MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận
7. Bố cục khoá luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan
1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của độc thoại nội tâm
1.3. Tiểu kết
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 27 TRUYỆN NGẮN CỦA BỐN CÂY BÚT NỮ: TRẦN THUỲ MAI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, VÕ THỊ HẢO
2.1. Nhân xét mở đầu
2.2. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm
2.3. Cách thức tổ chức các đoạn độc thoại nội tâm
2.4. Số lần xuất hiện của các đoạn độc thoại nội tâm
2.5. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
3.1. Mởđầu
3.2. Thể hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của truyện
3.3. Thể hiện phong cách tác giả
3.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
Phụ lục1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Tài liệu tham khảo
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở thực tiễn.
Truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng với hàng loạt những cuộc thi sáng tác, những tác phẩm đạt giải cao, những cây bút nổi bật như Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu
Đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây, nhờ vào công cuộc đổi mới và không khí dân chủ cởi mở, truyện ngắn Việt Nam có được bước đột khởi. Mật độ các cuộc thi truyện ngắn 1985 - 2000 tăng rất nhiều, kéo theo đó là một loạt tên tuổi mới làm truyện ngắn Việt Nam trở nên đa dạng hơn bao giờ hết:
Nguyễn Huy Thiệp, Trần Thuỳ Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo cùng với các tác giả trẻ, truyện đã mở rộng biên độ, nội dung phản ánh, cách viết và hình thức truyện. Trong số đó không thể không kể đến sự đổi mới cách viết và một yếu tố làm truyện ngắn thành công về nghệ thuật đó là việc tìm tòi, đổi mới và sử dụng khéo léo nghệ thuật độc thoại nội tâm của các nhà văn.
Tìm hiểu các cách thức thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm và hiệu quả của chúng trong các văn bản nghệ thuật là một trong những phương hướng nghiên cứu không chỉ để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật mà còn giúp người đọc tiếp cận sâu sắc, mới mẻ, thâm nhập lí thú vào tác phẩm văn học nghệ thuật và khơi dậy được những cảm xúc tinh tế của bản thân, từ đó người đọc dễ hoà đồng với tác phẩm, tác giả hơn, nắm bắt được tư tưởng chủ đề tác giả thể hiện trong tác phẩm. Vì vậy việc tìm tòi, khảo sát cách thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm là rất cần thiết.
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong số các nhà văn hiện đại, đặc biệt từ năm 1985 trở lại đây Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Hụê, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo là những cây bút được nhận xét là có khả năng làm "nóng bầu không khí văn chương" nước nhà. Nhiều độc giả biết đến họ bởi phong cách riêng, độc đáo và cuốn hút mà họ đã tạo dựng được ở tác phẩm của mình. Đặc biệt bốn cây bút trên đều sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu chuyện theo tâm lí nhân vật Song ở mỗi nhà văn lại có cách thể hiện độc thoại nội tâm riêng. Những nhân vật ở mọi tầng lớp, lứa tuổi với cách sống, cách nghĩ, cách yêu khác nhau được bốn nhà văn thể hiện hết sức phong phú, sinh động dưới thủ pháp độc thoại nội tâm.
Nghiên cứu độc thoại nội tâm trong văn bản nghệ thuật của bốn cây bút nữ hiện đại (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo), nhằm giúp độc giả một cách tiếp cận để cảm nhận đúng hơn, sâu hơn về các tác phẩm văn học đương đại trước những biến đổi đa dạng của các tác phẩm văn xuôi hiện đại. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài khoá luận này.
Chúng tôi hi vọng việc khảo sát độc thoại nội tâm theo cách nhìn ngôn ngữ học sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp về mặt phát triển ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam của các nhà văn thuộc thế hệ trẻ.
1.2. Cơ sở lí luận:
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhanh chóng, cùng với nó là sự phát triển của các ý niệm (khoa học và mỹ thuật) về đời sống tâm lý con người, về mức độ tự phân tích tâm lí hoàn toàn có thể đạt tới được. Do đó, giới hạn và hình thức độc thoại nội tâm cũng dần dần biến đổi, đa dạng xác định hơn. Chính vì vậy mà hiện nay độc thoại nội tâm đang là một vấn đề được các nhà lí luận văn học quan tâm
Độc thoại nội tâm là một dạng hoạt động nói năng của nhân vật văn học. Lí luận và thao tác phân tích độc thoại nội tâm chưa nhiều.Thực hiện đề tài trên là nhằm học tập tiếp thu các lí luận hiện đại về yếu tố này vào khảo sát cụ thể các tác phẩm của các nhà văn nữ trẻ.
Những lý thuyết và phương pháp phân tích độc thoại nội tâm thật sự rất cần thiết không chỉ với các nhà văn, các nhà lí luận văn học, lí luận ngôn ngữ với bạn đọc nói chung mà còn rất bổ ích đối với học sinh phổ thông và giáo viên giảng dạy truyện ngắn trong nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn thực tiễn giảng dạy văn học ở phổ thông đặt ra trên đây. Chúng tôi chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài.
- Giới thiệu các kiến giải về độc thoại nội tâm trong mối tương quan đến khắc hoạ nhân vật văn học.
- Khảo sát các đặc điểm tổ chức ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm tiêu biểu của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, từ đó nêu giá trị biểu hiện ý nghĩa của độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học và chỉ ra sự phát triển mới mẻ độc đáo của một phương diện ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các đoạn, câu độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 truyện ngắn tiêu biểu của 4 cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
Cụ thể là:
+ 19 truyện ngắn in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học, 2002.
+ 2 truyện ngắn in trong tập Gió thiên đường, NXB Văn học, 2004.
+ 6 truyện ngắn in trong tập Biển đời người,NXB Công an nhân dân, 2003.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các sách báo viết về độc thoại nội tâm, từ đó giới thiệu những lý thuyết cơ bản về độc thoại nghệ thuật và khái niệm liên quan.
- Khảo sát thống kê các đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật trong 27 tác phẩm của bốn cây bút nữ Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
- Phân loại các nội dung độc thoại trong các cảnh huống khác nhau mà nhân vật thể hiện
- Khảo sát, phân tích đặc trưng riêng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.Từ đó nêu lên giá trị biểu hiện của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 tác phẩm văn học của bốn cây bút nữ.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Khoá luận sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, mô tả, so sánh, và phân tích ngôn ngữ ở hai mặt, cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại và nội dung thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm.
- Phân tích tính cách nhân vật độc thoại nội tâm, cũng thông qua đó tìm hiểu phong cách riêng của bốn nhà văn nữ (Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo)
- Kết hợp phương pháp của ngôn ngữ học với phương pháp phân tích, bình giảng, nghiên cứu văn học trong quá trình khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
6. Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận:
- Đóng góp một cách nhìn cụ thể chi tiết, tương đối đầy đủ về độc thoại nội tâm, thông qua đó giúp người đọc dễ đi vào khám phá tâm hồn nhân vật, thâm nhập cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học, hiểu tác phẩm, chân thực sinh động hơn .
- Thông qua việc khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm làm rõ phong cách viết truyện ngắn của bốn cây bút nữ nổi trội hiên nay(Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh). Từ đó giúp độc giả thấy được giá trị của ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tác phẩm văn học, thấy được sự phát triển mới mẻ của ngôn ngữ văn học Việt Nam hiện đại. Và từ đó có hướng tiếp cận mới, tích cực với các tác phẩm văn xuôi hiện nay.
- Góp thêm kĩ thuật phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm văn xuôi ở phổ thông trung học tốt hơn, sâu sắc hơn.Trong khoá luận này người viết muốn thử nghiệm một cách phân tích văn bản nghệ thuật với tư cách nghệ thuật từ.
7. Bố cục khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong 27 truyện ngắn của bốn cây bút nữ: Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
Chương 3: Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2613 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm trong việc thể hiện nội dung trong một số truyện ngắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kệ sách, nấu cơm để đem đi học…đều nghĩ đến người yêu và tưởng tượng như mình đang kể lể,đối thoại với người yêu . Ngôn ngữ tự nhiên , dí dỏm khíên người đọc không những không nhàm chán bởi sự kể lể mà còn bị cuốn theo những câu chuyện vặt đó.Và khi theo dõi một loạt các đoạn độc thoại nội tâm như thế , người đọc mới nhận ra không phải nhân vật đang kể lể mà nhân vật đang nhớ , đang yêu da diết, yêu đến không có cách gì đẩy hình ảnh của “anh” ra khỏi tâm trí mình.
Võ Thị Hảo tuy không sử dụng nhiều độc thoại nội tâm ,song với những đoạn độc thoại phơi bày những hiện thực lẽ ra bị giấu kín bởi nhiều mặt của cuộc sống và cách sử dụng những phát ngôn độc thoại nội tâm trải dài, đôi khi sử dụng những câu hỏi ở cuối đoạn, đem lại những xúc động sâu sắc, những cảm xúc thương cảm trong sáng cho độc giả.
Ví dụ111: Cậu bỗng có cảm giác ân hận, có thể vì câu và những người bạn của cậu, những người khác nữa, trên cuộc đời này đã lạm dụng ánh sáng. Để làm những điều xằng bậy, nên đã dồn đêm tối cho một vài người bất hạnh như cô hàng xóm mù xinh đẹp kia chăng?[T27;159].
Việc sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm như trên,Võ Thị Hảo đuợc gọi là “Người viết cổ tích hiện đại” và “Người có khả năng điểm huyệt hiện thực”.
