Khóa luận đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế gía trị gia tăng tại chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2008

TÓM TẮT Đề tài tập trung tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT tại cơ quan Chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. Ý nghĩa của đề tài là góp phần cung cấp thông tin giúp Chi cục thuế huyện Châu Thành rút ra được những mặt đạt, mặt chưa đạt trong công tác quản lý thuế GTGT tại chính cơ quan trong 3 năm vừa qua; nhận biết các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục và có kế hoạch trong công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quản lý thu của Chi cục trong thời gian tới. Ba phương pháp nghiên cứu của đề tài là: (1) phương pháp thu thập thông tin sơ cấp dựa trên các văn bản về luật thuế GTGT, các thông tin trên báo, tạp chí có liên quan, phỏng vấn cán bộ thuế tại Chi cục; (2) phương pháp thu thập thông tin thứ cấp căn cứ vào các báo cáo kết quả thu thuế của Chi cục và tài liệu thống kê kinh tế - xã hội của Phòng Thống Kê huyện; (3) phương pháp xử lý dữ liệu thông qua phân tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu qua từng năm, qua 3 năm. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên phân tích 4 vấn đề để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục. Vấn đề (1) Phân tích quy trình quản lý thu thuế GTGT, (2) Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT gồm tình hình thu thuế, tình hình thanh tra kiểm tra thuế, tình hình thanh tra kiểm tra hoàn thuế GTGT. Vấn đề (3) Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế gồm các yếu tố bên trong như: cơ cấu tổ chức – trình độ nhân sự, công tác quản lý thuế, tình hình kiểm tra nội bộ ngành, tình hình nợ đọng thuế, chính sách thuế GTGT; các tác động của yếu tố bên ngoài như: đặc điểm kinh tế - đời sống dân cư huyện Châu Thành, quy mô đặc điểm ngành nghề kinh doanh, sự hiểu biết – nhận thức và tâm lý hộ sản xuất kinh doanh. Vấn đề (4) xem xét các biện pháp Chi cục thuế đã triển khai thực hiện. Kết cấu đề tài gồm: 6 chương Chương 1: Tổng quan: nêu lên cơ sở hình thành, mục tiêu, phương pháp, đối tượng, phạm vi, ý nghĩa và mô hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày những cơ sở lý thuyết về thuế GTGT. Chương 3: Giới thiệu sơ lược về Chi cục thuế huyện Châu Thành: bao gồm đặc điểm kinh tế của huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế và quy trình quản lý thu thuế. Chương 4: Phân tích tình hình quản lý thu thuế GTGT: gồm tình hình thu thuế GTGT, tình hình thanh tra kiểm tra thuế, tình hình thanh tra kiểm tra hoàn thuế GTGT. Chương 5: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT: đánh giá tình hình thực thu thuế GTGT qua 3 năm, phân tích các yếu tố tác động và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục, xem xét các biện pháp Chi cục thuế đề ra. Chương 6: Kết luận và kiến nghị

pdf83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế gía trị gia tăng tại chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện nội quy - quy chế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, bảo vệ cán bộ, công chức bị đe dọa vu khống,..) + Xây dựng các khung xử phạt, tiêu chí khen thưởng. Khen thưởng, tuyên dương cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời phải liêm chính, nghiêm khắc trong xử lý cán bộ vi phạm, có biểu hiện tiêu cực, biến chất, yếu kém, chấn chỉnh kịp thời các sai trái. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 55 MSSV: DKN052110 Ö Đây là biện pháp quan trọng có xuất phát từ tình hình nội bộ của cơ quan thuế. Hơn nữa đây là biện pháp nên được duy trì và phát huy để xây dựng tính trong sạch, vững mạnh của Chi cục thuế nói riêng và ngành thuế nói chung. - Thứ ba: xác định công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế là công tác được thực hiện thường xuyên:. + Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến luật thuế, chính sách thuế cho Người nộp thuế, nhân dân thông suốt và tự giác thực hiện, nhất là những thông tin về luật thuế GTGT được sửa đổi năm 2008, có hiệu lực thi hành vào năm 2009. + Duy trì và luôn thực hiện tốt công tác tiếp dân. + Đẩy mạnh các phương tiện hỗ trợ công tác tuyên truyền: tăng số biển panô, áp phích,… + Tăng cường thực hiện đối thoại trực tiếp người nộp thuế, Doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính thuế để kịp thời giải đáp những vướng mắc về thủ tục hành chính thuế, luật thuế, lắng nghe ý kiến của dân trong đóng góp xây dựng luật thuế. Ö Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế là một công tác quan trọng, là cửa ngỏ, là cổng thông tin để người dân tiếp cận về thuế trước hết. Đây là biện pháp để nâng cao sự hiểu biết, nhận thức, hạn chế các vi phạm do thiếu kiến thức, thông tin trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người, đảm bảo kết quả thu thuế trong năm 2009 đạt hiệu quả cao. - Thứ tư: xác định đội ngũ cán bộ là lực lượng chủ chốt, quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Do đó các biện pháp Chi cục thuế đã triển khai là: + Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo kế hoạch hàng năm nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, kỹ năng nghiệp vụ quản lý chuyên sâu từng loại công chức thuế. + Tổ chức kiểm tra kiến thức công chức thuế, từ đó phát hiện cán bộ còn yếu kém để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm. + Tổ chức tập huấn cho cán bộ Uỷ nhiệm thu, tăng cường công tác hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ Uỷ nhiệm thu trong quá trình thực hiện công tác trên địa bàn phụ trách. + Từng bước tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ cho Cán bộ thuế và tham gia thi cán bộ thuế giỏi hàng năm do Cục Thuế tổ chức. Tiếp tục rà soát lại các công việc chuyên môn, quy trình quản lý thuế, thực hiện chương trình, kế hoạch và biện pháp cải cách thủ tục hành chính thuế tại Đội Tuyên truyền - hỗ trợ Người nộp thuế tại văn phòng Chi Cục Thuế và 6 Đội thuế liên xã. Ö Đây là công tác quan trọng và thiết thực để đảm bảo cho tiến trình quản lý thu thuế được thực hiện và nâng cao hiệu quả. Bằng chứng qua 3 năm trong công tác quản lý thu thuế đã thật sự bộc lộ những yếu kém nhất là trong vấn đề chuyên môn nghiệp vụ của một số bộ phận cơ quan thuế, Đội thuế liên xã; trình độ của lực lượng Ủy nhiệm thu,.. - Thứ năm: xác định ứng dụng và nâng cao công nghệ thông tin vào quản lý là nhiệm vụ quan trọng để cải cách hành chính thuế tại Chi cục thuế huyện Châu Thành nói riêng và ngành thuế nói chung: + Đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học. Tin học phải được áp dụng hầu hết các khâu quản lý thuế và quản lý đối tượng nộp thuế. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 56 MSSV: DKN052110 + Tiếp tục triển khai kết nối mạng tin học giữa thuế, kho bạc, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan khác phục vụ cho công tác quản lý thuế, hoàn thiện quy trình thu thuế qua kho bạc nhà nước. + Thực hiện bổ sung đầy đủ trang thiết bị tin học (Máy vi tính) tại các Đội thuế liên xã để đảm bảo phục vụ công tác báo cáo, thống kê đầy đủ kịp thời. Ö Đây là công tác quan trọng để cải cách hành chính hiện đại trong quản lý thuế. Hiện nay Chi cục thuế chỉ thực hiện được nối mạng với các cơ quan ban ngành như Cục thuế, Kho bạc nhà nước, một số tổ chức cá nhân, Doanh nghiệp lớn và chỉ thực hiện chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. Do đó để ứng dụng và nâng cao công nghệ tin học thì đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cơ quan khác, và đó là nhiệm vụ chung của cả cơ quan thuế, ngành thuế và các cơ quan chức năng khác. - Thứ sáu: xác định việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác là quan trọng: + Đây là biện pháp để làm tốt công tác phối hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu hộ được cấp mã số thuế với số hộ đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, kịp thời phát hiện và đưa vào quản lý thu thuế đối với các hộ mới phát sinh, mới ra đăng ký kinh doanh, còn sót. + Thực hiện quy chế phối hợp: định kỳ hàng quý giữa hai ngành tổ chức họp một lần, nhằm đánh giá tình hình thực hiện quy chế, công tác quản lý thu chi, công tác quản lý đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế để tham mưu tốt cho thường trực UBND huyện trong việc điều hành công tác thu, chi ngân sách và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế huyện, qua đó nâng cao đời sống xã hội cho người dân... trên cơ sở đó, tăng nhanh nguồn thu một cách vững chắc. + Thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan Thuế với các ngành Công an, Tòa án, Kho bạc, Phòng Tài chánh - kế hoạch, Mặt trận tổ quốc và các ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền chánh sách pháp luật thuế, đăng ký thuế, tình hình chấp hành nộp thuế trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về thuế đúng luật Quản lý thuế, pháp luật quy định. Ö Qua kết quả tình hình thu thuế GTGT qua 3 năm trong đó 2 năm liên tiếp 2007 và 2008 kết quả thực thu không đạt chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân chính là do số hộ kinh doanh ấn định giảm mạnh so với mức tăng hộ sổ sách kế toán; mặt khác nợ đọng thuế GTGT năm 2008 tăng cao (984 triệu đồng) gấp 5 lần so với năm 2007 (185 triệu đồng). Chính vì thế, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là Phòng Tài chính – Kế hoạch, ngành công an, và Tòa án,…là công tác quan trọng để có biện pháp quản lý hộ, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện các biện pháp thu nợ được hiệu quả hơn. - Thứ bảy: kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao cải cách thủ tục hành chính: + Thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ, luân phiên công việc, tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức theo hướng phân công, bố trí cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực công tác theo quy định của Tổng Cục Thuế. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 57 MSSV: DKN052110 + Thực hiện công tác chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thường xuyên, liên tục. + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cơ chế “1 cửa” để phục vụ nhân dân. + Không ngừng cải tiến và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng, phấn đấu năm 2008 và các năm sau đơn vị được duy trì giấy chứng nhận ISO 9001: 2000. + Tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thi đua khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân chấp hành thực hiện tốt luật thuế Nhà nước; Đồng thời thông tin trước công luận (báo Ấp Bắc) các tổ chức, cá nhân đã xác định rõ hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế và chây ì (Nợ thuế) trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Ö Đây là một biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, xây dựng hệ thống thuế trong sạch, vững mạnh và năng động hơn. Ngoài ra, Chi cục thuế cũng xác định nợ thuế là một vấn đề quan trọng. Đôn đốc nhắc nhở, yêu cầu Người nộp thuế nộp số thuế chênh lệch còn phải nộp thêm vào NSNN kịp thời là biện pháp để giảm nợ tồn đọng. Đối với Người nộp thuế có số thuế nợ lơn, nhiều tháng phải giải quyết nhanh, hoàn chỉnh hồ sơ để lập thủ tục chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật để thực hiện cưỡng chế thu nợ. Tóm lại, qua tình hình thực tế quản lý thu thuế GTGT qua 3 năm, nhìn chung Chi cục thuế huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang đã tích cực nổ lực phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Trong công tác quản lý đã đạt những kết quả thiết thực nhưng cũng còn bộc lộ một số yếu kém. Tuy nhiên Chi cục thuế đã sớm đưa ra các biện pháp để khắc phục trong thời gian qua; đề ra các biện pháp, xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai cho năm tới khá phù hợp và sát với thực tế. Dựa trên tình hình thực tế quản lý thu thuế GTGT, phân tích các yếu tố có thể tác động đến công tác quản lý thuế tại Chi cục, cùng với nhận xét các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, tôi xin đưa ra kết luận và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế trong giai đoạn tới như sau. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 58 MSSV: DKN052110 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang” dựa trên phân tích 4 vấn đề: (1) Quy trình quản lý thu thuế GTGT, (2) Phân tích tình hình quản lý thu thuế GTGT, (3) Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục, (4) Xem xét các biện pháp Chi cục thuế đã triển khai thực hiện. Dựa trên 4 vấn đề phân tích, xem xét từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục. Đây cũng là mục tiêu của đề tài. Ý nghĩa của đề tài là góp phần cung cấp thông tin giúp Chi cục thuế huyện Châu Thành rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế GTGT tại cơ quan mình trong 3 năm vừa qua; nhận biết các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm, đề ra các biện pháp khắc phục và có kế hoạch trong công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn quản lý thu của Chi cục trong thời gian tới. Qua phân tích quy trình quản lý thu thuế, kết quả tình hình thu thuế GTGT và công tác quản lý tại Chi cục, dựa trên phân tích các yếu tố tác động và xem xét các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, tôi xin có kết luận dựa trên 4 vấn đề nghiên cứu như sau: 6.1.1. Về quy trình quản lý thu thuế Nhìn chung quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể và quy trình nhận, kiểm tra tờ khai thuế đối với doanh nghiệp đã thực sự phát huy những mặt tích cực đảm bảo cho công tác quản lý thu thuế được thực hiện và theo một trình tự, một cách khoa học. Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể khá chặt chẽ, giúp cho các Đội thuế liên xã thực hiện tốt công tác quản lý và thu thuế các hộ cá thể kinh doanh tại địa bàn xã quản lý góp vào Ngân sách nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, quy trình nhận và kiểm tra tờ khai thuế đã góp phần giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp của cơ quan thuế được đơn giản hơn, giảm gánh nặng so với trước đây. Tuy nhiên, cả hai quy trình cũng có một số hạn chế. Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải qua nhiều trung gian, trong đó hai trung gian chính là lực lượng Ủy nhiệm thu và Đội thuế liên xã. Do đó những bất cập về cơ sở vật chất (máy vi tính), những yếu kém về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề của hai bộ phận này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc chung của cơ quan thuế, kết quả nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Thật vậy, qua đánh giá công tác thực hiện thu thuế trong 3 năm qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém của phần nhỏ lực lượng Ủy nhiệm thu và một số cán bộ đội thuế liên xã. Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ (kê khai) thì công tác quản lý đơn giản hơn nhưng đặt nặng về công tác kiểm tra. Do đó tần suất kiểm tra, khả năng kiểm tra bao nhiêu hộ, trình độ chuyên môn, sự nhạy bén trong kiểm tra, đạo đức nghề của đội ngũ kiểm tra và việc chọn hộ đại diện, khi có dấu hiệu bất thường mới kiểm tra cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả nguồn thu nộp vào Ngân sách nhà nước vì không thể kiểm tra hết tất cả các đối tượng nộp thuế nên việc thất thoát nguồn thu vẫn “ngầm” xảy ra. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 59 MSSV: DKN052110 Sự phối hợp của các bộ phận, các Đội trong việc quản lý kiểm tra và thu thuế là rất cần thiết. Nhưng cần có sự quan tâm, chú trọng đặc biệt chủ yếu vào những bộ phận then chốt, công tác chính để có biện pháp nâng cao, bồi dưỡng và quản lý tốt. Chẳng hạn đối với quy trình quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể, Chi cục cần quan tâm đến hai bộ phận chính là Đội thuế liên xã và lực lượng Ủy nhiệm thu. Đối với Doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý trực tiếp tại Chi cục thì cần có sự phối hợp giữa các Đội liên quan, trong đó chú trọng quan tâm công tác kiểm tra của Đội Kiểm tra thuế như: nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về kiểm tra thuế để tăng tính nhạy bén, linh hoạt trong công tác kiểm tra của Đội. Đội Kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra về công tác kiểm tra của Đội Kiểm tra thuế theo chỉ đạo của Chi cục trưởng góp phần xây dựng tính trong sạch, vững mạnh trong cơ quan thuế. 6.1.2. Về kết quả thu thuế GTGT qua 3 năm Kết quả tình hình thu thuế GTGT trong 3 năm qua tại Chi cục thuế như sau: + Năm 2006, Chi cục thuế đã phấn đấu vượt mức chỉ tiêu với tổng số thuế GTGT thực thu trong năm 2006 là 10.265 triệu đồng, hơn 623 triệu đồng so với kế hoạch được giao, tương đương đạt 106,46 % so với chỉ tiêu năm. + Năm 2007, với chỉ tiêu 11.852 triệu đồng nhưng kết quả thực thu là 11.031 triệu đồng thấp hơn so với chỉ tiêu 821 triệu đồng, tương ứng chỉ đạt 93,07% so với kế hoạch, chứng tỏ Chi cục thuế đã chưa hoàn thành chỉ tiêu do Cục thuế Tỉnh đặt ra. + Năm 2008, Số thực thu thuế GTGT năm 2008 là 11.391 trong khi chỉ tiêu của Cục thuế Tỉnh giao là 13.401 triệu đồng, chênh lệch hơn 2.000 triệu đồng. Như vậy số thu thuế GTGT của Chi cục thuế huyện chỉ đạt 85% so với chỉ tiêu, không hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên nhìn chung trong 3 năm qua, từ năm 2006 đến 2008, kết quả nguồn thuế GTGT thực thu vẫn tăng trưởng hàng năm tuy mức tăng không nhiều nhưng điều này cũng phản ánh Chi Cục Thuế huyện Châu Thành đã cố gắng nổ lực phấn đấu trong công tác quản lý nguồn thu thuế tại địa phương. 6.1.3. Về các yếu tố tác động Kết quả tình hình thực thu thuế GTGT qua 3 năm cho thấy 2 khía cạnh: (1) có tăng trưởng qua các năm; (2) chưa đạt kế hoạch đề ra. Do đó lý giải cho 2 khía cạnh này thông qua kết quả thực tế và luận giải do các yếu tố tác động sau: ™ Khía cạnh (1): số thực thu thuế GTGT tăng qua các năm do những tác động tích cực của hai yếu tố chính là: yếu tố kinh tế - đời sống dân cư và những mặt đạt được trong công tác quản lý thu thuế. + Yếu tố kinh tế - đời sống dân cư: Kinh tế huyện luôn đạt tốc độ tăng trưởng qua các năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa khi nâng mức tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực kinh tế đều tăng qua các năm; tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương đều tăng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra đã tạo điều kiện cho nguồn thu đóng góp vào ngân sách nhà nước được tăng lên. Mạng lưới chợ phân bố gần như đều khắp trên địa bàn huyện (20 chợ lớn nhỏ/24xã và Thị Trấn), đặc biệt tập trung ở các chợ đầu mối thuận tiện giao thông thủy Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 60 MSSV: DKN052110 bộ và gắn với các tụ điểm dân cư như: chợ Tân Hiệp, chợ Long Định, chợ Vĩnh Kim, chợ Bình Đức; 4 chợ này đều nằm trong 3 vùng kinh tế phát triển hình thái đô thị và các dự án khu công nghiệp phát triển đã góp phần bổ sung vào ngân sách huyện khá lớn khi 4 chợ này chiếm 42% hộ kinh doanh và hơn 53% doanh thu của huyện. + Những mặt đạt được trong công tác quản lý thu thuế: Phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, hạn chế, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn. Thủ tục và quy trình được thông báo công khai, minh bạch ở các Đội thuế liên xã và tại phòng tiếp dân của Đội Tuyên truyền – hỗ trợ Người