Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006 - 2008

Qua phân tích ta cũng thấy được công ty Thái Sơn có lợi thế hơn so với một số công ty, do vẫn còn nhận được một số ưu đãi của chính phủ. Nhưng các nhà quản trị luôn hoạt động với áp lực cao để duy trì khả năng sinh lời cho công ty. Song một thực tế mà công ty phải nhìn nhận đó là tuy trong những năm qua công ty hoạt động có lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận này rất thấp, có lúc thấp hơn lãi suất tiền gửi của ngân hàng. Vì vậy mà công ty cũng nên chú trọng hơn đến mục tiêu lợi nhuận. Qua phỏng vấn chuyên sâu, tôi đưa ra 6 nhân tố tác động đến doanh thu, chi phí của công ty: Tỷ giá hối đoái, giá bán, giá vốn hàng bán, thị trường tiêu thụ, chi phí bán hàng và hình thức hoạt động của công ty - Về tình hình lợi nhuận: Theo những diễn biến về tình hình lợi nhuận của công ty trong những năm qua đạt tương đối, tỷ suất lợi nhuận mang lại không ổn định nhưng vẫn giữ được vị thế. Tuy nhiên qua mỗi năm công ty hoạt động đều có lãi, nhưng vấn đề đặt ra là chi phí phục vụ cho nhu cầu sản xuất còn cao. Vì vậy lợi nhuận mang lại cũng đạt không cao.Công ty nên theo dõi thường xuyên sự biến động của tỷ giá hối đoái, thị trường để kịp thời đưa ra biện pháp để xử lý. + Năm 2007: Sự chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm mức lợi nhuận gần 96 triệu VND, nhưng lượng đơn đạt hàng tăng lên 31 đơn đặt hàng. Giá vốn hàng bán giảm gần 1% / tổng chi phí, chi phí bán hàng tăng hơn 1%/ tổng chi phí. Ngoài ra, việc tăng thêm 3 thị trường mới đã làm cho tổng kim ngạch tăng lên đến 2,6 triệu USD

pdf50 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khủng bố,... Các loại thông tin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng, tác động đến tỷ giá hối đoái. Để có thể tính được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến doanh thu như thế nào và nó tác động với tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu. Tôi tiến hành chuyển doanh thu từ USD sang VND, sử dụng tỷ giá bình quân gia quyền của năm. Công thức tính: Lấy năm gốc là năm 2006. Kim ngạch hiện hành năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá nămX. Doanh thu thực năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá năm gốc. Chênh lệch KN doanh thu X = Kim ngạch hiện hành X – kim ngạch thực X. Thay đổi tỷ giá tác động đến KN = %100* X X KN KN Σ Δ Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 19 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Trong đó: KNΔ X: Chênh lệch kim ngạch năm X ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X Bảng 5.5: KN hiện hành, thực và chênh lệch kim ngạch giai đoạn 2006-2008 ĐVT: 1.000.000 VND Năm 2007, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá giảm hơn 95,5 triệu VND. Do năm 2007 tỷ giá hối đoái giảm đi 0,13 % so với năm 2006. Sang năm 2008, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá tăng hơn 1,7 tỷ VND. Do năm 2008 tỷ giá hối đoái tăng lên 3,22 % so với năm 2006. Năm 2007, sự thay đổi giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá của công ty. Cụ thể là năm 2007 tỷ giá hối đoái đã làm giảm 0,13 % kim ngạch. Sang năm 2008, tỷ giá hối đoái đã góp phần làm tăng kim ngạch cho mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn lên 3,12 %. Qua phân tích trên thì tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã tìm hiểu các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và bán hàng, thì các các loại chi phí phát sinh đều được thanh toán bằng tiền Việt Nam, và cũng không thanh toán kiểu khoán theo kim ngạch. Điều này cho thấy được tỷ giá hối đoái không tác động đến chi phí. Do đó tỷ lệ phần trăm mà tỷ giá hối đoái tác động đến kim ngạch cũng chính là tỷ lệ mà tỷ giá hối đoái tác động đến lợi nhuận của công ty. Tiếp theo tôi sẽ phân tích chênh lệch kim ngạch của công ty khi công ty áp dụng theo tỷ giá bình quân gia quyền mà không áp dụng theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước cung cấp. Công thức tính: KNΔ X( VND) = ΣKNX(USD) *(Tx-T’x). Trong đó: KNΔ X(VND): Chênh lệch kim ngạch theo việt nam đồng. ΣKNX(USD): Tổng kim ngạch của năm X tính theo đồng đô la mỹ. Tx: Tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền năm X . T’x: Tỷ giá hối đoái theo ngân hàng nhà nước công bố năm X. Năm Hiện hành Thực Chênh lệch Thay đổi tỷ giá tác động đến KN (%) Năm 2006 5.106,76 5.106,76 - - Năm 2007 73.398,03 73.493,72 -95,69 -0,13 Năm 2008 57.141,03 55.356,34 1.784,69 3,12 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 20 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Bảng 5. 6: Chênh lệch KN(VND) khi tính bàng TGBQGQ so với TG của NH ĐVT: 1.000 VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch do dùng tỷ giá bình quân gia quyền của công ty 22.480,02 410.095,80 -2.577.507,10 Nhìn vào bảng 5.6 ta thấy công ty tính theo giá bình quân gia quyền thì có lợi trong năm 2006 và năm 2007, điều này chứng tỏ công ty thu ngoại tệ ngay tại thời điểm tỷ giá USD/VND cao. Nhưng sang năm 2008 thì công ty thiệt hại hơn 2,5 tỷ VND, điều này cho thấy công ty đã thu ngoại tệ vào lúc tỷ giá thị trường thấp. Tuy công ty có lợi trong 2 năm nhưng phần thiệt hại trong năm 2008 thì cao hơn lợi nhuận thu được. Vì vậy khi công ty tính kim ngạch theo tỷ giá bình quân gia quyền thì thiệt hại hơn 2 tỷ VND so với việc tính theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố. Tóm lại: Tỷ giá hối đoái là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm hoặc tăng kim ngạch từ đó sẽ tác động đến lợi nhuận. Cụ thể năm 2007, tỷ giá hối đoái giảm đã làm giảm lợi nhuận xuống 0,13 %, năm 2008 thì tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho lợi nhuận tăng 3,12 %. Nếu công ty dự đoán được xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái thì điều này sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đề ra các chiến lược để ngăn chặn sự rủi ro về thay đổi tỷ giá trong kinh doanh xuất khẩu. 5.2.2 Giá bán Bảng 5.7: Bảng số lượng và giá bán mặt hàng cá khô năm 2006-2008 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Trên đây là bảng tổng hợp giá bán của cả 4 loại cá khô mà công ty đang kinh doanh giai đoạn 2006-2008. Nhìn vào bảng 5.7 ta có thể thấy được năm 2006 công ty chủ yếu tiêu thụ mặt hàng cá khô chỉ vàng. Sở dĩ chỉ có cá chỉ vàng được tiêu thụ là do lúc đó mặt hàng này chỉ được xuất khẩu sang thị trường Nga, mà thị