Khóa luận Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay SMES tại NHNN-PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trị 1.1. Hoạt động cho vay SMES tại NHTM 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm,vai trò của SMES 1.1.1.1Khái niệm SMES Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động SXKD trên thị trường vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và không ngừng phát triển. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của SMES hiện nay có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chuẩn xác về SMES có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, hỗ trợ, và phát triển SMES. Theo điều 3 của NĐ 90/91/NĐCP ngày 23/11/01 về trợ giúp phát triển SMES thì “SMES là cơ sơ sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Với định nghĩa trên thì SMES gồm các loại hình ,cơ sở sản xuất kinh doanh năm trong những tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn quy định sau: - Các doanh nghiệp nhà nước đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp -Các công ty cổ phần,công ty TNHH và doanh nghiệpTN đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp. -Các HTX đăng ký hoạt động theo luật HTX -Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của chính phủ về đăng ký kinh doanh. Việc phân biệt SMES với các loại hình doanh nghiệp khác dựa vào hai tiêu chí: định tính và định lượng. Tiêu chí định tính: dựa vào đặc trưng cơ bản của SMES như trình độ chuyên môn hoá lĩnh vực hoạt động, số đầu mối quản lý Tiêu thức định tính có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của SMES nhưng trên thực tế khó xác định nên chỉ sử dụng làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít dùng làm cơ sở để phân loại. Tiêu chí định lượng: đây là tiêu thức chủ yếu mà các nước đang sử dụng để phân loại SMES .Tiêu thức này thể hiện số lượng lao động, vốn, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.Tiêu chí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế, tính chất ngành nghề, vùng lãnh thổ, tính chất lịch sử, mục đích phân loại.

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện đáng kể, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng hơn. Bảng 7: Tình hình dư nợ phân theo nhóm nợ giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 682.723 65,73% 806.523 78,31% 1.222.118 88,10% Nợ cần chú ý 32.840 31,76% 212.966 20,68% 139.682 10,07% Nợ xấu 26.094 2,51% 10.389 1,01% 25.407 1,83% Tổng dư nợ 1.038.657 100,00% 1.029.878 100,00% 1.387.207 100,00% Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Biểu đồ 4 2.4 Vài nét về SMES tỉnh Quảng Trị Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 1140 DN gồm - 254 doanh nghiệp tư nhân. - 409 công ty trách nhiệm hữu hạn. - 96 công ty cổ phần. - 3 doanh nghiệp nhà nước. - 378 hợp tác xã. Trong đó: + Doanh nghiệp lớn: 20doanh nghiệp. + SMES :1125 doanh nghiệp. Trong năm qua cộng đồng SMES tạo ra tổng sản phẩm 2.500 tỷ đồng, chiếm 75% GDP của toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 5 vạn lao động. Các doanh nghiệp đã có bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm , hàng hoá dich vụ trên thị trường và phát triển quy mô của doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác, SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có một số đặc điểm nổi bật sau: Ø Quy mô quá nhỏ bé: thể hiện ở nguồn vốn và lao động: Về nguồn vốn, trong 1125 SMES có: - 846 DN có vốn dưới 1 tỷ, chiếm tỷ lệ 75,21% - 81 DN có vốn 1 tỷ, chiếm tỷ lệ 7,2% - 167 DN có vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ, chiếm tỷ lệ 14,84 % - 24 DN có vốn trên 5 tỷ và nhỏ hơn 8 tỷ, chiếm tỷ lệ 2,13% - 7 DN có vốn từ 8 tỷ đến dưới 10 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,62%. Vậy so với mặt bằng chung của cả nước thì quy mô về vốn của SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn quá nhỏ với tỉ lệ DN có vốn dưới 1 tỷ là 75,21%. Với nguồn vốn ít ỏi như vậy muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ thì quả là một khó khăn rất lớn đối với SMES của tỉnh. Vì thế SMES cần phải tiếp cận hơn với nguồn vốn của ngân hàng. Về số lao động: theo thống kê của sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Trị số lượng lao động ở DN SMES là: Số lượng DN Số lao động Tỷ trọng 303 <10 27% 389 10- <50 34,5% 433 50- <300 38,5% ØCác doanh ngiệp trên địa bàn hoạt động chủ yếu trong 3 lĩnh vực chủ yếu: - 452 DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng 40,17% -384 DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 34,14%. -110 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ lệ 9,7%. Còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác. Ø Năng lực của chủ doanh nghiệp còn hạn chế: phần lớn các chủ doanh nghiệp có một số vốn nhất định đứng ra thành lập doanh nghiệp chứ chưa qua một lớp đào tạo bài bản nào. Tuy vậy các chủ doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến công đào tạo, tập huấn để không ngừng nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý đơn cử là khi ban doanh nghiệp mở các lớp tập huấn mặc dù học viên đăng ký thì nhiều nhưng chỉ có 50% trong số đó tham gia. Với trình độ hạn chế các chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, xúc tiến thương mại, xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu vì thế dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị chưa được vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó thiếu lao động có tay nghề và công nghệ còn lạc hậu cũng là một đặc điểm không thể không kể đến. Trên đây là một số đặc điểm của SMES tỉnh Quảng Trị mà cũng có thể xem là những khó khăn mà SMES trên địa bàn phải đương đầu. Vậy để theo kịp tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cũng như đóng góp cho sự phát triển của tỉnh nhà thì các SMES rất cần đến sự trợ giúp của nguồn vốn từ ngân hàng. 2.5 Thực trạng phát triển cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 2.5.1 Hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 2.5.1.1 Phương thức cho vay Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của doanh nghiệp và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, NHNo cùng doanh nghiệp lựa chọn các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay dự án đầu tư. - Cho vay hợp vốn. - Cho vay trả góp. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ sử dụng và phát hành thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. Mặc dù có rất nhiều phương thức cho vay nhưng với đặc điểm của doanh nghiệp ở tỉnh quảng trị nên hiện nay chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị mới chỉ áp dụng hai phương thức cho vay đó là : cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần. ¡ Cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, nhu cầu vay vốn từng lần cho những thương vụ cụ thể. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn NHNo nơi cho vay thẩm định và lập thủ tục vay vốn theo quy định. Trong phương thức cho vay từng lần doanh số cho vay không vượt quá số tiền cho vay dẫ thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp cần thiết NHNo nơi cho vay có thể vừa quản lý mức doanh số cho vay vừa quản lý mức dư nợ cao nhất của hợp đồng tín dụng. Mỗi hợp đồng tín dụng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng vốn vay của khách hàng. Mỗi lần nhận tiền vay khách hàng lập một giấy nhận nợ kèm chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay, nội dung ghi trên giấy nhận nợ không trái với nội dung của hợp đồng, kỳ hạn trả nợ trong giấy nhận nợ không vượt quá thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng. ¡ Cho vay theo hạn mức: Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định. - Xác định hạn mức tín dụng: Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng: kế hoạch sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn và khả năng tham gia vốn tự có. - Thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay: THời hạn duy trì hạn mức tín dụng không quá 12 tháng và ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay được thoả thuận ghi trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của ngân hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời hạn cho vay ghi trên từng giấy nhận nợ có thể khác với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. - Lãi suất cho vay: thoả thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc thoả thuậ từng lần ghi trên giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng. - Quản lý hạn mức tín dụng: trong quá trình cho vay, trả nợ, nếu tình hình sản xuất kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức thì phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng. 2.5.1.2. Quy trình cho vay Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn như sau: ­Hồ sơ pháp lý: -Quyết định thành lập doanh nghiệp: -Điều lệ thành lập( trừ doanh nghiệp tư nhân ) -Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hộ đồng quản trị( nếu có), tổng giám đốc(giám đốc), kế toán trưởng; quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã; -Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; -Quy chế tài chính (nếu có); -Giấy phép/chứng chỉ hành nghề( đối với các ngành nghề theo quy định phải có); -Giấy chứng nhận đầu tư(nếu có) -Quyết định giao vốn; biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập; -Hợp đồng liên doanh( đối với doanh nghiệp liên doanh) - Văn bản cho phép vay vốn, thế chấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo điều lệ doanh nghiệp; -Các hồ sơ khác. ­Hồ sơ kinh tế: Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất; Báo cáo quyết toán của hai năm liền kề (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh,thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ); báo cáo tài chính( bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh) thời điểm gần nhất (nếu có); báo cáo quyết toán hàng năm sau cho vay. Báo cáo kiểm toán tài chính; Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến thời điểm đề nghị vay vốn; Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn; Các hồ sơ khác; ­Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn( bản chính); Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tuỳ theo trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hồ sỏ cần phải có như: Báo cáo thẩm định thiết kế cơ sở; quyết định đầu tư; quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường/ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; văn bản phê duyệt thiết kế, dự toán; giấy pháp xây dựng; tài liệu liên quan đến quá trình đấu thầu như văn bản phê duyệt kế hoạch đấu thầu, văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu; báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến ngày xin vay; báo cáo quyết toán giá trị công trình hoàn thành…; Các loại hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ; Các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi vay vốn); Hồ sơ dảm bảo tiền vay theo quy định( bản chính); Hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm giấy uỷ quyền nhận tiền bồi thường. Các hồ sơ tài liệu liên quan khác. Sau khi nhận được hồ sơ hợp pháp, hợp lệ do khách hàng gửi đến, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn bao gồm các nội dung sau: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thẩm định khả năng tài chính dự án. Thẩm định mục đích vay vốn. Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Thẩm định tài sản đảm bảo. Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định. Bước 3: Giám đốc chi nhánh NHNo nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. Bước 4: Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán, thanh toán, chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng. Bước 5: Sau khi cho vay cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay như quy định. 2.5.2 Đánh giá hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 2.5.2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay SMES Bảng 8: Tình hình SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong giai đoạn 2005-2007 Số lượng doanh nghiệp Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SMES trên địa bàn 824 942 1125 SMES vay vốn tại ngân hàng 266 286 314 Tỷ lệ SMES vay vốn tại ngân hàng 32,24% 30,36% 27,54% Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được số lượng SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2005 có 266 doanh nghiệp vay vốn, năm 2006 tăng lên 286 doanh nghiệp. Bước sang năm 2007 số lượng SMES là 314 doanh nghiệp tăng 28 doanh nghiệp so với năm 2006. Mặc dù số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tăng nhưng thị phần cho vay SMES lại giảm do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng. So với tổng số doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 32,24% , năm 2006 là 30,36% và năm 2007 giảm xuống còn 27,54%. Do đó ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để tăng thị