Khóa luận Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Eximbank

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải không ngừng hoạt động giao lưu với nhau. Điều này đã giúp cho các quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thương mại quốc tế. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã thực hiện việc mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Việc đó thể hiện rõ qua việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây là thành viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Nhờ đó hoạt động giao thương, buôn bán giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang diễn ra một cách thuận lợi. Trong quá trình hội nhập này, hoạt động XNK (ngoại thương) có vai trò đặc biệt quan trọng. Những năm gần đây, hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng tăng. Trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương, TTQT giữ một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động TTQT như một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của các DN phát triển và là cầu nối trong quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ thì nhu cầu TTQT của nền kinh tế càng gia tăng. Và nhiệm vụ đặt ra đối với các NH tham gia hoạt động trên là phải bảo đảm tính hiệu quả, an toàn cho hoạt động TTQT. Có như vậy NH mới có thể nâng cao vị thế và uy tín của mình trong thị trường trong nước cũng như quốc tế. Có rất nhiều phương thức TTQT khác nhau, mỗi phương thức có những ưu việt riêng của nó. Trong giai đoạn hiện nay, phương thức TDCT là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất do những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, TDCT vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây thiệt hại về tài chính và uy tín không chỉ cho các DN tham gia XNK mà cho cả NH. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT là việc làm cần thiết mà các NH thương mại nói chung và Sở giao dịch 1 Eximbank nói riêng cần phải quan tâm. Xuất phát từ thực tế này, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank” để nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức này trong hoạt động thanh toán hàng NK tại NH. v Mục tiêu nghiên cứu: Khóa luận sẽ tìm hiểu về phương thức thanh toán TDCT trong hoạt động thanh toán hàng NK tại SGD 1 EIB, đồng thời tìm hiểu thực trạng rủi ro khi thanh toán bằng phương thức này. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại SGD 1 EIB. v Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khóa luận tìm hiểu về hoạt động thanh toán TDCT đối với hàng NK tại SGD 1 EIB. Tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán TDCT trong thanh toán hàng NK của SGD 1 EIB từ 2007-2010 qua các số liệu thu thập được tại NH và phân tích các rủi ro phát sinh trong phương thức này. Qua đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại SGD 1 EIB. v Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng kết hợp trong đề tài: cơ sở lý thuyết, điều tra, mô tả, phân tích thực tế, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu của SGD 1 EIB. v Kết cấu của đề tài: Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 3 1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốc tế 3 1.1.2. Vai trò của Thanh toán quốc tế 3 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG 4 1.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) 4 1.2.2. Phương thức nhờ thu (Collections) 5 1.2.3. Phương thức Tín dụng chứng từ – Documentary Credit 6 1.2.3.1. Khái niệm phương thức Tín dụng chứng từ 6 1.2.3.2. Các đối tượng tham gia phương thức Tín dụng chứng từ 6 1.2.3.3. Thư tín dụng (L/C- Letter of Credit) 6 1.2.3.4. Các loại Thư tín dụng 9 1.2.3.5. Quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ 11 1.3. RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 12 1.3.1. Khái niệm rủi ro 12 1.3.2. Rủi ro đối với người xuất khẩu 12 1.3.3. Rủi ro đối với người nhập khẩu 13 1.3.4. Rủi ro đối với Ngân hàng 13 1.3.4.1. Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành Thư tín dụng 13 1.3.4.2. Rủi ro đối với Ngân hàng thông báo Thư tín dụng 14 1.3.4.3. Rủi ro đối với Ngân hàng xác nhận Thư tín dụng 14 1.3.4.4. Rủi ro đối với Ngân hàng chiết khấu Thư tín dụng 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 16 2.1.1. Tổng quát về Sở giao dịch 1 Eximbank 16 2.1.2. Các hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 1 Eximbank 16 2.1.3. Cơ cấu tổ chức các phòng ban Sở giao dịch 1 Eximbank 17 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH EXIMBANK 192.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank 19 2.2.1.1. Quy trình mở L/C 19 2.2.1.2. Quy trình tu chỉnh L/C 24 2.2.1.3. Quy trình xứ lý Bộ chứng từ 25 2.2.1.4. Quy trình ký hậu B/L, lập thư bảo lãnh nhận hàng 30 2.2.2. Doanh số thanh toán nhập khẩu tại Sở giao dịch 1 Eximbank 2007-2010 31 2.2.3. Số lượng nghiệp vụ mở L/C tại Sở giao dịch 1 Eximbank 2007-2010 33 2.3. CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 34 2.3.1. Một số tình huống rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch 1 Eximbank 34 2.3.2. Các rủi ro thường gặp khi sử dụng phương thức Tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Sở giao dịch 1 Eximbank 37 2.3.2.1. Rủi ro rút ra từ tình huống 1:Rủi ro chính trị, xã hội 38 2.3.2.2. Rủi ro rút ra từ tình huống 2: Rủi ro tỷ giá 38 2.3.2.3. Rủi ro rút ra từ tình huống 3: Rủi ro thị trường hàng hóa nhập khẩu 39 2.3.2.4. Rủi ro rút ra từ tình huống 4: Rủi ro do người xuất khẩu không giao hàng hoặc giao hàng không đúng L/C, giả mạo chứng từ 39 2.3.2.5. Rủi ro rút ra từ tình huống 5: Rủi ro do trình độ nghiệp vụ ngoại thương người nhập khẩu còn hạn chế 41 2.3.2.6. Rủi ro rút ra từ tình huống 6 và 7: Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ 41 2.3.2.7. Rủi ro rút ra từ tình huống 8: Rủi ro người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc phá sản/Rủi ro tín dụng 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 3.1. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 45 3.1.1. Giải pháp 1: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa người bán không giao hàng hay giao hàng không đúng L/C, lập chứng từ giả để đòi tiền 45 3.1.1.1. Mục tiêu giải pháp 46 3.1.1.2. Cách thực hiện 46 3.1.1.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 47 3.1.2. Giải pháp 2: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong suốt quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ 48 3.1.2.1. Mục tiêu giải pháp 49 3.1.2.2. Cách thực hiện 49 3.1.2.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 52 3.1.3. Giải pháp 3: Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 53 3.1.3.1. Mục tiêu giải pháp 53 3.1.3.2. Cách thực hiện 54 3.1.3.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 56 3.1.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác thẩm định, đánh giá tình hình tài chính khách hàng, xây dựng mức ký quỹ hợp lý đối với các Doanh nghiệp 56 3.1.4.1. Mục tiêu giải pháp 57 3.1.4.2. Cách thực hiện 57 3.1.4.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại 59 3.2. Kiến nghị 59 3.2.1. Đối với nhà nước 59 3.