Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH
1.1. Lý do chọn đề tài
Hoà vào xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế Giới với nhiều cam go và thử thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dựng mọi thứ về nhân lực và vật lực để có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư và phát triển đó là vốn.Vốn có vai trò rất quan trọng, nó là thứ không thể thiếu của nền kinh tế Thế Giới, của Quốc Gia, của doanh nghiệp và của từng cá nhân. Vốn là điều kiện “cần” cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá.Để doanh nghiệp được hình thành và có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải có vốn để hoạt động. Từ việc hình thành và sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đi đến một định hướng, đó là: sự tồn tại lâu dài, sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Muốn làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng sử dụng nguồn vốn của mình sao cho đạt hiệu quả nhất. Để từ đó, không những doanh nghiệp có thể tồn tại được, có chỗ đứng của mình trên thương trường, mà còn có thể sử dụng những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại để tiến hành đầu tư, tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.Trên cơ sở đó, đề tài: ”Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II” được chọn để nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng của các thành tố được tài trợ, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp để khắc phục những điểm yếu cũng như phát huy những mặt tích cực của việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, có thể giúp công ty đạt được hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn của mình. Và hơn thế nữa, là để đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu tình hình vốn thực tế tại công ty trong những năm gần đây nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và những thành công trong việc sử dụng nguồn vốn của công ty. Sau đó tìm ra nguyên nhân để có hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty xi măng Hà Tiên II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn toàn có thể yên tâm vào khả năng chi trả
nợ vay của công ty khi chúng đến hạn.
4.6.2. Khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo
trả lãi vay hàng năm của doanh nghiệp.
Công ty hoàn toàn không vay nợ (nợ ngắn hạn và dài hạn) nên không có chi phí lãi
vay. Do đó, hàng năm công ty không phải lo chi trả lãi vay và vì vậy phần lợi nhuận sau
cùng được bảo toàn.
4.7. Hiệu quả sử dụng vốn
4.7.1. Phân tích hiệu quả sinh lời
4.7.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết
hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2003 – 2005) trong bảng dưới đây.
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng trưởng của ROS giai đoạn 2003 – 2005
(Đvt: %)
6,34
1,97
11,27
9,5
4,13
9,57
0
2
4
6
8
10
12
2003 2004 2005
Hà Tiên II An Giang
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu biến động qua các năm. Năm 2004, tỷ số này
tăng lên đến 11,27%, tăng 1,77% so với năm 2003 và cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu của nhà máy xi măng An Giang đến 7,14%. Do vậy mức lợi nhuận đạt
được trong năm này được đánh giá là khá tốt. Nguyên nhân là do trong năm 2004 doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn làm cho doanh thu tăng, từ đó lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng tăng, công ty giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lợi
nhuận khác. Chính những yếu tố này đã góp phần làm tổng mức lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng đến năm 2005, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong 3 năm, giảm 4,92% so với
năm 2004. Trong năm 2005, công ty đã cố gắng, nỗ lực tìm mọi biện pháp sao cho lợi
nhuận đem về là cao nhất bằng chứng là việc đầu cơ hàng tồn kho để nhằm mục đích
gia tăng lợi nhuận. Thế nhưng, lợi nhuận thu về chỉ đạt 61,4 tỷ đồng, giảm tới 45,44 tỷ
đồng so với năm trước. Từ việc so sánh trên mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao sản lượng
tiêu thụ tăng mà lợi nhuận lại giảm? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản và chủ yếu
nhất là từ đầu năm 2005, các loại vật tư đầu vào đều đồng loạt tăng giá rất mạnh (cả
điện, than, cước vận chuyển,…) nhưng giá bán xi măng vẫn giữ nguyên ở mức 850.000
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 40
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
đồng/tấn (ở khu vực phía Nam). Đặc biệt là sự leo thang của giá dầu đốt khiến cho giá
vốn hàng bán tăng mạnh. Đối với công ty Xi măng Hà Tiên II, trong năm 2005 dầu đốt
chiếm đến 70% giá vốn hàng bán ra. Do vậy, chỉ tính riêng dầu, một sự biến động nhỏ
của giá dầu cũng làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán do phải chịu ảnh hưởng của sự
biến động giá dầu trên Thế Giới, nếu giá dầu chỉ biến động 1 đồng thì lợi nhuận của
công ty sẽ bị thay đổi đến 0,7 đồng. Chính những điều này đã đẩy doanh nghiệp từ chổ
làm ăn có lãi cao đến giảm lãi dù có cố gắng giảm tối đa chi phí sản xuất.
Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh đều đem về một mức lợi
nhuận khá cao cho công ty. Mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động không thuận
lợi nhưng công ty vẫn giữ cho ROS ở mức khá cao, đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu của công ty trong năm 2005 cao hơn của xi măng An Giang tới 5,38%, trong tình
hình biến động chung của tất cả các công ty, đặc biệt là các công ty sử dụng dầu làm
chất đốt đều phải chịu cảnh lao đao, khốn đốn.
4.7.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng
quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ
thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của
tài sản qua các năm (2003 – 2005) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu
đồ bên dưới.
Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng của ROA giai đoạn 2003 – 2005
(Đvt: %)
3,87
8,9
14,4811,98
4,294,35
0
5
10
15
20
2003 2004 2005
Hà Tiên II An Giang
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tỷ suất lợi nhuận so với vốn sản xuất bình quân của công ty qua 3 năm khá biến
động. Quan sát bảng và biểu đồ trên ta thấy, năm 2004 tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản
xuất tăng nhanh, tăng 2,5 đồng so với năm 2003. Nhưng đến năm 2005 thì tỷ số này
giảm mạnh, giảm 5,6 dồng so với năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do
tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn của tổng vốn. Mà ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất là sự tăng nhanh của giá vốn hàng bán, ngoài ra còn có sự sụt giảm của
doanh thu hoạt động tài chính và của thu nhập khác. Đây là những nguyên nhân chính
dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn biến động theo xu hướng xấu. Cho thấy công ty đang
sử dụng vốn theo chiều hướng kém hiệu quả.
Nhìn chung, với đồng vốn bỏ ra đầu tư đều mang lại lợi nhuận cho công ty với
một tỷ lệ có thể chấp nhận được, tức là ở mức thấp nhất thì vốn chủ sở hữu cũng tạo ra
được một mức lợi nhuận sau thuế là 8,9% cao hơn 5,03% so với mức tỷ suất của nhà
máy xi măng An Giang. Mặc dù vốn đầu tư bỏ ra đều đem về lợi nhuận nhưng khả năng
sinh lợi trên vốn đầu tư đang có xu hướng giảm. Đây là tình trạng không tốt, do vậy các
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 41
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
nhà quản lý công ty cần lưu tâm hơn nữa về vần đề này nhằm làm gia tăng hiệu quả sử
dụng vốn hơn nữa .
4.7.1.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của
doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây.
