Trong việc lập kế hoạch đấu thầu mà trong quy chế đấu thầu có quy định, có một số cơ sở phụ thuộc hoàn toàn vào chủ công trình- bên mời thầu. Đó là việc xây dựng báo cáo tiền khả thi, lập dự toán, khả năng huy động vốn cho công trình. Bước lập báo cáo khả thi này ảnh hưởng rất lớn trong việc xin tài trợ của các tổ chức các tài trợ nước ngoài. Trong tất cả các hiệp định vay vốn nhận tài trợ, các nhà tài trợ thường đỏi hỏi bên mời thầu phải có dự án có tính khả thi để họ kiểm soát xem việc đầu tư của họ có hiệu quả không. Các dự án khả thi thường được lập trước khi ký Hiệp định và cũng thường do các chuyên gia nước ngoài, những người có kinh nghiệm thực hiện, kể cả các chuyên gia của nhà tài trợ. Cho nên bên mời thầu phải thu thập các số liệu chính xác và xử lý hết sức thận trọng. Để sát thực với tình hình thực tế, bên mời thầu nên sử dụng các chuyên gia nước sở tại, trong những trường hợp thật đặc biệt mới mời chuyên gia nước ngoài. Khi lựa chọn chuyên gia nước ngoài cũng cần lưu ý phải lựa chọn những chuyên gia có uy tín trên thế giới.
Nên xem xét tư cách đơn vị giao thầu và tư cách của công trình đấu thầu trước khi quyết định đầu tư để tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư giao cho nhà thầu “chạy dự án”.
Một vấn đề rất quan trọng khác có liên quan đến bên mời thầu, đó là xác định được nguồn vốn và cách thức giải ngân. Trong nhữgn năm qua, nguồn vốn ODA cho Việt Nam là rất lớn nhưng tốc độ giải ngân những nguồn vốn nàylà rất chậm. Từ năm 1993 đến nay, tổng số vốn ODA đã cam kết dành cho Việt Nam lên đến 17 tỷ USD.
121 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc vấn đề tài chính.
Trước tình hình phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam trong tương lai, sự vận động của các nguồn vốn, sự ra đời của Pháp lệnh đấu thầu,... chúng ta có thể thấy được đấu thầu quốc tế sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát huy được tác dụng vốn có của nó. Trong tương lai, đấu thầu quốc tế sẽ tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các nhà thầu trong nước và các nhà thầu nước ngoài. Cũng chính nhờ đấu thầu quốc tế mà chúng ta có được những công trình có chất lượng mong muốn, giá thành phù hợp...
3. Tình hình pháp luật liên quan đến đấu thầu trong tương lai
Thời gian qua các văn bản pháp luật liên quan đến đấu thầu đã dần dần được hoàn thiện. Tại kỳ họp Quốc hội khoá 10 tháng 10-11/1998 đã thông qua nghị quyết xây dựng Pháp lệnh đấu thầu. Đây là một chủ trương lớn của Quốc hội nhằm luật hoá hoạt động đấu thầu trong tương lai. Pháp lệnh đấu thầu ra đời sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động đấu thầu đồng thời nó cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho đấu thầu phát triển sôi động, đảm bảo được tính cạnh tranh của đấu thầu.
4. Xu hướng đấu thầu quốc tế trong tương lai.
Do còn bị lệ thuộc nhiều vào vốn và công nghệ của nước ngoài, các cuộc đấu thầu quốc tế trong một vài năm tới vẫn chưa phải là đấu thầu theo đũng nghĩa của nó(chưa phải là cuộc đấu thầu tạo ra những cơ hội cạnh tranh bình đẳng). Trong tương lai sẽ có hai xu hướng chính xảy ra:
- Đối với các công trình dùng vốn trong nước là Việt Nam có thể chủ động về vốn, quy mô không quá lớn, kỹ thuật không phức tạp sẽ có sự ưu tiên các nhà thầu Việt Nam. Nhà thầu thắng cuộc các công trình quan trọng thuộc loại có quy mô lớn và vừa sẽ vẫn chủ yếu là những tổng công ty mạnh của nhà nước.
- Đối với các công trình có sử dụng nguồn vốn ODA và FDI, các cuộc đấu thầu quốc tế tuân thủ nguyên tắc bất cứ ai có đủ tiêu chuẩn sẽ được tham gia thực hiện xây dựng công trình nhưng do yếu kém về nhiều mặt nên ccs nhà thầu Việt Nam sẽ đóng vai trò các nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính ở nước ngoài. Và một số nhà thầu quốc tế Châu Á với lợi thế áp dụng công nghệ thích hợp (giá cả hợp lý hơn các nhà thầu phương Tây), với cách làm việc phù hợp với thực tế của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam.
2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ:
Sau 16 năm thực hiện chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã có sự “thay da đổi thịt” rõ rệt trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, ngành xây dựng của đất nước cũng có những thay đổi rõ rệt. Việt Nam ngày nay những toà nhà cao tầng, với những trục đường lớn, những nhà máy xí nghiệp, đô thị sầm uất, những công trình to lớn... đã khác hẳn với Việt Nam trước đây. Chính vì vậy, nó cũng kéo theo sự tiến bộ của phương thức đấu thầu đặc biệt là phương thức đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng ngày càng phát triển về cả mặt số lượng, quy mô và chất lượng. Đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam trong thời gian này tăng mạnh. Tỷ lệ vốn đầu tư mà nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng trên GDP thường cao. Hàng năm nhà nước dành hơn 30% GDP để phát triển đầu tư và xây dựng. Cụ thể con số này năm 1995 là hơn 30%, năm 1997 lên đến 35%, năm 2000 là hơn 33%, và năm 2001 là 34%. Ngoài ra đầu tư và xây dựng ở Việt Nam hàng năm còn nhận được hàng ngàn tỷ đồng vốn vay từ ODA,WB, ADB... và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chúng ta đang trong giai đoạn phải xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt cho việc phát triển kinh tế. Hơn nữa, Việt Nam lại là một trong số những nước được nhận nguồn tài trợ lớn nhất từ bên ngoài. Nên chúng ta cũng có điều kiện hơn các nước khác trong việc xây dựng. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi chúng ta phải phát triển hơn nữa phương thức đấu thầu nói chung và phương thức đấu thầu quốc tế nói riêng. Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn của bên ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. Cho nên việc hoàn thiện hình thức đấu thầu quốc tế là không thể thiếu được trong tình hình hiện nay.
