LỜIMỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay sở giao dịch hàng hóa (Commodity exchange) đã không còn mới lạđối với nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ lầnđầu tiên xuất hiện vào năm 1848 cho đến nay, sở giao dịch hàng hóa đã không ngừng phát triển vàđóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thư¬ơng mại và góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam sở giao dịch hàng hóa vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với những nhà sản xuất hay các nhàđầu tư. Ng¬ười ta vẫn mới chỉ biết đến một loại hình sở giao dịch tương tựsở giao dịch là sở giao dịch chứng khoán mà thôi. Với thị tr¬ường tiềm năng là hơn 80 triệu dân, trong đó phần lớn làở nông thôn, cộng với nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ tăng trư¬ởng cao trong nhiều năm liên tục, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của th¬ương mại Việt Nam với thế giới, nhu cầu về sự hình thành sở giao dịch hàng hóa nhằm tăng cư¬ờng giao dịch hàng là rất lớn. Nh¬ưng tại sao ở Việt Nam vẫn chư¬a hình thành những sở giao dịch hàng hóa thế mạnh đặc biệt là các mặt hàng nông sản? Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là cần phải đáp ứng những yếu tố nào để có thể thành lập đ¬ược sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, do đó em đã chọn “Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận
Trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng nh¬ư việc tìm hiểu những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển sởgiao dịch hàng hóa, khóa luận đ¬ãđưa ra nhận xét về khả năng xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển, đề xuất mô hình sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
3. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tư¬ợng nghiên cứu: các điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng sở giao dịch hàng hóa trên thế giới nói chung vàở Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu cơ sở lý luận chung sở giao dịch hàng hóa, đánh giá khả năng thành lập sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đồng thời đề xuất mô hình áp dụng cho Việt Nam.
4. Ph¬ương pháp nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phư¬ơng pháp nghiên cứu nh¬ư: thu thập tài liệu, phân tích thống kê, hệ thống hóa và diễn giải. Bên cạnh đó còn sử dụng ph¬ương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận đ¬ược phân bổ thành 3 chư¬ơng:
- Ch¬ương I: Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa.
- Chư¬ơng II: Điều kiện đểxây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
- Chư¬ơng III: Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số n¬ước vàmột sốđề xuất về sở giao dịch hàng hóa ởViệt Nam.
Trong quá trình làm khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn trư¬ớc nhất tới PGS. TS Nguyễn Văn Hồng – Bộ môn Giao dịch Thư¬ơng mại quốc tế, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tếđã h¬ướng dẫn và giúp em hoàn thiện bài khóa luận của mình.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế và của tr¬ường đại học Ngoại Th¬ương đã trang bị cho em những kiến thức hết sức bổích và thiết thực giúp em hoàn thành bài khóa luận này cũng nh¬ư trong quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤCLỤC
LỜIMỞĐẦU ERROR! BOOKMARKNOTDEFINED.
CHƯƠNG 1: TỔNGQUANVỀSỞGIAODỊCHHÀNGHOÁ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.1. Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.2. Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa 7
1.1.2.1. Các hợp đồng phải có tiền bảo chứng 8
1.1.2.2. Đa số các hợp đồng được thanh lý trước thời hạn 9
1.1.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa 9
1.1.2.4. Trung tâm thanh toán giám sát việc thực hiện hợp đồng 11
1.1.3. Phân loại sở giao dịch hàng hoá 11
1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức sở hữu 11
1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức thị trường 13
1.1.4. Tổ chức hoạt động sở giao dịch hàng hoá 16
1.1.4.1. Tổ chức sở giao dịch hàng hóa 16
1.1.4.2. Các công ty môi giới 17
1.1.4.3. Các thành viên sở giao dịch hàng hóa 18
1.1.4.4. Sàn giao dịch hàng hóa (Trading floor) 20
1.1.4.5. Trung tâm thanh toán (Clearing house) 21
1.2. Những giao dịch trên sở giao dịch hàng hoá 23
1.2.1. Giao dịch tương lai hàng hoá (Futures Commodity Trading) 23
1.2.1.1. Trạng thái giao dịch mở và khối lượng giao dịch 23
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai 24
1.2.1.3. Những hoạt động trên thị trường tương lai 25
1.2.2. Giao dịch quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.1. Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.2. Các chiến lược quyền chọn 30
1.3. Vai trò của sở giao dịch hàng hoá 33
1.3.1. Đối với những người tham gia sở giao dịch 33
1.3.1.1. Đối với những người tự bảo hiểm 33
1.3.1.2. Đối với những nhàđầu cơ trên sở giao dịch hàng hóa 35
1.3.2. Đối với nền kinh tế nói chung 36
CHƯƠNG 2: ĐIỀUKIỆNXÂYDỰNGSỞGIAODỊCHHÀNGHÓAỞ VIỆT NAM 38
2.1. Điều kiện để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1. Điều kiện khách quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1.1. Cơ chế thị trường 38
2.1.1.2. Sản xuất phát triển và hàng hóa được tiêu chuẩn hóa 39
2.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế 41
2.1.2. Điều kiện chủ quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.1. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị 44
2.1.2.3. Các chính sách của chính phủ 44
2.1.2.4. Năng lực các nhàđầu tư 46
2.2. Những điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 48
2.2.1. Cơ chế kinh tế của việt Nam 48
2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam 50
2.2.3. Nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú 52
2.2.3.1.Tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 52
2.2.3.2. Khả năng tham gia sở giao dịch hàng hóa của một số nông sản Việt Nam 55
2.2.4. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 66
2.2.4.1. Số lượng những người tham gia thị trường lớn 66
2.2.4.2. Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới. 67
2.2.5. Khung khổ pháp lý về giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa 70
CHƯƠNG 3: KINHNGHIỆMTHÀNHLẬPSỞGIAODỊCHỞMỘTSỐQ UỐCGIAVÀMỘTSỐĐỀXUẤTVỀSỞGIAODỊCHH ÀNGHÓA VIỆT NAM 74
3.1. Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số quốc gia 74
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 74
3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc 74
3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc 75
3.1.1.3. Nhận xét 78
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 80
3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tếẤn Độ 80
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ởẤn Độ 81
3.1.2.3. Nhận xét 84
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia 85
3.1.3.1. Vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Malaysia 85
3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia 86
3.1.3.3. Nhận xét 87
3.2. Một sốđề xuất xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 89
3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa 89
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận. 90
3.2.3. Vấn đềđào tạo 91
KẾTLUẬN 94
PHỤLỤC 96
TÀILIỆUTHAMKHẢO 104
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lai hàng hóa, các hợp đồng này đã tạo nên mọt khối lượng giao dịch vô cùng lớn ở những loại hàng hóa thiết yếu cho an ninh lương thực của quốc gia. Điều này đã tạo điều kiện cho những người mua duy trùy được mức giá khá ổn định thông qua việc tự bảo hiểm trên các thị trường, còn người nông dân lại có thu nhập cao hơn thông qua một cơ chế thị trường tương lai minh bạch và rõ ràng. Mỗi hợp đồng này đều thể hiện vai trò của các sở giao dịch hàng hóa trong việc thích nghi với sự năng động trên các thị trường chủ chốt. Việc sở giao dịch DCE tung ra và phát triển nhanh chóng các hợp đồng ngô đã đóng một vai trong quan trọng trong bước đầu tiên trong tiến trình tự do hóa thị trường ngô của Trung Quốc khi mà quốc gia này bắt đầu tuân theo những thỏa thuận đã cam kết khi gia nhập WTO.
Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ta thấy có thể rút ra những bài học hết sức đáng chú ý khi thành lập một sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam:
Về vai trò quản lý của nhà nước: Sự cân đối giữa những lợi ích và cái giá phải trả của các quy định cũng như sự can thiệp của nhà nước là hết sức cần thiết trong việc hình thành và phát triển các sở giao dịch hàng hóa của mỗi quốc gia với các điều kiện khác nhau. Trong trường hợp của Trung Quốc những năm 1990s, sự quản lý của nhà nước quá yếu hoặc các quy định quá lỏng lẻo sẽ tạo ra những thị trường hỗn loạn và không có trật tự, mà làm mất lòng tin của những người giao dịch trên thị trường đó. Sự thiếu quản lý sẽ tạo điều kiện cho sự đầu cơ quá mức và do đó làm méo mó cung cầu khiến cho giá cả cung cầu và do đó sở giao dịch không còn thực hiện chức năng phát hiện giá cả nữa và công cụ tự bảo hiểm không còn hiệu quả nữa và thậm chí là còn có hiệu quả ngược lại. Chính vì vậy mà chính phủ Trung Quốc đã phải bước vào thị trường này và kiểm soát các thị trường trong khuôn khổ mà các yếu tố đầu cơ bị loại trừ và chỉ duy trì những thị trường với chức năng là dấu hiệu giá cả hay là quản lý rủi ro mà thôi. Tuy nhiên, những hạn chế hay kiểm soát quá chặt chẽ này của Trung Quốc chỉ có tác động trong thời điểm ban đầu hỗn loạn, khi các sở giao dịch bắt đầu phát triển, nhu cầu giao dịch thay đổi nền kinh tế phát triển thì sự kiểm soát này lại có hiệu quả ngược lại trở thành rào chắn cho sự phát triển hàng hóa cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Chính vì lẽ đó mà nên khi thị trường đã trở lại hoạt động một cách ổn định thì chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát của mình. Các hợp đồng mới dần được cho phép và đưa vào thị trường, và một khung khổ pháp lý mới từ đầu năm 2007 đã dỡ bỏ một số lệnh cấm áp đặt khi thị trường bất ổn. Đây chính là một bài học hết sức quan trọng với Việt Nam khi chuẩn bị thành lập sở giao dịch hàng hóa, nhà nước cần phải có một vai trò nhất định giúp ổn định thị trường trong giai đoạn đầu tiên này để tránh đi phải con đường của Trung Quốc đã đi.
Các hoạt động đầu cơ: chính sự đầu cơ tạo ra khối lượng giao dịch khổng lồ hay chính là tính thanh khoản trên thị trường mà nếu thiếu tính chất này thì sở giao dịch hàng hóa không thể thực hiện tốt nhất vai trò của mình. Tuy nhiên, nếu không có những quy định đúng đắn hoặc là một cơ cấu tự điều chỉnh đúng đắn thì sự đầu cơ lại chính là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn như trường hợp các sở giao dịch hàng hóa của Trung Quốc ở những năm 90s.
Cơ cấu hàng hóa và loại hình giao dịch:Nhìn vào cơ cấu hàng hóa các sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc ta có thể thấy ngay mục tiêu phát triển sở giao dịch hàng hóa của nước này. Sự tập trung vào chỉ giao dịch một số mặt hàng thiết yếu và có khả năng, các sở giao dịch này đã góp phần rất lớn vào công cuộc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp của quốc gia lớn nhất thế giới và chiếm tới gần 1/6 dân số trên thế giới này. Cũng với chính những mục tiêu phát triển các sở giao dịch với những vai trò cơ bản như phát hiện giá cả, tự bảo hiểm và hạn chế sự thâu tóm thị trường, hiện nay các giao dịch quyền chọn hàng hóa ở Trung Quỗc vẫn còn bị hạn chế. Chính vì vậy việc giới thiệu các hợp đồng quyền chọn trên sở giao dịch hàng hóa và việc đưa ra các sản phẩm tài chính để hình thành nên thị trường phái sinh ở Trung Quốc đang là một trong những kế hoạch phát triển sắp tới của nước này.
Về vấn đề những người sản xuất nhỏ: tuy thị trường Trung Quốc chủ yếu bao gồm những người sản xuất nhỏ, nhưng nhà nước khuyến khích sự tham gia của những người tham gia các dây chuyền sản xuất lớn như những người sản xuất lớn, thương nhân, … tham gia vào việc tự bảo hiểm rủi ro giá cả trên thị trường rồi từ đó chuyển lợi ích cho người sản xuất nhỏ mà thôi. Người nông dân ở Trung Quốc được hưởng lợi ích gián tiếp từ các các số liệu từ thị trường tương lai về hàng hóa. Để làm được điều đó, thì sở giao dịch DCE cùng với sự hỗ trợ của chính phủ đã tổ chức một chiến dịch giáo dục nhằm giúp người nông dân hiểu về vai trò và hoạt động của sở giao dịch hàng hóa từ đó khuyển khích họ sở dụng thông tin sở giao dịch hàng hóa để xác định việc sản xuất của mình trong mua tới, cũng như giúp học có thể thỏa thuận những mức giá tốt hơn với các trung gian mua bán. Đây cũng là một phương pháp rất tốt để Việt Nam có thể tham khảo trong những bước chuẩn bị đầu tiên để hình thành sở giao dịch hàng hóa.
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ
Ấn Độ hiện là một trong những quốc gia đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao, trong giai đoạn hiện từ 1996-2006 tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân của nước này là 6.7% những năm gần đây tốc độ này tăng lên 9%. Tuy nhiên, khác với các nước đang phát triển khác, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP của Ấn Độ ngày càng tăng và giữ một vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện nay, lao động nông nghiệp ở Ấn Độ chiếm tới hơn 50% dân số, nên số hộ nông dân đã hình thành nên một khu vực cử tri khá rộng lớn mà các nhà lãnh đạo đất nước không thể không chú ý tới việc phát triển khu vực này. Chính vì vậy, việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển trong ngành nông nghiệp ở nước này là một trong những ưu tiên hàng đầu ở nước này.
Cũng giống như ở Trung Quốc, Ấn Độ hiện cũng đang đẩy nhanh các công cuộc đổi mới để phát triển nông nghiệp của nước mình. Những đổi mới trong ngành nông nghiệp của Ấn Độ cũng xuất phát từ các nhân tố kinh tế cũng như chính trị nhằm phát triển sản xuất và nâng cao năng suất, nhưng một điểm khác trong đổi mới nông nghiệp của Ấn Độ là việc nước này tiến hành đồng thời việc cải cách nông nghiệp với những cải cách phi nông nghiệp và cải cách vĩ mô. Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đối sang nền kinh tế thị trường, và nhu cầu cần phải thiết lập một tổ chức thị trường để thúc đẩy thương mại và ổn định thị trường thì việc thành lập sở giao dịch hàng hóa Ấn Độ là một trong những lựa chọn nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nông nghiệp trên cơ sở những sản phẩm giá trị gia tăng cao có thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới.
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ
Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ: các thị trường hàng hóa ở Ấn Độ cũng có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Thị trường tương lai hàng hóa có tổ chức đầu tiên giao dịch các loại cotton được hình thành ở Ấn Độ vào năm 1921. Cho đến những năm 1940s thì việc giao dịch các hợp đồng tương lai, kỳ hạn cũng như quyền chọn đều bị cấm do những biện pháp kiểm soát giá cả. Những biện pháp hạn chế này vẫn tiếp tục cho đến năm 1952 khi chính phủ nước này thông qua luật quy định các hợp đồng kỳ hạn, điều chỉnh các hợp đồng kỳ hạn và tương lai, tuy nhiên cho đến những năm 1960s thì các giao dịch tương lại đối với một số mặt hàng vẫn còn bị hạn chế. Sự thay đổi trong mức độ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho số lượng cũng như quy mô các hoạt động kinh tế trên sở giao dịch cũng đa dạng hơn. Bởi lẽ trong điều kiện bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ buộc các sở giao dịch phải tìm cho mình những lợi thế riêng trong thị trường hoàng hóa và do đó đã thúc đẩy việc ứng dụng một cách sáng tạo vào các bộ máy thị trường.
