Cát Bà đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thứ ba ở Việt Nam. Khác Cần Giờ với ưu thế là các vùng ngập mặn cửa sông, Cát Tiên là vùng rừng trên cạn, Cát Bà là vùng có hội tụ đầy đủ cả vùng rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm rong- cỏ biển và đặc biệt hệ thống các hang động và tùng, áng. Như vậy ở khu dự trữ sinh quyển Cát Bà hội tụ đầy đủ trong nước và trên thế giới sẽ có sức thu hút lớn cho đầu tư và phát triển. Đánh giá toàn diện về sinh thái và tài nguyên và các tiềm năng phi sinh học khác cùng các điều kiện kinh tế- xã hội cho phép, dự đoán trong tương lai gần, Cát Bà sẽ trở thành một trong những khu dự trữ sinh quyển và khu du lịch vào bậc nhất của Việt Nam và của khu vực.
107 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cát Bà với việc phát triển du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhóm bò sát, trăn đất khá phổ biến trên đảo nhưng hiện đang bị săn bắn quá mức. Trong vườn quốc gia còn có nhiều loại rắn đã được xác định như: rắn ráo, rắn roi thường, rắn lục núi, rắn nước, rắn sãi thường, rắn lục mép, rắn hoa cỏ nhỏ và rắn sọc dưa. Nhiều loài tắc kè, thằn lằn, ô rô cũng có mặt ở đây.
Đến tham quan Vườn quốc gia nếu có đầy đủ dụng cụ và được hướng dẫn chi tiết, du khách có thể quan sát được nhiều loài thú và bò sát. Những loài linh trưởng như Voọc đầu trắng, khỉ vàng và khỉ mặt đỏ thường sống ở khu vực Eo Bùa, áng Vẹm, Trà Báu,Ao ếch, áng Rạng, Và Giá, Cát Cò và các khu rừng già trên núi đá kề biển. Sơn dương có thể quan sát được ở Mé Gợ, Mé Cồn, áng Thùng và các rặng núi đá ven biển. Những loài thú nhỏ như sóc, nhím, dúi, chuột và các loài rắn, tắc kè có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi trên các thân cây, bờ đá, trong các lùm cây bụi dọc các tuyến du lịch xuyên rừng như tuyến Ao ếch-Việt Hải, Mây Bầu- Khe Sâu... Những hang động như hang Trung Trang, Quân Y và nhiều hang nhỏ trên núi cao là nơi cư trú của họ nhà dơi- một loài thú biết bay mà cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết ở Vườn quốc gia Cát Bà.
Hiện nay trăn, rắn và nhiều loài thú quý hiếm trên đảo Cát Bà vẫn đang bị lén lút săn bắn, bẫy bắt để đem bán.
Một loài thú rất quý đặc trưng của đảo là con voọc đầu trắng, hiện chỉ còn phân bố duy nhất ở Cát Bà. Theo Osgood 1932 thì trước đây loài Voọc đầu trắng này còn gặp được ở đảo Cái Chiên (Quảng Ninh), nhưng hiện nay ở hòn đảo ấy nó đã vắng bóng hoàn toàn. Voọc đầu trắng mấy năm trước đây vẫn còn gặp rất nhiều trên đảo Cát Bà, từng bầy 20-30 con vẫn thường về các nương ngô, bãi sắn của nhân dân lấy trộm bắp, củ nhưng nay chỉ còn thấy chúng ở những nơi rừng sâu hiểm trở hoặc các bờ núi sát mép nước ven biển. Loài thú này đang được bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn được nòi giống và phát triển như một con vật vô giá của thiên nhiên dành cho nhân dân ta, làm phong phú vẻ kì lạ của giới động vật của nhân loại. Voọc đầu trắng đã trở thành đối tượng bảo vệ, thành biểu tượng của Vườn quốc gia Cát Bà.
Các loài thú khác cũng rất quý như khỉ vàng cũng đang bị giảm số đàn nghiêm trọng. Sơn dương mà ở đảo quen gọi con than là một loài thú hiền chuyên sống và hoạt động trên các đỉnh núi đá tai mèo cũng đang bị săn bắn mạnh. Đặc biệt sơn dương của Cát Bà là loại rất to, nhiều con nặng tới 60-70kg (ở các miền khác trong đất liền miền Bắc con to nhất cũng chỉ khoảng 40-50kg).
Bên cạnh các loài thú, nhiều loại chim cũng cho lượng thịt đáng kể như đa đa, chim cu xanh, chim cu gáy, chim ngói. Đặc biệt ở đây là hệ sinh thái sông nước nên có rất nhiều chim nước như le le, vịt trời, cóc đế, cuốc, sâm cầm... thường sống thành từng đàn ở các vùng cửa sông, bãi cát.
Nhiều loài chim hót hay và màu sắc sặc sỡ như bách thanh, khướu, sơn tiêu... Nhiều loài chim đẹp như cao cát có màu sắc đẹp lại dễ nuôi.
Cạnh đó là các loài ong mật ở trên vùng đảo đã từng nổi tiếng có mùi vị thơm ngon, chất lượng cao nên từ lâu nhân dân trên đảo đã khai thác các loại mật ong rừng và coi đó như một nghề phụ.
Nhân dân trên đảo cũng đã sử dụng các sản phẩm lấy từ động vật để làm các loại thuốc phòng và chữa bệnh: cá ngựa chữa bệnh suy nhược thần kinh; mẫu lệ, ô tặc cốt chữa bệnh đau, loét dạ dày; đồi mồi bổ dưỡng và chữa kiết lỵ; khỉ vàng, khỉ mặt đỏ chế vacxin chống bại liệt; sơn dương làm thuốc bổ toàn thânvà chữa phong thấp; tắc kè bổ dương chống mệt mỏi; rắn cạp nong là một loại thuốc bổ, xác rắn chữa trúng phong, sát trùng; rùa, bìm bịp làm thuốc bổ thận; mật ong làm thuốc bổ chữa dạ dày; trăn nấu cao làm thuốc bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh thấp khớp...
Nguồn tài nguyên động vật trên đảo, tuy vậy không phải là vô tận. Muốn đảm bảo cho nhu cầu lâu dài cần phải có biện pháp giữ gìn và bảo vệ chăn nuôi và khai thác hợp lý, có kế hoạch. Các nhà khoa học ở đây đang tiến hành những biện pháp tích cực làm tăng nhanh lại số lượng đàn, số lượng cá thể và gây giống lại cho Vườn quốc gia những loài động vật quý đã bị tiêu diệt.
Nhìn về quá khứ trên đảo Cát Bà xưa kia là rừng rậm núi cao, quần chủng động vật thật đa dạng và phong phú. Do các biến đổi lớn lao của khí hậu và địa chất trước kia mà đảo Cát Bà cùng với vùng biển Hạ Long cách đây 6000-7000 năm đã gắn với đất liền và do vậy quần thể động vật có liên quan rất chặt chẽ với quần thể động vật của đất liền.
Những nghiên cứu về khảo cổ học trên đảo Cát Bà của các nhà khảo cổ cho thấy rằng cùng với con người đầu tiên đến sinh sống trên mảnh đất này từ 6000-7000 năm trước, nơi đây có một hệ động vật nhiệt đới rừng rậm với nhiều loài động vật quý.
Lớp thú có:
- Bộ ăn thịt:
+ Họ cầy: cầy hương.
+ Họ gấu: gấu ngựa.
- Bộ có vòi:
+ Họ voi: voi Châu á.
- Bộ khỉ hầu:
+ Họ khỉ: khỉ vàng.
- Bộ guốc chẵn:
+ Họ hươu: hươu,nai.
+ Họ lợn: lợn rừng
+ Họ bò: sơn dương.
- Bộ cá voi:
+Cá heo.
