Khóa luận Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh

- Ủy ban nhân dân Thành Phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn đẩy nhanh tiến độ lắp đặt tuyến ống truyền tải nước từ nhà máy BOO Thủ Đức trên địa bàn huyện Nhà Bè. - Đề nghị trong những tháng mùa khô Tổng công ty cấp nước Sài Gòn thực hiện việc điều tiết mạng nhằm tăng áp lực nước về khu vực Nhà Bè. Tiếp tục bơm tăng áp, vận chuyển bằng xà lan, xe bồn bơm nước vào mạng lưới tuyến ống trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Bình. - Nên chủ động khoanh vùng những khu vực nước bị nhiễm mặn và có kế hoạch “xả mặn” bằng cách đưa nước ngọt từ các hồ chứa nước ngọt ở thượng nguồn về “rửa mặn”. -Trữ nước mưa để dùng mùa nắng, giúp tiết kiệm một số tiền không nhỏ trong việc sản xuất nước sạch

pdf95 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch tại huyện Nhà Bè TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc khoan thêm giếng nuớc ngầm, khai thác quá mức cần thiết. 3.2.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch: - Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là: + Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội. Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở. + Tổ chức sự tham gia của cộng đồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 59 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước; tham gia vận hành, bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. + Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: các cơ quan của Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình cần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước. + Huy động các nguồn vốn của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước. + Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước tạo nguồn tài chính hỗ trợ, đầu tư các dự án phát triển cấp nước tại các đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung. + Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào cấp nước: * Đào tạo nguồn nhân lực: - Bồi dưỡng cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh về Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành, coi trọng việc huấn luyện nhân viên thực thi ở cấp huyện, xã. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tăng cường năng lực đào tạo, phát triển các trung tâm đào tạo của các tỉnh. - Nâng cao chất lượng và số lượng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước tại các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nước. - Củng cố, mở rộng các trường dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo công nhân ngành nước phục vụ yêu cầu quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước. - Xây dựng cơ chế và môi trường hoạt động trong ngành nước để thu hút các cán bộ khoa học có năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ cao của thế giới. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 60 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Bồi dưỡng nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý ngành nước cho các cán bộ chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. - SAWACO chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngành nước bằng cách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung đội ngũ kỹ sư và chuyên viên nhành công nghệ thông tin; kỹ sư và chuyên viên điều khiển tự động; kỹ sư công nghệ hóa – sinh; kỹ sư cấp nước Đặc biệt là đào tạo nhanh và bố trí công việc cho đội ngũ quản lý hệ thống cấp nước trong khu vực, giữ vai trò trọng yếu trong công tác; kiểm soát hệ thống mạng; duy tu, bảo trì, chống thất thoát nước; ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong xử lý nước. * Đưa khoa học, công nghệ vào cấp nước: - Điều tra nắm vững các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý, bảo vệ nguồn nước và có kế hoạch dự phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và áp dụng các công nghệ nhằm giải quyết cấp nước cho vùng bị nhiễm mặn. - Chọn lọc và cải tiến các công nghệ truyền thống gắn với việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật tư thiết bị trong nước, tại chỗ phục vụ cho cấp nước và vệ sinh nông thôn. Việc nghiên cứu bao gồm cả các lĩnh vực thông tin giáo dục truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và các mô hình quản lý, đầu tư. - Nghiên cứu và phát triển công nghệ, vật tư và thiết bị cho lĩnh vực cấp nước: + Các nhà máy mới xây dựng cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, có chế độ tự động hoá cao, tiết kiệm năng lượng. + Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hoá chất và vận hành. + Nghiên cứu, tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị trong nước có chất lượng cao, đến năm 2025 có khả năng cung cấp đầy đủ các chủng loại vật tư, thiết bị ngành nước. Trong công trình đầu tư xây dựng mới, khuyến khích sử dụng các vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 61 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ + Ưu tiên nghiên cứu sản xuất các thiết bị sử dụng nước tiết kiệm và tiết kiệm năng lượng. - Phổ biến các loại công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh đã được thực tế thừa nhận giúp người sử dụng lựa chọn. Sớm loại bỏ các công nghệ lạc hậu hoặc có hại cho sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường. - Thực hiện kế hoạch hiện đại hóa các nhà máy xử lý nước như sử dụng hệ thống SCADA điều hành sản xuất; vận hành các máy biến tần, đảm bảo chế độ bơm tiết kiệm điện, tự động hóa các khâu châm hóa chất; áp dụng các nguyên liệu hóa chất mới trong xử lý nước; trang bị các thiết bị mới cho phòng thí nghiệm đạt các chuẩn khu vực; đưa vào hoạt động trung tâm điều khiển tự động hệ thống cấp nước Song song đó, Sawaco tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết đầu tư; nâng cao chất lượng nước; vận hành thông suốt mô hình tổ chức mới công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với bộ máy được xây dựng, cấu trúc theo hướng “tinh, chuyên, nhanh và hiệu quả”. 