Biểu đồ 9: Tốc độ tăng trưởng của ROE giai đoạn 2003 – 2005
(Đvt: %)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
10,66
17,77
15,33
0
5
10
15
20
2003 2004 2005
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty Xi Măng Hà Tiên II
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty biến động qua các năm. Năm
2004, tỷ suất sinh lợi đạt được là cao nhất, đạt 17,77%. Nguyên nhân, do trong năm
2004 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm cho lợi nhuận từ sản xuất
kinh doanh tăng nhiều đồng thời lợi nhuận khác cũng tăng cao; đã làm cho tổng lợi
nhuận sau cùng tăng vọt, từ kết quả trên cho thấy vốn chủ sở hữu trong năm 2004 được
sử dụng có hiệu quả hơn. Sang năm 2005, tỷ số ROE giảm mạnh chỉ còn 10,66% giảm
tới 7,11% so với năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế
nhanh hơn của vốn chủ sở hữu. Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho
tài sản của mình, do vậy trong năm 2005 tỷ số ROE giảm mạnh, chứng tỏ tài sản của
công ty chưa được sử dụng hợp lý để đem về mức lợi nhuận như trong năm 2004, làm
cho vốn chủ sở hữu sử dụng kém hiệu quả đi.
Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra đầu tư đạt được mức sinh lợi khá
tốt, thấp nhất cũng đạt 10,66%, cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn tại Ngân hàng
AGIBANK (6,8%/năm), chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư đều đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty đang có xu hướng không tốt.
Công ty cần khắc phục tình trạng này để duy trì mức phát triển của năm 2004, không
ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả. Mặc
dù trong năm 2005 công ty gặp một số khó khăn lớn khiến cho lợi nhuận giảm. Nhưng
đây là khó khăn chung của Thế Giới nói chung và của toàn ngành nói riêng, đặc biệt là
đối với các công ty sử dụng xăng dầu làm nguyên liệu đầu vào đều không tránh khỏi
cảnh lao đao, khốn đốn. Trong tình cảnh này, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng
bộ nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động,
giữ lò chạy dài ngày, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, sử dụng than
thay thế dầu FO, và áp dụng vận trù học trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm để giảm
chi phí bán hàng xuống mức thấp nhất. Ngoài ra công ty còn cố gắng tiết giảm chi phí
quản lý doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu công ty có những giải pháp thiết thực hơn trong
việc dự báo những biến động về giá cả thị trường và xử lý nhanh chóng và kịp thời các
tình huống đó, thì có lẽ công ty sẽ không rơi vào tình thế khó khăn như giai đoạn này.
Đây sẽ là bài học lớn đối với công ty trong việc thu thập và xử lý thông tin thị trường,
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 42
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
do vậy đòi hỏi công ty cần phải năng động hơn nữa nhằm đối phó với biến động khó
lường của thị trường.
4.7.2. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
4.7.2.1. Hệ số vòng quay tài sản
Bảng 23: Số vòng quay tài sản
(Đvt: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Chênh lệch
04 - 03 05 - 04
Doanh thu thuần 887.101 948.030 967.266 60.928 19.235
Vốn SX BQ 703.289 737.756 689.228 34.466 -48.528
Số vòng quay TS(vòng) 1,26 1,29 1,40 0,02 0,12
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II
Hệ số vòng quay tài sản phụ thuộc bởi doanh thu và vốn sử dụng. Số vòng quay
tài sản của công ty thấp (do vốn sản xuất lớn) nhưng liên tục tăng qua các năm, hệ số
vòng quay tài sản tăng là do doanh thu tăng hàng năm theo quy mô, vốn sử dụng giảm
nên số vòng quay vốn tăng, cụ thể là năm 2004, tài sản đầu tư của công ty là 737,8 tỷ
đồng, thu được 948,03 tỷ đồng doanh thu và do vậy số vòng quay toàn bộ vốn là 1,29
vòng. Nếu so với năm 2003 thì tốc độ luân chuyển vốn đã tăng 0,02 vòng. Sang năm
2005, tốc độ luân chuyển vốn tăng nhanh (+0,12 vòng) so với năm 2004, công ty chỉ
đầu tư 689,23 tỷ đồng tài sản mà thu về được 967,3 tỷ đồng doanh thu.
Nhìn chung, cả 3 năm công ty sử dụng tài sản đều đem về hiệu quả. Tuy số vòng
quay vốn thấp nhưng có chiều hướng ngày càng được cải thiện. Đây cũng thể hiện thành
công trong việc sử dụng vốn của công ty.
4.7.2.2. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu
Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển
đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, khả năng thu hồi nợ của công ty và được thể
hiện qua bảng sau.
Bảng 24: Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Doanh thu thuần (Triệu đồng) 887.101 948.030 967.266
Các khoản phải thu (Triệu đồng) 48.685 28.157 51.372
Vòng quay các khoản phải thu (lần) 18,22 33,67 18,83
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 20,03 10,84 19,39
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty khá nhanh và biến động qua các
năm. Năm 2004, tốc độ luân chuyển khoản phải thu tăng 15,45 vòng8 so với năm 2003,
mỗi vòng tăng 9,2 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng (+60,93 tỷ đồng)
trong khi đó khoản phải thu lại giảm (-20,53 tỷ đồng), chứng tỏ công tác quản lý các
8 15,45 = 33,67 – 18,22
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 43
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
khoản phải thu trong năm 2004 rất tốt. Sang năm 2005, tốc độ luân chuyển khoản phải
thu giảm, cụ thể là giảm từ 33,67 vòng trong năm 2004 xuống còn 18,83 vòng trong
năm 2005 (giảm tới 14,84 vòng). Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời
gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khoản
phải thu tăng với tốc độ cao (năm 2005 tăng 82,5% so với năm trước), trong khi đó
doanh thu thuần tăng với tốc độ chậm hơn (năm 2005 chỉ tăng 2,03% so với năm 2004).
Tình hình thu hồi nợ trong năm này không tốt bằng so với trong năm 2004, biểu hiện
công tác quản lý các khoản phải thu chưa được tốt, làm tăng thời gian chuyển đổi của
các khoản phải thu thành tiền mặt, tăng việc bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy với đặc điểm ngành nghề kinh doanh thì công ty
có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh, thời gian thu hồi nợ ngắn, chứng tỏ công ty rất cố
gắng trong việc tìm kiếm khách hàng có khả năng thanh toán để nhanh chóng thu hồi
vốn, tăng vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cũng cho thấy công tác
quản lý các khoản phải thu của công ty khá tốt. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển khoản
phải thu có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu chưa tốt, do vậy công ty cần phải chú trọng
trong công tác quản lý chúng hơn nữa.