Vào cuối những năm 1970s thì giao dịch những hợp đồng tương lai hàng hóa đã được hoàn toàn hợp pháp hóa, tuy nhiên việc giao dịch các hợp đồng tương lai vẫn bị cấm, không một sở giao dịch hay một cá nhân nào được phép tổ chức hay tham gia hoặc kinh doanh các hợp đồng quyền chọn hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động này cũng sẽ sớm được đưa vào hoạt động do thị trường ngày càng phát triển, và các nhu cầu về hoạt động giao dịch các hợp đồng ngày càng tăng lên. Với sự thành lập ba sở giao dịch nhiều loại mặt hàng của quốc gia vào năm 2002 và 2003, bao gồm sở giao dịch hàng hóa và các công cụ phái sinh quốc gia, Mumbai (NCDEX), Sở giao dịch đa hàng hóa Ahmedabad (NMCE) và sở giao dịch đa hàng hóa Mumbai (MCX) đã tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển sở giao dịch hàng hóa cũng như phát triển kinh tế của nước này.
Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: giống như Trung Quốc động lực đầu tiên thúc đẩy việc thành lập sở giao dịch hàng hóa chính là từ phía chính phủ. Đặc biệt ở Ấn Độ, cơ quan quản lý của nước này GOI đã thành lập một kế hoạch chi tiết cho việc phát triển ba sở giao dịch đa hàng hóa của quốc gia và đặt ra tiêu chí mà mỗi sở giao dịch mới đề phải thực hiện đó là: cổ phần hóa, phạm vi hoạt động trên cả nước, cơ cấu đa hàng hóa, và chỉ áp dụng các giao dịch điện tử mà thôi. Kết quả là mỗi sở giao dịch hàng hóa trong ba sở giao dịch hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều đạt sự phát triển hết sức ngoạn mục đó là khối lượng giao dịch các sở giao dịch hàng hóa này đều nằm trong danh sách những sở giao dịch có khối lượng giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
Số lượng sở giao dịch hàng hóa: ở Ấn Độ có tới 25 sở giao dịch hàng hóa trong đó có 3 sở giao dịch hàng hóa quốc gia là MCX, NCDEX, NMCEIL trong đó MCX là sở giao dịch lớn nhất, mỗi sở giao dịch này đều tập trung vào các giao dịch tương lai hàng hóa của giao dịch các công cụ khác hoặc tài sản khác đều không được pháp luật cho phép. Chính vì vậy nên sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ tuy có khối lượng giao dịch khá lớn nhưng vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của nước này so với những nước khác. Hiện tại, sở giao dịch MCX vượt qua NCDEX trở thành sở giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 69 triệu hợp đồng giao dịch trong năm 2007 tăng 51,08% so với năm 2006 và đứng thứ 28 trên thế giới Xem phô lôc 6
, tiếp đến là sở giao dịch NCDEX đứng thứ hai với khối lượng giao dịch đạt gần 35 triệu hợp đồng, giảm tới 35% so với năm 2006.
Cơ cấu hàng hóa: Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của sở giao dịch hàng hóa của Ấn Độ so với những quốc gia đang phát triển khác. Mỗi sở giao dịch hàng hóa quốc gia của Ấn Độ đều giao dịch nhiều loại hợp đồng từ nông nghiệp, tới kim loại và cả những mặt hàng năng lượng. Điều này khiến cho mỗi sở giao dịch hàng hóa phải quản lý số lượng hợp đồng xét về chủng loại lớn hơn bất kỳ sở giao dịch hàng hóa nào khác trên thế giới. Thêm nữa cơ cấu hàng hóa ở mỗi sở giao dịch này lại được bố trí nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các sở giao dịch. Thậm chí ngay cả sở giao dịch hàng hóa có khối lượng giao dịch hợp đồng lớn nhất đi chăng nữa thì vẫn bị cạnh tranh hết sức mạnh mẽ bởi các sở giao dịch còn lại. Điều này cũng là một phần lý do giải thích tại sao có sự thay đổi vị trí những sở giao dịch có khối lượng giao dịch lớn nhất qua các năm như ở trên.
Cơ cấu sở hữu: ở Ấn Độ việc cổ phần hóa chính là một điều kiện để thành lập sở giao dịch hàng hóa, chính vì vậy tất cả các sở giao dịch hàng hóa của nước này đều là những công ty cổ phần có sự tham gia góp vốn của nhiều tổ chức. Ví dụ như MCX là một sở giao dịch độc lập và cổ phần hóa được công nhận bởi chính phủ Ấn Độ, bao gồm những cổ đông như chính như Công ty công nghệ tài chính (Financial Technologies.Ltd), Ngân hàng trung ương Ấn Độ, và các ngân hàng khác. Còn NCDEX là một công ty hợp danh với các thành viên là thuộc các tổ chức chính phủ các cấp như Công ty bảo hiểm nhân thọ của Ấn Độ, Ngân hàng phát triển nông nghiệp và nông thôn (NABARD), sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE), …
Hệ thống giao dịch: hệ thống giao dịch ở Ấn Độ là hệ thông giao dịch điện tử vì đây cũng là một trong những điều kiện khi được cấp phép thành lập một sở giao dịch mới ở nước này.
3.1.2.3. Nhận xét
Các sở giao dịch đa hàng hóa quốc gia chính là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế theo hướng toàn diện hơn. Trong điều kiện Ấn Độ đang trong quá trình chuyển dịch kinh tế, và ổn định thị trường, việc xuất hiện các sở giao dịch quốc gia không những là tạo ra một công cụ quản lý rủi ro giá cả thông qua các giao dịch tương lai mà còn góp phần đáng kể trong việc phát triển toàn diện nền kinh tế. Sự phát triển toàn diện đó là nhờ việc cải thiện đáng kể luồng thông tin tới những vùng núi và nông thôn, thúc đẩy sự phát triển các cơ sở hạ tầng vật chất - đặc biệt là hệ thống nhà kho, vận tải ở những trung tâm giao dịch, thiết lập những tiêu chuẩn chất lượng đáng tin cậy và được công nhận nhờ đó mà những người mua đặc biệt là các nhà xuất khẩu thêm tự tin thực hiện các hoạt động của mình trong các dây chuyền sản xuất của thế giới.
Tuy có những đặc điểm giống như Trung Quốc, nhưng thông qua sự hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ, ta cũng có thể thấy được những điểm khác so với những kinh nghiệm từ Trung Quốc đó là:
Cơ cấu hàng hóa:: việc các sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ giao dịch nhiều mặt hàng một mặt phản ảnh tiềm năng các nguồn lực đa dạng của Ấn Độ cũng như độ lớn của thị trường nội địa nước này. Tuy Trung Quốc cũng có những tiềm năng tương tự, nhưng những chính sách phát triển thận trọng của nước này đã hạn chế sở giao dịch tương lai hàng hóa chỉ giao dịch một số hàng hóa trên cơ sở phi cạnh tranh mà thôi.
