PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Môi trường Việt Nam trong 10 năm đã chịu những tác động đáng kể do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó môi trường ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thường ngày.
Chất thải rắn(CTR) vẫn đang là vấn đề bức xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng và phát triển bền vững của Việt Nam. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh cả nước mỗi năm vào khoảng 28 triệu tấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sẽ phát sinh đến năm 2015 khoảng 43,6 triệu tấn; năm 2020 khoảng 67,6 triệu tấn; năm 2025 khoảng 91 triệu tấn.(BộTN&MT 2010 )
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, qua nhiều năm liên tục thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Bình Dương đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội, thì còn phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị nhưng vẫn chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị đạt khoảng 81%, chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thị (HoàngPhạm 2010). Công ty công trình đô thị, các đội vệ sinh dân lập thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên. Một số bãi rác cũng đang quá tải, lượng rác thu gom phải chuyển chở đến nơi xử lý mới rất xa. Còn lại hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều phải xử lý chung cùng các loại rác thải khác. Đây đang là một nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng.
Đang trên đà phát triển công nghiệp, một trong những thách thức lớn của Bình Dương là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Tỉnh Bình Dương là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025” làm luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp Hồ Chí Minh.
1.2 Tổng quan tài liệu
Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong thời gian qua đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Trước hết phải kể đến các nghiên cứu ở Viện Môi Trường và Tài Nguyên TP HCM. Trong đó, có các đề tài nghiên cứu về hiện trạng, quy hoạch và công nghệ xử lý chất thải rắn như sau:
- Tác giả Nguyễn Thanh Phong (Phong)với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh” đã đưa ra các công nghệ xử lý CTR gồm các công nghệ tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý chất thải công nghiệp, nước rỉ rác cho khu liên hợp. Đồng thời xây dựng chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường cho khu liên hợp Nam Bình Dương.
- Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề** xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010” của Th.S Nguyễn Văn Phước (Phước 2006). Trong nghiên cứu này tác giả đã thu thập số liệu thực tế về chất thải rắn trên địa bàn tỉnh cho thấy rõ hiện trạng CTR, hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR. Và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với tỉnh Bình Dương.
Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này với nhiều mảng đề tài khác nhau. Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ, Đại Học Bách Khoa TP HCM, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cũng tham gia tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này.
Đại học Kỹ Thuật –Công Nghệ thì có một số đề tài như sau: Vào năm 2005 Phan Thị Lâm Tuyền (Tuyền 2005)đã bảo vệ đề tài: “Nghiên cứu quy hoạch hệ thống chất thải rắn tại huyện Di Linh- Tỉnh Lâm Đồng” đã phân tích và giúp chúng ta thấy rõ các tác động tích cực và tiêu cực, gián tiếp hoặc trực tiếp, giai đoạn trước mắt hay lâu dài của các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn; Về mảng nghiên cứu hiện trạng đã được rất nhiều tác giả chú ý quan tâm: “Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị xã Gò Công” của tác giả Lê Nguyên Kim Ngân (Ngân 2008)đã đánh giá và đề xuất được biện pháp phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cho Thị Xã Gò Công.
Đại học Bách Khoa có những nghiên cứu sau đây:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện bởi Trần Nhật Nguyên (Nguyên 2008). Đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh. Dự báo các vấn đề có liên qua đến quản lý CTR đến năm 2020 và đề xuất xây dựng hệ thống quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Luận văn tốt nghiệp đại học của Trương Văn Hiếu (Hiếu 2008)“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quãng Ngãi”. Luận văn đã khảo sát đánh giá hiện trạng thu gom CTR và nhận thức của người dân về CTRSH. Từ những vấn đề hiện trạng thu gom CTR tác giả đã đề xuất giải pháp quản lý CTRSH tại Tp Tam Kỳ.
Lĩnh vực chất thải rắn cũng được nhiều quan tâm từ trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh: Tác giả Nguyễn Phú Khánh (Khánh 2007)“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Tân An – tỉnh Long An”. Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt đối với môi trường tại Thị xã Tân An- Long An. Đồng thời xây dựng các giải pháp quản lý CTRSH nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiêm năng lượng thông qua việc phân loại; Sinh viên Dương Hoàng Vũ (Vũ 2005)với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu”. Tác giả đã đi sâu vào phân tích và làm rõ tác động môi trường rác thải sinh hoạt trên địa bà Thị xã Bà Rịa –Vũng Tàu. Từ những cơ sở đó xây dựng được các giải pháp quản lý để kiểm soát rác thải sinh hoạt phù hợp trên địa bàn thị xã.
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung và Bình Dương nói riêng trong thời gian qua rất nhiều Các nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt ra. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản lí chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trường.
Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải pháp rỏ ràng và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế phù hợp cho địa bàn tỉnh Bình Dương.
Để bổ sung vào các vấn đề và hạn chế đã được trình bày, trong đề tài nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Hiện trạng chất thải rắn đô thị của Bình Dương hiện nay như thế nào ? làm thế nào để quản lý chất thải rắn đô thị tại tỉnh Bình Dương? Để trả lời câu hỏi đó, trong đề tài sẽ giải quyết các vấn đề nghiên cứu sau đây:
1. Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý CTR đô thị ở tỉnh Bình Dương như thế nào?
2. Những bên liên quan nào đến quản lý chất thải rắn đô thị? Những chính sách nào đã được Tỉnh Ban hành liên quan đến quản lý CTR đô thị?
3. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025
4. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu luận văn
Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn đô thị của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và đề xuất các biện pháp quản lý.
Các mục tiêu cụ thể của luận văn
1. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương.
2. Phân tích các bên liên quan trong việc quản lý chất thải rắn đô thị. Đánh giá hiệu quả của các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị của Tỉnh Bình Dương
3. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị tỉnh Bình dương trong tương lai đến năm 2025
4. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp chất thải rắn đô thị ở tỉnh Bình Dương
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quát các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương dựa trên các tài liệu có sẵn, bao gồm niên giám thống kê, các thành phố thị xã, thị trấn trong toàn tỉnh.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.
1.6 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu tổng quan về chất thải rắn dựa trên những tài liệu có cơ sơ khoa học, được nhiều người biết và sử dụng như là tài liệu tham khảo.
- Đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về chất thải rắn đô thị cũng như giá trị thực sự của chất thải rắn, biến những cái bỏ đi thành những thứ có thể sử dụng được.
Ý nghĩa thực tiễn
- Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn góp phần cung cấp các dịch vụ vệ sinh đô thị ngày càng tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.
- Chất lượng vệ sinh đô thị ngày càng được nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường của dân được cải thiện, góp phần đem lại một môi trường sạch đẹp, văn minh cho tỉnh Bình Dương
Tính mới của đề tài
- Khảo sát chất thải rắn đô thị trên toàn địa bàn tỉnh Bình Dương
- Áp dụng hệ số phát thải của WHO cho CTRCN, CTRNN.
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3904.8
324724098
Diện tích BCL
≥ 50 ha
≥ 50 ha
≥ 50 ha
Tái chế 50%
CTR CN(tấn/năm)
134376448
155451236
176526023.5
CTR SH(tấn/năm)
22801725
25080954.5
27545037.5
∑ CTR(tấn/năm)
157178173
180532190.5
204071061
Diện tích BCL
10-30 ha
10-30 ha
30-50 ha
Tái chế 75%
CTR CN(tấn/năm)
67188224
77725618
88263011.75
CTR SH(tấn/năm)
11400862.5
12540477.25
13772518.75
∑ CTR(tấn/năm)
78589086.5
90266095.25
102035530.5
Diện tích BCL
10-30 ha
10-30 ha
10-30 ha
Bảng 4.7 ở trên đã trình bày diện tích bãi chôn lấp trong tương lai dựa vào dự báo khối lượng và việc tái chế rác thải ở Bình Dương. Từ đây có thể thấy lợi ích của việc tái chế rác thải.
