Gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội hệ thống Ngân hàng cũng được hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội. Ở nước ta hiện nay hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang được thực hiện: Đó là xoá bỏ những quy định bảo hộ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cũng như tiến trình tham gia AFTA, WTO và việc thực hiện các hiệp định song phương với các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc. Vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, trong các lĩnh vực là không thể tránh khỏi đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng.
Để tồn tại và phát triển các Ngân hàng luôn tìm cách mở rộng thị phần, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ trong đó mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay luôn được các Ngân hàng coi trọng. Đây là một trọng những hoạt động chính chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng, đồng thời cũng là mảng hoạt động đem lại thu nhập lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên cho vay là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho các Ngân hàng. Do đó cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay thì các Ngân hàng cũng tìm các nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro. Nghiệp vụ kế toán cho vay được xem là một công cụ phục vụ đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động cho vay trong Ngân hàng.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của kế toán cho vay, NHNo & PTNT Thanh trì đã và đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kế toán cho vay. Tuy nhiên kế toán cho vay là một nghiệp tương đối phức tạp và hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần được quan tâm, nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa mới đáp ứng được sự phát triển không ngừng của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán- kiểm toán. Trong thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Thanh trì. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kế toán cho vay em đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh trì ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên kiểm tra, kiểm toán chứng từ kế toán, ngân quỹ. Tổng số chứng từ được kiểm tra trong năm 2005 là 6.1254 chứng từ.
2.2.6 Kết quả tài chính
Bảng 2.7: Kết quả tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
% so với 2003
Số tiền
% so với 2004
Tổng thu
83.647
121.456
145
156.145
128
Tổng chi
70.357
98.589
140
120.268
122
Chênh lệch
13.296
22.867
172
35.877
157
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005)
Năm 2005 thu nhập đạt 35.877 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 157%. Trong đó tổng thu tăng 128% , tổng chi tăng 122%. Mức độ tăng của tổng thu lớn hơn tổng chi cho thấy Ngân hàng không những đã làm tăng lợi nhuận thông qua việc tăng thu nhập và chi phí mà còn có những biện pháp làm giảm chi phí.
Như vậy kết quả tài chính năm 2005 đã tăng so với những năm trước, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Có được kết quả trên là do chin nhánh đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện các dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó chi nhánh còn được sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của NHNo & PTNT Việt Nam và sự tin tưỏng của khách hàng, đặc biệt là sự cố gắng hết mình của của tập thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Thanh trì đã và đang ngày càng phát triển.
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay
Ngiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHNo & PTHT Thanh trì, được thực hiện theo cơ sở pháp lý:
Luật tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp
Quy chế cho vay theo quyết định 1627 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành tháng 12/2002
Quy chế cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam
Quyết định 493/2005-QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Để có thể đánh giá một cách chính xác và khác quan thực trạng hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Thanh trì ta cần phải xem xét trên các khía cạnh.
2.3.1 Quy mô tín dụng.
Bảng 2.8: Kết quả dư nợ cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
% So với năm 2003
Số tiền
% So với năm 2004
Doanh số cho vay
503.274
637.689
127
841.701
132
Doanh số thu nợ
486.257
563.483
116
752.621
134
Tổng dư nợ
451.385
529.143
117
652.369
123
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005)
Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ qua các năm đều tăng năm 2005 đạt 652.369 triệu đạt 123% so với năm 2004
Doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng qua các năm, đến năm 2005 là 841.701 triệu đồng tăng 240.012 triệu đồng tương đương với 132% so với năm 2004, tăng so với năm 2003 là 338.427 triệu đồng. Điều này đã chứng tỏ công tác đầu tư tín dụng của chi nhánh phần nào đã có hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân có thể do bản thân Ngân hàng đã có những chính sách đúng đắn, một phần do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhu cầu vốn là rất lớn.
Doanh số thu nợ của Ngân hàng ngày càng tăng, năm sau cao hơn so với năm trước. Năm 2005 tổng doanh số thu nợ là 752.621 triệu đồng, tăng 189.138 triệu đồng so với năm 2004 và 266.364 triệu đồng so với năm 2003.
Đạt được kết quả trên là do cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, thu nợ, thẩm định kỹ phương án sản xuất kinh doanh, nắm chắc tình hình biến động của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp xử lý tình huống kịp thời, góp phần nâng cao khả năng thu hồi vốn vay.
Để có thể xem xét, đánh giá một cách chính xác và khách quan về hoạt động cho vay tại chi nhánh cần phải xem xét cơ cấu dư nợ.
2.3.2 Cơ cấu dư nợ.
a) Dư nợ theo kỳ hạn.
Bảng2.9: Dư nợ theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
% so với 2003
Số tiền
%
% so với 2004
Dư nợ NH
372.461
82,54
507.694
85,74
136
564.153
86,48
111
Dư nợ TH
48.532
10,75
52.624
8,89
108
56.371
8,64
107
Dư nợ DH
30.292
6,71
31.825
5,37
105
31.845
4,88
100
Tổng dư nợ
451.385
592.143
652.369
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005)
Như vậy tại NHNo & PTHT Thanh trì thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2003 là 82,54% đến năm 2005 lên tới 86,48%.
Trong sự tăng trưởng của tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất năm 2004 là 136% đến năm 2005 là 111%. Trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn có tốc tộ tăng khá chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn năm 2004 tăng 104% so với năm 2003 và năm 2005 là 107% so với năm 2004. Dư nợ dài hạn trong năm 2005 không tăng so với năm 2004. Nguyên nhân trên là do các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Mặt khác Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với tổ sản xuất, hộ, cá thể đây là những đối tượng có nhu cầu vốn ngắn hạn và thường theo mùa vụ.
b) Dư nợ theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
% so với 2003
Số tiền
Tỉ trọng
% so với 2004
Dư nợ DNNN
61.776
13,68
72.261
12,2
117
75.652
11,6
105
Dư nợ DNNQD
159.275
35,28
175.144
29,92
110
198.237
30,39
112
Hộ, cá thể
85.565
18,96
140.046
23,65
164
152.344
23.35
109
Theo tổ
127.219
28,18
181.781
30,7
143
204.781
31,39
113
Vay khác
16.164
3,58
19.658
3,32
122
20.320
3,11
103
Nợ khoanh
1.386
0,3
1.253
0,21
90,4
1.035
0,16
83
Tổng dư nợ
451.385
592.134
652.369
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005)
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ở tất cả các thành phần kinh tế đều tăng. Trong đó cho vay theo tổ tăng cao nhất 113% so với năm 2004 tăng 23.000 triệu. Cho vay theo hộ, cá thể cũng tăng cao năm 2005 tăng 109% so với năm 2004. Đặc biệt năm 2004 tăng 164% o với năm 2003.Dư nợ ở các thành phần kinh tế khác cũng tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những năm trước đó. Có thể nhận thấy là nợ khoanh đã giảm khá rõ rệt, nếu năm 2004 giảm còn 96,9% so với năm 2003 thì năm 2005 đã giảm chỉ còn 50,6% so với năm 2004.