3.4. Tiểu kết
Như vậy ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tác phẩm của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo không những có giá trị biểu hiện tư tưởng,tình cảm sâu sắc mà còn có giá trị khẳng định phong cách tác giả khá rõ. Ngôn ngữ trong các đoạn độc thoại nội tâm đa dạng đồng thời mang những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn. Nội dung triển khai các đoạn độc thoại nội tâm theo mạch tâm lí. Cách sử dụng sử dụng, cách diễn giải tâm lí nhân vật xuất phát từ những chi tiết hiện thực rất đời thường của từng lứa tuổi, từng thế hệ, từng kiểu gia đình. Tuỳ theo sự chứng kiến, từng trải của mỗi nhà văn trong cuộc sống. Điều đó đem đến cho mỗi tác giả Trần Thuỳ Mai một thành công riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Những thành công đó giúp chúng ta thấy được sự phát triển của ngôn ngữ độc thoại nội tâm nói riêng, của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam nói chung. Sức hấp dẫn ngày càng được khẳng định cũng cho chúng ta cái nhìn khả quan vào nền văn học hiện tại của nước nhà.
KẾT LUẬN
Trong khoá luận , để tiến hành khảo sát, phân tích ngôn ngữ độc thoại nội tâm, chúng tôi dựa trên phạm vi nghiên cứu lý thuyết chủ yếu sau:
Lý thuyết về hội thoại : độc thoại ( hình thức giao tiếp một chiều )
Lý thuyết về đoạn văn và cấu trúc trong đoạn văn.
Các lý thuyết về độc thoại nội tâm.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm là dạng ngôn ngữ xuất hiện giao tiếp một chiều, chủ yếu trong cac văn bản nghệ thuật ( truyện ngắn, tiểu thuyết…)
Trong khoá luận này, độc thoại nội tâm được khảo sát và phân tích là bút pháp nghệ thuật, cụ thể là trong 27 truyện ngắn của bốn cây bút nữ hiện đại : Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh va Võ Thị Hảo.
Khoá luận tiến hành khảo sát, phân tích các đoạn độc thoại nội tâm trong 27 truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Võ Thị Hảo chủ yếu ở hình thức thể hiện va giá trị biểu hiện.
Các kết quả nghiên của khảo sát, phân tích ngôn ngữ độc thoại nội tâm cho thấy độc thoại nội tâm là một thủ pháp rất hiệu lực trong việc biểu đạt tâm thức, nhân cách nhân vật mà nhân vật là máu thịt và linh hồn của tác phẩm. Vì thế đây là một thủ pháp thường xuyên được các nhà văn sử dụng va không ngừng tìm tòi đổi mới cách thể hiện.
Mặt khác độc thoại nội tâm là một thủ pháp có nhiều cách thức, cấu trúc liên kết nội tại ( vào đề, kết đề…) và kiên kêt trên toàn văn bản khác nhau. Vì vậy đây là thủ pháp có nhiều biểu hiện rất đa dạng và có nhiều biến đổi để phù hợp với sự đổi mới của nghệ thuật viết truyện và thực hiện những mục đích của các tác giả.
Những khảo sát, tìm tòi của khoá luận đã góp phần giới thiệu một cách hệ thống lý thuyết về độc thoại nội tâm và góp phần vào việc thẩm định giá trị của tác phẩm văn học hiện đại, nhằm có được đánh giá đúng , kĩ hơn về đối tượng, sự kiện, nhân vật, tình huống… của tác phẩm và từ đó làm tăng khả năng cảm thụ tác phẩm văn học hiện đại.
Khoá luận tập trung vào khảo sát, phân tích các hình thức thể hiện độc thoại nội tâm, miêu tả số lượng, cách thức thể hiện các phát ngôn độc thoại nội tâm và giá trị thể hiện của chúng trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm, thể hiện phongcách cảu mỗi tác giả. Qua đó góp thêm cứ liệu ngôn ngữ đẻ định vị phong cách các tác giả trẻ hiện nay.
Khai thác các đoạn độc thoại nội tâm và ngôn ngữ thể hiện của chúng trong tác phẩm của bốn cây bút từ Trần Thuỳ Mai đén Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo nhằm thấy được sự phát triển của ngôn ngữ độc thoại nội tâm và góp một cái nhìn rõ ràng, toàn diện hơn về độc thoại nội tâm giúp cho việc cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học đúng đắn và sâu sắc hơn.
PHỤC LỤC 1:
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 7 TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THUỲ MAI
Tên tác phẩm
Nhân vật
Phát ngôn độc thoại
Nội dung độc thoại
Hoàn cảnh độc thoại
Chú thích
1. Gió thiên đường
Nhân vật Tôi (tức My)
Phát ngôn 1:
Tôi nhìn y, lòng muốn lao vào y mà cấu xé, "Đồ mắc dịch, đồ chết toi, đồ đùa dai, đồ mất dạy, làm người chết đi được"
Hờn giận trong tình yêu (khi Hiếu, lâu không đến tìm My)
Khi Hiếu đến đón My đến vũ trường trong đêm giáng sinh.
(T1; 10)
nt
Phát ngôn 2:
Nhưng lẽ nào con gái mà tuôn ra những lời rủa rả như thế?
(T1; 10)
nt
Phát ngôn 3:
Một điều ước thầm kín, có thể một ngày kia sẽ nói ra, nhưng không phải bây giờ…
Về một điều ước
Trong quán Dã Thảo, khi ngôi sao vụt ngang.
(T1; 11)
nt
Phát ngôn 4, 5, 7, 8, 9:
Ừ, con gái thật khờ, ai cũng thế. Một ngày có đến hai bốn giờ. Dù có ghé sáng, trưa, chiều, cùng lắm chỉ mười tiếng đồng hồ. Chỉ cần một ngày một giờ, chàng trai đủ tạo nên một huyền thoại phiêu lưu mới. Và một trong những huyền thoại phiêu lưu ấy là tôi…
Về mối quan hệ đa phương: Một chàng trai và hai cô gái (My là một trong 2 cô gái đó).
Khi nói chuyện với người yêu cũ của Hiếu
(T1; 14)
nt
Phát ngôn 10,… , 15:
Dã Thảo ơi, ta sẽ không bao giờ còn đến đây. Từ biệt khung cửa sổ mênh mông và gió. Và những bản nhạc mà Hiếu thích. Giờ đây tôi hiểu vì sao Hiếu không thích nghe nhạc tiền chiến. Trong đó không có cách yêu, cách nghĩ của Hiếu. Thôi đừng nghĩ đến Hiếu, đừng nghĩ nữa…
Về mình, về chàng trai mình yêu (Hiếu)
Khi ở quán cà phên Dã Thảo (cùng người yêu cũ của Hiếu)
(T1;14)
nt
Phát ngôn 16, 17:
Không biết trong cuộc chiến tranh im lặng này, ai lì hơn? Lửa trong mắt Hiếu tan trước hay tảng băng trong lòng tôi rã trước?
Suy tư về sự tình làm lành của mình và người yêu.
Hiếu đến nhà Mi sau một thời gian dài vắng mặt.
(T1;15)
nt
Phát ngôn 18:
Tôi nghĩ thầm: "Mẹ con với ba lúc nào cũng chung thuỷ, nhưng có phải tình yêu không?
Suy tư về một quan niệm trong tình yêu của bà mình.
Hai cha con nói chuyện (sau khi Hiếu về)
(T1; )
Phát ngôn 19, 20, 21:
Thêm đi một bản Blue Chritmas trong tay Hiếu. Thèm ngồi cạnh Hiếu sau khung cửa mênh mông trong cà phê của Dã Thảo, chia với Hiếu một cơn gió. Thèm cùng đi với Hiếu trên một con đường dài, Hiếu thỉnh thoảng vừa đi vừa cười vừa ngả đầu ra sau khiến những sợi tóc cứng đâm vào má tôi…
Nhớ về Hiếu (người My yêu)
Khi thấy mọi người chuẩn bị giáng sinh mới (My ngồi một mình trong nhà).
nt
Phát ngôn 22:
Đôi mắt này, nỗi buồn này, Hiếu đã để lại cho tôi…
Suy tư về nỗi buồn của một cuộc tình buộc phải xếp vào kỉ niệm
My đứng trước gương.
(T1; )
2. Biển đời người
Nhân vật Măng
Phát ngôn 23, …, 26:
Tôi biết, Bim của tôi từ nhỏ loanh quanh nơi cái xóm thấp như rún biển, cả đời mới ra khỏi thành phố một lần. Gã phương xa kia với Bim là cả một chân trời. Cũng phải thôi. Ai muốn giam mình trong ao, mà chẳng muốn vươn ra ngoài biển rộng?
Suy tư về việc người yêu bỏ mình đi lấy chồng ngoại quốc.
Sau khi nói chuyện với mẹ về Bim (người yêu).
(T2; 16)
nt
Phát ngôn 27, 28, 29:
Lâu lắm rồi mới nghe Bim nói giờ giọng Bim khác xưa, từ tốn, buồn buồn. Cái vẻ buồn làm lòng tôi bỗng chùng xuống. Muôn vàn điều muốn nói mà sao chẳng nói được gì?
Về cảm xúc khi gặp lại người yêu xưa.
Khi Bim (người yêu cũ) từ nước ngoài về thăm nhà với nỗi buồn không có hạnh phúc nơi xa xứ.
