Khóa luận Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty cổ phần thang máy và xây dụng tài nguyên

Các doanh nghiệp công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất dài hơn, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơn,. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. Sự trợ giúp đó nên tập trung vào một số khía cạnh sau: - Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường tín dụng; - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các hình thức huy động vốn, lĩnh vực liên quan đến huy động vốn; - Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng, quy chế quản lý tài sản thế chấp, quy chế đánh giá tài sản thế chấp, để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn tạo điều kiện tốt hơn tới các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng huy động vốn tại Công ty cổ phần thang máy và xây dụng tài nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh hàng hoá dịch vụ đơn thuần mà là họ kinh doanh tiền tệ do vậy mà lãi suất cho vay chính là giá của sản phẩm mà họ cung cấp. Từ việc phải trả lãi ngân hàng này mà sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp lên từ đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng sẽ tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp càng đi vay nhiều từ các tổ chức tín dụng ngân hàng thì sẽ không những làm tăng các khoản nợ của mình mà còn sẽ chịu thêm phần chi phí trả lãi ngân hàng từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Một nhược điểm nữa là việc vay tín dụng ngân hàng này cũng phải chịu những rằng buộc nhất định của các điều kiện cho vay. Vì dù hiên nay cơ chế chính sách cho vay của các ngân hàng đã thông thoáng hơn nhưng các ngân hàng vẫn cần phải có sự đảm bảo do vậy mà khi cho vay các ngân hàng cũng phải đưa ra những điều kiện nhất định trong các khoản vay như là công ty phải trả lãi như thế nào, cơ cấu lại công ty… Một nhược điểm nữa của hình thức này là công ty khi đi vay cũng sẽ phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng. Vì ngân hàng cần có sự bảo đảm cho khoản vốn vay của mình có thể được thanh toán do vậy mà ngân hàng phải kiểm soát lượng vốn cho vay của mình đảm bảo cho số vốn được dùng hiệu quả. Vay tín dụng ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn được rất nhiều các công ty áp dụng vì nó thường dễ tiếp cận và có thể vay được với số lượng vốn tương đối nhiều. Thêm vào đó thì kỳ hạn vay và phưong thức vay cũng tương đối phong phú do vậy mà có thể đáp ứng được nhu cầu của các công ty. Hiện nay thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội cũng sử dụng hình thức huy động vốn từ nguồn này như là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của công ty. 1.5.2.4. Vay tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên thông qua việc mua bán máy móc, trang thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tác động tích cực của nguồn vốn này là. Nó sẽ thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa. Vì hình thức vay tín dụng thương mại là vay của các đối tác, các nhà cung cấp hay là những nhà phân phối do vậy mà lượng vốn vay này chủ yếu là vay vốn lưu đông như là nguyên nhiên vật liệu hay hàng hoá… Ở đây có thể là mua nguyên vật liệu của nhà cung ứng nhưng chưa thanh toán ngay mà hẹn thanh toán sau đây là việc mượn vốn để kinh doanh do vậy mà nó sẽ thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa vì như vậy hàng hoá sẽ không bị tồn kho mà thay vào đó thì hàng hóa luôn được tiêu thụ. Vì vậy nó kích thích tiêu dùng hàng hoá không chỉ của doanh nghiệp mà còn của cả các nhà cung ứng. Bên cạnh đó nó còn đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và lưu thông. Chính là xuất phát từ ưu điểm ở trên mà nó kéo theo ưu điểm này vì khi mà việc tiêu thụ hàng hóa được đẩy nhanh tức là quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra nhanh hơn, rõ ràng khi mà hàng hoá không tiêu thụ được bị tồn kho quá nhiều (loại trừ yếu tố dự trữ) thì quá trình tái sản xuất sẽ không thể được diễn ra nhanh được vì vốn bị ứ đọng do vậy mà quá trình lưu thông vốn cũng được đẩy nhanh khi mà quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. Một ưu điểm nữa là nó làm gia tăng vòng chu chuyển vốn. Rõ ràng khi mà hàng hoá được tiêu thụ một cách nhanh chóng, tiêu thụ hàng hóa được thúc đẩy thì quá trình tái sản xuất được diễn ra nhanh hơn do vậy mà việc thu hồi vốn cũng diễn ra nhanh hơn, khi mà quá trình tái sản xuất được rút ngắn đồng nghĩa với việc vòng chu chuyển vốn cũng được rút ngắn do vậy mà sẽ nâng cao được hiệu quả đồng vốn. Thêm một ưu điểm nữa là nó sẽ nâng cao được hiệu quả đồng vốn. Vì khi mà hàng hóa được thúc đẩy tiêu thụ làm cho quá trình tái sản xuất được rút ngắn, vốn được lưu thông liên tục vòng chu chuyển vốn được rút ngắn, mà một tiêu chí để nói lên tính hiệu quả của đồng vốn chính là vòng chu chuyển vốn. Vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì hiệu quả đồng vốn càng cao và ngược lại. Tuy có nhiều ưu điểm nêu trên nhưng kênh huy động vốn này vẫn có những nhược điểm đó là. Thứ nhất việc vay tín dụng thương mại này bị hạn chế bởi quy mô vốn của doanh nghiệp. Rõ ràng khi mà quy mô vốn doanh nghiệp càng lớn thì khả năng vay vốn của doanh nghiệp càng cao vì khi ta muốn đi vay thì phải có những điều kiện đảm bảo cho khoản vay đó. Do vậy mà quy mô vốn cũng chính là điều kiện đảm bảo cho việc đi vay. Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì khoản vay này cũng không thể nhiều được. Thứ hai là kỳ hạn vay thường là kỳ hạn ngắn. Do đây là khoản vay thương mại hay nói cách khác chính là việc doanh nghiệp tiến hành mua chịu hàng hóa, nguyên vật liệu của nhà cung ứng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của mình do vậy mà nó khác với các khoản vay tín dụng ngân hàng có kỳ hạn dài do vậy mà ta không thể chịu tiền hàng của các đối tác quá lâu được vì các đối tác cũng phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Nó cũng chịu sự rằng buộc bởi thời gian của vòng chu chuyển vốn. Vì vòng chu chuyển vốn nói lên vòng quay của sản phẩm, nói lên quá trình tái sản xuất của sản phẩm do vậy mà việc vay tín dụng thương mại không thể kéo dài được vì đây chủ yếu là những khoản vay nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất. Một nhược điểm nữa là chịu sự rằng buộc của đối tác cho vay. Nói chung thì đây cũng là một điểm chung của các khoản vay vì ta không thể vay mà không chịu sự rằng buộc của người cho vay. Vay tín dụng thương mại là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vì nó không phải chịu chi phí trả lãi mà công ty vẫn có thể có được vốn để sử dụng. Nó đặc biệt phù hợp với những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vì vay tín dụng thương mại chủ yếu là vay nguyên nhiên vật liệu. Đối với công ty thì đây cũng là một kênh huy động vốn mà công ty thường xuyên sử dụng. Nó phù hợp với công ty vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là chủ yếu do vậy mà việc vay tín dụng thương mại là kênh huy động vốn hiệu quả giúp cho công ty có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. 