Phương thức đấu thầu quốc tế sau một thời gian được áp dụng đã tỏ rõ ưu thế của mình. Tuy nhiên vẫn tồn tại trong nó một số hạn chế mà chúng ta cần khắc phục. Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục các hạn chế và hoàn thiện phương thức đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam:
2.1. Trên phương diện quản lý nhà nước:
Trong thời gian vừa qua nhà nước đã có sự quan tâm tới hoạt động đấu thầu quốc tế vì đây chính là phương thức để nhà nước có thể quản lý hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư của mình. Trong tổng số vốn dành cho đầu tư và xây dựng thì nguồn vốn nhà nước thường chiếm một tỷ lệ rất lớn:
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thành phần kinh tế:
(Đơn vị: %)
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn nhà nước
38,3
45,2
48,1
54
58,7
57,3
Vốn ngoài nhà nước
29,4
26,2
20,6
21
24
24,3
FDI
32,3
28,6
31,3
25
17,3
18,4
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Niêm giám thống kê 1999
Kết quả điều tra vốn đầu tư năm 2000
Từ bảng trên ta thấy từ năm 1998 trở đi, số vốn nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng thường chiếm hơn một nửa tổng số vốn dành cho đầu tư và xây dựng. Cho nên nhà nước luôn rất quan tâm tới hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhà nước nên thực hiện một số biện pháp sau đây để nâng cao hơn nữa hiệu quả của phương thức đấu thầu quốc tế:
2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:
+ Phải sau khi Việt Nam nối lại quan hệ với một số tổ chức tài chính quốc tế (như IMF, ADB...) thì tình hình thực hiện đấu thầu quốc tế mới bắt đầu sôi động. Tuy nhiên cho đến trước khi chính phủ ban hành nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16-7-1996 thì hoạt động đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam hầu hết là dựa vào tập quán quốc tế và các chế định tài chính của các nước, các tổ chức ttài trợ hoặc là dựa vào yêu cầu cụ thể của từng công trình đấu thầu. Vì vậy cách thức vận dụng phương thức đấu thầu quốc tế trong từng trường hợp, từng công trình là khác nhau, không thống nhất và không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Quy chế đấu thầu ra đời phần nào đã thống nhất được cách thức vận dụng trong đấu thầu quốc tế, góp phần cải tiến công tác đánh giá, dự toán nhằm tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát tiêu cực trong đấu thầu và xây dựng. Mặt khác để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và xây dựng, chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu sửa đổi bổ sung chế độ chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Rất nhiều văn bản đã ra đời để sửa đổi, bổ sung cho nghị định 42/NĐ-CP và đến năm 1999, chính phủ đã ban hành nghị định số 88/ 1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 thay thế cho nghị đinh số 42/NĐ-CP. Nghị định này tuy đã khắc phục những hạn chế của nghị định số 42/NĐ-CP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy chế này còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Một vấn đề cũng nổi cộm là những quy chế nghị định là do bộ chuyên ngành ban hành vì thế tính cưỡng chế chưa cao. Vì vậy việc luật hoá hoạt động đấu thầu là vấn đề cần thực hiện ngay. Tại kỳ họp Quốc hội khoá 10 tháng 10-11/1998 đã thông qua nghị quyết xây dựng Pháp lệnh đấu thầu và dự kiến triển khai vào năm 2000. Thế nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có pháp lệnh đấu thầu nào ra đời. Sự chậm chễ này theo Bộ kế hoạch và Đầu tư là do co nhiều ý kiến không được thống nhất trong quá trình xây dựng pháp lệnh. Nhà nước cần thiết phải thúc đẩy việc xây dựng pháp lệnh này để hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu ở Việt Nam được đi vào quy củ. Hơn nữa hiệp hội nhà thầu Việt Nam cũng nên nhanh chóng có những ý kiến tổng hợp, đề xuất hợp lý để luật xây dựng và Pháp lệnh đấu thầu nhanh chóng ra đời và sớm đi vào đời sống, đem lại sự công bằng cho các nhà thầu, đảm bảo chất lượng cho các công trình, đông thời giữ được tính nghiêm minh trong công tác quản lý vốn và sử dụng Ngân sách nhà nước hiện nay.
+ Ngoài ra song song với việc đó chúng ta cần đồng bộ hoá các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu. Các ngành, các cấp có liên quan cần lưu ý trong việc ban hành các quy định, chính sách của mình tránh tình trạng chồng chéo, vượt quyền... gây trở ngại rắc rối cho hoạt động đấu thầu. Nhà nước và các bộ chức năng cũng cần nghiên cứu hoàn thiện lại chính sách chế độ đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn, như quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chính sách giá đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng, xây dựng và ban hành ngay những định mức đơn giá của một số công việc.
2.1.2. Tăng cường các văn bản pháp luật quản lý các hoạt động của các nhà thầu nước ngoài.
Liên qua đến hoạt động đấu thầu, nhà nước cần chú ý tới việc quản lý hoạt động của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Các văn bản đã ban hành để hướng dẫn một số mặt trong quản lý xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu công trình tại Việt Nam tuy rằng đều căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn càc nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu một khối lượng lớn các công trình có vốn trong nước, bao gồm cả các công trình có nguồn vốn vay và vốn trong nước của các thành phần kinh tế, lại không thuộc diện đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này Bộ Xây dựng đã căn cứ vào chức năng của mình để quy định việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cho nên các văn bản đã ban hành phần nào còn hạn chế về hiệu lực pháp lý, chưa thể quy định một số vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như việc đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký mở tài khoản, đăng ký thuế, thuê lao động, phương tiện thiết bị, xuất nhập khẩu...nên sau khi được cấp giấy phép nhiều nhà thầu vẫn còn lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp theo hoặc không biết để thực hiện các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy định của nhà nước Việt Nam. Vì bây việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần đươc quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý nhà nước, với mục tiêu đảm bảo chủ quyền của nước chủ nhà hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho pháp nhân nước ngoài hoạt động dịch vu xây lắp công trình đông thời bảo vệ được lợi ích cho nhà thầu trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới cũng như kinh nghiệm quản lý trong xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài có uy tín trên thế giới (thường xuyên trúng thầu các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới) nếu các hãng thầu này có ý định hoạt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2.1.3. Giảm bớt sự cồng kềnh, rườm rà trong trình tự thủ tục đấu thầu.
Nhiều chuyên gia cho rằng, với quy chế đấu thầu hiện nay, sự rườm rà, phức tạp nhiều khi không cần thiết trong trình tự thủ tục đấu thầu đã và đang làm giảm tính hiệu quả của công tác này. Đối với gói thầu của dự án nhóm A, do doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, việc đấu thầu (cho đến khi chủ đầu tư ký được hợp đồng) sẽ phải lần lượt trải qua không ít hơn 33 bước, trong đó có 14 bước có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi bước có liên quan đến cơ quan quản lý lại phải qua 3-4 nấc xem xét, chỉ cần một nấc có trục trặc nhỏ là phải chờ đợi, ảnh hưởng lớn đến tiến độ sự án. Điển hình là dự án Nhà máy xi măng Hải phòng mới (từ lúc tổng công ty xi măng trình kế hoạch đấu thầu cho đến khi kết quả đấu thầu được chấp nhận mất 42,5 tháng tức 3 năm rưỡi). Dự án Nhà máy xi măng sông Gianh được coi là có thời gian đấu thầu vào loại nhanh nhất thì mặc dù đã được thủ tướng cho phép không qua sơ tuyển, cũng mất tròn một năm kể từ khi chủ đầu tư trình hồ sơ mời thầu đến khi kết quả đấu thầu được chấp nhận. Từ thực trạng này, nên chăng cơ quan nhà nước chỉ quyết định một số nội dung của quá trình đấu thầu đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể là thẩm định hoặc phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn chi tiết đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả xếp hạng nhà thầu và nội dung hợp đồng. Việc lập kế hoạch đấu thầu và trình duyệt qua nhiều cấp như hiện nay là không cần thiết vì tại thời điểm lập kế hoạch đấu thầu, các mốc thời gian đều chỉ là dự kiến với độ chính xác chưa cao nên từ các mốc tiến độ chính, các mốc thành phần sẽ còn thay đổi tuỳ tình hình cụ thể dẫn đến việc trình duyệt lại... Muốn rút ngắn thời gian đấu thầu, quy định về sơ tuyển nhà thầu cũng cần phải sửa đổi linh hoạt hơn.
