Khóa luận Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay

PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai ngoài việc xác định lãnh thổ còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nên việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, tiến dần tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng làm cho nhu cầu sử dụng đất của người dân và các thành phần kinh tế khác ngày một tăng cao dẫn đến tình hình biến động đất đai ngày một diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn. Hòa chung xu thế cả nước, trong những năm gần đây tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đạ Tẻh nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, thương mại-dịch vụ nên đã dần thay đổi về diện mạo của huyện. Những thay đổi này dẫn đến việc biến động đất đai trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp và đa dạng. Mặc khác, trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chỉnh lý biến động đất đai là việc hết sức quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải cập nhật liên tục, chỉnh lý thường xuyên biến động đất đai trên hồ sơ địa chính để đánh giá, phản ánh kịp thời biến động đất đai. Từ đó nhà nước điều chỉnh biến động và đề ra những phương án để quản lý tốt nguồn tài nguyên đất, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất, lợi ích cao nhất. Bên cạnh đó, huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng là một huyện nông lâm nghiệp thuộc vùng kinh tế mới của vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn đô thị hóa huyện đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định. Cùng với xu thế đó, đất đai biến động thường xuyên, liên tục do nhu cầu của người sử dụng đất ngày càng tăng cao. chính vì thế, tình hình biến động đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp, làm cho quỹ đất chưa được bảo vệ và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện là công tác rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh -tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay”. I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU I.2.1 Mục đích: - Đánh giá tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính. - Thông qua chỉnh lý biến động nhằm nắm chắc quỹ đất, phân bổ và quản lý thống nhất, có hiệu quả. - Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng từ đó giúp cho công tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, làm cơ sở cho định hướng quy hoạch và phân bổ hợp lý đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh. - Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên nhân tăng giảm của từng loại đất, giúp các nhà quản lý nắm bắt được cơ cấu diện tích, vị trí các loại đất cụ thể tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện. - Đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Nhà nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở hoạch định quản lý thống nhất, có hiệu quả cao. Đặc biệt tránh tình trạng cấp trùng thửa trên nhiều GCNQSDĐ. I.2.2 Yêu cầu: - Các thông tin cập nhật phải đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình hình khách quan, không thêm bớt thửa, không tùy ý thêm chỉ tiêu loại đất, đối tượng sử dụng đất, phải đúng với hướng dẫn quy định. - Giữa bản đồ và hệ thống sổ bộ phải đảm bảo sự đồng bộ về thông tin và nội dung. - Số liệu chỉnh lý phải phản ánh đúng thực tế và sửa chữa kịp thời những sai xót trước đây. - Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, giữ nguyên được thông tin cũ, cập nhật được thông tin mới. - Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép biến động và cấp GCNQSDĐ hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ đồng thời phải thực hiện đúng với quy định và hướng dẫn. - Khi thực hiện chỉnh lý biến động, phải thực hiện đồng bộ trên toàn bộ hồ sơ địa chính, đồng thời phối hợp đồng bộ giữa ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quy trình chỉnh lý, cập nhập biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng. Hồ sơ địa chính. Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005, 2006, 2007 đến nay. Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. Các loại hình biến động đất đai. I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 4 tháng, từ ngày 05 tháng 04 năm 2010 đến ngày 05 tháng 08 năm 2010. Phạm vi không gian: Nghiên cứu biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến tháng 06 năm 2010 để chỉnh lý biến động. I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN Việc thực hiện đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính xác hơn và đề xuất những phương hướng khắc phục nhược điểm trong công tác chỉnh lý biến động và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính.

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 0,01 ha so với năm 2008 do sai số trong đo đạc. Đất nông nghiệp giảm 174,77 ha nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên: 94,25%. Trong đó, đa phần là đất lâm nghiệp, chủ yếu là các rừng tràm do hộ gia đình cá nhân quản lý. Tập trung chủ yếu ở các xã: Hương Lâm: 7.825,2 ha, Triệu Hải: 6.138,7 ha, Đạ Pan 5.791,5 ha và một số xã khác: An Nhơn, Đạ Lây… Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 15.267,32 ha, chủ yếu là trồng lúa, hoa màu tập trung nhiều ở các xã An Nhơn, Hà Đông… Đất phi nông nghiệp tăng 323,56 ha chủ yếu là đất chuyên dùng, đất ở và đất sông suối mặt nước chuyên dùng và đất ở. Diện tích đất chuyên dùng năm 2010 tăng 551,55 ha so với năm 2009 do lấy 1 phần diện tích đất sông suối mặt nước chuyên dùng sang. Đất ở chiếm diện tích lớn ở khu vực nông thôn với 261,05 ha. Cho thấy tình hình chuyển mục đích đế xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện trong năm vừa qua tăng cao, cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đất chưa sử dụng giảm 148,79 ha do chuyển qua đất nông nghiệp và phần diện tích lớn của hồ Đạ Hàm thuộc xã An nhơn chuyển qua đất có mặt nước chuyên dùng. III.3.2 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH GIAI ĐOẠN 2004-2009 Bảng 10: Biến động các nhóm đất chính giai đoạn 2004-2009. Chỉ têu Năm 2004 Năm 2009 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích 52.419,3 52.419, 64 0,34 Đất nông nghiệp 49.625 49.407,76 - 217,24 Đất phi nông nghiệp 2.079 2.692,30 + 613,30 Đất chưa sử dụng 715,34 319,58 - 395,76 (Nguồn: Phòng TN-MT huyện Đạ Tẻh) Hình 7: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại đất chính giai đoạn 2004-2009 (so sánh 2 năm). Năm 2009, tổng diện tích tự nhiên tăng 0,34 ha so với năm 2004, chủ yếu do sai số trong đo đạc và 1 phần do sạt lở đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp giảm 217,24 ha, phần lớn diện tích giảm này chuyển qua đất phi nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 613,30 ha, đất chưa sử dụng giảm 395,76 ha. Cụ thể: + Đất sản xuất nông nghiệp tăng 4.836,72 ha do 5.077,65 ha diện tích đất lâm nghiệp chuyển qua. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng tăng 23,67 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng cũng do 434,79 ha đất chưa sử dụng chuyển sang (phần đất sản xuất nông nghiệp cũng chuyển một phần qua đất phi nông nghiệp). + Đất ở tăng 62,31 ha, đất chuyên dùng tăng 797,26 ha, các loại đất khác thuộc đất phi nông nghiệp cơ bản cũng tăng. Phần diện tích tăng này chủ yếu lấy từ đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang và 1 phần lấy từ diện tích các loại đất khác. Nhìn chung, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng trong giai đoạn 2004-2009 biến động diễn ra khá phổ biến. Xu thế biến động chung: đất nông nghiệp có xu thế giảm, đất phi nông nghiệp có xu thế tăng, đất chưa sử dụng giảm dần. Do vậy, công tác chỉnh lý biến động về chuyển mục đích sử dụng trong thời gian qua chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp. III.3.3 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2004-2009 Bảng 11: kết quả thống kê các dạng biến động đất đai trên đại bàn huyện Đạ Tẻh-tỉnh Lâm Đồng từ 2004 đến tháng 6-2010. Năm Chuyển nhượng QSDĐ Chuyển mục đích SDĐ Tặng cho, thừa kế QSDĐ Tách, hợp thửa Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ Thế chấp QSDĐ 2004 1.554 29 35 412 31 267 2005 956 60 12 196 45 245 2006 841 263 98 147 110 314 2007 589 184 39 210 81 371 2008 531 91 143 118 156 429 2009 673 136 55 149 123 397 6 tháng đầu 2010 379 83 67 92 81 312 (Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Đạ Tẻh) Ta thấy tình hình đăng ký biến động trong thời gian qua khá nhiều và không đồng đều giữa các dạng hồ sơ đăng ký biến động, tổng cộng có 11.104 hồ sơ đăng ký biến động, trong đó: + chuyển nhượng: 5.523 trường hợp. + Chuyển mục đích: 846 trường hợp. + Tặng cho, thừa kế: 449 trường hợp. + Tách, hợp thửa: 1.324 trường hợp. + Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ: 627 trường hợp. + Thế chấp GCNQSDĐ: 2.335 trường hợp. Hình 8: thống kê tình hình đăng ký biến động từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2010. III.4 CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI III.4.1 Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện theo quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND về việc ban hành quy định về trình tự giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Đạtẻh. Khi thực hiện mọi biến động về đất đai trừ đăng ký thế chấp hoặc đăng ký xóa chấp thì hồ sơ cần có sơ đồ trích thửa hoặc trích đo địa chính. Do vậy người có nhu cầu cần phải làm hợp đồng dịch vụ trích lục, trích đo địa chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký biến động. Nếu các yếu tố nội dung của thửa đất không biến động so với bản đồ địa chính hoặc so với GCNQSDĐ thì yêu cầu trích thửa. Nếu các yếu tố nội dung của thửa đất có biến động so với bản đồ địa chính hoặc so với GCNQSDĐ thì yêu cầu trích đo. Trình tự thủ tục: + Người sử dụng đất đi công chứng hợp đồng (nếu có) tại cơ quan công chứng + Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại VPĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên − Môi trường + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; công khai hồ sơ; trích lục hoặc trích đo bản đô địa chính (nếu có); chỉnh lý GCNQSDĐ đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; chuyển số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo thuế đến người sử dụng đất (hoặc Uỷ ban nhân dân xã để gửi đến người sử dụng đất); chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên − Môi trường. HĐND-UBND huyện Cơ quan công chứng -Thẩm tra HS -Công khai HS -Trích lục, trích đo Phòng Tài nguyên − Môi trường Văn phòng đăng ký thuộc Phòng TN - MT Hộ gia đình, cá nhân - GCNQSDĐ - Hồ sơ không đủ điều kiện Giấy báo thuế Số liệu địa chính -Kiểm tra HS -Lập tờ trình Hồ sơ đăng ký Cơ quan thuế + Phòng Tài nguyên − Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và lập tờ trình trình Uỷ ban nhân dân Quận phê duyệt; chỉnh lý GCNQSDĐ đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền. Chỉnh lý bản đồ địa chính. Chỉnh lý GCNQSDĐ. Vào sổ theo dõi biến động. Chỉnh lý sổ địa chính. Chỉnh lý sổ mục kê. Chỉnh lý sổ cấp GCN. Sơ đồ 1: Quy trình đăng ký biến động. III.4.2. Phân loại biến động đất đai và nguyên tắc chỉnh lý biến động. 1. Phân loại biến động đất đai a. Phân loại theo tính pháp lý Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có biến động hoặc khai báo không đúng qui định pháp luật. Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b. Phân loại theo quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có các loại biến động sau: (1) Chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: Thông tin về chủ sử dụng đất, nếu chuyển đổi không trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ. (2) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng, nếu chuyển nhượng không trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ. (3) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. (4) Xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Văn ban thanh lý hoặc hợp đồng đã có xác nhận thanh lý của bên thuê. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông tin chỉnh lý: thông tin về xoá đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. (5) Thừa kế quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Di chúc, biên bản phân chia thừa kế, bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế QSDĐ của toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là duy nhất. GCNQSDĐ. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng, nếu thừa kế không trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ. (6) Tặng cho quyền sử dụng đất Hồ sơ đăng ký gồm: Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. GCNQSDĐ. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về chủ sử dụng, nếu tặng cho không trọn thửa thì chỉnh lý thêm thông tin về thửa đất và thông tin về GCNQSDĐ. (7) Đăng ký thuế chấp,bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng thuế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ. GCNQSDĐ. Thông tin chỉnh lý: thông tin về thuế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. (8) Đăng ký xóa thuế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng đã có xác nhận hoặc văn bản xác nhận của bên thuế chấp, bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. GCNQSDĐ. Thông tin chỉnh lý: thông tin về xoá đăng ký thuế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất. (9) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ. GCNQSDĐ. Thông tin chỉnh lý: thông tin về góp vốn bằng quyền sử dụng đất. (10) Đăng ký xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Hợp đồng chấm dứt góp vốn. GCNQSDĐ. Thông tin chỉnh lý: thông tin về xoá góp vốn bằng quyền sử dụng đất. (11) Chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đăng ký chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất. Hợp đồng thuê đất GCNQSDĐ. Thông tin chỉnh lý: thông tin về GCNQSDĐ. (12) Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép. Hồ sơ đăng ký gồm: Tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. GCNQSDĐ. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về chuyển mục đích sử dụng đất. Lưu ý: Chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất sau 20 ngày nộp hồ sơ đăng ký mà không có thông báo của VPĐKQSDĐ về việc không được chuyển mục đích sử dụng đất. Thời gian thực hiện từ khi VPĐKQSDĐ nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi người sử dụng đất nhận được GCNQSDĐ đã chỉnh lý là 18 ngày. (13) Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép. Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. GCNQSDĐ. Bản đồ hiện trạng vị trí. Thông tin chỉnh lý: thông tin về mục đích sử dụng đất. (14) Đăng ký biến động đối với trường hợp người sử dụng đất đổi tên, giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhên, thay đổi về quyền và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Hồ sơ đăng ký gồm: Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng đất. GCNQSDĐ. Các giấy tờ pháp lý khác có liên quan: Trường hợp đổi tên: nộp bản sao hộ khẩu, quyết định đổi tên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thay đổi nghĩa vụ tài chính: nộp chứng từ tài chính. Trường hợp thay đổi hạn chế quyền: nộp giấy tờ hạn chế quyền (nếu có). Thông tin chỉnh lý: thông tin về GCNQSDĐ, thông tin về chủ sử dụng, thông tin về về thửa đất (tùy từng trường hợp cụ thể). Ghi chú: Thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai phải tính theo ngày làm việc. 2. Nguyên tắc chỉnh lý biến động Thủ tục đăng ký biến động chỉ được thực hiện đối với những người sử dụng đất được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải làm thủ tục để đăng ký biến động. Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo các chế độ sau: Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tra tình hình biến động đất đai. Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai, nộp hồ sơ đầy đủ, đúng nơi qui định. III.4.3 Thẩm quyền chỉnh lý biến động. 1. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì đăng ký biến động tại VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT. Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ, VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT sẽ thực hiện giải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp GCN) theo nhu cầu của đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý. Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT sẽ tiến hành gởi thông báo về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích…) đến VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT và UBND xã, phường, thị trấn để cập nhật chỉnh lý cho đồng bộ. 2. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp huyện. Trường hợp biến động mà đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư thì đăng ký biến động tại VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT. Sau thẩm tra nếu hồ sơ hợp lệ, VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT sẽ thực hiện giải quyết biến động (chỉnh lý GCN hoặc cấp GCN) theo nhu cầu của đối tượng sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý. Sau đó căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT sẽ tiến hành gởi thông báo về việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích…) đến VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT và UBND xã, phường, thị trấn để cập nhật chỉnh lý cho đồng bộ. 3. Chỉnh lý biến động thuộc thẩm quyền cấp xã. Căn cứ vào thông báo cập nhật chỉnh lý biến động và các giấy tờ khác kèm theo (sơ đồ thửa đất, bản sao GCN, quyết định chuyển mục đích…) do VPĐKQSDĐ thuộc sở TN-MT và VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN-MT gởi đến. Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành cập nhật chỉnh lý vào sổ theo dõi biến động, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, còn đối với các trường hợp biến động có thay đổi diện tích thửa đất (tách, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên…) ngoài việc chỉnh lý trên sổ bộ địa chính còn phải chỉnh lý thêm vào bản đồ địa chính. III.4.4 Quy trình chỉnh lý biến động. Chỉnh lý biến động là chỉnh lý những thay đổi về thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi được xét duyệt cấp GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính ban đầu. Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện khi có quyết định cho phép biến động. Do đó trên thực địa đã thay đổi nhưng do người sử dụng đất không đăng ký thì chưa chỉnh lý biến động. Khi nhận được hồ sơ đăng ký biến động của người sử dụng đất, qua thẩm ttra nếu hồ sơ hợp lệ thì VPĐKQSDĐ sẽ tiến hành chỉnh lý trên GCNQSDĐ và trả kết quả chỉnh lý cho người sử dụng đất dưới dạng GCNQSDĐ mới (đối với trường hợp có thu hồi GCNQSDĐ), hoặc GCNQSDĐ đã có chỉnh lý (đối với trường hợp chuyển mục đích, sai sót nội dung ghi trên GCNQSDĐ, thế chấp…) đồng thời lưu lại hồ sơ. Căn cứ vào hồ sơ lưu, VPĐKQSDĐ sẽ vào sổ theo dõi biến động và chỉnh lý trên bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp GCNQSDĐ. Hồ sơ biến động Bản đồ địa chính Sổ theo dõi biến động Giấy CNQSDĐ Sổ mục kê Sổ địa chính Cấp mới GCNQSDĐ Chỉnh lý GCNQSDĐ Thu hồi GCNQSDĐ Sổ cấp GCNQSDĐ Biểu thống kê biến động đất Biểu 01-TKĐĐ Biểu 02-TKĐĐ Biểu thông báo biến động Sơ đồ 2: Sơ đồ chỉnh lý biến động. 1. Chỉnh lý bản đồ địa chính. Các loại biến động: tách hoặc hợp thửa, hay diện tích thửa đất có thay đổi so với diện tích ban đầu (thửa đất bị sạt lở tự nhiên, có sự thay đổi hành lang,…) thì tiến hành chỉnh lý trên bản đồ. Dụng cụ chỉnh lý: viết mực đỏ, thước có chia centimét. Tách thửa: Căn cứ vào chiều dài các cạnh của thửa sau thay đổi, sẽ quy đổi kích thước các cạnh theo một tỷ lệ có cùng tỷ lệ của tờ bản đồ địa chính. Tiến hành vẽ một đường màu đỏ tách thửa đất thành hai thửa đất mới. + Nếu hai thửa đất mới được cấp hai GCNQSDĐ mới: Hai thửa đất mới sẽ được đánh là hai số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ. + Trường hợp một thửa vẫn thuộc GCNQSDĐ cũ và một thửa được cấp GCNQSDĐ mới thì một thửa sẽ được giữ nguyên số hiệu thửa cũ (thửa nằm trên GCNQSDĐ cũ), và một thửa sẽ được đánh số hiệu thửa mới tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ (thửa được cấp GCNQSDĐ mới). Ví dụ 1: Thửa đất số 25, tờ bản đồ số: 06, đất trồng cây hàng năm (CHN), diện tích 5.000 m2; tách ra thành 3 thửa mới: 219; 220; 221. Trong đó thửa 220 chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nông thôn (ONT), diện tích 400 m2. (Ta chỉnh lý đồng thời tách thửa và chuyển mục đích). Hình 9: Chỉnh lý tách thửa. CHN 219 CHN 2.000 25 5.000 