Qua các dự báo khối lượng thì năm 2011: CTRSH là 1.195.628,12 tấn, CTRNN là 235.567.140 tấn, CTRCN là 235.033.237 tấn, đến năm 2025 thì con số này đã lên tới: CTRSH 1.509.317,31 tấn, CTRNN 507.439.300 tấn, CTRCN là 353.052.046 tấn. Khối lượng rác ngày càng tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với xã hội.
Trước tình hình đó thì để giảm tác động môi trường của CTR đô thị, trong chương 4 sẽ đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Tỉnh Bình Dương.
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
Trên cơ sở đã phân tích ở những chương trước, chương 5 sẽ đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội Bình Dương. Nội dung trình bày : (1) Xây dựng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT. (2) Các giải pháp phối hợp các bên liên quan.
5.1 Xây dựng định hướng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT
Căn cứ vào sơ đồ hệ thống quản lý CTR ĐT trong phụ lục E, phân tích SWOT cho thấy
Các điểm mạnh của hệ thống QLCTR hiện nay
Các phòng trong Chi cục BVMT và các đô thị đã có sự phân công trách nhiệm và nhận thức rõ ràng về công tác xử lý chất thải.
Cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom vận chuyển tương đối hoàn chỉnh.
Đội ngũ cán bộ, chuyên gia nhiệt tình, có quyết tâm cao .
Định hướng các hoạt động ưu tiên cho các đô thị trong địa bàn tỉnh (là những nguồn phát sinh lớn và nhu cầu phát sinh trong tương lai tương ứng với tốc độ tăng dân cư đô thị).
Các điểm yếu hiện nay:
Chưa thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn và tái sinh tái chế rác thải.
Nhận thức về CTRCN của doanh nghiệp thấp dẫn đến việc không xác định được đối tượng có chức năng thu gom chất thải phát sinh trong doanh nghiệp là ai.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bố nhiều ngoài KCN, gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải.
Thiếu cơ sở hạ tầng (trạm trung chuyển quá ít và không hợp vệ sinh) trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom trung chuyển (xe ép rác).
Chưa đủ kinh nghiệm và năng lực quản lý hiệu quả các dự án xử lý rác thải tiên tiến.
Năng lực và trách nhiệm quản lý CTR chưa được quy định rõ ràng, chưa tập trung và phát huy đầy đủ ở các cấp quản lý.
Các cơ hội của QLCTR tại Bình Dương:
Được lảnh đạo thành phố quan tâm
Nhiều thành phần (tư nhân, nhà nước, tổ chức nước ngoài..) sẳn sàng đầu tư vào hệ thống quản lý rác thải đô thị.
Có nhiều cơ hội vay vốn nước ngoài (ODA,BOT,…)
Phương tiện thông tin đại chúng sẵn sàng.
Người dân ủng hộ với Nhà nước trong các chương trình bảo vệ môi trường.
Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng rác thải làm nguyên liệu và năng lượng đầu vào
Các thách thức QLCTR phải đối mặt:
Gia tăng nhanh chóng dân số đô thị dẫn đến gia tăng nguồn phát sinh CTR vfa tạo áp lực không nhỏ đến hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý hiện tại.
Thiếu các quy định, chính sách phù hợp trong việc quản lý.
Thiếu kinh phí đầu tư cho các chương trình dự án quản lý và xử lý rác thải.
Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện.
Ý thức cộng đồng về BVMT còn thiếu và yếu.
Từ những phân tích SWOT trên đây, có thể kết xuất các định hướng phát triển hệ thống quản lý CTR tại Bình dương, nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường cho Bình Dương như sau:
Các chiến lược phát huy điểm mạnh giành lấy cơ hội:
Lập dự án vay vốn
Lập dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án quản lý ,xử lý rác tối ưu ( tài chính, môi trường, công nghệ)
Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý
Tận dụng các phương tiện thông đại chúng để tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường.
Tăng cường tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh tra, kiểm tra và xử phạt.
Các chiến lược để điểm yếu không làm mất cơ hội
Xây dựng qui hoạch tổng thể quản lý CTR ĐT
Xây dựng, triển khai dự án phân loại rác từ nguồn
Lựa chọn các dự án xử lý rác bằng công nghệ tiên tiến
Hiện đại hóa các bộ phận thu gom, vận chuyển
Xây dựng các chương trình quan trắc môi trường tại các bãi chôn lấp để kiểm soát ô nhiễm môi trường
Tiếp tục khắc phục các điểm thiếu sót bất cập của các qui định, chính sách hiện hành.
Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng.
Tái sinh, tái chế rác thải
Các chiến lược phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách
Kêu gọi các dự án đầu tư của các cơ quan, tổ chức, thành phần kinh tế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác chất thải rắn.
Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Xây dựng các chương trình giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng.
Xây dựng cơ chế quản lý thống nhất, đồng bộ.
Các chiến lược không để thử thách làm phát triển điểm yếu
Hoàn thiện các quy định, chính sách cho phù hợp.
Tạo điều kiện thu hút đầu tư nhờ vào cơ chế hỗ trợ chính sách về thuế, tài chính.
Đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm cưỡng chế, phạt hành chính.
Qua phân tích và kết hợp giữa Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội- Thách thức có thể rút ra các chiến lược chính ưu tiên cho hệ thống QLCTR ĐT tại Bình Dương như sau:
1. Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực quản lý nhà nước
Mục đích: nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước, các quy định về quản lý CTRĐT, tác động và khả năng giảm thiểu tại nguồn, phân loại và các biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTRĐT.
Đối tượng đào tạo, tập huấn:
Phòng KSON và quản lý chất thải (CCBVMT)
Phòng TNMT các Huyện
Phòng XD và môi trường (BQL các KCN)
Đơn vị đầu tư hạ tầng KCN
Nội dung tập huấn:
Kiến thức về quản lý nhà nước
Các quy định của nhà nước về BVMT, quản lý CTRĐT
Tác động và các khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn
Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTRĐT .
Nội dung, phương pháp và kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý CTRĐT
2. Khắc phục các điểm thiếu sót bất cập của các quy định, chính sách hiện hành
Để thực hiện quản lý hệ thống chất thải rắn đô thị một cách tốt nhất, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy là không thể thiếu. Đối với một hệ thống quản lý với khối lượng công việc khá lớn như tại Tỉnh Bình Dương, hệ thống văn bản pháp quy cần được hoàn thiện với một số các văn bản chủ yếu như sau:
(1) Quy định về quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương
Quy định này sẽ chi tiết hóa các quy định của Chính phủ về quản lý chất thải rắn đô thị; đồng thời tạo cách ứng xử cụ thể phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung chủ yếu của quy định này bao gồm:
Quy định về cách thức tồn trữ, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp cuối cùng chất thải rắn đô thị.
Quy định về cách thức thu, nộp và quản lý phí vệ sinh (phí thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý đối với chất thải rắn đô thị).
Quy định rõ các hành vi, cách ứng xử đối với công tác quản lý chất thải rắn đô thị của các chủ thề từ trách nhiệm của các chủ nguồn thải, chủ thu gom vận chuyển, xử lý và trách nhiệm của các ban ngành, chính quyền địa phương.
