Chứng từ vận tải đường biển là loại chứng từ rất đa dạng và phức tạp. Mỗi loại chứng từ đều có một đặc điểm riêng, được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể và đều có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới vẫn chưa ban hành những mẫu chứng từ vận tải đường biển thống nhất và các nguồn luật điều chỉnh cũng chưa được ban hành một cách chặt chẽ. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đã nảy sinh nhiều khúc mắc và cũng đã có nhiều tranh chấp xảy ra trong mọi lĩnh vực như thực hiện hợp đồng thuê tàu, thanh toán quốc tế, và có liên quan đến nhiều người như người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng, người chuyên chở, hãng bảo hiểm, Do vậy để tạo thuận lợi cho hoạt động buôn bán quốc tế có sử dụng phương tiện vận tải bằng đường biển, những người làm công tác xuất nhập khẩu cần nắm rõ được giá trị pháp lý của từng loại chứng từ vận tải để có thể hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp đã xảy ra.
Trong quá trình lập và sử dụng chứng từ vận tải, nếu xảy ra những tranh chấp hay những thiếu sót thì chủ hàng thường là người thiệt hơn cả. Do đó, để hạn chế những điều này, người gửi hàng nên chọn những đối tác đáng tin cậy và có uy tín để ký hợp đồng thuê tàu, chọn các mẫu chứng từ cho chặt chẽ. Khi lập bộ chứng từ vận tải cần lưu ý tới tính hoàn hảo và tính thống nhất so với các loại chứng từ khác để không bị ngân hàng từ chối thanh toán đồng thời làm bằng chứng có tính thuyết phục để chủ hàng có thể khiếu kiện các bên có liên quan đến những tổn thất, hư hỏng, mất mát của hàng hoá trong quá trình vận chuyển cũng như trong thực tiễn giao nhận hàng.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giá trị pháp lý của một số chứng từ vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí đã được thanh toán trước khi vận đơn được cấp cho người gửi hàng.
Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong chứng từ vận tải
Trong các chứng từ vận tải đường biển, đặc biệt là theo các quy định của vận đơn, hợp đồng thuê tàu, người thuê tàu và người chuyên chở đều được hưởng những quyền lợi và phải chịu một số nghĩa vụ nhất định. Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong các chứng từ vận tải đường biển có thể được quy định ngay trong bản thân chứng từ đó hoặc được dẫn chiếu tới nguồn luật điều chỉnh chứng từ đó.
Đối với người chuyên chở
Quyền lợi
Người chuyên chở được quyền thu tiền cước từ người thuê tàu. Ngoài ra anh ta cũng có quyền từ chối trả hàng và lưu giữ hàng nếu người thuê tàu và người nhận hàng chưa trả đủ tiền cước và các khoản nợ khác.
Người chuyên chở cũng có quyền từ chối xếp lên tàu những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn an toàn vận chuyển. Việc vận chuyển hàng hoá phải đảm bảo an toàn cho chính hàng hoá đó, cho con tàu và cho cả hành trình trên biển. Vì vậy, đối với những hàng hoá siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm hay có các tính năng đặc biệt… mà trên tàu không có đủ các trang thiết bị cần thiết đối với hàng hoá đó, thì chủ tàu thường từ chối nhận chuyên chở. Mặt khác, Luật Hàng hải của các nước cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt về vấn đề này nhằm đảm bảo cho người và tài sản ở trên biển. Cụ thể, theo Luật Hàng hải Việt Nam, người chuyên chở có quyền dỡ khỏi tàu, huỷ bỏ hoặc làm mất khả năng gây hại của hàng hoá dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hoá nguy hiểm khác mà không phải bồi thường và vẫn được thu đủ cước nếu số hàng hoá đó được khai báo sai hoặc không đựoc thông báo trước và cũng không thể nhận biết được đặc tính nguy hiểm của hàng hoá đó khi bốc hàng qua sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường.
Người chuyên chở có quyền đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
Người chuyên chở có thể rút ra khỏi hợp đồng thuê tàu trước khi bắt đầu chuyến đi. Tuỳ từng trường hợp mà khi rút ra khỏi hợp đồng người chuyên chở không phải trả bất kỳ một chi phí nào.
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ liên quan đến con tàu
Theo quy định của Công ước Brussels 1924, người chuyên chở phải có sự cần mẫn thích đáng để:
Làm cho con tàu có đủ khả năng đi biển.
Biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp cho tàu.
Làm cho các hầm, phòng lạnh, phòng phát lạnh và tất cả các bộ phân khác của con tàu dùng để chuyên chở hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá.
Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hoá, tuy nhiên người vận chuyển có thể được thay thế tàu đã được chỉ định bằng một con tàu khác nếu được sự đồng ý của người thuê vận chuyển. Trong trường hợp sử dụng hợp đồng lưu khoang, người chuyên chở có quyền thay thế tàu đã được chỉ định bằng một con tàu khác cùng loại, có đủ điều kiện để vận chuyển hàng hoá nếu trong hợp đồng không cấm việc thay thế tàu và người chuyên chở phải thông báo cho người thuê tàu biết. (Điều 64 Bộ luật hàng hải Việt Nam).
Nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá
Người chuyên chở có nghĩa vụ đưa tàu đến cảng bốc hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và điạ điểm. Sau khi nhận hàng, thuyền trưởng phải quyết định sơ đồ xếp hàng và sắp xếp hàng hoá theo sơ đồ đó. Việc sắp xếp hàng hoá trên boong phải được người giao hàng đồng ý.
Người chuyên chở cũng có nghĩ vụ phải chăm sóc chu đáo tới việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc hàng hoá một cách cẩn thận với các chi phí do 2 bên thoả thuận.
Sau khi đã nhận hàng, người chuyên chở phải cấp cho người giao hàng một bộ vận đơn đường biển gốc làm bằng chứng cho việc đã xếp hàng.
Người chuyên chở phải thực hiện việc chuyên chở hàng hoá trong một thời gian hợp lý, theo đúng tuyến đường quy định trong hợp đồng hoặc theo tuyến đường thường lệ nếu trong hợp đồng không có thoả thuận nào khác.
Khi tàu đến cảng đích, người chuyên chở có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp khi người đó có ít nhất một bản vận đơn gốc hoặc giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương có giá trị để nhận hàng.
Trách nhiệm
Trách nhiệm của người chuyên chở khi nhận hàng để chở thường được quy định rất rõ trong các hợp đồng thuê tàu, trong vận đơn đường biển và trong các Công ước quốc tế cũng như Luật của các quốc gia. ở đây, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hoá bị mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá đang nằm trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở mà phần lỗi thuộc về người chuyên chở. Đồng thời người chuyên chở cũng phải bồi thường những thiệt hại phát sinh đối với hàng hoá nếu người chuyên chở không cung cấp tàu hoặc cung cấp không đủ trọng tải, cung cấp chậm hoặc cung cấp con tàu không có đủ khả năng đi biển.
