Khóa luận Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010

Khoá luận “Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010” được trình bày trong khuôn khổ 70 trang, trên cơ sở các nguồn thông tin, số liệu khác nhau, khoá luận đã phân tích các vấn đề về nông sản chế biến, nhằm đưa ra các định hướng cần thiết phục vụ cho yêu cầu nâng cao khả năng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Từ những vấn đề về thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến Việt Nam đang đặt ra những tồn tại, thách thức cần giải quyết trên con đường phát triển để tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, ngày càng nâng cao khả năng xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường hàng nông sản chế biến khu vực và thế giới.

doc76 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng Nga và các nước SNG). Bằng cách này, họ đã giành được nhiều hợp đồng lớn tại các nước trước đây vẫn mua chè của ta (Liên Xô trước đây chỉ mua chè của ấn Độ và của ta, nay đã chuyển sang mua của Sri Lanka và chiếm tới 20% tổng lượng chè xuất khẩu của Sri Lanka). BẢNG 11: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ 5 NĂM 1997 – 2001 Năm SL xuất khẩu (1000 tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu Giá xuất khẩu bình quân USD) (USD/tấn) 1997 32,3 47,9 1,480 1998 34,0 53,2 1,520 1999 36,4 45,2 1,240 2000 55,7 69,6 1,250 2001 69,0 78,0 1,130 Nguồn: Tổng cục thống kê Lạc nhân: Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lạc là giá, Nhu cầu trong nước đối với lạc đang ngày càng tăng nên giá nội địa thường xấp xỉ, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Thí dụ, nửa cuối tháng 4/1999, giá FOB lạc nhân chỉ khoảng 570 - 580USD/T, tương đương 8,000 đồng/kg trong khi trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh lạc loại 1 được bán lẻ với giá 12,000 đồng/kg. Hà Nội 11,500 đồng/kg, nơi thấp nhất là Đà Nẵng cũng phải 8,500 đồng/kg. Xuất khẩu lạc nhân năm 1999, vì lý do đó, chỉ còn khoảng 60 ngàn tấn, giảm tới hơn 30% so với năm 1998 mặc dù giá xuất khẩu FOB bình quân tăng tới 20% so với năm 1998. Thịt lợn: Chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn, là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao (từ 4 - 5%). Năm 1997 cả nước có gần 18 triệu con lợn, sản lượng thịt đạt gần 1,2 triệu tấn. Xuất khẩu được 10,000T và đạt trị giá khoảng 27,7 triệu USD, trong đó có 500 tấn lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, 9,500T còn lại được chế biến và xuất khẩu từ miền Bắc (chiếm 4,5% sản lượng thịt lợn của Miền Bắc). Xuất khẩu thịt lợn đạt mức cao nhất là 25,000T vào năm 1991. Từ năm 1991 trở về trước, thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô. Tương tự như rau quả, xuất khẩu thịt lợn được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của thịt Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan ra, xuất khẩu thịt lợn lập tức giảm rất mạnh. Năm 1992 chỉ xuất được hơn 12 ngàn tấn, bằng ẵ sản lượng đã xuất năm 1991. Đến năm 1996 chỉ còn khoảng 4,500T, chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang Hongkong, một thị trường quan trọng khác của thịt lợn Việt Nam. Năm 2002, xuất khẩu thịt lợn cả năm đạt 14 - 15 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 20 triệu USD, giảm 43% về lượng và 44% về giá trị so với năm 2001. Năm 1997, lượng thịt xuất khẩu tăng hơn 100% so với năm 1996 nhưng tốc độ tăng này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa phản ánh đúng khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu năm 1997 tăng nhờ hai yếu tố chủ yếu: Nga bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam. Lệnh cấm này được áp dụng trong hai năm 1995 và 1996 sau khi Nga phát hiện thịt lợn của ta mang mầm dịch. Hongkong có dịch cúm gà nên dân chúng chuyển hướng sang tiêu dùng thịt lợn. Đài Loan, nơi vẫn cung cấp thịt lợn cho Hongkong, phát hiện lợn bị bệnh lở mồm long móng nên tạm ngừng xuất khẩu. Thịt của ta tạm thời có được vị trí nhất định trên thị trường Hongkong. Sau khi Hongkong được trả về Trung Quốc và Đài Loan khắc phục được dịch bệnh, số lượng và trị giá xuất khẩu thịt lợn của ta sang Hongkong lại trở về mức trung bình trong nhiều năm. Giá lợn sữa giảm từ trên 3,000USD/T xuống còn 1,200 - 1,300USD/T phần nào cũng vì lý do này. Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính nhưng xuất khẩu thịt lợn của ta vẫn chưa có được sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân sau đây: Chăn nuôi lợn chưa hướng vào xuất khẩu. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh và phân tán về các hộ gia đình nên không có điều kiện giảm giá thành và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Chất lượng thịt còn thấp, tỷ lệ nạc chưa cao, giá thành nhiều khi còn cao hơn cả giá FOB nên rất khó đẩy mạnh xuất khẩu. Công nghiệp chế biến của ta hầu như chưa có gì. Cả nước chỉ có hai nhà máy chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (1 ở Hải Phòng, 1 ở thành phố Hồ Chí Minh) nên không thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Trong mậu dịch thịt thế giới, Nhà nước thường phải đi trước một bước để lo hạn ngạch cho các doanh nghiệp, lo ký các Hiệp định thú y và Hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau. Nhiều nước còn tiến hành trợ cấp, trợ giá cho thịt lợn xuất khẩu. Do hạn chế về nguồn tài chính, ta chưa làm được những việc này. Ngoài các nguyên nhân trên, thịt lợn của ta còn gặp nhiều khó khăn khác ngay tại các thị trường tiêu thụ truyền thống nên tốc độ phát triển chưa được như mong muốn, cụ thể là: Thị trường Nga: Sau khi ký Hiệp định thú y, đầu năm 1997 Nga đã nhập khẩu trở lại thịt lợn của ta nhưng số lượng còn khiêm tốn bởi mới có hai nhà máy được phép bán thịt lợn vào Nga. Quan hệ thanh toán với thị trường Nga găùp nhiều rủi ro. Ngay cả hình thức thanh toán L/C cũng không đảm bảo bởi các ngân hàng Nga có thể phá sản bất cứ lúc nào. Các nước xuất khẩu lớn như Mỹ thường chấp nhận bán trả chậm cho Nga từ 6 tháng đến 1 năm mà không cần phải confirm. Doanh nghiệp của ta không trường vốn để bán trả chậm và dù có vốn cũng không dám bán trả chậm bởi chỉ cần doanh nghiệp Nga không thanh toán 1 lần là cụt vốn. Việc xuất khẩu thịt vào Nga trong thời gian tới đây sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là do kinh tế Nga đang suy yếu, sức mua giảm. Ngày 18/2/1999, Chính phủ Nga đã chính thưc ra Nghị định về việc tiếp nhận và phân bổ lương thực, thực phẩm do Mỹ và EU viện trợ. Theo Nghị