2.1.4. Nên xóa bỏ hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế.
Một trong những vấn đề cần được xem xét lại trong quy chế đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5, với gói thầu nhỏ tối thiểu là 3 nhà thầu) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham gia phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: (1) chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; (2) các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; (3) do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Khi xem xét các điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế về mặt lý luận ta thấy: điều kiện thứ nhất là không phù hợp vị đã ít nhàthầu đáp ứng thì chúng ta lại càng phải đấu thầu rộng rãi để thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng huy động hết các nhà thầu có khả năng tham gia, trong khi đó đấu thầu rộng rãi không quy định mức tối thiểu, như vậy gặp khó khăn trong đấu thầu nếu không đảm bảo mức tối thiểu này. Qua đó có thể khẳng định điều kiện này không cần có. Đối với điều kiện thứ hai, tôi thấy điều kiện này đã được nêu rất cụ thể trong điều 2 của quy chế đấu thầu (phần phạm vi và đối tượng áp dụng); mặt khác, nếu đưa điều kiện này để áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế thì khó thực hiện. Ví dụ, các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ, vốn vay ODA của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài yêu cầu đấu thầu chỉ các nhà thầu quốc tế, đặc biệt là chỉ các nhà thầu của chính nước tài trợ, cho vay thì các nhà thầu mà tham gia tại nước ta đạt mức tối thiểu là không khả thi. Như vậy điều kiện này không cần đưa ra. Điều kiện thứ ba quy định khá chung chung. “Có lợi thế” có thể hiểu tổng hợp là kinh tế xã hội...; có thể hiểu cụ thể là thời gian, lao động, môi trường... như vậy chỉ cần có thể hiểu theo bất cứ lợi thế nào là có thể dùng hình thức đấu thầu hạn chế. Đấu thầu hạn chế theo điều kiện này là thủ tiêu cạnh tranh, kém tính công bằng, vi phạm mục tiêu của nhà nước...vì vậy chúng ta nên xoá bỏ hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế.
Theo các báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2000 và năm 2001 của Văn phòng Xét thầu quốc gia thuộcBộ Kế hoạch và Đầu tư thì hình thức đấu thầu hạn chế đang được áp dụng nhiều, chiếm đa số ở các ngành và địa phương. Trong quá trình tổ chức đấu thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, việc lựa chọn các nhà thầu không thể khẳng định là không có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện chủ có lợi cho một nhà thầu nào đó. Do vậy, hiệu quả đạt được không cao, đồng thời đây là kẽ hở dễ tạo ra các hiện tượng tiêu cực. Chẳng hạn trong 6 tháng đầu năm 2000: tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện 51 gói thầu trong đó có 29 gói chỉ định thầu còn lại phần lớn là đấu thầu hạn chế; thành phố Hồ Chí Minh thực hiện 213 gói trong đó có 156 gói chỉ định thầu, 54 gói đấu thầu hạn chế và 3 gói tự thực hiện; thành phố Hải Phòng thực hiện 38 gói thầu nhưng chỉ có 1 gói thầu rộng rãi, 20 gói thầu chỉ định và 17 gói thầu hạn chế. Năm 2001, theo báo cáo nhanh của Văn phòng xét thầu- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lĩnh vực đấu thầu đã được mở rộng. Trong hình thức lựa chọn nhà thầu, đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ lệ 13,6%; đấu thầu hạn chế chiếm tỷ lệ 27,7% ; chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm tỷ lệ 51,4% các thức còn lại chiếm tỷ lệ 7,3%. Như vậy trong khi quy chế đấu thầu khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì trên thực tế số gói thầu thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu lại chiếm một tỷ lệ cao (tới 79,1%), đặc biệt các dự án nhóm C tỷ lệ này là 81%, các dự án nhóm A có tỷ lệ số gói thầu hạn chế và chỉ định thầu thấp nhất (58,9%). Về kết quả đấu thầu bình quân tiết kiệm được 6,5%. Các gói thầu do thủ tướng chính phủ phê duyệt kết quả đấu thầu có mức tiết kiệm cao nhất (17,02%), tiếp đến là các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do bộ Kế hoạch và Đầu tư thỏa thuận (13,2%), thứ 3 là các gói thầu thuộc các dự án liên doanh do các bộ ngành và địa phương thoả thuận (10,1%). So sánh các hình thức lựa chọn nhà thầu thì mức tiết kiệm cao nhất là đấu thầu rộng rãi, rồi đến chào hàng cạnh tranh, tiếp đến là đấu thầu hạn chế. Các ngành các địa phương vẫn lạm dụng việc sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế (đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C) là nguyên nhân dẫn đến giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, tạo điều kiện co các hành động tiêu cực như thông thầu, đấu thầu giả vờ...ví dụ điển hình là tình hình thực hiện quy chế đấu thầu ở tỉnh Hà Tây. Năm 2001, tổng số gói thầu 150 gói, trong đó đấu thầu hạn chế 145 gói; giá trị đấu thầu tiết kiệm được là 0,51%. Chỉ với 1 gói thầu xây dựng sau khi bổ sung thêm 1 nhà thầu vào danh sách đấu thầu thì hiệu quả kinh tế tiết kiệm được 13,8% (giá gói thầu là 1475 triệu, giá trúng thầu là 1271 triệu). Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy hình thức đấu thầu hạn chế đã bộc lộ một số vấn đề không phù hợp cả về mặt lý luận và thực tế. Cho nên trong đấu thầu quốc tế, chúng ta không nên sử dụng hình thức lựa chọn nhà thầu bằng phương thức đấu thầu hạn chế
2.1.5. Việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của chính phủ hoặc quyết định của thủ tướng chính phủ
Có như vậy thì chúng ta mới có đủ hiệu lực pháp lý điều chỉnh hoạt động xây dựng công trình của các nhà thầu nước ngoài.
Các văn bản ban hành tuy đều căn cứ vào các nghị định của chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để hướng dẫn một số mặt trong quản lý xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu công trình tại Việt Nam, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Còn các nhà thầu nước ngoài vào nhận một khối lượng lớn các công trình có vốn trong nước, bao gồm cả các công trình có nguồn vốn vay và vốn trong nước của các thành phần kinh tế lại không thuộc diện đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Trong trường hợp này, bộ Xây dựng đã căn cứ vào chức năng của mình để quy định việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Văn bản đã ban hành phần nào còn hạn chế về hiệu lực pháp lý, chưa có thể quy định một số vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như viêc đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký mở tài khoản, đăng ký thuế, thuê lao động, phương tiện thiết bị, xuất nhập khẩu, việc tiếp xúc với các cơ quan, các đối tác tại Việt Nam... chính vì vây sau khi được cấp giấy phép thầu, nhiều nhà thầu còn lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp theo hoặc không biết để thực hiện các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy đinh của nhà nước Việt Nam. Do vậy việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của chính phủ hoặc quyết định của thủ tướng chính phủ nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý nhà nước, với mục tiêu đảm bảo chủ quyền của nước chủ nhà, hướng dẫn tạo điều kiện cho các pháp nhân nước ngoài hoạt động xây lắp công trình, đồng thời bảo vệ được lợi ích cho nhà thầu trong nước đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới cũng như những kinh nghiệm trong quản lý.