Dư nợ trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ nhưng lại có xu hướng giảm từ 35,38% năm 2003 còn 30,39% năm 2005, trong khi đó dư nợ đối với cho vay cá nhân, theo tổ lại có xu hướng tăng lên từ 20,2 và 28,18% năm 2003 và 31,29% năm 2005. Như vậy có thể thấy những năm gần đây khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình. Do huyện Thanh Trì là huyện nền kinh tế chưa thực sự phát triển, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng theo quy hoạch của Thành phố Hà Nội, những năm tới đây sẽ đầu tư vào phát triển khu vực này, nên xu hướng là cho vay đối với các doanh nghiệp có thể sẽ tăng cao trong những năm tới. Mạc dù vậy NHNo ra đời với mục đích giúp phát triển nền nông nghiệp của đất nước nên dư nợ đối với hộ nông dân và cá nhân vẫn sẽ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ.
2.3.3 Chất lượng tín dụng.
a) Dư nợ quá hạn.
An toàn trong hoạt động tín dụng là rất quan trọng vì vậy các Ngân hàng đều rất coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn trên cơ sở đó phân loại và xác định khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn trả nợ của từng khách hàng.
Bảng 2.11: Tình hình dư nợ quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
% so với năm 2003
Số tiền
Tỉ trọng
% so với năm 2004
Tổng DNQH
1.709
0,38
1.951
0,33
114
1.692
0,26
87
Tổng DN
451.385
592.134
652.369
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005)
Ta thấy dư nợ quá hạn của các năm về mặt số lượng có tăng nhưng tỉ trịng lại giảm từ 1.709 (0.38% tổng dư nợ) năm 2003 còn 1.692 ( 0.26% tổng dư nợ) năm 2005. Nguên nhân do tốc độ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã giảm được dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ của mình.
Có được những kết quả trên là do Ngân hàng rất xem trọng đến vấn đề nợ quá hạn. Hàng tháng Ngân hàng giao chỉ tiêu dư nợ, tổng dư nợ, thu nợ đến hạn, quá hạn, lãi đến từng cán bộ Ngân hàng đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý các sai xót. Ngân hàng còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan lập pháp tạo môi trường pháp lý cho việc nghiên cứu đầu tư, quản lý vốn và xử lý nợ khó đòi. Nhờ vậy mà chất lượng tín dụng của NHNo & PTHT Thanh trì ngày càng tăng.
b) Dự phòng rủi ro hoạt động tín dụng.
Trước ngày 22/4/05 việc trích lập nợ quá hạn được phân theo tiêu thức thời hạn trả nợ theo QĐ 488/2000-NHNN. Với cách phân loại này Ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng cụ thể.
Hiện nay Ngân hàng thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005-QĐ-NHNN có hiệu lực bắt đầu từ ngày 22/4/2005. Với quyết định này Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Để có thể nghiên cứu một cách cụ thể ta sẽ có một bảng quá hạn của 2 năm 2003 và 2004.Một bẳng của 2005.
Bảng 2.12: Tình hình dư nợ quá hạn của 2 năm (2003 và 2004)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
% so với 2003
NQH <180 ngày
1.196
69,98
1.463
74,99
122
NQH180-360 ngày
342
20,01
319
16,35
93
NQH >360 ngày
171
10,01
169
8,66
99
Tổng DNQH
1.709
1.951
114
Trích lập dự phòng
684
621
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003, 2004)
Trong 2 năm tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đã được cải thiện. Trong cơ cấu tổng dư nợ quá hạn thì nợ quá hạn dưới 180 ngày có tốc độ tăng cao hơn cả tốcđộ tăng của tổng dư nợ (122%>114%), nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày đều có xu hướng giảm. Trong đó quá hạn duới 180 ngày chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu huớng tăng từ 69,98% đến 74,99% trong tổng dư nợ quá hạn trong khi đó nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày và nợ quá hạn trên 360 ngày đều giảm từ 20,01% đến 16,35% và 10,01% đến ,66%. Do nợ quá hạn dưới 180 ngày là loại nợ có mức độ rủi ro thấp nhất vì vậy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đã được cải thiện. Mức độ rủi ro năm 2004 giảm hơn so với năm 2003.
Về trích lập dự phòng trong 2 năm Ngân hàng đều thực hiện việc trích lập dự phòng theo đúng quy định.
Riêng năm 2005 Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 phân ra thành 5 nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau.
Bảng 2.13: Tình hình dư nợ quá hạn của năm 2005
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ nghi ngờ
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ có khả năng mất vốn
Dự phòng cụ thể
Dự phòng chung
Số tiền
1.430
203
20
39
161
4.905
Tỉ trọng
84,5
12
1,2
2,3
Tổng DNQH
1.692
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2005)
Qua bảng trên ta nhân thấy Nợ nghi ngờ chiếm tỉ trọng lớn nhất 84,5%, đây là nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp nhất trong các nhóm nợ trên, nhưng nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tỉ trọng cao hơn nợ cần chú ý. Việc trích lập dự phòng đã theo đúng quy định. Đặc biệt Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung điều này đã làm giảm rủi ro của hoạt động tín dụng rất nhiều.
Ta thấy số tiền trích dự phòng năm 2005 tăng lên rõ rệt so với hại năm 2003 và 2004 khoảng 7,4 lần. Nguyên nhân của việc tăng số tiền dự phòng này không phải là do chất lượng tín dụng giảm mà ngược lại chất lượng tín dụng có xu hướng tăng lên. Năm 2005 Ngân hàng đã thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 493 đã làm tăng dự phòng, vì Ngân hàng không chỉ trích lập dự phòng cho những nhóm nợ có nguy cơ rủi ro mà còn trích lập dự phòng cho toàn bộ dư nợ. Từ đó sẽ làm giảm thiểu mức độ rủi ro trong hoạt động khinh doanh tín dụng của Ngân hàng.
