PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp gần một thế kỷ của nhân dân ta. Điện Biên Phủ là một biểu tượng cao cả cuả chân lý, niềm tin, sức mạnh, lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của cuộc đấu tranh đầy thử thách trong thế giới còn lắm áp bức, bất công, phi lý. Nhưng nhân dân ta đã chiến thắng vô cùng oanh liệt, thực dân xâm lược Pháp đã chấp nhận thất bại. Thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao chiến cuôc Đông –Xuân 1953 -1954 là thắng lợi quan trọng nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, là chiến công lớn nhất trong lịch sử đấu tranh của các dân tộc vốn là thuộc địa, đã đánh thắng quân đội nhà nghề hiện đại của một cường quốc phương Tây, mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Nó “đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ”(Lê Duẩn). Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần cổ vũ nhân dân các dân tộc bị áp bức đấu tranh giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ là “một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó chỉ rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã đồng thời phong trào giải phong dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”(Hồ Chí Minh). Với ý nghĩa to lớn đó, chiến dịch Điện Biên Phủ được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu và học tập. Là một sinh viên sư phạm lịch sử, chiến cuộc Đông Xuân .1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ là một nội dung mà bản thân tác giả rất yêu thích, cảm kích, đồng thời rất hứng thú quan tâm khi được nghe thầy cô giảng giải. Đặc biệt khi đọc thêm các tài liệu liên quan đến chiến dịch vĩ đại nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều điều vừa mới mẻ, cuốn hút nhưng cũng lại thêm nhiều điều trăn trở, băn khoăn đã thôi thúc tác giả đi tìm hiểu về “Chiến
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
6
cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trong tiến trình quân sự của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” Ý nghĩa của đề tài: * Ý nghĩa khoa học: 1. Đề tài đặt chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trong tổng thể của tiến trình quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, không xem nó như một sự kiện biệt lập. 2. Đề tài được tác giả xâu chuỗi các văn kiện được công bố đầy đủ của Đảng trong giai đoạn gần đây nhất có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, giúp soi sáng vấn đề: Kế hoạch của bộ Tổng tham mưu trình Bộ chính trị, cũng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường có liên quan từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đầu năm 1953 và do tương quan lực lượng tình hình chiến sự trên chiến trường của cả ta và địch trong suốt từ 1951-1953. 3. Xem xét trở lại chiến thắng Điện Biên Phủ trong tổng thể cuộc kháng chiến chống Pháp càng nhìn rõ hơn tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ đối với diễn biến của cuộc kháng chiến là kịp thời. Qua việc nghiên cứu “chuyển đổi cách đánh” ta thấy sự nhất quán trong chỉ đạo đường nối kháng chiến về chiến thuật của từng giai đoạn, từng chiến dịch đối với quân đội ta. * Ý nghĩa thực tiễn: 1. Đề tài góp phần nhỏ nhân dịp kỉ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 -2009).
2. Việc sâu chuỗi các sự kiện làm rõ việc thay đổi cách đánh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại càng làm rõ phẩm chất đức độ của ông (mà không làm giảm uy tín của vị tổng chỉ huy tối cao của quân đội nhân dân ta). Đại tướng đã đưa ra một quyết định theo ý kiến của tập thể, nhưng với trách nhiệm trước Đảng, Bác và
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
7
Chính phủ và đặc biệt là trách nhiệm của người chỉ huy, ông đã rút lại quết định đó. Quay lại cách đánh ban đầu xuất phát từ thực tiễn tình hình của Pháp củng cố. Hơn thế nữa đây là vị tướng biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới. 3. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm của thế hệ trẻ đối với cha ông trong sự nghiệp cứu nước hào hùng của lịch sử dân tộc. Điện Biên Phủ là kết tinh đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp có ảnh hưởng đến ngày nay đối với thế hệ trẻ.
II. L ịch sử vấn đề
Chiến thắng Điện Biên Phủ được rất nhiều nhà sử học trong và nước ngoài, cũng như các vị chỉ huy cùng cán bộ chiến sĩ tham gia chiến dịch nghiên cứu viết thành Hồi ký, sách báo, nhiều công trình nghiên cứu, những Hội thảo khoa học, những bài viết đăng trên báo nhân dịp kỉ niệm lần thứ 5, lần thứ 10, lần thứ 15, lần thứ 20, lần thứ 25, lần thứ 30, lần thứ 35, lần thứ 40, lần thứ 45, lần thứ 50, lần thứ 55 chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (2004) như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đại tướng Hoàng Văn Thái; Gs Vũ Dương Ninh; TS Bùi Thị Thu Hà; GS,TS Trịnh Nhu; Trần Trọng Trung; Phan Ngọc Liên Về phía các tướng lĩnh và học giả bên ngoài như: Hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ HerriNavarre. Jean Pouget Cũng như tổ chức thảo luận trong các hội thảo khoa học, các bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và Tạp chí lịch sử Đảng. Tác giả chỉ điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu:
+ Hầu như các tác phẩm của Đại tướng trong năm 2004, đã làm rõ hơn các vấn đề về chỉ đạo phương châm tác chiến của ta. Xong vẫn còn nhiều vấn đề mà Đại tướng mới chỉ nói rất ngắn ngọn. Tác phẩm Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại được tổng hợp những bài viết của Đại tướng trong các dịp kỉ niệm 10 năm, 25 năm, 35 năm, 40 năm và 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác giả nói về tình hình chiến sự vào mùa hè 1953, âm mưu mới của địch, kế hoạch quân sự Nava, chủ trương của ta trong Đông Xuân 1953- 1954, các cuộc tấn công lớn của ta trên chiến trường phối hợp, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tình hình địch và chủ trương tác chiến của ta, diễn biến kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, cũng như ảnh hưởng
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
8
đối với thế giới. Đại tướng chủ yếu đề cập tới diễn biến và việc chuyển kế hoạch từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Các bài báo, bài viết của Đại tướng trong và sau chiến dịch. Vấn đề chỉ thị phương châm chiến lược đầu năm 1953 cũng như quá trình hình thành kế hoạch tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” của Bộ chỉ huy tiền phương chỉ được nêu qua. Tác phẩm Điện Biên Phủ được xuất bản từ năm 1964 và được tái bản 7 lần trong đó có được bổ xung trong dịp kỉ niệm những năm chẵn chiến thắng Điện Biên Phủ. Năm 2004 là tái bản thứ 7 tác phẩm ngoài bài kỉ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ có thêm các bài viết nhân kỉ niệm 4 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và một vài bài viết khác. Tác phẩm có nội dung gần giống tác phẩm Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại. Trong hồi kí của Đại tướng với tác phẩm Điện Biên Phủ điểm hen lịch sử. Tác giả cũng chỉ nói về các vấn đề chỉ đạo từ Hội nghị Bộ Chính trị tại Tỉn Keo đến kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Các tác phẩm của Đại tướng thường nhấn mạnh đến vấn đề về quyết định khó khăn nhất trong việc chuyển đổi cách đánh, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. + Đại tướng Hoàng Văn Thái cũng có nhiều tác phẩm như trong hồi kí của cố Đại tướng hay tác phẩm mới được xuất bản năm 2004: Đại tướng Hoàng Văn Thái với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác phẩm tóm tắt vài nét về hình thái chiến trường trước và trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954. Tác phẩm đã nêu khá rõ phương hướng chiến lược của Đảng ta đầu năm 1953, việc chỉ đạo của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 -1954. Cũng như việc chuyển kế hoạch tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, diễn biến của tình hình chiến sự trong trong Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng cũng chưa làm rõ quá trình hình thành kế hoạch tác chiến với phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, Đại tướng chỉ nói ngắn ngọn trong hơn hai dòng chưa làm rõ sự hình thành phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”
+ Đại tướng Lê Trọng Tấn với chiến dịch Điện Biên Phủ (2004). Có đề cập đến kế hoạch đầu 1953 của Đảng ta nhưng chưa nhấn mạnh về sự chỉ đạo của
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
9
Đảng ta trong toàn bộ chiến dịch trong các giai đoạn khi ta thay đổi phương châm tác chiến. + Đảng ủy quân sự Trung ương – Bộ Quốc phòng (doTrần Trọng Trung chủ biên) xuất bản năm 2004; Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ, đây là tác phẩm được đánh giá cao. Tác phẩm gồm hai phần. Phần 1: Sự chỉ đạo của Tổng quân uỷ và Bộ quốc phòng trong quá trình các chiến trường chuẩn bị bước vào đợt 1 mùa khô 1953-1954, cũng là quá trình Tổng quân ủy xây dựng Đề án quân sự thu đông 1953, Phương án tác chiến mùa xuân 1954 để Bộ chính trị thông qua. Phần 2: gồm những văn kiện chỉ đạo và thực hành chiến đấu trong đợt hai của chiến cuộc trên chiến trường trọng điểm Điện Biên Phủ và các chiến trường phối hợp trong cả nước (1/1954 – 5/1954). Qua các văn kiện chúng ta thấy sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bác trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã được Đảng ta nhận định và chỉ đạo từ đầu năm 1953. Cũng như sự chỉ đạo của Đảng uỷ mặt trận, Bộ chỉ huy chiến dịch và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. + Giáo sư Phan Ngọc Liên với tác phẩm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toàn thư (2004) là tập hợp những công trình nghiên cứu có giá trị của nhiều tác giả trong và ngoài nước, đánh dấu chặng đường nghiên cứu về Chiến thắng Điện Biên Phủ trong 50 năm qua. Với các tài liệu nêu rõ sự lãnh đạo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch, Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam và các chỉ thị của Ban bí thư, Nghị quyết của Bộ chính trị cũng như thư từ động viên, khen ngợi các chiiến sĩ trong chiến dịch. Cùng với các bài viết trình bày về diễn biến, phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến dịch. Đây là tác phẩm được đánh giá cao. Hai tác phẩm: Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử chân lí thời đại và Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử cùng xuất bản năm 2004 với những bài nghiên cứu và tổng hợp tư liệu cùng những gợi mở về vận dụng bài học kinh nghiệm từ chiến thắng năm xưa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của các nhà khoa học, nhiều vị tướng lĩnh, của các đồng chí lãnh đạo ở địa phương