trường Nga thì chủ yếu mà chủ yếu tiêu thụ cá Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Số lượng (Kg) Giá cả (USD/Kg) Cá cơm - - 189.220,00 2,77 109.557,00 4,38 Cá mối - - 124.272,00 5,29 15.195,00 5,78 Cá nục - - 81.756,00 5,24 80.447,40 6,04 Cá chỉ vàng 51.642,00 6,13 394.962,00 7,46 312.377,90 7,61 Tổng 51.642,00 6,13 790.210,00 5,76 517.577,30 6,63 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 21 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh khô chỉ vàng. Nên giai đoạn đầu công ty chỉ đưa mặt hàng cá chỉ vàng sang tiêu thụ ở thị trường này mà thôi. Năm 2007, do đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường nên số lượng đơn đặt hàng tăng lên đáng kể và không gói gọn ở mặt hàng cá chỉ vàng mà còn mở rộng ra thêm mặt hàng cá cơm, cá mối và cá nục nữa. Tuy nhiên cá chỉ vàng vẫn là mặt hàng ưu thế, chiếm gần 400 ngàn kg, mặc dù đây là loại cá khô có giá đắt nhất, gần 7,5 USD/kg. Sang năm 2008 lượng cá khô tiêu thụ giảm hơn so với năm 2007. Thị trường chính của 4 mặt hàng cá khô này vẫn là Nga và Ukraina. Nhìn chung thì 4 loại cá khô có mức giá rất chênh lệch nhau. Chính vì vậy mà số lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng cũng có sự khác nhau khá rõ rệt. Bảng 5.8: Bảng % thay đổi số lượng và giá bán giai đoạn 2006 -2008 Nhìn vào bảng % thay đổi số lượng và giá cả giai đoạn 2006-2008, ta thấy năm 2008, cá cơm là mặt hàng có sự thay đổi về giá tăng hơn phân nửa, nhưng nó cũng là mặt hàng có sự biến đổi về lượng lớn, giảm hơn 40 % so với năm 2007. Còn mặt hàng cá mối tuy có sự thay đổi về giá rất thấp chỉ tăng hơn 9 %, nhưng sự thay đổi về lượng rất lớn, giảm gần 90 %. Cá nục, là mặt hàng mà sự thay đổi về giá ảnh hưởng rất nhẹ đến lượng hàng tiêu thụ. Giá cá nục năm 2008 tăng gần 1/5 nhưng lượng tiêu thụ thì chỉ giảm 2 %. Qua bảng 5.8 ta thấy được 3 mặt hàng: Cá cơm, cá mối, cá chỉ vàng là các loại cá khô có giá rất nhạy cảm và sự thay đổi về giá sẽ dẫn đến sự biến động rất lớn về lượng. Công thức tính: Lấy năm gốc là năm 2006. Kim ngạch hiện hành năm X = Q X * PX Kim ngạch thực năm X = Q 0 * PX. (Biến động lượng) Kim ngạch thực năm X = Q X * P0. (Biến động giá) KNΔ X = Kim ngạch hiện hành năm X – kim ngạch thực năm X. 07/06 08/07 08/06 Chỉ tiêu Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Lượng ( Kg) Giá (USD/kg) Cá cơm - - -42,10 58,12 - - Cá mối - - -87,77 9,26 - - Cá nục - - -1,60 15,27 - - Cá chỉ vàng 664,81 21,70 -20,91 2,01 504,90 24,14 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 22 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Thay đổi tỷ giá tác động đến KN năm X= %100×Σ Δ X X KN KN Trong đó: PX,QX : Giá và số lượng tại năm X P0, Q0 : Giá và số lượng tại năm gốc (2006) KNΔ X : Chênh lệch kim ngạch năm X ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X Bảng 5.9 : Sự biến động về số lượng hàng tiêu thụ tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch Thay đổi lựơng tác động đến KN (%) Năm 2006 316,57 316,57 - - Năm 2007 4.551,61 297,46 4.254,15 93,46 Năm 2008 3.431,54 342,39 3.089,15 90,02 Sự biến động về lượng cá khô tiêu thụ tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng lượng cá khô bán ra của năm 2007 so với năm 2006 đã góp phần làm tăng hơn 4 triệu USD, hơn 93 % kim ngạch năm 2007.Và năm 2008 đã làm tăng hơn 3 triệu USĐ, làm tăng 90% kim ngạch của năm 2008. Bảng 5.10 : Sự biến động về giá bán tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch Thay đổi giá tác động đến KN (%) Năm 2006 316,57 316.57 - - Năm 2007 4.551,61 4.843,99 -292,38 -6,42 Năm 2008 3.431,54 3.172,75 258,79 7,54 Sự biến động về giá cá khô bán ra tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng vẫn còn yếu hơn so với sự biến động về lượng. Năm 2007, giá bình quân gia quyền thấp hơn so với năm 2006, nên đã góp phần làm giảm gần 6,5 % kim ngạch, sở dĩ giá bình quân gia quyền năm 2006 cao hơn năm 2007 là do năm 2006 công ty chỉ xuất khẩu mặt hàng cá chỉ vàng mà đây lại là mặt hàng có giá cao nhất, nên giá bình quân gia quyền cao. Nhưng sang năm 2008, giá bình quân gia quyền tăng lên, điều này đã làm tăng hơn 7,5 % kim ngạch. Tiếp sau đây tôi sẽ giới thiệu về tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2006-2008. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 23 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Bảng 5.11: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng Biểu đồ 5.3: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim ngạch, mặt hàng cá khô xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá chỉ vàng, chiếm 100 % tỷ trọng năm 2006, chiếm 65 % trong năm 2007 và 69 % năm 2008. Đây là mặt hàng xuất khẩu chính của công ty, đồng thời đây cũng là mặt hàng có giá cao nhất trong nhóm hàng cá khô. Do đó nếu cá chỉ vàng có bất cứ sự biến động nào về giá bán hoặc về số lượng thì nó sẽ tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch của công ty. Vì vậy tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự biến động về lượng và giá của mặt hàng cá chỉ vàng . Cách tính kim ngạch hiện hành, thực và chênh lệch thì giống với cách tính cho cả nhóm hàng cá khô. Nhưng kim ngạch năm X thì chỉ lấy kim ngạch của mặt hàng cá chỉ vàng năm X. Riêng sự thay đổi tác động đến kim ngạch, thì ta lấy tổng kim ngạch của năm X. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá cơm - 12% 14% Cá mối - 14% 3% Cá nục - 9% 14% Cá chỉ vàng 100% 65% 69% Tổng 100% 100% 100% 14 12 3 14 14 9 69 65 100 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cá cơm Cá mối Cá nục Cá chỉ vàng Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 24 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Bảng 5.12: Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch Thay đổi lượng tác động đến KN (%) Năm 2006 316,57 316,57 - - Năm 2007 2.946,42 385,25 2.561,17 56,21 Năm 2008 2.377,20 393,00 1.984,20 57,81 Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tiêu thụ cũng tác động khá mạnh đến tổng kim ngạch, chiếm trên 50%. Cụ thể là năm 2007, lượng cá chỉ vàng được tiêu thụ tăng lên góp phần làm tăng hơn 2,5 triệu USD tác động hơn 56 % kim ngạch năm 2007, và sự tăng lượng bán năm 2008, đã làm tăng gần 58 % kim ngạch năm 2008. Bảng 5.13: Sự biến động về giá bán cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch ĐVT: 1.000 USD Năm Hiện hành Thực Chênh lệch Thay đổi giá tác động đến KN (%) Năm 2006 316,57 316,57 - - Năm 2007 2.946,42 2.421,12 525,30 11,53 Năm 2008 2.377,20 1.914,88 462,32 13,47 Sự biến động về giá cá chỉ vàng cũng tác động khá mạnh đến tổng kim ngạch, tuy nhiên sự biến động về giá tác động đến kim ngạch thấp hơn sự biến động về lượng. Cụ thể là năm 2007, giá cá chỉ vàng được tiêu thụ tăng lên góp phần làm tăng hơn 11% kim ngạch năm 2007, và sự tăng giá bán năm 2008, đã làm tăng gần 14% kim ngạch năm 2008. Biểu đồ 5.4: Biến động về lượng của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN Biểu đồ 5.4 phản ánh sự biến động về lượng hàng hóa tiêu thụ của cả nhóm hàng cá khô và cá chỉ vàng tác động đến tổng kim ngạch giai đoạn 2006-2008. Nhìn vào biểu đồ thì sự biến động về lượng của cá chỉ vàng tác động rất mạnh và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch (trên 50%). 