Lớp bò sát có:
Bộ rùa: rùa biển.
Trong số động vật còn xương răng cùng với di chỉ của người trên đảo cho thấy người xưa đã săn bắt các loài thú này về ăn thịt. Đáng chú ý trong số đó có các loài thú ăn thịt lớn như voi, lợn rừng; những động vật có giá trị như nai, sơn dương...
Qua các tài liệu nghiên cứu khoa học có thể thấy rằng trong số quần thể trước đây của Cát Bà có voi, gấu, ngựa là những động vật sống trong rừng cây mọc trên núi đá vôi. Hươu, nai, lợn rừng... là động vật sống ven rừng gần nguồn nước và đầm lầy, quanh các thung lũng. Vào thời kì đó Cát Bà còn là một bộ phận của đất liền nên các loài thú có thể di chuyển trong khu vực một cách dễ dàng trong đó loài voi còn sống khá phổ biến trên cả khu vực đất liền và khu đảo ngày nay. Và có lẽ cùng với sự săn bắt, tàn phá môi trường của con người, giống vật hữu ích này đã bị tiêu diệt ở đây cũng như nhiều vùng rừng núi khác trên đất liền.
Vì vậy, trong tương lai, công tác nhập giống để nuôi và thuần dưỡng các loài thú quý đã bị mất đi trên đảo là một việc làm có ý nghĩa khoa học và kinh tế lớn. Tuy cần phải có những nghiên cứu và điều tra thêm song điều cơ bản là môi trường sống trên đảo đã là nơi sinh sống của các loài đó trước đây. Nhiệm vụ đó cũng chính là đối tượng nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Cát Bà nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên cũng như quần thể động vật đa dạng của hòn đảo xinh đẹp này.
Trong những năm đầu của việc xây dựng, Vườn quốc gia sẽ nuôi thuần dưỡng lại đàn hươu, nai và sau đó có thể nhập nuôi các loài thú khác như gấu ngựa, báo gấm...
2.3. Tình hình khai thác du lịch sinh thái Cát Bà.
2.3.1. Hiện trạng khai thác.
Bảng 2: Bảng tổng hợp đối tượng khách.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Tổng số lượt khách
165.000
205.000
220.500
328.000
1.1
Khách quốc tế
30.000
60.000
66.500
118.000
1.2
Khách nội địa
135.000
145.000
154.000
210.000
2
Tổng số ngày khách
235.000
240.000
323.500
439.000
2.1
Khách quốc tế
50.000
72.000
94.900
146.300
2.2
Khách nội địa
185.000
168.000
228.600
293.500
Nguồn: Phòng du lịch huyện Cát Hải
Bảng 3: Bảng tổng hợp cơ sở vật chất.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Số k.sạn, nhà nghỉ
46
51
90
96
1.1
Khách sạn 1 sao
10
8
1.2
Khách sạn 2 sao
7
9
2
Số phòng nghỉ
697
754
1.300
1.500
3
Số giường nghỉ
1.411
1.539
2.500
3.000
4
Số lao động trực tiếp
350
400
500
600
Nguồn: Phòng du lịch huyện Cát Hải
Năm 2004 so với năm 2003 số lượng khách tăng 48,75%, trong đó lượt khách quốc tế tăng 77,44%; khách nội địa tăng 36,36%. Nhìn chung tính từ năm 2001 tình hình khai thác du lịch ở Cát Bà phát triển một cách mạnh mẽ không những về số lượng mà cả về chất lượng. Các khách sạn, nhà nghỉ ngày càng có sự đầu tư lớn về trang thiết bị, phòng buồng ngày càng nâng cấp hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu phục vụ khách đến Cát Bà, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ngày càng tăng.
Bên cạnh đó là sự phát triển của các dịch vụ cung ứng, trong năm 2004 đã có thêm 13 xe ô tô và 26 tàu du lịch để đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch.
Số lao động tham gia trực tiếp ngày càng tăng chứng tỏ ngành kinh tế đang dần chuyển sang ngành dịch vụ.
So với các năm trước thì chất lượng buồng phòng cải thiện một cách đáng kể, luôn chú trọng đầu tư chất lượng và tiện nghi hơn.
2.3.2.Đánh giá về kinh tế du lịch sinh thái Cát Bà.
Các loại hình du lịch có thể thực hiện tại khu sinh quyển:
- Du lịch sinh thái: tổ chức các loại hình du lịch nhu vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh, thể dục thể thao, mạo hiểm, leo núi, khám phá hang động, đua thuyền, lướt ván, nghỉ dưỡng vùng biển, vùng núi, cắm trại, đi bộ, kết hợp với du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, ẩm thực, tham quan các cảnh quan đặc thù tùng, áng, hang, động…
- Tổ chức các loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khoa học kĩ thuật.
Những điều kiện thuận lợi cho du lịch tại các khu vực trong khu dự trữ sinh quyển:
- Tại vùng lõi: hệ sinh thái tự nhiên còn tương đối nguyên vẹn, nguồn gen các động thực vật quý hiếm, các loại đặc sản của vườn rất phong phú về chủng loại như: kim giao, vả nước, voọc đầu trắng, tu hài, cá heo, chim cao cát. Đây chính là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch sinh thái tham quan các khu rừng nguyên sinh, các loài thực vật quý hiếm, các cảnh quan đặc sắc tại trung tâm vườn quốc gia Cát Bà, nghiên cứu khoa học với các chuyên đề như rừng nguyên sinh, các hang động karst, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu.
- Tại vùng đệm: điều kiện thuận lợi chủ yếu trồng cây ăn quả, các hang động, các rạn san hô, cảnh quan đặc sắc nhu tùng, áng phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm như: leo núi, lặn ngầm, đua thuyền, lướt ván, tắm biển trên các bãi cát sạch đẹp.
- Vùng chuyển tiếp: điều kiện thuận lợi ở vùng này là nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải, xây dựng các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, tổ hợp vui chơi, giải trí, thể thao, các dịch vụ tổng hợp phục vụ phát triển du lịch, thuỷ sản và phát triển kinh tể của huyện đảo.
Những tác động có lợi và hại của du lịch hiện tại và tương lai.
- Khách du lịch đến khu dự trữ sinh quyển Cát Bà tăng nhanh sẽ tạo thêm công ăn việc làm, mở rộng ngành nghề, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế, giảm thiểu áp lực khai thác tài nguyên làm suy giảm khu dự trữ sinh quyển.
- Nếu không có kế hoạch và biện pháp quản lý tốt khi lượng khách du lịch đến đảo tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm hệ sinh thái đặc thù của Cát Bà, làm giảm áp lực tổn hại trực tiếp đến môi trường xã hội, cuối cùng thì việc bảo tồn môi trường khó thực hiện được và phát triển kinh tế xã hội cũng chỉ là nhất thời.
- Du lịch phát triển sẽ khai thác triệt để nguồn tài nguyên của vùng. Khách du lịch tăng có nhu cầu hưởng thụ các sản phẩm tự nhiên (đặc sản) của vùng, nếu việc sản xuất cung ứng các sản phẩm đó không tăng tương xứng, dẫn đến sự suy giảm, trong lịch sử đã xảy ra ví dụ nhu cầu ăn thịt động vật hoang dã, các loài quý hiếm, là tài nguyên của rừng và biển dẫn tới các vụ săn bắn động vật hoang dã, săn bắt ong lấy mật, tu hài,vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Đây là nguyên nhân gây ra sự suy giảm hệ sinh thái nghiêm trọng. Ngoài ra còn tăng thêm sự ô nhiễm môi trường như khí thải ô tô. Hiện nay đường xuyên đảo đã hoàn thành, khách du lịch đi bằng đường bộ sẽ tăng lên rất nhiều, đây cũng là yếu tố tác động xấu đến khu dự trũ sinh quyển.