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
10
+ Thượng tướng giáo sư Hoàng Minh Thảo (chủ biên) với tác phẩm: Điện Biên Phủ – Trận thắng thế kỷ, là những công trình đã được ấn hành, trong đó có sử dụng nhiều tư liệu của các hãng thông tấn báo chí, các nhà bình luận quân sự và nghiên cứu lịch sử nước ngoài. Cuốn sách phản ánh hình thái chiến trường trước và trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954, công tác chuẩn bị tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, những quyết định chiến lược, chiến thuật sáng suốt, tài tình của Đảng ta, những trận chiến đấu oanh liệt, những gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sự hi sinh to lớn của nhân dân ta, quân đội ta làm nên chiến công hiển hách rạng rỡ non sông, chấn động địa cầu. + Các bài viết trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử và Nghiên cứu lịch sử Đảng trong năm 2004 tháng 3 và tháng 4 của nhiều tác giả đặc biệt có PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc với phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ (Tạp chí Lịch Sử Đảng số 2/ 2004). Trần Trọng Trung, Chỉ được đánh thắng; (Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004). Trần Trọng Trung; Trận quyết chiến lược cuối cùng; (Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004) .GS; TS Trịnh Nhu, Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng vá Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, (Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004) Cũng đã đề cập tới phương hướng chiến lược của Đảng ta từ đầu năm 1953, sự chỉ đạo của Đảng ta xuyên suốt đến hết chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng trong bài viết ngắn các tác giả cũng chưa thể làm rõ quá trình hình thành kế hoạch tác chiến của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ trong từng giai đoạn mà cũng như các tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chủ yếu nhấn mạnh sự thay đổi kế hoạch tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
+ Các tác phẩm của các tác giả nước ngòai hay hồi ức của Nava thì đều không thấy được: Kế hoạch tác chiến của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được hình thành từ đầu năm 1953 chúng ta đã có phương châm “đánh chắc thắng”. Năm 1956 Nava cho xuất bản cuốn Đông
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
11
Dương hấp hối (tác giả sử dụng cuốn tái bản 2004), đến năm 1979 với cuốn Thời điểm của những sự thật. Trong hai cuốn hồi kí đó, Nava chủ yếu thanh minh cho những chủ trương chiến lược của mình, phê phán sự chỉ đạo của chính phủ Lanien đã không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện chủ trương chiến lược đó. Các tác phẩm mà tác giả vừa trình bày đã có nhắc đến phương hướng chiến lược của ta từ đầu năm 1953 và sự chỉ đạo của Đảng ta đến khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ xong các phẩm còn nhiều vấn đề bản thân tác giả còn băn khoăn, trăn trở. Do đó tác giả chọn đề tài: “Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trong tiến trình quân sự của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” mong góp phần làm sáng tỏ hơn một vấn đề lịch sử của dân tộc ta. III. Phạm vi – giới hạn: Đề tài “ Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trong tiến trình quân sự của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tác giả nghiên cứu toàn cuộc cuộc kháng chiến chống Pháp và trong tổng thể của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động đến chiến tranh Việt Nam. IV. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận tác giả có sử dụng phương pháp: 1. Phương pháp tổng hợp: Tác giả đã tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhiều phía như trong các bài nghiên cứu, sách báo, hồi kí của các Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, của tướng Nava, cùng các tướng lĩnh, chính khách phương Tây Cũng như các sách báo của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
2. Phương pháp phân loại: Việc tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra độ tin cậy, chính xác. Phân loại tư liệu gốc (đặc biệt căn cứ vào các văn kiện của Đảng) và hồi kí cũng như các bài nghiên cứu. Tác giả không đồng nhất các nguồn khác nhau, cũng như không chỉ dựa theo một tài liệu nào để làm chuẩn duy nhất.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
12
3. Phương pháp so sánh đối chiếu từ các nguồn tài liệu thu được với nhau để tìm ra điểm giống và khác nhau. 4. Phương pháp phân tích tư liệu để chắt lọc thông tin cần thiết nhằm tìm ra sự thật hoặc lô gic1 lịch sử của các sự kiện, chi tiết, các ý kiến khác nhau. 5. Phương pháp tổng hợp: Sau khi sử lí các tài liệu thu được tác giả rút ra kết luận cho từng chi tiết hoặc vấn đề cụ thể sử dụng trong nghiên cứu. Do có khá nhiều nguồn tư liệu nhưng khả năng tác giả còn hạn chế, nên một số tác phẩm tiếng nước ngoài cũng như một số tác phẩm bằng tiếng Việt chưa đưa vào khóa luận do có những vấn đề tế nhị về chính trị cũng như độ chính xác mà tác giả không sử dụng làm tài liệu trong việc nghiên cứu.
V. Cấu trúc đề tài:
Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương: - Chương I: Khái quát tình hình Đông Dương đến giữa năm 1953. - Chương II: Kế tác chiến của ta và địch đến trước ngày 13/ 3/ 1954. - Chương III: Chiến dịch Điện Biên Phủ. * Chương I: Khái quát tình hình Đông Dương đến giữa năm 1953, trong toàn chương này tác giả tập trung nghiên cứu về tình hình thế giới, cũng như tình hình Việt Nam kể từ khi nước Việt Nam ra đời. Các cuộc kháng chiến của ta từ năm 1947 đến năm 1952 trên các chiến trường. Đặc biệt là phướng hướng chiến lược của ta trong năm 1953 và sự ra đời của Kế hoạch quân sự Nava.
* Chương II: Kế hoạch tác chiến của ta và địch đến trước ngày 13/ 3/ 1954, trong đó tác giả phân ra ba phần lớn. Phần I: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953- 1954, được Bộ Tổng tham mưu báo cáo trong cuộc họp Hội nghị Bộ chính trị cuối tháng 9-1953. Phần II: Kế hoạch tác chiến từ ngày 20/11/1953 khi bắt đầu xuất hiện Điện Biên Phủ đến ngày 26/1/1954 khi thay đổi kế hoạch tác chiến quyết định “đánh nhanh, thắng nhanh” quay trở lại “đánh chắc, tiến chắc”. Tác giả nghiên cứu theo trình tự thời gian trước hết là tình hình
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
13
chiến sự ở Việt Nam khi ta triển khai kế hoạch Đông Xuân dẫn đến sự thay đổi việc triển khai kế hoạch Nava. Quá trình hình thành kế hoạch tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” đã được Bộ chỉ huy tiền phương chiến dịch đưa ra và triển khai trên toàn mặt trận sau đó là sự điều chỉnh lại kế hoạch tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” quay trở lại “đánh chắc, tiến chắc” của Bộ chỉ huy mặt trận khi nhận thấy sự tăng viện ngày càng lớn mạnh của tập đoàn cứ điểm cũng như những khó khăn trong quá trình chuẩn bị của chúng ta. Ngoài ra còn làm rõ sự hình thành và ngày càng lớn mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Phần ba là kế hoạch tác chiến sau khi ta điều chỉnh lại theo phương án “đánh chắc, tiến chắc”. Với sự điều chỉnh lại kế hoạch tác chiến của ta và quá trình hoàn thiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cuiả địch, cũng như hình thái chiến trường Đông Dương trước khi chiến dịch nổ ra. Tác giả bám sát sự điều chỉnh kế hoạch của ta trong quá trình chỉ đạo, triển khai và thực tiễn nghiên cứu chiến trường của Bộ chỉ huy tiền phương chiến dịch. Cũng như sự tăng viện của Pháp – Mỹ cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thành con nhím khổng lồ pháo đài bất khả xâm phạm. * Chương III: Chiến dịch Điện Biên Phủ: Với diễn biến, sự phối hợp của các chiến trường trên toàn Đông Dương và kết quả ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. -Trong ba chương, trọng tâm tác giả giành vào chương II: Kế hoạch tác chiến của ta và địch đến trước ngày 13/ 3/ 1954.
Trong quá trình hình thành kế hoạch tác chiến của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã diễn ra ngay từ đầu năm 1953. Tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 chúng ta đã có một kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc”, chủ động trong năm 1953. Khi kế hoạch Nava ra đời chúng ta tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với âm mưu mới của địch. Trong đế án Đông Xuân 1953 -1954 của ta cũng như trong kế hoạch Nava của Pháp không hề nhắc tới Điện Biên Phủ. Tuy nhiên sự thay đổi của chiến trường, số phận của Nava và kế hoạch Nava, cũng như cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương được quyết định tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch tác chiến của ta đã
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
14
được Đảng, Chính phủ và Bác đề ra trong phương hướng chiến lược của ta đầu năm 1953 dần hoàn thiện trong Hội nghị Bộ chính trị với quyết tâm giải phóng Tây Bắc. Đến ngày 6/12/ 1953 trong Báo cáo của Tổng quân ủy trình Bộ chính trị thì kế họach giải phóng Tây Bắc và Điện Biên Phủ đã hoàn chỉnh với kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc”. Sau đó ra chiến trường có sự thay đồi khi Bộ tham mưu tiền phương đi trước chuẩn bị chiến trường đã đưa ra kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. Nhưng cuối cùng chúng ta đã quay trở lại kế hoạch ban đầu “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một diễn tiến lâu dài, phức tạp cũng như sự chỉ đạo của Đảng, Bác và việc nắm chắc phương hướng chiến lược của ta từ đầu năm 1953. Thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, mền dẻo, cũng như sự nhận định đúng đắn kịp thời của Đảng, Bác và Bộ chỉ huy chiến dịch trước âm mưu mới của địch và sự thay đổi tình hình chiến trường. Đây là một quá trình đầy khó khăn gian khổ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta và chịu ảnh hưởng lớn của tình hình thế giới, do đó nó không chỉ tác động đến kết quả sau chiến tranh mà còn ảnh hưởng đến cáh nhìn nhận khác nhau của cả chính giới và các nhà sử học. Trong quá trình nghiên cứu tác giả được sự hướng dẫn tận tình của thầy Dương Văn Huề cùng các thầy cô trong Khoa với sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự nhận xét, đánh giá của các thầy cô và các bạn.