4.7.2.3. Phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho
Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của
hàng tồn kho cần phải kết với điều kiện kinh doanh và chỉ tiêu chung của ngành. Trước
tiên ta sẽ làm phép so sánh biểu hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho
của 2 công ty trong 3 năm được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 25: Hệ số vòng quay của hàng tồn kho của công ty xi măng Hà Tiên II
và của nhà máy xi măng An Giang
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
Gía vốn hàng bán (Triệu đồng)
109.26
7 717.714
121.63
1 761.459
108.29
8 843.367
Hàng tồn kho (Triệu đồng) 11.209 139.993 15.773 164.671 15.706 170.514
Số vòng quay HTK (lần) 9,75 5,13 7,71 4,62 6,9 4,95
Số ngày BQ 1VQ HTK (Ngày) 37,44 71,19 47,33 78,93 52,93 73,8
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và bảng báo cáo tài chính của nhà máy xi măng
An Giang.
Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng hóa tồn kho của công ty thấp và có
chiều hướng xấu đi; ở mức cao nhất (năm 2003) tốc độ luân chuyển cũng chỉ đạt 5,13
vòng, thấp hơn của xi măng An Giang tới 4,62 vòng, do hàng tồn kho của công ty được
dự trữ ở mức cao. Năm 2004, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là thấp nhất đạt 4,62
vòng, mỗi vòng tới 78,93 ngày; so với năm trước thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
năm 2004 giảm 0,51 vòng, do vậy mỗi vòng tăng 7,74 ngày. Đến năm 2005, số vòng
luân chuyển hàng tồn kho khá hơn so với năm 2004, nhưng vẫn còn thấp hơn 1,95 vòng
so với tốc độ của nhà máy An Giang. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm được đánh
giá là chưa tốt. Nguyên nhân do hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, tốc độ tăng hàng
tồn kho cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, hàng tồn kho bình quân tăng 10,36%
mỗi năm, doanh thu thuần tăng bình quân 4%.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 44
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
Nhu cầu hàng tồn kho của công ty tăng qua các năm để kịp thời đáp ứng nhu cầu
thị trường, tránh tình trạng đột xuất xảy ra khi khách hàng cần hàng hóa mà không có để
cung cấp dẫn đến mất khách hàng điều này không tốt cho việc kinh doanh lâu dài của
công ty. Thế nhưng việc dự trữ hàng tồn kho cao đã làm cho số vòng quay giảm, số
ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho ngày một tăng lên. Việc đáp ứng nhu cầu
tức thời cũng rất cần thiết trong tình hình thị trường cung không đủ để đáp ứng cho cầu
như hiện nay, nhưng nếu công ty dự trữ hàng tồn kho quá cao thì sẽ làm cho số vốn của
công ty bị ứ đọng, làm tăng thời gian dự trữ hàng; gia tăng rủi ro, chi phí trong việc dự
trữ và quản lý, hiệu quả sử dụng vốn kém, làm cho khả năng thanh toán nhanh của công
ty giảm. Qua phân tích điều kiện thị trường và so sánh với các công ty khác trong cùng
tình hình đã phản ánh công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa được tốt.
4.7.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được phản ánh qua 2 chỉ tiêu: số
vòng quay vốn lưu động và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động. Để đánh giá chính và có cơ sở ta
sẽ so sánh các chỉ tiêu này của công ty so với của nhà máy xi măng An Giang, thể hiện
cụ thể trong bảng dưới đây.
Bảng 26: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
DTT (Triệu đồng) 133.382 887.101 140.711 948.030 120.148 967.266
LNST (Triệu đồng) 12.766 84.258 5.818 106.805 2.362 61.361
TSLĐ BQ (Triệu đồng) 38.232 443.975 40.117 457.147 45.553 470.542
Vòng quay TSLĐ (Vòng) 3,49 2,00 3,51 2,07 2,64 2,06
Thời gian của 1 vòng
quay TSLĐ (Ngày) 104,62 182,50 104,06 176,23 138,38 177,18
Tỷ lệ sinh lời TSLĐ (%) 33,39 18,98 14,50 23,36 5,19 13,04
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và báo cáo tài chính của nhà máy xi măng An
Giang
Số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng theo chiều hướng tốt nhưng hơi chậm
và ở mức thấp, thấp hơn so với của nhà máy An Giang. Điều này chứng tỏ công ty sử
dụng vốn lưu động theo chiều hướng ngày một tốt hơn, làm giảm tình trạng ứ đọng vốn,
và hiệu quả sử dụng vốn lưu động đạt được khá cao. Năm 2004, số vòng quay vốn lưu
động là 2,07 vòng (thấp hơn của nhà máy An Giang là 1,44 vòng), mỗi vòng là 176,23
ngày, nhưng tỷ lệ sinh lời đạt được lại cao hơn so với của nhà máy An Giang rất nhiều,
cao hơn tới 8,86%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần và của lợi nhuận
sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 6,9%, lợi nhuận
sau thuế tăng 26,8%, vốn lưu động sử dụng bình quân tăng 3% so với năm 2003).
Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2004 tốt hơn so với
năm 2003 và tốt hơn so với nhà máy An Giang, đây là biểu hiện của việc sử dụng vốn
có hiệu quả, nhưng so với của nhà máy An Giang thì công ty có tốc độ quay vòng vốn
thấp, làm cho vốn bị ứ đọng, khả năng tạo ra lợi nhuận chậm. Sang năm 2005, số vòng
quay vốn lưu động giảm nhẹ và chỉ còn 2,06 vòng (giảm 0,01 vòng và tăng 0,94
ngày/vòng so với năm 2004), nhưng tỷ lệ sinh lợi vốn lưu động giảm đáng kể, giảm
10,23% so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2005 tốc độ tăng của
doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động sử dụng bình quân.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 45
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
Trong khi đó lợi nhuận trong năm lại có tốc độ giảm mạnh. Nhưng có lẽ do tình hình
biến động chung của ngành nên tỷ lệ sinh lời đạt được cao hơn so với của nhà máy An
Giang rất nhiều, tới 7,85%. Mặc dù tỷ suất sinh lợi đạt được qua các năm cao hơn và tốt
hơn so với của nhà máy An Giang, nhưng công ty có tốc độ quay vòng vốn thấp (so với
nhà máy An Giang qua các năm đều thấp hơn), làm cho vốn bị giam giữ lâu, khả năng
tạo ra lợi nhuận chậm. Trong năm 2005, công ty có tốc độ luân chuyển, và tỷ lệ sinh lời
vốn lưu động giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn ngày càng dài
hơn. Như vậy, trong năm 2005 tình hình sử dụng vốn lưu động chưa được tốt, làm cho
hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm, tăng khả năng ứ đọng vốn, gây lãng phí.
