LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4
1.1. Những vấn đề chung về nông nghiệp 4
1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 4
1.1.2. Những đặc thù của sản xuất nông nghiệp 5
1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta gắn với thị trường và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng và của cả nước 6
1.2. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 8
1.2.1. Cơ cấu kinh tế 8
1.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 11
1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 14
1.3. Vai trò và nội dung quản lý nhà nước đối với quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15
1.3.1. Vai trò quản lý của Nhà nước 15
1.3.2. Nội dung quản lý Nhà nước về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16
1.4. Kinh nghiệp quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước trên thế giới 19
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan [9] 19
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 20
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 22
1.4.4. Những bài học chung rút ra từ các nước 24
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH 27
2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội huyện Yên Hương, tỉnh Quảng Ninh 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.1.1. Vị trí địa lý 27
2.1.1.2. Địa hình 27
2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên 28
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 31
2.1.2.1. Dân số 31
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Hưng 32
2.1.2.3. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội của huyện 33
2.1.3. So sánh các lợi thế và hạn chế của huyện Yên Hưng 33
2.1.3.1. Các lợi thế so sánh 34
2.1.3.2. Những hạn chế chủ yếu 34
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng 34
2.2.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. 34
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Hưng 41
2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản 41
2.2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu vùng trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản của huyện Yên Hưng 62
2.2.2.3. Tình hình phát triển và hoạt động của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp 69
2.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng 72
2.3.1. Ưu điểm 72
2.3.2. Tồn tại 73
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 73
CHƯƠNG III 75
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 75
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 75
NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH 75
3.1. Quan điểm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng 75
3.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng 76
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 76
3.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu 78
3.2.3. Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng đến năm 2010 78
3.2.3.1. Cây lương thực 79
3.2.3.2. Ngành chăn nuôi 81
3.2.3.3. Ngành thuỷ sản 82
3.2.3.4. Ngành lâm nghiệp 84
3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúcddaayr chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng 85
3.3.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước 85
3.3.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức 85
3.3.3. Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khă năng cạnh tranh 87
3.3.4. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu khoa học công nghệ và công tác khuyến nông 88
3.3.5. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 90
3.3.6. Phát triển các thành phần kinh tế 91
3.3.7. Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước 91
3.3.7.1. Chính sách đất đai 91
3.3.7.2. Chính sách đầu tư và tín dụng 93
3.3.7.3. Chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá 94
3.3.7.4. Về lao động và việc làm 95
KẾT LUẬN 97
PHỤ LỤC 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 104
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n môn, một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn chưa đầy đủ. Do đó, trong công tác tham mưu điều hành chưa có giải pháp hữu hiệu để thực hiện, nhiều lúc còn thụ động, trông chờ ỷ lại cấp trên, thiếu kiên quyết… làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện.
CHƯƠNG III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN HƯNG TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Quan điểm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng
Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, tiềm năng đất đai, mặt nước và các lợi thế của huyện cũng như dựa trên cơ sở các dự báo, các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp trong tương lai, định hướng phát triển của các ngành nghề và các lĩnh vực khác. Việc phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên điạ bàn huyện cần quán triệt những quan điểm sau:
- Đến năm 2010, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Vì vậy, cần có sự tập trung đầu tư cho lĩnh vực này và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải gắn với thị trường và hiệu quả sản xuất, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu của ngành nông nghiệp và dịch vụ để hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn huyện; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó, không thể thiếu được vai trò định hướng, hỗ trợ thúc đẩy và kiểm soát quản lý của Nhà nước, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng. Chú trọng liên kết kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
- Phát huy lợi thế của huyện, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và thuỷ sản, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn về môi trường sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp ở huyện Yên Hưng phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với các huyện trong tỉnh, với khu vực Đông Bắc bộ và cả nước.
3.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Hưng
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở các mục tiêu chung của quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội năm 2010 của tỉnh và huyện Yên Hưng, mục tiêu tổng quát của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đến năm 2010 là:
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển nông – lâm – thuỷ sản của huyện một cách bền vững, cùng với tỉnh và cả nước bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và gắn sản xuất với thị trường. Tăng cường và hoàn thiện một bước cơ bản kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo của huyện. Trên cơ sở đó, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp, tăng việc làm, tăng hộ giàu, tiến tới xoá hộ nghèo, thu hẹp sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị – xã hội và đoàn kết nông thôn.
Mục tiêu tổng quát trên được thể hiện trong các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất là, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng nông – lâm – thuỷ sản hàng năm tối thiểu 7%, phát triển nông nghiệp bền vững theo cơ chế thị trường, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và an toàn thực phẩm cho nhu cầu trong huyện, tỉnh và tăng cường xuất khẩu. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt từ 55.000 đến 60.000 tấn.
Thứ hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng trên cơ sở phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng vùng sinh thái gắn với thị trường theo hướng tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản, chăn nuôi, cây rau màu, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, giảm bớt hộ thuần nông, tăng hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và thau chua rửa mặn, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn: vùng lúa đặc sản, vùng rau sạch, thuỷ sản…
Thứ ba là, đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ kịp thời sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhất là công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến nông sản nhằm tăng năng suất sản xuất và năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng nông sản và tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và ngoài nước.
Thứ tư là, tăng nhanh vốn đầu tư phát triển nông nghiệp. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện…
Thứ năm là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế trong nông nghiệp; trong đó chú trọng phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã và hình thức kinh tế trang trại hộ gia đình. Thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đối với nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện.
Thứ sáu là, giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc ở nông thôn: tạo nhiều việc làm, giảm thời gian nông nhàn, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, xoá hộ đói nghèo, chống tệ nạn xã hội… góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của dân cư ở nông thôn, ổn định vững chắc chính trị – kinh tế – xã hội trên địa bàn nông thôn của huyện.