(2) Các quy trình kỹ thuật và quy chuẩn chất lượng vệ sinh trong quá trình thực hiện
Quy định này nêu rõ các quy trình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp chất thải rắn. Đây là cơ sở cho các đơn vị thu gom, vận chuyển trên địa bàn tỉnh thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Các quy chuẩn về chất lượng vệ sinh là cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật để các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây cũng là các cơ sở pháp lý và kỹ thuật để đánh giá các hồ sơ thầu trong đấu thầu các công tác vệ sinh đô thị trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát việc thực hiện công tác thu gom và phân loại rác thải ở các doanh nghiệp.
3. Xây dựng, triển khai dự án phân loại rác từ nguồn.
Đối với chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình phân làm 2 loại chính:
Chất thải hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn, vi sinh vật có trong môi trường tự nhiên ( các loại thức ăn thừa, lá cây, củ ,quả,..). Thành phần này thường chiếm tỷ lệ lớn từ 65- 85% trong rác thải sinh hoạt. Sau khi phân hủy, chúng trở thành những chất mùn hữu ích cho trồng trọt.
Chất thải khó phân hủy: Kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo.. thành phần này có thể tái sử dụng lại được.
Trong mỗi hộ gia đình sử dụng 2 túi nilong chứa 2 loại chất thải. Để dễ dàng nhận biết loại chất thải cần phân loại, hạn chế sự nhầm lẫn các loại chất thải với nhau thì có thể phần biệt bằng túi nylon và thùng rác hộ gia đình như sau:
Túi ny lon
Chất liệu của túi chứa là loại túi PE. Hiện nay trên Thế Giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân hủy sinh học để đựng chất thải thực phẩm đã phân loại.
Màu sắc của túi ny lon nên phân theo loại rác:
Đối với rác thực phẩm: màu xanh lá cây cho loại chất thải này, vì màu xanh lá tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,…
Đối với rác còn lại: Sử dụng màu xám để chứa chất thải còn lại, đây cũng là màu dễ sản xuất do có thể sử dụng các sản phẩm tái chế từ nhựa.
Túi sẽ được thiết kế theo dạng túi thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm trách trường hợp người dân sử dụng vào các mục đích khác.Trên mỗi loại túi nylon đựng chất thải sẽ in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người tham gia phân loại dễ dàng nhận biết.
RÁC CÒN LẠI
HÃY PHÂN LOẠI
RÁC TẠI NGUỒN
RÁC THỰC PHẨM
HÃY PHÂN LOẠI
RÁC TẠI NGUỒN
Hình 5. 1 Mẫu túi chứa chất thải đã phân loại cho chương trình phân loại rác tại nguồn
Túi sẽ được sản xuất với nhiều loại kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa đưa vào sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình (trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn,…).
Thùng chứa rác hộ gia đình
Chất liệu thùng chứa cũng được làm từ nhựa PE. Màu sắc của thùng chứa rác cũng tương ứng với màu sắc của túi nylon của từng loại chất thải được phân loại. Màu xanh lá ứng với chất thải thực phẩm và màu xám ứng với chất thải còn lại.
Hai loại thùng chứa chất thải cũng được in biểu tượng và logo tương tự như hai loại túi chứa nêu trên.Trên bề mặt nắp của mỗi thùng chứa sẽ in hình minh họa chất thải cần phân loại, giúp cho người dân dễ dàng nhận biết loại chất thải cần bỏ vào thùng (Hình 5.2).
Chất thải thực phẩm
Chất thải còn lại
Hình 5. 2 Minh họa cho các loại chất thải được in trên nắp thùng chứa rác.
Đối tượng đầu tư thùng trong dự án là hộ gia đình, dung tích thùng chứa là 15 lít, cho cả loại chất thải thực phẩm và chất thải còn lại. Ngoài loại thùng 10 L và 20 L dành cho hộ gia đình, thùng chứa sẽ được sản xuất với nhiều dung tích lớn hơn cho nhiều đối tượng như: nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… Dung tích đề xuất là: 50L, 100L.
Đối với chất thải công nghiệp và các xí nghiệp có thể phân ra làm 3 loại chất thải:
Chất thải có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo…
Chất thải khác tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất.
Chất thải nguy hại gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hóa chất độc hại….
Đối với chất thải nông nghiệp có thể phân ra làm 2 loại chất thải:
Chất thải chăn nuôi chủ yếu từ phân gia súc gia cầm và nước tiểu, nước dội rửa chuồng trại.
Chất thải trồng trọt là những phế thải còn lại sau thu hoạch hoa màu, cây trồng ngắn ngày và lâu năm,….
Đối với bệnh viện, trạm y tế có thể chia ra làm 3 loại chính :
Chất thải sinh hoạt thông thường từ sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi.
Chất thải y tế: bông băng, ống chuyền dịch, ống chích, bình lọc máu…đã qua sử dụng của bệnh nhân, chất thải là hóa chất, phóng xạ, thuốc gây độc…và chất thải sinh hoạt của khoa lây nhiễm, vật dụng thải bỏ của bệnh nhân lây nhiễm.
Chất thải là bệnh phẩm bao gồm phần bị hoại tử của quá trình phẫu thuật,các xét nghiệm máu…
4. Hiện đại hóa các bộ phận thu gom, vận chuyển và trung chuyển
Thu gom
Việc chuyển đổi các loại phương tiện 3, 4 bánh tự chế là rất cần thiết để đảm bảo vệ sinh trong quá trình thu gom. Như vậy với những yêu cầu đặt ra phương án chuyển đổi xe 3, 4 bánh tự chế được thực hiện như sau:
Thu gom rác hộ dân với cự ly ≤ 1,5 km:
Hiện nay, đánh giá các phương tiện đang sử dụng thì thùng rác 660L (bánh lớn và bánh nhỏ) có hiệu quả cao trong công tác thu gom chất thải rắn từ các hộ dân. Khả năng thu gom rác khoảng 150 – 200 hộ dân, cự ly thu gom 1,5-2 km (cự ly gần với trạm trung chuyển). Xe có hai loại bánh lớn và bánh nhỏ nên phù hợp với mọi địa hình. Suất đầu tư thấp, mỗi thùng mới có chi phí từ 5 – 6 triệu đồng/thùng.
Thu gom rác hộ dân với cự ly > 1,5 km:
Hiện tại có hai loại phương tiện sử dụng hiệu quả nhất gồm: xe tải 0,55 – 01 tấn và xe ép.
Xe tải 0,55 – 01 tấn: có cải tiến hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe. Thùng xe kín (hở mui) có khả năng lưu giữ nước rỉ rác, khi xe đầy rác, công nhân chỉ việc phủ bạt nhựa hạn chế mùi hôi phát tán. Khả năng cơ động cao và phù hợp mọi địa hình. Suất đầu tư trung bình, khoảng 110 – 160 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, hệ số nén rác thấp, khoảng 1,5:1. Lợi thế của xe tải nhỏ khoảng 550 kg là có thể đi vào những hẻm nhỏ có bề ngang từ 2,5 đến 3 m. Điều này thuận lợi cho công tác thu gom tại các hộ gia đình trong hẻm.
Xe ép rác: là phương tiện chuyên dùng trong thu gom vận chuyển rác, dải tải trọng từ 1,8 tấn – 15 tấn. Để phù hợp với việc thu gom thì chỉ cần sử dụng xe ép rác từ 2 đến 2,5 tấn. Chi phí đầu tư khoảng 600 triệu đến 800 triệu đồng/chiếc.
Các đội thu gom rác dân lập chưa đủ điều kiện về tài chính do đó nguồn vốn được cấp dựa trên sự phối hợp giữa ngân hàng với Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện/thị xã, Công ty, Xí nghiệp công trình công cộng để thực hiện hỗ trợ đầu tư. Ngân hàng cho người dân lập vay để chuyển đổi.
