MỞ ĐẦU
Trong phạm vi một tỉnh ,cũng như xét trong một quốc gia hay xét trên toàn thế giới , luôn luôn tồn tại song song hai hệ thống : Hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường . Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi các thành phần sản xuất , lưu thông, phân phối , tiêu dùng và tích luỹ , tạo nên dòng nguyên liệu , năng lượng , hang hoá , phế thải , lưu thong giữa các phần tử cấu thành nên hệ thống. Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận các chất thải từ hệ kinh tế . Chất thải này có thể ở lại trong môi trường tự nhiên , hoặc trở lại hệ kinh tế thông qua tái chế.Một hoạt động mà chất phế thải không thể tái chế được coi là một hoạt động gây tổn hại đến môi trường,mỗi hoạt động của con người đều có những tác động tới môi trường theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người , làm sao đạt tới sự phát triển hài hoà bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường!!!
Trước những vấn đề bức xúc về môi trường toàn cầu cũng như ở các quốc gia, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeio(Braxin) năm 1992 đã xác định :”Phát triển bền vững “ trong đó kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế , phát triển xã hội với bảo vệ môi trường là muc tiêu của nhân loại trong thế kỷ 21 . Mười năm sau đó , Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg ( cộng hoà Nam phi) đã cụ thể hoá thành hành động thông qua chương trình Nghị sự 21 .
Thành phố Hải phòng là thành phố lớn thứ hai trên miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và lien vùng . Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế . Trong những năm qua, song song với quá trình phát triển chung của thành phố là sự gia tăng về dân số và các hoạt động công nghiệp đã góp phần gây ô nhiễm môi trường nước mặt , nước ngầm , môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị.Một biên pháp trực tiếp giải quyết ô nhiễm đó là thu gom các chất thải sao cho đạt hiệu quả cao nhất vì vâyem chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn ở các cơ sở sản xuât – kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là : Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề ra giải pháp và kiến nghị
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích(CBA)
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập và kế thừa thông tin
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn
Chưong II Thực trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương III Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THU GOM CHẤT THẢI RẮN 4
I.Tổng quan về chất thải và chất thải rắn 4
1.Chất thải 4
2.Chất thải rắn 6
II Thu gom chất thải rắn 9
1.Tầm quan trọng của hoạt động thu gom chất thải rắn 9
2 .Các mô hình thu gom chất thải 11
III Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn 15
1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế 15
2 .Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn 15
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 17
I . Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng 17
1 . Điều kiện tự nhiên 17
2 . Đặc điểm kinh tế - xã hội và lao động 19
II Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Hải Phòng 22
1.Ô nhiễm không khí. 22
2.Ttình hình ô nhiễm nước thải: 24
3. Ô nhiễm chất thải rắn: 25
4. Ô nhiễm môi trường đất: 26
III Thực trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng 27
1. Hiện trạng quản lý 27
2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng 29
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 31
I – Đánh giá chi phí 31
2.Chi phí cho hoạt động vận chuyển 34
3. Chi phí khấu hao FCK/hao : 35
II Đánh giá lợi ích. 35
1.Lợi ích thu lại từ phí vệ sinh môi trường : 35
2. Lợi ích với môi trường 36
3. Lợi ích với con người 36
III Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 37
IV.Kiến Nghị và giải pháp 38
KẾT LUẬN 40
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn ở các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong phạm vi một tỉnh ,cũng như xét trong một quốc gia hay xét trên toàn thế giới , luôn luôn tồn tại song song hai hệ thống : Hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống môi trường . Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi các thành phần sản xuất , lưu thông, phân phối , tiêu dùng và tích luỹ , tạo nên dòng nguyên liệu , năng lượng , hang hoá , phế thải , lưu thong giữa các phần tử cấu thành nên hệ thống. Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận các chất thải từ hệ kinh tế . Chất thải này có thể ở lại trong môi trường tự nhiên , hoặc trở lại hệ kinh tế thông qua tái chế.Một hoạt động mà chất phế thải không thể tái chế được coi là một hoạt động gây tổn hại đến môi trường,mỗi hoạt động của con người đều có những tác động tới môi trường theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người , làm sao đạt tới sự phát triển hài hoà bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường!!!
Trước những vấn đề bức xúc về môi trường toàn cầu cũng như ở các quốc gia, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeio(Braxin) năm 1992 đã xác định :”Phát triển bền vững “ trong đó kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế , phát triển xã hội với bảo vệ môi trường là muc tiêu của nhân loại trong thế kỷ 21 . Mười năm sau đó , Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg ( cộng hoà Nam phi) đã cụ thể hoá thành hành động thông qua chương trình Nghị sự 21 .
Thành phố Hải phòng là thành phố lớn thứ hai trên miền Bắc Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, là nơi hội tụ giao thoa của nhiều luồng kinh tế có ý nghĩa quốc tế và lien vùng . Đặc biệt Hải Phòng là thành phố cảng cửa ngõ giao thông thuỷ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình gắn liền với vùng biển quốc tế . Trong những năm qua, song song với quá trình phát triển chung của thành phố là sự gia tăng về dân số và các hoạt động công nghiệp đã góp phần gây ô nhiễm môi trường nước mặt , nước ngầm , môi trường không khí và những vấn đề cảnh quan, kiến trúc môi trường đô thị.Một biên pháp trực tiếp giải quyết ô nhiễm đó là thu gom các chất thải sao cho đạt hiệu quả cao nhất vì vâyem chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn ở các cơ sở sản xuât – kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là : Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề ra giải pháp và kiến nghị
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích(CBA)
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập và kế thừa thông tin
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn
Chưong II Thực trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương III Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THU GOM CHẤT THẢI RẮN
I.Tổng quan về chất thải và chất thải rắn
1.Chất thải
1.1Khái niệm chất thải
Chất thải được hiểu là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không dung nữa, chúng không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó và được loại thải ra môi trường
“Vật không dung nữa ,vật không còn tác dụng” được áp dụng với từng đối tượng khác nhau . Tuỳ từng đối tượng mà nó có thể là chất thải với đối tượng này nhưng cũng có thể là nguyên liệu đầu vào với đối tượng khác .
Ví dụ : xỉ than ở các nhà máy gạch được coi là chất thải của nhà máy nhưng với những người sản xuất gạch xỉ thì nó là một nguồn nguyên liệu đầu vào….
Tại khoản10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:Chất thải được định nghĩa chung là các dạng vật chất cụ thể ở thể rắn,lỏng,khí được thải ra từ sane xuất ,kinh doanh,dịch vụ ,sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
1.2.Các thuộc tính của chất thải
Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất nhưng chủ yếu tồn tại ở ba dạng: rắn , lỏng , khí. Ở những dạng này có thể định lượng . Ngoài ra , một số chất thải tồn tại ở một số dạng khó xác định như nhiệt, phóng xạ, bức xạ,….Tác động gây ô nhiễm môi trường là do các thuộc tính vật lý, hoá học, sinh học của chất thải
Thuộc tính gây ô nhiễm nguy hiểm là thuộc tinh hoá học. Một lương nhỏ hoá chất độc hại xâm nhập vào cơ thể con người và sinh vật có thể gây ra những phản ứng không lường hết được . Chúng có thể tồn tại lâu dài từ khâu sinh học này sang khâu sinh học khác trong chuỗi thức ăn cuối cùng xâm nhập vào cơ thể con người.