- Việc phát triển kinh tế như nuôi cá lồng bè ảnh hưởng không ít tới cảnh quan và môi trường tự nhiên trên Vịnh Lan Hạ.
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cát Bà
3.1. Mục tiêu phát triển Cát Bà đến năm 2020.
* Dựa trên quan điểm cơ bản về định hướng quy hoạch kinh tế- xã hội toàn huyện Cát Hải đó là:
- Khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế phát triển về kinh tế biển , du lịch và dịch vụ nhằm xây dựng huyện đảo Cát Hải giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, môi trường trong sạch, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và văn minh.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, kết hợp sự phát triển đô thị với phát triển nông thôn, hỗ trợ các xã khó khăn cùng phát triển.
- Phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội kể cả trên đảo cũng như ngoài khơi.
Mục tiêu chủ yếu của huyện đảo Cát Hải nói chung:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Phát triển kinh tế xã hội đảm bảo hiệu quả cao, phát triển bền vững giảm bớt sự chênh lệch về mức GDP/người giữa Cát Hải so với Hải Phòng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người năm 2010 tăng khoảng 4,5 lần so với năm 2000. Giảm bớt sự chênh lệch về mức GDP/người giữa Cát Hải so với Hải Phòng bằng khoảng 90- 95%.
+ Thực hiện tốt các chương trình quốc gia và của thành phố để phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác.
- Mục tiêu trứơc mắt đến năm 2005:
+ Xây dựng Cát Bà thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và trung tâm du lịch sinh thái rừng, biển của khu vực để góp phần hoàn thành chỉ tiêu đề ra: sản lượng thuỷ sản đạt 6.000- 7.000 tấn/năm. Hàng năm đón hơn 200.000 lượt khách du lịch, thu ngân sách tăng từ 15- 20%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 450- 500USD/năm, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm.
Bảng 4: Bảng dự báo cơ cấu và nhịp độ tăng GDP giai đoạn 2001- 2010 trong các ngành kinh tế
STT
Ngành
Cơ cấu
Nhịp độ tăng bình quân/năm
2001
2010
1
Công nghiệp thuỷ sản
55,60
48,90
15,50
2
Xây dựng
0,90
2,00
26,00
3
Nông- lâm nghiệp
4,10
1,20
3,80
4
Du lịch- dịch vụ
39,40
47,90
19,30
Tổng GDP
100
100
17,00
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Như vậy có thể nói rằng cơ cấu kinh tế của huyện sẽ dần chuyển dịch và phát triển vào 3 lĩnh vực: phát triển du lịch- dịch vụ, công nghiệp thuỷ sản và cơ sở hạ tầng.
Việc lựa chọn khâu đột phá trong định hướng phát triển cũng tập trung vào 3 lĩnh vực trên.
*. Định hướng phát triển các ngành kinh tế biển: dựa trên quan điểm phát triển là:
- Kinh tế biển là một trọng điểm, một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Cát Bà và của Hải Phòng, nhằm tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong quá trình công nghiệp hoa- hiện đại hoá.
- Phát triển kinh tế biển trên cơ sở khai thác và sử dụng tốt nhất các giá trị vốn có của điều kiện tự nhiên trên quan điểm liên ngành nhằm phát triển tổng hợp, làm giàu nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái để phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế biển hướng vào mục tiêu cơ cấu lại sản xuất phù hợp với giá trị tài nguyên để đầu tư chiều sâu vào các ngành kinh tế biển.
Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu cơ bản là xây dựng Hải Phòng, trong đó có huyện Cát Hải mà trung tâm là quần đảo Cát Bà trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế biển của cả nước, là cửa mở quan trọng của vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.
Hướng phát triển kinh tế biển:
- Khai thác nguồn tài nguyên đa dạng và phát triển du lịch, tạo nên một quần thể du lịch biển với những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh với tầm cỡ quốc gia và trong khu vực Đông Nam á. Phát triển theo hướng du lịch sinh thái hỗn hợp rừng- biển ở đảo Cát Bà, biển- đồng bằng ở Phù Long- Cát Hải, thuần biển ở Bạch Long Vĩ.
- Phát triển đánh bắt, nuôi trồng đặc sản biển.
+ Thực hiện tốt 5 chương trình khuyến ngư đã được Chính phủ phê duyệt, phổ cập các kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh, bảo vệ nguồn lợi và môi trường, khôi phục và làm giàu tài nguyên sinh vật. Phát triển nhanh các cơ sở hậu cần làm dịch vụ cho nghề cá vịnh Bắc Bộ.
+ Khai thác hải sản để tăng tỷ trọng ngoài khơi hiện nay, trên cơ sở đó cơ cấu lại nghề nghiệp theo hướng chọn công nghệ mới có hiệu quả.
+ Nuôi trồng đặc sản, tiếp tục liên kết với Bộ Hải sản, ứng dụng công nghệ cao từ khâu sản xuất giống đến nuôi để khai thác 5.400ha mặt nước mặn ở Cát Bà để nuôi ngọc trai, cá song, tôm biển. Bảo vệ để khai thác hợp lý lâu bền nguồn lợi tu hài, bào ngư, hải sâm.
+ Mở rộng quy mô đầu tư đồng bộ cụm hậu cần nghề cá Cát Bà.Tổ chức lại và trang thiết bị hiện đại mạng thông tin liên lạc đảm bảo phát triển nghề cá và làm tốt việc bảo vệ an ninh và chủ quyền trên biển.
- Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế dịch vụ biển bao gồm:
+ Dịch vụ cho thuỷ thủ.
+ Cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm, nước ngọt cho tàu biển, tàu cá.
+ Dịch vụ các hoạt động an toàn hàng hải (đảm bảo luồng lạch, hiện đại hoá hệ thống phao tiêu, trang thiết bị và hoạt động cứu hộ trên biển, dịch vụ bảo hiểm trong các lĩnh vực kinh tế biển...).
+ Thông tin liên lạc ven biển, phục vụ hàng hải và cho nghề cá.
+ Dịch vụ sửa chữa tàu cá.
- Bảo vệ, xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên trên biển bao gồm:
+ Hệ thống rừng mưa trên núi đá vôi trên đảo Cát Bà, bảo vệ và phát triển hệ động thực vật quý trong Vườn quốc gia.
+ Khôi phục rừng ngập mặn trên khu vực Phù Long- Cái Viềng, tạo cảnh quan du lịch, khôi phục hệ sinh thái vùng bãi bồi ngập mặn và bảo vệ quỹ đất trên đảo.
+ Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái san hô, các bãi đặc sản ( tu hài, bào ngư), các loại hải sản cộng sinh trong các rạn san hô tại khu vực đông nam đảo Cát bà, Long Châu và Bạch Long Vĩ. Tăng cường quản lý và nghiêm cấm việc khai thác hải sản bằng chất nổ và chất độc để bảo vệ cảnh quan tùng, áng, giữ gìn đa dạng sinh học cho sản xuất và phát triển du lịch.
- Xây dựng kết cấu hạ tần để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển:
+ Tiếp tục triển khai tuyến đường trên đảo trên cơ sở mở rộng và nâng cấp 38,2km từ cấp 6 lên cấp 4. Nâng cấp và làm mới 66km đường gắn với đường xuyên đảo ( với tiêu chuẩn cấp 6 đường đồng bằng), xây dựng bến phà biển, tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, thông suốt đến các xã trên đảo. Nối với thành phố theo tuyến Đình Vũ- Cát Hải- Phù Long- đến thị trấn Cát Bà. Mở rộng nâng cấp đầu mối giao thông đối ngoại: cầu tàu bến Gót, bến Bèo, bến Tùng Vụng, bến Gia Luận. Xây dựng sân bay lên thẳng trên đảo Cát Bà.