phần cho vay lên. Về DSCV SMES Trong 3 năm qua DSCV liên tục tăng lên và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Nhìn vào bảng 9 ta có thể thấy rõ điều này. Bảng 9: Tình hình hoạt động cho vay SMES giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng Số dư Tăng trưởng DSCV 187.883 300.946 17,49% 646.312 114,76% DSTN 152.407 315.333 33,70% 483.489 53,33% Dư nợ 205.731 191.344 354.167 85,09% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Năm 2005 DSCV mới chỉ 187.883 triệu đồng nhưng năm 2006 con số này tăng lên 300.946 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 60,18% so với năm 2005. Đến năm 2007 DSCV SMES đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng 114,76% gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của tổng DSCV tương ứng là 646.312 triệu đồng. Chứng tỏ ngân hàng ngày càng tăng cường cho vay đối với SMES để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho nền kinh tế. Với DSCV của SMES như vậy đã đóng góp đáng kể vào DSCV của doanh nghiệp. Năm 2005 DSCV SMES chiếm 59% DSCV của doanh nghiệp. Năm 2006, 2007 tỷ trọng đóng góp càng cao và lần lượt là 61,72% và 72,77%. Tuy nhiên so với tổng DSCV thì tỷ trọng DSCV SMES còn hạn chế. Năm 2005 đóng góp 18,89% vào tổng DSCV. Năm 2006, 2007 tăng lên 22,16%; 32,34%. Bảng 10: DSCV của SMES so với doanh nghiệp và tổng hoạt động cho vay giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DSCV SME 187883 300946 646312 DSCVdoanh ngiệp 318446 487599 888128 Tổng DSCV 994778 1358102 1974195 DSCV SME/doanh ngiệp 59,00% 61,72% 72,77% DSCV SME/Tông DSCV 18,89% 22,16% 32,74% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Trong cơ cấu cho vay: Bảng 11: Cơ cấu dư nợ của SMES theo thời hạn cho vay giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1.DSCV Ngắn hạn 132853 70,71% 213546 70,96% 446097 69,02% Trung,dài hạn 55030 29,29% 87400 29,04% 200215 30,98% Tổng DSCV SME 187883 100,00% 300946 100,00% 646312 100,00% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và qua 3 năm ta thấy tỷ trọng này chỉ biến động nhỏ. Năm 2005 chiếm 70,71%, năm 2006 có tăng lên nhưng không đáng kể 70,96% năm 2007 giảm nhẹ 69,02%. DSCV trung và dài hạn chỉ chiếm 1/3 DSCV SMES . Tỷ trọng DSCV trung, dài hạn năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 29,29%; 29,04%; 30,98%. Mục đích cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động , để quay vòng vốn nhanh hơn và ngân hàng chỉ cho vay trung, dài hạn đối với một số ít phương án, dự án sản xuất kinh doanh có khả thi để đầu tư cho tài sản cố định. Về dư nợ cho vay SMES Biểu đồ 5 Nhìn vào biểu đồ kết hợp với số liệu ở bảng 9 ta có thể thấy năm 2006 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2005 do DSTN năm 2006 tăng cao. Năm 2007 dư nợ tăng trưởng với tốc độ khá cao 85,09% tương ứng 354.167 triệu đồng. Mặc dù dư nợ SMES năm 2006 có giảm nhưng tỷ trọng đóng góp vào dư nợ doanh nghiệp vẫn tăng cụ thể năm 2005 đóng góp 57,71% , năm 2006 là 61,94% và năm 2007: 75,97 %. Nhìn vào bảng 12 có thể thấy rằng Bảng 12: dư nợ của SMES so với doanh nghiệp và tổng hoạt động cho vay năm 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dưnợdoanh nghiệp 356.516 308.921 466.218 Dư nợ SME/Tổng dư nợ 19,81% 18,58% 25,53% Dư nợ SMES 205.731 191.344 354.167 Dưnợ SME/doanh ngiệp 57,71% 61,94% 75,97% Tổng dư nợ 1.038.657 1.029.878 1.387.207 Nếu so với tổng dư nợ thì dư nợ SMES chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với 19,81% năm 2005, năm 2006 giảm xuống còn 18,58% đến năm 2007 tăng lên 25,53%. Xét cơ cấu dư nợ SMES theo thời hạn: nhìn vào con số ở bảng 13 có thể thấy được dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng giảm dần. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo 87,11% . Năm 2006 giảm mạnh 58,55% sang năm 2007 tăng lên 68,68%. Còn dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2005 chiếm tỷ trọng nhỏ 12,8% , năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 41,45%. Năm 2007 lại giảm xuống còn 31.32%. Bảng 13: Cơ cấu dư nợ của SMES theo thời hạn cho vay giai đoạn 2005-2007 Dư nợ Năm 2005  Năm 2006 N ăm 2007 Ngắn hạn 179212 87,11% 112024 58,55% 243250 68,68% Trung,dài hạn 26519 12,89% 79320 41,45% 110917 31,32% Tổng dư nợ SME 205731 100,00% 191344 100,00% 354167 100,00% Biểu đồ 6 -Về hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng = nhu cầu vốn lưu động trong kỳ - vốn tự có của KH - vốn khác Theo chính sách về hạn mức tín dụng doanh nghiệp: ngân hàng luôn đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp với điều kiện những doanh nghiệp đạt loại A( căn cứ vào chỉ tiêu xếp hạng trang 45) sẽ cho vay theo hạn mức mà không cần bảo đảm bằng tài sản, doan nghiệp đạt loại B sẽ cho vay một nửa có đảm bảo bằng tài sản, nửa còn lại có bảo đảm bằng tài sản.Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp mà tỷ lệ trên sẽ có thể thay đổi. -Về lãi suất cho vay: Ngân hàng sẽ căn cứ vào quy định lãi suất của NHNo Vi ệt Nam. Ngoài ra không có bất kỳ một chính sách ưu tiên nào về lãi suất đối với các SMES cũng như các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Lãi suất cho vay ngắn hạn cố định được ghi trong hợp đồng tín dụng, lãi suất trung, dài hạn là lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh 12 tháng một lần. Đối với cho vay theo hạn mức thì lãi suất cho vay theo từng thời điểm ghi trên giấy nhận nợ. -Về bảo đảm tiền vay: Bảng 14:cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo năm 2005-2007 của SMES ĐV: triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư TT Số dư TT Số dư TT Chovay không đảm bảo bằng tài sản 16.520 8,03% 18.522 9,68% 42.197 11,91% Cho vay bảo đảm bằng tài sản 189.211 91,97% 172.822 90,32% 311.970 88,09% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Nhìn vào tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì có thể thấy tài sản bảo đảm vẫn được xem là một điều kiện quan trọng trong thủ tục cho vay của chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị đối với SMES. Mặc dù dư nợ cho vay không bảo đảm bằng tài sản đều tăng lên qua các năm và tỷ trọng cho vay bảo đảm bằng tài sản có giảm xuống nhưng tỷ trọng này vẫn rất cao trong cơ cấu dư nợ. Điều này có thể dễ hiểu bởi trong chính sách cho vay của mình chỉ những doanh nghiệp xếp loại A ngân hàng sẽ cho vay không bảo đảm bằng tài sản, doanh nghiệp xếp loại B một phần cho vay không bảo đảm bằng tài sản, một phần cho vay bảo đảm bằng tài sản. Ví dụ như công ty cổ phần Bình Điền với món vay 29 tỷ đồng mục đích sử dụng tiền vay: vay ngắn hạn chi trả nguyên vật liệu, nhân công…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh phương thức cho vay: theo hạn mức tín dụng lãi suất cho vay : theo từng thời điểm ghi trên giấy nhận nợ Sau khi thẩm định các điều kiện vay vốn và tiến hành xếp hạng tín dụng thì doanh nghiệp được xếp loại B. Do đó ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu của công ty trong đó: 4,17 tỷ đồng có bảo đảm bằng tài sản. 24,83 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm. Bảng 15: Cơ cấu dư nợ SMES theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng Ngành Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 D ư nợ Tăng trưởng D ư nợ Tăng trưởng D ư nợ Tăng trưởng 1.Nông,lâm nghiệp 56153 54205 96,53% 91789 69,34% 2.Thuỷ,hải sản 117 34 29,06% 150 341,18% 3.Công nghiệp 49910 23862 47,81% 29799 28,88% 4.Xây dựng 0 0 114412 5.Thương mại,dịch vụ 33452 30050 - 109705 264,95% 6.Ngành khác 66099 83243 125,94% 38312 - Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị đã chú trọng mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và thuỷ hải sản.Tổng dư nợ cho vay đối với các ngành trên năm 2007 chiếm 71,74% trong tổng dư nợ cho vay SMES. Bảng 15: So sánh nợ xấu của SMES với doanh nghiệp và tổng nợ xấu giai đoạn 2005-2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư tỷ trọng Số dư tỷ trọng Số dư tỷ trọng Nợ nhóm 3 968 48,96% 603 42% 934 50,30% Nợ nhóm 4 336 17% 277 19,30% 667 35,90% Nợ nhóm 5 673 34,04% 556 38,70% 256 13,80% Nợ xấu của SMES 1977 100% 1436 100% 1857 100% Tổng dư nợ 1.038.657 1.029.878 1.387.207 Tỷ lệ nợ xấu SMES 0,19% 0,14% 0,13% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu SMES chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của doanh nghiệp và trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này đều giảm dần qua các năm và đều nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh. Tuy nhiên về số lượng, nợ xấu năm 2006 giảm 541 triệu đồng so với năm 2005 nhưng năm 2007 tăng lên 441 triệu đồng. Trong cơ cấu dư nợ phân theo nhóm nợ ta thấy nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng khá cao và tăng lên qua các năm. Nợ nhóm 4 thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đáng mừng là tỷ lệ nợ nhóm 5 giảm đi rất đáng kể và chiếm tỷ lệ nhỏ cụ thể từ 38,7% năm 2006 giảm xuống còn 13,8% năm 2007. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ ngân hàng đã chú ý quan tâm đến công tác thu hồi nợ cũng như việc giám sát các SMES sau khi cho vay. Đồng thời cần tiếp cận với nhiều ngành nghề khác một mặt tìm được nhiều khách hàng, mặt khác cũng phân tán được rủi ro. Trên đây là một số kết quả đáng ghi nhận mà hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh đã đạt được. Những kết quả đó đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng mừng thì hoạt động cho vay vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. ² Các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng doanh nghiệp § Lợi nhuận Lợi nhuận >0,bằng hoặc lớn hơn năm trước Xếp loại A Lợi nhuận >0, nhưng nhỏ hơn năm trước xếp loại B Lợi nhuận <0 Xếp loại C § Tỷ suất tài trợ Tỷ suất tài trợ >8% Xếp loại A T ỷ suất tài trợ t ừ 3%- 8% xếp loại B T ỷ suất tài trợ <3% Xếp loại C § Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Xếp loại >1 A 0,5-1 B 0,5 C § Nợ xấu Nợ xấu Xếp loại Thuộc nhóm 1,2 A Thuộc nhóm 3,4 B Thuộc nhóm 5 C § Chỉ tiêu phi tài chính: Doanh nghiệp không vi phạm pháp luật, xếp loại A. Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật nhưng không bị xử phạt hành chính, xếp loại B. Doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xếp loại C. Theo đánh giá của chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị, những doanh nghiệp có tất cả các chỉ tiêu đạt loại A thì xếp hạng A, chỉ cần một chỉ tiêu xếp loại C thì doanh nghiệp đó xếp hạng C. Tất cả các trường hợp còn lại xếp loại B 2.5.2.2 Hạn chế - Số lượng SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn khiêm tốn. - DSCV, dư nợ cho vay SMES còn chiếm tỷ trọng nhỏ. So với nguồn vốn huy động được thì hoạt động cho vay SMES chưa tương xứng. - Hầu hết dư nợ đều ngắn hạn, dư nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên. 2.5.2.3 Nguyên nhân Trong hoạt động cho vay SMES còn tồn tại những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân từ phía ngân hàng và cả khách hàng: ØNguyên nhân từ phía SMES Thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp thường không minh bạch : do hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính nên việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính thiếu chính xác. Hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi về thuế nên một số doanh nghiệp cố tình sửa chữa số liệu, dấu lãi để nộp thuế ít nhất. Tài sản đảm bảo: khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính thì cũng không đủ tài sản để thế chấp cho khoản vay. Đây là một hạn chế của SMES Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế. Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp các SMES không có điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Do đó năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm thường không có tính cạnh tranh cao. Ø Nguyên nhân từ phía ngân hàng Ngân hàng chưa có chính sách cho vay thực sự toàn diện Mặc dù chính sách cho vay tuân thủ quy định của pháp luật và ngân hàng nhà nước, phù hợp với tình hình, môi trường kinh doanh. Nhưng chính sách vẫn còn hạn chế: chưa phân định rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay. Một cán bộ phải thực hiện toàn bộ quy trình từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, phê chuẩn, kiểm tra giám sát khoản vay, tất toán khoản vay. Do đó khối lượng công việc rất nhiều. Nhưng bản thân cán bộ tín dụng phải tự tìm kiếm khách hàng, quản lý nhiều món vay khác nên việc phân tích, đánh gía, nắm bắt, giám sát việc thực hiện phương án, kiểm tra, xử lý khoản vay gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực nên nhiều khi cán bộ tín dụng không thể hiểu rõ tất cả các loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành nghề, xu hướng phát triển của nó. Điều này ảnh hưởng đến thời gian cho vay và hiệu quả cho vay. Chính sách khách hàng Chính sách khách hàng chưa phân định rõ giữa doanh nghiệp lớn với SMES Thông tin không đủ và thiếu độ tin cậy Thông thường các doanh nghiệp hay nghĩ rằng ngân hàng cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo nên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho doanh nghiệp thường không đầy đủ gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng khi tính toán các chỉ tiêu tài chính. Và hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có một công ty kiểm toán nào do đó các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp chưa được kiểm toán nên những thông tin này thiếu độ tin cậy và chính xác. Chất lượng của cán bộ tín dụng Hiện nay, mỗi cán bộ tín dụng đều có thể thực hiện cho vay đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp hay thời hạn của khoản vay. Cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu đặc điểm, ngành nghề của từng loại hình doanh nghiệp, xu hướng phát triển cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thêm vào đó không phải cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, hoạt động tài chính của từng ngành. Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm, những khó khăn thuận lợi riêng. Vì thế, chính sự không phân hoá này sẽ làm cho cán bộ tín dụng biết được nhiều về hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề nhưng sự hiểu biết đó không sâu sắc, không đầy đủ nên sẽ dẫn đến phân tích, đánh giá doanh nghiệp không kỹ lưỡng, thiếu chính xác. Mỗi cán bộ tín dụng cũng đảm nhận thẩm định khoản vay cả ngắn hạn, trung dài hạn. Trong khi đó các khoản vay trung, dài hạn thường có những dự án đầu tư phức tạp, khó khăn hơn do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có nhiều kinh nghiệm thì kết quả thẩm định mới có giá trị cao. Chương 3 Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 3.1 Định hướng hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 3.1.1 Mục tiêu chung Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao, đặc biệt là nguồn vốn có tính ổn định để đảm bảo đủ vốn cho phát triển nền kinh tế. Mở rộng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng dịch vụ ngân hàng, giữ vững vị thế của NHTM mạnh trên địa bàn. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể Nguồn vốn tăng 20%- 22% so với năm 2007 Trong đó: + tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 55% tổng nguồn vốn + nguồn vốn ngoại tệ tăng 30% so với năm 2007 Dư nợ tín dụng tăng 22% - 25% so với năm 2007 Trong đó : dư nợ trung, dài hạn chiếm 60% tổng dư nợ Nợ quá hạn: dưới 5% Thu dịch vụ : tăng 20% so với năm 2007 Tài chính: đảm bảo đủ lương cho cán bộ công nhân viên và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách. 3.1.2 Mục tiêu cho vay SMES Ưu tiên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,có đủ điều kiện quan hệ tín dụng. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể - Dư nợ SMES đạt 564 tỷ đồng, chiếm 80% dư nợ cho vay doanh nghiệp. - Tỷ trọng cho vay trung dài hạn SMES chiếm 40% tổng dư nợ - Tỷ trọng cho SMES hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 10% tổng dư nợ cho vay chung. - Tỷ lệ nợ xấu cho vay SMES chiếm 3% tổng dư nợ chung. 3.2 Giải pháp phát triển cho vay SMES tại chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị 3.2.1 Xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tài sản đảm bảo cụ thể ª Chính sách khách hàng : giữ vững khách hàng cũ và chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có một nguyên lý phát biểu rằng: Chi phí giữ khách hàng hiện tại bằng 1/10 chi phí để chinh phục khách hàng mới. Chinh phục khách hàng mới là mục tiêu mà ngân hàng nào cũng muốn đạt tới. Trong tình hình hiện nay khi mà thị phần cho vay của chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng TRị đang chiếm 1 tỷ lệ khá khiêm tốn 27,54% năm 2007 thì giữ vững khách hàng hiện tại ,chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài mà chi nhánh cần thực hiện một cách bài bản và xem đó như là một chính sách trọng tâm của ngân hàng. § Giữ vững khách hàng hiện tại: Đối với khách hàng hiện tại : không ngừng gia tăng sự quan tâm tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng việc tổ chức ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện. Trên cơ sở đó tổ chức huy động vốn, mở rộng tín dụng, phát triển dịch vụ của ngân hàng phục vụ cho những khách hàng này. Cần tránh tư tưởng chủ quan cho rằng khách hàng quen thì đối xử như thế nào cũng được.. Bất kỳ một sự sơ suất nào dù là vô tình hay cố ý làm cho khách hàng không hài lòng thì họ sẽ chấm dứt quan hệ với ngân hàng và tìm đến ngân hàng khác. Vì các ngân hàng khác luôn sẵn sàng đón tiếp những khách hàng này. Do đó cán bộ ngân hàng nên thường xuyên giữ liên lạc với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mở đại lý hay chi nhánh nên củ cán bộ đến thăm hỏi, chúc mừng , nếu không đến được thì có thể gửi điện hoa chúc mừng. Như vậy vừa thể hiện sự quan tâm, động viên của ngân hàng đến khách hàng. Qua đó cán bộ ngân hàng có thể nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tìm hiểu nhu cầu vay vốn của ngân hàng trong tương lai của khách hàng. Hay cán bộ ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng kinh nghiệm về quản lý tài chính, hướng dẫn khách hàng lập kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Hiện nay ở chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị chưa xây dựng được một chính sách khách hàng cụ thể. Đối với khách hàng truyền thống chưa có chính sách ưu đãi gì về lãi suất cũng như việc tạo mối quan hệ thường xuyên với khách hàng. Do đó ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác này để có thể nâng cao hình ảnh của mình trong con mắt của khách hàng. § Chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng Từ trước tới nay thì chỉ khi khách hàng có nhu cầu thì tìm đến ngân hàng. Còn ngân hàngchủ động tìm kiếm khách hàng là việc hiếm thấy ở chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị bởi lẽ trên địa bàn của tỉnh ngoài chi nhánh NHNo-PTNT và chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển, chi nhánh ngân hàng công thương thì chỉ có 1 chi nhánh ngân hàng Sài Gòn thương tín và ngân hàng ngoại thương. Và do mới thành lập nên việc thu hút khách hàng còn hạn chế. Tuy vậy trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay muốn tăng số lượng khách hàng thì ngân hàng cần phải chủ động tìm kiếm khách hàng. Các chủ SMES thường có tâm lý e ngại khi cung cấp thông tin của cá nhân cũng như thông tin của doanh nghiệp cho ngân hàng. Khi ngân hàng tìm đến khách hàng để mời chào họ vay vốn