Tất cả chất thải đều có đặc thù sinh học với những mức độ khác nhau , nghĩa là các chất thải sinh ra thông qua quá trình biến đổi sinh học , nó có thể biến đổi thành các sản phẩm sinh học nguy hiểm(đặc biệt là chất thải bệnh viện) gây ra dich bệnh nhất là ở những vùng có khí hậu nóng ẩm thích hợp.
Chất thải có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển đổi này có thể theo chiều hướng xấu hoặc tốt .
1.3.Phân loại chất thải
+ Theo nguồn gốc phát sinh :
*Chât thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải , là những chất thải tạp từ các hộ gia đình được loại thải ra ngoài môi trường
* Chất thải của hoạt động sản xuất , kinh doanh, thương mại bao gồm: chất thải công nghiệp , chất thải nông nghiệp , chất thải của các nghành dịch vụ .
+ Theo thuộc tính vật lý : chất thải rắn, lỏng, khí .
+ Theo tính chất hoá học : chất thải kim loại , chất dẻo , thuỷ tinh , giấy bìa , vải vụn.
+ Theo tính chất và mức độ độc hại : chất thải đặc biệt nguy hại,chất thải nguy hại,chất thải không nguy hại….
2.Chất thải rắn
2.1,Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là các chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp , bao gồm: chất thải từ các khu dân cư, đường phố , các hoạt động thương mại , dịch vụ , văn phòng , xây dựng , sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế
2.2.Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp , nông nghiệp ,sinh hoạt, y tế trong đó chất thải công nghiệp chiếm đa phần trong tổng lượng phát thải.
- Chất thải công nghiệp:
Bao gồm các chất thải như: Đất đá khai thác mỏ , tro và xỉ trong ngành công nghiệp luyện kim ….Trong đó nghành sản xuất và tiêu thụ năng lượng đứng đầu trong các nguồn gây ô nhiễm môi trường ,vì các nguồn năng lượng mới và năng lượng hạt nhân mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số năng lượng mà con người khai thác trong khi nguồn năng lượng chủ yếu vẫn được khai thác từ các nhiên liệu hoá thạch. Hiện nay tất cả các nghành công nghiệp kể cả nghành công nghiệp điên rử được coi là” công nghiệp sạch” đều là nguồn phát sinh chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường ở các cấp độ khác nhau.
- Chất thải nông nghiêp.
Bao gồm các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: các loại bao , túi, lọ trong đó có chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân , sản phẩm thừa của gia súc….Các loại chất thải này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường . Đặc biệt tồn dư thuốc trừ sâu , trừ cỏ rất khó phân huỷ tích tụ lại trong đất và nguồn nước làm ô nhiễm, các chất thải hữu cơ có thể là các ổ dịch gây bệnh cho người và sinh vật
- Chất thải sinh hoạt.
Thành phần chủ yếu của chất thải sinh hoạt là các loại rác hữu cơ( rau, củ, quả thừa…)rác tái chế ( giấy , bìa , kim loại ….)rác chon lấp và rác thải độc hại . Sự ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt chủ yếu do rác phát sinh ở các khu vực đông dân cư với khối lượng lớn nhưng không được thu gom xử lý hợp lý.
- Chất thải y tế : Bao gồm các phế phẩm sinh học, các bộ phân cơ thể người , các túi đụng thuốc, bong băng, kim tiêm,…. Do tính chất đặc thù về sinh học nên chất thải y tế có thể gây ra ô nhiễm sinh học bùng phát các ổ dịch bệnh nếu không đựợc thu gom xử lý kịp thời
2.3 Thành phần của chất thải rắn
Bảng sau giới thiệu so sánh sự phân ố thành phần rác thải rắn của các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người khác nhau:
(đơn vị % khối lượng)
Bảng 1 : Thành phần rác thải rắn ở các nước trên thế giới
Thành phần
Quốc gia có thu nhập thấp(<750USD)
Quốc gia có thu nhập trung bình(750 – 5000USD)
Quốc gia có thu nhập cao(>5000USD)
* Các chất hữu cơ
Thức ăn thừa
40-85
20-65
6-30
Giấy
1-10
8-30
20-45
Carton
5-15
Plastic
1-5
2-6
2-8
Vải
1-5
2-10
2-6
Cao su
1-5
1-4
0-2
Da
0-2
Rác sân vườn
1-5
1-10
10-20
Gỗ
1-4
* Các chất vô cơ
Thuỷ tinh
1-10
1-10
4-20
Lon thiếc
2-8
Nhôm
1-5
1-5
2-8
Những kim loại khác
1-4
Tro,Bui,…..
1-40
1-30
0-10
Nguồn: Lưu Đức Hải : Urban waste in Vietnam and Its Management, Workshop on Waste Economy and Sustainable Development, Hanoi 29-30 August , 2000
II Thu gom chất thải rắn
1.Tầm quan trọng của hoạt động thu gom chất thải rắn
1.1 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới hoạt động kinh tế - xã hội – môi trường
Là loại chất thải chứa các hoá chất dễ gây phản ứng , độc hại , dễ thối rũa , dễ cháu nổ , nhiễm khuẩn, hoặc các chất thỉa phóng xạ …. Có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ con người và sinh vật . Với những đặc tính như trên , ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng của chất thải rắn là rất lớn nếu không có biện pháp quản lý và xử lý hợp vệ sinh.
Nhiều nguồn chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp. nông nghiệp, dịch vụ không được quản lý chặt chẽ và có biên pháp xử lý cho thích hợp đã là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất , đặc biệt là nguồn nước mặt và nước ngầm, là nguyên nhân gây nên các dich bệnh trong cộng đồng.
Tác hại của chất thải rắn đến sức khoẻ con người được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1 :Tác hại của chất thải rắn đén sức khoẻ của con người
Nguồn : Giáo trình kinh tế chất thải NXB Chính trị quốc gia -2005
Người, động vật
Môi trường không khí
Rác thải:
Sinh hoạt
Sản xuất
Thưong nghiệp
Tái chế
Nước mặt
Nước ngầm
Môi trường đất
1.2 Quản lý chất thải rắn
Ở nước ta hiện nay, việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phần lớn do các công ty môi trường dô thị ở các thành phố đảm nhận . Công ty chịu sự kiểm soát của Uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố thông qua các Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường ( nay là Sở tài nguyên Môi trường ) và Sở Giao thông công chính
Sơ đồ 2 :Mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
UBND tỉnh, thành phố
Sở GTCC
Sở TN & MT
UBND quận
Công ty Môi trường đô thị
Xí nghiệp Môi trường Đô thị huyện
Xí nghiệp môi trường
Xí nghiệp phục vụ
Đoàn xe
Nguồn : Giáo trình kinh tế chất thải NXB Chính trị quốc gia -2005
Quá trình thu gom, xử lý, và vận chuyển chất thải rắn được thể hiện qua sơ đồ dưới đây
Khu vực thu gom chất thải rắn
Trạm trung chuyển
Bãi chôn lấp chất thải rắn
2 .Các mô hình thu gom chất thải
2.1Mô hình quản lý tư nhân
Mô hình này được thực hiện trên cơ sở hạch toán kinh doanh độc lập với mực tiêu là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt , tuy nhiên cần phải giám sát kết quả đạt được trong thu gom và vận chuyển của các đơn vị đó .
