớt tóc nghèo có
bà mẹ mù lòa của mình. Tất cả thật như là sự trùng hợp ngẫu nhiên dưới ngòi bút tài
tình của Nguyễn Minh Châu. “Nhà và cơ quan của người họa sĩ đều ở phía cuối
thành phố, còn tiệm hớt tóc của anh chiến sĩ lại ở tận đầu phía Tây Bắc thành phố,
lại nằm trên một phố nhỏ khuất nẻo có lẽ là lần đầu tiên tôi đặt chân đến” [12; 123].
Và lúc đó “nếu trong túi tôi có một mẩu bút chì và cuốn sổ kí họa thì sau đó không
bao giờ tôi nảy ra cái ý định đi cắt tóc” [12; 123], thậm chí khi “bước vào một cửa
hiệu có hai ghế thì cả hai đều đã có khách” [12; 123]. Rõ ràng số phận đã an bài cho
cuộc gặp gỡ giữa người họa sĩ nổi tiếng, đang mang ơn, đang cố lãng quên ân nhân,
mang nặng lời hứa, và người thợ hớt tóc, người làm ơn, đang cố sống thanh cao,
đang muốn quên đi kẻ thất hứa nhẫn tâm. Bức tranh ở tiệm như một nhân chứng xác
đáng nhất để họ nhận nhau và nhớ đến chuyện năm xưa. Để kẻ quên ơn ngày ngày
đau đáu, thấp thỏm vì lỗi lầm của mình và để người làm ơn hiển hiện ra phẩm chất
tốt đẹp của một con người cao thượng.
Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên tình tiết ngẫu nhiên gặp mặt
và đối mặt giữa hai con người đứng ở hai bình diện Tốt - Xấu. Dụng ý của ông khi
để cho người hoạ sĩ từ từ nhận ra mẹ và anh chiến sĩ rồi dần dần sống lại những kí
ức, thời gian cứ trở đi trở lại giữa quá khứ và hiện tại và những lúc nỗi dằn vặt, niềm
day dứt càng ăn sâu vào tâm trí người hoạ sĩ. Mặc dù người chiến sĩ vẫn làm như
không quen biết ông nhưng ông trước con người ấy, trước kẻ bị đối xử bất nhẫn mà
không một lời trách móc ấy, thì nội tâm của người họa sĩ diễn ra một xung đột lớn.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 64
Lúc phát hiện ra người thợ hớt tóc chính là người chiến sĩ năm xưa thì “cảm giác
phạm tội” đã khiến ông “lúc ấy, tôi chỉ muốn có một cái mặt nạ, hoặc bé xíu lại như
một hạt đậu trên cái ghế cắt tóc.” [12; 125]. Đoạn trữ tình ngoại đề “có bao giờ bạn
dọn nhà không? Khi người ta phải thay đổi chỗ ở, có những thứ đồ đạc tưởng mất
biến đi từ lâu, lục lọi, tìm kiếm khắp vẫn không thấy thì, tự nhiên lòi ra tận trong
góc tủ, dưới gặm giường. Có những thứ đồ vật vô nghĩa. Có những thứ nhắc tới một
chút kỉ niệm đẹp đẽ. Có những thứ gợi lên một câu chuyện chẳng hay ho gì, tưởng
như đã quên hẳn cái chuyện đó thì bây giờ cái đồ vật lại từ xó xỉnh, bụi rậm, từ xó
tối từ từ bò ra, cái vật vô tri lại thủ thỉ nói chuyện với ông, khiển trách ông, lên án
ông…[12; 125] tưởng như vô nghĩa nhưng thật ra đó lại là cách dẫn dắt tới cánh cửa
quá khứ và mở toang ra giây phút xảy ra lỗi lầm của người hoạ sĩ, cái kí ức chẳng
tốt đẹp gì mà lại còn mang lại sự hổ thẹn cho một con người vốn rất kiêu hãnh như
người hoạ sĩ. Ông đã phải sống trong tâm trạng “có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái
quán này đã hơn nửa thế kỉ?” và ông lại lo sợ “chốc nữa, sắp tới ông sẽ làm gì tôi
đây?” [12; 127]. Cái cảm giác ấy cứ trở đi, trở lại nhiều lần, day dứt trong tâm hồn
người họa sĩ, còn anh chiến sĩ vẫn cứ làm như chưa hề quen biết ông.Và lúc lương
tâm ông bị giày xéo tức là lúc ông trở lại đúng bản chất tốt đẹp của một con người
tưởng như đã bị lợi danh che khuất đi.