Trung chuyển
Xây thêm trạm trung chuyển rác để quảng đường vận chuyển rác ngắn lại đảm bảo an toàn vệ sinh đô thị.
Vị trí xây dựng trạm ép rác kín cách xa trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp, nhà thờ - chùa, chợ, cơ quan ngoại giao bán kính tối thiểu là 100m.
Qui định về hạ tầng kỹ thuật:
Tường rào bao quanh với chiều cao tối thiểu là 5m; Nhà bao che kín toàn bộ khu vực tiếp nhận CTRSH; Mặt bằng được tráng bằng bê tông chịu lực (chịu được tải trọng của xe ép); Hệ thống thu nước CTRSH (nước rửa sàn và nước rác); Hệ thống thoát nước mưa; Hệ thống xử lý nước rác (nếu có), mùi hôi khu tiếp nhận CTRSH; Trạm cân (đối với trạm ép rác sử dụng cho nhiều huyện/thị xã); Hệ thống cung cấp điện, nước; Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống rửa xe; Có cổng bảo vệ.
Vận chuyển
Đầu tư mới xe ép rác và xe phải đảm bảo về mặt kỹ thuật như sau:
Công suất phương tiện vận chuyển cơ giới phải phù hợp với lượng chất thải phát sinh trên địa bàn vận chuyển và cự ly vận chuyển. Với cự ly vận chuyển trung bình dưới 30 km nên sử dụng các xe vận chuyển từ 07 tấn trở xuống. Với cự ly trung bình từ 40 đến 70km nên sử dụng xe vận chuyển từ 10 đến 15 tấn.
Thiết bị vận chuyển phải đảm bảo kín, không rò rỉ nước rác trong quá trình vận chuyển.
Hiện nay, xe ép rác kín sử dụng hệ thống ép bằng thủy lực vẫn là phương tiện hữu hiệu nhất và thông dụng nhất để thu gom vận chuyển chất thải rắn.
Tái sinh, tái chế rác thải
Đối với rác thải sinh hoạt có khối lượng lớn dùng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh. Một phần chất thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ được tận dụng chế biến thành phân hữu cơ tổng hợp theo hai công nghệ: Công nghệ 1 là ủ lên men hiếu khí, sục gió cưỡng bức kết hợp với đảo trộn. Công nghệ 2 là xử lý rác thải theo phương pháp sinh học để sản xuất phân hữu cơ tổng hợp và điện.
Đối với chất thải công nghiệp sau khi phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý chất thải rắn để xử lý. Tại khu xử lý được phân loại các vật liệu có ích tái chế, các chất thải nguy hại xử lý theo công nghệ hóa rắn và ổn định là chính còn đốt là phụ.
Đối với chất thải nông nghiệp: Các phế thải từ quá trình trồng trọt như là rơm rạ, cây xanh…thì áp dụng mô hình sản xuất phân hữu cơ sinh học hoặc có thể dùng làm chất đốt cho bà con nông dân. Các phế thải từ quá trình chăn nuôi chủ yếu là từ phân gia súc gia cầm và nước tiểu, nước dội rửa chuồng trại. Từ đó có thể đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải như sau: xây dựng hầm Biogas để thu gom chất thải và tạo ra năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày; kết hợp chăn nuôi chuồng trại với nuôi cá dưới ao để tận dụng phân chăn nuôi làm thức ăn cho cá.
6. Xây dựng các chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng có hiệu quả.
Tuyên truyền cho hộ dân
Việc tuyên truyền cho đối tượng hộ gia đình được thực hiện thông qua các cuộc họp tổ dân phố vào buổi tối. Người trực tiếp tuyên truyền là lực lượng tình nguyện viên và Đoàn viên thanh niên với sự hỗ trợ của các Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố. Tất cả các tổ dân phố thuộc các phường trên địa bàn sẽ được hướng dẫn cách thức phân loại rác tại nguồn và kết hợp phát tờ bướm của chương trình. Ngoài việc tuyên truyền bằng lời và cung cấp các tờ rơi cho người tham dự, các các tình nguyện viên sẽ chiếu phim để tạo sự trực quan, sinh động trong buổi tuyên truyền.Và các tình nguyện viên cũng tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường như tuyên truyền lưu động, tổ chức trò chơi cho trẻ em tại khu dân cư…
Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp – cụm công nghiệp:
Các doanh nghiệp thường thiếu nhận thức và kiến thức về:
Quy chế quản lý chất thải rắn
Các định nghĩa cơ bản và phân loại chất thải rắn
Các chủ nguồn thải chất thải rắn cũng thiếu kiến thức về tránh phát sinh, tái sử dụng và thu hồi chất thải rắn, bao gồm công nghệ sạch.
Cần có hoạt độ tuyên truyền và giáo dục để cải thiện trong nhận thức và kiến thức về lĩnh vực này cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Phương thức thực hiện:
Tổ chức hội thảo các doanh nghiệp và CSSX về vấn đề quản lý CTRCN do Chi cục BVMT chủ trì, mục đích là bước đầu nâng cao nhận thức cho các chủ CSSX, chủ doanh nghiệp vì họ sẽ là nhân tố tuyên truyền tiếp theo cho các thành viên trong đơn vị sản xuất.
Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung dễ hiểu, sinh động.
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho các ngành nghề sản xuất tiêu biểu.
Tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng khác
Trường học: các cán bộ phụ trách đoàn đội tại các trường học trên địa bàn tỉnh, sau khi được tập huấn về kỹ năng phân loại rác sẽ hướng dẫn lại cho các học sinh, sinh viên trường mình thông qua các buổi sinh hoạt tập thể của toàn trường. Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn của các cán bộ phụ trách đoàn - đội, chương trình có hỗ trợ cung cấp các áp phích hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác cụ thể bằng hình ảnh trực quan sinh động và băng rôn biểu ngữ của chương trình được treo ở trước trường.
Ngoài ra thì cấp tiểu học có thể triển khai chương trình: “Thu gom vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để đưa vào tái chế”. Những cơ sở giáo dục sẽ có hệ thống giỏ rác riêng dành cho các loại rác có thể tái chế. Khi vứt rác, học sinh sẽ phải phân loại rác hữu cơ, rác tái chế để bỏ vào những giỏ rác tương ứng. Bước đầu của việc phân loại rác sẽ bắt đầu từ những vỏ hộp sữa. Sau khi uống xong, các em phải đem rửa vỏ hộp, xếp lại rồi mới vứt vỏ hộp vào thùng rác tái chế. Chương trình này có thể được mở rộng đến các khối Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên toàn địa bàn.
Bậc đại học, cao đẳng tổ chức các cuộc thi học thuật: “Môi trường và con người”, “Ngày hội tái chế”….nhằm nâng cao nhận thức trong việc phân loại rác cho sinh viên.
Các đối tượng còn lại (siêu thị, khu thương mại, chợ,…): Đối với các đối tượng này thì việc tuyên truyền được Phòng Tài Nguyên Môi Trường các huyện, thị xã thực hiện và quản lý. Cán bộ của Phòng sau khi được tập huấn sẽ tổ chức các buổi hướng dẫn cho đại diện các nguồn thải này. Chương trình sẽ hỗ trợ tuyên truyền bằng các tờ ápphích hướng dẫn.
Tuyên truyền chung qua Đài phát thanh và truyền hình: Chương trình truyền thông qua phát thanh và truyền hình BTV2 được thực hiện chung cho toàn Tỉnh. Dự kiến chương trình phát sóng như sau:
Truyền hình: 2 phút buổi sáng và 2 phút buổi tối mỗi ngày.
Truyền thanh: 3 phút cho sáng sớm, giữa trưa và tối mỗi ngày.
