Khóa luận Dạy học lịch sử theo nhóm ở trường THPT hiện nay, thực trạng, giải pháp và cách tiến hành

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay là “phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời đại mới. Do đó, giáo viên phải là người đi đầu trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Song song với việc sử dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp truyền thống, người giáo viên phải luôn nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy của mình. Thực trạng dạy và học theo kiểu “thầy đọc - trò ghi” vẫn còn khá phổ biến ở nhiều địa phương. Điều đó đã làm kìm hãm khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh trở nên thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Trong khi đó, dạy học theo nhóm là một trong số phương pháp dạy học theo cách tiếp cận gián tiếp được đánh giá là phát huy khá tốt, tích cực học tập của học sinh lại chưa được sử dụng phổ biến ở trường THPT. Vì những lý do đó, tôi thực hiện đề tài “Dạy học lịch sử theo nhóm ở trường THPT hiện nay- thực trạng, giải pháp và cách tiến hành”, với mong muốn nghiên cứu sâu về tính ưu việc và khả năng vận dụng dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu phương pháp dạy học, do những đặc điểm của hiện thực và nhận thức sự bức thiết của thời đại, nhiều tác giả đã đi vào nghiên cứu, tham luận: Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (2003) - Phương pháp dạy học lịch sử, Nxb GD, sách gồm có 287 trang, bao gồm 11 chương, đề cập một cách đầy đủ những nội dung phương pháp dạy học lịch sử như hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, bài học lịch sử, hình thành tri thức lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, về cụ thể từng phương pháp thì chưa làm rõ một cách cụ thể ví dụ như dạy học nêu vấn đề, chưa đề cập đến phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học theo nhóm Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường (2006) - Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử 10, Nxb. Hà Nội, sách gồm 120 trang, được phân là ba phần, trong đó có phần II, mục A, có đề cập đến những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông tương đối có hệ thống, có nhiều nội dung mới, có tính cấp thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, chưa thấy có những đề xuất về một số phương pháp dạy học mới, hiện đại như phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề Ngô Minh Oanh (chủ biên), Đào Thị Mộng Ngọc, Nhữ Thị Phương Lan (2006) -Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, sách gồm 80 trang, phân làm 4 chương, đề cập đến một số nội dung như nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, thực trạng dạy học lịch sử, vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn , dạy học nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử rất chi tiết, ngắn gọn, là nguồn tư liệu rất đáng tham khảo. Nguyễn Trọng Tấn (dịch) (2005) - Cẩm nang thực hành giảng dạy, Nxb. ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. Sách gồm 645 trang, 4 phần và tổng cộng 18 chương, trong đó có phần 3: Tác giả đề cập đến nhiều kiểu hình thức tổ chức dạy học, học tập và giảng dạy, lợi ích của việc học tập hợp tác, cách tổ chức nhóm học tập ở các bậc học như bậc tiểu học, bậc trung học lợi ích của công việc học tập theo nhóm, thiết lập chia nhóm giảng dạy cho học sinh rất có giá trị, là nguồn tư liệu tham khảo chất lượng và hiệu quả. Ngô Thị Thu Dụng - Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục, số 4/2002. Tác giả viết rất cụ thể về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, lý luận về kỉ năng học tập theo nhóm. Nguyễn Văn Hiền - Phương pháp “nhóm chuyên gia” trong dạy học hợp tác, Tạp chí giáo dục, số 4/2003. Tác giả có đề cập đến các bước tổ chức tiến hành, ưu và nhược điểm của phương pháp, có đi vào vận dụng (thực hành ) đáng để giáo viên tham khảo. Tuy nhiên, về sự vận dụng, tác giả không tiến hành một cách cụ thể như qui định thời gian của tiết dạy, qui định thảo luận nhóm trong điều kiện nào, thời gian thảo luận vấn đề là bao nhiêu? đánh giá như thế nào? kết luận ra làm sao? cũng chỉ mang hình thức. Lê Vinh Quốc (2008) - Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam (lý thuyết và ứng dụng), ĐHSP-TP.HCM (lưu hành nội bộ). Chuyên đề gồm 4 chương, bao trùm nội dung chuyên đề là đổi mới dạy học (mục tiêu- nội dung - phương pháp) là nguồn tư liệu quí báu cống hiến cho sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam. V. Ôcôn (1997), Phạm Hoàng Gia chọn lọc, hiệu đính và giới thiệu - Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb.Hà Nội. Trong đó có 2 chương (XI, XII) đề cập đến những điều kiện, hiệu quả dạy học nêu vấn đề theo hình thức nhóm. Là nguồn tư liệu có giá trị để nghiên cứu. Phan Thị Hồng Vinh (2007) - Phương pháp dạy học, Giáo dục học, Nxb.ĐHSP, Hà Nội, 224 trang, gồm 3 chương, trong đó có chương 3 có đề cập dạy học theo nhóm trong giáo dục, tác giả trình bày hết sức ngắn gọn về phương pháp học tập theo nhóm nhỏ: khái niệm, hình thức tổ chức, vị trí và vai trò của giáo viên. Trần Duy Hưng - Mô hình phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 4/2000, tác giả nêu và phân tích rõ về mô hình của phương pháp, đáng để tham khảo nhưng chỉ đề cập đến mô hình không thì chưa đủ. Trần Duy Hưng - Nhóm nhỏ và việc tổ chức cho học sinh theo các nhóm nhỏ, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999, có đề cập đến đặc trưng, ý nghĩa của dạy học theo nhóm nhỏ nhưng không làm rõ về cách thức tổ chức thế nào? ưu và nhược điểm của nó và cũng không thấy thử nghiệm trong thực tế của dạy học. Trần Thị Thu Mai - Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12/2000. Tác giả có đề cập đến khái niệm, vai trò của học tập theo nhóm, cách tổ chức và tiến hành, hệ thống các biện pháp tạo nhóm một cách ngắn gọn, súc tích. Nhưng cũng chưa đi vào vận dụng cụ thể để thấy được tính hiệu quả của nó. Vẫn còn trên cơ sở lí thuyết. Nguyễn Thị Hồng Nam - Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí giáo dục, số 3/2002. Đề cập một cách rất cụ thể về cách tổ chức nhóm như làm việc theo cặp 2 học sinh, 4-5 học sinh, ghép nhóm, hoạt động trà trọn có phân tích ưu và nhược điểm của từng hình thức thảo luận theo nhóm đáng để cho giáo viên tham khảo. Lê Văn Tạc - Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm, Tạp chí giáo dục, số 9/2002, có nêu lên một số vấn đề về học tập hợp tác nhóm như khái niệm, nguyên tắc, các cơ sở lí thuyết, quá trình thực hiện học hợp tác tương đối cụ thể, song chưa đi vào thực nghiệm cụ thể trong thực tế, không đi vào qui định rõ nhiệm vụ của giáo viên, cũng như học sinh, tất cả mới chỉ trên cơ sở lí thuyết Như vậy, Vấn đề liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp dạy học theo nhóm đã được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, nhiều giảng viên, giáo viên các trường đại học cũng như phổ thông đều quan tâm và tìm hiểu với nhiều công trình lớn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó trình bày vấn đề này vẩn chưa thật sự sâu sắc, không có một sự nhận định cụ thể, phần thiếu phần thừa, tất cả cũng chỉ ở trên cơ sở lý thuyết, chưa đi vào vận dụng cụ thể, cũng như với vị trí và vai trò của phương pháp Vì vậy, với việc tổng hợp các bài viết, các tài liệu tham khảo và sự tự tìm hiểu, việc nghiên cứu đề tài này tôi hy vọng có thể góp phần nhỏ vào sự hoàn thiện thêm vấn đề nghiên cứu mà các tác giả trước đó chưa thực hiện hay chưa đủ. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay. - Nhiệm vụ đề tài: Xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài. Thiết kế một số giáo án có vận dụng dạy học lịch sử theo nhóm. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tổng kết, rút ra những bài học để vận dụng vào thực tế dạy học. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Việc sử dụng dạy học lịch sử theo nhóm ở trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm (lớp 10) ở trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP.Hồ Chí Minh 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đặc biệt là phương pháp giáo dục học (nhằm khai thác giáo viên và các phương tiện dạy học hiệu quả để giáo dục người học) . 6. Nguồn tài liệu Việc tìm hiểu một sự kiện, một nội dung hay một vấn đề cần nghiên cứu chúng ta không thể không nghiên cứu những yếu tố khách quan và chủ quan mà người tham khảo chủ yếu là dựa vào các sách sử, tư liệu, bài viết có liên quan đến nó. Cũng như không thể không quan tâm đến bối cảnh xã hội, đến hoàn cảnh, trạng thái, tâm tư của những người trong cuộc tại thời điểm ấy. Trên có sở đó mà phân tích, so sánh, đề xướng, kiến nghị mới có thể khẳng định được vấn đề, ít ra cũng đạt mức độ tương đối. Tìm hiều đề tài tôi đã dựa vào những nguồn tư liệu sau: - Các sách giáo trình , sách chuyên đề cũ và mới như: Nguyễn Thị Côi (2006)-Con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường (2006)-Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử 10, Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (cb) (2004)-Phương pháp dạy học lịch sử,.Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (1998)- Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Đỗ Linh, Lê Văn, Dương Ngọc Dương (2006)-Phương Pháp học tập hiệu quả, Nxb Ngô Minh Oanh (cb) (2006)-Con đường và bện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT, Nguyễn Trọng Tấn (dịch) (2005)- Cẩm nang thực hành giảng dạy. - Các bài viết của một số tác giả được đăng trên các tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí giáo dục, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, Tạp chí dạy và học ngày nay như Phạm Thị Kim Anh- Về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 2/2004, Nguyễn Gia Cầu-Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, Tạp chí giáo dục, số 2/2007, Nguyễn Thị Côi-Tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 9/2002, Nguyễn Thị Côi- Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số7/2007, Ngô Thị Thu Dụng-Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục, quí 4/2002, Trần Duy Hưng-Mô hình phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 4/2000, Trần Duy Hưng- Nhóm nhỏ và việc tổ chức cho học sinh theo các nhóm nhỏ, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999, Trần Thị Thu Mai- Về phương pháp học tập nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12/2000, Nguyễn Thị Hồng Nam- Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí giáo dục, số 3/2002, Lê Văn Tạc-Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm, Tạp chí giáo dục, số 9/2002. - Ngoài ra còn tham khảo một số luận án, tiểu luận của các giảng viên, sinh viên đi trước và một số Website 7. Cấu trúc đề tài - LỜI CẢM ƠN - MỤC LỤC - PHẦN MỞ ĐẦU - PHẦN NỘI DUNG: gồm có 3 chương CHưƠNG I : THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY. CHưƠNG II: DẠY HỌC THEO NHÓM-MỘT HÌNH THỨC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ CHưƠNG III: VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ - PHẦN KẾT LUẬN - PHẦN PHỤ LỤC - TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Nguồn tài liệu 7. Cấu trúc đề tài PHẦN NỘI DUNG CHưƠNG I: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1. Thực trạng dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay 1.1. Thực trạng chung 1.2. Thực trạng dạy học theo nhóm 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT 2.1. Đối với trường ĐHSP-TP.Hồ Chí Minh, khoa Lịch sử và các bạn sinh viên 2.2. Đối với các cấp quản lý, giáo viên và học sinh ở trường THPT. CHưƠNG II: DẠY HỌC THEO NHÓM MỘT HÌNH THỨC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC LỊCH SỬ 1. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc và điều kiện 1.1. Khái niệm 1.2. Mục đích 1.3. Nguyên tắc 1.4. Điều kiện 2. Cơ sở lý luận của việc dạy học theo nhóm 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng học theo nhóm 3. Qui trình dạy học theo nhóm 3.1. Thành lập nhóm: 3.2. Giáo viên nêu ra vấn đề thảo luận và đề ra nhiệm vụ học tập cho các nhóm 3.3. Trao đổi ý kiến nhóm 3.4. Đại diện các nhóm trình bày những kết quả công việc trước lớp 3.5. Tổng kết, rút kinh nghiệm 4. Các hình thức dạy học theo nhóm 5. Tác dụng của việc dạy học theo nhóm 6. Các hình thức làm việc theo nhóm khi dạy học 6.1. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 6.2. Trả lời câu hỏi do giáo viên trực tiếp đưa ra 6.3. Thực hành vấn đề theo nhóm 6.4. Cùng nhau nghiên cứu một bài học 6.5. Giải bài tập lịch sử theo nhóm 6.6. Hỏi đáp giữa các nhóm 6.7. Mô tả hình vẽ hay mô hình CHưƠNG III: VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ THIẾT KẾ VÀ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ 1. Áp dụng dạy học theo nhóm trong chương trình môn lịch sử THPT 2. Thiết kế giáo án có sử dụng dạy học theo nhóm 3. Hệ thống các hình thức làm việc theo nhóm đã sử dụng trong dạy học một số bài lên lớp 4. Thực nghiệm sư phạm 4.1. Mục đích thực nghiệm 4.2. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm 4.3. Tiến trình thực nghiệm 4.4. Kết quả thực nghiệm 4.4.1. Kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 4.4.2. Các ý kiến học sinh 5. Những bài học kinh nghiệm 5.1. Kinh nghiệm lựa chọn nội dung học nhóm 5.2. Kinh nghiệm về việc chia nhóm 5.3. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm 5.4. Kinh nghiệm thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động nhóm 5.5. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi 5.6. Kinh nghiệm kích thích học sinh phát biểu ý kiến 5.7. Kinh nghiệm về sự thành công trong hoạt động nhóm KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC 2. Phiếu điều tra giáo viên và học sinh 2. Đề kiểm tra 3. Phiếu ghi bài: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách 2. Tạp chí 3. Website

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3698 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dạy học lịch sử theo nhóm ở trường THPT hiện nay, thực trạng, giải pháp và cách tiến hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. + Bãi công: Đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau nghĩ việc trong các xí nghiệp, công sở. + Công đoàn: Tổ chức quần chúng của công nhân, viên chức. + Tự phát: Phát sinh ra một cách tự nhiên, không có ý thức, không có lãnh đạo. + Tự giác: Có ý thức về quyền lợi, về vai trò, vị trí của mình trong xã hội, đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo. + Chủ nghĩa xã hội không tƣởng: Học thuyết do Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen lập ra. Tuy tố cáo mạnh mẽ bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản, nhƣng không đề ra đƣợc con đƣờng đấu tranh đúng đắn để giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Họ chỉ mơ tƣởng một xã hội công bằng tốt đẹp bằng con đƣờng tuyên truyền, cổ động, thuyết phục, mà không đấu tranh giai cấp, cho nên lý thuyết của họ chỉ là học thuyết không bao giời trở thành hiện thực đƣợc. III. Điều kiện dạy học: + Nguồn tài liệu: SGK 10, giáo trình ĐH, Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh, Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tƣởng đến khoa học (Ph.Ăngghen)…. + Phƣơng tiện dạy học đƣợc sử dụng: Bản đồ chính trị châu Âu thế kỉ XIX; Lƣợc đồ về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức; tranh ảnh về phong trào Hiến chƣơng (ở Anh), công nhân khai thác mỏ, công nhân lao động trẻ em ở Anh; Chân dung các nhà XHCN không tƣởng. IV. Phƣơng pháp dạy học: dùng phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp và gián tiếp Dạy học theo nhóm kết hợp với dạy học nêu vấn đề, phát vấn, giảng bài. V. Tiến trình tổ chức Dạy-Học - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ (nếu có) - Giới thiệu bài mới (nhƣ phần chử nhỏ trong SGK) - Bài mới: Giáo viên hỏi bài cũ có liên quan đến bài học nhƣ: “ Nêu hậu quả của cuộc cách mạng công nghiệp Anh?”. Sau khi học sinh trả lời, GV tóm tắt lại: Cách mạng công nghiệp Anh đã để lại hai hậu quả về mặt xã hội và về mặt kinh tế. Có thể nói, nếu nhƣ về mặt kinh tế làm cho giai cấp tƣ sản phát triển mạnh lên thì hậu quả về mặt xã hội lại làm cho giai cấp tƣ sản yếu đi. Đó là hạn chế làm cho giai cấp tƣ sản không thể khắc phục đƣợc vì lòng tham bóc lột giá trị thặng dƣ của giai cấp vô sản. Và chính từ hậu quả về mặt xã hội này đã dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Và đồng thời làm cho xã hội tƣ bản ngày càng tiến tới bị thay thế bằng một xã hội tiến bộ hơn. Nó trở thành vấn đề hết sức quan trọng mà Mác- Ăngghen và sau đó là Lênin cùng một số lãnh tụ khác nghiên cứu và thực thi nó. Vậy thực chất vấn đề là gì? Vì sao Mác-Ăngghen và Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen cùng nghiên cứu vấn đề này nhƣng tƣ tƣởng của Mác-Ănghen là khoa học, còn họ lại là không tƣởng? sự khác nhau của hai tƣ tƣởng này là gì? (đây là bài tập nhận thức nêu ra để HS tập trung vào bài học ngay từ đầu) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản cần nắm Giáo viên đặt câu hỏi: “Giai cấp vô sản đã hình thành và trở thành một lực lƣợng xã hội trong những điều kiện lịch sử nào?” Học sinh trả lời và giáo viên khái quát: “Giai cấp vô sản ra đời và trở thành một lực 1. Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên. a. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp vô sản. lƣợng quan trọng trong xã hội tƣ bản (trong cách mạng công nghiệp, nền kinh tế TBCN ngày càng phát triển mạnh mẽ)” Nhƣ vậy, “Trong xã hội tƣ bản, đời sống của họ ra sao?” Vấn đề này GV sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với miêu tả đời sống của công nhân (đã chuẩn bị sẵn). Đặc câu hỏi sau phần miêu tả trên: “ Điều kiện lao động, sinh hoạt nhọc nhằn của GCVS hoàn toàn đối lập với cuộc sống xoa hoa lộng lẫy của GCTS. Vây GCVS phải làm gì để tự cứu lấy mình?” Học sinh sẽ trả lời: họ sẽ đấu tranh. Về phong trào đấu tranh: GV cho HS làm việc theo nhóm. + Phát phiếu học tập (số 1)cho các nhóm. PHIẾU HỌC TẬP (số 1) Câu 1: Phân biệt phong trào phá máy và phong trào bãi công? Nhận thức của công nhân qua hai phong trào đó? ……………………………………… ……………………………………… …………………………………… Câu 2: Nhận xét về đặc điểm của phong trào công nhân cuối XVIII đầu XIX? ……………………………………… …………………………………….. ……………………………………… …………………………………….. ……………………………………… - Đời sống của giai cấp công nhân: + Không có đủ tƣ liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình. + Lao động vất vả nhƣng lƣơng chết đói, luôn đoe dọa sa thải. => Mâu thuẫn giữa công nhân với tƣ sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh. b. Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt kho xƣởng, hình thức đấu tranh tự phát. * Hạn chế: nhầm tƣởng máy móc là kẻ thù. * Tác dụng: + Phá hoại cơ sở vật chất của tƣ sản. + Tích lũy thêm kinh nghiệm đấu tranh + Thành lập đƣợc tổ chức công đoàn. Sau khi các nhóm thảo luận và trình bày, GV tổng kết những ý chính: mục tiêu đấu tranh, nhận thức của công nhân về kẻ thù của mình, kết quả. Đánh giá các nhóm, rồi rút ra kết luận: “Phong trào công nhân mang tính tự phát (nói rõ khái niệm)” Giáo viên chuyển sang mục hai bằng câu dẫn: Những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Anh, Pháp, Đức diễn ra nhƣ thế nào trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX? Đối với mục này GV chỉ phát vấn, HS theo dõi SGK, trả lời khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu của vô sản Pháp, Đức, GV trình bày kĩ hơn về phong trào Hiến chƣơng Anh. Sau đó, GV cho HS làm việc theo nhóm + Phát phiếu học tập (số 2) PHIẾU HỌC TẬP (số 2) Câu 1: Nguyên nhân thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho phong trào công nhân quốc tế là gì? …………………………………… …………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Câu 2: Nhận xét chung về phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX? ……………………………………… ……………………………………… …………………………………… ……………………………………… 2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX - Ở Pháp: năm 1831 công nhân Liong khởi nghĩa đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm. Đến năm 1834 đòi thành lập nền cộng hòa. - Ở Anh, từ năm 1836-1848 diến ra phong trào Hiênhs chƣơng đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lƣơng, giảm giờ làm. - Ở Đức, năm 1844 công nhân Soledin khởi nghĩa. + Kết quả: đều thất bại + Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chứ có đƣờng lối rõ ràng. + Ý nghĩa: đánh dấu sự trƣởng thành của công nhân, là tiền đề cho sự ra đời chủ Giải quyết xong, GV chuyển sang mục 3, ở mục này có nhiều kiến thức trọng tâm, do vậy GV phải dành nhiều thời gian. Giáo viên đƣa ra câu hỏi: “Những lý luận của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, và Ô-oen ra đời trong điều kiện lịch sử nào? Tại sao họ lại là những nhà CNHX không tƣởng?” Giáo viên chƣa cần giải quyết bài tập mà đợi khi trình bày xong mục này. Sau đó, Gv lần lƣợt trình bỳ những ý cính của đề mục nhƣ: + Hoàn cảnh ra đời. + Đại biểu. + Nội dung tƣ tƣởng chính, phƣơng pháp thực hiện tƣ tƣởng đó. Tiếp đó, GV cho HS làm việc theo nhóm: + Phát phiếu học tập (số 3) PHIẾU HỌC TÂP (số 3) Câu 1: Nhận xét mặt tích cực và hạn chế trong tƣ tƣởng 3 đại diện trên? ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Câu 2: Nguyên nhân của những hạn chế đó? nghĩa xã hội khoa học. 3. Chủ nghĩa xã hội không tƣởng. - Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tƣ bản ra đời với những mặt trái của nó: + Bóc lột tàn nhẫn sức lao động. + Những ngƣời tƣ sản tiến bộ thông cảm với nổi khổ của ngƣời lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tƣ hữu, không có bóc lột. - Đại diện: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô- oen. * Tích cực: + Nhận thức đƣợc mặt trái của chế độ tƣ bản. + Phê phán sâu sắc xã hội tƣ bản và dự đoán tƣơng lai. * Hạn chế: + Không vạch ra đƣợc lối thoát, không giai Muốn khắc phục đƣợc hạn chế đó thì phải làm gì? ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… GV đƣa ra bài tập: Từ thực tế trên, các em cho biết GCVS đi theo lý thuyết của Xanh-xi- mông, Phu-ri-ê, và Ô-oen thì có thể lật đổ đƣợc xã hội tƣ bản để xây dựng xã hội mới tốt đẹp không? Học sinh sẽ trả lời là không? Giáo viên chót vấn đề: “Ƣớc mơ tốt đẹp nhƣng cách biến ƣớc mơ đó thành hiện thực thì chƣa đúng đắn nên ƣớc mơ chỉ dừng lại ở ƣớc mơ (Lý thuyết ở Lý thuyết)[ các ông mơ hồ vì biện pháp cải tạo xã hội bằng tuyên truyền, thuyết phục, nêu gƣơng, phủ nhận đấu tranh giai cấp] mà không thể nào thực hiện đƣợc trên thực tế do vậy gọi là không tƣởng. tƣ tƣởng xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không thể nào làm đƣợc trên thực tế gọi là CNXH không tƣởng”. Trƣớc khi kết thúc tiết học này, để gợi sự tò mò của học sinh, Giáo viên đƣa ra một vấn đề nửa đóng nửa mở: Vậy những hạn chế của những nhà không thích đƣợc bản chất của chế độ tƣ bản. + Không thấy đƣợc vai trò và sứ mệnh của giai cấp công nhân * Ý nghĩa: Là tƣ tƣởng tiến bộ lúc đó. Cổ vuc nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác. tƣởng cuối thế kỉ XVIII đầu XIX có thể ngƣời nào khắc phục đƣợc không? Nếu khắc phục đƣợc thì ƣớc mơ của loài ngƣời tiến bộ là xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp có thực hiện đƣợc không? Vì sao họ thực hiện đƣợc? (Cách đặt ra bài tập nhƣ vậy sẽ gợi cho HS sự thích thú đợi chờ tiết học sau) Sơ kết bài học Bài 37 MÁC VÀ ĂNG-GHEN SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC I. Mục tiêu bài học. a. Mục tiêu nhận thức: - Nhận thức đƣợc CNXH ra đời dựa trênneenf tảng của CNXH không tƣởng là một tất yếu khách quan của lịch sử trong việc giải quyết sự khủng hoảng về mặt lý luận cho giai cấp công nhân. - Nhận thức CNXH ra đời tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của vô sản toàn thế giới, thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế và sự tiến bộ của xã hội. - Biết đƣợc so lƣợc tiểu sử Mác và Ăng-ghen, phát hiện quan trọng của hai ông về vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản, cơ sở tình bạn của Mác và Ăng-ghen. - Hiểu đƣợc bối cảnh lịch sử ra đời Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Nhận xét, đánh giá nội dung, ý nghĩa của nó. b. Mục tiêu thái độ-tình cảm: Thể hiện lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tình cảm đối với giái cấp vô sản, có niềm tin vào sự nghiệp đấu tranh mà giai cấp vô sản tiến hành. Từ đó, tin tƣởng vào tƣơng lai, tiền đồ của đất nƣớc hiện nay. C. Mục tiêu kỷ năng Phân tích, khái quát, rút ra những qui luật về sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội. II. Trọng tâm, kiến thức cơ bản, thuật ngữ, khái niệm: - Trọng tâm: Tổ chức đồng minh những ngƣời cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản. - Kiến thức cơ bản cần nắm: + Sơ lƣợc tiểu sử Mác và Ăng-ghen; + Phát hiện quan trọng cảu Mác –Ănghen về vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản; + Cơ sở tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen; + Bối cảnh lịch sử ra đời Tuyên ngôn Đảng cộng sản; + Nội dung cơ bản, ý nghĩa của Tuyên ngôn Đảng cộng sản. - Khái niệm, thuật ngữ: Phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội khoa học III. Điều kiện dạy học: + Nguồn tài liệu: SGK 10, giáo trình ĐH, Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh, Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tƣởng đến khoa học (Ph.Ăngghen)…. + Phƣơng tiện dạy học đƣợc sử dụng: Chân dung Măc-Ăngghen….. IV. Phƣơng pháp dạy học: dùng phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp và gián tiếp Dạy học theo nhóm kết hợp với dạy học nêu vấn đề, phát vấn, giảng bài. V. Tiến trình tổ chức Dạy-Học - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ (nếu có) và liên kết vào bài mới Giáo viên có thể hỏi bài cũ. Hạn chế của CNXH không tƣởng? Sau đó đặt vấn đề: Đứng trƣớc thực tế lịch sử-giai cấp vô sản chống giai cấp tƣ sản vô cùng quyết liệt nhƣng đều thất bại, nguyên nhân cơ bản là chƣa có lý luận đúng đắn dẫn đƣờng, trƣớc tình hình đó Mác-Ăng-ghen đã xuất hiện; vậy đây là ngẫu nhiên hay tất yếu của lịch sử? Mác-Ăng-ghen có kế thừa gì ở các nhà không tƣởng không? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm Giáo viên đƣa ra bài tập nhận thức: Khi nghiên cứu tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp công nhân Anh” của Ăng- ghen và tạp chí “Biên niên Pháp-Đức” của Mác, có ngƣời kết luận rằng: Trên thực tế Mắc-Ăng-ghen chƣa nhìn thấy nhau nhƣng đã gặp nhau. Nơi mà hai ông gặp nhau thì các nhà không tƣởng chƣa bao giờ đặt chân đến. Theo em đúng hay sai? 1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen a. Cơ sở tình bạn Mác và Ăng-ghen Cùng quê ở Đức, nơi chủ nghĩa tƣ bản phản động nhất. Đều có học vấn uyên bác, thấu hiểu đồng cảm với ngƣời lao động, cùng chung chí hƣớng là giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi áp bức bóc lột. Để học sinh nghiên cứu SGK ít phút, Giáo viên dẫn dắt Học sinh giải quyết bài tập đó: hai ông đã gặp nhau ở nơi nhận thức đƣợc vai trò của giai cấp vô sản. Giải quyết vấn đề này học sinh sẽ hiểu đƣợc cơ sở tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen. Một trong những sản phẩm vô giá của nhân loại mà Mắc-Ăng-ghen để lại là tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”. Vậy tác phẩm này có những nội dung gì mà đƣợc coi là đánh dấu sự ra đời CNXH khoa học? Giáo viên chuyển sang mục 2 Phần này chủ yếu dùng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau, hạn chế và tiến bộ của CNXH khoa học với CNXH không tƣởng. Qua đó, rút ra đƣợc đâu là khoa học (khác không tƣởng) bằng việc lĩnh hội những nội dung trong bản “truyên ngôn Đảng cộng sản? Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa của “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” b.Hoạt động của Mác. Mác sinh ngày 5/5/1818 tại thành phố Tơ-ri-ơ (Đức), năm 1842 làm tổng biên tập báo Sông ranh. Năm 1843 sang Pari rồi Bruc-xen xuất bản tạp chí biên niên Pháp-Đức. Mác nhận thấy vai trò sứ mệnh cảu giai cấp vô sản, giải phóng loài ngƣời ra khỏi áp bức, bót lột. c. Hoạt động của Ăng-ghen Sinh ngày 28/11/1820 ở thành phố Bác- men (Đức), năm 1842 sang Anh làm thƣ kí hãng buôn và viết cuốn tình cảnh giai cấp công nhân Anh, phê phán sự bóc lột của giai cấp tƣ sản, thấy đƣợc vai trò của giai cấp công nhân. Năm 1844-1847, Mác và Ăng-ghen cho ra đời tác phẩm về triết học, kinh tế- chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học đặc cơ sở cho việc hình thành chủ nghĩa Mác. 2. Tổ chức đồng minh những ngƣời cộng sản và tuyên ngôn Đảng cộng sản. Ngoài việc nghiên cứu lí luận, Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng một chính đảng độc lập cho giai Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: (theo hình thức giải bài tập) BÀI TẬP Câu 1: So sánh chủ nghĩa xã hội không tƣởng và chủ nghĩa xã hội khoa học? Rút ra nhận xét. Câu 2: Tại sao trong nửa đầu thế kỉ XIX lại xuất hiện các dạng CNXH? Hiện tƣợng đó chứng tỏ điều gì? Để học sinh thảo luận và giải quyết đƣợc câu hỏi thảo luận, giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh liên hệ với kiến thức bài trƣớc về CNXH không tƣởng, vận dụng thực tế lịch sử của phong trào cộng sản quốc tế. Yêu cầu học sinh phải hợp tác với nhau đƣa ra những ý kiến đánh giá, so sánh, nhận xét thống nhất vấn đề thảo luận. Giải quyết vấn đề thảo luận đó, Học sinh sẽ thấy đƣợc tiến bộ, vai trò và ý nghĩa lớn lao cả về mặt lý luận và thực tiến đối với phong trào vô sản quốc tế của học thuyết chủ nghĩa xã hội do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Để kết thức muc 2, giáo viên khái cấp vô sản. Tháng 6/1847 đồng minh những ngƣời cộng sản ra đời. Mục đích: Lật đổ giai cấp tƣ sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản. Thủ tiêu xã hội tƣ sản cũ. Tháng 2-1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do Mác và Ăng-ghen soạn thảo. Nội dung: - Chủ nghĩa tƣ bản ra đời là một bƣớc tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tƣ bản và vô sản tất yếu phải nổ ra. - Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính Đảng tiên phong của mình. - Trình bày một cách hệ thống nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh qui luật tất yếu diệt vong của chế độ tƣ bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Ý nghĩa: - Là văn kiện có tính chất cƣơng lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh bƣớc đầu kết hợp chủ nghĩa quát: Giống nhƣ Xanh-xi-mông, Phu-ri- ê và Ô-oen; Mắc-Ăng-gen cũng chủ trƣơng lật đổ xã hội tƣ bản xây dựng xã hội mới tốt đẹp, nhƣng khác hẵn các nhà không tƣởng là Mác –Ăng-gen đã đƣa ra qui luật cơ bản của xã hội loài ngƣời nói chung, xã hội tƣ bản nói riêng, thông qua đó khẳng định sự sụp đổ tất yếu của CNTB. Lực lƣợng xóa bỏ xã hội cũ xây dựng xã hội mới là giai cấp vô sản, lực lƣợng có lý luận cách mạng soi đƣờng và tổ chức lãnh đạo họ. Lý luận này hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn để biến ƣớc mơ thành hiện thực. Do vậy, gọi CNXH khoa học. Từ đó, ngƣời ta coi Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời đánh dấu sự ra đời của CNXH khoa học. xã hội với phong trào công nhân. - Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đƣờng. Sơ kết bài học 3. Hệ thống các hình thức làm việc theo nhóm đã sử dụng trong dạy học một số bài lên lớp. Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Trả lời câu hỏi do giáo viên trực tiếp đƣa ra. Thực hành vấn đề theo nhóm. Cùng nhau nghiên cứu một bài học. Giải bài tập lịch sử theo nhóm. Hỏi đáp giữa các nhóm.  Mô tả hình vẽ hay mô hình.        Bài 36 Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân x x Bài 37 Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học x x 4. Thực nghiệm sƣ phạm 4.1. Mục đích thực nghiệm o Đánh giá hiệu quả của việc dạy học lịch sử theo nhóm ở trƣờng THPT hiện nay. o Xem xét tính khả thi của dạy học lịch sử theo nhóm. o Rút ra những bài học kinh nghiệm khi vận dung dạy học lịch sử theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. 