Tuy nhiên trách nhiệm của người chuyên chở được quy định rất khác nhau tuỳ theo từng nguồn luật điều chỉnh. Trong phần nói về nguồn luật điều chỉnh vận đơn chúng ta đã thấy được sự khác nhau về cách quy định trách nhiệm của người chuyên chở giữa Công ước Brussels 1924 và Công ước Hamburg 1978. Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam, người chuyên chở có trách nhiệm chăm sóc chu đáo hàng hoá và chịu trách nhiệm về các tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hoá từ khi nhận bốc lên tàu cho đến khi giao cho người nhận hàng. Người chuyên chở phải bồi thường tổn thất hàng hoá nếu không chứng minh được mình không có lỗi gây ra những tổn thất đó. Tuy nhiên cũng giống như Công ước Brussels 1924, Bộ luật cũng đưa ra 17 miễn trách cho người chuyên chở.
Đối với người thuê tàu
Quyền lợi
Người thuê tàu có quyền chấm dứt hợp đồng thuê tàu trước khi bắt đầu chuyến đi (kể cả trong trường hợp phải bồi thường các chi phí liên quan), khi người chuyên chở không điều tàu đến nơi bốc hàng quy định hoặc chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi và đương nhiên người thuê tàu có quyền đòi bồi thường những tổn thất phát sinh (theo điều 101 và 102 Bộ luật hàng hải Việt Nam).
Trong các trường hợp hàng hoá bị thiệt hại và tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở và do lỗi của người chuyên chở, người thuê tàu có quyền khiếu nại đòi bồi thường cho những tổn thất đó.
Trách nhiệm
Người gửi hàng phải cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại hàng hoá cho người chuyên chở tại đúng địa điểm và thời gian quy định để phục vụ cho việc bốc hàng lên tàu.
Người gửi hàng phải đảm bảo cho người chuyên chở vào lúc xếp hàng tính chính xác của những chi tiết liên quan đến tính chất chung của hàng hoá như mã hiệu, số hiệu, số lượng và trọng lượng do họ cung cấp để ghi vào vận đơn. Người gửi hàng phải bồi thường những thiệt hại do những điểm không chính xác của những chi tiết đó gây ra. Theo Công ước Hamburg 1978, người gửi hàng vẫn phải chịu trách nhiệm cả trong trường hợp vận đơn đã được chuyển nhượng.
Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của người chuyên chở cũng như hư hỏng của tàu nếu thiệt hại, hư hỏng đó là do lỗi của người gửi hàng, do người làm công hoặc đại lý của anh ta gây ra.
Người gửi hàng phải thanh toán đầy đủ tiền cước và các khoản chi phí khác cho người chuyên chở theo như quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc trên vận đơn. Đồng thời người thuê tàu cũng phải chi trả các khoản tiền phạt do lỗi của anh ta.
Khi phát hiện tổn thất đối với hàng hoá, người thuê tàu (người nhận hàng) phải gửi thông báo tổn thất bằng văn bản cho người chuyên chở.
Đối với các loại hàng hoá nguy hiểm, dễ nổ, dễ cháy, người gửi hàng phải ghi ký hiệu hoặc dán nhãn hiệu để làm rõ đó là hàng nguy hiểm. Đồng thời người gửi hàng phải thông báo cho người chuyên chở biết về tính chất nguy hiểm của hàng hoá đó và cung cấp các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng các biện pháp bảo quản và phòng ngừa. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đối với người chuyên chở về thiệt hại do việc gửi hàng đó gây nên.
Trong trường hợp hợp đồng vận tải có quy định trách nhiệm bốc, dỡ, san, cào hàng hoá thuộc về người thuê tàu thì anh ta phải chi trả các chi phí đó.
chương iii
sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong mua bán ngoại thương
Như đã nghiên cứu ở 2 chương trước, chúng ta đã thấy được sự đa dạng và phức tạp của các chứng từ vận tải đường biển. Mỗi loại chứng từ đều có giá trị pháp lý riêng của mình trong khi các nguồn luật điều chỉnh nó lại chưa được thống nhất và hoàn thiện. Trong mua bán ngoại thương, chứng từ vận tải đường biển được sử dụng rất nhiều và trong thực tiễn sử dụng cũng đã phát sinh nhiều tranh chấp. Trước thực tế đó đòi hỏi cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu cần nắm rõ được giá trị pháp lý của từng loại chứng từ, cần phải biết làm thế nào sử dụng chứng từ vận tải một cách có hiệu quả trong công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế,… đồng thời phải nắm rõ được cách thức sử dụng chứng từ sao cho có thể tránh được những tranh chấp phát sinh và phương hướng giải quyết những tranh chấp đó.
vai trò và tác dụng của chứng từ vận tải đường biển
Chứng từ vận tải đường biển bao gồm hợp đồng thuê tàu, vận đơn đường biển và các chứng từ khác điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu, người chuyên chở và người nhận hàng, … Trên các chứng từ vận tải thể hiện đầy đủ các thông tin chi tiết về tình trạng của hàng hoá và cung cấp bằng chứng về các sự việc, sự kiện xảy ra liên quan đến hàng hoá trong từng thời điểm, từng giai đoạn của quá trình vận chuyển hàng hoá. Với nội dung như vậy, chứng từ vận tải đường biển là căn cứ quan trọng cho việc vận chuyển và giao nhận hàng hoá giữa người gửi hàng với người chuyên chở, giữa người chuyên chở và người nhận hàng.
Chứng từ vận tải đường biển có thể được lập ra bởi các bên khác nhau. Có chứng từ do người xuất khẩu lập như Packing List, Cargo list, thư đảm bảo,… có chứng từ do người chuyên chở phát hành như vận đơn, bản lược khai hàng hoá, NOR, … lại có chứng từ được lập nên trước sự có mặt của đại diện nhiều cơ quan khác nhau như biên bản kết toán nhận hàng với tàu, giấy chứng nhận hàng hư hỏng. Do các chứng từ vận tải đường biển được lập bởi các bên khác nhau như vậy nên những thông tin về tình trạng của hàng hoá mà chúng phản ánh mang tính chất khách quan, chính xác và kịp thời trong suốt quá trình vận chuyển từ khi người xuất khẩu giao hàng cho đến khi hàng đến tay người nhập khẩu. Nhờ tính chất kịp thời, chính xác và khách quan đó mà khi xảy ra thiệt hại do hàng hoá bị hư hỏng, mất mát hoặc chậm giao hàng, người ta có thể xác định được những thiệt hại đó xảy ra trong trường hợp nào, trong thời điểm nào và do bởi nguyên nhân gì. Hơn nữa người ta có thể xác định được bên nào có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại đó.
Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Đây là một quá trình vận chuyển thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên những rủi ro đối với hàng hoá rất dễ xảy ra. Là người sẽ được quyền sở hữu đối với hàng hoá được vận chuyển, hơn ai hết, người mua hàng rất quan tâm đến những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hoá, đặc biệt là tình trạng của hàng hoá tại nơi nhận hàng. Nếu như vì một lý do nào đó mà hàng hoá không còn giữ được nguyên trạng hay không đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn như người mua và người bán đã thoả thuận trong hợp đồng, thì người mua có quyền từ chối thanh toán, khiếu nại đòi bồi thường về những thiệt hại xảy ra đối với hàng hoá,… Trong trường hợp tổn thất không do lỗi của người bán thì anh ta có thể khiếu nại người chuyên chở, yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường (nếu người bán là người mua bảo hiểm cho hàng hoá), … Trong những trường hợp này, chứng từ vận tải đường biển lại trở thành những bằng chứng đáng tin cậy và có tính thuyết phục cao.
Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong thanh toán quốc tế
Một chứng từ vận tải quan trọng thường được dùng trong thanh toán quốc tế là vận đơn đường biển. Ngân hàng có chấp nhận thanh toán cho một lô hàng hay không căn cứ vào tính chất hoàn hảo và phù hợp của loại chứng từ này. Khi nhận bộ chứng từ về hàng hoá từ tay người bán, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các chi tiết trên chứng từ, đặc biệt là trên chứng từ vận tải. Trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay như Tín dụng thư, nhờ thu, D/A, D/P, nếu như ngân hàng của người mua cảm thấy những chi tiết trên chứng từ vận tải không phù hợp với quy định của hợp đồng mua bán hay của Tín dụng thư thì ngân hàng đó lập tức sẽ từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi kiểm tra chứng từ thấy phù hợp.
Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong nghiệp vụ hải quan
Mọi hàng hoá khi đi qua cửa khẩu của nước xuất khẩu cũng như nước nhập khẩu đều phải làm thủ tục thông quan. Khi làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá, bên cạnh những chứng từ về hàng hoá như giấy phép xuất khẩu, hoá đơn thương maị, giấy chứng nhận xuất xứ,… người bán còn phải xuất trình cả vận đơn đường biển, phiếu đóng gói hàng. Trong trường hợp thuê tàu chuyến, thuyền trưởng còn sử dụng cả Bản lược khai hàng hoá để khai báo với hải quan về hàng hoá vận chuyển trên tàu. Tại nước nhập khẩu hải quan cũng yêu cầu xuất trình những chứng từ tương tự để làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá. Ngoài ra trong một số trường hợp, hải quan có thể yêu cầu chủ hàng xuất trình hợp đồng vận tải.
Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của chứng từ vận tải đường biển chính là làm bằng chứng cho việc thuê tàu để chở và để giao nhận hàng hoá. Ngoài hợp đồng thuê tàu (nếu có) được ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở, người chuyên chở còn cấp cho người gửi hàng một chứng từ có tính chất sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển hay chứng từ khác có giá trị tương đương. Sau khi tàu đến cảng dỡ hàng, người cầm giữ bản gốc của chứng từ đó sẽ là người nhận hàng hợp pháp.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá tại cảng biển, rất nhiều loại chứng từ vận tải đường biển được sử dụng. Sau đây là trình tự sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong một số trường hợp cụ thể:
Đối với hàng xuất khẩu:
Người gửi hàng phải:
Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng.
Theo dõi quá trình bốc xếp hàng và ghi vào phiếu kiểm kiện.
Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tàu.
Nhận vận đơn từ người chuyên chở, điền các thông tin chi tiết và đưa cho thuyền trưởng ký và đóng dấu.
Dựa vào hợp đồng thuê tàu, NOR, Time Sheet để tính toán thời gian thưởng phạt bốc hàng nhanh chậm (nếu có).
Giao cho cảng các chứng từ:
Danh mục hàng hoá (Cargo List)
Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (Shipping order) nếu cần
Chỉ dẫn xếp hàng (Shipping instruction)
Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA) và chấp nhận NOR
Đối với hàng nhập khẩu
Chủ hàng phải trao cho cảng các chứng từ 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu:
Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
Sơ đồ xếp hàng (2bản)
Chi tiết hầm hàng (2 bản)
Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.
Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:
Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất sau này).
Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.
Thư dự kháng đối với tổn thất không rõ rệt.
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC).
Biên bản giám định phẩm chất
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm
Giấy chứng nhận hàng thiếu.
………….
Sử dụng chứng từ vận tải đường biển trong khiếu nại đòi bồi thường
Trong quan hệ mua bán ngoại thương có nhiều đối tượng liên quan như: người bán, người mua, người chuyên chở, người bảo hiểm, ngân hàng,… và tất nhiên khi hàng hoá có tổn thất thì chủ hàng cần phải khiếu nại và đi kiện để đòi bồi thường. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là kiện ai trong số các đối tượng nêu trên? Hàng hoá có thể bị hư hại, mất mát do nhiều nguyên nhân, do một hoặc nhiều người gây ra và ở các thời điểm khác nhau. Việc xác định được đúng đối tượng khiếu nại sẽ đảm bảo được về mặt thời gian (quá thời hạn khiếu nại có thể bị mất quyền lợi được đền bù thiệt hại) và hơn nữa đảm bảo được uy tín của tổ chức kinh doanh. Trong những chứng từ được đưa ra làm bằng chứng chứng minh cho việc vi phạm hợp đồng, chứng từ vận tải là một trong những chứng từ đóng vai trò quan trọng nhất.
Sử dụng chứng từ vận tải để khiếu nại người bán
Nội dung khiếu nại người bán:
Khiếu nại vì giao hàng chậm, giao hàng không đúng kế hoạch.
Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuộc khâu giao hàng cho người chuyên chở như đánh ký mã hiệu sai, bao bì hàng hoá sai quy cách,…
Khiếu nại về số lượng, trọng lượng hàng.
Khiếu nại về phẩm chất hàng hoá.
Sử dụng vận đơn để suy đoán lỗi người bán
Nếu như trên vận đơn ghi ngày lập vận đơn là ngày sau thời hạn bốc hàng được quy định trong hợp đồng mua bán thì người mua có thể khiếu nại người bán vì giao hàng chậm.
Nếu người bán giao hàng không thực hiện đúng kế hoạch về thời gian, số lượng, trọng lượng hàng như quy định trong hợp đồng mua bán thì người mua có thể khiếu nại người bán.
Căn cứ vào các ghi chú của thuyền trưởng trên vận đơn về ký mã hiệu, mô tả về hàng hoá, hoặc có ghi là xếp trên boong,…để có thể kết luận rằng người bán đã kẻ ký mã hiệu không đúng như quy định của hợp đồng.
Căn cứ vào tính chất hoàn hảo của vận đơn: Nếu vận đơn là không hoàn hảo thì trên đó sẽ có những ghi chú xấu về hàng hoá và/hoặc bao bì hàng hoá thì bước đầu có thể suy đoán là người bán đã vi phạm hợp đồng, hàng hoá bị tổn thất, hư hại do người bán đã giao hàng kém phẩm chất.
Sử dụng chứng từ vận tải để khiếu nại người chuyên chở
Nội dung khiếu nại của chủ hàng đối với người chuyên chở:
Khiếu nại hàng hoá bị mất.
Khiếu nại vì hàng hoá bị hư hỏng.
Khiếu nại vì thiệt hại do giao hàng chậm.
Sử dụng chứng từ vận tải để suy đoán lỗi người chuyên chở:
Nếu ở cảng xếp hàng, thuyền trưởng đã cấp vận đơn hoàn hảo, nhưng khi hàng tới cảng đích, thấy hàng hoá bị tổn thất, hư hỏng, bước đầu có thể suy đoán là người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về tình trạng đó. Người chuyên chở muốn thoát khỏi trách nhiệm thì phải chứng minh rằng mình không có lỗi.
Nếu ở cảng xếp hàng, thuyền trưởng cấp vận đơn không hoàn hảo, chủ hàng vẫn có thể khiếu nại người chuyên chở ở các lỗi như giao hàng chậm, mắc lỗi thương mại đối với hàng hoá và làm cho hàng hoá hư hỏng thêm.
Có trường hợp trên vận đơn hay trong hợp đồng thuê tàu không quy định thời gian giao hàng cụ thể, chủ hàng vẫn có thể khiếu nại người chuyên chở vì giao hàng chậm trong trường hợp tàu và hàng không đến được cảng đích trong một khoảng thời gian hợp lý mà bất kì tàu nào cũng có thể đến được (tuy nhiên ngoài khoảng thời gian hợp lý đó còn phải xét tới sự cần mẫn hợp lý của người chuyên chở và hàon cảnh sự việc dẫn đến việc taù đến cảng đích chậm). Chủ hàng muốn khiếu nại đòi bồi thường tổn thất và hậu quả của tổn thất thì phải đưa ra các bằng chứng để xác định trách nhiệm của người chuyên chở.
Khi nhận hàng từ người chuyên chở, nếu phát hiện ra tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất thì người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng văn bản cho người chuyên chở biết trong một khoảng thời gian quy định. Nếu không thông báo trong khoảng thời gian quy định thì suy đoán rằng người chuyên chở đã giao hàng đúng như mô tả của vận đơn hoặc đã giao hàng tốt, do vậy chủ hàng sẽ mất quyền khiếu nại người chuyên chở. Nếu tình trạng hàng hoá trước lúc giao đã được các bên kiểm tra, xác định một cách đối tịch và cùng ký vào biên bản thì không cần gửi thông báo bằng văn bản nữa.
Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở bao gồm:
Vận đơn đường biển.
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Phiếu đóng gói (Packing List)
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
Bản kết toán lần 2 (Correction Sheet) nếu có
Giấy chứng nhận hàng thiếu
Biên bản dỡ hàng (COR)
Thư dự kháng (Letter of Reservation)
Biên bản giám định (Survey Report)
Biên bản, giấy tờ chứng minh lỗi của người chuyên chở.
Khiếu nại công ty bảo hiểm
Khi hàng hoá đã được mua bảo hiểm và tổn thất của hàng hoá do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường, dù cho nguyên nhân tổn thất là do lỗi hàng vận hay lỗi thương mại, hoặc một trường hợp bất khả kháng mà người chuyên chở được miễn trách. Vì vậy, khiếu nại đòi bồi thường đối với hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hầu như tập trung vào công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
Chủ hàng phải làm hết khả năng có thể để bảo vệ hàng, khắc phục những tổn thất có thể khắc phục được cho hàng hoá.
Kịp thời thông báo tổn thất cho công ty bảo hiểm.
Kịp thời giám định hàng hoá, thu thập chứng cứ pháp lý, các chứng từ, trong đó có chứng từ vận tải để bảo lưu quyền đòi người bảo hiểm bồi thường.
Khi phát hiện có tổn thất, người nhận hàng cần tiến hành ngay các công việc sau:
Thực hiện lập biên bản về việc hàng bị tổn thất.
Mời giám định của công ty bảo hiểm và VINACONTROL.
Tiến hành lập hồ sơ khiếu nại gửi cho công ty bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại gồm có:
Vận đơn bản chính
Đơn bảo hiểm (bản chính)
Hoá đơn gửi hàng kèm theo Packing List
Biên bản giám định chỉ rõ mức độ tổn thất
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu.
Dự kháng của người nhận hàng
Biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng do tàu gây nên
Biên bản hàng thiếu
Bản sao trích nhật ký hàng hải của tàu (phải yêu cầu chủ tàu cung cấp)
Công văn, thư từ trao đổi với người chuyên chở.
Thời hạn khiếu nại là 2 năm kể từ ngày có quyền khiếu nại theo ICC 1982 và QTC 1995.
Nếu nộp đủ bộ hồ sơ khiếu nại thì người bảo hiểm sẽ phải bồi thường trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 30 đến 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ khiếu nại.
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng chứng từ vận tải
Tính hoàn hảo của chứng từ vận tải đường biển
Chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ không có Điều khoản hay ghi chú nào nêu rõ ràng tình trạng khuyết tật của hàng hoá và/hoặc bao bì (điều 32 UCP 500).
Thông thường ngân hàng sẽ không chấp nhận những chứng từ vận tải có những điều khoản hay ghi chú như vậy trừ khi Tín dụng thư quy định rõ những điều khoản hay ghi chú như vậy có thể được chấp nhận.
Như vậy có thể hiểu rằng chứng từ vận tải hoàn hảo là những chứng từ có ghi "đã bốc hoàn hảo" (Clean on board) và phù hợp với yêu cầu của Tín dụng thư, được ngân hàng chấp nhận thanh toán. Thực ra không cần định nghĩa thế nào là "clean" mà chỉ cần đem ra quy định vận đơn nếu có bất kỳ ghi chú nào về khuyết tật hàng hoá hoặc bao bì là bị từ chối. "Clean", hiểu theo nghĩa của UCP 500 là hoàn hảo và hợp lệ.
Thí dụ: vận đơn không hoàn hảo có những ghi chú sau:
"Một số bao cac-tông, 3 pallet bị vỡ" (some cartons were torn and 3 pallets were broken) hoặc "Hàng có mùi hôi" (the goods have bad smell)
"Một phần hàng hoá bị ướt" (a part of goods are found wet)
Tất cả những ghi chú này đều thể hiện phẩm chất, trạng thái hàng hoá, bao bì không tốt so với quy định của Tín dụng thư và hợp đồng thương mại cũnh như Incoterms. Do vậy vận đơn sẽ bị từ chối.
Tuy nhiên một số ghi chú không biểu hiện trạng thái kém phẩm chất của hàng hoá hoặc bao bì như: "bao bì dùng lại" (second hand bags), "thùng cũ" (old pallet). Để tránh những tranh cãi do cách hiểu từng bên khác nhau, người mở và người hưởng Tín dụng thư nên quy định rõ Tín dụng thư chấp nhận hay không những ghi chú đó.
Làm cách nào để có thể lấy được chứng từ vận tải hoàn hảo?
Trong thực tiễn giao nhận hàng với tàu, người ta thường dùng một trong ba cách sau để có được chứng từ vận tải hoàn hảo:
Thay hàng xấu bằng hàng tốt: biện pháp này có vẻ thuận chiều trong quan hệ với tàu và người mua, nhưng người bán sẽ bị thiệt hại về kinh tế và trên thực tế nhiều khi không thể thực hiện được vì không đáp ứng được thời gian giao hàng như trong hợp đồng vì không có sẵn hàng để thay thế.
Dùng thư đảm bảo: xét thấy tuy bao bì hàng hoá có xấu nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá bên trong thì người bán có thể thuyết phục thuyền trưởng cấp cho mình B/L hoàn hảo, đồng thời người bán phải làm một thư đảm bảo gửi theo tàu, cam kết sẽ nhận hết trách nhiệm về những hư hại đối với hàng hoá mà nguyên nhân đáng lẽ đã được thuyền trưởng ghi trên vận đơn. Tuy nhiên thư đảm bảo không có giá trị pháp lý trong giải quyết tranh chấp, nó chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở.
Lập 2 vận đơn: 1 vận đơn hoàn hảo và 1 vận đơn không hoàn hảo cho số lượng hàng có tình trạng bao bì và/hoặc bản thân tình trạng của hàng không tốt, đồng thời cũng lập 2 hoá đơn riêng cho hàng hoá, điều này có ý nghĩa cho việc thanh toán tiền hàng sau này (trên thực tế cách này ít được áp dụng).
