Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM CP Dầu khí
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 4
1.1. Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 4
1.1.1.1.Khái niệm. 4
1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5
1.1.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 6
1.1.2. Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 9
1.1.3. Quy trình tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 12
1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 14
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng . 14
1.2.1.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng . 14
1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 16
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N 18
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính. 18
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng. 19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. 22
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan. 22
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan. 27
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNV&N ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 29
1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N ở một số nước trên thế giới. 29
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 29
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan. 30
1.3.1.4. Kinh nghiệm của Liên bang Đức. 31
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU-GP BANK. 33
2.1. Tổng quan về NHTM CP Dầu khí - GP Bank. 33
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển NHTM CP Dầu khí - GP Bank. 33
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Dầu khí toàn cầu. 36
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. 37
2.1.3.2. Hoạt động cho vay. 39
2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác. 41
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh. 42
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N tại NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu. 44
2.2.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định tính. 44
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N 55
2.3.1. Kết quả đạt được. 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 56
2.3.2.1. Các hạn chế. 56
2.3.2.2. Nguyên nhân. 57
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI GP BANK. 61
3.1. Định hướng chính sách về hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại GP Bank. 61
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại GP Bank 62
3.2.1. Công tác huy động vốn. 62
3.2.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng. 63
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 66
3.2.4. Giải pháp về công nghệ. 67
3.2.5. Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng. 68
3.2.6. Giải pháp về quản trị rủi ro. 69
3.3. Một số kiến nghị. 70
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ. 70
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN. 71
3.3.3. Kiến nghị đối với GP Bank. 72
3.3.4. Kiến nghị đối với các DNV&N 72
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P.Bank là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tiên tiến, hiện nay GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi (core banking) T24 lên phiên bản R8 – phiên bản mới nhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.
Cơ sở vật chất của ngân hàng không ngừng được nâng cao. Mỗi nhân viên giao dịch và cán bộ tín dụng đều được trang bị máy tính hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung và các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc như: điện thoại, máy in, máy fax,…
e. Các chỉ tiêu định tính khác.
- Độ thoả mãn của khách hàng: Tốc độ tăng trưởng cao trong cả huy động và cho vay cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng khách hàng qua các năm là một minh chứng rõ nét về độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của GP Bank trong tương lai.
Các DNV&N được xác định là một trong những nhóm khách hàng mục tiêu của GP Bank.
2.2.2. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại GP Bank thông qua các chỉ tiêu định lượng.
a. Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay các DNV&N tại GP Bank không ngừng tăng lên qua các năm. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng về quy mô.
BẢNG 2.4: DOANH SỐ CHO VAY DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ trọng 2008/2007
Tỷ trọng 2009/2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng doanh số cho vay
2473
3783
7993
1310
52,97
4210
111,28
Doanh số cho vay DNV&N
2012
100
3122
100
4356
100
1110
55,17
1234
39,52
Ngắn hạn
1246
61,93
1984
63,55
2473
49,89
738
59,23
489
24,65
Trung dài hạn
766
38,07
1138
36,45
1883
50,11
372
48,56
745
65,46
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Bảng 2.4 cho thấy: Tổng doanh số cho vay của ngân hàng nói chung và doanh số cho vay đối với DNV&N nói riêng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2008 đạt 3783 tỷ đồng, tăng 52,97% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 7993tỷ đồng, tăng 111,28% so với năm 2008. Trong đó doanh số cho vay DNV&N cũng tăng nhanh. Năm 2008, tổng cho vay DNV&N là 3122 tỷ đồng, tăng 55,17% so với măm 2007. Đến năm 2009, tổng cho vay với DNV&N là 4356 tỷ đồng, tăng 39,52% so với năm 2008.
Về số tuyệt đối, doanh số cho vay đối với DNV&N vẫn tăng qua các năm cho thấy ngân hàng luôn đảm bảo duy trì hoạt động tín dụng ổn định. Ngân hàng ngày càng thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, đáp ứng được ngày càng lớn nhu cầu vay vốn của DNV&N trên thị trường. Tốc độ tăng của năm 2009 tăng nhanh hơn so với năm 2008, do gần đây, sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008, các doanh nghiệp đang dần lấy lại cân bằng và tiếp tục phát triển kinh doanh, cho nên nhu cầu vốn trong thời gian này là khá lớn.
Về cơ cấu tín dụng, năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn là 1246 tỷ đồng, chiếm 61,93% doanh số cho vay với DNV&N, doanh số cho vay trung dài hạn là 766 tỷ đồng, chiếm 38,07%.
Năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn DNV&N đạt 1984 tỷ đồng (tương đương 63,55%), tăng 59,23% so với năm 2007. Như vậy so với năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đối với DNV&N năm 2008 tăng. Trong đó tốc độ tăng của các khoản vay ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của các khoản vay trung dài hạn.
Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đạt 2473 tỷ đồng (tương đương 49,89% tổn cho vay DNV&N), tăng 24,65% so với năm 2008. Doanh số cho vay trung dài hạn là 1883 tỷ đồng chiếm 50,11% tổng cho vay DNV&N, tăng 65,46% so với năm 2008. Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2009 đã có sự tăng trưởng mạnh. So với năm 2008, tốc độ tăng của các khoản cho vay ngắn hạn giảm. Trong khi đó, các khoản cho vay trung dài hạn lại tăng khá mạnh.