5.2 Giải pháp phối hợp các bên liên quan
Căn cứ trên Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan liên quan quản lý chất thải rắn đô thị của Tỉnh sẽ được thực hiện việc quản lý chất thải rắn như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường với Chi cục Bảo vệ Môi trường sẽ giữ các chức năng về quản lý chất thải rắn như sau:
+/ Kiểm soát chất lượng vệ sinh tại Khu liên hiệp xử lý thông qua đội ngũ giám sát hoặc tiến dần tới việc giám sát bằng hệ thống quan trắc tự động. Việc kiểm soát thực hiện đối với các chỉ tiêu đầu ra về chất lượng không khí, chất lượng nước ngầm, nước mặt, chất lượng đất,…
+/ Xây dựng các văn bản về kiểm soát chất lượng vệ sinh từ thu gom, vận chuyển đến chôn lấp chất thải rắn, các văn bản về quản lý lực lượng rác dân lập, thu phí vệ sinh, xã hội hóa, phân loại chất thải rắn tại nguồn, các quy trình kỹ thuật chuẩn trong công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn.
+/ Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể theo từng năm trong quản lý chất thải rắn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Chủ trì thực hiện chương trình nâng cao.
+/ Kêu gọi các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn với kỹ thuật mới, tiên tiến theo hướng tiết kiệm tài nguyên, biến chất thải thành sản phẩm phục vụ đời sống.
Sở Xây dựng với phòng Quản lý Nhà, Trụ sở và Hạ tầng Kỹ thuật thực hiện các công việc sau:
+/ Xây dựng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, định mức để xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp, trạm trung chuyển.
+/ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng các bãi chôn lấp và trạm trung chuyển theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra.
+/ Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các thị xã/huyện kiểm soát chất lượng vệ sinh trong khâu thu gom, vận chuyển, trung chuyển.
Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã giao nhiệm vụ cho hai phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Quản lý đô thị thực hiện các chức năng sau:
+/ Phòng Quản lý đô thị: kiểm soát chất lượng vệ sinh trong quá trình xây dựng; không để chất thải rắn xà bần đổ bậy bằng cách yêu cầu các đơn vị xây dựng phải có hợp đồng với đơn vị xử lý, san lấp xà bần.
+/ Phòng Tài nguyên và Môi trường: kiểm soát chất lượng vệ sinh từ khâu thu gom, vận chuyển đến trung chuyển trên địa bàn của từng huyện/thị xã đối với chất thải rắn sinh hoạt; phối hợp với thanh tra của huyện xử phạt những đối tượng vi phạm; tổ chức đấu thầu hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện/thị xã mình hoặc ký hợp đồng đặt hàng với đơn vị vận chuyển, trung chuyển tại địa bàn của mình; triển khai các chương trình nâng cao chất lượng vệ sinh trên địa bàn mình theo chủ trương chung của tỉnh.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (hoặc Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp):
Quản lý chất lượng vệ sinh trong khu công nghiệp của mình; yêu cầu các đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp phải thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị có chức năng để có thể giám sát được chất lượng vệ sinh.
5.3 Một số biện pháp hỗ trợ khác
Hợp tác quốc tế
Tranh thủ giúp đỡ tối đa của Quốc tế, nhất là nguồn viện trợ cho công tác cải thiện môi trường của các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, quốc tê, các nước bạn bè. Trao đổi hợp tác kỹ thuật với các nước đang phát triển đặc biệt là các nước trong khu vực. Sự giúp đỡ có thể dưới nhiều hình thức: Viện trợ, thiết bị, đào tạo, giúp đỡ kỹ thuật hoặc cho vay vốn.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cưc vào các hoạt động quốc tế nhằm:
Trao đổi thông tin trong lĩnh vực CTR
Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải
Trao đổi kinh nghiệm và chuyên gia
Tham gia các hội thảo, các khóa đào tạo
Kêu gọi các dự án trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn dưới dạng BOT.
Biện pháp khác
Bên cạnh những quy định của Nhà nước về công tác quản lý chất thải rắn, chính quyền địa phương ở Bình Dương cũng góp phần vào công tác thông qua một số hoạt động như sau:
Xây dựng chính sách hỗ trợ giá phân cho doanh nghiệp làm phân rác, quy hoạch những vùng đất bạc màu để cung cấp phân bón từ khu xử lý nhằm cải tạo đất.
Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với ưu đãi (Miễn giảm thuế doanh thu, thuế lợi túc hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi,..) để khuyến khích việc thu gom triệt để chất thải rắn cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc lắp đặt các công nghệ mới trong sản xuất để giảm thiểu chất thải, hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình sản xuất sạch hơn,….
Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu dưới hình thức như hội thảo, tập huấn chuyên đề,.. nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong việc quản lý chất thải rắn, chuyển giao công nghệ, trợ giúp tài chính đồng thời nắm bắt những kiến thức và kỹ thuật tiên tiến cũng như nâng cao năng lực quản lý và trang thiết bị.
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, bộ mặt của Bình Dương ngày một thay đổi. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã mang lại cho Bình Dương nhiều khu dân cư mới, nhiều khu thương mại, khu công nghiệp, đường xá khang trang hơn và rộng đẹp hơn.
Nhưng bên cạnh đó việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị đang là một yêu cầu cấp bách và cần thiết cho Bình Dương hiện tại và trong tương lai. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý CTRĐT phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Bình Dương là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường.
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích, đánh giá hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất thải rắn đô thị, tính toán dự báo chất thải rắn đô thị đến năm 2025 và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của tỉnh Bình Dương.
Qua quá trình thực hiện luận văn từ 4/2011 đến cuối tháng 6/2011 kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau:
Đã phân tích được một số những yếu tố về điều kiện tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến chất thải rắn đô thị. Kết quả cho thấy là đây cũng là những yếu tố làm cho việc quản lý và xử lý chất thải rắn gặp trở ngại.
Đã tập trung vào việc phân tích hiện trạng quản lý và công tác quản lý chất thải rắn đô thị. Qua phân tích thấy rằng hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương về nhiều mặt cho thấy là hiệu quả hoạt động chưa cao và còn nhiều điều chưa hợp lý.
Trong công tác quản lý thì vấn đề ô nhiễm trong khâu thu gom, vận chuyển đang ngày càng gia tăng. Phương tiện thu gom phần lớn không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chất thải rắn (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức. Hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển chất thải rắn hàng ngày gây nên tình trạng chất thải rắn tồn đọng trong khu dân cư.
Đặc biệt, CTRĐT rất ít được phân loại để thu hồi các thành phần có khả năng tái chế, tái sử dụng và quan trọng là trong chất thải rắn đưa và đi chôn lấp có cả chất thải nguy hại. Những vấn đề trên đang làm ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng trên địa bàn Tỉnh.
Đã phân tích các bên liên quan trong quản lý CTRĐT và đánh giá hiệu quả của các chính sách quản lý CTRĐT nhằm để đưa ra giải pháp phối hợp các bên liên quan trong giải pháp quản lý CTRĐT của Tỉnh.
Thực hiện tính toán, dự báo khối lượng chất thải rắn đô thị. Qua các dự báo khối lượng thì năm 2011: CTRSH là 1.195.628,12 tấn, CTRNN là 235.567.140 tấn, CTRCN là 235.033.237 tấn, đến năm 2025 thì con số này đã lên tới: CTRSH 55.090.074 tấn, CTRNN 492.889.600 tấn, CTRCN là 353.052.046 tấn. Khối lượng rác ngày càng tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với xã hội. Từ đó cân đối được nhu cầu bãi chôn lấp CTR trong tương lai đến năm 2025.
Đã đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị:
Xây dựng định hướng chiến lược QL CTR ĐT dựa trên phương pháp phân tích SWOT.