Những người sản xuất nhỏ: Tuy sự tham gia của những người sản xuất nhỏ tại các sở giao dịch vẫn còn hạn chế, nhưng Ấn Độ là một trong những quốc gia mà có kỳ vọng rằng sẽ thu hút những người nông dân nhỏ tham gia trực tiếp vào các thị trường giao dịch tại sở nhằm quản lý rủi ro của mình. Điều này có thể là do không được giáo dục, thiếu nhận thức cũng như khả năng tham của những người sản xuất nhỏ này cũng như các thị trường giao ngay vẫn đang trong tình trạng rời rạc và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng. Do đó, để thực hiện theo định hướng ban đầu, Ấn Độ đã nỗ lực khắc phục những khó khăn đó. Trước hết đó là việc phổ biến kiến thức cho người nông dân, cung cấp thông tin cho họ. Mỗi sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ đều hợp tác với các thành viên của họ cùng các phương tiện thông tin đại chúng để đưa các thông tin đến cho người nông dân. Đặc biệt với việc công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, các sở giao dịch này còn sử dụng các tin nhắn gửi miễn phí đến điện thoại di động của những người nông dân. Thêm vào đó, MCX cùng với những sở giao dịch quốc gia khác đã đầu tư những khoản đáng kể vào việc cung cấp thông tin thị trường thông qua các bảng điện tử ở những nơi dễ thấy cộng. Không những thế MCX còn kết hợp với Bưu điện Ấn Độ để cung cấp thông tin đến tận các làng ở nông thôn, nhờ đó mà thông tin được truyền từ các trung tâm giao dịch đến tận những nơi xa xôi nhất. Kết quả là nông dân ở Ấn Độ hiện thỏa thuận được những mức giá tốt hơn từ những người trung gian và ngày càng hiểu biết hơn về thông tin thị trường tương lai để xác định mùa vụ. Với việc giới thiệu sàn giao dịch giao ngay điện tử, MCX cũng góp phần thúc đẩy sự tham gia của người nông dân vào các sở giao dịch tương lai hàng hóa hơn. Bởi vì làm cho người nông dân quen với sàn giao dịch điện tử, sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận có hiệu quả hơn tới các thị trường, cũng như minh bạch hơn trong quá trình định giá và giao hàng. Đó chính là bước đầu để người nông dân chuẩn bị khi tham gia vào các sở giao dịch phức tạp hơn sau này khi đã nhập sàn giao dịch giao ngay và tương lai thành một sàn giao dịch để tạo điều kiện cho các giao dịch trở nên dễ dàng hơn.
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
3.1.3.1. Vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Malaysia
Khác với Trung Quốc và Ấn Độ, Malaysia có dân số và diện tích ít hơn rất nhiều nhưng lại có nền kinh tế khá phát triển và có thu nhập bình quân đầu người khá cao hơn $5000. Tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP của nước này ngày càng giảm và chỉ chiếm hơn 10% tổng số lao động mà thôi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nông nghiệp không quan trọng trong nền kinh tế, trên thực tế nông nghiệp hiện nay là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Malaysia với tỷ lệ hơn 10% trong tổng số thu doanh thu xuất khẩu quốc gia. Điểm đặc biệt trong ngành nông nghiệp của Malaysia là nước này không cần thiết phải có sự chuyển đổi hay không cần đến bất cứ một cuộc cải cách trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cả. Bởi lẽ kể từ sau ngày độc lập vào năm 1957, thì con đường phát triển của Malaysia đã được vạch ra một cách ổn định chủ yếu bao gồm một mặt là phát triển đất đai và các chương trình tái định cư, mặt khác là quá trình phát triển các thị trường chủ yếu xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển một cách ổn định như vậy không có nghĩa rằng nó không vấp phải khó khăn nào, Malaysia cũng vấp phải những khó khăn nhất định như: việc thiết lập những tổ chức thúc đẩy thương mai, hay việc phải chỉ ra sự bất công đang ngành càng gia tăng và việc tách biệt ngày càng rõ rệt giữa những người sản xuất nhỏ và những công ty thương mại, những người sản xuất lớn, và vấn đề cần phải hợp nhất và thương mại hóa khu vực những người sản xuất nhỏ.
3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia
Khác với hai quốc gia trên, sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia ra đời khá muộn, sở giao dịch hàng hóa đầu tiên của Malaysia là sở giao dịch Kuala Lumpur (KLCE) ra đời vào năm 1980. Rồi sau đó, sở giao dịch này đã phải trải qua rất nhiều cuộc mua bán và sáp nhập để trở thành sở giao dịch công cụ phái sinh Bursa Malaysia (Bursa Malaysia Derivatives) hiện là một phần của tập đoàn Bursa Malaysia. Chính vì sự mua bán và sáp nhập như vậy nên Bursa Malaysia Derivatives không chỉ bao gồm các giao dịch hàng hóa mà còn bao gồm các giao dịch tương lai về chỉ số chứng khoán, giao dịch tiền tệ, và cả giao dịch chứng khoán.
Nhân tố thúc đẩy sự hình thành sở giao dịch hàng hóa: sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia hình thành đầu tiên vào năm 1980 không phải được thúc đẩy bởi nhà nước, mà từ khu vực tư nhân. Nhà nước ở đây chỉ đóng vai trò hỗ trợ về khung pháp lý mà thôi, chính khu vực tư nhân mới là lực lượng làm cho sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia phát triển như ngày nay.
Số lượng sở giao dịch: Ở Malaysia các hoạt động giao dịch tương lai về hàng hóa chỉ tập trung vào một sở giao dịch mà thôi, đó chính là Bursa Malaysia Derivatives như đã đề cập đến ở trên. Năm 2004, sở giao dịch này đứng thứ 49 trong tổng số các sở giao dịch phái sinh lớn nhất và thứ 20 trong số những sở giao dịch tương lai hàng hóa lớn nhất xét về khối lượng giao dịch. Năm 2007, với khối lượng giao dịch là hơn 6 triệu hợp đồng, tăng 49,06% so với năm 2006 sở giao dịch này đứng vị trí thứ 45 trong tổng số các sở giao dịch hàng hóa phái sinh lớn trên thế giới.
Cơ cấu hàng hóa: Bursa Malaysia Derivatives hiện đang giao dịch 8 loại hợp đồng tương lai trong đó có 2 hợp đồng tương lai về hàng hóa mà thôi. Đặc biệt, với sự tập trung vào mặt hàng dầu cọ, Malaysia hiện là trung tâm lớn nhất về các giao dịch dầu cọ và đã trở thành một mức giá tham khảo quốc tế trong ngành này. Do vậy, hiện nay sở giao dịch này là một trong số ít những sở giao dịch ở các quốc gia đang phát triển thu hút được những nhà buôn quốc tế tham gia vào thị trường.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: Khác với các quốc gia đang phát triển khác các sở giao dịch của Malaysia được ra đời trong điều kiện thị trường hàng hóa giao ngay phát triển, những cơ cấu hỗ trợ và các tập quán tiên tiến, thị trường tập trung và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.
3.1.3.3. Nhận xét
Với chiến lược phát triển chỉ tập trung vào sản phẩm thế mạnh của mình, Malaysia đã thực sự thành công trong việc biến sản phẩm đó thành hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có sức mạnh giá cả trên thị trường xuất khẩu thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước là hướng về xuất khẩu. Bursa Malaysia hiện nay là sở giao dịch duy nhất ở các quốc gia trên thế giới trở thành một sở giao dịch ‘chuẩn’ của thế giới, nghĩa là một sở giao dịch có thể tạo ra mức giá tham khảo trên thế giới cho một loại hàng hóa mà nó giao dịch. Thông thường, trên thế giới các mức giá tham khảo cho hầu hết các loại hàng hóa giao dịch tại sở giao dịch đều được hình thành ở các sở giao dịch đặt ở các quốc gia phát triển do đó cách xa với những thị trường sản xuất chủ yếu các mặt hàng này. Tuy nhiên ở Malaysia đã làm được điều đặc biệt đó là quốc gia sản xuất lớn nhất của mặt hàng dầu cọ thô cũng nơi cơ sở giao dịch có thể tạo ra mức giá tham khảo. Điều này là hết sức quan trọng vì nó sẽ đảm bảo cho quốc gia sản xuất có quyền định giá - đóng vai trò người quyết định giá cả hơn là người phải chấp nhận giá như những quốc gia xản xuất khác trên thị trường thế giới. Đây chính là kết quả chứng minh cho tính đúng đắn của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dầu thô của chính phủ Malaysia từ những năm 1960s. Kinh nghiệm của Malaysia thực sự là một bài học hết sức quý giá cho Việt Nam trong chiến lược phát triển sở giao dịch hàng hóa để hỗ trợ xuất khẩu.