93,46 90,02 56,21 57,81 0 20 40 60 80 100 Năm 2007 Năm 2008 Cả nhóm Cá chỉ vàng % Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 25 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Biểu đồ 5.5: Biến động về giá của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN Biểu đồ 5.5 thể hiện sự biến động về giá của cả nhóm hàng cá khô và của riêng mặt hàng cá khô chỉ vàng tác động đến tổng kim ngạch của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008. Sự tác động của cả nhóm hàng cá khô và cá chỉ vàng không phải lúc nào cũng ảnh hưởng cùng chiều đến tổng kim ngạch của công ty. Cụ thể năm 2006 sự biến động về giá của cả nhóm hàng cá khô đã tác động làm giảm kim ngạch, còn sự biến động về giá của cá chỉ vàng thì lại làm tăng thêm kim ngạch cho công ty. Bài nghiên cứu này so sánh theo kiểu so với năm gốc mà năm gốc được chọn là năm 2006, do năm 2006 công ty chỉ xuất khẩu mặt hàng cá chỉ vàng nên mức giá bình quân gia quyền cao. Năm 2007, 2008 công ty xuất khẩu thêm một số mặt hàng nữa nên giá bình quân thấp hơn. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu sự biến động về giá thì cá chỉ vàng luôn tác động làm tăng kim ngạch còn sự biến động của cả nhóm hàng thì thấp hơn thậm chí còn tác động làm giảm kim ngạch. Qua các biểu đồ trên ta thấy được, sự biến động về lượng và giá bán xuất khẩu của cá chỉ vàng đã ảnh hưởng đến sự biến động của mặt hàng cá khô và tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Điều này cho thấy cá chỉ vàng là mặt hàng tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Vì vậy nếu công ty muốn giữ vững và phát triển thị phần thì phải chú ý xem xét đến sự biến đổi về lượng cũng như sự biến đổi về giá của các mặt hàng cá khô, mà đặc biệt là cá chỉ vàng. Tóm lại: Giá bán và số lượng cá khô xuất khẩu là 2 nhân tố đan xen vào nhau tác động và ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Sự biến động của giá cả hoặc số lượng hàng hóa tiêu thụ tác động rất mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Cụ thể là sự biến động về lượng tác động mạnh hơn đến kim ngạch của công ty, sự biến động về lượng làm tăng kim ngạch lên hơn 90% còn sự biến động về giá làm giảm hoặc làm tăng kim ngạch nhưng rất thấp khoảng 7%. Hiện tại thì sản phẩm của công ty vẫn chưa đa dạng, chỉ thuần túy xuất khẩu cá khô, nên lợi nhuận thu về thấp. Vì vậy công ty nên chế biến cá khô thành các sản phẩm giá trị gia tăng để thu lợi nhuận cao hơn. 13,47 7,54 -6,42 11,53 -10 -5 0 5 10 15 Năm 2007 Năm 2008 Cả nhóm Cá chỉ vàng % Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 26 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh 5.2.3 Chi phí giá vốn hàng bán Bảng 5.14: Giá vốn hàng bán năm 2006-2008 Giá vốn hàng bán là một loại chi phí rất quan trọng, nó góp phần tạo ra giá thành và giá bán cho sản phẩm. Năm 2007 là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 3 năm nên cũng có tổng giá vốn hàng bán lớn nhất gần 3,8 triệu USD. Năm 2006 có kim ngạch nhỏ nhất nên cũng có tổng giá vốn hàng bán thấp nhất. Mặt hàng cá khô mà công ty đang kinh doanh có tính chất mùa vụ, nên không phải lúc nào công ty cũng chủ động được nguồn hàng. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán trên tổng chi phí qua 3 năm cũng có rất nhiều biến động. Năm 2006 giá vốn hàng bán chiếm 85,42% tổng chi phí. Sang năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống còn 84,5%. Do lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2007 lớn nên đòi hỏi nguyên vật liệu đầu vào cũng nhiều. Do mua nguyên vật liệu với số lượng lớn nên công ty đã được hưởng các khoản chiết khấu thương mại và tăng chi phí cho việc bán hàng. Điều này đã làm giảm chi phí giá vốn hàng bán cho công ty. Nhưng đến năm 2008 thì chi phí này lại tăng lên, chiếm tới 85,06%. Có 2 nguyên nhân làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng lên như vậy: Do khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm hơn so với năm 2007 nên công ty bị giảm các khoản chiết khấu thương mại, do giá cả thị trường nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng giá vốn hàng bán và tăng giá cả bán ra trên các thị trường xuất khẩu. Giá vốn hàng bán cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn. Nó chiếm trên 85 % trong tổng chi phí để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa . Phần trăm thay đổi của giá vốn hàng bán bằng với phần trăm thay đổi của giá bán đơn vị theo từng mốc thời gian. Năm 2007 giảm 6%, năm 2008 tăng 15%, năm 2008/2006 thì tăng 8,2%. Nhìn vào phần trăm tốc độ thay đổi giá vốn hàng bán của công ty giai đoạn 2006-2008, ta thấy tỷ số này giống với tỷ lệ thay đổi của tổng kim ngạch. Tốc độ thay đổi của giá vốn hàng bán bằng với tốc độ thay đổi của tổng kim ngạch. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2006 Giá vốn hàng bán (USD) 259.629,55 3.736.424,64 2.814.322,28 - Tỷ trọng trên tổng chi phí(%) 85,42 84,50 85,06 - % Chênh lệch GVHB - 1339,00 -25,00 984,00 Giá vốn đơn vị( USD) 5,03 4,73 5,44 - % Thay đổi GVHB đơn vị - -6,00 15,00 8,20 Giá bán đơn vị (USD) 6,13 5,76 6,63 - % Thay đổi giá bán đơn vị - -6,00 15,00 8,20 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 27 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Điều này đặt ra các giả định sau: Công ty được bao tiêu nên có quyền quyết định mức giá, công ty được độc quyền trong kinh doanh lĩnh vực cá khô. Sau khi đã phân tích chi phí giá vốn hàng bán, ta thấy giá vốn hàng bán và giá bán có mối quan hệ với nhau. Khi phân tích số liệu về giá bán đơn vị và giá vốn đơn vị, tôi phát hiện ra mức giá mà công ty sử dụng được tính dựa vào giá vốn hàng bán. Giá bán ĐV= Giá vốn ĐV/ 0,82 Cho thấy giá vốn hàng bán không phải là nhân tố tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận kinh doanh, nhưng mà là nhân tố tác động đến giá bán. Vì vậy mà sự biến động của giá bán tác động đến kim ngạch của công ty cũng chính là sự tác động của giá vốn hàng bán. Tóm lại: Giá vốn hàng bán và giá bán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động nhau và cùng nhau tác động đến kim ngạch của công ty. Vì vậy nếu công ty muốn tăng tỷ suất lợi nhuận thì công ty phải tìm cách để làm giảm các khoản chi phí khác: Chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Nhưng chi phí bán hàng thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí, nên nếu thay đổi thì cũng không thể làm cho lợi nhuận của công ty thay đổi nhiều 5.2.4 Thị trường Bảng 5.15 : Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường ĐVT: 1.000 USD ( Nguồn: Phòng kinh doanh) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TT KN (USD) Tỷ trọng (%) KN (USD) Tỷ trọng (%) KN (USD) Tỷ trọng (%) Nga 316,62 100 1.859,56 40,81 2.629,32 76,61 Belarus - - 1.474,80 32,37 - - Modavia - - 24,13 0,53 - - Ukraina - - 1.198,13 26,29 802,78 23,39 Tổng 316,62 100 4.556,62 100 3.432,10 100 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 28 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Biểu đồ 5.6: Tỷ trọng kim ngạch theo từng thị trường Nhìn vào bảng số liệu 5.15 năm 2006 công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nga với tổng kim ngạch hơn 300 ngàn USD. Công ty Thái Sơn trực thuộc trung tâm nhiệt đới Việt- Nga, nên bước đầu ra kinh doanh mặt hàng cá khô, công ty chủ yếu nhờ vào mối quan hệ với Nga, từ đó xuất khẩu mặt hàng cá khô sang Nga. Sang năm 2007 ngoài việc tạo mối quan hệ với Nga, công ty còn tạo ra các mối quan hệ với các nước khác như: Belarus, Modavia, Ukraina,Tuy nhiên thị trường chính và thân thiết nhất với công ty vẫn là Nga, với doanh số gần 2 triệu USD, chiếm trên 40 % tổng kim ngạch xuất khẩu. . Nhìn vào bảng tỷ trọng của từng thị trường trên tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Ta thấy năm 2006 công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Nga, chiếm 100%. Nhưng sang năm 2007, công ty lại đa dạng hóa thị trường, tuy nhiên Nga vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 50%. Vào năm 2008 công ty rút bớt 2 thị trường tiêu thụ lại và doanh số tiêu thụ của thị trường Nga tăng lên, làm cho tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của thị trường Nga tăng lên gần 77 %. Ta thấy Nga là thị trường chính và thân thiết nhất của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006- 2008 và là thị trường có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch, nên chúng ta sẽ đi nghiên cứu sâu hơn về thị trường Nga. Bảng 5.16: Sự biến động KN XK của thị trường Nga giai đoạn 2006-2008 ĐVT: 1.000USD Cách tính: KN TT Nga năm X - KN TT Nga năm so sánh % Biến động TT Nga năm X = KN TT Nga năm so sánh Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2006 KN TT Nga 316,62 1.859,56 2.629,32 - Biến động KN TT Nga (%) - 487,00 41,40 730,40 Biến động KN TT Nga tác động đến tổng KN (%) - 198,74 31,72 559,56 100 40,81 76,61 32,37 26,29 23,39 0,53 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Nga Belarus Modavia Ukraina Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 29 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Biến động TT Nga đến tổng KN = % Biến độngTT Nga năm X* Tỷ trọng năm X. Bảng 5.16 cho thấy được kim ngạch của thị trường Nga giai đoạn 2006-2008 có nhiều biến động, có những năm biến động gần gấp 5 lần như năm 2007. Năm 2006 công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nga với tổng kim ngạch là hơn 3.000 USD, sang năm 2007 kim ngạch tăng lên gần 2 triệu USD, sang năm 2008 thì kim ngạch lại tăng đột biến lên hơn 2,5 triệu USD. Kim ngạch năm 2007 tăng gấp 4 lần so với năm 2006, và năm 2008 tăng gần 1/2 so với năm 2007 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Ta đã thấy sự biến động kim ngạch của thị trường Nga rồi. Vậy thì sự biến động của thị trường Nga đã tác động đến tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty như thế nào? Sự biến động kim ngạch của thị trường Nga đã tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch của cả công ty. Năm 2007 sự biến động tăng của thị trường Nga đã góp phần làm tăng gấp 2 lần cho tổng kim ngạch. Sở dĩ thị trường Nga tác động mạnh như vậy là do năm 2006 công ty chỉ xuất khẩu cá khô chỉ vàng thôi, nhưng năm 2007 thì xuất khẩu thêm 3 loại nữa. Sang năm 2008 thì mức độ có giảm hơn so với năm 2007, chỉ tác động hơn 31% mà thôi. Sự biến động của thị trường Nga tác động rất lớn đến sự biến động của tổng kim ngạch, công ty cần phải quan tâm nhiều hơn đến thị trường này. Nhưng công ty cũng nên lưu ý rằng, nếu công ty tập trung quá nhiều vào một thị trường, nếu thị trường đó xảy ra biến động thì rủi ro rất cao và số lượng sản phẩm được tiêu thụ cũng sẽ giảm. Vì vậy tổng kim ngạch sẽ giảm và từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty. Cá khô là một mặt hàng thủy sản, vì vậy mà công ty nên tìm kiếm thêm những thị trường mới. Đặc biệt là ở EU, vì theo Fistenet thì EU là thị trường có nhu cầu cao về thủy sản, ổn định và có thu nhập cao. Mặt khác thì hệ thống hàng rào về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng rất khắc khe, vì vậy để có thể thâm nhập được vào thị trường khó tính này thì công ty Thái Sơn nên thực hiện tốt quá trình quản lý chất lượng hàng hóa, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nước này. Tiếp theo tôi sẽ trình bày về lượng đơn đặt hàng trong 3 năm 2006-2008 Bảng 5.17: Lượng đơn đặt hàng và tổng kim ngạch năm 2006-2008 ĐVT: USD ( Nguồn: phòng kinh doanh) Năm 2006 công ty mới tham gia kinh doanh mặt hàng cá khô nên lượng đơn đặt hàng còn ít và trị giá trên mỗi đơn đặt hàng cũng không nhiều, chỉ gần 53 ngàn USD/đơn đặt hàng. Năm Đơn đặt hàng Kim ngạch Giá trị/đơn đặt hàng Năm 2006 6 316.621,40 52.770,00 Năm 2007 37 4.556.616,42 123.151,80 Năm 2008 18 3.432.100,35 190.672,24 Tổng 61 8.305.338,17 366.594,04 Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 30 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Đến năm 2007 do công ty đã kinh doanh được một thời gian và cũng đã có một số kinh nghiệm trong ngành cá khô, cùng với việc khai thác