3.2.1.3. Chính sách và tổ chức quản lý: - Để sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước cũng như hướng tới mục tiêu toàn huyện được dùng nước sạch, sự thay đổi đầu tiên phải từ cơ chế chính sách, đây cũng là biện pháp chống lãng phí hiệu quả. Điều này cần sự đồng bộ trong các mô hình chính sách cũng như quản lý. Kiểu làm việc giữa các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp nước của các địa phương phải giống nhau, có sự kết hợp trong qui hoạch vùng. - Cần thiết xây dựng chính sách quản lý lưu vực và sử dụng công cụ quản lý lưu vực để giải quyết. Cụ thể phải thực hiện quy hoạch lưu vực, không phân biệt ranh giới hành chính. Phải có một quy hoạch tổng thể trên toàn khu vực (quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển xã hội). Kế đến, phải lập khu bảo tồn. Các khu tự nhiên như rừng Nam Cát Tiên phải cố gắng giữ lại, vì đây là nơi cấp nước chính cho các con sông, là nơi giữ nước và cấp nước quan trọng nhất của sông Đồng Nai. Nếu các thảm xanh thực vật của rừng bị mất đi thì cũng đồng nghĩa với lượng nước ngày một cạn kiệt, làm suy giảm mực nước trên sông. Bên cạnh đó, phải lập vùng đệm thủy vực (hệ đệm ven sông); kiểm soát xói lở và bồi lắng; quản lý nước thải; nâng cao nhận thức và tính chủ động của cộng đồng ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 62 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ dân cư lưu vực trong việc bảo vệ chất lượng cũng như khối lượng nguồn nước trên lưu vực sông. Quan trọng hơn, từng tỉnh thành thuộc lưu vực sông phải đề ra chính sách quản lý nguồn nước mưa - một nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Ở nước ta, hiện chưa có tỉnh thành nào quan tâm đến vấn đề này. Kết quả là trữ lượng nước ngầm ngày càng ít đi, hiện tượng ngập úng trong các đô thị tăng lên - Thay thế giếng khoan dân cư bằng giếng công nghiệp, cung cấp nước sạch tập trung và có xử lý. Các công trình khai thác cung cấp nước ngầm cần đặt ở khu vực dọc sông Sài Gòn sẽ có tác dụng khai thác nước mặt hiệu quả và tạo điều kiện cho trữ lượng tầng nước ngầm có thời gian bổ cập nguồn nước bổ sung. Song song đó Huyện cũng nên có kế hoạch giảm bớt luợng khai thác nước ngầm trong những năm tới và tăng cường khai thác và cung cấp cho sinh họat của địa phương từ nguồn nước mặt, nuớc sông và mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho toàn huyện. - Chỉ đạo Tổng công ty cấp nước tăng cuờng hạn chế thất thoát nguồn nuớc cung cấp cho dân, tăng cuờng khai thác nguồn nuớc mặt các sông rạch, đầu tư, mở rộng xây dựng thêm nhiều hệ thống cung cấp nuớc cho các khu dân cư. - Nước khai thác từ các giếng nước tập trung theo chương trình nước sạch nông thông của Thành phố; nước được vận chuyển bằng xe bồn từ các họng nước Thành phố về phục vụ các xã nông thôn theo chương trình bù giá nước của Thành phố; riêng thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân đã có hệ thống nước máy của Thành phố đưa về phục vụ. Tuy nhiên, về cơ bản thì nước sinh hoạt phục vụ nhân dân địa bàn huyện Nhà Bè vẫn còn thiếu và ngày càng trầm trọng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng lớn. - Đề nghị trước mắt, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn tăng cường lượng nước tại khu vực thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân để phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn đã có hệ thống nước máy của Thành phố; đồng thời mở thêm nhiều họng nước lấy nước tại các quận lân cận để tăng cường vận chuyển nước sạch về phục vụ cho vùng nông thôn Nhà Bè. Trong giai đoạn 2010 – 2015, kiến nghị Thành phố đầu tư xây dựng hệ thống tuyến ống nước và đưa nước máy từ nhà máy nước BOO Thủ Đức về phục vụ cho người dân các xã nông thôn còn lại của Huyện. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 63 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Giá nước được tính đúng, tính đủ, bảo đảm hoàn vốn đầu tư, kinh doanh có lãi và thu hút các nhà đầu tư. Xây dựng lộ trình tăng giá nước nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. - Rà soát, điều chỉnh đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành nước. - Thống nhất tổ chức quản lý nhà nước về ngành nước từ trung ương đến địa phương đối với hoạt động cấp nước. - Huyện phải có các đơn vị cấp nước chuyên ngành, chịu trách nhiệm trước chính quyền về cấp nước cho các xã, thị trấn. - Thực hiện quá trình sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động cấp nước theo lộ trình và điều kiện cụ thể của từng địa phương. - Củng cố và phát triển các trung tâm đào tạo ngành nước tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. - Nghiên cứu thành lập Viện nghiên cứu ngành nước và các phòng thí nghiệm và các trạm quan trắc cho 3 miền Bắc, Trung, Nam để kiểm tra đánh giá chất lượng, trữ lượng nguồn nước, chất lượng nước sau xử lý. 3.2.1.4. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch: Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. - Hệ thống văn bản quản lý: Cần hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các văn bản pháp luật khác; hình thành cơ chế, chính sách vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của từng vùng; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để bảo vệ lợi ích của người sử dụng nước sạch và dịch vụ vệ sinh trong cơ chế thị trường. - Công tác quy hoạch: trên cơ sở Chiến lược quốc gia cần khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh của Huyện, chú ý đầy đủ đến điều kiện tự nhiên, xã hội của Huyện. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 64 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Về cải tiến tổ chức: tận dụng, kiện toàn, sắp xếp lại cho hợp lý các tổ chức hiện có về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp, đặc biệt là đơn vị cơ sở, thôn, bản. Tập trung đầu mối để chủ trì, phối hợp nhiệm vụ cấp nước sạch và môi trường nông thôn vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội; Bộ Y tế có trách nhiệm hoàn chỉnh và tận dụng bộ máy y tế cơ sở vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vệ sinh nông thôn, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, đề ra các quy định về tái sử dụng phân người làm phân bón, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trên. - Các cấp lãnh đạo có trách nhiệm đề ra các chính sách và cơ chế, kế hoạch phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đồng thời quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách và cơ chế, kế hoạch đã được phê duyệt theo mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã đề ra. - Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân Huyện là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất trong việc thực hiện Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở mỗi huyện; thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương; lập quy hoạch cấp nước nông thôn và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo các xã và thực hiện kế hoạch cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn: bảo đảm kinh phí địa phương và thu hút các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trong địa bàn của mình. 3.2.2. Biện pháp kỹ thuật: 3.2.2.1. Giải pháp ngắn hạn: - Cần tăng cường áp lực nước ở khu vực xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè. - Trong khi chờ hệ thống đường ống thì phải mở thêm nhiều họng lấy nước tại các quận lân cận, đồng thời cho phép huyện Nhà Bè đầu tư thêm nhiều xe bồn vận chuyển nước sạch từ TP về phục vụ người dân. Riêng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với huyện Nhà Bè phải chủ động khoan thêm các giếng nước công nghiệp mới, có chất lượng hơn để cung cấp cho người dân trong khi chờ đợi nguồn nước từ nhà máy nước BOO Thủ Đức. Đồng thời mở thêm điểm lấy nước dưới chân cầu phú Mỹ phía Quận 2 để rút ngắn khoảng cách ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 65 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ chở nước sạch bằng sà lan cung cấp cho huyện Nhà Bè khắc phục tình trạng thiếu nước trước mắt. - Nước mưa là nguồn nước tự nhiên quí báu, dồi dào trong mùa mưa và rất rẻ tiền để thu gom. Nước mưa có thể được thu gom từ mái nhà, mái công trình, hồ chứa và thậm chí cả đường phố. Việc thu gom nước mưa xem như một giải pháp ngắn hạn nhưng hữu hiệu cho cho người nông dân vùng nông thôn dùng cho ăn uống. Vật chứa nước thì rất đa dạng, có thể là lu, khạp, thùng phuy, bồn chứa inox hoặc bể xây gạch, bể ngầm bằng bê-tông cốt thép, Một số lưu ý là nước mưa dù có sạch cũng cần phải đun sôi trước khi sử dụng, vật chứa nước mưa cần phải đậy kỹ, ngăn cản sự hiện diện của muỗi bằng lưới vải, thả cá bảy màu ở các bể lớn, không nên gom nước mưa ở các trận mưa đầu mùa và thường xuyên làm vệ sinh các vật thu gom nước mưa (mái nhà, máng xối, đường ống, vật chứa). - Để tránh tình trạng nước sinh hoạt tái đục do đường ống bị bám cặn, ban lãnh đạo của Sawaco đã có chủ trương đưa công tác súc rửa đường ống cấp nước vào thực hiện định kỳ. Sau chủ trương này, Sawaco đã lập đoàn đi nghiên cứu học và hỏi kinh nghiệm việc khắc phục tình trạng nước đục cũng như các phương pháp súc rửa đường ống nước ở các tỉnh trong nước và tại một số nước tiên tiến. Qua đó, từ kinh nghiệp thu thập được của đơn vị cấp nước ở thành phố Hải Phòng và như các nước Malaysia, Singapore, Thái Lan vào năm 2006, phương pháp lau chùi đường ống cấp nước bằng công nghệ Polly- Pigs đã được SAWACO ứng dụng. 3.2.2.2. Giải pháp trung hạn: - Tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước tới các khu vực trên địa bàn Huyện Nhà Bè, đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả, tăng sản lượng, tăng doanh thu. - Chuẩn bị tốt phương án tiếp nhận nguồn nước BOO giai đoạn 2 trong năm 2010, phương án sửa bể, chống thất thoát nước khi áp lực nước gia tăng. - Tổng Công cấp nước Sài Gòn chỉ đạo cho các đơn vị liên quan có kế hoạch chuẩn sẵn sàng hệ thống đường ống, đảm bảo khi nước vượt sông Sài Gòn là có thể đưa về phục người dân ngay. - Chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho việc tiếp nhận, đưa vào khai thác mạng lưới cấp nước Nhà Bè – Cần Giờ. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 66 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Cãi thiện chất lượng các trạm không đạt yêu cầu, thay thế các công nghệ cũ. - Xây dựng các trạm xử lý nước phân tán loại vừa với qui mô cấp xã hoặc liên xã có khả năng cung cấp nước sạch cho qui mô 200 - 500 hộ gia đình (800 - 2000 người hay dưới 40 m3/ngày). Nếu có đủ nguồn vốn thì có thể làm lớn hơn, công suất cấp nước có thể lên đến 400 - 500 m3/ngày. Vốn đầu tư cho các công trình này ước tính vào khoảng 1,5 - 2,0 triệu đồng/người sử dụng nước. Thời gian thi công một trạm vào khoảng 1 - 1,5 tháng. Trạm chỉ cần 2 – 3 người vận hành và thu tiền nước. Các trạm có sơ đồ xử lý như hình 4.7 và 4.8: * Trạm khai thác nước mặt: chất keo tụ chất khử trùng Từ trạm bơm cấp I chất kiềm hóa Hình 3.7: Sơ đồ trạm xử lý nước mặt. * Trạm khai thác nước ngầm: chất khử trùng Từ trạm bơm giếng dd chlor dd flor Hình 3.8: Sơ đồ trạm xử lý nước ngầm Bể trộn Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Bể lắng Bể phản ứng Bể chứa nước sạch Bể lắng tiếp xúc Giàn mưa Bể trộn Bể lọc nhanh ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 67 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ 3.2.2.3. Giải pháp dài hạn: - Tiến hành trang bị, và thay dần Đồng hồ nước trên toàn mạng lưới, đảm bảo độ chính