Vậy những đơn vị nào được gọi là tư nhân? Đó là tổ thu gom rác dân lập , hợp tác xã kinh doanh vận chuyển… Để xem mô hình hoạt động có phù hợpvới địa phương hay không ta cần phân tích ưu nhược điểm của mô hình.
*Ưu điểm :
- Huy động được nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo viếc làm cho người dân địa phương dần xoá bỏ bao cấp trong thu gom , vận chuyển được bao cấp bởi ngân sách nhà nước,ngân sách địa phương. Với nguyên tắc “ người hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp “ sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước . Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏi người cung cấp phải cung cấp dịch vụ ngày cang tốt hơn, đa dạng hơn do vậy chất lượng môi trường được cải thiện hơn .
- Tăng tỷ lệ thu gom rác trong các ngõ xóm ,hạn chế tình trạng mất vệ sinh trong các khu dân cư
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạo điều kiện để người dân thực sự làm chủ và có trách nhiệm với môi trường sống của chính mình
- Tiết kiệm được chi phí cho ngân sách nhà nước
- Giảm bớt chi phí quản lý
- Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường
*Nhược điểm:
- Vì lợi nhuận nên thông thường người cung cấp dịch vụ không thực hiện đầy đủ các qui trình thu gom , vận chuyển : Như cắt bớt công đoạn, các xe chở quá tải , mua xe cũ có chất lượng không đảm bảo an toàn giao thông.
- Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lôn xộn trong khâu thu gom vận chuyển như: Thu không đúng giờ , tập kết rác không đúng địa điểm , để rác tồn đọng qua ngày…..
- Không phổ biến kịp thời các quy định của nhà nước , của nghành cho đối tượng lao động .
- Khâu quản lý tài chính dễ sai sót
…..
2.2 Mô hình quản lý nhà nước
Ở nước ta mô hình quản lý chất thải này là phổ biến nhất và hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp công ích chịu sự quản lý của các cơ sở ban ngành , uỷ ban nhân dân địa phương. Hoạt động với mục đích là đạt hiệu quả xã hội trong việc thu gom , vận chuyển rác thải.
* Về tổ chức quản lý:
- Sở chủ quản , thường là sở giao thông công chính : với nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chương trình kế hoạch , chính sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển….
- UBND tỉnh ban hành văn bản pháp quy , quy hoạch bãi chôn lấp…., đầu tư thiết bị công nghệ…
- Các sở liên quan
- Sở TN-MT : Thanh tra giám sát chất lượng môi trường
- Công ty Môi trường Đô thị: Ký hợp đồng vận chuyển, hướng dẫn kỹ thuật đào tạo, xây dựng mức giá và quy chuẩn kỹ thuật của công tác thu gom vận chuyển trình lên các cơ quan hữu quan phê chuẩn thực hiện.
*Ưu điểm của mô hình :
- Các quy định chính sách của nàh nước được phổ biến kịp thời có sự quản lý thống nhất từ trên xuống .
- Mọi hoạt động trong quy trình đều được thực hiện theo quy định của UBND địa phương, của nhà nước
- Có sự phối hợp chặt chẽ và khá đồng bộ giữa các khâu trong quá trình thu gom vận chuyển và xử lý chất thải.
- Hạn chế được các biến cố thường xảy ra như sự tồn đọng , những sự cố về nhân sự và phương tiên thu gom . Trong hoạt động nếu một đơn vị gặp sự cố thì có thể huy động sự tương trợ của đơn vị khác
- Việc sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện bảo đảm bởi các xí nghiệp thành viên do đó mức độ an toàn cho người lao động cao hơn khá nhiều
* Nhược điểm của mô hình:
- Mô hình quản lý cồng kềnh với sự chồng chéo của các cơ quan chủ quản , các cơ quan liên ngành cho nên mọi phương án đưa ra dù có khả thi thì phải một thời gian sau mới được thực hiện, dẫn đến sự chậm trễ.
- Hạn chế tính tích cực trong cạnh tranh vì hoạt động này mang tính độc quyền
- Nhiều khi hoạt động mang tính hình thức
- Do là doanh nghiệp công ích nên dễ xảy ra tình trạng ỷ lại trông chờ vào nguồn ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước
- Nhà nước thường xuyên phải hỗ trợ một khoản khá lớn vào khoản trang thiết bị , phương tiện hoạt động
III Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn
1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh tế
Theo Barry Field & Nancy Olewiler hiệu quả của một hoạt động sản xuất được thể hiện thông qua cách thức phân bổ nguồn lực . Một cách phân bổ nguồn lực tốt là cách phân bổ nguồn lực sao cho tại đó chi phí cận biên bằng lợi ích cận biên khi đó hoạt động phân bổ đạt hiệu quả Pareto
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất phải được xem xét dựa trên hiệu quả về mặt tài chính ( các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu ,chi phí nhân công,… lợi ích thu về bằng tiền…) và hiệu quả về mặt xã hội( các lợi ích với con người ,môi trường hay các tác hại…)
2 .Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn
Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động thu gom chất thải được tính thông qua mô hình
E = B – C = B – ( CTgom + CVc + FCk/hao )
Trong đó:
B : Lợi ích thu được từ hoạt động thu gom bao gồm:
+Lợi ích với con người lợi ích về môi trường sống trong lành , sức khoẻ tăng tỷ lệ mắc bệnh do ô nhiễm môi trường,…rất khó lượng hoá thường được lượng hoá thông qua tỷ lệ người mắc bệnh giảm xuống
+ Lợi ích với môi trường : môi trường sạch hơn, trong lành hơn ,cảnh quan đô thị đẹp hơn…. Việc lượng hoá cũng rất khó khăn , phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá là phương pháp “vật thay thê”
+ Lợi ích với công ty thu gom đó là doanh thu có được từ các hợp đồng thu gom rác thải rắn
C : chi phí phát sinh bao gồm :
+ CTgom Chi phí thu gom chi phí công nhân thu gom, công cụ dụng cụ…
+ CVc Chi phí vận chuyển chi phí xăng xe , chi phí đi đường,…..
+ FCk/hao Chi phí khấu hao TSCĐ
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I . Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng
1 . Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Hải Phòng là một thành phố ven biển , thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km , toạ độ địa lý từ 20o 07’15” đến 1070 45’00” Kinh độ Đông; gíap các tỉnh Quảng Ninh , Thái Bình , Hải Dương , Vịnh Bắc Bộ . Tổng diện tích toàn thành phố : 1.519,2 km2 , tổng dân số 1.793 nghìn người.
