Kết luận: Sự phát triển của ngành Mỹ thuật nói chung và Đồ họa nói riêng đã đưa con người đến với những cảm nhận thật tinh tế với những sản phẩm làm ra bởi những họa sỹ thiết kế. Đồ họa là phương tiện biểu hiện rõ nhất những rung cảm, những thay đổi tinh tế của nghệ thuật. Không dừng lại ở đó, nối tiếp dòng chảy, hội nhập voí cái mới, phát huy truyền thống thì đồ họa Việt Nam đã có được những nét rất riêng và không ngừng phát triển. Cho tới nay thì giá trị của những tác phẩm hội họa hay đồ họa Việt Nam không chỉ do người Việt Nam thưởng thức mà còn cả sự giao lưu học hỏi của các nền hội họa trên thế giới. Đóng góp phần không nhỏ đó là ngành thiét kế bao bì với những đặc trưng của cơ chế thị trường, mối quan hện giữa giá cả tiền tệ và giá trị hàng hóa Các doanh nghiệp phải biết nắm bắt và khai thác các nhu cầu thị hiếu và tâm lý người tiêu dùng như vậy ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc cải tiến nhãn hiệu, bao bì, mẫu mã cũng là điều không thể coi nhẹ. Nắm bắt được điều đó thiết kế Việt Nam cũng đã có những bước chuyển đổi khá rõ rệt cho đến nay thì đã có khá nhiều sản phẩm thương hiệu Việt được đưa ra thị trường tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế.
Nói vậy, xong ta vẫn cần phải chú ý tới việc thiết kế đồ họa trong ứng dụng sản phẩm sao cho các sản phẩm của ta ngày càng phong phú đa dạng và chủng loại và mẫu mã và quan trọng nhất phải đạt đến mức đơn giản mà hiện đại, tinh tế và thích nghi được trong mọi thời đại.
Kế thừa và phát huy những gì đã có của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, là sinh viên ngành thiét kế Đồ họa tôi thấy sinh viên cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể đóng góp phần sức lực nhỏ bé vào công cuộc cải tiến đồ họa Việt Nam sau này. Không ngừng tiếp thu, học hỏi truyền thống cha ông, mở rộng hòa mình tiếp thu những nét mới lạ, hiện đại trên thế giới, nhằm đưa nền mỹ thuật Việt Nam sánh ngang tầm với những nước có nền mỹ thuật giầu truyền thống và hiện đại khác.
49 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đồ họa ứng dụng và tranh sơn khắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế kỷ thứ XV ở Đức còn có tranh khắc kim loại, nó được ra đời từ các xưởng kim hoàn. Nước Đức cũng là nước cho ra đời một họa sỹ đồ họa vĩ đại nhất thế giới đó là Aubrech Duyre. Ông là một trong những họa sỹ bậc thầy có công tạo dựng nền sơn khắc.
Từ đó đến nay nghệ thuật ấn loát đã không ngừng phát triển và đạt đến thành tựu rực rỡ. Những người đã có công đưa nghệ thuật này đến đỉnh cao đó là: Aubrech Duyre (1471-1528) Đức, Ram Brangtơ (1606-1669) Hà Lan, Prang xixco goya (1746-1828) Tây Ban Nha, Hokuxai (1760-1819) Nhật, Xe rop (1863-1911) Nga, Pablo picaxo (1881-1973) Tây Ban Nha.
ở nước ta tiền thân của đồ họa là những nét vẽ khắc trong hang Đồng Nội, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (được xếp vào văn hóa cổ Hòa Bình, Bắc Sơn cách đây hàng vạn năm). Đó là bốn hình vẽ thú đầu người được vẽ theo thế nhìn thẳng, tuy còn sơ lược nhưng cũng mang tính cách điệu tượng trưng. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy những viên đá cuội ở hàng Ki (huyện Vũ Nhai, tỉnh Hòa Bình) có bề dầy lịch sử lên đến hàng vạn năm chỉ bằng những nét chấm nhỏ, người xưa đã tạo ra được những hình khối đường nét của hình vẽ. Những hình khắc trên những chiếc dùi bằng xương cũng cho ta thấy được sự ra đời từ rất sớm của đồ họa, người ta tìm thấy được sự tinh tế của người xưa trong việc sử dụng nét vẽ, nét khắc của mình.
Một loại hình nữa cho chúng ta thấy được sự tinh vi vủa người xưa trong nghệ thuật khắc, đó là các họa tiết trên bề mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. Đó là những nét đơn tuyến dùng diễn tả hoa văn, hình chim, hình thuyền, hình người hóa trang, mặt trời chiếu tia sáng. Đó là những nét mảnh, gầy, thưa, mềm mại tạo ra những nhịp điệu mang tính trang trí cao.
Tiếp theo là đồ họa thời Lý. Thời Lý có hình tượng rồng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đó là hình tượng rồng thời bình mang tính trang trí cao. Vào thời kỳ này đã xuất hiện các kỹ thuật khắc và in tranh phật, tiền giấy. Trên các bản in đó có các hình vẽ hoa văn trang trí. Điều đó đã nói nên sự phát triển của đồ họa qua từng giai đoạn lịch sử.
Đồ họa Việt Nam cứ thế phát triển cho đến khi ra đời các loại tranh khắc tồn tại cho đến tận ngày nay. Nó đã đi vào đời sống của nhân dân yêu thích giữ gìn. Ngày nay qua việc nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện, các nhà nghiên cứu đã phân tranh khắc dân gian thành hai loại:
Tranh dân gian Đông Hồ và tranh dân gian Hàng Trống.
Tranh Đông hồ là dòng tranh được sáng tác qua việc khắc nét và in trên giấy hay dùng nhất là giấy xuyến chì, sau đó dùng bút lông to vẽ lên. Đề tài của tranh hàng trống đa số mô tả miêu tả cuộc sống của người dân đô thị, nghệ thuật của đồ họa Việt Nam có thể thấy được là đã có một bề dày lịch sử và cứ thế phát triển cho tới ngày nay được củng cố hơn bởi sự tiếp thu tinh hoa của đồ họa thế giới, tranh đồ họa Việt Nam ngay cả được củng cố nhiều hơn nghệ thuật và kỹ thuật mới. Các thể loại tranh khắc đã phát triển hơn trước rất nhiêu.
2.3 Xu hướng phát triển của đồ họa việt nam
Lịch sử đã xác nhận, nghệ thuật luôn giữ vai trò lớn lao trong đời sống xã hội. Các giai cấp cầm quyền rất chú trọng nghệ thuật, cố lôi kéo các nghệ sỹ đứng về phía mình, cố lợi dụng sức mạnh của nghệ thuât, sức mạnh của các tác phẩm nghệ thuật để củng cố địa vị thống trị của mình. Và thời gian qua đi, sự phát triển của nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ, các tác phẩm nghệ thuật mà con người lĩnh hội đã có ảnh hưởng đến thế giới tinh thần của họ, đến mọi khía cạnh ý thức xã hội, và nghệ thuật có tác động đến sự đánh dấu một bước tiến mới trong tương lai.
Nhiều tác phẩm nghệ thuật là nguồn thông tin không thể thay thế được những quá trình xã hội phức tạp của bao nhiêu thời kỳ trong lịch sử nhân loại. Trong tác phẩm nghệ thuật chân chính, các hiện tượng của thực tại hiện diện qua toàn bộ sự muôn hình nhiều vẻ của nó.
Ngôn ngữ đặc trưng của đồ họa là đường nét, mảng khối để con người những hình tượng trong tranh, vì vậy mà đồ họa đương đại cần có sự kế thừa và phát triển dựa trên cơ sở của dân gian không mối cách biệt của truyền thống. Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì đồ họa cũng tạo ra bước nhẩy vọt trong lĩnh vực đồ họa ứng dụng, với sự ra đời của những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao sản xuất hàng loạt có giá thành rẻ. Chính điều này đã làm cho đồ họa ngày càng phát triển và khẳng định vai trò của mình trong đời sống, vị trí trong kinh tế thị trường. Đồ họa ứng dụng đã phần nào giúp cho con người thấy được những giá trị của cái đẹp trong cuộc sống để giúp con người tiếp cận với cái đẹp một cách rộng rãi. Đồ họa đã tạo ra hàng loạt các tác phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị nghệ thuật. Như một số tác phẩm dùng làm tem, lịch treo tường, bao bì công nghiệp. Hiện nay sự phân định giữa đồ họa ứng dụng và đồ họa nghệ thuật chỉ là tương đối, bởi chúng có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau, thậm chí có tranh hội họa hơi nghiêng về đồ họa. Điều này càng làm cho đồ họa thêm phần phong phú. Với các hình thức trang trí mang tính quảng cáo văn hóa đã trực tiếp làm đẹp cho cuộc sống và nâng cao thẩm mỹ cho con người.