xác. Hoàn chỉnh hệ thống Đồng hồ nước tổng, hàng tháng đều tính toán chính xác sản lượng nước đầu vào, đầu ra, tỷ lệ thất thoát nước. - Tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước đến các khu vực trong toàn huyện. - UBND huyện Nhà Bè, TPHCM có văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần Châu Phước Hải, huyện Nhà Bè đầu tư xây nhà máy xử lý nước lợ thành nước ngọt để bổ sung thêm nguồn nước sạch cho người dân của huyện. - Xây dựng các hồ chứa nước được xem là một trong các giải pháp dài hạn nhưng còn nhiều vấn đề phải xem lại trong cách quản lý các hồ chứa nước. Cần có các cải tiến biện pháp quản lý công trình để phát huy tính hiệu quả việc sử dụng nước và kéo dài tuổi thọ cho công trình. - Tiếp tục đầu tư các đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát tài nguyên nước như ứng dụng dữ liệu ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xác định trữ lượng nước tại các hồ chứa; Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để giám sát mực nước tại một số hồ thủy điện; Ứng dụng công nghệ viễn thám siêu phổ để xác định các chất diệp lục, chất lơ lửng trong nước hồ. - Xây dựng các nhà máy cấp nước có qui mô cấp huyện, liên huyện, thị trấn, vùng ngoại thành có kết hợp với các nhà máy công nghiệp. Công suất cấp nước có qui mô 5.000 đến 15.000 m3/ngày. Các nhà máy này có thể sử dụng nguồn nước mặt kết hợp một phần với nguồn nước ngầm. Loại nhà máy này sử dụng công nghệ hiện đại, chi phí vận hành cao và việc quản lý phải tốt. Vốn xây dựng cho các loại nhà máy này lớn, do cấp Tỉnh, cấp trung ương hoặc do một liên doanh nào đó. 3.2.3. Biện pháp hỗ trợ: - Khẩn trương chống hạn và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. - Thời gian qua, UBND hai huyện đã chỉ đạo công tác chống khô hạn và xuất khẩn cấp nguồn kinh phí dự phòng của địa phương giúp người dân đào giếng, nạo vét kênh mương. Tuy nhiên, do mùa khô thiếu nước trầm trọng và hiện tượng nước nhiễm mặn nặng nên cần sự hỗ trợ nguồn kinh phí từ UBND tỉnh. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 68 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình thiếu nước sinh hoạt của huyện. UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo cho ngành Nông nghiệp huyện khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương triển khai ngay các biện pháp chống hạn và cung cấp nước sinh hoạt kịp thời cho người dân sử dụng. - Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chủ động đối phó với hạn hán, đảm bảo đủ nước ngọt trong mùa khô năm 2010 cần phải triển khai ngay các biện pháp cấp bách. - Các đơn vị chức năng của ngành nông nghiệp thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết, đánh giá mức độ và tình trạng hạn hán, khả năng nhiễm mặn ở các con sông, nguồn nước. Từ đó có giải pháp cân đối nguồn nước. Qua đó, tổ chức thông báo kịp thời cho nhân dân biết để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt đảm bảo sản xuất và sinh hoạt. - Đối với nguồn nước đảm bảo cho sản xuất, các địa phương, đơn vị cần triển khai tưới tiêu hợp lý, tiết kiệm nước, tích cực dự trữ đủ nguồn nước ở các hồ chứa và ao hồ để khắc phục tình trạng hạn hán. Xây dựng phương án chống hạn và lập kế hoạch dùng nước đảm bảo tưới tiết kiệm nhất - Triển khai phương án đắp chặn các sông ngăn mặn, giữ ngọt tạo nguồn nước khi cần thiết. - Về nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân, Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè phải có kế hoạch cân đối để phân phối nguồn nước. Đồng thời tổ chức kiểm tra diễn biến chất lượng nguồn nước chính cung cấp cho cư dân huyện Nhà Bè. Kiểm tra lại quy trình vận hành hệ thống cấp nước từ nhà máy đến Nhà Bè một cách an toàn, hiệu quả. Tăng cường công tác xử lý nguồn nước đảm bảo chất lượng. - Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng quy trình vận hành, bảo dưỡng các công trình nước sạch đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân. Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng tiết kiệm nước và giữ vệ sinh nguồn nước, không xả rác và nước nhiễm bẩn vào nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô và thực hiện các biện pháp chống hạn. Đây chính là những giải pháp để khắc phục được ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 69 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ tình trạng thiếu nước đảm bảo nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mùa nắng hạn. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo, đối với các vùng xâm nhập mặn, nông dân không xuống giống Xuân Hè, vùng khô hạn cần tính đến biện pháp trữ nước để đảm bảo nước tưới. - Trước tính hình khô hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại huyện Nhà Bè và các tỉnh khác, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trì Hội nghị triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phòng chống hạn và xâm nhập mặn cho các tỉnh. Để phòng chống hạn, mặn có hiệu quả, các địa phương đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như vận hành các công trình thủy lợi điều tiết nước hợp lý; có kế hoạch ngăn mặn, trữ ngọt trong dân; đẩy nhanh việc xây dựng các công trình thủy lợi ở các vùng hạn, mặn gay gắt. Đối với sinh hoạt của người dân thì tổ chức các trạm cấp nước tập trung để cấp nước; yêu cầu các doanh nghiệp cấp nước có hỗ trợ 1 phần kinh phí để bà con vượt qua khó khăn khi mua nước sinh hoạt. - UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành đánh giá, kiểm tra, quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có trên địa bàn, chống rò rỉ, thất thoát nước từ các công trình cấp nước; lên kế hoạch bảo đảm nguồn nước để phục vụ sản xuất, cấp nước cho sinh hoạt. Có các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, ngăn ngừa xử lý ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống dịch bệnh phát sinh do thiếu nước khi tình trạng khô hạn kéo dài. Chỉ đạo các Công ty cấp nước trên địa bàn rà soát, kiểm tra các công trình thuỷ lợi, chủ động tu bổ, sửa chữa các sự cố hư hỏng ở trạm bơm và công trình đầu mối lấy nước, sẵn sàng cho việc cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 3.2.3.1. Cơ chế phối hợp: - Để nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo chất lượng nguồn nước ngầm cần phối hợp tổng thể nhiều biện pháp : Đẩy mạnh cung cấp nguồn nước sạch cho người dân; tăng cường cán bộ quản lý, giám sát hoạt động khoan giếng; có nhiều chế tài mạnh mẽ về quản lý và xử phạt; điều chỉnh thuế tài nguyên cho phù hợp, Đặc biệt, phải có biện pháp mạnh mẽ quản lý nguồn nước mặt. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 70 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Phối hợp với các địa phương khác lập kế hoạch khai thác bảo vệ nguồn nước theo lưu vực sông. - Tổ chức thi công, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Trung tâm là chủ đầu tư, bảo đảm định mức kinh tế kỹ thuật, chất lượng theo thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước. - Phối hợp giữa các ngành: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng các mô hình mẫu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để áp dụng và phổ biến rộng rãi cho từng địa bàn nông thôn trong huyện, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ngành, các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền việc sử dụng nguồn nước sạch an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường ở nông thôn. - Tổ chức quản lý và vận hành khai thác toàn bộ các hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn toàn huyện. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố, thị xã và chính quyền, đoàn thể các địa phương tổ chức mạng lưới duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ chuyên môn và cộng đồng về nghiệp vụ và kỹ thuật trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất xây dựng các chính sách cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Trung tâm Viễn thám Quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với Cục Quản lý Tài nguyên nước trong ứng dụng công nghệ Viễn thám, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án “Vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh phục vụ giám sát tài nguyên và môi trường”. 3.2.3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ về các mặt: ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 71 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ + Trao đổi các kinh nghiệm về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. + Phát triển nguồn nhân lực. + Chuyển giao công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. + Tài trợ nguồn vốn bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại và vốn cho vay tín dụng ưu đãi. - Dự án chuẩn bị đầu tư giảm thất thoát nước do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, đã hoàn tất cơ bản việc nghiên cứu giảm thất thoát nước cho các vùng kế tiếp. - Dự án hỗ trợ chuyên ngành cho SAWACO do Chính phủ Hà Lan và Công ty Vitens- Evides tài trợ, đã và đang thực hiện các vùng thí điểm giảm thất thoát nước và nhân rộng nhiều điểm khác. - Dự án hợp tác trao đổi kỹ thuật với Cục Cấp nước Osaka và Yokohama (Nhật Bản) về nhiều lĩnh vực cấp nước, trong đó có giảm thất thoát nước, đang được triển khai. 3.2.3.3. Huy động tạo lập nguồn vốn cho cấp nước: - Các hộ gia đình dành một phần thu nhập và Nhà nước dành ngân sách thích đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức. - Công ty đang hợp tác, kêu gọi đầu tư nhằm nhân rộng mô hình, giảm thất thoát nước. Dự kiến đến năm 2015, thất thoát nước của tổng công ty cấp nước Sawaco từ 40% giảm xuống còn 32%. - Công ty tiếp tục bảo toàn và phát triển nguồn vốn, nền tài chính của Công ty lành mạnh. - Để nâng cao tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, nhất là các hộ dân vùng ven, ngoại thành, thành phố đang tạo mọi điều kiện cho Sawaco kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạng cấp nước của thành phố. Mục tiêu phát triển của Sawaco dự kiến năm 2010 sẽ có 85% hộ dân được cung cấp nước sạch, xa hơn là năm 2015 cung cấp 2,4 triệu m³/ngày và năm 2025 cung cấp 3 triệu ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 72 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ m³/ngày cho người dân TP. Để đáp ứng mục tiêu đó, trong tương lai cần phải xây thêm năm nhà máy nước, hàng ngàn km đường ống, nguồn vốn huy động hơn 2.000 tỉ đồng. Do đó, giá nước tăng một phần bù đắp chi phí sản xuất, một phần giúp Sawaco tăng khả năng tái đầu tư để cung cấp nước sạch nhiều hơn cho người dân. - Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa dự án “Nghiên cứu tăng độ bao phủ dịch vụ cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh” của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vào danh mục tài trợ vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB), với tổng vốn là 250.000 USD và thực hiện trong năm 2010 để cải tạo nâng cấp các tuyến ống cấp 2-3 tại một số quận, huyện và nâng cao năng lực nghiên cứu các vùng cấp nước trên địa bàn thành phố. - Ngày 1/9/2009, tại TP Hồ Chí Minh, Cơ quan Phát triển thương mại Hoa Kỳ (USTDA) và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã ký kết thỏa thuận viện trợ không hoàn lại để thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án đầu tư khu xử lý bùn nhà máy nước Thủ Đức. Dự án có tổng vốn là 675.761 USD, trong đó vốn ODA viện trợ không hoàn lại của USTDA là 501.377 USD, vốn ODA của Công ty CDM International Inc (Hoa Kỳ) là 125.344 USD, còn lại là vốn đối ứng của SAWACO (873 triệu đồng, tương đương 49.040 USD). - Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) vừa trình Ủy ban Nhân dân TP.HCM dự án “Nâng cao chất lượng nước của Nhà máy Nước Tân Hiệp”, dựa vào khoản tài trợ từ Chính phủ Tây Ban Nha. Với mức tài trợ dao động từ 100.000 - 400.000 euro. - Việc tìm kiếm và huy động mọi nguồn lực xã hội, trong và ngoài nước để phát triển hệ thống cấp nước là một yêu cầu mang tính khách quan và là một trong những giải pháp lớn của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn sẽ thực hiện trong 15 năm tới. 3.2.3.4. Thành lập cơ sở dữ liệu chung cho lĩnh vực cấp nước: - Nguồn dữ liệu về tài nguyên nước ngầm ở huyên hiện nay khá phong phú, nhưng phần lớn được lưu trữ dưới dạng các hồ sơ bằng giấy, gây khó khăn trong việc quản lý nguồn nước. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 73 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Điều quan trọng và cấp thiết đối với nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ngầm trong thời gian hiện nay là phải tập hợp toàn bộ số liệu điều tra về nước ngầm hiện có vào một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) trong mạng thông tin lưu trữ điện toán của huyện. - Một trong những nhiệm vụ phải giải quyết ở đề tài này là thu thập, cập nhật dữ liệu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin (cụ thể là nghiên cứu các phần mềm ứng dụng của nước ngoài và các chương trình quản lý CSDL đã có trong nước), xây dựng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nhằm tập hợp toàn bộ tài liệu điều tra về điều tra, khai thác, sử dụng nước ngầm hiện có của huyện Nhà Bè. Nội dung triển khai thực hiện cụ thể là xây dựng một chương trình ứng dụng về quản lý CSDL nước ngầm với hệ thống các bảng, mẫu biểu, phiếu tùy chọn, báo biểu (tables, forms, queries, reports) và hệ thống các bản đồ số (xây dựng theo công nghệ GIS, liên kết với hệ thống bảng biểu).Trên cơ sở đó, sẽ thực hiện việc đánh giá tiềm năng nước ngầm toàn huyện, đánh giá khả năng khai thác nước ngầm ở một số khu dân cư, kinh tế trọng điểm, đánh giá hiện trạng khai thác nước ngầm và đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững . - Xây dựng cơ sở dữ liệu nước ngầm của huyện Nhà Bè với các tiêu chí: + Là kho lưu trữ dữ liệu, có thể cung cấp cho các cơ quan quản lý của huyệ những thông tin đầy đủ về tài nguyên nước ngầm, nhằm phục vụ cho quản lý, khai thác, sử dụng nước ngầm một cách hợp lý và bền vững. + Dễ dàng sử dụng và cập nhật. + Thuận lợi cho việc thể hiện dữ liệu trên hệ thống thông tin địa lý. + Dễ dàng xuất dữ liệu cho nhiều phần mềm chuyên dụng để thành lập các bản đồ, bản vẽ chuyên môn và nhập dữ liệu từ những chương trình khác; + Nhanh chóng xử lý thông tin và thành lập báo cáo cho Lãnh đạo và các cơ quan chức năng của huyện khi cần. - Bộ chương trình MS ACCESS 2003 có sẵn trong MS OFFICE 2003, đó là một hệ quản trị CSDL (DataBase Management System - viết tắt là DBMS) có chức năng giúp quản lý, bảo vệ và khai thác dữ liệu được lưu trữ bên trong máy tính một cách có tổ chức. Có thể truy nhập, tra cứu, kiểm tra, lấy thông tin trực tiếp trong các bảng (table) các báo biểu (report) và ngay cả trong các biểu mẫu ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 74 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ nhập dữ liệu ( form), các bảng vấn tin (query) lập sẵn hay tự lập theo một yêu cầu đột xuất nào đó. Việc cập nhật thông tin sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, thoải mái bằng cách dùng những biểu mẫu nhập dữ liệu (form) đã lập sẵn, hoặc nhập (import) từ các chương trình, các phần mềm khác dưới dạng các table....Việc in ấn được thực hiện một cách đơn giản. Điều này giúp cho những nhà quản lý và nhân viên dễ dàng truy cập CSDL và thu nhận những thông tin cần thiết, kịp thời cho việc giải quyết các nhiệm vụ , các vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý tài nguyên nước ngầm. - Các loại dữ liệu địa chất, địa chất thủy văn, nước ngầm, nước mưa, nước mặt,...: + Vị trí, toạ độ các công trình điều tra, khai thác, quan trắc... + Dữ liệu về địa tầng, cấu trúc giếng khoan + Dữ liệu về thí nghiệm địa chất thủy văn ngoài trời ( bơm hút nước thí nghiệm). + Dữ liệu về chất lượng nước ( các kết quả phân tích nước về thành phần hoá học, vi sinh). + Dữ liệu về động thái nước ngầm (từ các công trình quan trắc hiện có). + Dữ liệu về khai thác nước ngầm. - Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược. GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu không gian, nó có rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên. Những công ty trong lĩnh vực cấp nước là những người dùng GIS linh hoạt nhất, GIS được dùng để xây dựng những cơ sở dữ liệu là cái thường là nhân tố của chiến lược công nghệ thông tin của các công ty trong lĩnh vực này. Dữ liệu vecto thường được dùng trong các lĩnh vực cấp nước. Những ứng dụng lớn nhất trong lĩnh vực này là Automated Mapping và Facility Management (AM-FM). AM-FM được dùng để quản lý các đặc điểm và vị trí của các cáp, valve... Những ứng dụng này đòi hỏi những bản đồ số với độ chính xác cao. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 75 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Trong lĩnh vực cấp nước, GIS đang được xây dựng để quản lý cấp nước nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp nước, tăng khả năng chia sẽ dữ liệu giữa các phòng ban và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; quản lý xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, kết quả chương trình này sẽ giúp cho việc dự báo xu thế diển biến xâm nhập mặn để phục vụ cho công tác quy hoạch và bố trí mùa vụ trong vùng. Sử dụng GIS để đánh giá môi trường, Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa các tiến trình lan truyền ô nhiễm trong môi trường nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn,Qua đó đánh giá được chất lượng và diễn biến của nguồn nước. Từ đó có thể quản lý được nguồn nước tốt hơn. * CSDL nếu được sử dụng hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào công tác quản lý khai thác sử dụng nước ngầm và quản lý tài nguyên nước nói chung. Dựa vào CSDL này, các nhà quản lý tài nguyên nước và môi trường có thể xây dựng được những quy hoạch vùng có liên quan một cách hợp lý và khoa học, trong đó có đề cập đến những nội dung sau: + Xác lập những chính sách về phân phối tài nguyên nước ngầm, bao gồm: Xác định giới hạn cho phép bơm - khai thác nước ngầm với mục đích cấp nước cho công nghiệp. Xác định giới hạn cho phép bơm - khai thác nước ngầm với mục đích cấp nước sinh hoạt (nước ăn, uống). Chính sách ưu tiên sử dụng nước cho ăn uống so với sử dụng cho nông nghiệp và công nghiệp. Chính sách bảo vệ môi trường thiên nhiên theo hướng ưu tiên hơn so với mục đích công nghiệp. Các quy định nhằm loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực của nước ngầm đối với các công trình kiến trúc và những nguồn lực có giá trị cao. Chính sách bù đắp (khi có khả năng) các tổn thất do những ảnh hưởng xấu của quá trình bơm khai thác nước ngầm. + Xác lập các loại hình cấp phép cho: Cấp nước công cộng để sử dụng cho ăn, uống; Cấp nước cho công nghiệp; ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 76 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Tái tạo môi trường ở các vùng đất ô nhiễm; Các công tác xây dựng có liên quan đến nước ngầm; Cấp nước cho nông nghiệp và tưới . + Đánh giá những ảnh hưởng của nước ngầm đối với các ngành chức năng, các lĩnh vực có liên quan tới nước như : Nông nghiệp; Môi trường tự nhiên; Các vùng đô thị; Sử dụng nước cho ăn uống; Công nghiệp. + Xác lập mối liên hệ giữa quản lý nước ngầm với quản lý nước bề mặt. Sau khi hệ quản trị CSDL nói trên đuợc xây dựng xong, cập nhật dữ liệu cho CSDL là công việc phải làm thường xuyên liên tục trong quá trình quản lý tài nguyên nước.Cơ quan quản lý nước ngầm của huyện có trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động liên quan đến nước ngầm cần thu thập kịp thời mọi dữ liệu điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng nước ngầm và cập nhật vào CSDL. Tiếp theo là việc xử lý thông tin, xây dựng các form, các report mới thậm chí cả những table mới trong hệ quản trị CSDL nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường của huyện. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 77 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN: * Về hiện trạng sử dụng nước: - Nhu cầu sử dụng nước sạch của các hộ gia đình ở toàn huyện Nhà Bè là rất lớn, đặc biệt là vào mùa khô hạn. - Hiện trạng huyện Nhà Bè thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, thiếu 50% nước sinh hoạt cho toàn huyện. * Về chất lượng nước sinh hoạt tại huyện: - Hầu hết các mẫu nước từ các hộ gia đình đều bị nhiễm bẩn do cặn bám trong đường ống. - Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn, sắt, mặn, vi sinh. * Những khó khăn trong công tác quản lý và cấp nước: - Mực nước thô từ các con sông Đồng Nai, Sài Gòn bị suy giảm về lưu lượng cũng như về chất lượng do những hoạt động khai thác mực nước sông và do trên lưu vực các con sông có quá nhiều trên doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, những nguy cơ về việc suy giảm mực nước sông chưa được cơ quan chức năng quan tâm nhiều. - Tình trạng suy giảm mực nước và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, sẽ rất khó cho các nhà máy nước hoạt động vì công nghệ xử lý nước thô tại tất cả các nhà máy đều không thể xử lý nước bị nhiễm mặn. Chi phí xử lý nguồn nước mặn rất lớn gấp hàng chục lần so với chi phí xử lý các nguồn nước thô. - Bên cạnh đó, hiện nay quy trình và kỹ thuật khai thác nước dưới đất không đảm bảo kỹ thuật. Nước mặn đã luồn sâu vào sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, đe dọa trực tiếp đến các nhà máy xử lý nước ngọt cung cấp cho TP.HCM. Công ty cổ phần cấp nước BOO Thủ Đức có lúc phải ngưng lấy nước thô để chờ triều xuống. Điều đáng lo ngại là công nghệ xử lý nước hiện nay hoàn toàn không thể xử lý được yếu tố mặn. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 78 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ - Với hệ thống cấp nước có quy mô lớn, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, kiểm soát mạng lưới cấp nước còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, tình hình nước thất thoát – thất thu vẫn còn cao, hiện chỉ đạt yêu cầu kìm hãm đà gia tăng, kết quả chưa có tính bền vững. Tồn tại đáng quan tâm nhất là: tính bền vững của công trình còn kém; quản lý công trình sau khi xây dựng còn yếu, khung pháp lý và chính sách chưa huy động tốt các nguồn nội lực trong dân. 4.2. KIẾN NGHỊ: - Ủy ban nhân dân Thành Phố chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn đẩy nhanh tiến độ lắp đặt tuyến ống truyền tải nước từ nhà máy BOO Thủ Đức trên địa bàn huyện Nhà Bè. - Đề nghị trong những tháng mùa khô Tổng công ty cấp nước Sài Gòn thực hiện việc điều tiết mạng nhằm tăng áp lực nước về khu vực Nhà Bè. Tiếp tục bơm tăng áp, vận chuyển bằng xà lan, xe bồn bơm nước vào mạng lưới tuyến ống trên tuyến đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Bình. - Nên chủ động khoanh vùng những khu vực nước bị nhiễm mặn và có kế hoạch “xả mặn” bằng cách đưa nước ngọt từ các hồ chứa nước ngọt ở thượng nguồn về “rửa mặn”. -Trữ nước mưa để dùng mùa nắng, giúp tiết kiệm một số tiền không nhỏ trong việc sản xuất nước sạch. - Sở Tài Nguyên và môi trường chỉ đạo các ngành chức năng kết hợp với các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ hơn nữa việc cấp phép cho các cơ sở khoan giếng và quản lý việc nhân dân tự khoan giếng và khai thác nước ngầm không xin phép. Song song đó triển khai các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, hạn