thêm một số thị trường mới nên lượng đơn đặt hàng tăng lên vượt trội, tới 37 đơn đặt hàng. Việc có được nhiều đơn đặt hàng đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên. Sang năm 2008 số lượng đơn đặt hàng giảm làm cho tổng kim ngạch của năm 2008 cũng giảm hơn so với năm 2007. Tuy nhiên trị giá trên mỗi đơn đặt hàng thì gia tăng lên đến hơn 190 ngàn USD/ đơn đặt hàng. Số lượng đơn đặt hàng giảm đi phân nửa so với năm 2007 nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 chỉ giảm 1/ 4 so với năm 2007 mà thôi. Điều này cho thấy năm 2008 sở dĩ có ít đơn đặt hàng hơn một phần là do công ty đã thực hiện ký các hợp đồng dài hạn và gộp những đơn đặt hàng nhỏ lẻ thành những đơn đặt hàng lớn. Thị trường tiêu thụ năm 2008 bị thu hẹp hơn so với năm 2007, đã làm cho kim ngạch xuất khẩu năm 2008 giảm hơn so với năm 2007, do năm 2008, công ty không xuất khẩu sang thị trường Belarus và Modavia. Tóm lại: Thị trường là nhân tố tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của công ty. Việc mở rộng hay thu hẹp thị trường, đơn đặt hàng cũng tác động mạnh đến doanh thu xuất khẩu của công ty. Năm 2008, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp dẫn đến lượng đơn đặt hàng giảm, làm cho doanh số xuất khẩu năm 2008 cũng giảm hơn so với năm 2007. Vì vậy để làm tăng doanh số xuất khẩu thì công ty nên đẩy mạnh việc tìm kiếm những thị trường mới và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thân quen. 5.2.5 Chi phí bán hàng Bảng 5.18: Chi phí bán hàng năm 2006-2008 Chi phí bán hàng là một loại chi phí rất quan trọng, nó góp phần giúp công ty bán được nhiều sản phẩm, tìm kiếm thị trường và làm hồ sơ xuất khẩu. Năm 2007 là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 3 năm, nên có chi phí bán hàng cao nhất hơn 91 ngàn USD. Do năm 2006 công ty mới bước vào kinh doanh lĩnh vực cá khô nên không có nhiều thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Nên đến năm 2007 thì công ty đã bỏ nhiều chi phí cho việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đó là lý do mà chi phí bán hàng năm 2007 tăng lên nhiều so với năm 2006. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2006 Chi phí bán hàng (USD) 3.166,21 91.132,31 48.049,40 - Lượng hàng XK (Kg) 51.642,00 790.210,00 517.577,30 - Tỷ trọng trên tổng chi phí (%) 1,04 2,06 1,45 - % thay đổi chi phí bán hàng - 2778,00 -47,00 1418,00 CPBH/số lượng cá XK (USD) 0,06 0,12 0,09 - Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 31 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Sang năm 2008 chi phí bán hàng giảm đi phân nửa so với năm 2007, phần chi phí giảm: Một phần là do lượng đơn đặt hàng giảm, một phần nửa là do công ty đã tạo được mối quan hệ thân thiết với các đối tác. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên tổng chi phí giai đoạn 2006-2008 cũng thay đổi giống như tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán trên tổng chi phí. Điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán cũng tác động đến chi phí bán hàng, suy rộng hơn đó là lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tác động đến chi phí bán hàng. Và chi phí bán hàng cũng là một bộ phận cấu tạo nên tổng chi phí và góp phần làm thay đổi lợi nhuận của công ty. Nhìn vào phần trăm thay đổi chi phí bán hàng giai đoạn 2006-2008, tốc độ thay đổi của chi phí bán hàng gấp 2 lần so với tốc độ thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng chỉ chiếm 1-2 % trong tổng chi phí, một con số khá nhỏ nhưng tốc độ thay đổi của nó qua các năm thì rất lớn. Bảng 5.18 cũng cho ta thấy được chi phí bán hàng cho 1kg cá khô xuất khẩu qua 3 năm cũng có sự thay đổi. Năm 2006 thì hơn 0,05 USD, năm 2007 thì hơn 0,1 USD, sang năm 2008 thì giảm xuống chỉ còn chưa được 0,1 USD. Điều này chứng tỏ công ty chưa sử dụng chi phí bán hàng một cách có hiệu quả. Tóm lại: Công ty vẫn chưa sử dụng chi phí bán hàng có hiệu quả, làm cho chi phí này vẫn ở mức cao và tốc độ giảm lượng đơn đặt hàng là 1/ 2 nhưng tốc độ giảm của chi phí bán hàng thì chỉ giảm 1/3 so với năm 2007. Vì vậy chi phí bán hàng là nhân tố tác động làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty muốn làm tăng lợi nhuận thì nên thay đổi chiến lược sử dụng chi phí bán hàng cho có hiệu quả hơn. 5.2.6 Hình thức hoạt động của công ty Qua cuộc phỏng vấn chuyên sâu với chuyên gia của công ty thì tôi biết thêm được một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty khi công ty hoạt động dưới hình thức nhà nước: - Do Thái Sơn trực thuộc bộ quốc phòng nên được ưu tiên cho tham gia vào những phái đoàn được đi sang nước ngoài. - Ngoài ra công ty còn được trung tâm nhiệt đới Việt- Nga cho muợn đất (không phải trả tiền) để xây dựng cơ sở hạ tầng. - Do làm việc trong môi trường nhà nước, kém cạnh tranh nên cũng kém nhạy bén với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên để giúp cho nước ta vươn lên ngang tầm với các nước khác trên thế giới thì công ty không nên bị động trông chờ vào sự quan tâm, giúp đỡ của chính phủ mà phải dựa vào chính mình thì mới có thể đứng vững trên thị trường trong thời buổi kinh tế thị trường. Công ty biết rằng để có thể phát triển thì bản thân phải tự thay đổi nên trong 2 năm qua công ty đang thực hiện chính sách cổ phần hóa công ty. Chặng đường cổ phần hóa còn 2 năm, vì vậy trong thời gian này công ty phải xây dựng chính sách để phù hợp với hình thức mới và hoạt động có hiệu quả hơn. 5.3 Các tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp, đồng thời lợi nhuận cũng là hệ quả của các quyết định thông suốt của nhà quản trị. Vì vậy để đánh giá chuẩn xác khả năng lợi nhuận đạt được ta phân tích các tỷ số sau: Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 32 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Bảng 5.19: Tỷ suất lợi nhuận ĐVT: 1000 USD NĂM Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Lợi nhuận 12,66 136,70 123,56 Doanh thu thuần 316,62 4.556,62 3.432,10 Giá vốn hàng bán 259,63 3.736,42 2.814,32 Tổng chi phí 303,96 4.419,91 3.308,54 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%) 4,00 3,00 3,60 Tỷ suất lợi nhuận trên GVHB(%) 4,88 3,66 4,39 Hiệu suất sử dụng hiệu quả chi phí (%) 4,17 3,09 3,73 Biểu đồ 5.7: Tỷ suất lợi nhuận Nhìn vào biểu đồ 5.7 thì tốc độ thay đổi của tỷ suất LN/DT và của LN/GVHB là tương đồng với nhau. Đó là những đoạn thẳng song song nhau. Sở dĩ những đoạn thể hiện tỷ suất này song song nhau là do tốc độ thay đổi của giá vốn hàng bán đơn vị bằng với tốc độ thay đổi của giá bán đơn vị. 5.