(T2; 17)
nt
Phát ngôn 30, 31:
Bỗng dưng nước mắt tôi ràn ra không giữ nổi "Bim ơi lớn rồi sao còn nói ngơ ngơ?"
Đối thoại ngầm với Bim (người yêu)
Khi thấy người yêu xưa giờ vẫn giữ nguyên vẻ ngơ ngơ của một đưa trẻ chưa thể tự lo cho mình.
(T2;18)
3. Thương nhớ Hoàng Lan
Nhân vật tôi
Phát ngôn 32:
Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải ấy, kiếp nào cha mới đến Tây Phương.
Suy tư về kiếp tu hành của cha mình.
Khi nghe mọi người kể về tình cha - mẹ và kiếp tu hành của cha.
(T3; 21)
4. Trăng nơi đáy giếng
Hạnh (người vợ)
Phát ngôn 33, 34, 35
Cô Hạnh chỉ lặng lẽ nhìn: người đàn ông này đã là người cô yêu thương, tôn thờ cho đến nửa đời người. Trước đây, mỗi cái nhìn của ông là mệnh lệnh đối với, vậy mà nay cô phải trái ý đông. Ý nghĩa đó làm cho rơm rớm nước mắt.
Suy tư về việc tìm một người vợ mới biết sinh con cho chồng.
Khi nghe lời cô thầy bói phán về số phận mình.
(T4; 165)
nt
Phát ngôn 36, …, 40:
"Tôi sai rồi, còn oán ai. Người ta là vợ chồng, đã có con cái, còn tôi…." Tôi chỉ là một vật thừa…
Suy tư về việc tìm một người vợ mới biết sinh con cho chồng.
Khi nghe lời cô thầy bói phán về số phần của mình.
(T4;165)
nt
Phát ngôn 41,… , 44:
Tôi bỗng ngượng ngùng không khóc được nữa. Ừ, đã cho thì cho đứt luốn, sao tôi đã nói hi sinh mà còn tiếc nuối. Nhưng là người có máu có thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu phải thánh mà một phút dứt bỏ một nửa cuộc đời… không, không phải một nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi…
Suy tư về sự hi sinh của bản thân (nhường chồng cho người khác vì sự nghiệp và hạnh phúc của chồng).
Khi nghe cô Thơi (thầy bói) động viên, ai ủi.
(T4; 165)
nt
Phát ngôn 45:
Không hiểu sao đã chịu đứng bao điều nặng nề, mà giờ đây tôi lại không kham nổi cái cảnh tượng hết sức bình thường thế này?
Suy tư về cảnh người chồng vốn được mình rất nuông chiều, giờ phải giặt giũ, lo cho vợ con, lại còn bị vợ
Khi chứng kiến cảnh chồng cũ vừa giặt đồ vừa phải nghe nói rất xấc của cô vợ sau.
(T4; 169)
5. Chị Hai ơi
Tôi (tức Hiệp)
Phát ngôn 46, 47:
Cái nhìn xoáy buốt làm tôi nhận ra chỉ thật đẹp, khuôn mặt trái xoan, nước da rời rợi trắng. Không hiểu sao người như thế mà chống nỡ lòng chê bỏ?
Suy tư về người con gái mới đến ở nhà mình.
- Khi chạm phải cái nhìn của Trúc (người con gái mới đến nhà).
(T5; 34)
nt
Phát ngôn 46, 47:
Mẹ ơi! Mẹ làm sao hiểu, có bao giờ Trúc quyến rũ con đâu?
Đối thoại ngầm về sự tình mẹ Hiệp đuổi Trúc khỏi nhà mình.
Khi Mẹ Hiệp nói đuổi Trúc (vì cho rằng cô ta quyến rũ Hiệp).
(T5; )
nt
Phát ngôn 48,…, 50:
Tôi nghẹn ngào ra đi, đầu óc hoang mang không sao hiểu nổi: Tôi còn chưa vợ, Trúc không có chồng, vậy mà sao chúng tôi không được sống với nhau?
Suy tư khi không tìm thấy Trúc.
Sau khi gặp người chồng cũ tìm hiểu thông tin về Trúc (biết rằng anh ta đã có vợ, Trúc thì chưa có chồng).
6. Chuyện ở phố hoa xoan
Hưng (người nặn tượng)
Phát ngôn 51, 52, 53.
Cô gái này là ai? Cô ta định làm gì ở đây? Hưng chậm chạp nghĩ.
Suy tư về cô gái mà Hưng trông thấy
Khi nhận thấy Vi Ngây (cô gái) đang đứng cùng một bọn con trai lạ đòi cô mở áo cho xem.
(T6; 57)
nt
Phát ngôn 54, 55, 56
Hưng sửng sốt. Trông cô gái như vầng trăng, lồ lộ, nõn nà. Có một sắc đẹp như thế mà chịu mở áo cho người ta xem thân thể chỉ vì một chầu ốc nóng?
Suy tư về hành động bất thường của một cô gái đẹp
Khi chứng kiến Vi Ngây (cô gái đẹp) mở áo cho bọn con trai xem chỉ vì một chầu ốc nóng.
(T6; 57)
nt
Phát ngôn 57:
Bỗng nhiên Hưng chợt nghĩ, liệu có thể dạy cho cô hiểu thêm rằng có nhiều thứ không thể trao đổi không?
Suy tư về việc dạy cho cô gái bị ngây ngô ý thức về sự trao đổi trong cuộc sống
Sau khi cho Vi Ngây ăn ốc nóng (cô gái tỏ ý muốn cho xem ngực để trả ơn).
(T6; 62)
7. Phật ở Kyong-Ju
Nhân vật tôi (My)
Phát ngôn 58, 59, 60:
Tôi thầm nghĩ: "nếu mình mà hồng hào, hơn thêm một chút phấn chẳng hạn, mới có thể gọi là xinh". Ừ, nhưng mà Kim biết vẽ. Biết đâu ông ấy đã nghĩ đến cách tô màu cho con bé nhợt nhạt này…
Suy tư về ngoại hình của bản thân và mối liên hệ với Kim
Khi đứng trước gương soi
(T7; 311)
nt
Phát ngôn 61, …, 65:
Tôi bất giác rụt tay lại. Đúng là tôi đuối sức vì công việc. Đúng là tôi có cần tiền. Nhưng làm sao có thể để ông ta "bao" tôi như thế. Kim xem tôi là hạng người gì?
Suy tư về những việc Kim (người đàn ông mới quen ở Hàn Quốc) khi My sang đó học.
Sau khi nghe bạn bè xì xào, Kim (bao mình).
(T7; 313)
nt
Phát ngôn: 66, 67:
Có lúc một tiếng nói ranh ma thì thầm bên tai tôi: "Thây kệ, ta cứ nhận, nhận mà không trả, dẫu có đòi cũng không trả, hỏi làm gì được nhau. Mình là con gái cũng phải lợi dụng chút lợi thế chứ".
Đối thoại ngầm về việc nhận sự viện trợ mọi mặt từ Kim.
Sau khi nghe bạn bè xì xao Kim có ý định "bao" My (vì thích My) - trở về phòng một mình.
(T7; 314)
nt
Phát ngôn 68, 69:
Đưa tay nhận tiền của Kim hay nhận lấy cơ hội kiếm tiền mà Kim đưa đến thì có khác gì nhau? Tôi đang muốn bứt mình khỏi Kim thì không thể nhận thêm gì của ông ta nữa nếu không, tôi sẽ tự hoá mình thành con nợ của ông để rồi không thể hẹn trả sang kiếp sau…
Đấu tranh nội tâm về việc nhận hay không nhận sự giúp đỡ của Kim
Khi đứng trước sự lựa chọn: đồng ý đi làm theo sự giúp đỡ của Kim hoặc từ chối tất cả.
(T7; 315)
PHỤC LỤC 2:
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 7 TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Tên tác phẩm
Nhân vật
Độc thoại
Vấn đề độc thoại
Hoàn cảnh độc thoại
Chú thích
1. Biển ấm
Tôi (tức Trúc)
Phát ngôn 70, 71, 72:
Anh ở đâu? Sao tôi nhớ anh thế này. Bao nhiêu năm, tôi sống và tôi hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông nào thay thế được anh trong tâm linh tôi.
Nhớ về người yêu
Khi đứng trước biển
(T8; )
2. Bẩy ngày trong đời
Nhân vật Sanh
Phát ngôn 73:
Hình như anh đã nghe bài hát này ở góc một cánh rừng trụi lá, bên một con suối nhỏ, trong vắt.
Về một bài hát chợt nghe được
Khi nằm nghỉ ở rừng và nghe một bài hát vọng lại từ xa.
(T8; )
nt
Phát ngôn 74, 75, 76:
Thế đấy. Cũng tại anh, giá anh quan tâm đến nó hơn một tí thì nó đỡ phải trả giá cho cái sự thiếu kinh nghiệm của mình như thế không? Cứ làm thầy rồi lại làm trò, giá đắt quá.
Tự trách thầm vì phút lơ là của bản thân.
Buổi trưa, ở rừng cùng đơn vị
(T8; 254)
nt
Phát ngôn 77, 78:
Của anh ấy: Anh ấy bây giờ ở đâu nhỉ.
Suy tư về đứa con trong bụng
Khi nhìn bụng mình ngày một to
nt
Phát ngôn 79, …, 84:
Đàn ông, cái sự quên hay nhớ của họ đều có ý thức. Họ đã không muốn cái gì thì đừng có cố mà giữ. Đâu cứ phải có ba đầu sáu tay hay phồng mang trợn mép lên là giữ được? Anh không đến. Nghĩa là anh không muốn. Vậy Lụa tìm để làm gì?
Suy tư về việc nên hay không nên tìm gặp người yêu (bố đứa bé trong bụng)
Khi mọi người căn vặn nguồn gốc của đứa bé trong bụng.
(T8; 262)
nt
Phát ngôn 85, …, 96:
Con trai hay con gái? Anh bảo: Một thời gian nữa khi anh xong việc, chúng mình sẽ lấy nhau. Em sẽ đẻ cho anh thật nhiều con. Con gái giống em cái mắt và cái miệng. Giống anh cái tai và cái tóc. Tóc anh mềm và xoăn, con gái tóc xoăn sẽ khổ. Không chúng mình không được để cho con cái phải khổ. Có anh, em và con sẽ không khổ.
Vậy mà bây giờ. Bỗng dưng anh biến đi đâu. Có lẽ, anh cũng không biết rằng cô đã có con với anh. Con trai hay con gái đều tuyệt vời cả.
Suy tư về người yêu (lời nói của người yêu ngày ở bên nhau).
Khi trốn ra sau nhà đứng một mình.
(T8; 262)
3. Tình yêu ơi, ở đâu?
Nàng
Phát ngôn 97,..., 114:
Nàng đi tìm cái gì nhỉ? Người ta cái chuyện lấy vợ lấy chồng dễ thế, sao nàng lại khó? (…) Người ta ai cũng chịu đựng nhau cả, có điều không phải lúc nào cũng nói ra.
Suy tư về việc tìm kiếm tình yêu của mình.
Sau khi đã trải qua mấy lần tìm kiếm hạnh phúc mà không thành.
(T10; 281, 282)
nt
Phát ngôn 115,…, 121:
Tại sao nàng lại phải ngôi đây nhìn những đứa trẻ con xa lạ hậm hực với nàng? Mà chúng hậm hực cũng có lí do của chúng. Chúng sợ nàng là mẹ ghẻ, là mụ phù thuỷ đối xử tàn tệ với chúng. Giờ này ngoài đường, nắng đã tắt, chỉ có gió mát và hương thơm. Nàng phải ngồi đây để ngửi khói của than tổ ong, để ngửi khói của than tổ ong, để nhảy vào cuộc sống xa lạ với cơm áo gạo tiền, bếp núc. Có lẽ hai đứa trẻ bình thường rất ngoan ngoãn kia lo sợ nàng sẽ cướp mất người bố, chiếm căn nhà và tống chúng ra đường như bao cảnh con chung con riêng nên chúng mới đối xử như thế với nàng. Chúng thật đáng thương và tội nghiệp.
Suy tư về cách cư xử của những đứa con của đồng nghiệp (người nàng có cảm tình và được mời đến nhà)
Khi đến nhà Bình(người đồng nghiệp mà nàng có ý định yêu)
(T10; 284)
4.Mại
Mại
Phát ngôn 122, 123:
Sao lại thế này nhỉ? Sao cô lại ở đây?
Tự chất vấn mình
Khi ở trên giường ngủ cùng Hưng
(T10; 288)
nt
Phát ngôn 124, 125:
Lâu lắm rồi, cô lại gặp ánh mắt đó. Thời xa xưa ấy, nghĩ lại làm gì.
Suy tư về ánh nhìn của Hưng
Khi Hưng nhìn Mại
(T11; 288)
nt
Phát ngôn 126, …, 134:
Mình hư hỏng mất rồi. Ai lại có thể ngủ với một người đàn ông chỉ gặp nhau loáng thoáng trong những cuộc họp của công ty. Ngày mai, ngày kia và sau này nữa, mỗi lần gặp Hưng, mình sẽ thế nào? Và nhỡ mình yêu Hưng thì sao?Trời ơi, thật khủng khiếp vì sẽ chẳng bao giờ có điều đó cả.Hưng ào đến bên mình, cuồng si với mình chẳng qua Hưng con trẻ quá. Lại là đàn ông nữa.Và chẳng bao giờ Hưng yêu mình cả. Thật khủng khiếp.
Suy tư về việc làm của bản thân
Sau khi ngủ cùng Hưng(người kém mình hai tuổi)
(T11; 291)
(nt)
Phát ngôn 135, 136:
Cô thấy mọi thứ xa tít tắp. Những cánh hồng nhung đỏ sẫm rung rung trong gió và những giọt mưa.
Về cảm xúc của bản thân
Sau khi một cô gái đến tìm Hưng
(T11; 293)
(nt)
Phát ngôn 137, 138, 139:
Thôi mình yêu Hưng mất rồi. Làm sao mà Mại có thể quên được Hưng nữa.Mà tại sao, bỗng nhiên Hưng lại xưng anh với Mại bằng một giọng yêu thương đến thế.
Suy tư về tình cảm với Hưng
Khi thấy Hưng cư xử dịu dàng với mình trước mặt cô gái yêu Hưng.
(T11; 294)
(nt)
Phát ngôn 140, 141, 142:
Mại biết chỉ một lần nữa thôi, Mại ngoái lại với Hưng.Mại sẽ mất mình mãi mãi.
Suy tư về việc ra đi của bản thân
Sau khi quyết định xa Hưng
(T11; 294)
5. Hậu thiên đường
Nhân vật tôi(người mẹ)
Phát ngôn 143, …, 153:
Thế nào nhỉ? Bốn mươi tuổi, tôi đã có cái gì cho mình. Tiền tài thì vớ vẩn, chỉ đủ ăn và giữ một cuộc sống đạm bạc (…) Không có cái gì trong tay mình là nhất cả.
Suy tư về cuộc đời mình
Khi chờ con gái về.
(T12; 301)
nt
Phát ngôn 154, 155, 156:
Lâu nay tôi cứ trượt trên những cái dốc nào? Sao không bao giờ tôi hỏi đến cuộc sống nội tâm của con. Lâu lắm rồi hình như tôi chưa dừng lại để ngoảnh lại đằng sau để xem nhỉ, chỉ tiến thôi.
(T12; )
nt
Phát ngôn: 157,…, 163:
Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ cơn mưa qua. Rồi về nhà. Hoá ra lâu nay, tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi không nhỉ?
Về đường đời mình đã trải qua và con đường đời con gái sắp đi tới.
Khi đọc nhật kí của con gái.
(T12; 305)
Phát ngôn: 164, 165:
Thời gian trôi nhanh thật. Thoáng cái, con gái đã biết yêu.
Suy tư về con gái
Khi đọc nhật kí và biết con mình đã yêu.
(T12; 306)
nt
Phát ngôn: 166, 167:
Con gái vẫn chưa về. Thì ra lâu nay nó đã đi và thường xuyên về muộn, tôi lại không hề biết vì tôi về muộn hơn nó.
Suy tư về sự tình về muộn của con gái
Khi chờ con gái đi sinh nhật tối về muộn
(T12; 306)
nt
Phát ngôn: 168,…, 171:
Chẳng có một lí do gì để nó có thể về khuya đến như vậy. Sinh nhật từ chiều cơ mà. Xung quanh hàng xóm ngủ im thin thít. Đường vắng hoe vắng hoắt.
Nỗi lo lăng khi chờ con gái.
Khi chờ con gái đi sinh nhật tối về muộn
(T12; 306)
nt
Phát ngôn: 172:
Thôi, thà không đọc nữa còn hơn là phải biết những gì khủng khiếp đang xảy ra với con mình.
Suy tư, hoang mang khi thấy con mình đang sa vào mối tình nguy hiểm
Khi đọc nhật kí (biết con gái đang yêu một gã đàn ông có vợ con…)
(T12; 307)
nt
Phát ngôn: 173, …, 181:
Vội vã thế con. Cuộc đời dài lắm, mà những cái hoan lạc mà con người ai cũng trải qua thì ngắn. Vội mà làm gì. Hai mươi tư tuổi, mẹ mới biết thế nào là hạnh phúc thì lập tức một chuỗi đau khổ kéo theo. Thế mới hay, ai cũng nhem nhẻm nói rằng mọi thứ ở đời đều có giá của nó. Hoặc trồng cây gì thì ăn quả đấy, hay gieo gì gặt đấy. Nhưng tôi. Tôi có gieo gì đâu mà sao đời tôi gặp toàn cỏ dại? Chẳng lẽ một phút xiêu lòng mà lại khốn khổ đến thế này sao?
Suy tư về cuộc tình đi qua giới hạn cho phép của con gái. (khi mới 16 tuổi)
Khi nhìn con gái vừa đi chơi về (mặt nhợt son phấn tóc bông xù)
(T12; 307)
nt
Phát ngôn 182, …, 190
Thôi, xong rồi. Con gái tôi thành đàn bà mất rồi (…) Đến tận bây giờ.
Dòng suy tư về con gái và về quá khứ đau buồn của mình.
Khi nhìn khuôn mặt ngay dại vì hạnh phúc của con gái.
nt
Phát ngôn 191, 192:
Đứa nào nhỉ, đứa nào mang khuôn mặt đợi chờ của con gái tôi đi mất và trả cho nó khuôn mặt đàn bà, vừa đằm thắm vừa non nớt của cô bé tuổi mười sáu? Nó đã đến tuổi thành niên đâu cơ chứ.