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU . 5 I. Lí do chọn đề tài . 5 II. Lịch sử vấn đề . 7 III. Phạm vi- giới hạn . 11 IV. Phương pháp nghiên cứu 11 V. Cấu trúc đề tài . 12 CHưƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐÔNG DưƠNG ĐẾN GIỮA NĂM 1953 15 I. Tình hình thế giới . 15 II. Tình hình trong nước . 19 1. Cuộc kháng chiến của ta trên khắp chiến trường (1947 – 1953) .19 1.1. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 19 1.2. Chiến dịch Biên giới 1950 20 1.3. Chiến dịch Trần Hưng Đạo . 22 1.4. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám . 23 1.5. Chiến dịch Quang Trung . 24 1.6. Chiến dịch Lý Thường Kiệt . 26 1.7. Chiến dịch Hòa Bình 27 1.8. Chiến dịch Tây Bắc . 30 2. Phương hướng chiến lược của ta đầu năm 1953 . 34 3. Kế hoạch Nava . 37 3.1. Sự ra đời của kế hoạch Nava 37 3.2. Nội dung của kế hoạch Nava 39 3.2.1. Kế hoạch quân sự 40 3.2.2. Kế hoạch tổ chức lực lượng . 41
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
3
3.2.3. Kế hoạch tác chiến. . 42 3.2.4. Bảo vệ Lào 43 CHưƠNG II: KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN CỦA TA VÀ ĐỊCH ĐẾN TRưỚC NGÀY 13/3/ 1954 . 46 I. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 . 46 II. Kế hoạch tác chiến từ ngày 20/11/1953 đến ngày 26/1/1953 . 53 1. Tình hình chiến sự ở Đông Dương 53 1.1. Tình hình chiến sự ở Việt Nam . 53 1.2. Tình hình chiến sự ở Lào 54 2. Quá trình hình thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 55 2.1. Nguyên nhân . 55 2.2. Quá trình hình thành tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ 58 2.2.1. Bố trí lực lượng của Pháp ở Điện Biên Phủ trước ngày 6/12/1953 . 58
2.2.2. Kế hoạch tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Bộ Tổng tham mưu 6/12/1953 . 61
2.3. Quá trình triển khai kế hoạch tác chiến từ 6/12/1953 đến 26/1/1953 . 66 2.3.1. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” 66 2.3.2. Quá trình chuẩn bị của ta 71 2.3.3. Sự điều chỉnh lực lượng của Pháp – Mỹ ở Tây Bắc và Điện Biên Phủ 75 2.3.4. Sự thay đổi kế hoạch từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” 80 III. Kế hoạch tác chiến 89 1. Sự điều chỉnh kế hoạch tác chiến sau ngày 26/1/1954 . 89 2. Quá trình hoàn thiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ . 95 3. Hình thái chiến trường Đông Dương . 104
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
4
CHưƠNG III: CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ . 108 I. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ . 108 1. Đợt 1 . 108
2. Đợt 2 . 109
3. Đợt 3 . 112
II. Sự phối hợp của các chiến trường trên toàn Đông Dương 115 III. Kết quả, ý nghĩa . 119 1. Kết quả 119 2. Ý nghĩa . 119 KẾT LUẬN . 122 GHI CHÚ 127 PHỤ LỤC . 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 148
152 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8990 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trong tiến trình quân sự cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y càng cổ vũ
quân và dân Nam Trung Bộ đẩy mạnh tấn công và phản công địch. “Ngày 16-3
binh đoàn cơ động dù An Khê hối hả bay ra Hà Nội. Ở Nam Bình Định, bộ đội địa
phương và du kích đào hầm “độn thổ”, ngay bên mép đường, chờ địch đến gần
mới nổ mìn, xông ra tiêu diệt… Trong 3 ngày đầu chiến đấu bộ đội địa phương và
du kích giết và làm bị thương trên 500 tên địch, ngày 24, ba thứ quân chặn đánh
các cánh quân địch từ Phú Yên ra hợp với cánh quân Quy Nhơn, diệt 800 tên.
Đêm 3 - 4 đặc công tập kích “Trung Hoa hí viện” ở Quy Nhơn diệt 200 tên. Trên
đường 19, bộ đội chủ lực ta đánh chiếm cứ điểm Thượng An, diệt và bắt 2 đại đội
đích, tấn công 7 đoàn xe vận tải, diệt cả trăm xe, cắt đứt đường19. Kế hoạch
nhanh chóng chiếm Bình Định của địch bị thất bại.”[149; 206]
Trong khi đó Bộ chỉ huy chiến dịch Liên khu đƣa tiểu đoàn 365 vào Phú
Yên cùng lực lƣợng địa phƣơng xây dựng tiểu đoàn mới 375 đẩy mạnh tấn công
địch .. Ngày 7 - 3, phối hợp với du kích đã diệt gọn đoàn xe 26 chiếc trên đƣờng
số 6, diệt gần một đại đội Âu Phi. Ngày 21, cùng lực lƣợng địa phƣơng tiêu diệt
tiểu đoàn “Ngự lâm quân”(nguỵ) ở Suối Cối (Đồng Xuân) diệt 80 tên, bắt 200 tù
binh, thu hàng trăm súng… “Trước tình thế bị tấn công dồn dập, Bộ chỉ huy Pháp
rút binh đoàn cơ động số 41 từ Diêu Khê (Bình Định) quay về phòng thủ Tuy Hoà,
thu hẹp phạm vi chiếm đóng. Đến đầu tháng 5 quân Pháp ở Phú Yên chỉ còn đóng
4 cụm: Thị xã Tuy Hoà, La Hai, Sông Cầu, Chí Thạnh.”[150; 207]
Cũng thời gian này quân dân ta đánh mạnh ở các chiến trƣờng Đà Nẵng,
Khánh Hoà, nam Lâm Đồng… san bằng nhiều cứ điểm, tập kích các trại huấn
luyện quân sự, diệt và bức rút nhiều đồn bốt, đột nhập nhà lao Ninh Thuận giải
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
116
thoát 600 chiến sĩ, đồng bào bị bắt giữ phá vỡ từng mảng lớn hệ thống tháp canh,
đánh tê liệt đƣờng Phan Rang đi Đà Lạt, vây bắt tề điệp, mở rộng vùng giải phóng.
Những hoạt động trên của quân dân ta ở Liên khu 5 không chỉ góp phần giải
phóng ở vùng này mà còn buộc địch phải phân tán lực lƣợng ở nhiều nơi, không
có điều kiện tăng viện cho tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ.
Tai đồng bằng bắc bộ: Quân ta áp sát các đô thị lớn nhƣ Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định gây thế uy hiếp lớn vào các thành phố, buộc địch phải để lại 20
tiểu đòan ứng chiến để đối phó không dám rút đi tiếp viện cho Điên Biên Phủ.
Trên các tuyến đường giao thông quan trọng hầu như liên tục diễn ra các trận
giao thông chiến. “Chỉ tính trên đoạn đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, trong ba
tháng bộ đội và du kích đã đánh 221 trận, diệt 38 vị trí, phá hủy 35 đầu tàu, 339
toa, gần 100 xe cơ giới, 10 xe tăng và ngót 100 tên địch chết và bị thương. Đich
đã phải ném hẳn một binh đoàn cơ động vào việc giữ con đường này mà vẫn
không bảo vệ nổi. Nhiều chuyến tàu chở vũ khí tiếp tế cho Điên Biên Phủ bị ứ
đọng lại ở cảng Hải Phòng khá lâu. Bị tiến công liên tục quân địch ở đồng bằng
bắc bộ phải co về phòng thủ hòng bảo toàn lực lượng và để có thể rút bớt một số
binh đoàn cơ động đi ứng cứu Điên Biên Phủ. Nhưng chiến tranh nhân dân ở địa
phương phát triển cao, tạo thành thế bao vây chặt các vị trí, tiến công toàn diện về
chính trị, quân sự, kinh tế đối với địch. Hàng trăm đồn bốt trong vùng châu thổ
sông Hồng bị bao vây, thiếu lương thực ăn, nước uống, địch phải dựa vào tiếp tế
của hàng không cho nên cũng không thể hoàn toàn tập trung máy bay tiếp tế, bắn
phá Điên Biên Phủ. Lực lượng địch phân tán không thể dồn toàn bộ cho chiến
trường Điên Biên Phủ.”[151; 339-340] Trƣớc tình thế này Nava đã thú nhận:
“Cuộc tổng tiến công của Việt Minh trên các chiến trường phụ, trong đó có vùng
châu thổ với hoạt động nhằm kiềm chế lực lượng tiện bộ của ta.
Họ buộc chúng ta phải giữ chân tại chỗ một số lượng rất lớn quân lính để
bảo vệ các tuyến giao lộ và sân bay cũng như để giải vây đồn bốt bị vây hãm.
Những lực lượng này không thể tham dự vào một cuộc hành quân giải cứu Điên
Biên Phủ.”[152; 260-261]
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
117
Trong khi đó phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân vùng tạm chiếm
đã đƣợc đẩy lên rất cao. Địch phải đối phó chật vật với hàng nghìn cuộc đấu tranh
của công nhân, dân nghèo, học sinh, trí thức, phụ nữ chống nộp thuế, chống cƣớp
bóc, đòi trả chồng con… Trong công tác ngụy vận, đông đảo nhân dân tham gia
đặc biệt là phụ nữ với nhiều hình thức linh hoạt. Số địch bị tan rã ở Nam bộ trong
chiến dịch địch ngụy đã lên tới 2 vạn. “Phong trao đấu tranh chính trị và địch vận
trong cả nước mạnh tạo điều kiện cho chiến tranh du kích vận động rộng rãi với
nối đánh táo bạo, như đặc công, tập kích vào sở chỉ huy địch các sân bay Gia
Lâm, Cát Bi…tiêu diệt hàng trăm địch, phá hủy máy bay… do đó nguồn tiếp tế cho
Điên Biên Phủ bị hạn chế có lúc bị tê liệt.” [153; 339]
+ Chiến trƣờng Lào: “Trung tuần tháng 3 vừa tiến xuống Hạ Lào, trung
đoàn 101 đã phục kích tiêu diệt gọn 1 đại đội địch, phá hủy 4 pháo 105, đốt cháy
26 xe quân sự trên đường số 1. Trung đoàn tiếp tục diệt các vị trí ở phía nam:
Vơnsai, Xiêm Rạng đánh thiệt hại nặng binh đoàn cơ động số 52 vừa được Nava
cho tăng viện. Trong nửa cuối tháng 3/1954, tháng 4/ 1954, trung đoàn 101 cùng
với các lực lượng tại chỗ của bạn và bộ đội tình nguyện Liên Khu 5 đánh liên tục
hàng chục trận tiêu diệt và làm tan rã hàng nghìn địch, giải phóng thêm một vùng
rộng lớn tới hàng vạn km2 ở Đông Bắc Campuchia”.[154; 171] Hạ Lào tháng 3 và
tháng 4 năm 1954, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp phải huy động các binh đoàn
cơ động số 1, 2 mở các cuộc hành quân chiếm lại Gavan, Napeng, Pà Cuội... phá
tuyến cung cấp của mặt trận từ vùng tự do Thanh – Nghệ - Tĩnh. “Trong suốt thời
gian đó quân cơ động địch đã liên tiếp bị 2 trung đoàn 68. 18, cùng lực lượng vũ
trang của bạn và bộ đội tình nguyện Liên khu 4 tiếp tục vây hãm, chặn đánh làm
cho lực lượng của chúng bị hao mòn, tinh thần sa sút. Để có lực lượng tiếp tế cho
chiến trường Điên Biên Phủ đang bị nguy khốn. Ngày 25/4/ 1954 địch cho toàn bộ
binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút
về Thà Khẹt. Trên dường rút bị trung đoàn 18 lực lượng của Lào chặn đánh từng
trận tiêu hao. Trước khi chiến dịch Điên Biên Phủ kết thúc ta và bạn ở Trung Lào
loại khỏi vòng chiến đấu 3000 tên địch, tiếp tục giam chân nhiều binh đoàn cơ
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
118
động tinh nhuệ của chúng ở Trung Lào để phối hợp với mặt trận Điên Biên
Phủ.”[155; 171-172]
+ Chiến trƣờng Campuchia: Khi nhận đƣợc chỉ thị phối hợp chiến đấu với
chiến dịch Điên Biên Phủ, quân dân Campuachia với các đơn vị tình nguyện Việt
Nam đẩy mạnh hoạt đông xuống Đông Bắc “Cuối tháng 3/1954 tiểu đoàn 436
thuộc trung đoàn 101, sư đoàn 325, phối hợp với các đơn vị bộ đội Campuchia.
