Khóa luận Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Lời nói đầu Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau. Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình. Do vậy gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, là tế bào của xã hội. Quan điểm này đã được Ph.Angghen nhấn mạnh như một nguyên lý của nội dung lý luận Macxit về hôn nhân và gia đình trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước.”(1884) Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình . Không phải là quy định mới trong Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng các quy định trên vào thực tiễn không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản ở các cấp Tòa án. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề “ chia tài sản chung của vợ chồng” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Là sinh viên sau 4 năm được học tập tại trường, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn của việc chia tài sản chung của vợ chồng; em đã mạnh dạn chọn đề tài “Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật về tài sản chung, chia tài sản chung và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng theo Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng Luật, phát hiện những bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng của lý luận khoa học Mac – LeNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như so sánh, phân tích, tổng hợp Kết cấu của khóa luận bao gồm: Chương 1: Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Chương 2: Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị. Trong phạm vi khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, với trình độ chuyên môn và nhận thức còn hạn chế, cùng nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều, do vậy khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I 4 Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng theo hệ thống 4 pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam 4 1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng 4 1.1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 4 1.2. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 5 1.2.1. Căn cứ xác định tài sản chung 5 1.2.2. Nội dung quyền sở hữu tài sản 9 2. Khái lược vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam 10 2.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng 10 2.2. Sơ lược các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 11 2.2.1. Cổ luật Phong kiến 11 2.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc 12 2.2.3. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay 13 Chương ii 15 Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000 15 1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15 1.1. Mục đích quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 15 1.2. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 16 1.2.1. Chia tài sản chung khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng 16 1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng 17 1.2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng khác 17 1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 19 1.3.1. Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng 20 1.3.2. Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết 21 1.4. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 21 1.4.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân 21 1.4.2. Hậu quả pháp lý về tài sản 21 2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết 23 2.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 23 2.1.1.Thừa kế theo pháp luật 24 2.1.2. Thừa kế theo di chúc 26 2.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 27 2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 28 2.3.1. Quan hệ nhân thân 28 2.3.2. Quan hệ tài sản 28 3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 29 3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 29 3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 31 3.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 39 3.3.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân 39 3.3.2. Hậu quả pháp lý về tài sản 40 3.3.3. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng 40 3.3.4. Hậu quả pháp lý về con cái 41 Chương iii 44 Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung 44 của vợ chồng và một số kiến nghị 44 1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng 44 1.1. Nhận xét chung 44 1.2. Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng 46 1.2.1. Thực tế chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 46 1.2.2. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 47 1.2.3. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết 47 2. Một số kiến nghị 47 2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật 48 2.1.1. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại 48 2.1.3. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 50 2.2. Một số kiến nghị nhằm đưa chế định chia tài sản chung của vợ chồng vào đời sống xã hội 50 Danh mục tài liệu tham khảo 54 Danh mục viết tắt 56

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau vẫn được thừa nhận, còn quan hệ hôn nhân trước sẽ không được phục hồi. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Việc Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì cái chết “pháp lý” này cũng có giá trị ngang bằng với cái chết sinh học thông thường. Cho nên khi bản án hoặc quyết định này của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa bên còn sống với bên đã chết hoàn toàn chấm dứt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản cũng chấm dứt. Tuy nhiên Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 lại quy định: “khi toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 83 của BLDS năm 2005 mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục” Quy định này liệu có hợp lý và mâu thuẫn không? khi mà thời điểm để xác định sở hữu chung hợp nhất được khôi phục không rõ ràng; tài sản mà người còn sống làm ra được kể từ khi người bị tuyên bố là đã chết trở về là sở hữu chung hay sở hữu riêng? Thực tế cho thấy đây còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, do đó cần phải có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về vấn đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho các bên vợ, chồng, đồng thời tạo ra việc thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giữa các Tòa án. 3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 3.1. Căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [13 ,tr163] Xuất phát từ tình yêu đôi lứa, nhằm mục đích xây dựng một mái ấm gia đình, cùng chung tay vun đắp cuộc sống chung mà quan hệ hôn nhân được xác lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “ xuôi chèo mát mái” được, “sóng gió” là điều không thể tránh khỏi. Và khi đời sống chung của vợ chồng đã đến mức “rạn nứt” sâu sắc, họ không còn đủ sức để “chèo lái con thuyền gia đình” đi đến “bến bờ hạnh phúc” nữa thì vấn đề ly hôn được đặt ra như một giải pháp để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân, nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị mỗi nhà nước khác nhau thì quy định về chế độ ly hôn khác nhau. ở nhà nước Phong kiến và nhà nước Tư bản quy định giải quyết ly hôn là dựa vào cơ sở lỗi của vợ chồng. Nhà nước tư bản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên chấm dứt hôn nhân cũng như chấm dứt hợp đồng là dựa vào lỗi của các bên. Pháp luật hôn nhân và gia đình Xã hội chủ nghĩa xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, nam nữ được tự do kết hôn cũng như được tự do ly hôn trong khuôn khổ cho phép của pháp luật; việc giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng mà giải quyết theo đúng thực chất của quan hệ hôn nhân, đó là tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong những năm gần đây, các vụ án ly hôn có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những án kiện về việc giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng chiếm tỉ lệ khá cao, gây trở ngại cho sự nghiệp phát triển chung của xã hội, làm tổn hại trực tiếp tới mỗi con người. Do đó cần có sự điều chỉnh một cách chính xác, hợp lý, hợp tình của các chế định pháp luật, mà cụ thể là Luật HN&GĐ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án khi giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tương đối cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh việc quy định nguyên tắc chung về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ở Điều 95 còn quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể như : chia tài sản chung khi vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96), Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (Điều 97), Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98)… 3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Hậu quả của việc ly hôn sẽ kéo theo sự chấm dứt hoàn toàn của quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn của vợ chồng sẽ được giải quyết như thế nào? Trong các bộ luật cũ của pháp luật phong kiến Việt Nam do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam, khinh nữ nên các vụ ly hôn có sự thiệt thòi về phần tài sản cho người phụ nữ. Pháp luật nước ta ngày nay thừa nhận sự bình đẳng của vợ chồng trong mọi lĩnh vực. Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc vợ chồng tự thỏa thuận việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện cho việc thì hành án sau này. Mặt khác tránh tư tưởng được thua trong khiếu kiện, kéo dài vụ án một cách không cần thiết; tránh được sự bất đồng, không thỏa mãn với quyết định phân chia của Tòa tạo sự bình thường hóa quan hệ giữa các bên sau khi ly hôn để có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái, sớm ổn định cuộc sống gia đình. Luật HN&GĐ năm 2000 đề cao và tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng, mặc dù quy định việc vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung nhưng không đặt ra yêu cầu phải được sự công nhận của Tòa án. Tuy nhiên để tránh việc thỏa thuận của vợ chồng nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ, tẩu tán tài sản ,việc thỏa thuận của vợ chồng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn phải phù hợp với các nguyên tắc của Luật HN&GĐ. Truờng hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Về nguyên tắc, phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau, do đó khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung được chia đôi. Tuy vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của vợ chồng, trong từng trường hợp cụ thể, tài sản chung của vợ chồng không thể chia đôi mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 gồm các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc thứ nhất : “ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập”. Xuất phát từ bản chất của quan hệ sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng, mọi tài sản, thu nhập hợp pháp mà vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung, không phụ thuộc vào công sức đóng góp nhiều hay ít của các bên. Do đó khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi. Cuộc sống chung của gia đình không thể tự tay một bên vợ hoặc chồng có thể xây đắp được, mà nó phải là kết quả đóng góp của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ý thức của các bên trong việc vun sức xây dựng mái ấm gia đình, khi một bên tích cực tạo lập, phát triển, duy trì khối tài sản chung, còn bên kia thì hoang phí, phá tán tài sản chung. Do đó để bảo vệ quyền lợi của bên có ý thức trong việc xây dựng gia đình, việc phân chia tài sản chung cần có sự cân nhắc về công sức đóng góp của các bên. Một điều cần lưu ý rằng, việc xem xét đến “công sức đóng góp” của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản chung không có nghĩa là xem xét xem vợ, chồng ai là người làm ra nhiều tài sản trong gia đình hoặc ai là người trực tiếp làm ra tài sản. Nếu hiểu như vậy, vô hình chung là sự thừa nhận không có sự tồn tại của sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng. Bên cạnh xem xét “công sức đóng góp”, “hoàn cảnh của mỗi bên” cũng được nhà làm luật quan tâm và xem như một tiêu chí khi phân chia tài sản chung của vợ chồng.Trên cơ sở nguyên tắc chung là chia đôi, Tòa án xem xét đến khả năng lao động, điều kiện sức khỏe của các bên vợ, chồng để phân chia tài sản chung, nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định cuộc sống của các bên sau khi ly hôn. - Nguyên tắc thứ hai: “ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Khác với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định mở rộng hơn đối tượng được bảo vệ quyền lợi sau khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, gồm : vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là một quy định rất tiến bộ và nhân đạo của Luật HN&GĐ năm 2000, trên nền tảng lấy con ngưòi làm gốc, pháp luật luôn hướng tới bảo vệ con người, đặc biệt là những con người “nhỏ bé” , thiệt thòi nhất của xã hội mà cụ thể ở đây là người phụ nữ, con chưa thành niên , con thành niên nhưng tàn tật. Họ là những đối tượng chịu nhiều mất mát nhất cả về phương diện tình cảm lẫn đời sống vật chất khi cuộc sống gia đình tan vỡ. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng , nếu con chưa thành niên mà có tài sản riêng thì Tòa không được chia tài sản đó cho các bên vợ chồng mà sẽ giao cho người nuôi giữ, chăm sóc đứa trẻ đó quản lý. Nếu con cái mà có đóng góp vào khối tài sản chung của bố mẹ thì phải trích chia phần đóng góp của con cái trong khối tài sản chung của vợ chồng. Như vậy với quy định này một lần nữa thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là luôn hướng tới con người. Sự phát triển ổn định của mỗi cá nhân cũng chính là sự phát triển chung của xã hội. - Nguyên tắc thứ ba: “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”. Theo nguyên tắc này Tòa án phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thì cần phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp, điều kiện lao động sản xuất, hoàn cảnh sống của mỗi bên vợ chồng để phân chia tài sản chung của vợ chồng cho phù hợp, đảm bảo cho các bên vợ, chồng sau khi ly hôn được nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống riêng. - Nguyên tắc thứ tư: “ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch”. Theo nguyên tắc trên thì những tài sản có thể chia bằng hiện vật thì chia theo hiện vật, nếu không thể chia bằng hiện vật thì chia theo giá trị, tức là thanh toán bằng tiền. Và cũng để đảm bảo công bằng trong quyền lợi của mỗi bên thì bên nhận được vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng sẽ thanh toán phần giá trị chênh lệch. Như vậy, trên cơ sở việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ nguyên tắc chung thì các Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc trong thực tiễn, còn phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc trên; có như vậy mới đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên về vấn đề tài sản, đồng thời tránh được những tranh chấp kéo dài giữa vợ chồng mà có thể bị kháng nghị đến cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm. Ngoài ra, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định về tài sản riêng của vợ, chồng. Trong đó tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ấy, trường hợp có tranh chấp về tài sản riêng thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Đối với việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : vợ, chồng có quyền thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án có thể quyết định thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản theo phương thức trích từ khối tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, sau đó phần tài sản còn lại sẽ chia cho mỗi bên. Hoặc cũng có thể thanh toán theo phương thức xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng sau đó chia cho mỗi bên phải có nghĩa vụ thanh toán một phần cụ thể trong số nghĩa vụ chung đó. So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định rõ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong các trường hợp cụ thể: là quyền sử dụng đất, là nhà ở và việc bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên vợ hoặc chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của bên kia. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về sở hữu bên đó. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: *Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước giao (Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ) - Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối nếu cả hai bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định chung tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng theo mức mà hai bên đã thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên nếu bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất nhưng không thể thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng, thì bên kia có quyền chuyển nhượng phần quyền sử dụng đất của mình cho người thứ ba. Đây là một quy định mở của Luật HN&GĐ năm 2000 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên có quyền được nhận thanh toán; vì thực tế hiện nay mặc dù các bên đã có thỏa thuận hoặc bản án của Tòa đã có hiệu lực pháp luật nhưng bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất vẫn không thanh toán cho bên kia. - Trường hợp đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2000. *Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được Nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ) - Trong trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm mà ly hôn, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì việc chia quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000; các bên phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nếu chỉ một bên có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì bên đó được tiếp tục sử dụng và phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu hợp đồng trước đây do bên kia hoặc cả hai người đứng tên; nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia. - Trường hợp vợ chồng đã thanh toán tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, thì khi ly hôn, các bên thỏa thuận về việc sử dụng đất đó và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất đã nộp trong thời gian thuê đất còn lại, kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất, thì bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn, căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên kia. * Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp ( Điều 26 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Khi ly hôn, việc chia quyền sử dụng đất do vợ chồng được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế chung hoặc vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba được thực hiện theo quy dịnh tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. * Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giao chung với hộ gia đình (Điều 27 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Nếu vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất lâm nghiệp được giao chung với hộ gia đình sau khi kết hôn, thì khi ly hôn, phần quyền sử dụng đất của vợ hoặc chồng và của con không tiếp tục sống chung với hộ gia đình được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2000. *Chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn ( Điều 96 Luật HN&GĐ năm 2000). Luật HN&GĐ năm 2000 chia làm hai trường hợp khi chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn. - Trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên quy định này còn chứa đựng những hạn chế nhất định, khi đưa ra căn cứ để chia quyền sử dụng đất trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng với gia đình một cách quá “trừu tượng”. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng áp dụng luật một cách tùy tiện và không thống nhất giữa các Tòa án. Do đó cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này, đảm bảo giải quyết thỏa đáng quyền lợi của vợ chồng và các bên có quyền, lợi ích liên quan tới việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. - Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia. *Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng (Điều 98 Luật HN&GĐ năm 2000). Nhà ở thuộc sở hữu chung có thể là nhà do vợ chồng cùng nhau xây dựng nên hoặc được thừa kế chung, tặng cho chung… Trường hợp khi ly hôn nhà ở đó có thể chia để sử dụng thì áp dụng nguyên tắc chia tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000; nếu không chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng. * Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở cho thuê của Nhà nước (Điều 28 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Luật quy định vợ, chồng có thể thỏa thuận việc tiếp tục thuê nhà nếu thời hạn thuê vẫn còn. Trường hợp không thỏa thuận được và cả hai bên đều có nhu cầu sử dụng thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Nếu vợ chồng đã nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà thuê của Nhà nước hoặc xây dựng mới diện tích có nhà thuê của Nhà nước, thì khi ly hôn, việc phân chia quyền sử dụng nhà ở và phần diện tích nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì được Tòa án giải quyết theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Nếu chỉ một bên có nhu cầu sử dụng, thì bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền thuê nhà của Nhà nước và một phần giá trị nhà đã nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn. Trường hợp vợ chồng đã được Nhà nước chuyển quyền sở hữu đối với nhà ở đó, thì việc chia nhà khi ly hôn được thực hiện theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. *Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của tư nhân (Điều 29 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ). Trong trường hợp thời hạn thuê đang còn, thì các bên thỏa thuận với nhau về phần diện tích mà mỗi bên được thuê và làm lại hợp đồng đối với chủ sở hữu nhà. Nếu chủ nhà chỉ đồng ý cho một bên thuê thì các bên thỏa thuận về việc một bên được tiếp tục thuê. Trường hợp nhà ở thuê được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo… và được sự đồng ý của chủ nhà, thì bên tiếp tục thuê có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia phần giá trị nhà đã được sửa chữa, cải tạo, cơi nới…mà bên đó được hưởng vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn. Trường hợp xây dựng thêm diện tích nhà độc lập với diện tích thuê và được sự đồng ý của chủ sở hữu nhà, các bên đã thanh toán tiền sử dụng đất cho chủ nhà, thì việc chia nhà ở đó thực hiện theo quy định tại Điều 95 LHN&GĐ năm 2000. *Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HN&GĐ năm 2000). Nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nó vẫn thuộc sở hữu của riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà. Quy định trên đây nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên không phải là chủ sở hữu nhà khi ly hôn và hoàn toàn phù hợp với thực tế khi vợ chồng chung sống trong căn nhà thuộc sở hữu riêng của một bên. Tuy vậy, để xác định công sức của bên không phải là chủ sở hữu nhà trong việc nâng cấp, cải tạo…nhà là hết sức khó khăn và phức tạp. Nên chăng cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này để giúp các Tòa án giải quyết trường hợp cụ thể được “ thấu tình đạt lý” . Thực tế cho thấy đối với các loại tài sản là bất động sản khi chia tài sản chung thường rất phức tạp, bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của các bên. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các bên cũng như hạn chế việc kéo dài vụ việc do khiếu kiện, các Tòa án khi giải quyết các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở, đất đai cần phải quán triệt các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. 3.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Ly hôn là “hiện tượng” của xã hội, nó là mặt trái của hôn nhân nhưng cũng là mặt không thể thiếu được khi cuộc hôn nhân “đã chết”, đời sống chung tồn tại chỉ là hình thức, thực chất quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, do ly hôn ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến lợi ích của cợ chồng, của các con và lợi ích xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần có các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của ly hôn tới gia đình và xã hội. Về mặt pháp lý, khi Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn dẫn tới các hậu quả sau: 3.3.1. Hậu quả pháp lý về nhân thân Về nguyên tắc khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn. Các bên vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn mà lại về chung sống với nhau trong quan hệ vợ chồng thì cũng phải tiến hành đăng ký kết hôn theo thủ tục pháp luật đã quy định (Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000). Hiện nay, một thực tế đang đặt ra là: trường hợp phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại “tái hợp” chung sống nhưng không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định và sau đó lại có con chung, có tài sản chung nhưng vì lý do nào đó lại xin ly hôn. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 35/2000/QH10; Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 trường hợp này sẽ không được xử ly hôn vì không được coi là “hôn nhân thực tế” nên Tòa sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; quyền lợi của con cái sẽ được giải quyết như trường hợp ly hôn; tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai vẫn thuộc về người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết có tính đến công sức đóng góp của các bên. 3.3.2. Hậu quả pháp lý về tài sản Sau khi bản án hoặc quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ tài sản giữa vợ, chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. Tài sản riêng của người nào thì vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó, nhưng phải có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì sẽ coi đó là tài sản chung. Về tài sản chung sẽ chia đôi trên cơ sở xem xét đến công sức đóng góp và hoàn cảnh của các bên. Mỗi bên được sở hữu một phần tài sản và hoàn toàn độc lập trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Đối với các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (những khoản nợ chung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại chung…), mỗi bên đều phải có trách nhiệm trong việc thanh toán nghĩa vụ. 3.3.3. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là quy kết của quan hệ vợ chồng hợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Pháp luật thừa nhận quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau. Theo Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : “Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Như vậy theo luật định, giải quyết việc cấp dưỡng cho một bên vợ chồng đặt ra sau khi ly hôn khi có hai điều kiện : - Một bên vợ, chồng có khó khăn, túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng. - Bên kia phải có khả năng cấp dưỡng Thế nào là “khó khăn , túng thiếu” ? Tức là trường hợp một bên vợ, chồng bị ốm đau, tàn tật, hạn chế hoặc không còn khả năng lao động để sinh sống. Tuy nhiên chỉ đặt ra vấn đề cấp dưỡng nếu thỏa mãn cả hai điều kiện, tức bên kia có khó khăn và phải yêu cầu cấp dưỡng. Đối với ngưòi có khả năng lao động mà không chịu lao động thì Tòa án không giải quyết cấp dưỡng. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của cuộc sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng ỷ lại, lười lao động. Bên kia có khả năng cấp dưỡng là phải xét tình trạng sức khỏe, khả năng lao động và thu nhập của họ. Một người mà nếu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì không coi là có khả năng cấp dưỡng. Vì vậy, dù bên kia có khó khăn, túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng đi chăng nữa thì họ cũng không phải cấp dưỡng. Về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi quyết định mức cấp dưỡng, Tòa án cần phải xem xét toàn diện về nhu cầu tối thiểu của người được cấp dưỡng và khả năng của người phải cấp dưỡng để có quyết định phù hợp. 3.3.4. Hậu quả pháp lý về con cái Theo quy định tại Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 : “ Sau khi ly hôn vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng”. Vợ chồng có thể thỏa thuận ai là người trực tiếp nuôi dạy con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trường hợp người đang trực tiếp nuôi con không bảo đảm được quyền lợi về mọi mặt cho con thì theo yêu cầu của các bên và vì lợi ích của người con, Tòa án sẽ quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, trên cơ sở xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên. Sau khi ly hôn, bên vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Nếu họ lạm dụng quyền này làm ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng .. của người con thì Tòa án sẽ hạn chế quyền thăm nom con của ngưòi đó theo yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi dưỡng. Về mức cấp dưỡng, theo quy định tại điểm b Điều 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định chung về tiền cấp dưỡng bao gồm mức chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, các bên thỏa thuận mức hợp lý để nuôi con. Như vậy quy định này vẫn còn quá chung chung khi không đưa ra một tiêu chí cụ thể nào cho việc xác định mức cấp dưỡng, dẫn tới việc khó lòng đảm bảo được quyền lợi của người con. Do đó Luật HN&GĐ cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Về phương thức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định theo phương hức hàng tháng. Như vậy để nguyên tắc “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em...”được thực thi trong cuộc sống thì Nhà nước cần phải bổ sung một số quy định luật. Các Tòa án trong khi giải quyết các vụ việc cụ thể cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, chặt chẽ, hợp lý để đảm bảo cao nhất quyền lợi của người con. Trên đây là những phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết; chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Chúng ta biết rằng các quan hệ xã hội rất phức tạp và luôn luôn biến động không ngừng, nhưng pháp luật thì không thể một sớm một chiều thay đổi được; vì vậy mà các quy định của pháp luật luôn luôn theo sau. Chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề phức tạp, và gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay, tuy còn nhiều thiếu sót cần bổ sung nhưng nhìn chung pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ này, tạo chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ xã hội, nhằm ổn định gia đình, tránh được những mâu thuẫn, bất đồng khi chia tài sản chung của vợ chồng. Chương iii Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng và một số kiến nghị 1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng 1.1. Nhận xét chung Hiện nay chia tài sản chung của vợ chồng đang là một vấn đề phức tạp. Bởi trong quan hệ hôn nhân, quan hệ tài sản là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên vợ chồng và rất dễ nảy sinh tranh chấp. Thực tiễn giải quyết các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong những năm qua gặp không ít khó khăn và phức tạp. Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các đương sự. Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án trong năm 2003 thì, số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm là 49380 vụ/ 57650 vụ. Đến năm 2007 số vụ án hôn nhân và gia đình đã giải quyết ở cấp sơ thẩm đã tăng 70.204 vụ/ 74.484vụ phải giải quyết, đạt tỉ lệ 94,3%. Trong đó Tòa án nhân dân cấp Huyện đã giải quyết 67.688 vụ/ 71.809 vụ, đạt tỉ lệ 94,3%. Tòa án nhân dân cấp Tỉnh đã giải quyết được 2516 vụ/ 2675 vụ cần giải quyết, đạt tỉ lệ 94,1. Như vậy nhìn vào số liệu thống kê trên ta thấy số các vụ án hôn nhân và gia đình qua các năm gia tăng với tốc độ khá cao, chiếm đa số trong các vụ án về hôn nhân và gia đình là các án kiện về ly hôn. Sự gia tăng đáng kể này một mặt, do đời sống xã hội của người dân ngày một nâng lên, cơ hội tiếp xúc các “ luồng tư tưởng mới” làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình trong những năm qua bị mất ổn định, các quan niệm truyền thống về gia đình đã dần dần bị phá vỡ. Cũng theo số liệu thống kê hàng năm của TANDTC thì số vụ án hôn nhân và gia đình phải qua xét xử ở cấp phúc thẩm và giám đốc thẩm cũng có chiều hướng gia tăng. Và đến năm 2007 ở cấp phúc thẩm là 2840 vụ/ 2936 vụ cần giải quyết. Đối với xét xử cấp giám đốc thẩm là 130 vụ/ 139 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến có nhiều vụ án hôn nhân và gia đình phải qua nhiều cấp xét xử trong đó đặc biệt phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của các tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác , thậm chí có những trường hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền, áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các đương sự về quyền lợi của mình nên đã có kháng cáo, kháng nghị, hoặc yêu cầu Toà án xem xét lại theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Từ thực tiễn xét xử về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng, em xin có một số nhận xét sau: Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn thì Luật HN&GĐ năm 2000 quy định khá cụ thể tại các điều 95, 96, 97, 98. và hướng dẫn cụ thể tại các điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ. Do đó, hầu hết các Toà án đã vận dụng đúng và kết hợp hài hòa các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của các bên vợ chồng cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình. Đối với tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở là những tài sản có giá trị lớn trong khối tài sản chung của vợ chồng do đó khi giải quyết tòa án cũng rất thận trọng trong việc điều tra, xác minh về nguồn gốc tài sản, cũng như việc phân chia. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp vì không tiến hành điều tra xác minh kỹ rõ nguồn gốc tài sản do đó khi phân chia tìa sản dẫn đến việc phân chia thiếu “công minh” cho các bên. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, thì thực tiễn xét xử cho thấy thường không chia tài sản mà sẽ do bên còn sống tiếp tục quản lý, sử dụng để đảm bảo duy trì cuộc sống chung của gia đình, chỉ trừ trường hợp người vợ hoặc người chồng đã chết để lại di chúc yêu cầu chia di sản thừa kế hoặc những người thuộc diện thừa kế yêu cầu chia di sản thì lúc này tài sản chung của vợ chồng mới đuợc chia. Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại. Đây là một vấn đề nổi cộm hiện nay, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.Trường hợp này chỉ đặt ra khi hai bên vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc nhưng vì một lý do nào đó như : sợ hàng xóm chê cười, vì uy tín, danh dự….nên họ không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc ở quy định này, cụ thể như : trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung, như vậy vô hình chung chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đã “tan rã”. Hay như việc pháp luật cho chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại nhưng lại chưa có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bên đối với việc duy trì đời sống chung của gia đình nên dẫn tới đời sống chung gia đình bị bỏ bê, mục đích của hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của con cái và lợi ích của xã hội. Việc quy định của pháp luật chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội là một điều dễ hiểu. Bởi xã hội luôn luôn vận động không ngừng, kéo theo sự thay đổi từng ngày, từng giờ. Còn pháp luật cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm định.Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta hiện nay cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội. 1.2. Một số trường hợp cụ thể về chia tài sản chung của vợ chồng 1.2.1. Thực tế chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Vụ án của anh Hồ Huy Ngọc và chị Nguyễn Thị Nguyệt ở xóm 4, thị trấn Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (thụ lý số 02/2006/DSST-HNGĐ ngày 18/7/2006). Theo đơn trình bày của anh Ngọc là nguyên đơn trong vụ án, thì ngày 06/2/1994 anh Ngọc và chị Nguyệt kết hôn với nhau trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hôn tại UBND xã Hương Minh. Sau khi cưới vợ chồng về sống chung với gia đình nhà chồng, trong cuộc sống do cách cư xử, không hợp nhau, gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, tranh cãi. Tới đầu năm 2006 vợ chồng phải sống ly thân và phải làm đơn lên Tòa để yêu cầu giải quyết ly hôn. Qua nghiên cứu, điều tra, phân tích hồ sơ nhận thấy mục đích hôn nhân không thành, cuộc sống chung không thể đạt được. Tòa án nhân dân huyện Vũ Quang đã quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của hai bên. Về con cái chấp nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc giao con chung tên là Hồ Huy Luật cho anh Ngọc trực tiếp nuôi dưỡng. Về tài sản Toà chia cho hai bên theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Vụ án chia tài sản chung của ông Nguyễn Thành Long và bà Trần Thị Lưu ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (thụ lý số 04/DSST-HNGĐ tháng 2/1998). Ông Long nguyên là bí thư xã Hoà Hải sau khi nghỉ hưu ông và bà Lưu thường xuyên có mâu thuẫn, to tiếng. Bà Trần Thị Lưu đã nhiều lần làm đơn yêu cầu xin ly hôn, nhưng do con cái ngăn cản, khuyên năn nên ông bà chưa ly hôn. Sau đó bà Trần Thị Lưu bỏ vào Nam sinh sống cùng với con trai ở Lâm Đồng. Năm 1998 bà trở về yêu cầu ông Nguyễn Thành Long thuận tình ly hôn, nếu ông Long không đồng ý thì phải chia tài sản chung cho bà Lưu. Do hai ông bà không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản, nên bà Lưu đã có đơn yêu cầu Toà án huyện Hương Khê giải quyết. 