Một điểm đặc biệt khác từ cái nhìn về sở giao dịch hàng hóa ở Malaysia khác biệt so với các sở giao dịch của hai quốc gia ở trên đó chính về những người sản xuất nhỏ. Ngay từ đầu, Malaysia đã không khuyến khích người nông dân nhỏ tham gia trực tiếp vào các giao dịch tại sở giao dịch, do đó những công cụ quản lý rủi ro giá cả được sử dụng chủ yếu bởi những chủ trang trại hoặc những người sản xuất lớn chứ không phải là những người nông dân sản xuất nhỏ. Một phần là những người nông dân nhỏ thường hoạt động dưới những chương trình do chính phủ tài trợ mà đã có sẵn những biến pháp ngăn ngừa những rủi ro trong đó rồi ví dụ như thông qua FELDA ở Malaysia. Một lý do khác đó là việc thương mại hoá của những người nông dân nhỏ ở những quốc gia này được xem như là một điều kiện tiên quyết để tham gia vào các thị trường, nơi hoạt động trên cơ sở nông dân với nông dân hay là được thúc đẩy nhờ sự hợp tác. Nông dân, những người sản xuất nhỏ thay vào đó lại thu được những lợi ích gián tiếp thông qua những hoạt động phát triển thông tin và thị trường của các sở giao dịch. Hiện nay với việc các chính phủ này đang tập trumg vào việc liên kết các nông dân tiểu chủ và thương mại hoá thì các sở giao dịch ở những thị trường này có tiềm năng lớn để phát triển mạnh mẽ hơn và phù hợp hơn để thúc đẩy các ngành hàng trong nước phát triển.
Thông qua việc xem xét những kinh nghiệm hình thành và phát triển các sở giao dịch của ba quốc gia trên, ta thấy đấy rằng mỗi sở giao dịch lai có một vai trò quan trọng riêng đối với những điều kiện thị trường khác nhau. Đều là những quốc gia đang phát triển, nhưng ở mỗi quốc gia lại có những điều kiện riêng rất khác nhau; có quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, lại có quốc gia không phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi nào; có quốc gia chủ yếu là những người sản xuất nhỏ trong khi ở quốc gia khác lại là sự tồn tại đồng thời giữa người sản xuất nhỏ và những người sản xuất lớn; và có quốc gia chủ yếu tập trung vào mở rộng thị trường xuất khẩu, còn quốc gia khác lại nhằm mục đích ổn định thị trường nội địa. Đối với mỗi điều kiện này thì các sở giao dịch hàng hóa lại đóng vai trò quan trọng khác nhau đối với nền kinh tế. Do đó, trước khi thành lập sở giao dịch hàng hóa, Việt Nam cần phải cân nhắc xem điều kiện của mình phù hợp với mô hình sở giao dịch hàng hóa nào để có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất chứ không nên áp dụng giống hệt như một mô hình mà nước nào đó vì mô hình này đã được áp dụng thành công cho sở giao dịch hàng hóa ở nước đó.
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM.
Như đã kết luận ở cuối chương 2, Việt Nam đã hội tụ được hầu hết các điều kiện để thành lập sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên vẫn cần một giai đoạn nhỏ khoảng 2 năm nữa để hoàn thiện những điều kiện còn thiếu như khung pháp lý, trang bị kiến thức và năng lực tới các đối tượng. Qua việc tìm hiểu nghiên cứu những nguyên tắc chung cũng như những kinh nghiệm của ba quốc gia đang phát triển khác với những điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, đồng thời căn cứ vào điều kiện mang tính đặc thù về mặt kinh tế xã hội, về trình độ sản xuất của nước ta hiện nay, em xin đưa ra những ý kiến của mình về mô hình xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa
Trong giai đoạn trước mắt, căn cứ vào điều kiện của Việt Nam thì ta chưa thể và cũng chưa cần thiết phải xây dựng quá nhiều sở giao dịch hàng hóa. Đầu tiên ta có thể xây dựng sở giao dịch ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rồi sau đó có thể mở thêm một số sở giao dịch ở những địa phương có tiềm năng như Đắc Lắc, Thái Nguyên…
Về hình thức giao dịch của thị trường, ta nên áp dụng hình thức lai ghép tức là có thể tiến hành theo hình thức giao ngay kết hợp với các hợp đồng tương lai hay quyền chọn với những quy mô hợp đồng khác nhau phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Về hình thức sở hữu sở giao dịch hàng hóa: như đã phân tích ở trên, chi phí để thành lập sở giao dịch hàng hóa khá lớn, nó bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hoạt động. Những chi phí ban đầu bao gồm chi phí nghiên cứu, cơ cở hạ tầng và quảng bá hình ảnh đối với các sở giao dịch đơn giản nhất đã lên tới 100.000 USD còn một sở giao dịch tương lai hàng hóa thì lên tới 2 triệu USD. Ngay cả nếu như những người sáng lập đã có sẵn một tòa nhà dùng làm sở giao dịch thì cũng cần phải có chi phí sửa chữa; đồng thời cả chi phí hệ thống máy tính, phần mềm và thiết bị phòng thí nghiệm; hay là các bộ phận xung quanh sở giao dịch như nhà kho, nơi bốc xếp hàng…Và dù cho được trang bị bằng thiết bị tốt đến đâu đi nữa thì các thiết bị này cũng cần phải được bảo trì bảo dưỡng đó cũng là một chi phí duy trì hoạt động đáng kể. Do đó, trước mắt nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển chung của thị trường, Việt Nam nên sử dụng hình thức sở hữu thành viên mà trong đó nhà nước cũng là một thành viên, rồi sau đó có thể tiến hành cổ phần hóa để thu hút đầu tư và tăng hiệu quả quản lý.
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận.
Các chủng loại hàng hóa đưa vào thị trường có thể có hai hình thức, một là kinh doanh một số mặt hàng thuộc cùng một ngành hàng, trước hết nông sản, sau đó có thể tiến tới các sở giao dịch về kim loại và năng lượng. Hoặc ta có thể có hình thức thứ hai là lập sở giao dịch hàng hóa chuyên về một mặt hàng, với hình thức này thì chưa có nhiều mặt hàng Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chuẩn, trước mắt thì chỉ có thể với hai mặt hàng đó là cà phê và vàng. Trên thực tế, đã có hai sàn giao dịch vàng đã được triển khai và đưa vào áp dụng từ năm 2007 ở thành phố Hồ Chí Minh và sau thành công đó đã mở ra một sàn giao dịch vàng nữa ở Hà Nội vào đầu năm 2008.
Về cơ cấu tổ chức: bộ máy quản lý của sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam dự kiến sẽ gồm những phòng ban như sau
Phòng hành chính quản trị
Phòng thư ký và quan hệ quốc tế
Phòng tổ chức cán bộ đào tạo
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Khối giao dịch
Khối hành chính quản trị
Khối phụ trợ
Phòng điều hành hệ thống máy tính
Phòng quản lý các thành viên
Phòng quản lý và lưu giữ
Phòng giao dịch
Phòng thanh tra, nghiên cứu
Các phòng ban này sẽ thực hiện các chức năng của mình để đảm bảo cho hoạt động của sở giao dịch diễn ra một cách liên tục và hiệu quả.
Về hệ thống giao dịch: Với những tiện ích của mô hình hệ thống giao dịch bằng điện tử cùng với kinh nghiệm tại các sở giao dịch chứng khoán trong nước và thí điểm các sở giao dịch vàng thành công, ta nên áp dụng hình thức giao dịch điện tử cho các sở giao dịch hàng hóa.
3.2.3. Vấn đề đào tạo
Bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên đã cho thấy rằng vấn đề con người là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy việc hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa. Sở dĩ việc sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam những năm qua còn chậm một phần chính là do sự thiếu hiểu biết về loại hình giao dịch này. Do đó việc đào tạo cán bộ có một ý nghĩa rất quan trọng tới nhiều đối tượng
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn: một sở giao dịch hàng hóa không thể hoạt động một cách hiệu quả nếu không có những cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn. Để làm được điều đó thì cần phải:
Thống nhất chương trình, nội dung, đào tạo vào một mối, xây dựng giáo trình, tiêu chuẩn nội dung đào tạo thống nhât trong cả nước.