BIỂU ĐỒ 2.1: DOANH SỐ CHO VAY DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN
Trong cơ cấu cho vay, các khoản tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoản cho vay trung dài hạn. Điều đó cho thấy, ngân hàng thường cho vay ngắn hạn đối với các DNV&N. Vì phần lớn các DNV&N vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời việc cho vay ngắn hạn đối với DNV&N là chủ yếu giúp tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh.
Từ biểu đồ ta thấy: tốc độ tăng của các khoản cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm. Ngược lại, các khoản cho vay trung dài hạn lại có tốc độ tăng khá mạnh. Sự tăng lên của các khoản cho vay trung dài hạn đối với DNV&N cho thấy ngân hàng đang duy trì một cơ cấu tín dụng hợp lý để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạnngày càng tăng nhằm mục tiêu giúp các DNV&N thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
b. Doanh số thu nợ.
BẢNG 2.5: DOANH SỐ THU NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ trọng 2008/2007
Tỷ trọng 2009/2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng doanh số thu nợ
1250
2037
4997
787
62,96
2960
145,31
Doanh số thu nợ với DNV&N
1069
100
1524
100
2988
100
455
42,56
1464
96,06
Ngắn hạn
763
71,37
1134
74,41
2094
52,51
371
48,62
960
84,65
Trung dài hạn
306
28,63
390
35,48
894
47,49
84
27,45
129,23
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn cho vay mà ngân hàng đã thu hồi được trong một thời kỳ.
Từ bảng 2.5 ta có thể thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là tương đối hiệu quả. Năm 2007, doanh số thu nợ của DNV&N là 1069 tỷ, chiếm 82,52% tổng doanh số thu nợ toàn ngân hàng. Năm 2008, doanh số thu nợ của nhó đối tượng này đạt 1524 tỷ, tăng 42,56% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số thu nợ của DNV&N đạt 2988 tỷ,chiếm 60,03% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, tăng 96,06% so với năm 2008.
Từ đây ta có thể thấy doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ đối với DNV&N nói riêng đều tăng qua các năm. Đồng thời doanh số thu nợ đối với DNV&N luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của cả ngân hàng.
BIỂU ĐỒ 2.2: DOANH SỐ THU NỢ PHÂN THEO KỲ HẠN
Năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNV&N là 763 tỷ (chiếm 71,73%), doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 306 tỷ (tương đương 28,63%). Đến cuối năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm khách hàng này tăng 48,62% đạt 1134 tỷ. Doanh số thu nợ trung dài hạn tăng 27,45%, đạt 390 tỷ. Tính đến cuối năm 2009, thu nợ ngắn hạn đạt 2094 tỷ, tăng 84,65% so với năm 2008. Doanh số thu nợ trung dài hạn là 894 tỷ, tăng 129,23% so với năm 2008.
Trong cơ cấu thu nợ đối với DNV&N, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao so với doanh số thu nợ trung dài hạn. Các khoản thu nợ trung dài hạn tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng vẫn tăng qua các năm, đặc biệt đến cuối năm 2009 tăng mạnh. Chứng tỏ ngân hàng đã dần lành amnhj hoá các khoản vay và công tác kiểm soát và thu nợ cung được chú ý.
c. Dư nợ tín dụng.
BẢNG 2.6 : DƯ NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ trọng 2008/2007
Tỷ trọng 2009/2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Dư nợ cho vay
1941
3110
5963
1169
60,23
2853
91,74
Dư nợ cho vay DNV&N
1473
100
2056
100
2984
100
583
39,58
928
45,14
Ngắn hạn
985
66,87
1435
69,79
1956
65,55
450
45,68
521
36,31
Trung dài hạn
488
33,13
621
30,21
1028
34,45
133
27,25
407
65,54
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Bảng 2.6 cho thấy tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Năm 2007, dư nợ DNV&N là 1473 tỷ. Năm 2008, dư nợ với DNV&N đạt 2056 tỷ, tăng 39,58% so với năm 2007. Năm 2009, dư nợ của DNV&N là2984 tỷ, tăng 45,14% so với năm 2008.
Về số tuyệt đối, dư nợ đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn đảm bảo sự tăng ổn định, quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng.
BIỂU ĐỒ 2.3: DƯ NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN
Năm 2007, dư nợ ngắn hạn đối với DNV&N đạt 985 tỷ, chiếm tỷ trọng 66,87% tổng dư nợ DNV&N, dư nợ trung dài hạn đạt 488 tỷ, chiếm 33,13%. Đến cuối năm 2008, dư nợ ngắn hạn đạt1435 tỷ, tăng 45,68%. Dư nợ trung dài hạn đạt 621 tỷ, tăng 27,25%. Như vậy, so với năm 2007, dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng mạnh. Quy mô tín dụng đang được mở rộng. Ngân hàng không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng mới, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vay vốn của các DNV&N trên thị trường.
Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 1956 tỷ, tăng 36,31% so với năm 2008. Dư nợ trung dài hạn 1028, tăng 65,54% so với năm 2008. Như vậy tính đến cuối năm 2009 tố độ tăng dư nợ giảm đáng kể. Đồng thời dư nợ trung dài hạn tăng mạnh làm tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong cơ cấu dư nợ cho vay.
Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đối với DNV&N. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần, dư nợ trung dài hạn tăng dần. Nguyên nhân là do trong năm 2009, nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng,…nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường của các DNV&N là rất lớn. Giá trị các khoản đầu tư này là tương đối lớn, phần lớn các DNV&N không đủ vốn tự có để thực hiện. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, ngân hàng tiếp tục tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Từ đó làm tăng đáng kể dư nợ trung dài hạn.
d. Tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng.
Vòng quay vốn tín dụng=Doanh số thu nợ trong kỳ/ Doanh số bình quân trong kỳ
BẢNG 2.7: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Doanh số thu nợ (tỷ đồng)
Doanh số bình quân (tỷ đồng)
Vòng quay vốn tín dụng
2007
1069
1527
0,7
2008
1524
1693
0,9
2009
2988
2490
1,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Năm 2007, vòng quay vốn tín dụng là 0.7 vòng. Năm 2008, vòng quay vốn tín dụng là 0,9 vòng. Năm 2007 và 2008 vòng quay vốn tín dụng đều 1, cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc làm lành mạnh hoá các khoản tín dụng và công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng vẫn tăng qua các năm tức là cùng một nguồn vốn, ngân hàng có thể cho vay nhiều lần hơn, tăng thêm doanh thu cho hoạt động kinh doanh tín dụng.
e. Chỉ tiêu sử dụng vốn.
BẢNG 2.8: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Doanh số cho vay
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
2007
2473
2072
91,52
2008
3783
4084
92,62
2009
7993
8215
97,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Qua bảng trên ta có thể thấy ngân hàng đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn tín dụng để cho vay. Năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn đạt 91,52%. Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn đạt 92,62%. Đến năm 2009 hiệu suất sử dụng vốn đạt 97,3%. Trong các năm qua hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng khá cao và tăng dần qua các năm cho thấy sự cố gắng rất lớn của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho thị trường.
f. Tình hình dư nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn= Tổng dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
BẢNG 2.9: DƯ NỢ QUÁ HẠN CỦA GP BANK
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Nợ quá hạn toàn ngân hàng
195
305
139
Nợ quá hạn đối với DNV&N
144
198
63
Tổng dư nợ
1941
3110
5963
Tổng dư nợ với DNV&N
1473
2056
2984
% Nợ quá hạn toàn ngânhàng/ tổng dư nợ
10,01
9,79
2,34
% Nợ quá hạn DNV&N/ Tổng dư nợ DNV&N
9,82
9,67
2,11
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngân hàng ở mức 10,01% trên tổng dư nợ. Đến năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm xuống còn 9,79%. Sang đến cuối năm 2009, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 2,34%. Trong các năm 2007 và 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng còn quá cao (>7%), điều này chứng tỏ chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng rất kém. Sang đến năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh xuống còn 2,34% (<5%), điều này cho thấy sự nỗ lực cố gắng rất lớn của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Đối với DNV&N, tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng giảm dần qua từng năm. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn với DNV&N là 9,82%. Năm 2008 tỷ lệ này là 9,67%.Đến cuối năm 2009 tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 2.11%. Diều đó cho thấy trong các năm 2007, 2008 chất lượng tín dụng đối với các DNV&N là rất kém, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn tới làm tỷ lệ nợ xấu cua toàn ngân hàng cũng khá cao. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này đã giảm mạnh, chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng và có các biện pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng của ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc tỷ lệ nợ quá hạn giảm mạnh như vậy góp phần cải thiện tình hình tài chính, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNV&N còn khá cao so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngân hàng. điều đó cho thấy hoạt động cho vay đối với DNV&N còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn của ngân hàng là nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Vì các khoản nợ quá hạn này đều được đảm bảo bằng tài sản có giá trị và có tính thanh khoản cao. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm cho thấy cơ cấu cho vay chuyển đổi theo hướng an toàn, hiệu quả, chất lượng các khoản tín dụng được nâng cao.
g. Tỷ lệ thu hồi nợ.
Chất lượng của các khoản tín dụng phụ thuộc vào kết quả thu nợ.
Tỷ lệ thu nợ= Doanh số thu nợ/ Tổng dư nợ
BẢNG 2.10: TỶ LỆ THU HỒI NỢ ĐỐI VỚI DNV&N
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ
% Tỷ lệ thu nợ
2007
1069
1473
72,57
2008
1524
2056
74,12
2009
2988
2984
100,13
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ của GP Bank qua các năm còn khá thấp, cho thấy công tác kiểm soát và thu hồi các khoản nợ đến hạn là chưa tốt. Năm 2007, tỷ lệ thu hồi nợ với DNV&N là 72,57%. Năm 2008, tỷ lệ này là 74,12%. Tỷ lệ thu hồi nợ ở các năm này còn khá thấp, cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng còn chưa cao và công tác kiểm soát, thu hồi nợ còn chưa tốt. Đến năm 2009, tỷ lệ này tăng lên 100,13% cho thấy sự nỗ lực cố gang của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N
2.3.1. Kết quả đạt được.
* Đối với DNV&N
- Trong những năm qua doanh số cho vay và dư nợ đều tăng qua các năm cho thấy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ về vốn tăng lên và ngày cang đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cần thiết, giúp DNV&N nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, mở rộng thị phần… Đặc biệt, các nguồn vốn tín dụng trung dài hạn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… cũng đang tăng lên nhanh chóng qua các năm. Với nguồn vốn tín dụng mà ngân hàng cung ứng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNV&N không ngừng lớn mạnh, giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận tích luỹ để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo uy tín trên thị trường.