ONT 220 400 CHN 221 2.600 Hợp thửa: Sử dụng ký hiệu dấu mũi tên hai chiều (↔) để thể hiện cho trường hợp hợp các thửa lại với nhau. Ký hiệu này được vẽ bằng mực đỏ và vẽ vuông góc với các cạnh chung của các thửa cần hợp. Số hiệu thửa của thửa mới hợp thành là số thửa tiếp theo số thửa cuối cùng của tờ bản đồ. Ví dụ 2: Thửa đất 24, tờ bản đồ số: 06, diện tích: 2000 m2, đất trồng cây hàng năm và thửa đất số: 26, tờ bản đồ số: 06, diện tích: 1000 m2, đất trồng cây lâu năm (CLN) hợp thành thửa 223, có diện tích: 3.000 m2, đất trồng cây hàng năm. (ta chỉnh lý đồng thời hợp thửa và chuyển mục đích). Hình 10: Chỉnh lý hợp thửa. CHN 24 DT CHN 223 DT CLN 26 DT Góc dưới phải của mỗi tờ bản đồ địa chính có một bảng gồm hai cột: một cột là số hiệu thửa thêm (số hiệu thửa của các thửa sau biến động), cột còn lại là số hiệu thửa gốc (số hiệu thửa của thửa trước khi biến động). Khi các thửa đất sau biến động đã có số hiệu thửa mới thì cập nhật các số hiệu thửa này vào bảng trên bằfhng mực đỏ. Hình 11: Cập nhật số hiệu thửa vào bảng. Số hiệu thửa thêm Số hiệu thửa gốc 219 220 221 25 223 24-26 (lấy từ 2 ví dụ trên) Trường hợp diện tích thửa đất thay đổi diện tích so với ban đầu do sạt lở tự nhiên, sai số trong đo đạc quá lớn hoặc do những nguyên nhân khách quan khác thì tiến hành chỉnh lý bằng cách dùng mực đỏ gạch ngang diện tích cũ, đồng thời cập nhật diện tích mới vào bản đồ vào kế bên diện tích cũ. Ví dụ 3: Thửa đất số: 95, tờ bản đồ số 06, thuộc đất cây hàng năm (CHN); có diện tích ban đầu là: 9.876 m2, do sạt lở tự nhiên diên tích còn lại thực tế là 8.977 m2, ta tiến hành chỉnh lý như sau: Hình 12: Chỉnh lý diện tích. CHN 95 9.876 8.977 2. Chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai. Cột số thứ tự: Ghi số thứ tự theo trình tự thời gian vào sổ của các trường hợp đăng ký biến động về sử dụng đất từ số 01 cho đến hết mỗi năm. Cột ghi tên và địa chỉ của người đăng ký biến động: - Trường hợp người sử dụng đất trực tiếp đăng ký biến động về sử dụng đất, thì ghi rõ họ tên và địa chỉ của người sử dụng đất. - Trường hợp người đăng ký biến động về sử dụng đất là người đại diện cho người sử dụng đất thì ghi rõ họ, tên, số CMND của người đăng ký, ghi vào dòng tiếp theo “đại diện cho…”. c. Cột thời điểm đăng ký biến động: Ghi chính xác ngày, tháng, năm và giờ, phút đăng ký. Ghi theo dạng “ngày…/…/…” và “…(ghi giờ)g…(ghi phút)”. d. Cột thửa đất biến động: Ghi số thứ tự tờ bản đồ địa chính, số thứ tự thửa đất trước khi có biến động về sử dụng đất hoặc của thửa đất mới tạo thành. Cột nội dung biến động: Ghi thông tin biến động về sử dụng đất: Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất: Trường hợp chuyển đổi QSDĐ: Ghi “Chuyển đổi cho ông (bà, hộ gia đình)…” đối với trường hợp chuyển đổi QSDĐ cả thửa đất, “Chuyển đổi diện tích…m2 đất cho ông (bà, hộ gia đình)…, thửa đất còn lại số…, thửa đất đã chuyển đổi số…” đối với trường hợp chuyển đổi QSDĐ một phần thửa đất. Trường hợp chuyển nhượng QSDĐ: Ghi “Chuyển nhượng cho ông (bà, tổ chức kinh tế)…” đối với trường hợp chuyển nhượng QSDĐ cả thửa đất, “Chuyển nhượng diện tích…m2 đất cho ông (bà, tổ chức kinh tế)…, thửa đất còn lại số…, thửa đất đã chuyển nhượng số…” đối với trường hợp chuyển nhượng QSDĐ một phần thửa đất. Trường hợp để thừa kế (tặng cho) QSDĐ: “Để thừa kế (tặng cho) cho ông (bà, hộ gia đình, tổ chức)…” đối với trường hợp để thừa kế (tặng cho) QSDĐ cả thửa đất, “Để thừa kế (tặng cho) diện tích…m2 đất cho ông (bà, hộ gia đình, tổ chức)…, thửa đất còn lại số…, thửa đất đã chuyển quyền số…” đối với trường hợp để thừa kế (tặng cho) QSDĐ một phần thửa đất. Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ: “Thế chấp bằng cả thửa đất (hoặc diện tích …m2) với ngân hàng(hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế)…,”. Trường hợp góp vốn bằng QSDĐ: “Góp vốn bằng cả thửa đất (hoặc diện tích …m2) với công ty (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế)…,”. Trường hợp xóa thế chấp (góp vốn) bằng QSDĐ: “Đã xóa đăng ký thế chấp (góp vốn)”. Trường hợp tách thửa: “Thửa đất tách ra thành…, trong đó thửa 1 có số thứ tự… với diện tích…m2, thửa 2 có số thứ tự… với diện tích …m2, thửa 3 có số thứ tự… với diện tích …m2,…”. Trường hợp hợp thửa: “Thửa đất hợp thành từ… thửa, gồm các thửa có số thứ tự là…, …, …”. Trường hợp người sử dụng đất đổi tên: “Người sử dụng đất đổi tên là…”. Trường hợp thửa đất sạt lở tự nhiên: “Sạt lở tự nhiên cả thửa đất (hoặc diện tích…m2 đất)” Trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ: “Cấp lại GCNQSDĐ do bị mất (hoặc cấp đổi GCNQSDĐ do bị rách nát) có số phát hành là…”. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dung đất: “Mục đích sự dụng đất (hoặc thời hạn sử dụng đất) sau khi CNQSDĐ thay đổi là …”. 3. Chỉnh lý sổ mục kê - Các nội dung thay đổi phải được gạch bằng mực đỏ. - Trường hợp thửa đất có thay đổi diện tích mà không tạo thửa đất mới, thay đổi số thứ tự thửa đất, thay đổi tên người sử dụng, quản lý, thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý, mục đích sử dụng thì gạch vào nội dung đã thay đổi và ghi nội dung mới vào cột ghi chú của trang sổ. Trường hợp tách thửa: + Gạch vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ. + Ghi “tách thửa” và ghi số thứ tự của các thửa đất mới tách vào cột ghi chú, đồng thời ghi nội dung thông tin về các thửa đất mới tách vào dòng trống kế tiếp trên trang sổ cho tờ bản đồ địa chính. Trường hợp hợp thửa: + Gạch vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ. + Ghi “hợp thửa” và ghi số thứ tự của các thửa đất mới vào cột ghi chú, đồng thời ghi nội dung thông tin về các thửa đất mới vào dòng trống kế tiếp trên trang sổ cho tờ bản đồ địa chính. Trường hợp thay đổi số hiệu của tờ bản đồ địa chính: + Trường hợp thay đổi số hiệu của tờ bản đồ địa chính mà không thay đổi số thứ tự của thửa đất thì gạch bỏ số thứ tự cũ của tờ bản đồ và ghi số hiệu mới của tờ bản đồ vào vị trí kế tiếp bên phải của số hiệu cũ đã gạch. + Trường hợp thay đổi số hiệu của tờ bản đồ địa chính mà có làm thay đổi số thứ tự của thửa đất thì gạch các trang sổ mục kê đất đai và ghi cho tờ bản đồ đó và lập trang sổ mục kê đất đai mới cho tờ bản đồ đó. Trường hợp các đối tượng chiếm đất mà không hình thành thửa đất có thay đổi tên, loại đối tượng quản lý, thay đổi ranh giới tính diện tích thì gạch vào nội dung đã thay đổi và ghi nôi dung mới vào cột ghi chú. 4. Chỉnh lý sổ địa chính. a. Trường hợp chuyển QSDĐ. Trường hợp chuyển QSDĐ đối với cả thửa đất. + Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại mục II trên trang sổ của người chuyển QSDĐ. + Ghi nội dung biến động tại mục III trên trang sổ của người chuyển QSDĐ. + Sau đó ghi thửa đất đã chuyển quyền vào mục II trên trang sổ của người nhận quyền QSDĐ, trường hợp có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì ghi vào mục III