Suy tư xót xa khi con gái thành người đàn bà 16 tuổi.
Khi nhìn khuôn mặt ngay dại vì hạnh phúc của con gái.
(T12; 310)
nt
Phát ngôn 193, 194
Lại vẫn những vòng hào quang như tôi đã gặp. Đến lúc nào, sẽ là một cái hang sâu hun hút.
- Suy nghĩ về cuộc đời mình và những gì xảy ra đến với con gái.
Khi nghe con gái nói về viễn cảnh hạnh phúc của mình.
(T12; 310)
nt
Phát ngôn: 195,…, 239:
Hình như ai trong đời cũng đã từng đặt chân tới đó(…) Rồi họ đẻ ra một đứa con, quặt quẹo vì bố mẹ chúng cũng mệt mỏi lắm rồi.
Suy tư, tưởng tượng về cuộc sống sau khi đến "thiên đường".
Sau khi nghe con gái nói đến việc lấy chồng ở tuổi 16 (và coi đó là thiên đường).
(T12; 310, 311).
nt
Phát ngôn 240,…, 244:
Sao lại thế hả con? Con lú lẫn mất rồi. Tôi phải làm gì bây giờ hả trời? Không phải con đang chấp chừng ở miệng vực nữa mà đang ở trong lòng vực rồi. Bao giờ thì chìm xuống đáy?
Suy tư về dòng nhật kí say mê đến lú lẫn với người đàn ông đã có vợ của con gái viết.
Khi đọc nhật kí con gái viết về người yêu (con gái yêu say mê một kẻ đã có vợ con, lấy của cô từng đồng xu cô có).
(T12; 313, 314)
nt
Phát ngôn 245, …, 249:
(Dòng ý thức ám ảnh).
Ai cũng mang khuôn mặt con gái. Chỉ có điều, đấy không phải là khuôn mặt đợi chờ mà là khuôn mặt đàn bà. Người đàn bà mười sáu tuổi. Những hàng cây, những nẻo phố và người đông đúc. Con tôi ở đâu? Bên những người đàn ông một vợ hai con, lại còn bòn rút cả năm xu một hào còn bản thân thì không mất gì cả.
Suy tư, ám ảnh về khuôn mặt khi bị biến thành đàn bà của con gái…
Lao ra đường sau khi đọc nhất kí của con gái.
(T12; 313, 314)
nt
Phát ngôn 250, 251:
Phải rồi, bây giờ và mãi mai về sau sẽ chẳng bao giờ con hiểu được tiếng mẹ nữa. Mẹ con mình sẽ gần nhau hơn xưa và cũng sẽ xa nhau hơn xưa.
Độc thoại tâm linh sau khi người mẹ chết.
Sau khi chết
(T12; 315, 316)
Phát ngôn 252, …, 254:
(Độc thoại hoang tưởng).
Mẹ vì con. Thôi thà để hắn ôm con cho ấm còn hơn là mẹ chỉ có thể thành gió để ngăn con. Cũng chẳng ngăn được mà chỉ làm con lạnh thôi.
Độc thoại tâm linh
Người mẹ nhìn thấy con gái trong tay gã đàn ông có vợ (Sau khi người mẹ đã chết)
(T12; 316)
6. Thiếu phụ chưa chồng
My
Phát ngôn 255, 256, 257:
Mới đây, những người đàn ông còn xoắn xuýt bên nàng, mỗi người một vẻ thi nhau vẽ ra viễn cảnh sáng chói cho một tương lai. Ai cũng không ngừng áp tai lên bụng My, chỗ đứa bé ngọ nguậy. Bây giờ khi nàng đau đớn như bị xé nát thân mình thì My chỉ có một mình.
Suy tư, đau xót cho thân phận (một mình trên bàn mổ đẻ)
Khi bà bác sĩ hỏi My người nhà để yêu cầu kí biên bản mổ đẻ.
(T13; )
nt
Phát ngôn 258, 259:
Mổ bụng sẽ rất xấu, một vết sẹo như con giun chạy ngang bụng đến hết đời. My thì sợ một ngày nào đó mình sẽ rất xấu.
Suy nghĩ về hậu quả việc mổ đẻ
Khi bác sĩ yêu cầu My mổ đẻ.
(T13; 323)
nt
Phát ngôn 260, …, 266:
Đời thật chó má. Đàn bà chửa là cửa mả. Đàn bà đẻ là vượt cạn một mình. Một mình. Một mình vượt cạn. Một mình đau đớn giằng xé. Một mình quyết định mổ mình giữa những người xa lạ.
Suy tư về nỗi một mình vượt cạn
Khi đau đẻ, (bà bác sĩ yêu cầu My kí nhanh để mổ, vì thai ngược).
(T13; 323)
nt
Phát ngôn 267, 268, 269:
Tất cả đều tạm ổn: khuôn mặt tròn. Hai mắt to. Môi dày và đỏ. Ngực to hông nở.
Suy tư về dáng vẻ bề ngoài của bản thân
Khi tự ngắm mình
(T13; 329)
nt
Phát ngôn 270:
Đời thuở nhà ai, một người vừa xinh đẹp, vừa tài năng như My mà phải chạy đến với nghệ thuật để trở thành ngôi sao bằng đôi tông xanh Sài Gòn mượn của thằng em, trông nó còn khả dĩ hơn đôi dép nhựa đã mấy năm của cô.
- Thầm oán trách số phận hẩm hiu chìm trong bóng tối, quê mùa của mình.
Khi bỏ nhà chạy theo đoàn văn công
(T13; 329)
nt
Phát ngôn 271, 272
Anh không giống bất cứ cậu thanh niên cùng làng hay trên phố huyện thỉnh thoảng My gặp. Họ mà vớ được bữa rượu thịt như hôm nay thì chắc sẽ ăn không khác gì con lợn đằng sau nhà.
Suy tư về người anh rể.
Trong bữa cơm đón vợ chồng chị gái.
(T13; )
nt
Phát ngôn 273, 274:
Tại sao Dương không phải là người yêu của cô mà lại là chồng chị Hảo? Chị đã hết thời, vừa già vừa xấu hơn cô rất nhiều?
ý nghĩ mong muốn Dương (anh rể) là người yêu của mình
Khi bắt gặp ánh nhìn cửa Dương ở cửa phòng.
(T13; 334)
nt
Phát ngôn: 275, 276, 277:
Thế là xong. Chỉ có nó, một mình nó là đủ. Cầu mong cho nó giống Dương, vì dù sao lúc này sống với Dương cũng ổn thoả nhất.
Suy tư về đứa con mới ra đời.
Tỉnh dậy sau khi mổ.
(T13; 334)
nt
Phát ngôn 278,…, 282
Sao lại thế? Tại sao lại không có bàn tay. Mà thiếu mắt thì nhìn bằng cái gì? Nó đâu, cô không hề được nhìn thấy nó. Người ta có thể vì cái gì mà bỏ bố mẹ, anh em chứ không thể bỏ con, cô phải có nó.
Suy tư về đứa con mới sinh ra.
Khi đọc lá thư Dương để lại (lúc anh đã mang đứa trẻ đi ấy xa)
7. Tân cảng
Nhân vật người vợ
Phát ngôn 283, 284:
Không hiểu từ đâu nhỉ? Từ lúc nào bắt đầu của chuyện này?
Về chuyện tan vỡ của gia đình.
Khi về ngôi nhà cũ, gặp chồng cũ
(T13; 153)
nt
Phát ngôn: 285,…, 290:
"Sẽ quen". Phải rồi. Mọi thói quen đều bắt đầu bằng vô thức. Vô thức tồn tại và thành thành quen. Thói quen làm thành ngôn ngữ. Thói quen tạo ra tác phong cho cá nhân và phong tục cho cả một cộng đồng. Thói quen làm thành số phận và con người phải gánh số phận bằng chính hai vi mình. Từ đâu nhỉ? Chắc từ hôm chị bay ra Hà Nội họp.
Suy tư về thói quen và số phận
Khi về nhà nói chuyện với chồng cũ
(T13; 153)
Đứa con lớn(thằng anh)
Phát ngôn 291, …, 296:
Bao lần ngồi một mình uống nước đợi mẹ, nó đều ước giá có em ngồi cùng. Thằng bé sẽ chạy chơi trên những bãi cỏ xanh và khô. Nó sẽ gọi cho em một cốc kem to để thẳng bé chén bởi kem là thứ nó thích nhất. Sẽ cùng em đếm những chuyến tàu vào ra mê mải. Vậy mà đến giờ. Chưa một lần nó cho em đến được Tân cảng.
Về đứa em trai của mình
Khi hai anh em chơi đồ chơi.
(T13; 155)
Người chồng
Phát ngôn: 297,… 302:
Sao lại thế này nhỉ? Bao năm nay. Từ lúc linh cảm về sự ra đi của chị. Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần. Lúc nào anh cũng ám ảnh về chuyện này để rồi bây giờ, anh lại chẳng tại sao?
Về sự chia tay của hai người.
Khi đưa vợ con ra sân bay.
(T13; 161)
nt
Phát ngôn: 303, …, 310:
Tại sao? Tại sao? Hôm qua anh không vứt bỏ lòng tự ái, ghen tuông và tha thứ cho chị. Thậm chí van xin chị nghĩ lại? Tại sao anh luôn lường trước sự rủi ro cho những hợp đồng kí với đối tác cả ta lẫn tây mà lại không lường trước được cái rủi ro của ngày hôm nay.
Về nguyên nhân của sự chia tay (ân hận, ray rứt)
Khi đưa vợ con ra sân bay.
(T13; 161)
PHỤC LỤC 3:
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 7 TRUYỆN NGẮN CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH
Tên tác phẩm
Nhân vật
Độc thoại
Vấn đề độc thoại
Hoàn cảnh độc thoại
Chú thích
1. Kịch câm
Nó (đứa con gái lớn trong gia đình)
Phát ngôn 311:
Từ đây - nó nghĩ - mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi: với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này.
Toan tính sau khi nhặt được mảnh giấy bố viết cho người tình.
Sau khi đứa con gái lớn trong một gia đình nhặt được tờ giấy của ông bố viết hẹn hò với người tình.
(T15; 18)
Phát ngôn: 312, 313:
Rồi nằm dài, một trưa, nó nghĩ - mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi: với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này.
Suy nghĩ về bản thân sau khi đã có được quyền thay đổi luật lệ trong nhà (nhờ mảnh giấy).
Sau khi mọi luật lệ trong nhà đã được thay đổi.
(T15; 20)
nt
Phát ngôn: 314, 315, 316:
Nhưng khi ngồi vào bàn ăn, nhìn thấy mẹ mình yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng, nó tủi thân một cách trẻ con: "À, cái đám mắt lồi chúng mình đây được yêu thương chẳng qua chúng mình là sản phẩm của ông bố này. Mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình. Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu một người duy nhất, chắc hẳn là mẹ sẽ cứu bố".
Những suy nghĩ, tủi thân khi thấy mẹ dành nhiều tình yêu thương cho bố.
Trong bữa ăn gia đình: Khi đứa con gái lớn nhìn mẹ mình vừa yêu thương vừa sợ sệt gắp thức ăn cho chồng.
(T15; 20)
nt
Phát ngôn 317:
Rồi bình tâm trở lại, nó nhìn bà mẹ rất đơn giản ấy mà thương hại: "Thôi, giấu đi là vừa, mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì được, và ngây ngô quá, chưa chắc đã khổ, chuyện lớn sẽ thành trò đùa, bố sẽ quen đi, rồi sẽ không ai sợ ai trong nhà này cả".
Suy nghĩ về việc giấu mẹ tờ giấy bố viết cho người tình.
Sau khi nhìn bà mẹ đơn giản hiền lành và thấy thương hại mẹ.
(T15; 21)
nt
Phát ngôn: 318:
"Khốn nạn thật, nếu không có chuyện bẩn thỉu kia thì bây giờ phải đạp bán sống bán chết về nhà rồi!"
Suy nghĩ về rồi khổ sở khi cứ phải chống lại ông bố và mọi luật lệ của gia đình.
Khi đứa con gái lớn cố tình ở lại với bạn bè khi đã quá giờ bố quy định phải về nhà.
(T15; 21)
Ông bố
Phát ngôn: 323, 324:
Rồi tủi thân, ông loạng choạng đạp xe giữa cây cỏ hai bên đường. "Mình chết đi, nó có khóc không?"
Tủi thân khi nghĩ về sự ghẻ lạnh, coi thường của con gái với mình.
Khi đang đi trên đường nghĩ về việc con gái lớn ngày càng xa lánh, khinh ghét bố (khi biết ông ngoại tình).
(T15; 23)
2. Si tình
Em
Phát ngôn: 325:
Mười giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, anh và em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân quá mà, điều này đâu còn phải là cái để gọi là "xúc phạm nhau" như hồi mới quen cách đây hai năm!).
Suy tư, (giải thích về việc ngáp vặt trước người yêu.)
Trong một buổi tối đi uống cà phê của hai người yêu nhau.
(T16; 50)
nt
Phát ngôn 326:
Trình tự (lược mấy dòng) và đến mục kể chuyện cười, những chuyện không vui lắm cũng cười (đôi lúc, trong bóng tối, em cảm thấy mình thật giả dối, những cơ cười cứ nhệch ra cầu tài…)
Suy nghĩ
về điệu cười của mình khi nghe chuyện cười của người yêu.
Khi nghe người yêu kể chuyện cười trong một buổi tối ở quán cà phê.
(T16; 50)
nt
Phát ngôn 327:
Anh mà cũng đọc truyện sao? (Một lần, anh bảo: "ghét tiểu thuyết, anh chỉ đọc vớ vẩn, đại loại "Bạn biết gì về cá voi" hay "Tâm lý phụ nữ"… Chẳng hạn, đọc trong lúc nghỉ ăn cơm, vớ được một quyển, hay tối về, đợi giờ đến nhà em…").
Suy tư về việc đọc truyện của người yêu (bình thường không bao giờ đọc truyện)
Trong 1 buổi tối hai người đi uống cà phê: Khi "anh" nói đến việc đọc truyện
(T16; 50, 51)
nt
Phát ngôn 328:
Em cũng nghi lắm (kinh thật,sao em có thể chịu đựng được tình trạng phập phồng này trong suốt 2 năm nhỉ?)
Suy tư về tình trạng sống trong chờ đợi và hoài nghi người yêu.
Khi chờ đợi người yêu đến theo ngày hẹn (nhưng "anh" luôn sai hẹn).
(T16; 51)
nt
Phát ngôn 329, 331:
Trên kệ, vô thiên lủng tổ tò vò, một con tò vò đang cong đít bên cái tổ như cái nậm rượu, em lấy cán chổi đụng vào nó, tò vò hốt hoảng bay đi, rồi vo một nùi mạng nhện, em nhét vào cửa nhà nó. (Một lần thấy em làm thế, có điều em nhét bằng cơm nguột, anh bảo: "Em ác quá!". A, anh là người luôn mắng em ác!.)
Suy tư về việc nhét mạng nhện vào cửa nhà tò vò va nhớ về câu nói của người yêu lúc đó.
Khi đi phủi bụi, mạng nhện trên kệ sách.
(T16; 52)
nt
Phát ngôn 332, 333:
Sách đã ra được năm năm, em đọc đi đọc lại cũng vài lần, một tập truyện về những khu vườn, những người yêu nhau, về một ông thầy giáo già… (Em nghĩ, nếu anh được đọc, có thể anh sẽ bắt đầu 1 kỉ nguyên mới: thích đọc truyện).
Suy tư tưởng tượng về việc, sẽ thích đọc sách của người yêu (nếu "anh" chịu: đọc một quyển sách hay)
Khi nhìn thấy một quyển sách hay trên kệ sách.
(T16; 52, 53)
nt
Phát ngôn 334:
Trong đống báo cũ, em nhặt được một quả trứng gà (gà nhà em có tật xấu đẻ rơi khắp nơi), trong đầu em ngay lập tức tưởng tượng ra cái cảnh tường thuật lại cho anh chi tiết này.
Suy tư, tưởng tượng về người yêu khi nghe "em" thuật lại sự việc "gà nhà em…đẻ khắc nơi".
Khi đi tìm ở kệ sách quyển sách "anh" hỏi mượn lần trước
(T16; 53).
nt
Phát ngôn 335:
Tối thứ bảy hàng tuần (sách vở như bao cặp tình nhân khác!), người hiền trên núi" ấy lặng lẽ ngồi ở cái bàn học của em, chờ đợi.
Suy tư về việc đi chơi vào tối thứ 7 của các cặp tình nhân.
Khi "em (cô gái) đã chia tay người yêu cũ và có một chàng trai khác đem lòng yêu, tìm đến với cô vào thứ 7.
(T16; 54)
Phát ngôn 336, 337, 338:
Tụi bạn an ủi: "Thứ bảy mà đi chơi với bạn trai, chắc chưa có bồ mới!" (Trời ơi, tụi nó vô tình nhắc lại thói quen của hai ta, anh và em căm ghét ngày thứ bảy, nó chật chội, đông đúc, ai cũng như ai. Và em chọn thứ Tư làm thứ Bảy để hẹn hò).
Nhớ về thói quen với người yêu cũ: ghét hẹn hò vào ngày thứ 7.
Khi nghe bạn bè nhắc đến việc "anh" đi chơi với bạn trai vào ngày thứ 7.
(T16; 54)
nt
Phát ngôn 339, 340, 341:
Người hiền kia lại đến, gõ lạch xạch vào cái cổng tôn han rỉ phủ đầy tigon rồi lí nhí mời em đi "uống nước". (Anh ấy không dám dùng từ "cà phê", sợ rằng sẽ xúc phạm em. Tội nghiệp!).
Suy tư về lời mời đi "uống nước" của bạn trai mới (nghĩ tới chuyện đi uống "cà phê" với bạn trai cũ).
Khi bạn trai mới đến mời đi "uống nước".
nt
Phát ngôn 342, 343:
Vào một quán nước (lược mấy dòng) trong cái tư thế bất lịch sự ấy, em ngồi, nghe một người chịu đựng em, như em đã chịu đựng anh, như anh đang chịu đựng ai (biết đâu!)
Suy tư về sự chịu đựng của mỗi người với người mình yêu (chạnh lòng nghĩ tới người yêu cũ)
Khi vào một quán nước cùng người bạn trai mới.
(T16; 54, 55)
nt
Phát ngôn 344, 345:
Rồi em rửa mặt, đánh răng, nấu một nồi cơm, nhét chặt cùng rau thịt vào một cái lon guy-gô mà đến lớp. (Em tưởng tượng anh sẽ cười khi biết em bắt đầu làm cái trò làm nhà lành này).