Thông qua hoạt động tư vấn của ngân hàng, các DNV&N đã xây dựn được phương án đầu tư khả thi, cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Đồng thời nâng cao chất lượng quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, tạo uy tín trên thị trường.
* Đối với ngân hàng
- Về nguồn vốn: để có thể đáp ứng nhu cầu cho vay ngày một tăng, công tác huy động vốn của ngân hàng cũng đạt được kết quả tốt. Với những chính sách khách hàng hấp dẫn, ngân hàng đã thu hút được một khối kượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư để sử dụng có hiệu quả nhất.
- Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, phan tích thẩm định khách hàng và tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia về giá trị tài sản đảm bảo. vì vậy cán bộ tín dụng có thể nắm rõ tình hình của khách hàng, phát huy được năng lực chuyên môn và có trác nhiêm hơn trong công việc.
- Việc thẩm định, đánh giá rủi ro của khách hàng vay vốn dựa trên việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khá chi tiết, cụ thể, chặt chẽ. Từ đó giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp vay vốn.
- Quy mô tín dụng đối với DNV&N được mở rộng thể hiện qua chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ đối với DNV&N tăng qua các năm. Ngân hàng không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng mới, bên cạnh việc duy trì, phát triển quan hệ tín dụng đối với nhóm khách hàng hiện tại. Việc mở rộng cho vay đối với DNV&N giúp ngân hàng mở rộng thị phần . Đồng thời tạo thuận lợi cho ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nang cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Dư nợ trung dài hạn đối với DNV&N tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng giúp ngân hàng khai thác có hiệu quả nguồn vốn huy động trung dài hạn.
- Doanh số thu nợ tăng qua từng năm, tỷ lệ nợ quá hạn giảm mặc dù còn tương đối cao nhưng cũng đã cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong công tác kiểm tra, giám sát với các khoản vay. từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả cho hoạt động tín dụng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
2.3.2.1. Các hạn chế.
-Việc xây dựng hệ thống thông tin về DNV&N đã được triển khai song vấn đề cập nhật thông tin liên quan tới ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và dự án của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác thẩm định khách hàng và quyết định mức cho vay của ngân hàng.
- Cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết phục vụ cho cán bộ tín dụng ngân hàng tìm hiểu thông tin còn nhiều khó khăn: chưa có thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin thương mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hầu hết chưa được kiểm toán độc lập.
- Trong quá trình cho vay, ngân hàng còn tập trung nhiều vào giai đoạn trước cho vay. Do vậy, nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý, giúp đỡ kịp thời.
- Thủ tục cho vay chưa linh hoạt, các yêu cầu về hồ sơ thủ tục vay vốn còn phức tạp, nặng về giấy tờ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV&N tuy đã được giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao nên tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.2.2. Nguyên nhân.
* Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế xã hội: Năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn với nhưng biến động bất thường. 9 tháng đầu năm lạm phát và nhập siêu cao, sang tháng 10 lại rơi vào tình trạng giảm phát, nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu. Sản xuất lưu thông hàng hoá có dấu hiệu trì trệ. Đây là những yếu tố bất lợi đối với hoạt động ngân hàng. Chính phủ và ngân hàng nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp để điều hành nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ diễn biến bất thường cùng với tác động xấu của khủng hoảng tài chính thế giới và hiệu ứng tăng trưởng tín dụng nóng, tăng quy mô và mạng lưới hoạt động quá nhanh của những năm trước vẫn ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các NHTMCP.
-Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà Nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do đó các DNV&N chuyển hướng và điều chỉnh phương án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn.
- Môi trường pháp lí cho hoạt động tín dụng chưa đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản. Do đó, việc thế chấp và xử lí tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều khi bị ách tắc do giấy tờ không hợp lệ, hợp pháp. Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc nên số liêu phản ánh không trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu về giải quyết tranh chấp, tố tụng về tranh chấp tài sản, hợp đồng kinh tế …nhiều khi chưa bảo vệ chính đáng cho người cho vay.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
- Điều kiện vay vốn của VP Bank còn quá chặt chẽ, tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNV&N vì không đáp ứng được điều kiện trên nên không thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng.
- Về năng lực trình độ cán bộ tín dụng:
+ Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng: khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phan tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng.
+ Nội dung phân tích tín dụng còn chưa đầy đủ. Ngân hàng thường ít quan tâm tới các chỉ số về tăng trưởng, phân tích hoà vốn khi đánh giá năng lực tài chính của DNV&N. Ngoài ra các chỉ tiêu về dự báo thị trường, sự biến động giá vàng, tỷ giá, lạm phát… chưa được quan tâm đúng mức. Vì để đánh giá được các chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng phải thực sự có năng lựcchuyên môn, phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường.
- Việc khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, hay các nguồn thông tin từ các ngân hàng bạn, bạn hàng, nha cung cấp của khách hàng vay vốn… là rất khó khăn và gần như không thực hiện được. Trong khi đó nguồn thông tin mà DNV&N cung cấp cho ngân hàng thường không đầy đủ, thiếu trung thực. Từ đó cản trở việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.