1.2 Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình đa dạng: mạng lưới sông ngòi chia căt thành phố thành các tiểu vùng; trên 100.000 km2 thềm lục địa. 132km đường bờ biển , nhiều cửa sông tạo thành các hệ sinh thái thuỷ khu vực đặc thù ; hang trăn đảo nhỏ , các đảo lớn : Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cát Hải; địa hình đồi núi : rải rác ở khu vực Kiến An, Thuỷ Nguyên theo hướng Tây Đông , Tây Nam – Đông Bắc; địa hình đồng bằng : khoảng 900km2 phân bổ ở phía Tây Bắc , phía Bắc và thấp dần về phía Nam, Đông Nam.
1.3 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm : mùa đông lạnh , ít mưa, mùa hạ nóng ẩm , mưa nhiều ; nhiệt độ trung bình cả năm từ 23-240 C lượng mưa trung bình 1.200 – 2000 mm/ năm ; độ ẩm trung bình 84-92%; tốc độ gió trung bình 2,8 – 3,7 m/s . Hàng năm có từ 2- 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền.
1.4 Đất đai và tình hình sử dụng đất
Hải Phòng có 7 loại đất chính sau : đất cồn cát và ven biển: diện tích 670ha, đất phù sa : 25.445 ha, đất mặn :23.194 ha, đất phèn :5.517ha, đất phèn mặn : 23.688 ha
1.5 Tài nguyên nước
Nước mặt: mạng lưới sông ngòi day đặc thuộc cửa sông Thái Bình và sông Hồng , tổng chiều dài sông ngòi chảy qua Hải Phòng khoảng 280km, mật đọ trung bình 0,6 – 0,8 km /km2 , Sông Giá , sông Đa Độ là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất tổng trữ lượng vào khoảng 21.077.300m3 .
Nước ngầm : Hải Phòng có tổng trữ lượng nước ngầm 263,458 m3 / ngày , tập trung ở khu vực Quán Trữ (Kiến An), Thuỷ Nguyên , Tiên Lãng, đảo Cát Bà tuy nhiên nguồn tài nguyên này rất dễ bị nhiễm mặn.
1.6 Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng khoáng sản khá đa dạng, trong đó đá vôi xây dựng có trữ lượng lớn nhất, khoảng 500 triêu tấn tập trung khu vực bắc huyện Thuỷ Nguyên; sét xây dựng và phục vụ sản xuất xi măng có trữ lượng khoảng 65 triệu m3
1.7 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng gồm : rừng tự nhiên , rừng trồng , rừng ngập mặn , Rừng tự nhiên : tích 17.872ha , tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà , và vùng núi đá bắc Thuỷ Nguyên . Rừng trồng : 5.076 ha bao gồm rừng sản xuất , rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phân bố ở ven biển và vùng đồi núi thấp , Đây là nơi cư trú và bãi đẻ của nhiều loài sinh vật và có tác dụng phòng hộ chống xói lở bờ biển, giữ đê biển.
1.9 Đa dạng sinh học
Hải Phòng rất phong phú về dạng sinh học:
Hệ thực vật bao gồm : hệ thực vật vùngtriều với gần 200 loài ; hệ thực vật gò đồi hệ thực vật trên núi đá vôi ; có 145 loài cây cho gỗ ; vườn quốc gia Cát Bà có 25 loài thực vật quý hiếm đã được đưa vào sàc đỏ Việt Nam;hệ thực vật trên đất phù sa
Hệ động vật : gồm 38 loài động vật có vú chủ yếu là khỉ vàng , sơn dương, voọc đầu trắng…. tập trung chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Bà; chim: gồm 186 loài trong đó có 4 loài trong sách đỏ Việt Nam;bò sát, lưỡng cư có 25 loài
Thuỷ sinh vật: ở vùng cửa sông –ven biển co 145 loài thực vật nổi , 56 loài động vật nổi và 99 loài động vật ở đáy; ở vùng triều có khoảng 500 loài đôngg vật đáy; 6 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam,. Hệ sinh thái rạn san hô : có 197 loìa , trong đó bộ san hô cứng :177 loài ,bộ san hô Sừng 11 loài , bộ san hô mềm 9 lài
2 . Đặc điểm kinh tế - xã hội và lao động
2.1 Dân số và lao động
Thành phố Hải Phòng có 5 quận , 1 thi xã và 8 huyện , 218 xã phường, thị trấn. Tính đến ngày 31/12/2005 toàn thành phố có 1.793 nghìn người, dân số thành thi chiếm 40,36% tổng số dân toàn thành phố ; dân số nông thôn : 59,64%.
Bảng 2 :Diện tích , dân số , đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng
(Tính đến 31/12/2005)
Diện tích tự nhiên (km2 )
Dân số TB năm 2005 ( 103 người)
Mật độ dân số (Ng/km2 )
Đơn vị hành chính
Thị trấn
Xã
Phường
Toàn thành phố
1.519,2
1.793,0
1.180
9
152
57
1.Q. Hồng Bằng
15,2
110,0
7.235
-
-
11
2.Q Ngô Quyền
19,6
160,3
8.178
-
-
13
3. Q. Lê Chân
12,7
194,1
15.236
-
-
14
4.Q.Kiến An
29,5
87,8
2.977
-
-
9
5.Q.Hải An
88,4
79,3
897
-
-
6
6.TX. Đồ Sơn
32,9
36,3
1.102
-
1
4
7.H.Thuỷ Nguyên
242,7
300,6
1.238
2
35
-
8.H.An Dương
101,7
143,4
1.408
1
15
-
9.H.An Lão
114,9
126,9
1.104
1
16
-
10.H.Kiến Thuỵ
164,3
183,3
1.116
1
2
-
11.H. Tiên Lãng
189,0
154,4
817
1
22
-
12.H.Vĩnh Bảo
180,5
188,2
1.042
1
29
-
13.H.Cát Hải
323,1
28,2
87
2
10
-
14. Huyện đảo Bạch Long Vũ
4,5
0,33
74
-
-
-
Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2005
Đến 2005 ,tổng số lao động toàn thành phố là 1.384.673 người, trong đó lao động thành thị :542.742 người,lao động nông thôn :841.931 người.
2.2 Tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong 5 năm 2001 2005 đạt 11,05% gấp 1,5 lần mức tăng bình quân của cả nước ,tổng GDpP năm 2005 :20.846,9 tỷ đồng trong đó nghành coong nghiệp xây dưng chiếm tỷ trọng 36,58%; Nông-lâm nghiệp - thuỷ sản :12,98%; dịch vụ 55,44%
Một số chỉ tiêu kinh tế của Hải Phòng năm 2005 -2006 :
Bảng 3: giá trị sản xuất của các nghành của thành phố Hải Phòng 2005 - 2006
Giá trị sản xuất
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Tốc độ tăng trưởng 2006/2005
Nông nghiệp
Tỷ đồng
2.267,70
2.355,5
103,9%
Lâm nghiệp
“
25,9
24,0
92,7%
Thuỷ sản
“
699,4
798,0
114,1%
Công nghiệp
“
21.582,9
25.521,6
118,2%
Xây dựng
“
6492,4
7699,4
103,3%
Dịch vụ
“
5488,7
6472,5
105,6%
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng 2005
II Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Hải Phòng
Ô nhiễm ở Hải Phòng không chỉ do hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác tạo nên. Chúng ta đi sâu nghiên cứu cụ thể các nguyên nhân đó.
1.Ô nhiễm không khí.
Hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 1994, Hải Phòng có 94 xí nghiệp trung ương, 169 xí nghiệp công nghiệp địa phương quản lý và hơn 6 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đều nằm trong ba quận nội thành. Theo số liệu điều tra năm 2000 của Cục Thống kê Hải Phòng, cho thấy trong 3 quận nội thành có 86 nhà máy công nghiệp lớn với 50 cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu hoá thạch, chủ yếu là than đá. Khi mới thành lập, nhiều xí nghiệp còn có không gian rộng, nhưng do dân số gia tăng khoảng cách giữa các xí nghiệp với khu dân cư đang bị thu hẹp.
Mức độ ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất đến môi trường, đến các khu vực dân cư là khál ớn. Khu vực Thượng Lý, Hạ Lý, Sở Dầu, Hùng Vương là khu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bụi nhà máy xi măng Hải Phòng lan toả. Hàm lượng chất khí quanh nhà máy xi măng ở các khu vực dân cư do Sở Khoa học Công nghệ Môi trường đo được như sau:
- Khoảng cách tới ống khói dưới 100m, lượng bụi lơ lửng là 2,53 mg/m3, bụi lắng 4.271 mg/m3, lượng CO2 là 0,76 mg/l.
- Khoảng cách tới ống khói dưới 300m, lượng bụi lơ lửng đo được là 1,57 mg/m3, lượng bụi lắng 6.414 mg/m3, lượng CO2 đo được là 0,64 mg/l, lượng khí CO là 27,1 mg/m3.
- Khoảng cách tới ống khói dưới 800m, lượng bụi lơ lửng đo được là 2,4 mg/m3, bụi lắng là 5.475 mg/m3, lượng khí CO2 là 0,66 mg/l. Nồng độ các loại khí thải và bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần. Bởi vì tiêu chuẩn cho phép bụi lơ lửng là 0,2 mg/m3, và CO là 0,5 mg/m3.
Khí thảí gây ô nhiễm còn do các hoạt động khác thí dụ do sinh hoạt, do giao thông vận tải... Ô nhiễm khí thải sinh hoạt do quá trình đun nấu, đốt than củi. Hầu hết các gia đình trong nội thành đều dùng than củi đun nấu, chỉ có một số ít hộ gia đình dùng bếp gas. Chất thải độc hại gây ra hàng ngày và hầu hết thời gian trong ngày người dân hít phải khí thải là các chất CO, CO2 và SO2...
Ô nhiễm không khí còn do các phương tiện giao thông vận tải gây nên. Cùng với tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, lượng xe ô tô, xe máy tại Hải Phòng cũng gia tăng một cách đáng kể. Số lượng xe máy ở thành phố lên tới 100 nghìn chiếc, ô tô 30 nghìn chiếc, đó là chưa kể các loại xe khách, xe vận tải các tỉnh qua Hải Phòng hàng ngày hàng nghìn lượt. Nhiều loại xe đã qua cũ nhưng vẫn tiếp tục được các chủ xe sử dụng. Đường sá trong thành phố rất chật hẹp, xuống cấp, tốc độ phát triển đường xá không thep kịp với tốc độ phương tiện giao thông, do đó tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường là vấn đề rất đáng quan tâm.
Lực lượng và nồng độ bụi tại các đường phố chính trong khu vực nội thành được khảo sát trong những năm gần đây là khá cao. Bụi lơ lửng đo được là 0,76 - 0,93 mg/m3 gấp 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt có nơi 6,1 mg/m3, gấp hơn 30 lần tiêu chuẩn cho phép.
2.Ttình hình ô nhiễm nước thải:
Nước thải gây ô nhiễm trong thành phố chủ yếu do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Hàng ngày các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nội thành (chỉ tính 30 cơ sở lớn) thải hơn 12.000m3 nước vào hệ thống cống rãnh thành phố. Chất lượng nước thải công nghiệp ở hầu hết các cơ sở là có ô nhiễm.
Kể cả những nhà máy mới được xây dựng sau này, chất lượng nước thải vẫn không được cải thiện. Do đó có thể khẳng định rằng hầu hết nguồn nước thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng đều là những chất gây ô nhiễm. Nồng độ pH và BOD đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt nghiêm trọng ở nhà máy bia và công ty giấy Hải Phòng.
Nguồn nước cấp cho các nhà máy nước tại khu vực đô thị đều là nước bề mặt từ các sông He, Rế, Đa Đô và nguồn nước từ tỉnh Hải Dương dẫn về từ các kênh mương hở. Nguồn nước cho các nhà máy nước không thiếu, nhưng chất lượng nước là do có vấn đề. Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải công nghiệp đều chảy chung vào hệ thống cống rãnh chiều dài hơn 55 km. Hệ thống cống chung này chảy vào hồ điều hoà, hoặc chảy trực tiếp ra sông, ra biểnHệ thống cống thoát nước vừa hỏ vừa cũ, kênh mương, hồ điều hoà đang bị thu hẹp dòng chảy diện tích do người dân lấn chiếm đất. Cho nên sau một trận mưa to, ngập úng kéo dài. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không qua xử lý, xả thẳng vào hệ thống hồ ao, kênh mương đang bị quá tải do bùn lắng, diện tích bị thu hẹp. Do đó mùi hôi thối ở một số hồ ao, kênh mương bốc lên suốt 24 giờ trong ngày. Một mặt gây mất mỹ quan thành phố, mặt khác trở thành nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Do ô nhiễm nước và an toàn vệ sinh thực phẩm không được bảo đảm, cho nên số người bị các bệnh đường ruột như thương hàn, tiêu chảy, lỵ thường xuyên xảy ra ở khu vực đô thị Hải Phòng, thường rất hay gặp đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh truyền nhiễm về đường ruột là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Theo báo cáo gần đây có khoảng 46 nghìn lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh ỉa chảy trong một năm.
Cải tạo hệ thống thoát nước nội thành đang là vấn đề quan trọng của thành phố.
3. Ô nhiễm chất thải rắn:
Gồm chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, phân tươi từ các hố xí thùng là nguyên nhân gây ô nhiễm ở thành phố. Lượng rác thải sinh hoạt trong nội thành hàng ngày từ khoảng 1000. Theo kết quả phân tích vào năm 2000 tại bãi rác thải Thượng Lý cho thấy:
- Rác thải sinh hoạt do đun nấu chiếm hơn 70%.
- Giấy các loại chiếm 3%.
- Thuỷ tinh chai lọ chiếm 1%.
- Kim loại chiếm 0,2%.
- Cao su chiếm 3%.
- Các loại rác thải sinh hoạt khác chiếm 3%.
Theo báo cáo của Công ty môi trường đô thị Hải Phòng, lượng rác thải hàng ngày ở 3 quận nội thành được thu gom khoảng 80%. Số còn lại trong các ngõ hẻm, các hố chôn lấp hoặc vất xuống ao hố, cống rãnh. Bãi rác ở thành phố có diện tích 10 hecta, không xa trung tâm (cách 2 km) đã đầy. Mùa hè năm 2004, do không có chỗ đổ rác thải, trên đường phố Hải Phòng đã tồn tại những đống rác lớn. Mãi tới khi thành phố có chủ trương quy hoạch nơi đổ rác mới ở một huyện ngoại thành và xử lý ở xa thành phố tình hình mới được giải toả.