Ngày 31/3/1954 chặn đánh tiêu diệt 1 đại đội xe tăng thiết giáp của địch trên tỉnh
lộ 15. Ngày 1/4/1954 tấn công tiêu diệt các đồn Bảo An, chiếm thị trấn Vơnsai và
phục kích diệt gần hết tiểu đoàn cơ động của chiến đoàn GM51 của địch.”[156;
508-509] Sau khi giải phóng Vơnsai tiếp tục tiến xuống phía đông đánh: Lomphat,
Bôkeo, Bôkhăm… Ngày 25/4/1954, Đại đội 40 của tiểu đoàn 302 tiêu diệt đồn An
Sông diệt 25 tên, bắt sống 10 tên, thu 80 súng. Ngày 26 tiểu đoàn tiến công các
đồn Păng Còn Nhây, Kốt Cho, Tà Nốt, đặc biệt là trận đánh Ta Pring. Tính đến
tháng 6/1954 giải phóng 3/4 đất đai miền đông bắc Campuchia. Ở hƣớng Tây bắc,
đầu tháng 4, đại đội tình nguyện quân Việt Nam 160 lên Kompong Chơnăng cùng
Đại đoàn 305 và dân quân du kích Campuchia hình thành Ban chỉ huy chung tổ
chức đánh dịch. Diệt 2 xe bọc thép, sau đó đánh đoàn xe lửa đoạn Kompong lên
làm hƣ hỏng chiếc đầu máy và 22 toa xe. Cùng thời gian bộ đội tình nguyện Việt
Nam 180 nổ súng tấn công cứ điểm Krăng Đêvai tiêu diệt gần hai đại đội địch,
đánh bọn hải quân ở cảng Riêm đốt 1 xe jeep, tiệt 2 tên Pháp. Đại đội 140 tình
nguyện Việt Nam phối hợp với đại đội Achai Chum và bộ đội địa phƣơng tấn
công thị trấn Pailin và chặn đánh đoàn quân tiếp viện từ thị xã Battambăng diệt
một trung đội thu một trung liên và 18 khẩu súng trƣờng. Giải phóng vùng kháng
chiến Campuchia kết hợp với chiến dịch của ta đã đánh vào hậu phƣơng của chúng
buộc chúng phải đối phó trên các chiến trƣờng.
Trong khi chiến dịch Điên Biên Phủ diễn ra ở Tây Bắc thì tại các chiến
trƣờng ta cũng tiến công địch để giải phóng đất đai tạo thế uy hiếp với hậu phƣơng
của chúng giữ chân quân địch ở đây không cho chúng có điều kiện tiếp viện cho
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
119
Điên Biên Phủ. Trên cả 3 chiến trƣờng vùng sau lƣng địch: Việt Nam, Lào
Campuchia cùng phối hợp với chiến trƣờng Điên Biên Phủ.
III. Kết quả, ý nghĩa
1. Kết quả
Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, các lực lƣợng vũ trang nhân dân ta
đã tiêu diệt tòan bộ Tập đoàn cứ điềm Điên Biên Phủ. Tổng số quân địch bị tiêu
diệt và bắt sống là 16.200 tên gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn
pháo binh, 10 đại đội Ngụy vừa bổ xung vào các đơn vị công binh vận tải xe
tăng… tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1706 tên gồm 1 thiếu
tƣớng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Số máy bay bị
bắn rơi tại mặt trận là 75 chiếc. Ta thu toàn bộ vũ khí và kho tàng của địch ở
Điên Biên Phủ trong đó có 28 khẩu pháo lớn, 5915 súng các loại, 20000 lít xăng
dầu cùng rất nhiều đạn dƣợc quân trang quân dụng khác.
2. Ý nghĩa
Chiến dịch Điên Biên Phủ đã giáng một đón quyết định vào ý chí xâm
lƣợc của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến trƣờng tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta đi đến kết thúc thắng lợi.
Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ và nói chung các chiến thắng Đông
Xuân 1953-1954 là những chiến thắng to lớn của lực lƣợng vũ trang nhân dân
và của nhân dân ta từ trƣớc đến nay. Các chiến thắng vĩ đại đó đánh dấu một sự
tiến bộ vƣợt bậc, một sự chuyển biến lớn lao trong quá trình phát triển tiến lên
của cuộc kháng chiến cứu nƣớc của nhân dân ta chống đế quốc Pháp xâm lƣợc
và can thiệp Mĩ.
Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ và các chiến thắng Đông xuân 1953-
1954 nói chung, chúng ta đã tiêu diệt một bộ phận rất quan trọng sinh lực địch.
Tổng số quân địch bị tiêu diệt và bắt sống là 16.200 tên gồm 17 tiểu đoàn bộ
binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội Ngụy vừa bổ xung và các đơn
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
120
vị công binh vận tải xe tăng… tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là
1706 tên gồm 1 thiếu tƣớng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến
thiếu tá.
Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ và các chiến thắng Đông xuân 1953-
1954 nói chung, chúng ta đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn có tính chất
quan trọng về chiến lƣợc: Ở bắc bộ là vùng Lai Châu, Điện Biên Phủ đƣợc
giải phóng trên toàn bộ khu Tây Bắc của ta không còn bóng dáng quân địch.
Liên khu 5 đƣợc ở rộng, một địa bàn quan trọng rộng lớn ở miến bắc Tây
Nguyên chiến lƣợc đƣợc giải phóng. Trên các chiến trƣờng sau lƣng dịch căn
cứ du kích và vùng du kích đƣợc mở rộng. Ở Lào giải phóng tỉnh Phông Xa Lỳ
và khu vực sông Nậm Hu, vùng giải phóng Trung Lào và Hạ Lào cũng đƣợc
mở rộng….
Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại và các chiến thắng Đông Xuân đã mở
ra cục diện chính trị mới, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị
Giơnevơ vào năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào
Cămpuchia. Sau 100 năm đấu tranh giải phóng dân tộc sau tám, chín năm
kháng chiến miền bắc nƣớc ta đƣợc hoàn toàn giải phóng.
Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ và các chiến thắng Đông Xuân 1953-
1954, có ảnh hƣởng rộng lớn trên toàn thế giới. Đã làm nức lòng nhân dân tiến
bộ trên thế giới. Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ không những là chiến thắng
to lớn của nhân dân ta mà còn đƣợc các nƣớc xã hội chủ nghĩa coi nhƣ thắng lợi
của bản thân mình. Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ đƣợc coi là thắng lợi của
các dân tộc nhỏ yếu đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực
dân cũ và mới giành độc lập, tự do. Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ trở
thành niềm tự hào của các dân tộc bị áp bức là cống hiến to lớn của nhân dân ta
vào cao trào giải phóng dân tộc đang dâng lên mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế
giới thứ 2, báo hiệu chủ nghĩa đế quốc thƣc dân sắp sụp đổ. Cổ vũ phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc của các nƣớc thuộc địa Á, Phi, Mĩ la tinh.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
121
“Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một dân tộc hùng mạnh đã bị một
nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi và phải rút về nước…
Ngoài việc đánh đuổi thực dân kinh nghiệm kháng chiến thắng lợi nói chung và
Điên Biên Phủ nói riêng, có hai ý nghĩa to lớn:
- Nó đã khuyến khích các nhân dân bị áp ở Á- Phi nổi dậy chống chủ nghĩa
thực dân, giành giải phóng dân tộc.
- Nó chứng tỏ rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ ta và
nhân dân ta đoàn kết nhất trí thì khó khăn gì cũng khắc phục được, công
việc to lớn mấy cũng làm được. Sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp kháng
chiến cũng như vậy, công việc xây dựng nhà nước tiến dân lên chủ nghĩa xã
hội cũng như vậy.”[157; 171]
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
122
KẾT LUẬN
Khi nói đến thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ thì vai trò lãnh đạo của
Đảng, Bác Hồ, Bộ chính trị rất quan trọng cùng toàn thể quân dân ta làm lên một
kì tích cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Việc chỉ đạo
“Chiến cuộc Đông –Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điên Biên Phủ trong tiến
trình quân sự cuộc kháng chiến chống Pháp” thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, kịp
thời tài tình của Đảng ta trong chiến cuộc Đông –Xuân 1953 -1954 và chiến dịch
Điên Biên Phủ nói riêng và trong toàn cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp nói
chung. Sự thay đổi phƣơng châm kịp thời của ta đã khiến cho thực dân Pháp
không tìm đƣợc “lối thoát danh dự” ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam mà phải
kết thúc chiến tranh xâm lƣợc, rút quân về nƣớc.
1. Bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Pháp chúng ta đã có đƣớng nối kháng
chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kì, dựa vào sức mình là chính. Với chiến dịch
Việt Bắc, ta đã phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp buộc
chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Từ 1947- đến 1949, cuộc kháng chiến
có sự thay đổi mọi mặt do tình hình quốc tế thuận lợi với sự thành lập nƣớc
CHND Trung Hoa năm 1949 do Đảng cộng sản lãnh đạo. Từ 1950, Trung Quốc,
Liên Xô sau đó là các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em khác đã công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao với nƣớc ta, chấm thời kì chiến đấu đơn độc và nhận sự đồng
tình về chình trị và sự viện trợ về vật chất quý báu của các nƣớc bạn bè anh em, kể
cả nhân dân tiến bộ trên thế giới trong đó có nhân dân Pháp.
Chiến thắng Biên giới là cột mộc quan trọng đánh dấu cuộc kháng chiến
của ta có khả năng mở cuộc tấn công lớn. Từ sau chiến dịch Biên Giới kháng
chiến có bƣớc phát triển lớn, xong không phải hoàn toàn xuôi chiều. Từ 1951-
1953, cuộc kháng chiến của ta chƣa giành đƣợc thế áp đảo. Trong khi đó, Pháp
gặp khó khăn về kinh tế và chính trị. Do đó Pháp muốn kết thúc chiến tranh ở
Đông Dƣơng. Mặt khác từ 1950, Mĩ dính líu vào chiến tranh Đông Dƣơng với
việc viện trợ cho Pháp.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
123
2. Đên đầu năm 1953 hình thái cuộc kháng chiến của ta và địch đều ở thế
giằng co, phƣơng châm của Đảng đã đề ra trong báo cáo tại Hội nghị lần thứ tƣ
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa II) ngày 25/1/1953 Tổng bí thƣ Trƣờng
Chinh:“Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ
thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Nếu chủ quan mạo hiểm
mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn .
Chiến trường của ta hẹp, người của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ
có thắng chứ không được bại, vì bại thì hết vốn… phương hướng chiến lược
của ta là nhằm phía Nam mà phát triển, tìm chỗ địch yếu mà đánh, bắt địch
phải phân tán lực lượng để ứng phó với ta”
Trong khi đó thực dân Pháp gặp không ít khó khăn về tài chính và chính trị
trong nƣớc nên cũng hƣớng tới việc tìm một giải pháp mới cho cuộc chiến tranh
Việt Nam bằng “lối thoát danh dự” với kế hoạch Nava, kế hoạch tác chiến :
“- Trong chiến cuộc 1953-1953 nói chung là giữ phòng thủ ở phía Bắc vĩ
tuyến 18 và “tìm” cách tránh giao chiến lớn. Trái lại ở phía Nam phải tiến công
để làm ổn định miền Trung và miền Nam Đông Dương, và để lấy được nhân lực
vật lực đặc biệt thanh toán được liên khu 5
- Khi đạt được ưu thế về lực lượng về quân cơ động nghĩa là nếu có thể được
thì từ mùa thu 1954 thực hành tiến công phía Bắc, nhằm tạo ra một tình huống
quân sự cho phép đưa ra một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến
tranh” .