* Nguyên nhân từ phía DNV&N
Trong thời gian qua GP Bank đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNV&N , coi đây là khách hàng tiềm năng, là mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Nhưng ngược lại chính bản thân các doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng này.
-Cơ cấu vốn không hợp lý, tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng nguồn vốn. Các DNV&N vốn ít lại sử dụng vốn không hiệu quả, lợi nhuận thấp hoặc không có lãi, thậm chí lỗ.
- Khả năng lập dự án xin vay vốn của DNNVV rất yếu không chuyên nghiệp. Đay là một tình trạng chung của các ngân hàng thương mại khi tiếp xúc với Hồ sơ của các DNV&N. Hồ sơ DN đưa ra số liệu sơ sài, không đồng bộ, khả năng trình bày kém không thuyết phục được ngân hàng. Các DNV&N thường không có quan hệ thường xuyên với ngân hàng về tín dụng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nên không gây được uy tín cho ngân hàng.
- Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của công nhân viên còn nhiều hạn chế.
- Một nguyên nhân nữa là các DNV&N không đủ tài sản thế chấp. Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng kinh doanh thấp kém, máy móc, thiết bị thì lạc hậu. Trong khi đó các Ngân hàng yêu cầu rất cao về tài sản thế chấp để vay vốn, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết khi các DNV&N và các Ngân hàng có nhiều cuộc tiếp xúc, bàn bạc hơn.
- Các DNV&N không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, số liệu thiếu chính xác, gây khó khăn cho quá trình đánh giá, thẩm định vay vốn.
* Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo.
- Một trong những điều kiện cơ bản của vay vốn ngân hàng là các tài sản đảm bảo vay. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các DNV&N, vì các tài sản đảm bảo chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp.
- Khó khăn của ngân hàng khi đánh giá giá trị tài sản đảm bảo là chưa xác định được mức giá hợp lý khi định giá tài sản nhất là đối với bất động sản. Với những tài sản như máy móc thiết bị hay công trình xây dựng thì đòi hỏi phải có những hiểu biết nhất định về ngành nghề của doanh nghiệp. Đối với bất động sản, khi định giá chủ yếu căn cứ vào hai mức giá cơ bản là giá do Nhà Nước công bố vào cuối mỗi năm và giá thị trường. Nếu chỉ căn cứ vào giá do nhà nước công bố thì thường quá thấp so với thực tế và làm giảm giới hạn vay vốn của doanh nghiệp. Mặt khác việc xác định giá thị trường là rất khó khăn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI GP BANK
3.1. Định hướng chính sách về hoạt động tín dụng đối với các DNV&N tại GP Bank.
Với phương châm “không phải là đầu tiên, nhưng phải là tốt nhất”, GP Bank đang từng bước củng cố và hoàn thiên mọi cơ chế quản lý và kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2010 GP Bank sẽ thực hiện một số chủ trương sau:
-Nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, duy trì thanh khoản tốt trong mọi điều kiện thị trường; thực hiện chiến lược cho vay thận trọng, không để phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và lựa chọn danh mục đầu tư theo hướng an toàn nhưng có khả năng sinh lời cao.
-Nâng cấp và củng cố hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch hiện có để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong toàn hệ thống.Các địa điểm đặt chi nhánh và phòng giao dịch sẽ được cân nhắc kỹ theo một quy hoạch tổng thể mang tính dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung ở những khu đô thị mới, dân cư có mức sống cao và trung bình.
-Chú trọng thực hiện theo các tiêu chuẩn và chính sách trong tuyển dụng, đề bạt, đánh giá, điều động cán bộ để đảm bảo bố trí đúng người đúng việc, phát huy được năng lực cán bộ, tạo động lực để CBNV nỗ lực hết mình vì sự phát triển chung của ngân hàng.
-Hoàn thành việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin làm cơ sở và tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoạt động an toàn, hiệu quả. Chú trọng và quan tâm đến trình độ và năng lực, phẩm chất của cán bộ trong lĩnh vực này.
-Nâng cao năng lực và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của GP Bank là từ 45% - 50%, kiềm chế nợ xấu xuống dưới 2%. Trong thời gian tới, DNV&N vẫn được xác định là mục tiêu của ngân hàng. Năm nay ngân hàng vẫn tiếp tục tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng trong nước và xuất khẩu.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại GP Bank
3.2.1. Công tác huy động vốn.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn dồi dào thì ngân hàng mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Vì vậy tổ chức tốt công tác huy động vốn cũng góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để tạo được nguồn vốn có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của các DNV&N thì GP Bank cần có những giải pháp tích cực trong công tác huy động vốn.
-Chính sách về lãi suất: Để tăng cường huy động vốn ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, hấp dẫn đối với người gửi tiền.
- Chính sách sản phẩm: Ngân hàng cần tăng cường việc cung ứng các sản phẩm cho khách hàng, đa dạng hoá về chủng loại sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ có liên quan như: các dịch vụ uỷ thác đầu tư, bảo quản tài sản… Đồng thời, đa dạng hoá về thời hạn và phương thức huy động nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngân hàng cần đa dạng các loại hình huy động nhất là tiết kiệm trung dài hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt để tăng nguồn vốn trung dài hạn mang tính ổn định cho ngân hàng.