chế khoan thêm giếng nước ngầm, khai thác quá mức cần thiết. - Để giảm thiểu chi phí xử lý ô nhiễm do nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp, phải xử lý nghiêm các đơn vị có hành vị này, đóng cửa các khu công nghiệp đóng trên địa bàn nếu không xây dựng hệ thống nước thải. - Việc giảm nước thất thoát – thất thu cũng phải được đầu tư để thu hồi lại ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU 79 SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ nước rõ rĩ, tăng lượng nước cung cấp. Việc đầu tư này được thực hiện theo một dự án đã có kế hoạch trước nhằm khai thác và phát huy các ưu thế về tính chuyên nghiệp, kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn; về nguồn tài chính bảo đảm những nguồn lực cần thiết cho đầu tư, vận hành, bão dưỡng đúng mức, quyết định và hành động nhanh chóng, quản lý một cách xuyên suốt, thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu đã xác định gắn liền với lợi ích kinh tế thu được trực tiếp từ hiệu quả giảm nước rò rỉ. . TAØI LIEÄU THAM KHAÛO TIEÁNG VIEÄT 1. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2002. Mục tiêu của chiến lược quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Văn bản Nhà nước. 2. Lê Văn Căn, 2003. Cấp nước Sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường Nông thôn: Những bước đi ban đầu. 3. Lê Anh Tuấn, 2002. Cẩm nang Cấp nước Nông thôn. 4. Lê Anh Tuấn, 2005. Thiết kế Định hình các Nhà Vệ sinh Nông thôn 4. Ngô Xuân Trường, Bùi Trần Vượng, Lê Anh Tuấn, Trần Minh Thuận, Trần Văn Phấn, 2004. Khảo sát, Khai thác và Xử lý Nước Sinh hoạt. Nxb.Đại học Quốc gia Tp. HCM, TP. Hồ Chí Minh. 5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, 2006. Hội thảo Quốc gia về Cấp Nước và Vệ sinh Nông thôn “Xác định Ưu tiên Phân công Phân cấp để thực hiện Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn gắn với Xoá đói Giảm nghèo”. TIỀNG ANH 1. A.N. van Breemen, 1994. Water Treatment - Part 1, Conventional and Advanced Treatment Methods. 2. Environmental Sanitation Information Center (1987). Environmental Sanitation Review. Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand 3. Jeeyaseela S., B.N. Lohani, T. Viraraghava, 1987. Low-cost Rural Sanitation Problems and Solutions. Environmental Sanitation Information Center, Bangkok, Thailand. 4. World Health Organization, 1994. Operations and Maintenance of Water Supply and Sanitation Systems: Case Studies, Geneva. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ PHỤ LỤC - Mẫu phiếu điều tra. - Bảng kết quả xét nghiệm mẫu nước thô của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn. - Bảng xét nghiệm mẫu nước sau xử lý của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt & Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn. - Một số hình ảnh hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại huyện Nhà Bè. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HCM I. . THÔNG TIN CHUNG: 1.1. Quận, phường nơi điều tra:.......................................................................................... - Địa chỉ nơi điều tra: ..................................................................................................... - Ngaøy/giôø ñieàu tra: ....................................................................................................... 1.2.Tên chủ hộ: ................................................................................................................. 1.3. Địa chỉ: ..................................................................................................................... - Điện thoại:................................................................. ................................................. II. NỘI DUNG KHẢO SÁT: 2.1. Hoä gia ñình goàm : ngöôøi 2.2. Nguồn cấp: nước máy nước giếng nước trạm nhiều nguồn o Nước máy - Tên nhà máy : - Năm sử dụng : 2.2.1. Lưu lượng : đủ không đủ thiếu 2.2.2. Thời gian cúp nước: không cúp nước thường xuyên thỉnh thoảng 2.2.3. Chất lượng nguồn nước: Tốt trung bình chưa tốt khaùc o Nước Trạm - Tên trạm : ................................................................................................................... - Năm sử dụng : ............................................................................................................. 2.2.4. Lưu lượng : Đủ không đủ thiếu 2.2.5 thời gian cúp nước: Không cúp nước thường xuyên thỉnh thoảng 2.2.6. Chất lượng nguồn nước: Tốt trung bình chưa tốt khaùc o Nước giếng: - Năm sử dụng : ............................................................................................................. - Công suất : ............................................................................................................. 2.2.7 Lưu lượng : Đủ không đủ thiếu 2.2.8. Chất lượng nguồn nước: Tốt trung bình chưa tốt khaùc 2.3. Đánh giá hiện trạng công trình cấp nước : .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 2.4. Các ý kiến khác : .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 2.5. Kiến nghị,đề xuất của người trả lời phỏng vấn: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 2.6. Ghi chú khác của điều tra viên: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Người trả lời phỏng vấn Điều tra viên (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình: Bồn chứa nước tập trung ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình: Xe bồn chở nước phục vụ cho nông thôn ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hết nước đổi cho người dân Hình: Xe chở nước lưu động ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH GVHD: Th.S NGUYỄN CHÍ HIẾU SVTH: ĐỖ THỊ PHÚ NGỰ Hình: Trạm cấp nước tập trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDO THI PHU NGU.pdf
Tài liệu liên quan