định này, trong 6 tháng đầu năm 1999, Nga tiếp nhận và phân phối 420 nghìn tấn thịt viện trợ với giá bình quân là 1,000USD/T CIF cảng Liên bang Nga (giá miễn thuế nhập khẩu). Một số địa phương vùng Viễn Đông lâu nay vẫn nhập thịt của ta cũng nằm trong diện được phân phối. Sau khi có tin chính thức về việc phân phối hàng viện trợ, giá thịt lợn đông lạnh chào bán cho Nga chỉ còn khoảng 680 - 720USD/T. Với giá này, thịt của ta không có khả năng chen chân vào thị trường Nga, dù có được trợ cấp với mức hiện nay. Thị trường Hongkong: Sau khi Hongkong được trả về cho Trung Quốc, Trung Quốc đã tìm nhiều cách tạo sức ép để khống chế đến 80% thị phần thịt lợn tại Hongkong. Ngoài sức ép của thịt Trung Quốc, thịt lợn của ta còn phải chịu sức ép của thịt Thái Lan. Chất lương thịt của Thái tốt, đồng Bath lại mất giá nên Thái có thể bán thịt với giá quy ra USD hết sức cạnh tranh. Đầu ra khó khăn nên chính các doanh nghiệp của ta cũng cạnh tranh lẫn nhau, cùng kéo giá xuống khiến nông dân phải chịu thiệt thòi. Trước những khó khăn nội tại và khó khăn về thị trường tiêu thụ như vậy, nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu về thịt lợn trong những năm tới đây sẽ hết sức nặng nề. Qua thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến của Việt Nam như đã trình bày ở trên, có thể thấy được những vấn đề sau: Một là, thành tích xuất khẩu nông sản chế biến trong giai đoạn vừa qua, mới chỉ có thể được xem là “lớp váng” sẵn có trên bề mặt của sản xuất nông nghiệp nước ta. Nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến khác chưa được khơi dậy và phát triển. Chính điều này đang làm cách biệt nhiều hơn giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trong nước và hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam. Hai là, sự manh mún về ruộng đất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ phát triển thị trường ở các khu vực nông thôn thấp,... đã gây nên trì trệ trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là nền sản xuất nông sản chế biến hướng đến xuất khẩu. Các nguồn hàng nông sản phần lớn chỉ có quy mô nhỏ, phân tán, do đó, không kích thích được các hoạt động chế biến nông sản phát triển, tạo ra các sản phẩm có tính xã hội hoá cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ba là, những khó khăn về vốn đầu tư và trình độ hiểu biết về công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng đã góp phần làm hạn chế sự phát triển của công nghiệp chế biến nói chung và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu nói riêng. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là các thị trường có sức mua cao và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao. Bốn là, trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tỏ ra thích ứng với cơ chế mới, từ sự chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, cũng như năng lực của các cán bộ kinh doanh. Các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không được đầu tư, chú trọng đúng mức đến những vấn đề marketing sản phẩm, từ các nội dung về bao bì sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của từng thị trường nhập khẩu đến việc xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu và các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam sớm định hướng đến các thị trường có tính cạnh tranh cao, xem ra hơi khiên cưỡng. Năm là, cùng với sự phát triển của trào lưu tự do hoá thương mại ở cả cấp độ quốc tế và cấp độ khu vực, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, trong hoàn cảnh đó, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng ngày càng trở nên cần thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản nói chung và hàng nông sản chế biến nói riêng của Việt Nam chậm phát triển cả ở tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp, trong chừng mực nào đó, đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Cùng với xu hướng phục hồi giá xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới trong những năm qua, giá xuất khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể, mặc dù còn thấp hơn so với giá xuất khẩu các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Có thể thấy rằng: Trước hết, giá mua nông sản chế biến tăng nhanh hơn giá bán tư liệu sản xuất và mang đậm nét những quy luật của thị trường trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam mới “ăn nhập” với xu hướng mậu dịch và giá cả trên thị trường hàng nông sản thế giới. Thứ hai, giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến trong nước và quốc tế có xu hướng tiệm cận nhau hơn. Xu hướng tiệm cận giữa giá quốc gia và quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, trong chừng mực nào đó, được thể hiện qua sự so sánh giữa chỉ số giá mua nông sản và chỉ số giá xuất khẩu trong cùng giai đoạn. Thứ ba, giữa giá quốc gia và giá quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông sản chế biến nói riêng còn bị điều chỉnh bởi tỷ giá ngoại hối. Xu hướng giá cả quốc tế chỉ ảnh hưởng nguyên vẹn đến sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia khi quan hệ tỷ giá ngoại hối ít thay đổi. III. Triển vọng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010: Một là, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu chú trọng vào việc quy hoạch, mở rộng diện tích và tăng cường sản lượng của một số sản phẩm trồng trọt có giá trị xuất khẩu đã được khẳng định trong những năm vừa qua. Hai là, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2010 vẫn tập trung vào việc nâng cao chất lượng các sản phẩm ở giai đoạn sơ chế đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ba là, do khả năng đầu tư cho công nghiệp chế biến trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2010 nên các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu đưa ra trong giai đoạn này vẫn dưới dạng các sản phẩm thô, sơ chế là chính. Bốn là, các chỉ tiêu khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam từ nay cho đến năm 2010 được đưa ra căn cứ vào khả năng sản lượng sản xuất của Việt Nam trong giai đoạn. Các dự báo chủ yếu: Tăng số lượng và khối lượng nông sản hàng hoá, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ 2,4 tỷ USD lên 4,0 tỷ USD vào năm 2000 và 8,5-9 tỷ USD vào năm 2010 – tương đương với mức kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản bình quân nhân khẩu nông nghiệp là 41 USD/người; 60 USD/người và 110 USD/người. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 I. Định hướng tổng thể: Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam từ nay đến năm 2010 là tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái bền vững, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh chất lượng và nâng cao chất lượng nông sản chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh với công nghệ tiên tiến, bảo đảm cân đối giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát huy các lợi thế so sánh, khai thác có hiệu quả tiềm năng của tất cả các vùng trong cả nước. II. Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010: Trong giai đoạn từ 2001 đến năm 2005, tình hình xuất khẩu nông sản chế biến sẽ diễn ra trong những điều kiện như sau: Thuận lợi: Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), mức độ phục hồi của kinh tế, thương mại thế giới tuy chậm nhưng triển vọng sẽ khả quan hơn trong những năm tới. Đây là một trong những nhân tố thúc đẩy xuất khẩu nông sản của nước ta nói chung, xuất khẩu nông sản chế biến nói riêng. Kinh tế đất nước tiếp tục phát triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao sẽ tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất tiếp tục được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, ngày càng đáp ứng được yêu cầu thị trường. Các chính sách phát triển kinh tế Nhà nước ban hành đã và đang phát huy hiệu lực, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao sẽ tạo điều kiện tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh trong nước cũng như xuất khẩu. Giá cả nhiều loại nông sản trong nước được cải thiện, có lợi cho nông dân; giá một số nông sản chế biến xuất khẩu như cà phê, gạo, hạt tiêu đang có xu hướng phục hồi sẽ khuyến khích phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, những thuận lợi chính của ngành nông sản Việt Nam bao gồm: i) tính đa dạng sinh học, nhiều loại tiểu khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng; ii) các chính sách của Chính phủ về nông nghiệp và nông thôn; iii) Việt Nam đang có một số mặt hàng quan trọng chiếm thị phần lớn trên thế giới như gạo, cà phê, chè, điều, tiêu,... Khó khăn: Tình hình kinh tế, thương mại thế giới còn nhiều yếu tố khó lường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số thị trường lớn cho hàng nông sản chế biến không ổn định do tình hình chính trị như I-rắc, các nước Trung Đông,... tác động lớn đến xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam. Tiến trình hội nhập khu vực ngày càng gấp rút. Theo lịch trình AFTA, đến 1/1/2003, đối với hàng nông sản, ta phải đưa nốt 135 dòng thuế còn lại trong danh mục loại trừ tạm thời vào chương trình cắt giảm có hiệu lực chung (CFPT), Hàng nông sản chế biến Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn với hàng hoá các nước trong khu vực ASEAN cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc Trung Quốc là thành viên WTO và thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ tiếp tục tạo cơ hội cũng như nhiều thách thức cho hàng nông sản chế biến nước ta. Gạo: Bất chấp triển vọng chung của nhóm hàng, sản xuất, tiêu thu và xuất - nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới đều tăng với nhịp độ cao và đặc biệt là nhịp độ tăng khối lượng xuất - nhập khẩu gạo lại cao hơn nhịp độ tăng của sản xuất và tiêu thụ. Hơn nữa, do nhu cầu nhập khẩu tăng và tác động của vòng đàm phán U-ru-guay, nên giá xuất khẩu gạo tăng ở mức khá cao (khoảng 1,4%/năm). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, Việt Nam có khả năng thực hiện chỉ tiêu dự báo xuất khẩu gạo không chỉ về khối lượng mà cả về giá trị xuất khẩu thu được do giá xuất khẩu tăng và sự cải thiện về chất lượng gạo xuất khẩu, Xuất khẩu gạo trong thời kỳ 2001 - 2010 dự kiến sẽ ổn định ở mức 4,0 - 4,5 triệu tấn/năm. Trong thời kỳ 2001 - 2005, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải tiến hành mở cửa thị trường gạo theo các cam kết của họ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hai nước được hưởng lợi ích trực tiếp và ngay lập tức sẽ là Mỹ và Thái Lan bởi chỉ có họ mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hai thị trường này. Việt Nam cũng sẽ có lợi ích nhưng là lợi ích gián tiếp do nhu cầu chung về gạo trên thế giới tăng. Như đã trình bày ở phần trên, xuất khẩu gạo hiện nay đang gặp hai vấn đề lớn là thị trường xuất khẩu và tổ chức xuất khẩu. Các doanh nghiệp của ta nhìn chung chưa có được hợp đồng lớn, ổn định và cũng chưa bán trực tiếp được gạo sang Châu Phi. Về tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn đang lúng túng tìm cách xử lý vấn đề hạn ngạch và đầu mối trong bối cảnh các mục tiêu đặt ra mâu thuẫn lẫn nhau và sức ép tự do hóa của ADB, của IMF và WB ngày càng gia tăng. Để giải quyết vấn đề hợp đồng lớn, cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm những thoả thuận ở cấp Chính phủ. Để hỗ trợ cho quá trình đàm phán và ký kết những thoả thuận như vậy, nước xuất khẩu thường phải có những thoả hiệp nhất định với nước nhập khẩu, thí dụ như bán trả chậm hoặc chấp nhận mua lại một lượng hàng hoá nào đó. Vấn đề thứ nhất (bán trả chậm) đã được Chính phủ ta bàn bạc nhiều lần và gần đây chấp nhận cho Bộ Thương mại được đàm phán bán gạo trả chậm với khối lượng trước mắt là 300,000 tấn, thời hạn thanh toán sau 1 năm. Quyết định này chắc chắn sẽ mở ra những hướng mới cho việc tiêu thụ gạo. Tuy nhiên, việc đàm phán và ký kết những hợp đồng lớn ở cấp Chính phủ sẽ gặp thuận lợi nhiều hơn nữa nếu được phép sử dụng một số chỉ tiêu nhập khẩu hàng hoá, thí dụ như phân bón, sắt thép, xe tải,... để tăng sức “mặc cả”. Một trong những thị trường có thể áp dụng biện pháp này là Hàn Quốc bởi hàng năm ta thường nhập khẩu trên dưới 200 triệu USD phân bón, sắt thép và ô tô các loại từ thị trường này. Việc trực tiếp xuất khẩu gạo sang Châu Phi gặp khó khăn duy nhất là khả năng thanh toán của bạn. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt vẫn phải dựa vào các nước, các tổ chức cung cấp viện trợ cho Châu Phi, nhưng có thể thăm dò một hướng đi mới là đổi hàng. Hiện nay, ngành điều của ta đang có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với hạt điều thô của Châu Phi. Nhu cầu hàng năm có thể từ 70 - 100 ngàn tấn, ổn định cho đến năm 2005. Lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu sẽ từ 70 - 100 triệu USD/năm, tương đương với khoảng 300 - 450 ngàn tấn gạo. Nếu có thể kết hợp nhập khẩu điều với xuất khẩu gạo thì sẽ tạo ra một hướng đi mới trong việc thâm nhập thị trường Châu Phi. Ngoài ra, cơ quan đại diện cho ta tại các nước cung cấp nhiều viện trợ cho Châu Phi, đặc biệt là Hoa Kỳ, cần tìm hiểu kỹ hơn về khả năng thuyết phục các nước này mua, hoặc mua thêm gạo của Việt Nam để cung cấp cho Châu Phi. Vấn đề hạn ngạch và đầu mối, do nhiều nguyên nhân, đến nay vẫn tồn tại và là một trong những vật cản lớn cho tiến trình đàm phán các khoản vay điều chỉnh cơ cấu với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Hệ thống này cũng làm giảm tính năng động và tính hiệu quả của hoạt động xuất khẩu gạo. Cần nghiên cứu thực hiện cơ chế lập dự trữ lương thực từ chính nguồn vốn của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, trên cơ sở đó xoá bỏ dần chế độ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu gạo. Theo đó, bất cứ doanh nghiệp nào đã có trong kho từ 5,000 tấn gạo trở lên đều được quyền xuất khẩu ẵ số lượng này. Nếu có 50 doanh nghiệp (hoặc nhóm doanh nghiệp) tham gia xuất khẩu gạo thì nhà nước sẽ thường xuyên có trong tay một khoản dự trữ tối thiểu là 125 ngàn tấn, đủ để cung cấp cho 10 triệu người trong 1 tháng. Kết hợp với dự trữ quốc gia, lượng dự trữ này có thể đáp ứng được các nhu cầu đột xuất phát sinh do thiên tai. Trong trường hợp mất mùa lớn, ta vẫn có thể ban hành lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo theo đúng quy định của WTO mà không gặp vướng mắc gì. Cà phê: Theo số liệu dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 sẽ tăng bình quân 2,77 - 3,80%/năm, nghĩa là mức tăng gấp đôi so với thế giới. Trong điều kiện buôn bán quốc tế, Việt Nam vẫn có thể đạt được nhịp độ tăng khối lượng xuất khẩu, nhưng cần phải duy trì tốt các thị trường xuất khẩu đã có và mở rộng các thi trường mới, nâng cao chất lượng cà phê và tạo được danh tiếng của sản phẩm trên thị trường thế giới. Xuất khẩu cà phê năm 1999 đạt 420 ngàn tấn, trị giá 520 triệu USD. Tuy tăng khoảng 10% về lượng so với năm 1998 nhưng lại giảm 14 - 16% về trị giá do cung đã vượt cầu trên thị trường thế giới. Do sản lượng phụ thuộc mạnh vào điều kiện thời tiết nên rất khó dự báo chuẩn xác về sản lượng cà phê xuất khẩu trong những năm sau. Tuy nhiên, nếu dựa vào diện tích và năng suất bình quân hiện nay thì có thể dự báo lượng xuất khẩu vào năm 2003 có thể đạt 500 ngàn tấn. Giá thành sản xuất thấp, sức cạnh tranh cao, thị trường tiêu thụ ổn định, khả năng tiêu thụ không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá VND/USD ... là những lý do để người trồng cà phê Việt Nam chưa cần đến sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước, ít nhất là trong những năm tới đây. Hiếm có loại nông sản nào của nước ta được như vậy. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu, ngành cà phê vẫn cần được quan tâm đầy đủ, nhất là trên các phương diện sau đây: Việc phát triển cây cà phê phải được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo cân đối nước - vườn và cân đối giữa hai chủng loại robusta - arabica: Vấn đề này đã được đề cập trong chương trình phát triển cà phê Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phối hợp với Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam soạn thảo. Về cà phê chè, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 24/3/1997 cho phép ngành cà phê Việt Nam được vay Quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu USD để có thêm 40,000 ha trong thời kỳ 1997 - 2001. Công tác thuỷ lợi cũng đã được đề cập chi tiết trong chương trình phát triển khu vực Tây Nguyên đến năm 2010 của Chính phủ. Tuy nhiên, do các khó khăn về vốn, kể cả vốn đối ứng, việc triển khai còn tương đối chậm. Đề nghị Chính phủ cần tập trung hơn nữa cho vấn đề này. Trong thời gian chờ giải quyết vấn đề thủy lợi, đề nghị không tăng thêm diện tích robusta tại Tây Nguyên để không làm ảnh hưởng thêm đến cân bằng sinh thái của vùng này. Ngoài ra, việc phát triển diện tích arabica tại Trung bộ và vùng cao Bắc bộ cũng cần được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, tránh tình trạng phong trào, tỉnh nào cũng trồng, huyện nào cũng trồng, đến khi cây cà phê cho năng suất thấp thì lại yêu cầu trợ giá, không được trợ giá thì chặt bỏ gây lãng phí rất lớn. Chủ trương nâng diện tích vườn cây lên 500,000 ha cần được đi kèm với những biện pháp cần thiết để nâng cao năng suất và hạ giá thành. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Sản lượng càng tăng càng làm ảnh hưởng tới giá xuất khẩu. Năm 1997 là năm Việt Nam đạt sản lượng cao và cũng là năm mà giá robusta (giá FOB) lên tới 1.200USD/T. (số liệu Bộ Thương mại). Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ cao và tỷ trọng cà phê chế biến sâu: Hiện nay, cà phê Việt Nam đang được phân loại theo các tiêu chuẩn ngoại quan như độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỡ và kích thước hạt. Để nâng tỷ trọng cà phê cấp độ cao, ngành cà phê cần một khoản vốn đầu tư ban đầu vào khâu chế biến khoảng 30 triệu USD, tương đương với mức mà ngành đã nộp cho Nhà nước trong hai năm 1994 và 1995 theo chế độ phụ thu. Nếu được chế biến và phân loại 100% (không phải chỉ 25 - 30% như hiện nay) thì mỗi năm kim ngạch sẽ tăng lên được khoảng 30 triệu USD. Trong tổng vốn đầu tư này, khoảng 70% sẽ được dành cho thiết bị sơ chế, phân loại để làm ra cà phê nhân sống chất lượng đồng đều. 30% còn lại được dành để nâng cấp Nhà máy Cà phê Biên Hoà, nhà máy duy nhất 100% vốn Việt Nam sản xuất cà phê rang xay và cà phê hoà tan, hoặc xây dựng mới 1 nhà máy chế biến cà phê rang xay - hoà tan công suất 1000T/năm. Đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra chất lượng để vừa nâng cao uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, vừa góp phần tăng thêm kim ngạch xuất khẩu: Công tác quản lý chất lượng xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Thị trường Mỹ, nơi có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ nhất thế giới, cũng đã thừa nhận những bước tiến về chất lượng của cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, những chuyển biến này mới chỉ là bước đầu. Về ngoại quan, cà phê Việt Nam vẫn thua kém cà phê Thái Lan và cà phê Indonesia nên, dù hơn hẳn về hương vị, vẫn phải bán với giá thấp hơn Thái Lan và Indonesia từ 10 đến 30USD/T. Để tăng giá trị cà phê xuất khẩu, ngoài các biện pháp nâng cao cấp độ như đã trình bày, cần có biện pháp để quản lý chất lượng cà phê từ khâu trồng đến khâu chế biến và bảo quản. Việc này từ trước tới nay vẫn làm nhưng chỉ tập trung vào các nông trường lớn, chưa thực hiện trong khu vực cà phê nhân dân. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam: Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, ngoài chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng thiết bị kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh, còn có nhiều chức năng quan trọng khác như phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác - thu hoạch - chế biến - bảo quản đến người trồng cà, trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khách quan (thiếu nguồn tài chính, thiếu người, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chuyển giao quyền hạn, ...) nên dù đã rất cố gắng nhưng Hiệp hội vẫn chưa thể hiện được trọn vẹn các chức năng của mình. Tính hấp dẫn của Hiệp hội, vì vậy, còn khá thấp. Có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê: Các doanh nghiệp của Việt Nam cho đến nay đã đủ lực để đầu tư vào khâu sơ chế nâng cao cấp độ cà phê. Rất tiếc là trong một số hoàn cảnh đặc biệt, nhà nước đã cấp một số giấy phép đầu tư cho nước ngoài được đầu tư vào khâu sơ chế. Việc này không giúp gì cho công nghiệp chế biến cà phê của Việt Nam. Nghiên cứu tổ chức thị trường cà phê kỳ hạn tại Việt Nam để người trồng cà phê có thể tự bù đắp rủi ro, không cần đến các Quỹ Bảo hiểm của Nhà nước. Hạt điều: Do vườn cây bị thoái hoá nên sản lượng điều thô năm 1999 đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng nhân điều xuất khẩu. Ngay cả trong trường hợp nhập khẩu được điều thô để bù đắp cho lượng nguyên liệu thiếu hụt, xuất khẩu cũng chỉ có khả năng đạt từ 15,000 đến 16,000 tấn, giảm tới 40% so với 25,600 tấn của năm 1998. Năm 2000, sản lượng đạt 20,000 tấn. Chỉ từ sau năm 2002 mới có thể phục hồi được sản lượng đã xuất năm 1997 và tăng dần. Dự kiến năm 2005 sẽ đạt 55 - 60 ngàn tấn nhân điều xuất khẩu. Việc tiêu thụ nhân điều trên thị trường thế giới hầu như không gặp khó khăn gì lớn bởi nhu cầu thế giới tăng trung bình 5 - 7%/năm trong khi sản lượng điều của những nước sản xuất không thể tăng nhanh. Việt Nam dù có phát triển đến 500 ngàn ha cũng đảm bảo tiêu thụ được hết lượng điều sản xuất ra. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 là phục hồi và cải tạo vườn đi đôi với thâm canh tăng năng suất. Cố gắng giữ 250 - 300,000 ha để đến năm 2005 đạt sản lượng 250 - 300,000 tấn điều thô. Chè: Nhịp độ tăng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể cao hơn nhiều so với nhịp độ tăng bình quân của thế giới khi mà tỷ lệ khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2% so với thế giới. Trong điều kiện các nước nhập khẩu chè không áp dụng các rào chắn thuế quan và phi thuế quan, khoảng dao động giữa số liệu dự báo và số thực hiện sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Rau quả: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, khả năng xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam phụ thuộc chính vào các yếu tố: i) chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ; ii) quy hoạch phát triển vùng sản xuất; iii) công nghiệp chế biến các sản phẩm cho mục tiêu xuất khẩu; và iv) khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới. Thịt lợn: Theo số liệu của Bảng cân đối lương thực, thực phẩm giai đoạn 1997-2001 do Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ NN & PTNT lập, sản lượng thịt lợn của Việt Nam cung cấp nội địa dao động ở mức độ cao từ 1.154.200 tấn năm 1997 đến 1.415.500 tấn năm 2001 với tỉ lệ xuất khẩu đạt gần 20% trong giai đoạn. Với tỉ lệ sản xuất và xuất khẩu trên và thực tế là thịt lợn là một trong hai sản phẩm (thịt lợn và thịt gia cầm) có nhịp độ tăng trưởng và tiêu thụ cao nhất trên thị trường thế giới, điều này đang mở ra khả năng sản xuất và xuất khẩu cho Việt Nam trong giai đoạn dự báo. III. Kiến nghị: 1. Phát triển và mở rộng nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu: Mục tiêu chủ yếu của giải pháp này là nhằm khai thác hết tiềm năng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam và tạo ra các cơ sở nguồn hàng nông sản chế biến xuất khẩu không chỉ có quy mô lớn mà còn phong phú về chủng loại sản phẩm. Những cơ sở của giải pháp này là: Về lý thuyết, đa dạng hoá nông nghiệp dựa trên các yếu tố như đất đai, lao động và vốn vật chất, do đó, trong chừng mực nào đó, đa dạng hoá nông nghiệp tỏ ra khá phù hợp với hoàn cảnh và trình độ của sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Về thực tế, một măùt, do quá trình công nghiệp hoá của nhóm các nước đang phát triển đang diễn ra rất mạnh mẽ có tác động mạnh đến thị trường hàng nông sản chế biến thế giới, theo hướng làm thay đổi lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của các nước và chính điều này đã buộc các nước này chú trọng đến vấn đề đa dạng hoá nông nghiệp để lấp đầy những lỗ hổng của thị trường. Mặt khác, trong thực tế phát triển nông nghiệp Việt Nam cho thấy: Một là, nhiều loại sản phẩm có triển vọng trên thị trường thế giới, nhưng chưa được phát triển đúng mức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như, nhóm hàng hạt có dầu, dầu mỡ và khô dầu; một số hoa quả nhiệt đới (chuối, quả có múi,...). Hai là, sự tập trung quá mức vào một số nông sản xuất khẩu có giá trị cao như cà phê, điều hiện nay đã dẫn đến những tình trạng không phù hợp với tiềm năng sản xuất nông nghiệp của cả nước, và để lại hậu quả lâu dài như, tình trạng di dân hàng loạt ở các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vào vùng Tây Nguyên là không phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội; tình trạng khai thác quá mức ở một vùng sẽ để lại những hậu quả về môi trường và phát triển bền vững trong khi những vùng khác bị lãng quên; tình trạng phát triển không đều giữa các vùng trong cả nước dẫn đến chi phí xã hội cao ở những vùng kém phát triển và hiệu quả toàn xã hội sẽ thấp;... Ba là, lợi ích quan trọng của sản xuất nông nghiệp không chỉ là hiệu quả kinh tế mang lại, đóng góp vào nền kinh tế nói chung, mà còn là sự đảm bảo tính ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội trong quá trình phát triển đất nước. Đó là các vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện Việt Nam có đến 80% dân số sinh sống bằng nghề nông, trong khi tiềm lực kinh tế để tiến hành công nghiệp hoá còn hạn chế, sự cơ cấu lại lực lượng lao động diễn ra chậm chạp... Đa dạng hoá nông nghiệp cũng có nghĩa là tạo ra nhiều việc làm và nhiều khả năng thu nhập cho nông dân, nhất là đối với các vùng thuần nông, các vùng nông thôn nghèo, đất đai ít màu mỡ. Bốn là, mức độ phụ thuộc vào thiên nhiên của nông nghiệp Việt Namcòn rất