Tính thống nhất giữa nội dung các chứng từ
Các loại chứng từ (hoá đơn, vận đơn, chứng từ xuất xứ,…) được lập trên cơ sở của Tín dụng thư, phải phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của Tín dụng thư và đương nhiên không thể giữa các loại chứng từ trên có những sự không đồng nhất hoặc mâu thuẫn với nhau. Ngược lại các ngân hàng liên quan sẽ coi chúng là những chứng từ không hợp lệ.
Sự nhất quán trong nội dung được diễn đạt trên bề mặt chứng từ là một trong những tiêu chuẩn của ngân hàng để kiểm tra chứng từ. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu thường mắc những lỗi trong khi lập chứng từ trên cơ sở tiêu chuẩn này mà theo họ đấy không phải là bất hợp lệ.
Thí dụ: Vận đơn, Tín dụng thư yêu cầu "lập theo lệnh của chủ hàng" (…made out to the order of shipper), do vậy mục "Consignee" sẽ được ghi "Consignee: to shipper's order". Nhưng ở "chứng nhận xuất xứ " (certificate of origin) mục "Consignee" lại được ghi "consignee: ABC Co., Ltd." (Người mở Tín dụng thư).
Xét về bản chất, người hưởng lập chứng từ có thể đúng vì người nhận hàng là người nhập khẩu (tức là người mở Tín dụng thư). Như ta đã biết, ngân hàng có phương pháp kiểm tra chứng từ mang tính chất đặc thù, không như suy luận của người khác. Vận đơn và giấy chứng nhận xuất xứ, trên bề mặt biểu hiện sự mâu thuẫn. Do vậy ngân hàng sẽ từ chối chúng. Để khắc phục sự mâu thuẫn này, chứng nhận xuất xứ phải ghi: "Consignee: to shipper's order" mà không ghi đích danh người nhận là ABC Co., Ltd.
Trong thực tế, quan điểm về sự mâu thuẫn trên còn có khoảng cách. Một số ý kiến cho rằng sự thể hiện trên chứng từ xuất xứ consignee:… (tên người mở) là có thể chấp nhận mặc dù Tín dụng thư quy định consignee: to order of issuing bank. Trong tài liệu "Opinions of the ICC Banking Commission 1995-1996", các chuyên gia ICC đã không cho là bất hợp lệ khi Phytosanitory Certificate ghi "consignee: to order", mà không phải tên Người mở. Theo ý kiến của họ, việc thể hiện này phù hợp với quy định của Tín dụng thư và các chứng từ khác khi ngân hàng phát hành yêu cầu vận đơn lập theo lệnh (to the order). Tuy nhiên, trong tài liệu "More queries & Responses on UCP 500" (1997), khi được hỏi về vấn đề liên quan trên, ICC lại cho rằng trong trường hợp Tín dụng thư quy định vận đơn lập theo lệnh và ký hậu trống, hoặc lập theo lệnh ngân hàng phát hành, thì chứng nhận xuất xứ có thể ghi Consignee là người mở, hoặc người nhận hàng cuối cùng (ultimate receiver) của Tín dụng thư. Như vậy ICC đã xem nhẹ giá trị của điều 13 UCP 500. Chứng nhận xuất xứ cũng là một trong các loại chứng từ hàng hoá mà Tín dụng thư yêu cầu, không thể mâu thuẫn về nội dung, cách thể hiện trên bề mặt chứng từ khác.
Mặc dù vậy, các Ngân hàng trong thực tế đều cho rằng cách thể hiện khác nhau về Consignee ở vận đơn và chứng nhận xuất xứ trong mọi trường hợp đều bất hợp lệ. Quan điểm này, tuy trái với ý kiến của ICC nhưng được phần đông các Ngân hàng ủng hộ, dựa vào nguyên tắc tính đồng nhất trên bề mặt chứng từ (điều 13.a).
Các nhà xuất khẩu, với giải pháp an toàn nhất, nên loại bỏ mâu thuẫn đó khi lập vận đơn và các chứng từ khác. Ngược lại, nếu lập chứng từ theo quan điểm của ICC, ngân hàng phát hành vẫn có quyền từ chối, vì họ không sai khi cho rằng, áp dụng điều 13.a các chứng từ trên bề mặt có mâu thuẫn với nhau.
Trong việc xác định sự phù hợp của chứng từ, chúng ta không thể máy móc, cứng nhắc mà phải ý thức được mối liên quan, ràng buộc giữa các chứng từ, giữa chứng từ với Tín dụng thư, trên cơ sở nhận thức thông thường về sự việc. Mặc dù được miêu tả một cách tổng quát, nhưng thông tin về hàng hoá trên vận đơn có mối liên quan với diễn giải hàng hoá thể hiện trên hoá đơn và quy định của Tín dụng thư.
Sửa chữa trên chứng từ phải xác thực
Đây là một nguyên tắc trong giao dịch nói chung được coi là luật bất thành văn. Chứng từ được lập có thể có những lỗi không quan trọng, lỗi chính tả, lỗi đánh máy,… phải được sửa và trong trường hợp đó chứng từ được chấp nhận là hoàn hảo.
Lỗi chứng từ được sửa chữa xác thực như thế nào? Theo tập quán và thói quen, những nơi chữa được ký nháy (ký tắt) và có thể thêm dấu CORRECT, đủ đảm bảo sự hoàn hảo của chứng từ. Tuy nhiên theo thói quen của các nhân viên người Việt Nam ở các doanh nghiệp, lỗi sửa trên chứng từ thường được đóng dấu của chứng từ đó, mà không có chữ ký xác thực.
Xác thực sửa chữa chứng từ như thế nào cho hợp lệ? ở các nước, người ta thường coi trọng chữ ký tắt tại nơi sửa lỗi hơn là dấu CORRECT, nhưng đối với chúng ta thì thói quen lại dùng dấu này thay thế chữ ký. Thực ra, chấp nhận kiểu xác thực nào thì cũng chỉ là tập quán, miễn sao là nó nói lên được là việc sửa chữa đó là của chính người phát hành. Như vậy, điều thiết yếu để chứng từ có sửa chữa được chấp nhận là chữ ký tắt xác thực của người phát hành, có thể thêm dấu xác nhận. Nếu chứng từ chỉ đóng dấu CORRECT ở những nơi sửa lỗi thì chưa đủ để được coi là hoàn hảo.
Vận đơn nếu do thuyền trưởng cấp, nếu có sửa chữa thì phải được thuyền trưởng ký xác thực. Nhưng trong trường hợp thuyền trưởng không thể ký (vì tàu đã rời cảng), có thể uỷ quyền cho đại lý ký. Trước khi ký sửa chữa xác thực những nơi sửa chữa trên vận đơn nhân danh thuyền trưởng/hãng tàu, đại lý phải hỏi ý kiến và được sự chấp nhận của họ, khi đó việc ký xác thực của đại lý mới hợp pháp. Tuy nhiên vấn đề chấp nhận chữ ký tắt của đại lý như vậy không được nêu thành quy tắc, do vậy xử lý của các ngân hàng cũng khác nhau. Hy vọng sẽ có một Quy tắc mới quy định về việc ký xác thực trên vận đơn.