Nền mỹ thuật công nghiệp của ta phát triển trên tinh thần phát triển của nền mỹ thuật công nghiệp nước ngoài, nhưng nó có mục đích rõ rệt là nhằm nâng cao tinh thần văn hóa của con người, tạo sự tiện nghi thoải mái cho con người trong môi trường làm việc sinh hoạt của ta. Thực tế đã chứng minh mỹ thuật công nghiệp của ta không phải thỏa mãn loại thị hiếu nào, mặt khác những thị hiếu trái với thuần phong mỹ tục, với đường lối giáo dục tinh thần tập thể, cầu thị lập dị đều bị đào thải.
Đồ họa phải có hướng đi đúng đắn có sự chọn lọc trong sự tiếp thu văn hóa phương Tây. Như vậy tìm hiểu những đường nét mới mẻ trong nghệ thuật đồ họa hiện đại ta cần hướng về các hệ ký hiệu và cách biểu cảm, không sa vào khía cạnh chất liệu hay kỹ thuật cho dù kỹ thuật hay chất liệu có chắp cánh cho sáng tạo…
Trong một xã hội phát triển, khi mà khoảng cách kinh tế ngày càng có xu hướng thu hẹp và sự giao lưu gữa các nền kinh tế văn hóa trở thành điều không tránh khỏi đã đặt ra cho cách nhà làm văn hóa nghệ thuật ở mỗi nơi một nhiệm vụ rất khó khăn và không kém phần quan trọng đó là tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc khác hay còn gọi là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Điều này đã tạo ra cho cách nghệ sĩ, và các nhà thiết kế Việt Nam một thách thức không nhỏ, làm thế nào để tiếp tục phát huy bản sắc dân tộc đã có từ lâu đời nhưng đồng thời tiếp thu, ảnh hưởng một cách có lựa chọn cho các nền nghệ thuật của cả nước khác. Mỗi nhà họa sỹ hay các nhà thiết kế phải hiểu rõ một điều là: Chính họ chứ không ai khác chịu trách nhiệm tôn vinh vẻ đẹp của quê hương tổ quốc, để cho bạn bè trên toàn thế giới biết đến một đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, một đất nước Việt Nam tuy còn nghèo khó nhưng giầu về bản sắc đã được hình thành qua mấy nghìn năm lịch sử. Nhu cầu nhận thức không chỉ là lý tính mà cả cảm tính, thỏa mãn nhu cầu đời sống tình cảm. Có thể xét chính nghệ thuật như một hệ thống gồm hai yếu tố: các nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật. Cả hai yếu tố này gắn bó mật thiết với nhau, nhưng khi tác động đến xã hội chúng có sự độc lập tương đối. Như vậy, xã hội tác động đến nghệ thuật (thông qua ảnh hưởng đến nghệ sĩ), còn nghệ thuật ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội qua việc công chúng lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật.
Như ta đã biết khái niệm về đồ họa là một khái niệm thuần túy của phương Tây, vốn phát triển từ xa xưa trên tình thân duy lý, cái gì cũng luận giải và duy danh định nghĩa, và từ đó phân chia khắt khe tới mức rạch ròi, tách rời đồ họa ra khỏi hội họa. Thậm chí có một thời gian dài đã có sự phận biệt hội họa với đồ họa không dựa vào sắc thái, bút pháp mà chỉ dựa vào chất liệu sử dụng: Một tác giả một phong cách, mà cách vẽ bằng màu dầu thì coi là hội họa còn bằng màu nước và bột thì coi là đồ họa.
Ngôn ngữ đồ họa chủ yếu là đường nét khúc triết, tách bạch như nét viết. Tất nhiên nghệ thuật đồ họa không bỏ qua màu và sắc, song kể cả khi sử dụng thì sức sống và hơi thở của đồ họa vẫn là đường nét thanh mảnh, béo đậm, thưa thoáng hay rối rắm có thể kết hợp những mảng rộng bỏ trắng hay phủ sắc độ hoặc để đen. ở phương Tây thì khác, nếu như phương Tây lấy chuẩn thức làm chính thì phương Đông lại cốt ở cái thần mà không mấy bận tâm tới ranh giới hội họa hay đồ họa, hay ranh giới giữa đường nét và màu sắc. Qua thời gian dài thì có sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, chính nhờ nó mà sự ảnh hưởng qua lại giữa chuẩn thức của phương Tây với các thần tài cốt tử của phương Đông.
Chương 3
Nghiên cứu theo đề tài
3.1 Đồ họa ứng dụng:
Ngành đồ họa ứng dụng có sự đóng góp to lớn đối với xã hội. Nó đan xen vào từng ngõ ngách cuộc sống góp phần hoàn thiện hơn những sản phẩm vốn đã được nhà sản xuất đầu tư không tiếc để đem lại sự tiện dụng cho xã hội. Bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt với sự phát trển của máy tính, máy in…và một số công cụ chuyên nghiệp khác. Ngành thiết kế và sản xuất bao bì là một trong những ngành quan trọng không thể thiếu cho cuộc sống hiện nay. Thử tượng tượng xem nếu như không có những bàn tay khối óc của những họa sĩ, thiết kế, những người thực hiện sản xuất ra bao bì, đồ hộp thì những sản phẩm nằm trên giá của siêu thị, cửa hàng kia sẽ ra sao?
Những thành công của ngành thương mại đều có sự đóng góp to lớn của ngành công nghệ thiết kế và sản xuát bao bì. Mỗi sản phẩm bao bì được thiết kế ra mang đầy đủ những ý nghĩa mà sản phẩm bên trong nó cần nói rõ. Tạo nên được sức thuyết phục với người mua. Không sai nếu nói rằng bản thân những sản phẩm bao bì là những “người bán hàng thầm lặng”. Nó có thể tự bán hàng tự giải thích những thắc mắc mang lại đầy đủ những thông tin mà nhà sản xuất muốn truyền tải trực tiếp tới khách hàng thông qua từng sản phẩm của mình.
Thiết kế bao bì
Định nghĩa bao bì: “ Bao bì có nghĩa là một hoạt động chuẩn bị cho việc vận chuyển hàng hóa hoặc bán hàng hóa. Bao bì là tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật được sử dụng chuẩn bị cho trong quá trình vận chuyển và bán hàng hóa cùng các phương pháp kỹ thuật và quy phạm có liên quan đến sự chuẩn bị trên”.
Theo tiêu chuẩn của công nghiệp Quốc gia Nhật Bản (JiS Z0101, 1951) có định nghĩa: “Bao bì như là một phạm trù kỹ thuật của việc sử dụng nguyên liệu bao bì một cách phù hợp đi với hàng hóa để bảo vệ gía trị của hàng hóa. Trong đó, bao gồm tình trạng hàng hóa mà đi với nó các điều kiện kỹ thuật phải phù hợp với nó và chia thành 3 loại: Bao bì riêng lẻ, bao bì bên trong và bao bì bên ngoài”.
Bao bì cũng có thể được định nghĩa là phương tiện cung cấp sự bảo vệ cho sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo lưu thông, phân phối, an toàn từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng hoặc sử dụng. Đây là một đinh nghĩa chung và được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm, tuy nhiên không có một định nghĩa đơn giản nào được hoàn thiện. Một thông điệp hoàn chỉnh có thể nêu đầy đủ chức năng của bao bì cho tất cả các lĩnh vực như sau:
Bao bì là phương tiện để: Bảo quản, chứa đựng, trình bày, thông tin đối với toàn bộ vòng đời của một sản phẩm trong quá trình: Bảo quản, vận chuyển, trưng bày và sử dụng.
Kết quả đạt được: Về mặt kỹ thuật
Sự cân nhắc đối với: Môi trường
Việc đòi hỏi các sản phẩm khi sản xuất ra phải có những bao bì đẹp hấp dẫn thu hút khách hàng càng trở nên bức xúc tới mức độ chóng mặt. Bao bì lúc này như một món thời trang cho hàng hóa và được đề cập tới như một chiến lược kinh doanh. Bởi để được một bao bì hội tụ đày đủ cả ba yếu tố cơ bản trong thiết kế đạt được sự tổng hợp của nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật thì nhà thiết kế cần phải làm gì?
Vai trò của bao bì trong xã hội và thị trường thương mại
Trong đời sống chúng ta không thể thiếu được bàn tay của các nhà thiết kế. Kết quả của nhà thiết kế đồ họa luôn có ở xung quanh chúng ta, tất cả đều được sản xuất bởi các nhà thiết kế. Trong lĩnh vực hạn hẹp chúng ta sẽ đề cập tới vấn đề mà ta tiếp xúc nhiều nhất và thường xuyên nhất mỗi khi ta bắt đầu một ngày trong đời sống của chúng ta. Đúng như vậy bạn không thể chỉ cầm tay không một cân đường để mang nó về nhà, thậm chí những sản phẩm quý giá nhất cũng sẽ chưa hoàn thành trừ khi nó được gói một cách đễ thương. Nếu không có cái gì bảo vệ thì một bộ đồ sứ hay một món quà kỷ niệm bằng thủy tinh sẽ không có thể từ tay nhà sản xuất đến với người yêu của bạn mà không bị vỡ.
Bao bì là sự phát triển do nhu cầu kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng của bao bì đã ảnh hưởng lớn đến ngành thiết kế. Các loại bao bì hết sức đơn giản từ lúc đầu về hình dáng, màu sắc chỉ có từ một đến hai màu rồi dần tiến tới các dáng bao bì thay đổi đẹp hơn. Phù hợp hơn, tinh tế hơn, hợp thời trang hơn, mầu sắc thì yêu cầu nhiều hơn hoặc có màu sắc đặc biệt hơn, yêu cầu kỹ thuật sản xuất bao bì phức tạp hơn. Ngoài ra, kèm theo bao bì còn bao nhiêu vấn đề khác cần có thêm như tờ rơi các tờ có nhãn treo, mục đích nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất, bởi vậy ngoài phần quan trọng mà các nhà thiết kế cần hết sức quan tâm khi tiến hành thiết kế đó là chức năng tiếp thị của bao bì.
Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế bao bì càng được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Bao bì phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào mà các công ty thiết kế bao bì sản phẩm nắm bắt được những điểm cốt lõi của thương hiệu và làm thế nào mà họ lấy được vị trí đặt sản phẩm tốt nhất trong các siêu thị. Làm thế nào để tăng được thị phần và giành được sự chú ý của người tiêu dùng?
Nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm là hai nhân tố đang trở nên ngày càng quan trọng trong các chiến lược xây dựng thương hiệu. Trong khi các nỗ lực về marketing và quảng cáo đóng vai trò tìm kiếm “nhu cầu” và “mong muốn” của người tiêu dùng thì chỉ có bao bì sản phẩm là thứ duy nhất hữu hình - mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất. Bao bì phải đáp ứng được ý thích của người tiêu dùng ở mọi nơi và phải truyền tải được một cách chính xác thông điệp thương hiệu nhằm khuyến khích quyết định mua hàng. Tất cả các nỗ lực về hợp tác marketing, quảng cáo và khuyến thị đều trở thành vô nghĩa nếu người tiêu dùng đứng trước giá để sản phẩm và từ từ bước qua. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả những chi phí khổng lồ chi cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cùng với các chương trình marketing và định vị sản phẩm đều trở thành vô ích.
Do bao bì chính là phương tiện truyền thông thương hiệu một cách hữu hiệu và bền bỉ nhất nên một điều rất quan trọng là nó phải truyền tải được những trải nghiệm về thương hiệu (brand experience) thông qua tổng thế kết cấu và thiết kế. Bao bì phải là một phần có tác dụng hỗ trợ cho việc thể hiện tổng thể các đặc tính của thương hiệu. Đôi lúc, mục tiêu là tạo ra một logo và hệ thống thiết kế bao bì cho dòng sản phẩm mở rộng bằng cách dựa vào tác dụng của các tài sản thương hiệu hiện có kèm theo việc tạo ra một hình ảnh đặc trưng cho một phân khúc mặt hàng mới.
Có thể thấy rằng, việc đầu tư vào các thiết kế bao bì mang lại kết quả tốt hơn việc quảng cáo rất nhiều. Điều này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu từ các công ty tư vấn thương hiệu, thống kê từ các tập đoàn và các nghiên cứu độc lập. Các chuyên gia khẳng định rằng thiết kế bao bì, một phần của hệ thống nhận diện thương hiệu, có thể có hiệu quả hơn hẳn 3 chiến dịch quảng cáo và 8 kỳ khuyến mãi mang lại.
Bao bì hướng phát triển trong thế giới hiện đại
Trong tương lại bao bì sẽ trở nên quần chúng hơn với khách hàng vẫn có thể theo cách truyền thống đi thẳng tới và tiếp xúc với ấn phẩm ngay trên giá của những cửa hàng và cũng có thể nắm sờ hay giữ chúng trước khi quyết định mua nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ có rất nhiều người chọn mua sản phẩm thông qua những hình ảnh trên máy tính của họ, như vậy chúng ta phải phát triển bao bì với cái vẻ bề ngoài trên phim ảnh của chúng mang tính thuyết phục nhiều hơn. Một chuyên gia về nghiên cứu thị trường Piter Set cho thấy rằng: Sự tiêu dùng thông qua mạng điện tử là một mỏ vàng đối với các nhà thiết kế.
thực tế là rất nhiều sản phẩm không thể làm gì nếu không có bao bì, một phần nữa là cần phải được đóng gói để đảm bảo cho vấn đề vệ sinh, bao bì đồng thời cũng đóng một vai trò là một công cụ để giúp cho người mua có thể nhận ra sản phẩm dễ dàng. Khi đưa ra những triển vọng như vậy thì còn phải e ngại đối với việc mua bán trên thị trường là dựa trên những gì chúng ta đã biết từ hồi quá khứ, do vậy nếu chúng ta bị bất ngờ hoặc bị xốc bởi một điều gì đó được mang đến bởi khả năng của công nghệ mới ở trên thực tế và đây cũng sẽ chính là trường hợp của sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp bao bì.
ép bằng phim và phôi
Giấy bài cứng
Túi giấy nhiều lớp
Giấy gói, túi và túi đựng hàng
ống
Sắt: Phôi và nhãn tráng nhôm – Hộp và lon, thùng phi
Thủy tinh: Chai, Lọ
Nhựa: (gồm cả màng cenllulô và cao su): túi, túi nhỏ, hộp và thùng phi, nắp gỗ (gồm cả gỗ dán): Túi, bao
Các vật liệu phối hợp khác.
Tin học và vấn đề kinh tế trong thiết kế sản xuất bao bì
Việc đưa hệ thống máy tính vào hỗ trợ thiết kế cho ngành công nghiệp sản xuất bao bì nghiên cứu đến sự thay đổi nhanh chóng việc sáng chế mẫu mã và các bản vẽ, giúp cho việc giảm thiểu chi phí về thời gian. Công việc thiết kế bao bì thuộc về thế giới này, từng phần nhỏ thật như chính sản phẩm nó chứa đựng bên trong. Và tất nhiên việc thiết kế bao bì trong thế giơí hiện đại đã bắt đầu đóng vai trò như một thực tế ảo. Phần mềm không gian ba chiều mang đến vẻ sinh động cho dáng vẻ bên ngoài của từng loại bao bì vào cuộc sống lâu dài trước khi một phần của tấm bìa bị cắt rời ra, một tấm kim loại được tiến hành cắt ghép hay một bộ khuôn cho chai lọ được tiến trình phát triển. Những nhà thiết kế bao bì sử dụng công nghệ “trạng thái của nghệ thuật” có thể mời chào quý khách của họ một cuộc tản bộ vô hình qua những hộp bìa cứng hoặc những hình mẫu chai lọ… cũng giống như xe hơi bao bì hiện nay được thiết kế bằng điện tử và hình ảnh không gian ba chiều, trực tiếp từ những giai đoạn dễ nhất. Nhu cầu về những bản vẽ thiết kế theo lối cũ buồn tẻ giờ đây đã được thay thế bởi những thao tác tao nhã, tiết kệm và ảo. Người xem có thể quay mẫu thiết kế với bất cứ sự chỉ dẫn nào trên màn hình xuyên qua nó và xem xét mọi chi tiết. Những tỷ lệ và mặt cắt của bao bì co thể được trình bày rõ ràng mạch lạc mà không đòi hỏi những nhà tráng phim hoặc sản xuất thử phải xây dựng mô hình mới tại mỗi giai đoạn của quá trình thiết kế.
Chọn cấu trúc màu sắc bao bì cho một sản phẩm
Việc đầu tư một thiết kế tốt sẽ mang lại kết quả cho khách hàng của bạn, thiết kế mang một hình dáng mới và hợp ý của bao bì khi ra thị trường tất nhiên sẽ mang lại gía trị cho chính thiết kế đó và thậm chí nhà thiết kế phải trực tiếp đầu tư cho một cấu trúc khác chất lượng cao hơn và có nhiều hoài bão hơn, những điều đó chắc chắn là sẽ có giá trị với các kiểu dáng bao bì luôn được thay đổi và chúng khích thích mạnh mẽ việc bán hàng thì không phải là điều không bình thường.
Biểu tượng công ty và tên thương mại trên bao bì:
Thiết kế biểu tượng công ty, tên thương mại trên bao bì là một yếu tố quan trọng trong quá trình của sự đồng nhất hóa các yếu tố tổng hợp có tính triết lý và được chọn lọc trong một hình ảnh có thể là hình nét có thể là mảng màu nhìn thấy được, thường thì trên mỗi sản phẩm bao bì đều được nhấn mạnh bởi biểu tượng của công ty xuất hiện trên bao bì thường trên danh nghĩa của một công ty và mang tên chính công ty đó. Tên thương mại xuất hiện trên bao bì thường là một điểm nhấn cho từng sản phẩm và đạt được điều này, một biểu tượng công ty hay tên thương mại có trên bao bì nếu thành công thì phải.
- Phân biệt được và phải rất đặc trưng, có như vậy bản chất và cảm giác tự
nhiên của sản phẩm có thể được nhận ra ngay và tạo ra một ấn tượng.
- Thiết kế phải độc đáo điều này đạt được khi mẫu thiết kế sử dụng những cảm hứng từ sự vật xung quanh.
- Mềm mỏng và dễ thích nghi cho những phương tiện truyền tải khác nhau nhưng không đổi.
- Một sự sáng tạo mang tính thời đại như vậy nó sẽ là một cái gì khá hơn chứ không còn đơn thuần và chứa đựng các yếu tố kéo dài.
Không có những quy tắc chuẩn để theo trong cuộc việc thiết kế. Biểu tượng của công ty hay tên thương mại. Nó là một sự đầu tư lâu dài, thử nghiệm và phân tích qua các phương pháp khác nhau, so sánh các sản phẩm, thu thập và phân tích những gì mà chúng ta thấy nghe ngóng và nắm bắt. Một biểu tượng công ty hay tên thương mại là sản phẩm của một quá trình chưng cất chắt lọc vô số các phần trái ngược vào một chủ thể gắn bó chặt chẽ rõ ràng. Và một khi đã hoàn thành thì sự cân bằng lại là chìa khóa để một biểu tượng công ty hay tên thương mại được tỏa sáng.
Thiết kế túi xách: Phương tiện trung chuyển hàng hóa
Nếu bạn nghĩ rằng nhưng chiếc túi xách tay chỉ là một phượng tiện hữu ích để có thể mang lại dễ dàng cho sản phẩm hàng hóa được mua sắm từ cửa hàng về nhà và ngược lại thì hãy suy nghĩa lại tính thực tiễn chỉ là một phần trong vấn đề này bởi vì với nhận thức ngày càng tăng người ta đầu tư nhiều trí tuệ hơn để nghiên cứu các thành phần cấu tạo dẫn đến sự bùng nổ về thiết kế chất lượng cao. Với những kiểu dáng cùng những phương tiện quảng cáo miễn phí và sẽ đem đến nhiều thú vị, ở đây có thể là một phụ tranh sang trọng hoặc một biểu tượng cao quý mà bạn có thể muốn có bên mình trong suốt một thời gian dài. Thực tế chỉ có một chiếc túi chắc chắn mới có thể là một điểm quảng cáo lâu dài. Ngay bây giờ chúng ta vẫn phải cố gắng tìm ra một kiểu mẫu và khi cái kiểu mẫu cần phải đưa ra thì sẽ trông như thế nào và những cái khả năng thực tế của phương tiện truyền thông đã và đang gây nên những thay đổi sâu sắc và thêm vào đó là phạm vi đối với những nhà kinh doanh và giao dịch hàng ngày của mình.
Thuyết trình đồ án: Cây Nến (hay đèn cầy) đã đem lại ánh sáng cho loài người trong suốt hàng thế kỷ nay. Tuy nhiên, ít ai biết rõ về nguồn gốc của cây nến. Mặc dù lịch sử ghi nhận là cây nến đầu tiên là do những người Ai Cập cổ đại sử dụng cây nến lõi bấc, hay đuốc. Chúng được làm bằng những ruột cây ngâm ướt trong mỡ động vật được nấu chảy. Loại nến người Ai cập cổ xưa dùng không có tim nến như cây nến ngày nay. Người La Mã đã thêm vào tim nến, chúng được dùng để đi vào đêm tối, thắp sáng nhà cửa và những nơi thờ phụng.
Giống như người Ai Cập cổ đại, người La Mã cũng sử dụng mỡ động vật của loài có sừng và mỡ cừu, như thành phần chính yếu của cây nến. Vào thời Trung cổ, sáp ong (beewax) được sử dụng từ chất liệu mật ong được lấy từ tổ ong. Loại nến mật ong này được ghi nhận là một cải tiến so với loại nến cổ xưa vì chúng không tạo ra khói, hay những mùi độc hại khi được đốt cháy. Thay vào đó, loại nến sáp ong này cháy sạch và không độc hại. Tuy nhiên, chúng quá đắt, chỉ dành cho những người giàu có. Những người phụ nữ thuộc địa ở Châu Mỹ đầu tiên đã góp phần vào việc chế tạo nến khi họ phát hiện ra cách đun sôi những quả mộng của những bụi cây thanh mai (bayberry bushes) để tạo ra loại sáp có mùi hương ngọt ngào khi chúng được đốt cháy. Tuy nhiên, việc chiết xuất ra loại nến này từ cây thanh mai rất là thủ công đơn điệu và tốn nhiều thời gian.
Kết quả là mức phổ biến của việc sử dụng loại cây làm nến này càng ít được sử dụng.
Sự phát triển của ngành công nghiệp săn cá voi vào cuối thế kỷ 18 đem lạisự thay đổi lớn lao trong việc sản xuất nến từ thời Trung cổ, khi việc sử dụng dầu cá voi làm nến. Loại nến từ dầu cá voi này có chất lượng rất tốt và không tạo ra mùi độc khi cháy. Tuy vậy dầu từ cá voi rất khó kiếm. Những nhà lịch sử ghi nhận rằng loại nến đạt tiêu chuẩn đầu tiên được làm từ dầu cá voi. Trong suốt thế kỷ 19, sự phát triển to lớn đã ảnh hưởng đến việc sản
xuất cây nến. Trong năm 1834, nhà phát minh Joseph Morgan đã giới thiệu
một loại máy cho phép sản xuất liên tục cây nến bằng việc sử dụng trục lăn được đẩy bằng bit-ton giúp tạo ra những cây nến đặc ruột.
Những phát triển xa hơn trong ngành sản xuất nến xuất hiện vào năm 1850 với việc sản xuất được sáp paraffin từ dầu hoả và than đá. Quá trình chưng cất phần còn lại sau việc tinh chế dầu thô, loại sáp trắng xanh được phát hiện là đốt sạch và không tạo mùi khó chịu. Một dấu hiệu tuyệt vời là giá trị kinh tế của chúng, sáp paraffin có giá trị kinh tế để sản xuất hơn những loại nến có trước đây. Vào cuối thế kỷ 19, hầu hết loại nến được sản xuất với chất liệu bao gồm paraffin và axit stearic. Ngày nay, loại nến chỉ được sử dụng tượng trưng cho lễ hội, cho những dấu hiệu của sự lãng mạn, các buổi nghi lễ và việc trang trí.
Lao động đã giúp cho con người ngày càng hoàn thiện về sự khéo léo chân tay và trí tuệ phát triển, từ con người nguyên thuỷ sống theo bầy đàn trong hang động và nguồn nuôi sống chủ yếu bằng lao động hái lượm, săn bắn, thông qua lao động con người đã phát triển đến xã hội cao cấp hiện đại ngày nay. Trong lịch sử phát triển của loài người có lẽ việc tìm ra lửa là bước đột phá phát triển nhất, giúp tách rời phân biệt động vật cao cấp là con người ra khỏi mọi loài động vật khác. Lửa không chỉ làm chín thức ăn mà còn sưởi ấm, làm con người xích lại gần nhau. Trong các buổi tế lễ, lễ hội từ nguyên thủy cho tới xã hội hiện đại, người ta vẫn vui mừng nhảy múa xung quanh các đám lửa. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay dù là các buổi cắm trại đông người hoặc lãng mạn trong tính yêu đôi lứa, thậm chí giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã, hình ảnh một con người cô đơn ngồi bên đống lửa cũng khiến chúng ta xúc động. Lửa được duy trì ở đền đài, lăng tẩm, một số dân tộc trên thế giới còn thờ cả thần lửa. Một trong những vật nhỏ nhoi nhất để duy trì ngọn lửa, tạo khung cảnh ấm áp, lãng mạn là những ngọn nến.
Cùng lịch sử phát triển của loài người, nến đã có lịch sử hàng ngàn năm phát triển. Từ xa xưa người ta dùng dầu của một số loại thực vật như cây cọ, dừa hoặc những nơi phát triển động vật thì người ta dùng mỡ cừu, dê để sản xuất nến. ở tầng lớp tăng lữ, quý tộc cao cấp thì người ta sử dụng sáp ong. Trước đây hàng trăm năm việc sản xuất và sử dụng nến được xã hội quản lý rất nghiêm khắc và chặt chẽ. Người ta quy định một khu dân cư chỉ được sản xuất và sử dụng một số lượng có hạn nhất định và phải báo cáo rõ năng suất sản xuất cũng như lượng hàng tồn kho. Việc quản lý chặt chẽ đó nhằm tiết kiệm năng lượng cũng như nhằm quản lý việc giết mổ gia súc, chặt phá thực vật.
Đối với hầu hết phần lịch sử được ghi chép lại nến đã trở thành một nguồn ánh sáng nhân tạo chính ở Bắc và Trung Âu. ở miền viễn Nam, nơi nhiệt độ rất cao, người ta có xu hướng dùng đèn dầu vì nến thường bị mềm và cong do độ nóng. Một chiếc đèn u với một chiếc bấc có một đầu được nhúng vào đồ đựng dầu, trong khi đó một chiếc nến, là một chiếc bấc được bao quanh bởi một lớp nhiên liệu rắn và do đó không cần có đồ đựng riêng. Cho đến thế kỷ 19, mỡ động vật được dùng làm nguyên liệu chính để làm nến. Mỡ động vật là chất béo từ động vật, thường được lấy từ cừu, lợn, dê và bò đã được lọc và làm sạch một phần. Mỡ động vật tạo khói và có mùi không dễ chịu khi đốt, nhưng chúng tương đối rẻ và đáng tin cậy. Vào năm 1860, nhà khoa học Michael Faraday đã chứng minh điều này tại buổi nói chuyện công khai. Khi đó ông đã đốt vài chiếc nến mỡ động vật được lấy ra từ thân tầu của chiếc tầu bị đắm. Mặc dù đã ngập chìm trong nước mặn 57 năm nhưng các chiếc nến này đã cháy một cách ổn định khi nó được đốt lên. Chất lượng tốt hơn và đắt hơn, đó là những loại nến được làm từ các sản phẩm động vật khác như sáp ong hoặc dầu cá lấy từ tinh cá voi.
Sáp thực vật cũng được sử dụng nhưng ít hơn nhiều. Tại Trung Quốc sáp được lấy từ hạt của những cây mỡ. Tại Mỹ, những người khai hoang đã luộc các quả của bụi cây thanh mai và chiết chất sáp từ phần bã còn lại. Cây bụi xa mạc cũng mang lại một loại sáp hữu ích, và hiện đang rất cần đến để làm ra loại nến tự nhiên.
Sự tiến bộ to lớn về nguyên liệu xuất hiện vào những năm 1820 khi chất stearin được khai thác. Stearin là một hợp chất hoá học được tạo ra từ mỡ tinh lọc (vì vậy nó còn được gọi là axit béo và thường được sử dụng trong việc chế tạo mỹ phẩm), stearin giúp cho nến cứng hơn, trong hơn tăng thời gian cháy và không bị xả. Trong suốt những năm 1850 nến được chiết xuất từ dầu thô. Sự xuất hiện sau đó của các phương tiện chạy bằng dầu và một ngành công nghiệp đồ sộ để cung cấp chất đốt cho các phương tiện này cũng đã đảm bảo một nguồn cung cấp ổn định các nguyên liệu làm nến cao cấp. Công nghệ làm nến ngày càng phát triển nhanh chóng, và được giữ ở mức không đổi trong hàng trăm năm qua. Những chiếc nến đầu tiên bao gồm một cây bấc được nhúng vào sáp lỏng hoặc mỡ động vật, và sau đó được để cứng. Những phần nhúng cây bấc như thế đã trở nên quen thuộc với người dân miền bắc và trung Âu cho đến thời gian gần đây.
Khuôn nến chưa được phát minh cho đến thế kỷ thứ 15, và chỉ có thể dùng cho các loại nến mỡ động vật. Vì vào thời điểm đó sáp ong không được đúc trong các khuôn. Nến sáp ong được dành riêng cho nhà thờ và những gia đình giầu có, vẫn tiếp tục được làm bằng tay.
Tác dụng của nến:
Nến tạo sự dịu dàng, ấm áp cho căn phòng của bạn. Trong đêm sinh nhật, các buổi tiệc bạn hãy thay ánh sáng đèn bằng ánh sáng lung linh huyền ảo của ngọn nến. Sự kết hợp giữa nến và hoa thường tạo cho con người cảm giác lãng mạn và ấm cúng. Trong một đêm sinh nhật, bạn có thể cùng người thương ngồi bên nhau dưới ánh sáng lung linh của nến và thoảng hương thơm của hoa.
Nến không đơn giản là vật thắp sáng thống thường, nhờ sự tinh xảo mà một số nến còn được coi như một sản phẩm nghệ thuật. Chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng cây nến có thể tạo được điểm nhấn trong trang trí nội thất, tạo cho nhà bạn một khung ảnh thật trữ tình và lãng mạn. Nến được tạo ra bởi sự đa dạng về màu sắc, kích thước, hình dạng và kiểu cách, tất cả những điều đó không thể thiếu trong những ý tưởng trang hoàng được tô điểm làm nổi bật đôi khi chỉ với một cây nến.
Nến là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày tại các nhà hàng, khách sạn, gia đình, có những sản phẩm đặc trưng phục vụ cho tiệc cưới, sinh nhật, liên hoan, tiệc rượu, phòng trà, lễ hội. Hơn thế, hiện nay sản phẩm này còn rất được ưa chuộng và tiêu thụ rất lớn tại các nước phát triển điển hình là: Mỹ, Nhật, Châu Âu.
ã Nến paraffin và sáp ong được chia như sau: + Nến taper- nến cây + Nến pillar- nến trụ+ Nến Votive- nến tạ ơn+ Nến Tealight- nến đèn trà+ Nến Floating- nến thả+ Nến hoa+ Nến đặc biệt+ Nến Valentine - Lễ hội tình yêu+ Nến Merry Christmas - Lễ hội Noel + Nến phục sinh+ Nến Container - nến có vật đựng
ã Nến Gel: + Loại đứng được (Gel mật độ cao)- Loại không đứng được (gel mật độ trung bình và mật độ thấp - container). Để tăng sức hấp dẫn của cây nến vì ngoài vai trò là ngọn lửa nó còn là một sản phẩm mỹ thuật dùng để trang trí ở những nơi trang trọng nhất nên người ta pha màu sắc cũng như cho thêm hương thơm cho nó và do vậy tạo ra các cây nến có kích thước, màu sắc cũng như hương thơm độc đáo khác nhau.