Thứ bảy là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính phục vụ nhân dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện.
3.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Giá trị tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm 13%. Trong đó:
+ Ngành sản xuất Công nghiệp – xây dựng tăng 17%;
+ Ngành sản xuất Nông nghiệp tăng 7% (riêng chăn nuôi tăng 10%, ngành thuỷ sản tăng trên 11%);
+ Ngành kinh doanh Dịch vụ tăng 18%.
- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế:
+ Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 50%.
+ Nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ trọng 35% (trong cơ cấu ngành nông nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên 65%).
+ Thương mại – dịch vụ – du lịch chiếm tỷ trọng 15%.
- Các chỉ tiêu phát triển nông – lâm – thuỷ sản:
+ Tổng giá trị sản phẩm ngành nông – lâm – thuỷ sản đạt trên 600.000 triệu đồng. Giá trị sản phẩm đạt trên 40 triệu đồng/ ha.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7% (trong đó, chăn nuôi tăng 10%, thuỷ sản tăng 11%).
+ Cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản:
Tỷ trọng ngành nông nghiệp: 48,7% (trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt là 49,6%, tỷ trọng ngành chăn nuôi là 50,4%).
Tỷ trọng ngành lâm nghiệp: 2,4%.
Tỷ trọng ngành thuỷ sản: 48,9%.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,8 lần so với năm 2005.
3.2.3. Phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng đến năm 2010
Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” và các Nghị quyết của huyện ủy về việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện Yên Hưng tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu trong nông – lâm – thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành rõ nét và có cơ chế, chính sách cho vùng sản xuất tập trung như: Vùng lúa cao sản, đặc sản; vùng rau an toàn; vùng trồng hoa; vùng nuôi thuỷ sản thâm canh; vùng chăn nuôi bò, gia cầm… Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khu vực nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
3.2.3.1. Cây lương thực
+ Cây lúa:
Trong thời gian tới, lúa vẫn là cây trồng chính, đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện. Huyện thực hiện tốt công tác thau chua rửa mặn, nâng độ phì nhiêu của đất đồng thời đẩy mạnh việc dồn đổi ruộng đất để phát triển sản xuất lúa tập trung. Định hướng phát triển cây lúa đến năm 2010 có diện tích gieo trồng 11.000 ha, năng suất bình quân đạt 52,4 tạ/ ha, tổng sản lượng lúa đạt từ 55.000 – 60.000 tấn.
Trong sản xuất lúa, chủ yếu dựa vào thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để lai tạo và gieo trồng những giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cho thích hợp với điều kiện tự nhiên để đáp ứng có hiệu quả, đa dạng thị trường tiêu thụ. Khuyến khích xen canh tăng vụ, mở rộng diện tích rau vụ đông, nâng hệ số quay vòng đất đến năm 2010 lên 2,6 lần/ năm, giảm áp lực sâu bệnh trên lúa và đa dạng hoá cây trồng. Một số xã sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng hoa màu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, huyện còn quy hoạch một số vùng sản xuất lúa đặc sản có giá trị cao và những cánh đồng 50 triệu/ha nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Yên Hưng có một diện tích đất trồng lúa được phù sa bồi tụ, bị nước mặn xâm nhập được nhân dân khoanh vùng đắp đê, khai hoang, cải tạo qua nhiều thế hệ nên đồng ruộng phì nhiêu tươi tốt. Vì vậy, trong những năm tới, huyện Yên Hưng cần tiếp tục đầu tư hệ thống đê đập và kênh mương để thau chua rửa mặn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đầu tư kiên cố hoá kênh mương với tổng kinh phí trên 13 tỷ đồng, đồng thời, tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Yên Lập. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành kênh tưới tiêu nội đồng. Tỉnh, huyện Yên Hưng cũng quan tâm chỉ đạo và đầu tư với số lượng kinh phí lớn cho việc tu bổ đê và phòng chống lụt bão.
+ Cây ngô:
Để đáp ứng nhu cầu ngô phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, định hướng của huyện là phát triển cây ngô lai ngắn ngày, luân canh với cây lúa với diện tích khoảng 1.200 ha và sản lượng đạt 702 tấn (năm 2010).
Để giữ độ phì nhiêu của đất, trên diện tích trồng ngô lai dự kiến trồng xen canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, cây lạc, mía…
+ Cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu:
Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai và lao động, đa dạng hoá sản phẩm, huyện Yên Hưng định hướng phát triển các loài rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như sau:
Duy trì diện tích trồng mía, lạc trên 200 ha ở vùng Hà Nam, xã Sông Khoai… khi có đầu ra, giá cả hợp lý hơn sẽ tăng quy mô diện tích trồng theo nhu cầu của thị trường vì huyện còn nhiều tiềm năng phát triển loại cây này.
Phát triển vùng chuyên canh rau màu dọc Quốc lộ 10, tập trung ở các xã Cộng Hoà, Tiền An với những loại rau thích hợp nhất như rau ăn lá, rau gia vị, dưa gang… để cung cấp cho thành phố Hạ Long và những vùng lân cận. Đến năm 2010, huyện tiếp tục quy hoạch và phát triển các vùng trồng rau sạch tập trung vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của thị trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Mở rộng diện tích trồng rau toàn huyện lên 400 ha với khoảng 20 tấn rau sạch/ ngày cho thị trường trong huyện và toàn tỉnh.