Tiến hành đào tạo động thời các loại cán bộ nằm phục vụ cho hoạt động tại sở như: Cán bộ quản lý sở giao dịch hàng hóa; cán bộ vận hành giao dịch tại sở giao dịch và các tổ chức phụ trợ….
Nội dung đào tạo:
-Tổ chức đào tạo cơ bản chung, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên sâu cho từng cán bộ. Trên cơ sở đó tiến hành Tổ chức đào tạo thực hành cho các đối tượng đã qua loại hình đào tạo cơ bản và chuyên sâu.
-Kết hợp đào tạo trong nước (do giáo viên trong nước và mời một số giáo viên của nước ngoài đảm nhận) và đào tạo thực hành ở nước ngoài…tiến hành cử các nhân viên của ta sang học tập những kinh nghiệm từ các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Một số doanh nghiệp trong hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) đã có những đại diện tại sở giao dịch hàng hóa Chicago CME. Đây chính là những cơ hội cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, học tập các kinh nghiệm giao dịch thực tế.
-Bên cạnh đào tạo chuyên môn, sẽ tiến hành đào tạo qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các chương trình học của các trường đại học, trường phổ thông để phổ cập cho người dân hiểu về thị trường sở giao dịch hàng hóa.
-Tất cả các cá nhân muốn làm việc trong các bộ phận liên quan đến sở giao dịch hàng hóa phải qua đào tạo, thi tuyển và được Bộ công thương hoặc ban quản lý sở giao dịch sở cấp chứng chỉ.
Đào tạo trên phạm vi rộng: có nghĩa phổ biến những kiến thức về sở giao dịch hàng hóa trên diện rộng từ nhà đầu tư cho tới người nông dân. Bởi lẽ trên thực tế, trong những năm qua Việt Nam đã tổ chức rất nhiều các trung tâm giao dịch hay các chợ đầu mối, tuy nhiên rất nhiều trong số đó bị bỏ phí không có người sử dụng vì họ không thấy được tác dụng của những hình thức này. Do vậy việc đào tạo trên phạm vi rộng được xem như là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam có thể hoạt động tốt, nhưng để có thể làm được việc này cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan nhà nước các cấp. Chẳng hạn như sở giao dịch nông sản về hàng hóa thì các cơ quan khuyến nông tại các điạ phương có thể tiến hành phổ biến đến tận người nông dân về vai trò cũng như là lợi ích mà sở giao dịch đem lại từ đó người nông dân có thể hiểu và từ đó sử dụng hoạt động tại sở để bảo hiểm cho hoạt động của mình. Bên cạnh đó bản thân các sở giao dịch có thể thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua xuất bản các ấn phẩm, các bản tin, hay các chương trình chuyên đề nhằm trang bị và nâng cao nhận thức cho tất cả các đối tượng khác nhau. Hoặc ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thông tin điện thoại lấy kinh nghiệm từ các nước như Ấn Độ hay Trung Quốc, các sở giao dịch có thể trực tiếp gửi tin nhắn sms đến với từng người nông dân về thông tin giá cả hàng hóa, diễn biến thị trường…
Trong giai đoạn đầu tiên này, các sở giao dịch mới được xem như vẫn còn khá đơn giản và là nơi các doanh nghiệp tập dượt, thử nghiệm, làm quen với cơ chế hoạt động của thị trường giao sau trước khi tham gia vào một sàn giao dịch hàng hoá hoàn chỉnh. Trong quá trình hoạt động các sở giao dịch này sẽ dần hoàn thiện với một đội ngũ các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đủ trình độ để không chỉ giao dịch tại các sàn giao dịch trong nước mà ngay cả các sàn giao dịch trên thế giới. Sản phẩm giao dịch trên sàn có thể không chỉ dừng lại là các hàng hoá nông nghiệp mà còn có thể là sản phẩm tài chính như chỉ số chứng khoán, trái phiếu. Việc mở rộng cơ cấu danh mục sản phẩm cũng không ngoài mục đích thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch. Do đó trong tương lai sở giao dịch của ta sẽ ngày càng phát triển và trở thành sở giao dịch có tầm cỡ trong khu vực. Tuy nhiên trước mắt, để đạt được mục tiêu lâu dài đó, các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng nhiều mặt hàng đẩy mạnh hoạt động giao dịch tại các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới để vừa có được công cụ để tự bảo hiểm và kiếm lời từ đầu cơ lại vừa tích lũy được những kinh nghiệm thực tế từ tổ chức, kỹ thuật giao dịch. Đó là những tiền đề để chúng ta có thể xây dựng được một sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam phát triển lớn mạnh trong tương lai.
KẾT LUẬN
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế khác đã chứng tỏ những nỗ lực của Đảng và nhà nước trong việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về nhiều mặt, mà đặc biệt quan trọng là hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế trong giai đoạn hiện nay mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển sở giao dịch được xem như một giải pháp vừa để vừa mang tính bảo vệ lại tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt nam. Khi đã xuất hiện nhu cầu thì việc thành lập sở giao dịch hàng hóa với ý nghĩa là một nơi để thu thập hàng hóa và sau đó tiến hành bán đấu giá giữa những người mua có mặt trên thị trường có vẻ như là một vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, cho dù là các sở giao dịch này có áp dụng giao dịch với những hợp đồng phức tạp như tương lai, hay quyền chọn hay không thì đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, và giải quyết được những khó khăn tiềm năng ấy chính là những điều kiện để có được một sở giao dịch thành công. Việt Nam có những yếu tố hết sức thuận lợi thúc đẩy việc hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa, tuy nhiên liệu Việt Nam có thể vận hành các sở giao dịch hàng hoá một cách hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc đổi mới nhằm đáp ứng các điều kiện, đương đầu với những khó khăn mới trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay.
Bằng việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong khuôn khổ khóa luận, em đã thực hiện các công việc cụ thể sau đây:
- Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về sở giao dịch hàng hóa, đồng thời cũng đã đề cập đến những văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các hoạt động của sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, cũng như các điều kiện thiết yếu để hình thành các sở giao dịch hàng hóa này ở Việt Nam.
- Trên cơ sở những lý luận và phân tích thực tiễn sở giao dịch hàng hóa ở một số quốc gia trên thế giới, đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng hình thức giao dịch của sở giao dịch hàng hóa.