4.2. Đối tƣợng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm. o Học sinh lớp 10, Trƣờng THPT Hoàng Hoa Thám, Tp.Hồ Chí Minh o Lớp thực nghiệm: 10A16, số lƣợng 53 học sinh. o Lớp đối chứng: 10A17, số lƣợng 52 học sinh. 4.3. Tiến trình thực nghiệm Đƣợc sự đồng ý của Thầy Ngô Minh Oanh và dƣới sự giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng với giáo viên trƣờng THPT Hoàng Hoa Thám. Tôi đã tiến hành giảng dạy thực nghiệm có vận dụng phƣơng pháp. Tuy nhiên do những vấn đề về chuyên môn của trƣờng thực nghiệm nên tôi chỉ thực nghiệm đƣợc 2 tuần (2 tiết/tuần), ở tuần thứ nhất chỉ dạy cho học sinh làm quen với việc học theo nhóm (ở lớp thực nghiệm), đến tuần cuối cùng thì chính thức để thu kết quả; Cụ thể: + Lớp 10A16 (Lớp thực nghiệm): giảng dạy có vận dụng dạy học theo nhóm. + Lớp 10A17 (Lớp đối chứng): giảng dạy theo phƣơng pháp truyền thống. - Sau đó cho học sinh 2 lớp làm bài kiểm tra 10 phút (đề trắc nghiệm) và phát phiếu điều tra ý kiến ở lớp 10A16. - Thu phiếu điều tra ý kiến (100%), thống kê và xử lý kết quả. Nội dung kiểm tra: Đề kiểm tra. (xem phần phụ lục) Nội dung phiếu điều tra ý kiến học sinh (xem phần phụ lục) Nội dung phiếu điều tra giáo viên (xem phần phụ lục) 4.4. Kết quả thực nghiệm 4.4.1. Kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm - Bảng tần số kết quả kiểm tra Lớp 10A16 Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 2 8 12 10 19 2 ĐTBC ĐTBC = (2.5+8.6+12.7+10.8+19.9+2.10) / 53 = 7,79 Lớp 10A17 Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số 0 0 0 0 4 10 14 14 4 6 ĐTBC ĐTBC = (4.5+10.6+14.7+14.8+4.9+6.10) /52 = 7.42 Biểu đồ thống kê tần số điểm của lớp 10A16 và 10A17 0 5 10 15 20 5 6 7 8 9 10 Lớp 10A16 Lớp 10A17 Nhận xét: Thông qua bảng tần số điểm khiểm tra và điểm trung bình chung của hai lớp cho thấy học sinh lớp thực nghiệm (10A16) làm bài kiểm tra tốt hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, lâu hơn lớp đối chứng (10A17). - Bảng thống kê kết quả kiểm tra (%) LỚP Số học sinh (100%) ĐIỂM 5-6 7-8 9-10 10A16 (53HS) 10 (18,87%) 22 (41,50%) 21 (39,62%) 10A17 (52HS) 14 (25%) 28 (51,92%) 10 (21, 15%) Biểu đồ kết quả kiểm tra. LỚP 10A16 LỚP 10A17 19% 41% 40% 25% 53% 22% TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) Nhận xét: Qua thống kê điểm kiểm tra 10 phút ở 2 lớp ta thấy hiệu quả cao của việc dạy học có vận dụng phƣơng pháp. Các em không chỉ nắm kiến thức một cách nhanh chóng dễ dàng mà còn nhớ bài lâu. 4.4.2. Các ý kiến học sinh Thông qua 53 phiếu điều tra ý kiến, tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau: - Có 30/53 học sinh (chiếm 56,6%) cho rằng phƣơng pháp dạy học theo nhóm còn khá mới lạ đới với mình. Nhƣ vậy đa số các em đã đƣợc làm quen với phƣơng pháp này trong quá trình học tập lịch sử. Việc dạy học lịch sử theo nhóm không đƣợc thƣờng xuyên, nên một số em thấy mới mẽ và chƣa quen. - Có 37/53 học sinh (chiếm 69,8%) thích học theo phƣơng pháp này một cách thƣờng xuyên. Điều đó cho thấy phƣơng pháp này đã gây đƣợc hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiêm một số em cho rằng phƣơng pháp này dễ gây ồn ào, mất tập trung. Đây là điều không thể tránh khỏi khi dạy học có vận dụng phƣơng pháp. Do đó, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có kỹ năng quản lý lớp tốt để định hƣớng suy nghĩ của học sinh vào bài học. - Về tác dụng của dạy học theo nhóm TT TÁC DỤNG SỐ LƢỢNG TỶ LỆ % 1. Nhớ bài lâu 30 56,6 2. Rèn luyện đƣợc kỉ năng giao tiếp. 26 49 3. Biết cách làm việc tập thê. 48 90,5 4. Tiếp thu bài nhanh chóng. 30 56,6 5. Gắn bó thân thiết với các bạn hơn. 45 84,9 6. Trình bày đƣợc suy nghĩ và hiểu biết của mình. 37 69,8 7. Tích cực chủ động hơn trong học tập môn lịch sử. 35 66 Biểu đồ tác dụng của phƣơng pháp Nhƣ vậy, phần lớn học sinh đánh giá tốt về tác dụng của phƣơng pháp (trung bình các tác dụng là 67,6%). Điều này chứng tỏ đây là một phƣơng pháp khá tốt, cần đƣợc sử dụng rộng rãi hơn trong dạy học ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, có đến 26/53 học sinh (chiếm 49%) cho rằng phƣơng pháp chƣa giúp mình rằng luyện kỹ năng giao tiếp. Vấn đề này sẽ tiếp tục đƣợc nghiên cứu để phát triển thêm. - Có 47/53 học sinh (chiếm 88,7%) cho rằng phƣơng pháp này không gây khó khăn cho mình. Điều đó cho thấy, phƣơng pháp có tính khả thi, các em có thể thực hiện đƣợc các yêu cầu của giáo viên cùng với các thành viên trong nhóm mình. 56,6 49 90,5 56,6 84,9 69,8 66 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 5 6 7 Tuy nhiên, có một số em gặp khó khăn khi 1 hoặc 2 bạn không tích cực hợp tác. Đây là điều mà giáo viên cần quan tâm trong quá trình phân nhóm, cách bố trí chỗ ngồi…để có thể huy động đƣợc tất cả học sinh tham gia. - Có 53/53 học sinh (chiếm 100%) cho rằng phƣơng pháp đã góp phần tạo bầu không khí học tập vui vẻ, hứng khởi. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tính tích cực, chủ đông của học sinh. Kết luận Tuy học sinh chỉ mới đƣợc tiếp xúc với dạy học theo nhóm và tôi chỉ giảng đƣợc bài và chính thức thực nghiệm một bài nhƣng tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, hợp tác nhiệt tình từ phía học sinh. Các em không chỉ tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên giao mà còn mong muốn đƣợc học tập theo phƣơng pháp này thƣờng xuyên. Điều đó đã đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài. 5. Những bài học kinh nghiệm 5.1. Kinh nghiệm lựa chọn nội dung học nhóm Việc vận dụng dạy học theo nhóm chỉ đạt hiệu quả cao khi giáo viên biết lựa chọn nội dung: - Quan trọng cần khắc sâu cho học sinh, có liên quan đến nội dung khác mà học sinh sẽ học sau này. Các trọng tâm của môn học gắn với thi, kiểm tra… - Hấp dẫn, bổ ích gắn liền với đời sống thực tế. - Vừa sức đối với học sinh. Điều đó dễ phát huy khả năng tƣ duy, sáng tạo của học sinh. Nếu quá khó hay quá dễ thì việc sử dụng dạy học theo nhóm trong dạy học sẽ mang tính hình thức, không phát huy đƣợc tác dụng vốn có của nó. Mặt khác, nội dung đƣa ra thảo luận phải dựa trên nền tảng kiến thức mà học sinh đã đƣợc học ở những trƣớc học trƣớc. 5.2.Kinh nghiệm về việc chia nhóm - Ở trƣờng phổ thông, việc chia nhóm học tập là một việc rất khó khăn do số lƣợng học sinh trong một lớp quá đông, bàn ghế không di chuyển đƣợc, nội dung cần chuyển tải trong một tiết học quá nhiều trong khi thời gian cho phép chỉ 45 phút. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, tính toán hợp lý để việc chia nhóm không mất nhiều thời gian và không gây ồn ào ảnh hƣởng đến các lớp học bên cạnh. - Số lƣợng thành viên trong một nhóm không quá nhiều. Tùy nội dung cần thảo luận mà mổi nhóm chỉ nên từ 2-6 học sinh. Để thực hiện tốt, giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau: + Nhóm ghép đôi: có 3 cách. Cách thứ nhất: Hai học sinh ngồi gần nhau lập thành một nhóm. Đây là cách đơn giản nhất, thực hiện nhanh, không gây ồn. Cách thứ hai: Giáo viên cho học sinh đánh số lặp lại theo chu kì 1-2. Các học sinh cùng số ngồi cùng một dãy. Cứ hai học sinh ngồi cạnh nhau lập thành một nhóm. Cách này không chỉ tạo không khí thi đua giữa các nhóm với nhau mà còn giữa các nhóm mang số 1 và số 2 (thuộc dãy bàn khác nhau). Cách thứ ba: Giáo viên cho học sinh đánh số chẵn-lẽ. Hai học sinh mang số chẵn kế tiếp nhau ghép thành một nhóm. Tƣơng tự nhƣ vậy, với chia học sinh mang số lẻ (ví dụ: 1-3, 2-4). Cách này khác cách thứ hai ở chỗ cặp chẵn và lẻ ngồi xen kẽ nhau. Để tránh ồn ào, giáo viên nên qui định vị trí ngồi cho từng nhóm trƣớc khi đếm số. + Nhóm 4 học sinh: Có 3 cách. Cách thứ nhất: Các học sinh ngồi cùng một bàn lập thành một nhóm. Cách thứ hai: Lập nhóm bằng bộ bài Tây. Học sinh bốc cùng một con bài sẽ lập thành một nhóm. Giáo viên phải kiểm tra số lá bài thật cẩn thận trƣớc khi cho học sinh bốc thăm và qui định bàn ngồi theo các lá bài đã chọn. Cách thứ ba: Giáo viên cho học sinh đếm số lặp lại theo chu kì 1-2-3-4. Các học sinh cùng số ngồi cùng một bàn. Giáo viên đánh số thứ tự từng bàn để tránh lộn xộn. Để tăng cơ hội hợp tác cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức đếm số nhƣ: theo chiều từ trái qua phải, từ phải qua trái, từ trên xuống đƣới, từ dƣới lên trên hoặc đếm theo đƣờng chéo. Tùy từng nội dung bài học và đặc điểm của lớp học mà giáo viên sử dụng linh hoạt một trong các cách trên để chia nhóm. Ngoài ra, giáo viên có thể chia theo số thứ tự trong danh sách lớp hoặc cho học sinh bốc thăm ngẫu nhiên. Tuy nhiên hai cách này mất nhiều thời gian. - Trong hoạt động học tập theo nhóm ghép đôi, có thể xảy ra hai trƣờng hợp: hai học sinh giỏi hoặc hai học sinh yếu kết hợp thành một nhóm. Điều này ảnh hƣởng phần nào đến hiệu quả hoạt động của nhóm, cũng nhƣ làm hạn chế tác dụng của dạy học theo nhóm. Do đó, giáo viên nên thay đổi cấu trúc của nhóm trong các bài học khác nhau hoặc giữa các nội dung trong cùng một bài học vừa tránh sự nhàm chán, thay đổi tƣ duy giúp học sinh lâu mệt mỏi hơn, vừa tạo cơ hội để mỗi học sinh có thể hợp tác trao đổi với nhiều ngƣời hơn. - Để việc thay đổi này không mất nhiều thời gian, cách ghép đôi thứ ba (đã trình bày ở trên) đƣợc xem là cách tốt nhất. 5.3. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm. - Giáo viên phải hƣớng dẫn cho học sinh thực hiện các công việc cụ thể trong mỗi hoạt động, thƣờng xuyên nhắc nhở, đôn đốc học sinh tích cực thảo luận nhóm, không làm việc riêng. Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn, giáo viên có thể tham gia vào với tƣ cách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó. - Qui định thời gian hợp lý cho mỗi công việc. Điều này giáo viên phải cân nhắc kĩ lƣỡng trƣớc khi tiến hành giảng dạy trên lớp, Bên cạnh đó, giáo viên cần thiết phải thiết kế phiếu ghi bài cho học sinh để hạn chế đến mức thấp nhất việc ghi chép, dành nhiều thời gian cho thảo luận nhóm. - Để bài giảng sinh động, giáo viên nên sử dụng xen kẻ nhiều hình thức hợp tác nhóm nhỏ (phần này đã trình bày ở phần thiết kế giáo án). Bên cạnh đó, giáo viên cần phối hợp một cách linh hoạt dạy học theo nhóm với các phƣơng pháp khác để phát huy hết trí lực của học sinh. - Giáo viên phải theo dõi quá trình làm việc của các nhóm bằng cách đến gần học sinh tìm hiểu xem chúng đang làm gì để kịp thời góp ý hoặc gợi ý khi cần thiết. Đây cũng là cách làm tăng mức độ tập trung của học sinh vào vấn đề đó. Mức độ gần gũi càng cao thì mức độ tập trung của học sinh càng lớn. Từ đó làm tăng hiệu quả của việc thảo luận. - Khi học sinh tỏ ra không tích cực hợp tác, giáo viên cần thức đẩy động lực học tập của học sinh bằng cách giới hạn về thời gian. Ví dụ: Giáo viên có thể nói: “Các nhóm sẽ hoàn thành phiếu học tập chỉ trong 5 phút. Sau 5 phút, thầy sẽ kiểm tra từng nhóm và mời bất kì nhóm nào đó trình bày”. Mặt khác, thấy học sinh không tập trung quá cao độ thì giáo viên nên chủ động dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề tƣg mức độ thấp nâng dần lên mức độ cao hơn. - Sau khi có nhóm trình bày kết quả. Giáo viên nên cho các nhóm khác nhận xét để tạo không khí thi đua học tập giữa các nhóm. Đồng thời qua đó, giáo viên sẽ nắm đƣợc mức độ hiểu vấn đề của học sinh để chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn thiện. - Sau mỗi hoạt động nhóm, giáo viên cần rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần lĩnh hội vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài, vừa hoàn thiện các kỹ năng để các lần thảo luận đạt hiệu quả cao hơn. Kết thức hoạt động, giáo viên nên nhắc lại những ý chốt của bài học và cho học sinh thời gian để ghi chép lại. 5.4. Kinh nghiệm thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động nhóm. Để thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ đầu tiết học, giáo viên có thể thực hiện một số biện pháp sau: - Đƣa ra vấn đề mà học sinh đã nhận thức đƣợc ở các tiết học trƣớc có liên quan đến tiết học này để cả lớp suy nghĩ, nhớ lại hoặc thực hành trong thời gian kiểm tra bài cũ. - Đƣa ra mục tiêu giáo dục ngay từ đầu tiết học để học sinh biết những lợi ích khi đạt đƣợc mục tiêu học tập. Học sinh sẽ nâng cao khả năng học tập của mình nếu nhƣ chúng biết hôm nay chúng sẽ học những gì và tại sao nó lại quan trọng, cần thiết đối với chúng. - Tiến hành các hoạt động liên tục theo kế hoạch đã vạch sẵn, tránh tỏ ra lúng túng, ngƣợng gạo khi quên giáo án. 5.5. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi. Câu hỏi phải vừa sức đối với học sinh, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập cũng nhƣ thời gian cho phép. Câu hỏi không quá khó học sinh không trả lời đƣợc hoặc quá dễ có tính mách nƣớc, không chú ý đến sự động não suy nghĩ của học sinh. Câu hỏi phải có tính định hƣớng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề và trọng tâm bài giảng, không nên chia nhỏ vấn đề bằng những câu hỏi vụn vặt, mối quan hệ của câu hỏi không rõ dẫn đến việc rèn luyện kỷ năng khái quát hóa cho học sinh hầu nhƣ không còn nữa. Việc lựa chọn câu hỏi phải phụ thuộc vào: Nội dung cụ thể của bài học; Trình độ nhận thức của mỗi học sinh, mỗi lớp; Tính liên tục và logic của mỗi bài học; Điều kiện thời gian cho phép. Câu hỏi phải phát huy đƣợc tính tích cực cho họ sinh. Cụ thể nhƣ Câu hỏi chỉ nguyên nhân (tại sao?); Câu hỏi tìm hiểu bản chất sự vật hiện tƣợng; Câu hỏi so sánh; Câu hỏi tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. Nhƣ vậy, vấn dề sử dụng câu hỏi có tác dụng rất quan trọng trong dạy học theo nhóm đó là định hƣớng hoạt động tƣ duy cho học sinh; Gây chú ý, tăng cƣờng sự tích cực học tập; Giúp học sinh hiểu bài sâu hơn; kích thích hứng thú học tập. 5.6. Kinh nghiệm kích thích học sinh phát biểu ý kiến. Thực tế cho thấy, học sinh ở các bậc học càng cao thì càng “ngại” phát biểu ý kiến, có thể do một số nguyên nhân sau: - Tính nhút nhát, dụt dè, không quen nói trƣớc đám đông. - Thiếu kiến thức vấn đề cần thảo luận. - Không biết chắc ý kiến của mình đúng hay sai. - Ngại ngƣời khác cho mình là non kém, ngốc nghết. - Sợ bị chỉ trích, chế giễu. - Tâm trạng buồn chán, có chuyện không vui. Do đó, giáo viên cần có những biện pháp hạn chế những nguyên nhân trên. Cụ thể: + Chia nhóm nhỏ để giảm bớt áp lực cho học sinh. Điều đó có nghĩa là mỗi học sinh đều có trách nhiệm đƣa ra câu trả lời và mối đáp án đúng hoặc sai đều là kết quả chung của cả nhóm. + Nâng dần yêu cầu từ thấp đến cao. + Dùng câu hỏi dễ cho ngƣời có trình độ kiến thức hạn chế. + Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thỏa mái để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập. + Kịp thời biểu dƣơng những tiến bộ dù là nhỏ. + Làm cho câu trả lời sai trở lên có ý nghĩa. Khi một học sinh đƣa ra câu trả lời sai không chỉ có một điều mà chúng không biết mà có hai điều: Chúng không biết không biết câu trả lời chính xác của câu hỏi. Chúng không biết câu hỏi mà câu trả lời sai của chúng là đáp án của câu hỏi đó. 5.7. Kinh nghiệm về sự thành công trong hoạt động nhóm. - Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mỗi thành viên. Vì vậy dạy học theo nhóm còn đƣợc gọi là phƣơng pháp cùng tham gia. Do đó, giáo viên cần chọn những vấn đề sao cho có thể huy động tất cả học sinh tham gia, tránh trƣờng hợp trong nhóm chỉ có 1-2 học sinh làm việc. - Tuy nhiên, dạy học theo nhóm bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, thời gian hạn định của tiết học cho nên giáo viên phải biết tổ chức linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tƣ duy tích cực của học sinh phải đƣợc phát huy và ý nghĩa quan trọng của dạy học theo nhóm là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hƣớng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phƣơng pháp dạy học càng đổi mới. KẾT LUẬN Từ mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề sau: Đi sâu nghiên cứu thực trạng dạy học lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông hiện nay, trong đó có việc vận dụng dạy học theo nhóm. Từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử . Đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận của dạy học theo nhóm. Từ đó vận dụng vào thực tế giảng dạy môn lịch sử ở trƣờng THPT. Thiết kế đƣợc một số giáo án giảng dạy có vận dụng dạy hoc theo nhóm. Nghiên cứu và xây dựng đƣợc 7 hình thức dạy học theo nhóm, một số phiếu ghi bài và rất nhiều phiếu học tập. Đây là nguồn tƣ liệu hổ trợ khá tốt việc đổi mới dạy học của giáo viên ở trƣờng THPT. Ngoài ra, giáo viên còn có thể rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh thông qua phiếu ghi bài, bài tập củng cố và bài tập làm thêm (nếu có) do giáo viên cung cấp. Tiến hành thực nghiệm. Tuy việc tiến hành thực nghiệm chƣa đƣợc tiến hành một cách sâu rộng nhƣng cũng có thể đánh giá đƣợc tính khả thi, tác dụng và hiệu quả giảng dạy. Nhìn chung kết quả thu đƣợc là khá tốt. Đề tài cũng cung cấp 7 bài học kinh nghiệm quí giá giúp cho việc giảng dạy thực sự có hiệu quả. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề thiết yếu của ngành giáo dục và cũng là sự đòi hỏi cấp bách trƣớc xã hội. Chúng ta cần con ngƣời đào tạo ra phải luôn năng động trong tƣ duy và trong hành động. Phƣơng pháp giáo dục ảnh hƣởng trực tiếp phẩm chất ấy của học sinh. Lý luận và thực nghiệm đã chứng minh dạy học theo nhóm là phƣơng pháp hữu hiệu trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, chỉ với phƣơng pháp này thôi thì chƣa đủ, ngƣời giáo viên cần phải sử dụng phối hợp các phƣơng pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất. Với những đóng góp nhỏ bé, tôi hy vọng khóa luận này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên trong việc học tập và rèn luyện để trở thành ngƣời giáo viên Lịch sử tƣơng lai. Và tôi cũng mong rằng đề tài này sẽ đƣợc phát triển hơn nữa qua các khóa luận tốt nghiệp của các năm sau. PHẦN PHỤ LỤC 2. Phiếu điều tra giáo viên và học sinh Phiếu số 1 (dành cho các thầy, cô giáo). PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO NHÓM Ở TRƢỜNG THPT . Để giúp tôi tìm hiểu về dạy học Lịch sử theo nhóm ở trƣờng THPT, xin Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ô  có thông tin mà mình lựa chọn. Hiện nay Thầy(cô) đang công tác tại trƣờng:………………………………………… Tổng số năm công tác:…………………Giới tính (Nam/Nữ):…………………………. 1.Theo thầy (cô), việc tổ chức và dạy học Lịch sử theo nhóm ở trường THPT là:  Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thƣờng. 2.Trong dạy học lịch sử, thầy (cô) có thường xuyên tổ chức và dạy học Lịch sử theo nhóm ở trường THPT không?  Thƣờng xuyên  Thỉnh thoảng  Không thực hiện 3. Theo thầy (cô), việc vận dụng phương pháp này ở trường THPT hiện nay::  Có tính khả thi.  Không khả thi. 4. Theo Thầy(cô) về tác dụng, việc vận dụng phương pháp này sẽ:  Giúp ngƣời học nắm vững kiến thức hơn.  Giúp ngƣời học rèn luyện các kỹ năng tƣ duy và kỹ năng xã hội.  Giúp ngƣời học yêu thích môn học hơn, gắn bó với bạn bè hơn, có ý thức với tập thể hơn, biết dân chủ hơn. 5. Trong quá trình dạy học lịch sử theo nhóm, thầy (cô) đã biết đến các nguyên tắc phân chia nhóm và các nguyên tắc dạy học nhóm không?  Có  Không Theo thầy (cô) có những cách phân chia nhóm cũng như nguyên tắc dạy học theo nhóm nào? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………… 6. Theo thầy (cô), việc vận dùng phương pháp này có những khó khăn gì? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………… 7.Để tổ chức cho học sinh học theo nhóm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông có hiệu quả, theo thầy (cô), cần có những biện pháp nào? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Xin cảm ơn Thầy (cô)! Phiếu số 2 (dành cho các em học sinh). PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH VỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO NHÓM Ở TRƢỜNG THPT. . Để giúp thầy tìm hiểu về dạy học Lịch sử theo nhóm ở trƣờng THPT, xin các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ô  có thông tin mà mình lựa chọn. Hiện nay em đang học tại trƣờng:………………………………………… Lớp:…………………Giới tính (Nam/Nữ):…………………………. 1.Em có thích học Lịch sử không?  Có  Không  Bình thƣờng 2.Em có cho rằng, học lịch sử là cần thiết không?  Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thƣờng 3.Theo em, nguyên nhân nào khiến nhiều bạn không thích học Sử và chưa đạt được chất lượng cao ở môn này?  Chƣa cố gắng  Xem thƣờng môn Sử vì đây chỉ là “môn phụ”.  Thầy (cô) dạy nặng về sự kiện, tài liệu khô khan.  Chƣơng trình, sách giáo khoa Lịch sử còn nặng, thiếu hấp dẫn.  Lịch sử không phải là môn thi tốt nghiệp thƣờng xuyên, ít bạn chọn khối C trong kỳ thi tuyển sinh vào các trƣờng đại học, cao đẳng.  Các môn chính choán nhiều thời gian nên không đủ thời gian học môn Sử.  Tất cả các ý trên đều đúng. Ngoài ra em còn thấy nguyên nhân nào khác không? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… 4.Theo em, khi học lịch sử, có cần học theo nhóm không?  Cần  Không cần. 5. Thầy (cô) đã tổ chức dạy học lịch sử theo nhóm cho các em không?  Có.  Không. 6. Em có thích học theo phƣơng pháp này không?  Có.  Không. 7. Theo em, học theo nhóm sẽ mang lại những ích lợi gì cho mình: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………… 8 .Em có đề nghị gì để học tập lịch sử ở trường phổ thông hứng thú hơn, hấp dẫn hơn và đạt chất lượng cao hơn? ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Xin cảm ơn em! Phiếu số 3 (dành cho các em học sinh lớp thực nghiệm). PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO HỌC SINH VỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO NHÓM Ở TRƢỜNG THPT. Để giúp thầy tìm hiểu về dạy học Lịch sử theo nhóm ở trƣờng THPT, các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dƣới đây bằng cách đánh dấu X vào ô  có thông tin mà mình lựa chọn. Hiện nay em đang học tại trƣờng:………………………………………… Lớp:…………………Giới tính (Nam/Nữ):………………………… Câu hỏi Phƣơng án trả lời 1. Phƣơng pháp này còn mới lạ đối với em? 2. Em có thích học theo phƣơng pháp này không? 3. Phƣơng pháp này giúp em: - Nhớ bài lâu - Rèn luyện đƣợc kỉ năng giao tiếp. - Biết cách làm việc tập thê. - Tiếp thu bài nhanh chóng. - Gắn bó thân thiết với các bạn hơn. - Trình bày đƣợc suy nghĩ và hiểu biết của mình. - Tích cực chủ động hơn trong học tập môn lịch sử. 4. Phƣơng pháp này nhằm tạo không khí học tập vui vẻ, hứng khởi. 5. Em có muốn học theo phƣơng pháp này thƣờng xuyên không? 6. Phƣơng pháp này có gây khó khăn gì cho em không?  Đúng  Sai  Có  Không         Đúng  Sai  Có  Không  Có  Không Xin cảm ơn các em! 2. Đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA LỊCH SỬ 10 (10 PHÚT) Câu 1: Học sinh chọn đáp án đúng nhất cho các câu trắc nghiệm sau 1. Giai cấp vô sản trở thành lực lƣợng xã hội độc lâp vào: A. Những năm 30 của thế kỉ XVIII. B. Những năm 60 của thế kỉ XVIII. C. Những năm 30 của thế kỉ XIX. D. Những năm 60 của thế kỉ XIX. 2. Nhận xét khái quát về phong trào công nhân những năm 30-40 của thế kỉ XIX: A. Công nhân đấu tranh với tƣ cách là một lực lƣợng xã hội độc lập B. Thể hiện tính quần chúng và tính tổ chức hơn. C. Các cuộc đấu tranh có tính liên kết đƣợc công nhân nhiều nơi… D. Tất cả A B C đều đúng 3. Chủ nghĩa xã hội không tƣởng là: A. Hệ tƣ tƣởng của tầng lớp quí tộc mới. B. Hệ tƣ tƣởng xây dựng một xã hội tốt đẹp không có tƣ hữu, không có áp bức bóc lột. C. Hệ tƣ tƣởng của chế độ tƣ bản. 4. Mục đích nào không nằm trong “phong trào Hiến chƣơng”: A. Đòi quyền phổ thông đầu phiếu. B. Đòi tăng lƣơng. C. Đòi giảm giờ làm. D. Thiết lập nền cộng hòa. 5. Ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX? A. Giai cấp công nhân đã hoàn toàn trƣởng thành. B. Chủ nghĩa tƣ bản thụt lùi một bƣớc. C. Đánh đấu một bƣớc trƣởng thành của phong trào công nhân quốc tế. D. Làm các chủ xƣởng phải tăng lƣơng theo yêu cầu của công nhân. 6. Tại sao phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX không thành công? A. Chƣa có đƣờng lối chính trị rõ ràng. B. Chịu ảnh hƣởng của những học thuyết xã hội không tƣởng. C. Câu A, và B đúng. D. Câu A và B sai. 7. Nội dung nào không phải là công lao của các nhà chủ nghĩa xã hội không tƣởng? A. Dự đoán thiên tài về xã hội tƣơng lai. B. Phê phán sâu sắc xã hội tƣ bản. C. Xây dựng đƣợc ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân. D. Giải thích đƣợc bản chất, vai trò của chế độ tƣ bản và công nhân. 8. Tại sao những nhà xã hội chủ nghĩa không tƣởng đều thất bại? A. Không nhận thức đƣợc bản chất và qui luật phát triển của chủ nghĩa tƣ bản. B. Không đủ tiền để thực hiện ƣớc mơ của họ. C. Giai cấp công nhân không ủng hộ họ. D. Phủ nhận tƣơng lai, quay lại nền kinh tế nông nghiệp. 