Số lượng công nhân, số phương tiện thu gom, chuyên chở rác còn thiếu. Hình thức thu gom thủ công vất vả , Nhưng vẫn không gải quyết được tình trạng ô nhiễm rác thải trên đường phố và trong các khu dân cư.
Thành phố Hải Phòng cần mau chóng xây dựng một nhà máy xử lý rác thải để chất lượng môi trường lâu dài của thành phố ngày càng tốt hơn.
4. Ô nhiễm môi trường đất:
Môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoạt động sản xuẩt công nghiệp , y tế , sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp khai khoáng. Nước thải và chất thải độc hại từ các nhà máy , từ các bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải trực tiếp ra các cánh đồng và vùng đất xung quanh các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện … làm ô nhiễm đất . Việc sử dụng chưa hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và lưu trữ hoá chất , thuốc quá hạn , thuốc cấm sử dụng trong nông nghiệp,…. Gây ô nhiễm và thoái hoá đất.
III Thực trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1. Hiện trạng quản lý
Công tác điều tra, thống kê nhằm phân loại chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố mang tính quyết định cho hoạt động thu gom , quản lý loại chất thải này . Trên cơ sở các kết quả điều tra , cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cho mình một ngân hàng dữ liệu về lượng thải của các đơn vị sản xuất - kinh doanh trên địa bàn thành phố
Thực hiên công tác này , Sở Tài Nguyên & Môi Trường thành phố đã thực hiên điều tra , thống kê các nguồn chất thải rắn trên địa bàn tỉnh . Cụ thể :
- Phối hợp thực hiện điều tra , thống kê các nguồn thải tại các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố, lập danh sách các đơn vị có các loại chất thải rắn cần thu gom và xử lý.
- Phối hợp điều tra thống kê các nguồn thải rắn tại các cơ sở kinh doanh và sản xuất TTCN trên địa bàn tỉnh , lập danh sách các cơ sở có chất thải rắn để có biện pháp xử lý.
Tuy nhiên trong thời gian qua do những khó khăn về kinh phí , nhân lực nên công tác điều tra , thống kê, theo dõi các nguồn thải rắn trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện một cách toàn diện và thường xuyên..
Đơn vị chị trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bản thành phố Hải Phòng là Công ty môi trường đô thị Hải Phòng theo hợp đồng với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố, Hiện, công ty có 36 xe vận chuyển rác các loại đang hoạt động, trong đó 11 xe mới nhập theo dự án xử lý chất thải rắn ( vốn ODA Hàn Quốc) nhưng chưa kịp đăng ký, ngoài ra còn có 29 xe chở rác đã hỏng không thể sử dụng được nữa, trung bình mỗi xe có tải trọng 5 tấn và hoạt động 2 chuyến/ ngày số xe chở rác cần có 65 đến 70. Tới đây, công ty nhập tiếp 22 xe còn lại của dự án xử lý CTR, vẫn phải bổ sung từ 10 đến 15 xe chở rác loại trọng tải 5 tấn, tuy thiếu thốn về phương tiện và trang thiết bị thu gom nhưng công ty đã thực hiên khá tốt công việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Mô hình tổ chức và phương thức thu gom rác của Hải Phòng hiện nay là: tại mỗi quận bố trí các đội sản xuất chịu trách nhiệm thu gom rác ở các phường trong quận. Toàn bộ thiết bị thu gom rác đều được thực hiện bằng xe đẩy tay dung tích là 450 lít/xe. Rác được đổ trực tiếp lên xe hoặc dùng xẻng hót từ dưới lòng đường, sau đó được vận chuyển đến các điểm trung chuyển rác. Tại các điểm trung chuyển rác, có các contaier chứa rác hoặc được xây bằng các tường rào gạch ngăn hoặc có thể để trống, sau đó công nhân xúc rác lên các xe ô tô IFA hoặc dùng xe vận chuyển cả contaier đến bãi rác
Sau khi thu gom các chất thải rắn được đưa về các bãi chôn lấp để xử lý hiện Hải Phòng , phương pháp xử lý chu yếu là chôn lấp ,có 4 khu chôn lấp rác thải rắn đó là : Tràng Cát( phường tràng cát, quận Hải An) Đồ Sơn( thị xã Đồ Sơn), Gia Minh ( xã Gia Minh huyện Thủy Nguyên)và bãi rác tạm Đình Vũ. Hầu hết các bãi rác này đều gây ô nhiễm môi trường do hàng ngày phải tiếp nhận một khối lượng rác khổng lồ dẫn đến quá tải. Hiện nay các bãi rác đang được đầu tư nâng cấp và sửa chữa cải tạo: phủ đất, trồng cây xanh tạo cảnh quan trên mặt đất, thực hiện chôn rác thải theo tầng ,lớp,…….Nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Cơ chế phối hợp quản lý chưa đồng bộ, số lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu , kiêm nhiện nhiều giữa quản lý tài nguyên và môi trường . Đây là một thực trạng tồn đọng nhiều năm nay nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp xử lý triệt để.
2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Năm 2005 , tổng chất thải rắn của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng là: 74,21 tấn/ ngày trong đó có 1,21 tấn chất thải độc hại , ngành công nghiệp da giầy : 90 m3 ngày , trong đó có 1% là rác thải công nghiệp nguy hại mức thu gom đạt 87,6% .Hiện nay tổng lượng chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh được chôn lấp tại bãi rác Tràng Cát.
Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, tuỳ theo mỗi đơn vị mà có những biện pháp xử lý riêng,nhưng đa phần các cơ sở xản xuất kinh doanh đều hợp đồng với công ty môi trường đô thị Hải Phòng để công ty tiến hành thu gom rác thải rắn mà các cơ sở nay thải ra và vận chuyển về bãi chôn lấp rác thải.
Có 86 công nhân tực tiếp thu gom ,nhưng do chủ yếu là thu gom thủ công nên hiệu quả thu gom chưa cao. Đoàn xe chuyên dụng thu gom và vận chuyển vẫn còn thiếu và đang hoạt động hết công suất , một số xe đã quá cũ nên trong khi vận chuyểm vẫn làm rơi vãi rác gây ô nhiễm.
*Những thuận lợi và khó khăn của công tác thu gom
-Thuận lợi :
+Các trang thiết bị thu gom của công ty Môi trường đô thị Hải Phòng được đầu tư khá hiện đại công tác quản lý được thực hiện khá đồng bộ .
+Mức sống của người dân cộng thêm trình độ văn hoá khá cao nên có ý thưc trách nhiệm đối với việc vệ sinh môi trường, tạo điều kiện cho các công nhân thu gom dễ dàng và hiệu quả hơn.
+Hệ thống giao thông vận tải khá hoàn thiện tạo điều kiện cho các xe chuyên dụng thu gom rác dễ dàng hơn
+Công ty có đôi ngũ công nhân viên được kết hợp giữa những người giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ ,năng động trong công việc, đây là điều kiện quan trọng để công ty tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới đê đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới
+Hiện nay tổ chức quản lý môi trường trên địa bàn Hải Phòng đã được phân cấp hình thành hệ thống từ thành phố xuống các quận, huyện , xã , phường.
-Khó khăn:
+Cơ chế phối hợp quản lý giữa các cấp chưa được chặt chẽ còn thiếu nhiều cán bộ chuyên môn.
+Tổ chức quản lý môi trường còn kiêm nhiệm nhiều giữa quản lý tài nguyên và môi trường
+Ý thức của một bộ phận thu gom chưa cao thực hiên quy chế của công ty không đúng với tinh thần trách nhiệm ỷ lại gây ảnh hưởng xấu đến kế hoạch và hoạt động thu gom của công ty
+Việc phân loại rác tại nguồn ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện còn chưa được tốt gây ảnh hưởng đến hiệu quả thu gom
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC THU GOM CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I – Đánh giá chi phí
Chi phí cho hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng được tính theo công thức :
C = CTgom + CVc + FCk/hao
1. Chi phí cho hoạt động thu gom
CTgom = CPCN + CPcc Trong đ ó:
CPCN : chi phí cho công nhân thu gom
CPcc : chi phí cho công cụ thu gom
Chi phí cho công nhân thu gom
- Tiền lương và phụ cấp
Lương và phụ cấp cho công nhân tính trung bình là 700.000đ/ người/tháng.Số công nhân nhận trách nhiệm trực tiếp thu gom là 86 người Do đó chi phí lương cho công nhân trong 1 tháng là :
700.000x 86 = 60.200.000(đ)
Bồi dưỡng độc hại
Mức bồi dưỡng độc hại được tinh theo định mức 3000đ/người/ngày.
Trung bình một tháng ngưòi lao động phải làm việc 26 ngày
è Chi phí này là 86x 26x3000=6.708.000(đ)
Bảo hiểm tai nạn: Bảo hiểm tai nạn tính theo mức 14000 đ/ người / năm
è chi phí là 14000x 86=1.204.000đ/năm
Chi phí bảo hộ lao động cho 1 người là 300. 000đ/ người/ năm
è chi phí là 300000x 86 = 25.800.000
Vậy tổng chi phí cho công nhân thu gom rác thải trong một năm là
CCN = 60.200.000x12+ 6.708.000x12+1.204.000+25.800.000= 829.900.000 (đ)
Chi phí cho công cụ dụng cụ
Ta có bảng tính cho chi phí công cụ dụng cụ lao động như sau:
Bảng 4 : Chi phí công cụ dụng cụ
Chỉ tiêu
Định mức
Đơn giá(đ/cái)
Thành tiền
Chổi dài 1,2m
2cái/người/tháng
3.000
6.192.000đ/năm
Chổi 0,8m
1cái/người/tháng
2.000
2.064.000đ/năm
xẻng
1cái /người/ 6tháng
6000
1.032.000đ/năm
Cuốc
1cái/người/6tháng
6..000
1.032.000đ /năm
Xe gom rác
1xe/2 người/1,5 năm
1.350.000
38.700.000đ/năm
Chi phí sửa chữa dụng cụ
Năm
5.000.000
5.000.000 đ/năm
Tổng
54.020.000đ/năm
Vậy chi phí cho công cụ dụng cụ trong 1 năm là
CPCC =54..020.000 (đ)
Bảng 5 Tổng hợp chi phí thu gom 1năm :
STT
Chi phí
Thành tiền
1
Chi phí nhân công
829.900.000đ
1.1
Tiền lương + phụ cấp
60.200.000đ
1.2
Bồi dưỡng độc hại
6.708.000đ
1.3
Bảo hiểm tai nạn
1.204.000đ
1.4
Bảo hộ lao động
25.800.000đ
2
Chi phí dụng cụ
54.020.000đ
2.1
Chổi
8.256.000đ
2.2
Xẻng
1.032.000đ
2.3
Cuốc
1.032.000đ
2.4
Xe gom rác
38.700.000đ
2.5
Sửa chữa dụng cụ
5000000đ
3
Tổng
883.920.000đ
CTgom = 829900000+54.020.000 = 883.920.000(đ)
2.Chi phí cho hoạt động vận chuyển
Sau khi thu gom rác thải đựơc trực tiếp đưa lên các xe chuyên dụng và được đưa trực tiếp ra bãi rác Tràng Cát để tiến hành xủ lý và chôn lấp
Căn cứ vào biên bản tính toán chi phí của tổ chuyên viên liên nghành , giá thành và kinh phí vận chuyển cụ thể như sau:
Bảng 6 Giá thành và kinh phí vận chuyển
TT
Chỉ tiêu
Xe chuyên dụng
1
Cự ly tính cước vận chuyển
60.773km
2
Cước phổ thông đường loại 1, hàng bậc 3
588.9đ/Tkm
3
Cước phổ thông đường loại 3 , hàng loại 3
928.2 đ/Tkm
4
Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng :
38km đường loại1
23 km đường loại 3
43.525,3 đ/T
22.362,3 đ/T
21.163 đ/T
5
Các hệ số tính theo cước cơ bản:
Phương tiên có thiết bị tự đổ
Chở thiếu tải
6.258,8đ/T
43352,5đ/T
6
Các loại phụ phí
13,500đ/T
7
Trích 2 quỹ khen thưởng phúc lợi
2.037,2 đ/T
Tổng cộng
69.644đ/T
Nguồn: Sở tài nguyên Môi trường Hải Phòng . Bước đầu xác lập hệ thống thu phí môi trường ở thành phố Hải Phòng,
Theo như phần thực trạng đã trình bày lượng rác thải thu gom được năm 2005 là 74,21x87,6%x360=23402,87 tấn
è chi phí vận chuyển là CPVC = 69644x23402,87 = 1.629.869.478(đ)
3. Chi phí khấu hao FCK/hao :
Chi phí khấu hao của hoạt đông thu gom chủ yếu được tính cho khấu hao của phương tiện vận chuyển của xe chở . Hiện nay công ty Môi trường đô thị Hải Phòng có 36 xe chuyên chở các loại trong đó tham gia vào vận chuyển chất thải rắn của các cơ sở sản xuât kinh doanh trên địa bàn thành phố gồm5 xe ép rác trọng tải 7tấn được mua với giá ưu đãi theo dự án chất thải rắn của vốn ODA Hàn Quốc . Áp dụng tính khấu hao theo phụ lục kèm theo thông tư số 03 -2005 UBXD ngày 22 tháng 5 năm 2005 theo định mức khấu hao là 17 % theo mức giá tính khấu hao là 465.500.000đ. Với thời hạn khấu hao là 20năm thì chi phí cho khấu hao 1 năm là :
FCK/hao = 5x465500x17/30 = 13.189.167 (đ)
Vậy tổng chi phí cho hoạt đông thu gom rác thải rắn ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong năm 2005 là:
C = CTgom + CVc + FCk/hao = 883.920.000+1.629.869.478+13.189.167= 2.526.978.645(đ)
II Đánh giá lợi ích.
