Khóa luận Hạch toán và phân tích công nợ tại công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006 là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và đặc biệt năm 2007 là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Điều này đang và sẽ tạo ra không ít thuận lợi và thách thức với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc gia, trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế. là những sức ép rất lớn. Và cũng chính điều này là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Thực tế, đòi hỏi nhu cầu về vốn đang là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng nói riêng, chính điều này dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu, tuy nhiên khả năng thanh toán và hoàn trả các nguồn vốn chiếm dụng còn hạn chế đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất, sức cạnh tranh và lâu dài sẽ trở thành cản trở lớn với nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận xét của nhiều nhà kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn do vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh tranh không cao, dễ rơi vào khó khăn khi thị trường biến động. Công nợ và khả năng thanh toán không chỉ phản ánh tiềm lực kinh tế mà còn phản ánh rõ nét chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Quản lý công nợ là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả, nâng cao khả năng thanh toán. Thực tế đó đang đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp là làm thế nào nâng cao hiệu quả vốn và nâng cao khả năng thanh toán hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

doc86 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hạch toán và phân tích công nợ tại công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy khoản phải trả của Công Ty có xu hướng giảm dần từ phải trả gần 215 tỷ năm 2004 đến năm 2006 còn phải trả gần 183 tỷ. Trên đây là những thành công mà Công Ty đạt được về công tác hạch toán và tình hình công nợ trong những năm qua. 1.2. Những hạn chế Tuy đạt được những thành công như trên, song Công Ty vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về công tác hạch toán và tình hình công nợ như sau: Công tác hạch toán: Hiện tại, Công ty theo dõi khoản phải thu khách hàng trên Sổ chi tiết tài khoản 131 theo từng đối tượng khách hàng nhưng chưa phản ánh được thời hạn nợ cũng như thời gian thu hồi của các khoản nợ này, do vậy ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ phải thu khách hàng. Đồng thời, Công ty cũng chưa phân loại nợ phải thu khách hàng và bảng kê thời hạn của các khoản nợ tương ứng với từng khách hàng để thuận tiện trong việc quản lý. Đối với khoản phải trả cũng vậy, Công ty cũng chỉ theo dõi các khoản phải trả trên Sổ chi tiết tài khoản 331 theo từng đối tượng nhà cung cấp mà chưa phản ánh được thời hạn nợ cũng như thời gian thanh toán cho nên sẽ ảnh hưởng đến công tác thanh toán các khoản nợ đến hạn làm giảm uy tín của Công ty. Công ty cũng chưa phân loại nợ phải trả người bán và bảng kê thời hạn của các khoản nợ tương ứng với từng nhà cung cấp. Tình hình thanh toán Các khoản phải thu Hiện tại, Công ty đang áp dụng chính sách bán hàng thu tiền ngay, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, nếu Công ty vẫn áp dụng chính sách tín dụng đó thì trong tương lai gần Công ty khó có thể giữ chân được khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới, như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn dến doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó, chính sách thu hồi nợ của Công ty cũng là vấn đề đang được ra, làm sao để giảm các khoản phải thu, làm sao để các khoản phải thu được thu đúng thời gian qui định? Các khoản nợ phải trả Các khoản nợ phải trả khá cao cũng là hạn chế của Công Ty. Chính điều này đã hạn chế khả năng thanh toán của Công Ty. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2004 là 0,98, năm 2005 là 1,08 và năm 2006 là 0,95, nguyên nhân là do khoản nợ ngắn hạn lớn. Đây là dấu hiệu cho thấy khó khăn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ là do hạn chế trong quản trị tiền. Bên cạnh đó, các khoản phải trả của Công Ty khá lớn đã làm cho khoản chi phí thanh toán nợ do kéo dài tăng sẽ làm giảm khả năng thanh toán và uy tín của Công Ty. Quản trị tiền Việc quản trị tiền là một trong những công tác rất quan trọng liên quan đến công nợ, việc quản trị tiền tốt sẽ dẫn đến tình hình công nợ tốt, bởi nhà quản trị sẽ quản trị được lượng tiền thừa, thiếu ở Công Ty để từ đó có biện pháp thu hồi cũng như trả nợ để cân bằng được khả năng thanh toán của Công Ty. Cho nên Công Ty cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp quản trị tiền để cho khả năng thanh toán của Công Ty đã tốt sẽ tốt hơn. Lựa chọn phương án bán hàng Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp nói chung và Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng nói riêng luôn luôn xây dựng và cố gắng hoàn thiện để phù hợp với thị trường như ngày nay. Lựa chọn phương án bán hàng nào để cho doanh thu tăng, lợi nhuận tăng để thu hút hơn nữa lượng khách hàng ngày càng nhiều về cho Công Ty ngoài lượng khách hàng sẵn có. Việc lựa chọn phương án thu tiền ngay, không có chính sách chiết khấu của Công Ty phải chăng đã là cách hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công Ty? 2.Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán và tình hình thanh toán công nợ tại Công Ty 2.1. Đối với công tác hạch toán công nợ Để thuận lợi hơn trong việc theo dõi các khoản nợ của từng khách hàng, đặc biệt báo cáo số liệu cuối kỳ cho Ban Giám Đốc, Công ty có thể thiết kế mẫu sổ như sau: BẢNG KÊ PHÂN LOẠI NỢ CỦA 131 - QUÍ IV/2006 - Mã khách Tên khách Số dư cuối kỳ Nợ Có VP200002 Công ty xi măng Hoàng Thạch 6.696.172.704 VP200115 Công ty xây dựng 48 195.880.000 VP300015 Công ty xây dựng 47 105.490.940 VP300018 Công ty CP đầu tư xây dựng Miền Trung 151.950.000 VP300060 Công ty 532 - Bộ Quốc Phòng 23.595.000 VP400030 Công ty xây dựng 41 56.100.000 VP400031 Công ty xây dựng 21 1.647.750 VP400033 Công ty Cơ giới xây lắp 10 75.000 VP400034 Công ty xây dựng 43 68.145.000 VP400062 XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II ……… ………………… ………… ………… Tổng cộng 7.654.248.889 314.588.470 Như vậy, với việc thiết kế bảng kê phân loại nợ của khách hàng, nhà quản lý sẽ thấy ngay được chi tiết khoản phải thu hay khoản phải trả tương ứng với từng khách hàng nào. Đồng thời nhà quản lý cũng thấy được số liệu tổng cộng khoản phải thu cũng