Giới thiệu chung
1.1.Cơ sở hình thành:
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển thì con người tiến đến những nhu cầu cao hơn như giải trí, thể hiện mình, thời trang, Trong đó giải trí là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Trong đó du lịch sinh thái là một loại hình phổ biến ở các tỉnh miền Tây nam bộ hiện nay. Với những cảnh đẹp, những thú vui rất tự nhiên, du khách sẽ có sự thoải mái nhẹ nhàng khi đến với các khu du lịch sinh thái. Miền Tây nam bộ nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Điển hình là An Giang, được nổi tiếng với biệt danh vùng Bảy núi hùng vĩ nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa được khai thác triệt để. Không chỉ nổi tiếng và được nhiều người biết đến với những ngọn núi đẹp, nổi tiếng mà An Giang còn có những tiềm năng du lịch khác như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, rừng sinh thái, Trong số đó, rừng tràm Trà Sư là một khu du lịch có tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng đặc dụng có diện tích gần 1.500 ha, với hơn 100 loài động vật hoang dã (nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ), 23 loài cá, 140 loài thực vật phong phú; lại nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp . Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, Tịnh Biên, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch rất được ưa chuộng hiện nay. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ với quần thể thực, động vật phong phú, nơi đây còn được được đánh giá là khu rừng có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác bảo tồn thiên nhiên. “Tuy nhiên, do tour tuyến còn đơn giản, chưa có nhiều loại hình vui chơi giải trí nên khó “giữ chân” khách du lịch. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: nguồn nhân lực mỏng, khu vực ăn uống nhỏ hẹp, không thể phục vụ đồng thời số lượng khách lớn; phương tiện phục vụ du lịch vừa ít vừa không đạt chuẩn; nhân viên chưa có nghiệp vụ về du lịch nên phong cách phục vụ khách còn thiếu chuyên nghiệp; nhiều người dân vào săn bắt động vật trái phép làm ảnh hưởng đến sinh thái . Đây cũng là những nguyên nhân làm cho du khách chưa “mặn mà” với rừng tràm Trà Sư”1
Để khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có một kế hoạch phát triển lâu dài nhưng trước hết cần phải nghiên cứu những khó khăn, hạn chế và những tiềm năng cần đầu tư phát triển. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” được tiến hành.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2801 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá
trê trắng. Ngoài ra, rừng Trà Sư còn có vô số loại tôm, cua, rùa, rắn…hàng năm
mang lại lợi ích kinh tế khá lớn, trong đó có cả rắn hổ mang, cạp nong.
Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực
vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây
leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Quần thể thực vật có 11 loài sinh cảnh thực vật
rừng, 9 loài cây cung cấp gỗ củi, 78 loài thuốc (có nhiều loài cây thuốc bổ, chữa
bệnh có giá trị), 22 loài cây cảnh, 7 loài cây cho rau và 9 loài cây ăn quả. Một số loài
cây dân dã thường dùng, như rau cóc, rau đắng, đọt sen… mang đặc trưng ở rừng
tràm Trà Sư. Đặc biệt, loại cỏ bắc dùng nấu nước uống giúp cơ thể giải nhiệt, có thể
chế biến thành sản phẩm du lịch.
4.1.4. Nguồn nhân lực và vốn đầu tư
Hiện nay, nguồn nhân lực của khu du lịch còn mỏng so với nhu cầu, với hơn
10 nhân viên chính thức của khu du lịch (Bảng 41.) thì việc đáp ứng nhu cầu cho du
khách trong những lúc cao điểm là rất khó. Bên cạnh các nhân viên chính thức thì
các hướng dẫn viên tự phát như các hộ dân xung quanh, các tài xế xe ôm và nhân
viên kiểm lâm là lực lượng đông và khó kiểm soát. Bên cạnh đó thì các nhân viên
cũng chưa được đào tạo chuyên nghiệp, phần lớn là dân địa phương và làm việc theo
mùa vụ.
Bảng 4.1. Nguồn nhân lực hiện tại của khu du lịch sinh thái RTTS
Chức vụ Số lượng Công việc Trình độ
Quản lý 2 Quản lý nhà ăn và các dịch vụ Trung cấp
Nhân viên 10 Hướng dẫn viên và phục vụ thức
ăn, nấu ăn
Trung học phổ
thông
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
18
Do đây là khu rừng đặc dụng thuộc quyền kiểm soát của quân đội nên nguồn
vốn đầu tư chủ yếu là từ ngân sách tỉnh. Do nguồn vốn có hạn nên khu du lịch sinh
thái RTTS chưa được đầu tư đúng mức và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
Gần đây, tỉnh An Giang đã đầu tư 18 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công
tác quản lý và bảo vệ rừng tràm Trà Sư và phát triển du lịch.
4.1.5. Thực trạng ứng dụng Marketing trong khu du lịch sinh thái RTTS
Đây là vấn đề chưa được chú trọng đầu tư của ban quản lý rừng tràm và chính
quyền địa phương. Những thông tin về các loại hình du lịch, giá cả, các chiến lược
phân phối và quảng bá sản phẩm du lịch đến du khách chỉ được thực hiện trong phạm
vi của khu du lịch. Du khách đến đây phần lớn là thông qua lời giới thiệu của bạn bè,
người thân chứ không phải qua những mẫu quảng cáo hoặc thông tin từ ban quản lý
khu du lịch. Và chỉ khi đến đây họ mới có đầy đủ những thông tin về khu du lịch này
bằng sự quan sát của chính họ.
Cũng cần nói thêm rằng, những thông tin về khu du lịch sinh thái RTTS, mặc
dù không được quảng cáo từ phía ban quản lý nhưng trên mạng internet vẫn có rất
nhiều bài viết, rất nhiều những hình ảnh về RTTS. Đó không phải là những lời quảng
cáo, những cách tiếp thị thu hút du khách mà đó là những cảm nhận, những ghi nhận
của những du khách đã từng đến tham quan RTTS.
Nếu muốn khu du lịch sinh thái RTTS phát triển tương xứng với tiềm năng
thì việc thực hiện công tác Marketing du lịch là một việc làm hết sức cần thiết. Vì từ
lý thuyết ta thấy rằng, kinh doanh du lịch cũng giống như những lĩnh vực kinh doanh
khác và việc tìm hiểu khách hàng cũng như cung cấp những thông tin về sản phẩm
cho khách hàng là một việc làm vô cùng quan trọng.
4.2. Các yếu tố tác động đến khu du lịch sinh thái RTTS
4.2.1. Các yếu tố kinh tế
Hiện nay kinh tế cả nước nói chung và An Giang nói riêng đang trên đà phát
triển. Vì vậy việc đầu tư phát triển du lịch có phần dễ dàng hơn. Nếu trong những
năm tới, RTTS vẫn chịu sự quản lý của quân đội thì việc đầu tư sẽ chủ yếu từ ngân
sách tỉnh. Nhưng nếu như có một nhà đầu tư, đủ sức tiếp quản cả khu du lịch sinh
thái RTTS thì việc quản lý cũng như xây dựng những kế hoạch phát triển trong tương
lai sẽ dễ dàng hơn nhiều. Theo Bà Bùi Thị Hồng Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa –
Thể thao – Du lịch An Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, hiện đang có
nhà đầu tư nước ngoài đăng ký khảo sát rừng Tràm Trà Sư tại An Giang cho mục
đích phát triển du lịch sinh thái và phục vụ nghiên cứu khoa học.