Suy tư, tưởng tượng về người yêu cũ - "anh", khi thấy mình mang cơm đến lớp.
Khi chuẩn bị cơm, thức ăn đem đến lớp học thông trưa.
(T16; 56)
3. Hoa muộn
Hạc
Phát ngôn 346, 347:
… Ờ đúng rồi, mấy năm nay đã chẳng có ai đến nhặt lá mai cho Hạc. Tuyến lấy vợ, Nhật xuất cảnh, chức cách đây mấy hôm thấy chạy xe vèo vèo ngoài ngã ba, chở một đứa con gái bé như cái kẹo, không ôm iếc gì cả nhưng nhìn thì biết ngay là bồ bịch.
Suy tư về những người đến tán tỉnh Hạc rồi lần lượt ra đi.
- Khi mọi người trong nhà nhắc đến chuyện năm nay không thấy có ai đến với Hạc.
(T17; 66)
nt
Phát ngôn 348, 349:
Một người nói: "Mày đừng có đổ thừa! Cái hoa mai quê mùa ấy việc gì mà làm mày mất tết", rồi ngậm miệng ngay, nhìn Hạc như muốn nói:"Chẳng qua năm nay không thằng nào đến nữa mà thôi!".
Đối thoại ngầm trước cái nhìn của mọi người trong nhà nước trước sự tình vắng bóng các chàng trai đến với Hạc.
Khi Hạc thấy thiếu hoa Mai như không có tết.
(T17; 67)
nt
Phát ngôn 350, 351:
"Năm nay mình đã bao nhiêu tuổi? Vì sao những ngày lễ Tết mình luôn phải nằm nhà?"
Suy tư về việc muộn mằn có bạn trai của mình.
Khi đọc trong mắt mọi người lời nhắc: năm nay không có chàng trai nào đến với Hạc.
(T16; 67).
Phát ngôn 352, 353:
Hạc cau mày:"Khi mình còn trẻ, cỡ này đừng hòng bò đến gần!". Rồi đau đớn nghĩ: "Sao mình cay đắng thế này!".
Suy tư về việc cô bạn giới thiệu cho Hạ một ông anh họ lù khù.
Khi cô bạn dẫn ông anh họ (lù khù, chậm chạp) đến nhà Hạc giới thiệu cho cô.
(T16; 68)
nt
Phát ngôn 354:
Hạc nghĩ: "Có mai rồi đấy, mà vẫn không thành tết".
Suy tư về những bông mai nở muộn.
Khi Hạc và ông anh họ của bạn đi ra vườn xem hoa mai nở muộn.
(T16; 68)
4. Yêu
Tôi
Phát ngôn 355:
… Cái đề này thật khó viết, khó vì tôi không hiểu cái mà mình đang nói có phải là yêu không, hay mới chỉ là một trò lạ cho cả hai người, một thằng bé mới lần đầu "vào đời", và cho tôi đã quá âm u, giờ loá mắt bởi sự trong sáng?
Suy tư về đề ngoại khoá của thầy giáo - "yêu" và câu chuyện tình của bản thân.
Khi viết về đề ngoại khoá của thầy giáo ra - "yêu"
(T18; 70)
nt
Phát ngôn 356, 357:
Ba tôi hiền lành hơn: Con không nghĩ đến sao? Nghĩ nhiều lắm chớ, khôn gphải chỉ nghĩ đến mình tôi, tôi nghĩ đến ba, mẹ, đến ông chồng tương lai của tôi, đến những đứa bé tương lai của tôi (hai hạng nhân vật này có thể không bao giờ có!).
Đối thoại ngầm, suy tư về chuyện tình duyên và định hướng tương lai.
- Khi bố mẹ nhắc nhở cần phải chừng mực lại chuyện yêu đương cho rõ ràng.
(T18; 71, 72)
5. Mưa rơi
Tôi
Phát ngôn 358, 359:
Tôi nằm như thế (lược mấy dòng), trong đầu lâu lâu nảy ra câu hỏi: "có khi nào mù không?". Đã không có ai đến thăm tôi, các bạn cùng lớp chắc đang nấn ná đợi tôi bệnh nặng hẳn rối mới tới.
Suy tư về sự tình ốm của bản thân và suy tưởng đến chuyện đến thăm của bạn bè.
Khi bị ốm, phải nghĩ học ở nhà hai hôm
(T19; 73)
nt
Phát ngôn 360, 361:
Cuối cùng cũng phải có người đến thăm tôi. Thư ngồi rất lâu và hai đứa có lúc ngó mông lung ra vườn, nghe chim ríu rít trên cây, nghĩ rằng học chung lớp Hai đến giờ, sao chẳng có gì để nói nữa nhỉ?
Suy tư về người bạn đến thăm
Khi có bạn học cùng đến thăm
(T19; 74)
6. Hồng ngủ
Tôi
Phát ngôn 362:
Tôi leo lên xe rồi có quyền vênh váo nhìn tất cả quang cảnh buồn bã của thành phố mà nghĩ: "Thôi nhé, cho tao tiền tao cũng không đến nữa, buồn quá đi!"
Suy nghĩ về việc chia tay với thành phố Đà Lạt.
Khi lên xe để rời Đà Lạt
(T20; 82)
Tôi
Phát ngôn 363:
Đạp xe được mười thước, tôi quay đầu nhìn cái bóng của Quang lầm lũi, và chợt Đà Lạt đầy thông và sương trở về: rõ ràng lắm, tôi thấy mình lại tha thẩn trong vườn cải, vườn su, thấy mình đạp xe, vù vù thả dốc và thấy một lũ hoa hồng nằm ngủ trong lòng.
Suy tưởng về kỉ niệm những ngày ở Đà Lạt
Khi gặp lại Quang (người Đà Lạt) trên đường Sài Gòn.
(T20; 83)
7. Thương
Ông Hạo
Phát ngôn 364:
Cô không cố pha trò (cái này khác bà nhà ông: khi bà còn sống, trong các ngày giỗ chạp hay tết nhất, bà làm ông sượng tê người).
Suy tư về cách nói chuyện của Thương và ngầm so sánh với mình ngày trước.
Khi nói chuyện với Thương ở nhà mình.
(T21; 85)
Ông Hạo
Phát ngôn 365:
Cô Thương đi suốt cả ngày và cứ hễ về đến nhà là thấy giặt đồ, vui vẻ hát, những bài hát tiếng Nga du dương, như của một người lắc lư trên xe bò, lơ đãng (điều đó không hợp thời nhưng nó tạo cho cô một vẻ khá trong sáng và lạ lùng).
Suy tư về những bài hát tiếng Nga mà cô Thương hát.
Khi cô Thương về nhà ông Hạo để nghỉ ngơi (sau khi đi cả ngày)
T21; 85,86)
PHỤC LỤC 4:
ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 6 TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THỊ HẢO
Tên tác phẩm
Nhân vật
Độc thoại
Vấn đề độc thoại
Hoàn cảnh độc thoại
Chú thích
1.Người sót lại của rừng cười
Thảo
Phát ngôn 366, 367, 368
Vậy mà nhiều lần mình bảo anh ấy đi yêu người khác, anh ấy không chịu. Anh ấy không nỡ. Rồi đây, lấy nhau, cuộc sồng sẽ hết sức tẻ nhạt…
Suy tư về người yêu (Thành)
Khi gặp Thành đang đứng với cô gái xinh đẹp.
(T22; 104)
Thành
Phát ngôn 369, …, 374
Nếu có phép lạ đến, cô sẽ hiện ra trước mắt anh với hình dạng ra sao đây? Với một thân hình tàn tạ bơ phờ, mắt mộng du tay cầm cành liễu? Hay với bộ quần áo nâu sồng, tay chắp trước ngực: "A di đà! phật!"? Hay một bà chru sang trọng, tay đầy xuyến và nhẫn? Hay một phóng viên đầy tài năng vừa từ Sài Gòn bay ra?
Suy tư, tưởng tượng về Thảo trong hiện tại
Khi Thành trở về họp lớp (thấy thiếu Thảo)
(T22; 109)
nt
Phát ngôn 375:
"Rừng cười ơi! Đã no nê máu và nước mắt lẽ nào ngươi cướp nốt của ta con chim yếu nhỏ nhoi!"
Suy tư về chiến tranh, về người yêu.
Trong buổi họp gặp mặt lớp cũ.
(T22; 109)
2. Dây neo trần gian
Nhân vật (nàng)
Phát ngôn 376, 377:
"Sao trước đây nàng chưa bao giờ để ý đến những mẹt lá đa đong đầy cháo nhỉ? Đựng vào bát không xuể, người ta phải đong vào lá để đủ ban phát cho những hồn côi?
Suy tư về những mẹt cháo lá đa (cúng cho hồn côi)
Đi làm lễ cúng ở chỗ bà Đồng.
(T22;110)
Phát ngôn 378,…, 382
"Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời con mụ điên ấy ư? Thế thì mình cũng điên rồ nốt!"… Nhưng chẳng lẽ ngồi bó tay nhìn anh một mình chới với rồi mất hút trong cõi chết. Thà làm việc gì đó thật điên rồ, còn hơn là không làm gì.
Suy tư về hành động duy tâm của mình (nhổ tóc quấn vào ảnh người yêu) để giữ anh khỏi cái chết.