4.7.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định đóng góp rất lớn cho sự phát triển của công ty, góp phần tạo nên lợi
nhuận cho công ty. Do vậy, phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản cố định
để từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Hiệu quả sự dụng vốn cố
định được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 27: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
XM An
Giang
XM Hà
Tiên II
DTT (Triệu đồng) 133.382 887.101 140.711 948.030 120.148 967.266
LNST (Triệu đồng) 12.766 84.258 5.818 106.805 2.362 61.361
TSCĐ BQ (Triệu đồng) 16.046 259.314 14.972 280.608 14.538 218.686
Vòng quay TSCĐ (Vòng) 8,31 3,42 9,40 3,38 8,26 4,42
Tỷ lệ sinh lời TSCĐ (%) 79,56 32,49 38,86 38,06 16,25 28,06
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II và báo cáo tài chính của nhà máy xi măng An
Giang
Tốc độ luân chuyển vốn cố định của công ty tương đối thấp, thấp hơn nhiều so với
của nhà máy An Giang, nhưng đã tăng lên, chứng tỏ vốn cố định được sử dụng ngày
càng tốt hơn. Do lợi nhuận biến động mạnh nên tỷ lệ sinh lời vốn cố định biến động
đáng kể theo chiều hướng xấu đi, nghĩa là khi bỏ ra đầu tư một đồng tài sản cố định
công ty sẽ thu về mức lợi nhuận ngày càng ít ỏi. Tỷ suât lợi nhuận đạt được qua các
năm ít hơn của nhà máy An Giang.
Số vòng quay vốn cố định năm 2004, do doanh thu tăng, nhưng vốn cố định sử
dụng bình quân tăng nhanh hơn, làm cho số vòng quay vốn cố định giảm nhẹ (giảm
0,04 vòng so với năm trước). Nhưng tỷ lệ sinh lời ở mức cao (38,06%), cao nhất trong 3
năm, tăng 5,57% so với năm 2003. Do trong năm tài sản cố định được khai thác hết
công suất, đem về cho công ty một mức lợi nhuận tăng cao, chứng tỏ đồng vốn bỏ ra
đầu tư vào tài sản cố định trong năm này thì thu về một mức lợi nhuận gia tăng nhanh.
Năm 2005, doanh thu đạt kỷ lục 967,3 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay, tăng 19,24 tỷ
đồng so với năm 2004, nhưng vốn cố định trong năm này lại giảm mạnh (-61,92 tỷ
đồng), do đó đã làm cho tốc độ quay vòng của vốn cố định lên đến 4,42 vòng, tăng hơn
năm 2004 là 1,04 vòng. Tốc độ quay vòng vốn cố định tăng lên được đánh giá là tốt, thế
nhưng tỷ lệ sinh lời vốn cố định trong năm này giảm khá mạnh (-10%) so với năm 2004
và chỉ đạt 28,06%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm cả vốn cố định
bình quân lẫn lợi nhuận đều giảm, nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ
giảm của vốn cố định bình quân (lợi nhuận sau thuế giảm 42,5%, vốn cố định sử dụng
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 46
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
bình quân giảm 22,1% so với năm 2004). Chứng tỏ trong năm 2005, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty rất xấu, không được thuận lợi như năm 2004.
Nhìn chung, tài sản cố định của công ty có tốc độ quay vòng vốn chậm, tỷ lệ sinh
lợi còn ở mức khiêm tốn, so với hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy An Giang
thì công ty sử dụng tài sản cố định của mình đem lại hiệu quả chưa cao, chứng tỏ công
tác quản lý chúng chưa tốt.
4.8. Hiệu quả và hạn chế
4.8.1. Hiệu quả
Về tình hình cơ cấu nguồn vốn
Công ty đã tận dụng mọi tiềm năng bên trong và bên ngoài mà công ty có thể huy
động được nhằm tăng vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ cao trong
tổng vốn (năm 2005, vốn chủ sở hữu chiếm 82% tổng vốn) và chủ yếu là tự bổ sung từ
lợi nhuận để lại qua các năm. Việc huy động vốn của công ty đạt được thành công lớn
đó là tỷ trọng nợ vay ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Đây chính là sự
cố gắng lỗ lực của công ty trong việc chiếm dụng vốn và huy động vốn. Tỷ số nợ của
công ty không cao nhưng cũng thể hiện được công ty không hoàn toàn không vay nợ.
Về việc sử dụng nguồn vốn
Hoạt động kinh doanh của công ty đang trong giai đoạn được mở rộng, công ty tự
xoay sở vốn bằng cách chủ yếu tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và tranh thủ chiếm dụng
vốn của đơn vị khác (nhưng khoản này hơi thấp).
Về khả năng thanh toán
Công ty có khả năng thanh toán tương đối cao. Khả năng chuyển đổi thành tiền
của các khoản phải thu của công ty ở mức hợp lý, công tác thu tiền của các khoản phải
thu khá tốt. Mặc dù sự tăng lên của hàng hóa tồn kho là nằm trong ý đồ của công ty và
sự tăng lên của các khoản phải thu đã làm giảm khả năng thanh toán nhưng công ty vẫn
có khả năng kiểm soát được chúng.
Về các chỉ tiêu sinh lợi
Trong hoàn cảnh giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng, tình hình thị trường
có nhiều biến động không thuận lợi, nhưng công ty đã giữ cho các chỉ tiêu sinh lợi vẫn
ở mức dương trong 3 năm báo cáo, chứng tỏ một đồng vốn đầu tư, một đồng vốn chủ sở
hữu bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cho công ty. Đây là một thành quả rất lớn trong hiệu
quả đầu tư mà công ty đã phải phấn đấu nhiều.
Về hiệu quả sử dụng vốn
Hệ thống tài sản cố định của công ty tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh. Công ty khai thác có hiệu quả tài sản cố định, đã tận dụng hết
công suất của máy móc thiết bị, nhà kho mặt bằng, phương tiện vận tải để phục vụ cho
công việc sản xuất kinh doanh. Hàng năm công ty khấu hao tài sản ở mức cao trên 20 tỷ
đồng, qua các năm công ty thay thế, nhập mới tài sản cố định rất ít, chứng tỏ hệ thống
dây chuyền máy móc hoạt động ổn định, góp phần cho sự tăng trưởng chung của công
ty. Số vòng quay tài sản cố định ở mức khá cao, tỷ lệ sinh lời được đánh giá là có hiệu
quả, 100 đồng vốn bỏ ra đầu tư vào tài sản cố định ở mức thấp nhất cũng thu được hơn
28 đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó các khoản phải thu cũng được công ty quản lý khá hợp
lý và có số vòng quay tương đối tốt.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 47
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
4.8.2. Mặt hạn chế
Về cơ cấu nguồn vốn
Công ty trang trải cho các hoạt động bằng phần nợ ngắn hạn và chủ yếu tài trợ
bằng vốn chủ sở hữu, do vậy phần lớn tài sản lưu động của công ty được tài trợ bằng
nguồn dài hạn đã gây lãng phí trong việc sử dụng vốn. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất thấp
trong tổng nguồn vốn, đây là giai đoạn công ty đang mở rộng, tăng trưởng sản xuất, vậy
mà ở mức cao nhất tỷ lệ nợ của công ty chỉ với tỷ lệ 1:5. Trong điều kiện sản xuất kinh
doanh phát triển công ty cần vay mượn nợ nhiều hơn để phần lợi nhuận được gia tăng
nhanh chóng đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn tự có. Nhưng nguyên nhân là do trong
những năm này công ty chưa có nhu cầu vay vốn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn
đủ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về việc sử dụng nguồn vốn
Công ty dùng vốn chủ sở hữu để trang trải cho vốn cố định và một phần vốn lưu
động và dùng các khoản vốn chiếm dụng của người khác để đầu tư cho vốn lưu động.
Do vậy đã gây nên sự lãng phí trong việc sử dụng vốn do dùng nguồn dài hạn để tài trợ
cho tài sản ngắn hạn. Trong năm 2005, công ty sử dụng vốn chưa được tốt, đó là việc
giảm sút của vốn chủ sở hữu và tài sản cố định như đã phân tích.
Về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty là rất tốt, nhưng đang bị đe dọa do sự tăng lên
của hàng hóa tồn kho và khoản phải thu.
Về các chỉ tiêu sinh lợi
Công ty đã đạt được nhiều thành tựu về hiệu quả đầu tư, song tốc độ gia tăng lợi
nhuận của năm 2005 có chiều hướng giảm so với năm trước đó qua các chỉ tiêu: ROA,
ROS, ROE, vòng quay tổng tài sản như đã phân tích ở trên. Các chỉ tiêu sinh lợi giảm
mạnh một phần có nguyên nhân từ việc công ty kém năng động trong việc xử lý thông
tin thị trường.
Về hiệu quả sử dụng vốn
Công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả, vòng quay vốn lưu động của công ty
thấp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty còn khiêm tốn, các khoản mục trong
vốn lưu động được phân bổ chưa phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp, đặc biệt là khoản đầu tư tài chính dài hạn chưa được sử dụng hợp lý. Dẫn tới tốc
độ luân chuyển vốn chậm, thời gian ứ đọng vốn dài, do vậy công ty cần xem lại việc sử
dụng vốn của mình.
Nhưng nguyên nhân cơ bản, chủ yếu nhất của những hạn chế trên là sự tăng giá
đồng loạt của tất cả các vật tư đầu vào làm cho giá vốn hàng bán tăng lên rất nhanh,
khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh từ chỗ thu được lãi cao đến giảm lãi
cho dù có cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 48
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP & KIẾN NGHỊ
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
KINH DOANH Ở CÔNG TY XMHT II
5.1. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh trong
công ty
Trên cơ sở phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
công ty Xi măng Hà Tiên II, em xin nêu ra một số biện pháp để nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn vốn kinh doanh trong công ty như sau:
Nhóm biện pháp đa dạng hóa nguồn vốn
Công ty cần phải có biện pháp đưa cơ cấu vốn đến mức tối ưu tức là nên tăng dần
tỷ lệ nợ vay lên để tiến tới cơ cấu vốn tối ưu, cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty trong thời gian này, cũng như trong thời gian tới. Vì tỷ lệ nợ vay và
tỷ lệ vốn chủ sở hữu hiện nay chưa được tương xứng.
Căn cứ để đưa ra giải pháp này chính là dựa vào kết cấu nguồn vốn của công ty
được thể hiện trong bảng 15. Kết cấu nguồn vốn trong năm 2005 như đã phân tích thì tỷ
lệ nợ vay rất thấp, chỉ chiếm 18,11% trong tổng nguồn vốn, trong khi đó nguồn vốn tự
tài trợ chiếm đến 81,89%. Do vậy, cần thiết phải thay đổi cơ cấu tài chính, đó là tăng
dần tỷ trọng nợ vay hơn nữa. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho ROE tăng cao. Và
công ty hoàn toàn có khả năng huy động thêm các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Bởi vì,
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có lãi, hơn nữa với ý tưởng kinh doanh,
mở rộng quy mô, thay đổi hệ thống dây chuyền sản xuất, bên cạnh sự ủng hộ của thị
trường hiện nay đối với sản phẩm của công ty. Dựa vào uy tín của mình, công ty có thể
huy động thêm các nguồn từ bên ngoài (vay nợ từ Ngân hàng, từ các tổ chức tín
dụng,…) để cho tỷ lệ nợ vay vừa phải, không quá chênh lệch so với vốn chủ sở hữu, từ
đó có chiến lược tài trợ hợp lý hơn đối với tài sản của mình, hạn chế việc sử dụng lãng
phí nguồn vốn chủ sở hữu. Và công ty đang trong gian đoạn đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh với 2 dự án lớn (dự án Hà Tiên II-Long An và dự án Hà Tiên 2.2) đang
được xúc tiến triển khai (với hệ thống dây chuyền sử dụng nguồn nhiên liệu thay thế
nhiên liệu dầu FO) có giá trị đầu tư ước tính là 1.321 tỷ đồng, do vậy nguồn vốn hiện tại
của công không đủ đáp ứng.
Mục tiêu của công ty là cần tiến hành cổ phần hóa để phát hành cổ phiếu công ty,
vì đây cũng là một nguồn tài trợ dài hạn đáng kể để tài trợ cho các quyết định dài hạn
như đầu tư mở rộng ở trên. Bởi vì, với hình thức cổ phần công ty sẽ dễ huy động được
một nguồn vốn đáng kể trong nhân dân, hơn thế nữa quyền hành của công ty cũng ít bị
xan sẻ.
Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận:
Tình hình này chủ yếu liên quan đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu(ROE), vì thế để tăng ROE công ty cần:
- Tăng doanh thu và giảm chi phí
Tăng doanh thu bằng cách tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường hoặc là tăng
giá bán, nhưng việc tăng giá bán là không nên, bởi vì đây là một công ty Nhà nước nên
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 49
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
việc tăng giá bán thì hơi khó; hơn nữa cạnh tranh ngày nay thì việc tăng giá bán sẽ làm
cho công ty giảm năng lực cạnh tranh. Có nên chăng, là công ty sẽ điều chỉnh giá bán
cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Do đó công ty cần phải có biện pháp để tăng
doanh số, bên cạnh đó phải hết sức chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách sử
dụng các quy trình công nghệ hiện đại trong việc sản xuất xi măng để ngày càng đáp
ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Nước ta đã chính thức áp dụng các quy định của AFTA và trong thời gian sắp tới
là gia nhập WTO, do vậy công ty cần thiết phải cắt giảm chi phí để có thể cạnh tranh
với hàng hóa ngoại nhập. Để giảm chi phí công ty cần nhanh chóng tìm nguồn nguyên
liệu thay thế nguồn nguyên liệu khan hiếm, đắt đỏ; hoặc cần nhập mới hệ thống dây
chuyền máy móc công nghệ hiện đại nhằm giảm bớt chi phí sản xuất cũng như chi phí
nhân công. Hiện nay chi phí điện đang dần chiếm tỷ lệ lớn trong giá vốn, do vậy công ty
cần sử dụng chi phí điện vào đúng mục đích, và cần có chính sách sử dụng tiết kiệm,
hợp lý hơn, chẳng hạn như có chính sách khen thưởng cho phòng nào có chi phí sử
dụng điện tiết kiệm nhất, mà vẫn hoàn thành tốt công việc được giao. Phải đồng bộ và
nhất quán, tích cực thực hiện nghiêm khắc các giải pháp như: ứng dụng khoa học kỹ
thuật để tăng năng suất lao động, giữ lò chạy dài ngày, giảm định mức tiêu hao vật tư
(hết sức tránh giảm quá giới hạn định mức làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm), sử
dụng nguồn nhiên liệu than thay thế dầu FO, áp dụng “vận trù học” trong vận chuyển
tiêu thụ sản phẩm để giảm chi phí xuống mức thấp nhất.