+ Có một chương trình khai thác toàn diện nguồn nước ngọt cho dân sinh và phát triển kinh tế dài hạn.
+ Triển khai xây dựng hệ thống kè mỏ hàn chống xói lở trên đảo trên 8km đê biển bờ nam đảo Cát Hải.
+ Hoàn chỉnh lưới điện hạ thế đến các xã và điểm dân cư, xây dựng hoàn chỉnh mạng thông tin liên lạc, truyền hình đến các xã.
+ Trên vùng biển đông nam Cát Bà có khu chuyển tải Trà Báu, dự kiến sẽ được mở rộng. Đây cũng là khu vực trọng điểm phát triển du lịch và nuôi đặc hải sản. Vì vậy phải có chương trình liên ngành về bảo vệ môi trường nhằm khai thác tổng hợp có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên của đảo.
*. Định hướng phát triển du lịch huyện Cát Hải.
Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch:
- Cơ sở để dự báo:
+ Quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995- 2010, trong đó khu vực Hạ Long- Cát Bà được xác định là một trung tâm du lịch biển lớn của cả nước được ưu tư đầu tiên phát triển.
+ Tiềm năng du lịch của quần đảo Cát Bà.
+ Hiện trạng phát triển du lịch của đảo Cát Bà phù hợp với xu hướng của dòng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995- 2010 và xu hướng của dòng khách du lịch nội địa không ngừng gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định.
+ Các dự án đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Hải Phòng và Cát Bà đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.
+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành du lịch cả nước đến năm 2020.
+ Dự báo mức độ tăng trưởng được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay đáp ứng được các yêu cầu phát triển, phù hợp với xu thế phát triển chung và điều kiện hiện nay của nước ta. Tuy nhiên để có thể thực thi cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ cho kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, các khu vui chơi- giải trí- thể thao, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm cho khách, các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v...
- Các chỉ tiêu cụ thể:
+ Khách du lịch:
Bảng 5: Bảng dự báo khách du lịch quốc tế đến Cát Bà đến năm 2020
Đơn vị: Nghìn người
Địa điểm
Hạng mục
2000
2005
2010
2020
Hải Phòng
Số lượt khách
85
170
380
750
Ngày lưu trú trung bình
3,0
3,2
3,4
4,0
Tổng số ngày khách
255
545
1.290
3.000
Cát Bà
Số lượt khách
25
60
140
280
Ngày lưu trú trung bình
1,1
1,2
1,5
2,0
Tổng số ngày khách
27,5
72
210
560
Nguồn: Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch
Bảng 6: Bảng dự báo khách du lịch nội địa đến Cát bà đến năm 2020
Đơn vị: nghìn người
Địa điểm
Hạng mục
2000
2005
2010
2020
Hải Phòng
Số lượt khách
720
1.400
1.900
3.200
Ngày lưu trú trung bình
0,7
0,9
1,1
1,4
Tổng số ngày khách
500
1.250
2.000
4.400
Cát Bà
Số lượt khách
95
220
380
800
Ngày lưu trú trung bình
0,8
1,0
1,2
1,5
Tổng số ngày khách
76
220
456
1.200
Nguồn: Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch
+ Doanh thu từ du lịch:
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá và các dịch vụ bổ sung khác như bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v...
Bảng 7: Bảng dự báo doanh thu từ du lịch của Cát Bà đến năm 2020
Đơn vị: triệu USD
Địa điểm
Hạng mục
2000
2005
2010
2020
Hải Phòng
Doanh thu từ du lịch quốc tế
17,03
38,54
101,36
282,86
Doanh thu từ du lịch nội địa
4,71
13,75
25,14
69,14
Tổng cộng
21,74
53,29
126,50
352,00
Cát Bà
Doanh thu từ du lịch quốc tế
0,53
2,57
15,00
48,00
Doanh thu từ du lịch nội địa
0,81
3,93
9,77
34,29
Tổng cộng
1,34
6,5
24,77
82,29
Nguồn: Sở du lịch Hải Phòng
+ Dự báo khả năng đóng góp GDP du lịch cho nền kinh tế của địa phương và nhu cầu vốn đầu tư:
Bảng 8: Bảng dự báo giá trị GDP và vốn đầu tư phát triển ngành du lịch ở Cát Hải đến năm 2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2005
2010
2020
1
Tổng doanh thu của du lịch
tỷ VND
18,83
91,00
346,80
1.152,00
2
Tổng giá trị GDP du lịch
tỷ VND
13,18
59,15
225,42
748,80
3
Nhịp độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch
%/năm
61,71
35,02
30,68
12,76
4
Hệ số đầu tư ICOR chung cả nước
%/năm
3,5
4,0
4,0
4,0
5
Hệ số đầu tư ICOR cho du lịch
%/năm
3,5
3,
4,0
4,0
6
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch
tỷ VND
46,1
155,5
507,6
1.235,6
Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch Hải Phòng
+ Nhu cầu khách sạn:
Để đón tiếp và phục vụ được số lượng khách du lịch đến Cát Bà giai đoạn 1998- 2010 và đến 2020 theo dự báo thì vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú là yêu cầu rất quan trọng, bởi nó liên quan đến vấn đề vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh khách sạn. Đầu tư quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cung khách sạn vượt quá cầu, còn nếu đầu tư quá ít sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách, không lưu giữ được khách lưu trú dài ngày và chi tiêu nhiều trong thời gian lưu trú.
Bảng 9: Bảng dự báo nhu cầu khách sạn Cát Bà đến năm 2020
Đơn vị tính: phòng
Địa điểm
Hạng mục
2000
2005
2010
2020
Hải Phòng
Nhu cầu cho khách quốc tế
700
1.360
2.950
6.300
Nhu cầu cho khách nội địa
900
2.100
3.050
6.200
Tổng cộng
1.600
3.460
6.000
12.500
Cát Bà
Nhu cầu cho khách quốc tế
70
250
650
1.600
Nhu cầu cho khách nội địa
386
550
850
1.710
Tổng cộng
456
800
1.500
3.310
Nguồn: Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch.
Khách du lịch nội địa đến Cát Bà phần lớn là khách đi nghỉ theo gia đình và thanh niên đi theo nhóm, do đó số người nghỉ trong một phòng hoặc một căn hộ thường lên tới 3- 4 người. Chính vì vậy trong tương lai, khi xây dựng khách sạn cần cân nhắc việc thiết kế các căn hộ hoặc phòng có nhiều giường cho đối tượng du lịch là các gia đình, nhóm thanh niên. Từ đó số phòng nội địa được tính toán với mức số giường tương ứng trong một phòng hoặc một căn hộ sẽ là 2- 4 giường. Còn đối với phòng quốc tế trung bình một phòng có từ 1,5- đến 2,0 giường là phù hợp với xu hướng chung.
+ Nhu cầu lao động:
Nhu cầu lao động du lịch của Cát Bà phải tính đến tính đặc thù của huyện đảo và tính chất mùa vụ của hoạt động kinh doanh du lịch. Lao động trực tiếp bằng số phòng của khách sạn nhân với hệ số 1,6 và lao động gián tiếp bằng 1,8 lần số lao động trực tiếp. Trong mùa du lịch chính có thể thuê thêm các lao động thời vụ tuỳ theo tính chất công việc.
Bảng 10:Bảng dự báo nhu cầu lao động huyện đến năm 2020
Đơn vị: ngàn người
Địa điểm
Hạng mục
2000
2005
2010
2020
Hải Phòng
Lao động trực tiếp trong du lịch
3,20
6,92
12,00
25,00
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
7,04
15,22
26,40
55,00
Tổng cộng
10,24
22,14
38,40
80,00
Cát Hải
Lao động trực tiếp trong du lịch
0,73
1,35
2,40
5,30
Lao động gián tiếp ngoài xã hội
1,31
2,58
4,32
9,53
Tổng cộng
2,04
3,93
6,72
14,83
Nguồn: Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch
Định hướng phát triển du lịch huyện Cát Hải.