+ Cây ăn quả:
Đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng các loại trái cây sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng vì hoa quả có nhiều vitamin và chất khoáng rất có lợi cho sức khoẻ. Để khai thác tốt tiềm năng và đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện Yên Hưng định hướng phát triển cây ăn quả như sau:
Tiếp tục đầu tư thâm canh, cải tạo giống, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo trồng cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Cải tạo hết diện tích vườn tạp còn lại, mở rộng diện tích vườn ở những vùng trồng cây hàng năm hiệu quả thấp, vùng đồi thấp trong huyện.
Phát triển đa dạng các loại cây ăn quả và xây dựng các vùng chuyên canh cây trái có quy mô lớn như vùng trồng vải Minh Thành, xoài ở Yên Giang, nhãn ở Cộng Hoà và một số vùng trồng chuối, chanh, na… Dự kiến đến năm 2010, diện tích trồng cây ăn quả khoảng 481 ha.
3.2.3.2. Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là hướng phát triển quan trọng, lâu dài trong sản xuất nông nghiệp, là một nghề truyền thống lâu đời gắn với trồng trọt và kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Ngành chăn nuôi của huyện Yên Hưng phải giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm cho người dân trong huyện, cung cấp cho các vùng trong tỉnh và khu vực. Muốn vậy, phải phát triển chăn nuôi và từng bước đưa thành ngành sản xuất chính, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp (trên 50%), trọng tâm là phát triển nuôi lợn, bò, vịt; thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
Định hướng phát triển chăn nuôi trong tương lai như sau:
Đối với nuôi lợn: là con vật được nuôi từ lâu đời của người nông dân, là thế mạnh trong ngành chăn nuôi của huyện và sẽ tiếp tục được đầu tư để nâng tổng đàn lợn lên trên 70.000 con vào năm 2010. Đồng thời, huyện tiếp tục thực hiện tốt chương trình cải tạo giống lợn theo hướng nạc hoá, giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn, tăng trọng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ cho ngành chăn nuôi lợn như: thú y, chế biến thức ăn, quy trình chăn nuôi… Phát triển đồng thời 2 loại hình về quy mô chăn nuôi lợn là chăn nuôi tập trung với tổng đàn lợn lớn theo quy trình bán công nghiệp, công nghiệp ở các hộ có điều kiện và các hợp tác xã chăn nuôi với chất lượng sản phẩm cao và đồng đều, phục vụ cho tiêu thụ của thành phố Hạ Long và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi quy mô nhỏ ở hộ gia đình nhằm tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp với năng suất, chất lượng từ trung bình đến khá phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Đối với chăn nuôi bò: Nhu cầu tiêu thụ thịt bò sẽ ngày càng gia tăng trong cơ cấu bữa ăn khi mức sống con người được nâng lên. Trong thời gian tới, huyện Yên Hưng cần tăng cường phát triển đàn bò do huyện có nhiều đồng cỏ (ở các xã Hoàng Tân, Sông Khoai, Hiệp Hoà…), lại có nguồn thức ăn dồi dào từ công nghiệp chế biến và từ trồng trọt… là những tiềm năng lớn cần phát huy tốt hơn nữa. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn bò toàn huyện có quy mô trên 7.500 con và sẽ là nguồn thực phẩm cung cấp cho nhân dân trong vùng và tiêu thụ bên ngoài.
Đối với gia cầm: chủ yếu là con gà và vịt. Những năm trước, gia cầm chủ yếu được nuôi thả nhà, ao vườn nhưng nay được nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp nhằm kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm mà chất lượng vẫn tốt, khả năng cạnh tranh cao so với một số vùng xung quanh. Nhìn chung, chăn nuôi gia cầm có xu hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Dự kiến đến năm 2010, tổng đàn gia cầm toàn huyện khoảng 405.000 con.
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi gia đình vẫn là hình thức chăn nuôi chủ yếu để tạo ra các sản phẩm thịt, trứng đáp ứng nhu cầu vì nó tận dụng được đất đai, thức ăn, lao động, nguồn vốn và các nguồn lợi khác mà ở quy mô lớn khó có thể sử dụng được. Tuy nhiên, khi các xí nghiệp chăn nuôi tư nhân, quốc doanh phát triển tốt thì chăn nuôi gia đình có thể sẽ trở thành các vệ tinh chăn nuôi gia công mang tính chất chuyên môn hoá hơn.
3.2.3.3. Ngành thuỷ sản
Trong tương lai, thuỷ sản sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Đây cũng là ngành có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Đối với Yên Hưng, tiềm năng phát triển thuỷ sản còn rất lớn với diện tích mặt nước ngọt trên sông, ao đầm, ruộng lúa, trong đó còn đến 8.362,7 ha diện tích mặt nước chưa sử dụng có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Ngành thuỷ sản của huyện sẽ được đầu tư phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu nông – lâm – thuỷ sản, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 11%/ năm, để từng bước trở thành ngành sản xuất quan trọng của huyện. Định hướng phát triển thuỷ sản đến năm 2010 của huyện Yên Hưng:
+ Đối với lĩnh vực nuôi trồng: phải được đầu tư mở rộng để tăng trưởng nhanh và nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành thuỷ sản. Phát triển thuỷ sản theo hướng nuôi đa dạng giống loài với nhiều hình thức nuôi đảm bảo hiệu quả và bền vững, phát triển diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh tạo thành các vùng nuôi tập trung một cách hợp lý. Yên Hưng có diện tích đất bãi triều khoảng 12.000 ha, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản có đê cống. Ngoài ra, còn có thể tận dụng diện tích nước sâu, trũng có đủ điều kiện ở các cửa sông như Sông Hốt, Đầu đá, Sông Rút để nuôi cá lồng bè (dự kiến toàn huyện có từ 4 – 6 lồng bè ở xã Liên Vị và Hiệp Hoà). Cần tận dụng diện tích bãi triều ven sông, ven đê, ven đầm để nuôi trồng thuỷ sản không đê cống (khoảng 200 ha) gồm các loài nhuyễn thể như sò huyết, hầu hà ở các xã Hoàng Tân, Hà An, Liên Hoà, Yên Hưng.