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nước 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61 KẾT LUẬN CHUNG 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại sở giao dịch Eximbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế nào để hạn chế tối đa các rủi ro này cho các NH thương mại nói chung và đặc biệt là đối với SGD 1 EIB. Những phân tích rủi ro ở chương 2 này sẽ là những tiền đề cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị ở chương sau. Chương 3 của khóa luận sẽ giới thiệu một số biện pháp mà SDG 1 cũng như các chi nhánh khác của EIB có thể áp dụng nhằm phòng ngừa tối đa khả năng xảy ra các loại rủi ro này và nâng cao mức độ an toàn trong thanh toán hàng NK bằng phương thức L/C. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 3.1. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 EXIMBANK 3.1.1. Giải pháp 1: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa người bán không giao hàng hay giao hàng không đúng L/C, lập chứng từ giả để đòi tiền Bảng 3.1 Tóm tắt mục tiêu, cách thực hiện và hiệu quả dự kiến của giải pháp 1 Mục tiêu giải pháp - Hạn chế rủi ro do sự không trung thực của người XK, bảo vệ quyền lợi của người NK. - Đảm bảo uy tín NH trong thị trường trong nước và quốc tế. Cách thực hiện - Chú trọng việc tìm hiểu kỹ đối tác của DN Việt Nam. - Mở rộng mạng lưới các NH đại lý và văn phòng đại diện ở các thị trường chiếm tỷ trọng lớn và các thị trường có rủi ro cao. - Đề nghị người NK đưa thêm một số yêu cầu đối với các loại chứng từ phải xuất trình để bảo đảm tính chân thật của chứng từ. - Khuyến cáo người NK nên cử đại diện giám sát, kiểm tra quá trình xếp hàng lên tàu. - Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty. - Nâng cao khả năng phát hiện chứng từ giả mạo. - Đề nghị DN NK theo điều kiện FOB. Dự kiến hiệu quả - Giúp khách hàng hạn chế gặp phải những DN nước ngoài lừa đảo. - Hạn chế khả năng xảy ra rủi ro do sự không trung thực của người XK trong quá trình giao hàng, qua đó đảm bảo được quyền lợi DN. - Góp phần ngăn ngừa việc người XK lập chứng từ giả để đòi tiền. - Tạo sự an tâm cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT tại NH và từ đó tiếp tục tin tưởng sử dụng dịch vụ của NH. 3.1.1.1. Mục tiêu giải pháp Đây là giải pháp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro 2.3.2.4 đã nêu ở phần thực trạng rủi ro của NH: Trong vài trường hợp, người XK cố ý lừa đảo bằng việc xuất trình một BCT đầy đủ, hợp lệ để nhận tiền thanh toán trong khi thực tế lại giao hàng không đúng với số lượng, chất lượng đã quy định trong L/C, thậm chí là không giao hàng khiến DN bị thiệt hại nặng nề, phải tốn thời gian công sức cho việc khiếu nại, tranh chấp và ảnh hưởng đến NH. Thời gian gần đây có rất nhiều DN Việt Nam bị thiệt hại nặng nề do sự không trung thực của người XK trong hoạt động thương mại NK. Sự không trung thực của người XK không chỉ ảnh hưởng tới DN mà còn có thể gây rủi ro cho NH. Điều này đòi hỏi NH cần phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các hành vi không trong sáng của người XK như không giao hàng, giao hàng không đúng L/C, lập chứng từ giả để đòi tiền. Qua đó NH có thể hạn chế được rủi ro có thể phát sinh, giúp người NK bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và đảm bảo được uy tín của NH trong thị trường trong nước cũng như quốc tế. 3.1.1.2. Cách thực hiện Việc đầu tiên NH cần làm là chú trọng việc tìm hiểu kỹ đối tác giao dịch của DN Việt Nam ngay từ khi DN gửi đơn xin mở L/C. Nếu đối tác của khách hàng là một DN nước ngoài có uy tín hoặc được NH hiểu biết rõ do đã từng là đối tác giao dịch với các DN khác mở L/C tại NH thì không sao. Nhưng nếu đối tác nước ngoài là một DN lạ lẫm, nằm ngoài tầm hiểu biết của NH và nhất là nằm trong những thị trường cung ứng có rủi ro lớn, đã từng xảy ra lừa đảo như Châu Phi, Trung Đông thì việc tìm hiểu ban đầu này là vô cùng cần thiết và có tác dụng quan trọng trong việc hạn chế rủi ro do sự không trung thực của người XK trong thanh toán L/C. Khi tiến hành giao dịch với một DN nước ngoài mới, trước tiên NH cần tìm hiểu tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, mức độ uy tín và các thông tin liên quan khác của DN đó. Việc tìm hiểu thông tin có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như thông qua các NH đại lý, các tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại tại quốc gia đó, các tạp chí chuyên ngành, các tổ chức quốc tế có uy tín … NH cần mở rộng mạng lưới các NH đại lý và văn phòng đại diện ở các thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngoại thương và các thị trường có rủi ro cao như Trung Đông, Châu Phi. Bằng cách này, NH vừa có thể giảm chi phí vừa có thể có thêm nguồn cung cấp thông tin để có thể hỗ trợ cho DN trong việc tìm hiểu thông tin về bạn hàng và thực hiện hoạt động thanh toán TDCT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Để hạn chế xảy ra việc người XK giao hàng không đúng L/C, sử dụng chứng từ giả mạo, khi giao dịch với các DN nước ngoài mà NH chưa thực sự hiểu rõ, NH cần đề nghị người NK đưa thêm một số yêu cầu đối với các loại chứng từ phải xuất trình được quy định trong L/C: - Vận đơn nếu có thể phải do hãng tàu có văn phòng đại diện ở Việt Nam phát hành để người NK có thể xác định tính chân thật của Vận đơn và tình trạng lô hàng. - Hoá đơn thương mại phải có sự xác nhận của đại diện phía NK hoặc của Phòng Thương mại hoặc là hoá đơn lãnh sự (Consular’s invoice). - Giấy chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi phòng thương mại công nghiệp ở nước người XK. Người NK cần yêu cầu rõ ràng: “Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại công nghiệp xxx phát hành 3 bản” .- Giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận số lượng phải do cơ quan có uy tín ở nước XK hoặc quốc tế cấp hoặc nếu do bên XK lập thì phải có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía người NK. - Người NK có thể yêu cầu cung cấp thêm giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection). Bên cạnh đó, NH cần yêu cầu người NK quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty việc phạt bên nào không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Kế đó, trong quá trình xếp hàng lên tàu, NH cần khuyến cáo người NK nên cử đại diện giám sát, kiểm tra để đảm bảo hàng hóa được giao đầy đủ, đúng chất lượng và kịp thời đối chiếu sự thật giả của Vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn). Đồng thời NH cần nâng cao khả năng phát hiện chứng từ giả mạo để hạn chế bớt các rủi ro, góp phần bảo vệ quyền lợi của khách hàng. NH cần chú ý khi gặp những hợp đồng có điều bất thường, ví dụ như giá cả hàng hóa thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Ngoài ra, NH có thể đề nghị DN lựa chọn NK theo điều kiện FOB để giành quyền chọn hãng tàu, qua đó tăng cường khả năng giám sát hàng hóa ở cảng xuất. 3.1.1.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại Bằng cách tìm hiểu kỹ thông tin về bên XK, NH có thể giúp khách hàng của mình hạn chế việc gặp phải những DN nước ngoài lừa đảo, có khả năng gây ra rủi ro. Đồng thời việc NH khuyến cáo người NK cử đại diện kiểm tra, giám sát trong quá trình người XK giao hàng tuy sẽ khiến tốn thêm một khoảng chi phí của người NK nhưng đây là việc làm cần thiết, không uổng phí đối với trường hợp lô hàng NK có giá trị lớn. Khi thực hiện tốt việc này có thể giúp cho người NK đảm bảo được quyền lợi của mình và chi phí này nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí và thời gian người mua xử lý rủi ro do người XK giao hàng không đúng L/C. Khi chứng từ đã được quy định chặt chẽ và do các cơ quan tin cậy phát hành hoặc có sự giám sát và ký xác nhận của đại diện người NK thì NH có thể ngăn ngừa việc người XK lập chứng từ giả để đòi tiền. Bằng việc thực hiện tốt các biện pháp nhằm ngăn ngừa người XK không giao hàng, giao hàng không đúng L/C, lập chứng từ giả để đòi tiền như trên, SGD 1 EIB sẽ khiến cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới cảm thấy an tâm khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT tại NH và từ đó tiếp tục tin tưởng sử dụng dịch vụ của NH. 3.1.2. Giải pháp 2: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong suốt quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ Bảng 3.2 Tóm tắt mục tiêu, cách thực hiện và hiệu quả dự kiến của giải pháp 2 Mục tiêu giải pháp - Hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động TDCT do sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ ngoại thương của DN. - Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của NH đối với khách hàng. Cách thực hiện Thành lập một bộ phận tư vấn riêng biệt bao gồm những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm tiến hành tư vấn về kiến thức ngoại thương, TDCT, cung cấp thông tin, cho lời khuyên bổ ích trong mỗi giai đoạn hay trong cả quá trình thanh toán TDCT theo yêu cầu khách hàng. Dự kiến hiệu quả - Hạn chế được những sai sót DN mắc phải trong quy trình mở L/C, hạn chế được một số rủi ro có thể phát sinh gây thiệt hại cho DN cũng như NH. - Giúp DN cảm thấy tự tin và an tâm hơn khi tham gia hoạt động TDCT do biết NH luôn ở cạnh mình. - Củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa NH và các DN. - NH sẽ được nhiều người biết đến và tin dùng hơn do sự bảo đảm về chất lượng dịch vụ và sự quan tâm đến khách hàng của mình. Qua đó nâng cao vị thế và thu được nhiều lợi nhuận hơn. 3.1.2.1. Mục tiêu giải pháp Đây là giải pháp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro 2.3.2.5 đã nêu ở phần thực trạng rủi ro của NH: DN do còn hạn chế về trình độ nghiệp vụ ngoại thương, chưa thật sự hiểu rõ hết các thông lệ quốc tế nên còn gặp nhiều sai sót trong quá trình mở L/C đồng thời quá trình thanh toán vẫn còn nhiều tình huống phát sinh có thể gây rủi ro cho DN cho nên sự tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong suốt quy trình thanh toán TDCT của NH là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không phải tất cả các DN tham gia vào hoạt động ngoại thương đều có sự am hiểu thông suốt về các văn bản quy định, nguyên tắc trong lĩnh vực này. Còn có nhiều DN kiến thức còn hạn chế, ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân họ trong quá trình ký kết hợp đồng mua bán cũng như thanh toán TDCT. Chính vì vậy, NH cần có sự tư vấn trên mọi khía cạnh cho các DN khi được yêu cầu trong suốt quy trình thanh toán TDCT nhằm tránh những rủi ro và có thể xử lý được những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và thanh toán để đảm bảo quyền lợi của khách hàng đồng thời giữ uy tín cho NH. Đây cũng là cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của NH đối với khách hàng. Việc biết chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, tận tình, biết quan tâm và hiểu rõ khách hàng cần gì bằng cách cung cấp cho họ những thông tin, những lời khuyên bổ ích cũng như giải đáp những thắc mắc, băn khoăn sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, qua đó góp phần củng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới đến với NH. 3.1.2.2. Cách thực hiện NH nên thành lập một bộ phận tư vấn riêng biệt bao gồm những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm tiến hành tư vấn về kiến thức ngoại thương, TDCT, cung cấp thông tin, cho lời khuyên bổ ích trong mỗi giai đoạn hay trong cả quá trình thanh toán TDCT theo yêu cầu khách hàng. Khách hàng nếu có nhu cầu sẽ được hướng dẫn tới bộ phận này để sử dụng dịch vụ tư vấn. Khách hàng có thể yêu cầu được tư vấn trong từng giai đoạn riêng biệt, khi gặp vấn đề phát sinh, khi có thắc mắc băn khoăn hoặc có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn trọn gói suốt từ khi ký hợp đồng đến khi nhận được hàng. Những DN mới hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng dịch vụ này. Chi tiết quá trình dịch vụ tư vấn trọn gói: NH sẽ tư vấn cho khách hàng ngay từ khi lập và ký kết hợp đồng NK: - NH sẽ tìm hiểu kỹ các thông tin về đối tác tham gia ký kết hợp đồng với khách hàng của mình thông qua các nguồn thông tin như Internet, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay qua hệ thống NH đại lý của EIB ở quốc tế để có những thông tin đáng tin cậy về DN nước ngoài cung cấp cho khách hàng. Qua đó, có thể hạn chế khả năng khách hàng gặp phải kẻ lừa đảo. - Tư vấn cho khách hàng phương thức và những điều kiện thanh toán có lợi nhằm tránh những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng: + Tư vấn cho khách hàng nên sử dụng phương thức thanh toán nào sao cho thuận tiện và chi phí thấp nhất, ngoài ra còn tính đến lợi ích tối đa mà phương thức thanh toán có thể mang lại. Việc lựa chọn phương thức nào còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: trị giá lô hàng, mức độ tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nếu trị giá hợp đồng lớn, độ tin cậy giữa khách hàng và đối tác chưa cao, NH sẽ tư vấn khách hàng nên sử dụng phương thức TDCT, phương thức thanh toán an toàn nhất và chặt chẽ nhất về quy trình, đảm bảo quyền lợi tốt nhất đối với khách hàng. Nếu lựa chọn phương thức thanh toán TDCT, tùy từng trường hợp, NH sẽ tư vấn cho khách hàng nên sử dụng loại L/C nào. Chẳng hạn như: w Nếu khách hàng giao dịch với một đối tác có quan hệ thường xuyên, giao hàng theo chu kỳ, nhập về cùng một loại hàng hóa thì NH sẽ tư vấn khách hàng nên sử dụng L/C tuần hoàn cho tiết kiệm chi phí. w Nếu người XK cần thêm vốn để sản xuất trước khi giao hàng, NH sẽ tư vấn khách hàng nên sử dụng L/C có điều khoản đỏ để cấp vốn cho đối tác. Nhưng khi sử dụng loại L/C này, NH sẽ đề nghị khách hàng mở thêm một L/C dự phòng để đảm bảo an toàn cho khách hàng. w Nếu trị giá hợp đồng lớn, khách hàng cần một khoản thời gian sau khi hàng về mới thanh toán được, NH sẽ tư vấn khách hàng nên sử dụng L/C trả chậm. - Tư vấn cho khách hàng lựa chọn điều kiện thương mại nào cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Hiện nay hầu hết các DN vẫn thường lựa chọn điều kiện CIF cho hàng NK. Đó gần như là một tập quán từ trước đến nay. Nguyên nhân là do tư tưởng suy nghĩ rằng khi NK với điều kiện CIF thì sẽ không phải lo về vấn đề thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Thông thường, người NK ở Việt Nam thường để cho chắc ăn thì sẽ không muốn mình phải làm việc gì khác ngoài việc ra cảng nhận hàng nên họ sẽ muốn mua với điều kiện CIF hơn. Còn có một lý do nữa là nhiều DN vẫn chưa thật sự tin tưởng vào dịch vụ vận tải bảo hiểm trong nước. NH sẽ tư vấn cho DN những lợi ích khi sử dụng điều kiện CIF và các điều