nộp thuế của Chi Cục Thuế huyện Châu Thành. Việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân được thực hiện một cách khoa học, theo đúng trình tự và được thống kê, theo dõi một cách chặt chẽ hơn. Kiểm soát được thái độ ứng xử, giao tiếp với công dân của cán bộ, công chức có liên quan đến hệ thống thuế, góp phần hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hành sách nhiễu, gây phiền hà nhân dân và xảy ra tiêu cực. Tiếp nhận được ý kiến phản hồi của công dân trong quá trình giải quyết hồ sơ, qua đó có biện pháp, thái độ chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Công tác kiểm tra thuế được thực hiện thường xuyên theo định kỳ và đột xuất nhằm ngăn chặn khai man trốn lậu thuế, chống thất thu Ngân sách Nhà nước. Việc tổ chức thành lập một tổ chuyên trách phân công cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn sâu với tác phong, đạo đức tốt tham gia trực tổ một cửa để tiếp thu ý kiến, giải thích và hướng dẫn các đối tượng nộp thuế, nhân dân hiểu rõ đã góp phần cùng thực hiện tốt các luật thuế, chính sách thuế. Thực hiện cải cách thủ tục hành chánh cơ chế một cửa đồng thời áp dụng HT QLCL TCVN ISO 9001 : 2000 được công khai thủ tục hành chánh thuế minh bạch, rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, nhân dân, cán bộ thuế trong việc thực thi luật thuế, chính sách thuế ngày càng tốt hơn. Sự quan tâm thực hiện tốt công tác đối thoại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong quan hệ với cơ quan thuế về kê khai thuế, báo cáo hoá đơn,…từ đó giúp công tác quản lý thu thuế cũng được thuận lợi. ™ Khía cạnh (2): Số thực thu thuế GTGT không đạt kế hoạch: do những tác động tiêu cực của hai yếu tố chính là yếu tố kinh tế - đời sống dân cư và những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thuế tại Chi cục. + Yếu tố kinh tế - đời sống dân cư Quy mô nhỏ lẻ, phân tán; tình hình lạm phát, lãi suất tăng cao; cơ cấu một số khu vực kinh tế giảm (đặc biệt là khối thương mại – dịch vụ năm 2008 không đạt kế hoạch và giảm tỷ trọng so với năm 2007), cùng với chính sách quy hoạch các khu công nghiệp đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến nguồn thu không đạt kế hoạch. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 61 MSSV: DKN052110 + Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý thuế - Công tác tuyên truyền các luật thuế, chính sách thuế chưa duy trì thường xuyên, một số cán bộ tại đội thuế liên xã còn yếu về chuyên môn nên việc thực hiện công tác quản lý thu còn hạn chế nhất là công tác tuyên truyền vận động. - Công tác thực hiện đề án Ủy nhiệm thu hàng năm thay đổi cán bộ Ủy nhiệm thu mới do đó còn bở ngỡ, việc quy định tuyển cán bộ Ủy nhiệm thu chưa có quy định tiêu chí: Trình độ phổ thông, tuổi tác, … cho các xã do đó thực tế trình độ cán bộ Ủy nhiệm thu chưa đồng đều, một số cán bộ được Ủy nhiệm thu chưa thực hiện tốt công tác này. - Trong công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh vẫn còn chênh lệch lớn hộ giữa số hộ được cấp Giấy phép ĐKKD và số hộ lập bộ thuế là do: Các hộ xin giấy phép ĐKKD không hoạt động, hoặc để vay tiền ngân hàng nhưng thực tế không kinh doanh; hộ ngưng nghĩ kinh doanh không hoàn trả giấy phép ĐKKD theo quy định. Công tác thất thu thuế còn xảy ra ở các lĩnh vực: hộ nhỏ lẻ mới ra kinh doanh không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế chưa được kiểm tra xử lý để đưa vào quản lý kịp thời; việc quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh xe, ghe tư nhân, xây dựng cơ bản, các hộ kinh doanh buôn chuyến chưa có biện pháp hữu hiệu….. - Việc xử lý các trường hợp cố tình vi phạm luật thuế như: vi phạm chế độ ngưng nghỉ, hộ nợ thuế GTGT, .... chưa triệt để. - Sự phối hợp các ban ngành có liên quan ở một số trường hợp chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ và chặt chẽ. - Công tác vận động thu thuế chưa đồng bộ, còn một số cán bộ thuế quản lý xã chưa làm tham mưu tốt cho Đảng ủy, UBND, Hội đồng tư vấn thuế xã trong việc tuyên truyền, vận động thu và giải quyết xử lý nợ thuế, hộ dây dưa, kỳ kèo chưa dứt điểm nên kết quả thu đạt còn thấp, số nợ thuế còn nhiều. - Một số cán bộ thuế chưa có kỹ năng, chuyên sâu, chuyên nghiệp, khả năng ứng dụng các tiến bộ công nghệ tin học vào quản lý thuế chưa phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chánh thuế. - Ứng dụng công nghệ tin học trong việc quản lý thuế còn ở mức thấp, mới tập trung chủ yếu vào công việc quản lý về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, quản lý biên lai ấn chỉ. Đại bộ phận công việc quản lý thuế vẫn là thủ công, năng suất, hiệu quả quản lý thuế còn thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý thuế của cơ quan thuế. 6.1.4. Về các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra: Nhìn chung Chi cục thuế đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các biện pháp cần triển khai thực hiện cho năm tới đều hợp lý và sát với tình hình thực tế. Các biện pháp đó là: + Tăng cường công tác kiểm tra thuế, nội bộ ngành. + Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. + Ứng dụng và nâng cao công nghệ thông tin, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. + Kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao cải cách thủ tục hành chính và tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, các ngành liên quan,…. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 62 MSSV: DKN052110 6.2. Kiến nghị Thông qua kết quả tình hình thu thuế GTGT, công tác quản lý tại Chi cục thuế và dựa trên phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Châu Thành trong 3 năm qua, tôi xin nêu lên một số kiến nghị bổ sung cho các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra như sau: 6.2.1. Đối với cơ quan thuế ™ Biện pháp quản lý hộ: xuất phát từ tình hình một số hộ xin ngưng kinh doanh nhưng vẫn lén lút hoạt động, một số hộ mới ra kinh doanh nhưng không khai báo, hộ thời vụ chưa đưa vào diện quản lý kịp thời. Do đó cụ thể của biện pháp là: Tăng cường chống sót hộ, khai thác nguồn thu thông qua công tác kiểm tra môn bài trên địa bàn huyện, kể cả hộ kinh doanh ngoài giờ, đảm bảo tất cả hộ kinh doanh phải được quản lý thuế, kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, Ban quản lý thị trường, UBND quản lý thuế các hộ xây dựng nhà tư nhân, hộ kinh doanh thời vụ...