Ưu tiên đầu tư nuôi trồng các loại thuỷ sản đặc sản có giá trị cao như sò huyết, cá vược, tôm he chân trắng, mực, cua bể, rau câu… ở một số xã vùng Hà Nam, Hà An… để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Công tác nuôi trồng thuỷ sản phải được xây dựng thành một hệ thống đồng bộ, hợp lý ở các khâu: giống – kỹ thuật – thức ăn – phòng trị bệnh để giúp người dân an tâm nuôi trồng có hiệu quả và tránh được rủi ro trong sản xuất. Trong đó, chú trọng phát triển đồng bộ các cơ sở sản xuất giống để đáp ứng yêu cầu phát triển của người dân và công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng mô hình thí điểm.
Dự kiến đến năm 2010, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 8.807 ha, trong đó, nuôi nước ngọt là 700 ha; nuôi nước lợ: 7.907 ha; nuôi bè bãi: 200 ha. Sản lượng đạt 6.000 tấn.
+ Đối với lĩnh vực khai thác: Từ nay đến năm 2010, huyện tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả các phương tiện đánh bắt hải sản tuyến khơi, cải hoán phương tiện khai thác tuyến nửa lộng, nửa khơi phù hợp với khả năng của ngư dân…
Đồng thời, huyện cần quản lý và xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp dùng hoá chất độc, xung điện để đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diệt, kết hợp với việc tiến hành tốt các biện pháp đảm bảo cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, khai thác hợp lý nhằm cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
Dự kiến sản lượng khai thác thuỷ sản đến năm 2010 đạt 11.000 tấn.
Huyện cũng đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và nâng cao năng lực chế biến, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. Phát triển mạnh xuất khẩu thuỷ sản đồng thời mở rộng tiêu thụ nội địa sản phẩm thuỷ sản qua chế biến.
Tóm lại, từ nay đến năm 2010, ngành thuỷ sản huyện Yên Hưng sẽ tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản – trong nuôi trồng, tăng tỷ trọng nuôi cá và tôm, kết hợp với việc bảo vệ tốt và khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
3.2.3.4. Ngành lâm nghiệp
Để tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, nhất là rừng phòng hộ đặc dụng, rừng ngập mặn ven biển để bảo vệ môi trường và đê điều, Yên Hưng tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình trồng mới 5.000 ha rừng.
Quản lý, bảo vệ, trồng bổ sung mới thêm cây sú, vẹt ở khu vực phòng hộ ở các xã ven sông, ven biển như Hà An, Tiền An, Hoàng Tân và các xã khu vực Hà Nam, đặc biệt là rừng phòng hộ Yên Lập đảm bảo an toàn cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong huyện.
Chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo chu kỳ hợp lý diện tích rừng sản xuất (chủ yếu là rừng thông khai thác nhựa). Đặc biệt là tập trung đầu tư các chương trình, thiết bị để chống cháy rừng, kết hợp chăn nuôi dê, bò trên diện tích rừng thông ở xã Hoàng Tân, Minh Thành. Căn cứ vào tiềm năng đất đai và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2010, huyện Yên Hưng sẽ tiến hành chuyển một phần diện tích rừng sản xuất sang trồng cây ăn quả (khoảng 49,35 ha), chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở… Dự kiến đến năm 2010, diện tích rừng sản xuất là 2.520,91 ha.
3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúcddaayr chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng
Xuất phát từ những khó khăn, tồn tại trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua cũng như mục tiêu, phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nay đến năm 2010, hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trên tại huyện Yên Hưng thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu:
3.3.1. Từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước
Nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KT - XH toàn huyện nói chung và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt, nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng Kinh tế – cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Nông – lâm – thuỷ sản. Cần có sự phân công rõ ràng, cụ thể hơn về nhiệm vụ và quyền hạn giữa HĐND, UBND và cơ quan chuyên môn quản lý lĩnh vực kinh tế cũng như các lĩnh vực khác để nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, cấp dưới bị động, lúng túng chờ cấp trên khiến công việc triển khai chậm, công tác quản lý kém hiệu quả.
3.3.2. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức
Đây là một trong bốn nội dung quan trọng của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước. Để thực hiện tốt nội dung này, có thể tiến hành một số biện pháp sau:
Một là: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện và các xã, thị trấn. Hiện nay, trong huyện mới chỉ có 3.717 nhân lực đã qua đào tạo (chiếm 5,18% tổng nhân lực toàn huyện), trong đó chỉ có khoảng 320 nhân lực có trình độ đại học và trên đại học (xem phụ biểu 2).
Như vậy có thể thấy, trình độ của nguồn nhân lực nói chung và của đội ngũ cán bộ, công chức huyện nói riêng còn thấp nên việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức là rất cần thiết. Muốn thực hiện tốt công tác này cần làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với nhu cầu sử dụng theo quy hoạch cán bộ, công chức và theo các tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đối với cán bộ, công chức của huyện: phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với số lượng, trình độ, cơ cấu về ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu chuẩn hoá, tăng cường đào tạo những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, thuỷ lợi, quản lý nhà nước, chính trị.