và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chủ động thẩm định, tìm kiếm các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ tránh được tình trạng là khi khách hàng chủ động tìm đến ngân hàng thì thông tin họ cung cấp thông tin sai lệch, méo mó, không chính xác vì họ có nhiều thời gian để điều chỉnh và xử lý các thông tin này, gây cho ngân hàng mất nhiều thời gian và công sức để thẩm định các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Việc ngân hàng chủ động tìm đến doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề như lựa chọn ngân hàng, hay lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khả thi hơn. Ngân hàng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp giúp họ đưa ra quyết định hiệu quả và tối ưu. Đồng thời ngân hàng có thể chủ động thẩm định và sẽ hướng doanh nghiệp đi theo cách mà ngân hàng cho là mang lại hiệu quả tối ưu. Muốn làm được điều này thì ngân hàng phải tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đến với các doanh nghiệp. Có thể nói khâu công tác tiếp thị , giới thiệu sản phẩm cho vay ít được chú trọng. Nhưng công tác này rất quan trọng vì giảm được rủi ro trong thanh toán nợ vay đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm thông tin cũng như sự tư vấn để doanh nghiệp có thể ra quyết định vay nếu họ thấy hài lòng, có lợi với các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Hiện nay các doanh nghiệp muốn biết được các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thường phải đến ngân hàng để tìm hiểu nhưng việc tìm hiểu gặp rất nhiều khó khăn bởi vì ngân hàng chưa có đội ngũ để hướng dẫn và giải thích rõ ràng chu đáo. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể xem trên vebsite của ngân hàng nhưng sản phẩm chỉ tóm tắt chung chung nên muốn biết rõ , đầy đủ thì không thể. Do đó ngân hàng nên tiếp thị bằng cách phát tờ rơi, dịch vụ điện thoại trả lời trực tiếp những câu hỏi của khách hàng. Ngân hàng có thể quảng cáo hình ảnh của mình qua quan hệ giao dịch trực tiếp với khách hàng trong quá trình giải quyết nghiệp vụ cho vay. Đây là hình thức quảng cáo đạt hiệu quả khá cao, đơn giản nhất, ít tốn kém nhất. Do đó thái độ phục vụ, giao tiếp của nhân viên với khách hàng phải lịch thiệp, nhã nhặn, tận tình bởi vì dưới con mắt của khách hàng thì nhân viên ngân hàng là hình ảnh của ngân hàng SMES thường vay món vay nhỏ, nhiều rủi ro nhưng không thể áp dụng lãi suất cao bởi vì như vậy SMES không chịu nổi áp lực về chi phí vay vốn. Mà hiện nay SMES đang gặp khó khăn về vốn cần sự hỗ trợ về ưu đãi lãi suất. Ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau với ngành nghề kinh doanh có tiềm lực, triển vọng phát triển. ª Chính sách tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là điều kiện rất quan trọng mang tính chất quyết định đối với việc cho vay doanh nghiệp có tiềm năng rủi ro cao. Nhưng tài sản đảm bảo chưa phải là chỗ dựa an toàn cho hoạt động tín dụng. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai và cũng là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả được nợ nhưng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Do vậy không nên quá coi trọng tài sản đảm bảo khi xem xét điều kiện để cấp tín dụng. Trong khi SMES không phải lúc nào cũng đủ tài sản để thế chấp, cầm cố. Trong hoạt động tín dụng, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ hoàn toàn không đơn giản, thậm chí còn gặp nhiều khó khăn do tài sản đảm bảo còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, hệ thống pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan khi tài sản được đem ra xử lý. Vì vậy điều quan trọng khi xem xét điều kiện tín dụng đó là phương án sản xuất kinh doanh có khả thi không, hiệu quả dự án mang lại như thế nào, tình hình tài chính của doanh nghiệp có tốt không, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào, năng lực của chủ doanh nghiệp ra sao…Chính những yếu tố này mới quyết định khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó ngân hàng cần nâng cao tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo trong chính sách cho vay của mình. Để làm được ngân hàng phải xây dựng các điều kiện cho vay không cần tài sản đảm bảo. Nếu doanh nghiệp đáp ứng những điều kiện dưới đây sẽ được vay mà không cần tài sản đảm bảo: Có quan hệ tín dụng với ngân hàng ít nhất là 3 lần. Doanh nghiệp đã hoạt động được 4 năm trở lên. hoạt động kinh doanh có lãi trong 3 năm gần nhất và lợi nhuận phải tăng lên qua các năm. Tình hình tài chính tốt Doanh nghiệp trả lương qua ngân hàng và mở một tài khoản duy nhất tại ngân hàng. Ngành nghề kinh doanh có khả năng cạnh tranh cao. 3.2.2 Làm tốt công tác cán bộ Con người luôn là yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ tín dụng - những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng , thu thập thông tin, thẩm định phương án kinh doanh và ra quyết định cho vay. Và việc tăng số lượng khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng phụ thuộc không nhỏ vào trình độ cũng như đạo đức của mỗi cán bộ tín dụng. Do đó công tác cán bộ cần được chú trọng từ khâu tuyển dụng, đào tạo cho đến chế độ khen thưởng, kỷ luật. Ÿ Đối với công tác tuyển dụng: Cần xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, kế hoạch tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, tính chất công việc, nghiệp vụ địa bàn cần tuyển. Một nhân viên tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau: - Kỹ năng giao dịch , ứng xử, thuyết trình. - Sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin. - Sự am hiểu các kiến thức về luật pháp, kinh tế, ngành nghề kinh doanh. - Đạo đức nghề nghiệp, sự trung thực và nhạy bén nắm bắt sự biến động của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng trong nền kinh tế. Do đó trong quá trình tuyển dụng ngoài việc kiểm tra nghiệp vụ, trí thông minh cần chú trọng đến đạo đức nghề nghiệp và các kiến thức xã hội khác. Ngân hàng có thể tuyển dụng theo hình thức đăng báo, thông báo trên website hay có thể liên kết trực tiếp với các tường đại học thuộc khối ngành kinh tế để chọn lọc, thu nhận sinh viên đến thực tập. Khi sinh viên được chọn cũng tổ chức thi đầu vào, phỏng vấn như khi tuyển dụng. Trong thông báo tuyển dụng cần nêu rõ các chính sách đãi ngộ để có thể thu hút được người tài. Ÿ Đối với công tác đào tạo cán bộ tín dụng : Cần phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo cụ thể phù hợp với trình độ và công việc đang làm. Ngoài đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cần phải đào tạo kỹ năng về kế toán, tài chính, kiến thức luật pháp, ngành nghề kinh doanh. Do đó ngân hàng cần tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng, chuyên sâu kiến thức về SMES . Bởi vì muốn tìm được khách hàng tốt, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tính khả thi thì đội ngũ cán bộ tín dụng phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng về từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về thị trường, về pháp luật, có khả năng phân tích thông tin, kỹ năng giao tiếp. Qua đó lựa chọn một số cán bộ nhân viên giỏi để đào tạo thành những chuyên gia đầu ngành trong từng nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù quy định có chặt chẽ nhưng một số cán bộ vì lợi ích cá nhân vẫn có thể thông đồng với khách hàng cố ý làm sai quy định dẫn đến thất thoát nguồn vốn của ngân hàng. Do đó cần thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong mỗi cán bộ tín dụng. Ngoài ra ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, giao lưu giữa các chi nhánh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cần có chính sách thưởng phạt công bằng đối với cán bộ tín dụng có dự nợ cao, xử lý nợ tốt cũng như cán bộ vi phạm kỷ luật. Điều này sẽ góp phần tạo nên động lực khuyến khích cán bộ tín dụng tận tâm hơn với công việc được giao, gắn bó lâu dài với ngân hàng . 3.2.3 Ứng dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay SEMS tại chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị Xuất phát từ đặc điểm của SMES trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: 34,14% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. 40,17% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Rõ ràng trong hai lĩnh vực trên quan hệ mua bán diễn ra thường xuyên, liên tục. Do đó nhu cầu vốn lưu động rất cao. Với đặc điểm của bao thanh toán rất phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực này. Hơn nữa hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đã áp dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình còn tại chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị thì chưa. Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành 6/9/2004 thì bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá giữa bên bán hàng và bên mua hàng thông qua thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Đặc điểm của bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cho người bán theo đó ngân hàng sẽ: Tài trợ vốn lưu động cho người bán sau khi người bán đã chuyển giao các khoản phải thu cho ngân hàng. Họ sẽ được tài trợ ngay một khoản tiền theo tỷ lệ phần trăm hoá đơn đã được thoả thuận từ trước. Đây là một khoản ứng trước nên người bán phải trả cho ngân hàng theo lãi suất thoả thuận. Phần còn lại ngân hàng sẽ chuyển cho người bán sau một khoảng thời gian nhất định. Ngân hàng sẽ theo dõi, quản lý, thu nợ hộ tiền hàng cho người bán. Dưới đây là quy trình cho vay bao thanh toán Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hoá. Người bán đề nghị ngân hàng tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hoá. Ngân hàng tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua. Nếu xét thấy có thể được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, ngân hàng sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán. Ngân hàng và người bán thoả thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Ngân hàng ứng trước một phần tiền cho người bán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán. Khi đến hạn thanh toán ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ từ người mua. Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán. Sau khi đã thu hồi tiền hàng từ phía người mua, ngân hàng sẽ thanh toán nốt tiền, chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán. Sơ đồ hệ thống một đơn vị bao thanh toán: Người bán Người mua Đơn vị bao thanh toán 1 8 2 4 5 7 1 6 11 3 9 10 Lợi ích khi sử dụng bao thanh toán ∙ Đối với người bán: Bao thanh toán là một quá trình chuyển hoá các khoản phải thu thành tiền mặt. Khi sử dụng dịch vụ này sẽ giúp người bán lấp lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng cho đến khi người mua thanh toán tiền hàng. Như vậy ngưòi bán sẽ có vốn kịp thời để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay nói cách khác là tìm kiếm thêm nhiều cơ hội làm ăn. Người bán sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn. Người bán sẽ giảm được khoản chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa. ∙ Đối với ngân hàng: Khi đưa dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng làm cho số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng tăng lên. Đồng thời ngân hàng có thêm thu nhập từ hoạt động này. Như vậy để có thể đưa dịch vụ này đến từng doanh nghiệp thì ngân hàng có thể tổ chức một cuộc hội thảo khách hàng, thông qua đó giới thiệu cụ thể lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này cũng như phương thức cho vay và thủ tục cần thiết để có được nguồn vốn từ ngân hàng. Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp ngân hàng có thể cử cán bộ đến từng doanh nghiệp giới thiệu dịch vụ và mời chào họ sử dụng. 3.2.4 Gia tăng nguồn vốn Muốn mở rộng quy mô tín dụng thì cần phải có nguồn vốn để cho vay. Để gia tăng nguồn vốn ngân hàng nên mở thêm các phòng giao dịch kết hợp với nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn để thu hút nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư. Đồng thời khai thác tối đa các nguồn tài trợ uỷ thác, nguồn vốn ưu đãi trong và ngoài nước tạo ra nguồn vốn rẻ, ổn định để cho SMES vay. 3.2.5 Tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay Hiện nay, hầu như việc kiểm trong và sau khi cho vay chỉ mang tính hình thức. Việc kiểm tra định kỳ khách hàng sau khi cho vay rất quan trọng. Bởi vì hoạt động này cho biết khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không, dự án kinh doanh có hiệu quả không. Việc thẩm định hồ sơ cho vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn nên giao cho hai cán bộ tín dụng. Bởi vì có trường hợp cán bộ tín dụng làm phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp không sử dụng vốn vay như trong phương án đã trình bày. Nếu công tác này được thực hiện một cách đúng đắn thì có thể ngăn chặn được rủi ro khi doanh nghiệp sử dụng sai mục đích từ đó ngân hàng có thể chấm dứt giải ngân trong giai đoạn tiếp theo, thu hồi nợ gốc sớm giảm