2.3.4 Thu từ hoạt động cho vay.
Bảng 2.14: Thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
% so với 03
Số tiền
Tỉ trọng
% so với 04
Thu từ lãi CV
59.154
70,72
89.953
72,42
149
114.683
73,44
130
Thu nhập
83.647
121.456
145
156.145
129
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005)
Là một hoạt động chủ yếu của Ngân hàng nên thu từ lãi cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng hơn 70%. Trong những năm qua do dư nợ tín dụng tăng dẫn đến thu từ lãi cho vay tăng từ 70,72% trong tổng thu nhập lên đến 73,44% (55.529 triệu đồng)
Có được kết quả trên là cả một quá trình trong đó phải kể đến sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng. Đó chính là việc ra quyết định kịp thời đúng đắn của ban Giám đốc, sự cố gắng của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định khách hàng, ký kết hoạt động tín dụng cho đến khi giải ngân, thu nợ gốc và lãi…
2.4 Thực trạng nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng
2.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Do địa bàn hoạt động rộng nên để đáp ứng nhu cầu về thông tin mỗi Ngân hàng, mỗi chi nhánh dù lớn hay nhỏ đều có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác kế toán.
Hiện nay tổ chức bộ máy kế toán tại NHNo & PTNT Thanh trì được thực hiện theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
Phòng kế toán, ngân quỹ huyện
Trưởng phòng
Phó phòng kiêm kiểm soát
Kế toán viên giao dịch, thanh toán, chuyển tiền,nội bộ
Bộ phận kho quỹ
PHÒNG KẾ TOÁN CÁC CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC
Phòng kế toán, ngân quỹ tại Ngân hàng huyện chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán của Ngân hàng và một phần của các chi nhánh và phòng giao dịch. Khối lượng công việc bao gồm.
Trực tiếp hạch toán, kế toán thống kê tại Ngân hàng.
Chỉ đạo toàn bộ hoạt động kế toán của tất cả các chi nhánh và các phòng giao dịch.
Tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán của tất cả các chi nhánh và các phòng giao dịch.
Hiện tại phòng kế toán đã được trang bị các phương tiện, máy móc, kỹ thuật hiện đại như máy tính nối mạng trong hệ thống, máy in, máy fax.. nên nghiệp vụ hạch toán kế toán ngày càng kịp thời, chính xác, đạt hiệu quả cao.
2.4.2 Cơ sở pháp lý để tổ chức và thực hiện kế toán cho vay tại Ngân hàng.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì, hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản Có và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Tuy vậy hoạt động cho vay chứa đựng rất nhiều rủi ro vì vậy luôn cần có một hành lang pháp lý, một quy định cụ thể trong hoạt động cho vay, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
- Luật tổ chức tín dụng
- Quy chế cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN và cụ thể hoá cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam tại Quyết định số 72/QĐ- HĐQT ngày 31/ 03/2002 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam.
- Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2004-QĐ-NHNN.
- Hệ thống tài khoản và hướng dẫn của NHNN nói chung, của NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng.
2.4.3 Tài khoản sử dụng để hạch toán kế toán cho vay.
Hiện nay NHNo & PTNT Thanh trì đang sử dụng tài khoản cho vay theo hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 117/QĐ - HĐQT- NHNo ngày 03/6/20002 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam và 497/2004/QĐ - NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Các tài khoản cấp I, II, III được sử dụng chung theo quy định của NHNN, theo quyết định 497
Tài khoản cấp IV được mã hoá tại NHNo & PTNT Việt Nam theo quyết định số 117
Kế toán viên muốn mở tài khoản chi tiết đối với thành phần kinh tế .
TK 211101: Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước
TK 211102: Cho vay đối với hợp tác xã.
TK 211103: Cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
TK 211104: Cho vay doanh nghiệp tư nhân.
TK 211105: Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
TK 211106: Cho vay hộ sản xuất kinh doanh.
TK 211107: Cho vay thẻ tín dụng.
TK 211108: Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng.
TK 211109: Cho vay khác.
Tài khoản chi tiết cấp V được mã hoá tại NHNo & PTHT Thanh trì như sau:
TK cấp IV. Ký hiệu khu vực của khách hàng vay vốn. Số thứ tự của khách hàng
- Các tài khoản cấp 2: TK 212: Cho vay trung hạn bằng VNĐ
TK 213: Cho vay dài hạn bằng VNĐ
TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ
TK 215: Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ
TK 216: Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ
Các tài khoản cấp 3 được mở tương ứng như TK 211
- Tài khoản cấp 2: TK252: Cho vay bằng vốn tài trợ uỷ thác đầu tư nhận của chính phủ.
Tài khoản cấp 3 của TK này được mở như TK 211.
Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng các TK 219, 259 để ghi dự phòng phải thu khó đòi, các tài khoản liên quan khác như TK tiền mặt, TK tiền gửi của khách hàng, Tk chuyển tiền điện tử…
2.4.4 Giai đoạn giải ngân.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì, trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra giám sát của khách hàng sử dụng vốn vay mà chi nhánh thoả thuận với khách hàng vay để lựa chọn phương thức vay phù hợp. Nhưng chủ yếu là phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.
a) Phương thức cho vay từng lần.
- Nhận được hồ sơ vay vốn do cán bộ tín dụng chuyển đến, kế toán cho vay kiểm nhận hồ sơ cho vay, đối chiếu đúng đủ các danh mục hồ sơ cho vay mà kế toán có trách nhiệm quản lý theo quy định hiện hành. Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của toàn bộ hồ sơ cho vay như chữ ký, tên của người vay, số tiền bằng số và số tiền bằng chữ, thời hạn cho vay, lãi suất, định kỳ trả nợ….dấu và chữ ký của những người có liên quan.
- Sau khi kiểm nhận thấy đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp kế toán cho vay tiến hành đăng ký hồ sơ khách hàng, hồ sơ khế ước vào máy. Đối với những khoản vay có thể chấp hoặc cầm cố thì kế toán phải lập phiếu nhập ngoại bảng.