kiện khác để DN lựa chọn chứ không nhất thiết là lúc nào cũng là nhập CIF. Chẳng hạn như nếu sử dụng điều kiện FOB trong NK, DN có thể có các lợi ích sau: + DN chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm nên DN có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí khi thuê tàu và mua bảo hiểm tại Việt Nam do DN sẽ trả phí bằng đồng Việt Nam trong khi nếu vận tải bảo hiểm do bên người XK lo sẽ tính vào giá bằng ngoại tệ và tính ra DN phải trả khoản phí đó bằng ngoại tệ khi thanh toán. Ngoài ra DN có thể chủ động thương lượng hợp đồng vận tải, bảo hiểm, do đó cũng có thể tiết kiệm chi phí khi họ thương lượng được giá cước vận tải tốt hơn, phí bảo hiểm rẻ hơn. + DN có thể giảm rủi ro hơn khi chủ động chỉ định hãng vận tải. Đại lý của hãng vận chuyển tại cảng xuất sẽ liên lạc với người XK để kiểm tra tính sẵn sàng của hàng hóa, số lượng hàng, khối lượng hàng… Công việc này sau đó sẽ được đại lý hãng vận chuyển tại cảng xuất báo cáo về người chỉ định (bên NK). Công việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khi người XK là công ty “ma” hay khi người XK cố tình lừa đảo giao hàng không đúng hợp đồng. + Trong khi đó, nhập theo điều kiện CIF vẫn tiềm ẩn rủi ro cho người NK. Do người XK được quyền lựa chọn hãng vận chuyển nên có khả năng hãng vận chuyển này có thể hùa theo người XK để lừa người NK. Ví dụ như ký lùi vận đơn hay chưa nhận hàng hoặc hàng chưa lên tàu mà phát hành vận đơn để người XK có thể nhận được tiền thanh toán. Hay như rủi ro tiềm ẩn là người XK sẽ chọn hãng vận tải giá rẻ, và theo quy luật “tiền nào, của nấy”, dịch vụ cũng kém theo mức độ rẻ, thời gian chuyển tải dài ngày. Trong khi nếu NK theo điều kiện FOB thì DN chủ động chọn hãng vận tải, do vậy biết rõ lịch trình lô hàng và có những quyết định phù hợp. - Tư vấn cho khách hàng lựa chọn hãng tàu, nhà cung cấp bảo hiểm uy tín nếu khách hàng chọn nhập theo điều kiện FOB. - Tư vấn cho khách hàng chọn NH thông báo L/C và các NH khác có liên quan. Những NH càng lớn, càng có uy tín, quan hệ tốt và thường xuyên thanh toán sòng phẳng thì việc thanh toán sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. - NH sẽ kiểm tra và lưu ý với khách hàng một số chi tiết trong BCT để phù hợp với các quy định trong nước. Ví dụ: Khi hàng hóa là nguyên liệu làm thuốc có thời hạn 3 năm, NH sẽ lưu ý với khách hàng tránh trường hợp thời gian hàng nhập cảng quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất; NH sẽ tư vấn cho khách hàng nhắc nhở hoặc yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ không được phép viết tay để phù hợp với quy định của Hải quan. - NH sẽ kiểm tra đơn đề nghị mở L/C của khách hàng, đảm bảo mọi điều khoản đều phù hợp với quy định, luật pháp trong nước cũng như quốc tế. - Nếu phát hiện chứng từ giả mạo, NH sẽ báo ngay cho khách hàng và thực hiện các biện pháp xử lý nhằm bảo vệ lợi ích của DN cũng như NH. - Khi chứng từ có sai sót, đặc biệt đối với những lô hàng giá trị lớn, NH sẽ khuyến cáo khách hàng xem xét cẩn thận trước khi chấp nhận bất hợp lệ, ký hậu vận đơn chấp nhận thanh toán và làm thủ tục thông quan hàng hóa. - Sau khi nhận hàng hóa, nếu phát hiện hàng hóa giao không đúng quy định như trong L/C do người XK cố ý, NH sẽ tư vấn, giúp đỡ khách hàng tiến hành kiện tụng, tranh chấp. - Nếu có xảy ra rủi ro gây hư hỏng, tổn hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển, NH sẽ tư vấn cho khách hàng tiến hành những thủ tục cần thiết để đòi tiền bảo hiểm. 3.1.2.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại Bằng việc tư vấn kỹ lưỡng, hỗ trợ cho khách hàng trong suốt quy trình hoạt động TDCT, NH sẽ hạn chế được những sai sót DN có thể mắc phải trong quy trình mở L/C, hạn chế được một số rủi ro có thể phát sinh gây thiệt hại cho DN cũng như NH. Đồng thời NH sẽ thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc khách hàng của mình, cho DN thấy NH luôn hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi và song hành cùng DN. Điều này sẽ giúp DN cảm thấy tự tin và an tâm hơn khi tham gia hoạt động TDCT do biết NH luôn ở bên cạnh mình. Lòng tin của DN đối với NH sẽ tăng lên, củng cố mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên và NH sẽ được nhiều người biết đến và tin dùng hơn do sự bảo đảm về chất lượng dịch vụ và sự quan tâm đến khách hàng của mình. 3.1.3. Giải pháp 3: Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Bảng 3.3 Tóm tắt mục tiêu, cách thực hiện và hiệu quả dự kiến của giải pháp 3 Mục tiêu giải pháp Giảm thiểu rủi ro nghiệp vụ và nâng cao chất lượng hoạt động TDCT bằng cách nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên TTQT. Cách thực hiện - Chú trọng công tác tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên tuyển vào và chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác TDCT bằng cách tổ chức các buổi hội thảo, lớp bồi dưỡng… - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo. - Khuyến khích nhân viên tự học nâng cao trình độ của mình. - Thực hiện các chính sách đãi ngộ và chế độ lương bổng phù hợp. - Đào tạo tác phong giao dịch, phẩm chất, đạo đức cho nhân viên. Dự kiến hiệu quả - Chất lượng sản phẩm dịch vụ của NH sẽ tăng lên. - Các thanh toán viên sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để có thể hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình nghiệp vụ. - Nhân viên ngày càng gắn bó với NH, cống hiến nhiều hơn cho NH. - NH có được một đội ngũ nhân viên có đầy đủ kỹ năng làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp đảm bảo cho sự phát triển của NH. 3.1.3.1. Mục tiêu giải pháp Đây là giải pháp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro 2.3.2.6 đã nêu ở phần thực trạng rủi ro của NH đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động TDCT: Chất lượng của hoạt động thanh toán TDCT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng xử lý công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên. Chính vì vậy, chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên càng cao thì càng hạn chế được rủi ro phát sinh trong quá trình nghiệp vụ. Hoạt động thanh toán TDCT là một lĩnh vực hoạt động mang tính quốc tế, đa dạng và phức tạp. Trong đó, trình độ nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ cán bộ sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh toán TDCT tại NH. Đồng thời sự cẩn thận, am hiểu sâu nghiệp vụ và các kiến thức liên quan của cán bộ trong quá trình xử lý giao dịch sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra. Chính vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng hoạt động TDCT thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi NH đã thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ thì sẽ nâng cao được hiệu quả, chất lượng hoạt động kinh doanh của mình. 3.1.3.2. Cách thực hiện Trước khi tính đến chuyện đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên, việc đầu tiên NH cần làm là đảm bảo đội ngũ cán bộ làm công tác TDCT phải là những người có đủ năng lực chuyên môn, phù hợp với công việc. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NH thì đầu tiên phải chú trọng đến đầu vào của nguồn nhân lực, đó là công tác tuyển dụng. Để thực hiện việc này, công tác tuyển dụng cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên tuyển vào. NH phải đảm bảo được tính công khai, công bằng trong công tác tuyển dụng để lựa chọn được những ứng cử viên đạt tiêu chuẩn cả về trình độ, năng lực và đạo đức. Ngoài ra, những người được tuyển cần phải có khả năng sử dụng tiếng Anh và máy vi tính tốt. Trong quá trình tuyển dụng, NH có thể ưu tiên cho những ứng cử viên đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động ở vị trí cần tuyển để đỡ tốn thời gian đào tạo lại hơn. Quá trình tuyển dụng đầu vào càng khắt khe, càng khó thì chất lượng đầu vào càng được bảo đảm. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẵn thì công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên mới có được hiệu quả tốt nhất. Sau đó, NH cần chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác TDCT. NH cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, các cuộc hội thảo chuyên đề về TDCT và qua đó tạo điều kiện cho nhân viên các chi nhánh có cơ hội trau dồi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động TDCT để rồi từ đó nâng cao kỹ năng xử lý nghiệp vụ thanh toán NK, khắc phục rủi ro chuyên môn nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng đồng thời giữ uy tín cho NH. Nếu có điều kiện, NH nên gửi cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ tại các NH lớn trên thế giới. Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ ra, NH còn phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Môi trường pháp lý thường khá phức tạp nên để tránh những vi phạm pháp luật ngoài mong muốn thì cần có sự am hiểu nhất định về những công ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngoài nước. Khi có sự thay đổi trong các quy định, các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động TDCT thì NH cần phải cập nhập, tìm hiểu nhanh chóng và phổ biến lại cho nhân viên kịp thời nắm bắt. NH cần có những cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích bằng hình thức vật chất hay tinh thần cho các cán bộ nhân viên đang tự học để nâng cao trình độ của mình cho phù hợp với công việc, cương vị được giao. Chẳng hạn như, trích một phần từ lợi nhuận NH để hỗ trợ hoàn toàn hoặc một phần học phí cho các cán bộ nhân viên của SGD 1 học thêm Anh văn, vi tính ở các trung tâm hoặc học lên cao học tại các trường đại học. Như vậy sẽ khuyến khích cán bộ có động lực trau dồi kiến thức toàn diện hơn trong lĩnh vực thanh toán TDCT. Một điều quan trọng nữa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên là các chính sách đãi ngộ và chế độ lương bổng. Các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm… phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích của người lao động và NH. Ngoài ra, yếu tố tâm sinh lý cần được quan tâm thích đáng, phải tạo được bầu không khí thân thiện, thoải mái, gần gũi, tin tưởng hợp tác để làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho cán bộ nhân viên NH tại nơi làm việc. NH cần thường xuyên tổ chức các chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng để nâng cao sức khỏe, tinh thần nhân viên, thành lập quỹ tại các phòng để tổ chức những buổi tiệc nhỏ, tặng quà cho nhân viên vào những ngày lễ, sinh nhật. Điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái tinh thần khi làm việc. Đồng thời, NH cần có chính sách khen thưởng bằng vật chất hay tinh thần phù hợp với thành tích cán bộ, phòng ban hoàn thành xuất sắc công việc được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc. Chính sách lương bổng phù hợp kết hợp với các chính sách, chế độ đãi ngộ như trên sẽ là một phần động lực thúc đẩy nhân viên hăng say làm việc, có tinh thần phấn đấu và trung thành với NH. Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ thì một vấn đề quan trọng nữa mà NH cần phải chú trọng là công tác đào tạo tác phong giao dịch, phẩm chất, đạo đức cho các thanh toán viên. Bởi vì thanh toán TDCT là hoạt động phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài nên cần chú trọng tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hóa NH. Các thanh toán viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng nổ, có thái độ và phong cách giao tiếp văn minh lịch sự thì mới có thể làm hài lòng khách hàng. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của NH. Công tác đào tạo này được thực hiện tốt sẽ giúp cho NH thu hút thêm được khách hàng mới và củng cố vững chắc hơn mối quan hệ với những khách hàng đã có. 3.1.3.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại Nếu quá trình tuyển dụng, đào tạo được thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích cho NH. Chất lượng, trình độ của đội ngũ nhân viên tăng lên cũng đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm dịch vụ của NH cũng tăng lên. Các thanh toán viên sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để có thể hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình nghiệp vụ. Ngoài ra, NH qua công tác đào tạo sẽ tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát triển khả năng cá nhân, giúp nhân viên có cơ hôi thăng tiến trong tương lai. Qua các chính sách đãi ngộ, khen thưởng của mình, NH sẽ giúp cho nhân viên có thái độ tích cực và động lực làm việc cao và thể hiện được sự quan tâm đối với nhân viên. Những điều này sẽ là động lực để nhân viên ngày càng gắn bó với NH hơn, cống hiến nhiều hơn cho NH. NH qua việc đào tạo tác phong giao dịch, phẩm chất nhân viên sẽ để lại một hình ảnh tốt về văn hóa NH trong mắt khách hàng, làm hài lòng khách hàng đang có và thu hút được thêm khách hàng mới. Kết quả là, NH sẽ có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có đầy đủ kỹ năng làm việc cũng như đạo đức nghề nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định của NH trong tình hình các NH cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 3.1.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác thẩm định, đánh giá tình hình tài chính khách hàng, xây dựng mức ký quỹ hợp lý đối với các Doanh nghiệp Bảng 3.4 Tóm tắt mục tiêu, cách thực hiện và hiệu quả dự kiến của giải pháp 4 Mục tiêu giải pháp Hạn chế rủi ro do người NK không thể thanh toán đúng hạn hoặc mất khả năng thanh toán L/C và khoản tiền vay vốn NH để mở L/C. Cách thực hiện - Chú trọng, tiến hành việc thẩm định khách hàng một cách kỹ luỡng, thận trọng, thường xuyên. - Cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng và định mức ký quỹ hợp lý. - Theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn vay, trả nợ và trả lãi của khách hàng. Dự kiến hiệu quả - Nắm vững được tình hình tài chính DN. - Hạn chế được khả năng DN mất khả năng thanh toán hoặc không thể thanh toán đúng hạn gây rủi ro cho NH. 3.1.4.1. Mục tiêu giải pháp Đây là giải pháp nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro 2.3.2.7 đã nêu ở phần thực trạng rủi ro của NH: Người NK gặp khó khăn trong kinh doanh, lâm vào tình trạng thua lỗ, vỡ nợ, phá sản dẫn đến việc người NK không thể thanh toán đúng hạn hoặc mất khả năng thanh toán khi lô hàng về hay khi đến thời hạn phải trả nợ NH số tiền đã vay để làm vốn mở L/C sẽ gây rủi ro cho NH. Như ta đã biết, mọi L/C đều do NH mở theo yêu cầu của người NK. Nhưng thực tế, không phải lúc nào người NK cũng có đủ số dư tài khoản để đảm bảo cho L/C, trong khi đó L/C lại thể hiện trong nó một sự đảm bảo thanh toán của NH. Do đó, NH mở L/C sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu người NK không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền. Trong trường hợp DN mất khả năng thanh toán khi hàng về đến cảng, NH vẫn buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi trong khi sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn. Còn trong trường hợp DN vay vốn NH để mở L/C, nếu họ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa sẽ dẫn đến việc không thể trả đúng hạn hoặc thậm chí là không thể trả khoản tiền đã vay NH khi đến ngày đáo hạn cũng sẽ gây rủi ro cho NH. Nguyên nhân chính là do khi mở L/C, NH không thẩm định đúng tình hình tài chính của DN hoặc trong quá trình kinh doanh DN làm ăn thua lỗ mà NH không giám sát được như nợ tồn đọng kéo dài, hàng hóa nhập về không thể bán được, hàng hóa bị cưỡng chế do nợ thuế. Để ngăn ngừa rủi ro như vậy phát sinh gây tổn thất cho mình, NH phải có các biện pháp đối với việc đảm bảo nguồn thanh toán, chẳng hạn như: Chú trọng, tiến hành việc thẩm định khách hàng một cách kỹ luỡng, thận trọng, cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng và định mức ký quỹ hợp lý. 3.1.4.2. Cách thực hiện Việc xem xét kỹ lưỡng tình hình tài chính và cấp hạn mức tín dụng trước khi mở L/C là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro này. Thẩm định là khâu vô cùng quan trọng trước khi ra quyết định cấp tín dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NH. Để thẩm định chính xác đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm về thẩm định, kể cả thẩm định các hồ sơ tài liệu pháp lý cũng như những thông số liên quan tới khía cạnh tài chính, kỹ thuật, điều kiện thị trường. Người thẩm định phải đánh giá một cách chính xác năng lực vay nợ, uy tín của DN, khả năng tạo ra lợi tức, quyền sở hữu tài sản có và môi trường kinh doanh của DN. NH cần nắm vững tình hình tài chính của bên NK để phân loại khách hàng và xây dựng hạn mức mở L/C và mức ký quỹ hợp lý cho từng DN. Để làm được điều này, bộ phận TTQT phải phối hợp với bộ phận Tín dụng áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn tín dụng, thường xuyên theo sát DN để đánh giá, nắm được tình hình kinh doanh và NK hàng hóa. Đối với những khoản tín dụng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, NH phải bám sát những quy định hiện thời về hồ sơ pháp lý, đánh giá và dự tính khả năng phát mại các tài sản thế chấp đó. Khi xác định tài sản thế chấp phải căn cứ vào giá trị thị trường và dự kiến những biến động bất lợi nhất, ảnh hưởng của những biến động đó đối với giá trị của tài sản thế chấp để phòng tránh rủi ro và ra quyết định chính xác hơn. Ngoài ra, việc đánh giá và thẩm định tình hình kinh doanh và tài chính của DN cần phải tiến hành định kỳ thường xuyên. Phòng Tín dụng cần luôn theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn vay, trả nợ và trả lãi của khách hàng. Nếu có vấn đề bất thường có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng, cần xác minh thêm thông tin và thông báo cho ban xử lý nợ để họ có giải pháp ngăn ngừa hay có những xử lý cần thiết. Có như vậy, NH mới hạn chế được rủi ro này xảy ra. Ngoài ra, NH còn cần xem xét định mức ký quỹ hợp lý đối với DN mở L/C. Biện pháp này là bước tiếp theo nhằm ngăn ngừa những rủi ro xuất phát từ người NK. Từ việc xem xét tình hình tài chính DN một cách thận trọng và chính xác, NH cần phải đưa ra được quy định về định mức ký quỹ hợp lý cho DN để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ họ. NH phải thực hiện bước này một cách thận trọng và hợp lý vì nếu không sẽ bị mất khách hàng. Nếu mức ký quỹ đưa ra quá cao có thể NH sẽ tránh được rủi ro nhưng người mở L/C sẽ gặp khó khăn, họ sẽ không đồng ý và chuyển sang hoạt động ở NH khác với mức ký quỹ thấp hơn. Để đưa ra mức ký quỹ cho từng khách hàng, NH cần dựa vào các yếu tố: + Uy tín và khả năng thanh toán của người NK: Nếu khách hàng có uy tín trong quan hệ tín dụng và thanh toán, sẵn sàng chấp nhận bất hợp lệ của BCT và đồng ý thanh toán cho NH vì mục đích nhận hàng thì NH có thể đưa ra mức ký quỹ thấp, từ 5 – 10%. Đối với những khách hàng được xếp loại tín dụng rất tốt có thể không cần ký quỹ khi mở L/C. Tuy nhiên, đối với DN mới quan hệ mở L/C, NH cần phải yêu cầu DN phải ký quỹ 100% để hạn chế rủi ro xảy ra cho NH. + Khả năng tiêu thụ hàng hóa: NH có thể căn cứ vào loại hàng hóa mà DN NK để xác định mức ký quỹ đối với DN. NH phải xác định được mặt hàng NK là hàng hóa có thể tiêu thụ nhanh hay chậm, thị phần của hàng hóa đó trên thị trường, giá cả ổn định hay biến động, tiêu thụ thường xuyên hay theo thời vụ… Có như vậy, NH mới có thể loại trừ được những rủi ro ảnh hưởng từ thị trường tiêu thụ hàng hóa. 3.1.4.3. Hiệu quả giải pháp có thể mang lại Một khi NH đã thực hiện quá trình thẩm định một cách chi tiết, kỹ lưỡng kết hợp với việc định mức ký quỹ phù hợp, xây dựng hạn mức tín dụng cho từng DN thì NH sẽ nắm vững tình hình tài chính DN, hạn chế được khả năng DN mất khả năng thanh toán hoặc không thể thanh toán đúng hạn gây rủi ro cho NH. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Nhà nước Để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TDCT, Nhà nước cần chú trọng những việc sau: - Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động TDCT. Nhà nước phải từng bước củng cố và hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp lý sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam để tạo một môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động TDCT. - Nhà nước cần ban hành các văn bản nhằm giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn, xung đột giữa pháp luật quốc gia và các quy tắc quốc tế. - Nhà nước cần có những văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) qui định rõ ràng, cụ thể quyền hạn trách nhiệm của người XK, người NK, NH khi tham gia vào quan hệ TDCT để phục vụ cho việc giải quyết, xử lý các tranh chấp phát sinh. - Nhà nước cần chỉ đạo các ngành thống nhất thực hiện các văn bản đã được ban hành về nghiệp vụ TTQT, tránh sự mâu thuẫn trong công việc hướng dẫn thực hiện các văn bản này của các cơ quan khác nhau. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cần có hệ thống văn bản pháp lý riêng và phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng vì đây là một hệ thống có nhiều khó khăn phức tạp, kết quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các nhà XNK mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đất nước. - Nhà nước cần phải bảo đảm chất lượng công tác kế toán, kiểm toán DN để giúp NH có được số liệu chính xác, minh bạch về tình hình tài chính của DN. - Nhà nước cần nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. - Nhà nước cần tạo dựng một môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi để tạo điều kiện cho các DN phát triển. 