Thực dân Pháp cũng hƣớng tới việc tìm chỗ yếu, sơ hở của ta mà đánh.
Nhƣng do nhiều tình huống đƣa đẩy mà vấn đề chủ yếu là do sự chủ động tiến
công của ta trong Đông Xuân 1953- 1954, với việc điều chỉnh binh lực lên Tây
Bắc. Kiến cho Nava bị hút theo sự triển khai kế hoạch tác chiến của ta mà từng
bƣớc phá sản kế hoạch đã Nava. Từ khi hình thành tập đoàn cứ điểm Điên Biên
Phủ, Tổng quân ủy và Bộ quốc phòng đã sớm phát hiện những âm mƣu và thủ
đoạn của địch cũng nhƣ quán triệt phƣơng châm của Đảng đã đề ra trong báo cáo
tại Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa II) ngày 25/1/1953
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
124
của Đảng và Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh “Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc
thắng thì kiên quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không
đánh”. Đề ra những mệnh lệnh; huấn lệnh, chỉ thị cho các chiến trƣờng chuẩn bị
đối phó với âm mƣu mới của quân viễn chinh pháp đồng thời chuẩn bị mọi mặt để
toàn quân, toàn dân ta sẵn sàng tiêu diệt địch. Từng bƣớc xây dựng và hoàn chỉnh
Phƣơng hƣớng chiến lƣợc Đông Xuân 1953-1954. Ngày 20-11, Nava điều tiểu
đoàn xuống Điện Biên Phủ, đến ngày 3 tháng 12 năm 1953 Nava quyết định chấp
nhận giao chiến với Việt Minh ở Điện Biên Phủ, Tổng Quân ủy đã đề ra phƣơng
án tác ở Điên Biên Phủ trình Bộ chính trị (6-12-1953) chi tiết với dự kiến “Chúng
ta phải sử dụng 9 trung đoàn bộ binh và toàn bộ pháo binh, pháo phòng không
và 1 bộ phận cao xạ tổng số là 35000 người... số quân tổng quát của chiến dịch
là 42 570 người...Thời gian tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày...” Dự
kiến này đƣợc làm theo phƣơng án “đánh chắc, tiến chắc”. Bộ chỉ huy tiền
phƣơng đi trƣớc chuẩn bị chiến trƣờng, nhận định tình hình địch mới xuống Điện
Biên căn cứ chƣa vững chắc đã đề ra phƣơng án “đánh nhanh, thắng nhanh”
muốn kết thúc trận đánh nhanh chóng để tránh cho những khó khăn về hậu cần
(đây là điểm yếu của ta). Hội nghị cán bộ ngày 14/1/1954, đã đƣợc Bộ chính trị
thông qua, cũng nhƣ toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận triển khai thực
hiện. Nhƣng trong quá trình chuẩn bị Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp nhận thấy có
nhiều khó khăn trƣớc trận đánh (kéo pháo, sự tăng viện của tập đoàn cứ điểm).
Trƣớc giờ nổ súng, Bộ chỉ huy chiến dịch tiền phƣơng đã họp (26/11954) thảo
luận lại phƣơng châm tác chiến mới và đã quyết định thay đổi phƣơng châm tác
chiến mới, quyết định quay trở về phương án tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”,
hoãn lệnh tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn mặt trận lui về địa điểm tập kết
và kéo pháo ra, chuẩn bị lại kế hoạch tiến công theo phƣơng án mới. Đây là cuộc
họp đầy khó khăn của các cán bộ trƣớc trận đánh vô cùng quan trọng đã chuẩn bị
đến giờ nổ súng. Kế hoạch tác chiến mới đƣợc Đảng; Bác Hồ và Bộ chính trị nhất
trí và chỉ đạo trong toàn chiến dịch với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
chiến thắng”. Điều mà tác giả vô cùng cảm phục Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp và
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
125
toàn bộ tham mƣu chiến dịch đã phủ định lại chính quyết định của mình để triển
khai lại phƣơng án tác chiến mới quyết tâm giành chiến thắng trong trận chiến
quan trọng “trận công kiên lớn nhất từ trước tới nay” quyết định số phận của quân
viễn trinh và toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ cũng nhƣ kế hoạch Nava, sự
nghiệp của Nava, thực dân Pháp ở Đông Dƣơng. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -
1954 và chiến dịch điện biên phủ là cuộc đọ sức đỉnh cáo toàn diện của cả hai bên,
trong đó trƣớc hết đọ sức về trí tuệ, ý trí quyết tâm. Cuộc đọ sức về quân sự, nghệ
thuật quân sự Việt Nam đã thắng Pháp.
3. Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ chính là sự kết tinh của tinh hoa nghệ
thuật quân sự Việt Nam, thể hiện sức mạnh của dân tộc và thời đại của Trung
Quốc, Liên Xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa anh em yêu chuộng hòa bình. Chiến
thắng Điên Biên Phủ mang ý nghĩa lịch sử dân tộc, thời đại là do nhân dân ta đƣợc
sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ chính trị với đƣờng lối
chính trị, quân sự đúng đắn kịp thời và sáng tạo đã tổ chức lãnh đạo, xây dựng và
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kế thừa truyền thống yêu nƣớc phát huy cao độ
chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cũng nhƣ quyết định dũng cảm của chỉ huy (Đại
tƣớng Võ Nguyên Giáp). Sự đồng tinh ủng hộ của nhân dân các nƣớc anh em,
nhân dân tiến bộ trên thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp. Phƣơng châm chỉ
đạo “đánh chắc, tiến chắc” đã đề ra từ đầu năm 1953, xuyên suốt đến khi thắng
lợi: “Chiến thắng Đông Xuân 1953 – 1954, chiến thắng Điên Biên Phủ đã chứng
minh tính đúng đắn của đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng ta…”(1)
Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ là bài học quý báu có giá trị ý nghĩa không chỉ
trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc mà còn trong thời đại xây dựng đất
nƣớc, bảo vệ hòa bình thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc ta dƣới
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Cũng nhƣ tinh thần đoàn kết quốc tế xây dựng đất
nƣớc mà Đảng ta đã chủ trƣơng: Việt Nam làm bạn với tất cả các nƣớc trên thế
giới.
1) Trƣờng Chinh , trích Tạp chí Cộng sản , tháng 6 năm 1979 )
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
126
Chiến thắng lịch sử vĩ đại Điên Biên Phủ đã làm cho ba tiếng “Điên
Biên Phủ” trở thành biểu tƣợng của sức mạnh Việt Nam và nhân dân các nƣớc
thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. Là động từ hành động cho chiến đấu giành
độc lập cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. “Với Địên Biên Phủ Việt Nam trở
thành nước đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh đánh đổ
chủ nghĩa thực dân cũ – vết nhơ của lịch sử nhân loại.”[ 158; 342] Đây là chiến
dịch lớn nhất của quân và dân ta trong gần 100 năm đấu tranh chống thực dân
Pháp xâm lƣợc. Mở ra thời đại mới cho dân tộc ta. Cùng với Bạch Đằng, Chi
Lăng, Xƣơng Giang, Ngọc Hồi- Đống Đa, Điện Biên Phủ là thắng lợi to lớn của
nhân dân ta trong thời đại mới, là niềm cổ vũ tinh thần to lớn cho toàn thể các dân
tộc bị áp bức trên thế giới. Chứng minh chân lý của thời đại. “Trong điều kiện thế
giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy, theo một đường nối
đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và hòa bình, thì có đầy đủ khả năng để
chiến thắng quân đội xâm lược của bọn đế quốc thực dân hung hãn nhất. Chiến
tranh xâm lược của bọn đế quốc thực dân nhất định thất bại, cách mạng giải
phóng của các dân tộc nhất định thành công.”[159; 177]
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
127
GHI CHÚ
29; 30; Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập T.14; NXB:
Chính trị Quốc Gia H 2001.
114, 115, 119, 143, Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập
T.15; NXB: Chính trị Quốc Gia H 2001.
24, 48, Lê Mậu Hãn (chủ biên), NXB: 2006, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam -
tập 3; NXB: Giáo dục.
26; 40; 52; 55; 61; 62; 63, 76, 77; 97, 100, 101, 102, 107, 121, 147; 158,
159; Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; NXB: 2004; Điện Biên Phủ 50 năm nhìn
lại; NXB: Quân đội nhân dân.
4; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23; 25; 27; 28;
52; 53; 58; 70; 71, 73; 81, 82, 85, 86, 87, 88, 91, 96, 98, 99, 106, 110, 111,
112, 117, 122, 124, 129; Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, NXB: 2006, Tổng
tập Hồi kí; NXB: Quân đội nhân dân ( Hữu Mai thể hiện).
56; 57; 74; 83, 84, 108, 116, 137, 138; 139, 140 Đại tƣớng Hoàng Văn Thái
với chiến dịch Điện Biên Phủ; NXB: 2004; Tổ chức bản thảo Nguyễn Duy
Tƣờng , Võ Văn Tọa, NXB: Quân đội nhân dân.
75, 109; Đại tƣớng Lê Trọng Tấn với chiến dịch Điên Biên Phủ, NXB:
2004, NXB: Quân đội nhân dân.
49; 50, 51, 54; 59; 60; 72, 78; 79, 80, 104, 105, 113, 118, 120, 144, 145
Đảng ủy quân sự Trung ƣơng – Bộ Quốc phòng ; NXB: 2004; Một số văn
kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ; NXB:
Quân đội nhân dân.
149, 150, 151, 153; Phan Ngọc Liên; NXB: 2004; Chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ toàn thƣ; NXB: Từ điển bách khoa.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
128
89, 90, 103, 130; 146; Hội khoa học lịch sử Việt Nam Thƣợng tƣớng giáo
sƣ Hoàng Minh Thảo; NXB: 2004; Điện Biên Phủ – Trận thắng thế kỷ;
NXB: Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
32, 33, 34,35, 36,37 ,38, 39, 41, 43, 44, 45, 46, 47, 64, 65, 66, 67, 68, 69;
92; 93; 95, 104, 123, 126, 127, 128, 131, 132,133, 134, 135, 136, 148, Thời
điểm của những sự thật (trích hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ Herri Navarre.
Ngd:Nguyễn Huy Cầu ; NXB:1994; NXB: Công an nhân dân.
152; Hồi kí Navarre Đông Dƣơng hấp hối, NXB: 2004, NXB: Công an
nhân dân ( ngƣời dịch Phan Thanh Toàn).
31, Trần Trọng Trung; Lần thứ bảy Pari thay tƣớng; Tạp chí Lịch Sử Đảng
số 3/ 2004.
42; Trần Trọng Trung; NXB: 2004; Hai bộ thống soái trƣớc bàn cờ Điện
Biên Phủ; NXB: Quân đội nhân dân.
157; Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội – Khoa lịch sử, NXB: 2004, Chiến
thắng Điên Biên Phủ, NXB: Đại học Sƣ phạm Hà Nội
155; Gia Đức, NXB: 2004, Điên Biên Phủ mốc vàng lịch sử, NXB: Quân
đội nhân dân.
154, 156; Trịnh Vƣơng Hồng; NXB: 2005, Điên Biên Phủ – hợp tuyển
công trình nghiên cứu khoa học, NXB: Chính trị quốc gia.
94; Tƣ liệu mới về chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ tổng tƣ lệnh;
Cục lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng.
125; Jean Pouget; NXB: 2003; Tƣớng Nava với trận Điện Biên Phu, ng
d:Lê Kim, NXB: Công an nhân dân.
26; Archimedes L.A.PATTI; NXB 1995; Why VIET NAM? (Tại sao Việt
Nam? ) NXB: Đà Nẵng.
1; 2; 3; Vũ Dƣơng Ninh; Chiến cuộc Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế
những năm 1950, Tạp chí nghiên cứu Lịch Sử số 3/ 2004.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
129
6; Đại tá, TS Phan Huy Dƣơng, Đại tá, ThS Phan Bá Toàn (đồng chủ biên)
NXB 2005, Ba mƣơi năm chiến tranh giải phóng những trận đánh đi vào
lịch sử, NXB: Công an nhân dân.
5; Đại tá Kiều Bách Tuấn, Đại tá Trịnh Ngọc Nghi, Trung úy Bùi Thu
Hƣơng (đồng chủ biên), NXB: 2007, Chiến dịch Việt Bắc, NXB: Quân đội
nhân dân.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
130
PHỤ LỤC
I. NIÊN BIỂU(
1
)
* Năm 1953
Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 1
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao động Việt Nam họp bàn về các
nhiệm vụ cơ bản của Đảng năm 1953, nhất là công tác phát động quần chúng
giảm tô và cải cách rộng đất. Về phƣơng diện quân sự, Trung ƣơng chỉ thị:
“Phƣơng châm chung của cuộc chiến tranh giải phóng của ta là trƣờng kỳ
kháng chiến, tự lực cánh sinh, ta không chủ quan khinh địch, không nóng
vội không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc. Chắc thắng thì kiên
quyết đánh cho kỳ thắng. Không chắc thắng thì kiên quyết không đánh.
Nếu chủ quan mạo hiểm mà một lần thua nặng, thì sẽ tai hại lớn.
Chiến trƣờng của ta hẹp, ngƣời của ta không nhiều, nên nói chung ta chỉ
có thắng chứ không đƣợc bại, vì bại thì hết vốn… về chiến lƣợc ta lấy vận
động chiến làm chính, nhƣng vận động chiến cơ động, linh hoạt…”
Ngày 8-5, Tƣớng Nava đƣợc bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội viễn
chinh Pháp ở Đông Dƣơng
Ngày 19-5 Nava sang Đông Dƣơng.
Ngày 28-5, Tƣớng Nava chính thức nhận quyền Tổng chỉ huy tại Hà Nội.
Ngày 20- 6, Tƣớng Mĩ Ô Đanien đến Sài Gòn kiểm tra.
Cuối tháng 6, Nava cho ra đời bản kế hoạch quân sự mang tên Nava.
Ngày 17- 7, địch nhảy dù xuống Lạng Sơn để gây thanh thế, nhƣng bị thất
bại nặng nề.
1
) Phần này có tham khảo theo tài liệu: Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; NXB: 2004;
Điện Biên Phủ; NXB: Quân đội nhân dân
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
131
Ngy 24- 7, Hội đồng quốc phòng Pháp họp thông qua kế hoạch Nava. Theo
kế hoạch đó Tƣớng Nava chủ trƣơng phòng ngự chiến lƣợc ở miền Bắc,
tránh giao chiến với chủ lực ta ở miền Bắc, tập trung lực lƣợng bình định
miền Nam, đến thu đông năm 1954 sẽ tập trung quân ra Bắc, tiêu diệt chủ
lực ta, hòan thành thôn tính nƣớc ta trong 18 tháng vào khoảng giữa năm
1955.
Cuối tháng 9, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng họp xác
định phƣơng châm tác chiến của ta là: tích cực, chủ động, cơ động, linh
hoạt. Hƣớng chính của chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 là Tây Bắc.
Ngày 15-10, địch mở chiến dịch Hải Âu sử dụng 22 tiểu đoàn đánh ra Rịa-
Nho Quan (tây nam Ninh Bình).
Ngày 15-11, Đại đoàn 316 bắt đầu tiến công lên Tây Bắc.
Từ ngày 19 đến 23-11, Bộ Tƣ lệnh mở Hội nghị cán bộ cấp trung đoàn trở
lên để phổ biến kế hoạch Đông Xuân 1953-1954.
Ngày 20-11, địch nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Đại đoàn 304 tiến
quân lên Tây Bắc để đánh lạc hƣớng địch, sau đó bí mật ngoặt về phục kịch
địch ở Phú Thọ.
Ngày 21, 22-11, địch tiếp tục nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.
Ngày 29- 11, Đại đoàn 308 tiến quân lên Tây Bắc. Nava và Cô nhi lên Điện
Biên Phủ. Ngồi trên máy bay, hai viên tƣớng thảo luận cử Đớ Cát thay Gin
chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 3-12, Nava “tiếp nhận chiến đấu” với quân ta ở Điện Biên Phủ và
chỉ thị phải “bảo vệ bằng bất cứ giá nào”.
Ngày 6-12, Tổng quân ủy báo cáo tại Hội nghị Bộ chính trị quyết tâm
tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cùng ngày Đại tƣớng Võ
Nguyên Giáp gửi thƣ kêu gọi cán bộ và chiến sĩ quyết tâm hồn thành nhiệm
vụ tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đồng bào Tây Bắc.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
132
Ngày 8-12, Đại tá Đờ Cát đƣợc cử lên chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ thay
tƣớng Din, cùng ngày 3 tiểu đoàn địch ở Na Sản rút về Điện Biên Phủ bằng
đƣờng không.
Ngày 12-12, quân ta giải phóng Lai Châu, sau đó tiếp tục truy kích 24 đại
đội địch.
Ngày 24-12, Đại đoàn 312 tiến quân lên Tây Bắc.
Ngày 29-12, cơ quan tham mƣu tiền phƣơng họp ở Thẩm Púa nghiên
cứu kế hoạch và đề ra phƣơng án tác chiến “đánh nhanh, giải quyết
nhanh” chờ Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lên thông
qua.
Ngày 31- 12, Nava chỉ thị cho Cônhi và Đờ Crevơcơ nghiên cứu kế hoạch
rút lui khỏi Điện Biên Phủ.
* Năm 1954
Ngày 5-1, Bộ Tổng tƣ lệnh ra lệnh cho các đơn vị dự bị tiến quân lên Tây
Bắc.
Ngày 14-1, Bộ chỉ huy mặt trận triệu tập Hội nghị tại Thẩm Púa bàn về
kế hoạch tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với phƣơng châm
“đánh nhanh, thắng nhanh”.
Ngày 26-1, Hội nghị cán bộ tại Mƣơng Păng họp quyết định thay đổi
cách đánh từ “đáng nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Cùng ngày, Hồ Chủ tịch trả lời phỏng vấn nhà báo Thụy Điển.
Ngày 31-1, liên quân Việt –Lào giải phóng thị xã Atơpơ, nối liền vùng giải
phóng Hạ Lào với Bắc Tây Nguyên. Nava cho thành lập cứ điểm ở cao
nguyên Bôlôven.
Ngày 2- 2, Tƣớng Mĩ Ô Đanien lên kiểm tra Điện Biên Phủ tỏ ý “rất hài
lòng” về tổ chức phòng ngự ở đây.
Ngày 3-2, Tết Nguyên đán. Địch thả truyến đơn ở Điện Biên Phủ thách
thức ta tiến công.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
133
Ngày 5-2, quân ta hoàn thành công việc kéo pháo ra khỏi trận địa Bản
Ngịu, Bản Tấu, Nà Tèm, và Nà Hy. Cuộc đi thăm của Ô Đanien- Đại diện
viện trợ của Mĩ. Chí phí quân sự của Mĩ cho Đông Dƣơng năm 1953 gần
500 triệu đôla.
Ngày 15-2, Plêven - Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Pháp cùng phái đòan tƣớng
lĩnh cao cấp Pháp đến Hà Nội.
Ngày 17-2, Bộ chỉ huy mặt trận họp bàn kế hoạch tiến công vào Điện Biên
Phủ theo phƣơng châm “đánh chắc, tiến chắc”. Quân ta giải phóng Kon
Tum, Nava vội điều quân lên chống đỡ và tổ chức 1 tập đoàn cứ điểm ở
Plây Cu.
Ngày 19-2, Plêven lên thăm Điện Biên Phủ, cùng đi có thứ trƣởng bộ chiến
tranh Pháp Đờ Sơvinhê và các tƣớng Êly, Fay, Bôđê. Blăng… Nava nhận
định “ngọn trào tiến công của Việt Minh đã đến lúc xuống” và ra lệnh phản
công trên khắp các chiến trƣờng Đông Dƣơng.
Ngày 22-2, Tại Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy mặt trận triệu tập Hội nghị cán
bộ chiến dịch để kiểm điểm công tác chuẩn bị tiến công đợt 1.
Ngày 28-2, tại Mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tƣớng Tổng Tƣ lệnh Võ
Nguyên Giáp đến thăm hội nghị động viên chiến dịch của cán bộ pháo
binh.
Ngày 4-3, Tƣớng Nava cùng Cônhi đi kiểm tra Điện Biên Phủ, Nava gợi
tăng viện cho Điện Biên Phủ 3 tiểu đoàn, Đờ Cát và Cônhi thấy không cần
tăng viện lực lƣợng.
Ngày 10- 3, Hồ Chủ tịch gửi thƣ động viên tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ và
dân công ở Điện Biên Phủ sắp bƣớc vào chiến đấu. Đại tƣớng Tổng Tƣ
lệnh Võ Nguyên Giáp ra nhật lệnh động viên tất cả cán bộ, chiến sĩ, tất cả
các đơn vị kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.
Ngày 12-3, 10 giờ 30 phút, tại Điện Biên Phủ sơn pháo và súng cối của ta
bắn mạnh vào sân bay, phá hủy 3 máy bay trinh sát. Cônhi lên thăm Điện
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
134
Biên Phủ, đến trung tâm đề kháng Him Lam ra những chỉ thị cần thiết khi
bị tấn công. Nava cho quân đổ bộ lên Quy Nhơn thực hiện bƣớc 2 của chiến
dịch Átlăng.