1.2.3. Thực tế chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết Vụ án về chia tài sản chung của ông Nguyễn Xuân Đông và bà Trần Thị Tuyến, bà Phạm Thị Liên ở khu tập thể cầu Đông Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội (thụ lý số 02/DSST- HNGĐ tháng 3/2002 ). Theo đơn trình bày của bà Phạm Thị Liên, thì ông Nguyễn Xuân Đông và bà Liên là đã về chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1998, nhưng không đăng ký kết hôn. Hai người đã có hai con chung là: cháu Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cháu Nguyễn Xuân Nguyên. Ông Đông và bà Liên sống chung với nhau tại căn nhà hai tầng và 60 mét vuông đất vườn cùng hai con và cụ Trần Thị Vui ( mẹ ông Đông). Trước đó, năm 1983 ông Đông đã có đăng ký kết hôn với bà Trần Thị Tuyến tại Hoàng Đức, Gia Lộc, Hải Dương, nhưng không có con chung. Hai người có khối tài sản chung là căn nhà ngói năm gian và 01 chiếc xe máy wave anpha. Ngày 23/1/2001 ông Đông chết không để lại di chúc, do không thống nhất được việc chia di sản nên bà Liên đã yêu cầu Toà chia di sản. 2. Một số kiến nghị Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng có thể nói là tương đối cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên cũng có vài điểm bất cập mà theo chúng tôi pháp luật cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ. 2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật Về phương diện lập pháp là một phương diện rất quan trọng bởi lẽ xã hội càng phát triển, các quan hệ xã hội càng trở nên đa dạng và phức tạp, thì nhu cầu đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức để điều chỉnh các quan hệ đó. Mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án áp dụng và thi hành pháp luật được thuận lợi, đúng đắn, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. 2.1.1. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại - Thứ nhất: Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong tthời kỳ hôn nhân do vợ chồng tự thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, Luật cũng như các văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi thuộc thẩm quyền của tòa. Dẫn tới thực tế áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc, gây trở ngại trong công việc xét xử của tòa. Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 và Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước đây đã quy định có thể giải quyêt việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như khi ly hôn. Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 nên xem xét để có hướng dẫn cụ thể vấn đề trên. - Thứ hai: Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Thế nhưng luật lại không quy định rõ “văn bản thỏa thuận” của vợ chồng có cần được Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hay khônng? Theo em, trường hợp này dứt khoát phải quy định sự xác nhận của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nhằm hạn chế tối đa hành vi lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác của vợ, chồng. - Thứ ba: Cũng theo Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định pháp luật chỉ công nhận vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền khởi kiện của người thứ ba trong trường hợp này không được thừa nhận. Thế nhưng rất có thể người có nghĩa vụ tài sản không có hoặc không đủ tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ và vợ chồng đã không có thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án chia tài sản chung. Trong trường hợp này, nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người có quyền về chia tài sản chung của vợ chồng để lấy phần tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán nợ thì quyền lợi của họ không được đảm bảo . Theo em, pháp luật cần quy định rõ trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng vợ chồng không có thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì người có quyền có thể yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng, để lấy phần tài sản của bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Tòa án sẽ đồng ý yêu cầu của người có quyền nếu việc chia này không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống chung của gia đình. - Thứ tư: Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia cho vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là tài sản riêng. Vậy trong trường hợp, vợ chồng đã thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung thì liệu rằng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có tồn tại nữa hay không? Mặt khác quy định này cũng vô hình chung tạo “khe hở” cho sự “ vô trách nhiệm” của các bên vợ, chồng trong việc đảm bảo duy trì sự ổn định, phát triển của gia đình, ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái và lợi ích xã hội. Nên chăng Luật HN&GĐ cần quy định về trách nhiệm của các bên sau khi chia tài sản chung. Có như vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của gia đình và xã hội. - Thứ năm : Luật HN&GĐ năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan có quy định việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận chia tài sản chung nhưng lại không quy định vấn đề hậu quả pháp lý của việc tuyên bố đó. Việc quy định của pháp luật còn “bỏ ngỏ” sẽ dẫn tới đến quyền và lợi ích của các bên vợ chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình sẽ không được đảm bảo. Bởi vậy, cần quy định trong trường hợp thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được khôi phục lại như trước khi có thỏa thuận chia tài sản chung. 2.1.2. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết - Thứ nhất: Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Vì vậy, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án trong thực tiễn xét xử. - Thứ hai : Trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về hoặc có thông tin xác thực về việc người đó còn sống, mà người vợ hoặc chồng ở nhà vẫn chưa “tái giá” thì sở hữu chung hợp nhất đối với khối tài sản chung được khôi phục vào thời điểm nào? Tài sản mà người ở nhà làm ra trong thời gian bên kia “vắng mặt” được coi là tài sản chung hay tài sản riêng? Đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi vậy các nhà làm luật nên sớm có những hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này, nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh sự tùy tiện trong xét xử của các Tòa hiện nay. 2.1.3. Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn - Thứ nhất: Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc phân chia tài sản chung là do vợ, chồng thỏa thuận, việc thỏa thuận này không bắt buộc phải có sự công nhận của Tòa án. Để tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn cản việc vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn nhằm tẩu tán và trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác, cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để hiểu rõ hơn tinh thần của điều luật. - Thứ hai: Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định sau khi ly hôn một bên vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một bên, nếu bên đó khó khăn túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế xét xử cho thấy, chị em phụ nữ do nhiều người không hiểu biết pháp luật nên không yêu cầu, vì vậy Tòa án không thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ được. Bởi vậy cần có sự tuyên truyền phổ biến rộng rãi về mặt pháp luật. 2.2. Một số kiến nghị nhằm đưa chế định chia tài sản chung của vợ chồng vào đời sống xã hội Nâng cao hiệu hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, từ đó tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuyên truyền phổ biến cho người dân biết các quy định pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng, để họ có thể tự chủ động bảo vệ được quyền lợi của mình. Vì rất nhiều trường hợp Tòa án chỉ có quyền can thiệp bảo vệ lợi ích của các bên khi có yêu cầu của chính các bên đó. Tăng cường tích cực hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể trong việc tổ chức hòa giải cơ sở giúp giải quyết mâu thuẫn giữa vợ chồng, hạn chế việc ly hôn do tự ái , sỹ diện… Trên đây là một số kiến nghị của cá nhân em, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hơn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và việc áp dụng các quy định đó vào thực tiễn cuộc sống. Kết luận Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống hôn nhân và gia đình. Sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 2000 là nhu cầu khách quan trong toàn xã hội, trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Trên cơ sở sự kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục quy định vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng. Nhận thấy đây là một vấn đề có tính “thời sự” và “thực tế” cao, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những hướng dẫn cụ thể, sâu sát; tạo cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc áp dụng luật của các Toà án trong công tác xét xử; hướng tới đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của người dân. Bằng những kiến thức đã tích lũy được qua quá trình học tập và nghiên cứu tại môi trường Đại học. Trên cơ sở tìm kiếm tư kiệu, sách báo… và qua tìm hiểu thực tế, em đã phân tích, đánh giá làm sáng tỏ một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Em xin kết luận những vấn đề cơ bản sau: - Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục quy định ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là: chia tài sản chung của vợ chòng khi hôn nhân còn tồn tại, chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. - Quy định vấn đề thanh toán tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không coi đó là một chế định “ly thân”. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng vẫn còn tồn tại. - So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 còn thiếu sót khi “bỏ ngỏ” nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. Dẫn đến việc thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên . - Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục quy định nguyên tắc chia đôi (dựa trên công sức đóng góp, tình hình sức khoẻ, tài chính…..). Mặt khác Luật còn quy định cụ thể hơn các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như : chia quyền sử dụng đất, chia nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên, chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng… Trên đây là những tìm hiểu, phân tích, đánh giá của em về các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến phản hồi của quý thầy cô và các bạn. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992. 2. Bộ luật Dân sự năm 2005. 3. Bộ Quốc Triều Hình Luật thời nhà Lê năm 1483. 4. Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn năm 1815. 5. Bộ dân luật Bắc kỳ 1931. 6. Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936. 7. Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959, 1986, 2000. 8. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật 9. Sắc lệnh số 159/ SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định về vấn đề ly hôn. 10. Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình. 11.Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của LHN&GĐ năm 2000. 12. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 13/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 13. VI. Lê nin, Toàn tập, nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t.30, (tiếng Việt). 14. Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội 2002. 15. Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam - Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội 2002. 16. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2002. 17. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - Đinh Thị Mai Phương, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia năm 2004. 18. Nguyễn Văn Cừ – Luận án tiến sĩ : “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”- 2005. 19. Tưởng Duy Lượng - Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình – Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2001. 20. Đinh Trung Tụng (2001), “ Khía quát một số điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000“,Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về Luật HN&GĐ. 21. Đinh Văn Thanh, Trần Hữu Biền (1996), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 22. Các sách báo tạp chí : - Tạp chí Luật học số 6/2002, số 5/2003, số 3/2003, số 1/2004. - Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10/2000, số 3/2001, số 5/2002, số 8/2003, số 01/2004. - Tạp chí Tòa án nhân dân số 9/2000, số 12/2001. Danh mục viết tắt LHN&GĐ : Luật Hôn nhân và gia đình TANDTC : Toà án nhân dân tối cao HĐTP : Hội đồng thẩm phán QTHL : Quốc triều hình luật BDLBK : Bộ Dân luật Bắc kỳ BDLTK : Bộ Dân luật Trung kỳ BLDS : Bộ luật dân sự DLGYNK : Tập dân luật Giản yếu nam kỳ năm 1883 TAND : Toà án nhân dân HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchia tai san chung trong ly hon.doc
Tài liệu liên quan