Sở giao dịch hàng hóa và những giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa hết sức đa dạng và phức tạp, hơn nữa đây lại là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Hơn nữa, do những hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của bản thân trong vấn đề nghiên cứu nên trong bài viết không tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm tới sở giao dịch hàng hóa và những vấn đề liên quan đến sở giao dịch để không chỉ bài viết này mà kiến thức của em về lĩnh vực nghiên cứu sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khối lượng giao dịch công cụ phái sinh trên sở giao dịch tương lai hàng hóa trên thế giới năm 2007
2007
2006
% thay đổi
Hợp đồng tương lai
6.970.033.370
5.282.818.430
31,19%
Hợp đồng quyền chọn
8.216.637.460
6.579.394.595
22,48%
Tổng
15.186.6700.830
11.862.213.025
28,03%
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 2: Khối lượng hợp đồng giao dịch hàng năm và tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2007
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 3: Tỷ lệ khối lượng giao dịch sở giao dịch tương lai khu vực năm 2007
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 4: Khối lượng hợp đồng quyền chọn và tương lai thế giới 2000-2004
Nguồn: overview of world’s commodity exchange, UNCTAD
Phụ lục 5: Giá chỗ và giá vàng ở COMEX
Nguồn: COMEX, Bloomberg, Rosewood Research LLC
Phụ lục 6: những sở giao dịch hàng hóa phái sinh lớn nhất thế giới
STT
Exchange
2007
2006
%
1
CME Group
2.804.998.291
2.209.148.447
26,97
2
Korea Exchange
2.709.140.423
2.474.593.261
9,48
3
Eurex
1.899.861.926
1.526.751.902
24,44
4
Liffe
949.025.452
730.303.126
29,95
5
Chicago
945.608.219
675.213.772
40,05
6
International Securities Exchange
804.347.677
591.961.518
35,88
7
Bolsa Mercadorias & Futuros
426.363.492
283.570.241
50,36
8
Philadelphia Stock Exchange
407.972.525
273.093.003
49,39
9
National Stock Exchange Of India
379.874.850
194.488.403
95,32
10
Bolsa de Valores de Sâo Paulo
367.690.283
287.518.574
27,88
11
New York Mercantile Exchange
353.385.412
276.152.326
27,97
12
NYSE Arca Options
335.838.547
196.586.356
70,84
13
JSE (South Africa)
329.642.403
105.047.524
213,8
14
American Stock Exchange
240.383.466
197.045.745
21,99
15
Mexican Derivatives Exchange
228.972.029
275.217.670
-16,80
16
IntercontinentalExchange
195.706.040
140.284.755
39,51
17
Dalian Commodity Exchange
185.614.913
120.349.998
54,23
18
Omx Group
142.510.375
123.167.736
15,70
19
Boston Options Exchange
129.797.339
94.390.602
37,51
20
Australian Securities Exchange
116.090.973
100.572.434
15,43
21
Taiwan Futures Exchange
115.150.624
114.603.379
0,48
22
Osaka Securities Exchange
108.916.811
60.646.437
79,59
23
Tel-Aviv Stock Exchange
104.371.763
83.047.982
25,68
24
Zhengzhou Commodity Exchange
93.052.714
46.298.117
101
25
London Metal Exchange
92.914.728
86.940.189
6,87
26
Hong Kong Exchange & Clearing
87.985.686
42.905.915
105,7
27
Shanghai Futures Exchange
85,563,833
58,106,001
47,25
28
Multi Commodity Exchange of India
68.945.925
45.635.538
51,08
29
Mercado Espanol de Opciones y Futuros Financieros
51.859.591
46.973.675
10,4
30
Tokyo Commodity Exchange
47.070.169
63.686.701
-26,09
31
Singapore Exchange
44.206.826
36.597.743
20,79
32
Bourse de Montreal
42.742.210
40.540.837
5,43
33
Tokyo Financial Exchange
42.613.726
35.485.461
20,09
34
Italian Derivatives Exchange
37.124.922
31.606.263
17,46
35
National Commodity & Derivatives Exchange
34.947.872
53.266.249
-34,39
36
Tokyo Stock Exchange
33.093.785
29.227.556
13,23
37
Mercado a Termino de Rosario
25.423.950
18.212.072
39,60
38
Turkish Derivatives Exchange
24.867.033
6.848.087
263,1
39
Tokyo Grain Exchange
19.674.883
19.144.010
2,77
40
Budapest Stock Exchange
18.828.228
14.682.929
28,23
41
Oslo Stock Exchange
13.967.847
13.156.960
6,16
42
Warsaw Stock Exchange
9.341.958
6.714.205
39,14
43
OneChicago
8.105.963
7.922.465
2,32
44
Central Japan Commodity Exchange
6.549.417
9.635.688
-32,03
45
Malaysia Derivatives Exchange Berhad
6.202.686
4.161.024
49,07
46
Kansas City Board of Trade
4.670.955
5.287.190
-11,66
47
Minneapolis Grain Exchange
1.826.807
1.655.034
10,38
48
New Zealand Futures Exchange
1.651.038
1.826.027
-9,8
49
Wiener Boerse
1.316.895
1.311.543
0,41
50
Chicago Climate Exchange
283.758
28.924
881
51
Dubai Mercantile Exchange
223.174
N/A
N/A
52
Mercado a Termino de Buenos Aires
177.564
147.145
20.67
53
Kansai Commodities Exchange
164.743
318.483
-48.27
54
Us Futures Exchange
8.111
135.803
-94.03
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 7: Các tập đoàn sở giao dịch trên thế giới
2007
2006
Tăng
Australian Stock Exchange
24.969.811
22.452.328
11,21%
Sydney Futures Exchange
911.21.162
78.120.106
16,64%
Australian Securities Exchange Total
116.090.973
100.572.434
15,43%
Chicago Board Option Exchange
944.471.924
674.735.348
39,98%
CBOE Futures Exchange
1.136.295
478.424,00
137,51%
CBOE Total
945.608.219
675.213.772
40,05%
Chicago Board of Trade
1.029.568.853
805.884.413
27,76%
Chicago Mercantile Exchange
1.775.429.438
1.403.164.034
26,52%
CME Group Total
280.499.8291
2.209.148.447
26,97%
Eurex
1.899.861.926
1.526.751.902
24,44%
International Securities Exchange
804.347.677
591.961.518
35,88%
Eurex Total
2.704.209.603
2.118.713.420
27,63%
ICE Futures Europe
138.470.956
92.721.050
49,34%
ICE Futures US
53.782.919
44.667.169
20,41%
ICE Futures Canada
3.452.165
2.896.536
19,18%
Intercontinental Exchange Total *
195.706.040
140.284.755
39,51%
* Không bao gồm các hoạt động trên thị trường OTC
Liffe - UK
696.974.929
515.478.934
35,02%
Liffe - Amsterdam
159.827.511
123.833.753
26,01%
Liffe - Paris
90.868.890
96.016.916
5,64%
Liffe - Brussels
1.348.884
1.300.009
3,76%
Liffe - Lisbon
1.005.238
673.514,00
49,25%
NYSE Arca Options
335.838.547
196.586.356
70,84%
NYSE Euronext Total
1.284.863.999
926.889.482
38,62%
New York Mercantile Exchange
304.994.104
233.397.571
30,68%
Comex
40.468.298
30.072.043
34,57%
Clearport
7.923.010
12.682.712
-37.53%
Dubai Mercantile Exchange **
223.174,00
Nymex Total
353.608.586
276.152.326
28,05%
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 8: Những hợp đồng tương lai nông sản lớn nhất
Xếp hạng
Loại hàng hóa
2007
2006
% Tăng
1
Sản phẩm đậu nành, DCE
647.19.466
31.549.669
105,14%
2
Ngô , DCE
59.436.742
67.645.036
-12,13%
3
Ngô Futuers, CME
54.520.152
47.239.893
15,41%
4
Hạt đậu nành, DCE
47.432.721
8.897.061
433,13%
5
Đường trắng, ZCE
45.468.481
29.342.066
54,96%
6
Cao su, SHFE
42.191.727
26.047.061
61,98%
7
Lúa mì giàu gluxit, ZCE
38.982.788
14.676.238
165,62%
8
Hạt đậu nành, CME
31.726.316
22.647.784
40,09%
9
Đường số 11, ICE Futures U.S.