1.Lợi ích thu lại từ phí vệ sinh môi trường :
Theo tham luận” Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu phí vệ sinh môi trường” tại hội thảo “ Phát huy chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn” được tổ chức tại Hải Phòng ngày 02/06/2005 của Sở Tài nguyên Môi trường Hải Phòng .Năm 2005 tổng doanh thu của công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng là 103,4tỷ dồng trong đó doanh thu từ các hợp đồng thu gom chất thải rắn là 20,5 tỷ đồng.Hiện nay trên dịa bàn thành phố có 15.430 cơ sở sản xuất kinh doanh ,doanh thu từ các hợp đồng thu gom rác thải rắn với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố là 1,932 tỷ dồng đạt hiệu quả thu phí 86% .
2. Lợi ích với môi trường
Lợi ích của công tác thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đó là giảm thiểu lượng chất thải rắn được đưa ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường làm môi trường sạch hơn . Môi trường sạch hơn đồng nghĩa với việc giá nhà ở các khu vực có mức độ ô nhiễm giảm tăng lên,vì vậy ta có thể sử dụng phần chênh lệch giữa hai mức giá cũ và mới như là một” proxy” cho chất lượng môi trường được cải thiện. Theo nghiên cứu của Viện Sinh thái và Môi trường trong khuôn khổ dự án “Phát huy chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn” thi giá nhà tại khu vực xung quanh các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2005 đã tăng hơn năm2003 là 2.000.000 đồng, ước tính có 34% số hộ dân cư trên địa bàn thành phố sinh sống quanh các cơ sở sản xuất kinh doanh , theo niên giám thống kê Hải Phòng năm 2005 thành phố Hải Phòng có khoảng 215600 hộ dân cư . Vậy ước tính lợi ích của công tác thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh với môi trường thành phố Hải Phòng là
34% x 251600 x 2000000=146.676.000.000(đồng)
3. Lợi ích với con người
Thực tế trong cuộc sống đã chứng minh khi quá trình thu gom và xử lý chất thải tốt thì việc giảm thiểu những bệnh tật mà con người có thể mắc phải là một tất yếu khách quan . Khi công tác thu gom được thưc hiện tốt , lượng chất thải ra môi trường bên ngoài giảm xuống, môi trường sống trở nên trong lành hơn và có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hay những bụi bẩn trong không khí, chất gây bệnh ….giúp cho sức khoẻ con người được đảm bảo tinh thần sảng khoái, năng suât lao động cao hơn . Do khả nâng về nhận thức và tài chính có hạn, em không có điều kiện để lượng hoá thành tiền được lợi ích của công tác thu gom chất thải rắn tại các cơ sỏ sản xuất kinh doanh ở Hải Phòng đối với con người mà chỉ co thể liệt kê ra một số các số liệu chứng minh lợi ích của hoạt động này với sức khoẻ người dân Hải Phòng
Dựa vào kết quả điều tra tại các khu vực công nghiệp, chúng ta thấy tỉ lệ người bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp mắc các bệnh thường gặp năm 2005 như sau:
Các bệnh thường gặp
Bệnh tai mũi họng chiếm 53,3%. giảm 16,7% so với năm 1999
Da liễu là chiếm 11,7%giảm 4,2%
Hô hấp là chiếm 46,7% giảm12,1%
Tiêu hoá đường ruột là chiếm 8,3% giảm 3,5%
Đau mắt là chiếm 26,7% giảm 4,7%
III Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Ta có chỉ tiêu lợi ích tuyệt đối :E = ∑B – ∑C = (1932000000+146676000000) -2526978654 =146.081.000.000(đồng)
Như vậy công tác thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hải phòng nếu xét trên khía cạnh tài chính là không hiệu quả “ lỗ”: 2526978654– 1.932.000.000 = 754.978.654VND nhưng khi xét trên quan điểm kinh tế thì đây là hoạt đông có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế chưa lượng hoá toàn bộ là là 146.081.000.000VND chính vì vậy mà hàng năm nhà nước vẫn tiếp tục” bù lỗ” cho công tác thu gom mặc dù hiệu quả tài chính là âm vì công tác này mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội to lớn.
IV.Kiến Nghị và giải pháp
* Kiến nghị
-Sử dụng biện pháp kinh tế khuyến khích việc thu phí dể thu gom vận chuyển và xử lý chất thải.
-Xã hội hoá trong việc thu phí chất thải: Nhà nước, Tư nhân , Hôi phụ nữ…
-Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh với rác thải và chất thải .Phải nhân thấy được rằng” các loại chất thải , rác thải là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt, nó là nguồn nguyên lieu đầu vào rẻ tiền…”
*Giải pháp
- Phối hợp đầu tư giữa nhà nứơc và nhân dân
- Củng cố tổ chức quản lý cho chặt chẽ đồng bộ nhưng ít cồng kềnh
- Xây dựng hệ thống thu phí rác thải dựa trên nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền”
- Đưa hình thức giáo dục về môi trường vào trong các trường học, tuỳ từng độ tuổi có những hình thức giáo dục khác nhau
- Tuyên truyền tác hại của chất thải với sức khoẻ con người cũng như lợi ích của việc thu gom và phân loại chất thải tại nguồn
- Tổ chức các “tuần lễ vì môi trường” để thu hút nhân dân tham gia
- Khuyến khich các cơ sở sản xuât kinh doanh đổi mới công nghệ để tạo ra it chất thải hơn và nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh
-Xã hội hoá công tác thu gom cho các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào hoạt động thu gom
KẾT LUẬN
Qua phân tích và đánh giá số liệu ở trên ta thấy được giá trị to lớn của việc thu gom và vân chuyển rác thải, rác thải rắn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh . Nó không những xó giá trị về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt xã hội .
Quản lý và thu gom tốt rác thải là cơ sở cho việc thục hiện các muc tiêu phân loại rác thải từ nguồn cũng như làm giảm các chất độc hại và mầm bệnh trong rác thải bảo vệ sức khỏ cho con người
Các Bộ ,Thành phố, Sở ,Ban ngành cần tiếp tục tạo điều kiên cho việc đổi mới trang thiết bị vận chuyển thu gom rác đồng thời cần có ưu đãi hợp lý đối với công nhân thu gom.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Đặng Như Toàn, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, GVC. Lê Thu Hoa , GVC Nguyễn Duy Hồng : Bài giảng kinh tế môi trường , Hà nội 1996
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh : Bài giảng CBA
GVC. Lê Thu Hoa : Giáo trình quản lý m ôi trường phần II
GVC Nguyễn Duy Hồng : Đánh giá tác động môi trường, H à N ội 9 – 2002
R.K ery Turner , Đavid perace và Ian Bateman: Kinh tế môi trường.
PGS .Phạm Ngọc Hồ,TS.Hoàng Xuân Cơ: Đánh giá tác động môi trường.
Giáo trình kinh tế học vùng :Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội -1998.
Trần Hùng Sơn :Nhập môn chi phí -lợi ích.
PGS.TS:Nguyễn Đức Khiển:Luật và các tiêu chuẩn môi trường.
Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường số19/2003.
Kinh tế chất thải –Nhà xuất bản Hà Nội -2005.
Niêm giám thống kê Hải Phòng-2005.
Báo cáo thống kê Kinh tế-Xã hội-Môi trường Hải phòng /2005.
Báo cáo hện trạng môi trường Hải phòng-2005.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC111.DOC