Về phía du khách, khi kinh tế phát triển, cũng là lúc người ta quan tâm nhiều
hơn đến các dịch vụ giải trí và du lịch. Hiện nay, thu nhập của người dân huyện Tịnh
Biên đã được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là nhóm du khách gần gũi nhất và sẽ có số
lần đến RTTS nhiều hơn nếu RTTS được đầu tư nhiều loại hình giải trí hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, du khách ngoài tỉnh và ngoài nước đến An Giang ngày càng nhiều hơn
trước, đặc biệt là trong mùa vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Nếu kết hợp với khu du lịch
Núi Sam, Núi Cấm,… thì RTTS sẽ thu hút được nhiều du khách đến thăm.
Không chỉ có thế mạnh trong phát triển du lịch, rừng tràm Trà Sư còn là nơi
giao lưu về kinh tế-văn hóa-du lịch giữa An Giang và Campuchia. Đây cũng là một
thế mạnh có thể làm đa dạng hoá thêm các loại hình vui chơi giải trí thông qua các lễ
hội của đồng bào dân tộc và các làng nghề truyền thống.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
19
` 4.2.2. Các yếu tố về chính trị - pháp luật
Ngày 27/5/2005, theo Quyết định số 1530 của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang,
rừng tràm Trà Sư được công nhận là rừng đặc dụng . Khu rừng tràm Trà Sư thuộc xã
Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, được Nhà nước chấp thuận thành lập Khu bảo vệ cảnh
quan rừng tràm Trà Sư, thuộc hệ thống các Khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Các
mục tiêu chính như sau:
- Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng hiện có, bao gồm các nội dung là
bảo vệ quá trình diễn tiến tự nhiên của thảm thực vật rừng, bảo vệ nơi cư trú của các
loài động vật hoang dã, kiến tạo cảnh quan thiên nhiên hiện có phục vụ cho tham
quan, du lịch, nghiên cứu khoa học, học tập thực tập trên thực địa .
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản gồm: Bảo tồn tính đa dạng
sinh học của khu hệ thủy sinh vật, thủy sản hiện có trong vùng, bảo vệ các loài cá
quý, các loài cá bố mẹ có khả năng sinh sản với lượng lớn cá con hằng năm để khi
mùa lũ về cung cấp ngược lại cho tự nhiên trong vùng. Có kế hoạch khai thác bền
vững và khoa học để tăng thêm nguồn thu nhập cho cư dân quanh vùng.
- Bảo vệ, quản lý và khôi phục hệ thực vật, động vật quý hiếm hoang dã. Đây là
mục tiêu được sự chú ý quan tâm của các nhà quản lý vì lợi nhuận, và nhu cầu trong
xã hội nên bằng mọi sự bất chấp nguy hiểm việc buôn bán khai thác, đào bới, săn bắt
vẫn cứ xảy ra mọi lúc và mọi nơi, vì vậy bảo vệ hệ thực vật, động vật quý hiếm
hoang dã làm cơ sở cho quá trình phục hồi và phát triển. Tổ chức nuôi thả các loài
động vật quý hiếm, loài đặc thù của hệ sinh thái rừng.
- Đưa chương trình tuyên truyền, giáo dục thông qua các hình thức các đợt
tham quan, du lịch, học tập tại vùng rừng nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết về tầm
quan trọng và giá trị to lớn của rừng hiện có trong vùng .
Với những mục tiêu đó, việc bảo tồn và phát triển RTTS được đặt lên hàng
đầu. Việc xây dựng một khu du lịch sinh thái thống nhất vì đây sẽ phù hợp với những
mục tiêu trên và còn góp phần đa dạng hoá các loại hình du lịch của vùng Bảy Núi
này.
Tuy nhiên do Tịnh Biên là huyện giáp biên giới Campuchia nên tình hình về
an ninh luôn phải được đề cao. Đây cũng là một quan ngại cho du khách khi đến đây.
Việc ổn định về an ninh, chính trị sẽ giúp cho việc phát triển khu du lịch sinh thái
RTTS trở nên thuận lợi hơn.
4.2.3. Các yếu tố tự nhiên
Ngoài thế mạnh về một quần thể động thực vật phong phú thì RTTS còn nằm
ở một vị trí khá thuận lợi trong việc xây dựng tuyến du lịch kết hợp với các khu du
lịch khác của huyện Tịnh Biên như: Núi Cấm, đồi Tức Dụp, khu siêu thị miễn
thuế,…
Tuyến quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Tịnh Biên cũng đã được nâng cấp, tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch đến với Tịnh Biên dễ dàng hơn. Bên cạnh
đó RTTS thuộc huyện Tịnh Biên, là huyện giáp biên giới Campuchia nên có thể kết
hợp với các công ty du lịch của nước bạn để hình thành thêm các tour mới.
4.3. Thực trạng kinh doanh
4.3.1. Số lượng khách
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
20
Hàng năm, khu rừng tràm Trà Sư đón gần 9.000 khách du lịch trong nước và
quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và du lịch. Riêng năm 2009, do tuyến đường 30/4
đã được hoàn thành nên chỉ trong 3 tháng mùa nước, RTTS đã đón tiếp gần 80.000
du khách đến đây. Trung bình mỗi ngày có khoảng 600 du khách đến khu du lịch.
Đây là một biểu hiện tích cực, nó nói lên rằng, nếu tiếp tục được đầu tư phát triển thì
số lượng du khách đến đây sẽ ngày càng tăng nhanh.
4.3.2. Cơ cấu nguồn khách
Ông Trần Ngọc Rạng, Trưởng Trạm Kiểm lâm rừng tràm Trà Sư, ấp Văn Trà,
xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết phần lớn khách đến đây là du
khách trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Chỉ mới đây, khi đường 30/4 hoàn thành thì cơ
cấu nguồn khách đã có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài việc số lượng khách tăng lên, khách
ngoài tỉnh ngày càng nhiều thì lượng khách nước ngoài cũng tăng theo và ngày càng
nhiều thêm. Hiện nay khách nước ngoài chiếm khoảng 20% số lượng khách đến
tham quan RTTS.
60%
35%
5%
55%
37%
8%
40%
40%
20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Khách trong tỉnh Khách ngoài tỉnh Khách nước ngoài
Hình 4.1. Cơ cấu nguồn khách đến RTTS qua các năm.
4.4. Đánh giá của du khách
4.4.1. Thông tin mẫu
Bảng 4.2. Thông tin mẫu
Thông tin mẫu (người)
Giới tính Nơi ở
Nam Nữ
Nhóm 1(An
Giang, Đồng
Tháp, Kiên
Giang, Cần Thơ)
Nhóm 2 (Các tỉnh
khác của Miền
Nam và
TP.HCM)
Nhóm 3
(Miền Trung
và Miền Bắc)
Tổng
35 15 35 13 2
50
70% 30% 70% 26% 4% 100%
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
21
Thông tin được thu thập với cỡ mẫu là 50 du khách đến RTTS ngày
15/04/2010. Trong 50 du khách có 35 là nam và 15 là nữ, như vậy nam chiếm tỷ lệ
cao hơn trong tổng số du khách đến đây. Về nơi ở có đến 35 du khách ở An Giang và
các tỉnh lân cận, chiếm 70% lượng khách đến RTTS. Với số lượng câu hỏi ít (12 câu)
thì cỡ mẫu này là phù hợp cho phân tích.
