MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
4. Bố cục của của khoá luận
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu
1.1. Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu
1.2. Các kiểu nghĩa biểu hiện của câu
2. Sự tình động và các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt
2.1. Sự tình động
2.1.1. Sự tình [+động], [+chủ ý] được gọi là hành động
2.1.2. Sự tình [+động], [-chủ ý] được gọi là quá trình
2.2. Sự tình hoạt động di chuyển (vận động)
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Đặc điểm chung
3. Lý do chọn thơ Xuân Diệu để khảo sát
3.1. Một vài nét về thơ Xuân Diệu
3.2. Mục đích khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG TIẾNG VIỆT
1. Đặc điểm cấu trúc cú pháp
1.1. Cấu trúc cú pháp của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển
1.2. Các kiểu cấu trúc cú pháp của sự tình hoạt động di chuyển
1.2.1. Cấu trúc D + V
1.2.2. Cấu trúc D1 + V + D2 31
1.2.3. Cấu trúc:D1 + V + g + D2
2. Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
2.1.1. Sự tình là hành động di chuyển có hướng
2.1.1.1. Sự tình là hành động di chuyển hướng đích
2.1.1.2. Sự tình là hành động di chuyển hướng nguồn
2.1.2. Sự tình là quá trình di chuyển có hướng
2.1.2.1. Sự tình là quá trình di chuyển hướng đích
2.1.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển hướng nguồn
2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
2.2.1. Sự tình là hành động di chuyển vô hướng
2.2.2. Sự tình là quá trình di chuyển vô hướng
CHƯƠNG III
MỘT VÀI NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ KIỂU CÂU BIỂU THỊ SỰ TÌNH HOẠT ĐỘNG DI CHUYỂN TRONG THƠ XUÂN DIỆU
1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945
1.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng
1.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích
1.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn
1.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
1.1.2.1. Câu biểu thị quá trình di chuyển hướng đích
1.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn
1.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
1.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
2. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945
2.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
2.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng
2.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích
2.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn
2.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
2.1.2.1. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng đích
2.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn
2.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
2.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
2.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
3. Một vài nhận xét
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu là một trong những vấn đề trọng tâm của Ngôn ngữ học nói chung và của Việt ngữ học nói riêng. Một trong những kiểu nghĩa biểu hiện của câu thu hút sự chú ý của các nhà Việt ngữ học là các câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
- Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên miêu tả đặc trưng của nhóm vị từ hoạt động này. Ông cho rằng: “Trong những động từ thuần Việt có một nhóm từ đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định như ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, lại, về. Đứng về mặt phân phối, những động từ này quả là rất giống với những động từ có ý nghĩa trừu tượng (làm lụng, yêu thương .). Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. chúng là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng” (Nguyễn Kim Thản - 1967).
- Nguyễn Lai, trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” thì tập trung vào việc nghiên cứu cách sử dụng một số vị từ chỉ hướng như đi, ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, tới, lại, về . trên ba trục không gian, thời gian và tâm lý (sắc thái). Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Kim Thản, tác giả không đả động gì đến sự tình của câu mà các vị từ đó biểu thị.
- Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động” , Nguyễn Thị Quy cũng nghiên cứu khá kĩ về hoạt động di chuyển nhưng tác giả chủ yếu đi sâu về miêu tả các vị từ hành động di chuyển như đi, lên, vào, ra, xuống, chạy, rời, trốn .hơn là miêu tả các kiểu sự tình. Tác giả chia ra làm hai loại vị từ hành động di chuyển:
+ Vị từ hành động di chuyển một diễn tố:
Chiếc xe phóng như bay
+ Vị từ hành động di chuyển hai diễn tố:
Thủ trưởng đã đến Hà Nội
Nói chung, cả ba tác giả trên đây tuy đã có những nghiên cứu khá sâu về những vị từ hành động di chuyển nhưng thực tế vẫn không có ai đề cập đến vấn đề này ở cấp độ cao hơn, đó là câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong đó vị từ di chuyển đóng vai trò làm trung tâm. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về kiểu câu này nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của chúng.
2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này
- Khoá luận này là một trong những công trình nghiên cứu về cấu trúc nghĩa biểu hiện của một kiểu câu: câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển.
- Bằng các cứ liệu cụ thể, khoá luận này muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm của kiểu câu này thể hiện qua cấu trúc vị từ tham tố, ngữ nghĩa của vị từ trung tâm và đặc điểm các vai nghĩa.
- Khoá luận còn bước đầu khảo sát và nêu ra những nhận xét sơ bộ về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
3.1. Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng 4 phương pháp:
- Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: đây là phương pháp được dùng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu.
- Phương pháp phân tích nghĩa (biểu hiện): đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc vị từ - tham tố của câu.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn nghệ thuật: phương pháp này dùng để phân tích một văn bản thơ và các câu thơ trong văn bản.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự phân bố của kiểu câu này trong văn bản.
3.2.Tư liệu: Khoá luận của chúng tôi dựa trên hai nguồn tư liệu chính:
- Tư liệu tiếng Việt khẩu ngữ: Chúng tôi chọn lọc những ví dụ điển hình nhất trong tiếng Việt hàng ngày để khảo sát.
- Tư liệu văn bản thơ Xuân Diệu: Chúng tôi lấy tư liệu trong các tập thơ: “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió” (giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945) và “Riêng chung”, “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng”, “Thanh ca” (giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945).
4. Bố cục của của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết.
Chương II: Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt.
Chương III: Một số nhận xét bước đầu về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong số 9 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 6 câu hành thể là con người, 3 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Hành thể
Hành động
Vị trí, thời gian...
hoặc:
D
V
Diễn tố
Vị từ
Hành thể
Hành động
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(13) Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Trăng – Thơ thơ)
Trong câu đầu tiên của khổ thơ này tác giả viết:
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
D1(HT) V(x) (g +D2) (CT)
Vị từ bước cũng có cách dùng tương tự như các vị từ chạy, bay, nhảy: đó là nó không chỉ hướng và không chỉ đích. Xét về cấu trúc nghĩa biểu hiện thì trong ví dụ trên: Chúng tôi là diễn tố thứ nhất đóng vai trò chủ thể của hành động, bước là vị ngữ trung tâm biểu hiện hành động di chuyển, còn trong thơ là chu tố chỉ vị trí của hành động di chuyển.
(14) Thuyền qua mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này,
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này…
(Đi thuyền - Thơ thơ)
Câu thơ:
Tôi đi trên chiếc thuyền này
D1(HT) V (g +D2) (CT)
Tôi là chủ thể hành động di chuyển, đi là hành động di chuyển, còn trên chiếc thuyền này là vị trí, nơi diễn ra quá trình di chuyển. Tác giả đang hồi tưởng về những chuyến đi trên dòng sông thơ mộng thuở nào.
(15) Em nói trong thư: “Mấy bữa rày
Sao mà bươm bướm cứ đùa bay;
“Em buồn, em nhớ, chao! em nhớ!
“Em gọi thầm anh suốt cả ngày.
(Đơn sơ – Thơ thơ)
Sao mà bươm bướm cứ đùa bay
D(HT) V(x)
Bươm bướm là chủ thể của hành động di chuyển, còn cứ đùa bay là hành động di chuyển. Sự vật vận động đem lại màu sắc mới cho cuộc sống Câu thơ này thể hiện rõ niềm tin vào cuộc sống và tình yêu mới chớm nở trong lòng tác giả.
1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 18 câu, chiếm 30% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 18 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 1 câu hành thể là con người, 17 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Quá thể
Quá trình
Vị trí, thời gian...
hoặc
D
V
Diễn tố
Vị từ
Quá thể
Quá trình
(16) Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi…
(Giờ tàn – Thơ thơ)
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
D (QT) V(x)
Ngọn gió thời gian là chủ thể của quá trình di chuyển, không ngớt thổi là quá trình di chuyển. Thời gian đang vận động theo một tốc độ chóng mặt trong mắt tác giả. Và nhừ thơ cũng đã liên tưởng đến những điều không được như mong muốn sẽ xảy ra thể hiện qua câu thơ: Giờ tàn như những cánh hoa rơi.
(17) Hỡi ôi! Nước cuộn lòng sông đỏ
Mây bạc trôi trong nắng gợn trời
Huế chẳng còn tăm, Hà Nội bỏ;
Còn gì đâu nữa, ái tình ôi!
(Kẻ đi đày - Gửi hương cho gió)
Mây bạc trôi trong nắng rợn trời
D1(QT) V (p+D2) (CT)
* Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945:
- Số lượng câu biểu thị sự tình là quá trình (38 – 64%) vượt trội hơn hẳn sự tình là hành động (21 – 36%). Tác giả chủ ý miêu tả những hoạt động di chuyển mang tính vô ý và thụ động.
- Chủ thể của hoạt động (hành thể và quá thể): chủ thể của hoạt động di chuyển là con người 16 (27%) ít hơ so với chủ thể là sự vật 43 (73%). Con người hoạt động trong giai đoạn này trong thơ Xuân Diệu chính là nhân vật trữ tình “tôi”. Nhưng sự vượt trội của chủ thể là sự vật (bươm bướm, mây bạc) đã cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ.
- Ở giai đoạn này, các vị từ được sử dụng khá phong phú, từ những vị từ được sử dụng với chủ thể là con người như đến, đi, vào, qua đến những vị từ chuyên dùng với những chủ thể sự di chuyển là sự vật như cuốn, ôm trùm, bay...
- Các tham thể đóng vai trò là diễn tố thứ hai (nguồn và đích) cũng khá đa dạng: diễn tố thứ 2 là địa điểm có 9 câu (chiếm 28%) như trước cửa, trùng dương, diễn tố thứ 2 là địa danh có 2 câu (chiếm 6%) như Vạn Lý Trường Thành, Hải Vân Quan..., diễn tố thứ hai chỉ đối tượng cụ thể có 21 câu (chiếm 66%) như: người qua ấy, xương tuỷ, trục bánh xe...Vì vậy , chúng ta dễ dàng nhận ra tác giả thiên về hướng tới những sự vật đa chiều của thiên nhiên hơn là những địa danh, địa điểm cụ thể.
2. Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945
2.1. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng
Trong giai đoạn này tập thơ tiêu biểu nhất cho phong cách ngôn ngữ của Xuân Diệu là năm tập: “Riêng chung”, “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng” và “Thanh ca”. Tôi đã khảo sát được 81 câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển.
2.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 23 câu, chiếm 29% số câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 23 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 16 câu hành thể là con người, 7 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất. Trong 23 câu đó thì 5 câu đích (và nguồn) là chỉ địa điểm, 8 câu đích (và nguồn) chỉ địa danh và có 10 câu đích (và nguồn) chỉ đối tượng cụ thể.
2.1.1.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng đích
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động
Đích
(18) Ta vào vịnh Hạ Long, hồn diễm lệ
Trải tung ra, quăng lưới bắt muôn trùng
Đảo gọi đảo, bể lượn rồng giữa bể
Ta ngả chào vừng non nước Hạ Long!
(Chào Hạ Long – Riêng chung)
Ta vào vịnh Hạ Long
D1(HT) V D2(Đ)
Ta là chủ thể của hành động di chuyển, vào là hành động di chuyển còn vịnh Hạ Long là đích. Cảnh đẹp của Hạ Long được Xuân Diệu miêu tả mang tính rất hình tượng như “đảo gọi đảo”, “bể lượn rồng”. Cách cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên rất độc đáo.
(19) Tôi đã rơi vào biển lúa
Tôi bơi, bơi, khoái trá lạ thường
Áo quần tôi ướt mát giọt sương
Mùi thơm đầy hương lúa, nếp hương
(Biển lúa – Riêng chung)
Tôi đã rơi vào biển lúa
D1(HT) V(x) D2(Đ)
Chủ thể hành động di chuyển: tôi, đã rơi vào là hành động di chuyển còn biển lúa là đích. Niềm vui sướng của nhà thơ khi nhìn thấy cuộc sống sung túc và no đủ của nhân dân ta của nhân dân ta khi tới mùa thu hoạch. Đó chính là nền tảng giúp nhân dân ta vượt qua cuộc chiến tranh đầy ác liệt đang chờ ở phía trước.
(20) Đến nay xã hội sắp đông qua
Nhân loại đi lên cõi sáng loà
Hẹn, với tự do, cơm bánh đủ
Hoa hồng cho tất cả người ta
(Hoa – Riêng chung)
Nhân loại đi lên cõi sáng loà
D1(HT) V(x) D2(Đ)
Nhân loại là chủ thể của hành động di chuyển, đi lên hành động di chuyển còn cõi sáng loà là đích. Sự mong ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Việt Nam không chỉ là miếng cơm, manh áo mà còn là việc tiếp nhận nền văn minh của nhân loại.
(21) Đạn chúng bắn vào những người sống sót
Lửa chúng phun nhằm đốt hết trại nhà
Sợ! Chúng sợ! những binh đoàn hoảng hốt
Chạy quanh tường vây những tiếng kêu la.
(Phú lợi – Riêng chung)
Đạn chúng bắn vào những người sống sót
D1(HT) V(x) D2(Đ)
Đạn chúng là chủ thể của hành động di chuyển, bắn vào là hành động di chuyển còn những người sống sót là đích. Qua khổ thơ trên, tác giả đã lên án tội ác của bọn giặc xâm lược đã tàn sát biết bao nhiêu người dân Việt nam. Và lòng căm thù giặc đã được biểu hiện qua những dòng thơ trên.
(22) Một lần nữa chúng tôi lại chống quân xâm lược
Chúng tôi vào cuộc kháng chiến thứ ba
(Một lần nữa chúng tôi chống lại quân xâm lược – Thanh ca)
Chúng tôi vào cuộc kháng chiến thứ ba
D1(HT) V(x) D2(Đ)
Chúng tôi là chủ thể của hành động di chuyển, vào là hành động di chuyển còn cuộc kháng chiến thứ ba là đích. Đây vừa là lời thông báo, vừa biểu thị sự khích lệ nhân dân ta đoàn kết chiến thắng vì thắng lợi cuối cùng.
2.1.1.2. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển hướng nguồn
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Hành thể
Hành động
Nguồn
(23) Vườn Pắc Xum cây trĩu quả ai trồng
Mà con thuyển đầy bưởi sắp xuôi sông
(Đi trên sông Mê Kông – Thanh ca)
Mà con thuyền đầy bưởi sắp xuôi sông
D1(HT) V(x) D2(N)
Con thuyền đầy bưởi là chủ thể của hành động di chuyển, sắp xuôi là hành động di chuyển còn sông là điểm xuất phát. Đây là câu thơ mang nội dung thông báo.
(24) Những chú em chạy theo bộ đội
Mắt sáng, sờ cỗ pháo hoan hô
Lứa xuân ấy là quân hậu bị
Nhất định chôn giặc Mỹ xuống mồ
(Em nhỏ Hương Khê – Hai đợt sóng)
Những chú em chạy theo bộ đội
D1(HT) V(x) D2(N)
Những chú em là chủ thể của hành động, chạy theo là hành động di chuyển còn bộ đội là đối tượng mà chủ thể di chuyển theo. Tác giả miêu tả khá sinh động những cậu bé thời kháng chiến cũng luôn sẵng sàn xông pha bom đạn khi đất nước gặp biến cố.
(25) Đường của chúng ta băng qua máu lửa
Trong khói lửa tâm hồn ta nung nấu
Mặt xạm đen trong khói cháy nhà
Mà tâm hồn đẹp bốn phương ca
(Đường của chúng ta – Hai đợt sóng)
Đường của chúng ta băng qua máu lửa
D1(HT) V(x) D2(N)
Đường của chúng ta là chủ thể hành động, băng qua là hành động di chuyển còn máu lửa là điểm xuất phát. Tác giả đã mường tượng ra một cuộc kháng chiến khốc liệt và gian khổ mà nhân dân ta sẽ phải vượt qua qua khổ thơ này. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn giữ được sự lạc quan và một tâm hồn vô cùng cao đẹp.
(26) Tôi rời Nhà huyện uỷ
Thăm cảnh vật hồi xuân
(Bản đồ huyện Ý Yên – Hai đợt sóng)
Tôi rời Nhà huyện uỷ
D1(HT) V D2(N)
Tôi: chủ thể hành động di chuyển, rời: hành động di chuyển, Nhà huyện uỷ là địa điểm, nơi bắt đầu hành động di chuyển. Tác giả đang hồi tưởng lại chuyến đi thăm huyện Ý Yên của mình.
2.1.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 34 câu, chiếm 42% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 34 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 3 câu hành thể là con người, 31 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất. Trong 34 câu đó thì 8 câu đích (và nguồn) là chỉ địa điểm, 7 câu đích (và nguồn) chỉ địa danh và có 19 câu đích (và nguồn) chỉ đối tượng cụ thể.
2.1.2.1. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng đích
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình
Đích
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(27) ...Lúa, ôi lúa! ngươi toả mừng tha thiết
Ngươi lùa vào tâm trí của ta; ngươi
(Bia Việt Nam – Riêng chung)
Ngươi lùa vào tâm trí của ta
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Ngươi là chủ thể của quá trình di chuyển, lùa vào là quá trình di huyển còn tâm trí của ta là đích. Sự hấp dẫn của loại bia mà chính nhân ta sản xuất đã làm mê hồn tác giả. Nhưng ẩn chứa trong đó là niềm vui khi nhà thơ nhìn thấy cuộc sống của nhân dân ngày càng đi lên.
(28) Trăng vào rằm tháng tám trung thu
Trong ngần, toả ánh sáng xanh mát rượi
(Đã tới mặt trăng – Riêng chung)
Trăng vào rằm tháng tám Trung thu
D1(QT) V D2(Đ)
Trăng là chủ thể của quá trình, vào là quá trình di chuyển còn rằm tháng tám trung thu là đích. Tác giả muốn bộc lộ cách sống lãng mạn của mình khi muốn một lần được vưon tới mặt trăng.
(29) Lưng trăng khuất muôn đời
Ảnh gửi về Trái đất
(Lưng trăng – Riêng chung)
Ảnh gửi về Trái đất
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Ảnh là chủ thể quá trình di chuyển, gửi về là quá trình di chuyển còn Trái đất là đích đến. Một lần nữa, hình ảnh “lưng trăng” đã để lại khá sâu đậm trong tâm trí của tác giả.
(30) Những chuyện giết của Iêng Xari – Pôn Pốt
Máu văng cả lên ngàn cât thốt nốt
(Lá cờ cách mạng đến từ thủ đô Nông Pênh – Thanh ca)
Máu văng cả lên ngàn cây thốt nốt
D1(QT) V(x) D2(Đ)
Máu là chủ thể quá trình, văng cả lên là quá trình di chuyển còn ngàn cây thốt nốt là đích. Câu thơ biểu hiện sự căm hờn của tác giả về tội ác mà quân xâm lược đã gây ra cho nhân dân ta.
2.1.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển hướng nguồn
D1
V
D2
Diễn tố 1
Vị từ
Diễn tố 2
Quá thể
Quá trình
Nguồn
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(31) Một lâu đài cửa sổ mênh mang
Đẹp thêm hoài, xây chẳng lúc xong
Một đường cái đạp qua bùn máu
Vẫn chiếu ra bảy sắc cầu vồng
(Lý tưởng – Riêng chung)
Một đường cái đạp qua bùn máu.
D1(QT) V(x) D2(N)
Một đường cái: chủ thể của quá trình di chuyển, đạp qua là quá trình còn bùn máu là xuất phát điểm. Hình ảnh bùn máu gợi nên sự đau thương và khốc liệt mà nhân dân ta phải chống chịu trong cuộc chiến tranh này.
(32) Sườn đê chưa gắn lại
Máu vẫn chảy bên hông
Ta nhìn nhau khắc khoải
Như một vết thương lòng
(Em đến chơi – Thanh ca)
Máu vẫn chảy bên hông
D1(QT) V(x) D2(N)
Máu là chủ thể quá trình, vẫn chảy là quá trình, còn từ hông là nguồn của quá trình di chuyển. Hình ảnh “máu chảy” mà tác giả miêu tả gợi lên sự đau thương của kiếp người sinh phải thời loạn lạc.
(33) Cao su ở suối Tân
Cành chen nhau lá rậm
Chuối leo những sườn đồi
Lên thật cao vẫn đệm
(Đường từ Nha Trang vào – Thanh ca)
Chuối leo những sườn đồi
D1(QT) V D2(N)
Chuối là chủ thể của quá trình, leo là quá trình còn những sườn đồi là xuất phát điểm của quá trình. Hình anh cỏ cây, hoa lá được miêu tả trong khổ thơ trên khá sinh động.
(34) Đây Nông trường Thanh Niên, Thái Bình
Cuối huyện Tiền Hải, bãi mông mênh
Quai đê, đẩy sóng lùi xa mãi
Biển rút ra Cồn Cửa, Cồn Vành
(Cói Tiền Hải – Thanh ca)
Biển rút ra Cồn Cửa, Cồn Vành
D1(QT) V(x) D2(N)
Biển là chủ thể quá trình, rút ra là quá trình di chuyển còn Cồn Cửa, Cồn Vành là nơi bắt đầu của quá trình di chuyển. Khổ thơ trên miêu tả cảm nghĩ của nhà thơ khi ông có dịp được đi thăm Cói Tiền Hải.
2.2. Khảo sát câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng
2.2.1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 13 câu, chiếm 16% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 13 câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có 12 câu hành thể là con người, 1 câu hành thể là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Hành thể
Hành động
Vị trí, thời gian...
hoặc:
D
V
Diễn tố
Vị từ
Hành thể
Hành động
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(35) Tôi đi trên đất nước thân yêu
Không biết bao nhiêu, chỉ biết nhiều
(Ngói mới – Riêng chung)
Tôi đi trên đất nước thân yêu
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Tôi là chủ thể của hành động di chuyển, đi là hành động di chuyển còn trên đất nước thân yêu là vị trí của hành động di chuyển. Tác giả đang bộc lộ những xúc cảm về đất nước quê hương tươi đẹp của mình.
(36) Theo đợt gió, lựa chiều sóng lúa
Tôi bơi trên ngút ngàn gợn lụa
Lúa sắp chín rồi, tôi nghe reo
Những hạt nhiều bằng mấy lúc gieo.
(Biển lúa – Riêng chung)
Tôi bơi trên ngút ngàn gợn lụa
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Tôi là chủ thể hành động, bơi là hành động di chuyển còn trên ngút ngàn gợn lụa là vị trí của hành động di chuyển. Tác giả đang tận hưởng cảm giác vui sương, như chính là mình đang được “bơi” trên biển lúa.
(37) Tôi đi giữa buổi đầu ngày, đi giữa
Buổi đầu xuân, đi giữa buổi đầu tiên
Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở
Và ban đầu cây với gió cười duyên
(Xuân – Riêng chung)
Tôi đi giữa buổi đầu ngày
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Tôi là chủ thể hành động, đi là hành động di chuyển, giữa buổi đầu ngày là thời điểm của hành động. Tác giả hồi tưởng vẻ đẹp buổi đầu xuân trong con mắt của mình.
(38) Mấy mươi lần mấy trăm năm đằng đẵng
Nhân loại đầu trần đi trong ánh lửa
(Gieo mùa – Riêng chung)
Nhân loại đầu trần đi trong ánh lửa
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Nhân loại đầu trần là chủ thể hành động, đi là hành động còn trong máu lửa là vị trí của sự di chuyển. Tác gải đã hình dung ra khai đợn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến đang đến gần.
(39) Ta bước hôm nay dưới bóng me
Ôi! Niềm vui sướng tự đâu về
Cánh nâng chân bước, tim reo sóng
Mắt rộng chân trời, tai rộn nghe...
(Về lại Mỹ Tho – Thanh ca)
Ta bước hôm nay dưới ánh me
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Ta là chủ thể của hành động, bước là hành động còn dưới ánh me là vị trí của sự di chuyển. Những kỷ niệm những ngày về thăm Mỹ Tho đựoc hồi tưởng lại trong ký ức của nhà thơ.
(40) Em Ứng đi trong trí nhớ tôi
Ôi em trai trẻ mắt yêu đời
Bước dài, vai rộng, nhanh câu nói,
Răng đẹp tươi hoa, nhớ nụ cười
(Em Ứng – Mũi Cà Mau)
Em Ứng đi trong trí nhớ tôi
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Em Ứng là chủ thể hành động, đi là hành đông còn trong trí nhớ tôi là vị trí của hành động di chuyển. Hình ảnh em Ứng cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những con người Việt Nam: dũng cảm, bất khuất và hiên ngang.
2.2.2. Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
Số lượng câu mà chúng tôi khảo sát được là 11 câu, chiếm 13% số câu biểu thi sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945. Trong số 11 câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển thì cả 11 câu quá thể đều là sự vật đóng vai trò làm diễn tố thứ nhất.
D1
V
g + D2
Diễn tố
Vị từ
Chu tố
Quá thể
Quá trình
Vị trí, thời gian...
hoặc
D
V
Diễn tố
Vị từ
Quá thể
Quá trình
Ví dụ trong thơ Xuân Diệu:
(41) Hôm nay em đến chơi
Lại đem cả đất trời
Hoa lá lại ùa đến
Theo bước em, vào đời.
(Em đến chơi – Riêng chung)
Hoa lá lại ùa đến
N(QT) V(x)
Hoa lá là chủ thể quá trình còn lại ùa đến là quá trình di chuyển. Câu thơ nói lên nỗi sung sung sướng tột cùng của tác giả người yêu tới chơi với mình. Và nhà thơ đã dùng cảnh vật để nói lên nỗi sung sướng của mình.
(42) Mùa xuân này mới đến
Hoa chưa kịp mừng tôi
Tôi đã mừng hoa đó
Các nàng xinh đẹp ơi
(Mừng hoa – Thanh ca)
Mùa xuân này mới đến
N(QT) V
Mùa xuân này là chủ thể của quá trình còn mới đến là quá trình. Sự hân hoan, sung sướng khi mùa xuân đến cho thấy khát vọng sống của nhà thơ mãnh liệt như thế nào.
(43) Giặc Mỹ rụng nghìn rưởi máy bay
Giặc già, sức lực rụng theo ngày
Răng rụng trong mồm con quỷ ác
Tóc rụng trên đầu thằng Mỹ ngây
(Dõi trên một con số Việt Nam – Hai đợt sóng)
Răng rụng trong mồm con quỷ ác
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Răng là chủ thể quá trình, rụng là quá trình di chuyển còn trong mồm con quỷ ác là vị trí của quá trình di chuyển. Câu thơ vừa cho thấy sự sung sướng của tác giả khi nhân dân ta chiến thắng quân thù, vừa thể hiện thái độ khinh bỉ kẻ thù xâm lược, những kẻ đã bại trận một cách nhục nhã. Và đó chính là cái giá phải trả cho dã tâm xâm lược của chúng.
(44) Mùa xuân về trong tiếng ca chim
Trên nước xanh sông, trong liễu rèm
Chưa hái được hoa mang tặng em
Nên một cành thơ em tạm đem
(Thơ tình mùa xuân - Cầm tay)
Mùa xuân về trong tiếng ca chim
D1(HT) V (g+N2) (CT)
Mùa xuân là chủ thể quá trình, về là quá trình, còn trong tiếng ca chim là vị trí của sự di chuyển. Mùa xuân về là hình ảnh báo hiệu cho chiến thắng của nhân dân và một cuộc sống tươi đẹp đang về trên tổ quốc.
* Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển giai đoạn sau cách mạng tháng Tám 1945:
- Số lượng câu biểu thị sự tình là quá trình (45 – 55%) vượt trội hơn sự tình là hành động (36 – 45%). Tác giả ngoài việc miêu tả những hoạt động di chuyển mang tính vô ý và thụ động cũng chú ý đến việc miêu tả những sự vận động mang tính chủ ý và chủ động
- Chủ thể của hoạt động (hành thể và quá thể): chủ thể của hoạt động di chuyển là con người 31 (38%) ít hơn so với chủ thể là sự vật 50 (62%). Con người hoạt động trong giai đoạn này trong thơ Xuân Diệu ngoài nhân vật trữ tình “tôi” còn có cả những nhân vật hành động như “chú em”, “bà má Năm Căn”, “em Ứng”. Sự vật mà tác giả mô tả trong giai đoạn này như “đạn chúng”, “răng giặc”, “mồm giặc”. Chủ thể mà tác giả đề cập đến là những nhân vật và sự vật hành động trong bối cảnh đất nước ta bị giặc ngoại xâm.
- Ở giai đoạn này, các vị từ được sử dụng khá phong phú, từ những vị từ được sử dụng với chủ thể là con người như băng, trải, qua đến những vị từ chuyên dùng với những chủ thể sự di chuyển là sự vật như lùa vào, xuyên qua...
- Các tham thể đóng vai trò là diễn tố thứ hai (nguồn và đích) cũng khá đa dạng: diễn tố thứ 2 là địa điểm có 13 câu (chiếm 23%) như sông, núi xanh, diễn tố thứ 2 là địa danh có 15 câu (chiếm 26%) như Thanh Nga, Long Biên..., diễn tố thứ hai chỉ đối tượng cụ thể có 29 câu (chiếm 51%) như: máu lửa, chú bộ đội...Vì vậy , chúng ta dễ dàng nhận ra tác giả đang miêu tả những địa điểm, địa danh và những đối tượng gắn liền với hoạt động kháng chiến của nhân dân ta.
3. Một vài nhận xét
- Trong số các kiểu loại sự tình hoạt động di chuyển (sự tình vận động) thì sự tình hoạt động di chuyển (sự tình vận động) có hướng chiếm số lượng lớn hơn, còn loại sự tình hoạt động di chuyển vô hướng xuất hiện ít hơn.
-Mặc dù mỗi loại sự tình hoạt động có những đặc điểm cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa khác nhau nhưng chúng có đặc điểm chung là đều chỉ sự di chuyển.
- Nét nổi bật của những câu biểu thị sự tình vận động trong thơ Xuân Diệu so với trong tiếng Việt hiện đại là chúng ta bắt gặp khá nhiều loại vị từ biểu hiện sự vận động khá độc đáo như: tuôn, cuốn, trôi, toả...
- Ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám (CMT8) 1945, ta thấy:
+ Xét về đặc điểm [+hướng ] : Số lượng các kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng chiếm số lượng đông đảo hơn so với câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng ở giai đoạn sau CMT8: 71% so với 29% Ở giai đoạn trước CMT8, câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng nhiều hơn đôi chút so với câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển vô hướng: 55% so với 45%
+ Xét về đặc điểm [+chủ ý ]: Ở giai đoạn trước CMT8, các sự tình là quá trình di chuyển chiếm số lượng đông đảo hơn so với sự tình là hành động di chuyển: 64% so với 36%. Còn ở giai đoạn sau CMT8, gần như có sự cân đối hơn giữa kiểu câu biểu thị quá trình di chuyển và hành động di chuyển: 55% so với 45%.
=>Nhận xét: Dựa vào đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa, chúng tôi rút ra những nhận xét về cách thức sử dụng ngôn ngữ thơ của Xuân Diệu:
· Sự vận động của chủ thể cũng như sự vật trong thơ Xuân Diệu đều có những đích đến hay điểm xuất phát nhất định nhiều hơn là sự vận động trong những môi trường không có sự xác định rõ về hướng.
· Ở giai đoạn trước CMT8, chủ thể của sự vận động là những sự vật hoạt động vô ý , chủ thể có chủ ý là con người ít hơn và hầu như đều là nhân vất trữ tình “tôi” thì ở giai đoạn sau CMT8, chủ thể là sự vật vẫn chiếm ưu thế hơn nhưng chủ thể là con người cũng xuất hiện với một số lượng khá đông.
Về các sử dụng vị từ ở hai giai đoạn cũng không khác nhau nhiều. Vị từ được sử dụng tương ứng với các chủ thể con người là đến, đi, vào... còn vị từ tương ứng với sự vật là xuyên qua, thấm đậm qua, bắn vào....
Đích đến (nguồn) ở hai giai đoạn cũng có những điểm tương đồng: chủ yếu đều chỉ các đối tượng mà chủ thể huớng tới: bùn máu, lòng tôi, máu lửa nhiều hơn là những đia danh, địa điểm như Nhà Huyện uỷ, Xã Thanh Nga, Vịnh Hạ Long...
Điều đó lý giải cho phong cách thơ Xuân Diệu: nếu như trước cách mạng, thơ Xuân Diệu tràn trề cảm xúc yêu đời và thiên về miêu tả cảnh vật thiên nhiên hữu tình. Còn sau cách mạng, thơ ông vừa là bài ca kêu gọi, vừa là những dòng thơ mang tính luận chiến, phô bày tội ác của kẻ thù, khích lệ nhân dân ta cùng tiến lên đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Một số bảng thống kê
- Bảng thống kê câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển:
Sự tình hành động di chuyển có hướng
Sự tình quá trình di chuyển có hướng
Sự tình hành động di chuyển vô hướng
Sự tình quá trình di chuyển vô hướng
Tổng số
Trước CMT8
12(21%)
20(34%)
9(15%)
18(30%)
59
Sau CMT8
23(29%)
34(42%)
13(16%)
11(13%)
81
- Bảng thống kê Diễn tố 1 - chủ thể ( hành thể và quá thể)
Con người
Sự vật
Tổng số
Trước CMT8
16(27%)
43(73%)
59
Sau CMT8
31(38%)
50(62%)
81
-Bảng thống kê Diễn tố 2 (nguồn và đích)
Địa danh
Địa điểm
Đối tượng
Trước CMT8
9(28%)
2(6%)
21(66%)
32
Sau CMT8
13(23%)
15(36%)
29(41%)
57
KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý thuyết về các kiểu nghĩa biểu hiện (sự tình) và sự tình hoạt động di chuyển của Cao Xuân Hạo cùng với kết quả phân tích tư liệu, khoá luận: “Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một vài nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu”, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Quan niệm về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển (theo quan điểm của Cao Xuân Hạo): sự tình hoạt động di chuyển là sự tình thoả mãn các đặc điểm về [+động], [+di chuyển]. Có hai tiêu chí để phân loại sự tình hoạt động di chuyển:
(a) Dựa vào tiêu chí về đặc điểm [+chủ ý], [-chủ ý].
- Sự tình hành động di chuyển: [+động], [+di chuyển], [+chủ ý].
- Sự tình quá trình di chuyển: [+động], [+di chuyển], [-chủ ý].
(b) Dựa vào tiêu chí về đặc điểm [+động], [-động].
-Sự tình hoạt động di chuyển có hướng: [+động], [+di chuyển], [+hướng].
- Sự tình hoạt động di chuyển vô hướng: [+động], [+di chuyển], [-hướng].
2. Dựa trên lý thuyết về sự tình hoạt động di chuyển của Cao Xuân Hạo, chúng tôi tiến hành mô tả kiểu sự tình này dựa trên hai đặc điểm về cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa.
- Đặc điểm về cấu trúc cú pháp: dựa trên phương pháp phân tích thành tố trực tiếp, chúng tôi mô tả được ba kiểu mô hình cú pháp cơ bản của loại sự tình này. Đó là:
D + V
D1 + V + D2
D1 + V + g +D2
- Đặc điểm về cấu trúc ngữ nghĩa: Dựa trên việc miêu tả các đặc điểm của cấu trúc vị từ - tham tố, nghĩa của vị từ trung tâm và các vai nghĩa, chúng tôi chia ra được hai cấu trúc nghĩa biểu hiện của sự tình này là:
+ Cấu trúc: Diễn tố 1 (Hành thể hay quá thể) + Vị từ trung tâm (di chuyển) + Diễn tố 2 (nguồn và đích): đây là cấu trúc của sự tình hoạt động di chuyển có hướng.
+ Cấu trúc: Diễn tố (Hành thể hay quá thể) + Vị từ trung tâm (di chuyển) + Chu tố (Vị trí, thời gian, phương tiện, cộng cách): đây là cấu trúc của sự tình hoạt động di chuyển vô hướng.
3. Một vài nhận xét về tình hình sử dụng kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu:
- Đặc điểm chung của hai giai đoạn: đều thiên về miêu tả sự vận động có hướng. Cách sử dụng vị từ ở hai giai đoạn cũng không khác nhau nhiều. Vị từ được sử dụng tương ứng với các chủ thể là đến, đi, vào... còn vị từ tương ứng với sự vật là xuyên qua, thấm đậm qua, bắn vào.... Đích đến (nguồn) ở hai giai đoạn cũng có những điểm tương đồng: chủ yếu đều chỉ các đối tượng mà chủ thể huớng tới: bùn máu, lòng tôi, máu lửa nhiều hơn là những đia danh, địa điểm như Nhà Huyện uỷ, Vịnh Hạ Long...
- Sự khác biệt của hai giai đoạn: ở giai đoạn trước CMT8, sự tình hoạt động di chuyển là quá trình di chuyển có số lượng lớn hơn hành động di chuyển. Còn ở giai đoạn sau CMT8, số lượng câu biểu thị sự tình là hành động di chuyển và quá trình di chuyển tương đương nhau. Điều đó lý giải cho phong cách ngôn ngữ Xuân Diệu: nếu như trước cách mạng, thơ Xuân Diệu tràn trề cảm xúc yêu đời và thiên về miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Còn sau cách mạng, thơ ông vừa là những dòng thơ mang tính luận chiến, lên án tội ác của kẻ thù, khích lệ nhân dân ta hay cố gắng chiến đấu vì thắng lợi cuối cùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Nguyễn Bao (2001), Toàn tập Xuân Diệu - Tập I, Nhà xuất bản Văn học
3. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Wallace L. Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, (Nguyễn Văn Lai dịch), Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2003), Đại cương Ngôn ngữ học- Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Simon C. Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
7. Mak Halliday (2004), Dẫn luận Ngữ pháp chức năng, (Hoàng Văn Vân dịch), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiểu Anh Việt - Việt Anh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
10. V. B. Kasevich (1999), Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Nguyễn Lai (1990), Nhóm từ chỉ hướng vận động trong Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
12. Nguyễn Lai (2004), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đại cương - Tập I, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học Dẫn luận, (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động, Nhà xuất bản khoa học xã hội.
15. Nguyễn Kim Thản (1967), Động từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
16. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của Cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
PHỤ LỤC
I – Trước cách mạng tháng Tám 1945
1. Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hưóng
1.Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp chí muôn phương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc
(Cảm xúc – Thơ thơ)
2.Vì sao giáp mặt buổi đầu tiên
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền
Không thể vô tình qua trước cửa
Biết rằng gặp gỡ đã vô duyên
(Nụ cười xuân – thơ thơ)
3.Em là em: anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ qua đầy bí mật
(Xa cách – Thơ thơ)
4. Khi mai dậy sớm, trời êm ái
Cửa sổ thênh thang mở gió hồ
Hơi mái hơi hùa theo ánh sáng
Cánh gần chim rộn tiếng đùa nô
(Giờ tàn – Thơ thơ)
5. Tôi đi nơi gió lồng
Không than cũng không nao;
Tôi đến nơi bờ đến
Lá hồng cùng lá đào.
(Chiếc lá – Thơ thơ)
6. Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hát chơi
Khi gió sớm vào reo um khóm lá
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.
(Lời thơ vào tập gửi hương - Gửi hương cho gió)
7. Nếu trang giấy có động mình tuyết bạch,
Ấy là tôi dào dạt với âm thanh
Hồn tôi mắc vẫn đi về với sách,
Dưới tay ai xem lại nỗi lòng mình
(Lời thơ vào tập gửi hương - Gửi hương cho gió)
8. Thiên hạ về đâu? Sao vội đi
Bao giờ gặp nữa? Có tình chi
- Lòng tôi theo bước người qua ấy
Cho đến hôm nay vẫn chẳng về
(Tình qua - Gửi hương cho gió)
9. Ai có nhớ những thời hương phảng phất
Hạc theo trăng, tiên còn lẫn với người
Những thời xa chim phượng xuống trần chơi
Hoa cúc nở có nguời chờ đợi trước
(Mơ xưa - Gửi hương cho gió)
10. Tàu đêm nay đi tới Hải Vân Quan
Tàu mai sáng qua xong châu Bố Trạch
Những thắc mắc cho đôi lòng li cách
Chữ ân tình thoắt nở gấm hoa thêu
(Truyện cái thư - Gửi hương cho gió)
11. Không gian đâu! Thuyền ta vượt trùng dương
Lòng vỡ tung, ta say khướt đau thương
(Sầu - Gửi hương cho gió)
12. Thuyền mộng hoa không chở kẻ tàn xuân
Hồ thần tiên rầu rĩ bóng tà huân
Ta đau đớn bước lên bờ thực sự
Cô đơn qua, bởi không còn ngươi nữa
(Đẹp - Gửi hương cho gió)
2.Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
1.Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xôn xao
Gió thơm phơi phất bay vô ý
Đem đụng cành mai sát nhánh đào
(Nụ cười xuân – Thơ thơ)
2.Trong vuờn đêm ấy nhiều trăng quá
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, không dàm nói năng chi
(Trăng – Thơ thơ)
3.Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm đậm qua xương tuỷ
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn
(Huyền diệu – Thơ thơ)
4.Lòng cũng quay theo trục bánh xe
Chở người yểu điệu áo sầu che
Hôm nay, chắc ngựa dừng sau trúc
Bên nọ chân trời chuyển gió xe
(Gặp gỡ - Thơ thơ)
5.Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất
Quá khứ anh anh không nhắc cùng em
(Xa cách – Thơ thơ)
6. Những bước song song xéo dặm trường
Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương
Họ đi, tay yếu trong tay mạnh
Nghe hát ân tình giữa gió sương.
(Tình trai – Thơ thơ)
7.Và Nàng Lộng ngọc lấy Tiêu Lang
Cưỡi hạc một đêm bay lên trời
Vua Trần hậu chúa ngó trăng vàng
Khúc Hậu Đình Hoa đương lên khơi
(Nhị hồ - Thơ thơ)
8. Trăng thu gió hè
Đổi bờ thay đê
Nước thuyền xuống biển:
Thuyền không trở về…
(Thời gian – Thơ thơ)
9. Dặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
(Đây mùa thu tới – Thơ thơ)
10. Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Đây mùa thu tới – Thơ thơ)
11.Hình eo, dáng lả, sắc xinh xinh
Phơi phơi cùng nhau thở thái bình
Của nỗi yêu trùm không giới hạn
Dịu dàng toả xuống tự trời xanh
(Lạc quan – Thơ thơ)
12. Một tối bầu trời đắm sắc mây
Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy
Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ
Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy
(Với bàn tay ấy – Thơ thơ)
13. Trăng nhập vào giây cung tuyết lạnh
Trăng thương, trăng nhớ hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
(Nguyệt cầm - Gửi hương cho gió)
14. Gió nọ mà bay lên nguyệt kia
Thêm đem sương lạnh xuống đầm đìa
Ngẩng đầu ngắm mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya
(Buồn trăng - Gửi hương cho gió)
15. Vì chút mây đi, theo làn vút gió
Biết thế nào mà chậm rãi em ơi
Sớm nay sương xê xích cả chân trời
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
16. Nón xa đi khuất mãi về tây
Một điểm mong nhà giữa bóng sây
Tựa ngõ bằng tre nhìn én miệng
Những nàng thôn nữ đứng, thơ ngây
(Buổi chiều - Gửi hương cho gió)
17. Duyên mỏng bay theo đỡ sắc buồn
Cho mình hoa rụng cứ xinh luôn
Phút giây hoa bướm lìa cây dạo
Đến đất không nghe một tiếng hờn
(Xuân rụng - Gửi hương cho gió)
18. Chong chóng ngày thơ vụt đến xuân
Mau mau ngày mạnh yếu phai dần
Ngày già vội vội mang sương đến
Tuổi chết đây rồi! Bóng lụt chân
(Hư vô - Gửi hương cho gió)
19. Muôn nghìn thương nhớ tới bên tôi
Tôi tới bên cây lẳng lặng ngồi
Ánh sáng vấn vưong chiều uể oải
Sắc hè bông phượng rớt từng đôi
(Nhớ mông lung - Gửi hương cho gió)
20. Chiều goá không em lạnh lẽo sao
Một mình anh lạc dưới thu cao
Sắc trời: sương đọng; non: mây toả,
Không biết lòng đi tới chốn nào
(Hết ngày hết tháng - Gửi hương cho gió)
3.Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
1.Thiếu nữ bâng khâng đợi một người
Chưa từng hẹn đến giữa xuân tươi
Cùng chàng trai trẻ xa xôi ấy
Thiếu nữ làm duyên đứng mỉm cười
(Nụ cười xuân – Thơ thơ)
2.Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ
(Trăng – Thơ thơ)
3. Thuyền qua mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này,
Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
(Đi thuyền – Thơ thơ)
4. Em nói trong thư: “Mấy bữa rày
Sao mà bươm bướm cứ đùa bay;
“Em buồn, em nhớ, chao! em nhớ!
“Em gọi thầm anh suốt cả ngày.
(Đơn sơ – Thơ thơ)
5. Hết nợ thi rồi đến nợ thi
Than ôi khổ quá! Học làm gì
Những chồng sách nặng khô như đá!
Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi…
(Giới thiệu – Thơ thơ)
6.Bữa trước giêng hai giữa nắng đào
Nhìn tôi cô muốn hỏi “vì sao?”
Khi tôi đến kiếm trên môi đẹp
Một thoáng cười yêu thoả khát khao
(Vì sao – Thơ thơ)
7. Như một chiêm bao rất mộng mơ
Bâng khuâng tôi nghĩ chuyện tình cờ
Của hai thuyền lạ phiêu trên biển
Bỗng một lần kia đỗ một bờ.
(Tình cờ - Gửi hương cho gió)
8. Nhớ nhung về đứng ngã ba
Buồn thương chia nẻo dồn xa dặm dài
Con chim năm trước bay rồi
Cành cây lặng lẽ rơi đôi bóng chiều
(Ngã ba - Gửi hương cho gió)
9. Nếu trang giấy có động mình tuyết bạch,
Ấy là tôi dào dạt với âm thanh
Hồn tôi mắc vẫn đi về với sách,
Dưới tay ai xem lại nỗi lòng mình
(Lời thơ vào tập gửi hương - Gửi hương cho gió)
4.Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
1. Dưới thuyền nước trôi
Trên nước thuyền trồi
Và nước, và thuyền
Xuôi dòng đi xuôi
(Thời gian – Thơ thơ)
2.Nước trôi, vô tri
Vô tình, thuyền đi
Nước không biết thuyền
Thuyền biết nước chi?
(Thời gian – Thơ thơ)
3. Nước cũng mất luôn
- Nhưng nước còn nguồn
Thuyền chìm, trong lúc
Đêm ngày nước tuôn…
(Thời gian – Thơ thơ)
4. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
(Đây mùa thu tới – Thơ thơ)
5. Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi
Đã xa, sao lại hứa yêu hoài
Thực là dị quá – Mà tôi nữa
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai?
(Ý thu – Thơ thơ)
6. Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Gửi hương cho gió – Thơ thơ)
7. Vừa mới khi mai tôi cảm thấy
Trong tay ôm một bó hoa cười
Ngọn gió thời gian không ngớt thổi
Giờ tàn như những cánh hoa rơi…
(Giờ tàn – Thơ thơ)
8. Đương lúc hoàng hôn rơi xuống
Là giờ viễn khách đi.
Nước đượm màu li biệt
Trời vương hương biệt ly
(Viễn khách – Thơ thơ)
9. Gió qua như một khách thừa lương,
Lay nắng trên mình lá loáng sương.
Hoa cúc dường như thôi ẩn dật,
Hoa hồng có vẻ bận soi gương.
(Lạc quan – Thơ thơ)
10. Tản mác phương ngàn lạc gió câm
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm
Trên rừng hoa đẹp rơi trên đá
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm
(Gửi hương cho gió - Gửi hương cho gió)
11. Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa
Nắng mọc chưa ti, hoa rụng không ngờ
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt
(Giục giã - Gửi hương cho gió)
12. Những thoáng ân tình chạy thoảng qua
Đi không biết trước, đến không ngờ
Nhịp nhàng mắt đẹp nhìn trong mắt
Một phút gần nhau, hương thoảng qua
(Tình cờ - Gửi hương cho gió)
13. Họ nói: thôi mong gặp gỡ gì!
Xuân mình tất cả đã trôi đi
- Thế rồi họ khóc không nghe tiếng
Trong lúc trăng tàn bạt gió khuya
(Những kẻ đợi chờ - Gửi hương cho gió)
14. Gió mây đến ở trong trường tình tự
Trăng vàng xinh không bỏ giữa đêm khuya
Có kẻ nhìn hứng lấy giọt pha lê
Và phong cảnh đắm say mưa diễm lệ
(Mơ xưa - Gửi hương cho gió)
15. Hỡi ôi! Nước cuộn lòng sông đỏ
Mây bạc trôi trong nắng gợn trời
Huế chẳng còn tăm, Hà Nội bỏ;
Còn gì đâu nữa, ái tình ôi!
(Kẻ đi đày - Gửi hương cho gió)
16.Trải sông núi, buồn vương trên mỗi nét
Con tàu chở phong thư khi vụt thét
Khi dùng dằng như chẳng vội gì qua
(Truyện cái thư - Gửi hương cho gió)
17. Giữa ngày đông cắt rải thê lương
Là lúc khoan thai xuân lên đường
Im tự sen nồng sang cúc giá
Hoa lan vương giả vẫn thầm hương
(Trò chuyện với Thơ thơ - Gửi hương cho gió)
18. Một tiếng có qua trong gió mau
Đưa hồn nhớ cảnh đã phai màu
Từ năm giống ái vừa gieo hạt
Cho đến bây giờ mộng chín au
(Lưu học sinh - Gửi hương cho gió)
II – Sau cách mạng tháng Tám 1945
1.Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển có hướng
1. Cao, lên cao xây dựng
Từng bước ta lên cao
Lên bằng thân mỗi viên gạch đỏ
Lên bằng vôi, bằng vữa trộn nhào
Lên bằng hồ có khi pha mật
(Cao – Riêng chung)
2. Từ nay ta sẽ phát ra nguyên tử lực
Đời sẽ bay theo tư tưởng cao xa!
(Bia Việt Nam – Riêng chung)
3. Chính là ra từ trí tuệ Lenin
Chính là Ngôi sao Đỏ điện Krem-lin
Bốn mốt năm toả hồng trên thế giới
Nay tên lửa đưa lên trời vòi vọi
(Đẻ một hành tinh – Riêng chung)
4. Ta vào vịnh Hạ Long, hồn diễm lệ
Trải tung ra, quăng lưới bắt muôn trùng
Đảo gọi đảo, bể lượn rồng giữa bể
Ta ngả chào vừng non nước Hạ Long!
(Chào Hạ Long – Riêng chung)
5. Tôi đã rơi vào biển lúa
Tôi bơi, bơi, khoái trá lạ thường
Áo quần tôi ướt mát giọt sương
Mùi thơm đầy hương lúa, nếp hương
(Biển lúa – Riêng chung)
6. Đến nay xã hội sắp đông qua
Nhân loại đi lên cõi sáng loà
Hẹn, với tự do, cơm bánh đủ
Hoa hồng cho tất cả người ta
(Hoa – Riêng chung)
7. Đạn chúng bắn vào những người sống sót
Lửa chúng phun nhằm đốt hết trại nhà
Sợ! Chúng sợ! những binh đoàn hoảng hốt
Chạy quanh tường vây những tiếng kêu la
(Phú lợi – Riêng chung)
8. Một lần nữa chúng tôi lại chống quân xâm lược
Chúng tôi vào cuộc kháng chiến thứ ba
(Một lần nữa chúng tôi chống lại quân xâm lược – Thanh ca)
9. Trăng trên biển Nha Trang
Dọi long lanh cát vàng
Tôi đến từ Hà Nội
Ngồi ngắm biển Nha Trang
(Trên bãi biển Nha Trang – Thanh ca)
10. Cây cối bên đường nhìn thoả mắt
Cần Thơ xe chạy tới Long Biên
Những cây trứng cá hoa sao trắng
Những cụm xoài treo trái mập hiền
(Cần thơ xe chạy tới Long Biên – Thanh ca)
11. Tôi tới Rạch Giá, trưa
Anh Bạn Nam quý mến
Chiều, cơm nước sớm xong
Dẫn tôi đi chào biển
(Biển Rạch Giá – Thanh ca)
12. Vườn Pắc Xum cây trĩu quả ai trồng
Mà con thuyển đầy bưởi sắp xuôi sông
(Đi trên sông Mê Kông – Thanh ca)
13. Dưới trời thu dịu nắng cảnh bao la
Hồn tôi vương về phía núi xanh xa
(Đi trên sông Mê Kông – Thanh ca)
14. Những chú em chạy theo bộ đội
Mắt sáng, sờ cỗ pháo hoan hô
Lứa xuân ấy là quân hậu bị
Nhất định chôn giặc Mỹ xuống mồ
(Em nhỏ Hương Khê – Hai đợt sóng)
15. Đường của chúng ta băng qua máu lửa
Trong khói lửa tâm hồn ta nung nấu
Mặt xạm đen trong khói cháy nhà
Mà tâm hồn đẹp bốn phương ca
(Đường của chúng ta – Hai đợt sóng)
16. Xin tiếp sức của những công trường Sáu
Trên đèo Mộc Châu tay ta ấn dấu
Tôi đến những nơi tấp nập đang làm
Sức vạn người cuồn cuộn tiếp miền Nam
(Đường của chúng ta – Hai đợt sóng)
17. Đất nước mình đẹp lắm
Tôi đã đi trăm miền
(Bản đồ huyện Ý Yên – Hai đợt sóng)
18. Tôi rời Nhà huyện uỷ
Thăm cảnh vật hồi xuân
(Bản đồ huyện Ý Yên – Hai đợt sóng)
19. Dòng nước sông Thao mát đạm bờ
Sang xuân trắng ruột rừng hoa sở
Lá rờn hoa nở tiếng chim ca
Tôi bước dần về phía Thanh Nga
(Nhớ xã Thanh Nga – Hai đợt sóng)
20. Khi má vừa bước đến Năm Căn
Lơ thơ mới mấy chòi đốn củi
Cá đặc nước, nhưng rừng còn tối
Đất hẹp trồng rau lúa khó khăn
(Bà má Năm Căn – Mũi Cà Mau)
21. Tiếng đã thay sang giọng Quảng Bình
Chàm như nước biển, nước sông Gianh
Ta đi trên bước đường Nam tiến
Nghe đất cha ông nở đẹp lành
(Đường vào Nam – Mũi Cà Mau)
22. Tấm thân đẹp đẽ đồng lên nước
Bốn chục thước cao, tròn mấy thước
(Nỗi cô quạnh của thần Tự Do – Mũi Cà Mau)
23. Anh băng đường cái, anh trải cánh đồng
Anh qua nhà của buổi chiều rét mướt
Anh qua rộng rãi nhà của mùa đông
Hỏi một lời: em có thật yêu không?
(Anh đến thăm em - Cầm tay)
2.Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển có hướng
1. Một lâu đài cửa sổ mênh mang
Đẹp thêm hoài, xây chẳng lúc xong
Một đường cái đạp qua bùn máu
Vẫn chiếu ra bảy sắc cầu vồng
(Lý tưởng – Riêng chung)
2. Bao nhiêu kiếp đầu thai qua cửa khổ
Đến bây giờ rộng mở cả mai sau
Những đảo cô đơn, Đảng nối nhịp cầu
Yêu nhau quá, ta để tràn tâm tưởng
Lòng càng khóc, càng nhẹ nhàng sung sướng
(Lệ - Riêng chung)
3. Một cốc vàng như đồng lúa chín
Bọt trắng phau như trên đầu sóng biển
Một cốc vàng ánh sáng xuyên qua
Cốc tươi cười ta ca hát chúng ta
(Bia Việt Nam – Riêng chung)
4. ...Lúa, ôi lúa! ngươi toả mừng tha thiết
Ngươi lùa vào tâm trí của ta; ngươi
(Bia Việt Nam – Riêng chung)
5. Trăng vào rằm tháng tám trung thu
Trong ngần, toả ánh sáng xanh mát rượi
(Đã tới mặt trăng – Riêng chung)
6. Lưng trăng khuất muôn đời
Ảnh gửi về Trái đất
Núi, biển được con người
Đặt tên lần thứ nhất
(Lưng trăng – Riêng chung)
7. Ngươi muốn lên trăng, trăng chẳng xuống trần
Gương nhật nguyệt không dọi tình u uẩn
(Đã tới mặt trăng – Riêng chung)
8. Mỗi bóng trăng trên núi, biển, rừng, đồng
Đều dọi xuống ảnh búa liềm xô viết
(Đã tới mặt trăng – Riêng chung)
9. Dây mắc rađio, cột đèn điện gỗ
Đã lâu, hạnh phúc đến nơi này
(Rừng thu Xibêri – Riêng chung)
10. Sườn đê chưa gắn lại
Máu vẫn chảy từ hông
Ta nhìn nhau khắc khoải
Như một vết thương lòng
(Em đến chơi – Thanh ca)
11. Những chuyện giết của Iêng Xari – Pôn Pốt
Máu văng cả lên ngàn cât thốt nốt
(Lá cờ cách mạng đến từ thủ đô Nông Pênh – Thanh ca)
12. Trở về - thoắt đã ba mươi năm
Sông núi về ta Bắc chí Nam
Thi sĩ tự do và độc lập
Ngẩng hồn tươi đượm ánh vinh quang
(Về lại Mỹ Tho – Thanh ca)
13. Nhưng cuộc đời xưa chụp xuống hồn
Đời dân mất nước ảm hoàng hôn
Những đêm giông bão, nghe trong ngục
Sóng đến từ khơi dập dập dồn
(Tâm sự với Quy Nhơn – Thanh ca)
14. Cao su ở suối Tân
Cành chen nhau lá rậm
Chuối leo những sườn đồi
Lên thật cao vẫn đệm
(Đường từ Nha Trang vào – Thanh ca)
15. Cây cỏ theo bờ mọc
Như thùa bức thảm xanh
Như chiếc gương bán nguyệt
Mặt nước hồ quanh quanh
Đi trên sông Mê Kông
(Hồ lắc – Thanh ca)
16. Tâm hồn đôi ta như hai tấm gương
Quay lại nhìn nhau cùng soi vũ trụ
Một ánh tia trời xuyên băng qua giữa
Dội qua dội lại ngàn thuở ngân nga
(Hai tấm gương – Thanh ca)
17. Em tới, em đi, ngọn gió lành
Gió hương thương mến đến phòng anh
Bỗng oà gặp mặt sau muôn nhớ
Rồi lại chia tay giữa vạn tình
(Thơ bát cú – Thanh ca)
18. Đây Nông trường Thanh Niên, Thái Bình
Cuối huyện Tiền Hải, bãi mông mênh
Quai đê, đẩy sóng lùi xa mãi
Biển rút ra Cồn Cửa, Cồn Vành
(Cói Tiền Hải – Thanh ca)
19. Dòng Nậm U chảy qua đất Điện Biên
Đây cửa vào sông: hai mặt nước liền
(Đi trên sông Mê Kông – Thanh ca)
20. Nước rào rào chảy vẹn đập Đô Lương
Đi dưới cà phê Đông Hiếu nông trường
(Những đêm hành quân – Hai đợt sóng)
21. Tiếng mõ! Tiếng mõ! Đầu mi ta gõ!
Đổ xuống! Sụp đi! – Vùng tự do ta mở!