Cây oải hương - Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash, laver (Francaise)). Hoa có màu tím hoặc trắng. Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương. Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love). Do mùi hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Nó từng được dùng để sát trùng vết thương trong thời chiến. Oải hương cũng là một loại cây phổ biến trong vườn cảnh. Oải hương còn được gói trong những túi thơm để chống những con nhậy (cắn quần áo), gián và tạo nên mùi thơm cho căn phòng, quần áo.
Hàng thế kỉ nay, oải hương đã được dùng như một loại thảo mộc kẹp trong nhà bếp. Trà làm từ những bông hoa có tác dụng làm dịu cơn nhức đầu. Nước rửa mặt từ hoa oải hương kích thích tế bào phát triển và giúp chống mụn. Oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng (được dùng nhiều trong thế chiến thứ nhất và thứ hai). Suốt thế kỉ 13 và 14, oải hương được trồng trong khu vườn của những tu viện để dùng chữa bệnh. Những người làm găng tay ở Grasse (Pháp?) dùng dầu oải hương tạo mùi thơm cho da, vì thế mà người ta nói rằng họ ít bị những bệnh dịch. Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn. Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hoà thuận.
Người ta cũng nói nhiều về những điều kì bí huyền hoặc của loài hoa này, như là cầm oải hương và hít nó sẽ làm bạn có thể nhìn thấy những hồn ma. Một nhành oải hương kết hợp với một nhành hương thảo (rosemary) là biểu tượng của sự trinh bạch.
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè. Người ta nói rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã trải những chiếc tã quấn khăn cho em bé mới sinh của mình trên tấm thảm những bông hoa dại oải hương. Tinh dầu hoa oải hương cũng được dùng làm hương liệu cho các loại nước hoa nổi tiếng của Pháp (xứ sở có rất nhiều loài hoa này) như La Dolce Vita, Azaro, Occitane, Buncheron,...Những bông hoa tím bé li ti này luôn mang lại cho bạn cảm giác thư giãn tuyệt vời bởi chúng giúp nhịp tim chậm lại. Do đó hãy hít chút hoa oải hương (lavender) trước khi ngủ. Bạn cũng có thể đặt một bó hoa oải hương khô ở đầu giường. Hương hoa thoang thoảng sẽ giúp đưa bạn chìm vào giấc ngủ. Chắc chắn sau khi tỉnh giấc, bạn sẽ tỉnh táo hơn.
Những tính chất ưu điểm của cây nến được làm từ sáp ong và công dụng kỳ diệu của hương hoa oải hương đã khiến cho tôi chọn đề tài này.
Bao bì trực tiếp của sản phẩm nến thơm:
Hình dáng: Bao bì nến thơm được làm bằng bìa cứng cấu trúc hình lục giác đều (lấy ý tưởng từ hình dáng của tổ ong - Nến được làm từ sáp ong). Nó không chỉ đơn thuần dùng để đóng gói sản phẩm, bảo vệ sản phẩm khỏi bụi bặm trong quá trình vận chuyển và trưng bày. Mà nó còn tác dụng quảng cáo cho sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Màu sắc: Tôi sử dụng màu đen, màu tím, và các màu sắc khác tạo sự thu hút cho sản phẩm.
Họa tiết: Là những hình tròn nhiều màu sắc, tượng trưng cho ngọn nến cháy tỏa sáng được xếp bởi những cánh hoa oải hương khô.
Bao bì trung chuyển:
Bao bì trung chuyển có hai dạng một là dạng túi để đựng sản phẩm đơn và một dạng hộp để đựng 6 sản phẩm. Bao bì trung chuyển có thiết kế đồng bộ với bao bì trực tiếp.
Nội dung bài thể hiện: Logo xuất hiện ở khắp nơi, từ leterhead, bao bì đến website, tầm mắt của khách hàng, nhà cung cấp báo chí. Logo chính là ấn tượng đầu tiên của họ về công ty. Một logo tốt đưa công ty vượt ra khỏi sự im lặng, nó phô trương sức mạnh và giá trị của công ty. Một công ty phát đạt luôn quan tâm tới tiếp thị và một công ty quan tâm tới tiếp thị không bao giờ chấp nhận một logo mờ nhạt. Một logo tốt thường là sự kết hợp giữa tính đơn giản và tính độc đáo. Trong bất kì trường hợp nào, logo cần được thiết kế để có thể gây ấn tượng ở ngay cái nhìn đầu tiên. Mục đích là chỉ sau một vài lần nhìn, người ta có thể cảm thấy quen với logo đó và có thể phân biệt giữa hàng trăm logo khác vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông thường một logo ấn tượng khi nó có khả năng đứng độc lập. Nghĩa là chỉ cần nhìn vào logo, người ta cũng có thể đọc được tên của công ty có logo đó.
Phân tích ý tưởng logo: logo là biểu tượng, là tiếng nói trong ngôn ngữ đồ họa dù ở bất kỳ hình thức nào. Logo có thể được thiết kế theo dạng chữ, dạng hình kết hợp cả chữ viết và hình nhưng có chung một mục đích là làm nổi bật được đặc trưng nhất của công ty. Tên công ty là Đăng Tâm có nghĩa là một loại cỏ có ruột dùng để thắp đèn. Hình tượng của logo được thiết kế bởi 2 chữ cái Đ và T (là chữ viết tắt tên công ty là Đăng Tâm) cách điệu và tạo hình thành ngọn nến đang cháy. Đó là đặc trưng của công ty chuyên về xuất nhập khẩu và sản xuất nến. Màu của logo là màu đỏ đậm - gợi cảm giác và liên tưởng đến sự ấm nóng từ ngọn lửa của cây nến.
Poster: áp phích là một phần không thể thiếu trong việc quảng cáo của mỗi sản phẩm, đối tượng là một công ty hay bất kỳ một hãng kinh doanh nào. Nó đóng vai trò truyền tải đến với công chúng. Nội dung và cách thức truyền đạt phải chọn lọc, xúc tích bao hàm đầy đủ thông tin cần để quảng cáo. áp phích có thể là ảnh, chữ mảng miếng hoặc tổng hợp cả chữ lẫn hình ảnh màu sắc. Khi thiết kế áp phích thì ý tưởng rất quan trọng. Một ý tưởng độc đáo sẽ giúp cho áp phích đơn giản rất nhiều về màu sắc, chữ, bố cục nhưng lại rất thành công.
Tôi muốn mượn câu chuyện sau đây để nói về sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của nến - Khi nến được thắp sáng, ngọn lửa luôn thể hiện cho sự sống, sự sống mãnh liệt trong cả tâm hồn con người chứ k đơn thuần theo nghĩa đen. Vẻ đẹp kỳ ảo, lung linh của những ngọn nến luôn tượng trưng cho những điều tốt đẹp nhất, sự hy vọng vào cuộc sống, thắp sáng niềm đam mê trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Và đó chính là ý tưởng tôi gửi gắm vào poster quảng cáo cho sản phẩm.
Câu chuyện về bốn ngọn nến.
Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy
Xung quanh thật yên tĩnh nên người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng,
Ngọn nến thứ nhất nói: TÔI Là HIệN THÂN CủA HòA BìNH Các nơi sẽ như thế nào nếu không có tôi. Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng: CòN TÔI Là HIệN THÂN CủA LòNG TRUNG THàNH Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: TÔI Là HIệN THÂN CủA TìNH YÊU Tôi mới thực sự quan trọng, hãy thử xem nếu không có TìNH YÊU cuộc đời sẽ ra sao?
Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung: Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến “Tại sao ba ngọn nến lại tắt?”, cậu bé sửng sốt nói, và oà lên khóc.
Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng cậu bé, khi tôi còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng ba ngọn nến kia bởi vì TÔI CHíNH Là NIềM HY VọNG.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những ngọn nến vừa tắt.
Ngọn lửa của HY VọNG sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời. Khi giữ được HY VọNG Chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của Hòa bình, lòng trung thành và tình yêu
Đừng bỏ con đường ta đã chọn
Hãy thắp sáng ngọn lửa HY VọNG của mình và của những người chung quanh bạn.
3.2 Tranh sơn khắc
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật tranh khắc
Sự ra đời của tranh sơn khắc
Năm 1934, trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập xưởng kỹ thuật nghiên cứu sơn ta, đặt cơ sở cho sự xuất hiện tranh sơn khắc và sơn mài Việt Nam.
Sự xuất hiện của tranh sơn khắc và sơn mài ở Việt Nam, các họa sỹ đã đóng góp công lớn vào việc giải phóng “sơn ta” thoát khỏi cái “tình” nghìn năm trang trí để đến với cái “động” của sự phóng khoáng tự do, mở rộng các khả năng thể hiện những cảm xúc tinh tế trước thiên nhiên, sự vật được thể hiện trên các tác phẩm.
Tính chất của tranh sơn khắc:
Sơn khắc xuất phát từ chất liệu sơn mài (vóc gỗ phủ sơn ta) được khắc chìm và lên màu vào các phần âm của hình khắc, tạo thành một thể loại tranh - tranh sơn khắc.
Chất liệu sơn khắc tạo hình khỏe khoắn, mạch lạc, phong phú về cách thức diễn đạt. Không gian rất rộng và nội dung của tranh đều được diễn đạt (đồng hiện) trên mặt tranh.
Bố cục của tranh sơn khắc:
Bố cục tranh sơn khắc rất phong phú. Chúng ta tạm chia ra làm 3 loại bố cục, cụ thể như sau: - Bố cục theo hình thức trang trí - ước lệ
- Bố cục theo phối cảnh tự nhiên
- Bố cục theo phối cảnh tẩu mã
Luật phối cảnh bao giờ cũng có hai trường hợp:
- Phối cảnh hình bình hành
- Phối cảnh góc
Các phương tiện cần thiết khi thực hiện làm tranh sơn khắc;
* Vóc khắc : Gần giống với vóc làm tranh sơn mài nhưng khác việt nằm ở chỗ: trên bề mặt vóc sơn khắc được phủ nhiều lớp sơn (sơn ta trộn đất xa) nhằm tạo ra bề mặt dày để có thể khắc được.
* Dao khắc: Dao dùng trong tranh sơn khắc gồm các loại giống như dao dùng trong tranh khắc gỗ, bao gồm một số loại như: dao trổ, dao chữ V, lòng máng, mũi bằng, mũi vát…
Kỹ thuật lên màu: Lên màu trong tranh sơn khắc cũng rất phong phú. Ta có thể dùng sơn dầu hoặc bột màu để lên màu cho tranh. Ngoài ra, để tranh thêm phong phú và độc đáo, đôi khi người ta còn dùng quỳ hoặc vỏ trứng để dát lên phần âm của tranh cũng tạo ra sự khác lạ và thay đổi và chất liệu.
Giới thiệu, trình bày và phân tích tác phẩm tranh sơn khắc:
Hoa sen nở hồng rực góc cánh đồng, thơm ngào ngạt, lá làm mũ che nắng, cánh dùng ướp trà. Mùa sen nở vùng ngoại thành Hà Nội trở nên thơ mộng hơn bởi bàn tay đám trẻ nhỏ.
Sen nở rộ mùa vào tháng sáu, tháng có những ngày nắng chói chang nhất. Trong cái oi nồng, ngột ngạt của mùa hè, sen như thiên sứ mang chút dịu mát, trong lành về cho miền quê yên ả. Nghỉ hè, về vùng quê, là được về với mùa sen. Những chiếc lá sen xanh thẫm, to tròn, cái trải che mặt nước, cái vươn cao khỏi mặt đầm, nhưng tất cả đều xòe rộng để hứng nắng và đón gió. Mỗi lần gió thoảng qua, mặt nước gợn sóng, lá sen lại dập dềnh, nghiêng ngả. Nắng hè gay gắt là thế mà lá vẫn xanh rì, thản nhiên ngắm mây trời và làm nền cho hoa. Hoa sen giản đơn nhưng lại toát lên vẻ đẹp thanh tao, kín đáo, vì vậy mà không phải ai cũng nhận ra được vẻ đẹp đó của hoa sen. Sen trắng hay hồng đều ẩn chứa một nét tinh khiết hiếm có với hương thơm dìu dịu, man mác, vương vấn đến khó quên.
"Lá sen vương phấn hương sen ngátấp ủ hai ta chút nhụy hờLũ bướm tuởng hoa cài mái tócTheo về tận cửa mới tan mơ"
(Thơ Nguyễn Bính)
Mùa sen vùng quê là những bó sen tươi rói được hái vào mỗi sớm mai, là ấm trà ướp sen, là đêm rằm ngồi ngắm trăng và thưởng thức chè hạt sen bà nấu - hạt sen thật tươi, thật ngọt được lấy từ những đài sen no tròn, ăm ắp hạt. Những điều giản đơn mà vô cùng yên bình trong cái nắng oi ả của mùa hè. Cái không gian gợi mở về một miền ký ức chẳng dễ tìm lại, đã thật xa với ký ức tuổi thơ mà đôi khi cứ ngỡ chỉ mới gặp ngày hôm qua.
"Học trũ trường huyện ngày năm ấyAnh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về khụng cú núnéội đầu chung một lỏ sen tơ"
(Trường Huyện - NguyễnBớnh
)
Phác thảo đen trắng
Phác thảo màu
Tranh sơn khắc
Chương 4
Tính lợi nhuận của đồ án tốt nghiệp
4.1 Giới thiệu
Trong chương này ta sẽ tính phần lợi nhuận cho đồ án tốt nghiệp bao gồm cả phần đồ họa nghệ thuật và đồ họa ứng dụng.
Do nhu cầu của xã hội về nghệ thuật cái đẹp việc sáng tác nghệ thuật của người họa sỹ và bên có nhu cầu. Nhưng nghệ thuật là một lĩnh vực rất khó định giá như những sản phẩm thông thường hàng ngày bởi nó là sản phẩm của tâm hồn, xúc cảm trí tuệ… Trước khi ký hợp đồng ngoài giá trị nghệ thuật của tác phẩm, xét về mặt kinh tế người họa sỹ phải tính toán một cách tốt nhất và phù hợp sao cho thỏa mãn bên mua về giá trị hợp đồng, đồng thời đem lại lợi nhuận tốt nhất về kinh tế vì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Đồ họa nghệ thuật: Tranh sơn khắc đề tài “Sinh hoạt nông thôn” (Mùa sen - kích thước 60 x 90 cm)
Đồ họa ứng dụng: Thiết kế bao bì sản phẩm - Nến thơm
Ta có công thức để tính được lợi nhuận của sản phẩm như sau:
L = D - C
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
L: Lợi nhuận (Lợi nhuận trước thuế)
D: Doanh số
C: Chi phí
Tính C: Tính chi phí sản xuất sản phẩm
Tính chi phí bao gồm:
* Chi phí cố định (chi phí cho trang bị thiết bị, nhà xưởng…)là:
C1 = 0
* Chi phí thay đổi là :
C2: Chi phí cho nguyên vật liệu
C3: Chi phí nhân công
C4: Các chi phí khác
C5: Lãi suất vay ngân hàng
* Tổng chi phí:
C = C1 + C2 + C3 + C4 +C5
Doanh thu (D): được tính theo giá trị hợp đồng
4.2 Tính lợi nhuận tranh sơn khắc
4.2.1 Chi phí cố định
Chi phí cho trang thiết bị C1 = 0
4.2.2 Chi phí cho nguyên vật liệu:
TT
Nguyên vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá (VNĐ)
Số lượng
Thành tiền (VNĐ)
1
Sơn dầu
Túyp
11.000
10
66.000
2
Vóc
Tấm
295.000
1
295.000
3
Sơn tổng hợp
Hộp
35.000
1
35.000
4
Giấy can
Tờ
5000
1
5.000
5
Dầu hỏa
Lít
14.000
1
14.000
6
Dao khắc
Bộ
80.000
1
80.000
7
Khung
Chiếc
200.000
1
200.000
Tổng tiền
695.000
Bằng chữ: Sáu trăm chín lăm nghìn đồng chẵn
Vậy chi phí cho nguyên vật liệu C2 = 695.000 VNĐ
4.3.2Chi phí nhân công
TT
Tên công việc
Đơn vị tính
Số công
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
1
Tìm ý tưởng
Ngày
10
200.000
2.000.000
2
Phác thảo
Ngày
7
100.000
700.000
3
Lên màu
Ngày
7
100.000
700.000
4
Lên can
Ngày
2
50.000
100.000
5
Khắc
Ngày
5
100.000
500.000
6
Làm bóng
Ngày
1
100.000
100.000
Tổng cộng
4.100.000
Bằng chữ: Bốn triệu một trăm nghìn đồng chẵn.