70%
30%
Nam
Nữ
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo giới tính
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 70% du khách đến đây là nam, điều này có
ý nghĩa trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc điểm này. Nhà đầu tư
nên tạo ra các loại hình vui chơi giải trí có những đặc điểm phù hợp với nam giới
như tàu lượn, đi cầu khỉ, bắn cung,…. Ngoài ra, đối với các loại thức ăn và nước
uống của nhà ăn cũng nên chú ý đến yếu tố này.
70%
26%
4%
Nhóm 1(An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ)
Nhóm 2 (Các tỉnh khác của Miền Nam và TP.HCM)
Nhóm 3 (Miền Trung và Miền Bắc)
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu theo địa phương
Biểu đồ trên cho thấy rằng, phần đông du khách đến đây là các du khách
trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Do đó phương tiện đi lại của họ chủ yếu bằng xe gắn
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
22
máy, khu du lịch nên có một bãi xe và bộ phận giữ xe để quản lý, giữ gìn xe của du
khách. Đồng thời nhóm du khách này thường đi và về trong ngày, do thời gian của
du khách là ít nên cần có những dịch vụ giửi trí ít tốn kém thời gian của du khách
nhưng lại có tính hấp dẫn cao.
4.4.2. Ý kiến đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch của RTTS:
0% 12%
60%
28%
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa
Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Hình 4.4. Nhận định RTTS có tài nguyên du lịch phong phú
Khi được hỏi “Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên
phong phú hay không”. Có đến 88% du khách đồng ý là RTTS có nguồn tài nguyên
du lịch phong phú. Chỉ có 12% ý kiến trung hòa và không có ý kiến phản đối. Như
vậy có thể thấy rằng du khách đến đây đều thích thú với cảnh quang tự nhiên và sinh
vật của RTTS. Đây có thể xem là một thế mạnh tuyệt đối của RTTS trong việc hình
thành khu du lịch sinh thái. Vì vậy để phát triển lâu dìa, cần phải có các biện pháp
bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch quý giá này.
4.4.3. Ý kiến về các loại hình vui chơi giải trí tại đây:
12%
26%
56%
4% 2%
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa
Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn các lạo hình vui chơi giải trí ở RTTS là đa dạng
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
23
Qua biểu đồ, phần lớn du khách cho rằng các loại hình vui chơi giải trí tại
RTTS là chưa đa dạng. Cụ thể có đến 56% ý kiến trung hòa và có đến 38% ý kiến
phản đối với nhận định “Các loại hình vui chơi giải trí ở đây rất đa dạng”. Như
vậy nhà đầu tư cần tạo ra nhiều hơn nữa những sản phẩm du lịch mới dựa trên
nguồn tài nguyên hiện có tại RTTS. Du khách đến với RTTS bị hấp dẫn bởi cảnh
quang đẹp nhưng nếu chỉ có thế thì khó có thể khiến du khách đến đây nhiều lần.
Việc tạo ra nhiều loại hình vui chơi giải trí còn để lại trong du khách nhiều ấn
tượng, không chỉ tiếp tục đến với RTTS du khách còn có thể giới thiệu với bạn bè
của mình.
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn mức độ hấp dẫn của các loại hình vui chơi giải trí
Mặc dù du khách cho rằng các loại hình vui chơi giải trí ở RTTS là chưa đa
dạng nhưng phần lớn đều bị cuốn hút bởi một số hoạt động vui chơi tại đây như bơi
xuồng, chạy xe đạp, câu cá. Qua biểu đồ có đến 76% ý kiến đồng ý là các loại hình
vui chơi giải trí ở đây rất hấp dẫn. Như vậy với đánh giá của du khách thì nhà đầu tư
nên tiếp tục duy trì và phát huy những loại hình này trong tương lai. Ngoài ra nhà
đầu tư còn có thể tạo ra những loại hình tương tự như thế, có tính hấp dẫn cao hơn để
tận dụng lợi thế tuyệt đối từ thiên nhiên.
4.4.4. Ý kiến của du khách về thái độ của nhân viên:
2%
24%
36%
36%
2%
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa
Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện ý kiến của du khách về mức độ nhiệt tình của nhân
viên
2% 4%
18%
44%
32%
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa
Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
24
Qua biểu đồ trên, thái độ của nhân viên được đánh giá ở mức trung bình. Cụ
thể có 36% ý kiến trung hòa, 38% ý kiến đồng ý và 26% ý kiến phản đối nhận định
“Nhân viên ở đây hướng dẫn rất tận tình”. Điều đó cho thấy khả năng phục vụ của
nhân việc chưa thật sự tốt nên nhà đầu từ cần phải có một đội ngũ nhân viên nhiệt
tình và lành nghề nhằm tạo nhiều thiện cảm đối với du khách.
4.4.5. Ý kiến về các món ăn tại RTTS:
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện đánh giá của du khách về các món ăn tại đây
Biểu đồ trên cho thấy rằng đa số du khách đều thích thú với những món ăn tại
RTTS. Cụ thể có đến 82% ý kiến đồng ý với nhận định “Các món ăn ở đây rất hấp
dẫn”. Như vậy ngoài cảnh quang tự nhiên và sinh vật tự nhiên là cái hấp dẫn du
khách nhất thì các món ăn ở đây là yếu tố thứ hai gây đam mê cho du khách. Khi
được hỏi thêm về món ăn yêu thích thì phần lớn du khách thích các món được chế
biến từ cá (cá lóc nướng trui, cá rô hấp bầu, chiên xù,…) và chim, cò (khìa, nướng,
xào,…). Nhà đầu tư nên xây dựng một nhà hàng ngay trong khu du lịch để phục vụ
những món ăn mà du khách đã từng yêu thích. Nên chú ý rằng nhà hàng cần phải chủ
động được nguồn nguyên liệu nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vào mùa cao điểm.
4.4.6. Mùa du khách thích đến RTTS và loại hình giải trí ưa thích:
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện mùa du khách thích đên RTTS
2% 4%
12%
62%
20%
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa
Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
94%
6%
Mùa nước nổi Mùa khô
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
Như vậy hầu hết du khách đều thích đến RTTS vào mùa nước vì vào mùa
này, cảnh quang RTTS rất đẹp, có nhiều loài chim, cò về đây cư ngụ. Và chỉ vào mùa
này, du khách mới có thể thưởng thức cảnh đẹp của RTTS khi bơi xuồng len lỏi vào
sâu trong rừng tràm. Và cũng chính vì vậy nên đa số du khách đều thích loại hình bơi
xuồng nhất. Hình 4.13 cho thấy có đến 64% du khách thích nhất loại hình bơi xuồng.
Do đó nhà đầu tư cần có kế hoạch tăng thêm nguồn nhân lực và vốn trong mùa nước
để đảm bảo phục vụ tốt cho du khách, tránh tình trạng thiếu nhân viên và các món ăn
khi du khách cần.
64%
20%
16%
Bơi xuồng Xe đạp Câu cá
Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn loại hình giải trí du khách ưa thích
4.4.7. Du khách thường đến RTTS với ai:
38%
52%
10%
Gia đình Bạn bè Một mình
Hình 4.11. Biểu đồ biểu diễn nhóm du khách thường đến đây
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn du khách thường đến đây với bạn bè
(52%) kế đến là đi cùng gia đình (38%). Như vậy nhà đầu tư cần có thêm các loại
hình vui chơi tập thể cho du khách như cho thuê đồ tự nấu ăn, thiết kế những bàn ăn
rộng,…Phục vụ tốt cho nhóm du khách này sẽ là một lợi ích lớn cho khu du lịch vì
những lời giới thiệu của họ sẽ có ý nghĩa lớn trong việc thu hút thêm nhiều du khách
nữa.