- Căn cứ vào số tiền vay trên hợp đồng tín dụng đã được ký kết kế toán cho vay tiến hành giải ngân.
Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào số tiền trên chứng từ kế toán hạch toán:
Nợ: TK cho vay thích hợp
Có: TK thích hợp ( tài khoản tiền mặt, chuyển khoản)
Đồng thời nhập phiếu tài khoản ngoại bảng. Nhập tài khoản cầm cố, thế chấp của khách hàng.
- Căn cứ vào giá trị tài sản dùng để đảm bảo tiền vay trên hợp đồng, kế toán cho vay lập phiếu nhập kho tài khoản ngoại bảng:
Nhập: TK tài sản thế chấp cầm cố (SH 994)
TK các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố (SH 996001)
TK cam kết bảo lãnh nhận được (SH 93 )
- Theo dõi, ghi chép trên hợp đồng tín dụng khi phát tiền vay và ký tên vào nơi quy định trong hợp đồng tín dụng, lấy chữ ký nhận tiền của khách hàng trên hợp đồng tín dụng.
+ Giao một hợp đồng tín dụng cho khách hàng.
+ Một hợp đồng tín dụng lưu cùng bộ hồ sơ vay vốn tại bộ phận kế toán cho vay là căn cứ để theo dõi cho vay thu nợ.
- Trường hợp khách hàng nhận tiền vay nhiều lần trên một hợp đồng tín dụng, kể từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền giải ngân các đợt không vượt qua số tiền vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Đối với khách hàng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân nếu người nhận tiền không phải là người đứng tên trên hợp đồng, thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp người đứng tên trên hợp đồng tín dụng.
Sau khi đã hạch toán giải ngân xong cho khách hàng, công việc tiếp theo của kế toán cho vay kiêm cán bộ tín dụng là phải lưu giữ và quản lý hồ sơ cho vay để theo dõi đôn đốc thu nợ, lãi của khách hàng.
b) Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.
- NHNo & PTNT Thanh trì áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, thu nhập ổn định được xếp vào loại khách hàng có tín nhiệm đối với Ngân hàng.
- Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết. Người vay chỉ phải làm thủ tục vay một lần đầu. Còn lần giải ngân thứ 2 trở đi, khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp, nhiệm vụ của kế toán cho vay là phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán cho vay, đối chiếu với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng và khách hàng thoả thuận dựa trên hợp đồng tín dụng. Khi đã đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để phát tiền vay, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ: TK cho vay khách hàng theo hạn mức tín dụng.
Có: TK thích hợp
- Mỗi lần ghi nợ tài khoản cho vay, cán bộ tín dụng kiêm kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt quá hạn mức tín dụng và kiểm tra thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã ký kết.
2.4.5 Kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.
Sau khi giải ngân thì yêu cầu của cán bộ tín dụng kiêm kế toán cho vay là phải theo dõi kỳ hạn trả nợ, trả lãi của khách hàng vay.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì, khi sắp đến kỳ hạn trả nợ thì cán bộ tín dụng và kế toán cho vay ( căn cứ vào kỳ hạn trên hợp đồng tín dụng ) phải lập giấy báo nợ theo mẫu quy định và gửi tới khách hàng trước kỳ hạ nợ tối thiểu là 10 ngày.
- Kế toán thu nợ:
Cơ sở để hạch toán thu nợ là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hoặc Ngân hàng lập, kèm theo hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ được lập thành 2 liên. Một liên do Ngân hàng giữ, một liên đưa cho khách hàng.
Căn cứ vào chứng từ như: Giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi từ tài khoản hoặc giấy báo có liên hàng, kế toán cho vay hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (1011.01,1012.01,5112,…)
Có: TK cho vay thích hợp
- Kế toán thu lãi:
Lãi suất cho vay là thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng trên cơ sở mức lãi suất quy định của thống đốc Ngân hàng nhà nước, lãi suất cho vay sẽ được quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì hiện nay áp dụng tính lãi theo 2 phương pháp là phương pháp tích số và tính trong tháng.
+ Phương pháp tích số:
Tiền lãi = Tổng số tích số x lãi suất
Trong đó:
Tổng số tích số = (số dư các ngày thực tế tính lãi x Số ngày tính lãi)
Lãi suất = Lãi suất tháng/ 30 ngày hoặc Lãi suất năm/ 360 ngày
+ Phương pháp tính trong tháng
Tiền lãi = Số nợ còn lại x lãi suất tháng
Căn cứ vào số lãi tính được, kế toán cho vay lập chứng từ hạch toán:
Nợ: TK thích hợp (1011.01,1012.01…)
Có: TK thu lãi cho vay
Đồng thời kế toán cho vay ghi ngày thu lãi, số chứng từ, số tiền thu và bản theo dõi cho vay thu nợ và cập nhận dữ liệu trên máy tính.
- Các hợp đồng tín dụng đã trả hết nợ (gốc và lãi) kế toán cho vay phải kiểm tra số lãi đã thu trên bản theo dõi cho vay thu nợ trước khi tính và thu lãi còn lại, thu đúng thu đủ theo thoả thuận của hợp đồng tín dụng.
2.4.6 Giai đoạn chuyển nợ quá hạn, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
a) Kế toán chuyển nợ quá hạn.
- Trường hợp đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn, khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền phải trả. Tại Ngân hàng áp dụng mức lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn.
- Trường hợp đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, dịch bệnh, gía cả biến động không có lợi cho tiêu thụ sản phẩm và các nguyên nhân bất khả kháng khác, khách hàng phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gửi đến Ngân hàng trước ngày đến hạn để Ngân hàng xem xét giải quyết.
- Thời gian gia hạn nợ đối với nợ vay ngắn hạn tối đa bằng thời gian cho vay đã thoả thuận hoặc bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng.
- Khi nhận được giấy đề nghị ra hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét gia hạn nợ, thông qua trổng phòng tín dụng trình lên giám đốc Ngân hàng. Khi được giám đốc phê duyệt, chuyển xuống bộ phận kế toán cho vay xử lý
+ Đóng dấu khắc sẳn ( hoặc nghi chú) dòng: “gia hạn lần...kỳ…” ở mặt trên cùng mặt trước hợp đồng tín dụng để tiện trong việc theo dõi những hợp đồng tín dụng đã gia hạn nợ.