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Qua bảng phân tích trong ba năm 2006, 2007, 2008 lợi nhuận của công ty có sự tăng giảm rõ rệt, mức chênh lệch tăng giảm của các chỉ số không cao. Bình quân tỷ suất sinh lợi trên doanh thu chỉ dao động 3 % – 4 %. 3,6 4,88 3 4 3,66 4,39 3,09 3,734,17 0 1 2 3 4 5 6 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%) Tỷ suất lợi nhuận trên GVHB(%) Hiệu suất sử dụng hiệu quả chi phí Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 33 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Cụ thể năm 2006 cứ 100 USD doanh thu thuần mang lại 4 USD lợi nhuận. Riêng năm 2007 tỷ suất lợi nhuận giảm xuống 3% là do: - (1) là: Sự thay đổi giảm của tỷ giá hối đoái. - (2) là: Sự tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. - (3) là: Sự giảm xuống của giá và năm 2007. - (4) là: Công ty mở rộng tiêu thụ thêm 3 thị trường nữa: Belarus, Modavia, Ukraina và 3 mặt hàng mới: Cá cơm, cá nục, cá mối. - (5) là: Chi phí bán hàng cao hơn so với năm 2006. Tất cả sự biến động này đã góp phần làm giảm tỷ suất LN/DT xuống. Nhưng sang đến năm 2008 thì tỷ số này tăng lên đạt 3,6% là do: - (1) là: Tỷ giá hối đoái tăng. - (2) là: Giá bán và số lượng hàng hóa tiêu thụ tăng so với năm 2006. Nên tỷ suất LN/DT thấp hơn so với năm 2006. Nhưng so với năm 2007 thì tỷ giá hối đoái tăng, lượng hàng tiêu thụ giảm cùng với chi phí bán hàng giảm. Đã làm cho tỷ suất LN/DT tăng cao hơn so với năm 2007. Theo thống kê của liên ngân hàng thì lãi suất USD năm 2006 là 3,5% , năm 2007 là 5,25% và năm 2008 là 2,5%. So với tỷ suất sinh lợi của công ty thì năm 2006 và 2008 thì tỷ suất lợi nhuận của công ty cao hơn lãi suất tiền gửi của ngân hàng, nhưng năm 2007 thì suất sinh lợi của công ty lại thấp hơn. Điều này cho thấy tuy năm 2007 công ty có doanh số cao nhưng chi phí sử dụng cũng cao nên lợi nhuận sinh ra thấp. 5.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán Qua số liệu phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán đồng biến cùng với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2006-2008. Trong năm 2006 từ 100 USD chi phí bỏ ra công ty chỉ thu được 4,88 USD lợi nhuận. Nhưng đến năm 2007 trong 100 USD chi phí công ty chỉ chỉ thu được 3,66 USD lợi nhuận. Nguyên nhân của sự biến động trên là: - (1) là: Công ty phải trả nhiều chi phí cho việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. - (2) là:Giá cả thu mua nguyên liệu cũng tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là trong năm công ty vẫn không duy trì tỷ suất sinh lợi được ở mức cao. Sang năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán có lợi thế hơn so với cùng kỳ năm 2007 nhưng mức tăng cũng không đáng kể. Lúc này công ty có 100 USD chi phí bỏ ra thu được là 4,39 USD lợi nhuận. Đây là điều đáng mừng và đáng khích lệ vì công ty đã bắt đầu hoạt động tốt hơn so với năm 2007, cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn cũng đã tăng 0,73 USD. Tỷ số tăng chứng tỏ công ty đã cải thiện được khả năng sinh lời trên giá vốn hàng bán. Vì vậy công ty nên duy trì tỷ số này ở mức cao hơn nữa. 5.3.3 Hiệu suất sử dụng chi phí Qua biểu đồ 5.7 mỗi năm thì công ty sử dụng chi phí đem lại một mức lợi nhuận khác nhau. Năm 2006 cứ 100 USD chi phí bỏ ra thì đem lại cho công ty hơn 4 USD lợi nhuận. Nhưng sang năm 2007 thì hiệu suất này lại giảm xuống 3,09 %, có nghĩa là cứ Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 34 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh 100 USD chi phí bỏ ra thì chỉ đem lại hơn 3 USD lợi nhuận. Có nghĩa là hiệu suất sử dụng chi phí năm 2007 kém hiệu quả so với năm 2006. Sang năm 2008 thì hiệu suất này lại tăng lên 3,73 %. Mặc dù năm 2008 hiệu suất tăng lên so với năm 2007 nhưng vẫn chưa tăng đến mức năm 2006. Trong phần phân tích giá bán và giá vốn hàng bán ta thấy được công ty định mức giá bán xuất khẩu dựa vào giá vốn đơn vị và theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí thì công ty phải tìm cách để giảm các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý và chi phí bán hàng( chi phí giá vốn hàng bán thì luôn chiếm một tỷ lệ nhất đinh trong doanh số bán hàng). Kết luận: Qua việc phân tích tác động của 6 nhân tố: Tỷ giá hối đoái, giá bán, thị trường, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và hình thức hoạt động của công ty tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty thì: - Năm 2007: Sự chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm mức lợi nhuận gần 96 triệu VND, nhưng lượng đơn đạt hàng tăng lên 31 đơn đặt hàng làm cho doanh thu tăng hơn 4.200 ngàn USD. Giá vốn hàng bán giảm gần 1% / tổng chi phí, chi phí bán hàng tăng hơn 1%/ tổng chi phí. Ngoài ra, việc tăng thêm 3 thị trường mới đã làm cho tổng kim ngạch tăng hơn 2,6 triệu USD. - Năm 2008: Sự chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái đã làm cho doanh thu tăng 115 ngàn USD, giảm 2 thị trường tiêu thụ nên doanh thu giảm 1,5 ngàn USD, chi phí giá vốn hàng bán trong năm tăng 1,1%/ tổng doanh thu, nhưng chi phí bán hàng chỉ giảm 0,6%/tổng doanh thu, sản lượng tiêu thụ trong năm giảm do tăng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận mà công ty thu được còn rất thấp so với lãi suất tiền gửi USD trong ngân hàng. So với bảng thống kê của liên ngân hàng thì lãi suất USD năm 2006 và năm 2008 thấp hơn tỷ suất sinh lợi của công ty, nhưng năm 2008 thì lãi suất của ngân hàng lại cao hơn so với tỷ suất sinh lợi của công ty. Vì vậy công ty nên chú ý hơn đến 6 nhân tố trên để có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi của công ty. 5.4 Phân tích SWOT 5.4.1 Điểm mạnh - Là công ty nhà nước trực thuộc bộ quốc phòng, công ty đã nhận được sự ưu đãi về đất. - Công ty có văn phòng đại diện ở các nước mà hiện nay đang là khách hàng của công ty: Đây là một thuận lợi để tạo và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này cũng giúp công ty nắm bắt rõ hơn về thị trường xuất khẩu để có thể đưa ra những phản ứng kịp thời khi việc mua bán gặp sự cố. - Và được tham gia vào các phái đoàn sang nước ngoài (Công tác xúc tiến thương mại). 