- Định hướng phát triển tổng quát:
+ Quần đảo Cát Bà là nơi hội tụ các nguồn tài nguyên (tài nguyên tự nhiên: rừng quốc gia, núi, biển, với các tùng, áng , hang, động.... lẫn tài nguyên nhân văn: các lễ hội truyền thống, làng nghề, các di chỉ khảo cổ....) để phát triển du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước thời kì 1995- 2010, khu vực Hạ Long- Cát Bà được xác định là 1 trong 5 trung tâm du lịch biển lớn được ưu tiên đầu tư phát triển. Đồng thời, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và của thành phố Hải Phòng. Du lịch cũng được xác định là ngành kinh tế quan trọng. Phát triển nhanh ngành du lịch góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện đảo và thành phố Hải Phòng theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành thương mại- dịch vụ. Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trước hết nhằm mục đích:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Phát huy các nguồn nội lực phục vụ phát triển du lịch, từ đó tạo điều kiện giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc; tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá; khôi phục các lễ hội, làng nghề truyền thống, giữ gìn cảnh quan, môi trường sinh thái v.v..
Tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
- Định hướng phát triển sản phẩm:
+ Sản phẩm du lịch:
Tham quan thắng cảnh.
Tham quan nghiên cứu Vườn quốc gia, các di tích lịch sử văn hoá.
Nghỉ dưỡng tắm biển, vui chơi, giải trí.
Thể thao trên biển, trên núi, câu cá, lặn biển.
+ Các hướng khai thác chủ yếu:
Du lịch sinh thái, mạo hiểm.
Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí.
Du lịch tham quan danh thắng đất liền và trên biển.
Du lịch thể thao biển.
Du lịch leo núi thám hiểm hang động.
+ Định hướng phát triển thị trường khách du lịch.
Khách quốc tế.
Khách du lịch quốc tế đến Cát Bà phần lớn là khách Châu Âu và Bắc Mỹ (nhiều nhất là khách Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Italy....). Thông thường khách quốc tế đến Cát Bà theo tour du lịch Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh hoặc Hà Nôi- Quảng Ninh- Hải Phòng. Mục đích chính của họ là để tham quan Vườn quốc gia, tham quan vịnh và tắm biển.
Căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm tâm lý xã hội của khách du lịch Châu Âu và Bắc Âu có thể phân loại thị trường khách quốc tế đến Cát Hải và các chiến lược kèm theo như sau:
. Thị trường Châu Âu: thuộc nhiều thành phần với những lứa tuổi khác nhau từ thanh niên đến trung niên và những người nghỉ hưu. Các sản phẩm du lịch bao gồm:
Du lịch sinh thái mạo hiểm.
Du lịch văn hoá, lịch sử.
Du lịch nghỉ dưỡng: chiếm tỉ lệ thấp.
Du lịch mạo hiểm: nhảy dù, lặn biển...
. Thị trường khách Bắc Mỹ: luôn là thị trường có khả năng thanh toán rất cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ cũng rất cao, Cát Bà có thể cung cấp các sản phẩm chính:
Du lịch sinh thái.
Du lịch tham quan vịnh.
Du lich tưởng niệm (thăm lại các địa danh từng là mục tiêu đánh phá trong thời kì chiến tranh đối với các cựu binh).
. Chiến lược thị trường: tăng cường quảng cáo và thông tin rộng rãi, thiết kế các tour du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên.
Một hướng quan trọng khác là tăng cường phối kết hợp với Quảng Ninh để tuyên truyền quảng cáo nhằm khai thác lợi thế của cả 2 địa danh, tăng độ hấp dẫn và từ đó tăng khả năng thu hút khách, phát huy tối đa tiềm năng của tuyến du lịch dải ven biển Đông Bắc theo tuyến Hạ Long- Cát Bà; Tuần Châu- Gia Luận- Cát Bà.
Thị trường khách nội địa.
Khách nội địa đến Cát Bà ngày càng đa dạng về lứa tuổi, nhiều thành phần khác nhau. Những đối tượng thị trường chính như sau:
- Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Khách nghỉ cuối tuần bao gồm dân cư địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực lân cận đi nghỉ dưỡng.
- Khách đi tour trọn gói nối từ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh từ Hà Nội và các tỉnh phía Nam.
- Khách nghỉ tuần trăng mật.
- Thanh niên, học sinh địa phương, Hà Nội và vùng phụ cận.
- Dân cư ở các địa phương đi lại thăm viếng nhau.
Khách du lịch nội địa đến đây chủ yếu để nghỉ dưỡng, tham quan vịnh, khách du lịch thanh niên còn có thêm tuyến đi tham quan Vườn quốc gia và đi xuyên đảo.
Chiến lược thị trường: đưa vào khai thác thêm các bãi tắm, tổ chức các loại hình thể thao, vui chơi giải trí, thể thao nước..., thiết lập các văn phòng đại diện ở các địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... liên kết với các công ty lữ hành, có chính sách ưu tiên thu hút khách đến ngoài mùa vụ cao điểm, tăng cường các biện pháp giữ gìn trật tự, an ninh và vệ sinh môi trường.
*. Định hướng phát triển không gian.
Những quan điểm cơ bản.
- Đảm bảo các nguyên tắc.
+ Nguyên tắc mềm dẻo và cơ động đáp ứng được nhịp độ tăng trưởng (dân số, kinh tế, không gian) của vùng đô thị mở cửa với sự dự phòng đột biến cao.
+ Đô thị được thiết kế theo nguyên tắc phân vùng đầu tư với các chỉ tiêu, chất lượng môi trường khác nhau, các khu này được gắn kết với nhau trong hệ thống đa trung tâm công cộng, giao thông và hạ tầng kĩ thuật thống nhất đảm bảo sự cùng tồn tại và phát triển của các khu trong môi trường đô thị đồng nhất.
+ Nguyên tắc phát triển đô thị theo các chương trình đầu tư có mục tiêu được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có trọng điểm.
+ Nguyên tắc gắn kết hài hoà đô thị với khung cảnh thiên nhiên.
- Những quan điểm cụ thể.
+ Gắn chặt các quy hoạch phát triển không gian của huyện với quy hoạch và tổng thể toàn thành phố, đáp ứng sự nghiệp hiện đại hoá hiện đại hoá, kết hợp sự phát triển đô thị với phát triển nông nghiệp nông thôn mới.
+ Phát triển không gian gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác có hiệu quả tiềm năng về sinh thái biển và văn hoá cổ.
+ Quy hoạch phát triển không gian kinh tế xã hội phải gắn với mục tiêu bảo vệ chủ quyền vùng biển, giữ vững an ninh quốc phòng.
+ Nội dung bố cục cơ cấu các khu chức năng quán triệt theo các quan điểm toàn diện sau:
. Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, xã hội và văn hoá cổ.
. Dưới góc độ bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái.
. Dưới góc độ nghiên cứu phát triển trong xu thế đổi mới kinh tế.
. Định hướng phát triển toàn bộ không gian toàn huyện Cát Hải theo mô hình tuyến dải dọc trục đường xuyên đảo từ Ninh Tiếp- Cát Hải tới thị trấn Cát Bà. Với các chức năng là khu đô thị- khu dân cư nông thôn kết hợp với các loại hinh du lịch phù hợp trong từng vùng.
Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Phương án 1: Dự kiến 5 vùng đô thị là:
+ Thị trấn Cát Bà.
+ Thị trấn Cát Hải.
+ Thị tứ Xuân Đám.