như khoản khách hàng ứng trước vào cuối kỳ. Qua số liệu ta thấy tổng khoản phải thu khách hàng của Công Ty vào cuối kỳ là: 7.654.248.889 đồng, tổng khoản khách hàng ứng trước là 314.588.470 đồng. Như vậy số phải thu khách hàng thực tế của Công Ty vào cuối kỳ là 7.654.248.889 – 314.588.470 = 7.339.660.419 đồng. Tương tự, để thuận lợi hơn trong việc theo dõi các khoản nợ của nhà cung cấp, đặc biệt báo cáo số liệu cuối kỳ cho Ban Giám Đốc, Công ty có thể thiết kế mẫu sổ như sau: BẢNG KÊ PHÂN LOẠI NỢ CỦA 331 - QUÍ IV/2006 - Mã khách Tên khách Số dư cuối kỳ Nợ Có VP200001 Công ty xi măng Hoàng Mai 11.594.631.430 VP200002 Công ty xi măng Hoàng Thạch 48.965.703.977 VP200003 Công ty Xi măng Bút Sơn 394.005.518 VP200004 Công ty cổ phần Vật tư vận tải Xi măng 96.221.520 VP200005 Công ty Tư vấn ĐTPT Xi măng 386.355.500 VP200009 Công ty cổ phân Xi măng Bỉm Sơn 1.890.954.472 VP200011 Công ty cổ phần XM Bỉm Sơn 119.561.492 VP200012 Công ty Vạn Tường 448.000.000 VP200014 Công ty bảo minh Khánh Hoà 1.098.000 VP700015 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai 34.667.601 ……… ………………… ………… ………… Tổng cộng 13.471.248.747 83.060.537.798 Như vậy, với việc thiết kế bảng kê phân loại nợ của nhà cung cấp, nhà quản lý sẽ thấy ngay được chi tiết khoản phải trả hay khoản phải thu tương ứng với từng nhà cung cấp nào. Đồng thời nhà quản lý cũng thấy được số liệu tổng cộng khoản phải trả cũng như khoản trả trước cho người bán vào cuối kỳ. Qua số liệu ta thấy tổng khoản phải trả nhà cung cấp của Công Ty vào cuối kỳ là: 83.060.537.798 đồng, tổng khoản trả trước cho người bán là 13.471.248.747 đồng. Như vậy số phải trả người bán thực tế của Công Ty vào cuối kỳ là 83.060.537.798 – 13.471.248.747 = 69.589.289.051 đồng. Như vậy, với việc thiết kế mẫu sổ như trên, cuối kỳ nhà quản lý có thể nắm bắt được các khoản nào phải thu, các khoản nào phải trả tương ứng với từng khách hàng, nhà cung cấp nào để từ đó nhà quản lý có chính sách phải thu, phải trả hợp lý Tuy nhiên, để biết được chi tiết khoản nợ nào chưa đến hạn, đến hạn thì Công ty có thể thiết kế mẫu sổ chi tiết sau, để từ đó có biện pháp đốc thúc thu hồi, đốc thúc trả nợ hợp lý. Bởi lẽ những chính sách tín dụng đều được quy định trên các hợp đồng, chứng từ, do đó chúng ta không thể quay trở lại hoá đơn, chứng từ như vậy sẽ mất thời gian và hiệu quả công tác quản lý công nợ sẽ không cao. SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Quí IV/2006- Đối tượng: VP300015-Công ty xây dựng 47 Chứng từ Thời hạn tín dụng (ngày) Ngày đến hạn Nội dung Số phát sinh TK đối ứng Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 02/12 HĐ 6316 10 12/12/06 Xuất bán hàng cho khách 5.636.360 5111 02/12 HĐ 6316 Xuất bán hàng cho khách 563.640 33311 ….. ……. ………. ….. …………… ………… ………….. … Tổng phát sinh trong kỳ 19.010.378.810 19.115.869.750 Số dư cuối kỳ 105.490.940 SỐ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 331 Quí IV/2006 - Đối tượng: VP700015-Trạm đầu nguồn Hoàng Mai Chứng từ Thời hạn tín dụng (ngày) Ngày đến hạn Nội dung Số phát sinh TK đối ứng Ngày Số Nợ Có Số dư đầu kỳ 15.892.096 03/12 PN L87 30 03/01/07 Nhập Xm Bút Sơn PCB30 21.013.736 1561 03/12 PN L87 Nhập Xm Bút Sơn PCB30 216.138.264 1331 …… …….. …………………….. Tổng phát sinh trong kỳ 79.386.235 98.161.740 Số dư cuối kỳ 2.043.367.338 BẢNG KÊ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG Qúi IV/2006 – STT Tên khách hàng Địa chỉ Số tiền phải thu Trong đó Đến hạn Nợ qúa hạn Dưới1năm Trên 1 năm Trên2năm Từ 3 năm trở lên Khó đòi 1 Công ty xi măng Hoàng Thạch VPHO 6.696.172.704 6.696.172.704 2 Công ty xây dựng 48 VPHO 3 Công ty xây dựng 47 VPHO 4 Công ty CP đầu tư xây dựng Miền Trung VPHO 151.950.000 151.950.000 5 Công ty 532 - Bộ Quốc Phòng VPHO 23.595.000 23.595.000 6 Công ty xây dựng 41 VPHO 56.100.000 56.100.000 7 Công ty xây dựng 21 VPHO 8 Công ty Cơ giới xây lắp 10 VPHO 9 Công ty xây dựng 43 VPHO 68.145.000 68.145.000 10 XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II VPHO …… ………….. ………. …………. ……….. …………. ………… ……….. ………….. …….. Tổng cộng 7.654.248.889 7.654.248.889 BẢNG KÊ NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Qúi IV/2006 – STT Tên nhà cung cấp Địa chỉ Số tiền phải trả Trong đó Đến hạn Nợ qúa hạn Dưới 1 năm Trên 1 năm Trên 2 năm Từ 3 năm trở lên 1 Công ty xi măng Hoàng Mai VPHO 2 Công ty xi măng Hoàng Thạch VPHO 48.965.703.977 48.965.703.977 3 Công ty Xi măng Bút Sơn VPHO 4 Công ty cổ phần Vật tư vận tải Xi măng VPHO 96.221.520 96.221.520 5 Công ty Tư vấn ĐTPT Xi măng VPHO 386.355.500 386.355.500 6 Công ty cổ phân Xi măng Bỉm Sơn VPHO 1.890.954.472 1.890.954.472 7 Công ty cổ phần XM Bỉm Sơn VPHO 119.561.492 119.561.492 8 Công ty Vạn Tường VPHO 9 Công ty bảo minh Khánh Hoà VPHO 1.098.000 1.098.000 10 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai VPHO 34.667.601 34.667.601 …… …………. ……… ………….. ………….. ………. ………… ………… ………. Tổng cộng 83.060.537.798 83.060.537.798 2.2. Đối với tình hình thanh toán: Công Ty Xi măng VLXD Xây lắp Đà nẵng là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nên số lượng hàng cũng như nhà cung cấp của Công Ty khá đông. Mà trong kinh doanh, một doanh nghiệp mua chịu và bán chịu là công việc diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm sao giảm quản lý các khoản phải thu để thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất cũng như bảo đảm thanh toán các khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp nhằm giữ uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề chung cho các doanh nghiệp. Một số biện pháp được đề ra như sau: Đối với các khoản phải thu: Nhà quản trị tài chính Công Ty phải thiết lập chính sách tín dụng hợp lý và tổ chức thực hiện nó. Đồng thời giám sát tài khoản nhờ thu và thay đối chính sách tài chính cho phù hợp để gia tăng doanh số bán. Cụ thể: - Phải phân tích vị thế tín dụng của khách hàng: tức là xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng và so sánh với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được, tuy không thể xác minh một cách chính xác nhưng cũng có thể đánh giá điều đó dựa trên các dữ liệu về những lần mua chịu trước đó cũng như qua các nhà cung cấp trước khi ký kết hợp đồng để thấy được khách hàng có khả năng như thế nào trong thanh toán các khoản nợ nhằm thu hồi, giảm rủi ro có thể xảy ra và khi đó Công Ty có thể chủ động trong thanh toán các khoản nợ của mình. Việc thu thập thông tin về tư cách tín dụng của khách hàng có thể được qua điều tra trực tiếp như thông