25
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
26
CHƯƠNG V - GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN KHU DU
LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
5.1. Quan điểm,vai trò và mục tiêu phát triển
5.1.1. Quan điểm phát triển
Việc phát triển khu du lịch sinh thái RTTS sẽ góp phần làm đa dạng thêm các
loại hình du lịch ở An Giang nói chung và ở Tịnh Biên nói riêng. Thêm một điểm đến
hấp dẫn vào danh sách những điểm du lịch của vùng Bảy Núi, thu hút thêm nhiều du
khách đến với An Giang. Điều đó có ý nghĩa thiết thực trong kế hoạch phát triển
ngành du lịch của toàn tỉnh. Ngành du lịch phát triển còn là một đóng góp to lớn vào
ngân sách và phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Muốn được như vậy thì cần phải có một
kế hoạch phát triển cụ thể nhằm xây dựng RTTS thành một khu du lịch sinh thái đa
dạng về các loại hình giải trí, phù hợp về giá cả và thuận tiện trong giao thông cho du
khách. Đi đầu trong kế hoạch đó phải là những chiến lược, giải pháp Marketing nhằm
tìm hiểu những nhu cầu, những mong muốn của du khách hiện tại và du khách tiềm
năng. Có được những thông tin đó sẽ cho phép khu du lịch có hướng phát triển đúng
và phù hợp nhu cầu. Tuy nhiên việc phát triển du lịch mà không kết hợp với bảo tồn,
tôn tạo thì có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên của RTTS. Do đó song song
với việc phát triển cần phải có một kế hoạch nhằm bảo tồn những nguồn tài nguyên
tự nhiên vốn có. Có được như vậy thì việc phát triển mới lâu dài và bền vững.
5.1.2. Vị trí, vai trò
Những giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch sinh thái RTTS sẽ là công
cụ thu thập những thông tin, những nhu cầu phục vụ cho kế hoạch xây dựng RTTS
thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn trong loại hình và thống nhất trong quản lý.
Nó còn góp phần giúp cho nhà hoạch định có những điều chỉnh hợp lý nếu trong quá
trình thực hiện kế hoạch xây dựng có những sai sót hoặc không phù hợp với thực tế.
5.1.3. Mục tiêu phát triển
Việc đầu tiên cần phải xác định được những nhu cầu của du khách về một khu
du lịch sinh thái rừng. Bên cạnh đó là việc xác định những loại hình vui chơi giải trí
nào vừa phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có và phù hợp nhu cầu. Sau cùng là cung
cấp những thông tin của khu du lịch sinh thái RTTS đến với du khách, đặc biệt là du
khách tiềm năng một cách đầy đủ nhất.
5.2. Ma trận SWOT
5.2.1. Những cơ hội và nguy cơ
5.2.1.1. Cơ hội phát triển:
- Xu hướng phát triển ngày càng cao của nhu cầu du lịch nội địa. Đây là
một lượng khách chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng khách đến RTTS
trong những năm qua. Khi cuộc sống phát triển, thu nhập ổn định thì
lượng khách này sẽ tăng lên do nhu cầu giải trí, du lịch tăng lên. Trước
đây giao thông có phần khó khăn nên du khách đến đây còn ít. Với sự
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
27
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh và chính quyền địa phương
trong thời gian gần đây, giao thông thuận tiện hơn vì thế lượng khách
này hứa hẹn sẽ tăng lên trong thời gian sắp tới.
- Xu hướng du lịch tôn giáo, du lịch văn hóa-cộng đồng, du lịch sinh
thái ngày càng tăng. Vì đây là loại hình tạo cho du khách cảm giác
thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt đối với những du khách
làm việc ở các thành phố lớn thì trong ngày nghỉ đây là điểm đến giúp
họ thư giản sau những ngày làm việc mệt mỏi.
- Các tour du lịch về đồng bằng sông Cửu Long ngày một phong phú,
đa dạng. Điều này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đặc tính của loại hình du
lịch sinh thái và sở thích của du khách. ĐBSCL là vùng sông nước,
còn nhiều vùng vẫn giữ được nét tự nhiên nên du khách đến đây để
tham quan và khám phá ngày càng nhiều.
- Chính quyền địa phương rất quan tâm đến sự phát triển của ngành du
lịch. Song song với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là những chính
sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. An Giang đang
đầu tư phát triển các điểm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp
dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với An Giang ngày
càng nhiều hơn. Tỉnh đang mời gọi đầu tư phát triển khu du lịch sinh
thái rừng tràm Trà Sư nhằm phát huy những giá trị của hệ sinh thái
ngập nước phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân, tạo thêm
ngành nghề, giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho cư dân địa
phương theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái góp phần đầu
tư bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
5.2.1.2. Nguy cơ cần tránh:
- Các lễ hội dân gian khi đưa vào khai thác du lịch sẽ dễ bị thương mại
hóa. Đây là một nguy cơ cần khắc phục nhằm tránh việc mua thần, bán
thánh, mê tín dị đoan. Kiên quyết bày trừ các tệ nạn xã hội nhằm bảo
tồn nguyên vẹn các đặc điểm đặc sắc của các lễ hội dân tộc. Ngoài ra
việc bảo tồn này còn giúp cho việc phát triển khu du lịch sinh thái
RTTS lâu dài và bền vững.
- Môi trường sinh thái bị phá vỡ nếu quy hoạch khai thác du lịch không
tốt. Đây là điều đáng lo ngại nhất khi phát triển du lịch sinh thái. Một
số hoạt động vui chơi, ăn uống của du khách có thể sẽ làm hủy hoại
môi trường và tăng thêm lượng rác thải.
- Nguy cơ ngầm từ sự bất ổn chính trị có thể có khi các dân tộc trong
vùng mâu thuẫn với nhau. Tịnh Biên là huyện giáp biên giới
Campuchia, có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống nên một số bất ổn
về chính trị như bạo loạn, biểu tình có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến
an ninh trong vùng.
- Nguy cơ cháy rừng rất hay xảy ra đối với một khu rừng có thảm thực
vật dày và chủ yếu là cây tràm như RTTS. Vì vậy trong mùa khô, ban
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
28
quản lý khu du lịch cần có những biện pháp để xử lý kịp thời khi xảy
ra cháy.
5.2.2. Những điểm mạnh và điểm yếu
5.2.2.1. Điểm mạnh:
- RTTS có một nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhiều động vật quý
hiếm và cảnh quan tự nhiên. Đây là một thế mạnh lớn nhất của RTTS
trong việc hình thành khu du lịch sinh thái.
- Có lễ hội lớn (cấp quốc gia)và nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng
ở gần rừng tràm trà sư nên có thể dễ dàng lập tour du lịch. Xung quanh
RTTS có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống và có nhiều làng nghề
truyền thống sẽ góp phần làm đa dạng thêm các hoạt động vui chơi
giải trí cho du khách. Bên cạnh đó, lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam là một
lễ hội cấp quốc gia, nếu trong mùa vía bà, ban quản lý RTTS kết hợp
với các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh hình thành tour du
lịch thì sẽ thu hút được nhiều du khách.