Các giải pháp quản lý phối hợp các bên liên quan
Một số biện pháp hỗ trợ khác
Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho nhà quản lý CTR và có thể triển khai áp dụng không những tại Bình Dương mà còn có thể áp dụng tại các địa phương khác.
Kiến nghị
Để phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Bình Dương bền vững và thân thiện với môi trường, vấn đề quan trọng cần đặt ra là giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện của tỉnh đến năm 2025:
Hoàn thiện các quy chế, quy định, cơ chế chính sách để khuyến khích các thành phần tham gia quản lý chất thải rắn.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xây dựng, quản lý và phát triển thị trường trao đổi chất thải trên địa bàn tỉnh.
Bố trí các thùng rác tại các khu vực công cộng và dọc theo đường phố trong thị xã, thị trấn. Đồng thời xây dựng thêm trạm trung chuyển, đầu tư xe ép rác mới.
Các cơ sở công nghiệp cần có chính sách khuyến khích áp dụng quy trình mới hoặc công nghệ sạch theo hướng hiện đại hóa về thiết bị nhằm giảm thiểu chất thải nói chung và CTR nói riêng.
Đẩy mạnh ứng dụng mô hình khu đô thị, khu dân cư sinh thái, KCN, CCN sinh thái, thân thiện với mô trường; mô hình điểm trên địa bàn tỉnh.
Tăng tiền lệ phí vệ sinh để tăng nguồn thu cho kinh phí đầu tư và giảm chi phí hàng năm mà nhà nước phải cấp cho các dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Một số sách tham khảo
[1]. Chế Đình Lý, 2009. Phân tích hệ thống môi trường. Viện Môi Trường và Tài Nguyên Tp Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, 223 trang.
[2]. Lê Văn Nãi,1999. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nhà xuất bản Kỹ thuật.
[3]. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quản lý Chất
thải rắn- Tập 1 Chất thải rắn đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Phước, 2007. Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 24-303.
[5]. Cục thống kê Bình Dương, 2011. Niên Giám Thống kê 2010, Nhà xuất bản Thanh Niên.
Tài liệu luận văn
[6]. Trương Văn Hiếu, 2008. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất quản lý CTR sinh hoạt cho TP Tam Kỳ - Quãng Nam, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường, Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Phú Khánh, 2007. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Tân An – tỉnh Long An, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
[8]. Lê Nguyên Kim Ngân, 2008. Khảo sát,đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn ở Thị xã Gò Công, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh.
[9]. Trần Nhật Nguyên, 2008. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.”, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường, Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
[10]. Nguyễn Thanh Phong. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khả thi xử lý chất thải rắn khu liên hợp Nam Bình Dương phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành quản lý môi trường,Viện Môi Trường và Tài Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
[11]. Nguyễn Văn Phước, 2006. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất thải rắn. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2010, Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành quản lý môi trường, Viện Môi Trường và Tài Nguyên Thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
[12]. Phan Thị Lâm Tuyền, 2005. Nghiên cứu quy hoạch hệ thống CTR tại huyện Di linh –Tỉnh Lâm Đồng, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật môi trường, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh.
[13]. Dương Hoàng Vũ, 2005. Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh (Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh), TP Hồ Chí Minh.
Một số báo cáo, đề án
[14]. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Dương, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010
[20]. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Dương, 2007. Báo cáo hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương năm 2007
[15]. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Dương,2009. Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTRCN & CTNH của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
[16]. Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Dương, 2009. Kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương.
Tài liệu từ Internet:
[17]. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, 2010. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Viêt Nam, 09/2010,
[18]. Công ty môi trường tầm nhìn xanh. Giáo trình quản lý chất thải sinh hoạt, 01/2011 ,
[25]. Hoàng Phạm, 2010. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 - 2010, 09/2010,
Tài liệu Tiếng Anh
[19]. Frank Kreith, George Tchobanoglous, 1994. Handbook of Solid Waste Management, The United States of America.
[20]. WHO,1993. Rapid inventory.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A
SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2009
Sản phẩm
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
đá các loại
1000m3
1364
1635
1899
2791
4629
4261
5936
6811
7551
8202
8879
8031
9948
đất cao lanh
tấn
71424
84794
131842
245402
293433
309941
296016
335962
264468
189142
127772
90500
130639
thức ăn gia súc
tấn
120200
119932
140606
174496
162866
274995
417978
431327
540389
755082
957569
915737
927022
sữa đặt có đường
triệu hộp
41
46
61
76
84
88
88
84
91
85
86
77
90
nước khoáng
1000 lít
3027
6267
5847
8303
10577
11273
15358
17502
17888
17822
20678
25135
23671
hạt điều nhân
tấn
11733
9592
5719
8574
11326
14953
18242
19304
18533
12593
15239
17744
13564
thuốc lá bao các loại
1000 bao
15736
16562
37162
145688
190764
186134
203984
179334
169782
102712
113618
76651
62888
quần áo may sẵng
1000sp
10037
13183
16401
20918
22157
59314
97193
103736
124964
163002
210155
245713
259989
giầy dép da các loại
1000 đôi
14193
18598
24169
27952
29894
39977
49225
71248
66162
73906
78259
91381
72347
gỗ sẽ các loại
1000m3
20
32.5
40.1
17.2
54.9
207.7
198.5
174.4
95
102
186