qua báo cáo tài chính của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phân tích thông tin thu thập từ các nhà cung cấp trước… Đồng thời cũng có thể thông qua trung tâm xử lý số liệu về tư cách tín dụng của các doanh nghiệp để thu thập thông tin. Chính sách tín dụng với tiêu chuẩn tín dụng không quá cao và cũng không quá thấp. Nếu các tiêu chuẩn được đặt ra quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm năng và có thể giảm lợi nhuận. Ngược lại, nếu các tiêu chuẩn được đặt ra qua thấp có thể thúc đẩy doanh số tăng nhưng sẽ có rất nhiều khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, làm tăng các khoản nợ khó đòi và doanh nghiệp phải chí phí thu tiền cao hơn. -Trong hợp đồng cần quy định rõ thời hạn thanh toán và theo dõi thực hiện hợp đồng khách hàng. Với những khách hàng có quan hệ lâu năm với Công Ty và có uy tín trong thanh toán nợ, Công Ty nên kéo dài thời hạn thanh toán và số nợ lớn hơn so với những khách hàng khác. Nên tăng thời hạn thanh toán, cụ thể: hiện tại Công Ty cho thanh toán chậm trong vòng 30 ngày, thì Công Ty có thể tăng thêm thời hạn thanh toán để những khách hàng ở xa có thể thanh toán đúng hạn nhằm bảo đảm Công Ty có thể thu hồi nợ, khi đó khoản tiền thu được đảm bảo và hệ số thanh toán bằng tiền sẽ cải thiện rất nhiều. Đồng thời quan hệ bạn hàng được giữ vững cũng như thu hút được nhiều khách hàng do đó doanh thu bán hàng tăng thêm. - Khuyến khích khách hàng mua hàng của Công Ty bằng cách cho khách hàng trả góp tiền hàng đối với những khách hàng quen. Và những khách hàng mới ký kết hợp đồng lần đầu thì cần tìm hiểu tài chính và có phương thức đảm bảo thanh toán như thế chấp, ký cược,…nhằm hạn chế rủi ro do không thu hồi được nợ. - Yêu cầu khách hàng ứng trước tiền mua hàng theo % giá trị hàng hoá mua nhằm hạn chế tăng các khoản phải thu và tăng lượng tiền mặt tại Công Ty. Khi đó sẽ rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, tăng vòng quay các khoản phải thu. - Hiện tại Công Ty chưa áp dụng hình thức chiết khấu cho những khách hàng mua với số lượng lớn và trả tiền trước thời hạn. Nhưng cần tính toán, đối chiếu với lãi suất các khoản vay ngân hàng để có thoả thuận và đưa ra tỷ lệ chiết khấu phù hợp, thông thường tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn hoặc bằng các lãi suất tiền vay. - Khuyến khích khách hàng thanh toán nợ đúng hạn, không để kéo dài khoản nợ để giảm kỳ thu tiền bình quân và tăng vòng quay khoản phải thu. Khi đó khả năng thanh toán của Công Ty sẽ cao hơn. Không nên để những khoản nợ kéo dài vì khi đó Công Ty phải chịu một chi phí cơ hội do chưa thu được nợ và đưa vốn đó vào chi phí kinh doanh - Đối với những khách hàng vừa là nhà cung cấp thì nên bù trù công nợ để hạn chế các khoản phải thu. Do đó, những khoản nợ kéo dài có thể tính thêm tiền phạt tuỳ thời gian quá hạn để Công Ty có thể bù đắp vào chi phí cơ hội bị mất. Tuy nhiên, những quy định này phải được nói rõ trong cam kết mua bán giữa hai bên để tránh gây khó khăn, áp lực cho khách hàng cũng như sẽ giảm lượng khách hàng của Công Ty Bên cạnh đó, chính sách thu tiền tức là các biện pháp áp dụng để thu hồi những khoản nợ mua hàng quá hạn cũng là vấn đề đang được đặt ra tại Công Ty. Việc đòi nợ phải vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo nhưng cũng phải rất cương quyết. Công Ty nên thông báo cho khách hàng khoảng 10 ngày trước khi hết thời hạn thanh toán để khách hàng chủ động hơn tránh việc trì hoãn. Công Ty có thể gửi thư, gọi điện thoại, cử người đến gặp trực tiếp, uỷ quyền cho người đại diện, tiến hành các thủ tục pháp lý,…Rõ ràng là khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn thì cơ hội thu hồi nợ cũng lớn hơn, nhưng các biện pháp cũng cứng rắn thì chi phí thu tiền càng cao. Thêm vào đó, một số khách hàng có thể khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn, do đó doanh thu tương lai sẽ có thể bị giảm xuống. Công Ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Thời hạn Những hành động cần thiết 15 ngày sau ngày hết hạn Gởi hoá đơn cho khách hàng và thông báo giá trị, thời hạn của hoá đơn. Yêu cầu khách hàng thanh toán tiền theo đúng thời hạn cam kết trên hoá đơn. 45 ngày sau ngày hết hạn Gởi hoá đơn và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền. Đồng thời khuyến cáo sẽ giảm tín nhiệm trong các yêu cầu tín dụng. 75 ngày sau ngày hết hạn Gởi hoá đơn và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền. Đồng thời thông báo sau 30 ngày nữa nếu không thanh toán sẽ xoá các tín dụng được thành lập. 80 ngày sau ngày hết hạn Gọi điện thoại khẳng định thông báo lần cuối. 105 ngày sau ngày hết hạn Quyết định xoá bỏ giá trị tín dụng của khách hàng dù đã nộp tiền. Nếu quá lớn sẽ nhờ sự can thiệp của luật pháp. 135 ngày sau ngay hết hạn Lập dự phòng đối với khoản thu khó đòi. Nếu quá lớn sẽ nhờ sự can thiệp của luật pháp. Đối với khoản phải trả: Bên cạnh việc quản lý các khoản thu, việc quản lý các khoản phải trả cũng có tầm quan trọng rất lớn. Bởi quản lý các khoản phải trả chính là những giải pháp nhằm chiếm dụng tối đa, hợp lý vốn của các tổ chức để trong quá trình kinh doanh không thiếu vốn. Đồng thời thanh toán những khoản nợ với nhà cung cấp để đảm bảo uy tín trong kinh doanh. - Công Ty thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản còn nợ và các khoản đã thanh toán, theo dõi thời hạn thanh toán để biết xem những khoản nợ nào đến hạn phải thanh toán gấp, những khoản nợ nào có thể kéo dài thời hạn để chủ động trong thanh toán và vận dụng số tiền bổ sung vào thanh toán những khoản nợ đến hạn. Vì hiện tại Công Ty chưa theo dõi khoản nợ phải trả theo thời hạn thanh toán mà chỉ theo dõi số tiền nợ. - Công Ty nên tìm hiểu tỷ lệ chiết khấu của nhà cung cấp để có quyết định trả nợ ngay hoặc trong thời hạn chiết khấu. Để làm điều này, Công Ty cần so sánh số tiền mà Công Ty được hưởng so với chi phí cơ hội do trả sớm. - Quyết định thanh toán đúng hạn hay thanh toán chậm các khoản nợ. Đối với một số nhà cung cấp, nếu kéo dài thời hạn thanh toán ta có thể chịu một khoản tiền phạt. Khi đó chi phí nợ của Công Ty lớn hơn chi phí cơ hội được hưởng. Khi đó chúng ta nên thanh toán đúng hạn và ngược lại chúng ta nên chọn cách trả chậm. - Nhà quản trị tài chính có thể “tận dụng” tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn việc thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả. Khi điều đó được áp dụng trong thực tế thì chi phí của tín dụng thương mại giảm, thực tế này được minh hoạ dưới bảng sau. Nguyên nhân làm giảm chi phí là do doanh nghiệp từ bỏ khoản tiền chiết khấu để trả cho việc sử dụng nguồn ngân quỹ đó trong khoảng thời gian dài hơn những điều kiện tín dụng đã được quy định trong thoả thuận mua bán. Không có nhà cung cấp nào lại áp dụng các biện pháp xiết chặt hay phạt vạ trong trường hợp người mua đôi khi chậm thanh toán một vài ngày so với thời hạn quy định trong hợp đồng. Mức độ rộng lượng đó tuỳ thuộc vào từng nhà cung cấp và các điều kiện kinh tế, cạnh tranh tại thời điểm diễn ra giao dịch. Tuy nhiên khi áp dụng sách lược trì hoãn thanh toán này, doanh nghiệp có thể phải chịu một số hậu quả như làm tổn hại đến vị thế tín dụng và danh tiếng của Công Ty, hệ quả là rút cục doanh nghiệp phải chịu những chi phí tín dụng cao hơn trong những giao dịch sau, bởi các nhà cung cấp có thể quy định thêm một số loại phí tài chính khác trong hợp đồng. Số ngày từ khi có hoá đơn cho đến khi trả tiền Số ngày trì hoãn thanh toán Điều kiện tín dụng 1/10 net 30 2/10 net 30 3/10 net 30 30 45 60 90 0 15 30 60 18.2% 10.4% 7.3% 4.5% 36.7% 21.0% 14.7% 9.2% 55.7% 31.8% 22.3% 13.9% (Ảnh hưởng của việc trì hoãn thanh toán đối với chi phí danh nghĩa của tín dụng thương mại) - Tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có, hạn chế vay ngân hàng, nhất là những khoản vay ngắn hạn vì thời hạn thanh toán nhanh, làm giảm khả năng thanh toán của Công Ty và gây nên những khó khăn về tài chính và uy tín của Công Ty. - Khi mua hàng nên trả trước một số tiền để tạo lòng tin với nhà cung cấp trong việc cung cấp hàng cho Công Ty. - Nên tìm hiểu nhiều nhà cung cấp để có sự so sánh, đánh giá để có cơ sở lựa chọn nhà cung cấp nào là nhà cung cấp lâu dài nhằm hưởng những chính sách ưu đãi của họ. Nên thoả thuận rõ ràng về chất lượng hàng hoá, thời hạn thanh toán như thanh toán chậm hơn so với thời hạn trong hợp đồng 5-10 ngày để khi có sự cố xảy ra dễ dàng ứng phó. - Đối với những nhà cung cấp vừa là khách hàng của Công Ty, nên thực hiện trao đổi trong trường hợp cần thiết, nhằm giảm giá trị các khoản phải trả và những khoản phải thu của họ. - Những khoản thuế, phải trả khác, nên thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời, tránh nợ quá lâu. - Những khoản phải trả công nhân viên chủ yếu là lương nên thanh toán đúng hạn, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm trong công tác và làm việc hăng say, tích cực và tạo hiệu quả công việc cho Công Ty. 2.3. Quản trị tiền Song song với việc quản trị các khoản phải thu, các khoản phải trả, nhà quản trị tài chính của Công Ty phải quan tâm đến việc quản trị tiền. Quản trị tiền đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gởi ngân hàng. Một nguyên tắc đơn giản trong quản trị tiền là tăng tốc độ thu hồi những tấm séc được nhận và chậm viết séc chi trả. Nguyên tắc này cho phép Công Ty duy trì mức chi tiêu tiền mặt trong nhiều kinh doanh ở một mức thấp hơn, do đó có nhiều tiền hơn cho trả nợ cũng như cho đầu tư. Tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiêu là hai khuynh hướng có liên quan chặt chẽ với nhau trong quản trị tiền mặt 2.3.1. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt Có rất nhiều cách để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt - Cách thứ nhất là đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích cho họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. Công Ty cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào càng nhanh càng tốt. Quy trình này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một hệ thống thanh toán tập trung qua ngân hàng. Hệ thống này là một mạng lưới các tài khoản ký thác tại các ngân hàng, những tài khoản này cho phép doanh nghiệp duy trì các khoản tiền gởi của họ. Đồng thời các ngân hàng cũng mở các tài khoản chi tiêu cho Công Ty nhằm thực hiện và duy trì khả năng thanh toán, chi trả của họ. Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia phát triển việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các doanh nghiệp còn được phối hợp tiến hành qua các hộp thư bưu điện (nghiệp vụ chuyển, phát tiền nhanh) - Khách hàng được chỉ dẫn gởi séc chi trả của họ tới ngân hàng đại diện của Công Ty, tại đây séc được xử lý và sau đó được đưa vào tài khoản ký thác của Công Ty tại ngân hàng. Thông qua ngân hàng, Công Ty thanh toán các hoá đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ. Lợi thế của hệ thống ngân hàng là tiền tệ có thể được chuyển dịch rất nhanh bên trong hệ thống, cho phép Công Ty sử dụng tiền nhanh chóng một khi đã có chúng trong tài khoản. Hệ thống hộp thư chuyển, phát tiền nhanh có thể làm nhanh hơn quá trình thu hồi tiền cho doanh nghiệp. Hệ thống này là những hộp thư bưu điện đặc biệt mà Công Ty thuê ở tại những điạ bàn kinh doanh quan trọng của họ. Khách hàng được chỉ dẫn gởi séc chi trả của họ tới hộp thư chuyển phát nhanh gần nhất, ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản gần hộp thư đó được quyền nhận những séc chi trả này. Công việc được thực hiện nhiều lần trong ngày. Ngân hàng trung gian này ghi giá trị séc vào tài khoản của Công Ty và sau đó thông báo cho người trả tiền biết. Quy trình này có thể làm gia tăng thời gian hiệu lực của tiền tệ, làm cho một khoản tiền từ khi thanh toán đến khi sẵn sàng cho sử dụng ngắn hơn. Hệ thống ngân hàng và hệ thống hộp thư chuyển tiền nhanh có vai trò rất quan trọng, nếu không có chúng, thì thời gian để một séc thanh toán có thể bị mất đến 6-8 ngày làm việc kể từ khi được gởi đi mới có thể sẵn sàng trong tài khoản của doanh nghiệp bán hàng. Tuy nhiên, Công Ty cần phải đánh giá hết sức cẩn thận về mặt chi phí khi sử dụng hệ thống nhờ thu này. Các chi phí đó bao gồm chi phí thuê hộp thư, chi phí duy trì tài khoản tại ngân hàng địa phương và chi phí trả cho các dịch vụ đặc biệt do ngân hàng thực hiện. Nếu Công Ty thuê quá nhiều hộp thư và mở quá nhiều tài khoản tại các nơi thì thật khó để đảm bảo rằng số dư thanh khoản trong tài khoản ở mức tối thiểu về số dư thanh khoản nhưng vẫn luôn có những khoản tiền nhàn rỗi trong tài khoản và chúng cũng phải chịu chi phí. Nhiều doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một số lượng lớn tài khoản ngân hàng mà không thực hiện một biện pháp hiệu quả hơn là chấm dứt một số tài khoản ở các địa phương và gia hạn thời gian thu hồi séc, đồng thời chuyển những tài khoản đó đến những ngân hàng trung tâm hơn. Việc luân chuyển các loại tín dụng nhờ thu trong hệ thống ngân hàng phải đảm bảo đạt được hiệu quả và nhanh