Bên cạnh việc đặt ra các điều kiện tối thiểu mà các nhà thầu nước ngoài phải đạt được, như vấn đề về tài chính, kinh nghiệm nghề nghiệp,trình độ công nghệ, việc phải liên doanh liên kết với nhà thầu Việt Nam và các điều kiện khác, thì cũng cần phải có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài có uy tín trên thế giới (thường xuyên trúng thầu các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới) nếu các hãng thầu này có ý định hoặt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
2.1.6. Nhà nước nên xác định giá trần, giá sàn để chống tình trạng bỏ giá thầu thấp trong đấu thầu.
Trong thời gian qua, ở Việt Nam rất hạn chế về biện pháp đấu thầu toàn bộ, nhưng lại phổ biến hình thức đấu thầu chia lẻ theo giai đoạn, hay theo hạng mục công trình. Trong đó đấu thầu thi công xây lắp được áp dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên với cách đang làm trong đấu thầu thi công xây lắp từ nội dung đến hình thức mang tính đấu giá hơn là đấu thầu. Bởi vì chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây lắp khi đã có sẵn về vị trí xây dựng, đã có thiết kế kỹ thuật và đặc biệt là đã có tổng dự toán hay dự toán được duyệt, giá gói thầu cũng đã được duyệt là tài liệu bí mật khi đưa ra đấu thầu. Công việc của nhà thầu chỉ còn là xác định giá bỏ thầu thấp hơn giá gói thầu được duyệt là có cơ hội được xem xét trúng thầu. Nhà thầu bỏ giá bằng 34,3% so với giá gói thầu được duyệt của gói thầu 2A Hầm Hải Vân đã trúng thầu... Bỏ giá thầu thấp để trúng thầu đang bị lên án là sự phá giá, làm giảm chất lượng công trình. Nhiều ý kiến cho rằng cần xác định giá trần, giá sàn để xét thầu. Nhiều nhà thầu đã chấp nhận thua lỗ trong việc bỏ giá thầu thấp nhằm có công ăn việc làm cho công nhân mà không nhìn hậu quả sau khi thực hiện xong dự án: phá sản. Tuy nhiên có những nhà thầu không bao giờ bị thua lỗ. Một số nhà thầu hiện nay đã khai thác được một số yếu tố có lợi từ trong quy chế đấu thầu: như Hợp đồng điều chỉnh giá. Cho nên trên thực tế giá quyết toán đầu tư xây dựng tăng lên nhiều lần so với giá trúng thầu ban đầu là chuyện ngày càng phổ biến. Điều này làm biến dạng tính tích cực của đấu thầu và trở nên hình thức vì hiệu quả thấp vì không có sự công bằng và cạnh tranh
2.1.7. Nhà nước hỗ trợ công tác đấu thầu quốc tế.
Trong tình hình hiện nay, khi phải đương đầu với các nhà thầu nước ngoài trong cuộc cạnh tranh bình đẳng- đấu thầu quốc tế thì với nội lực của mình, các doanh nghiệp Việt Nam luôn thua kém và không thể nào dành phần thắng về mình. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam rất cần tới sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước để có thể thắng thầu trong những cuộc đấu thầu quốc tế. Nhà nước nên thực hiện các biện pháp sau để phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp của mình:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng tham gia đấu thầu quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hầu hết quy mô đều rất nhỏ, nguồn tài chính hạn hẹp, nguồn nhân lực không được dồi dào và đặc biệt là trình độ kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu. Vì thế nhà nước nên thành lập các tổng công ty mạnh cả về tài chính, nhân lực và kỹ thuật thì mới có được nhiều cơ hội hơn để tham gia và thắng trong các cuộc đấu thầu quốc tế.
Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc xin bảo lãnh dự thầu, một điều kiện không thể thiếu khi tham gia vào đấu thầu quốc tế vì số vốn pháp định của doanh nghiệp quá nhỏ. Hơn nữa với nhiều doanh nghiệp Việt Nam thì việc lo khoản tiền đặt cọc dự thầu (từ 1 đến 5% giá trị công trình) không phải là điều dễ dàng. Cho nên chúng ta khó có thể tham gia và thắng thầu trong các công trình, dự án lớn, lợi nhuận vì thế cũng mất đi rất nhiều. Vì vậy, muốn tăng khả năng dự thầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc đấu thầu quốc tế quy mô lớn, chúng ta cần cải tổ lại hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Nhà nước cũng nên hỗ trợ họ có thể đứng vững trên thị trường xây dựng canh tranh khốc liệt hiện nay.
Thực tế hiện nay cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sát nhập thành những tập đoàn lớn mạnh. Họ dựa vào nhau. Doanh nghiệp này có lợi thế về vốn trong khi đó doanh nghiệp khác lại có lợi thế về nhân công hay kỹ thuật công nghệ hiện đại.
+ Các chế độ ưu đãi.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất cần tới các chế độ ưu đãi của nhà nước cho mình trong việc nhập các thiết bị máy móc hiện đại. Do công nghệ kỹ thuật trong các doanh nghiệp Việt Nam đã quá cũ kỹ lạc hậu cho nên việc thay đổi trang thiết bị là điều vô cùng cần thiết để có thể thắng thầu. Nhà nước nên có chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp khi nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đồng thời cho ra đời các công ty cho thuê tài chính.
Trong quy chế đấu thầu hiện nay nhà nước cũng đã có những quy định ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu quốc tế cũng như ưu đãi về liên doanh liên kết với nhà thầu trong nước khi một nhà thầu nước ngoài trúng thầu. Thế nhưng để quy định này không mang tính hình thức nhà nước nên kiểm tra chặt chẽ hơn hợp đồng liên doanhliên kết và xử lý thích đáng khi các nhà thầu vi phạm các điều kiện này, để ra mức phạt cao đối với các vi phạm
Tuy nhiên với bất kỳ một chế độ ưu đãi nào mà nhà nước muốn dành cho các doanh nghiệp của mình thì nhà nước cũng phải đảm bảo được tính cạnh tranh công bằng. Nếu không chúng ta sẽ không thu được kết quả mong muồn từ phương thức đấu thầu quốc tế.
+ Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp.
Có thể rút ra sau 8 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp của ngành Xây dựng Việt Nam là rất chậm. Sau 8 năm đó chỉ có 16 doanh nghiệp Việt Nam được cổ phần hoá với tổng giá trị là 369,6 tỷ đồng (một con số quá khiêm tốn) trong đó vốn nhà nước là 75,87 tỷ đồng. Như vậy trung bình mỗi năm bộ Xây dựng chỉ cổ phần hoá được 2 doanh nghiệp con số quá nhỏ so với những ngành khác. Lý do của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp trong ngành xây dựng quá chậm này là do có nhiều rào cản khó vượt qua trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp; do sự thiếu đôn đốc, thiếu kiên quyết, thiếu sự nhiệt tình của ban lãnh đạo doanh nghiệp; do chính sách cổ phần hóa còn nhiều bất cập; chưa phối hợp chặt chẽ giữa các vụ thuộc Bộ và các Tổng công ty để giải quyết khó khăn về tài chính, lao động; lao động chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của cổ phần hoá...