- Đối với cán bộ xã, thị trấn: cần tăng cường số lượng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện nay; chú ý những lĩnh vực có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lớn là quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, nông nghiệp; nhất là về quản lý Nhà nước nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn và kỹ năng thực hành hành chính, vì đây là mặt yếu nhất đối với những chức danh chủ chốt của chính quyền xã, thị trấn hiện nay. Bên cạnh đó, huyện cần có chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ nông nghiệp, nông thôn lâu dài; coi trọng và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý lao động ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chủ trương thu hút cán bộ, kỹ sư và đông đảo trí thức về nông thôn công tác. Ngoài ra, huyện tiến hành chọn đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện về kỹ thuật quản lý, quản trị kinh doanh và thị trường cho cán bộ quản lý hợp tác xã, những người sản xuất giỏi.
Hai là: Tổ chức thực hiện đúng các nội dung về quản lý cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức, trong đó chú trọng tăng cường những công tác sau:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là những chức danh chủ chốt ở huyện và xã nhằm khắc phục tình trạng chắp vá không theo quy hoạch trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức.
- Xây dựng, hoàn thiện quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức để làm cơ sở cho quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, công chức giữa huyện và các xã, thị trấn.
- Thường xuyên đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt trong quá trình sử dụng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý, hiệu quả.
Ba là: Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức; kịp thời khen thưởng những cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
3.3.3. Quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khă năng cạnh tranh
Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng vùng và định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn tiến hành công tác quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với những nội dung chính như sau:
- Xây dựng và nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhằm xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý trên phạm vi toàn huyện và từng vùng. Đẩy mạnh công tác quy hoạch các vùng chuyên canh hàng hoá theo hướng phát huy lợi thế và tiềm năng của mỗi vùng gắn với thị trường. Trong đó, tiến hành các quy hoạch trọng điểm sau:
+ Quy hoạch vùng chuyên canh lúa cao sản với diện tích 700 ha ở các xã Liên Vị, Tiền Phong, Sông Khoai, Phong Cốc. Tiếp tục tiến hành quy hoạch vùng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ ha ở một số xã như Minh Thành, Đông Mai, Tiền An….
+ Quy hoạch phát triển vùng thâm canh rau, mầu với diện tích 300 ha ở các xã Hiệp Hoà, Cộng Hoà, Tiền An.
+ Quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả như vải ở Minh Thành, nhãn ở Cộng Hoà.
+ Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi: nuôi bò ở Sông Khoai, ong ở Hoàng Tân, vịt ở Liên Vị.
+ Quy hoạch vùng thuỷ sản tập trung ở Đông Yên Hưng. Quy hoạch chia nhỏ đầm ở Liên Vị, Liên Hoà…
+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
+ Quy hoạch vùng du lịch sinh thái Hoàng Tân.
+ Quy hoạch mạng lưới các cơ sở thu mua và sơ chế trái cây ở Đông Mai, Quảng Yên…
- Trên cơ sở các quy hoạch phát triển ngành và phát triển vùng được lập, lựa chọn những ngành và vùng mũi nhọn, trọng tâm tiến hành lập các chương trình, dự án để định hướng đầu tư của Nhà nước và thu hút, hướng dẫn các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành để quản lý, tổ chức và hướng dẫn triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình và dự án một cách đồng bộ và có hiệu quả.
3.3.4. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, các thành tựu khoa học công nghệ và công tác khuyến nông
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá. Có thể thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác chuyển giao KHCN và khuyến nông (cả khuyến lâm, khuyến ngư), quản lý, sử dụng có hiệu quả và đúng quy định các nguồn vốn khuyến nông đầu tư trên địa bàn.
- Tập trung xây dựng các điểm khảo nghiệm, thử nghiệm, trình diễn để tuyển chọn các giống cây con có năng suất, chất lượng tốt và thích nghi với từng vùng sinh thái. Từng bước hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi phục vụ kịp thời cho sản xuất, phù hợp với cơ chế thị trường. Trong công tác giống cần tập trung các định hướng sau:
+ Về cơ cấu giống lúa: huyện tiến hành chỉ đạo mô hình khảo nghiệm một số giống lúa có năng suất cao và tuyển chọn để đưa gieo cấy đại trà như lúa lai 2 và 3 dòng, Bắc ưu, lúa lai F1 903.
+ Triển khai dự án chăn nuôi công nghiệp theo hình thức trang trại vườn ao chuồng và chăn nuôi tại gia đình. Thực hiện chuyển giao và chăn nuôi những giống vật nuôi có chất lượng cao, tăng trọng nhanh như lợn siêu nạc, gà Arập, ngan Pháp, bò Lai sind….
+ Hỗ trợ và củng cố hoạt động của các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn huyện. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức quảng canh, tạo điều kiện để các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ nuôi thay ít nước, sử dụng chế phẩm Biotex cho hiệu quả kinh tế cao.
- Tiếp thu, hướng dẫn và khuyến khích đưa nhanh công nghệ mới phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao trình độ thâm canh, giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, tăng giá trị sản phẩm hàng hoá. Trong đó, chú ý lựa chọn chuyển giao các loại máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ khâu thu hoạch như các loại máy gặt, đập; khâu sau thu hoạch như máy sấy long nhãn, công nghệ bảo quản sơ chế trái cây….
- Ứng dụng công nghệ sạch để triển khai quy hoạch các vùng trồng rau sạch, trái cây sạch… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
- Cung cấp kịp thời thông tin thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thông qua mạng lưới khuyến nông để giúp người dân có đủ thông tin trong lựa chọn và quyết định cơ cấu sản xuất.
- Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông – lâm – thuỷ sản cho người dân nhằm trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất. (xem phụ biểu 2)
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của đội ngũ cán bộ khuyến nông. Đến năm 2006, toàn huyện có 30 khuyến nông viên nhưng chỉ có 5 người có trình độ đại học, chiếm 16,67%, 19 người có trình độ trung cấp và còn 6 người chưa qua đào tạo. Vì vậy, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông viên tại huyện là rất cấp thiết nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
- Tiếp tục thực hiện mô hình gắn kết giữa hộ sản xuất, đơn vị sản xuất kinh doanh với các Viện, Trường nhằm tiến hành nhanh việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ. Thực hiện xã hội hoá việc tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
3.3.5. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
(xem thêm phụ biểu 3).