108
239
sản phẩm giấy các loại
tấn
27195
29547
32503
35333
39309
56576
70634
98762
106083
109095
135799
165725
180333
trang in typo
trang
384
363
479
947
1131
1923
2462
3670
2980
3313
2548
2502
2450
thuốc viên các loại
1000 viên
77982
89417
95789
159808
190892
300231
446358
365652
616900
676894
557649
586158
671957
xà phòng các loại
tấn
25616
20508
20931
16609
19321
33056
40730
32205
27778
21962
32465
58249
40084
kem đánh răng các loại
1000 ống
3696
7092
9402
6334
4743
7725
8531
7563
10928
8981
5656
3302
4669
sứ dân dụng
1000 cái
98742
97494
131197
133379
182151
225018
179454
177197
138723
135171
113691
105957
78799
gạch nung các loại
1000 viên
270934
278971
279567
389356
418600
584633
629479
848168
961217
1025061
1053535
929226
801060
ngói nung các loại
1000 viên
683
705
1149
1407
2353
2999
3497
1564
2307
2571
2944
2009
1828
sơn mày điêu khắc các loại
1000 sp
354
297
393
1139
397
407
832
1268
743
977
644
632
3650
hàng mộc các loại
1000 sp
693
693
1096
1274
3498
8256
13871
14479
14680
16295
21266
20379
22902
mì ăn liền
1000 tấn
6.8
8.8
16.1
23.6
22.7
37.5
50.4
70.1
89
135
134
119
244.7
thuốc trừ sâu
1000 tấn
1
1.5
1.6
1.7
1.6
2.1
2.9
2.8
3
4.4
4
4
4
THẢI LƯỢNG
200000
133333.3
125000
117647.1
125000
95238.1
68965.5172
71428.5714
66666.6667
45454.55
50000
50000
50000
sơn hóa học các loại
1000 tấn
1.3
2.2
5.4
8.3
11.9
21.8
28.9
35.5
37
50
68
68
76.4
bếp ga các loại
1000 cái
9
59
169
235
321
345
484
503
519
651
524
653
sản phẩm keo các loại
tấn
81
2573
7364
8942
11268
20655
30522
20488
22851
50080
58910
50776
xà phòng thơm
1000 tấn
2.9
2
6.2
1.7
2.7
3.2
2.8
4
5
6
6
6
6.5
dây dẩn điện xe ô tô
1000 bộ
158
268
303
353
853
879
1482
1696
1804
1863
2439
2842
2224
tụ điện tử
triệu cái
537
530
759
857
747
773
1968
1043
860
686
627
320
190
accuy
1000 kwh
561
32
71
123
223
309
316
318
409
339
379
lắp ráp ô tô
cái
688
729
561
947
1689
3051
4618
5416
6216
2469
3648
3880
2831
“Nguồn: Niên giám thống kê 2009”
PHỤ LỤC B
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG (ĐƠN VỊ: HA)
NĂM
CÂY HẰNG NĂM
CÂY LÂU NĂM
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Tổng diện tích cây CN lâu năm
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
Điều
Cây ăn quả
1999
27037
13230
102783
459
83855
2244
17824
6973
2000
26856
13342
107828
475
89813
249
1689
7087
2001
27234
13052
108441
491
92174
262
15113
7646
2002
26144
11463
110884
615
94585
786
13849
7844
2003
25506
11614
112116
574
98108
890
12208
9220
2004
25133
11248
113234
554
9897
884
12847
10143
2005
24722
10752
114678
547
100125
922
12753
10543
2006
23911
9581
116188
536
102574
985
1178
10845
2007
20975
7872
119254
432
106974
814
10791
8944
2008
16613
5102
121897
399
110528
664
10104
7826
2009
14324
4843
123147
324
112667
599
9384
7242
2010
12285
3923
13074
6
123411
535
6646
5848
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP
SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP (ĐƠN VỊ: TẤN )
Năm
Lúa
Lương thực
Cây chất bột có củ
Rau
Mía
Lạc
Thuốc lá
Mè
1997
68886
70676
98980
87802
179463
10263
299
47
1998
68221
70109
107732
92846
194856
10338
245
36
1999
70769
72865
120960
91984
186206
10288
218
47
2000
66629
68647
130768
93201
144605
8278
124
13
2001
66511
68630
132438
100811
154196
9283
163
12
2002
66964
69237
146123
103707
162325
8746
168
2
2003
67518
69694
150853
105461
164635
8342
170
2
2004
56967
68160
150377
93965
151697
7012
42
6
2005
59403
61249
127448
92581
68757
5859
23
13
2006
45883
47485
131564
92888
52588
4663
0
38
2007
43429
44698
127506
91888
64843
4190
0
61
2008
38964
40962
128588
88478
43110
3726
0
824
2009
37816
123996
86215
36585
30555
0
878
SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP (ĐƠN VỊ: TẤN )
1997
Cây CN lâu năm
Cây ăn quả
Thịt hơi xuất chuồng
Thủy sản KT nước ngọt
Thủy sản nuôi trồng
Khai thác gỗ sẽ
Giấy
Đũa tre xuất khẩu
1998
48320
12602
11875
195
221
17000
27195
2270811
1999
55958
14229
15629
198
225
27625
29547
2225330
2000
65505
15073
17630
202
229
34085
32503
2424628
2001
79303
21119
18807
211
232
14620
35333
2595210
2002
88469
28447
20220
219
248
46665
39309
2539467
2003
95590
30961
31516
230
274
176545
56576
1768363
2004
110771
34205
37445
292
955
168725
70634
1852331
2005
128678
34672
41519
408
1615
148240
98762
1038500
2006
139119
34896
41519
485
2583
80750
106083
1263472
2007
154359
32658
48291
516
3439
86700
109095
811113
2008
166209
34187
53445
534
4059
158100
135799
711699
2009
179936
20319
55062
344
4831
91800
165725
593179
2010
182152
21515
61227
295
5169
203150
180333
537491
PHỤ LỤC C
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
DÂN SỐ DỰ BÁO TỚI NĂM 2025
Năm
r
N*i+1
Ni +1/2
Dân số Ni+1
2010
0.011
2011
0.011
1637749
1628840
1637847
2012
0.011
1655864
1646855
1655963
2013
0.011
1674178
1665070
1674278
2014
0.011
1692695
1683487
1692797
2015
0.011
1711418
1702107
1711520
2016
0.011
1730347
1720933
1730450
2017
0.011
1749485
1739968
1749590
2018
0.011
1768835
1759213
1768941
2019
0.011
1788400
1778670
1788507
2020
0.011
1808180
1798343
1808288
2021
0.011
1828180
1818234
1828289
2022
0.011
1848400
1838345
1848511
2023
0.011
1868844
1858678
1868956
2024
0.011
1889515
1879235
1889628
2025
0.011
1910414
1900021
1910528
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC ĐẾN 2025
Năm
Dân số
HSPT(kg/người/ngày)
Khối lượng rác (tấn/năm)
2011
1637847
0.73
43640433.3
2012
1655963
0.73
44123134.1
2013
1674278
0.73
44611137.3
2014
1692797
0.73
45104576.1
2015
1711520
0.73
45603450.4
2016
1730450
0.76
48002683
2017
1749590
0.76
48533626.6
2018
1768941
0.76
49070423.3
2019
1788507
0.76
49613184.2
2020
1808288
0.76
50161909.1
2021
1828289
0.79
52718713.3
2022
1848511
0.79
53301814.7
2023
1868956
0.79
53891346.3
2024
1889628
0.79
54487423.4
2025
1910528
0.79
55090074.9
NÔNG NGHIỆP
Hệ số phát thải chất thải rắn nông nghiệp
Sản xuất
Đơn vị (U)
HSPT(kg/U)
Lúa gạo
tấn
800
Đường (mía)
tấn
300
Cà phê
tấn
3500
Ngũ cốc khác
tấn
700
Chăn nuôi trâu
Con/năm
4000
Chăn nuôi lợn
Con/năm
700
Chăn nuôi bò
Con/năm
4000
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),1993.)