trên trang sổ đó. + Nội dung biến động được ghi tại mục III trên trang sổ của người chuyển QSDĐ: Trường hợp chuyển đổi QSDĐ: Ghi “Chuyển đổi cho ông (hoặc bà, hộ gia đình) … theo hồ sơ số…”. Trường hợp chuyển nhượng QSDĐ: Ghi “Chuyển nhượng cho ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … theo hồ sơ số…”. Trường hợp để thừa kế (tặng cho) QSDĐ: Ghi “Để thừa kế (tặng cho) ông (hoặc bà, hộ gia đình, tổ chức) … theo hồ sơ số…”. Trường hợp để thừa kế QSDĐ cho nhiều người cùng sử dụng đất thì ghi tên của tất cả những người nhận thừa kế. Nếu thừa kế QSDĐ cho nhiều người và tại thời điểm đăng ký vẫn chưa xác định được đầy đủ tên của những người nhận thừa kế thì ghi tên của những người thừa kế đã được xác định sau đó ghi “và một số người thừa kế khác chưa được xác định”. Trường hợp chuyển quyền QSDĐ đối với một phần thửa đất. + Gạch bằng mựa đỏ vào dòng ghi thửa đất đã chuyển quyền tại mục II trên trang sổ của người chuyển QSDĐ và ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích còn lại không chuyển quyền của thửa đất cũ vào dòng kế tiếp tại mục II trên trang sổ đó. + Tại mục III trên trang sổ của người chuyển QSDĐ ghi nội dung biến động giống với trường hợp chuyển QSDĐ đối với cả thửa đất, sau đó ghi thêm “đối với thửa đất số … có diện tích … m2, phần đất còn lại là thửa đất số … có diện tích … m2”. + Ghi thông tin về thửa đất mới là phần diện tích đã chuyển quyền vào mục II trên trang sổ của người nhận chuyển QSDĐ, trường hợp có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì ghi vào mục III trên trang sổ đó. b. Trường hợp tách thửa hoặc hợp thửa Hợp thửa + Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi các thửa đất cũ sẽ hợp thành thửa đất mới tại mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. + Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung biến động “Hợp các thửa đất số …; …;… thành thửa đất số…theo hồ sơ số …”. + Ghi thông tin về thửa đất mới hợp thành vào mục II trên trang sổ của người sử dụng đất, trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại mục III trên trang sổ đó. Tách thửa + Gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi các thửa đất cũ sẽ tách thành thửa đất mới tại mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. + Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung biến động “tách các thửa đất số …; …;… thành các thửa đất số…; …; … theo hồ sơ số …”. + Ghi thông tin về thửa đất mới tách ra từ thửa đất cũ theo mục II trên trang sổ của người sử dụng đất, trường hợp thửa đất cũ có ghi chú về thửa đất hoặc QSDĐ thì gạch ghi chú đó bằng mực đỏ và ghi lại theo số thứ tự thửa đất mới tại mục III trên trang sổ đó. c. Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng. - Gạch bằng mực đỏ tại dòng của thửa đất và tại cột thứ tự của thửa đất, số hiệu tờ bản đồ, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng tương tứng với nội dung có thay đổi tại mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. - Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung biến động: Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất: “ Số thứ tự mới của thửa đất là…”. Trường hợp thay đổi số thứ tự tờ bản đồ: “ Số thứ tự mới của tờ bản đồ là…”. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: “ Chuyển mục đích sử dụng sang … theo hồ sơ số …”. Trường hợp gia hạn sử dụng đất: “ Gia hạn sử dụng đất đến ngày …/…/ … theo hồ sơ số …”. d. Trường hợp người sử dụng đất đổi tên. - Gạch bằng mực đỏ vào tên của người sử dụng đất. - Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung biến động: “Người sử dụng đất được đổi tên là … theo hồ sơ số …”. e. Trường hợp cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ. - Khi người sử dụng đất khai báo GCNQSDĐ bị mất thì ghi vào mục III của trang sổ: “Khai báo GCNQSDĐ bị mất ngày …/…/…”. - Gạch bằng mực đỏ tại dòng của thửa đất và tại cột số phát hành GCNQSDĐ, số vào sổ cấp GCNQSDĐ tại mục II trên trang sổ của người sử dụng đất. - Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nội dung biến động: “Cấp lại GCNQSDĐ do bị mất (Cấp đổi GCNQSDĐ do bị rách nát), số phát hành là …, số vào hồ sơ là … theo hồ sơ số …”. f. Trường hợp sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ Ghi thông tin biến động tại mục III: “Nội dung về … có sai sót, nay đính chính là … theo hồ sơ số …”. g. Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ, góp vốn QSDĐ Tại mục III trên trang sổ của người sử dụng đất ghi nôi dung biến động Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ: Ghi “Thế chấp bằng QSDĐ với ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế) … theo hồ sơ số…”. Trường hợp xóa thế chấp bằng QSDĐ: Ghi “Đã xóa thế chấp ngày …/…/… theo hồ sơ số…”. Trường hợp góp vốn bằng QSDĐ có hình thành pháp nhân mới: Ghi “Góp vốn hình thành công ty (hoặc tổ chức kinh tế) … theo hồ sơ số…”. Nếu góp vốn bằng QSDĐ mà không hình thành pháp nhân mới: Ghi “Góp vốn bằng QSDĐ với công ty (hoặc ông, bà, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) … theo hồ sơ số…”. Trường hợp xóa góp vốn bằng QSDĐ: Ghi “Đã xóa đăng ký góp vốn ngày …/…/… theo hồ sơ số …”. 5. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Sau khi Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nhận được đơn đăng ký biến động qua thẩm tra nếu đủ điều kiện thì sẽ tiến hành chỉnh lý GCN. Việc chỉnh lý được thực hiện trên trang bốn của GCNQSDĐ, khi trang bốn đã kín chỗ thì chỉnh lý trên trang bổ sung được lập kèm theo. - Đối với những sai sót do tác nghiệp chuyên môn như: sai về thông tin của người sử dụng, sai về số hiệu thửa, mục đích sử dụng, diện tích… khi người sử dụng đề nghị thì phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký biến động làm cơ sở chỉnh lý trên GCNQSDĐ. - Đối với những sai sót do chủ sử dụng đất kê khai không đúng thì cũng phải lập hồ sơ đăng ký biến động, toàn bộ kinh phí người sử dụng đất phải chi trả. Nội dung biến động về sử dụng đất được chỉnh lý như sau: - Cột ngày, tháng, năm: Ghi thời điểm chỉnh lý biến động về quyền sử dụng đất trên GCNQSDĐ. - Cột nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý: ghi tóm tắt nội dung biến động về sử dụng đất và căn cứ của việc biến động với các trường hợp như sau. Trường hợp chuyển đổi QSDĐ: Ghi “Ông (bà, hộ gia đình) … nhận chuyển đổi theo hợp đồng số…/… ngày …/…/…”. Trường hợp chuyển nhượng QSDĐ: Ghi “Ông (bà, hộ gia đình, tổ chức) … nhận chuyển nhượng theo hợp đồng số…/… ngày …/…/…”. Trường hợp để thừa kế QSDĐ: Ghi “Ông (bà, hộ gia đình, tổ chức) … nhận thừa kế theo di chúc (hoặc thỏa thuận về thừa kế theo pháp luật hoặc đơn đăng ký về thừa kế theo pháp luật của người nhận thừa kế duy nhất) lập ngày …/…/…”. Trường hợp tặng cho QSDĐ: Ghi “Ông (bà, hộ gia đình, tổ chức) … nhận tặng cho theo hợp đồng (hoặc quyết định, văn bản thỏa thuận) số…/…ngày …/…/…”. Trường hợp