- Chính sách phân phối: Mở rộng mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch đảm bảo thuận tiện cho việc huy động vốn. Tuy nhiên, trước khi phát triển mạng lưới cần tìm hiểu rõ các yếu tố về dân cư, thu nhập, đối thủ cạnh tranh…,ính toán kỹ hiệu quả hoạt động và khả năng quản lý. Từ đó phân bố mạng lưới giao dịch hợp lý giúp cho khách hàng tiếp cận với ngân hàng dễ dàng hơn.
- Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại trong huy động vốn để thu hút khách hàng. Công bố thông tin rộng rãi và minh bạch cho người dân chủ động lựa chọn các hình thức gửi tiền với lãi suất và kỳ hạn khác nhau.
- Tranh thủ các nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư. Vì đay là nguồn vốn luôn ổn định và vững chắc.
3.2.2. Giải pháp cho hoạt động tín dụng.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của NHTM. Ngân hàng nên mở rộng các mức lãi suất hỗ trợ đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng. Căn cứ vào đặc điểm từng khoản tín dụng để phân chia thành các mức lãi suất khác nhau đảm bảo tính cạnh tranh của lãi suất trên thị trường cũng như khả năng sinh lời. Căn cứ vào đối tượng khách hàng là khách hàng cũ hay khách hàng mới, Ngân hàng áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Khách hàng cũ thường xuyên có quan hệ với ngân hàng hoặc thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và có lịch sử quan hệ tốt, Ngân hàng phải sẵn sàng áp dụng mức lãi suất thấp nhất. Với các khách hàng doanh nghiệp mới cần phải tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có đầu ra tốt không? Nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước của doanh nghiệp có thực hiện tốt không? Qua đó đánh giá ý thức, trách nhiệm về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, ngân hàng có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
- Về phương thức cho vay vốn:
Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức cho vay, cho vay theo nhu cầu, gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng.. Phương thức cho vay phải đảm bảo thực hiện tốt cơ chế tín dụng và đảm bảo cho khách hàng sử dụng vốn nhanh, tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài phương thức cho vay từng lần, GP Bank nên mở rộng thêm các phương thức cho vay khác đối với DNV&N để tiện lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Theo phương thức cho vay từng lần thì mỗi một lần vay, khách hàng phải lập đơn kiêm khế ước xin vay, trình các chứng từ, hợp đồng kinh tế xin vay, qua nhiều khâu kiểm duyệt xin vay. Trong khi đó nhu cầu vốn hoạt động của các DNV&N đa dạng , phong phú, đòi hỏi nhanh nhạy cao. Vì vậy, ngoài phương thức cho vay từng lần GP Bank cần phát triển cho vay theo hạn mức tín dụng. Đây là phương thức cho vay rất phù hợp với tính năng động, nhanh nhạy của cơ chế thị trường, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn, tạo điều kiện để vốn tín dụng luân chuyển đều đưa qua quỹ Ngân hàng, qua đó tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ tăng lên.
Hơn nữa, GP Bank cần mở rộng hình thức cho vay bảo lãnh, hoạt động này chưa phát triển tại GP Bank . Trong quá trình sản xuất, có những DNV&N thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của GP Bank, thì GP Bank có thể tư vấn cho khách hàng nhờ một tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh khoản vay. Khi áp dụng hình thức này, GP Bank cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có đầy đủ giấy tờ cần thiết. Việc bảo lãnh phải được kí kết bằng văn bản và phải có xác nhận của cơ quan làm chứng. Đây là hình thức cấp tín dụng có độ rủi ro thấp phù hợp với cho vay các DNV&N nên VP Bank cần khẩn trương đưa vào thực tế để vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn, mở rộng tín dụng cho khách hàng.
-Về chính sách bảo đảm tiền vay: Có hai hình thức bảo đảm tiền vay, bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm bằng uy tín của người đi vay hoặc bên thứ ba với tư cách là người bảo lãnh.Vấn đề đặt ra đối với GP Bank là phải lựa chọn hình thức nào để vừa có thể hạn chế được rủi ro, vừa tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng một cách dễ dàng. Hiện nay hầu hết các DNV&N đều gặp khó khăn trong bảo đảm tín dụng, có thể là do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp của doanh nghiệp bị định giá thấp nên không đủ điều kiện vay vốn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các DNV&N có thể tiếp cận vốn vay một các dễ dàng hơn GP Bank có thể có sự ưu đãi trong bảo đảm tiền vay theo hướng sau:
+ Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ theo quy định và quyết định cho vay nến phương án khả thi.
+ Đối với doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ bảo đảm cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục đảm bảo cho khoản nợ vay còn lại.
+ Đối với các DNV&N không đủ điều kiện để thực hiện như hai hình thức trên thì GP Bank phải chú ý thẩm định dự án, phương án vay vốn bằng thông qua hội đồng tín dụng, trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu, để quyết định đầu tư hay không và cả mức cho vay.
- Về công tác thu thập thông tin: thông tin tín dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà Ngân hàng cần khi quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin cần thiết đảm bảo tránh được rủi ro khi quyết định cho vay. Phải xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay. Cần phải nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, GP Bank cũng cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong đó có trung tâm hỗ trợ các DNV&N. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình thực tế của DNV&N. Qua đó Ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất cũng như năng lực quản lí của chủ doanh nghiệp.