Ngày 13-3, đợt tiến công thứ nhất bắt đầu. 17 giờ, pháo binh ta tập kích
dồn dập vào khu trung tâm sân bay Mƣờng Thanh và cả 3 cứ điểm của
trung tâm đề kháng Him Lam. Đợt tiến công thứ nhất của quân bắt đầu.
Đến 22 giờ 30 phút, quân ta tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Him Lam. Bộ Tổng
tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra chỉ thị cho các chiến trƣờng toàn
quốc tích cực hoạt động đánh địch để phối hợp với chiến trƣờng chính.
Ngày 14-3, 7 giờ tại Điện Biên Phủ, cao xạ ta hạ chiếc máy bay đầu tiên. 9
giờ 1 tiểu đoàn và 5 xe tăng của địch phản kích định chiếm lại Him Lam,
nhƣng bị pháo ta bắn chặn ác liệt phải rút lui. Địch tăng viện cho tập đoàn
cứ điểm tiểu đoàn ngụy số 5, 17 giờ pháo ta bắn vào cứ điểm đồi Đôc Lập.
Ngày 15-3, 2 giờ quân ta tiến công đồi Độc Lập, Đờ Cát tung 2 tiêu đoàn
và 6 xe tăng phản kích lên đồi Độc Lập nhƣng bị quân ta đanh lui, đến 6
giờ 30 tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm.
Ngày 16-3, Bộ chỉ huy Mặt trận Điện Biên Phủ họp Hội nghị cán bộ chiến
dịch để sơ kết thắng lợi đợt 1 và giao nhiệm vụ đợt 2. Tiểu đoàn dù thuộc
địa số 6 tăng cƣờng cho Điện Biên Phủ. Nava chỉ thị cho tƣớng Gămbiê,
Tổng tham mƣu trƣởng quân đội viễn trinh Pháp ở Đông Dƣơng phải thực
hiện gấp kế hoạch làm mƣa nhân tạo trên đƣờng giao thông từ hậu phƣơng
ra mặt trận Điện Biên Phủ để ngăn cản việc tiếp tế của ta.
Ngày 17-3, 15 giờ quân ta bắn 20 phát pháo vào đồn Bản Kéo, 2 đại đội
lính Thái ra hàng với tồn bộ vũ khí. Đợt tiến công thứ nhất kết thúc. Quân
ta tiêu diệt gọn 2 trung tâm đề kháng mạnh của địch.
Ngày 19-3, Đờ Cát gọi điện cho Cônhi: “Việc mất Điện Biên Phủ là không
thể tránh đƣợc trong một thời gian ngắn nữa và đề nghị phải tìm con đƣờng
sang Lào để rút lui”.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
135
Ngày 20-3, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp gửi thƣ cho bộ đội động viên tiếp
tục xây dựng trận địa tiến công và bao vây sát địch hơn nữa.
Ngày 22-3, Cônhi yêu cầu Đờ Cát phải có biện pháp chống bộc phá và phá
các hào giao thông của Việt Minh. Tại Nhà Trắng, Tổng thống Aixenhao
tiếp tƣớng Êly, bàn cách cứu vãn “con nhím” Điện Biên Phủ.
Ngày 24-3, Cônhi chỉ thị cho Đờ cát cố chống đỡ với quân ta đến mùa mƣa.
Tại Mĩ, đô đốc Rát pho đề ra kế hoạch cứu vãn Điện Biên Phủ.
Ngày 25 đên 27 - 3, Bộ chỉ huy Mặt trận triệu tập Hội nghị cán bộ đề ra
nhiệm vụ cho đợt 2. Cônhi viết thƣ cho Nava yêu cầu tăng cƣờng lực lƣợng
cơ động và công binh bời vì không giải quyết đƣợc vận chuyển tiếp tế thì sẽ
dẫn đến phải rút lui cả Hà Nội. Tƣớng Êly gửi báo cáo lên Plêven về công
việc của phái đoàn sang Mĩ.
Ngày 29-3, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp động viên quân ta bƣớc vào chiến
đấu đợt 2. Tại Pari, Bộ trƣởng Quốc phòng Pháp họp nghiên cứu thực hiện
kế hoạch “Diều hâu” của Mĩ và cử Brôhông sang đông Dƣơng gặp Nava để
cùng nghiên cứu những điểu kiện, khả năng thực hiện kế hoạch đó.
Ngày 30-3, đợt tiến công thứ 2 bắt đầu. 17 giờ pháo ta tập kích dữ dội
vào khu trung tâm và các cao điểm khu đông. 18 giớ bộ binh của ta bắt đầu
nổ sung tiến công. Pháp bị mất các cứ điểm C1, E, D1. Các cứ điểm C2,
D2, A1 đều bị tấn công.
Ngày 31 -3, ta chiếm đƣợc 2/3 cứ điểm đồi A1.
Ngày 1-4, cuộc tiến công trên đội A1 diễn ra ác liệt. Nava chỉ thị cho Cônhi
quân đồn trú phải kéo dài cuộc chống giữ đến trƣớc mùa nƣớc thì Việt
Minh buộc phải cởi vòng vây.
Ngày 3-4, quân Pháp chiếm 2/3 đồi A1. Địch tăng viện tiểu đoàn dù thụôc
địa lên Điện Biên Phủ.
Ngày 4-4, đợt tiến công trên đồi A1 tạm ngƣng.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
136
Ngày 5-4, đột tiến công thứ 2 của ta ở khu đông Mƣờng Thanh chấm dứt.
Đợt tiến công thứ 2 của quân ta vào khu đông chấm dứt.
Ngày 7-4, Bộ chỉ huy mặt trân Điện Biên Phủ họp Hội nghị Cán bộ nhận
định thắng lợi, sai lầm trong đợt chiến đấu vừa qua, đế ra nhiệm vụ mới.
Ngày 9-4, cuộc chiến ở đồi C1 diễn ra ác liệt mỗi bên chiếm một nửa cứ
điểm.
Ngày 12-4, Nava nghiên cứu kế hoạch Côngđo, đánh tháo cho quân đồn trú
Điện Biên Phủ chạy sang Lào.
Ngày 14-4, Cônhi báo cho Đờ Cát biết kế hoạch Côngđo sẽ đƣợc thực hiện
với 4 tiểu đoàn dƣới quyền chỉ huy của trung tá Gôđa. Đến ngày 20-4 lực
lƣợng này sẽ tiến đến vùng Mƣờng Khoa- Pắc Luông thuộc lƣu vực sông
Nậm Hu.
Ngày 15-4, tại Hà Nội Cônhi tiếp Tƣ lệnh không quân Mĩ Patơrít- giơ đến
để nghiên cứu lại kế hoạch “Diều hâu”.
Ngày 20-4, Nava gửi vế Pháp bản báo cáo tình hình quân sự ở Đông
Dƣơng, đề nghị với Chính phủ Pháp hoặc ngƣng bắn trƣớc khi thƣơng
lƣợng, hoặc thƣơng lƣợng mà không ngƣng bắn trong lúc đó thì tích cực
chuẩn một đoàn quân tác chiến mới của Pháp, trang bị và tiền của Mĩ, để
tiến hành cuộc chiến tranh mới bằng những phƣơng tiện khổng lồ…
Ngày 22-4, quân ta làm chủ hoàn toàn sân bay Mƣờng Thanh, cắt đứt hoàn
toàn tiếp tế bằng đƣờng không của địch. Bộ chỉ huy mặt trận kêu gọi các
chiến sĩ Điện Biên Phủ đẩy mạnh phong trào “săn tây, bắn tỉa” và chuẩn bị
tiến công đợt 3. Ngoại trƣởng Anh và Pháp gặp nhau tại Pari bàn về kế
hoạch “Diều hâu”.
Ngày 23-4, tại Điện Biên Phủ, trận địa chiến hào của quân ta từ hai mũi
phía đông và phía tây cắt ngang sân bay đã gặp nhau.Tại Pari, ngoại trƣởng
Pháp và Anh gặp ngau bàn kế hoạch “Diều hâu”.
Ngày 26-4, Hội nghị Giơnevơ bàn về Triều Tiên và Đông Dƣơng khai mạc.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
137
Ngày 27-4, tại Điện Biên Phủ Đảng ủy mặt trận triệu tập Hội nghị Bí thƣ
đảng ủy các đại đoàn phê phán các hiện tƣợng “hữu khuynh tiêu cực”. Tổng
thống Mĩ và thủ tƣớng Anh đều từ chối việc can thiệp vào Đông Dƣơng.
Quyền chỉ huy cuộc hành quân Côngđo giao cho đại tá Đơ Cơrevơcơ- Tƣ
lệnh lực lƣợng ở Lào.
Ngày 1-5, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu, phía đông tiêu diệt cứ điểm C1,
505, 505A, phía tây tiêu diệt cứ điểm 311A, phía nam Hồng Cúm ta đánh
vào khu C tiêu diệt bộ phận sinh lực địch.
Ngày 3-5, Cônhi chỉ thị cho Đờ Cát một kế hoạch tháo chạy khác với tên
“Chim biển” (Albatros), Nava giao cho Đờ Cát tự đề ra thể thức và thời
gian cho cuộc hành quân. Nhƣng tất cả bọn sĩ quan chỉ huy Điện Biên Phủ
đều mất tin tƣởng. Đờ Cát quyết định ở lại với thƣơng binh.
Ngày 6-5, 20 giờ 30 phút tiếng nổ của khối bộc phá 1000 kg đặt trong lòng
đồi A 1 l hiệu lệnh tiến công.