+ Điều chỉnh thời hạn nợ, số tiền được gia hạn nợ, ngày tháng năm cho gia hạn trên phụ lục hợp đồng tín dụng và dữ liệu lưu trữ trong máy tính theo đúng báo cáo gia hạn nợ được phê duyệt.
+ Thông báo gia hạn nợ được phê duyệt phải chuyển cho kế toán cho vay trước ngày đến hạn trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng tối thiêu một ngày để kế toán cho vay xử lý.
- Trường hợp đến kỳ cuối cùng (kể cả thời gian cho gia hạn nợ) và cả phân kỳ trả nợ cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu không được Ngân hàng cho gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì kế toán cho vay thực hiện chuyển sang nợ quá hạn và thông báo cho khách hàng biết.
Khi chuyển nợ quá hạn, kế toán cho vay lập phiếu chuyển khoản để làm căn cứ hạch toán vào các tài khoản quá hạn tương ứng với thời gian quá hạn và chi tiết theo thời hạn cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Nợ: TK nợ quá hạn của khách hàng.
Có: TK cho vay thích hợp
Đồng thời với việc chuyển nợ quá hạn kế toán cho vay phải ghi chếp đầy đủ các yếu tố vào phần theo dõi quá hạn trên phụ lục hợp đồng tín dụng, chuyển kế ước hay hợp đồng sang tập nợ quá hạn.
b) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Cũng như những Ngân hàng khác, để giảm bớt những tác động do rủi ro tín dụng gây ra, NHNo & PTNT Thanh trì cũng tiến hành trích lập dự phòng. Hiện nay tỷ lệ trích lập dự phòng của Ngân hàng được thực hiện theo quyết định 493/ 2005 – QĐ - NHNN ngày 22/4/2005 như đã trình bày ở chương I.
Nhưng trong 2 năm 2003 và2004 Ngân hàng thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng theo quyết định 488/2000 NHNN
Sau khi tính toán và được NHNo Việt Nam duyệt mức trích lập, bộ phận kế toán hạch toán.
Nợ: TK chi dự phòng
Có: dự phòng phải thu khó đòi
Khi rủi ro thực sự xảy ra, kế toán cho vay tiến hành trích quỹ dự phòng để xử lý, hạch toán :
Nợ: TK dự phòng phải thu khó đòi
Có: TK nợ khó đòi
Đồng thời ghi ngoại bảng:
Nhập: TK nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Sau này khi khách hàng đến trả thì hạch toán:
Nợ: TK thích hợp
Có: TK thu nhập bất thường
Đồng thời xuất ngoại bảng:
Xuất: TK nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõi
Thực tế cho thấy tại NHNo & PTNT Thanh trì, việc thu nợ đang còn nhiều khó khăn, vẫn còn có những khoản nợ quá hạn.
Trong những năm qua chi nhánh thực hiện việc trích lập dự phòng theo đúng quy dịnh.
Ngoài ra còn phải tính một cách chính xác giá trị tài sản thế chấp của khách hàng. Việc phân loại đúng loại nợ và xác định chính xác dự phòng phải trích là một công việc hết sức quan trọng mà kế toán cho vay cần phải thực hiện.
2.4.7 Sao kê hợp đồng tín dụng , lưu giữ và quản lý hồ sơ.
Đây là công việc cuối cùng của kế toán cho vay nhằm kiểm tra lại toàn bộ quá trình cho vay thông qua việc đối chiếu giữa hợp đồng tín dụng và sao kê.
Hàng tháng kế toán cho vay vào máy, in sao kê từng loại cho vay, từng khoản nợ đến hạn, trong hạn và quá hạn riêng…Sau đó cán bộ kế toán dùng hồ sơ lưu chấm đối chiếu với sao kê về tiền gốc và tiền lãi đã thu từ trước đến ngày sao kê, số sổ, lãi suất, kỳ ạhn trả nợ…rồi đối chiếu với sổ phụ tiền vay xem có sai xót gì không. Nếu có kế toán cho vay phải điều chỉnh kịp thời.
Hàng ngày kế toán cho vay phải in bản kê nợ đến hạn để theo dõi những khoản nợ đã đến hạn nhằm báo cho cán bộ tín dụng nhắc nhở người vay, đảm bảo việc thu nợ kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn.
Ngoài ra kế toán cho vay còn phải lưu giữ bộ hồ sơ cho vay một cách cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục khách hàng vay vốn cụ thể. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu trách nhiệm nếu để mất, thất thoát, hoặc sữa chữa nội dung của bộ hồ sơ.
Hiện nay tại NHNo & PTNT Thanh trì có hai cán bộ kế toán có niệm vụ lưu giữ hồ sơ, một kế toán doanh nghiệp và một kế toán cho cá nhân, họ gia đình. Đối với cá nhân, hộ gia đình có cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay theo tổ. Việc lưu trữ và sắp xếp hồ sơ cho vay rất an toàn, khoa học và hợp lý rất thuận tiện cho việc theo dõi kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi.
2.4.8 Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán cho vay và cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay.
Đối với một món vay kể từ khi cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định, xét duyệt cho vay đến khi kế toán cho vay thực hiện việc phát tiền vay và theo dõi ngày trả nợ trả lãi của khách hàng là cả một quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau. Cán bộ tín dụng kiểm tra đánh giá khách hàng chính xác, thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục và thu nợ đôn đốc kỳ hạn trả nợ thì việc theo dõi thu nợ của kế toán cho vay sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Ngược lại kế toán cho vay theo dõi khách hàng trả nợ, trả lãi của khách hàng một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn.
Tại NHNo & PTNT Thanh trì mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và kế toán cho vay được thực hiện rất tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
2.4.9 Ứng dụng công nghệ tin học vào nghiệp vụ kế toán cho vay.
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã gây tác động không nhỏ đến hoạt động của toàn xã hội nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng đã làm thay đổi cơ bản phương thức, cơ cấu quản lý của toàn hê thống.
Nhận thức rõ điều đó, ban giám đốc NHNo & PTNT Thanh trì đã chỉ đạo thực hiện đầu tư vào cơ sở vật chất trang thiết bị, Ngân hàng đã ứng dụng tin học vào tất cả các nghiệp vụ kế toán. Việc ứng dụng phần mềm kế toán mới trong hoạt động tín dụng đã làm giảm khối lượng công việc cồng khềnh phức tạp. Hầu hết các công việc hiện nay như lập chứng từ, hạch toán ghi sổ, tính lãi theo các phương pháp, thu nợ thu lãi, chuyển nợ quá hạn…đều được thực hiện trên máy tính. Do đó đã giúp cho thời gian thực hiện công việc kế toán giảm đi rất nhiều nâng cao năng suất lao động, phục vụ đắc lực cho công tác kế toán quản trị và việc ra quyết định kịp thời của ban lãnh đạo.
2.5 Đánh giá chung tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng.
2.5.1 Kết quả đạt được
Nâng cao hiệu quả tín dụng không chỉ là yêu cầu khác quan của nền kinh tế mà còn là đòi hỏi của sự tồn tại và phát triển của ngành Ngân hàng. Thực hiện yêu cầu đó, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh trì đã không ngừng cố gắng vươn lên thực hiện các mục tiêu. Hàng loạt các giải pháp về tổ chức, cơ chế nghiệp vụ được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Đó là việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng trưởng tín dụng với tốc độ tương đối cao, không ngừng cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Trong những năm qua mặc dù phải quản lý một khối lượng dư nợ lớn, nhưng đội ngũ kế toán của Ngân hàng đã thực hiện công việc một cách trôi chảy, giải phóng khách hàng nhanh, không để ra sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo an toàn cho tài sản. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng dư nợ cho vay là hơn 333 tỷ, tăng so với năm 2003 là 1.67%
Với phương châm tăng cường hiệu quả cho vay, phát triển hoạt động cho vay cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vì lợi ích của khách hàng và vì lợi ích của Ngân hàng, cán bộ kế toán cho vay đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hạch toán chính xác, trung thực, xử lý giao dịch một cách nhanh chóng.
Việc tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay, thu nợ được thực hiện một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi quá trình cho vay, thu nợ.
Đội ngũ cán bộ kế toán cho vay và cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ, thái độ và tinh thần phục vụ khách hàng chu đáo, tin cậy, đã tạo được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng, do đó thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
2.5.2 Những mặt tồn tại cần cải thiện và đổi mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua. Chi nhánh cũng có những mặt tồn tại trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động của kế toán cho vay nói riêng. Đây là điều không thể tránh khỏi đối với chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đặc biệt là đối với một doanh nghiệp chuyên kinh doanh trên thị trường tiền tệ.
Thứ nhất tổng dư nợ các năm vẫn tăng nhưng chưa đều, không ổn định, đây một phần là do nguyên nhân khách quan là sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nhưng cũng một phần nguyên nhân là do Ngân hàng.
Thứ hai hiệu quả công tác kế toán cho vay hộ, cá thể không cao. Tại Ngân hàng khoản vay này đa phần là giá trị nhỏ (thường dưới 10 triệu) lại chủ yếu là cho vay trực tiếp, do đó khối lượng công việc mà kế toán cho vay đảm nhiệm là rất lớn.
Thứ ba quá trình phản ánh theo dõi những khoản nợ quá hạn quá phức tạp: Tại Ngân hàngmột món vay là nợ khó đòi được lần lươt hạch toán thông qua 5 tài khoản : Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn,nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Mỗi lần chuyển trạng thái nợ kế toán cho vay phải làm thủ tục để hạch toán, hàng tháng phải chấm sao kê, sổ phụ trong khi nhiều khoản nợ thực chất không cần chuyển như vậy. Việc xử lý này mang nặng tính cân đối, làm theo quy định nhiều hơn là mang tính thông tin về tình hình khách hàng.
Thứ tư hình thức giao dịch với khách hàng chưa hợp lý. Hiện nay Ngân hàng áp dụng giao dịch nhiều cửa gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch.
Thứ năm Phần mềm tin học ứng dụng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kế toán. Tính bảo mật vẫn chưa cao.
Thứ sáu trình độ của cán bộ công nhân viên không đồng đều.
2.5.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của Ngân hàng:
Thứ nhất công tác điều hành một số nơi còn chung chung chưa sát người, sát việc đặc biệt là ở các chi nhánh và phòng giao dịch. Công tác tự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo một số nơi còn buông lỏng, việc sửa sai sau kiểm tra còn chậm, thiếu dứt điểm. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thứ hai nguồn thông tin khách hàng chưa thực sự chính xác và còn hạn chế, chưa có một kênh thông tin thống nhất và hoàn chỉnh nào của nhà nước.
Thứ ba cơ chế xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn nên việc xử lý các khoản nợ khó đòi tiến hành chậm. Hiện nay các văn bản quy định về vấn đề xử lý tài sản đảm bảo chưa thống nhất, việc phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ngành có liên quan chưa ăn khớp.
Thứ tư chuẩn mực kế toán của nước ta còn chưa thống nhất và đầy đủ, còn nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thứ năm hệ thống phần mềm ứng dụng không đáp ứng được yêu cầu bảo mật vì quy trình nghiệp vụ trên máy được viết trên cơ sở hệ điều hành Foxpro nên người sử dụng máy tính dễ dàng vào sửa chữa, thay đổi thông tin.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO & PTHT THANH TRÌ
3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong năm 2006.
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 và định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam. Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn cũng như nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh trì đã xây dựng được phương hướng hoạt động trong những năm tới. Đó là: Tốc độ tăng trưởng đều và vững chắc, mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo tỷ trọng hợp lý giữa nguồn vốn và dư nợ, thực hiện cho vay một cách có hiệu quả đảm bảo an toàn, tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ. Đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.
Trong những năm tới chi nhánh NHNo & PTHT Thanh trì phấn đấu đạt nguồn vốn huy động tăng trưởng từ 45- 50% hàng năm. Dư nợ tăng trưởng từ 35- 40% năm. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 0.2% tổng dư nợ. Quỹ thu nhập tăng 15% qua các năm.
Riêng đối với năm 2006, chi nhánh đã xây dựng kế hoạch chi tiết như sau:
- Về nguồn vốn huy động:
Trong năm 2006, Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng nguồn vốn thông qua nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: Liên tục có những đợt tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất cao đồng thời khách hàng còn có khuyến mại khi gửi một số tiền nhất định.
Nguồn vốn huy động mà Ngân hàng dự định sẽ đạt trong năm tới là: 1.279.813 triệu đồng tăng 415.633 triệu (48%), trong đó nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm 96% tổng dư nợ.
- Về công tác sử dụng vốn.
Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Ngân hàng. Năm 2006 chi nhánh sẽ phấn đấu để mở rộng quy mô cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng trong hoạt động tín dụng. Đồng thời Ngân hàng cũng tăng cường các hoạt động đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, tài sản cố định cụ thể:
Tổng dư nợ sẽ đạt trong năm là 906.228 triệu đồng tăng 253.859triệu so với năm 2005 và (38,9%), Ngân hàng cũng đề ra mục tiêu tăng tỷ trọng hoạt động tín dụng lên 60-70% trong tổng nguồn vốn huy động.
Trong đó tỷ lệ cho vay trung-dài hạn chiếm 10% tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0.2%, giành một tỷ lệ nguồn vốn để mở rộng các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ khác, đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng cao ít nhất 12%, đảm bảo chi đủ lương cho người lao động và trích lập các quỹ đầy đủ, hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức. Tích cực bổ sung đào toạ kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút khách hàng thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng.
3.2.1 Mở rộng phương thức cho vay và đối tượng khách hàng vay vốn.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng vì vậy để tăng thêm thu nhập, hạn chế rủi ro. Các Ngân hàng có xu hướng đa dạng hoá các phương thức cho vay đồng thời cũng phải đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn. Hiện nay theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng thì có 8 phương thức cho vay. Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng tại NHNo & PTHT Thanh trì mới chủ yếu áp dụng 2 phương thức là cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần. Tuy nhiên mỗi đối tượng khách hàng lại có những nhu cầu vốn khác nhau và để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì Ngân hàng cần phải đa dạng hoá các hình thức cho vay.
Khi xem xét quyết định cho vay Ngân hàng nên xem xét tính hiệu quả của món vay, coi hiệu quả của món vay hơn là tài sản bảo đảm tiền vay. Có nhiều trường hợp Ngân hàng tuy nắm giữ tài sản bảo đảm nhưng vẫn gặp rủi ro. Vì vậy cán bộ tín dụng cần xét đến năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và mối quan hệ của khách hàng đối với Ngân hàng. Tính khả thi của phương án mà khách hàng vay vốn.
3.2.2 Thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi phù hợp với từng món vay.
Hiện nay Ngân hàng đang áp dụng 2 phương pháp thu lãi là theo phương pháp tích số và thu tròn tháng. Đây là 2 phương pháp rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tuy nhiên đối với những món vay có giá trị nhỏ mặc dù thời hạn trả nợ dài có thể là 9 tháng hoặc 1một năm. Bởi vì giá trị của món vay là nhỏ nên số lãi hàng tháng Ngân hàng nhân được cũng không nhièu. Vì vậy Ngân hàng có thể quy định trả nợ vào ngày cuối cùng của kỳ hạn nợ hoặc định kỳ 3 tháng một lần. Điều này không những làm giảm chi phí, thủ tục hành chính không cần thiết mà còn giúp cán bộ tín dụng theo dõi việc trả lãi của khách hàng dễ dàng hơn. Đồng thời giúp khách hàng giảm số lần đến Ngân hàng. Phương pháp này cũng giúp giảm bớt công việc của kế toán cho vay.
3.2.3 Khuyến khích việc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng.
Hiện nay tại Ngân hàng số khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán là không nhiều. Do vậy Ngân hàng cần đưa ra những chính sáh ưu đãi thuyết phục khách hàng mở tài khoản tiền gửi để tiện trong giao dịch. Làm được điều này sẽ là một thuận lợi rất lớn cho Ngân hàng.
Thứ nhất việc phát tiền vay thông qua chuyển khoản cũng rất thuận tiện không những thế Ngân hàng còn có thể kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn cũng như tình hình sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng một cách dễ dàng.
Thứ hai thông tin về giao dịch của khách hàng sẽ làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, mối quan hệ tín dụng với khách hàng khác. Đồng thời giúp cho việc thu nợ gốc và lãi được thực hiện dễ dàng hơn.
Cuối cùng việc mở tài khoản tiền gửi giúp đẩy nhanh quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
3.2.4 Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Ngân hàng.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay thì hình ảnh của một Ngân hàng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng, giúp cho việc thực hiện các nghiệp vụ được nhanh chóng và chính xác, có hiệu quả tạo được lòng tin, hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng.
Cán bộ kế toán cho vay không những phải thông hiểu nghiệp vụ mà còn cần phải có những kiến thức về tín dụng. Đồng thời phải nắm chắc và sử dụng thành thạo máy tính để có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình. Do vậy Ngân hàng nên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ, thường xuyên mở các hội thảo nâng cao kiến thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng.
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Công tác thanh tra kiểm soát có ý rất quan trọng, một mặt nó giúp nhận biết và sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác giúp nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán cho vay, Ngân hàng nên quan tâm hơn nữa đến chất lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý những trường hợp vi phạm, nhất là những trường hợp cố tình vi phạm. Ngoài ra khi phát hiện những sai phạm không những người làm sai phải chịu trách nhiệm mà cả người quản lý nhân viên đó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
3.2.6 Chuyển dần sang giao dịch một cửa.
Hiện nay Ngân hàng vẫn còn sử dụng hình thức giao dịch nhiều cửa. Khách hàng phải qua nhiều cửa nhiều khâu để hoàn thành giao dịch của mình , do vậy năng suất lao động là không cao. Đồng thời lại gây khó khăn cho khách hàng. Với mô hình giao dịch một cửa, khách hàng chỉ phải giao dịch với một nhân viên Ngân hàng vẫn có thể giải quyết tất cả mọi nhu cầu của mình, vì vậy năng suất lao động cao, khách hàng cảm thấy thoải mái dễ chịu khi đến Ngân hàng.
3.2.7 Ứng dụng công nghệ tin học.
Với sự phát triển của công nghệ tin học như hiện nay việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong hoạt động Ngân hàng là một vấn đề hết sức cần thiết. NHNo & PTHT Thanh trì đã ứng dụng được công nghệ tin học trong hoạt động của mình, tuy nhiên Ngân hàng phải luôn quan tâm đến những phần mền tin học hiện đại để có thể từng bước ứng dụng vào trong hoạt động của mình.