Vì vậy, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp muốn được thực hiện nhanh cần phải có sự quan tâm của các quan chức nhà nước. Bộ xây dựng nên giao chỉ tiêu và tiến độ cổ phần hóa cho từng tổng công ty trực thuộc Bộ, coi cổ phần hóa như là một trong cách chỉ tiêu xét thưởng thi đua hàng năm của các doanh nghiệp. Bộ cũng nên chỉ đạo các giám đốc doanh nghiệp thường xuyên tự định giá giá trị doanh nghiệp vì đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự trì trệ trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Đồng thời nhà nước cũng nên hoàn thiện hệ thống thể chế khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Nhà nước cũng không nên không chế mua cổ phần ưu đãi của người lao động trong doanh nghiệp.
2.1.7. Cải tiến kỹ thuật đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế đã xuất hiện và được áp dùng ở Việt Nam trong mấy năm vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chỗ chưa được hoàn chỉnh. Nhà nước nên cải tiến kỹ thuật đấu thầu quốc tế, một mặt sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các cuộc đấu thầu quốc tế được tổ chức ở Việt Nam, mặt khác nó cũng làm tăng thêm tính cạnh tranh công bằng vốn có của phương thức này.
Mặt hạn chế lớn nhất về kỹ thuật đấu thầu ở Việt Nam hiện nay là tình trạng sử dụng phổ biến đấu thầu một phong bì. Phương án kỹ thuật và phương án tài chính đều được đặt trong cùng một túi hồ sơ dự thầu vì vậy buộc chủ đầu tư khi mở thầu phải đánh giá lần lượt từng túi hồ sơ. Điều này đỏi hỏi nhiều thời gian và công sức, chi phí. Trong khi đó đấu thầu hai túi hồ sơ được phổ biến rộng rãi trên thế giới đặc biệt là ở những nước phát triển.
Tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng cuộc đấu thầu quốc tế (điều kiện về quy mô dự án, tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật và công nghệ...) mà chúng ta nên chọn lựa hình thức đấu thầu một túi hồ sơ hay đấu thầu hai túi hồ sơ cho phù hợp, tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian của cuộc đấu thầu nhưng cũng phải đảm bảo được sự lựa chọn đúng đắn nhà cung cấp thích hợp.
Đối với những dự án lớn, những hạng mục công trình quy mô, chúng ta nên chia nhỏ dự án ra thành nhiều hạng mục nhỏ hơn để tiến hành đấu thầu quốc tế. Sự chia nhỏ dự án này một phần giúp cho chủ đầu tư bóc tách công việc chính xác từ đó dẫn đến việc tính toán, lập dự toán sát với thực tế hơn, tiết kiệm được một lượng chi phí lớn so với việc “xây dựng trọn gói” một loạt giá gộp. Ngoài ra, với điều kiện các doanh nghiệp của chúng ta rất bị hạn chế về vốn nên sự chia nhỏ dự án cũng làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có đủ lực để tham gia vào đấu thầu quốc tế.
2.1.8. Hoàn thiện quy trình đấu thầu quốc tế.
Quá trình đầu tư gồm rất nhiều công đoạn như khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công nghiệm thu. Đấu thầu là một khâu trong cả một quá trình đầu tư. Vì vậy quy trình thực hiện đấu thầu quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của chủ đầu tư. Muốn kết quả đầu tư tốt, nhà nước cũng nên cải tiến hoàn thiện những khâu công việc cụ thể sao cho sát với thực tế, không trì trệ tốn thời gian. Nhà nước nên xây dựng cho mỗi đối tượng đấu thầu một quy trình đấu thầu quốc tế riêng biệt, đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp cũng cần có một quy trình đấu thầu riêng. Trong tương lai, các nhà tài trợ quốc tế lớn như WB, ADB... vẫn có xu hướng đầu tư lớn trong lĩnh vực xây lắp của Việt Nam. Cho nên việc hoàn thiện quy trình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp ở Việt Nam ngoài điều kiện là phải sát với tình hình thực tế còn phải phù hợp với quy trình của các tổ chức này.
Chủ đầu tư nên xây dựng đơn dự thầu, tài liệu đấu thầu quốc tế dựa trên sự tham khảo của nhiều nguồn thông tin trong và ngoài nước, khảo sát thực tế một cách kỹ lưỡng. Từ đó mới đề ra phương án thi công và quyết định giá mời thầu của công trình. Việc xây dựng giá cũng phải tham khảo từ nhiều nguồn thông tin trong và ngoài nước. Việc nắm chắc các quy định về các loại thuế, các chi phí liên quan tới qua trình tổ chức đấu thầu cũng là rất cần thiết trong việc tính toán chính xác giá cả.
Để công khai trong đấu thầu, rất cần thiết có công báo đấu thầu; tiêu chuẩn đánh giá thầu và mẫu hợp đồng chi tiết phải có trong hồ sơ mời thầu; xác định vị trí các nhà tư vấn giám sát trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng đấu thầu và chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán. Những điều này sẽ khắc phục được tính hành chính của quá trình lập dự án, đấu thầu và triển khai dự án như hiện nay. Tính hành chính đó đã làm cho đấu thầu vẫn chạy thầu, và nhà thầu bị rơi vào tình thế “vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm”, đến mức trúng thầu mà cũng không vui vẻ gì.
2.1.9. Xây dựng trung tâm đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu
Trước sự gia tăng của hình thức đấu thầu quốc tế, trước những đỏi hỏi của tình hình thực tế, thời gian vừa qua các Bộ, Ngành và địa phương đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về đấu thầu, trong đó phải kể đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong năm 1999 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức khoảng 30 lớp tập huấn đấu thầu cho 3000 lượt người với nguồn tài trợ của nhà nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Gần đây nhất, tháng 5 năm 2001 Bộ Kế hoạch và Đầu tư dưới sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới đã tổ chức một cuộc tập huấn đào tạo giảng viên về đấu thầu. Cuộc tập huấn đã đào tạo được nhiều chuyên viên có kiến thức vững vàng về đấu thầu, để có thể đào tạo thêm các kỹ sư đấu thầu khác. Tuy nhiên chỉ những cuộc tập huấn về đấu thầu thôi thì không đủ. Chúng ta nên có sự đào tạo chính quy về đấu thầu, có các kỹ sư đấu thầu chuyên nghiệp. Vì thế nhà nước nên thành lập một trung tâm đào tạo đủ mạnh để trang bị thêm kiến thức về đấu thầu. Nhà nước nên tổng kết hoạt động đấu thầu trong thời gian vừa qua để có thể đưa ra những mặt đã làm được và những mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm. Đồng thời cũng nên tham khảo một số mô hình đấu thầu của các nước khác, những gì hay, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam thì chúng ta nên áp dụng.
2.1.10.Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin
Thông tin chưa đầy đủ là một nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chưa tốt công tác đấu thầu quốc tế ở Việt Nam. Do chưa am hiểu kỹ về các nhà cung cấp nên chúng ta chưa chọn đượcnhà cung cấp phù hợp nhất cho dự án của mình thường gây lãng phí. Hơn nữa, nếu am hiểu rõ về các nhà thầu tham gia dự thầu thì chủ đầu tư có thể bỏ bớt thủ tục sơ tuyển, làm nhẹ bớt quy trình đấu thầu quốc tế. Khi có đầy đủ thông tin về thị trường giá cả, chúng ta có thể đưa ra giá trong hồ sơ mời thầu chính xác hơn, tránh được sự lãng phí nguồn vốn đầu tư cũng như chất lượng công trình kém. Vì vậy nhà nước nên xây dựng một viên nghiên cứu và thu thập thông tin bởi những chuyên gia giỏi. Viện nghiên cứu thông tin này sẽ cung cấp cho các công ty, các tổ chức những thông tin trước khi quyết định đầu tư, tham gia đấu thầu quốc tế hoặc mở cuộc đấu thầu quốc tế.
Để thực hiện tốt mục tiêu cạnh tranh công khai và bình đẳng trong hoạt động đấu thầu, nhà nước cũng cần thiết lập một trang chủ trên mạng Internet hoặc một tờ báo công khai dành riêng cho hoạt động đấu thầu. Tại đó thông tin về các gói thầu, thời gian tổ chưc, số lượng nhà thầu tham gia... cùng những nhà thầu đã bị phạt vì vi phạm hợp đồng sẽ được công khai. Như vậy môi trường của hoạt động đấu thầu sẽ được lành mạnh hoá.
Hiện nay, sở xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đang cho xây dựng một Website của sở trong đó có đầy đủ thông tin liên quan đến xây dựng ( về lĩnh vực quản lý kinh tế xây dựng, quản lý chất lượng công trình, xây dựng chương trình kết nối thông tin với các Quận huyện, về vần đề đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng,...).Chi phí xây dựng Website này lên tới 260 triệu đồng trong đó chi phí xây dựng trang Website và các chương trình hỗ trợ là 125 triệu, chi phí nâng cấp và mua mới trang thiết bị cho mạng nội bộ là 95 triệu đồng, chi phí mua Server đặt trên mạng City Web là 40 triệu đồng.
2.2. Trên phương diện nhà thầu
2.2.1. Nghiên cứu kỹ HSMT
Hồ sơ mời thầu là tài liệu quan trọng cho các nhà thầu xây dựng hồ sơ dự thầu của họ. Cho nên việc nghiên cứu hồ sơ mời thầu là cần thiết. Hồ sơ mời thầu là cơ sở đưa ra các tiêu chuẩn mà họ cần đánh giá lại qua tình hình thị trường giá cả, tình hình thực tế sau khi thăm mặt bằng công trình, các thông tin về đối thủ cạnh tranh...
Hồ sơ mời thầu còn giúp nhà thầu xây dựng được các phương án thi công, thời gian thi công, phương án về giá... Trên thực tế các nhà thầu nên xây dựng, chuẩn bị nhiều phương án dự thầu với các mức lợi nhuận khác nhau. Tuy theo tình hình thực tế sau này để quyết định chọn phương án nào tham gia. Trong khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu, nhà thầu cũng cần nghiên cứu kỹ những hạng mục có thể gây thêm các chi phí phát sinh và tính thêm các chi phí đó vào giá dự thầu. Không có công trình xây dựng nào lại không có chi phí phát sinh. Nhưng nghiên cứu kỹ nó nhà thầu sẽ hạn chế được, và tránh cho thua lỗ sau khi thực hiện công trình.
2.2.2. Xây dựng giá dự thầu hợp lý, hấp dẫn.
Doanh nghiệp muốn nâng cao tố chất doanh nghiệp, một mặt phải tăng cường hạch toán giá thành, hiểu thật rõ giá thành của mình. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể cân nhắc kỹ lưỡng khi báo giá thầu, không báo giá bừa bãi tuỳ tiện. Mặt khác, phải cải thiện mặt quản lý và kỹ thuật, nâng cao hiệu quả, hạ thấp giá thành, mở rộng không gian giảm giá của doanh nghiệp nhằm thích ứng với tình hình cạnh tranh giá cả khốc liệt. Cũng chỉ như vậy doanh nghiệp mới có đông cơ phát triển,
Nhà thầu cần tính toán chi phí hợp lý sát với thực tế.
Nhà thầu có chiến lược nhằm mục tiêu nào đó. Nhà thầu tính toán rất chặt chẽ nếu đặt ra mục tiêu lợi nhuận xác định. Có nhà thầu chỉ cần đến giải quyết công ăn việc làm mà không tính lãi, có nhà thầu lại đặt mục tiêu là danh tiếng và chỗ đứng trên thị trường mà chấp nhận lỗ, tuy nhiên chất lượng gói thầu vẫn phải được đảm bảo.
Tuy nhiên xây dựng một mức giá hợp lý là việc các nhà thâu phải đảm bảo được các yếu tố sau khi xây dựng giá:
Tính hấp dẫn (giá bỏ thầu phải thấp hơn đối thủ cạnh tranh).
Bù đắp được các chi phí có liên quan.
Phải có mức lãi thoả đáng.
2.2.3. Cần chọn hợp đồng điều chỉnh giá khi chất lượng hồ sơ mời thầu chưa đảm bảo tin cậy.
Giá gói thầu và sự lựa chọn hình thức đấu thầu rất quan trọng. Nó liên quan chặt chẽ đến chất lượng hồ sơ mời thầu, cũng như phương thức thanh quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong dự án đầu tư. Thực tế trong những năm qua cho thấy, do nhận thức và vận dụng chưa đúng vấn đề nên đã gây ra nhiều hậu quả như hiện tượng bỏ giá thầu khác biệt quá nhiều với giá gói thầu, quá trình thanh quyết toán bị ách tắc vì thường xảy ra tranh chấp giữa các bên ký hợp đồng, giữa các bên với kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước. Chất lượng hồ sơ mời thầu chưa đảm bảo độ tin cậy, lỗi này chủ yếu là do tổ chức tư vấn giúp chủ đầu tư khảo sát, thiết kế và lập hồ sơ mời thầu. Vì là bước thiết kế cuối cùng, nhưng vẫn chưa đảm bảo độ tin cậy về tiên lượng, dự toán, thì cần lựa chọn hình thức ‘Hợp đồng điều chỉnh giá”.
2.2.5. Liên doanh, liên kết.
Khi nhà thầu nhận được một gói thầu có giá trị lớn, yêu cầu về kỹ thuật công nghệ hiện đại vượt quá khả năng của họ. Lúc này là lúc thích hợp họ nên tìm kiếm sự liên doanh liên kết với nhà thầu khác có thể đáp ứng được những vấn đề mà họ không đảm đương được. Các nhà thầu nên xây dựng một mối liên danh, liên kết trong đấu thầu vì cách này không làm phát sinh một pháp nhân mới, các bên vẫn giữ được tính độc lập của mình. Sau khi dự án hoàn thành họ có thể giải thể một cách đơn giản chứ không phức tạp như hình thức liên doanh. Hình thức liên danh, liên kết này cũng có thể thực hiện đối với các thành viên trong cùng một tổng công ty hoặc một hãng.
Khi liên kết các nhà thầu cần chú ý trong việc ký kết một hợp đồng liên danh liên kết với đầy đủ nội dung về quyền hạn và nghĩa vụ của các bên. Đây cũng chính là cơ sở để xác định tư cách nhà thầu.
Việc tìm đối tác để liên danh, liên kết không phải là công việc đơn giản. Thực tế nhà thầu đó phải tìm hiểu kỹ về đối tác của mình, về trình độ công nghệ , về tình hình tài chính, nguồn nhân lực... Có như vậy mới đảm bảo sự thành công của quá trình liên danh liên kết và hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất lượng.
2.2.6. Trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại
Việc trang bị công nghệ thiết bị hiện đại là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có thiết bị lạc hậu, không đủ khả năng tham gia và thắng thầu đặc biệt trong các cuộc đấu thầu quốc tế. Có nhiều công trình có quy mô lớn mà Việt Nam đã để tuột mất do không có đủ điều kiện kỹ thuật hiện đại công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên nếu bỏ tiền ra mua máy móc thiết bị mà lại sử dụng được trong một vài công trình thì lại là lãng phí, trong khi các nhà thầu Việt Nam lại rất bị hạn chế về vốn. Vì vậy cách tốt nhất để giải quyết trước mắt vấn đề công nghệ ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp nên sử dụng hình thức thuê mua.
2.2.7. Đào tạo đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác đấu thầu.
Cần thiết lập và đào tạo một đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, đội ngũ này ngoài việc chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, còn phải có đạo đức trong sáng trung thực. Việc đào tạo này là vô cùng cần thiết đối với nhà thầu. nếu có những kỹ sư giỏi họ không cần phải thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài. Nhiều khi, doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị hiện đại về để thực hiện cho thi công dự án nhưng lại không biết sử dụng và vì thế họ phải thêu thêm chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn vận hành. Lệ phí để thuê chuyên gia nước ngoài thường là rất lớn nên doanh nghiệp phải thêm một khoản chi phí lớn.
2.3. Trên phương diện chủ đầu tư- bên mời thầu
2.3.1. Lập kế hoạch đấu thầu làm dự toán chính xác
Trong việc lập kế hoạch đấu thầu mà trong quy chế đấu thầu có quy định, có một số cơ sở phụ thuộc hoàn toàn vào chủ công trình- bên mời thầu. Đó là việc xây dựng báo cáo tiền khả thi, lập dự toán, khả năng huy động vốn cho công trình. Bước lập báo cáo khả thi này ảnh hưởng rất lớn trong việc xin tài trợ của các tổ chức các tài trợ nước ngoài. Trong tất cả các hiệp định vay vốn nhận tài trợ, các nhà tài trợ thường đỏi hỏi bên mời thầu phải có dự án có tính khả thi để họ kiểm soát xem việc đầu tư của họ có hiệu quả không. Các dự án khả thi thường được lập trước khi ký Hiệp định và cũng thường do các chuyên gia nước ngoài, những người có kinh nghiệm thực hiện, kể cả các chuyên gia của nhà tài trợ. Cho nên bên mời thầu phải thu thập các số liệu chính xác và xử lý hết sức thận trọng. Để sát thực với tình hình thực tế, bên mời thầu nên sử dụng các chuyên gia nước sở tại, trong những trường hợp thật đặc biệt mới mời chuyên gia nước ngoài. Khi lựa chọn chuyên gia nước ngoài cũng cần lưu ý phải lựa chọn những chuyên gia có uy tín trên thế giới.
Nên xem xét tư cách đơn vị giao thầu và tư cách của công trình đấu thầu trước khi quyết định đầu tư để tránh tình trạng nhiều chủ đầu tư giao cho nhà thầu “chạy dự án”.
Một vấn đề rất quan trọng khác có liên quan đến bên mời thầu, đó là xác định được nguồn vốn và cách thức giải ngân. Trong nhữgn năm qua, nguồn vốn ODA cho Việt Nam là rất lớn nhưng tốc độ giải ngân những nguồn vốn nàylà rất chậm. Từ năm 1993 đến nay, tổng số vốn ODA đã cam kết dành cho Việt Nam lên đến 17 tỷ USD.
Bảng 9: Tình hình vốn ODA cam kết và giải ngân.
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm
Vốn ODA cam kết
Vốn ODA giải ngân
1993
1,819
0,413
1994
1,914
0,725
1995
2,261
0,737
1996
2,430
0,9
1997
2,420
1
1998
2,186
1,2
1999
2,1
1,12
2000
2,1
1,289
2001
2,356
1,7
Tổng
19,613
9,093
Nguồn: Bộ tài chính-tăng cường năng lực quản lý tài chính các dự án ODA
Thời báo kinh tế xây dựng-Kinh tế Việt Nam -Thế giới 2001-2002
Bảng trên cho ta thấy rằng nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam là rất lớn, tốc độ giải ngân tăng qua các năm nhưng tăng chậm và chỉ đạt 43 % trên tổng vốn đầu tư.
Các nhà thầu nên xác định tất cả các nguồn vốn có liên quan tới dự án thật chính xác và cụ thể cũng như phải lường hết các vướng mắc phát sinh, không được để cho công trình dự án chậm đưa vào sử dụng hoặc có nguy cơ dừng vì thiết vốn.
2.3.2. Lựa chọn hình thức đấu thầu, phân chia gói thầu hợp lý.
Tuỳ thuộc vào chủ đầu tư, vào quy mô công trình, chủ đầu tư có thể lựa chọn biện pháp đấu thầu từng giai đoạn hay đấu thầu toàn bộ dự án công trình. Khi dự án có quy mô lớn, có nhiều hạng mục phức tạp chủ đầu tư nên chia nhỏ thành nhiều gói thầu để việc tính toán giá cả được chính xác hơn. Chủ đầu tư ai cũng mong muốn nguồn vốn mình bỏ ra được sử dụng có hiệu quả nhất, cho nên các chủ đầu tư nên mời thầu rộng rãi, thu hút càng nhiều nhà thầu càng tốt để từ đó có thể chọn ra một nhà thầu thích hợp nhất. đấu thầu rộng rãi là phương thức tiết kiệm vốn đầu tư tốt nhất. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua phổ biến là phương thức đấu thầu hạn chế nên không tạn dụng được hết tính cạnh tranh trong đấu thầu. Chủ đầu tư trong trường hợp này cũng nên chọn hình thức đấu thầu hai giai đoạn để đỡ tốn công sức và thời gian trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu.
2.3.3. Lập hồ sơ mời thầu
Đây là một khâu cực kỳ quan trọng đối với chủ đầu tư - bên mời thầu vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn nhà thầu và tới việc thi công công trình, tới chất lượng công trình. Chủ đầu tư lập hồ sơ mời thầu phải theo sát báo cáo khả thi, kế hoạch đấu thầu,... Để có được nội dung của hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư phải nghiên cứu thực tế, nghiên cứu các quy định... Giá trong hồ sơ mời thầu cũng phải là giá chính xác, được lấy từ thực tế công trình, từ giá trên thị trường. Hồ sơ mời thầu này phải được các chủ đầu tư gửi đến những nhà thầu cung cấp. Muốn tìm hiểu rõ và chính xác về nhà thầu cung cấp, chủ đầu tư phải mở rộng thị trường và tiếp cận sát với thị trường. Chủ đầu tư phải khuyến khích và tìm kiếm chào hàng của nhà cung cấp. Không nên cố định lượng người chào hàng. Lượng người chào hàng này tuỳ thuộc vào quy mô dự án, mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, chất lượng công trình mong muốn, khả năng của đối tác,....
2.3.4. Đánh giá HSDT
Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, để chọn nhà thầu; kiểm tra thực tế nhà thầu được chọn; ký hợp đồng xây lắp và khẳng định rằng chỉ 10-15 ngày là có thể chấm được nhà thầu xứng đáng. Điều quan trọng là các nhà thầu đều cùng có mặt và trình bày bản tóm tắt của mình trước chủ đầu tư, Như vậy mặt mạnh, mặt yếu của các nhà thầu cũng như sự chấm điểm của chủ đầu tư đều minh bạch, hạn chế mọi sự cài độ, khuynh hướng chọn thầu, áp lực đối với chủ đầu tư cũng như giải toả mọi ấm ức của nhà thầu.
Nên nâng điểm kỹ hthuật từ 70 lên 80 điểm và coi giá hợp lý là điều cần thiết để lựa chọn nhà thầu thay vì việc chọn nhà thầu có giá thấp nhất như hiện nay.
2.3.5. Đàm phán ký hợp đồng.
Trước khi đàm phán ký hợp đồng, các chủ đầu tư phải biết chắc nhà thầu mình sắp đàm phán đã nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho ngân hàng đúng như quy định. Điều này mới đảm bảo việc đàm phán đi đến kết quả. Thêm vào đó chủ đầu tư cũng phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ tiền bảo lãnh vì thông thường nó rất lớn và có nhiều loại.
Vấn đề đàm phán ký hợp đồng phải được tiến hành khẩn trương ngay sau khi thông báo trúng thầu của bên mời thầu tới nhà thầu để không đảm bảo tiến độ công trình.
Chủ đầu tư phải tăng cường quản lý hợp đồng. Người gọi thầu phải thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản về giá công trình trong hợp đồng, bảo vệ tính pháp luật của kết quả gọi thầu, đảm bảo tính nghiêm túc trong công trình xây dựng, cố gắng giảm bớt các loại di chứng do trúng thầu với giá thấp. Đồng thời dù giá thầu cao hay thấp. Người gọi thầu cũng không thể nới lỏng giám sát, quản lý chất lượng hoặc hạ thấp yêu cầu, cần làm việc theo pháp luật cần phải giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp pháp luật. Kiên quyết gạt bỏ các doanh nghiệp trúng thầu với giá thấp và bị thua lỗ vì giá thấp. Phải tuân thủ luật chơi khi bước vào cạnh tranh thị trường. Không tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu cơ trục lợi làm rối loạn thị trường xây dựng.
KẾT LUẬN
Đấu thầu quốc tế là một phương thực mua sắm hàng hoá được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại hiệu quả cao. Đấu thầu quốc tế ngày càng được nhìn nhận như một điều kiện không thể thiếu được để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư (chủ dự án) dù cho họ có thuộc khu vực kinh tế nhà nước hay khu vực kinh tế tư nhân, dù họ đầu tư ở trong nước hay nước ngoài. Đương nhiên, trong bối cảnh đó các nhà thầu xây dựng càng không thể không áp dụng phương pháp đấu thầu nếu họ muốn giành được các hợp đồng đáng kể từ các dự án tầm cỡ.
Qua thực tế phương thức đấu thầu quốc tế đã thể hiện được rõ những ưu điểm vượt trội của mình: kích thích sự nỗ lực, nghiêm túc của mỗi bên, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ công trình lẫn nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Ngoài ra, riêng với các nhà thầu việc làm quen với phương thức này là phưong pháp hữu hiệu để nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm, tăng cường nguồn lực cạnh tranh của mình. Điều dễ thấy là để làm quen với một phương pháp hình thành từ sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế, giữa các yếu tố pháp lý, kỹ thuật và tài chính với các nguyên lý của kế hoạch tổ chức như phương pháp đấu thầu thì cần phải có những nguồn tài liệu đầy đủ, chính xác. Trong các văn bản về tài liệu đấu thầu quốc tế thì các bản tài liệu về đấu thầu quốc tế của hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) được chuyên gia và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, sát với thực tế và được áp dụng phổ biến trên thế giới.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đấu thầu quốc tế đã phát triển và trở nên gần gũi với các tổ chức, doanh nghiệp, công ty.... Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể dự đoán được sự phát triển của phương thức này trong tương lai. Tuy vậy, để có thể phát huy được hết tính cạnh tranh của đấu thầu quốc tế chúng ta cũng cần nỗ lực khắc phục, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong thời gian qua như: vấn đề về luật lệ, chính sách của nhà nước, tình trạng tiêu cực trong hoạt động đấu thầu quốc tế, sự non kém về mặt nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác đấu thầu. Hy vọng rằng trong một ngày không xa công nghệ đấu thầu quốc tế sẽ thực sự phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam để có thể hạn chế được những thiệt hại, lãng phí trong xây dựng cơ bản đồng thời tăng sức cạnh tranh của các công ty xây dựng Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Đầu tư Phát triển Số tháng 3/2002.
Số tháng 4/2002.
2. Báo Kinh tế và dự báo Số tháng 9/2002.
Số tháng 10/2002
3. Báo Nhà thầu và Thị trường Xây dựng số tháng 5/2002.
4. Báo Thông tin XDCB và KHCNXD số tháng 8/2002.
5. Tài liệu “Hệ thống hoá văn bản pháp luật về XDCB” - Nhà xuất bản pháp lý.
6. Tài liệu “Tìm hiểu các quy định về đấu thầu và đầu tư trong XDCB” tác giả Nguyễn Văn Hiệp & Nguyễn Văn Hà.
7. Tài liệu Hướng dẫn đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình - CONCETTI.
8. Tài liệu “Công tác đấu thầu” - Bộ KH &ĐT, Ngân hàng Thế giới 5/2002.
9. Tài liệu “Hướng dẫn đấu thầu xây lắp” - Ngân hàng Thế giới 3/2002.
10. Tài liệu “Hướng dẫn mua sắm” - Ngân hàng Thế giới 10/1995.
11. Tài liệu “Hướng dẫn đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình” 5/1993.
12. Hồ sơ mời thầu xây lắp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2002.
13. Hồ sơ mời thầu Gia công chế tạo lắp đặt hệ thống phụ và kết cấu thép đầu mối trạm bơm Linh Cảm tập 1,2 - Ban quản lý bộ Thuỷ Lợi.
14. Nghị định 43/NĐ-CP 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu.
15. Tài liệu tập huấn về công tác đấu thầu - Bộ KH &ĐT tháng 3/2002.
16. Thông tư hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam. - Bộ Xây dựng - Số 01/BXD - CSXD.
17. Văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu- Nhà xuất bản Xây dựng 2001.
18.Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2002.
19. Tạp chí Tài chính Tín dụng Số 9 tháng 5/2002.
Số 12 tháng 6/2002
20. Tạp chí Xây dựng Số tháng 4/2002.
Số tháng 5/2002
21. Báo Kinh tế - Kế hoạch số tháng 3/2002.
22. Báo Đầu tư số tháng 6/2002.
23. Báo Người xây dựng Số tháng 8/2002.
Số tháng 9/2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan.doc