- Nền ẩm thực phong phú, ẩm thực miền sông nước với các món ăn đặc
biệt như: cá lóc nướng trui, cá rô hấp bầu, các món từ chim, cò,…sẽ là
những món ăn hấp dẫn đối với du khách.
- Tịnh Biên có đường biên giới với Campuchia, giao thông tương đối
thuận lợi. Đến với RTTS, ngoài các hoạt động giải trí tại đây, du
khách có thể đến mua sắm tại khu siêu thị miễn thuế tại biên giới.
5.2.2.2. Điểm yếu:
- Còn những hiện tượng tiêu cực như chèo kéo khách, ăn xin…Đây là
một hiện tượng tiêu cực, thường thấy ở hầu hết các khu du lịch. Hiện
tượng này ảnh hưởng lớn đến sự thoải mái của du khách.
- Nguồn nhân lực lành nghề còn thiếu. Hầu hết nhân viên và hướng dẫn
viên ở đây, chưa qua đào tạo về du lịch. Vì vậy để xây dựng thành một
khu du lịch sinh thái có quy mô lớn thì cần phải có một đội ngũ lành
nghề và có kinh nghiệm.
- Cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, mua sắm chưa nhiều, thiếu chất
lượng. Các nhà nghỉ và khách sạn chủ yếu ở thị trấn Nhà Bàn và thị
trấn Tịnh Biên. Tại RTTS chưa có nhà nghỉ cho du khách ở lại qua
đêm cho du khách ở xa.
- Hoạt động du lịch sinh thái RTTS mang tính thời vụ cao, chủ yếu là
vào mùa nước nổi. Vào mùa khô, du khách ít đến đây vì không có hoạt
động giải trí như bơi xuồng trong mùa nước nổi. Để tránh tính thời vụ
thì cần phải có nhiều hoạt động vui chơi ngay cả trong mùa khô.
- Hoạt động quảng bá, truyền thông còn yếu, tour tuyến còn đơn giản.
Phần lớn du khách đến đây là do giới thiệu của người thân, bạn bè.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
29
Nếu được dầu tư vào công tác quảng bá, giới thiệu thì sẽ thu hút được
nhiều du khách hơn.
5.2.3. Mô hình ma trận SWOT và các chiến lược đề xuất
ĐIỂM MẠNH
(STRENGTHS)
S1: Nguồn tài nguyên du
lịch tự nhiên phong phú
S2: Nền ẩm thực miền
sông nước đa dạng, hấp
dẫn.
S3: Có đường biên giới
với Campuchia, giao
thông tương đối thuận
lợi.
S4: Có lễ hội lớn và
nhiều làng nghề truyền
thống
ĐIỂM YẾU
(WEAKNESSES)
W1: Những hiện tượng
tiêu cực như chèo kéo
khách, ăn xin…
W2: Nguồn nhân lực lành
nghề còn thiếu
W3: Cơ sở lưu trú chưa
nhiều thiếu chất lượng.
W4: Hoạt động du lịch
mang tính thời vụ cao.
W5: Hoạt động quảng bá,
truyền thông còn yếu, tour
tuyến còn đơn giản
CƠ HỘI
(OPPORTUNITIES)
O1: Nhu cầu du lịch nội địa
phát triển
O2: Xu hướng du lịch sinh
thái ngày càng tăng.
O3: Các tour du lịch về
đồng bằng sông Cửu Long
ngày một phong phú, đa
dạng.
O4: Chính quyền địa
phương quan tâm đến sự
phát triển của ngành du lịch.
O1,O2,O4+S1,S2: Tận
dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên sẵn có và
nhu cầu du lịch tăng
cùng với sự quan tâm
của chính quyền để phát
triển sản phẩm đa dạng
hơn.
=> Phát triển sản phẩm
O3,O4+W2,W4,W5: Kết
hợp với các tour du lịch và
sự quan tâm của chính
quyền để hạn chế những
tiêu cực và xây dựng đội
ngũ nhân viên, quảng bá
thương hiệu.
=> Mở rộng thị trường
NGUY CƠ (THREATS)
T1: Các lễ hội dân gian dễ
bị thương mại hóa.
T2: Môi trường sinh thái dễ
bị phá vỡ
T3: Nguy cơ ngầm từ sự bất
ổn chính trị
T4: Nguy cơ cháy rừng
T2,T3+S1,S1: Tận dụng
thế mạnh về nguồn tài
nguyên và gần biên giới
Campuchia để có thể kết
hợp với chính quyền
nước bạn để hạn chế
những bất ổn chính trị và
bảo tồn thiên nhiên.
=> Tích hợp hàng ngang
T1,T4+W1,W3: Xây
dựng nhà nghỉ và hệ
thống PCCC, đồng thời
khắc phục những hiện
tượng tiêu cực và giữ gìn
bản sắc văn hóa các lễ hội
dân tộc
=> Tích hợp hàng ngang
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
30
Từ phân tích trên, chiến lược đầu tiên cần thực hiện là đa dạng các sản phẩm
du lịch. Đây là một việc làm cần thiết nếu muốn xây dựng RTTS thành một khu du
lịch có quy mô lớn. Bên cạnh đó cần phải thực hiện công tác quảng bá sản phẩm và
xây dựng đội ngũ nhân viên có tay nghề nằm phục vụ tốt cho khâu hướng dẫn du lịch,
gây thiện cảm với du khách.
5.3. Giải pháp Marketing nhằm phát triển khu du lịch sinh thái RTTS
5.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường là công việc
quan trọng nhất cho chiến lược phát triển lâu dài. Để du lịch sinh thái RTTS phát
triển hơn nữa thì đây cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Đầu tiên nhà đầu tư cần
phải có một đội ngũ nhân viên chuyên về nghiên cứu, khảo sát thị trường để tìm hiểu
về nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của du khách. Công việc này có thể được thực hiện
bằng nhiều cách như quan sát thực tế du khách đến khu du lịch, khảo sát bằng bản
câu hỏi trực tiếp đối với những du khách đến cac khu du lịch khác của An Giang.
Ngoài ra đội ngũ nhân viên này có thể tham gia vào các diễn đàn trên mạng và thông
qua bản câu hỏi để lấy ý kiến từ cộng đồng cư dân mạng.
Ngoài việc khảo sát để biết nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của du khách, công
tác nghiên cứu thị trường còn giúp cho nhà đầu tư biết được những loại hình vui chơi
giải trí mới ở các khu du lịch sinh thái có sức hấp dẫn cao đối với du khách. Từ đó có
thể áp dụng cho khu du lịch của mình.
5.3.2. Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Hiện nay du khách đến với khu du lịch sinh thái RTTS đa phần là khách du
lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang. Kế đến là
các du khách đến từ các tỉnh khác của miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Khách du lịch đến từ miền trung và miền bắc còn rất ít do đường xa và khu du lịch
chưa có nhà nghỉ cho khách. Do đó có thể chia thành các thị trường sau:
- An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang: du khách ở các địa phương
này đến đây nhiều do khoảng cách địa lý gần gũi, du khách thuận tiện đi lại. Khi
chính quyền tỉnh đầu tư xây dựng tuyến đường 30/4 thì lượng du khách thuộc nhóm
này tăng lên khá nhanh. Vì vậy có thể chọn đây là thị trường mục tiêu của khu du lịch
sinh thái RTTS. Công tác nghiên cứu thị trường và chiến lược quảng bá cần tập trung
vào thị trường này.