tách hộ gia đình hoặc có thỏa thuận của hộ gia đình, thỏa thuận của nhóm người sử dụng chung thửa đất là thay đổi quyền sử dụng chung đối với đất: Ghi “Ông (bà, hộ gia đình, tổ chức) … nhận chia tách QSDĐ từ quyền sử dụng chung của hộ gia đình(hoặc của nhóm người sử dụng chung thửa đất) theo bản thỏa thuận (hoặc quyết định lập ngày …/…/…”. Trường hợp người sử dụng đất đổi tên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật: ghi “Người sử dụng đất được đổi tên là … theo quyết định (hoặc tên văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật) số …/… ngày …/…/…”. Trường hợp thế chấp bằng QSDĐ: ghi “Thế chấp bằng QSDĐ với ngân hàng (hoặc ông, bà, tổ chức kinh tế khác)… theo hợp đồng số …/… ngày …/…/…”. Trường hợp xóa thế chấp bằng QSDĐ: ghi “Đã xóa thế chấp theo xác nhận của bên nhận thế chấp ngày …/…/…” và gạch bằng mực đỏ vào dòng đã ghi biến động thế chấp. Trường hợp sạt lở tự nhiên đối với một phần thửa đất: ghi “Sạt lở tự nhiên diện tích … m2 đất theo báo cáo số …/…ngày …/…/… của UBND xã (phường, thị trấn)…”. Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất, số thứ tự tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất: ghi “Số thứ tự mới của thửa đất là…” hoặc “Số thứ tự mới của tờ bản đồ là…” hoặc “Địa chỉ mới của thửa đất là…”. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: ghi “Chuyển mục đích sử dụng sang… theo quyết định số …/… ngày …/…/…”. Trường hợp có sai sót, nhầm lẫn nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ: ghi “Nội dung về … có sai sót, nay đính chính là … theo biên bản kiểm tra ngày …/…/… do ông (bà)… là … kiểm tra”. 6. Chỉnh lý sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - GCNQSDĐ cấp cho thửa đất mới được ghi vào sổ tiếp theo số thứ tự cuối cùng của GCNQSDĐ đã cấp thuộc đơn vị hành chính lập sổ. - Trường hợp GCNQSDĐ bị thu hồi hoặc được cấp lại, cấp đổi thì gạch bằng mực đỏ vào hàng ghi thông tin về việc cấp GCNQSDĐ đó. Tại cột ghi chú ghi “Đã thu hồi GCN do…”, “Đã cấp đổi GCN”, “Đã cấp lại GCN”. Ghi chú: Ngoài ra, ta phải vào sổ theo dõi thông tin, sổ cung cấp thông tin, sổ phiếu chuyển thông tin. III.4.5 MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỰC TẾ Trường hợp tách thửa, chuyển nhượng Bà Lê Phương Oanh là chủ sử dụng của thửa đất số: 12, tờ bản đồ số 10, diện tích: 7.543 m2, đất trồng cây hàng năm (CHN). Bà tách ra làm 3 thửa: 345 có diện tích 2.143 m2; 346 có diện tích 400 m2; 347 có diện tích 5.000 m2. Bà chuyển nhượng 1 phần thửa đất số: 12 cho ông Lê Văn Sỹ với diện tích 400 m2 đất CHN (thuộc thửa mới: 346). Diện tích còn lại 7.143 m2 vẫn do bà Oanh làm chủ. Ta tiến hành chỉnh lý hồ sơ như sau: Chỉnh lý bản đồ địa chính Hình 13: Chỉnh lý tách thửa, chuyển nhượng. CHN 345 2.143 CHN 346 CHN 40 12 7.543 CHN 347 5.000 Chỉnh lý GCNQSDĐ - Ghi ngày tháng năm chỉnh lý biến động vào GCNQSDĐ. - Ghi nội dung chỉnh lý: Ông Lê Văn Sỹ nhận chuyển nhượng 400 m2, thuộc một phần thửa: 12 (thửa mới: 346), theo hợp đồng số 10/HĐ.CN ngày 17/07/2010. diện tích còn lại: 7.143 m2, đất CHN, gồm 2 thửa mới: 345, diện tích: 2.143 m2. Và thửa: 347, diện tích 5.000 m2. Vào sổ theo dõi biến động - Ghi số thứ tự vào sổ theo dõi biến động và ngày giờ đăng ký biến động vào cột số thứ tự và cột thời điểm đăng ký biến động. - Cột ghi tên chủ sử dụng đất thì ghi tên bà Lê Phương Oanh. - Cột thửa đất biến động : ghi thửa 12, tờ bản đồ: 10. - Cột nội dung biến động ghi: “Tách thửa: 12, tờ bản đồ: 10. thành 3 thửa mới: 345; 346; 347. Chuyển nhượng diện tích 400 m2, đất CHN cho ông Lê Văn Sỹ, thửa đất còn lại: 345, diện tích: 2.143 m2, đất CHN. Và thửa: 347, diện tích: 5.000 m2, đất CHN.” Chỉnh lý sổ địa chính - Trên trang sổ địa chính của bà Lê Phương Oanh, tại mục thửa đất trên trang sổ này gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thửa đất số: 12. Tại mục những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, cột số thứ tự thửa đất ghi 12 và nội dung biến động ghi: chuyển nhượng cho ông Lê Văn Sỹ theo hợp đồng số: 10/HĐ.CN đối với thửa đất số 346, diện tích 400 m2, phần đất còn lại là thửa: 345 có diện tích: 2.143 m2, đất CHN; và thửa: 347 có diện tích: 5.000 m2. - Tại mục thửa đất trên trang sổ này ghi ngày tháng năm vào sổ địa chính, cột số thứ tự thửa đất ghi 345; 347, cột số tờ bản đồ ghi: 10, cột diện tích sử dụng ghi: 7.143 m2. - Trên trang sổ của ông Lê Văn sỹ ghi các thông tin về thửa đất 346 mà ông đã nhận chuyển nhượng. Chỉnh lý sổ mục kê - Trên trang sổ của tờ bản đồ số 10, gạch vào toàn bộ dòng ghi thửa đất số 12, của bà Lê Phương Oanh. - Cột ghi chú, ghi tách thành 3 thửa: 345; 346; 347. - Ở dòng trống kế tiếp trên trang sổ này ghi nội dung thông tin cho 3 thửa đất: 345; 346; 347: + Cột số thứ tự thửa đất: 345, tên người sử dụng quản lý: bà Lê Phương Oanh, cột diện tích: 2.143 m2, mục đích sử dụng: CHN. + Cột số thứ tự thửa đất: 346, tên người sử dụng quản lý: ông Lê Văn Sỹ, cột diện tích: 400 m2, mục đích sử dụng: CHN. + Cột số thứ tự thửa đất: 347, tên người sử dụng quản lý: bà Lê Phương Oanh, cột diện tích: 5.000 m2, mục đích sử dụng: CHN. Chỉnh lý sổ cấp GCNQSDĐ - Gạch bằng mực đỏ vào hàng ghi thông tin về việc cấp GCNQSDĐ cho thửa đất số: 12 của bà Lê Phương Oanh. Tại cột ghi chú ghi: Đã thu hồi GCN để cấp lại cho bà Oanh do chuyển nhượng cho ông Lê Văn Sỹ 400 m2. - Trên trang sổ tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ, ghi thông tin về GCN đã cấp cho các thửa: 345; 347 và 346. Ghi chú: Các trường hợp chuyển đổi QSDĐ về thừa kế, tặng cho QSDĐ chỉnh lý tương tự. Trường hợp chuyển mục đích Ông Lê Văn Sỹ là chủ sử dụng của thửa đất số: 346, tờ bản đồ số: 10. diện tích 400 m2, đất CHN. Ông chuyển 400 m2, đất này sang đất ở nông thôn theo quyết định số 35/QĐ.UBND. Chỉnh lý GCNQSDĐ - Ghi ngày, tháng, năm chỉnh lý biến động vào GCNQSDĐ. - Ghi nội dung chỉnh lý: Được chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở nông thôn theo quyết định số 35/QĐ.UBND, ngày 01/08/2010 của UBND huyện Đạ Tẻh. Vào sổ theo dõi biến động - Ghi số thứ tự vào sổ theo dõi biến động và ngày giờ đăng ký biến động vào cột số thứ tự và cột thời điểm đăng ký biến động. -Cột ghi tên chủ sử dụng đất thì ghi tên ông Lê Văn Sỹ. - Cột thửa đất biến động : ghi thửa 346, tờ bản đồ: 10. - Cột nội dung biến động ghi: “chuyển mục đích từ 400 m2 đất trồng cây hàng năm sang đất ở nông thôn. Chỉnh lý sổ địa chính - Trên trang sổ địa chính của ông Lê Văn Sỹ gạch bằng mực đỏ vào mục đích sử dụng của thửa 346. - Tại mục những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, cột số thứ tự thửa đất ghi 346 và nội dung biến động ghi: Chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nông thôn theo quyết định số 35/QĐ.UBND. Chỉnh lý sổ mục kê - Trên trang sổ của tờ bản đồ số: 10, gạch vào mục đích sử dụng của thửa 346 - Nội dung biến động ghi: Chuyển mục đích sử dụng