Nạn lừa đảo, giả mạo chứng từ trong buôn bán quốc tế
Một khó khăn mà các nhà kinh doanh thường gặp trong thực tế kinh doanh của mình là nạn lừa đảo, giả mạo chứng từ vận tải với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Bọn lừa đảo quốc tế thường hay sử dụng máy sao chụp màu có chất lượng cao để làm giả chứng từ. Chứng từ giả được sao chụp ra giống hệt như tài liệu gốc. Để có tài liệu gốc, bọn lừa đảo dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như ăn cắp chứng từ hoặc tiến hành các vụ mua bán nhỏ với các công ty để có được các nội dung trên chứng từ rồi sau đó sao chụp lại.
Các thủ đoạn sử dụng chứng từ giả thường gặp
Bọn lừa đảo quốc tế thường thành lập các công ty ma và đưa ra các đơn chào hàng hấp dẫn nhằm tìm kiếm các hợp đồng, thúc giục những người mua hàng nhanh chóng mở Tín dụng thư để giao hàng. Khi Tín dụng thư đã được mở, bọn lừa đảo liền lập các chứng từ giả phù hợp theo quy định của thư tín dụng và xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để thu tiền hàng. Thực tế là không có hàng hoá nào được xếp lên tàu và khi người mua hàng nhận ra mình bị lừa thì thời gian đã trôi qua và bọn lừa đảo thương mại quốc tế đã có đủ thời gian phân tán số tiền thu được.
Có thể bọn lừa đảo thu xếp cho xếp hàng lên tàu thật và lấy được B/L thật, nhưng hàng hoá sẽ thuộc chủng loại khác hoặc có số lượng và chất lượng thấp hơn so với hàng đặt mua. Bộ chứng từ thanh toán được xuất trình hợp lệ cho ngân hàng thanh toán. Khi người mua tiến hành nhận hàng thì mới vỡ lẽ ra rằng hàng hoá không đúng như mình mua.
Trong lừa đảo chứng từ, thường thường người mua là người bị lừa đảo. Tuy nhiên người bán cũng có thể là nạn nhân. Khi lừa người bán, bọn lừa đảo thường chủ động đưa ra các phương thức thanh toán như nhờ thu, D/A, D/P, hoặc đề nghị người bán cho thanh toán tiền hàng bằng séc.
Theo lệ thường, khi hàng hoá đã được xếp lên tàu để chuyển đi, người bán lập bộ chứng từ thanh toán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng. Chứng từ được chuyển từ ngân hàng nước người bán sang ngân hàng nước người mua. Người mua được thông báo là họ có thể kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ đúng yêu cầu thì sẽ trả tiền hàng, ngân hàng sẽ đóng dấu xác nhận vào chứng từ, sau đó người mua cầm chứng từ ra kho của đại lý người chuyên chở để nhận hàng. Do vậy, người mua đã có thể lừa đảo người bán bằng cách dùng những bản vận đơn giả, trên đó có làm giả dấu ngân hàng xác nhận là đã trả tiền hàng. Bằng các chứng từ giả đó, bọn lừa đảo có thể lấy được hàng và kịp tẩu tán hàng trước khi người bán kịp phát hiện ra rằng mình bị lừa đảo.
Thời gian gần đây, một số công ty xuất nhập khẩu nhận được những thư hỏi hàng từ phía khách hàng lạ. Các khách hàng này thường được đề nghị thanh toán tiền hàng bằng séc. Một số hợp đồng đã được ký kết và hàng đã được gửi đi, nhưng sau một thời gian các tấm séc đều được gửi quay trở lại cho người bán với một nội dung "Account closed - tài khoản đã bị đóng". Trước đó bọn lừa đảo đã làm giả các chứng từ và lấy được hàng từ kho người chuyên chở, ở đây chúng lợi dụng việc chứng từ gửi qua đường bưu điện thường đến chậm nên hàng về đến bến mà chứng từ chưa đến.
Một số phương pháp phòng chống nạn lừa đảo giả mạo chứng từ
Trong những năm gần đây, hoạt động XNK của nước ta trở nên sôi động. Tuy nhiên để phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hoạt động nhập khẩu vẫn là chủ yếu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp XNK trong nước cần hết sức chú ý khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
Trong thực tế nạn lừa đảo thường nảy sinh ngay từ khi bắt đầu các giao dịch thương mại và trong các giao dịch với khách hàng lạ. Vì vậy, khi giao dịch với các khách hàng lạ, các công ty Việt Nam cần thận trọng tìm hiểu về bạn hàng thông qua thông tin của người khác như giới kinh doanh, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hết sức thận trọng với các giao dịch mua bán sau:
Chào bán hàng có nhu cầu lớn nhưng chưa có sẵn hàng để giao.
Chào bán hàng với giá thấp, đặc biệt từ những nước hoặc từ những người bán hàng không phải là người cung cấp thông thường các mặt hàng đó.
Yêu cầu các điều kiện thanh toán khác thường đối với mặt hàng và thị trường có liên quan.
Gây sức ép để chấp nhận nhanh đơn chào hoặc cố nài ép để nhanh chóng mở thư tín dụng.
Trong các giao dịch, các công ty Việt Nam cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Yêu cầu phải có bộ chứng từ hàng hoá theo quy định của Tín dụng thư.
Yêu cầu các giấy chứng nhận giám định hàng hoá do một bên thứ ba phát hành.
Thông qua thương vụ Việt Nam ở nước người bán thu xếp có một người giám sát hoạt động xếp hàng, vận chuyển hàng.
Yêu cầu ngân hàng người bán cung cấp cam kết thực hiện.
Quản lý chặt chẽ các mẫu chứng từ, đặc biệt là vận đơn.
Khi nhận được bộ chứng từ, cần phải kiểm trách nhiệm kỹ lưỡng bộ chứng từ, đặc biệt là vận đơn. Những điểm chủ yếu cần phải kiểm trách nhiệm trong vận đơn là:
Kiểm trách nhiệm xem vận đơn là bản gốc hay bản sao.
Ngày, tháng, năm trên vận đơn phải chính xác và có thể nhận biết được.
Mọi chi tiết về người gửi hàng, người nhận hàng phải cụ thể, rõ ràng.
Kiểm tra kỹ các dấu hiệu, biểu tượng lạ, đặc biệt là đối với các biểu tượng gần giống với các biểu tượng của các công ty có uy tín lớn.
Số vận đơn phải viết liền và chính xác.
Kiểm tra chi tiết kê khai về hàng hoá.
Biện pháp nâng cao chất lượng của chứng từ vận tải đường biển
Mặc dù vận tải đường biển là một phương thức vận tải có từ lâu đời và hiện nay đây vẫn là phương thức vận tải đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của buôn bán quốc tế, tuy nhên hàng hoá vận chuyển bằng phương thức này không phải lúc nào cũng đến tay người nhận một cách hoàn hảo đúng như mong muốn của các bên. Chính vì vậy những tranh chấp xung quanh việc vận chuyển hàng hoá thường xuyên xảy ra. Hơn nữa những tranh chấp phát sinh không chỉ liên quan đến tình trạng của hàng hoá khi giao nhận mà còn liên quan đến vấn đề thanh toán quốc tế có sử dụng bộ chứng từ vận tải nằm trong bộ chứng từ thanh toán. Do đó nâng cao chất lượng của chứng từ vận tải đường biển là một trong những phương hướng để hạn chế và giải quyết những tranh chấp phát sinh.