đảm bảo về hộ, về số thu trong công tác lập bộ thuế. Kết hợp với UBND xã cũng là bộ phận Ủy nhiệm thu liên đới chịu trách nhiệm quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn xã của mình. Chi cục thuế có thể đối chiếu giữa hộ nằm trong diện quản lý của Chi cục thuế so với hộ thông kê được ở Phòng Thống Kê huyện ở 3 khu vực ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và thương mại – dịch vụ) để phát hiện xem có mức chênh lệch lớn giữa hộ quản lý với hộ thực tế kinh doanh bên ngoài hay không. Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu tốt cho Chi cục thuế xu hướng tăng hay giảm hộ kinh doanh trong năm tới do kế hoạch đầu tư công trình, dự án ở huyện. Điều này giúp cho Chi cục thuế phối hợp cùng các cơ quan chức năng, các cấp ban ngành, nhất là trong vấn đề đưa ra mức kế hoạch thu thuế hợp với khả năng dự đoán hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, báo cáo tiến độ thu, phân tích đánh giá kết quả thu trên từng lĩnh vực, từng sắc thuế; làm rõ các khoản thu còn thất thoát, các nguồn thu còn tiềm năng. Tổ chức kiểm tra toàn diện một số xã qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ, doanh thu tính thuế để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý trong thời gian tới. ™ Biện pháp quản lý doanh số: xuất phát từ sự biến động về doanh thu, về quy mô kinh doanh của hộ ấn định thuế, một số vi phạm trong kê khai hóa đơn (điều chỉnh chênh lệch giá bán ghi trên hóa đơn so với thực tế,… Kiểm tra doanh số là một biện pháp để chống trốn thuế và gian lận thuế, tránh thất thu thuế. Một trong những biện pháp để kiểm tra doanh số hiệu quả là phải thường xuyên theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở để phân loại đúng hộ kinh doanh. Chi cục thuế nên phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm soát, nắm vững số hộ thực tế kinh doanh trên địa bàn, quy mô kinh doanh của hộ, xác định rõ nội dung kinh doanh, phương thức kinh doanh, đưa các hộ đang kinh doanh vào quản lý, đăng ký và chứng nhận đăng ký thuế, phát hiện kịp thời các hộ mới ra kinh doanh để đôn đốc hộ đăng ký thuế mở mã số thuế. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 63 MSSV: DKN052110 Dựa vào quy mô và ngành nghề kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh, áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo hướng chuyển đổi các hộ sang nộp thuế theo kê khai, hạn chế diện hộ nộp thuế khoán, điều chỉnh kịp thời doanh thu khoán của hộ sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Đối với hộ kê khai thuế tăng cường kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, xử lý kịp thời các vi phạm. Đối với hộ ấn định thuế kịp thời điều chỉnh khi có biến động về quy mô, doanh thu đặc biệt là ngành ăn uống, thương mại, dịch vụ. Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác thanh tra, điều tra, kiên quyết xử lý vi phạm về thuế của hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế như: các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, đặc biệt là tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ của hộ kinh doanh theo đúng quy định. ™ Biện pháp quản lý nợ đọng thuế: xuất phát từ tình hình nợ đọng thuế tăng qua các năm. Nợ đọng thuế là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý của cơ quan thuế. Nếu cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, giám sát được chặt chẽ các khoản nợ và thực hiện được các biện pháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế cũng sẽ được giảm thiểu. Do đó các biện pháp có thể thực hiện là: Tổ chức theo dõi quản lý nợ đúng quy trình, rà soát tổng hợp đầy đủ, chính xác các khoản nợ thuế của từng tổ chức, cá nhân. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi đầy đủ, kịp thời số thuế nợ đọng có khả năng thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế, khắc phục ngay tình trạng để nợ đọng thuế kéo dài, chậm được xử lý. Trong đó chú trọng tới các khoản nợ lớn; các khoản thu do xã, thị trấn thực hiện. Kiên quyết xử phạt, cưỡng chế thi hành truy thu thuế các khoản nợ đọng thuế. Nghiêm khắc xử lý cán bộ thuế buông lỏng quản lý để tình trạng nợ đọng thuế kéo dài. Lý giải nguyên nhân số nợ thuế, phân loại chính xác từng khoản nợ đọng thuế của từng đối tượng nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp: + Thứ nhất, người nợ thuế có năng lực trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế nên tiếp tục đôn đốc nhắc nhở, nếu không thực hiện thì phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế: ngừng bán hoá đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh, ra lệnh trích khoản tiền gửi tại ngân hàng để nộp vào ngân sách, đến mức cao hơn thì tịch biên tài sản bán đấu giá để thu nộp cho NSNN. + Thứ hai, đối với khoản nợ do Doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thiên tai, dịch họa, không đủ khả năng nộp kịp thời, cơ quan thuế nên xem xét gia hạn nợ. + Thứ ba, với các khoản nợ mà đối tượng nộp thuế chưa đồng tình với mức phải nộp, thì cơ quan thuế nên xem xét để giải quyết khiếu nại, sau đó tổ chức đôn đốc thu vào cho NSNN. Nên đặt công tác quản lý nợ thuế là một nhiệm vụ quan trọng vì quản lý nợ thuế tốt đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cần xác định rõ công tác tổ Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 64 MSSV: DKN052110 chức thu nợ thuế không chỉ riêng trách nhiệm của Đội Quản lý và cưỡng chế nợ thuế và còn là trách nhiệm của toàn cơ quan, nội bộ ngành thuế. Bên cạnh đó, cần tham mưu với UBND, Hội đồng tư vấn huyện, xã để có biện pháp hỗ trợ, đôn đốc thu theo quy định. Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trong việc xử lý, thu hồi nợ, gắn trách nhiệm cá nhân với việc khen thưởng, kỷ luật nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác làm trong sạch nợ. ™ Biện pháp quản lý hóa đơn, chứng từ: xuất phát từ tình hình vi phạm trong kê khai, mua bán, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Kinh tế theo cơ chế thị trường thì việc phải sử dụng hóa đơn chứng từ ngày càng nhiều. Tuy nhiên nhiều Doanh nghiệp lợi dụng các hóa đơn chứng từ để trục lợi cho mình, chiếm đoạt một khoản lớn nguồn thu ngân sách của nhà nước. Có nhiều hình thức vi phạm về hóa đơn chứng từ như: mua, sử dụng hoá đơn giả; mua hoá đơn thật của đơn vị khác để sử dụng; cố tình viết sai các yếu tố của hoá đơn, đặc biệt là ghi sai giá để trốn lậu thuế, sử dụng hoá đơn tự in không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền,….Do đó, các hành vi vi phạm về hóa đơn, chứng từ không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thông qua thuế mà còn tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kiểm tra, hóa đơn, chứng từ là một công tác quan trọng để quản lý thuế. Cần có một số biện pháp như sau: Kiểm tra đối chiếu hoá đơn đầu vào, hoá đơn đầu ra của từng tổ chức, cá nhân kê khai nộp thuế giá trị gia tăng dựa trên con dấu chứng thực của từng tổ chức, cá nhân mua bán, sử dụng. Kiểm tra ngành nghề hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp để xác thực hàng hóa, nội dung mua bán, sử dụng hóa đơn. Tổ chức thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn luật kèm theo; hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị. Thực hiện thông báo rộng rãi công khai mã số thuế, cách ghi mã số thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên từng địa bàn, giúp cho các tổ chức, cá nhân có thể tự kiểm tra, kiểm soát đối tác kinh doanh, góp phần chống tình trạng sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn không hợp pháp trong mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Phối hợp với UBND xã, thị trấn và Ban Quản lý thị trường ở từng địa phương cùng với các cấp ban ngành chức năng để phòng chống mua, bán sử dụng hoá đơn giả để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, vận động, truy quét đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng in ấn, mua, bán và sử dụng hoá đơn giả trong lưu thông hàng hoá, thanh quyết toán tài chính ở địa phương, đồng thời xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm theo quy định của Pháp luật. Xuất phát từ kết quả thu thuế GTGT 3 năm qua và nguyên nhân của những vi phạm thì đây là 4 biện pháp chính Chi cục thuế nên áp dụng để chống thất thu thuế, đảm bảo nguồn thu thuế. Đây là 4 biện pháp đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đồng bộ của các biện pháp khác. Đó là những biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, là những nền tảng để thực hiện mục đích cuối cùng là chống thất thu thuế và đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong các biện pháp Chi cục thuế đã đề ra, tôi xin đóng góp ý kiến bổ sung như sau: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 65 MSSV: DKN052110 ™ Đối với công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: + Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị chuyên ngành phục vụ công tác tuyên truyền (điện thoại bàn, máy in, máy fax, máy chiếu, ….). + Bổ sung mới nội dung kho dữ liệu (luật thuế, chính sách thuế, văn bản, thông tư,…). + Xây dựng hệ thống trả lời điện thoại tự động. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế nên thực hiện đồng hành bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đã làm trước đây như: qua báo Tạp chí thuế nhà nước, truyền hình, phát thanh định kỳ phát sóng hàng tuần, qua internet, áp phích,…Nhưng cần sáng tạo hơn, chẳng hạn: Nếu như qua kênh phát thanh, truyền hình có thể cụ thể hóa về những nội dung, những quy định của luật thuế thành những tình huống bằng những đoạn kịch, tiểu phẩm và phát sóng định kỳ hàng tuần để người chơi cùng tham gia game show có thưởng vừa là cách hướng luật thuế tới mọi người một cách dễ hiểu và năng động hơn so với việc tuyên truyền, giải thích “khô” bằng lời. Tuy nhiên điều này cần có sự phối hợp của Cục thuế Tỉnh, Đài phát thanh truyền hình và các cấp ban ngành chức năng có liên quan. Học sinh là những người chủ tương lai của đất nước, do đó việc kết hợp với nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo phổ biến những kiến thức căn bản về thuế cho các em, giúp các em hiểu rằng nộp thuế là yêu nước, là để xây dựng quê hương giàu đẹp. Điều này giúp các em thấy ý nghĩa lớn lao của công tác thuế và sẽ trở thành những công dân gương mẫu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế sau này. Qua đó, các em sẽ là những thành viên tích cực với ngành thuế trực tiếp tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, làng xóm, bạn bè làm tốt công tác nộp thuế. Ö Tuyên truyền là sự thông báo, thông tin và hướng người ta vào việc tốt, việc có ít, có lợi. Do đó việc tuyên truyền thuế là phải thông tin cho mọi người biết về những chính sách mới, luật mới về thuế,…Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ tiền thuế là của dân, do dân đóng góp và được sử dụng vì lợi ích của nhân dân. Nộp thuế là lợi ích Nhà nước và chính là lợi ích của cộng đồng. Mọi tổ chức cá nhân hiểu rõ được nội dung cơ bản của các chính sách thuế. Trên cơ sở đó, tạo sự đồng tình cao với chính sách thuế của Nhà nước, sẵn sàng và tự nguyện cung cấp thông tin và kết hợp với cơ quan thuế để thu thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm về thuế, vận động mọi người thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước. Hỗ trợ phải mang tính hướng dẫn, giải thích, phục vụ các vướng mắc của người dân cũng như tiếp thu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân dân trong vấn đề về thuế. Do đó công tác tuyên truyền và hỗ trợ phải đảm bảo người dân hiểu rõ, nhận thức và phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế. ™ Cải tiến và nâng cao chính sách thuế GTGT Chính sách thuế là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự tuân thủ thuế của DN. Một chính sách thuế ổn định, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và công bằng cùng với các sắc thuế không chồng chéo, mâu thuẫn và có thể dự đoán là nền tảng để có một quá trình quản lý thuế hiệu quả, là cốt lõi của một hệ thống thuế tốt. Do đó việc cải tiến và nâng cao chính sách thuế GTGT nên thực hiện là: Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 66 MSSV: DKN052110 Giảm bớt số lượng nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân định rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu về việc mức thuế suất áp dụng cho từng nhóm đối tượng chịu thuế GTGT để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ. Hoàn thiện phương pháp tính thuế, xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT để thực hiện một phương pháp tính thuế khấu trừ. Tất cả các quy trình, các thủ tục, các quy định về kê khai, khấu trừ, hoàn thuế phải được cụ thể hóa đầy đủ và chặt chẽ hơn. Chẳng hạn: Qui định đối với hàng hóa dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng/lần trở lên phải thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT. Đây là một biện pháp để hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách. Ngoài ra, có một số