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC NÔNG NGHIỆP ĐẾN 2025
SX
Lúa gạo
Đường (mía)
Cà phê
Ngũ cốc khác
Chăn nuôi trâu
Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi bò
Đơn vị
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
kg/tấn sản phẩm
HSPT
800
300
3500
700
4000
700
4000
2011
30336640
14349300
199150
3106460
27673200
4842810
126945200
2012
33256480
18961800
370300
4262720
32618400
5708220
125710400
2013
36176320
23574300
541450
5418980
37563600
6573630
124475600
2014
39096160
28186800
712600
6575240
42508800
7439040
123240800
2015
42016000
32799300
883750
7731500
47454000
8304450
122006000
2016
44935840
37411800
1054900
8887760
52399200
9169860
120771200
2017
47855680
42024300
1226050
10044020
57344400
10035270
119536400
2018
50775520
46636800
1397200
11200280
62289600
10900680
118301600
2019
53695360
136664800
358480
14121760
13446960
100287440
23413360
2020
56615200
148964800
397600
15443200
14436000
108115200
23166400
2021
59535040
161264800
436720
16764640
15425040
115942960
22919440
2022
62454880
173564800
475840
18086080
16414080
123770720
22672480
2023
65374720
185864800
514960
19407520
17403120
131598480
22425520
2024
68294560
198164800
554080
20728960
18392160
139426240
22178560
2025
71214400
210464800
593200
22050400
19381200
147254000
21931600
CÔNG NGHIỆP
Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp
Ngành
Đơn vị (U)
HSPT(kg/U)
Hóa chất
Tấn
200
May mặc
Tấn
33
Giấy
Tấn
50
Giày da
Tấn
130
Nhựa, cao su
Tấn
230
Dược phẩm
Tấn
186
Thực phẩm
Tấn
300
(Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới (WHO),1993)
DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG RÁC CÔNG NGHIỆP ĐẾN 2025
SX
Hóa chất
May mặc
Giấy
Giày da
Nhựa, cao su
Dược phẩm
Chế biến thực phẩm
2011
1565000
1997753
9938540
2866079
1652550
125653894
91359420
2012
1613000
2161274
10681180
2914831
1652550
125656977
98783340
2013
1661000
2324795
11423820
2963583
1652550
125660059
106207260
2014
1709000
2488316
12166460
3012335
1652550
125663141
113631180
2015
1757000
2651837
12909100
3061086
1652550
125666223
121055100
2016
1805000
2815358
13651740
3109838
1652550
125669306
128479020
2017
1853000
2978879
14394380
3158590
1652550
125672388
135902940
2018
1901000
3142400
15137020
3207342
1652550
125675470
143326860
2019
1949000
3305921
15879660
3256093
1652550
125678552
150750780
2020
1997000
3469442
16622300
3304845
1652550
125681635
158174700
2021
2045000
3632963
17364940
3353597
1652550
125684717
165598620
2022
2093000
3796484
18107580
3402349
1652550
125687799
173022540
2023
2141000
3960005
18850220
3451100
1652550
125690882
180446460
2024
2189000
4123526
19592860
3499852
1652550
125693964
187870380
2025
2237000
4287047
20335500
3548604
1652550
125697046
195294300
PHỤ LỤC D- CÂN ĐỐI NHU CẦU BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI
Tái chế 20%
Tái chế 50%
Tái chế 75%
Năm
CTR CN
CTR SH
∑ CTR
Diện tích BCL
CTR CN
CTR SH
∑ CTR
Diện tích BCL
CTR CN
CTR SH
∑ CTR
Diện tích BCL
2011
188026588.6
34912346.4
222938935
≥
50 ha
117516618
21820216.5
139336834.5
10-30 ha
58758309
10910108
69668417.25
10-30 ha
2012
194770522
35298507.2
230069029.2
≥
50 ha
121731576
22061567
143793143
10-30 ha
60865788
11030784
71896571.5
10-30 ha
2013
201514453.6
35688909.6
237203363.2
≥
50 ha
125946533.5
22305568.5
148252102
10-30 ha
62973267
11152784
74126051
10-30 ha
2014
208258385.8
36083660.8
244342046.6
≥
50 ha
130161491
22552288
152713779
10-30 ha
65080746
11276144
76356890
10-30 ha
2015
213596716.4
36482760
250079476.4
≥
50 ha
134376448
22801725
157178173
10-30 ha
67188224
11400863
78589086.5
10-30 ha
2016
220302250
38402146.4
258704396
≥50 ha
138591406
24001341.5
162592748
10-30 ha
69295703
12000671
81296373.8
10-30 ha
2017
227007781.2
38826901.6
265834682.8
≥
50 ha
142806364
24266813.5
167073177.5
10-30 ha
71403182
12133407
83536588.55
10-30 ha
2018
233713314
39256338.4
272969652.4
≥
50 ha
147021321
24535211.5
171556532.5
10-30 ha
73510661
12267606
85778266.25
10-30 ha
2019
240418844.8
39690547.2
280109392
≥
50 ha
151236278
24806592
176042870
10-30 ha
75618139
12403296
88021435
10-30 ha
2020
247124377.6
40129527.2
287253904.8
≥
50 ha
155451236
25080954.5
180532190.5
10-30 ha
77725618
12540477
90266095.25
10-30 ha
2021
253829910
42174970.4
296004880.4
≥50 ha
159666194
26359356.5
186025550.5
10-30 ha
79833097
13179678
93012775.25
10-30 ha
2022
260535441.4
42641452
303176893.4
≥
50 ha
163881151
26650907.5
190532058.5
10-30 ha
81940576
13325454
95266029.25
10-30 ha
2023
267240974
43113077
310354051
≥
50 ha
168096109
26945673
195041782
10-30 ha
84048054
13472837
97520891
10-30 ha
2024
273946506
43589938
317536444
≥
50 ha
172311066
27243712
199554778
10-30 ha
86155533
13621856
99777389
10-30 ha
2025
280652038
44072060
324724098
≥
50 ha
176526023.5
27545037.5
204071061
30-50 ha
88263012
13772519
102035530.5
10-30 ha
PHỤ LỤC E
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BD
Chính phủ
UBND Tỉnh
Xí nghiệp xử lý chất thải – C Ty Cấp thoát nước môi trường
Phòng thanh tra MT
Phòng quản lý CTR
CT môi trường và đô thị BD
Ban QL KCN Bình Dương
Cộng đồng dân cư
Các doanh nghiệp trong KCN
Cát Tiến
Chi cục Bảo vệ môi trường
Lảnh đạo Sở TN&MT
Các tổ chức tài trợ phi chính phủ
Lãnh đạo các địa phương liên quan
Các cơ quan
thông tinh
báo chí
Các sở ban ngành khác
Cảnh sát môi trường
Trường ĐH, Viện nghiên cứu
PHỤ LỤC F
THÀNH PHẦN CTRCN PHÁT SINH
STT
NGÀNH
CTRCN
Sản xuất hóa chất
Bao bì nhựa, thùng chứa không dính CTNH
Carton không dính CTNH
Ballet hư không dính CTNH
Sản xuất thuốc BVTV
Bao bì, thùng chứa không dính thuốc BVTV
Dược phẩm, hóa mỹ phẩm
Bao bì nhựa, thùng chứa, Carton, Ballet hư không dính CTNH
Vỏ chai, vỏ thuốc không đạt yêu cầu
Nguyên liệu thừa khi thay đổi dòng sản phẩm
Cơ khí tạo hình từ kim loại và các ngành vật liệu khác
Cơ khí, gia công cơ khí chính xác và tạo hình
Phôi kim loại thừa không dính dầu nhớt thải
Chính phẩm không đạt chất lượng
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Cao su, keo
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Chính phẩm không đạt chất lượng
Nhựa, bao bì nhựa
Phôi nhựa, màng nhựa không dính CTNH
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Vật liệu gốm sứ, thuỷ tinh
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Cặn men, phế phẩm thuỷ tinh, gốm sứ thải
Sản xuất sơn, vecneer và mực in
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Gỗ vụn dăm bào và một số dây kim loại, dây đai kiện hành
Giấy và in trên giấy
Bùn giấy sử dụng thu hồi cơ học
Vụn giấy, giấy carton thải
Dệt nhuộm và may mặc
Vải vụn, sợi dệt phế
Bao bì nhựa, giấy, lõi giấy, ống chỉ và Pallet không dính CTNH
Điện - điện tử
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Chính phẩm không đạt chất lượng
Các kim loại thải
Thực phẩm
Các sản phẩm, nguyên liệu không đạt chất lượng
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh học
Bao bì nhựa, giấy và Pallet hư không dính CTNH
Thuộc da và sản xuất, gia công giày
Vụn giày da thải
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính CTNH
Khuôn đúc kim loại thải
Phế phẩm thải
Pin – acqui
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính chì và các CTNH khác
Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN
Bùn thải của hệ thống xử lý nước thải sinh học
Các đơn vị thu gom, tái chế chất thải
Bao bì nhựa, giấy và Pallet không dính chì và các CTNH khác
“Nguồn: Báo cáo Điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý CTRCN & CTNH của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, 2009”
PHỤ LỤC G
HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC TẾ
Hình thức lưu trữ rác
Công nhân thu gom rác
Trạm trung chuyển Thuận Giao
xe chở rác
Thu gom rác tái chế - Thuận Giao
Khảo sát chụp hình ngày : 22/05/2011
KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG
Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt
Công nhân thu gom túi nylon
Túi ny lon được thu gom
Địa điểm tập kết túi nylon
Rác nylon được rửa sạch, băm ra và phơi khô
Công đoạn tái chế
Hạt nhựa thành phẩm
Xe ép rác