chóng. Những khoản thanh toán của khách hàng phải được nhanh chóng chuyển về ngân hàng đại diện cho Công Ty, để việc thu hồi và sẵn sàng cho đầu tư, chi tiêu càng sớm càng tốt. Chúng ta có thể hiểu rõ thêm tầm quan trọng của sự gia tăng tốc độ thu tiền qua thí dụ sau: Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng có lượng tiền mặt cần thu trung bình mỗi ngày là 80 triệu VND. Công Ty đã nhận thấy rằng hệ thống hộp thư chuyển nhanh có thể cho phép rút ngắn thời gian chuyển séc được 2 ngày. Giả sử tỷ lệ lãi suất cơ hội là 10,8% và chi phí hàng năm của dịch vụ hộp thư là 6,50 triêụ VND, lợi nhuận thuần do việc rút ngắn thời gian này được tính như sau: Số tiền thu hồi Số tiền thu được Số ngày = x sớm để đầu tư trung bình mỗi ngày tiết kiệm = 80 x 2=160 triệu VND Tổng lợi nhuận = (Số tiền thu hồi sớm ) x (lãi suất cơ hội) Hàng năm = 160 x 0,108= 17,28 triệu VND Lợi nhuận ròng = 17,28 – 6,5=10,78 triệu VND Như vậy, nhờ sử dụng hệ thống hộp thư chuyển phát nhanh, mỗi năm Công Ty có thể tiết kiệm được 10,78 triệu VND Do đó, khả năng thanh toán của Công ty cũng thay đổi, thể hiện qua bảng sau: NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2006 Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán I. Các khoản phải thanh toán ngay 151.522.293.670 I. Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay 121.291.631.981 1. Các khoản nợ qúa hạn: 2. Các khoản nợ đến hạn: - Vay và nợ ngắn hạn - Phải trả người bán - Người mua trả tiền trước - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Phải trả công nhân viên - Chi phí phải trả - Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 11.432.699.876 83.060.537.798 314.588.470 3.156.040.694 3.667.344.211 2.225.258.750 47.965.823.871 1. Tiền 2.Các khoản tương đương tiền 20.767.124.209 100.524.507.772 II. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 31.050.236.649 II. Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời gian tới 56.164.387.305 - Phải trả dài hạn khác - Vay và nợ dài hạn 3.511.272.733 27.538.963.916 - Đầu tư ngắn hạn - Khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác 0 23.563.913.119 31.296.862.648 1.303.611.538 Tổng nhu cầu thanh toán 182.872.530.320 Tổng khả năng thanh toán 177.456.019.286 Như vậy, nhờ sử dụng hộp thư chuyển phát nhanh mà tổng khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng lên, từ tổng khả năng thanh toán là 177.445.239.286 đồng tăng 10.780.000 đồng làm cho tổng khả năng thanh toán của Công ty năm 2006 là 177.456.019.286 đồng. 2.3.2. Giảm tốc độ chi tiêu Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu, để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để trả nợ cũng như đầu tư sinh lời càng tốt. Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hoá đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán, nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại. Có một số chiến thuật mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hoá đơn mua hàng. Hai chiến thuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu, chi và chậm trả lương. Tận dụng chênh lệch thời gian thu, chi Khoản tiền được tận dụng này là sự chênh lệch giữa sự cân bằng tiền tệ thể hiện trên sổ séc của doanh nghiệp và trên sổ séc của ngân hàng. Sự chênh lệch này xảy ra là do khoảng thời gian trống giữa thời điểm séc được viết cho tới khi séc được thanh toán. Giả sử cán cân thanh toán trên sổ séc của ngân hàng và sổ séc của doanh nghiệp là 200 triệu VND. Doanh nghiệp viết các séc chi trong mỗi ngày là 25 triệu VND và nhận được 25 triệu VND, việc thanh toán được thực hiện qua hệ thống hộp bưu điện. Nếu toàn bộ séc nhận được vào ngày thứ ba và các séc chi trả thanh toán vào ngày thứ năm, thì doanh nghiệp có thể sử dụng 50 triệu VND chênh lệch để đầu tư sinh lời. Khoản tiền nhàn rỗi này tồn tại là do hai ngày chênh lệch trong tổng thời gian cần thiết đối với cả hai loại séc. Bảng dưới đây minh hoạ cho thí dụ này. Những doanh nghiệp có cung cách quản trị tiền hiệu quả có thể sử dụng khoản tiền nhàn rỗi do sự chênh lệch thời gian giữa hai nghiệp vụ thu, chi tạo ra để đầu tư vào các loại tích sản có thanh khoản cao. Khoản mục Ngày 1 2 3 4 5 6 7 …. 1- Các khoản thu 2- Các khoản chi 3- Dòng lưu kim thuần (1)- (2) = (3) 0 0 25 25 25 25 25 0 0 0 0 25 25 25 0 0 25 25 0 0 0 Cán cân thanh toán 200 200 225 225 250 250 250 (Sự tạo ra tiền nhàn rỗi) Chậm chi trả lương Một cách khác để làm chậm việc chi tiêu tiền là thiết lập mô hình chi trả lương dựa trên những thông tin thống kê về thời gian biểu lĩnh lương của nhân viên trong Công Ty. Giả sử Công Ty có 1000 phiếu trả lương cho công nhân vào ngày thứ 6, các số liệu thống kê cho thấy chỉ có khoảng 800 người nhận lương vào ngày hôm đó, 150 người nhận vào ngày thứ hai tuần sau và 50 người nhận vào ngày thứ ba. Những số liệu này chỉ ra rằng doanh nghiệp chỉ cần dự trữ lượng tiền đủ thanh toán 800 phiếu lương vào ngày thứ 6, 150 phiếu lĩnh lương vào ngày thứ 2 và số còn lại vào ngày thứ 3. Bởi vậy, bên cạnh việc dự trữ một số tiền để đảm bảo mức an toàn trong chi tiêu, doanh nghiệp sử dụng những số liệu này để gia hạn thời gian đầu tư tiền vào các tích sản sinh lời. 2.4. Lựa chọn phương án bán hàng Hiện tại, Công ty đang áp dụng chính sách bán hàng thu tiền ngay mà chưa quan tâm đến chính sách bán hàng trả chậm có chiết khấu, dưới đây em xin trình bày phương án bán hàng có chiết khấu áp dụng tại Công ty. Khi phương án bán hàng được đưa ra thì việc lựa chọn phương án bán hàng nào, liệu có nên cho khách hàng hướng chiết khấu hay không ? Dưới đây 2 trường hợp xảy ra sau : Trường hợp 1: Chiết khấu tiền mặt không ảnh hưởng đến doanh thu và cơ cấu chi phí . Giả sử trong năm, khách hàng của công ty là Công ty xây dựng 47 muốn được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 0,8% thanh toán trong vòng 10 ngày một hợp đồng mua 1000 tấn xi măng ChiFon PCB 40 trị giá là 895.000.000 VNĐ. Thông thường khách hàng này thường trả tiền trong thời hạn 30 ngày và không hưởng chiết khấu. Chi phí sử dụng ngân quỹ là 10,8%/năm . Trong trường hợp này, công ty thiết lập dòng lưu kim của các điều kiện cấp tín dụng khác nhau như sau : a/ Điều kiện “net30” Giao hàng 895.000.000 ngày 0 10 20 30 b/ Điều kiện “0.8/10 net 30 ” Giao hàng 887.840.000 ngày 0 10 20 30 1. Dòng lưu kim của hai điều kiện cấp tín dụng khác nhau. Công ty sẽ tính toán giá trị hiện tại hai giá trị hiện tại của hai dự kiến bán hàng theo công thức sau . FA PV= (1+i)n (1+i)n (1+i) PV= (1+i)n Trong