sang đất ở nông thôn 400 . Trường hợp thế chấp Thửa đất số: 345; 347. tờ bản đồ: 10. có tổng diện tích: 7.143 m2, thuộc quyền sở hữu của bà Lê Phương Oanh. Bà đem thế chấp QSDĐ nói trên với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam theo hợp đồng số 1000/HĐTC/NN&PTNT. Được lập tại phòng công chứng thuộc UBND huyện Đạ Tẻh ngày 01/08/2010. Chỉnh lý GCNQSDĐ - Ghi ngày, tháng, năm chỉnh lý biến động vào GCNQSDĐ. - Ghi nội dung chỉnh lý: “Thế chấp bằng QSDĐ với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam theo hợp đồng số 1000/HĐTC/NN&PTNT. Được lập tại phòng công chứng thuộc UBND huyện Đạ Tẻh ngày 01/08/2010”. Vào sổ theo dõi biến động - Ghi số thứ tự vào sổ theo dõi biến động và ngày giờ đăng ký biến động vào cột số thứ tự và cột thời điểm đăng ký biến động. - Cột ghi tên chủ sử dụng đất thì ghi tên bà Lê Phương Oanh. - Cột thửa đất biến động : ghi thửa 345; 347. Tờ bản đồ: 10. - Cột nội dung biến động ghi: “Thế chấp 2 thửa đất: 345; 347 với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Chỉnh lý sổ địa chính Trên trang sổ địa chính của bà Lê Phương Oanh, tại mục những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, cột số thứ tự thửa đất ghi 345; 347 và nội dung biến động ghi: “Thế chấp bằng QSDĐ với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam theo hợp đồng số 1000/HĐTC/NN&PTNT”. Trường hợp hợp thửa Ông Lê Văn Sỹ là chủ sử dụng của thửa đất số: 346. Tờ bản đồ: 10, diện tích: 400 m2 đất ở; Thửa đất số: 13. Tờ bản đồ: 10, diện tích: 1.500 m2 đất CHN; Thửa đất số: 14. Tờ bản đồ : 10, diện tích: 2.100 m2 đất CLN. Để tiện cho việc sử dụng ông được phép hợp 3 thửa đất trên thành thửa đất số: 348. Thuộc tờ bản đồ: 10. Theo quyết định số 36/QĐ.UBND. (Ta thấy 3 thửa không cùng mục đích sử dụng. Do đó, ông Sỹ muốn hợp 3 thửa thành 1 phải xin quyết định chuyển mục đích sử dụng của UBND, hoặc phải làm tờ khai chuyển mục đích sử dụng đất cho thửa đất trồng CHN hoặc CLN, đất ONT có thể bổ sung vào đất nông nghiệp. Trong trường hợp này ta lấy ví dụ ông Sỹ chuyển qua đất CHN theo quyết định số 36/QĐ.UBND, ngày 01/08/2010 của UBND huyện Đạ Tẻh). Chỉnh lý bản đồ địa chính Hình 14: Hình minh họa chỉnh lý hợp thửa. ONT 346 400 CLN 2.100 CHN 13 1.500 CHN 348 4.000 Sau đó cập nhật số hiệu thửa mới sau khi hợp thửa vào bảng bằng mực đỏ. Hình 15: Hình minh họa cập nhật số hiệu thửa vào bảng (trường hợp hợp thửa). Số hiệu thửa thêm Số hiệu thửa gốc 348 346-13-14 Chỉnh lý GCNQSDĐ - Ghi ngày, tháng, năm chỉnh lý biến động vào GCNQSDĐ (thửa: 14 ghi thêm chuyển mục đích sang đất CHN). - Trên ba GCNQSDĐ của 2 thửa: 346; 13; 14. Ghi nội dung chỉnh lý: Thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho ông Sỹ để cấp lại GCNQSDĐ sau khi hợp thửa. (đối với thửa: 14, ghi thêm: chuyển mục đích sang đất CHN theo quyết định số 36/QĐ.UBND, ngày 01/08/2010 của UBND huyện Đạ Tẻh). Vào sổ theo dõi biến động - Ghi số thứ tự vào sổ theo dõi biến động và ngày giờ đăng ký biến động vào cột số thứ tự và cột thời điểm đăng ký biến động. -Cột ghi tên chủ sử dụng đất thì ghi tên ông Lê Văn Sỹ. - Cột thửa đất biến động : ghi thửa 348, tờ bản đồ: 10. - Cột nội dung biến động ghi: “Thửa đất hợp thành từ 3 thửa: 346; 13; 14. Trong đó thửa: 14, đất CLN đã chuyển mục dích sang đất CHN”. Chỉnh lý sổ địa chính - Trên trang sổ địa chính của ông Lê Văn Sỹ, gạch bằng mực đỏ vào dòng có ghi các thửa: 346; 13; 14. - Tại mục những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, cột số thứ tự thửa đất ghi 346; 13; 14. - Nội dung biến động ghi: Chuyển mục đích sử dụng sang đất CHN cho thửa: 14. Hợp các thửa đất số: 346; 13; 14 thành thửa đất số 348 theo quyết định số 35/QĐ.UBND. - Tại mục thửa đất trên trang sổ này ghi ngày tháng năm vào sổ địa chính, cột số thứ tự thửa đất ghi 348, cột số thứ tự bản đồ ghi: 10. Cột diện tích sử dụng và mục đích ghi: + 400 m2 đất ở nông thôn. + 3.600 m2 đất trồng cây hàng năm. Và ghi thông tin về nguồn gốc sử dụng của đất, số phát hành GCNQSDĐ, số vào sổ cấp GCNQSDĐ. Chỉnh lý sổ mục kê - Trên trang sổ của tờ bản đồ số: 10, gạch vào toàn bộ dòng ghi các thửa: 346; 13; 14 của ông Lê Văn Sỹ. Cột ghi chú ghi: Hợp thành thửa: 348. - Ở dòng trống kế tiếp trên trang sổ này ghi nội dung thông tin cho thửa đất: 348. + Cột số thứ tự thửa đất: 348. + Tên người sử dung quản lý: ông Lê Văn Sỹ. + Cột diện tích và mục đích sử dụng ghi: 400 m2 đất ở nông thôn và 3.600 m2 đất trồng cây hàng năm. Chỉnh lý sổ cấp GCNQSDĐ - Gạch bằng mực đỏ vào hàng ghi thông tin về việc cấp GCNQSDĐ cho các thửa: 346; 13; 14 của ông Lê Văn Sỹ. Tại cột ghi chú ghi: Đã thu hồi GCN để cấp lại cho ông do hợp thửa. - Trên trang sổ tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ cấp GCNQSDĐ ghi thông tin về GCNQSDĐ cấp cho thửa đất: 348. Ghi chú: Trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ ta tiến hành chỉnh lý tương tự. ngoài việc chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, ta phải vào thêm sổ cung cấp thông tin, sổ theo dõi thông tin, sổ phiếu chuyển thông tin. III.5 KẾT QUẢ CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI Bảng 12: Kết quả chỉnh lý biến động trên đại bàn huyện Đạ Tẻh từ 2004 đến tháng 6-2010. Năm Chuyển nhượng QSDĐ Chuyển mục đích SDĐ Tặng cho, thừa kế QSDĐ Tách, hợp thửa Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ Thế chấp QSDĐ 2004 1.548 27 35 412 31 267 2005 960 58 12 196 45 245 2006 843 263 98 147 110 314 2007 587 184 39 210 81 371 2008 529 91 143 118 156 429 2009 673 136 55 149 123 397 6 tháng đầu 2010 379 83 67 92 81 312 TỔNG 5.519 842 449 1324 627 2.335 (Nguồn: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Đạ Tẻh) Như vậy, sau 6 năm 6 tháng địa phương đã chỉnh lý được 11.096 hồ sơ đăng ký biến động, trong đó: + Chuyển nhượng QSDĐ: 5.519 trường hợp. + Chuyển mục đích SDĐ: 842 trường hợp. + Thừa kế, tặng cho QSDĐ: 449 trường hợp. + Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ: 627 trường hợp. + Tách, hợp thửa: 1.324 trường hợp. + Thế chấp QSDĐ: 2.335 trường hợp. Biến động chủ yếu là chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ thường đi kèm với tách và hợp thửa. Nhiều nhất là trong năm với 2004 với 1.548 trường hợp chuyển nhượng: diễn ra chủ yếu ở khu vực Thị Trấn với 749 trường hợp, xã Triệu Hải 109 trường hợp và Đạ Kho 136 trường hợp. Biến động tách, hợp thửa thường đi kèm với chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ trong một số trường hợp chuyển nhượng 1 phần thửa, hay tặng cho 1 phần thửa, chuyển mục đích 1 phần diện tích… Trường hợp chuyển mục đích chủ yếu là từ đất nông nghiệp sang đất ở. Đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp… nhiều nhất là trong năm 2006 với 263 trường hợp chuyển mục đích. Trong đó: khu vực thị trấn chiếm 37% với 97 trường hợp, xã An Nhơn chiếm 31% với 82 trường hợp, xã Đạ Kho 66 trường hợp, các trường