Cùng với khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng là nhân tố đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện Yên Hưng.
Vì vậy, trong 5 năm tới, huyện cần tranh thủ thu hút vốn gấp 3,5 lần so với vốn đầu tư giai đoạn 2001 – 2005 để tập trung xây dựng, nâng cấp và chuẩn bị đầu tư các công trình trọng điểm:
- Về giao thông: Triển khai xây dựng tuyến đường Uông Bí – Sông Khoai – Cầu Sông Chanh. Đề nghị cho chuẩn bị đầu tư tuyến đường Quảng Yên - Kênh Tráp – Cát Bà; tuyến đường Yên Lập – Hoàng Tân; tuyến đường Biểu Nghi đi Tân An. Nghiên cứu xây dựng cầu qua sông Bạch Đằng; cảng nước sâu khu vực đầm nhà Mạc (cửa Nam Triệu). Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản hoàn thành việc nhựa hoá và bê tông hoá các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, phát triển sản xuất.
- Về thuỷ lợi, đê điều: hoàn thành dự án hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Yên Lập, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, củng cố hệ thống đê điều; đề nghị Trung ương và tỉnh cho kiên cố hệ thống đê biển Hà Nam đảm bảo an toàn khi có bão cấp 10 – 11 vào lúc triều cường. Quy hoạch và tính toán tiêu nước vùng Hà Nam, vùng chuyển đổi sản xuất để đầu tư xây dựng hệ thống tiêu thoát nước cho phù hợp. Quy hoạch thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản ở Đông Yên Hưng. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng.
- Về điện: tăng cường đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện nông thôn vừa phục vụ đời sống và nhu cầu sản xuất cho nhân dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng một số trạm có công suất lớn (khoảng từ 750 KVA) phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản ở vùng 2, vùng 7 Đông Yên Hưng, xã Hà An, Tiền An. Đảm bảo 100% số hộ dân được dùng lưới điện quốc gia với giá bán điện hợp lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch trong toàn huyện nhằm cung cấp nước sạch cho nông thôn và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư. Năm 2006, cả huyện ước đạt 68% số hộ được dùng nước sạch, mục tiêu đến năm 2010 là 95% số hộ nông thôn được dùng nước sạch.
- Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông rộng rãi trên địa bàn huyện tạo thuận lợi cho nhân dân liên lạc, trao đổi thông tin, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.
3.3.6. Phát triển các thành phần kinh tế
Quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường công tác quản lý và tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển. Tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà hợp tác xã là nòng cốt, nhất là hợp tác xã trong các lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình theo phương thức xây dựng lâm trại, trang trại, gia trại. Bổ sung ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, kỹ thuật thông tin, tiếp thị, khâu tiêu thụ sản phẩm giúp các thành phần kinh tế phát triển.
3.3.7. Thực hiện kịp thời, linh hoạt các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước
3.3.7.1. Chính sách đất đai
Chính sách đất đai là một vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp như Nghị quyết TW4 khoá VIII đã nêu: “Thực hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân nghèo”. Để thực hiện tốt chính sách đất đai, huyện Yên Hưng cần tập trung vào những giải pháp cơ bản sau:
+ Tạo điều kiện thuận lợi, có chủ trương thoáng, thủ tục hành chính đơn giản để nhân dân dẽ dàng thực hiện các quyền của mình theo quy định của luật đất đai.
+ Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nông – lâm – thuỷ sản một cách tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, khai thác kết hợp với bảo vệ và bồi bổ đất đai.
+ Khẩn trương hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân (tính đến năm 2006, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện giao đất lâu dài cho nông dân và đã cấp 29.508 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất canh tác). Quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đánh giá, phân loại cụ thể các trường hợp nông dân không còn đất sản xuất để có chủ trương, biện pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp theo hướng vừa không để nông dân bị bần cùng hoá do không có đất sản xuất, vừa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất ở mức độ hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để giúp hộ nông dân thiếu đất có cơ hội lập nghiệp mới hoặc có việc làm và thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để từng cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
+ Tiến hành thường xuyên và chặt chẽ các công tác nghiệp vụ như đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, chỉnh lý biến động đất đai….
+ Giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền để ổn định tình hình sản xuất và an ninh chính trị ở địa phương.
3.3.7.2. Chính sách đầu tư và tín dụng
Để thực hiện các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị, tổ chức huy động và cho vay vốn như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, tiết kiệm Bưu điện và các tổ chức, đoàn thể cho vay vốn… Năm 2006, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn khoảng 70,132 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách xã hội cho vay gần 12 tỷ đồng, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư và tín dụng của Nhà nước, huyện Yên Hưng cần có những giải pháp và chủ trương hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (ngân sách nhà nước TW, tỉnh hỗ trợ, ngân sách nhà nước huyện, các nguồn vốn tín dụng từ nhiều kênh cung cấp và nguồn vốn tự có của nhân dân), cụ thể như:
+ Đối với nguồn vốn ngân sách: Chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển giao khoa học công nghệ và khuyến nông. Huyện cần chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án có mục tiêu cụ thể và tính khả thi cao để ngân sách cấp trên xét duyệt và đầu tư. Đối với ngân sách huyện, cần nuôi dưỡng, khai thác và mở rộng nguồn thu đồng thời tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để dành vốn cho đầu tư phát triển, tăng tỷ trọng và quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp.