+ Thị tứ Phù Long.
+ Vườn quốc gia Cát Bà.
Quy mô dân số hiện có là: 17.222 người. Dự kiến tới 2020 là 29.550 người.
Quy mô đất đai hiện có là : 274,26 ha. Dự kiến tới 2020 là 540 ha.
Dự kiến 5 điểm dân cư nông thôn đặc thù:
+ Cụm dân cư kinh tế biển bao gồm các xã: xã Đồng Bài, xã Văn Phong, xã Nghĩa Lộ, xã Trân Châu, xã Hiền Hào, xã Gia Luận, xã Việt Hải.
+ Quy mô dân số hiện có là: 9.379 người. Dự kiến tới 2020 là 7.950 người.
+ Quy mô đất đai hiện có là 185,74 ha. Dự kiến tơi 2020 là 214 ha.
- Phương án 2: Dự kiến 4 vùng đô thị là:
+ Thị xã Cát Bà bao gồm: thị trấn Cát Bà, xã Trân Châu, xã Xuân Đám.
+ Thị trấn Cát Hải.
+ Thị tứ Phù Long.
+ Vườn quốc gia Cát Bà.
+ Quy mô dân số hiện có là 18.377 người. Dự kiến tới năm 2020 là 30.900 người.
+ Quy mô đất đai hiện có là 337,95 ha. Dự kiến tới 2020 là 604 ha.
Dự kiến 4 điểm nông thôn đặc thù.
+ Cụm dân cư kinh tế biển bao gồm các xã: xã Đồng Bài, xã Hoàng Châu, xã Nghĩa Lộ, xã Văn Phong.
+ Xã Hiền Hào.
+ Xã Gia Luận.
+ Xã Việt Hải.
+ Quy mô dân số hiện có là 8.224 người. Dự kiến tới năm 2020 là 6.600 người.
+ Quy mô đất đai hiện có là 122,05 ha. Dự kiến tới năm 2020 là 150 ha.
Bảng 11: Bảng dự kiến quy hoạch phân bố dân cư và đất xây dựng theo phương án 1
STT
Các khu dân cư
Dân số (người)
Đất xây dựng (ha)
2000
2010
2020
2000
2010
2020
Vùng đô thị
17.222
21.733
29.550
274,26
399,04
540
1
Thị xã Cát Bà
7.454
9.800
14.400
122,31
162
245
2
Thị trấn Cát Hải
6.963
9.040
11.850
63,99
149
201
3
Thị tứ Xuân Đám
756
800
1.100
36,92
37
39
4
Thị tứ Phù Long
1.822
1.843
1.900
47,04
47,04
50
5
Vườn quốc gia Cát Bà
227
250
300
4
4
5
Vùng ven đô thị
9.397
9.667
7.950
185,74
212
214
6
Cụm dân cư kinh tế biển
7150
7.050
5.230
91,13
116
116
Xã Đồng Bài
1.082
1.050
1.000
13,37
17
17
Xã Văn Phong
2.206
2.200
1.700
24,26
36
36
Xã Hoàng Châu
1.520
1.500
1.300
17,31
25
25
Xã Nghĩa Lộ
2.342
2.300
1.230
36,19
38
38
7
Xã Trân Châu
1.155
1.317
1.350
63,69
64
64
8
Xã Hiền Hào
316
200
420
12,85
13
13
9
Xã Gia Luận
573
700
750
12,66
13
15
10
Xã Việt Hải
185
17
200
5,41
6
6
Tổng số toàn huyện
26.601
31.400
37.500
460
611
754
Nguồn: Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch
Bảng 12: Bảng dự kiến quy hoạch phân bố dân cư và đất đai xây dựng theo phương án 2.
STT
Các khu dân cư
Dân số (người)
Đất xây dựng (ha).
2000
2010
2020
2000
2010
2020
Vùng đô thị
18.377
23.050
30.900
337,95
463,04
604
1
Thị trấn Cát Bà
9.365
11.917
16.850
222,2
263
348
2
Thị xã Cát Hải
6.963
9.040
11.850
63,99
149
201
3
Thị tứ Phù Long
1.822
1.843
1.900
47,04
47,04
50
4
Vườn quốc gia Cát Bà
227
250
300
4
4
5
Vùng ven đô thị
8.224
8.350
6.600
122,05
148
150
5
Cụm dân cư kinh tế biển
7150
7.050
5.230
91,13
116
116
Xã Đồng Bài
1.082
1.050
1.000
13,37
17
17
Xã Văn Phong
2.206
2.200
1.705
24,26
36
36
Xã Hoàng Châu
1.520
1.500
1.300
17,31
25
25
Xã Nghĩa Lộ
2.342
2.300
1.230
36,19
38
38
6
Xã Hiền Hào
316
200
420
12,85
13
13
7
Xã Gia Luận
573
700
750
12,66
13
15
8
Xã Việt Hải
185
217
200
5,41
6
6
Tổng số toàn huyện
26.601
31.400
37.500
460
611
754
Nguồn:Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cát Bà.
Sau khi đón nhận quyết định của Unesco, Hải Phòng đã xác định nhiệm vụ hàng đầu ở Cát Bà là phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, kết hợp hài hoà giữa khai thác tiềm năng với bảo tồn và phát triển bền vững. Thành lập ban quản lý, xây dựng quy chế hoạt động của khu dự trữ sinh quyển Cát Bà cho sát hợp, đáp ứng quy định của Unesco. Để đạt được mục tiêu đó thì cần phải có các giải pháp phát triển đúng đắn.
3.2.1. Xây dựng và quy hoạch phát triển.
Căn cứ vào yêu cầu bảo tồn của từng vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, cần tập trung xây dựng, bổ sung quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản, dịch vụ du lịch cho phù hợp không khí phát triển các hoạt động kinh tế, phù hợp với đặc điểm của vùng. Di chuyển các loại hình kinh tế có mâu thuẫn với yêu cầu bảo tồn, đó là việc phát triển kinh tế biển như nuôi cá lồng bè ảnh hưởng không ít tới cảnh quan và môi trường tự nhiên trên vịnh Lan Hạ. Việc khai thác vật liệu trong ngành xây dựng mà phổ biến nhất là lấy cát ở các bãi vùng đông nam Cát Bà. Việc tích luỹ cát từ các vùng rạn san hô xảy ra rất chậm, phải trải qua hàng nghìn năm với số lượng hạn chế, nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của các bãi tắm, đồng thời làm mất đi nơi đẻ của rùa biển..
Vùng đệm (gồm xã Gia Luận, thôn Hải Sơn, xã Trân Châu, xã Việt Hải, khu hành chính vườn quốc gia Cát Bà) là vùng có nhiều dân cư sinh sống nên phải chú trọng phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh, thân thiện với môi trường theo định hướng.Mặt khác cố gắng hạn chế dân số sinh sống trong vùng này. Số dân định cư tại làng Việt Hải thôn Hải Sơn xã Trân Châu- khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao cần được chuyển bớt dân số ra nơi tái định cư mối, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hộ gia đình, thu hút dân cư chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch. Đào tạo lao động có tay nghề kĩ thuật cao về đánh bắt hải sản để phát triển nghề khơi và du lịch.
Xây dựng mô hình làng vườn kinh tế sinh thái bền vững ở các xã xung quanh vùng lõi khu bảo tồn đó là phần chính của vườn quốc gia Cát Bà và một phần ở phía tây- bắc đảo Cát Bà thuộc địa phận xã Gia Luận..
Xây dựng những vùng du lịch sinh thái và du lịch văn hoá trong cộng đồng địa phương, phát huy các mô hình cộng đồng kiểu mẫu về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nếp sống văn minh.
Cần có khu vực đón tiếp khách, khu nghỉ chân, khu vệ sinh, cổng chào và cổng vào. Vé vào cổng cần bán gián tiếp thông qua lệ phí tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển khác.