hợp còn lại diễn ra rải rác ở các xã. Trường hợp cấp đổi GCN thường xảy ra với GCN bị rách, hỏng, mất do cá nhân sử dụng GCN bảo quản không tốt, cũng có 1 số trường hợp GCN không còn chỗ để chỉnh lý biến động, còn đa phần là đi kèm với các trường hợp biến động do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ. Biến động diễn ra tương đối ổn định nhất là thế chấp QSDĐ, bởi Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới nên kinh tế của huyện nói chung cũng như của từng hộ gia đình cá nhân nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nên thế chấp QSDĐ diễn ra tương đối đồng đều giữa các xã. Nhìn chung, các hồ sơ đăng ký biến động đều được cập nhật, chỉnh lý đầy đủ, một số trường hợp còn chậm trễ so với thời gian quy định. Một số trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ thì được trả lại theo đúng thủ tục quy định. ► Nhận xét chung về công tác chỉnh lý biến động đất đai của địa phương: - Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết hồ sơ. Địa phương đã thực hiện việc đăng ký với trình tự thủ tục theo cơ chế một cửa tạo nên sự thuận tiện, nhanh chóng tránh gây sự phức tạp cho cán bộ cũng như cho người dân, điều này giảm được tình trạng biến động bất hợp pháp. - Biến động chủ yếu là chuyển nhượng, chuyển mục đích và tặng cho, thế chấp. Công tác chỉnh lý biến động đất đai ở huyện còn gặp nhiều khó khăn do: + Trường hợp biến động thuộc thẩm quyền cấp tỉnh chỉnh lý, sau khi đã chỉnh lý xong, cơ quan địa chính cấp tỉnh không gởi thông báo chỉnh lý biến động đến xã, huyện nơi có đất biết để chỉnh lý cho đồng bộ. + Số trường hợp biến động nhiều không kịp thời chỉnh lý do số lượng tồn đọng vẫn còn. - Chính những khó khăn trên dẫn đến tình trạng hồ sơ địa chính không phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất của địa phương, sự kết hợp giữa nhà nước với đối tượng sử dụng đất kém chặt chẽ. Gây khó khăn để nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý, hiệu quả. - Tình hình kinh tế xã hội hiện nay ở địa phương phát triển rất mạnh, dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao dẫn đến việc sử dụng đất phức tạp, biến động đất đai rất lớn đòi hỏi sự tăng cường quản lý. Đạ Tẻh là vùng kinh tế mới, mặt bằng chung mức sống vẫn còn thấp nhưng tình hình biến động đất đai ở địa phương diễn ra thường xuyên và liên tục, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực hết mình mới hoàn thành công việc: cập nhật chỉnh lý hết toàn bộ hồ sơ đăng ký biến động hợp pháp. Tuy nhiên, một số thửa đất biến động nhưng chủ sử dụng không đăng ký biến động, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, sử dung sai mục đích sử dụng đất. Đối với các trường hợp này đã tiến hành xử phạt theo quy định. III.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI - Thường xuyên cập nhật các thông tin, tư liệu, số liệu bản đồ một cách chính xác. - Tăng cường quản lý, cần kết hợp các ban ngành địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất, kiểm tra và ghi nhận những trường hợp biến động đất đai không hợp pháp để có hướng xử lý kịp thời. - Tăng tường công tác chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở, cán bộ địa chính huyện phải kết hợp với cán bộ địa chính xã kiểm tra đối soát tình hình biến động đất đai trên địa bàn. - Thường xuyên tập huấn, rèn luyện đạo đức và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ địa chính huyện. - Cần phải tăng cường trang thiết bị, đầu tư ứng dụng phần mềm tin học vào việc quản lý thông tin đất đai, nối mạng giữa các cấp để việc quản lý biến động cũng như lưu trữ thông tin đất đai được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Cần bổ sung thêm cán bộ địa chính cấp cơ sở. - Hệ thống sổ bộ địa chính và bản đồ địa chính phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ, bảo quản các tài liệu, số liệu qua các năm để làm cơ sơ cho việc tham khảo hoặc kế thừa cho các năm tiếp theo. Các thông tin biến động phải thông báo thường xuyên liên tục. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật và đất đai nhất là quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu được quyền lơ nghĩa vụ của mình, hạn chế các biến động bất hợp pháp trên địa bàn. PHẦN IV: KẾT LUẬN Trong quản lý NN về đất đai chỉnh lý biến động là một trong những công tác đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa mang tính cấp thiết của ngành địa chính và các cơ quan ban ngành có liên quan. Việc chỉnh lý biến động đất đai nhằm cập nhật những thông tin mới nhất về việc sử dụng đất, để hồ sơ địa chính luôn thể hiện đúng với hiện trạng sử dụng đất, giúp NN nắm chắc được số lượng các loại đất, và tình hình biến động để phân bố lại quỹ đất một cách hợp lý làm cơ sở thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương. Thực hiện tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai sẽ giúp tiết kiệm ngân sách NN trong các khoảng chi bắt buộc đế đo vẽ lại bản đồ và lập hồ sơ địa chính. Đồng thời, thực hiện tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hồ sơ địa chính, đảm bảo tính pháp lý xác với thực tế. Huyện Đạ Tẻh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là : 52.419, 64 ha. Trong đó : - Đất nông nghiệp : 49.407,76 ha. - Đất phi nông nghiệp : 2.692,30 ha. - Đất chưa sử dụng : 319,58 ha. Tình hình biến động đất đai diễn ra khá phổ biến và ngày càng trở nên phức tạo trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2010 huyện đã chỉnh lý được 5.519 trường hợp chuyển nhượng, 842 trường hợp chuyển mục đích, 449 trường hợp tặng cho, thừa kế, 1.324 trường hợp tách thửa, 627 trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, 2.235 trường hợp thế chấp GCNQSDĐ. Tình trạng hồ sơ tồn đọng vẫn còn nhưng bằng sự nỗ lực của các cán bộ trong ngành đã chỉnh lý xong số hồ sơ tồn đọng này. Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã dần đi vào nề nếp, nội dung quản lý NN về đất đai được triển khai đồng bộ, đạt kết quả khả quan tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện. công tác chỉnh lý biến động ở địa phương được cập nhật và chỉnh lý tương đối đầy đủ, giải quyết tương đối triệt để. Tuy nhiên do đội ngũ cán bộ còn thiếu nên một số trường hợp giải quyết hồ sơ vẫn còn chậm trễ so với quy định. Một số ý kiến đề xuất: + phải đầu tư trang thiết bị máy móc và nâng cao năng lực cho cán bộ địa chính: phòng chỉ có 1 máy điện tử nhưng chưa có cán bộ có năng lực thực sự để thành lập tổ đo đạc cho văn phòng. + Nhiều trường hợp sai số đo đạc còn lớn dẫn đến việc tranh chấp đất đai, đây là vấn đề cần phải khắc phục. + Cần phải tăng cường nhân lực, bổ sung thêm cán bộ địa chính. + Cần tăng cường phổ biến hơn nữa hệ thống pháp luật để hạn chế đến mức thấp nhất những biến động bất hợp pháp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAT VAN DE.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan