Đánh giá đa dạng di truyền của giống lan rừng Dendrobium thu thập tại tỉnh Bình Phước và thị xã Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) bằng kỹ thuật RAPD
MỤC LỤC
CHưƠNG .TRANG
Trang tựa i
Lời cảm tạ .iii
Tóm tắt .iv
Summary v
Mục lục .vi
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình .x
Danh sách các chữ viết tắt xi
CHưƠNG 1. MỞ ĐẦU .1
1.1. Đặt vấn đề .1
1.2. Mục đích – yêu cầu đề tài .2
1.2.1. Mục đích .2
1.2.2. Yêu cầu .2
1.3. Giới hạn đề tài .2
CHưƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Giới thiệu về cây hoa lan .3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố các loài phong lan. 3
2.1.2. Các đặc tính chủ yếu của loài lan ký sinh .4
2.1.3. Giới thiệu chung về giống lan Dendrobium .7
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái 8
2.1.3.2. Điều kiện sinh thái 9
2.1.4. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.1.4.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 9
2.1.4.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 10
2.2. Giới thiệu về đa dạng sinh học 12
2.2.1. Định nghĩa 12
2.2.2. Các phân mức về đa dạng sinh học 12
2.2.2.1. Sự đa dạng về hình thái .12
2.2.2.2. Đa dạng loài 12
2.2.2.3. Sự đa dạng về di truyền .13
2.3. Một số phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền 14
2.3.1. Phương pháp sử dụng các marker hình thái .14
2.3.2. Phương pháp sử dụng các marker isozyme 14
2.3.3. Phương pháp sử dụng các marker phân tử .15
2.4. Quy trình ly trích DNA tế bào thực vật .15
2.5. Kỹ thuật PCR 17
2.5.1. Khái niệm và nguyên tắc của kỹ thuật PCR .17
2.5.2. Thành phần phản ứng PCR 19
2.5.3. ưu, nhược điểm của kỹ thuật PCR 20
2.6. Một số marker phân tử thường dùng trong nghiên cứu đa dạng di truyền .21
2.6.1. Marker RFLP .22
2.6.2. Marker AFLP .22
2.6.3. Marker RAPD 23
2.6.4. Marker SSR 25
2.7. Cây phát sinh loài 26
2.7.1. Một số thuật ngữ 26
2.7.2. Những cách vẽ cây phát sinh loài 26
2.7.3. Các phương pháp chủ yếu tạo cây phát sinh loài .27
2.8. Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan 27
2.8.1. Tình hình nghiên cứu khoa học trên cây lan ngoài nước .27
2.8.2. Tình hình nghiên cứu khoa học trên cây lan trong nước .28
CHưƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 30
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện 30
3.2. Vật liệu 30
3.2.1. Các loài lan rừng giống Dendrobium .30
3.2.2. Hóa chất thí nghiệm .34
3.2.3. Trang thiết bị thí nghiệm 35
3.3. Phương pháp 36
3.3.1. Quy trình ly trích DNA tổng số .36
3.3.2. Kiểm tra định tính và định lượng DNA .37
3.3.2.1. Định tính DNA bằng phương pháp điện di .37
3.3.2.2. Định lượng DNA bằng phương pháp đo OD 38
3.3.3. Tối ưu hóa các thành phần phản ứng PCR với marker RAPD 38
3.3.4. Thực hiện phản ứng PCR với marker RAPD .42
3.3.5. Phương pháp đánh giá mối quan hệ di truyền bằng phần mềm NTSYS .43
3.3.6. Phân tích Boostrap bằng phần mềm Winboot 44
CHưƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .45
4.1. Sản phẩm ly trích DNA tổng số 45
4.2. Hoàn thiện quy trình PCR với marker RAPD .48
4.3. Đánh giá đa dạng di truyền của 10 loài lan rừng giống Dendrobium
thu thập tại tỉnh Bình Phước và thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng .52
4.3.1. Sản phẩm PCR với marker RAPD .52
4.3.2. Phân tích nhóm của 10 loài lan rừng giống Dendrobium
dựa trên dữ liệu RAPD .58
CHưƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .65
5.1. Kết luận .65
5.2. Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 3.1 Danh sách các loài lan rừng giống Dendrobium nghiên cứu .30
Bảng 3.2 Danh sách các primer dùng trong nghiên cứu 35
Bảng 3.3 Chương trình nhiệt cho phản ứng PCR 38
Bảng 3.4 Thành phần hóa chất cho phản ứng PCR .39
Bảng 3.5 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của số chu kỳ đến sản phẩm RAPD 39
Bảng 3.6 Thành phần phản ứng PCR dùng trong thí nghiệm 1 .40
Bảng 3.7 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ primer đến sản phẩm
RAPD .40
Bảng 3.8 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mg2+ đến sản phẩm
RAPD .41
Bảng 3.9 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Taqđến sản phẩm
RAPD .41
Bảng 3.10 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ DNA mẫu đến
sản phẩm RAPD .42
Bảng 3.11 Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dNTPs đến sản phẩm
RAPD .42
Bảng 4.1 OD của 20 mẫu dùng để thực hiện phản ứng PCR với marker RAPD 47
Bảng 4.2 Nồng độ tối ưu các thành phần của phản ứng PCR 52
Bảng 4.3 Chương trình nhiệt tối ưu cho phản ứng PCR 52
Bảng 4.4 Danh sách các primer được sử dụng để nghiên cứu đa dạng
di truyền của 10 loài lan rừng giống Dendrobium .53
Bảng 4.5 Hệ số tương đồng di truyền của các loài lan rừng giống
Dendrobium khảo sát .58
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1 Nguyên tắc cơ bản của phản ứng PCR 18
Hình 2.2 Nguyên tắc của kỹ thuật RAPD 24
Hình 3.1 Các loài lan rừng giống Dendrobium nghiên cứu .33
Hình 4.1 DNA tổng số của 10 loài lan rừng giống Dendrobium ở Bảo Lộc .46
Hình 4.2 DNA tổng số của 10 loài lan rừng giống Dendrobium ở Bình Phước 46
Hình 4.3 Khảo sát ảnh hưởng của số chu kỳ 49
Hình 4.4 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ primer 49
Hình 4.5 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Mg2+ .50
Hình 4.6 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Taq .50
Hình 4.7 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ DNA mẫu 51
Hình 4.8 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dNTPs 51
Hình 4.9 Sản phẩm PCR với primer OPAC10 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phước (hình b) 55
Hình 4.10 Sản phẩm PCR với primer OPB01 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phước (hình b) 56
Hình 4.11 Sản phẩm PCR với primer S1384 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phước (hình b) 57
Hình 4.12 Cây phân nhóm di truyền giữa 10 loài lan rừng giống
Dendrobium thu thập tại tỉnh Bình Phước và thị xã Bảo Lộc 60
Hình 4.13 Đồ thị phân bố nhóm dựa trên dữ liệu RAPD .61 .
Đánh giá đa dạng di truyền của giống lan rừng Dendrobium thu thập tại tỉnh Bình Phước và thị xã Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) bằng kỹ thuật RAPD
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá đa dạng di truyền của giống lan rừng Dendrobium thu thập tại tỉnh Bình Phước và thị xã Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) bằng kỹ thuật RAPD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 – 12 cm với 7 – 9 gân dọc. Cụm hoa mọc
ở đỉnh, thân già không có lá dài 20 – 30 cm mang 5 – 10 hoa buông xuống. Hoa lớn
dài 4 – 5 cm, màu vàng cam. Cánh môi hình chén, màu cam đậm với hai đốm lớn
tròn màu đỏ.
Long Nhãn: Lan sống phụ, mọc bụi, dày, cao đến 1m. Lá hình giáo, mỏng,
tù ở gốc, thuôn nhọn ở đỉnh, dài 10 – 13 cm. Cụm hoa hình chùy trên thân có lá,
mang 8 – 10 hoa lớn buông xuống. Hoa màu vàng nghệ, cánh môi lớn dạng trái
xoan, khía rãnh mãnh, có đốm lớn màu đỏ đậm ở giữa.
D. lindleyi
Steudel
D. thrysiflorum
Reichb
D. heterocarpumi
D. fimbriatum
33
Hình 3.1 Các loài lan rừng giống Dendrobium nghiên cứu
D. chrysotosum
D. densiflorum
Wall
D. farmari
Paxt
D. primulinum
Lindl
D. moschatum
34
Cách thức lấy mẫu nhƣ sau :
Chọn những lá tƣơi tốt, chỉ lấy lá non. Mỗi mẫu lấy 2 lá, cho vào bịch nylon
và để vào thùng lạnh có ƣớp muối nhằm bảo quản độ tƣơi của lá. Những cây chọn
lấy mẫu lá đƣợc cột dây nylon màu để đánh dấu.
Mẫu lá đƣợc lấy tại vƣờn và đem về phòng thí nghiệm để ly trích DNA ngay.
3.2.2. Hóa chất thí nghiệm
Các hoá chất dùng trong ly trích DNA
Nitơ lỏng.
Dung dịch EB (extraction buffer):
2% w/v CTAB
1,4M NaCl
100 mM Tris – HCl pH 8.0
20 mM EDTA
2% PVP
0,1% v/v β – mercaptoethanol
TE buffer, bao gồm 10 mM Tris-HCl (pH 8.0) and 1 mM EDTA (pH 8.0).
Dung dịch phenol / chloroform / isoamylalcohol (PCI) tỉ lệ 25 : 24 : 1.
Dung dịch isopropanol lạnh.
Sodium acetate.
Ethanol 70% và 100%.
RNase.
Các hóa chất dùng trong phản ứng PCR
5X PCR buffer (do công ty Promega cung cấp).
25 mM MgCl2 (do công ty Promega cung cấp).
10 mM dNTP’s (do công ty Promega và Biorad cung cấp).
Taq DNA polymerase (do công ty Promega cung cấp).
DNA mẫu (ly trích từ lá lan rừng giống Dendrobium).
H2O cất 2 lần, siêu lọc, hấp khử trùng, chiếu UV.
35
RAPD Primer (do công ty Invitrogen cung cấp).
Bảng 3.2 Danh sách các primer dùng trong nghiên cứu
Primer Trình tự
Tm (
0
C)
(Melting temperature)
OPAC10 AGCAGCGAGG 34
OPAH13 TGAGTCCGCA 32
OPAF16 TCCCGGTGAG 32
OPB01 GTTTCGCTCC 32
OPB08 GTCCACAGGG 34
U109 TGTACGTGAC 32
U693 GACGAGACGG 34
T3 TCCACTCCTG 32
S1384 AGGACTGCTC 32
V20 CAGCATGGTC 30
Hóa chất dùng trong điện di
Agarose.
Dung dịch TAE 0,5X.
Ladder 100 bp.
Loading dye.
Dung dịch nhuộm ethidium bromide.
3.2.3. Trang thiết bị thí nghiệm
Chén sứ và chày giã (Đức).
Eppendorf 0,2 ml; 0,5 ml; 1,5 ml (Mỹ).
Cân phân tích 4 số (Ohaus – Mỹ).
Máy hút và tủ cấy vô trùng (Anh Quốc).
Pipet các loại (Nichiryo – Nhật).
Găng tay.
36
Đầu tuýp các loại (Đức).
Máy ly tâm lạnh (Hettich – Đức).
Tủ cấy vô trùng.
Máy PCR (Biorad – Thụy Điển).
Máy điện di (Cosmo Bio Co. – Nhật).
Máy chụp ảnh DNA (Biorad – Mỹ).
Lò viba (Electrolux – Thụy Điển).
Máy định ôn (Memmert – Đức).
Tủ lạnh (Sanyo – Nhật).
Máy chụp ảnh kỹ thuật số (Sony – Nhật)
3.3. Phƣơng pháp
3.3.1. Quy trình ly trích DNA tổng số
DNA của lá lan đƣợc ly trích theo qui trình ly trích của Doyle và Doyle
(1990), đã đƣợc tối ƣu bởi Trƣơng Minh Dũng, 2007 (kết quả chƣa công bố). Quy
trình ly trích nhƣ sau:
Bƣớc 1: Nghiền 0,5 g lá trong N2 lỏng.
Bƣớc 2: Thêm 1 ml dung dịch EB đã ủ ở 650C, lắc cho đến khi hỗn hợp đồng
nhất.
Bƣớc 3: Ủ mẫu ở 650C trong 1 giờ.
Bƣớc 4: Ly tâm 11.000 vòng/phút trong 15 phút ở 40C.
Bƣớc 5: Hút dịch nổi. Thêm 500 l hỗn hợp PCI. Lắc đều và ly tâm 11.000
vòng/phút trong 15 phút ở 40C.
Bƣớc 6: Hút dịch nổi. Lặp lại bƣớc 5.
Bƣớc 7: Hút dịch nổi. Thêm 20 l muối sodium acetate 3M và 640 l
ethanol 100%. Trộn đều và ủ mẫu ở -200C trong 1 giờ.
Bƣớc 8: Thu tủa bằng cách ly tâm 5.000 vòng/phút trong 30 phút ỡ 40C.
Bƣớc 9: Hòa tan tủa bằng cách thêm 300 l dung dịch TE 1X. Ủ mẫu ở
37
0Ctrong 1 giờ.
37
Bƣớc 10: Thêm 300 l dung dịch isopropanol lạnh, ủ mẫu qua đêm.
Bƣớc 11: Thu tủa bằng cách ly tâm 5.000 vòng/phút trong 30 phút ở 40C.
Bƣớc 12: Đỗ bỏ dịch trong. Rửa tủa bằng cách thêm 400 l ethanol 100%, ly
tâm 5.000 vòng/phút trong 20 phút ở 40C.
Bƣớc 13: Lặp lại bƣớc 12.
Bƣớc 14: Phơi khô tủa ở 370C trong khoảng 2 giờ.
Bƣớc 15: Thêm 50 l dung dịch TE 1X và trữ mẫu ở -200C.
3.3.2. Kiểm tra định tính và định lƣợng DNA
3.3.2.1. Định tính DNA bằng phƣơng pháp điện di
DNA sau khi ly trích sẽ đƣợc định tính bằng phƣơng pháp điện di trên gel
agarose 1 %. Dƣới tác dụng của điện trƣờng, do tích điện âm (do tính chất của
nhóm phosphate) nên DNA di chuyển từ cực âm sang cực dƣơng. Khi DNA di
chuyển qua các lỗ của agarose, sự cọ sát giữa hạt agarose và phân tử DNA tạo ra lực
kháng làm ngăn cản sự chuyển dịch của DNA. DNA có phân tử càng lớn thì lực cản
càng mạnh, do đó DNA có phân tử càng nhỏ di chuyển càng nhanh. Nhờ vậy ta có
thể phân loại đƣợc các đoạn DNA trên gel agarose.
Sau khi điện di trên gel, các đoạn DNA đƣợc phân ra tùy theo trọng lƣợng
phân tử. Có thể quan sát chúng bằng mắt nhờ kỹ thuật nhuộm màu với ethidium
bromide và chụp gel bằng tia UV.
Cách tiến hành:
Pha gel agarose với nồng độ 1%: Cân 0,125 g agarose cho vào 12,5 ml dung
dịch TAE 0,5 X. Đun sôi bằng lò Viba ở bƣớc sóng 650 W cho đến khi agarose tan
hoàn toàn. Để nguội đến khoảng 600C.
Đổ gel, chờ agarose đông.
Load mẫu vào các giếng với tỷ lệ 2 l loading dye và 4 l DNA mẫu.
Chạy điện di ở điều kiện 100 V, 250 mA, thời gian 20 phút.
Nhuộm gel bằng dung dịch ethidium bromide 10mg/ml trong 20 phút, sau đó
đƣa vào máy Geldoc đọc kết quả. Nếu mẫu có DNA thì băng DNA sẽ phát sáng
38
dƣới dạng vạch trên gel điện di. Độ tập trung và độ đậm nhạt của băng điện di phản
ánh độ tinh sạch và nồng độ cao hay thấp của mẫu DNA.
3.3.2.2. Định lƣợng DNA bằng phƣơng pháp đo OD (Optical Density)
Các mẫu DNA li trích sau khi đã định tính bằng phƣơng pháp điện di, sẽ
đƣợc kiểm tra độ tinh sạch và ƣớc lƣợng hàm lƣợng DNA bằng cách đo mật độ
quang OD, với bƣớc sóng 260 nm và 280 nm bằng máy quang phổ kế với độ pha
loãng 100 lần. Hàm lƣợng DNA đƣợc tính theo công thức:
Hàm lƣợng DNA (ng/µl) = [(62,9 x OD260nm) – (36 x OD280nm)] x 100
DNA đƣợc xem là sạch nếu tỉ số OD260nm/OD280nm nằm trong khoảng 1,5 đến
2,2.
Cách tiến hành:
Xây dựng đƣờng chuẩn: Dùng dung dịch TE 1X để tạo đƣờng chuẩn.
Pha loãng dung dịch DNA đến nồng độ thích hợp để đo (thƣờng pha loãng
100 lần) với dung dịch TE 1X: Hút 20 l dung dịch DNA hòa tan với 1,8 ml TE 1X.
Cho vào Curvette. Tiến hành đo OD.
3.3.3. Tối ƣu hóa các thành phần phản ứng PCR với marker RAPD
Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành tối ƣu hóa phản ứng PCR dựa trên
chƣơng trình nhiệt và các thành phần hóa chất chuẩn nhƣ sau:
Bảng 3.3 Chƣơng trình nhiệt cho phản ứng PCR
Số chu kỳ Nhiệt độ (0C) Thời gian (phút)
1 94 5
45
94 1/2
Ta 1/2
72 1
1 72 5
Hold 4
0
C
(Đƣợc trích từ Nguyễn Thị Lang, 2002)
39
Bảng 3.4 Thành phần hóa chất cho phản ứng PCR
Hóa chất Nồng độ sử dụng
PCR buffer
MgCl2
dNTP
Primer
Taq polymerase
DNA mẫu
H2O
1X
2 mM
0,2 mM
0,25 M
0,5U
30 ng
Thêm vừa đủ 25 l
(Đƣợc trích từ Nguyễn Thị Lang, 2002)
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hƣởng của số chu kỳ khuếch đại đến sản
phẩm RAPD.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 2 nghiệm thức. Mỗi nghiệm
thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA.
Bảng 3.5 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của số chu kỳ đến sản phẩm RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2
Số chu
kỳ
Nhiệt độ (0C)
Thời gian
(phút)
Số chu kỳ Nhiệt độ (0C)
Thời gian
(phút)
1 94 5 1 94 4
37
94 1/2
45
94 1/2
36 1/2 36 1/2
72 1 72 1
1 72 5 1 72 5
Giữ ở 40C Giữ ở 40C
Phƣơng pháp tiến hành: chọn ngẫu nhiên 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt,
thực hiện phản ứng PCR với primer OPAC10 với nồng độ các thành phần phản ứng
nhƣ bảng 3.4. Ở thí nghiệm này, chúng tôi chọn DNA của loài lan Thái Bình (Bảo
Lộc) để thực hiện.
40
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của các băng khuếch đại trên gel điện di.
Bảng 3.6 Thành phần phản ứng PCR dùng trong thí nghiệm 1
Hóa chất Nồng độ sử dụng
PCR buffer
MgCl2
dNTP
Primer
Taq polymerase
DNA mẫu
H2O
1X
2 mM
0,2 mM
1 M
0,5U
30 ng
Thêm vừa đủ 25 l
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ primer đến sản phẩm
RAPD.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 4 nghiệm thức. Mỗi nghiệm
thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA.
Bảng 3.7 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ primer đến sản phẩm
RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4
Nồng độ
primer
1.2 M 1 M 0.8 M 0.6 M
Phƣơng pháp tiến hành: Tiến hành chọn 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt
(DNA của loài lan Long Nhãn ở Bảo Lộc) và primer OPAC10 để khảo sát ảnh
hƣởng của nồng độ primer đến sản phẩm RAPD.
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của băng khuếch đại trên gel điện di.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Mg2+ đến sản phẩm
RAPD.
41
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 3 nghiệm thức. Mỗi
nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA.
Bảng 3.8 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Mg2+ đến sản phẩm
RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
Nồng độ Mg2+ 3 mM 2.5 mM 2 mM
Phƣơng pháp tiến hành: Tiến hành chọn 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt
(DNA của loài lan Thái Bình ở Bảo Lộc) và primer OPAC10 để khảo sát ảnh hƣởng
của nồng độ Mg2+ đến sản phẩm RAPD.
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của băng khuếch đại trên gel điện di.
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Taq polymerase đến sản
phẩm RAPD.
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 3 nghiệm thức. Mỗi
nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA
Bảng 3.9 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Taq đến sản phẩm
RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
Nồng độ Taq 0.5 U 1 U 1.5 U
Phƣơng pháp tiến hành: Tiến hành chọn 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt
(DNA của loài lan Thái Bình ở Bảo Lộc) và primer OPAC10 để khảo sát ảnh hƣởng
của nồng độ Taq polymerase đến sản phẩm RAPD.
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của băng khuếch đại trên gel điện di.
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ DNA mẫu đến sản
phẩm RAPD.
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 3 nghiệm thức. Mỗi
nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA.
42
Bảng 3.10 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ DNA mẫu đến sản
phẩm RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
Nồng độ DNA 10 ng 30 ng 50 ng
Phƣơng pháp tiến hành: Tiến hành chọn 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt
(DNA của loài lan Thái Bình ở Bảo Lộc) và primer OPAC10 để khảo sát ảnh hƣởng
của nồng độ DNA mẫu đến sản phẩm RAPD.
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của băng khuếch đại trên gel điện di.
Thí nghiệm 6: khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ dNTPs đến sản phẩm
RAPD
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 4 nghiệm thức. Mỗi
nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Mỗi nghiệm thức gồm 1 mẫu DNA.
Bảng 3.11 Thí nghiệm khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ dNTPs đến sản phẩm
RAPD
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Nghiệm thức 4
Nồng độ
dNTPs
0.1 mM 0.2 mM 0.3 mM 0.4 mM
Phƣơng pháp tiến hành: Tiến hành chọn 1 mẫu DNA có chất lƣợng tốt
(DNA của loài lan Thái Bình) và primer OPAC10 để khảo sát ảnh hƣởng của nồng
độ dNTPs đến sản phẩm RAPD.
Chỉ tiêu theo dõi: Độ sáng, rõ của băng khuếch đại trên gel điện di.
3.3.4. Thực hiện phản ứng PCR với marker RAPD
Sau khi xác định quy trình tối ƣu cho phản ứng RAPD, chúng tôi tiến hành
thực hiện phản ứng PCR với marker RAPD với các mẫu lan nghiên cứu để đánh giá
đa dạng di truyền của các loài lan rừng giống Dendrobium thu thập từ Bình Phƣớc
và thị xã Bảo Lộc.
43
Sản phẩm RAPD đƣợc kiểm tra kích thƣớc bằng điện di trên gel agarose
2%, trong dung dịch đệm TAE 0.5X, dƣới hiệu điện thế 50V trong 70 phút. Sau đó,
gel đƣợc ngâm trong dung dịch ethidium bromide 10 mg/ml và các vạch DNA sẽ
đƣợc quan sát dƣới tia UV.
3.3.5. Phƣơng pháp đánh giá mối quan hệ di truyền bằng phần mềm NTSYS
Phân tích đa dạng nguồn gen theo phần mềm NTSYSpc2.1 là chƣơng trình
phần mềm do Rohlf (1992) thiết kế dùng để tìm kiếm và thành lập kiến trúc những
dữ liệu có nhiều biến. NTSYS là hệ thống phân loại số trong nghiên cứu đa dạng
quần thể ở mức độ DNA, dựa vào kết quả từ phƣơng pháp in dấu vân tay DNA
(DNA fingerpringting).
Từ kết quả phản ứng PCR với marker RAPD, tiến hành xác định mức độ đa
hình của các loài lan rừng giống Dendrobium từ các vùng khác nhau bằng cách so
sánh các phân đoạn DNA. Các phân đoạn đƣợc ghi nhận dựa trên sự có mặt hay
không có mặt của chúng trên ảnh điện di. Nếu xuất hiện phân đoạn DNA thì kí hiệu
là 1, không thì kí hiệu là 0. Các số liệu thu đƣợc sẽ đƣợc sử lý và phân tích trong
chƣơng trình NTSYSpc 2.1 để tìm ra mối tƣơng quan giữa các đối tƣợng nghiên
cứu thông qua hệ số tƣơng đồng di truyền và biểu đồ hình cây. Số liệu này sẽ đƣợc
sử dụng để xây dựng ma trận tƣơng đồng (Similarity matrix) hoặc ma trận khoảng
cách (Distance matrix). Các ma trận này biểu hiện cho mối quan hệ xa gần về mặt
di truyền giữa các mẫu phân tích và đƣợc xây dựng trên công thức toán học của
Dice (1945).
Sij=2a /(2a + b + c)
ij: số băng giữa hai mẫu.
a: số băng chung.
b: Số băng chỉ xuất hiện ở i, không có ở j.
c: Số băng chỉ xuất hiện ở j, không có ở i.
Sij: Hệ số tƣơng đồng giữa 2 mẫu i và j.
Từ Sij ta tính đƣợc khoảng cách di truyền giữa i và j
Dij= 1 – Sij
44
Cách nhập số liệu:
Dữ liệu thu đƣợc từ sản phẩm PCR sẽ nhập vào excell theo những quy định
chung. Nếu nhƣ sản phẩm có băng hiện diện thì ta sẽ nhập là 1 và 0 nếu không hiện
diện băng. Sau khi nhập số liệu, ở hàng đầu tiên chúng ta ký hiệu là 1 (đối với ma
trận hình chữ nhật), cột thứ hai ghi số hàng, cột thứ ba ghi số cột, và cột thứ tƣ ghi
số 0 nếu không có số liệu thiếu. Sau đó, bản số liệu trong excell sẽ đƣợc dùng để
xây dựng ma trận tƣơng đồng trong phần mềm NTSYSpc 2.1
3.3.6. Phân tích Bootstrap bằng phần mềm Winboot
Winboot là một phần mềm đƣợc sử dụng để dựng bootstrap nhằm mục đích
kiểm tra độ tin cậy của cây phát sinh loài (dendrogram) dựa trên phƣơng pháp
UPGMA. Các thuật toán sử dụng trong Winboot cũng tƣơng tự nhƣ các thuật toán
sử dụng trong phần mềm NTSYSpc2.1. Tuy nhiên, cây phát sinh loài đƣợc tạo
thành bởi Winboot cho chúng ta biết đƣợc mức độ liên kết giữa các cá thể trong
cùng giống nghiên cứu.
Cách nhập số liệu trong Winboot nhƣ sau : Dữ liệu thu đƣợc từ sản phẩm
PCR sẽ nhập vào excell theo những quy định chung. Nếu nhƣ sản phẩm có băng
hiện diện thì ta sẽ nhập là 1 và 0 nếu không hiện diện băng. Số liệu đƣợc nhập theo
hàng dọc, trong đó cột thứ nhất là số hàng tƣơng ứng với số mẫu nghiên cứu và cột
thứ hai là số cột tƣơng ứng với số lƣợng sản phẩm thu đƣợc. Bản số liệu excell đƣợc
lƣu dƣới dạng Text (Tab delimited) và tên file đƣợc lƣu với đuôi .Dat. Sau đó, bản
số liệu này sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng ma trận tƣơng đồng và kết quả là sơ đồ cây
phát sinh loài sẽ đƣợc tạo ra khi sử dụng phƣơng pháp UPGMA.
45
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sản phẩm li trích DNA tổng số
DNA là thông tin di truyền, là vật liệu quan trọng dùng trong các thao tác
nghiên cứu về phân tử. Li trích DNA là một bƣớc khởi đầu rất quan trọng, vì nó
quyết định sự thành công cho phản ứng PCR sau này. Qui trình li trích DNA của
Trƣơng Minh Dũng, 2007 đạt hiệu quả tốt vì DNA li trích có độ tinh khiết cao. Việc
sử dụng phenol có tác dụng biến tính protein rất nhanh và hiệu quả. Dịch trích DNA
chứa chất 2 – mercaptoethanol có khả năng khử các hợp chất phenol và phá vỡ
thành tế bào rất mạnh. Thêm vào đó, sự có mặt của muối sodium acetate có khả
năng làm biến tính enzyme phân hủy DNA. Mặt khác, bƣớc sử dụng phenol :
chloroform : isoamylalcohol lặp lại 2 lần liên tiếp kết hợp với li tâm đã loại bỏ hết
lƣợng protein và polysaccharide có trong mẫu. Do đó, DNA thu đƣợc rất tốt, đảm
bảo cho phản ứng PCR xảy ra.
Áp dụng quy trình li trích DNA của Trƣơng Minh Dũng , 2007, chúng tôi
tiến hành ly trích 20 mẫu lan thu thập ở tỉnh Bình Phƣớc và thị xã Bảo Lộc để thực
hiện phản ứng PCR với marker RAPD. Kết quả định lƣợng DNA bằng quang phổ
kế cho thấy DNA của 20 mẫu đƣợc chọn có độ tinh sạch tƣơng đối cao với tỉ lệ
OD260nm/OD280nm nằm trong khoảng 1,5 đến 2,2 và lƣợng DNA có trong mỗi mẫu
đều lớn hơn 50 ng/µl. Trong 20 mẫu thu đƣợc có 60% số mẫu đạt DNA tinh sạch có
tỉ lệ OD260nm/OD280nm > 1,8 và hàm lƣợng DNA trung bình ở mỗi mẫu là 220 ng/µl.
Những mẫu có tỉ lệ OD và độ tinh sạch không cao nhƣ TT và TB (xem bảng
4.1), chúng tôi vẫn có thể chạy PCR đạt kết quả tốt bằng cách xử lý nhƣ sau: pha
loãng mẫu 2 lần rồi li tâm ở 12000 vòng, trong 5 phút ở 4oC để lắng cặn xuống đáy
ống, rồi nhẹ nhàng hút DNA ở khoảng giữa ống để thực hiện phản ứng PCR.
Bƣớc pha loãng mẫu sẽ giúp giảm nồng độ tạp chất còn lẫn trong sản phẩm li
trích sau cùng, bƣớc li tâm tiếp theo sẽ giúp thu đƣợc DNA tinh sạch với nồng độ
thấp ở khoảng giữa ống và không bị lẫn tạp chất đã lắng xuống đáy ống.
46
Hình 4.1 và Hình 4.2 cho thấy qui trình li trích DNA đạt hiệu quả tốt vì DNA
li trích có độ tinh khiết cao, không có hiện tƣợng DNA bị đứt, gãy (gel bị smear) và
lƣợng tạp bị loại bỏ gần nhƣ hoàn toàn.
Hình 4.1 DNA tổng số của 10 loài lan rừng giống Dendrobium ở Bảo Lộc
Chú thích: thứ tự các giếng (1 – 10): Kim Điệp, Vẩy Rồng, Long Tu, Giả
Hạc, Thủy Tiên, Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Trắng Vàng, Nhất Điểm Hoàng, Thái
Bình, Long Nhãn..
Hình 4.2 DNA tổng số của 10 loài lan rừng giống Dendrobium ở Bình Phƣớc
Chú thích: thứ tự các giếng (1 – 10): Kim Điệp, Vẩy Rồng, Long Tu, Giả
Hạc, Thủy Tiên, Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Trắng Vàng, Nhất Điểm Hoàng, Thái
Bình, Long Nhãn..
47
Bảng 4.1 OD của 20 mẫu dùng để thực hiện phản ứng PCR với marker RAPD
Mẫu Tỉ lệ OD260/OD280 OD260 OD280 Nồng độ DNA (ng/µl)
KĐ 1,67800 8,8309.10-2 5,2628.10-2 360
VR 1,62500 7,0719.10
-2
4,3519.10
-2
280
LT 1,74440 7,8892.10
-2
4,5226.10
-2
300
GH 1,85770 2,6543.10
-2
1,4288.10
-2
115
TT 1,5225 2,6094.10
-2
1,7878.10
-2
88
TV 1,65370 0,12571 7,6017.10
-2
500
TTV 1,65920 8,9845.10
-2
5,3966.10
-2
150
NĐH 1,82950 2,7328.10-2 1,4937.10-2 110
TB 1,58210 8,5102.10
-2
5,3812.10
-2
140
LN 1,75520 2,7552.10
-2
1,5511.10
-2
360
KĐ1 2,12290 4,7196.10-2 2,2232.10-2 200
VR1 2,06840 5,7723.10
-2
2,7907.10
-2
260
LT1 1,87620 5,3718.10
-2
2,8632.10
-2
230
GH1 2,53130 2,6097.10
-2
1,0310.10
-2
127
TT1 2,23570 3,7991.10
-2
1,6993.10
-2
226
TV1 1,94600 4,4865.10
-2
2,3055.10
-2
199
TTV1 1,97590 9,0024.10
-2
4,5561.10
-2
400
NĐH1 1,85120 2,5292.10-2 1,3662.10-2 100
TB1 1,91890 2,4959.10
-2
1,3007.10
-2
600
LN1 1,95050 7,9819.10
-2
4,0922.10
-2
350
Chú thích: Các mẫu có ký hiệu số “1” ở cuối là các mẫu lan có nguồn gốc từ
Bình Phƣớc, các mẫu không có ký hiệu số “1” ở cuối là các mẫu lan có nguồn gốc
từ Bảo Lộc.
48
Trong quá trình ly trích chúng tôi nhận thấy cần khắc phục những vấn đề
sau:
Sau khi cắt và cân mẫu xong, mẫu phải đƣợc giữ lạnh ngay trong N2 lỏng thì
chất lƣợng DNA ly trích đƣợc là tốt nhất.
Dịch trích EB khi bảo quản thƣờng có hiện tƣợng kết tủa (do có chứa
CTAB) ảnh hƣởng đến kết quả li trích. Do đó, cần ủ dung dịch EB ở 650C trong 15
phút trƣớc khi sử dụng.
Khi nghiền mẫu với N2 lỏng cần chú ý:
Nghiền mẫu cho đến khi thành bột mịn, nghiền đều tay, không nghiền
quá mạnh để tránh làm đứt gãy DNA.
Khi nghiền xong phải cho mẫu vào eppendorf ngay để tránh hiện
tƣợng mẫu bị tan chảy ảnh hƣởng đến kết quả li trích.
Dịch trích EB phải cho vào eppendorf có chứa mẫu ngay khi lấy ra
khỏi N2 lỏng.
Sau khi thêm phenol : chloroform : isoamylalcohol (25 : 24 : 1) vào phải lắc
đều và li tâm ngay, nếu để lâu DNA sẽ bị gãy.
Khi chuyển lấy dịch trong, cần cẩn thận tránh lấy phạm vào phần tạp phía
dƣới, nếu không độ tinh sạch sẽ không cao.
Khi phơi khô cặn cần lƣu ý, nếu để quá khô sẽ làm hỏng DNA, nếu còn
ethanol sẽ ảnh hƣởng xấu đến DNA trong quá trình bảo quản và phản ứng PCR.
4.2. Hoàn thiện quy trình PCR với marker RAPD
Ảnh hƣởng của số chu kỳ khuếch đại đến sản phẩm RAPD
Hình 4.3 cho thấy sản phẩm RAPD ở cả hai nghiệm thức đều rất mờ cho thấy
số chu kỳ khuếch đại không ảnh huởng nhiều đến sản phẩm RAPD. Nguyên nhân
làm cho sản phẩm khuếch đại ít là do thành phần phản ứng RAPD chƣa phù hợp. Vì
vậy, chúng tôi quyết định giữ nguyên số chu kỳ khuếch đại là 45 chu kỳ và tiến
hành tối ƣu hóa các thành phần phản ứng RAPD.
49
Hình 4.3 Khảo sát ảnh hƣởng của số chu kỳ
Chú thích: 1, 2, 3: số lần lặp lại của mỗi nghiệm thức; TB: loài lan Thái Bình
(Bảo Lộc).
Ảnh hƣởng của nồng độ primer đến sản phẩm RAPD
Primers là yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự thành công hay thất bại của
phản ứng PCR. Hình 4.4 cho thấy, cả bốn nghiệm thức đều cho sản phẩm RAPD,
trong đó nghiệm thức 4 cho sản phẩm RAPD với số lƣợng băng nhiều và rõ nhất.
Các nghiệm thức còn lại cho sản phẩm không đồng đều, điều này có thể do thao tác
PCR chƣa tốt. Theo nhƣ kết quả khảo sát, chúng tôi chọn nồng độ primer tối ƣu cho
phản ứng RAPD là 0,6 µM nhằm đảm bảo hiệu quả về kinh tế.
Hình 4.4 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ primer
Chú thích: 1, 2, 3: số lần lặp lại của mỗi nghiệm thức; TB: loài lan Long
Nhãn (Bảo Lộc).
50
Ảnh hƣởng của nồng độ Mg2+ đến sản phẩm RAPD
Nồng độ Mg2+ cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng mạnh đến phản
ứng PCR. Hình 4.5 cho thấy, cả ba nghiệm thức đều cho sản phẩm RAPD, trong đó
nghiệm thức 3 cho sản phẩm RAPD với số lƣợng băng nhiều và rõ nhất. Các
nghiệm thức còn lại cho sản phẩm không đồng đều, điều này có thể do thao tác PCR
chƣa tốt. Vì vậy, chúng tôi chọn nồng độ Mg2+ tối ƣu cho phản ứng RAPD là 2 mM
nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Hình 4.5 Khảo sát ảnh hƣởng nồng độ Mg2+
Ảnh hƣởng của nồng độ Taq polymerase đến sản phẩm RAPD
Nồng độ Taq quá thấp sẽ không đủ lƣợng enzyme để xúc tác tạo sản phẩm
nhƣ mong muốn. Ngƣợc lại, nồng độ Taq quá cao sẽ tạo ra những sản phẩm không
chuyên tính, gây sai lệch kết quả. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy nghiệm
thức 1 cho sản phẩm RAPD hơi mờ, trong khi sản phẩm RAPD ở nghiệm thức 3 lại
chứa nhiều tạp. Vì vậy, chúng tôi chọn nồng độ Taq tối ƣu cho phản ứng RAPD là
1U.
Hình 4.6 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Taq polymerase
51
Ảnh hƣởng của nồng độ DNA mẫu đến sản phẩm RAPD
Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ DNA mẫu ở 3 nghiệm thức không ảnh
hƣởng nhiều đến phản ứng RAPD. Chúng tôi nhận thấy nồng độ DNA mẫu 50 ng/µl
là tối ƣu cho phản ứng ứng RAPD.
Hình 4.7 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ DNA mẫu
Ảnh hƣởng của nồng độ dNTPs đến sản phẩm RAPD
Trong phản ứng PCR, mối tƣơng quan giữa nồng độ Mg2+, dNTPs và Taq
đóng vai trò rất quan trọng. Ở nghiệm thức 3, 4 tƣơng ứng với nồng độ dNTPs là
0,3 mM và 0,4 mM (xem hình 4.8), sản phẩm PCR là rất ít. Đặc biệt, ở nghiệm thức
4 sản phẩm khuếch đại không xuất hiện. Điều này xảy ra là do khi sử dụng dNTPs ở
nồng độ cao sẽ làm mất đi một lƣợng lớn Mg2+ tự do mà Mg2+ đóng vai trò là
cofactor cho Taq polymerase hoạt động nên khi Taq polymerase hoat động kém
hiệu quả cũng có nghĩa là sản phẩm PCR sẽ giảm đi. Nếu sử dụng dNTPs với nồng
độ quá cao thì sẽ không có sản phẩm khuếch đại. Kết quả khảo sát cho thấy nghiệm
thức với nồng độ dNTPs là 0,2 mM là tối ƣu cho phản ứng RAPD.
Hình 4.8 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ dNTPs
52
Sau khi tối ƣu hóa phản ứng PCR với marker RAPD, chúng tôi đƣa ra thành
phần hóa chất sử dụng trong phản ứng và chƣơng trình nhiệt tối ƣu nhƣ sau:
Bảng 4.2 Nồng độ tối ƣu của các thành phần trong phản ứng PCR
Hóa chất Nồng độ sử dụng
PCR buffer
MgCl2
dNTP
Primer
Taq polymerase
DNA mẫu
H2O
1X
2 mM
0,2 mM
0,6 M
1U
50 ng
Thêm vừa đủ 25 l
Bảng 4.3 Chƣơng trình nhiệt tối ƣu cho phản ứng PCR
Số chu kỳ Nhiệt độ (0C) Thời gian (phút)
1 94 5
45
94 30
Ta 30
72 1
1 72 5
Hold 4
0
C
4.3. Đánh giá đa dạng di truyền của 10 loài lan rừng giống Dendrobium tại tỉnh
Bình Phƣớc và thị xã Bảo Lộc
4.3.1. Sản phẩm PCR với marker RAPD
Để phát hiện sự đa hình của 10 loài lan rừng giống Dendrobium đã thu thập,
10 primer đƣợc sử dụng trong phản ứng PCR theo quy trình đã tối ƣu ở trên. Sản
phẩm RAPD của những primer này đƣợc quan sát dựa theo kết quả điện di trên gel.
Mỗi giếng đại diện cho một loài, mỗi băng hiện diện với một kích thƣớc phân tử xác
định bởi vì nó là kết quả của sự tăng bội của một sợi đơn DNA gốc. Các đoạn DNA
53
có cùng trọng lƣợng phân tử sẽ di chuyển với cùng khoảng cách trên gel. Sự đa
dạng di truyền phân tử đƣợc chỉ ra bởi sự khác biệt của các băng DNA hình thành.
Chúng tôi nhận thấy, trong số 10 primer sử dụng chỉ có 6 primer cho sản phẩm
RAPD (OPAC10, OPB01, S1384, OPB08, U693, OPAH13) trên tất cả các loài lan
khảo sát, các primer còn lại hoặc không cho sản phẩm ở tất cả các loài (V20, T3)
hoặc chỉ cho sản phẩm ở một hay hai loài (U109, OPAF16).
Cả 6 primer đƣợc chọn đều cho sản phẩm khuếch đại tốt, các băng rõ, băng
đa hình nhiều. Tổng cộng có 57 băng đƣợc tạo ra, trong đó có 55 băng đa hình
chiếm tỉ lệ 96,5% và 2 băng đồng hình chiếm tỉ lệ 3,5%. Trung bình có 9,1 băng đa
hình/primer. Sản phẩm khuếch đại có kích thƣớc từ 180 – 3000 bp. Dựa vào sự khác
biệt giữa các băng thể hiện trên gel điện di ta có thể xác định đƣợc sự khác nhau
giữa các loài lan về mặt di truyền.
Bảng 4.4 Danh sách các primer đƣợc sử dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền
của 10 loài lan rừng giống Dendrobium
Primer Tổng số băng Số băng đa hình Kích thƣớc (bp)
OPAC10 14 14 180 – 3000
OPB01 7 7 400 – 1700
OPB08 10 10 300 – 1500
OPAH13 10 9 290 – 1500
S1384 10 10 290 – 1500
U693 6 5 490 – 1000
Quan sát kết quả điện di cho thấy ngoài những băng rõ còn có những băng
mờ hoặc khó nhận diện. Điều này có thể do đặc điểm di truyền của DNA mẫu làm
hạn chế khả năng bắt cặp của primer, làm giảm số lƣợng sản phẩm PCR. Nguyên
nhân khác có thể do thao tác PCR chƣa tốt, điều kiện PCR chƣa thật sự phù hợp,
hóa chất PCR kém chất lƣợng. Trong trƣờng hợp này để các băng rõ hơn có thể phải
thay đổi nhiều yếu tố trong phản ứng PCR và có thể kết quả cũng sẽ mất đi một vài
băng đã có. Trong điều kiện khóa luận chúng tôi chƣa khảo sát thật sâu vấn đề này
54
nên kết quả thu đƣợc còn một số băng chƣa rõ nếu nhìn bằng mắt thƣờng. Một
nguyên nhân khác nữa có thể do thời gian nhuộm ethidium bromide ít hay chất
lƣợng ethidium bromide kém.
Ngoài ra, còn có một số băng tách không rõ có thể do quá trình điện di các
băng có kích thƣớc gần bằng nhau nên việc phân tách của chúng trên gel không thật
sự rõ ràng, bên cạnh đó còn có hiện tƣợng các băng di chuyển không đều, có thể do
điện cực của buồng điện di bị cong hay do đổ gel đổ chƣa tốt. Những trƣờng hợp
này nên thực hiện lại phản ứng PCR hay chạy điện di lại, cho lƣợng mẫu nhiều hơn
và chỉnh sửa máy điện di để thu đƣợc kết quả tốt hơn.
Primer OPAC10
Trong số 6 primer cho sản phẩm RAPD thì primer OPAC10 là primer cho
sản phẩm trên tất cả các loài lan rừng giống Dendrobium khảo sát với số luợng băng
nhiều nhất. Sản phẩm khuếch đại đƣợc tạo ra đối với primer này là 14 băng, tất cả
đều là băng đa hình, không xuất hiện băng đồng hình nào. Băng đa hình xuất hiện
với kích thƣớc từ 180 – 3000 bp, trong đó băng đa hình 3000 bp chỉ xuất hiện ở các
loài Vẩy Rồng, Thủy Tiên, Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Trắng Vàng và băng đa
hình 180 bp chỉ xuất hiện ở loài Thủy Tiên Trắng Vàng (xem hình 4.9). Kết quả
trên cho thấy, có sự khác biệt về mặt di truyền giữa các loài lan này (trong phạm vi
nghiên cứu này).
(a)
3000 bp
1000 bp
180 bp
55
(b)
Hình 4.9 Sản phẩm PCR với primer OPAC10 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
Chú thích: L : thang chuẩn. Thứ tự các giếng (1 – 10): Kim Điệp, Vẩy Rồng,
Long Tu, Giả Hạc, Thủy Tiên, Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Trắng Vàng, Nhất Điểm
Hoàng, Thái Bình, Long Nhãn.
Trong 20 mẫu lan nghiên cứu thì có 18 mẫu xuất hiện băng đa hình 1000 bp,
chiếm tỉ lệ 90% số mẫu khảo sát nhƣng băng này không xuất hiện ở loài lan Long
Tu (giếng số 3 trên gel) ở cả Bảo Lộc và Bình Phƣớc. Tuy nhiên, băng 1000 bp xuất
hiện không đồng nhất, giữa các mẫu còn có sự chênh lệch. Điều này có thể do bản
chất trọng lƣợng phân tử của băng nhƣng cũng có thể do quá trình điện di làm sai
lệch các băng (điện di không thẳng). Băng 1000 bp có thể là băng đặc biệt để phân
biệt giống lan rừng Dendrobium với các giống lan khác trong họ Orchidaceae
(trong phạm vi nghiên cứu này). Do đó, nên tách băng này ra để giải trình tự nhằm
giải đáp cho sự chênh lệch đó và phục vụ cho công tác phân biệt, chọn giống.