1.5.2.5. Phát hành trái phiếu. Là việc vay vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu để vay nợ trên thị trường tài chính. Vay thông qua trái phiếu là một hình thức vay dài hạn. Thông thường lãi suất đối với trái phiếu là cố định và lãi suất được ghi trên trái phiếu, ngoài ra còn có trái phiếu với lãi suất thay đổi. Trái phiếu có lãi suất cố định là loại hình trái phiếu doanh nghiệp phổ biến nhất. Để huy động vốn trên thị trường trái phiếu các doanh nghiệp cần phải xem xét mức độ hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp. Mức độ hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. Phát hành trái phiếu có thể huy động được lượng vốn lớn khi mà việc phát hành thành công. Vì khi mà doanh nghiệp xác định phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ trên thị trường vốn thì số lượng vốn theo dự kiến thu được sẽ phải lớn. Một ưu điểm nữa của việc phát hành trái phiếu là thời gian vay vôn dài, nó sẽ là một thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vì không phải lo trả nợ trong quá trình sử dụng vốn và hoạt động. Sở dĩ như vậy là doanh nghiệp cần có thời gian để có thể kinh doanh đảm bảo sinh lợi. Một ưu điểm khác là lãi suất của trái phiếu thường là lãi suất cố định, kéo dài trong suốt kỳ vay do vậy mà tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi đi vay. Sự hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu uy tín và danh tiếng của công ty, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì việc phát hành trái phiếu có thành công hay không thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như uy tín và danh tiếng của công ty. Do vậy mà rất khó cho những doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể thâm nhập vào kênh huy động vốn này. Hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao do vậy mà không dễ gì thực hiện thành công. Và lãi suất của trái phiếu thường phải cao vì hai lý do thứ nhất là lãi suất phải cao thì mới có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm vào trái phiếu do công ty phát hành và đầu tư vào đó. Thêm nữa là lãi suất phải cao để đảm bảo có thể loại trừ các yếu tố như lạm phát, và lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cũng thường phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng vì nếu không thì người ta thà gửi tiền vào ngân hàng vừa an toàn lại tiện lợi. Thêm vào đó kỳ hạn của trái phiếu cũng là yếu tố quan trọng nếu kỳ hạn của trái phiếu quá dài sẽ không thu hút được các nhà đầu tư quan tâm nhưng kỳ hạn quá ngắn thì lại không đủ thời gian cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thu hồi vốn do vậy mà xác định kỳ hạn bao lâu là hợp lý cũng không phải là vấn đề đơn giản. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với các công ty lớn trên thế giới được tiến hành khá nhiều nhưng ở Việt Nam thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thì chưa nhiều. Đối với công ty cổ phần thì việc phát hành trái phiếu để vay nợ là rất khó để thực hiện trong thời gian trước mắt cũng như trong thời gian tới. Vì để có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì công ty cần có được quy mô đủ lớn thêm vào đó thì doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả cũng như là tạo lập được uy tín trên thị trường. Do vậy mà hình thức huy động vốn này đối với công ty cổ phần là chưa phù hợp. 1.5.2.6. Thuê mua. Hiện nay, để đảm bảo mở rộng nhu cầu sản xuất hoặc hiện đại hoá sản xuất, các doanh nghiệp còn có thể lựa chọn hình thức thuê mua. Đây là công cụ tài chính rất hiệu quả được sử dụng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ… rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam hình thức thuê mua chưa phổ biến. Thực chất, thuê mua là hợp đồng thuê tài sản cố định có kèm theo các điều kiện đặc biệt liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Khi hết hạn hợp đồng doanh nghiệp có thể trả lại tài sản cố định cho bên thuê hoặc mua lại tài sản cố định đó. Trong hợp đồng thuê mua thường có ba tác nhân tham gia: Bên đi thuê, ngân hàng và các công ty cho thuê. Hình thức thuê mua mặc dù không làm tăng nguồn vốn, cũng không làm tăng giá trị tài sản cố định, tuy nhiên nó cho phép doanh nghiệp thoả mãn một số nhu cầu về thay đổi năng lực sản xuất. Thoả mãn được nhu cầu của công ty trong việc thay đổi năng lực sản xuất. Vì với hình thức thuê mua này thì doanh nghiệp có thể có được quyền sử dụng tài sản cố định như máy móc thiết bị, để nâng cao năng lực sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất từ đó mà có được năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Với việc không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng lúc để mua sắm tài sản cố định mới thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải bị động trong việc huy động vốn. Doanh nghiệp không phải bỏ lượng vốn lớn mà vẫn có được dây chuyền sản xuất mới từ đó mà nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cho dù vậy thì mặc dù có được quyền sử dụng tài sản cố định mới này nhưng không làm tăng tổng giá trị tài sản cố định cho doanh nghiệp vì số tài sản cố định này là doanh nghiệp đi thuê. Đồng thời nó cũng không làm tăng vốn lưu động ròng cũng như nguồn vốn cho doanh nghiệp vì bản thân đây không phải là tài sản của doanh nghiệp nên không thể làm tăng nguồn vốn được. Đồng thời với việc đây là tài sản đi thuê nên hàng năm công ty phải trả lãi cho bên cho thuê do vậy mà khiến cho chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên khiến cho khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng. Hình thức thuê mua đã được áp dụng rất hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì hình thức này chưa phổ biến, do vậy mặc dù hình thức huy động vốn này rất hiệu quả và phù hợp với các công ty đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ nhưng do chưa phổ biến