+ Đối với nguồn vốn tín dụng: nhu cầu vốn tín dụng để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế là rất lớn và đa dạng. Do vậy, huyện cần có những chủ trương, biện pháp đồng bộ để quản lý, hỗ trợ và thu hút các kênh cung cấp vốn tín dụng trên địa bàn như quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nhà Đồng bằng sông Cửu Long, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và loại hình tín dụng nội bộ của các HTX, các Đoàn thể, Hội nghề nghiệp….
Xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng: đê bao, trạm bơm điện, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và chợ nông thôn… để xin vay vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh. Chỉ đạo ngành nông nghiệp kết hợp với các đoàn thể xây dựng các dự án phát triển cây, con, cơ giới hoá, phát triển ngành nghề… để các ngân hàng, các tổ chức tín dụng chủ động trong xây dựng kế hoạch và cung cấp vốn tín dụng phù hợp với nhu cầu và chu kỳ sản xuất. Các ngân hàng cần đơn giản các thủ tục cho vay, tăng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn theo chu kỳ cây – con, thực hiện đúng quy định của Ngân hàng nhà nước trong vấn đề khoanh nợ, dãn nợ, hoãn nợ và xoá nợ đối với những hộ, những vùng gặp rủi ro thiên tai. Cần chú ý thời hạn cho vay, ngoài tính toán theo chu kỳ sản xuất còn phải kể đến vấn đề tiêu thụ của nông dân để tránh thiệt hại vào các thời điểm thu hoạch rộ, giá thị trường giảm mạnh. UBND các xã, thị trấn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục để người dân vay vốn kịp thời; hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn huyện nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các quỹ tín dụng.
+ Đối với các nguồn vốn tự có của nhân dân: huyện cần công khai các chương trình, dự án, các định hướng khuyến khích phát triển để thu hút nhân dân và các thành phần kinh tế an tâm và phấn khởi bỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về kinh tế của các cấp chính quyền, thực hiện tốt những chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện.
3.3.7.3. Chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta một mặt nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mặt khác hướng mạnh cho xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như: gạo, cà phê, thuỷ hải sản, hạt điều… Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến thu nhập và đới sống của hơn 70% dân số, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế – chính trị – xã hội ở nông thôn.
Vì vậy, đối với huyện Yên Hưng, thị trường tiêu thụ nông sản cũng là vấn đề quan trọng cần có sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt chính sách về thị trường tiêu thụ nông sản nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện, cần tiến hành một số giải pháp sau:
+ Chính quyền huyện phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin thị trường để quyết định các phương án quy hoạch, kế hoạch; xác định cơ cấu sản xuất phù hợp, gắn với thị trường và sản xuất để sản phẩm có khả năng tiêu thụ được.
+ Định hướng phát triển những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao như: đặc sản, sản phẩm chất lượng cao, an toàn…
+ Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành nông sản để nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Đầu tư nâng cấp, xây dựng chợ trung tâm huyện và mạng lưới chợ nông thôn, phát triển mạnh mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ để mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá.
+ Đẩy mạnh việc xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đối với hộ nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ với các HTX hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
3.3.7.4. Về lao động và việc làm
+ Tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển: Bên cạnh việc khôi phục một số ngành nghề truyền thống như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ở Hà An, đan lát ngư cụ ở Nam Hoà, làm bánh bún ở Hiệp Hoà… cần thực hiện cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX đào tạo nghề, phát triển nghề và tổ chức cho lãnh đạo các xã, các hộ sản xuất đi thăm quan các mô hình đan lát xuất khẩu, nghề thêu ren, móc sợi ở một số tỉnh để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong huyện.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin và phổ biến kiến thức cho nông dân, trước hết là kiến thức về sản xuất nông nghiệp, về ngành nghề, dịch vụ, về thị trường tiêu thụ, về văn hoá, lối sống, môi trường… để mọi người có cơ hội, khả năng tạo việc làm, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của mình.
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã những kiến thức về quản lý kinh tế, thị trường, sản xuất nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các HTX và các tổ chức kinh tế hợp tác.
+ Có chủ trương khuyến khích, chính sách đãi ngộ để thu hút lực lượng giáo viên, cán bộ kỹ thuật về nông nghiệp, cán bộ quản lý… về công tác ở nông thôn.
KẾT LUẬN
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Đây là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo đời sống và việc làm cho xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho quá trình phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho nông sản.
Trong 6 năm qua, huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 44,9%, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng lên 55,1%). Sản xuất nông nghiệp của huyện tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế nông – lâm – thuỷ sản có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản, cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều tồn tại, ngành chăn nuôi, thuỷ sản chưa khai thác tốt các tiềm năng sẵn có, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có chuyển dịch nhưng còn chậm, việc tiêu thụ nông sản hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập và đời sống nông dân còn thấp.
Vì vậy, việc tăng cường quản lý Nhà nước, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Yên Hưng là rất cần thiết. Trong đó, có thể kể đến một số giải pháp quan trọng như đổi mới và kiện toàn bộ máy tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp ở huyện, xã; xây dựng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp; thúc đẩy chuyển giao khoa học công nghệ và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.
Trong thời gian ngắn, phạm vi khảo sát chỉ dừng trong địa bàn huyện nên luận văn chưa đủ điều kiện để phát hiện những vấn đề mới cho lý luận cũng như chưa khái quát được toàn diện mọi mặt của hoạt động quản lý Nhà nước về nông nghiệp mà chỉ xin trình bày thực trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Yên Hưng. Mặc dù đã cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các thầy cố và các bạn để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
PHỤ LỤC
Biểu 1: Diện tích – Năng suất – Sản Lượng 1 số cây trồng chính của huyện Yên Hưng thời kỳ 2005 – 2006.
Lúa
Ngô
Khoai
Mía
Lạc
Tổng số
Chia ra
ĐX
Mùa
1. Diện tích (ha)
2005
10.689,0
4.917,6
5.771,4
267,6
709,6
67,0
159,6
2006
10.663,9
4.903,4
5.760,5
176,3
667,7
40,7
135,6
2. Nsuất (tạ/ha)
2005
49,3
53,9
45,5
34,3
57,9
500,5
14,5
2006
48,1
55,4
41,8
35,2
56,3
494,6
17,1
3. Slượng (tấn)
2005
52.691,9
26.509,8
26.182,1
917,3
4.112,1
3.353
231,4
2006
51.255,4
27.151,3
24.104,1
620,2
3.757,4
2.013
231,8
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.
Biểu 2: Tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông – lâm – thuỷ sản tại huyện Yên Hưng.
Tiêu chí
ĐVT
2001
2004
2005
2006
1. Tổng nhân lực
Người
65.543
70.109
70.530
70.768
2. Nhân lực đã qua đào tạo.
“
1949
2368
2611
3717
- Đại học và trên đại học
“
142
235
278
320
- Cao đẳng
“
496
664
690
838
- Trung cấp
“
546
582
554
558
- Sơ cấp và THCN.
“
765
887
1.098
2.001
3. Việc chuyển giao KHCN.
Người
- Tổng số cán bộ khuyến nông
“
18
28
30
30
- Số lớp tập huấn về KT tổng hợp cây hàng năm
Lớp
18
15
21
18
- Số người tham gia tập huấn KT trồng cây hàng năm.
Người
810
675
945
818
- Số lớp tập huấn KT nuôi trồng thuỷ sản
Lớp
32
38
34
42
- Số người tham gia tập huấn KT nuôi trồng thuỷ sản
Người
1.536
1.824
1.632
2.016
- Số lớp tập huấn KT trồng cây ăn quả
Lớp
11
16
18
15
- Số người tham gia tập huấn KT trồng cây ăn quả
Người
462
672
756
630
- Số lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
Lớp
22
19
28
18
- Số người tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi
Người
990
855
1.260
810
Biểu 3: Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Hưng.
Tiêu chí
ĐVT
2001
2004
2005
2006
1. Hệ thống giao thông
1.1. Đường huyện
- Số km được sửa chữa, nâng cấp và làm mới
Km
11
4
3
1,6
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
2.770
3.900
2.400
1.400
1.2. Đường xã, thôn, xóm
- Số km được sửa chữa, nâng cấp và làm mới
Km
9
7,6
37,8
9,14
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
2.100
4.420
13.240
4.954
2. Thuỷ lợi
- Kiên cố hoá kênh mương cấp I
Km
4,5
7,9
11,4
0,6
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
650
2.600
3.198
600
- Số lượng cống được sửa chữa, nâng cấp và xây mới.
Cái
2
3
3
0
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
95
217
217
0
- Chiều dài đê được tu bổ
Km
2
7,7
6,5
2,8
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
2.000
7.419
4.550
1.650
3. Cơ giới hoá nông nghiệp
- Số lượng máy cày bừa
Cái
198
328
386
434
- Số lượng máy bơm
Cái
98
222
472
493
- Số lượng trạm bơm điện
Trạm
6
7
7
9
- Số lượng máy tuốt lúa
Cái
86
300
495
525
- Số lượng máy xay sát gạo
Cái
121
290
385
436
4. Việc cải tạo nâng cấp hệ thống điện, nước.
- Chiều dài được sửa chữa, nâng cấp
Km
12
280
120
8
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
1.200
27.000
11.000
600
- Bình quân giá điện tiêu dùng
đ/ kw
900
700
700
700
- Tổng số hộ được dùng nước sạch
Hộ
10.378
15.998
21.036
22.500
- Tổng kinh phí đầu tư
Tr. đ
1.100
700
870
1.500
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất đai huyện Yên Hưng thời kỳ 2001 – 2010 – UBND huyện.
2. Báo cáo “Tóm tắt kết quả 5 năm thực hiện NQ TW 5 khoá IX về CNH, HĐH” của UBND huyện.
3. Báo cáo về “Sự lãnh đạo của Huyện uỷ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế” – huyện Yên Hưng .
4. Học viện Hành chính Quốc gia – Giáo trình Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp, nông thôn.
5. Lê Ngọc Kính – Tìm hiểu 60 năm huyện Yên Hưng xây dựng và trưởng thành.
6. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000.
7. Nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” – HĐND huyện Yên Hưng.
8. Nghị quyết số 39/2006/NQ-HĐND về “Nhiệm vụ năm 2007” – HĐND huyện Yên Hưng.
9. Nguyễn Thanh Hùng – Tăng cường quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - Luận văn thạc sỹ Quản lý Nhà nước, 2000.
10. Nguyễn Trần Quế – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
11. Niêm gián thống kê 2006 – Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.
12. Niêm gián Thống kê 2000 – 2005 – Phòng Thống kê huyện Yên Hưng.
13. Trần Xuân Hải – Tác động của một số chính sách quản lý Nhà nước tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực trạng và giải pháp – Khoá luận tốt nghiệp, 2005.
14. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005 – 2010.
15. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
KT – XH : Kinh tế – xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
TW : Trung ương
CP : Chính phủ
NĐ : Nghị định
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
KT : Kỹ thuật
ĐX : Đông xuân
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HTX : Hợp tác xã
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
THCN : Trung học chuyên nghiệp
N – L – TS : Nông – lâm – thuỷ sản
CN – XD : Công nghiệp – xây dựng
TM – DV – DL : Thương mại – dịch vụ – du lịch.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HCD (15).doc