lớn. Tuy nhiên, sự tác động của thiên nhiên đến sản lượng các sản phẩm nông nghiệp không giống nhau theo loại sản phẩm, khu vực sản xuất. Vì vậy, đa dạng hoá nông nghiệp cũng có nghĩa là giảm nhẹ rủi ro, mặt khác tạo thuận lợi hơn trong việc điều chỉnh sản lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường, lấp đầy các lỗ hổng của thị trường nội địa, giảm nhẹ sự xâm nhập của sản phẩm nước ngoài, dễ lựa chọn các nông sản chế biến xuất khẩu,... Lợi ích chung của vấn đề này là phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình của nước ta, phù hợp với trình độ và tập quán sản xuất trong giai đoạn quá độ hiện nay nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá phát triển ổn định, bền vững, thích ứng nhanh với các xu hướng thị trường. Tuy nhiên, đa dạng hoá nông nghiệp cũng gặp phải những hạn chế như tổng chi phí sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất thấp, công tác quản lý điều hành phức tạp,... đối với sản phẩm có quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, và khối lượng xuất khẩu không lớn sẽ bị phụ thuộc nhiều vào các thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm đó, chịu thiệt thòi về giá cả. Vấn đề là ở chỗ, quan niệm lợi ích không chỉ đơn thuần là khoản thu được mà còn là mức chi phí Chính phủ phải bỏ ra để khắc phục hậu quả, đảm bảo tính ổn định và phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Để thực hiện giải pháp này có hiệu quả thiết thực, Chính phủ cần thực thi những vấn đề sau: Một là, Chính phủ cần có quy hoạch tổng thể, lâu dài về phát triển các vùng nông nghiệp hàng hoá với việc đưa ra bảng danh mục các sản phẩm cụ thể theo thứ tự ưu tiên cho một vùng, bằng việc giải bài toán quy hoạch đa mục tiêu với các tham số: Hiệu quả kinh tế cây trồng được xác định bằng giá trị gia tăng của sản phẩm đó trên 1 ha theo hàm số với các tham số như, năng suất cây trồng, tỷ lệ sản phẩm sau chế biến, giá xuất khẩu bình quân (tính theo giá FOB), giá thu mua xuất khẩu, thuế tài nguyên, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận. Quy mô sản xuất có thể và khả năng mở rộng quy mô sản xuất với sản lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá và khả năng xuất khẩu của sản phẩm. Yêu cầu phát triển đối với vùng sản xuất nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng ở mỗi vùng và trên phạm vi cả nước. Hai là, việc đa dạng hoá nông nghiệp đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ sinh học và công nghệ chế biến. Thực tế cho thấy, các tiến bộ công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do đó, việc tăng cường chuyển giao các tiến bộ công nghệ chính là vấn đề then chốt có tác dụng làm giảm bớt những hạn chế của giải pháp đa dạng hoá nông nghiệp. Thực trạng phát triển nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn vừa qua cho thấy, các hoạt động này chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá và nhất là trước xu thế tự do hoá trên phạm vi toàn cầu. Ba là, các phương án cây trồng và các chuyển giao công nghệ đi kèm mà Chính phủ đưa ra cho mỗi vùng sản xuất là cần thiết nhưng lại không phải là yếu tố trọng yếu trong quyết định sản xuất của người nông dân, nhất là khi họ chưa tin tưởng vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Vì vậy, Chính phủ cần phải thực thi các chính sách thích hợp để làm cho việc đa dạng hoá trở nên hấp dẫn hơn đối với người nông dân về phương diện kinh tế, tức là các chính sách nhằm giảm bớt các rủi ro thị trường và trợ giúp ban đầu cần thiết. Bốn là, trong khả năng cho phép của Chính phủ, có tính chất lâu dài hơn, phù hợp hơn với điều kiện kinh tế nước ta và xu thế cắt giảm các khoản bảo hộ, trợ cấp trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến, để thực hiện tốt các giải pháp đa dạng hoá nông nghiệp, Chính phủ cần nỗ lực nâng cao hiệu quả thông tin cho các đối tượng liên quan đến sản xuất và thương mại các sản phẩm nông nghiệp chế biến. 2) Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu: Mục tiêu của giải pháp này là nhằm không ngừng nâng cao giá trị xuất khẩu các nông sản chế biến Việt Nam trên các góc độ khác nhau, như: tăng khối lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu chọn giống đến thương mại hoá các nông sản chế biến bằng cách tăng giá trị công nghiệp trong sản phẩm ở mức cao nhất có thể, tiếp cận các thị trường có lợi ích xuất khẩu lớn, hạn chế bớt biên độ dao động giá cả của nông sản chế biến. Giải pháp xây dựng chương trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm thực chất là đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu có chọn lọc. Các cơ sở của giải pháp này là: về lý thuyết, đầu tư phát triển theo chiều sâu cho phép phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, do đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao; về thực tế: Một mặt, trên thị trường thế giới, xu hướng chung của các nước xuất khẩu nông sản chế biến là tăng tỷ lệ các sản phẩm có độ chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm, thoả mãn được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nhập khẩu và giảm mức độ dao động của giá cả nông sản chế biến trên thị trường... Mặt khác, trong điều kiện nước ta, đây là vấn đề hết sức quan trọng trong chủ trương phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Tuy nhiên, nghiên cứu về khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó có những vấn đề thuộc về chất lượng nông sản chế biến xuất khẩu cần được cải thiện. Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua, theo danh mục các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu đều có tỷ lệ giá trị trước thu hoạch cao hơn nhiều so với tỷ lệ giá trị sau thu hoạch. Điều này là kết quả của một nền công nghiệp chế biến kém phát triển. Thậm chí, nhiều yếu tố trong khả năng còn chưa được chú trọng đúng mức, như bao bì, đóng gói các sản phẩm xuất khẩu,... Do đó, trên thị trường thế giới, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam luôn rơi vào những tình trạng khó khăn, như: Giá xuất khẩu các nông sản chế biến thường ở mức thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, như giá xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan,... Thị trường xuất khẩu phổ biến của nông sản chế biến Việt Nam là các thị trường bậc trung hoặc các thị trường tái xuất - những thị trường không cho phép thu được lợi ích xuất khẩu lớn. Danh tiếng của nông sản chế biến Việt Nam bị ẩn dấu qua công đoạn tái chế biến và xuất khẩu của các nước tạm