Có kế hoạch và biện pháp tích cực cho việc xử lý nguồn nước thải, rác thải tại các điểm du lịch như vịnh Cát Bà, khu bãi tắm Cát Cò, khu Cảng Cá và các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn, khu nuôi cá lồng...
Lập lại trật tự an toàn giao thông, công tác phục vụ khách tại các điểm du lịch.
3.2.2. Có các chính sách quy định về bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
Trên cơ sở xác định ranh giới và hướng bảo tồn, phát triển của từng vùng, tăng cường quản lý nâng cấp quần đảo theo quy định, kế hoạch. Đẩy mạnh việc phòng ngừa và xử lý các hiện tượng vi phạm về môi trường, đất đai và tài nguyên của khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Dân địa phương khai thác các loài có giá trị kinh tế, các bãi triều, do khai thác quá mức một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong: tu hài, bào ngư... Việc khai thác bằng chất độc và thuốc nổ xảy ra thường xuyên gây huỷ diệt nhiều vùng rạn san hô và là tiền đề gây ra cảnh sa mạc hoá dưới đáy biển. Khai thác hải sản làm mỹ nghệ.Khai thác san hô làm hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều. Từ năm 1989 trở lại đây du khách đến vùng này ngày một đông thì san hô bị khai thác ngày càng nhiều. Ngoài san hô cảnh, ngư dân còn thu cả các loài trai, ốc vỏ đẹp, hình thù kì dị để bán.Cần tập trung xây dựng các trạm kiểm lâm rải rác khắp trên đảo nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên sẵn có, các trạm kiểm lâm cần phải hoạt động có hiệu quả và tích cực.
Có thể giao cho tư nhân đầu tư quản lý từng vùng theo sự hướng dẫn của ban quản lý khu dự trữ sinh quyển.
Vận động nông dân phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển phải kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái.
Thực hiện phương án giao đất giao rừng hỗ trợ cho nông dân trong hoạt động quản lý rừng, biển (50.000 đ/ha).
Mọi hoạt động của du khách trong vùng đệm phải có giấy phép hoặc visa nhập cảnh nói rõ thời gian lưu lại, nơi đến, kể cả địa điểm cắm trại, nơi nghỉ trọ (trong rừng hoặc nhà dân).
Trước khi vào vùng đệm du khách được xem băng video về các kỹ thuật thao tác cần thiết của người đi rừng, phổ biến các luật lệ,giáo dục môi trường, kiểm soát các dụng cụ, chất liệu có thể gây tổn hại đến môi trường.
Cần hạn chế những con đường hiện đại đi qua khu vực, tăng cường các con đường mòn có biển chỉ dẫn. Các công trình xây dựng phải hoà lẫn với thiên nhiên, phù hợp với khu du lịch sinh thái, không phá vỡ cảnh quan, khôngtạo ra sự tương phản, đối lập. Khuyến khích xây dựng các nhà sàn, nhà theo kiến trúc cổ, có khu vệ sinh, phòng ngủ phù hợp có thể cho du khách nghỉ trọ.
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái Cát Bà.
Nhân lực của khu dự trữ sinh quyển phải đảm bảo cho các hoạt động hành chính, bảo vệ, giám sát, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và dịch vụ du lịch.
Có kế hoạch đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, điều hành du lịch cho các chủ cơ sở dịch vụ du lịch.
Mở các lớp hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại địa phương để đáp ứng nhu cầu cảu du khách so với thực tiễn tránh tình trạng hiện nay đó là chất lượng phục vụ khách tại các nhà hàng, khách sạn chưa cao. Nhân viên phục vụ do chưa qua đào tạo cơ bản nên năng lực còn yếu, còn thiếu, nhất là về giao tiếp và quản lý.Đội ngũ hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp, trình độ hướng dẫn viên chưa cao, chưa tận tuỵ với nghề.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực tại khu dự trữ , trước hết là Vườn quốc gia Cát Bà nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về khu dự trữ sinh quyển. Ưu tiên tuyển dụng nguồn lao động địa phương để đào tạo phục vụ tại chỗ. Những lao động người địa phương làm việc trực tiếp tại khu dự trữ sẽ là cầu nối, hạt nhân để tuyên truyền giáo dục cộng đồng. Một số chuyên ngành phải đào tạo là sinh học, địa chất học, quản lý quy hoạch, quản lý môi trường, nhân viên hướng dẫn, cán bộ nghiên cứu, nhân viên phát triển cộng đồng.
Đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng kĩ thuật và kiểm lâm trong khu dự trữ sinh quyển đã phần nào được đào tạo có hệ thống, bài bản về công tác bảo tồn thiên nhiên. Đội ngũ cán bộ thuộc Vườn quốc gia Cát Bà cũng phải được tham gia các lớp tập huấn về môi trường và tập huấn về phương pháp vận động cộng đồng bảo vệ môi trường. Để bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển trong tương lai cần thiết phải tăng cường đào tạo cho đội ngũ nhân viên trên là việc làm cần thiết. Trước hết cần phải đưa cán bộ trẻ đi đào tạo tại nước ngoài hoặc đi làm việc thực tế tại các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới sau đó trở về làm việc. Phối hợp với địa phương mở các lớp dài hạn về môi trường sinh thái ngay trong khu dự trữ sinh quyển với lực lượng cán bộ Vườn quốc gia làm nòng cốt. Việc tổ chức các lớp đảo tạo ngắn hạn, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện để hướng dẫn cho khách tại khu dự trữ sinh quyển cần được ưu tiên cho những người dân địa phương. Hướng dẫn viên tại khu dự trữ sinh quyển cần phải có tiêu chuẩn và phẩm chất đạo đức riêng như: yêu cầu về môi trường thiên nhiên, có sức khoẻ, am hiểu cộng đồng, dễ hoà nhập với cộng đồng, có kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu.
3.2.4. Tăng cường liên doanh liên kết hợp tác quốc tế.
Hội các doanh nghiệp du lịch đã kiện toàn song chưa đi vào hoạt động cụ thể. Hiệp hội cần phải kết hợp với cơ quan quản lý ngành làm tốt công tác hoạt động du lịch để hạn chế các nạn cò mồi bán hàng dọc đường, chèo kéo khách. Đồng thời thúc đẩy du lịch- dịch vụ phát triển mạnh mẽ hơn.
Việc Cát Bà được công nhận là khu dự trữ sinh quyển sẽ là điều kiện thúc đẩy sự quan tâm của các cơ quan hữu quan như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan an ninh, các chuyên gia tư vấn.
Để khai thác , phát huy hiệu quả thế mạnh của quần đảo Cát Bà, bên cạnh việc duy trì, nâng cao chất lượng các loại hình du lịch truyền thống. Liên doanh liên kết trong các tour du lịch, phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch thân thiên, đón khách. Trong xu thế hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu như hiện nay, khách du lịch nói chung và giới trẻ nói riêng không chỉ nặng về ăn uống, ngủ, nghỉ, xài sang trong những khách sạn đắt tiền mà còn muốn có dịp hoà nhập với cộng đồng, khám phá, thưởng thức nét văn hoá mang bản sắc địa phương. Do vậy bên cạnh việc xây dựng những khách sạn tiện nghi, hiện đại, có thể huy động các nguồn vốn, sự tham gia của các tổ chức quốc tế đầu tư tài chính vào đào tạo, hướng dẫn nhân dân địa phương kĩ năng giao tiếp với du khách.
3.2.5. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sinh thái của người dân.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng và là một kế hoạch lâu dài để đạt được hai mục tiêu đề ra là bảo vệ môi trường va phát triển bền vững môi trường.