Đêm nay dưới kia sóng biển ào ào
Mặt trăng cười qua những rặng phi lao
(Phá Nguỵ Quyền – Hai đợt sóng)
22. Mặt đường muốn rạn nắng hanh khô
Mỗi chiếc xe qua cuốn bụi mù
Lại tiếc đất mòn bay mất mãi
Xót như bào ruột, muốn bù cho
(Cung đường 31 – Hai đợt sóng)
23. Bưng bát cơm lên với thợ đường
Thấm tình thấm nghĩa của trăm phương
Xe ai phóng tới Đồng Văn đó
Hẳn nhớ công ai rải dặm trường...
(Cung đường 31 – Hai đợt sóng)
24. Cây thông đứng trước biển
Trước biển giữa không gian
Gió thổi reo reo lá
Thông là một cây đàn
(Cây thông đứng trước biển – Hai đợt sóng)
25. Cành ở bên Nam thương lá Bắc
Đôi bên âu yếm đổ vào Trung
Cúc vàng thanh đạm cho nên cúc
Trông thấy hồng tươi bạn với hồng
(Vườn hoa thống nhất – Mũi Cà Mau)
26. Một chiếc đảo hoa cầu uốn nhẹ
Nước rờn muôn vạn ánh sao trong
(Vườn hoa thống nhất – Mũi Cà Mau)
27. Khi đêm man mát qua tay
Có mưa thưa nhẹ, thêm ngày vị hè
Ve im, lặng vắng tư bề
Em xa – mưa có bay về chốn em
(Mưa - Cầm tay)
28. Em đi, có biết cho tình
Lòng anh vò xé tan tàn vì em
Mới vừa xa khuất mắt đen
Nỗi đau lòng đã tràn lên tấm lòng
(Cái dằm - Cầm tay)
29. Nắng mưa lớp lớp khơi trào
Trăm nghìn sông suối đổ vào lòng anh
(Uống xong lại khát - Cầm tay)
30. Ánh xuân mỗi sớm hồng tươi mát
Những ống khói cao bèn nhận trước
Ruộng xanh đã cấy đến chân trời
Lóng lánh mạ soi mình xuống nước
(Thơ tình mùa xuân - Cầm tay)
31.Hai bức thư đến từ gió may hiu hắt
Đến từ sương xa, từ xứ thần tiên
(Em đến chơi – Thanh ca)
32. Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông
Biển chứa long lanh sóng vạn trùng
Trái đất - ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung
(Lệ - Riêng chung)
33.Hoa chẳng chờ em, nở sớm hơn
Một vùng xao xuyến dạ lan hương
Bỗng đêm ngào ngạt qua khung cửa
Ấy dạ lan hoa hội giữa vườn
(Hoa nở sớm – Mũi Cà Mau)
34. Anh muốn mời em bước xuống thuyển
Thuyền của đôi ta vào hiện thực
Dựa thế đêm tan, ngày sáng rực
Thuyền ta đi dựng lấy thần tiên
(Thơ tình mùa xuân – Mũi Cà Mau)
3.Câu biểu thị sự tình hành động di chuyển vô hướng
1. Tôi đi trên đất nước thâu yêu
Không biết bao nhiêu, chỉ biết nhiều
(Ngói mới – Riêng chung)
2. Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới
(Lý tưởng – Riêng chung)
3. Theo đợt gió, lựa chiều sóng lúa
Tôi bơi trên ngút ngàn gợn lụa
Lúa sắp chín rồi, tôi nghe reo
Những hạt nhiều bằng mấy lúc gieo.
(Biển lúa – Riêng chung)
4. Tôi đi giữa buổi đầu ngày, đi giữa
Buổi đầu xuân, đi giữa buổi đầu tiên
Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở
Và ban đầu cây với gió cười duyên
(Xuân – Riêng chung)
5. Mấy mưoi lần mấy trăm năm đằng đẵng
Nhân loại đầu trần đi trong ánh lủa
(Gieo mùa – Riêng chung)
6. Đời bạn ta đang treo nơi cuống phổi
Thơ đang hay – có thể đứt như đàn
Bạn thì vấp ngã trên một lá gan
Mạch máu bứt đường – và thế là im lặng
(Ốm – Riêng chung)
7. Khi chăm pa theo sườn núi quanh quanh
Những cụm lá như những hoa biếc lớn
Theo bậc đá, tôi lên Hang Pắc U xem thạch nhũ
Tưởng mình đi dưới những cây đại Chùa Hương
(Bài thơ tặng hoa Chăm pa – Thanh ca)
8. Ta bước hôm nay dưới bóng me
Ôi! Niềm vui sướng tự đâu về
Cánh nâng chân bước, tim reo sóng
Mắt rộng chân trời, tai rộn nghe...
(Về lại Mỹ Tho – Thanh ca)
9. Em Ứng đi trong trí nhớ tôi
Ôi em trai trẻ mắt yêu đời
Bước dài, vai rộng, nhanh câu nói,
Răng đẹp tươi hoa, nhớ nụ cười
(Em Ứng – Mũi Cà Mau)
10. Em ứng đi trong trí nhớ anh
Bức thư em gửi lúc hoà bình
Còn đây nét chữ tươi toi rói
Như thấy em cười, em bước nhanh
(Em Ứng – Mũi Cà Mau)
11. Thuyên tôi đang đi qua trong bóng mát
Những vách đá Pha En cao dựng ngất...
(Đi trên sông Mê Kông – Thanh ca)
12. Tôi qua cầu Hiền Lương bằng tình thương nỗi nhớ
Tôi về miền Nam ngọn lửa muôn cửa đang bừng
(Lời chào sớm – Mũi Cà Mau)
13. Là hoa, là nụ hay là cành
Là cả mùa xuân em tặng anh
Ôi những lá sương ôm lóng lánh
Tay em đưa đến với ngày xanh
(Tình yêu san sẻ - Cầm tay)
4.Câu biểu thị sự tình quá trình di chuyển vô hướng
1. Đến bây giờ buồm ta gió lộng trời xanh
Sóng nổi dâng, thuyền ta đầy mai mốt
Điện chảy tràn trề, áo cơm tươi tốt
Đêm kia la lấn, ruộng đất không bờ
(Mười lăm năm – Riêng chung)
2. Một chiếc lông bay - cũng phải rơi về
Nay nhổ neo rồi! Rời Trái đất ta đi!
(Đẻ một hành tinh – Riêng chung)
3. Hôm nay em đến chơi
Lại đem cả đất trời
Hoa lá lại ùa đến
Theo bước em, vào đời
(Em đến chơi – Riêng chung)
4. Ngươi là con sáo ở bên sông
Con sáo bay xa, con sáo sổ lồng
(Con sáo sang sông – Riêng chung)
5. Gió, gió thổi rào rào
Trăng, trăng lay chấp chới
Trời tròn như buồm căng
Tất cả lên đường mới
(Gió – Riêng chung)
6. Mùa xuân này mới đến
Hoa chưa kịp mừng tôi
Tôi đã mùng hoa đó
Các nàng xinh đẹp ơi
(Mừng hoa – Thanh ca)
7. Xe vẫn đều đều chạy
Đường không xóc êm êm
Tiếng chim chiền chiện hót
Trời như thể xanh thêm
(Đường từ Nha Trang vào – Thanh ca)
8. Giặc Mỹ rụng nghìn rưởi máy bay
Giặc già, sức lực rụng theo ngày
Răng rụng trong mồm con quỷ ác
Tóc rụng trên đầu thằng Mỹ ngây
(Dõi trên một con số Việt Nam – Hai đợt sóng)
9. Mùa xuân về trong tiếng ca chim
Trên nước xanh sông, trong liễu rèm
Chưa hái được hoa mang tặng em
Nên một cành thơ em tạm đem
(Thơ tình mùa xuân - Cầm tay)
10. Phải chăng chim, gió mới qua đèo
Hay suối, hay thông đang hoạ reo
Nghe bước mầm đi như tiếng nhạc
Cũng vì muôn vạn hạt em gieo
(Tình yêu san sẻ - Cầm tay)
11. Nông Pênh! Nông Pênh! Thủ đô đã về cùng tổ quốc
Nông Pênh! Nông Pênh! Thủ đô đã giải phóng hoàn toàn
(Lá cờ cách mạng trên thủ đô Nông Pênh – Thanh ca)
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN45.doc