21.263.799
15.100.721
40,81%
10
Lúa mì, CME
19.582.706
16.224.871
20,70%
11
Ngô, CME
14.691.277
11.317.388
29,81%
12
Dầu đậu nành, DCE
13.283.866
10.333.006
28,56%
13
Đậu nành không chứa GMO, CME
13.170.914
9.488.524
38,81%
14
Đậu nành không chưa GMO, TGE
12.280.932
9.885.557
24,23%
15
Sản phẩm từ đậu nành, CME
12.213.315
9.350.043
30,32%
16
Súc vật sống, CME
8.587.973
8.209.698
4,61%
17
Đậu nành, CME
8.215.582
6.042.797
35,96%
18
Hạt tiêu, NCDEX
7.488.534
4.535.589
65,11%
19
Thịt lợn nạc, CME
7.264.832
6.481.001
12,09%
20
Cao su, Tocom
7.062.252
9.661.388
-26,90%
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 9: Những hợp đồng tương lai kim loại lớn nhất thế giới
Xếp hạng
Loại hàng hóa
2007
2006
% Tăng
1
Nhôm chất lượng cao, LME
40.229.693
36.418.131
10,47%
2
Vàng, Nymex
25.060.440
15.917.584
57,44%
3
Đồng, LME
21.420.450
18.864.246
13,55%
4
Vàng, Tocom
18.203.194
22.228.198
-18,11%
5
Đồng, SHFE
16.328.011
5.393.419
202,74%
6
Đồng, MCX
15.375.506
5.293.964
190,43%
7
Thiếc chất lượng cao, LME
12.556.285
11.706.008
7,26%
8
Thiếc, SHFE
10.215.449
*
9
Bạc, MCX
9.183.273
9.498.544
3,32%
10
Platium, Tocom
9.169.890
11.018.069
-16,77%
11
Vàng, CME
7.898.027
8.452.484
-6,56%
12
Vàng, MCX
7.604.891
9.957.351
-23,63%
13
Bạc, Nymex
6.817.137
5.433.063
25,48%
14
Bạc M. MCX
6.258.376
2.982.222
109,86%
15
Nhôm, SHFE
4.823.552
13.631.476
-65,385%
16
Chì, LME
4.697.862
4.568.140
2,84%
17
Nickel, LME
3.792.788
4.177.557
-9,21%
18
Đồng, Nymex
3.753.168
3.281.312
14,38%
19
Vàng, Nymex **
3.554.858
3.708.573
-4,14%
20
Thiếc, MCX
3.551.909
562.647
531,29%
* Năm 2006 chưa giao dịch
** bao gồm cả hợp đồng tương lai và quyền chọn
Nguồn: FIA-Volume surges again (March/april 2008)
Phụ lục 10: Khối lượng và tỷ lệ giao dịch hàng hóa trên sở giao dịch tương lai và quyền chọn
Nguồn: overview of world’s commodity exchange, UNCTAD
Phụ lục 11: Khối lượng giao dịch các loại hàng hóa trên sở giao dịch
Nguồn: overview of world’s commodity exchange, UNCTAD
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê
Viện nghiên cứu thương mại:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành thị trường hàng hóa giao sau ở Việt nam (2000)
Thị trường hàng hóa giao sau (2000)
Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương.
II. Tài liệu tiếng Anh.
Darrrell Duffie, Futures Markets, University of Wollongong library, Prentice Hall, Englewood Cliffs.
Don M. Chance, An introduction to derivatives, Virginia Polytechnic institute and State University, the Dryden Press, Harcourt Brace College Publishers.
EDRI (Ethiopian Development Research Institute), Does Ethiopia need a Commodity Exchange?
Franklin R.Edwards and Cindy W.Na, Futures and Options, Columbia University – Metallgesellschaft, McGraw-Hill, inc.
Futures Industry (March/April, 2008 reports), Volume surges again.
International Herald Tribute, Malaysia ready to trade palm oil for rice to stablize domestic supply
Robert W.Kolb, Understading Futures Markets, University of Wollongong library, New York institute of Finance.
The Wall Street Journal, by Laura Mandaro, marketwatch.com, Commodities: Soaring volumes, record Prices, falling seat prices.
UNCTAD
Commodity futures and options trading
Development Impacts of Commodity Futures Exchanges in Emerging Markets (2005)
Emerging commodity exchanges: from potential to success (1997)
Overview of the world’s commodity exchange (2006)
Regulating a Commodity Exchange (2007)
III. website:
www.cbot.com, CBOT seat price analysis
www.cftc.org: Commodity Futures Trading Commission website
www.dce.com.cn: Dalian Commodity Exchange
www.finace.indiamart.com
www.futuresindustry.org: Futures Industry website
www.lme.co.uk: London Metal Exchange website
www.mcxindia.com: Multi Commodity Exchange of Indonesia Ltd
www.nfa.futures.org: national futures association website
www.sicom.co.sg: Singapore Commodity Exchange
www.tge.or.jp: Tokyo Grain Exchange
www.tocom.or.jb: Tokyo Commodity Exchange
www.unctad.org
www.gso.gov.vn: website của tổng cục thống kê Việt Nam
www.agro.gov.vn: Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn
www.mofa.gov.vn: website bộ ngoại giao Việt nam
www.customs.gov.vn: website tổng cục hải quan
www.rauhoaquavietnam.vn
Và một số website khác
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.1. Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hoá 3
1.1.2. Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa 7
1.1.2.1. Các hợp đồng phải có tiền bảo chứng 8
1.1.2.2. Đa số các hợp đồng được thanh lý trước thời hạn 9
1.1.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa 9
1.1.2.4. Trung tâm thanh toán giám sát việc thực hiện hợp đồng 11
1.1.3. Phân loại sở giao dịch hàng hoá 11
1.1.3.1. Căn cứ theo hình thức sở hữu 11
1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức thị trường 13
1.1.4. Tổ chức hoạt động sở giao dịch hàng hoá 16
1.1.4.1. Tổ chức sở giao dịch hàng hóa 16
1.1.4.2. Các công ty môi giới 17
1.1.4.3. Các thành viên sở giao dịch hàng hóa 18
1.1.4.4. Sàn giao dịch hàng hóa (Trading floor) 20
1.1.4.5. Trung tâm thanh toán (Clearing house) 21
1.2. Những giao dịch trên sở giao dịch hàng hoá 23
1.2.1. Giao dịch tương lai hàng hoá (Futures Commodity Trading) 23
1.2.1.1. Trạng thái giao dịch mở và khối lượng giao dịch 23
1.2.1.2. Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai 24
1.2.1.3. Những hoạt động trên thị trường tương lai 25
1.2.2. Giao dịch quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.1. Đặc trưng thị trường quyền chọn hàng hóa 27
1.2.2.2. Các chiến lược quyền chọn 30
1.3. Vai trò của sở giao dịch hàng hoá 33
1.3.1. Đối với những người tham gia sở giao dịch 33
1.3.1.1. Đối với những người tự bảo hiểm 33
1.3.1.2. Đối với những nhà đầu cơ trên sở giao dịch hàng hóa 35
1.3.2. Đối với nền kinh tế nói chung 36
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 38
2.1. Điều kiện để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1. Điều kiện khách quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 38
2.1.1.1. Cơ chế thị trường 38
2.1.1.2. Sản xuất phát triển và hàng hóa được tiêu chuẩn hóa 39
2.1.1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế 41
2.1.2. Điều kiện chủ quan để hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.1. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 42
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị 44
2.1.2.3. Các chính sách của chính phủ 44
2.1.2.4. Năng lực các nhà đầu tư 46
2.2. Những điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 48
2.2.1. Cơ chế kinh tế của việt Nam 48
2.2.2. Sự phát triển kinh tế của Việt Nam 50
2.2.3. Nguồn sản phẩm nông nghiệp phong phú 52
2.2.3.1.Tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 52
2.2.3.2. Khả năng tham gia sở giao dịch hàng hóa của một số nông sản Việt Nam 55
2.2.4. Nhu cầu hình thành sở giao dịch hàng hóa 66
2.2.4.1. Số lượng những người tham gia thị trường lớn 66
2.2.4.2. Sự biến động xu hướng giá cả trong nước và thế giới. 67
2.2.5. Khung khổ pháp lý về giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa 70
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VIỆT NAM 74
3.1. Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số quốc gia 74
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 74
3.1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Trung Quốc 74
3.1.1.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Trung Quốc 75
3.1.1.3. Nhận xét 78
3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 80
3.1.2.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Ấn Độ 80
3.1.2.2. Sở giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ 81
3.1.2.3. Nhận xét 84
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia 85
3.1.3.1. Vai trò nông nghiệp trong nền kinh tế Malaysia 85
3.1.3.2. Kinh nghiệm ở Malaysia 86
3.1.3.3. Nhận xét 87
3.2. Một số đề xuất xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 89
3.2.1. Về hình thức tổ chức sở giao dịch hàng hóa 89
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các bộ phận. 90
3.2.3. Vấn đề đào tạo 91
KẾT LUẬN 94
PHỤ LỤC 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH116.docx