nhập tái xuất, do đó, gây nên tình trạng yếm thế của nông sản chế biến Việt Nam trên thương trường quốc tế, khó phát triển thị trường xuất khẩu,... Như vậy, với mục tiêu nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản chế biến Việt Nam (bao gồm cả việc nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm trên cơ sở thị trường và nhằm phát triển thị trường) trong giải pháp này cần chú trọng đến các vấn đề như sau: Một là, chương trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm cần được xây dựng trên cơ sở đa dạng hoá nông nghiệp, từ đó lựa chọn ra các sản phẩm có ưu thế xuất khẩu. Qua các kết quả phân tích trên đây, theo hướng nhìn ra thị trường thế giới trong giai đoạn tới, Việt Nam có thể xây dựng chương trình cho các sản phẩm như thịt lợn, gạo, các sản phẩm nhiệt đới (chè, cà phê, rau quả), trong giai đoạn xa hơn có thể có các sản phẩm dầu mỡ thực vật và một số sản phẩm mới sẽ được chọn lọc từ đa dạng hoá nông nghiệp. Hai là, chương trình cần được xây dựng trước hết trên cơ sở coi trọng định hướng đến thị trường xuất khẩu chứ không phải trên cơ sở coi trọng tiềm năng sản xuất trong nước. Trước mắt có thể có một số thị trường định hướng cho các sản phẩm như: đối với các sản phẩm thịt nên định hướng đến thị trường khu vực Đông âu, Châu á và các nước đang phát triển khác; các sản phẩn nhiệt đới nên hướng đến thị trường khu vực cả Đông và Tây âu, thị trường Trung Đông; các sản phẩm ngũ cốc đến với thị trường khu vực Châu á, các khu vực có khả năng mất an ninh lương thực cao. Ba là, chương trình cần lựa chọn bước đi thích hợp về công nghệ, hoặc là phát triển tuần tự từ công nghệ thấp đến công nghệ cao, hoặc là tiếp cận ngay với trình độ công nghệ cao, hoặc là kết hợp giữa công nghệ cao và công nghệ thấp theo từng công đoạn trong quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Điều đó cho phép kiểm soát được các cấp độ công nghệ đầu tư sau này thuận tiện hơn. Việc lựa chọn tiến trình cho các cấp độ công nghệ được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của các thị trường được định hướng trên đây. Ví dụ, đối với thị trường Tây âu cần áp dụng ngay trình độ công nghệ cao. Bốn là, về thực chất, chương trình này cần có Ban chỉ đạo thống nhất, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, liên kết các ngành sản xuất và các cơ quan chức năng cùng phối hợp với hành động xuyên suốt quá trình sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. 3) Tăng cường vai trò của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu nông sản chế biến: Đây là giải pháp mang ý nghĩa trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam xâm nhập thị trường mới và duy trì ổn định các thị trường truyền thống. Ngày nay, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị càng chặt chẽ hơn, khi mà nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế thương mại. Các hành động cấm vận, đóng cửa thị trường, cho hoặc không cho hưởng các điều kiện mậu dịch ưu đãi, xây dựng các khu vực thị trường chung,... được sử dụng khá phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Mậu dịch hàng nông sản thế giới cũng có vị trí quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Thông thường, cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế bởi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của mỗi quốc gia, do đó phải được đàm phán, thoả thuận ở cấp độ quốc gia và đôi khi trở thành điều kiện cho các thoả thuận thương mại của các hàng hoá khác. Vì vậy, Chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và các sản phẩm nông nghiệp chế biến nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế nước ta, cùng với sự chuyển đổi kinh tế, công tác điều hành, quản lý của Chính phủ cũng đang từng bước được đổi mới, thay vì những điều hành tác nghiệp, lấn sang nhiệm vụ của các doanh nghiệp là những điều hành mang tầm vĩ mô, tạo lập các quan hệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoài nước. Tuy nhiên, thực tế thị trường xuất khẩu các nông sản chế biến trong giai đoạn vừa qua cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức hơn nữa. Ví dụ, việc đàm phán tìm ra phương thức xử lý công nợ với các nước SNG và Đông âu để các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam tìm lại được thị trường truyền thống; hoặc đàm phán với Trung Quốc để xử lý vấn đề buôn lậu biên giới và đưa ra các thương lượng về mậu dịch nói chung, trong đó có vấn đề xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nhằm giảm bớt rủi ro trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Qua nghiên cứu thị trường xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam, trong giai đoạn tiếp theo, có thể tiến hành một số hoạt động chủ yếu đối với một số thị trường xuất khẩu sau: Đối với thị trường Đông âu và các nước phát triển khác có rào cản lớn (thuế quan, yêu cầu về xuất sứ sản phẩm, tiêu chuẩn ngặt nghèo về vệ sinh môi trường,...) nên tìm cách có được các điều kiện ưu đãi mậu dịch. Đối với thị trường Trung Quốc, một quốc gia đang tiến hành mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá, các đàm phán về thương mại nên tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp nguyên liệu và chủ yếu về dung lượng trao đổi thương mại song phương trên phương diện giá cả. Đối với thị trường các nước ASEAN nên tập trung vào thương lượng nhằm cân bằng cán cân thương mại. Đối với các nước SNG và Đông âu vấn đề hàng đầu vẫn là xử lý nợ tồn đọng và nên tập trung vào việc ký kết các Hiệp định giữa các Chính phủ. Đối với các nước mất an ninh lương thực nên thông qua các tổ chức viện trợ nhân đạo để xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm lương thực thực phẩm... 4) Các biện pháp xúc tiến thương mại hàng nông sản chế biến: Đây là giải pháp nhằm tiếp tục tháo gỡ những chồng chéo, phiền phức không đáng có của các công cụ quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói chung. Đồng thời, hoàn thiện các công cụ quản lý mới trong môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là các Bộ sản xuất phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá làm ra, các biện pháp xúc tiến thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức: - Công tác thông tin thị trường: xây dựng trang web về hàng nông sản chế biến, thông tin cung cầu và giá cả hàng nông sản chế biến trên thị trường trong nước và thế giới. Phát hành các ấn phẩm về nông sản chế biến, địa chỉ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tổ chức các cuộc tiếp