3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động TDCT, NHNN cần chú trọng những việc sau: - NHNN cần phải đóng vai trò trung gian làm cầu nối cho sự hợp tác cũng như tạo điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các NH Việt Nam và các NH trên thế giới. NHNN nên chủ động thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT hay TDCT để các NH Việt Nam có cơ hội học tập kinh nghiệm. Các hội thảo này nên mời các chuyên gia về TTQT, vận tải, bảo hiểm, pháp lý trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những kiến thức chuyên sâu thì các chuyên gia cũng sẽ trình bày những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để tranh luận, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro. - NHNN cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các NH thương mại. NHNN cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Bởi CIC là một kênh dữ liệu rất quan trọng đối với các NH thương mại khi muốn tìm hiểu thông tin về một khách hàng trước khi quyết định cho vay, mở L/C…cho nên NHNN cần bảo đảm CIC có thể thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ để góp phần giúp NH phòng ngừa rủi ro tín dụng. - NHNN nên xây dựng một trung tâm chuyên hòa giải, giải quyết vấn đề tranh chấp trong thanh toán TDCT giữa NH Việt Nam với NH nước ngoài. - NHNN cần có chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ và hợp lý hơn, đồng thời xem xét tỷ giá hối đoái thường xuyên. - NHNN cần tăng cường áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của NH thương mại. Đồng thời, NH nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NH thương mại. Cần xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động thanh toán TDCT của NH thương mại theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở những tiền đề có được từ nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích chuyên sâu rủi ro trong chương 2, chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho SGD 1 EIB và đưa ra một số kiến nghị ở cấp độ vĩ mô đối với Nhà nước và NHNN. Các giải pháp này được đưa ra với mục đích nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT trong thanh toán hàng NK ở SGD 1 EIB nói riêng và toàn bộ các chi nhánh của EIB nói chung. Tuy nhiên, thực tế việc vận dụng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro này như thế nào để có hiệu quả còn tùy thuộc vào NH. NH cần phải thực hiện các giải pháp này một cách đồng bộ, linh hoạt và hợp lý trong từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu các giải pháp khóa luận đưa ra được NH áp dụng trong thực tế, vận dụng tốt trong từng trường hợp thì sẽ tránh được tổn thất và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng cũng như cho NH, nâng cao uy tín trên thương trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các NH khác trong lĩnh vực TTQT hàng NK. KẾT LUẬN CHUNG Xu thế mở cửa nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới của Việt Nam những năm gần đây đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các DN và các NH thương mại trong nước. Nhờ đó hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác quốc tế ngày càng tăng và đã góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp quan trọng của hoạt động TTQT của các NH thương mại, mà chủ yếu là phương thức thanh toán TDCT đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực cho các DN XNK, góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động XNK diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Trong các phương thức thanh toán, phương thức TDCT được sử dụng phổ biến rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế vì những ưu việt của nó nhưng phương thức này vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho các bên tham gia kể cả NH. Vì thế mặc dù trong thời gian qua, với sự quan tâm của ban lãnh đạo SGD 1 EIB cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng của SGD 1 EIB đã có những bước tiến vượt bậc, ngày một đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng NH vẫn cần phải có sự nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng lẫn NH. Trên cơ sở đó, khóa luận đã được hình thành và đã đạt được những kết quả như sau: 1) Nghiên cứu một cách có hệ thống những cơ sở lý luận cơ bản và giới thiệu về nghiệp vụ TTQT, phương thức thanh toán TDCT và những rủi ro khi sử dụng phương thức này. 2) Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại SGD 1 EIB giai đoạn 2007-2010 và rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức này. 3) Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương thức thanh toán TDCT trong thanh toán hàng NK tại SGD 1 EIB. Do đây là một lĩnh vực khá phức tạp và khả năng bản thân còn hạn chế nên những đề xuất của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng em hy vọng ở một chừng mực nào đó, những giải pháp em đề nghị sẽ giúp ích được phần nào trong việc hạn chế những rủi ro xảy ra và nâng cao hiệu quả, góp phần mở rộng hoạt động thanh toán hàng NK theo phương thức TDCT tại SGD 1 EIB. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Đăng Dờn, 2009,“ Thanh toán quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 2) Trần Hoàng Ngân, 2008, “Thanh toán quốc tế”, NXB Thống Kê. 3) Lê Văn Tề, 2008, “Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu”, NXB Tài chính. 4) Lê Văn Tề, 2009, “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương”, NXB Lao động xã hội. 5) Võ Thanh Thu, 2008, “Hỏi đáp về thanh toán XNK qua phương thức tín dụng chứng từ”, NXB Lao Động Xã hội. 6) Nguyễn Văn Tiến, 2003, “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống Kê. 7) Lê Văn Tư, 2009,“ Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế” , NXB thanh niên. 8) Các trang web: www.bwportal.com www.eximbank.com.vn www.saga.vn www.sbv.gov.vn PHỤ LỤC Phụ lục A. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức Tín dụng chứng từ Phụ lục B. Mẫu đơn xin mở L/C Phụ lục C. Mẫu đơn đề nghị ký hậu B/L Phụ lục D. Mẫu đơn xin bảo lãnh nhận hàng Phụ lục A. Những quy định quốc tế áp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (Unifom Customs and Pratice for Documentary Credit – UCP600): Là văn bản giải thích, hướng dẫn cách thực hành nghiệp vụ TDCT trên phạm vi toàn thế giới. Đây là một văn bản pháp lý quốc tế và không mang tính chất bắt buộc các bên phải áp dụng mà nó được ban hành nhằm chuẩn hóa các quy tắc chi phối nghiệp vụ TDCT. Khi được thỏa thuận áp dụng, UCP sẽ được dẫn chiếu vào L/C và ràng buộc các bên liên quan. Từ khi được ban hành năm 1933 đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bản sửa đổi mới nhất vào năm 2007 là UCP600. Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credit- ISBP681): ISBP số xuất bản 681 năm 2007 là tài liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng trong giao dịch hằng ngày. Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên. Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế (International Standby Practices - ISP98 ): Do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành quy định các quy tắc thực hành về L/C dự phòng, được xuất bản năm 1998 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế (Unifom Rules for Bank to bank Reimbursement under Documentary Credit- URR525) số xuất bản 525 năm 1996 : Tuy không thiết thực và thông dụng bằng UCP600, nhưng với sự phát triển của nghiệp vụ TTQT với tính chuyên môn hóa ngày càng cao, URR525 đang có xu hướng được áp dụng rộng rãi. URR525 chính là sự mở rộng và chi tiết hóa điều khoản 19 của UCP500 (điều khoản 13 của UCP600) Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms- INCOTERM): Là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế : Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Phụ lục B. Mẫu đơn xin mở L/C GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÍN DỤNG THƯ ĐỀ NGHỊ EXIMBANK MỞ CHO CHÚNG TÔI L/C CÓ NỘI DUNG SAU: TO : FM : VN EXIMBANK HOCHIMINH CITY (ATTN : L/C ADVISING DEPT.) We open irrevocable /transferable / confirmed credit number : * In favour : * Applicant : * Amount : .................... CIF/ CFR / FOB Hochiminh City port/ Tan Son Nhat air port,Hochiminh City * Expiry date and place :..................................................... at negotiating bank. Available with any bank / Advising bank by negotiation of Beneficiary’s draft(s) at sight drawn on us for 100 percent of invoice value against presentation of the following documents in triplicate in English (Unless otherwise stated) : 1. Signed commercial invoice in quadruplicate 2. Full set (3/3) / 2/3 originals and 01 photocopy of signed clean shipped on board ocean bill of lading made out to order blank endorsed / to order of VN EXIMBANK marked freight prepaid / to collect and notify the applicant (Credit number must be indicated). - Airway bill in duplicate marked freight prepaid / to collect consigned to applicant / VN EXIMBANK and notify the same / applicant (Credit number must be indicated). 3. Quality /Quantity /Weight certificate issued by ........................... (Full name of goods stated) 4. Certificate of origin issued by chamber of commerce. 5. Detailed packing list. 6. Copy of fax advising applicant and Vietnam Eximbank (84.8.8296063) of particulars of shipment : B/L/AWB nbr , shipment date,ETA,vessel name/flight nbr , quantity of goods, name of commodities,invoice value and credit number within .............days/ after shipment. 7. Insurance covered by seller Full set of originals of insurance policy/ certificate covering ....................... for 110 percent of invoice value blank endorsed indicating claim payable by a settlement agent (with name and full address stated) in Hochiminh City,Viet Nam and number of original folds to be issued. 8. 1/3 original B/L and one set of non- negotiable above documents to be sent directly to applicant/............by DHL/...... within..................days / after shipment (Ben’s certificate plus DHL/.......receipt presented). 9.........................................................(other documents). Evidencing shipment of : (Details of goods, quality,packing,marking.....) - Place of taking in charge / Dispatch from / Place of receipt ..................................... - Port of loading / Airport of departure ..................................... - Port of discharge / Airport of destination ..................................... -Place of final destination /For transportation to / Place of delivery ..................................... - Shipment must be effected not later than ..................................... - Partial shipment allowed / not allowed - Transhipment allowed / not allowed - Special conditions: - All banking charges outside HoChiMinh City including advising,negotiating, reimbursing commission,confirmation fee and amendment charges at Beneficiary’s account. Advising/Amendment charges must be collected before release of L/C /amendment. - Instructions to negotiating bank: Presentation of documents must be made within ................days after shipment date. USD60.--discrepancy fee should be deducted from the proceeds for each set of documents presented under this L/C. USD10.- extra fee for the supplementary presentation of documents will be charged on the proceeds upon payment. Please send documents in compliance with L/C terms and conditions in two lots ( The first lot by DHL and the second one by registered airmail ) to Viet Nam Eximbank, No 7 Le Thi Hong Gam St., Dist.1, HoChiMinh City. Within (X days) banking days after our receipt of documents strictly complied with L/C terms and conditions Or Within (X days) banking days after our receipt of your authenticated telex/swift advice of negotiation certifying to us that all terms and conditions of the credit have been complied with we shall reimburse you according to your instructions in the currency of the credit. - This L/C is subject to UCPDC … revision ICC publication No. ….. - Operative instrument please notify CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐỀ NGHỊ MỞ L/C Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu của tín dụng thư nói trên và trách nhiệm pháp lý về hợp đồng ngoại liên quan. Nhận được chứng từ( Hoặc điện xin thương lượng chứng từ) : - Nếu hợp lệ chúng tôi đồng ý thanh toán. - Nếu có điểm bất hợp lệ, đề nghị Quý Ngân hàng thông báo ngay cho chúng tôi. Nếu quá thời hạn 4 ngày kể từ ngày EXIMBANK thông báo mà chưa có ý kiến của chúng tôi, Quý Ngân hàng được phép thông báo từ chối thanh toán và hoàn lại chứng từ cho Ngân hàng nước ngoài. Chúng tôi chịu mọi chi phí liên hệ. 3. Khi Ngân hàng nước ngoài đòi tiền, để thanh toán tiền hàng và các chi phí của EXIMBANK liên quan đến L/C này Ngân hàng được phép trích tài khoản của chúng tôi số…................ tại EXIMBANK. - Nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán chúng tôi xin nhận nợ vay theo hợp đồng tín dụng của EXIMBANK. Trường hợp không có hợp đồng tín dụng chúng tôi nhận nợ vay bắt buộc theo mức lãi phạt. 4. Trong trường hợp L/C hết hiệu lực hoặc không sử dụng, các phí phát sinh phí (kể cả do Ngân hàng nước ngoài đòi ) chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thanh toán. Trong trường hợp xin mở L/C yêu cầu 1/3 ORIGINAL B/L gửi trực tiếp đến chúng tôi là người mua, khi có phát sinh chứng từ không phù hợp nhưng chúng tôi chưa chấp nhận thanh toán mà Ngân hàng nước ngoài yêu cầu hoàn lại chứng từ, chúng tôi bảo đảm hoàn trả lại đầy đủ chứng từ để EXIMBANK hoàn trả cho Ngân hàng nước ngoài. Công ty đề nghị ký quỹ…….% Ngày .............tháng.................năm…… GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phụ lục C. Mẫu đơn đề nghị ký hậu B/L Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Ðộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Kính gởi: NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIẤY ÐỀ NGHỊ KÝ HẬU BILL OF LADING / AIR WAY BILL Công ty chúng tôi có nhận được trực tiếp từ người bán Vận tải đơn bản gốc của lô hàng thuộc L/C trả ngay/trả chậm mở tại VN EXIMBANK với chi tiết sau: - Số L/C: - Trị giá hoá đơn: - Tên hàng: - Số lượng: Hiện nay lô hàng đã về đến cảng của Việt Nam, chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng ký bối thự vào vận đơn để chúng tôi nhận hàng. Chúng tôi đồng ý thanh toán trị giá của lô hàng này ngay cả trong trường hợp bộ chứnng từ có bất hợp lệ và đề nghị Quý Ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C. Trân trọng kính chào. GIÁM ÐỐC CÔNG TY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNIDUNG~1.DOC
  • pdfbia.pdf
  • pdfN_i dung.pdf
  • docPHLCD~1.DOC
  • pdfPHLCD~1.PDF
  • docPHNDU~1.DOC
  • pdfPHNDU~1.PDF
  • docTrang ba.doc
Tài liệu liên quan