Việc giáo dục bảo tồn, phát triển, giữ gìn môi trường cần tập trung hướng tới các trường học trong phạm vi khu dự trữ sinh quyển, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân địa phương về sự đa dạng sinh học, lợi ích được thụ hưởng, trách nhiệm và nghĩa vụ, sẽ có tác động giảm thiểu sức ép của con người tại khu vực trong điểm đặc biệt.
Nâng cao trách nhiệm, tăng cường giáo dục đi đôi với biện pháp xử phạt hành chính để bảo vệ tốt khu dự trữ sinh quyển.
3.2.6. Có chiến lược Marketing.
Hiện nay công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Cát Bà chưa hiệu quả.Thông tin giới thiệu về du lịch Cát Bà chưa được quảng cáo, bày bán rộng rãi tại các khách sạn nhà hàng và các điểm du lịch trên đảo. Đó cũng là một phần lí do làm cho du lịch Cát Bà kém hấp dẫn. Để phát triển ngành du lịch- dịch vụ, song hành với các biện pháp khác, cần có một chiến lược Marketing thích hợp và cụ thể
- Về sản phẩm: các loại hình hoạt động có thể tổ chức tại khu dự trữ sinh quyển:
+ Tổ chức du lịch ở Vườn quốc gia Cát Bà.
+ Tổ chức nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao tại các khu đệm của Vườn.
+ Tổ chức du lịch sinh thái như ngắm xem các khu rừng nguyên sinh, các loài quý hiếm, các cảnh sắc tại trung tâm Vườn quốc gia.
+ Tổ chức các loại hình du lịch, khoa học chuyên đề như rừng nguyên sinh, các hang động karst, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu..
+ Du lịch thám hiểm các hang động.
+ Du lịch mạo hiểm: leo núi, lướt ván….
+ Xem các cảnh quan đặc thù: các tùng, áng.
+ Du lịch ngầm và quay phim, chụp ảnh dưới nước.
+ Tắm biển ở một số bãi cát nhỏ, đẹp, một trong những thế mạnh của Cát Bà.
+ Tổ chức các tổ dịch vụ, khoa học kĩ thuật như dịch vụ quay phim, chụp ảnh các loài chim, thú, cây, con quý hiếm, các sinh cảnh đặc sắc v.v…hoặc có thể xây dựng các bộ phim khoa học về các loài thú quý hiếm.
- Về giá cả: hiện nay đời sống cao vì thế cho nên khách du lịch cũng mạnh tay hơn trong quá trình du lịch mà bắt đầu từ việc mua sản phẩm. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa giá cả và chất lượng của dịch vụ. Một giá cả cao không thể đi kèm một dịch vụ tồi.
+ Cạnh đó cần chú ý đến các sản phẩm du lịch như đồ lưu niệm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm du lịch hiện nay còn đơn điệu, sơ sài do đớ chưa khai thác hết khả năng thanh toán của khách.
+ Chú ý đến đối tượng khách để có thể xây dựng nên khung giá cả phù hợp cho từng loại du khách: khách gia đình, khách là thanh niên, khách vãng lai…
- Về chính sách phân phối: hiện nay du lịch Cát Bà đang chỉ chú trọng đến khách là người nước ngoài. Để phát triển hơn nữa cần phân phối một cách phù hợp cho từng loại du khách.
- Quảng cáo: đẩy mạnh quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng: TV, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet, báo chí, tờ rơi, hội thảo hội nghị… Chú ý đến quảng cáo trên Internet vì đó cũng là xu thế chung trên thế giới.Lượng khách đặt vé qua mạng đến Cát Bà năm vừa rồi tăng lên đáng kể vì thế cần đưa thông tin lên mạng một cách chính xác, đầy đủ, cập nhật, hấp dẫn tránh tình trạng sơ sài như hiện nay.
+ Có các văn phòng du lịch đặt tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia mà du lịch Cát Bà đang chú trọng cũng là một cách rất hiệu quả.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị.
Cát Bà đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thứ ba ở Việt Nam. Khác Cần Giờ với ưu thế là các vùng ngập mặn cửa sông, Cát Tiên là vùng rừng trên cạn, Cát Bà là vùng có hội tụ đầy đủ cả vùng rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, các thảm rong- cỏ biển và đặc biệt hệ thống các hang động và tùng, áng. Như vậy ở khu dự trữ sinh quyển Cát Bà hội tụ đầy đủ trong nước và trên thế giới sẽ có sức thu hút lớn cho đầu tư và phát triển. Đánh giá toàn diện về sinh thái và tài nguyên và các tiềm năng phi sinh học khác cùng các điều kiện kinh tế- xã hội cho phép, dự đoán trong tương lai gần, Cát Bà sẽ trở thành một trong những khu dự trữ sinh quyển và khu du lịch vào bậc nhất của Việt Nam và của khu vực.
Với tất cả những điều kiện trên và để phát triển du lịch sinh thái Cát Bà hơn nữa, tôi xin đưa ra một số kiến nghị:
- Có kế hoạch và biện pháp tích cực cho việc xử lý nguồn nước thải, rác thải tại các điểm du lịch như Vịnh Cát Bà, khu bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3; khu cảng cá và các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn.
- Lập lại trật tự an toàn giao thông, công tác phục vụ khách tại các điểm du lịch.
- Có kế hoạch đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, điều hành du lịch cho các chủ cơ sở dịch vụ du lịch. Đồng thời mở lớp hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại địa phương để đáp ứng nhu cầu của du khách so với thực tiễn.
- Các tàu chở khách nên có sự đầu tư lớn hơn nữa bằng việc thay đổi phương tiện mới hơn để đảm bảo an toàn cho du khách.
- Có kế hoạch cung cấp nguồn nước ngọt thường xuyên đến các điểm du lịch nhất là các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3.
- Đề nghị thành phố có kế hoạch triển khai nâng cấp nguồn điện cho huyện đảo, nâng cấp tuyến phà Đình Vũ- Ninh Tiếp. Nhanh chóng thúc đẩy dự án xây dựng cầu nối liền đất liền với hải đảo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch của huyện cũng như thành phố trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà- Sở Du lịch Hải Phòng- 2002.
2. Thuyết minh tóm tắt quy hoạch chung huyện Cát Hải- Sở xây dựng Hải Phòng- Viện quy hoạch - 2000.
3. Báo Sức khoẻ- Đời sống- Ngày 24- 3- 2005.
4. Báo Hải Phòng- Tháng 3- 2005.
5. Báo An ninh Hải Phòng- Tháng 3- năm 2005
6. Báo cáo hoạt động du lịch dịch vụ huyện Cát Hải 2001
7. Báo cáo hoạt động du lịch dịch vụ huyện Cát Hải 2002.
8. Báo cáo hoạt động du lịch dịch vụ huyện Cát Hải 2003.
9. Báo cáo hoạt động du lịch dịch vụ huyện Cát Hải 2004.
10. Vườn Quốc gia Cát Bà - Trịnh Đình Thanh - Lê Văn Quỳ - NXB Hải Phòng- 1985.
11. Http: // www.haiphongcity.net
12. Http: // www.vietnamtourism.com
Mục lục
Trang
Nhận xét và đánh giá của giáo viên phản biện
về chất lượng của khóa luận
Tôi đánh giá khóa luận này đạt điểm:
Hà Nội, ngày….. tháng …. năm 2005
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học dân lập đông đô
Khoa du lịch
----o0o----
Khóa luận tốt nghiệp
Cát bà với việc phát triển du lịch sinh thái
Sinh viên : Trần Thị Mai
Mã sinh viên : 721430
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Thanh Huyền
ý kiến của giáo viên hướng dẫn
ý kiến của người nhận xét
ý kiến của chủ tịch hội đồng
Hà Nội - 2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34143.doc