đó. PV: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ FA: Giá trị tương lai sau kỳ n i: Lãi suất trên một kỳ n: Số kỳ Như vậy ta có : PV: Giá trị hiện tại của phương án A FAa: 895.000.000 đồng i = 10,8% x 30/160 = 10,8%/12 = 0,9 % n=1 895.000.000 → PVa= (1+0,9%)1 PVb : Giá trị hiện tại phương án B FV = 887.840.000 đồng i = 10,8% x 10/360 = 10,8%/18 = 0,6% → 887.840.000 PV b= (1+0,6%)1 Từ sự tính toán trên ta nhận thấy, nếu công ty chấp thuận cấp tín dụng theo thể thức chiết khấu thì giá trị hiện tại phương án A sẽ cao hơn giá trị hiện tại phương án B là (887.016.848 – 882.544.732) = 4.472.116 đồng. Như vậy công ty nên áp dụng điều kiện cấp tín dụng như hiện nay là net30 đối với khách hàng này . Trường hợp 2: Chiết khấu tiền mặt ảnh hưởng đến doanh thu và cơ cấu chi phí Giả sử, khách hàng này yêu cầu nếu công ty áp dụng chiết khấu 0.8% thì họ sẽ tăng giá trị mua hàng thêm 10%. Ta có biến phí của công ty chiếm 50% doanh thu . Khi đó . Phương án A: + Doanh thu là : 895.000.000 đồng + Biến phí : 50% x 895.000.000 = 447.000.000 Phương án B: + Doanh thu là : 984.500.000 + Doanh thu thuần : 984.500.000 – 0,8% x 984.500.000 = 976.624.000 đồng + Biến phí : 976.624.000 x 50% = 488.312.000 Trong trường hợp này, công ty thiết lập dòng lưu kim của các điều kiện cấp tín dụng khác nhau như sau . a/ Điều kiện “net 30” Giao hàng 895.000.000 đồng- 447.500.000 đồng Ngày 0 10 20 30 b) Điều kiện “0,8/20 net 30” 976.624.000 đồng - 488.312.000 đồng Ngày 0 10 20 30 2. Dòng lưu kiện của hai điều kiện cấp tín dụng khác nhau. Ta tính giá thuần của hai dự kiến bán hàng với hai điều kiện cấp tín dụng khác nhau theo công thức sau NPV = PV(dòng vào) - PV (dòng ra) Phương án A : FAa 895.000.000 Pva (dòng vào) = = = 887.016.848 đồng (1+i)n (1+0,9%)1 Pva (dòng ra) = 447.500.000 đồng NPVa = 887.016.848 – 447.500.000= 439.516.848 đồng Phương án B FAb 976.624.000 Pva (dòng vào) = = = 970.417.495 đồng (1+i)n (1+0,6%)1 Pva (dòng ra) = 448.312.000 đồng NPVa= 970.417.495- 448.312.000= 522.105.495 đồng So sánh NPV của hai phương án thì phương án B có NPV lớn hơn, như vậy Công ty được lợi hơn nếu áp dụng điều kiện tín dụng có chiết khấu. Chính sách tín dụng có chiết khấu sẽ giúp Công ty nhận được tiền sớm hơn và doanh thu lớn hơn KẾT LUẬN dd & cc Nền kinh tế nước ta đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và cũng đang có sự cạnh tranh lớn giữa các ngành nghề kinh doanh. Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp không thể không có những khó khăn, song vượt lên những khó khăn đó đững vững, phát triển và khẳng định mình là điều mà không thể doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Năm 2007 là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải cố gắng hơn nữa trong hoạt động, quản lý để ngày càng đứng vững và phát triển là điều quan trọng, góp phần rất lớn vào hoàn thành mục tiêu kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong những năm qua, Công ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng đang cố gắng ổn định, phát triển và không ngừng nổ lực phấn đấu khẳng định vị thế của mình. Trong khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ và phá sản thì Công ty vẫn đứng vững và phát triển. Đó là kết quả của sự cố gắng và quyết tâm của tập thể cán bộ lãnh đạo và của toàn thể công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó được Bộ Xây Dựng luôn theo dõi và góp ý, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ công ty trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Những hạn chế và thiếu sót trong hoạt động chung và của từng bộ phận là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những thành công mà Công ty gặt hái được trong hiện tại đã khẳng định sự ổn định và triển vọng phát triển trong tương lai. Thực trạng công nợ của công ty trong những năm qua khá lớn, nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức có tỷ trọng khá cao nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình mặc dù không cao lắm. Song đó cũng là đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán, mà không thể không nhắc đến kế toán công nợ. Bộ máy kế toán khoa học, lao động có trình độ, chấp hành tốt quy định và luôn sáng tạo trong làm việc, cung cấp chính xác, kịp thời thông tin yêu cầu…. Là những ưu điểm trong hoạt động của bộ máy kế toán tại Công ty. Kế toán công nợ luôn theo dõi và luôn đóng góp những biện pháp mang tính khả thi cao trong quản lý các khoản phải thu, phải trả của từng khách hàng và nhà cung cấp, đã phần nào hạn chế những nhược điểm, những tồn tại. Trong hoạt động, cán bộ kế toán không ngừng hoàn thiện công tác của mình cho phù hợp với yêu cầu mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh cũng như khả năng chiếm dụng và nâng cao khả năng thanh toán, hoàn trả các khoản nợ, tạo uy tín trong kinh doanh. Thời gian thực tập và tìm hiểu thực trạng công nợ tại công ty, em cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh toán của công ty cũng như các biện pháp tăng cường quản lý công tác công nợ. Em hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức đã học của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán công nợ và trong tương lai khả năng thanh toán của công ty sẽ cải thiện và nâng cao hơn. PHỤ LỤC 000 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ Tháng 10/2006 Hôm nay, ngày 11 tháng 11 năm 2006 tại văn phòng công ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng, chúng tôi gồm có: ĐẠI DIỆN CÔNG TY XI MĂNG VLXD XÂY LẮP ĐÀ NẴNG Bà: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Kế toán trưởng Ông: Nguyễn Văn Bình Kế toán công nợ ĐẠI DIỆN BQL DỰ ÁN NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH Ông: Hồ Ngãi Trưởng ban Ông: Đặng Quốc Thành Trưởng phòng TCKT Đã tiến hành đối chiếu, thống nhất số dư công nợ của Ban quản lý dự án Nhà máy xi măng trong tháng 10 năm 2005 như sau: Nợ đầu tháng :95.559.111 đồng Phát sinh nợ trong tháng :122.324 đồng Trong đó: Công ty chuyển tiền : 0 đồng Lãi tiền gửi ngân hàng :122.324 đồng Phát sinh có trong tháng : 71.367.000 đồng Trong đó:Chi phí quản lý dự án : 41.306.000 đồng Chi hộ công ty : 27.061.000 đồng Chi hộ chi phí đầu tư : 0 đồng Số tiền nợ cuối tháng : 24.314.435 đồng Trong đó: Số dư ngân hàng : 8.020.935 đồng Tồn quỹ tiền mặt : 3.793.500 đồng Tạm ứng :12.500.000 đồng Vậy đến 31 tháng 10 năm 2006 Ban quản lý dự án Nhà máy Xi Măng Cam Ranh còn nợ công ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng số tiền: Hai mươi bốn triệu ba trăm mười bốn ngàn