5.4.2 Điểm yếu - Do công ty mới kinh doanh mặt hàng cá khô nên chưa có kinh nghiệm, khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới. Mới bắt đầu kinh doanh mặt hàng cá khô từ năm 2006. - Kém nhạy bén với môi trường bên ngoài. Do Thái Sơn hiện tại đang theo hình thức doanh nghiệp nhà nước. - Công ty chưa tạo được thương hiệu cho sản phẩm. Do mới kinh doanh được 3 năm. - Chưa đa dạng hóa thị trường, chưa có thị trường truyền thống. Nga chỉ là thị trường then chốt thôi. Vì thời gian kinh doanh vẫn chưa được nhiều. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 35 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh - Sản phẩm của công ty không đa dạng, chỉ có cá khô sơ chế và chỉ gói gọn ở 4 loại cá. - Cá khô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chứ không phải là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty. 5.4.3 Cơ hội - Hiện nay công ty thuộc nhà nước và theo tiến trình cổ phần hóa thì đến hết năm 2011, còn 2 năm nữa để hoàn thiện mình trước khi bước chân ra thị trường. Công ty sẽ có động lực để cải tiến bộ máy. - Sự biến động tăng tỷ giá hối đoái làm tăng doanh thu năm 2008, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn. - Có nhiều thị trường tiềm năng mà công ty vẫn chưa khai thác tới (Eu). 5.4.4 Thách thức - Công ty phải thuê đất theo giá thị trường, nếu chuyển sang hình thức công ty cổ phần. - Sự biến động giảm tỷ giá hối đoái năm 2007, sẽ góp phần làm giảm doanh thu của công ty. - Rào cản về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Đặc biệt là thị trường EU. - Mất đi ưu đãi về các công tác xúc tiến thương mại, nếu chuyển sang hình thức hoạt động khác. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 36 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Hình 5.1: Mô hình SWOT của công ty Thái Sơn SWOT Cơ hội (Opportunities) O1: Sau khi cổ phần hóa công ty sẽ có động lực thay đổi bộ máy. O2: Sự biến động tăng tỷ giá hối đoái năm 2008. O3: Có nhiều thị trường tiềm năng mà công ty chưa khai thác (EU). Thách thức (Threats) T1: Phải thuê đất theo giá thị trường. T2: Sự biến động giảm của tỷ giá hối đoái. T3: Rào cản về an toàn vệ sinh thực phẩm cao. T4: Mất đi sự ưu tiên về xúc tiến thương mại. Điểm mạnh (Strengths) S1: Được thuê đất miễn phí. S2: Có văn phòng đại diện ở thị trường xuất khẩu. S3: Ưu đãi trong công tác xúc tiến thương mại. . S-O O1,O2+S1, S2, S3: Đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường then chốt ⇒ Chiến lược thâm nhập thị trường quen thuộc. O1, O2, O3+S3: Đưa sản phẩm hiện có sang các nước khác như EU ⇒ Chiến lược phát triển thị trường mới. S-T T2,T3+S2,S3: Dùng các mối quan hệ, tiếp xúc và giữ quan hệ với các nước thân quen. ⇒ Chiến lược thâm nhập thị trường Nga, Ukraina. Điểm yếu (Weaknesses) W1: Khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường mới. W2: Cơ cấu kém nhạy bén với môi trường bên ngoài. W3: Chưa tạo được thương hiệu cho công ty. W4: Thị trường chưa đa dạng, chưa có thị trường truyền thống. W5: Sản phẩm của công ty không đa dạng. W6: Cá khô không phải là mặt hàng chủ lực của công ty. W-O W1,W2,W3,W4+O1,O2,O3: ⇒ Chiến lược phát triển những thị trường mới. W3,W5,W6+O2,O3: tạo ra sản phẩm mới.⇒ Chiến lược phát triển sản phẩm. W-T T3+W1,W3,W5:⇒ Chiến lược phát triển sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 37 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Sau khi đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Để có thể giúp công ty phát huy những lợi thế vốn có của mình và khắc phục những điểm yếu. Tôi đưa ra một số chiến lược sau: - Phát triển thị trường mới: Đưa sản phẩm mà công ty đang kinh doanh sang các thị trường mới như EU, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu. - Phát triển sản phẩm: Tạo ra những mẫu mã kiểu dáng, chủng loại sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà công ty đang hoạt động, cải tiến chất lượng để phát triển sang những thị trường mới. - Thâm nhập thị trường then chốt: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở những thị trường then chốt mà công ty đang kinh doanh như: Nga, Ukraina. Nếu mục tiêu sắp tới của công ty là tăng tỷ suất lợi nhuận thì phải giảm các khoản chi phí như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Để giảm các khoản chi phí này công ty nên tăng doanh số bán ở các thị trường then chốt của công ty như: Nga, Ukraina. Thì công ty nên thự hiện chiến lược thâm nhập thị trường then chốt. Nhưng nếu thực hiện chiến lược này thì rủi ro rất cao giống như bỏ tất cả tiền vào một giỏ. Nếu có biến cố thì công ty sẽ bị thiệt hại. Nếu mục tiêu của công ty là giảm thiểu rủi ro thì công ty nên thực hiện chiến lược phát triển thị trường mới như: EU, 5.5 Giải pháp Công ty không thể là một thực thể cô lập và khép kín mà nó phải hoạt động trong một môi trường đầy những khó khăn và mâu thuẩn. Với những kết quả đã phân tích cho thấy công ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên trên thực tiễn công ty vẫn tồn tại 7 điểm yếu. Sau đây là một số giải pháp giúp công ty thích nghi với những biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Mặt khác giúp công ty không ngừng gia tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy mà hiệu quả kinh doanh là mục tiêu theo đuổi phấn đấu của mọi doanh nghiệp nói chung và công ty Thái Sơn nói riêng. Thông qua kết quả nghiên cứu tôi đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau đây: - Chiến lược thâm nhập thị trường then chốt: Để thực hiện tốt chiến lược này thì công ty nên: + Liên kết với ngư dân , tập huấn kỹ năng nuôi trồng và chăm sóc cá nước mặn. Tạo vùng nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo vệ sinh. + Thực hiện chế biến theo đúng quy trình chất lượng bằng cách trang bị máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại, nắm bắt kịp thời yêu cầu kỹ thuật của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để kịp thời đáp ứng, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tay nghề của công nhân nhằm làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh bán ra trên các thị trường. + Đồng thời cũng áp dụng những tiêu chuẩn về chất lượng như: ISO, HACCP, GMP,Để đáp ứng được đòi hỏi khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Chiến lược phát triển thị trường mới: Để có thể đưa sản phẩm sang tiêu thụ ở thị trường mới thì công ty nên: Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 38 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh + Tận dụng các mối quan hệ khi được tham gia vào các phái đoàn sang nước ngoài để tìm hiểu khả năng thích hợp của sản phẩm với thị trường các nước này. + Ngoài ra công ty cũng nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới: Truy cập Internet, từ đối thủ cạnh tranh, + Để đề phòng sự giảm giá của tỷ giá hối đoái công ty nên đào tạo một số cán bộ nghiên cứu tình hình biến động của tỷ giá hối đoái, thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn,Để tránh sự rủi ro trong thanh toán. - Chiến lược phát triển sản phẩm: + Lập bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho công ty. + Liên tục cải tiến bao bì, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm. + Lập bộ phận quảng cáo, xây dựng thương hiệu cá khô cho công ty. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 39 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 6.1 Kết luận Qua phân tích ta cũng thấy được công ty Thái Sơn có lợi thế hơn so với một số công ty, do vẫn còn nhận được một số ưu đãi của chính phủ. Nhưng các nhà quản trị luôn hoạt động với áp lực cao để duy trì khả năng sinh lời cho công ty. Song một thực tế mà công ty phải nhìn nhận đó là tuy trong những năm qua công ty hoạt động có lợi nhuận nhưng mức lợi nhuận này rất thấp, có lúc thấp hơn lãi suất tiền gửi của ngân hàng. Vì vậy mà công ty cũng nên chú trọng hơn đến mục tiêu lợi nhuận. Qua phỏng vấn chuyên sâu, tôi đưa ra 6 nhân tố tác động đến doanh thu, chi phí của công ty: Tỷ giá hối đoái, giá bán, giá vốn hàng bán, thị trường tiêu thụ, chi phí bán hàng và hình thức hoạt động của công ty - Về tình hình lợi nhuận: Theo những diễn biến về tình hình lợi nhuận của công ty trong những năm qua đạt tương đối, tỷ suất lợi nhuận mang lại không ổn định nhưng vẫn giữ được vị thế. Tuy nhiên qua mỗi năm công ty hoạt động đều có lãi, nhưng vấn đề đặt ra là chi phí phục vụ cho nhu cầu sản xuất còn cao. Vì vậy lợi nhuận mang lại cũng đạt không cao.Công ty nên theo dõi thường xuyên sự biến động của tỷ giá hối đoái, thị trường để kịp thời đưa ra biện pháp để xử lý. + Năm 2007: Sự chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm mức lợi nhuận gần 96 triệu VND, nhưng lượng đơn đạt hàng tăng lên 31 đơn đặt hàng. Giá vốn hàng bán giảm gần 1% / tổng chi phí, chi phí bán hàng tăng hơn 1%/ tổng chi phí. Ngoài ra, việc tăng thêm 3 thị trường mới đã làm cho tổng kim ngạch tăng lên đến 2,6 triệu USD. + Năm 2008: Sự chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái làm cho doanh thu tăng 115 ngàn USD, giảm 2 thị trường tiêu thụ nên doanh thu giảm 1,5 ngàn USD, chi phí giá vốn hàng bán trong năm tăng 1,1%/ tổng doanh thu, nhưng chi phí bán hàng chỉ giảm 0,6%/tổng doanh thu, sản lượng tiêu thụ trong năm giảm do tăng giá bán sản phẩm. - Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận mà công ty thu được còn rất thấp so với lãi suất tiền gửi USD trong ngân hàng. So với bảng thống kê của liên ngân hàng thì lãi suất USD năm 2006 và năm 2008 thấp hơn tỷ suất sinh lợi của công ty, nhưng năm 2008 thì lãi suất của ngân hàng lại cao hơn so với tỷ suất sinh lợi của công ty. Vì vậy công ty nên chú ý hơn đến 6 nhân tố trên để có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi của công ty. - Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được tôi đưa ra 3 giải pháp: + Chiến lược phát triển thị trường mới. + Chiến lược thâm nhập thị trường then chôt. + Chiến lược phát triển sản phẩm. 6.2 Hạn chế Thực hiện đề tài này tôi chưa lý giải được một số hiện tượng sau: - Giá bán/Giá vốn hàng bán = hằng số. - Những khó khăn khi chuyển từ hình thức nhà nước sang cổ phần . - Những chiến lược mà tôi đưa ra thì chỉ là nhũng chiến lược về Marketing. Mong muốn các bạn khóa sau sẽ phát triển bài nghiên cứu này theo những khía cạnh còn thiếu sót. Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO Gerry D Smith,2000.Chiến lược và sách lược kinh doanh.TP Hồ Chí Minh,nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Hải Sản.2001.Quản trị doanh nghiệp.TP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản thống kê. Nguyễn Thị My.2006.Phân tích hoạt động kinh doanh.TP Hồ Chí Minh,nhà xuất bản thống kê. Võ Thanh Thu,Ngô Thị Hải Xuân. 2006.Kinh tế & phân tích hoạt động kinh doanh thương mại.TP Hồ Chí Minh,nhà xuất bản lao động xã hội. (Không tác giả) .09/01/2009.Co hoi khi lai suat USD cham day. (đọc ngày 20 tháng 05 năm 2009). (Không tác giả).(Không ngày tháng). Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Đọc ngày 25 tháng 05 năm 2009) Nhật Vy (Theo AFP, Bloomberg, Reuters).05/02/2007.Lãi suất USD có thể nằm ở mức 5,25% suốt năm 2007. đọc ngày 20 tháng 05 năm 2009). (Web của công ty).(Không ngày tháng) (đọc ngày 15 tháng 03 năm 2009). (Web của ngân hàng nhà nước).(Không ngày tháng) đọc ngày 15 tháng 05 năm 2009). GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 40 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (LẦN 1) Xin chào anh( chị): .Tôi tên là: Hà Thị Kiều Oanh, sinh viên lớp DH6KD2. Hiện nay tôi đang làm luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn. Hôm nay, tôi xin anh( chị) dành thời gian khoảng 5 phút để chúng ta cùng thảo luận về vấn đề trên. Những ý kiến của anh(chị) rất quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu của tôi. Tôi mong anh(chị) vui lòng giúp đỡ. Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận STT Các nhân tố Có Ít ảnh hưởng 1 Tỷ giá hối đoái 2 Nhu cầu 3 Hình thức hoạt động của doanh nghiệp 4 Lạm phát 5 Lãi suất 6 Chi phí chính 7 Giá bán Những nhân tố khác tác động đến lợi nhuận của công ty 1 2 3 4 5... GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 41 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (LẦN 2) Xin chào anh( chị): .Tôi tên là: Hà Thị Kiều Oanh, sinh viên lớp DH6KD2. Hiện nay tôi đang làm luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn. Hôm nay, tôi xin anh( chị) dành thời gian khoảng 5 phút để chúng ta cùng thảo luận về vấn đề trên. Những ý kiến của anh(chị) rất quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu của tôi. Tôi mong anh(chị) vui lòng giúp đỡ. 1. Theo anh(chị) hình thức hoạt động của công ty có những ưu và những nhược điểm gì so với các loại hình khác? 2. Hoạt động dưới hình thức nhà nước thì công ty được hưởng những sự quan tâm như thế nào? 3. Trong tương lai thì công ty có thay đổi hình thức hoạt động không? Tại sao? GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 42 SVTH: Hà Thị Kiều Oanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1033.pdf
Tài liệu liên quan