xúc với nước ngoài trong hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại. - Tổ chức các hội nghị liên quan đến thị trường, xúc tiến thương mại - Tổ chức tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và học hỏi kinh nghiệm của các đối tác. - Tổ chức các khoá đào tạo về xúc tiến thương mại; tổ chức các lớp đào tạo về xây dựng và quản lý chất lượng hàng hoá theo ISO cho các doanh nghiệp. Giải pháp này là việc làm tất yếu trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, hơn nữa, bản thân hoạt động quản lý là hoạt động tự hoàn thiện, được điều chỉnh trong quá trình vận hành. Hiện nay, những vấn đề bức xúc đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung đang tồn đọng về nhiều mặt cả về hệ thống pháp lý và những quy định về thủ tục hành chính. Trong đó nổi lên các mâu thuẫn giữa chính sách thuế và chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, mâu thuẫn giữa chính sách khuyến khích xuất khẩu và chính sách quy định tỷ giá ngoại hối,... Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong sự nghiệp phát triển chung, do đó đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến cũng cần có môi trường kinh doanh đặc biệt. Đó là môi trường chứa đựng trong nó yếu tố bảo hộ nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp đều có chính sách hỗ trợ, bù lỗ cho giới kinh doanh nông sản. Mặc dù, xu thế chung hiện nay là các nước phải cắt giảm các khoản bảo hộ và trợ cấp đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhưng đối với Việt Nam, do là nước nghèo, nên các khoản chi của Chính phủ cho mục tiêu bảo hộ và trợ cấp trước đây và hiện nay hầu như không đáng kể, nên vẫn cần phải tăng cường trong giai đoạn tiếp theo. Trên thực tế ở Việt Nam, việc quy định giá sàn (hình thức bảo hộ nông nghiệp chủ yếu của các nước có nền kinh tế chuyển đổi) mới chỉ áp dụng cho thu mua lúa, còn đối với các sản phẩm nông nghiệp khác chưa có quy định. Trong xuất khẩu, các trợ giúp cho các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu hầu như chưa được áp dụng. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến khả năng xuất khẩu các nông sản chế biến Việt Nam trước đây và hiện nay. 5) Tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản chế biến thế giới: Đây là giải pháp nhằm tạo nên một hệ thống kinh doanh có quy mô đủ lớn, đủ linh động có khả năng tiếp cận thị trường tốt và ứng xử nhanh với biến động của thị trường, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản chế biến. Các yếu tố về giá cả: bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí về vận chuyển, đóng gói, quảng cáo và marketing sản phẩm, lợi nhuận,... Nói chung, tất cả các chi phí liên quan đến việc đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ,... ngày càng được giới tiêu dùng có thu nhập cao ở các nước phát triển quan tâm. Đối với yếu tố giá cả, hầu hết các nông sản chế biến của Việt Nam đều bán ra với mức giá thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm cùng loại của các nhà cung cấp của các nước khác. Trong điều kiện nền nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, đất đai canh tác kém màu mỡ, kỹ thuật canh tác yếu kém, phương tiện bảo quản và thiết bị chế biến thô sơ, hầu như không có cơ hội để sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh được với đối thủ có tiềm lực mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là tiềm lực tài chính để tăng đầu tư, phát triển sản xuất trên quy mô lớn, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong những năm tới, Việt Nam cần gia sức khai thác triệt để các yếu tố phi giá cả để tăng khả năng cạnh tranh của nông sản chế biến xuất khẩu. Các yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ một nhà nhập khẩu nào cũng quan tâm, đặc biệt là những bạn hàng “khó tính” trên các thị trường có sức tiêu thụ cao, đồng thời, có nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt về mọi phương diện liên quan đến mặt hàng là vấn đề chất lượng sản phẩm và cung cấp hàng đúng thời hạn đã cam kết. Đây là hai vấn đề có tính sống còn để sản phẩm Việt Nam có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường quốc tế. KẾT LUẬN Khoá luận “Định hướng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam đến năm 2010” được trình bày trong khuôn khổ 70 trang, trên cơ sở các nguồn thông tin, số liệu khác nhau, khoá luận đã phân tích các vấn đề về nông sản chế biến, nhằm đưa ra các định hướng cần thiết phục vụ cho yêu cầu nâng cao khả năng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Từ những vấn đề về thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến Việt Nam đang đặt ra những tồn tại, thách thức cần giải quyết trên con đường phát triển để tiến tới một nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh vào xuất khẩu, ngày càng nâng cao khả năng xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường hàng nông sản chế biến khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mong muốn và khả năng, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tế lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc không ít vào cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề đang đặt ra cho sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và sản xuất, xuất khẩu nông sản chế biến nói riêng của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Hy vọng rằng, Việt Nam bằng vào những tiềm năng sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển đúng đắn của Đảng và Chính phủ sẽ tạo ra những sản phẩm nông nghiệp phong phú về chủng loại, với nhiều tầng chất lượng, có khối lượng lớn và giá trị xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tạo nên sức lan toả mạnh mẽ của “hương vị” Việt Nam trên thị trường hàng nông sản chế biến thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thương mại - Phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001 - 2005 2. Bộ Thương mại - Triển vọng thị trường hàng nông sản chế biến thế giới và khả năng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Những vấn đề bức xúc trong sản xuất và tiêu thụ gạo, cà phê, chè giai đoạn 1999 - 2001. Dự báo khả năng tiêu thụ các mặt hàng trên trong các năm tới 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Sơ bộ tình hình sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản năm 2002, dự kiến kế hoạch năm 2003. 5. Tạp chí Ngoại thương - Số ra tháng 8, 11 năm 2002, số ra tháng 1, 2 năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8073.doc
Tài liệu liên quan