bốn trăm ba mươi lăm đồng Biên bản được hai bên nhất trí thông qua CÔNG TY XM VLXD XL ĐN BQL DỰ ÁN NMXM CAM RANH KT CÔNG NỢ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG BAN Tổng CTy Xi Măng Việt Nam CTy XM VLXD XL ĐÀ NẴNG HÓA ĐƠN Mã số:01GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG GV/2006 N Liên 2:Giao khách hàng 0073701 Ngày 2 tháng 10 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Chi nhánh Cty XMVLXD- XL Đà Nẵng tại Bình Định Địa chỉ: 72 Tây Sơn – Thành phố Qui Nhơn Số tài khoản: 710A- 0004 Ngân hàng Công Thương BĐịnh Điện thoại: 846775 MS: 04001018200061 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Công Hạnh Tên đơn vị: DNTN Thương mại Trung Dư Địa chỉ: 153/8 Nguyễn Thái Học- Qui Nhơn- Bình Định Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Nợ MS: 4100535415 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn gía Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 XM Hoàng Thạch PCB 30HV BD 001 Tấn 250 703.636 1.909.090 Cộng tiền hàng : 1.909.090 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT : 190.910 Tổng cộng tiền thanh toán: 2.100.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu một trăm ngàn đồng y Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN Kính gởi: Lãnh đạo Ban quản lý dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh Họ và tên: Lê Văn Trung CMND số: Cấp ngày: Nơi cấp …………………………………………………………………… Thuộc đơn vị (Địa chỉ): Ban QLDA nhà máy Xi Măng Cam Ranh Kính đề nghị lãnh đạo cho tôi thanh toán số tiền: 200.000 đồng Số tiền đã tạm ứng: Không Số tiền còn lại: 200.000 đồng Nội dung: Thanh toán tiền điện thoại tháng 10/2006 …………………………………………………………………… Chứng từ kèm theo: 1: 01 Hoá đơn thanh toán 2: ………………………. 3: ………………………. DUYỆT Xác nhận của kế toán Phụ trách bộ phận Ngày 28/09/2006 Đã kiểm tra đủ chứng từ đề nghị cho thanh toán Người đề nghị hợp lệ, đúng chế độ Đ/n số tiền (Ký, ghi rõ họ tên) Cho t/t 200.000 ngày…/…./2006 Công ty Xi Măng VLXD- Xây Lắp Đà Nẵng Ban QLDA Nhà máy xi măng Cam Ranh PHIẾU TẠM ỨNG Tôi tên là: Đỗ Bảy Bộ phận công tác: Lái xe Đề nghị tạm ứng: 4.000.000 (Bốn triệu đồng) Lý do tạm ứng: Đi công tác Đà Nẵng Ngày 28/10/2006 Duyệt tạm ứng …. đồng Người xin tạm ứng Phụ trách bộ phận Kế toán Người duyệt Đơn vị: BAN QL NMXM CAM RANH Mẫu số: C21-H Địa chỉ: 15 Lê Hồng Phong (QĐ số 999- TC/QĐ/CĐKT) Ngày 02/11/1996 của Bộ Tài Chính PHIẾU CHI Số : 226 Ngày 28/10/2006 Nợ: 1111115 Có: 64273 Họ tên người nhận tiền: Lê Văn Trung Địa chỉ: Phó ban Lý do nộp: Điện thoại di động tháng 9 Số tiền: 200.000 VNĐ Viết bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo: 0 chứng từ gốc THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm nghìn đồng chẵn Ngày 28 tháng 10 năm 2006 THỦ QUỸ NGƯỜI NHẬN TIỀN (Ký) (Ký) Đơn vị: BAN QL NMXM CAM RANH Mẫu số: C21-H Địa chỉ: 15 Lê Hồng Phong (QĐ số 999- TC/QĐ/CĐKT) Ngày 02/11/1996 của Bộ Tài Chính PHIẾU THU Số : 43 Ngày 28/10/2006 Nợ: 1111115 Quyển số: Có: 141 Họ tên người nộp tiền: Trần Hoa Địa chỉ: Phó ban Lý do nộp: Hoàn tạm ứng Số tiền: 7.000.000 VNĐ Viết bằng chữ: Bảy triệu đồng chẵn Kèm theo: 0 chứng từ gốc THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bảy triệu đồng chẵn Ngày 28 tháng 10 năm 2006 THỦ QUỸ Văn phòng công ty 15 Lê Hồng Phong- Đà Nẵng PHIẾU NHẬP KHO (Nội bộ) Ngày 18 tháng 4 năm 2007 Người giao hàng: Đơn vị: VP 400012 – Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung Địa chỉ: 263 Phan Chu Trinh- Đà Nẵng Nội dung: Nhập vật tư cho NMVB Xi Măng ĐN theo HĐ số 001072,001078 STT Mã kho Mã VT Tên vật tư TK nợ TK có ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 VPK01 VPK01 503645 503646 Giấy Kraft hiệu Simpson của Mỹ Hạt nhựa tạo sợi PPLY6110 của Arentina 1521 1521 33111 33111 Tấn Tấn 91,036 168,50 11.818.960,78 21.000.000,00 1.075.880.000 4.614.380.000 Tổng cộng 3.538.500.000 Bằng chữ: Bốn tỷ, sáu trăm mười bốn triệu, ba trăm tám mươi nghìn đồng chẵn Nhập ngày 18 tháng 3 năm 2007 Lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Văn phòng công ty 15 Lê Hồng Phong- Đà Nẵng PHIẾU XUẤT KHO Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Người giao hàng: Huỳnh Tý Đơn vị: VP 70044 – Huỳnh Tý Địa chỉ: Phòng hành chính Nội dung: Xăng phục vụ công tác T3/07 STT Mã kho Mã VT Tên vật tư TK nợ TK có ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 VPK01 503550 Xăng ôtô con 64223 15224 Lít 80 Tổng cộng Bằng chữ: Nhập ngày 26 tháng 3 năm 2007 Lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN -QUÍ IV/2006- Tài khoản: 131 - Phải thu của khách hàng STT Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 1 02/10/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 2 09/10/2006 LCC XNCB hàng song mây XN Hoà Hiệp II - Trả tiền XM 11210131 85.500.000 3 11/10/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 4 23/10/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 5 30/10/2006 LCC XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II - Trả tiền XM 11210131 128.250.000 6 31/10/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 500.000.000 7 31/10/2006 HT – H Công ty xây dựng 47 – Cty CPXD 47 nhận 3.229t T10/06 tạI Bình Định 1361 2.977.594.000 8 31/10/2006 HT – H Công ty xây dựng 47 – Cty CPXD 47 nhận 258 tấn XM T10/06 tại Ninh Thuận 1361 230.910.000 9 31/10/2006 HT – H XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II – XN XK song mây Hiệp Hoà nhận 120t XM T10/06 tạI Phú Yên 1361 102.600.000 10 02/11/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 500.000.000 11 07/11/2006 CTGD Công ty xây dựng 47 - Trả tiền XM 11210131 1.000.000.000 12 ……. 14/11/2006 ………. LCC …….. XNCB hàng song mây XK Hoà Hiệp II - Trả tiền XM ……………………………………… 11210131 ………. ………….. 