- Không nên đầu tư quá mức vào tài sản lưu động, số tài sản lưu động dư thừa
không tạo thêm doanh thu này cần được giảm và như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn
hiệu quả hơn, tăng vòng quay vốn.
- Ngoài ra, trong thời gian tới công ty mở rộng quy mô hoạt động, để tăng doanh thu
thì nhất thiết các khoản phải thu cũng tăng, mà các khoản phải thu cũng có tác động
mạnh đến các chỉ tiêu sinh lợi, do đó: (1)các nhà quản lý của công ty cần phải so sánh
giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó đi đến quyết định có nên cung cấp tín dụng
thương mại hay không, (2)hoặc công ty nên có chính sách tín dụng hấp dẫn hơn dành
cho khách hàng như tăng chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán lên để khách
hàng sẽ tận dụng khoản ưu đãi này từ đó khoản phải thu của công ty sẽ giảm, (3)bên
cạnh đó, xác định số dư các khoản phải thu cũng là một biện pháp hay, vì nó phản ánh
cho nhà quản lý thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ công ty là bao nhiêu. Đồng
thời, công ty cũng cần xem xét đến yếu tố mùa vụ, tức là trong mùa khô các khoản phải
thu của công ty gia tăng do nhu cầu xây dựng nhiều, do vậy để có thêm nhiều khách
hàng mới, khách hàng lớn công ty nên có những quyết định đúng đắn nhằm làm cho các
khoản phải thu được sử dụng hiệu quả.
Nhóm giải pháp về nhân sự
Hiện nay công nhân viên chủ yếu là con em trong nhà máy, do vậy cần có giải pháp
để thay đổi hình thức tuyển dụng, tức là việc tuyển dụng phải được giao cho phòng nhân
sự, và phải được dựa trên các chỉ tiêu cạnh tranh bình đẳng, công khai, phải tuyển được
những người có tài thực sự chứ không phải vì bằng cấp, ô dù như thế mới có hiệu quả.
Công ty nên có chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các tài năng trẻ, công nhân
viên ưu tú, năng động, tích cực nhằm để thu hút nhân tài hay khuyến khích nhân viên
làm việc nhiệt tình và tích cực hơn. Và qua đó cũng hạn chế được tình trạng bị các đối
thủ phỗng tay trên, để đánh mất cơ hội của mình.
Hiện nay do công ty tập trung đầu tư mở rộng quy mô nên khoản quỹ khen thưởng
bị cắt giảm (do đây là khoản khen thưởng đã thành thông lệ, tức là một năm công ty sẽ
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 50
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
khen thưởng vào giữa và cuối mỗi năm) vì thế công ty nên có biện pháp nhằm làm cho
nguồn quỹ này không bị giảm để kịp thời khích lệ tinh thần của công nhân viên, nghĩa
là có đầu tư mở rộng nhưng nhất thiết phải có thưởng, dù ít cũng được. Do vậy việc đầu
tư mở rộng là cần thiết, nhưng việc khen thưởng cũng quan trọng không kém cho sự
thành công của công ty. Bởi vậy công ty nên vay vốn dài hạn hay tiến hành cổ phần
hoá là hết sức cần thiết trong giai đoạn này để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng quy mô.
Ban lãnh đạo nên tạo mối quan hệ thân thiện đối với các nhân viên, phát động phong
trào thi đua sản xuất, sáng kiến, cải tiến ký thuật,… Từ đó cũng góp phần tạo ra môi
trường làm việc thoải mái, phát huy tính năng động trong cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh đó công ty nên để cho các nhân viên nói lên ý kiến, tâm tư và nguyện
vọng của họ về chế độ làm việc, nghỉ nghơi, các hình thức về thưởng phạt, tuyển dụng
nhân sự, hay những sai sót của ban lãnh đạo,….bằng cách bỏ phiếu kín khoảng 3 tháng
thực hiện một lần, hoặc bằng hình thức gửi thư nặc danh. Qua đó, công ty có thể thu
thập được những thông tin hữu ích nhằm cải thiện tình hình hiện tại cũng như giúp cho
sự phát triển ổn định lâu dài.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Về phía Nhà nước
Nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để công ty có điều kiện nhập các
máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhằm nâng cao năng suất và hạ thấp
chi phí sản xuất.
Đồng thời cần có biện pháp thông thoáng những chính sách về giá bán xi măng
trên thị trường.
Song song đó cũng cần phải tăng cường công tác quản lý trên thị trường nhằm
tạo điều kiện giúp công ty cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả.
Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, xi măng sản xuất ra cung không đủ cầu, do vậy
Nhà nước cần hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng về các quyết định, các thông tư chỉ
thị thể hiện sự ủng hộ và nhất trí của Nhà nước để các dự án mới, dây chuyền
mới được sớm đi vào hoạt động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thị trường, của
người tiêu dùng.
Đối với công ty quỹ khấu hao là một trong những nguồn chủ yếu để công ty tái
đầu tư vào việc nhập mới, thay thế máy móc, nâng cấp, sửa chữa, đổi mới, cải
tiến công nghệ, tiếp tục quá trình xoay vòng vốn để nâng cao năng lực sản xuất
của công ty, từ đó mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy, Nhà nước cần hỗ trợ cho
công ty về khoản vốn này, bởi vì hàng năm công ty đều phải nộp về tổng công ty
khoản quỹ khấu hao hơn 20 tỷ đồng, đây là một khoản vốn khá lớn, trong giai
đoạn hiện nay công ty đang tiến hành mở rộng quy mô do vậy khoản vốn này
càng quan trọng và cần thiết hơn.
Tổng công ty Việt Nam nên để cho công ty tự xoay sở và xử lý nguồn vốn của
mình (do khoản đầu tư tài chính dài hạn phải điều chuyển cho công ty Xi Măng
Hải Vân theo yêu cầu của Tổng công ty). Đối với công ty Nhà nước tất nhiên
phải có sự quản lý của phía Nhà nước, nhưng chỉ cần quản lý và điều tiết ở tầm
vĩ mô là đủ, hãy cứ để doanh nghiệp tự thân vận động trong thị trường cạnh
tranh (với điều kiện thị trường cạnh tranh lành mạnh) hiện nay, không nên can
thiệp quá sâu đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
5.2.2. Về phía công ty
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 51
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
Để đạt kết quả tốt hơn công ty cần phải có giải pháp về trình độ nguồn nhân lực:
Do yêu cầu khách quan của xu thế quốc tế hóa, nên nguồn nhân lực đóng vai trò
quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, công ty nên:
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại. Đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo
nội bộ. Công ty Xi măng Hà Tiên II nên có “ban đào tạo” gồm những chuyên viên giỏi,
cán bộ quản lý cao cấp,… theo dõi vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của
nhân viên toàn công ty. Nếu thực hiện tốt vấn đề trên, công ty sẽ đào tạo được đội ngũ
cán bộ công nhân viên giỏi, giữ được người giỏi ở lại với công ty. Chính điều này sẽ
nâng cao sức mạnh cũng như vị thế của công ty trên thị trường.
- Phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, phát động các phong trào
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,… Qua đây góp phần tạo môi trường
làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó giữa các cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Từ đó
sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, phát huy tính sáng tạo, năng động trong đội ngũ người
lao động. Đây là nguồn gốc của việc tạo nên sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh;
hình thành rõ nét văn hóa doanh nghiệp - yếu tố rất quan trọng trong quá trình hội nhập,
cạnh tranh.
Đẩy mạnh việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính: Tổ chức hệ thống
mạng (máy tính) từ trung tâm đến các cơ sở. Nếu điều này được thực hiện tốt sẽ
giúp đơn vị phản ứng nhanh chóng, linh hoạt với tình hình thị trường ngày càng
biến động, từ đó có những giải pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa những biến
động làm ảnh hướng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng phụ trách việc mua hàng của công ty cần năng động và có biện pháp xử lý
các thông tin của thị trường tốt hơn để có những giải pháp kịp thời.
Nâng cao năng lực giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ để quản lý hàng tồn
kho hợp lý.
Không ngừng khai thác tốt và phát huy lợi thế về năng lực sản xuất, đảm bảo
chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời cần
có chiến lược bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Xúc tiến việc ký kết hợp đồng được diễn ra nhanh chóng, dự án mời thầu được
xét duyệt thuận lợi, hồ sơ xét duyệt được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.
Công ty cần nhanh chóng thay thế hệ thống thiết bị công nghệ sử dụng nguồn
nhiên liệu dầu bằng than nhằm hạ chi phí xuống mức có thể chấp nhận được, tối
đa hóa lợi nhuận cho công ty, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên công ty,
kịp thời khích lệ tinh thần thi đua sản xuất, hăng say lao động.
Công ty cần nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa để có thể huy động được các
nguồn dài hạn trong nhân dân.
Hiện nay, công ty nói riêng và ngành sản xuất xi măng của Việt Nam nói chung
đang được bảo hộ với mức thuế quan nhập khẩu khá cao. Trong xu thế toàn cầu
hóa, công ty cần tăng doanh và đặc biệt cần thiết phải cắt giảm chi phí xuống để
có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành, chuẩn bị con đường đi khá hoàn
thiện và vững chắc nhằm chuẩn bị tốt tư thế sẵn sàng hội nhập để mang đến
thành công cao nhất, đồng thời gầy dựng cơ cấu vốn tối ưu trong doanh nghiệp.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 52
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hà Tiên II
PHẦN KẾT LUẬN
Hòa vào xu thế hội nhập của đất nước với nền kinh tế thị trường nhiều khó khăn
và thách thức, tình hình của tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói
chung, đặc biệt là các ngành sử dụng nguyên liệu đầu vào bằng xăng, dầu gặp nhiều trở
ngại lớn, do tình hình thị trường xăng dầu trên Thế Giới không được ổn định, kéo theo
sự biến động của các thị trường khác. Nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám
Đốc cộng với ý chí và lòng quyết tâm của toàn thể Cán bộ, Công Nhân Viên công ty,
công ty đã cố gắng vươn lên có chỗ đứng trên thị trường. Doanh thu bán hàng của công
ty cao và liên tục tăng qua các năm, năm 2005 doanh thu đạt 967,3 tỷ đồng, cao nhất từ
trước đến nay. Hàng năm công ty đều đạt doanh thu vượt kế hoạch đề ra. Mặc dù năm
2005, tình hình thị trường có nhiều biến động khiến cho hoạt động sản xuất của công ty
gặp khó khăn, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 61,4 tỷ đồng, đã bổ sung được một
lượng vào nguồn vốn của công ty nhằm thực hiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm 2005, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 521,63 tỷ đồng, tuy giảm 107,93 tỷ đồng so
với năm trước, nhưng đây là lỗ lực rất lớn của Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ, Công
Nhân Viên.
Ngoài những thành quả mà công ty đã đạt được trong 3 năm báo cáo, khi đi vào
tình hình cụ thể thì ta thấy: (1)Các chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được chưa cao lắm. (2)Tình
hình huy động vốn chưa phát huy hết hiệu quả. (3)Các nguồn tài trợ để tài trợ ngắn hạn
chưa hợp lý,….Vì thế, công ty nên: (1)Thay đổi cơ cấu vốn. (2)Sử dụng nguồn nhiên
liệu thay thế nguồn nhiên liệu khan hiếm, đắt đỏ. (3)Nhanh chóng đi vào vận hành các
dự án mới với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than. (4)Nhất quán thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp tích cực với hy vọng hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất. (5)Thực
hiện mối quan hệ uy tín với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng để dễ dàng hơn trong
việc tìm nguồn. (6)Và điều quan trọng hơn hết là phải thường xuyên cập nhật thông tin,
dự báo thị trường kể cả tầm gần và tầm xa. Hy vọng rằng, trong thời gian năm 2006 và
các năm sau nữa công ty sẽ xử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn và chuẩn bị
thật tốt tư thế của mình để bước vào xu thế hội nhập Quốc Tế với những thời cơ và
thách thức, với những gian nan và chiến thắng.
GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh
SVTH: Đỗ Thị Thuý Kiều
Trang 53
Phần Phụ Lục
1. Một số thông tin tài chính về công ty xi măng hà Tiên II
1.1. Bảng cân đối kế toán(năm 2003, 2004 và 2005)
(Đvt: Đồng)
TÀI SẢN MÃ SỐ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 436.422.418.958 477.873.454.618 463.210.735.528
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 110 247.187.900.202 284.667.332.888 240.899.958.017
1. Tiền 111 247.187.900.202 284.667.332.888 240.899.958.017
III. Các khoản phải thu 130 48.685.950.705 28.157.856.067 51.372.381.957
1. Phải thu của khách hàng 131 33.352.584.430 16.976.205.484 14.616.429.526
2. Trả trước cho người bán 132 14.773.951.935 10.723.485.525 36.278.393.369
5. Các khoản phải thu khác 138 559.414.340 458.165.059 490.201.662
IV. Hàng tồn kho 140 139.993.729.562 164.671.812.288 170.514.039.439
1. Nguyên vật liệu 141 126.550.713.795 142.229.390.515 63.815.645.003
2. Công cụ, dụng cụ 142 752.854.644 258.611.956 134.950.758
3. Chi phí SXKD dở dang 143 16.808.609.790 19.072.450.430 19.795.910.299
4. Thành phẩm tồn kho 144 8.129.116.226 1.232.498.531 1.510.513.660
5. Hàng hóa tồn kho 145 0 1.878.498.531 85.257.019.719
6. Dự phòng giảm giá 149 -12.247.564.892 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 554.838.489 376.419.175 424.356.115
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 554.838.489 376.419.175 0
2. Các khoản thuế phải thu 152 0 0 424.356.115
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 297.652.358.778 263.564.127.423 173.808.018.951
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 395.625.875
3. Phải thu dài hạn khác 213 0 0 395.625.875
II. Tài sản cố định 220 160.090.519.233 106.514.441.699 117.242.200.473
1.Tài sản cố định hữu hình 221 138.002.943.340 83.047.573.708 73.414.917.368
- Nguyên giá 222 1.453.737.202.388 1.421.375.781.516 1.423.190.653.106
-Giá trị hao mòn lũy kế 223 -1.315.734.259.048 -1.338.328.207.808 -1.349.775.735.738
3. Tài sản cố định vô hình 227 50.080.883 0 0
- Nguyên giá 228 385.481.500 385.481.500 385.481.500
-Giá trị hao mòn lũy kế 229 -335.400.617 -385.481.500 -385.481.500
4. Chi phí XDCBDD 230 22.037.495.011 29.201.879.569 43.827.283.105
III.Các khoản ĐTTCDH 250 137.457.664.205 151.133.431.256 56.133.431.256
1. Đầu tư vào công ty con 251 14.661.663.500 43.900.925.000 43.900.925.000
2. Đầu tư vào công ty liên doanh 252 27.796.000.705 12.232.506.256 12.232.506.256
3. Đầu tư dài hạn khác 258 95.000.000.000 95.000.000.000 0
IV. Tài sản dài hạn khác 260 104.175.339 49.242.015 36.761.347
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 104.175.339 49.242.015 36.761.347
V. Ký quỹ ký cược dài hạn 270 0 132.000.875 0
TỔNG TÀI SẢN 280 734.074.777.736 741.437.590.591 637.018.754.479
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II
Bảng cân đối kế toán năm 2003 - 2005 (tiếp theo)
(Đvt: Đồng)
NGUỒN VỐN MÃ SỐ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 161.364.857.235 111.876.520.163 115.389.513.383
I. Nợ ngắn hạn 310 146.638.690.895 94.689.885.568 98.669.023.276
3. Phải trả cho người bán 312 62.547.131.406 59.892.568.417 70.991.092.757
4. Người mua trả tiền trước 313 703.410.303 12.880.185.810 2.377.713.541
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà
nước
314 -16.396.697.378 8.690.425.426 2.330.021.488
6. Phải trả công nhân viên 315 17.678.167.109 11.304.728.112 20.351.954.987
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 82.106.679.455 1.921.977.804 2.618.240.502
III. Nợ khác 330 14.726.166.340 17.186.634.595 16.720.490.107
1. Chi phí phải trả 331 14.726.166.340 17.186.634.595 16.720.490.107
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 572.709.920.501 629.561.070.429 521.629.241.096
I. vốn chủ sở hữu 410 548.626.237.613 606.194.829.443 502.244.252.600
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 296.234.837.205 335.566.317.945 367.305.978.944
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 0 0 0
6. Quỹ đầu tư phát triển 416 182.789.810.783 191.622.558.056 51.352.782.118
7. Quỹ dự phòng tài chính 417 69.601.589.626 79.005.298.429 83.568.037.864
9. Lợi nhuận chưa phân phối 419 0 655.014 17.453.675
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 24.083.682.888 23.366.240.986 19.384.988.496
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 421 24.083.682.888 23.366.240.986 19.384.988.496
TỔNG NGUỒN VỐN 430 734.074.777.736 741.437.590.591 637.018.754.479
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II
1.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (năm 2003, 2004 và 2005)
( Đvt: Đồng)
CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1 898.963.655.790 961.983.868.910 967.959.381.232
2. Các khoản giảm trừ 3 11.862.008.426 13.953.602.514 693.359.875
- Chiết khấu thương mại 11.862.008.426 13.953.602.514 693.359.875
- Giảm giá hàng bán 0 0 0
- Hàng bán bị trả lại 0 0 0
Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT trực
tiếp 0 0 0
3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10=01-03) 10 887.101.647.364 948.030.266.396 967.266.021.357
4. Giá vốn hàng bán 11 717.714.141.300 761.459.913.609 843.367.246.022
5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
20
169.387.506.064 186.570.352.787 123.898.775.335
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 15.324.686.356 14.608.857.339 13.943.355.699
7. Chi phí tài chính 22 1.391.046.016 1.560.768.371 2.072.957.974
Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 24 35.480.846.756 37.296.089.235 27.742.436.541
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 30.814.761.883 30.192.181.522 28.438.414.398
10. Lợi nhuận thuần từ hạt động kinh
doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 30 117.025.537.765 132.130.170.998 79.588.322.121
11. Thu nhập khác 31 0 15.867.306.438 5.256.047.921
12. Chi phí khác 32 0 343.818.094 380.346.430
13. Lợi nhuận khác 40 0 16.211.124.532 5.636.394.351
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế(50=30+40) 50 117.025.537.765 148.341.295.530 85.224.716.472
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp
51 32.767.150.574 41.535.562.748 23.862.920.612
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-50) 60 84.258.387.191 106.805.732.782 61.361.795.860
Nguồn: Phòng KT – TK –TC công ty xi măng Hà Tiên II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
o Huỳnh Đức Lộng. 1997. Phân tích hoạt động kinh doanh. TPHCM: NXB
thống kê.
o Nguyễn Hải Sản. 2003. Quản trị tài chính. TPHCM: NXB thống kê.
o Thạc sĩ: Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài chính doanh nghiệp hiện đại.
TPHCM: NXB thống kê.
o Thạc sĩ: Bùi Văn Dương. 2000. Kế toán doanh nghiệp lập và phân tích
báo cáo tài chính. TPHCM: NXB thống kê.
o JOSETTE, PYMAR. 2000. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TPHCM:
NXB thống kê.
o Các bài luận văn của các anh chị khóa I, II - Trường Đại học An Giang.
o http:// www.xmht2.com
o Các tài liệu của công ty cung cấp
o Tạp chí khoa học kinh tế. Số 186 – Tháng 4/2006. Phát triển kinh tế. Đại
học Kinh Tế TPHCM. Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DANHGIA HIEU QUA SU DUNG VON KINH DOANH TAI CONG TY XI MANG HA TIEN II.PDF