được nợ xấu cho ngân hàng. 3.2.6 Ngân hàng cần nâng cao chất lượng thông tin Ngân hàng cần nắm bắt thông tin về doanh nghiệp một cách kịp thời, chính xác. Trước những hạn chế về nguồn cung cấp thông tin không minh bạch từ SMES thì điều cần thiết phải khai thác tốt thông tin từ bên ngoài. Muốn làm được điều này ngân hàng phải tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp. Bởi vì các tổ chức này nắm rất rõ về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Việc hợp tác này giúp ngân hàng có nguồn thông tin tin cậy, kịp thời. Đồng thời các tổ chức này sẽ chuyển tải những thông tin về hoạt động của ngân hàng với SMES tạo ra mối liên hệ thường xuyên giữa ngân hàng với khách hàng. 3.2.7 Xây dựng mô hình tổ chức chuyên nghiệp, chuyên sâu phục vụ cho SMES. Ngân hàng cần xây dựng mô hình tổ chức chuyên ngiệp, chuyên sâu phục vụ SMES để đề ra các chính sách cho vay SMES cũng như tìm hiểu đặc điểm sản xuất kinh doanh, đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình thẩm định, thu nợ. Để làm được điều này ngân hàng nên thành lập ban tín dụng cho vay SMES. Thường xuyên mở các lớp đào tạo những kiến thức về quản trị doanh nghiệp, pháp luật liên quan đến thành lập doanh nghiệp, xử lý tài sản đảm bảo… nhằm tạo ra đội ngũ chuyên nghiệp, có trình độ hiểu biết sâu rộng phục vụ cho SMES 3.3 Những kiến nghị nhằm phát triển cho vay SMES 3.3.1 Đối với nhà nước Cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc thành lập quỹ bảo lãnh. Khó khăn lớn nhất của SMES khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng là thiếu tài sản thế chấp. Do đó họ cần có tổ chức đứng ra bảo lãnh để vay vốn. Mặc dù từ năm 2001 chính phủ đã có chính sách về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng việc thành lập quỹ này ở một số tỉnh gặp nhiều khó khăn do quy định muốn thành lập quỹ thì cần có tối thiểu 30 tỷ đồng. Do đó chính phủ nên có những quy định mở hơn cho phép thành lập quỹ có mức vốn thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. Gần đây chính phủ đã ban hành chính sách cho phép ngân hàng được áp dụng cơ chế giá thoả thuận trong việc định giá tài sản thế chấp là nhà đất để cho vay. Nhưng trên thực tế khi xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ nếu không có sự thoả thuận của các cơ quan có liên quan thì ngân hàng cũng không làm được gì. Và khi có được tài sản thế chấp thì ngân hàng mất rất nhiều thời gian để thu hồi nợ vì việc thu hồi phụ thuộc vào nhiều cơ quan khác như: viện kiểm soát, toà án, địa chính, sở tài chính vật giá. Như vậy nhà nước có thể giải quyết khó khăn này bằng cách cho phép các ngân hàng được quyền phát mại tài sản thế chấp sau khi được toà án công nhận tính hợp pháp của giấy tờ có liên quan như hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản… mà không phải qua tố tụng. 3.3.2 Đối với chính quyền địa phương Nên thành lập hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn. Hiệp hội đứng ra bảo lãnh, tín chấp cho doanh nghiệp khi vay vốn. Ở mỗi tỉnh nên có một trung tâm thông tin tín dụng để cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm để cho doanh nghiệp có điều kiện quảng bá hình ảnh của mình đến khách hàng, và nếu được khách hàng chấp nhận tạo được uy tín tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, vốn vay sẽ phát huy tác dụng vừa có lợi cho doanh nghiệp và cả ngân hàng. Địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh lý tài sản đảm bảo, giúp thu hồi vốn nhanh. Đối với ngân hàng nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nên có sự điều chuyển vốn kịp thời khi chi nhánh gặp khó khăn về vốn, giảm lãi suất cho vay, đồng thời tăng thêm quyền tự quyết cho vay trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian tới cần mở rộng hệ thống máy ATM tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng về các chuyên đề như: phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, marketing ngân hàng, kiến thức pháp luật về đất đai… 3.3.4 Kiến nghị đối với SMES Nâng cao năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp, năng lực lập phương án sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp, minh bạch các thông tin tài chính. Nên tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để có được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ hiệp hội :máy móc kỹ thuật, năng lực cạnh tranh, sự bảo lãnh của hiệp hội. Tăng cường giao dịch qua ngân hàng, điều này sẽ giúp ngân hàng đánh giá đúng giá trị cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết luận Việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải là vấn đề quá khó đối với ngân hàng mà vấn đề quan trọng là khoản tín dụng phải an toàn và hiệu quả. Trong tình hình kinh tế như hiện nay thì ngân hàng và doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ nhau phát triển. Do đó, ngân hàng nên nới lỏng các điều kiện cho vay để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay, thực thi phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Nhờ đó góp phần vào sự phát triển của đất nước. Muốn vậy, doanh nghiệp phải thực sự đưa ra những phương án, dự án sản xuất kinh doanh thật hiệu quả để thuyết phục ngân hàng và trong quá trình sử dụng vốn vay phải hợp lý và đảm bảo khả năng sinh lời tạo niềm tin cho ngân hàng từ đó mới tạo một tiền đề vững chắc cho sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khoá luận không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy cô và các anh chị trong chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình ngân hàng thương mại, 2004, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà.Nhà xuất bản thống kê Giáo trình tài chính doanh nghiệp, 2004, PGS.TS. Lưu Thị Hương. Nhà xuất bản thống kê Quản trị ngân hàng thương mại,2004, PeterS.Roes. Nhà xuất bản tài chính Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, 2001, Federic S.mishkin. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Sổ tay tín dụng NHNO-PTNT VIỆT NAM Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng 2005,2006,2007 của chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2004, Lê Văn Tề. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. www.mof.gov.vn www.sbv.gov.vn www.ncseif.gov.vn Tạp chí ngân hàng, số 4 năm 2005, Số 7,10 năm 2007 Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 10 năm 2007 Một số luận văn K44 ,45 khoa ngân hàng quangtri.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNH115.docx
Tài liệu liên quan