9. Nhận xét khái quát đặc điểm của phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đầu XIX: A. Lúc đầu công nhân đấu tranh tự phát, rời rac B. Về sau công nhân đấu tranh có ý thức hơn, có sự đoàn kết và tổ chức. C. Phát triển về trình độ giác ngộ và ý thức giai cấp. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Hãy đánh dấu (X) vào một trong ba cột bên phải cho phù hợp với nội dung ở cột bên trái. (phản ánh phong trào công nhân Anh, Pháp, Đức nửa đầu XIX) Nội dung Ở Pháp Ở Anh Ở Đức Khởi nghĩa đòi tăng lƣơng, giảm giờ làm Phản đối sự hà khắc của chủ xƣởng (1844) Phong trào có tính chất quần chúng rộng rãi, mục tiêu chính trị rõ rệt Khởi nghĩa đòi thành lập nền cộng hòa (1834) Sống trong lao động và chết trong chiến đấu Đấu tranh mít-tinh, lấy chữ kí, đòi quyền tuyển cử phổthông......... 3. Phiếu ghi bài: Bài 36 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN 1. SỰ RA ĐỜI VÀ TÌNH CẢNH CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN CÔNG NGHIỆP. NHỮNG CUỘC ĐẤU TRANH ĐẦU TIÊN. - Sự phát triển cử chủ nghĩa tƣ bản đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp tƣ sản và vô sản. - Nguồn gốc của giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất............., thợ thủ công.......trở thành công nhân. - Đời sống của giai cấp công nhân: + Không có đủ ............, làm thuê bán sức lao động của mình. + Lao động vất vả, đồng lƣơng.........., luôn bị đoe dọa............ - Mâu thuẫn giữa.........với............ngày càng gay gắt, dẫn đến..................... - Hình thức đấu tranh: ............................................................. - Hạn chế: ............................................................... - Tác dụng: + Phá hoại cơ sở vật chất của bọn tƣ sản. + Công nhân tích lũy thêm đƣợc nhiều ...................... + Thành lập các tổ chức............................... 2. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HỒI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX TT Quốc gia Thời gian Mục đích đấu tranh 1 Pháp ................. ................ 2 Đức ................. 3 Anh ................ 4 Kết quả ...................................................................................... ...................................................................................... 5 Nguyên nhân ..................................................................................... ...................................................................................... 6 Ý nghĩa ...................................................................................... ...................................................................................... 3. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG - Hoàn cảnh ra đời Chủ nghĩa tƣ bản ra đời với những mặt trái của nó: + Bóc lột ngƣời lao động. + Những ngƣời tƣ sản tiến bộ thông cảm với nổi khổ của con ngƣời lao động mong muốn xây dựng một chế độ........................................................................................................ - Chủ nghĩa xã hội không tƣởng ra đời mà đại diệnlà:.................,......................,.................. - Tích cực: + Nhận thức đƣợc mặt trái của chế độ tƣ bản là............................................ + ...................xã hội tƣ bản, dự đoán................... -Hạn chế: +Không vách đƣợc lối thoát, không giải thích đƣợc .........................của chế độ đó. + Không thấy đƣợc............và........................ của giai cấp vô sản. - Ý nghĩa: Là tƣ tƣởng tiến bộ của xã hội lúc bấy giờ, cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề............................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2008)- Tài liệu phân phối chƣơng trình THPT môn Lịch sử, xem phần phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học. Dùng cho cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên , áp dụng từ năm học 2009-2009. 2. Nguyễn Thị Côi (2006)-Con đƣờng, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng THPT, Nxb. ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trƣờng (2006)-Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn lịch sử 10, NXB.Hà Nội, Hà Nội. 4. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (cb) (2004)-Phƣơng pháp dạy học lịch sử, Nxb.GD, Hà Nội. 5. Phan Ngọc Liên (cb) 2006-Lịch sử 10 (ban cơ bản và nâng cao), Nxb.GD, Hà Nội. 6. Phan Ngọc Liên (cb), Nguyễn Ngọc Cơ…(2006)-Lịch sử 11 (ban cơ bản và nâng cao), Nxb.GD, Hà Nội. 7. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (1998)- Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, Nxb. GD, Hà Nội. 8. Đỗ Linh, Lê Văn, Dƣơng Ngọc Dƣơng (2006)-Phƣơng Pháp học tập hiệu quả, Nxb. Tổng hợp TP.HCM. 9. Ngô Minh Oanh (cb) Đào Thị Mộng Ngọc, Nhữ Thị Phƣơng Lan (2006)-Con đƣờng và bện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trƣờng THPT, Đại học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Vinh Quốc (2008)-Chuyên đề đổi mới dạy học: Các yếu tố trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam, ĐHSP. 11. Nguyễn Trọng Tấn (dịch) (2005)- Cẩm nang thực hành giảng dạy, Nxb. ĐHSP Hà Nội, Hà Nội. 12. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam.(1997), NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội 13. Phan Thị Hồng Vinh (2007)-Phƣơng pháp dạy học, Giáo dục học, Nxb.ĐHSP, Hà Nội. 14. Vụ công tác Lập pháp (2005)-những nội dung mới của Luật giáo dục năm 2005, Nxb.Tƣ pháp, Hà Nội. 2. Tạp chí 15. Hoàng Ngọc Anh-Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học, Tạp chí giáo dục, số 8/2002. 16. Phạm Thị Kim Anh- Về đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 2/2004. 17. Nguyễn Gia Cầu-Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, Tạp chí giáo dục, số 2/2007. 18. Nguyễn Thị Côi-Tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức cho học sinh trong học tập lịch sử ở trƣờng phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 9/2002. 19. Nguyễn Thị Côi- Hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng phôt thông, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số7/2007. 20. Ngô Thị Thu Dụng-Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh, Tạp chí giáo dục, quí 4/2002. 21. Nguyễn Văn Hiền- Phƣơng pháp “nhóm chuyên gia” trong dạy học hợp tác, Tạp chí giáo dục, số 4/2003. 22. Trần Duy Hƣng-Mô hình phƣơng pháp dạy học theo nhóm nhỏ, tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 4/2000. 23. Trần Duy Hƣng- Qui trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/2000. 24. Trần Duy Hƣng- Nhóm nhỏ và việc tổ chức cho học sinh theo các nhóm nhỏ, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 7/1999. 25. Trần Thị Hƣơng- Một vài suy nghĩ về dạy học theo nhóm nhỏ. Tạp chí giáo dục, số 3/2001. 26. Trần Thị Thu Mai- Về phƣơng pháp học tập nhóm, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12/2000. 27. Nguyễn Thị Hồng Nam- Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí giáo dục, số 3/2002. 28. Phan Trọng Ngọ- Ứng dụng lí luận của A.N.Leonvhiev về hoạt động tâm lí vào lĩnh vực dạy học, Tạp chí giáo dục , số 9/2002. 29. Phạm Hồng Quang- Một số quan niệm về học tập và vai trò của giáo viên trong dạy học, Tạp chí giáo dục, số 8/2002. 30. Nguyễn Ái Quốc-Đôi điều về phƣơng pháp dạy học lịch sử, Tạp chí giáo dục, số 7/2004. 31. Lê Văn Tạc-Một số vấn đề cơ sở lí luận học hợp tác nhóm, Tạp chí giáo dục, số 9/2002. 32. Vinh Thi-Đặc trƣng cơ bản của nhóm nhỏ, Tạp chí triết học, số 3/1985. 3. Website 33. 34. 35. http//:www.dayhocintel.org 36. http:// www.tuoitre.com.vn 37. 38.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvominhtap1.pdf
Tài liệu liên quan