- Các tỉnh khác của miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh: mặc dù
lượng du khách từ những nơi này đến khu du lịch chưa nhiều nhưng đây là thị trường
hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. Do khoảng cách xa và giao thông chưa
thuận lợi cho xe khách loại lớn, nhất là tuyến đường từ Châu Đốc đến Tịnh Biên, nên
thời gian qua, lượng du khách từ những nơi này còn hạn chế về số lượng. Khi tuyến
đường này được nâng cấp và RTTS được đầu tư quy mô hơn thì nhóm du khách này
có thể sẽ tăng lên trong tương lai. Đây là thị trường mục tiêu mà nhà đầu tư khu du
lịch này có thể hướng đến.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
31
- Miền trung và miền bắc: đây là nhóm du khách rất ít đến với khu du lịch
sinh thái RTTS, do đó trong tương lai gần thị trường này có thể không cần hướng
đến. Tuy nhiên, khi RTTS đã phát triển mạnh thì nhà đầu tư nên mở rộng khai thác
thị trường này.
- Bên cạnh thị trường trong nước thì du khách là người nước ngoài đến đây
ngày một nhiều hơn, năm 2009 du khách nước ngoài chiếm đến 20% tổng lượng
khách đến đây. Vì vậy nhà đầu tư cũng cần chú ý đến thị trường quốc tế trong tương
lai.
5.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix
Muốn RTTS trở thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn và chất lượng
các loại hình dịch vụ tốt thì cần phải có một chiến lược Marketing hợp lý. Ngoài việc
xây dựng các loại hình dịch vụ tốt thì cần phải đưa hình ảnh RTTS đến với du khách
nhằm đánh thức và khai thác nhu cầu. Để có được một chiến lược Marketing tốt, nhà
đầu tư cần thực hiện các chiến lược sau:
5.3.3.1. Chiến lược sản phẩm – P1
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Vì vậy đây là một chiến lược quan trọng, nó
đóng vai trò quyết định đến chất lượng các loại hình vui chơi giải trí nói riêng và hình
ảnh của khu du lịch sinh thái RTTS nói chung. Du khách đến đây, bị thu hút nhiều
bởi cảnh quang và các sinh vật của RTTS. Chính vì lẽ đó cần phải có những hoạt
động phù hợp với thị hiếu của du khách. Một số loại hình vui chơi đã có ở RTTS mà
du khách rất thích: Sau đây là một số chiến lược đề xuất để nhằm đa dạng hóa sản
phẩm du lịch:
a. Bơi xuồng: Đây là loại hình đã tồn tại ở RTTS từ rất sớm. Một nhóm từ 4
đến 5 du khách sẽ được một hường dẫn viên bơi xuồng vào sâu bên trong rường tràm
theo các kênh dẫn nước. Phần lớn du khách rất thích loại hình bơi xuồng vào rừng
tràm để ngắm cảnh quang và các loài chim, cò, dơi ở đây. Vì vậy loại hình này cần
được giữ gìn và phát triển hơn nữa. Theo ban quản lý RTTS thì số lượng xuồng ở đây
còn hạn chế, không đủ đáp ứng vào thời buổi cao điểm, đặc biệt là vào mùa nước nổi.
như vậy việc cần làm là phải đầu tư mua sắm thêm xuồng mới và sửa chữa lại xuồng
để đáp ứng nhu cầu của du khách.
b. Cho thuê xe đạp: Ở đây có 2 loại xe đạp đơn và xa đạp đôi, du khách sẽ
được thuê xe chạy xung quanh đê bao của rừng tràm. Loại hình cho thuê xe đạp mặc
dù không hấp dẫn du khách bằng việc đi xuồng nhưng nó vẫn được những du khách
nước ngoài chú ý và sử dụng nhiều. Hiện nay, du khách đến đây thuê xe đạp phần lớn
là của các hộ dân xung quanh RTTS nên đôi khi khách cần sẽ khó tìm được xe. Nhà
đầu tư cần phải thống nhất thành một bộ phận quản lý đội hình này. Bên cạnh đó cần
phải sửa chữa, dọn sạch cây cỏ dại trên đê bao nhằm tạo đường đi thông thoáng cho
du khách.
c. Câu cá: Vơi loại hình này du khách sẽ được cho thuê một cần câu cá và
mồi câu được cung cấp miễn phí. Với cần câu, du khách có thể đi dọc theo bờ đê, tìm
một chỗ yên tĩnh và thả mồi. Câu cá cũng là một loại hình hấp dẫn du khách nên cũng
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
32
cần được phát huy. Tuy nhiên mặc dù số lượng cá trong khu RTTS là rất nhiều nhưng
nếu về lâu dài có thể sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ cho loại hình
này như hạn chế về số lượng cá câu, giờ câu,…
Sau đây là một số sản phẩm đề xuất để nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch:
a. Tàu lượn: Du khách bị cuốn hút bởi cảnh quang của RTTS nhưng chỉ trong
mùa nước thì xuồng mới có thể vào được sâu trong rừng tràm. Vào mùa khô thì chỉ
có thể chạy xe đạp vòng đê bao nên không thấy được các loài sinh vật bên trong rừng
tràm. Để trong mùa khô, du khách vẫn có thể nhìn được những khung cảnh bên trong
của rừng tràm thì nhà đầu tư cần phải xây dựng hệ thống tàu lượn bên trên trên rừng
tràm. Tuy nhiên cần phải chú ý xây dựng hệ thống này không quá gần nơi cư ngụ của
các loại sinh vật nhắm tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của chúng.
b. Cho thuê dụng cụ nấu ăn: Kết hợp với bộ phận nấu ăn, khu du lịch sẽ cho
du khách thuê dụng cụ và nguyên liệu để du khách có thể chế biến những món ăn từ
những loại cá câu được. Bộ phận nấu ăn sẽ hướng dẫn cách thức nấu ăn đối với
những du khách có nhu cầu nhưng không thể tự mình chế biến. Ngoài các món từ cá,
bộ phận nấu ăn có thể cung cấp một số nguyên liệu khác từ chim, cò và các laoij thịt
heo, bò theo nhu cầu của du khách.
b. Các trò chơi dân gian: Ngoài các loại hình trên, nhà đầu tư có thể tìm hiểu
và đưa vào khu du lịch của mình những trò chơi dân gian thường xuất hiện trong các
lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc trong vùng để tăng thêm tính đa dạng và hấp
dẫn đối với du khách. Một số trò chơi có thể thực hiện là đi cầu khỉ qua sông, bắn
cung (vào bia),
Hiện nay, RTTS chưa có nhà nghỉ cho du khách lưu lại qua đêm. Nên ở đây
vẫn chưa có các hoạt động vui chơi về đêm. Sau khi có nhà nghỉ tại đây, nhà đầu tư
nên tổ chức thêm các hoạt động cho du khách như tổ chức đốt lửa, cho thuê lều dựng
trại bên ngoài nhà nghỉ nếu du khách có nhu cầu.
Kết quả khảo sát cho thấy du khách không chỉ thích thú đối với cảnh đẹp của
RTTS mà còn thích những món ăn đặc biệt tại đây. Vì vậy nhà đầu tư cần phải xây
dựng một nhà hàng để phục vụ việc ăn uống, phát huy những món ăn dân dã mà du
khách thích nhất. Đồng thời cũng cần có đội ngũ thợ nấu có tay nghề và kinh nghiệm
làm những món ăn loại này để tạo ra những món ăn phù hợp với khẩu vị và thị hiếu
của du khách.