Ngân hàng cần có nhận thức đúng đắn về tầm quảntọng của công nghệ tin học. Đầu tư kinh phí cho việc phát triển, ứng dụng tin học vào Ngân hàng, nghiên cứu và xử lý các trang thiết bị, phần mền tin học.
3.3 Một số kiến nghị.
3.3.1 Đối với nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
Thứ nhất Nhà nước cần ban hành chính sách, luật lệ nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động của các doanh nghệp, nhà đầu tư và chính bản thân các Ngân hàng.
Thứ hai Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp sớm ban hành Luật kế toán và quy định kiểm toán hàng năm blà điểu kiện bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, nó là cơ sở để phản ánh thực chất hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứa ba Chính phủ có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ đọng cho vay theo chỉ định của chính phủ để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các Ngân hàng.
Thứ tư Cần thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng nhằm phân tán rui ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Thứ năm Ngân hàng Nhà nước càn nghiên cứu xem xét sữa đổi bổ sung một số văn bản chưa phù hợp với thực tế.
Cuối cùng triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, thu thập thông tin chưa nhanh nhạy, phong phú, chính xác. Do vậy Ngân hàng chưa khai thác được nhiều thông tin qua kênh trên.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam.
Thứ nhất nâng cao hiệu quả của trung tâm phong ngừa rủi ro, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng , phân tích đánh giá khách hàng từ các thông tin thu thập được.
Thứ hai thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ.
Thứ ba tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo đê nâng cao vị thế của NHNo & PTNT Việt Nam.
Thứ tư ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp với thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.
3.3.3 Kiến nghị đối với chi nhánh NHNo & PTHT Thanh trì
Thứ nhất luôn bám sát các nghị quyết, chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, các quy định của ngành, định hướng và các chỉ đạo điều hành của NHNo & PTNT Việ Nam, từ đó triển khai các biện pháp nhanh nhạy phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai NHNo & PTHT Thanh trì tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, kinh phí, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nhằm phục vụ cho cán bộ bổ sung thêm kiến thức xã hội, chuyên môn, nhanh chón tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Thứ ba tiếp thu những ý kiến của cán bộ công nhân viên, quan tâm đến tâm lý tình cảm của từng cán bộ, dể tất cả mọi người ngày càng đoàn kết, hăng hái làm việc.
KẾT LUẬN
Có thể nói kế toán cho vay là một công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh để quản lý chặt chẽ tài sản, kế toán cho vay còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng, tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh trong ngành Ngân hàng. Do đó hoàn thiện kế toán cho vay là mục đích và điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong quá trình học tập tại Học Viện Ngân Hàng và thực tập tại NHNo & PTHT Thanh trì, em đã tiếp thu được những lý luận cơ bản và những kinh nghiệm thực tiễn nhất định. Từ đó em nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán cho vay và mạnh dạn đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng.
Song trong phạm vi thời gian và trình độ có hạnnên bài luận này còn nhiều thiếu sót, để nội dung của khoá luận được hoàn thiện hơn, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trường Học Viện Ngân Hàng cũng như của cán bộ NHNo & PTHT Thanh trì.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Hương Giang, các thầy cô trong khoa ngân hàng, các cán bộ của NHNo & PTHT Thanh trì đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đây là công trình ngiên cứu của riêng em. Các số liệu và kết quả đưa ra trong khoá luận là hoàn toàn trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Tình hình vốn huy động
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Bảng 2.3 : Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4 : Công tác sử dụng vốn
Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.7 : Kết quả tài chính
Bảng 2.8 : Kết quả dư nợ cho vay
Bảng 2.9 : Dư nợ theo thời gian
Bảng 2.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn của 2 năm (2003 và 2004)
Bảng 2.13: Tình hình dư nợ quá hạn của năm 2005
Bảng 2.14: Thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán Ngân hàng- học viện Ngân hàng
Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTHT Thanh trì
Bảng cân đối kế toán của chi nhánh NHNo & PTHT Thanh trì
Quyết định 1627 ban hành 12/2002
Quyết định 493/2005-QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
Tạp chí Ngân hàng các năm 2003, 2004, 2005 và 2006
Giáo trình tín dụng Ngân hàng- Học Viện Ngân hàng
Một số tài liệu khác
Lời nói đầu
* Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội hệ thống Ngân hàng cũng được hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội. Ở nước ta hiện nay hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang được thực hiện: Đó là xoá bỏ những quy định bảo hộ theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cũng như tiến trình tham gia AFTA, WTO và việc thực hiện các hiệp định song phương với các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc. Vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, trong các lĩnh vực… là không thể tránh khỏi đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng.
Để tồn tại và phát triển các Ngân hàng luôn tìm cách mở rộng thị phần, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ…trong đó mở rộng hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay luôn được các Ngân hàng coi trọng. Đây là một trọng những hoạt động chính chiểm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng, đồng thời cũng là mảng hoạt động đem lại thu nhập lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên cho vay là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro cho các Ngân hàng. Do đó cùng với việc mở rộng hoạt động cho vay thì các Ngân hàng cũng tìm các nâng cao chất lượng các khoản vay, giảm thiểu rủi ro. Nghiệp vụ kế toán cho vay được xem là một công cụ phục vụ đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động cho vay trong Ngân hàng.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của kế toán cho vay, NHNo & PTNT Thanh trì đã và đang tiến hành nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kế toán cho vay. Tuy nhiên kế toán cho vay là một nghiệp tương đối phức tạp và hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần được quan tâm, nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa mới đáp ứng được sự phát triển không ngừng của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán- kiểm toán. Trong thời gian thực tập tại NHNo & PTNT Thanh trì. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kế toán cho vay em đã lựa chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh trì ” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động tín dụng và kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiện nay.
- Phân tích đánh giá thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh trì
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, tồn tại và hạn chế, đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNo & PTNT Thanh trì
* Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thời gian và kiến thức có hạn, do vậy khoá luận chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt cho vay và nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh trì trong thời gian từ năm 2003 đến 2005.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: Duy vật biện chứng, suy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích tác nghiệ, so sánh đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn. Qua đó rút ra những sai sót cần khắc phục và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh trì.
* Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động của Ngân hàng
- Chương II: Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh trì
- Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán cho vay tại NHNo & PTNT Thanh trì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36529.doc