- Về tổ chức công tác phân tích tín dụng: Hoàn thiện trong công tác tổ chức phân tích tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng có hiệu quả ngân hàng cần đưa ra các giải pháp tối ưu: phân công ácn bộ tín dụng thành các nhóm, phụ trách các nhóm khách hàng của những ngành nghề lĩnh vực khác nhau hay theo thời hạn của từng khoản vay, theo quy mô của từng khoản vay. Như vậy sẽ tạo được sự chuyên môn hoá trong phân tích - thẩm định tín dụng, giúp cán bộ tín dụng phát huy được hết năng lực của mình. Từ đó chất lượng tín dụng được nâng cao.
- Về quy trình thẩm định cho vay: Thẩm định là bước quan trọng nhất trong quy trình tín dụng. Nó quyết định chất lượng tín dụng, giảm rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn chỉnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng, tham khảo một số mô hình chấm điểm đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng Singapore. Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế.
- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, giám sát: Ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ, quy trình tín dụng tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở đó có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.
3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Yếu tố con người được coi là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Trong điều kiện chúng ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vân hành theo cơ chế thị trường, chúng ta phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng, trong đó mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu.
Để đáp ứng chất lượng cán bộ tín dụng, GP Bank cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan, tuyển chọn những người có năng lực, chuyên môn, tâm huyết với nghề.
- Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Khuyến khích các cán bộ đi nghiên cứu, nâng cao trình độ, học tập ở trong và ngoài nước.
- Phối hợp với trung tâm điều hành, các Ngân hàng thương mại khác và các cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức các cuộc hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro, tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ các Ngân hàng bạn, đồng thời cập nhật những thông tin mới từ Chính phủ.
- GP Bank phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng, cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi.
- Bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí, yêu cầu từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lí của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.
3.2.4. Giải pháp về công nghệ.
Đối với công tác thẩm định tín dụng, công nghệ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin. Công nghệ trang thiết bị hiện đại giúp cán bộ tín dụng tiếp cận thông tin nhanh chóng, chính xác và đầy đủ hơn. Các giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ bao gồm:
- Đầu tư chiều sâu các trang thiết bị phục vụ cho việc thu thập thông tin của ngân hàng: kết nối mạng nội bộ với các phòng giao dịch, trung tâm thông tin, trung tâm phòng ngừa rủi ro và các ngân hàng ngoài hệ thống, kết nối mạng Internet…
- Tìm hiểu, khai thác các công nghệ phần mềm mới trong lĩnh vực ngân hàng, giúp hoạt động tín dụng được thực hiện khoa học, chính xác trên cơ sở công nghệ hiện đại.
- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử… Đảm bảo dịch vụ được cung cấp nhanh chóng, chính xác, an toàn, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
3.2.5. Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng.
Để thiết lập được mối quan hệ bền vững với khách hàng, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng tốt:
- Ngân hàng cần duy trì và phát triển hơn nữa chế độ chăm sóc khách hàng trên cơ sở duy trì khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới theo cả số lượng và chất lượng.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng DN, Ngân hàng lắng nghe ý kiến, kiến nghị của DN về những mong muốn, những khó khăn họ đang gặp phải để hai bên cùng tìm cách tháo gỡ. Cụ thể qua đó Ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng về loại tín dụng, giá cả cho vay để có kế hoạch bố trí nguồn vốn kịp thời đáp ứng tốt của DN. Đồng thời khi đã am hiểu về khách hàng Ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí thẩm định, chi phí giám sát khách hàng, sàng lọc thông tin, tránh được rủi ro đạo đức, rủi ro lựa chọn đối nghịch. Từ đó Ngân hàng có điều kiện hạ lãi suất cho vay thu hút được khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng.
- Kết hợp với các tổ chức hỗ trợ DNV&N như Trung tâm hỗ trợ DNV&N, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNV&N,… để mở rộng khách hàng, cũng như tạo cho DNV&N dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của GP Bank. Phối hợp với các tổ chức này kiểm soát, kiểm tra tình hình, năng lực của các DNV&N nhằm thu thập thêm thông tin và tìm hiểu nhu cầu của đối tượng khách hàng này.
- Thúc đẩy hoạt động tư vấn cho khách hàng về hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Do năng lực sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay còn hạn chế, đặc biệt là công tác xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Vì thế ngân hàng cần thiết phải tư vấn cho khách hàng để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi cho các phương án đầu tư sả xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn những doanh nghiệp tiềm năng có dự án khả thi, hiệu quả để cho vay vốn. Từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
3.2.6. Giải pháp về quản trị rủi ro.
- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế: thực hiện quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn với các quy trình và thủ tục thống nhất. Triển khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:
+ Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các uỷ ban, Ban lãnh đạo ngân hàng.
+ Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
+ Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.
+ Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- Ngân hàng mua bảo hiểm của các tổ chức chuyên nghiệp đối với hoạt động đầu tư cho vay của mình. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao đối với những khoản đầu tư lớn, thời hạn dài và ngân hàng chuyển một phần chi phí cho khách hàng cùng san sẻ.
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.
a. Hoàn thiện khung pháp lý cho DNV&N.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp ra đời và hoạt động ngày càng nhiều và phức tạp. Nhà nước và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là Luật doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ, khuyến khích DNV&N phát triển.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn các thủ tục về cấp chứng thư, sở hữu tài sản, để tạo điều kiện cho các DNV&N thực hiện việc thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng một cách nhanh chóng. Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện xử lí, phát mại tài sản thế chấp. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các NHTM.
b. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin.