Ngoài việc đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí thì việc đào tạo đội ngũ
nhân viên có tay nghề cũng là một việc làm cần thiết. Vì theo đánh giá của du khách,
nhân viên của khu du lịch hiện nay chưa hướng dẫn tận tình và phần lớn chưa qua
đào tạo. Nguồn nhân viên lành nghề có thể thu hút từ các trường đào tạo du lịch hoặc
gửi các nhân viên hiện tại theo các tour để học hỏi kinh nghiệm.
5.3.3.2. Chiến lược giá – P2
Đây là một vấn đề cần thiết để cân đối giữa những gì du khách bỏ ra so với
những cái nhận được. Ban đầu, nhà đầu tư có thể định giá dựa trên chi phí bỏ ra cho
từng loại hình giải trí. Đây là cách định giá phù hợp nhất để tránh tình trạng thua lỗ.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
33
Về lâu dài, nhà đầu tư có thể tiến hành khảo sát ý kiến của du khách và có những điều
chỉnh về giá cho phù hợp hơn và tăng doanh thu, lợi nhuận của mình. Nếu du khách
không quan tâm nhiều đến giá cả thì việc nâng giá cao lên so với ban đầu là một việc
làm có thể thực hiện được. Đồng thời nhà đầu tư có thể đưa ra chính sách về giá linh
hoạt cho những tour khách nhau, những nhóm khách hàng khác nhau. Đối với đối
tượng du khách là học sinh, giáo viên đi theo đoàn, nhà đầu tư nên đưa ra mức giá
trung binh hoặc có chính sách khuyến mãi. Đồi với đối tượng du khách lẻ thì sẽ có
mức giá cố định dành riêng cho họ, mức giá này có thể cao hơn so với nhóm du
khách theo tour nói trên.
5.3.3.3. Chiến lược phân phối – P3
Sản phẩm du lịch không giống như những sản phẩm khác nên không thể đem
đến nơi này hoặc nơi khác khi du khách cần. Vấn đề quan trọng ở đây là phải đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông. Nhà đầu tư nên kiến nghị với chình
quyền địa phương nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ từ thị xã Châu Đốc vào Tịnh
Biên để dễ dàng cho những xe khách lớn đến với RTTS. Bên cạnh đó thì nhà đầu tư
cần phải xây dựng tốt cây cầu vào khu du lịch nhằm tránh tình trạng lo sợ của một số
du khách khi đi phà.
Đồng thời, ngoài nhóm du khách đến trực tiếp RTTS, một số du khách lưu trú
tại các khu du lịch khác như Núi Cấm hoặc khu siêu thị miễn thuế muốn đến RTTS
nhưng không có phương tiện thì khu du lịch cần tổ chức một đội xe chuyên đưa rước
khách khi có nhu cầu này phát sinh. Đội xe này có thể tự đầu tư hoặc kết hợp với các
nhà xe trong tỉnh để thực hiện dịch vụ này. Tránh không được dùng xe cải tiến mà
khu du lịch đã dùng để đưa khách trước đây vì vấn đề an toàn cho du khách cần phải
được đảm bảo tuyệt đối.
5.3.3.4. Chiến lược chiêu thị - P4
Ngoài việc có được một sản phẩm du lịch tốt, giá cả phù hợp thì việc quảng
bá, giới thiệu sản phẩm đến du khách đóng vai trò quyết định đến sự phát triển, số
lượng khách, doanh thu và lợi nhuận của khu du lịch. Công việc này có thể có nhiều
cách làm khác nhau. Dưới đây là một số chiến lược chiêu thị đề xuất:
- Nhà đầu tư có thể thiết kế những biển quảng cáo đặt tại các khu du lịch khác
trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây là một cách làm trực tiếp nhất để đưa hình ảnh của
khu du lịch đến với du khách. Nó có tác dụng kích thích nhu cầu đối với những du
khách chưa đến với RTTS vì vậy đây là một việc làm thiết thực nhất làm tặng lượng
du khách đến đây. Trên biển quảng cáo này cần phải đưa một số thông tin khái quát
về các loại hình vui chơi giải trí, về địa chỉ và những tài nguyên du lịch phong phú
của RTTS.
- Tiếp đến có thể đưa những hình ảnh của khu du lịch sinh thái RTTS cùng
với đầy đủ những thông tin lên mạng internet thông qua các website của sở Văn Hóa,
Thể Thao và du lịch An Giang, Tổng cục du lịch Việt Nam, các diễn đàn về du
lịch,…Đây là một việc làm ít tốn kém nhưng lại có hiệu quả cao do thông tin ngày
nay đa phần đến từ internet. Bên cạnh đó, hình thức này còn có thể đưa hình ảnh
RTTS đến với những du khách là người nước ngoài một cách dễ dàng.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
34
- Ngoài ra có thể giới thiệu hình ảnh về RTTS thông qua các tạp chí về du
lịch, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát
thanh,…Thông qua đài truyền hình, nhà đầu tư có thể thực hiện một số phóng sự
hoặc những video clip ngắn chứa đựng những hình ảnh đặc sắc của RTTS. Hình thức
này tuy có hơi tốn kém nhưng sẽ dễ đưa hình ảnh RTTS đến với du khách.
Trên đây là một số chiến lược chiêu thị đề xuất cho công việc quảng bá hình
ảnh RTTS. Nhà đầu tư có thể thực hiện có chọn lọc những chiến lược này. Thông qua
hiệu quả của nó theo thời gian do nhóm nghiên cứu thị trường đem lại mà chọn ra
một chiến lược phù hợp nhất và ít tốn kém nhất để thực hiện lâu dài.
5.3.4. Các giải pháp hỗ trợ
Để chiến lược trên được thực hiện có hiệu quả thì nhà đầu tư cần có các giải
pháp hỗ trợ sau:
- Kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng và nâng cấp hệ thống
giao thông vận tải nhằm giúp cho du khách đến với RTTS thuận tiện
hơn. Đồng thơi cần phải kiên quyết bày trừ các tệ nạn như chèo kéo,
ăn xin thường thấy ở một số khu du lịch khách nhằm tạo môt trường
thoải mái cho du khách.
- Việc quy hoạch và phát triển khu du lịch còn phải kết hợp giải quyết
công ăn việc làm cho các hộ dân xung quanh. Một số hộ dân trước đây
có cho thuê xe đạp hoặc cho thuê cần câu thì nay có thể bố trí họ vào
những công việc tương tự.
- Kết hợp với các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc trong vùng
để làm đa dạng thêm các loại hình vui chơi giải trí. Nhưng điều cốt
yếu là phải có biện pháp ngăn chặn hiện tượng thương mại hóa các lễ
hội nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
35
CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Đề tài đã cho thấy được những lợi thế tuyệt đối của RTTS. Đó là những loài
động vật và thực vật đa dạng và phong phú rất thích hợp xây dựng một khu du lịch
sinh thái quy môt lớn. Bên cạnh đó, khi đến với RTTS du khách còn được thưởng
thức những món ăn vô cùng hấp dẫn. Với vị trí địa lý thuận lợi, có thể kết hợp với các
khu du lịch khác trong vung để hình thành những tour du lịch mới. Đồng thời RTTS
còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương trong việc phát triển
du lịch sinh thái.