Khi ngồi một mình trên gác xép nghĩ tới chuyện làm theo lời bà Đồng.
(T23; 119)
Nhân vật "Anh"
Phát ngôn 383:
Nàng đã gọi tên anh hằng đêm?
Suy tư về tình cảm nàng dành cho anh.
Khi bà mẹ của nàng đến bảo anh hãy buông tha cho nàng, rằng tại sao nàng chỉ vì anh mà không lấy chồng, còn nhổ gần hết tóc mình…
(T23;120)
nt
Phát ngôn 384, 385:
Nàng đã làm gì thế này? Nàng vốn là cô gái chỉ quen làm theo lí trí cơ mà?
Suy tư về tình cảm nàng dành cho anh.
Khi bà mẹ của nàng đến bảo anh hãy buông tha cho nàng, rằng tại sao nàng chỉ vì anh mà không lấy chồng, còn nhổ gần hết tóc mình…
(T23; 120)
3. Vũ điệu địa ngục
Tôi (một chàng trai nhà giàu đẹp trai
Phát ngôn 386,…, 389
Và không biết tự lúc nào, tôi cứ đóng đinh trong đầu ý nghĩ: chỉ cần bước một bước về phía nàng, nàng sẽ ở trọn trong vòng tay tôi. Vì nàng nghèo mà. Đẹp trai như tôi, con nhà giàu. Yêu nàng, đó là một việc làm gần như từ thiện.
Suy tưởng về hoàn cảnh của mình và nàng.
Khi đứng bên hè phố, trộm trông sang nhà nàng.
(T24; 125, 126)
nt
Phát ngôn 390:
Tôi sửng sốt nhìn theo nàng, rồi nghĩ lại: Ô hay! Tôi đã ngỏ với nàng lời nào đâu mà có quyền ghen kia chứ!
Suy tưởng về cơn ghen của mình.
Khi gằn giọng nói với nang như một người yêu lên cơn ghen (nàng bỏ đi)
(T24;128)
4. Hồn Trinh nữ
Nàng trinh nữ
Phát ngôn 391, …, 394
Theo liền sau anh (lược một số dòng) lặp đi lặp lại không bao giờ dứt:
- Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả…
Đối thoại tưởng tượng về một oan hồn theo sau người. Chồng mới cưới (người lính trẻ năm xưa)
Khi người lính trở về (sau khi hầu cận bên vua - phải chém giết quá nhiều, kể cả bạn thân của mình. Trở về trong tiệc cưới, say rượu và kể toàn chuyện giết người của anh).
5. Vầng trăng mồ côi
Lão Nhát
Phát ngôn 399, 400:
Khi người ta bới được hai mẹ con lên từ tảng đất đen to bằng nửa gian nhà, môi vợ lão đã bị một hòn sỏi nhỏ chặn vào và mép bà nhếch lên như trong một cái cười ngạc nhiên "Tại sao? Tại sao?". Cái cười đó đã ám ảnh lão suốt cuộc đời. Tại sao, và tại sao chứ, tại sao lại phải chết đau đớn trong khi đang uống nước chè xanh, chết lạc hồn lạc vía dưới một tảng đất đen?
Suy tư về cái chết của vợ con lão trong chiến tranh.
Khi lão Nhát nhìn về làng nơi mà lão không dám về (dân làng nghi lão là chỉ điểm nên ghẻ lạnh), nơi đó bố mẹ và vợ con lão đã sống và chết ở đó.
(T26; 144)
Lão Nhát
Phát ngôn 401:
Lời của ông thầy tử vi từ thuở 12 tuổi vo ve như đàn ong bầu trong tai lão:
"Số thằng này thật lạ! Thật lạ cái số thằng này! Có cầu cho chết đi cũng không chết! Cũng không chết đi dù có cầu mong"…
Đối thoại ngầm, đay nghiến về số phận mình.
Khi Lão Nhát bị một người đàn bà rít lên: Cút đi! đồ chó ghẻ, đồ chỉ điểm.
(T26;147)
6. Làn môi đồng trinh
Cậu em (hàng xóm của Hằng)
Phát ngôn 402:
Cậu bỗng có cảm giác ân hận, có thể vì câu và những người bạn của cậu, những người khác nữa, trên cuộc đời này đã lạm dụng ánh sáng. Để làm những điều xằng bậy, nên đã dồn đêm tối cho một vài người bất hạnh như cô hàng xóm mù xinh đẹp kia chăng?
Suy tư về bản thân và nỗi bất hạnh của cô hàng xóm
Sau khi cô hàng xóm mù (Hằng) sang xem phim nhờ. Cô quá xúc động với lời thoại trong phim (có hoàn cảnh giống cô) và hai mẹ con phải ra về.
(T27; 159)
Hằng (cô gái mù loà khát khao hạnh phúc tình yêu)
Phát ngôn 403, 404, 405:
Vậy là Người - đàn - ông - của - Trời đã đến. Nàng thoả nguyện, và nàng sắp chết. Nàng sẽ chết trước khi Người - đàn - ông ấy kịp bỏ lại nàng bên vệ đường bụi rậm.
Suy tư về người đàn ông mang hạnh phúc đến cho nàng, người nàng vẫn thấy trong mơ (người đàn ông của trời)
Khi cậu em bên nhà hàng xóm đặt lên làn môi đồng trinh của Hằng nụ hôn nóng bỏng.
(T27; 162)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân.150 thuật ngữ văn học ,Nxb ĐHQGHN, 2004
2. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993.
3. Đặng Anh Đào. Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQGHN, 1998
4. Hữu Đạt. Phong cách tiếng việt hiện đại, Nxb Giáo dục, 2001.
5. Phan Cự Đệ. Tiểu thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, 2001
6. Phan Cự Đệ(chủ biên). Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, 2004
7. Hà Minh Đức(chủ biên). Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2001
8. Đỗ Đức Hiểu. Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2000
9. Nguyễn Thái Hoà.Thi pháp truyện, Nxb Giáo dục, 2003
10. Lâm Thị Liên. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nam Cao, Khoá luận tốt nghiệp, 2000
11. Phương Lựu(chủ biên). Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, 2000
12. Nhiều tác giả. Giáo trình việt ngữ, Nxb ĐHQGHN,1998
13. Nhiều tác giả.Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2000
14. Hoàng Phê (chủ biên).Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003
15. Hoàng Trọng Phiến. Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt: Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980
16. Bùi Việt Thắng. Bình luận truyện ngắn, Nxb ĐHQG, 1998
17. Bùi Việt Thắng. Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐHQG, 2000
18. Nguyễn Ngọc Trâm. Nhóm từ tâm lí- tình cảm tiếng việt và một số vấn đề từ vựng-ngữ nghĩa, Nxb KHXH, 2004
19. Phùng Văn Tửu. Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, Nxb ĐHQGHN, 2002
20. M.Bakhtin. Những vấn đề thi pháp Doxtojevxki, Nxb Giáo dục, 1998
21. M.Bakhtin. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.
22. G.N.Pospelov. Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, 1998
KÍ HIỆU VÀ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1.Gió thiên đường, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Gió thiên đường, Nxb Văn học,2004: T1.
2. Biển đời người, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003: T2.
3. Thương nhớ hoàng lan, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003:T3
4. Trăng nơi đáy giếng, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003:T4.
5. Chị hai ơi, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003: T5.
6. Chuyện ở phố hoa xoan, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003: T6.
7. Phật ở Kyong- Ju, Trần Thuỳ Mai, in trong tập Biển đời người, Nxb Công an nhân dân, 2003:T7.
8. Biển ấm, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T8.
9. Bẩy ngày trong đời, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T9.
10. Tình yêu ơi, ở đâu? Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T10.
11. Mại, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T11.
12. Hậu thiên đường, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T12.
13. Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T13.
14. Tân cảng, Nguyễn Thị Thu Huệ, in trong tập Gió thiên đường, Nxb Văn học,2004: T14.
15. Kịch câm, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T15.
16. Si tình, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T16.
17. Hoa muộn, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T17.
18. Yêu, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T18.
19. Mưa rơi, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T19.
20. Hồng ngủ, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T20.
21. Thương, Phan Thị Vàng Anh, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001: T21.
22. Người sót lại của rừng cười, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T22.
23. Dây neo trần gian, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T23.
24. Vũ điệu địa ngục, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T24.
25. Hồn trinh nữ, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T25.
26. Vầng trăng mồ côi, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T26.
27. Làn môi đồng trinh, Võ Thị Hảo, in trong tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, 2001:T27.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa và đóng góp của khoá luận
Bố cục khoá luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Về độc thoại nội tâm và các khái niệm có liên quan
1.2. Một số quan niệm hiện nay về sự biến đổi của độc thoại nội tâm
Tiểu kết
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG 27 TRUYỆN NGẮN CỦA BỐN CÂY BÚT NỮ: TRẦN THUỲ MAI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ, PHAN THỊ VÀNG ANH, VÕ THỊ HẢo
2.1. Nhân xét mở đầu
2.2. Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm
2.3. Cách thức tổ chức các đoạn độc thoại nội tâm
2.4. Số lần xuất hiện của các đoạn độc thoại nội tâm
2.5. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
3.1. Mởđầu
3.2. Thể hiện chủ đề, tư tưởng, tình cảm của truyện
3.3. Thể hiện phong cách tác giả
3.4. Tiểu kết
KẾT LUẬN
Phụ lục1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vhoc-8.doc