ở Việt Nam do vậy mà các công ty muốn tiếp cận kênh huy động vốn này là rất khó khăn do không có được những nhà cung cấp chuyên cho thuê tài sản. Đối với công ty cổ phần cũng vậy mặc dù đây có thể là một kênh huy động vốn tiềm năng và khá phù hợp với công ty nhưng do hiện nay ở trong nước chưa phổ biến do vậy mà công ty không thể sử dụng kênh huy động vốn này. 1.6. Yêu cầu với việc huy động vốn Để việc huy động vốn tạo hiệu quả cao, cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Thứ nhất, huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời. Thông thường khi có yêu cầu về vốn bổ sung, doanh nghiệp tìm nguồn vốn để giải quyết nhu cầu đó, tuy nhiên, nếu việc cung ứng vốn không đúng thời điểm thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làm giảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì vậy cải tiến các thủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là một mong muốn của các doanh nghiệp. - Thứ hai, cần lựa chọn nguồn vốn đảm bảo hiệu quả nhất trong những điều kiện nhất định, trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. - Thứ ba, việc huy động vốn cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu về số lượng và thời gian. Một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu tính toán do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian. - Thứ tư, việc huy động vốn phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí giao dịch. Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt, do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. - Cuối cùng, doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn của các hoạt động đầu tư để hoàn thành trả vốn vay. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANG MÁY VÀ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN. 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên. Tên công ty : Công ty cổ phần Thang máy và xây dựng tài nguyên. Tên giao dịch quốc tế : TANEC ELEVATOR JS,COMPANY. 1, Địa chỉ trụ sở chính : 124 Mai Hắc Đế - Hai Bà Trưng – Hà Nội Số Fax : 04.9742328 Số điện thoại : 04.9741831- 04.9742038 E-mail : tainguyen.ele@hn.vvn.vn namthangmay@yahoo.com 2,Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh : M25-Miếu Nổi –P3-Q.Bình Thạnh-HCM Số Fax : 08.5170282 Số điện thoại : 08.5170282 E-mail: tainguyen-ele1-@hn.vnn.vn 3,Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần. Số 0103000496. Đăng ký ngày : 24/9/2001 4,Ngành nghề kinh doanh. Sản xuất,lắp ráp máy phát điện và sửa chữa các sản phẩm điện , điện tử ,sản xuất lắp đặt thang máy ,máy nâng chuyển các loại. Mua bán vật tư,máy móc phụ tùng thiết bị,phục vụ cho việc sản xuất máy phát điện,thang máy và máy nâng chuyển các loại. 5,Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng Việt Nam) 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Công ty cổ phần thang máy tài nguyên là đơn vị chuyên ngành về sản xuất lắp ráp và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thang máy nói riêng và các thiết bị nâng chuyển nói chung. Được hội đủ các chuyên viên,kỹ sư,kỹ thuật viên chuyên nghiệp,kinh nghiệm trong nhiều năm trong ngành thang máy đã từng giữ các nhiệm vụ chủ chốt trong các công ty hoạt động đầu tiên trong lĩnh vực thang máy từ năm 1995 đến nay. Đã được thanh tra nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phép chế tạo và bảo đảm bảo trì thang máy từ loại I đến loại V,với chiều cao phục vụ 40 tầng,tải trọng từ 300 kg đến 1500 kg.Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên là đại lý chính thức phân phối và bảo hành,bảo trì thang máy,thang cuốn của các hang nổi tiếng trên thế giới như Thyssen Cộng hoà Liên bang Đức và HYUNDAI Hàn Quốc. Tại Việt Nam trong 3 năm qua,công ty đã cung cấp thang máy cho hầu hết các dự án lớn về chung cư và các văn phòng thương mại của thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong nước.Ví dụ như các dự án: -Dự án khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính,toà nhà từ 17→34 tầng-VINACONEX-Làng quốc tế Thăng Long 9 tầng→12 tầng.Tổng công ty xây dựng Hà Nội. -Dự án khu tái định cư CT1B-11 tầng Định Công –Hà Nội -Dự án Khách sạn Sao Mai(13 tầng).Công ty xây dựng và phát triển nhà Thanh Hoá. -Dự án khu : Trung tâm hội nghị quốc gia(Mới) -Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội-42 Thanh Nhàn -Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội -Khách sạn Duxton(Saigon Prince)- Đường Nguyễn Huệ -Quận 1 -Khách sạn Mondial 109 Đồng Khởi -Quận 1 -Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh -Tập đoàn điện lực Việt Nam-35 Tôn Đức Thắng -Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh -Chi nhánh công ty 20 tại Tp.Hồ Chí Minh -134/1 Tô Hiến Thành-Phường 15- Quận 10… Đến nay : -Số lượng công trình lắp đặt thang máy ThyssenKrup đã có 189 công trình với hơn 800 thang máy được sử dụng. Tiêu biểu như : +Khách sạn Saigon Pince-Nguyễn Huệ-Tp.Hồ Chí Minh đã đưa vào lắp đặt và sử dụng 3 thang máy chở khách 1000kg và 2 thang dịch vụ 1000kg +Khu nhà ở Riverside-An Phú -Thủ Đức đã đưa vào lắp đặt và sử dụng 13 thang máy chở khách loại 630kg +Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất-Tp.Hồ Chí Minh đã đưa vào lắp đặt và sử dụng 2 thang chở khách loại 1000kg và 6 thang cuốn -Số lượng công trình lắp đặt thang máy TANEC đã có 103 công trình với 126 thang máy đã được sử dụng. Tiêu biểu như : +Công trình Khách sạn Sao Mai -Tuần Châu -Hạ Long lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 thang máy chở khách +Công trình công ty may 40-Thanh Xuân Hà Nội-lắp đặt và đưa vào sử dụng 2 thang máy chở hang +Công trình Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hải Dương-Tp.Hải Dương-đã đưa vào sử dụng 1 thang máy chở hang có người kèm -Số lượng công trình lắp đặt thang máy HYUNDAI đã có 68 công trình với 121 thang máy đã được sử dụng. Tiêu biểu như : +Toà nhà 91 Nguyễn Thái Học-Hà Nội đã đưa vào lắp đặt và sử dụng1 thang máy chở khách loại 600kg +Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Xuân-Quận Thanh xuân –Hà Nội đã đưa vào lắp đặt và sử dụng 1 thang máy chuyên dùng cho người tàn tật loại 600 kg +Khu đô thị mới Yên Hoà -Cầu Giấy-Hà Nội đã đưa vào lắp đặt và sử dụng 4 thang máy chở khách loại 750kg và 1000kg… 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức nhân sự. Nhân sự được bố trí cho dự án thi công lắp đặt,thiết bị sẽ được sắp xếp hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công việc,cụ thể như sau: Quản lý chung Giám đốc Quản