Chính phủ cùng với các bộ ngành cần nghiên cứu thành lập các tổ chức chuyên thu thập thông tin, đánh giá về doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp… Các tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan quản lý của nhà nước hoặc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán – trao đổi thông tin. Tuy nhiên Nhà nước cần có văn bản pháp lý quy định việc loại hình kinh doanh thông tin do các tổ chức này cung cấp.
c. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng.
Nhà nước cần tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Nhà nước uỷ quyền cho NHNN có trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất các TCTD để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động tín dụng.
d. Quy định hệ thống kế toán đồng bộ, thống nhất, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc.
Hiện nay chế độ kế toán tại các DNV&N chưa thống nhất, các thông tin tài chính thiếu trung thực, khách quan. Vì thế nhà nước cần ban hành các chính sách bắt buộc để các DNV&N thống nhất về chế độ kế toán, quy chế kiểm toán bắt buộc, công khai quyết toán của doanh nghiệp. Từ đó đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin trung thực, đầy đủ và đáng tin cậy về doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN.
- NHNN phải định hướng cho hoạt động tín dụng của các NHTM thông qua việc ban hành các văn bản, quy định đối với các TCTD trong từng thời kỳ. Từ đó làm cơ sở cho các NHTM điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với định hướng của NHNN.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý, đơn giản hoá thủ tục hành chính nhất là thủ tục cho vay, không cần thiết nhưng phải đảm bảo an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD, của các doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
- NHNN cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin về khách hàng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ thể về trao đổi thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, thông qua đó NHNN giám sát, quản lý hoạt động của các NHTM.
3.3.3. Kiến nghị đối với GP Bank.
- Ban hành , hoàn thiện, đồng bộ hoá các văn bản về hoạt động kinh doanh tín dụng của các chi nhánh trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cũng như đối với DNV&N. Có những chính sách hỗ trợ tài chính và xử lí nợ đọng, nợ khó đòi của các DNV&N. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường vai trò tư vấn cho DNV&N, không chỉ trong đề ra phương án sản xuất kinh doanh mà còn tư vấn về luật Ngân hàng, tư vấn về thủ tục khi đến vay vốn tại Ngân hàng.
- Thu hút các dự án, chương trình của quốc tế, trong nước hỗ trợ cho VP Bank trong việc đào tạo cán bộ quản lí, nâng cao trình độ quản lí điều hành hoạt động Ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định đánh giá dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ tín dụng .
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm soát là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay.
- Thực hiện tốt các biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro: tuân thủ chặt chẽ các điều kiện đảm bảo tín dụng, nâng cao chất lượng thông tin đề phòng rủi ro.
-Đẩy nhanh thực hiện các dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, chú trọng nâng cao các dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho khách hàng.
3.3.4. Kiến nghị đối với các DNV&N
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, nâng cao kỹ năng lập dự án. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm giúp DN có cái nhìn tổng quát về các kế hoạch, mục tiêu cần đạt được trong năm. Chủ động trong kinh doanh, không bị bất ngờ trước những biến động của thị trường, giảm thiểu rủi ro hoạt động. Thực hiện tốt các công việc này doanh nghiệp đã chứng tỏ được năng lực, trình độ quản lý của DN, tình hình tài chính minh bạch, làm ăn có hiệu quả. Ngân hàng an tâm hơn khi cho vay các DN này. Việc lập được kế hoạch kinh doanh rèn luyện nâng cao trình độ, khả năng trình bày phương án, dự án kinh doanh khả thi trước ngân hàng.
- Cố gắng hoàn thiện các thủ tục để vay vốn Ngân hàng theo đúng quy định mà Ngân hàng yêu cầu, minh bạch hệ thống sổ sách kế toán,chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng khi thẩm định dự án của doanh nghiệp muốn vay vốn, tăng cường sử dụng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp.
- Tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm…Bên cạnh việc cải tiến ký thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực.
- Các DNV&N cần thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán đúng quy định của nhà nước, đảm bảo tình hình tài chính minh bạch, tăng cường hoạt động kiểm toán… Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt khoản vay.
Nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay đối với các DNV&N là vấn đề quan tâm của hầu hết các NHTM nói chung và NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu – GP Bank nói riêng. Vì chất lượng của các khoản tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng. Mặt khác tín dụng có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động của ngân hàng. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm hàng đầu và coi đó là mục tiêu quan trọng cần đạt được. GP Bank luôn nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khoản tín dụng nói chung và các khoản tín dụng với DNV&N nói riêng, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó ngân hàng cũng không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót cần tập trung và giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Trong thời gian tới GP Bank sẽ nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đó phát triển đồng thời đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với mong muốn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N, khoá luận đã tập trung hoàn thành một số nọi dung sau:
Một là: Khoá luận đã trình bày những lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng, quy trình tín dụng ngân hàng đối với DNV&N, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N, các chỉ têu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng.
Hai là: Trên cơ sở lý luận, khoá luận đi vào phân tích thực trạng chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu-GP Bank. Qua đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Ba là: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, khoá luận đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, GP Bank và DNV&N.
Em hi vọng những vấn đề được đề cập đến trong khoá luận này một phần nào đó sẽ giúp cho ngân hàng tham khảo, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N trong thời gian tới.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ có hạn, thời gian eo hẹp nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo cũng như của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42542 .doc