Những tranh chấp có thể phát sinh trong vận tải đường biển
Tranh chấp liên quan đến hàng hoá
Có thể nói tranh chấp liên quan đến hàng hoá là loại tranh chấp xảy ra thường xuyên nhất trong vận tải đường biển vì hàng hoá vừa là đối tượng của hợp đồng mua bán, vừa là đối tượng của chuyên chở, bốc dỡ và liên quan đến quyền lợi của nhiều người. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên sẽ căn cứ vào các chứng từ vận tải được lập ra trong suốt quá trình chuyên chở để xác định mức độ thiệt hại, lỗi thuộc về bên nào và căn cứ vào hợp đồng thuê tàu, vận đơn đường biển để xác định trách nhiệm của các bên có liên quan.
Những tranh chấp liên quan đến hàng hoá thường xảy ra ở những dạng sau:
- Tranh chấp về tên hàng, loại hàng hoá. Đây là một chi tiết hết sức quan trọng cần được thể hiện chính xác trên chứng từ vận tải vì nó thể hiện đối tượng chuyên chở, đồng thời là cơ sở giúp cho người chuyên chở có thể nhận biết được tính chất, tính nguy hiểm của hàng hoá để từ đó có biện pháp xếp, dỡ và chăm sóc bảo quản hợp lý.
- Hàng hoá bị tổn thất do chất xếp không đúng quy cách. Nếu người chuyên chở không có biện pháp sắp xếp, chèn lót, chằng buộc hàng hoá hợp lý có thể dẫn tới hậu quả hàng hoá bị tổn thất và người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Hàng hoá bị tổn thất do mưa ướt trong khi bốc dỡ. Việc xác định trách nhiệm đối với tổn thất loại này thường dựa trên thời điểm xảy ra tổn thất hàng hoá đang nằm trong phạm vi trách nhiệm của ai và nghĩa vụ bốc dỡ hàng hoá thuộc về bên nào.
- Tranh chấp do giao hàng thiếu. Việc xác định số lượng hàng thừa thiếu dựa trên các biên bản về hàng hoá được lập lúc xếp hàng và lúc dỡ hàng, cụ thể là có thể xác định số chênh lệch dựa trên ROROC và vận đơn sạch đã được cấp.
- Tranh chấp do hư hỏng, đổ vỡ, mất mát đối với hàng hoá.
+ Tranh chấp phát sinh từ tổn thất do khả năng đi biển của tàu và ẩn tì của tàu.
+ Tranh chấp phát sinh từ tổn thất do không chăm sóc hợp lý.
Tranh chấp liên quan đến hình thức của chứng từ vận tải
Hình thức của chứng từ vận tải đường biển được các ngân hàng rất quan tâm vì ngân hàng "chỉ liên quan và giao dịch bằng chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá. dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà chứng từ có liên quan" (Điều 4 UCP 500). Các ngân hàng thường kiểm tra rất kĩ nội dung và hình thức của chứng từ để quyết định xem có chấp nhận thanh toán cho người bán hàng hay không.
Các tranh chấp xảy ra xung quanh hình thức của chứng từ vận tải đường biển, đặc biệt là vận đơn đường biển là những tranh chấp về chữ ký thể hiện trên chứng từ, số bản gốc, tính chất hoàn hảo của chứng từ, … Các bên có liên quan chủ yếu đến những tranh chấp loại này là người xuất khẩu và ngân hàng khi trong hợp đồng mua bán ngoại thương có quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Tranh chấp liên quan đến hành trình chuyên chở
Tranh chấp loại này thường xảy ra khi tàu đi chệch đường dẫn đến việc không thể giao hàng theo đúng thời gian và địa điểm quy định. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tàu phải đi chệch đường và người chuyên chở nếu muốn được miễn trách thì phải chứng minh được rằng mình đi chệch đường hợp lý. Vấn đề đi chệch đường hợp lý được quy định rất rõ trong vận đơn, hợp đồng thuê tàu và luật dẫn chiếu trong các chứng từ đó.
Tranh chấp liên quan đến việc chọn cơ quan xét xử và luật xét xử
Khi xảy ra thiệt hại do hàng bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, mất mát thì người sở hữu hàng hoá đó phải khiếu nại để đòi bồi thường. Nếu tranh chấp không được giải quyết bằng khiếu nại thì bước tiếp theo bên bị thiệt hại sẽ kiện ra trọng tài hoặc toà án. Vậy toà án hay cơ quan trọng tài nào có đầy đủ thẩm quyền để xét xử vụ việc?
Nói chung vấn đề chọn luật và cơ quan xét xử đều được quy định trong điều khoản về trọng tài (Arbitration clause) trong hợp đồng thuê tàu hay điều khoản tài phán (Juridiction clause) in trên bề mặt vận đơn. Tuy nhiên đôi khi do trong hợp đồng hay trên vận đơn không quy định cụ thể hay quy định không rõ ràng và hợp lý về luật xét xử và cơ quan xét xử nên đã dẫn đến nhiều tranh chấp.
Bên cạnh những tranh chấp đã nêu ở trên, trong thực tiễn giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển còn nảy sinh rất nhiều loại tranh chấp khác như tranh chấp về cảng và cầu cảng, tranh chấp về tàu chuyên chở, tranh chấp về cách tính thời gian và thưởng phạt xếp dỡ, tranh chấp về cước phí và thanh toán cước phí,…
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của chứng từ vận tải đường biển
Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những tranh chấp đã phát sinh trong quá trình thuê tàu để vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và xuất phát từ thực tiễn sử dụng các chứng từ vận tải đường biển đặt ra yêu cầu phải có được một bộ chứng từ vận tải hoàn hảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác để giúp cho hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Sau đây là một vài biện pháp cụ thể:
- Trước khi giao hàng, người gửi hàng phải cung cấp cho người vận tải những thông tin về chủng loại, số, lượng, trọng lượng, tính chất của hàng hoá một cách đầy đủ và chính xác để người vận tải lập sơ đồ xếp hàng và có biện pháp bốc xếp và bảo quản hợp lý.
- Người gửi hàng phải giao cho người chuyên chở đúng chủng loại, số lượng, trọng lượng hàng hoá quy định trong hợp đồng vận tải với bao bì có đầy đủ khả năng đi biển để được cấp vận đơn sạch.
- Người gửi hàng phải khai báo chính xác những thông tin về hàng hoá để điền vào biên lai thuyền phó để được cấp vận đơn sạch.
- Khi giao hàng của tàu, người gửi hàng phải có mặt cùng với nhân viên kiểm kiện của tàu tiến hành lập phiếu kiểm kiện một cách chính xác.
- Nếu trong hợp đồng mua bán ngoại thương có quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì người xuất khẩu phải hết sức lưu ý tới nội dung và hình thức của chứng từ mà người chuyên chở đã ký phát cho mình, đặc biệt là các chi tiết trên vận đơn đường biển, nếu có chi tiết nào không phù hợp với yêu cầu của Tín dụng thư thì người xuất khẩu phải lập tức yêu cầu hãng tàu sửa đổi cho phù hợp.
- Khi đàm phán ký kết hợp đồng thuê tàu, nên chọn các đối tác có uy tín đồng thời chọn mẫu hợp đồng cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình đàm phán cần thêm vào những điều khoản còn chưa chặt chẽ những quy định cụ thể để hạn chế tranh chấp có thể xảy ra sau này.
- Khi nhận hàng ở cảng dỡ hàng, người nhận phải luôn luôn có mặt giám sát quá trình dỡ hàng, chú ý tới số lượng và chất lượng hàng ngay khi hàng còn đang ở trên tàu và phải có mặt cùng với đại diện của tàu để lập các biên bản nhận hàng với tàu.