Tuy nhiên để phát triển thành khu du lịch sinh thái có quy mô lớn, RTTS còn
phải vượt qua nhiều thách thức và khó khăn. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về
nguồn nhân lực và về tài chính. Do đó cần phải có những giải pháp về Marketing để
thúc đẩy sự phát triển của khu du lịch tiềm năng này. Đề tài đã nêu lên được những
giải pháp cụ thể nhưng chính quyền địa phương cũng cần phải kêu gọi đầu tư để
những giải pháp đã đề ra được thực hiện có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được những lợi thế và khó khăn của khu du
lịch sinh thái RTTS. Thông qua đó, tác giả đã phân tích và đưa ra những giải pháp
Marketing cần thực hiện nhằm xây dựng RTTS thành khu du lịch sinh thái có quy mô
lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế về số liệu và thời gian, đặc biệt là
chưa có số liệu về doanh thu để tiến hành xây dựng một chiến lược giá cả phù hợp.
Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính khái quát nên chưa cụ thể hóa được những công
việc mà nhà đầu tư cần làm.
6.2. Kiến nghị
RTTS là một vùng đất có nhiều tài nguyên về du lịch sinh thái, đó cũng là thế
mạnh lớn nhất. Tuy nhiên để biến RTTS thành một khu du lịch sinh thái có quy mô
lớn thì phải khắc phục những khó khăn đặc biệt là vấn đề giao thông và tài chính.
Chính quyền địa phương cần phải kêu gọi đầu tư để phát triển khu du lịch này. Bên
cạnh đó cần phải tạo thuận lợi về mặt giao thông, nâng cấp và mở rộng các tuyển
đường nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại của du khách và việc xây dựng các tour nối
liền các khu du lịch khác trog tỉnh.
Về phía nhà đầu tư, cần phải đảm bảo bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này
nhằm tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên do phát triển của du lịch. Đồng thời cần
phải có chính sách hỗ trợ cho những hộ dân xung quanh để đảm bảo công bằng, tránh
tình trạng bạo loạn để đảm bảo anh ninh chính trị.
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
36
PHỤ LỤC
Bản câu hỏi phỏng vấn
Xin chào anh/chị!
Tôi tên Quảng Văn Tú, hiện là sinh viên lớp DH7KD, Khoa Kinh tế – QTKD,
Trường Đại học An Giang. Tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải
pháp Marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư”. Là một du khách đến
với Rừng tràm Trà Sư, rất mong anh/chị có những ý kiến quý báo giúp tôi hoàn thành
đề tài này.
Anh/Chị vui lòng chọn một số từ 1 đến 5 (cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5), tương
ứng
1 2 3 4 5
Hoàn toàn phản đối Nói chung là phản đối Trung hòa Nói chung là đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1. Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú.
1 2 3 4 5
2. Các loại hình vui chơi giải trí ở đây rất đa dạng
1 2 3 4 5
3. Các loại hình vui chơi giải trí ở đây rất hấp dẫn
1 2 3 4 5
4. Nhân viên ở đây hướng dẫn rất tận tình
1 2 3 4 5
5. Các món ăn ở đây rất hấp dẫn
1 2 3 4 5
6. Anh/Chị thích đến đây vào mùa nào?
□ Mùa khô □ Mùa nước nổi
7. Anh/Chị thích loại hình giải trí nào nhất?
□ Bơi xuồng □ Xe đạp □ Câu cá
8. Anh chị đến đây với ai?
□ Gia đình □ Bạn bè □ Một mình
9. Anh/Chị có những đóng góp gì để tăng thêm tính hấp dẫn cho du khách khi
đến đây?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Sau cùng anh/chị vui lòng cho biết một vài thông tin về bản thân.
10. Giới tính:
□ Nam □ Nữ
11. Quê quán:
………………………………………………………………………….
12. Nghề nghiệp: ………………………………..
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
37
Thông tin từ đáp viên:
Thông tin mẫu
Giới tính Nơi ở
Nam Nữ
Nhóm 1(An
Giang, Đồng
Tháp, Kiên
Giang, Cần Thơ)
Nhóm 2 (Các tỉnh
khác của Miền
Nam và
TP.HCM)
Nhóm 3
(Miền Trung
và Miền Bắc)
35 15 35 13 2
Các tiêu chí đánh giá:
Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú.
Hoàn toàn phản đối 0 0%
Nói chung là phản đối 0 0%
Trung hòa 6 12%
Nói chung là đồng ý 30 60%
Hoàn toàn đồng ý 14 28%
Các loại hình vui chơi giải trí ở đây rất đa dạng
Hoàn toàn phản đối 6 12%
Nói chung là phản đối 13 26%
Trung hòa 28 56%
Nói chung là đồng ý 2 4%
Hoàn toàn đồng ý 1 2%
Các loại hình vui chơi giải trí ở đây rất hấp dẫn
Hoàn toàn phản đối 1 2%
Nói chung là phản đối 2 4%
Trung hòa 9 18%
Nói chung là đồng ý 22 44%
Hoàn toàn đồng ý 16 32%
Nhân viên ở đây hướng dẫn rất tận tình
Hoàn toàn phản đối 1 2%
Nói chung là phản đối 12 24%
Trung hòa 18 36%
Nói chung là đồng ý 18 36%
Hoàn toàn đồng ý 1 2%
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
38
Các món ăn ở đây rất hấp dẫn
Hoàn toàn phản đối 1 2%
Nói chung là phản đối 2 4%
Trung hòa 6 12%
Nói chung là đồng ý 31 62%
Hoàn toàn đồng ý 10 20%
Anh/Chị thích đến đây vào mùa nào?
Mùa nước nổi 47 94%
Mùa khô 3 6%
Anh/Chị thích loại hình giải trí nào nhất?
Bơi xuồng 32 64%
Xe đạp 10 20%
Câu cá 8 16%
Anh chị đến đây với ai?
Gia đình 19 38%
Bạn bè 26 52%
Một mình 5 10%
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
39
Du khách qua sông vào RTTS bằng phà
Quan sát cảnh RTTS bằng xuồng
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
40
Quan sát cảnh xung quanh RTTS bằng xe đạp
Chim trích ở RTTS
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
41
Cò lạo Ấn Độ ở RTTS
Đàn dơi quạ tại RTTS
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
42
Cảnh rừng tràm vào mùa nước nổi
Tháp quan sát của RTTS
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư
GVHD:Th.S Phạm Trung Tuấn SVTH:Quảng Văn Tú
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề tài: Để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam – Th.s Phạm Xuân
Phú – Bộ môn Khoa học Đất – TNTN, Trường Đại học An Giang.
- Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang, Việt Nam - Th.s Phạm Xuân Phú – Bộ môn Khoa
học Đất – TNTN, Trường Đại học An Giang.
- Luật du lịch Việt Nam 2005
- Sách Marketing Du Lịch - Tác giả: Nguyễn Văn Dung. Nhà xuất bản:
Nxb Giao thông vận tải
- Đề tài: Phát triển tiềm năng du lịch sinh thái huyện Lấp Vò, Đồng
Tháp – Nguyễn Thành Nhân - DH6PT – Khoa Nông nghiệp&TNTN,
Trường Đại Học An Giang.
- Các Website tham khảo:
+ Tổng cục du lịch: www.vietnamtourism.gov.vn
+ Cổng thông tin điện tử An Giang: www.angiang.gov.vn
+ Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAI PHAP MARKETING CHO KHU DU LICH SINH THAI RUNG TRAM TRA SU.PDF