Vậy chi phí nhân công C3 = 4.100.000 VNĐ
4.2.4 Các chi phí khác
Tiền Maketting: Chi phí cho phòng trưng bày: 2.000.000 VNĐ
Tiền điện: 1000đ / 1 số x 100 số = 100.000VNĐ
Tiền nước: 3000đ /m3 x 10m3 = 30.000 VNĐ
Tiền vận chuyển : = 100.000 VNĐ
Tổng chi phí: = 2.230.000 VNĐ
Vậy chi phí khác C4 = 2.230.000 VNĐ
Bằng chữ: Hai triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng chẵn
4.2.5 Chi phí lãi xuất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng bằng 0,80%/ tháng, thời gian sử dụng vốn: 3 tháng Ngày vay: 10/4/2009 (Vay tại Ngân hàng Đông á - 173 Phố Bạch Mai - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tel: (04) 3622 5870 - 3622 5869)
Có C5 = ( C1 + C2 + C3 + C4) x 0,80% x 3
= ( 0 + 695.000 + 4.100.000 + 2.230.000) x 0,80% x3
= 168.600 VNĐ
Vậy tiền vay lãi suất ngân hàng C5 = 168.600 VNĐ
4.2.6 Tổng chi phí:
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5
= 0 + 695.000 + 4.100.000 + 2.230.000+ 168.600
C = 7.193.000 VNĐ
4.2.7 Doanh thu
D = Giá trị hợp đồng = 16.000.000 VNĐ
4.2.8 Lợi nhuận
L = D - C
Trong đó: C: Tổng chi phí = 7.193.000 VNĐ
D: Doanh số = 16.000.000 VNĐ
Từ đó ta có:
L = 16.000.000 - 7.193.000 = 8.807.000 VNĐ
Vậy lợi nhuận thu được là: Tám triệu tám trăm linh bảy nghìn đồng chẵn.
4.3 Tính lợi nhuận bao bì
4.3.1 Chi phí cố định
Chi phí cho trang thiết bị C1 = 0
4.3.2 Chi phí cho nguyên vật liệu
TT
Tên công việc
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
1
Thuê nhà xưởng
Tháng
5
50.000
250.000
2
Bìa
Tờ
10
8.000
80.000
3
Dao
Chiếc
2
15.000
30.000
4
Kéo
Chiếc
2
10.000
20.000
5
Băng dính
Cuộn
10
3.000
30.000
Tổng cộng
410.000
Bằng chữ: Bốn trăm mười nghìn đồng chẵn.
Vậy tổng chi phí cho nguyên vật liệu C2 = 410.000 VNĐ
4.3.3 Chi phí nhân công:
TT
Tên công việc
Đơn vị tính
Số công
Đơn giá (VNĐ)
Thành tiền (VNĐ)
1
Tìm ý tưởng
Ngày
20
200.000
4.000.000
2
Phác thảo
Ngày
10
100.000
1.000.000
3
Thể hiện tay
Ngày
3
100.000
300.000
4
Vẽ máy
Ngày
10
100.000
1.000.000
5
in
Ngày
2
50.000
100.000
6
Gấp hộp
Ngày
4
50.000
200.000
Tổng cộng:
6.600.000
Bằng chữ: Sáu triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn.
Vậy chi phí nhân công C3 = 6.600.000 VNĐ
4.3.4 Các chi phí khác:
Tiền Maketting cho sản phẩm: 3.000.000 VNĐ
Tiền điện: 1000đ/1số x 250 số = 250.000 VNĐ
Tiền nước: 3000đ/m3 x 10m3 = 30.000 VNĐ
Tiền vận chuyển: 100.000 VNĐ
Tiền thuê in: 50.000đ / 1 tờ x 10 tờ = 500.000 VNĐ
Vậy tổng chi phí khác: C4 = 3.880.000 VNĐ
Bằng chữ: Ba triệu tám trăm tám mươi tám nghìn đồng chẵn.
4.3.5 Tiền vay lãi xuất ngân hàng
Lãi suất ngân hàng bằng 0,80%/ tháng, thời gian sử dụng vốn: 3 tháng
Ngày vay: 10/4/2009 (Vay tại Ngân hàng Đông á - 173 Phố Bạch Mai - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội. Tel: (04) 3622 5870 - 3622 5869)
Có C5 = ( C1 + C2 + C3 + C4) x 0,80% x 3
= ( 0 + 410.000 + 6.600.000 + 3.880.000) x 0,80% x3
= 261.360 VNĐ
Vậy tiền vay lãi suất ngân hàng C5 = 261.360 VNĐ
4.3.6 Tổng chi phí:
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5
= 0 + 410.000 + 6.600.000 + 3.880.000 + 261.360
C = 11.151.360 VNĐ
4.3.7 Doanh thu
D = giá trị hợp đồng = 17.000.000 VNĐ
4.3.8 Lợi nhuận:
L = D - C
Trong đó C: Tổng chi phí = 11.151.360 VNĐ
D: Doanh số = 17.000.000 VNĐ
Từ đó ta có:
L = 17.000.000 - 11.151.360 = 5.848.640 VNĐ
Vậy lợi nhuận thu được là: Năm triệu tám trăm bốn mươi tám nghìn sáu trăm bốn mươi đồng chẵn.
Kết luận: Sự phát triển của ngành Mỹ thuật nói chung và Đồ họa nói riêng đã đưa con người đến với những cảm nhận thật tinh tế với những sản phẩm làm ra bởi những họa sỹ thiết kế. Đồ họa là phương tiện biểu hiện rõ nhất những rung cảm, những thay đổi tinh tế của nghệ thuật. Không dừng lại ở đó, nối tiếp dòng chảy, hội nhập voí cái mới, phát huy truyền thống thì đồ họa Việt Nam đã có được những nét rất riêng và không ngừng phát triển. Cho tới nay thì giá trị của những tác phẩm hội họa hay đồ họa Việt Nam không chỉ do người Việt Nam thưởng thức mà còn cả sự giao lưu học hỏi của các nền hội họa trên thế giới. Đóng góp phần không nhỏ đó là ngành thiét kế bao bì với những đặc trưng của cơ chế thị trường, mối quan hện giữa giá cả tiền tệ và giá trị hàng hóa… Các doanh nghiệp phải biết nắm bắt và khai thác các nhu cầu thị hiếu và tâm lý người tiêu dùng như vậy ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc cải tiến nhãn hiệu, bao bì, mẫu mã cũng là điều không thể coi nhẹ. Nắm bắt được điều đó thiết kế Việt Nam cũng đã có những bước chuyển đổi khá rõ rệt cho đến nay thì đã có khá nhiều sản phẩm thương hiệu Việt được đưa ra thị trường tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế.
Nói vậy, xong ta vẫn cần phải chú ý tới việc thiết kế đồ họa trong ứng dụng sản phẩm sao cho các sản phẩm của ta ngày càng phong phú đa dạng và chủng loại và mẫu mã và quan trọng nhất phải đạt đến mức đơn giản mà hiện đại, tinh tế và thích nghi được trong mọi thời đại.
Kế thừa và phát huy những gì đã có của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, là sinh viên ngành thiét kế Đồ họa tôi thấy sinh viên cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể đóng góp phần sức lực nhỏ bé vào công cuộc cải tiến đồ họa Việt Nam sau này. Không ngừng tiếp thu, học hỏi truyền thống cha ông, mở rộng hòa mình tiếp thu những nét mới lạ, hiện đại trên thế giới, nhằm đưa nền mỹ thuật Việt Nam sánh ngang tầm với những nước có nền mỹ thuật giầu truyền thống và hiện đại khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21237.doc