Primer OPB01
Hình 4.10 cho thấy sản phẩm khuếch đại đƣợc tạo ra bởi primer OPB01 là 7
băng với kích thƣớc từ 400 – 1700 bp. Cả 7 băng đều đa hình. Đây là primer cho số
lƣợng băng thấp nhƣng lại có sự phân nhóm rất rõ, trong đó băng đa hình 1700 bp
chỉ xuất hiện ở các loài lan Long Tu, Giả Hạc, Nhất Điểm Hoàng, Thái Bình, Long
Nhãn còn băng đa hình 1200 bp chỉ xuất hiện ở các loài lan Vẩy Rồng, Thủy Tiên,
Thủy Tiên Vàng, Thủy Tiên Trắng Vàng (ở cả Bảo Lộc và Bình Phƣớc). Có thể hai
3000 bp
1000 bp
180 bp
56
băng đa hình này là chỉ thị đặc trƣng cho các loài lan trên. Vì vậy, nên tách băng
này ra để giải trình tự nhằm phục vụ cho công tác phân biệt và chọn giống lan.
(a)
(b)
Hình 4.10 Sản phẩm PCR với primer OPB01 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
Primer S1384
Quan sát hình 4.11.a và hình 4.11.b chúng tôi nhận thấy, với primer S1384
sản phẩm khuếch đại tạo ra có 10 băng kích thƣớc từ 290 – 1500 bp. Cả 10 băng
đều đa hình.
1700 bp
1200 bp
1700 bp
1200 bp
1 2 3 4 5 6 7 9 10 8
L
57
(a)
(b)
Hình 4.11 Sản phẩm PCR với primer S1384 của 10 mẫu lan thu thập ở
Bảo Lộc (hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
Trong 20 mẫu lan nghiên cứu thì có 18 mẫu xuất hiện băng 650 bp, chiếm tỉ
lệ 90% số mẫu khảo sát nhƣng băng này không xuất hiện ở loài lan Giả Hạc (giếng
số 4 trên gel) ở cả Bảo Lộc và Bình Phƣớc. Tuy nhiên băng 650 bp xuất hiện không
đồng nhất, giữa các mẫu còn có sự chênh lệch. Điều này có thể do bản chất trọng
lƣợng phân tử của băng nhƣng cũng có thể do quá trình điện di làm sai lệch các
băng (điện di không thẳng). Băng 650 bp có thể là băng đặc biệt để phân biệt giống
lan rừng Dendrobium với các giống lan khác trong họ Orchidaceae (trong phạm vi
nghiên cứu này). Do đó, nên tách băng này ra để giải trình tự nhằm giải đáp cho sự
chênh lệch đó và phục vụ cho công tác phân biệt, chọn giống lan.
Ngoài ra, primer OPB08 tạo ra 10 sản phẩm đa hình có kích thƣớc từ 300 –
1500 bp, với primer U693 là 5 sản phẩm đa hình có kích thƣớc từ 490 – 1000 bp và
650 bp
650 bp
58
primer OPAH13 tạo ra 9 sản phẩm đa hình có kích thƣớc từ 290 – 1500 bp (xem
phụ lục I). Điều này cũng cho thấy sự khác biệt về di truyền giữa các loài lan rừng
giống Dendrobium khảo sát. Đặc biệt, primer U693 và primer OPAH13 đều tạo ra 1
băng đồng hình có kích thƣớc 350 bp. Băng đồng hình 350 bp xuất hiện ổn định, có
thể tiếp tục nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ của chúng với các tính trạng có liên
quan, đồng thời đây có thể là băng đặc biệt dùng để phân biệt giống lan
Dendrobium với các giống lan khác thuộc họ Orchidaceae.
4.3.2. Phân tích nhóm của 10 loài lan rừng giống Dendrobium dựa trên dữ liệu
RAPD
Những dữ liệu thu thập từ việc mã hoá sản phẩm PCR theo quy tắc có băng
ghi 1 và không có băng ghi 0 sẽ đƣợc dùng để tạo ra ma trận khoảng cách của 10
loài lan rừng giống Dendrobium với việc sử dụng chỉ số Dice similarity coefficient,
từ đó xây dựng sơ đồ hình cây và sơ đồ phân bố nhóm biểu diễn mối quan hệ về di
truyền giữa chúng thông qua phần mềm NTSYSpc 2.1. Bên cạnh đó, để kiểm tra độ
tin cậy của việc phân nhóm ở trên, chúng tôi tiến hành phân tích bootstrap với 1000
lần lặp lại bằng cách dùng phần mềm Winboot.
Bảng 4.5 Hệ số tƣơng đồng di truyền của các loài lan rừng giống Dendrobium
khảo sát
KĐ1 VR1 LT1 GH1 TT1 TV1 TTV1 NĐH1 TB1 LN1
KĐ1 1.00
VR1 0.51 1.00
LT1 0.39 0.47 1.00
GH1 0.52 0.60 0.71 1.00
TT1 0.45 0.61 0.42 0.51 1.00
TV1 0.41 0.55 0.47 0.65 0.50 1.00
TTV1 0.35 0.55 0.57 0.60 0.50 0.65 1.00
NĐH1 0.57 0.46 0.62 0.56 0.35 0.41 0.46 1.00
TB1 0.47 0.51 0.48 0.61 0.57 0.51 0.51 0.47 1.00
LN1 0.51 0.45 0.33 0.46 0.44 0.50 0.45 0.60 0.61 1.00
59
KĐ VR LT GH TT TV TTV NĐH TB LN
KĐ 1.00
VR 0.44 1.00
LT 0.50 0.53 1.00
GH 0.54 0.59 0.76 1.00
TT 0.54 0.59 0.59 0.64 1.00
TV 0.45 0.63 0.45 0.51 0.72 1.00
TTV 0.37 0.63 0.54 0.55 0.72 0.77 1.00
NĐH 0.43 0.41 0.54 0.51 0.51 0.58 0.58 1.00
TB 0.41 0.43 0.53 0.50 0.50 0.57 0.53 0.89 1.00
LN 0.39 0.46 0.61 0.53 0.44 0.42 0.42 0.57 0.68 1.00
KĐ1 0.62 0.36 0.48 0.50 0.40 0.34 0.39 0.41 0.39 0.35
VR1 0.39 0.71 0.47 0.53 0.66 0.71 0.66 0.40 0.46 0.40
LT1 0.50 0.48 0.68 0.63 0.51 0.50 0.50 0.50 0.48 0.47
GH1 0.44 0.52 0.66 0.75 0.62 0.57 0.66 0.53 0.52 0.51
TT1 0.33 0.62 0.42 0.48 0.48 0.52 0.63 0.40 0.46 0.38
TV1 0.34 0.41 0.38 0.44 0.62 0.57 0.61 0.48 0.46 0.50
TTV1 0.39 0.56 0.47 0.48 0.66 0.66 0.66 0.40 0.34 0.35
NĐH1 0.53 0.33 0.48 0.54 0.37 0.53 0.44 0.57 0.56 0.46
TB1 0.40 0.42 0.68 0.63 0.54 0.48 0.43 0.50 0.56 0.51
LN1 0.39 0.30 0.47 0.53 0.44 0.47 0.42 0.57 0.51 0.40
Kết quả phân tích NTSYS cho thấy mức tƣơng đồng gen cao nhất giữa 2 loài
lan Nhất Điểm Hoàng và Thái Bình (0,89) chứng tỏ 2 loài lan này có cùng nguồn
gốc (Bảo Lộc) và đứng rất gần nhau trong cây phát sinh loài. Trong khi đó, mức
tƣơng đồng gen thấp nhất giữa 2 loài lan Vẩy Rồng và Long Nhãn 1 (0,30) chứng tỏ
hai loài lan này không cùng nguồn gốc và đứng rất xa nhau trong cây phát sinh loài
(bảng 4.5).
60
Hình 4.12 Cây phân nhóm di truyền giữa 10 loài lan rừng giống Dendrobium
thu thập tại tỉnh Bình Phƣớc và thị xã Bảo Lộc
Sơ đồ cây phát sinh loài hình 4.12 cho thấy nếu xét mức độ tƣơng đồng di
truyền của 10 loài lan rừng giống Dendrobium ở 0,55 thì sẽ chia thành ba nhóm với
mức độ tƣơng đồng di truyền biến thiên trong khoảng từ 0,55 – 0,66. Ba nhóm này
bao gồm hai nhóm chính (nhóm 1 và 2) và một nhóm phụ (nhóm 3). Ngoài ra, các
loài lan Vẩy Rồng (Bảo Lộc), Vẩy Rồng (Bình Phƣớc), Thái Bình (Bình Phƣớc) và
Long Nhãn (Bình Phƣớc) không phân nhóm mà chúng nằm rải rác trên cây phát
sinh loài. Điều này cho thấy các loài lan rừng giống Dendrobium khảo sát có sự đa
dạng cao về mặt di truyền. Việc phân nhóm nhƣ vậy hoàn toàn phù hợp với đồ thị
phân bố nhóm ở hình 4.13.