kiến nghị như sau: - Chi cục thuế nên đề nghị Cục thuế tỉnh Tiền Giang đưa ra chỉ tiêu riêng về kế hoạch thu thuế GTGT và kế hoạch thu thuế TNDN để Chi cục thuế có thể phản ánh, đánh giá cho từng loại nguồn thu được tốt hơn, thiết thực hơn. - Thành lập Đội Tin học tách riêng từ Đội kê khai – Kế toán thuế và Tin học để chuyên biệt về trách nhiệm, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong thời gian tới. - Trang bị máy in cho Đội thuế liên xã. - Khuyến khích nghỉ hưu non đối với những cán bộ lớn tuổi, làm việc không hiệu quả. Đối với những cán bộ muốn học tập bổ sung kiến thức nhằm phục vụ cho ngành, cần kiểm tra trình độ, năng lực làm việc trước khi cho đào tạo. - Xây dựng cơ chế khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần, thiết thực cho cán bộ quản lý làm tốt công việc và nhân viên Ủy nhiệm thu hoàn thành tốt công tác thu. - Cán bộ quản lý phải biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ nhân viên Ủy nhiệm thu để giúp họ giải quyết những vướng mắc nhằm thực hiện tốt công tác thu nộp. - Cán bộ Ủy nhiệm thu phải nâng cao tin thần trách nhiệm, thường xuyên báo cáo công tác thực hiện với cán bộ quản lý vào cuối mỗi ngày hoặc đầu ngày hôm sau, để cán bộ quản lý kịp thời đưa số hộ phát sinh vào sổ bộ và ngăn chặn kịp thời tình trạng cán bộ Uỷ nhiệm thu chiếm dụng tiền thuế. - Ủy nhiệm thu cho các ngân hàng quản lý thu đối với các hóa đơn chứng từ trên 20 triệu đồng. - Thông tin nối mạng với nhau trong ngành thuế về hoá đơn đã sử dụng của cơ sở kinh doanh. Như vậy sẽ không cần đến việc phải xác minh hoá đơn không hợp pháp, gian lận, trốn thuế. Nối mạng trực thuộc với Đội thuế liên xã để dễ xem xét quản lý, tra cứu số nợ còn đọng, thực hiện tự quản tại địa phương. - Nắm sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có các biện pháp chủ động đánh giá các nguồn thu tăng, giảm trên địa bàn, nhất là các khoản thu trọng điểm, từ đó Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 67 MSSV: DKN052110 góp phần giúp Chi cục thuế xác định được nhiệm vụ, mục tiêu để chỉ đạo, đôn đốc thu và là cơ sở đưa ra chỉ tiêu cho kế hoạch thu thuế trong năm tới. 6.2.2. Đối với hộ sản xuất kinh doanh, người dân Để hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục thuế ngày càng được nâng cao thì cần có sự phối hợp của cơ quan thuế và người sản xuất kinh doanh. Tuy một trong những tính chất của thuế là tính cưỡng chế nhưng sự cưỡng chế này nằm ở khâu tăng cường thanh tra, kiểm tra và quy định các hình thức, mức xử phạt. Do đó hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT chỉ mang tính một chiều, thuộc về cơ quan thuế. Trong khi đó có rất nhiều cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp rất nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và đóng góp vào ngân sách nhà nước là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân. Điều đó nói lên một tính chất khác của thuế là tính bình đẳng. Do đó để công tác quản lý thu thuế được coi là hiệu quả thật sự thì vai trò của hộ sản xuất kinh doanh, người dân cũng khá là quan trọng. Vì vậy những việc mà họ cần làm: + Chủ động tìm hiểu luật thuế trên các luật thuế, thông tin trên báo tạp chí thuế, trên tivi và các phương tiện truyền thông khác để tăng cường hiểu biết những kiến thức về thuế, từ đó khắc phục những hạn chế, sai sót trong thực hiện nghĩa vụ thuế. + Tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng luật thuế, chính sách thuế, sắc thuế,… để hệ thống thuế ngày càng hoàn thiện hơn. + Nhận thức, tuân thủ luật thuế: Đây là điều đáng quan tâm vì nó một phần thuộc về ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, một phần thể hiện ở tính cưỡng chế của thuế là dựa vào công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế. + Hãy là cộng tác viên cho cơ quan thuế, tố giác, lên án khi phát hiện các trường hợp, các hành vi vi phạm về thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, mua bán sử dụng hóa đơn giả,…. Tóm lại, nhìn chung qua 3 năm, Chi cục thuế đã có nhiều cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN. Có thể nói nhiệm vụ thu thuế rất nặng nề, dưới sự lãnh đạo của Cục Thuế, Huyện uỷ, UBND huyện và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự tự giác chấp hành nộp thuế của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ... đòi hỏi cơ quan thuế phải tiếp tục phát huy truyền thống trong các năm qua, nổ lực với quyết tâm cao hơn thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 68 MSSV: DKN052110 PHỤ LỤC 1. Cách tính chỉ tiêu cho kế hoạch thu thuế GTGT Qua kết quả tình hình thu thuế tại Chi cục thuế huyện Châu Thành, nhận thấy chỉ tiêu cho kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN là chung, không đưa ra chỉ tiêu riêng biệt cho kế hoạch thu thuế GTGT, nhưng để đánh giá tình hình thu thuế GTGT cần so sánh không chỉ kết quả thu thuế GTGT qua 3 năm mà còn cần so sánh giữa kết quả thực thu thuế GTGT với kế hoạch thu thuế GTGT qua từng năm. Do đó những cơ sở để tôi đưa ra chỉ tiêu cho kế hoạch thu thuế GTGT qua các năm là dựa vào ước đoán trên cơ sở tham vấn cán bộ của cơ quan thuế. + Dựa vào kế hoạch thu thuế chung GTGT – TNDN, thực thu thuế GTGT và thực thu thuế GTGT – TNDN qua từng năm. Cụ thể: tỷ lệ % thực thu thuế GTGT trong tổng thực thu chung thuế GTGT – TNDN là cơ sở để ấn định tỷ lệ % kế hoạch thu thuế GTGT trong tổng kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN. + Mặc dù không chính xác nhưng mức độ tin cậy khá cao vì tình hình thực thu thuế GTGT so với kế hoạch thu thuế GTGT (tỷ lệ % đạt) khá phù hợp với tình hình thực thu chung thuế GTGT – TNDN so với chỉ tiêu pháp lệnh cho kế hoạch thu thuế GTGT – TNDN (tỷ lệ % đạt) qua từng năm. Dựa trên cơ sở và mức độ tin cậy trên, tôi xin nêu rõ cách tính chỉ tiêu cho kế hoạch thu thuế GTGT căn cứ vào bảng số liệu sau: ĐVT: triệu đồng Năm Kế hoạch thuế GTGT và TNDN Kế hoạch thuế GTGT Thực thu thuế GTGT Thực thu thuế TNDN Thực thu thuế GTGT và TNDN 2005 17.560 8.565 8.578 17.143 2006 19.300 9.642 10.265 9.111 19.376 2007 22.370 11.852 11.031 9.860 20.891 2008 25.380 13.401 11.391 11.428 22.819 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Châu Thành) Cách tính: Kế hoạch thuế GTGT năm sau = (Thực thu thuế GTGT năm hiện tại / Thực thu chung thuế GTGT và TNDN năm hiện tại) x Kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN năm sau. Cụ thể: + Kế hoạch thuế GTGT năm 2006 = (Thực thu thuế GTGT năm 2005 / Thực thu chung thuế GTGT và TNDN năm 2005) x Kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN năm 2006 = (8.565/17.143) x 19.300 = 9.642 (ĐVT: triệu đồng). + Kế hoạch thuế GTGT năm 2007 = (Thực thu thuế GTGT năm 2006 / Thực thu chung thuế GTGT và TNDN năm 2006) x Kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN năm 2007 = 10.265/19.376 x 22.370 = 11.852 (ĐVT: triệu đồng). + Kế hoạch thuế GTGT năm 2008 = (Thực thu thuế GTGT năm 2007 / Thực thu chung thuế GTGT và TNDN năm 2007) x Kế hoạch thu thuế GTGT và TNDN năm 2008 = 11.391/22.819 x 25.380 = 13.401 (ĐVT: triệu đồng). Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 69 MSSV: DKN052110 PHỤ LỤC 2. Kết quả thu thuế năm 2005 ĐVT: triệu đồng TỈ LỆ ĐẠT ( % ) SỐ TT NGUỒN THU KẾ HOẠCH NĂM 2005 SỐ THU NỘP NSNN ĐẾN 31/12/05 SO KH PHÁP LỆNH 2005 SO KH PHẤN ĐẤU 2005 SO CÙNG KỲ 2004 1 Ngoài quốc doanh 19.400 19.090 98,40 116,05 Tđó : Môn bài 1.600 1.681 105,06 105,25 GTGT - TNDN 17.560 17.143 97,62 122,91 TNDN 8.578 Trong đó GTGT 8.565 ThuếTài nguyên 15 30 200 125 Thuế TTĐB 100 201 201 130,52 Thu khác 5 35 700 700 2 Tiền thuê đất 4 3 Lệ phí Trước bạ 800 3.340 379,55 248,32 4 Thuế SDĐNN 103 42,38 5 Thuế đất 500 702 140,45 131,46 6 Thuế CQ SDĐ 700 2.964 423,46 192,59 7 Thu Cấp Q SDĐ 1.500 3.013 200,88 133,49 8 Phí - Lệ phí 2.700 3.434 127,17 104,63 9 Thu khác NS 1.020 2.136 209,45 131,60 TỔNG CỘNG 26.700 34.786 130,29 124,23 127,54 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Châu Thành) Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 70 MSSV: DKN052110 PHỤ LỤC 3. Kết quả thu thuế năm 2006 ĐVT: triệu đồng TỈ LỆ ĐẠT ( % ) SỐ TT NGUỒN THU KẾ HOẠCH NĂM 2006 SỐ THU NỘP NSNN ĐẾN 31/12/06 SO KH PHÁP LỆNH 2006 SO KH PHẤN ĐẤU 1 2006 SO CÙNG KỲ 2005 1 Ngoài quốc doanh 21.100 21.233 100,63 111,23 Môn bài 1.650 1.585 96,06 94,29 GTGT - TNDN 19.300 19.376 100,39 112,97 TNDN 9.111 Trong đó GTGT 10.265 ThuếTài nguyên 20 7 35 23,33 Thuế TTĐB 120 159 132,50 79,10 Thu khác 10 106 1.060 407,69 2 Tiền thuê đất 1 3 Lệ phí Trước bạ 2.800 3.053 109,04 91,41 4 Thuế SDĐNN 24 23,30 5 Thuế đất 550 706 128,36 100,57 6 Thuế CQ SDĐ 2.000 2.838 141,90 95,75 7 Thu Cấp Q SDĐ 2.000 3.929 196,45 130,40 8 Phí - Lệ phí 2.500 4.166 166,64 121,32 9 Thu khác NS 650 2.446 376,31 114,51 TỔNG CỘNG 31.600 38.396 121,51 102,72 110,38 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Châu Thành) Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 71 MSSV: DKN052110 PHỤ LỤC 4. Kết quả thu thuế năm 2007 ĐVT: triệu đồng TỈ LỆ ĐẠT ( % ) SỐ TT NGUỒN THU KẾ HOẠCH NĂM 2007 SỐ THU NỘP NSNN ĐẾN 31/12/07 SO KH PHÁP LỆNH 2007 SO KH PHẤN ĐẤU 2007 SO CÙNG KỲ 2006 1 Ngoài quốc doanh 24.200 22.393 92,53 93,30 111,23 Môn bài 1.600 1.338 83,62 84,42 GTGT - TNDN 22.370 20.891 93,39 107,82 TNDN 9.860 Trong đó GTGT 11.031 Thuế Tài nguyên 20 Thuế TTĐB 160 93 58,13 58,49 Thu khác 50 71 142,00 66,98 2 Tiền thuê đất 2 3 Lệ phí Trước bạ 3.000 3.054 101,79 101,79 100,03 4 Thuế SDĐNN 3 12,50 5 Thuế đất 600 797 132,78 128,50 112,89 6 Thuế CQ SDĐ 3.200 3.404 106,39 106,39 119,94 7 Thu Cấp QSDĐ 3.000 5.320 177,33 118,22 135,40 8 Phí - Lệ phí 3.200 4.611 144,09 109,52 110,68 9 Thu khác NS 1.200 1.563 130,27 114,10 63,90 TỔNG CỘNG 38.400 41.147 107,15 101,10 107,16 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Châu Thành) Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 72 MSSV: DKN052110 PHỤ LỤC 5. Kết quả thu thuế năm 2008 ĐVT: triệu đồng TỈ LỆ ĐẠT ( % ) SỐ TT NGUỒN THU KẾ HOẠCH NĂM 2008 SỐ THU NỘP NSNN ĐẾN 31/12/08 SO KH PL NĂM 2008 SO KH PHẤN ĐẤU 2008 SO CÙNG KỲ 2007 1 Ngoài quốc doanh 27.000 24.500 90,74 109,40 Môn bài 1.450 1.528 105,37 114,20 GTGT - TNDN 25.380 22.819 89,90 109,22 TNDN 11.428 Trong đó GTGT 11.391 Thuế Tài nguyên 10 Thuế TTĐB 80 93 116,25 100 Thu khác 80 60 75 84,50 2 Tiền thuê đất 10 22 220 1100 3 Lệ phí Trước bạ 3.500 5.964 170,40 195,28 4 Thuế SDĐNN 5 4 80 75 5 Thuế đất 1.000 871 87,10 109,28 6 Thuế CQ SDĐ 4.500 6.756 150,13 198,47 7 Thu Cấp QSDĐ 3.900 8.215 210,64 154,41 8 Phí - Lệ phí 3.800 1.774 46,68 38,47 9 Thu khác NS 1.815 5.746 316,58 367,62 TỔNG CỘNG 45.530 53.852 118,28 112,19 130,87 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Châu Thành) Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT GVHD: ThS. Nguyễn Đăng Khoa tại Chi cục thuế huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang SVTH: Nguyễn Phạm Mỹ Duyên Trang 73 MSSV: DKN052110 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục thuế huyện Châu Thành. Báo cáo kết quả thu thuế năm 2005, 2006, 2007, 2008. Bộ Tài chánh - Tổng cục thuế. Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế Giá trị gia tăng. NXB Thống kê Hà Nội. 1999, 2003, 2005. Bộ Tài chánh - Tổng cục thuế. Tài liệu tập huấn chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010. Phòng Thống Kê Tỉnh Tiền Giang. Báo cáo thống kê kinh tế xã hội năm 2006, 2007, 2008 Phòng Thống Kê huyện Châu Thành. Báo cáo thống kê kinh tế xã hội năm 2006, 2007, 2008. Tạp chí Thuế nhà nước. Số 9 [223]. Năm 2009. ThS. Nguyễn Đăng Khoa. 2007. Giáo trình thuế. Khoa Kinh tế, Trường Đại học An Giang. ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy. 2009. “5 yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp”. Tạp chí Thuế nhà nước. 9 [223]: 8-11. Lý Thị Thùy Trang. 2004. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT, TNDN tại Chi cục Thuế huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Tài Chính. Khoa Kinh tế, Đại học An Giang. 24.03.2007. Làm sao để chấm dứt tình trạng gian lận hoá đơn GTGT?. Đọc từ: . (Đọc ngày: 24/03/2009). 31.03.2008. Luật thuế GTGT: Vì sao cần sửa đổi?. Đọc từ: (đọc ngày 25.03.2009). 27.05.2008. Tăng cường các biện pháp quản lý thuế. Đọc từ: t.aspx (Đọc ngày: 5/04/2009). 20-06-2008.Tìm hiểu về thuế GTGT (Phần 1): Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của thuế GTGT. Đọc từ: &type=14&newsid=101 (đọc ngày: 20/4/2009). 21.03.2009. Muốn khấu trừ, hoàn thuế GTGT phải thanh toán qua ngân hàng. TCKT. Đọc từ: hoan-thue-gtgt-phai-thanh-toan-qua-ngan-2.html (đọc ngày: 21.03.2009). Duy Phương. 14.05.2007. Từ 1/7, ngành thuế đồng loạt thực hiện "một cửa". Viêt Báo. Đọc từ: cua/75159021/176/. (Đọc ngày: 14.04.2009) Các trang web tham khảo khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANH GIA HIEU QUA CONG TAC QUAN LY THUE GTGT TAI CHI CUC THUE HUYEN CHAU THANH TINH TIEN GIANG G.PDF
Tài liệu liên quan