128.250.000 …………. Tổng phát sinh 1.490.882.270.335 1.493.050.642.953 Số dư cuốikỳ 7.339.660.419 Số dư nợ đầu kỳ: 9.508.033.038 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN -QUÍ IV/2006- Tài khoản: 331 - Phải trả cho người bán Số dư đầu kỳ:76.446.715.182 STT Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh ……. …………. ……………………………………….. …… ……… ……… 1754 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 64271 192.095 1755 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 64273 1.844.112 1756 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 64252 1.920.950 1757 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 6423 286.933 1758 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 64253 1.920.950 1759 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12-Thuê nhà HT Q4/06 64173 3.600.000 1760 31/12/2006 L70 Trạm đầu nguồn Hoàng Mai – HT phí tiếp nhận XM T12 33411 9.028.465 1761 31/12/2006 HUNG Công ty xi măng Hoàng Mai – HT bù trừ công nợ giữa công ty Hoàng Mai với XNVB T12/2006 1361 1.404.790.400 Tổng phát sinh: 1.283.301.340.393 1.276.443.914.261 Số dư cuối kỳ: 69.589.289.051 TÀI LIỆU THAM KHẢO ******** Chế độ kế toán doanh nghiệp (2006) - Bộ Tài Chính- Nhà xuất bản Tài Chính Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại - dịch vụ - PGS. TS Trần Thế Dũng, TS Nguyễn Quang Hùng, ThS Lương Thị Trâm- Trường Đại Học Thương Mại Phân tích hoạt động kinh doanh - TS Trương Bá Thanh - Đại Học Kinh Tế và Quản trị kinh doanh Đà Nẵng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh Phân tích kinh tế- PGS. PTS Nguyễn Đăng Hạc, PGS Lê Tự Tiến, PTS Đinh Đăng Quang Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản- Nhà xuất bản Thống Kê Lý thuyết hạch toán kế toán - ThS Ngô Hà Tấn, ThS Trần Đình Khôi Nguyên, CN Hoàng Tùng Phân tích tài chính doanh nghiệp - ThS Phạm Rin - Trường Đại Học Duy Tân Phân tích hoạt động kinh doanh - GVC Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng – Giảng viên Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Các báo cáo tài chính và một số sổ sách của Công ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng năm 2004, 2005, 2006 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trang PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP LỜI CẢM ƠN 000 Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhận đựơc sự giúp đỡ và cổ vũ rất lớn của nhiều người. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong trường Đại Học Duy Tân nói chung và các thầy cô trong Khoa Kế Toán nói riêng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Phùng - người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kinh nghiệm cho em hoàn thành tốt đề tài khoá luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng cùng các anh chị trong phòng kế toán của Công Ty đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập tại Công Ty. Xin cảm ơn những tình cảm, sự động viên và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận này. Đà Nẵng, ngày 21 tháng 5 năm 2007 Sinh viên Lê Thị Thuỳ Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ******** GTGT : Giá trị gia tăng VLXD : Vật liệu xây dựng TK : Tài khoản XDCB : Xây dựng cơ bản BĐS : Bất động sản TSCĐ : Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn ĐTTC : Đầu tư tài chính CN : Chi nhánh TSNH : Tài sản ngắn hạn LỜI MỞ ĐẦU N dd & cc ền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006 là năm khởi đầu kỳ kế hoạch 5 năm mới và đặc biệt năm 2007 là thời kỳ đất nước ta tham gia sâu và rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Điều này đang và sẽ tạo ra không ít thuận lợi và thách thức với các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc gia, trong đó thách thức về cạnh tranh và chuẩn hoá mọi hoạt động theo các tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng được thừa nhận rộng rãi trong môi trường kinh doanh quốc tế.... là những sức ép rất lớn. Và cũng chính điều này là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Thực tế, đòi hỏi nhu cầu về vốn đang là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng nói riêng, chính điều này dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều tất yếu, tuy nhiên khả năng thanh toán và hoàn trả các nguồn vốn chiếm dụng còn hạn chế đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất, sức cạnh tranh và lâu dài sẽ trở thành cản trở lớn với nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận xét của nhiều nhà kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn do vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh tranh không cao, dễ rơi vào khó khăn khi thị trường biến động. Công nợ và khả năng thanh toán không chỉ phản ánh tiềm lực kinh tế mà còn phản ánh rõ nét chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Quản lý công nợ là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả, nâng cao khả năng thanh toán. Thực tế đó đang đặt ra nhiệm vụ cho các doanh nghiệp là làm thế nào nâng cao hiệu quả vốn và nâng cao khả năng thanh toán hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp là một doanh nghiệp Nhà nước, với nhiệm vụ chính là sản xuất vật liệu xây dựng và cung ứng xi măng cho các tỉnh Miền Trung. Trong những năm qua, Công Ty đã luôn cố gắng kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, hàng năm Công Ty tạo ra công ăn việc làm cho hơn 581 người lao động, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ của cấp trên giao phó và làm ăn có lãi. Tuy vậy, cũng không thể không có những hạn chế và sai sót trong quá trình hoạt động. Và việc quản lý, theo dõi công nợ như thế nào cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán cũng là vấn đề tại Công Ty trong một số năm gần đây. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập taị Công Ty em đã chọn đề tài “ Hạch toán và Phân tích công nợ “ tại Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng, làm đề tài khoá luận của mình. Với đề tài này, em muốn tìm hiểu tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công Ty và từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công Ty. Khoá luận gồm 3 phần: Phần I: Lý luận cơ bản về hạch toán và phân tích công nợ trong doanh nghiệp Phần II: Thực trạng hạch toán công nợ và phân tích công nợ tại Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và phân tích công nợ tại Công Ty Trong đề tài này, em không tập trung sâu vào công tác hạch toán mà qua việc hạch toán để tìm hiểu về thực trạng công nợ và phân tích khả năng thanh toán tại Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng trong 3 năm (2004-2006) Trong quá trình làm khóa luận, em cũng đã cố gắng vận dụng tất cả những gì đã học vào thực tế và qua thời gian thực tập này em cũng đã học tập được khá nhiều kinh nghiệm để bổ sung vào kiến thức của mình. Song do điều kiện thời gian cộng với kiến thức còn hạn chế nên nội dung chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Kính mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú và anh chị trong phòng kế toán của Công Ty Xi Măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng để đề tài em được hoàn thiện hơn. Điều đó rất giúp ích cho công việc thực tế của em sau này. Em xin chân thành cám ơn.!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18029.doc
Tài liệu liên quan