- ở cảng dỡ hàng, nếu phát hiện thấy tổn thất đối với hàng hoá thì người nhận hàng phải lập tức mời đầy đủ đại diện của tàu, cảng, đại lý tàu biển, cơ quan giám định để cùng nhau lập các biên bản như ROROC, COR, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng hàng,… để các thông tin trên các chứng từ đó có tính chất khách quan và làm bằng chứng cho những khiếu nại, kiện tụng đòi bồi thường sau này.
- Để có đươc những chứng từ vận tải đường biển hoàn hảo, yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Nghĩa là đội ngũ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng phải có trình độ và năng lực. Đặc biệt là phải có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực vận tải biển, hiểu rõ giá trị pháp lý của các loại chứng từ vận tải đường biển và có kiến thức về pháp luật vận tải ngoại thương.
kết luận
Chứng từ vận tải đường biển là loại chứng từ rất đa dạng và phức tạp. Mỗi loại chứng từ đều có một đặc điểm riêng, được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể và đều có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới vẫn chưa ban hành những mẫu chứng từ vận tải đường biển thống nhất và các nguồn luật điều chỉnh cũng chưa được ban hành một cách chặt chẽ. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đã nảy sinh nhiều khúc mắc và cũng đã có nhiều tranh chấp xảy ra trong mọi lĩnh vực như thực hiện hợp đồng thuê tàu, thanh toán quốc tế, …và có liên quan đến nhiều người như người xuất khẩu, người nhập khẩu, ngân hàng, người chuyên chở, hãng bảo hiểm, … Do vậy để tạo thuận lợi cho hoạt động buôn bán quốc tế có sử dụng phương tiện vận tải bằng đường biển, những người làm công tác xuất nhập khẩu cần nắm rõ được giá trị pháp lý của từng loại chứng từ vận tải để có thể hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp đã xảy ra.
Trong quá trình lập và sử dụng chứng từ vận tải, nếu xảy ra những tranh chấp hay những thiếu sót thì chủ hàng thường là người thiệt hơn cả. Do đó, để hạn chế những điều này, người gửi hàng nên chọn những đối tác đáng tin cậy và có uy tín để ký hợp đồng thuê tàu, chọn các mẫu chứng từ cho chặt chẽ. Khi lập bộ chứng từ vận tải cần lưu ý tới tính hoàn hảo và tính thống nhất so với các loại chứng từ khác để không bị ngân hàng từ chối thanh toán đồng thời làm bằng chứng có tính thuyết phục để chủ hàng có thể khiếu kiện các bên có liên quan đến những tổn thất, hư hỏng, mất mát của hàng hoá trong quá trình vận chuyển cũng như trong thực tiễn giao nhận hàng.
Nói tóm lại, chứng từ vận tải đường biển cũng như các nguồn luật điều chỉnh nó rất đa dạng và phức tạp. Vấn đề đặt ra là các nhà kinh doanh thương mại cũng như hàng hải quốc tế cần nắm rõ được giá trị của từng loại chứng từ để sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất.
danh mục tài liệu tham khảo
* Bộ luât hàng hải Việt Nam 1990
* Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Những tranh chấp thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến và hướng giải quyết, Mã số B 2001- 40- 07 do TS. Nguyễn Như Tiến làm chủ nhiệm đề tài.
* PGS.TS Đinh Ngọc Viện (Chủ biên), Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2002.
* TS. Nguyễn Như Tiến, Hướng dẫn sử dụng vận đơn đường biển trong thương mại và hàng hải quốc tế, NXB Giao thông vận tải, 2001.
* Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải, NXB Giao thông vận tải, 1999.
* Các tạp chí giao thông vận tải, Visaba Times.
* PGS.TS Hoàng Văn Châu, Giáo trình Vận tải - Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, NXB Khoa học và kỹ thuật.
* Nguyễn Trọng Thuỳ, Hướng dẫn áp dụng Quy tắc & Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 500), NXB Thống kê.
* Các mẫu vận đơn và hợp đồng thuê tàu.
Phụ lục
Termination of transit clause (terrorism)
This clause shall be paramount and shall override anything contained in this insurance inconsistent therewith.
1. Notwithstanding any provision to the contrary contained in this Policy or the Clauses referred to therein, it is agreed that in so far as this Policy covers loss of or damage to the subject-matter insured caused by any terrorist or any person acting from a political motive, such cover is conditional upon the subject-matter insured being in the ordinary course of transit and, in any event,
Shall terminate :
either
1.1 As per the transit clauses contained within the Policy,
or
1.2 on delivery to the Consignee’s or other final warehouse or place of storage at the destination named herein,
1.3 on delivery to any other warehouse or place of storage, whether prior to or at the destination named herein, which the Assured elect to use either for storage other than in the ordinary course of transit or for allocation or distribution,
or
1.4 in respect of marin transits, on the expiry of 60 days after completion of discharge overside of the goods hereby insured from the oversea vessel at the final port of discharge,
1.5 in respect of air transits, on the expiry of 30 days after unloading the subject-matter insured from the aircraft at the final place of discharge,
whichever shall first occur.
2. If this Policy or the Clauses referred to therein specifically provide cover for inland or other further transits following on from storage, or termination as provided for above, cover will re-attach, and continues duruing the ordinary course of that transit terminating again in accordance with clause 1.
3. This clause is subject to English law and practice.
Electronic Data Exclusion
Notwithstanding any provision to the contrary in the Policy or any endorsement thereto, it is understood and agreed as follows :
(a) This Policy does not insure :
(i) total or partial destruction, distortion, erasure, corruption, alternation, misinterpretation or misappropriation of ELECTRONIC DATA,
(ii) error in creating, amending, ntering, deleting or using ELECTRONIC DATA, or
(iii) total or partial inability or failure to receive, send, access or use ELECTRONIC DATA for any time or at all
from any cause whatsoever, regardless of any other contributing cause or event whenever it may occur
ELECTRONIC DATA means facts, concepts and information converted to a form useable for communications, display, distribution, interpretation or processing by electronic and electromechanical data processing or elctronically controlled equipment and includes programmes, software and other coded instructions for such equipment
(b) However, in the event that a peril listed below (being a peril insured by this Policy but for this exclusion) is caused by any of the matters described in paragraph (A) above, this Policy, subject to all its provisions , will insure :
(i) physical loss of or damage or destruction to Property Insured directly caused by such listed peril, and/or
(ii) consequential loss insured by this Policy
Further, this exclusion does not apply in the event that a peril listed below (being a peril insured by this Policy but for this exclusion ) causes any of the matters described in paragraph (a) above
Fire, Explosion, Lightning, Windstorm, Hail, Tornado, Cyclone, Hurricane, Earthquake, Volcano, Tsunami, Flood, Frezing, Weight of Snow, Impact by Aircraft or other aerial objects dropped therefrom, Impact by any Road Vehicle or Animal, Bursting Overflowing Discharging or Leaking of Water Tanks Aparatus or Pipes, or Theft of Electronic Data solely where such Theft is accompanied by Theft of the computer hardware, firmware, medium, microchip, integrated circuit or similar device containing such Electronic Data
(c) For the purposes of the Basis of Settlement provision in this Polocy, computer systems records includes Electronic Data as defined in paragraph (a) above
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvantotnghiep.doc
- trang bia.doc