Và ông tự nhận ra nếu tôi là “một người tử tế ra thì không khéo bà cụ sẽ không
bị loà, không những thế mà tôi còn làm cho bà cụ khoẻ ra? Chính tôi đã làm cho bà
mẹ ông trở thành mù loà?” [12; 129]. Từ những hành động tự vấn, tự trách và tự
trốn tránh và trốn đi, đạp xe thẳng qua và cuối cùng quay trở lại cái quán cắt tóc mà
ông đã muốn và đã trốn đi để tự mang mình đến “nạp” mình cho quá khứ tội lỗi, dù
người chiến sĩ dời đi nơi khác để tránh mặt ông, cho ông cơ hội trốn chạy, lãng quên
đi quá khứ, nhưng ông vẫn tìm đến, đã nêu bật lên sự thành thật của một con người,
ông đã nhận thức được lỗi lầm của mình, ông cũng “không cho phép mình lấy đồng
tiền để thay cho cái mặt mình”. Và tình huống ông nghe bà chủ quán nước nói “có
người tốt vậy, có đứa đểu cáng, lật lọng hết chỗ nói”, ông lại giật mình và cảm nhận
lời bà lão nói là dành cho chính mình, ông càng hổ thẹn và cay đắng trong lòng hơn.
Tác giả đã phê phán chân thật thái độ vô cảm, thờ ơ đến mức vô tình trước nỗi
đau của người khác của người hoạ sĩ. Tác giả đã diễn tả sự bế tắc và đuối lý của
người hoạ sĩ cuối cùng ông qua hành động tự mình hoạ lấy bức chân dung gương
mặt bên trong của chính mình. Không gì đau đớn, khổ sở bằng một mình độc thoại
với chính nội tâm mình, đối diện với mặc cảm tội lỗi quá lớn không thể bù đắp, cứu
chữa của mình. Cuộc chất vấn diễn ra trong nội tâm nhân vật được khắc họa hiệu
quả sinh động qua những dòng độc thoại và cả đối thoại nội tâm của người họa sĩ.
Anh đã phân thân để tự lên tiếng chỉ trích là “đồ dối trá”, tự nhạo báng mình “người
ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cảnh mấy chữ, chân dung chiến sĩ Giải
phóng. Thật là danh tiếng quá!” [12; 127], tự xỉ vả mình “A ha! vì mục đích phục vụ
số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả…có quyền lừa dối hả? Thôi
anh bước khỏi mắt tôi đi! Anh cút đi!” [12; 127]. Thoạt nhìn đó là lời người họa sĩ
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 65
tự biện minh để khỏa lấp tội lỗi của mình, nhưng ở đây người kể tội anh là anh và
người biện minh cũng là chính anh, đó chính là sự dằn vặt lớn nhất, một mình đối
mặt với chính cái phần người đen tối của mình, tự mình phơi bày tội lỗi chiêm
nghiệm về lỗi lầm đó và dù cố bào chữa bằng tất cả lý do gì thì cuối cùng anh vẫn
không tha thứ cho mình.
Lần đối thoại nội tâm thứ hai là lần người họa sĩ tự trả lời cho lỗi lầm của mình
bằng chính cái ơn mà người chiến sĩ đã trao tặng. Anh đã vạch rõ bộ mặt thật của
mình là kẻ “quên ơn bội ước”. Anh ý thức được rằng “trong con người tôi đang
sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [12;
133]. Đó là sự thức tỉnh của một con người. Lúc đầu anh cứ trốn chạy, đi đến tiệm
khác hay chạy xe vù qua không ghé thì giờ đây anh sẵn sàng ngồi đây vạch rõ sự
xấu xa của mình. Như vậy là anh đã ý thức, lấy lại lòng tự trọng để mong lương tâm
mình tha thứ cho mình. Hành động ngồi vẽ bức tranh của chính bộ mặt mình cho
thấy anh đang trên con đường phục thiện, đang cố quay về với sự thanh thản trong
tâm hồn một con người đang hối hận khôn nguôi, đang tìm về với bản chất tốt đẹp
của mình. Hình ảnh xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, bức tranh vẽ “một cái mặt
người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh. Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ
phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu
rừng bí ẩn và nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như phần bộ óc màu xám vừa bị mổ
phanh ra. Khuôn mặt của một người khách: hai cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào
luồng ánh sáng, một cái nhìn khắc khoải, bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc.
Phần bên dưới của khuôn mặt như vẫn đang được dấu kín dưới một cái mặt nạ: cái
cằm, hai bên mép bị phủ kín bởi bọt xà phòng. Không thấy rõ cái miệng, chỉ trông
thấy một vệt lờ mờ màu đen nổi bồng bềnh trên đám bọt xà phòng phồng to” [12;
118]. Nhân vật tự biết “đó chính là khuôn mặt bên trong của mình, khuôn mặt bên
trong của chính mình” [12; 118]. Người hoạ sĩ đã tự nhớ lại tội lỗi của mình và mỗi
ngày đối với ông là những day dứt khi chứng kiến đôi mắt bà mẹ già mù loà, và ông
đã trải qua những chuỗi ngày vùng vẫy trong mặc cảm tội lỗi vô bờ.
“Hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái
hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước” (viết về chiến tranh). Và Nguyễn
Minh Châu đã chứng minh điều này qua các nhân vật trên, ở mọi nhân vật ông đều
gửi gắm một niềm tin, một mơ ước vào ngày mai tươi sáng.
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 66
Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý
tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca,
đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối,
các hiện tượng tầm thường. Cảm hứng nhân đạo cũng không nằm ngoài điều đó mà
hơn nữa thông qua ngợi ca hay phê phán để bày tỏ niềm cảm thông, thái độ trân
trọng, yêu thương, tin tưởng con người, khẳng địng phẩm chất tốt đẹp của con
người.
Cảm hứng nhân đạo bàng bạc trong các sáng tác văn học, trải dài từ văn học
dân gian đến văn học đương đại. Từ những lý thuyết của lý luận văn học, chúng tôi
đã tiến hành vận dụng vào việc nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt
Nam giai đoạn sau 1975, cụ thể là trong một số sáng tác của tác giả Nguyễn Minh
Châu. Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong trong việc đổi mới văn học, đổi
mới quan niệm nghệ thuật, đổi mới cách nhìn về con người và cả tự do sáng tạo.
Ông đã kết nối, kế thừa tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng kế thừa có phát huy
và cả phát triển để kịp thích ứng, phù hợp với nhu cầu thời đại, một thời đại mà yêu
cầu nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra mạnh mẽ và qua những trang viết của
Nguyễn Minh Châu chúng tôi nhận ra
Nguyễn Minh Châu hoặc ngợi ca hoặc phê phán nhưng tựu trung lại vẫn là
làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của con người. Lúc nào ông cũng tin rằng một lúc
nào đó, con người sẽ có những phút giây phản tỉnh, sẽ nhìn lại chính mình, họ nhận
ra, đau đớn và hổ thẹn với chính lòng mình, với ông “mọi con người đều sẽ thay
đổi”.
Qua các tác phẩm, thời gian như không tiếp tục dòng chảy nữa mà ngưng đọng
lại, lùi về quá khứ ở đó phơi bày ra bao sự thật của cuộc đời. Bên cạnh cuộc sống
gian khổ đầy hy sinh, mất mát của những con người kiên cường, anh hùng là một sự
thật hiện thực đầy đau lòng về những giây phút yếu lòng của những con người
không kiên định. Hiện thực chiến tranh không chỉ là hoàn toàn tốt đẹp, toàn kì tích,
chiến công mà nó cũng có những sự xấu xa, những kẻ phản bội. Chiến tranh là kính
lọc trung thực nhất, qua đó chúng tôi thấy những giọng cười hạnh phúc luôn xen kẻ
với giọt nước mắt xót xa. Và hiện thực trong tác phẩm đã là một hiện thực đầy dủ,
toàn diện. Nhà văn hoàn toàn không tô hồng, không bôi đen, không bóp méo nhưng
cũng không né tránh.
Cuộc sống là một hiện thực muôn màu, muôn vẻ: tốt xấu lẫn lộn, Thiện- Ác khó
phân ranh giới, ánh sáng và bóng tối cách nhau bởi tấm màn mỏng, mong manh chỉ
một phút sơ sảy là một con người từ tốt đẹp trở thành xấu xa, đáng lên án ngay.
Nhưng lúc nào con người cũng cần sự cảm thông, chia sẻ, chúng ta không nên quá
lý tưởng hoá con người, quá hy vọng tìm một con người hoàn thiện, có chăng chỉ là
tình cảm, chỉ có tình cảm mới trọn vẹn, mới hoàn thiện, mới vững bền. Và cũng có
tình cảm mới có thể làm cho con người trở nên phi thường. Đó là tình yêu lứa đôi,
nghĩa vợ chồng, tình mẫu tử, tình đồng chí, tình đồng đội, …những cái đó sẽ làm
Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 67
cho mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn và con người cũng hoàn thiện
hơn.
Chỉ có đặt niềm tin vào những con người tội lỗi thì mới cho họ sức mạnh đứng
lên. Dù là người tốt hay kẻ xấu thì cũng có lúc họ lạc lòng, vì ranh giới giữa thiện và
ác rất mong manh và trong tâm hồn họ lúc nào cũng diễn ra những phiên toà do
chính lương tâm họ xét xử. Chúng ta phải trân trọng mọi con người, không có ai là
thánh nhân thì cũng không có ai là xấu xa hoàn toàn, không có ai suốt đời bán linh
hồn cho quỷ dữ.
Từ đó rút ra kết luận về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu sau 1975
là cảm hứng ca ngợi nhưng ca ngợi gắn bó chặt chẽ, hữu cơ, biện chứng với phê
phán để khẳng định; ca ngợi để làm gốc, sự gắn bó này có thể bao gồm nhiều dạng
phê phán khẳng định, khẳng định để phê phán, trong phê phán có khẳng định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CAM HUNG NHAN DAO TRONG MOT SO SANG TAC CUA NGUYEN MINH CHAU SAU 1975.PDF