lý tài chính P.GĐ Tài chính và kế hoạch Quản lý lắp đặt P.GĐ Kỹ thuật Quản lý bán hàng P.GĐ Kinh doanh 1.P.Kỹ thuật sản xuất 2.Ban quản lý thi công 3.Ban quản lý bảo trì 1.Phòng kế hoạch sản xuất 2.Phòng tài chính kế toán 1.Phòng dự án 2.Phòng kinh doanh Đội lắp đặt cơ khí 06 đội Đội lắp đặt điện 04 đội Bảng 1 : Sơ đồ tổ chức công ty thang máy tài nguyên (Nguồn Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên) Ban giám đốc : 04 người Bộ phận hành chính : 14 người Bộ phận bán hang : 10 người Bộ phận thi công : 54 người Ban bảo trì : 12 người Tổng cộng : 94 người 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên được chia thành 3 cấp : -Giám đốc và các phó giám đốc +Giám đốc : là người có quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm chung về điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty +Phó giám đốc kỹ thuật : chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật lắp ráp sữa chữa may móc thiết bị +Phó giám đốc tài chính và kế hoạch : chịu trách nhiêmh quản lý nhân sự đào tạo cán bộ và tuyển mới nhân viên, đồng thời quản lý tài chính công ty đảm bảo ổn định tài chính đáp ứng yêu cầu sản xuất +Phó giám đốc kinh doanh :chịu trách nhiệm quản lý bán hang và tiêu thụ sản phẩm -Các phòng ban: +Phòng kỹ thuật sản xuất : chịu trách nhiệm sản xuất lắp ráp sản phẩm +Ban quản lý thi công : chịu trách nhiệm trên công trình kịp thời đảm bảo hiệu quả,kịp tiển độ sản xuất,nhanh chóng chính xác +Ban quản lý bảo trì :chịu trách nhiệm trong bảo hành bảo dưỡng thang máy nơi lắp ráp cũng như chịu trách nhiệm bảo dưỡng thiết bị tồn kho. +Phòng kế hoạch sản xuất có nhiệm vụ trực tiếp triển khai nhiệm vụ sản xuất của công ty.Căn cứ vào các hợp đồng của khách hang,khả năng sản xuất ,kế hoạch sản xuất và tiêu thụ được vạch ra.Kế hoạch này phải được sự phê chuẩn của giám đốc.Thông thường các kế hoạch được lập ra theo các thời kỳ như hang tháng hang quí hang năm +Phòng tổ chức kế toán : chịu trách nhiệm hạch toán thu chi lỗ lãi hang thang hang quí hang năm. +Phòng dự án : có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chí mới sản phẩm mới,.. +Phòng kinh doanh :chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tổng kết các sản phẩm có khả năng tiêu thụ lớn ..và chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm với các đối tác mới cũng như với các bạn hang lâu năm. -Các đội lắp đặt +Đội lắp đặt cơ khí: chịu trách nhiệm về mảng cơ khí máy +Đội lắp đặt điện : chịu trách nhiệm về mảng điện tử , điện dẫn 2.1.4. Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây Kê khai năng lực tài chính của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên Bảng 2 : Kê khai năng lực tài chính Đơn vị : VNĐ STT Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng tài sản 25.750.214.739 35.847.922.248 31.425.253.818 2 Tổng nợ phải trả 20.344.101.957 29.867.726.517 25.515.468.640 3 Vốn lưu động 24.595.353.604 34.949.326.247 30.795.332.567 4 Doanh thu 40.316.964.548 38.265.140.932 39.568.439.611 5 Lợi nhuận trước thuế 1.144.161.466 1.412.971.292 1.069.311.651 6 Lơi nhuận sau thuế 823.796.256 1.017.339.330 769.918.789 (Nguồn Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tai nguyên) Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên đang phát triển rất thuận lợi Lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều đạt chỉ số dương và đạt kết quả cao cho thấy tình hình kinh doanh đang rất ổn định.Trong năm 2006 lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1 tỷ VND và la năm có chỉ tiêu cao nhất cho thấy sự phát triển đi lên của công ty và đường lối chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo trong tình hình canh tranh ngay càng khốc liệt của kinh tế thị trường. Đây cũng là do sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng nỗ lực kết hợp với việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đai,hoạt động kinh doanh của công ty đã có những bước tiến triển mới vững chắc.Tỷ suất doanh lợi (lợi nhuận/doanh thu thuần) trong năm 2005 là 2,04%,năm 2006 là 2,66%,năm 2007 là1,95% điều này khẳng định lại rằng trong năm 2006 công ty đã có nhiều thành tựu hơn và co kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn.Tuy nhiên qua 3 năm 2005 đến 2007 thì doanh lợi của công ty vẫn ở mức 2% cho thấy sự ổn định trong đường lối cũng như chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo công ty.Mức 2% không phải là cao nhưng với doanh nghiệp nhỏ thì đấy cũng là thành công của công ty trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường Qua bảng trên ta cũng tính được vòng quay vốn lưu động của công ty(Doanh thu ngoài thuế/vốn lưu động) trong năm 2005 là 1,64 vòng,năm 2006 là 1,09 vòng và năm 2007 là 1,28 vòng.qua 3 năm ta nhận thấy số vòng quay vốn lưu động đã không ngừng giảm va thấp nhất la năm 2006 với 1,09 vòng cao nhất là năm 2005 với 1,64 vòng nhận thấy đây là số vòng quay thấp so với bình quân ngành xây lắp thiết bị thang máy.Nguyên nhân là doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 2.2. Tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên Để đánh giá được tình hình huy động vốn, trước tiên ta đi nghiên cứu về cơ cấu vốn của xí nghiệp. Bảng 3 : Tổng hợp nguồn vốn theo thời gian (2005 - 2007) Năm Vốn vay Vốn chủ sở hữu Tổng vốn Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) Số tiền (triệu đ) Tỉ trọng (%) 2005 84.140 95,706 3.775 4,294 87.915 100 2006 90.452 96,108 3.662 3,892 94.114 100 2007 63.622 91,817 5.670 8,183 69.292 100 (Nguồn Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên ) Tuy là 1 công ty cổ phần quy mô cấp nhỏ, và thời gian thành lập hoạt động còn là rất ngắn, nhưng doanh nghiệp đã có một lượng tiền vốn tương đối lớn về mặt lượng dù cho có những biến động đáng kể giữa các năm. Bảng trên cho chúng ta thấy tuy lượng vốn lớn nhưng trong đó vốn vay chiếm một tỉ trọng rất cao đều từ 90% trở lên và năm 2006, còn lên tới 96,108% một xí nghiệp mà hoạt động hầu như hoàn toàn bằng nguồn vốn vay bên ngoài cho thấy có những bất cập về công tác huy động vốn và bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá được chính xác hơn, ta đi nghiên cứu cụ thể về cấu trúc từng nguồn. a. Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Năm Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng Lượng Tỉ trọng 2005 1.065 28,212 2.100 55,63 610 16,159 3.775 100 2006 1.012 27,635 2.299 62,78 351 9,585 3.662 100 2007 1.900 17,8 3.438 60,635 1.223 21,57 5.670 100 ( Nguồn Báo cáo tài chính năm 2005 , 2006 , 2007) Bảng trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp luôn được bảo toàn và phát triển, số liệu trong 3 năm gần đây đã chứng thực điều đó. Năm 2006 lượng vốn này có giảm đi một chút bằng 90,006%. So với năm 2005, nhưng đến năm 2007 đã tăng lên bằng 150,199%. So với năm 2005 và bằng 154,833% so với năm 2006, đây có thể nói là một nỗ lực thành công của doanh nghiệp. Vì trong cơ cấu vốn chủ sở hữu đã giảm dần nhưng vốn tự bổ sung đã tăng lên không ngừng. Mặt khác, tổng các quỹ của doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng. Năm 2007, đã tăng lên hơn 2 lần so với năm 2005, điều này cho thấy doanh nghiệp đã làm ăn có hiệu quả và do đó, lợi nhuận tăng, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp. Bảng 5 : Cơ cấu nguồn vốn vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Vay ngắn hạn 0 0 924 2. Phải trả cho người cung cấp 27.838 23.557 24.336 3. Người mua trả tiền trước 49.802 61.387 32.383 4. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 3.290 2.229 1.737 5. Phải trả CNV 675 409 431 6. Phải trả đơn vị nội bộ 1.420 1.837 2.669 7. Phải trả, phải nộp khác 1.133 1.033 1.142 Tổng 84.140 90.452 63.622 (Nguồn báo cáo tài chính năm 2005, 2006,2007 ) b. Vay ngắn hạn Bảng trên cho biết lượng vốn huy động từ vay ngắn hạn ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ bé trong nguồn vốn vay. Nếu chỉ nhìn vào nguồn này thì sẽ dẫn đến một trong hai nhận định hoặc xí nghiệp thừa vốn lưu động nên không cần vay hoặc là xí nghiệp không vay được của ngân hàng. c. Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại bao gồm hai mục là phải trả cho người cung cấp và người mua trả trước. Tỉ trọng của tín dụng thương mại trong nguồn vốn vay Năm Tín dụng thương mại Vốn vay Tỉ lệ Tín dụng thương mại/Vốn vay (%) 2005 77.640 84.140 92,275 2006 84.944 90.452 93,911 2007 56.719 63.622 89,150 Là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thang máy, doanh nghiệp vẫn luôn được đánh giá là thanh toán nhanh và có uy tín, tuy nhiên, tình trạng mua bán chịu vẫn là một tất yếu trong tình hình kinh doanh hiện nay, với đặc điểm kinh doanh của mình và trước những đòi hỏi về vốn kinh doanh vì khách hàng cũng nợ doanh nghiệp quá nhiều, nên để đảm bảo hiệu quả doanh nghiệp đã phải nợ nhà cung cấp hoặc chiếm dụng vốn của người mua trả trước để tài trợ cho việc thi công xây lắp các công trình. Theo như trên ta nhận thấy rất rõ là, tỉ trọng của tín dụng thương mại trong vốn vay nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung rất cao, và từ đó rút ra nhận xét rằng doanh nghiệp hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn này, tuy rằng việc doanh nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng như vậy chứng tỏ quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là rất tốt và doanh nghiệp làm ăn có uy tín, nhưng cũng đồng thời việc đi chiếm dụng vốn quá nhiều như thế sẽ gây ra không ít những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp d. Nguồn khác Được thể hiện bằng các nguồn vốn vay còn lại, như thuế và các khoản phải nộp NSNN; phải trả CNV, phải trả nội bộ. Trong cơ cấu nguồn vốn vay, nợ phải trả CNV chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhưng thực ra phần nợ lương này, đôi khi cũng không phải là do doanh nghiệp cố tình trì hoãn mà do đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp bên cạnh đó là việc thực hiện chế độ tiền lương theo ngày giờ làm việc với nhân viên cán bộ các phòng ban. Nhưng đặc điểm sản phẩm xây dựng lại đòi hỏi thi công trong một thời gian dài, do vậy quyết toán lương thường thực hiện theo quý và để đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động, thì doanh nghiệp tiến hành tạm ứng 2 lần trong tháng, nếu xem xét phần tạm ứng này với phần nợ lương CNV, ta thấy thực tế thì CNV còn nợ doanh nghiệp vì phần tạm ứng quá lớn. Tuy nhiên tạm ứng lại nằm trong tài sản còn phải trả CNV thì nằm trong nguồn vốn và doanh nghiệp vẫn được sử dụng khoản này như một nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh với thời gian theo quy định của cấp quản lý. Ta thấy rằng các nguồn huy động của doanh nghiệp có một số khác biệt cơ bản so với đơn vị, doanh nghiệp khác. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy nợ dài hạn là hoàn toàn không có, trong khi nguồn vốn vay trung với dài hạn là rất cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào, để phục vụ cho nhu cầu đầu tư thiết bị đã lạc hậu, cải tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ. Mặc dù là doanh nghiệp cổ phần xây lắp thang máy việc đầu tư quá lớn vào máy móc thiết bị cũng không phải là tốt, vì doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động thuê mua phục vụ cho từng công trình. Nhưng, dù thế nào đi chăng nữa doanh nghiệp phải có trong tay một số máy móc thiết bị mới hiện đại và có thể đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp không chỉ có hoạt động xây lắp thang máy, mà còn có cả một phân xưởng cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ công tác xây lắp. Thực tế hiện nay cho thấy TSCĐ của doanh nghiệp vừa ít, vừa lạc hậu. Tình hình TSCĐ theo nguồn vốn cho thấy nguồn tài trợ của TSCĐ, rõ ràng, TSCĐ chủ yếu là do công ty bổ sung, đây cũng là vấn đề cần quan tâm vì nếu cứ trông chờ vào nguồn do công ty bổ sung thì sẽ hầu như không bao giờ có được TSCĐ mang tính chất công nghệ hiện đại và đáp ứng được hiệu quả, phục vụ thi công của công trình. 2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại công ty 2.3.1. Thành tựu dạt dược và nguyên nhân Những kết quả trên cho thấy, trước năm 2005 tình hình tài chính, kinh doanh của công ty vô cùng yếu kém. Năm 2006, đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty. Đạt được kết quả trên là do một số nguyên nhân. Việc trẻ hoá đội ngũ CBCNV, giảm biên chế cũng tác động không nhỏ trong việc dần lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty. Tầng lớp trẻ có tri thức và nhiệt huyết đã góp phần không nhỏ nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Sự sáng suốt, mạnh dạn của ban giám đốc công ty, dám làm, dám chịu, sẵn sàng đương đầu với rủi ro, thách thức. Kế hoạch cho vay dài hạn của một số ngân hàng thương mại quốc doanh để tài trợ cho các dự án đầu tư mới của công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được công ty còn gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới khả năng huy động vốn hạn chế. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Nổi bật là việc nguồn vay dài hạn có tăng mạnh trong năm 2005 nhưng vẫn chưa đủ để tài trợ cho các tài sản cố định. Công ty vẫn phải dùng một phần khá lớn nợ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản cố định. - Chưa đa dạng hoá các hình thức huy động. Nguồn vốn huy động của công ty chủ yếu là nguồn nợ phải trả. Trong đó, chiếm phần lớn là các khoản vay ngân hàng ngắn và dài hạn. Việc huy động vốn bằng hình thức tín dụng nhà cung cấp, các khoản phải trả công nhân viên, phải nộp ngân sách, phát hành trái phiếu hầu như chưa có hoặc có nhưng lượng vốn huy động vốn còn nhỏ. Nguyên nhân của tình hình trên bắt nguồn từ cả nhân tố chủ quan lẫn khách quan. Về mặt khách quan, việc máy móc, trang thiết bị quá cũ nát lạc hậu từ 3-5 thế hệ, cơ sở hạ tầng xuống cấp làm công ty luôn làm ăn thua lỗ. Việc tăng vay dài hạn để tài trợ cho các tài sản cố định cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình tài chính của công ty không tốt, thiếu nhiều dự án đầu tư thật sự có tính khả thi cao. Vấn đề tài chính cũng không được quan tâm theo đúng vị thế của nó..Một vấn đề mà công ty đang gặp phải đó là lợi nhuận không cao, huy động vốn khó khăn, nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Mặt khác, nguồn lợi nhuận tái đầu tư coi như bằng không. Việc nhận nguồn vốn ngân sách cấp chẳng khác gì vay ngân hàng với lãi suất thấp, bởi lẽ hàng năm công ty vẫn phải trả khoản thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước khoảng 0,5%/tháng bằng lợi nhuận sau thuế. CHƯƠNG 3 :GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANG MÁY VÀ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN 3.1. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua thì trong tương lại định hướng hoạt động của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên sẽ là tiếp tục duy trì những mặt hoạt động hiện tại. Thêm vào đó công ty sẽ mở rộng thị trường hoạt động ra các tỉnh thành phía bắc. Công ty sẽ tiến hành đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất của công ty. Thêm vào đó công ty sẽ mở rông thị trường hoạt động trong cả hai lĩnh vực xây lắp và thương mại. Trong những năm tới đây Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên để tạo thuận lợi cho các hoạt động sau này của công ty. Với phương hướng hoạt động đã nêu trên thì trong tương lai Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên đã đề ra những mục tiêu chính mà công ty phấn đấu cố gắng hoàn thành như sau. Mục tiêu đầu tiên là cố gắng mở rộng thị trường hoạt động cả thị trường trong lĩnh vực xây lắp cũng như thị trường trong lĩnh vực thương mại. Với thị trường trong lĩnh vực xây lắp thì công ty cố gắng mở rộng thị trường hoạt động ra tất cả các tỉnh thành phía bắc, dần dần đưa doanh nghiệp phát triển, giành được những hợp đồng xây dựng lớn, giảm dần sự phụ thuộc vào các công trình nhận thuê lại của các công ty khác. Mà thay vào đó công ty sẽ tự khai thác thị trường, tự ký kết các hợp đồng xây lắp điều này sẽ giúp cho công ty không những nâng cao được doanh thu mà còn quảng bá được hình ảnh doanh nghiệp tới sâu rộng hơn nữa trên thị trường. Với thị trường thương mại cung cấp các thiết bị thang máy thì công ty cố gắng không chỉ cung cấp sẩn phẩm cho những tiêu dùng đơn lẻ mà cố gắng ký kết các hợp đồng cung cấp thiết bị cho những công trình lớn, cho những khách hàng lớn để từ đó dần đưa lĩnh vực thương mại phát triển cao hơn trong vị trí hoạt động và có doanh thu lớn hơn. Mục tiêu thứ hai của doanh nghiệp là muốn đưa doanh thu hoạt động hàng năm của công ty tăng lên mỗi năm trên 10%. Đây là một mục tiêu không hề đơn giản để có thể thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường… Trong những năm tới đây thì công ty sẽ cố gắng mở rộng hơn nữa quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Trong tương lai công ty có thể sẽ tiến hành liên doanh để có thể mở ra một lĩnh vực kinh doanh mới… Một mục tiêu nữa của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên là trong tương lai công ty có thể tự đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của mình từ nguồn nội bộ khoảng trên 45%... Thêm vào đó thì công ty cũng đề ra mục tiêu là sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên trong tương lai, theo đó số vốn điều lệ của công ty trong tương lai sẽ được tăng lên gấp đôi khoảng 10 tỷ đồng. Dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp : Với những mục tiêu đã nêu ở trên thì đạt ra một nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động huy động vốn để có thể huy động vốn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Để có thể có những phương án huy động vốn sao cho có hiệu quả và hợp lý thì đạt ra một yêu cầu cho các cán bộ làm công tác huy động vốn cho doanh nghiệp là phải dự báo được nhu cầu vốn trong tương lai của công ty. Vì chỉ khi nào dự báo được chính xác nhu cầu vốn trong tương lai thì chúng ta mới xây dựng được những phương án giải pháp huy động vốn để có thể huy động được số vốn mà doanh nghiệp cần, có như vậy thì những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra mới có thể thực hiện được. Ở đây chúng ta không chỉ dự báo nhu cầu sử dụng vốn trong doanh nghiệp mà chúng ta cũng cần dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ nguồn nội bộ để từ đó có thể xác định xem chúng ta cần huy động bao vốn từ những nguồn bên ngoài. Sau khi đã xác định được khả năng đáp ứng vốn từ trong nội bộ doanh nghiệp và số vốn cần phải huy động từ bên ngoài thì chúng ta cũng cần phải xem xét chúng ta cân huy động vốn từ nguồn nào và giải pháp để huy động. Dự báo xem từ mỗi nguồn có thể huy động được bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu để xem có cần huy động từ các nguồn khác hay không. Theo dự báo của các cán bộ trong công ty thì trong tương lai để phục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty thì trong năm tới số vốn mà doanh nghiệp cần huy động là khoảng trên 7 tỷ đồng trong đó nguồn vốn nội bộ sẽ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu còn lại doanh nghiệp sẽ phải huy động từ các nguồn vay bên ngoài. Và do những khó khăn trong việc huy động vốn từ các kênh hiện tại lên doanh nghiệp mong muốn trong tương lai sẽ tìm được một kênh huy động vốn mới. 3.2. Giải pháp mở rộng huy động vốn tại công ty 3.2.1. Mở rộng hình thức tăng cường huy động vốn Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên là một doanh nghiệp với số lượng cán bộ công nhân viên không nhỏ. Do vậy việc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên sẽ là một cách nhằm phát huy nội lực, giảm thiểu rủi ro và tăng sức mạnh tài chính của công ty. Tuy nhiên, phương thức gọi vốn này còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở pháp lý, các vấn đề kỹ thuật khác như thời hạn, cách hoàn trả... Hiện nay, hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự có hiệu quả cao. Muốn huy động vốn bằng hình thức này, trong tương lai công ty phải kinh doanh có lãi cao, tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tạo ra lòng tin và hình ảnh mới của công ty. 3.2.2. Bổ sung vốn lưu động Phải lấy hiệu quả kinh tế đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hiệu quả xã hội đối với các doanh nghiệp công ích làm tiêu chuẩn 3.2.3. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí Bên cạnh những mục tiêu huy động đủ vốn cần cho hoạt động, công ty cần sử dụng những nguồn vốn hiện có một cách tiết kiệm và hiệu quả. Mặc dù trong ba năm vừa qua công ty đã tăng được tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, song để tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm lượng vốn tăng lên, công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp như: tổ chức tốt hơn công tác vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm để giảm số lượng hàng tồn kho, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu khách hàng... Ngoài ra công ty cần quan tâm đến vấn đề tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động như chi phí mua hàng, chi phí dự trữ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi mua hàng phải tham khảo toàn diện giá cả cũng như điều kiện mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để chọn được nhà cung cấp nhiều ưu đãi nhất. Công ty cần cố gắng giao dịch với nhà sản xuất trực tiếp để tiết kiệm chi phí cho người trung gian hoặc chỉ vay vốn khi không thể huy động được từ các nguồn tự có và tín dụng thương mại. Ngoài ra cần tránh tình trạng để vốn chết không sử dụng, vì như vậy vẫn phải chịu lãi vay. 3.2.4. Sắp xếp lại công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên thị trường Trong công ty có sự tách rời lợi ích của người quản lý với lợi ích kinh doanh. Không phải mọi trường hợp, hễ công ty làm ăn có hiệu quả cũng tự động ra tăng lợi ích tối đa của người quản lý. Trái lại trong nhiều trường hợp lợi ích của người quản lý thoả mãn tốt hơn khi công ty từ bỏ phương thức làm ăn có hiệu quả nhất. Cho người nước ngoài như là hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 3.2.5. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên,nâng cao tay nghề chuyên môn Trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Hiện nay, đội ngũ công nhân, tri thức trẻ là lực lượng năng động, sáng tạo, luôn đi đầu trong việc tiếp thu những thành tựu kỹ thuật của các nước trên thế giới. Việc giảm biên chế những người đã nhiều tuổi, tăng cường tầng lớp tri thức trẻ là một tài sản vô giá, tăng thêm uy thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. 3.2.6. Giải quyết các vướng mắc trong thế chấp cầm cố, bảo lãnh vốn vay ngân hàng Thế chấp, cầm cổ, bảo lãnh vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn hoặc bên thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay. Song trong quá trình thực hiện vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Bởi hầu hết các tài sản của các công ty đã lạc hậu, giá trị trên sổ sách còn lớn nhưng giá trị còn lại theo đánh giá thực tế làm căn cứ để cho vay lại rất nhỏ. Các thiết bị của công ty chưa có giấy tờ sở hữu(trừ phương tiện vận tải); tài sản là bất động sản chiếm tỷ lệ nhỏ(chủ yếu là trụ sở làm việc). Từ đó giá trị tài sản thế chấp và cầm cố của các công ty nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu vay vốn. Để giải quyết vấn đề nghịch lý là: công ty thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được, một mặt nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động, mặt khác, ngân hàng có thể xem xét các yếu tố như tư cách pháp nhân của công ty, năng lực quản lý, triển vọng của công ty, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó với những bất lợi. Nếu tất cả các yếu tố trên đều chấp nhận được nhưng điều kiện về tài sản thế chấp chưa được bảo đảm, vẫn có thể cho vay được. Cách cho vay này tại các ngân hàng các nước phát triển vẫn áp dụng đối với những khách hàng có uy tín và có quan hệ tốt với ngân hàng 3.2.7. Tăng cường quản lý tài chính. Sự mất cân đối trong nguồn vốn, mà hệ quả là chưa khai thác, chưa huy động hiệu quả được các nguồn vốn chính là kết quả của một phần công tác quản lý tài chính. Tăng cường công tác quản lý tài chính đòi hỏi nhà quản trị cấp cao trong xí nghiệp phải nắm vững được hoạt động kinh doanh của toàn xí nghiệp từ đầu vào đến đầu ra, nắm vững từng phương án - dự án kinh doanh xây dựng, tính hiệu quả của từng dự án đó, xác định được tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn đối với từng công trình. Để từ đó ra những quyết định quản trị tài chính ngắn, trung và dài hạn một cách hợp lý. Công tác quản lý tài chính là một công tác vô cùng quan trọng, công tác này trong doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào phòng kế hoạch dưới sự giám sát của giám đốc. Tuy nhiên công ty cổ phần công tác lập kế hoạch tài chính vẫn chưa được sát sao và tính hiệu quả còn thấp. 3.2.8. Phát triển và hoàn thiện các tổ chức ngân hàng Trước hết, cần nâng cao công tác đánh giá hệ thống ngân hàng trong việc huy động và tạo kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng ở nước ta đã được cải cách đáng kể trong thời gian vừa qua, số lượng và tỷ trọng của các ngân hàng không phải là quốc doanh trong các NHTM đã tăng lên đáng kể, trong khi các NHTMQD hầu như không thay đổi về số lượng. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau đa số các doanh nghiệp vẫn cho rằng trong tương lai nên phát triển các NHTMQD trong khi sự tín nhiệm với các hình thức tổ chức tín dụng khác chỉ dừng lại ở mức trung bình và thấp. Dù cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi tín dụng ngân hàng ở Việt Nam đã được cải tổ hoàn thiện một cách tích cực trong những năm gần đây theo đánh giá của WB, trong suốt những năm 90 mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam là tương đối thấp so với các nước khác. Tỷ trọng tín dụng của khu vực DNNN giảm từ 90% xuống còn 48%. Hoạt động của các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy để tăng cường vai trò là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp cần tạo quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác, trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức, nhằm tạo cơ hội tăng cường tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, xoá bỏ nghịch lý "đóng băng vốn" và giảm rủi ro cho các tổ chức tài chính. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước. Chính vì yêu cầu trên các ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp coi doanh nghiệp là khách hàng, nghĩa là đối tượng cần được quan tâm của ngân hàng để làm được điều đó cần chú ý một số vấn đề chính: Tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra các quyết định một cách khoa học dựa vào hoạt động đặc thù của ngân hàng. Người làm nhiệm vụ cho vay cũng giống như người bán hàng cần làm cho khách hàng hiểu được đặc điểm hàng hoá của mình, nhưng quan trọng hơn cả là cần hiểu được nhu cầu của khách hàng để đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất. Tăng cường công tác thông tin và hệ thống cung cấp thông tin nhằm tạo điều kiện giảm bớt tình trạng thông tin không hoàn hảo, một trong những phương thức tích cực chủ động để đáp ứng yêu cầu đó là các ngân hàng nên chuyển sang phương thức đa năng, nghĩa là bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống nên thực hiện các nghiệp vụ khác như mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhằm có cơ hội nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp chính xác hơn. Cần thay đổi phong cách làm việc trong quan hệ với các doanh nghiệp tạo lập quan hệ dài hạn nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định đồng thời đảm bảo hơn mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng. Điều này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch trong huy động vốn. 3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước 3.3.1. Cần nhanh chóng xây dựng một thị trường tài chính hoàn chỉnh Các doanh nghiệp công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì những đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sản xuất dài hơn, rủi ro hơn, nhu cầu vốn lớn hơn,... Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn. Sự trợ giúp đó nên tập trung vào một số khía cạnh sau: - Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường tín dụng; - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về các hình thức huy động vốn, lĩnh vực liên quan đến huy động vốn; - Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng, quy chế quản lý tài sản thế chấp, quy chế đánh giá tài sản thế chấp, để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng. - Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây dựng và đánh giá các dự án vay vốn tạo điều kiện tốt hơn tới các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng. 3.2.2. Ban hành các quy định pháp luật về cơ chế tín dụng thương mại Đối với giải pháp phát triển mạnh mẽ tín dụng thuê mua đối với doanh nghiệp. Thiết nghĩ đây là loại hình tài trợ vốn rất mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng lại có tác dụng khá quan trọng trong việc cung cấp các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp. Nên chăng, khẩn trương bổ sung hoàn thành cơ chế tín dụng thuê mua, xác lập và mở rộng tài sản thuê mua cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp hiện hành để tạo điều kiện cho tín dụng thuê mua hoạt động mạnh hơn. 3.2.3. Ban hành các chính sách bảo hộ hàng hoá trong nước. Nhà nước cần ban hành đồng bộ các chế độ, chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, kiên quyết không nhập những mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất được. Đây cũng là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên nói riêng nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất ổn định, giữ tín nhiệm được khách hàng truyền thống. Từ đó tăng cường khả năng huy động vốn. KẾT LUẬN Tầm quan trọng và ý nghĩa của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc các tổ chức kinh tế xã hội nào cũng nắm được: Vốn là đầu vào của kinh doanh và cũng là yếu tố không thể thiếu trong công tác đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tìm cách huy động vốn một cách hợp lý, hợp lý về cả lượng và hiệu quả của từng nguồn bao giờ cũng là một bài toán mà một doanh nghiệp muốn phát triển ổn định bền vững cần phải quan tâm. Bên cạnh sự quan tâm chú trọng của doanh nghiệp thì việc huy động vốn có liên quan đến nhiều đối tượng khác như các đối tác, các tổ chức tín dụng trung gian, nhà nước, người lao động,... Hay nói cách khác, là để giải quyết vấn đề huy động vốn, không chỉ là bản thân doanh nghiệp mà còn yêu cầu đến sự chú trọng của các đối tượng hữu quan. Nó vừa là vấn đề vi mô, vừa là vấn đề vĩ mô. Đặc biệt trong tình hình hiện nay việc kinh doanh ngày càng sôi động, thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn. Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp về công tác huy động vốn cho Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên , hy vọng rằng với việc phân tích thực trạng huy động vốn, đánh giá tính hiệu quả của từng nguồn huy động và những giải pháp chung thì vấn đề huy động vốn của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên sẽ được quan tâm hơn để đạt được hiệu quả huy động cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Thạc sỹ Nguyễn Thuỳ Dương ; cảm ơn các anh chị trong Phòng kế toán của Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên đã tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này.Do thời gian thực tập chưa dài, mặt khác còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán Công ty cổ phần thang máy và xây dựng tài nguyên để chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tạp chí Tài chính doanh nghiệp - Thị trường tài chính tiền tệ - Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành mới - Giáo trình tài chính doanh nghiệp, chủ biên PGS.TS.Lưu Thị Hương , NXB Thống kê ,HN 2005 - Quản lý Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sáu - Chính sách và biện pháp huy động vốn - TTTL TT Bộ Kế hoạch đầu tư - 1996 - Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - 1999 - Lập - đọc phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính doanh nghiệp - Đoàn Xuân Tiến, Vũ Công Ty - NXB Tài chính - 1998 - Phân tích Tài chính doanh nghiệp VOSLTT - TCYRARD - NXB Thống kê - 1995 - Thời báo Kinh tế Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24748.doc
Tài liệu liên quan