Ngày 7-5, 2 giờ 30 phút lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân ta
tung bay trên cao điểm A 1. 17 giờ 30 phút lá cờ “Quyết chiến, quyết
thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm Đờ Cát chỉ huy địch. Tất cả
quân địch trong khu trung tâm đã đầu hàng. Đờ cát và cả ban tham
mƣu của hắn bị bắt. 24 giờ toàn bộ quân địch ở Hống Cúm gồm 2000 tên
rút chạy đã đầu hàng quân ta. Ngày 7-5-1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu
ác liệt, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
138
II. BẢNG THỐNG KÊ THIỆT HẠI CỦA TA VÀ ĐỊCH (1)
1. THỐNG KÊ NHỮNG TỔN THẤT VỀ NGƢỜI ( CỦA PHÁP)
TRONG THỜI KÌ TỪ 21 -11- 1953 ĐẾN 12- 3- 1954
CHỦNG
TỘC
CHẾT MẤT TÍCH BỊ THƢƠNG TỔNG
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG
Ngƣời
Âu
4
10
25
39
2
4
4
10
20
34
65
19
168
Bắc
Phi
1
27
28
10
10
21
169
190
228
Lê
Dƣơng
3
6
21
30
3
24
27
8
23
206
237
294
Ngƣời
bản đỊa
FTEO
(Thƣờng
trực)
(Bổ
xung)
1
29
7
29
8
2
35
4
37
4
9
4
112
79
121
83
187
95
Ngƣời
bản địa
FAVN
(Thƣờng
trực)
1
16
17
1
3
44
48
65
TỔNG
CỘNG
7
19
125
151
2
9
77
88
29
94
675
798
1037
1) Phần này có dựa theo tài liệu: Jules Roy – NXB 1994, Traän Ñieän Bieân Phuû,
Vieän Lòch söû Quaân söï Vieät Nam xuaát baûn, Haø Noäi, baûn dòch Buøi Ñình Keá.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
139
2. THỐNG KÊ NHỮNG TỔN THẤT VỀ NGƢỜI ( CỦA PHÁP)
TRONG THỜI KÌ TỪ 13-3- 1954 ĐẾN 5-5- 1954
CHỦNG
TỘC
CHẾT MẤT TÍCH BỊ THƢƠNG TỔNG
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG SĨ
QUAN
HẠ SĨ
QUAN
BINH
LINH
CỘNG
Ngƣời
Pháp
33
79
157
269
26
59
95
180
68
271
635
974
1423
Bắc
Phi
19
172
191
1
31
401
433
1
66
916
983
1607
Lê
dƣơng
18
56
244
318
19
64
655
738
41
120
1105
1266
2322
Châu phi
2
13
15
1
1
2
51
53
69
Ngƣời
bản địa
FTEO
Thƣờng
trực,
FAVN
Bổ xung
FTEO
3
15
3
2
246
40
40
261
46
42
4
152
57
41
156
57
41
4
42
8
11
913
98
84
955
110
95
1372
213
178
TỔNG
CỘNG
54
176
912
1142
46
158
1402
1606
114
520
3802
4436
7184
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
140
3. THỐNG KÊ NHỮNG TỔN THẤT CỦA PHÍA VIỆT NAM
( THEO ƢỚC TÍNH CỦA CƠ QUAN THAM MƢU PHÁP)
NGÀY
THÁNG
TRẬN ĐÁNH
(ĐỊA ĐIỂM)
ĐƠN VỊ THAM
CHIẾM
TỔN THẤT
13.3 Béatrice Trung đoàn 141 và
209
500
14.3 Gabrielle 36. 88, 102 1300
15.3 Phản kích 700
11- 12.3 Giải tỏa Béatrice 141, 209 80
21.3 Bản Lai 174 50
28.3 Hughettre 6 165 30
22.3 Ban Khan Lai 57 200
27.3 – 1.5 Isabelle 57 110
30- 31.3 Dominique
Eliane
36, 88 800
1-2. 4 Eliane 2 102 350
3-4.4 Hughette 141; 165 750
10-11.4 Eliane 98 250
16.4 Eliane 98 150
21-23.4 Hughette 36; 88 300
1-2.5 Isabelle 57 100
3.5 Isabelle 57 30
7.5 Isabelle 57 50
CỘNG 655O( quân)
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
141
Ƣơc tính thiệt hại các sƣ đoàn:
Có thể đối với sƣ đoàn 304 là 490 quân.
Sƣ đoàn 308 là: 2650 quân.
Sƣ đoàn 312 là: 2160 quân.
Sƣ đoàn 316 là 1250 quân.
Không phân định đơn vị: 1350 quân.
Cộng: 7900 quân.
Bị thƣơng khoảng: 15.000
Tổng cộng tổn thấtvề ngƣời là 23.000
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
142
III. HÌNH ẢNH(1)
H1: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng bàn chủ trƣơng chiến lƣợc Đông Xuân 1953- 1954
H2: Bộ tƣ lệnh bàn kế hoạch quân sự Đông Xuân 1953- 1954
1
) Nguồn: http:// www google. Com .vn./
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
143
H3:Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp báo cáo
tình hình và nhận chỉ thị của Bác Hồ
H4: Tại sở chỉ huy Mƣờng Phăng,
Đại tƣớng chỉ thị về trận địa tiến công và bao vây.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
144
H5: Bộ đội ta phá núi mở đƣờng
H6: Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
145
H7: Đoàn xe thồ trên đƣờng vào chiến dịch Điện Biên Phủ
H8: Quân ta vƣợt cầu Mƣờng Thanh
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
146
H9: Cằm cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên hầm tƣớng Đờ Cát
H10: Tƣớng Đờ Cát cùng toàn bộ tham mƣu bị bắt
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
147
H11: Quân địch lũ lƣợt ra hàng
H12: Chủ tịch Hồ Chí Minh thƣởng huy hiệu
Điện Biên Phủ cho chiến sĩ ta
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
148
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập T14 NXB: Chính trị Quốc
Gia H 2001.
2. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đảng toàn tập T15; NXB: Chính trị
Quốc Gia H 2001.
3. Lê Mậu Hãn (chủ biên), NXB: 2006, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam - tập 3
NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), NXB: 2006, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB:
Giáo dục
5. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; NXB: 2004; Điện Biên Phủ 50 năm nhìn lại;
NXB: Quân đội nhân dân
6. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp; NXB: 2004; Điện Biên Phủ; NXB: Quân đội
nhân dân
7. Đại tƣớng Võ Nguên Giáp, NXB: 2006, Tổng tập Hồi kí; NXB: Quân đội
nhân dân (Hữu Mai thể hiện)
8. Đại tƣớng Hoàng Văn Thái với chiến dịch Điện Biên Phủ; NXB: 2004; Tổ
chức bản thảo Nguyễn Duy Tƣờng, Võ Văn Tọa, NXB: Quân đội nhân dân.
9. Đại tƣớng Lê Trọng Tấn với chiến dịch Điên Biên Phủ, NXB: 2004, NXB:
Quân đội nhân dân.
10. Hồi kí Navarre Đông Dƣơng hấp hối, NXB: 2004, NXB: Công an nhân dân
(ngƣời dịch Phan Thanh Toàn)
11. Thời điểm của những sự thật (trích hồi kí Nava về Điện Biên Phủ/ Herri
Navarre. Ngd:Nguyễn Huy Cầu ); NXB:1994; NXB: Công an nhân dân
12. Đảng ủy quân sự Trung ƣơng – Bộ Quốc phòng (Trần Trọng Trung- chủ
biên); NXB: 2004; Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954
và Điện Biên Phủ; NXB: Quân đội nhân dân.
13. Phan Ngọc Liên; NXB: 2004; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toàn thƣ;
NXB: Từ điển bách khoa.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
149
14. Nhiều tác giả; NXB: 2004; Chiến thắng Điện Biên Phủ mốc vàng lịch sử
chân lý thời đại; NXB: Quân đội nhân dân.
15. Gia Đức, NXB: 2004, Điên Biên Phủ mốc vàng lịch sử, NXB: Quân đội nhân
dân.
16. Thƣợng tƣớng giáo sƣ Hoàng Minh Thảo; NXB: 2004; Điện Bien Phủ – Trận
thắng thế kỷ; NXB: Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
17. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội – Khoa lịch sử, NXB: 2004, Chiến thắng
Điên Biên Phủ, NXB: Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
18. PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Phƣơng châm chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng
trong chiến cuộc Đông – Xuân 1953 -1954 và Điện Biên Phủ; Tạp chí Lịch Sử
Đảng số 2/ 2004.
19. Trần Trọng Trung; NXB: 2004; Hai bộ thống soái trƣớc bàn cờ Điện Biên
Phủ; NXB: Quân đội nhân dân.
20. Trần Trọng Trung; NXB: 2004; Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu; NXB:
Quân đội nhân dân.
21. Trần Trọng Trung; Chỉ đƣợc đánh thắng; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004.
22. Trần Trọng Trung; Trận quyết chiến lƣợc cuối cùng; Tạp chí Lịch Sử Đảng
số 3/ 2004.
23. Trần Trọng Trung; Những bƣớc cờ chiến lƣợc đầu tiên; Tạp chí Lịch Sử
Đảng số 2/ 2004
24. Trần Trọng Trung; Lần thứ bảy Pari thay tƣớng; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/
2004
25. GS; TS Trịnh Nhu. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng vá Bác Hồ
trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004.
26. TS Bùi Thị Thu Hà; Chiến thắng Điện Biên Phủ – Một biểu hiện của tƣ
tƣởng “lấy sức ta mà giải phóng cho ta”. Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004.
27. Vũ Dƣơng Ninh; Chiến cuộc Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế những
năm 1950, Tạp chí nghiên cứu Lịch Sử số 3/ 2004.
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
150
28. Tƣ liệu mới về chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ của bộ tổng tƣ lệnh; Cục
lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng, Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004
29. Trần Trọng Thơ; Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ”; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004
30. PGS Lê Thế Lạng; Chiến dịch Điện Biên Phủ trong các giáo trình lịch sử
Đảng- mấy ý kiến đề nghị, Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004.
31. Nguyễn Tố Uyên; Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với Chiến thắng Điện Biên
Phủ; Tạp chí Lịch Sử Đảng số 3/ 2004.
32. Gs Trần Văn Giàu; Tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ; Tạp chí nghiên
cứu Lịch Sử số 3/ 2004
33. Cao Văn Lƣợng; Chiến thắng Điện Biên Phủ- thành quả của ý trí và quyết
tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và hòa bình; Tạp chí
nghiên cứu Lịch Sử số 3/ 2004
34. Thƣợng tƣớng giáo sƣ Hoàng Minh Thảo; Chiến thắng Điện Biên Phủ- sức
mạnh chính trị, tinh thần và trí tuệ Việt Nam; Tạp chí nghiên cứu Lịch Sử số 4/
2004.
35. Trịnh Vƣơng Hồng; NX:B 2005, Điên Biên Phủ – hợp tuyển công trình
nghiên cứu khoa học, NXB: Chính trị quốc gia.
36. Đại tá, TS Phan Huy Dƣơng, Đại tá, ThS Phan Bá Toàn (đồng chủ biên)
NXB 2005, Ba mƣơi năm chiến tranh giải phóng những trận đánh đi vào lịch sử,
NXB Công an nhân dân.
37. Đại tá Kiều Bách Tuấn, Đại tá Trịnh Ngọc Nghi, Trung úy Bùi Thu Hƣơng
(đồng chủ biên), NXB: 2007, Chiến dịch Việt Bắc, NXB: Quân đội nhân dân.
38. ) Lê Phụng Hoàng; 2007; Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới
thứ hai (Tập1: 1945 – 1975), Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Archimedes L.A.PATTI; NXB: 1995; Why VIET NAM? (Tại sao Việt
Nam?) NXB: Đà Nẵng.
40. Jean Pouget; NXB: 2004; Tƣớng Nava với trận Điện Biên Phủ (ng.d: Lê
Kim); NXB: Công an nhân dân
GVHD: ThS. Dương Văn Huề SVTH: Nguyễn Thị Diêm
151
41. Roger Bruge; NXB: 2004; Điện Biên Phủ từ góc nhìn của nggƣời lính Pháp;
NXB Thông Tấn ( ngƣời dịch: Ngữ Phan)
42. Jules Roy – NXB: 1994, Trận Điện Biên Phủ, Viện Lịch sử Quân sự Việt
Nam xuất bản, Hà Nội, bản dịch Bùi Đình Kế.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyenthidiem.pdf