1
2
3
62,1%
46,8%
36,1%
46,8%
47,7%
25,8%
55,4%
98,6%
61
Hình 4.13 Đồ thị phân bố nhóm dựa trên dữ liệu RAPD
Dim-1
-0.47 -0.23 0.01 0.25 0.49
Dim-2
-0.63
-0.33
-0.03
0.27
0.57
KD
VR
LT
GH
TT
TV
TTV
NDH
TB
LN
KD1
VR1
LT1
GH1
TT1
TV1
TTV1
NDH1
TB1
LN1
Nhóm 1
Nhóm 3
Nhóm 2
62
Hình 4.12 cho thấy loài lan Kim Điệp (Bảo Lộc) và Kim Điệp (Bình Phƣớc)
nằm cùng một nhánh trên cây phát sinh loài chứng tỏ sự khác nhau về địa lý không
ảnh hƣởng nhiều đến kiểu gen của loài lan này. Tuy nhiên, do có mức độ tƣơng
đồng di truyền khá thấp (0,62) nên giữa chúng vẫn có sự khác biệt nhất định về di
truyền, chứng tỏ sự đa dạng về nguồn gen đã xảy ra trong cùng một loài (trong
phạm vi nghiên cứu này). Kết quả phân tích boostrap cho thấy mức độ liên kết giữa
chúng trên cây phát sinh loài là 62,1% (xem hình 4.12), chứng tỏ kết quả phân
nhóm của loài lan này là đáng tin cậy. Trong khi đó, hai loài lan Thái Bình (Bình
Phƣớc) và Long Nhãn (Bình Phƣớc) mặc dù khác loài nhƣng chúng lại nằm cùng
nhánh trên cây phát sinh với mức độ tƣơng đồng di truyền là 0,61. Đây có thể là kết
quả của một hay nhiều đột biến xảy ra giữa hai loài lan này làm cho chúng trở nên
gần nhau về di truyền. Bên cạnh đó, hai loài lan Thái Bình (Bảo Lộc) và Long Nhãn
(Bảo Lộc) mặc dù đứng khác nhánh nhƣng lại nằm chung nhóm 3 trên cây phát sinh
với mức độ tƣơng đồng di truyền là 0,68 (xem bảng 4.5) nghĩa là giữa chúng có sự
giống nhau về di truyền. Nhƣ vậy, qua phân tích kết quả trên, chúng tôi nhận thấy
sự khác biệt về vùng địa lý đã ảnh hƣởng lớn đến kiểu gen của hai loài lan Thái
Bình và Long Nhãn, nghĩa là giữa chúng có sự đa dạng lớn về nguồn gen khi đem
trồng ở những vùng khác nhau. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu sự giống nhau và
khác nhau giữa hai loài lan này nhằm xác định đƣợc các tính trạng có tốt phục vụ
cho công tác chọn, tạo giống lan.
Nhóm một gồm các loài lan thuộc nhóm Callista. Trong đó, loài lan Thủy
Tiên (Bình Phƣớc) có sự khác biệt về di truyền so với các loài lan còn lại trong
nhóm có mức độ tƣơng đồng di truyền thấp (0,55). Hình 4.12 cho thấy loài lan Vẩy
Rồng (Bảo Lộc) và Vẩy Rồng (Bình Phƣớc) nằm chung một nhánh trên cây phát
sinh loài với mức tƣơng đồng di truyền cao (0,72) nghĩa là sự khác nhau về vùng
địa lý không ảnh hƣởng đến kiểu gen của loài lan này. Ngoài ra, các loài lan còn lại
trong nhóm một gồm Thủy Tiên (Bảo Lộc), Thủy Tiên (Bình Phƣớc), Thủy Tiên
Vàng (Bảo Lộc), Thủy Tiên Vàng (Bình Phƣớc), Thủy Tiên Trắng Vàng (Bảo Lộc)
và Thủy Tiên Trắng Vàng (Bình Phƣớc) đều nằm khác nhánh nhau trên cây phát
63
sinh với mức tƣơng đồng gen giữa chúng khá thấp (xem bảng 4.5) chứng tỏ nguồn
gen có sự đa dạng.
Kết quả phân tích boostrap cho thấy, mức độ liên kết giữa các loài lan trong
nhóm một là rất thấp (xem hình 4.12). Điều này xảy ra là do số lƣợng primer nghiên
cứu ít (6 primer) nên số băng tạo ra không đủ để gia tăng mức độ tin cậy.
Qua phân tích nhóm một, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt lớn về di
truyền giữa các loài lan có cùng nguồn gốc và cùng loài, chứng tỏ các loài lan nhóm
một có sự đa dạng lớn về nguồn gen. Đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào
công tác chọn giống nhằm hạn chế việc chọn những giống ít có sự khác biệt di
truyền.
Nhóm hai gồm có các loài lan thuộc nhóm Dendrobium trong đó loài Nhất
Điểm Hoàng (Bình Phƣớc) có sự khác biệt di truyền cao với các loài lan còn lại
trong nhóm với hệ số tƣơng đồng thấp (khoảng 0,56). Nhóm hai còn cho thấy sự
gần nhau về di truyền giữa loài lan Long Tu (Bảo Lộc) và Giả Hạc (Bảo Lộc); Long
Tu (Bình Phƣớc) và Giả Hạc (Bình Phƣớc) mặc dù chúng khác loài nhau, với mức
tƣơng đồng gen lần lƣợt là 0,76 và 0,71 nghĩa là nguồn gen có sự đa dạng.
Nhóm ba gồm các loài lan có nguồn gốc từ Bảo Lộc: Nhất Điểm Hoàng,
Thái Bình, Long Nhãn, trong đó hệ số tƣơng đồng gen giữa Nhất Điểm Hoàng và
Thái Bình là rất cao (0,89) chứng tỏ chúng rất gần nhau về di truyền. Trong khi đó
hệ số tƣơng đồng gen giữa hai loài lan này ở Bình Phƣớc là rất thấp (0,47). Điều
này có thể là do sự đột biến đã xảy ra dẫn đến sự khác nhau về di truyền giữa hai
loài lan này. Tuy nhiên, do số lƣợng primer nghiên cứu ít nên vẫn chƣa xác định
đƣợc mức độ tin cậy của nhận định trên, bên cạnh đó việc lấy mẫu cá thể cũng là
một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả phân tích.
Tóm lại, với 6 marker RAPD sử dụng, 10 loài lan rừng giống Dendrobium
thu thập tại tỉnh Bình Phƣớc và thị xã Bảo Lộc đƣợc phân thành 3 nhóm với khoảng
cách di truyền giữa các loài lan có sự dao động lớn chứng tỏ có sự đa dạng cao về
mặt di truyền. Qua phân nhóm, các loài lan thuộc các nhóm khác nhau có thể đƣợc
sử dụng để làm vật liệu lai tạo trong chọn giống, cụ thể các loài lan thuộc nhóm 1,
64
2, có thể lai tạo với các loài lan nhóm 3 sẽ tạo ra những quần thể đa dạng về nguồn
gen bởi vì những nhóm có khoảng cách di truyền càng xa nhau thì khả năng tạo ra
con lai có nhiều tính trạng càng cao.
65
Chƣơng 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Từ những kết quả thu đƣợc, chúng tôi đƣa ra một số kết luận sau:
Tối ƣu hóa thành công các thành phần của phản ứng PCR với marker RAPD:
Số chu kỳ nhiệt thích hợp nhất cho phản ứng PCR là 45 chu kỳ; nồng độ primer: 0,6
µM; nồng độ Mg2+: 2 mM; nồng độ Taq: 1U; nồng độ DNA mẫu: 50 ng/µl; nồng độ
dNTPs: 0,2 mM.
Trong tổng số 10 primer tiến hành nghiên cứu đa dạng di truyền thì có 6
primer (OPAC10, OPB01, S1384, OPB08, U693, OPAH13) cho sản phẩm khuếch
đại trên tất cả các loài lan rừng giống Dendrobium khảo sát. Tổng cộng có 57 băng
đƣợc tạo ra, trong đó có 55 băng đa hình chiếm tỉ lệ 96,5% và 2 băng đồng hình
chiếm tỉ lệ 3,5%. Trung bình có 9,1 băng đa hình/primer. Sản phẩm khuếch đại có
kích thƣớc từ 180 – 3000 bp.
Với 6 marker RAPD sử dụng, nếu xét mức độ tƣơng đồng di truyền của 10
loài lan rừng giống Dendrobium ở 0,55 thì sẽ chia thành ba nhóm với mức độ tƣơng
đồng di truyền biến thiên trong khoảng từ 0,55 – 0,66. Ba nhóm này bao gồm hai
nhóm chính (nhóm 1 và 2) và một nhóm phụ (nhóm 3). Ngoài ra, các loài lan Vẩy
Rồng (Bảo Lộc), Vẩy Rồng (Bình Phƣớc), Thái Bình (Bình Phƣớc) và Long Nhãn
(Bình Phƣớc) không phân nhóm mà chúng nằm rải rác trên cây phát sinh loài. Điều
này cho thấy các loài lan rừng giống Dendrobium khảo sát có sự đa dạng cao về mặt
di truyền.
5.2. Đề nghị
Tiếp tục khảo sát thêm nhiều primer và nhiều mẫu hơn nữa để có đƣợc kết
quả chính xác hơn, tạo cơ sở cho việc xây dựng hoàn chỉnh sơ đồ cây phát sinh loài
đối với giống lan Dendrobium.
Tiếp tục ứng dụng marker RAPD trên nhiều giống lan khác để nghiên cứu sự
đa dạng di truyền và nhận diện giống.
66
Kết hợp phân nhóm di truyền dựa vào kết quả RAPD với việc phân nhóm di
truyền dựa các cơ sở khác nhƣ: kiểu hình, SSR, AFLP để có những nhận định chính
xác và độ tin cậy cao hơn trong công tác tuyển chọn và lai tạo giống mới.
Xây dựng các định hƣớng về kiểm tra, quản lý và bảo vệ nguồn gen các
giống lan sẵn có trong nƣớc.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 1999. Di truyền phân tử. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
2. Dƣơng Ngọc Bích Quyên, 2000. Khảo sát các yếu tố môi trường nuôi cấy
ảnh hưởng đến sự nhân giống invitro cây lan Cymbidium. Khóa luận tốt
nghiệp Kỹ sƣ Nông Học, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
3. Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 2002. Sinh học phân tử. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Huỳnh Chấn Khôn, 2006. Nghiên cứu đa dạng di truyền cây tiêu (Piper
nigrum L.) tại thị xã Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng kỹ thuật
RAPD. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công Nghệ Sinh Học, Đại học Nông
Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
5. Lê Thị Thanh Tuyền, 2005. Nghiên cứu đa dạng nguồn gen dứa Cayenne
bằng marker phân tử. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công Nghệ Sinh Học, Đại
học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
6. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà xuất bản
ĐHQG Hà Nội.
7. Lƣu Chấn Long, 2002. Trồng Và thưởng thức lan nghệ thuật. Nhà xuất bản
Đà Nẵng.
8. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005. Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực
vật. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hồng Nhật, 2004. Nhân giống invitro cây lan Dendrobium bằng
phương pháp nuôi cấy chồi đơn và giả hành. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ
Nông Học, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Phƣơng Dung, 2005. Xây dựng phương pháp nhận diện và phân
tích tính đa dạng di truyền của 21 dòng Cacao (Theobroma Cacao L.) bằng
kỹ thuật Microsatellite. Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công Nghệ Sinh Học,
Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
11. Nguyễn Thị Lang, 2002. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu công nghệ
sinh học. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.
68
12. Phạm Hoàng Hộ, 1990. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ Tp. Hồ Chí
Minh.
13. Trần Hợp, 1993. Phong lan có hương thơm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật.
14. Trần Quang Hoàng, 2005. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến
quá trình nuôi cấy invitro của hai giống lan Dendrobium và Cymbidium.
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ sƣ Công Nghệ Sinh Học, Đại học Nông Lâm, Tp.
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
15. Trần Văn Bảo, 2002. Kỹ thuật nuôi trồng phong lan. Nhà xuất bản trẻ.
TIẾNG NƢỚC NGOÀI
16. Averyanov L. V., 2004. Biogeography of orchids in Easterm Indochina.
VNU. Journal of Science, Nat., Sci., and Tech., T.XX, No 4.
17. Chen T. C., Lin T. J., Kuo Y. L., and Wu W. L., 2003. Genetic fingerprinting
of orchids by molecular markers. The Eighteenth Joint Annual Conference of
Biomedical Sciences. 22-23 March, 2003. Taipei, Taiwan. Abstract book: 89.
18. Dan Thai Vo, 2006. Revealing genetic diversity in tea grown in Vietnam by
using simple sequence repeat (SSR) makers. Doctoral thesis.
19. DING Xiao-yu, XU Luo-san, WANG Zhen-tao, et al, 2002. Molecular
authenticationof Dendrobium chrysanthum from its allied species of
Dendrobium[J]. China J Chin Mater Med,27(6):407-411.
20. Ge Ding, Xiao-Yu Ding, Jie shen, Feng Tang, Dong-Yang Liu, Jia He, Xue-
Xia Li, Bi-Hai Chu, 2005. Genetic diversity and molecular authentication of
wild population of Dendrobium officinate by RAPD.40:1028-32
21. Hugh G. Griffin., and Annette M. Griffin., 2000. PCR Technology Current
Innovations. The Cromwell press, UK.
22. James Rohlf F., 2000. NTSYSpc: Numerical Taxonomy and Multivariate
Analysis System. Department of Ecology and Evolution State University of
New York.
23. McPherson M. J., and Moller S. G., 2000. PCR. The Cromwell press, UK.
69
24. Yue G. H., Lam-Chan L. T., and Hong Y., 2006. Development of simple
sequence repeat (SSR) markers and their use in identification of Dendrobium
varieties. Molecular Ecology Notes.
CÁC TRANG WEB
25.
26.
27.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sản phẩm PCR với marker RAPD
Primer OPB08
(a)
(a)
(b)
Sản phẩm PCR với primer OPB08 của 10 mẫu lan thu thập ở Bảo Lộc
(hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
L 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
L
Primer U693
(a)
(b)
Sản phẩm PCR với primer U693 của 10 mẫu lan thu thập ở Bảo Lộc
(hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
Chú thích: hình b chụp bằng máy kỹ thuật số.
1 2 3 4 5
L
6 7 8 9 10
350 bp
1 2 3 4 5 6
L
7
7
8 9 10
350 bp
Primer OPAH13
(a)
(b)
Sản phẩm PCR với primer OPAH13 của 10 mẫu lan thu thập ở Bảo Lộc
(hình a) và Bình Phƣớc (hình b)
Chú thích: hình a chụp bằng máy kỹ thuật số.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
L
350 bp
350 bp
Phụ lục 2: Bảng mã hóa số liệu kết quả RAPD
Primer OPAC10
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
3000 1400 1200 1000 900 750 700 650 600 500 450 350 250 180
KĐ 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0
VR 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 0
LT 0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0
GH 0 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0
TT 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0
TV 1 1 0 1 1 0 0 0 1 0 1 0 0 0
TTV 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 0 0 1
NĐH 0 1 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 0
TB 0 1 0 1 0 1 0 0 1 1 1 1 0 0
LN 0 0 1 1 0 1 0 0 1 1 0 1 0 0
KĐ1 0 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0
VR1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 1 0 0 0
LT1 0 1 0 0 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0
GH1 0 1 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0
TT1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 0 1
TV1 0 1 1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 0
TTV1 1 1 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 1
NĐH1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0
TB1 0 1 0 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 0
LN1 0 0 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0
Primer S1384
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
1500 1100 1000 900 800 650 550 450 400 290
KĐ 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1
VR 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0
LT 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1
GH 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1
TT 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0
TV 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0
TTV 0 0 0 0 0 1 0 1 1 0
NĐH 1 1 0 1 0 1 0 1 1 0
TB 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1
LN 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1
KĐ1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 1
VR1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0
LT1 0 0 0 0 1 0 1 1 1 1
GH1 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1
TT1 0 0 0 0 0 1 0 0 0 1
TV1 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0
TTV1 0 0 0 0 0 1 0 1 1 0
NĐH1 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1
TB1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 1
LN1 0 1 1 1 0 1 0 1 0 0
Primer OPB08
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
1500 1300 1200 1000 900 650 600 500 400 300
KĐ 0 0 0 1 1 1 0 1 0 0
VR 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0
LT 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0
GH 0 0 1 0 1 1 1 0 0 0
TT 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1
TV 0 0 1 1 1 0 0 1 1 1
TTV 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1
NĐH 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1
TB 1 0 1 1 0 0 1 1 1 1
LN 0 1 1 0 0 0 0 1 0 0
KĐ1 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0
VR1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 0
LT1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 0
GH1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0
TT1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0
TV1 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0
TTV1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0
NĐH1 0 0 1 1 1 0 0 0 1 0
TB1 0 0 0 1 0 1 0 0 0 0
LN1 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0
Primer OPB01
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
1700 1200 1000 800 600 500 400
KĐ 0 0 1 1 1 1 1
VR 0 1 0 0 0 0 0
LT 1 0 0 0 1 0 0
GH 1 0 0 0 1 0 0
TT 0 1 0 0 0 1 0
TV 0 1 0 0 0 0 0
TTV 0 1 0 0 0 0 0
NĐH 1 0 0 0 1 0 0
TB 1 0 0 0 0 0 0
LN 1 0 0 0 0 0 0
KĐ1 0 0 1 1 1 1 0
VR1 0 1 0 0 0 0 0
LT1 1 0 0 0 1 0 0
GH1 1 0 0 0 0 0 0
TT1 0 1 1 0 0 0 0
TV1 0 1 0 0 0 0 0
TTV1 0 1 0 0 0 0 0
NĐH1 1 0 0 0 1 0 0
TB1 1 0 0 0 0 0 0
LN1 1 0 1 0 1 0 0
Primer U693
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
1000 900 750 650 490 350
KĐ 0 0 0 1 1 1
VR 0 1 1 1 1 1
LT 1 1 1 1 1 1
GH 1 1 1 1 1 1
TT 1 0 1 1 1 1
TV 0 1 0 1 0 1
TTV 0 1 0 1 1 1
NĐH 0 0 0 1 1 1
TB 0 0 0 1 1 1
LN 1 0 0 1 1 1
KĐ1 0 0 1 1 0 1
VR1 0 1 1 1 0 1
LT1 0 0 1 1 0 1
GH1 0 1 1 1 0 1
TT1 0 1 0 1 0 1
TV1 1 0 0 0 0 1
TTV1 1 0 0 0 0 1
NĐH1 0 0 0 1 0 1
TB1 1 1 0 1 0 1
LN1 1 1 0 0 0 1
Primer OPAH13
kích
thƣớc
(bp)
Mẫu
1500 1400 1300 900 800 600 500 400 350 290
KĐ 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1
VR 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1
LT 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1
GH 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1
TT 0 0 0 0 1 0 1 1 1 1
TV 0 0 0 0 1 0 1 0 1 1
TTV 0 0 0 0 1 0 0 0 1 1
NĐH 1 0 1 0 0 0 0 0 1 1
TB 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1
LN 0 1 0 0 0 0 0 0 1 1
KĐ1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0
VR1 0 0 0 0 1 0 0 1 1 0
LT1 0 0 0 0 1 1 1 0 1 0
GH1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0
TT1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0
TV1 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0
TTV1 0 0 0 0 1 1 1 0 1 0
NĐH1 0 0 0 0 1 0 1 1 1 0
TB1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0
LN1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LE TRAN PHUC KHOA.pdf