CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với diện tích 2.098,7 km2 dân số là 6,347 triệu người (2007) là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học
- công nghệ của cả nước.kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và biển Đông; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Tp.HCM có hệ thống kênh rạch chằng chịt dài trên 1000 km2 thuộc các lưu vực chính là: Tân Hóa - Lò Gốm, Tham lương - Vàm Thuật, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Kinh Đôi - Kinh Tẻ. Nhiều năm qua Thành Phố đã giải tỏa trên 15.000 hộ dân sống trên các kênh rạch nội thành và gần 2000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường (trong đó nhiều cơ sở xả chất thải xuống kênh rạch)
Hiện nay (2011) mỗi ngày Tp.HCM vẫn phải tiếp nhận khoảng 1 triệu m3 nuớc thải sinh họat, gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp, 4000-5000 tấn rác thải sinh hoạt, .thải trực tiếp xuống kênh rạch. Do vậy phần lớn các kênh rạch của thành phố đều bị bùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôi thối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường. Thành phố cũng đã tiến hành nạo vét nhiều kênh rạch như: nạo vét trên 10km kênh Tham Lương, nạo vét kênh Lò Gốm, kênh Tẻ, .và Công Ty Thoát Nước Đô Thị Tp.HCM cũng đã huy động lực lượng công nhân thường xuyên tiến hành nạo vét bùn ở các hệ thống tiêu thoát nước của thành phố với khối luợng bùn thải lên đến hàng trăm tấn/ngày. Thành phố hiện chỉ có 2 bãi đổ bùn thải tạm thời là Vườn Lan (quận Tân Bình) và Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) và 1 nhà máy xử lý bùn thải là nhà máy xử lý bùn Đa Phước đang trong thời gian xây dựng nên chưa thể đáp ứng nhu cầu. Hầu như tất cả bùn thải hiện chỉ được thu gom một phần nhưng cũng chưa hề được xử lý, tái chế, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên do trong bùn thải có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp.
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, dẫn đến sự hình thành nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Đi kèm với quá trình công nghiệp hóa và đô thị là sự ô nhiễm, đặc biệt là sự gia tăng của các loại chất thải, một trong số đó bùn thải là vấn đề được chú ý nhiều nhất hiện nay. Bùn được sinh ra từ quá trình nạo vét cống rãnh, kênh rạch, từ hoạt động sản xuất và từ các nhà máy xử lý nước thải.
Bên cạnh những thành quả đạt được từ phát triển kinh tế, cũng cần nhìn nhận một cách thực tế là thành phố đang đứng trước mối nguy cơ rất lớn do sự suy giảm nhanh chống chất lượng môi trường sống. Nếu như trong những năm trước đây, giải quyết ô nhiễm do nước thải và khí thải là mối quan tâm hàng đầu thì hiện nay, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, chất thải nguy hại và đặc biệt là bùn thải đang là thách thức lớn đối với xã hội, đặc biệt là nhà nước và các cơ quan có chức năng cần đề ra nhưng biện pháp quản lý chặt chẻ hơn về việc thu gom xử lý, cung như có phương an xây dựng hợp lý các bãi đỗ tập trung cho bùn thải.
Sự lắng động và trầm tích lâu đời các vật chất ô nhiễm có trong nước thải đô thị của hệ thống kênh rạch – cống rãnh, sự vứt rác bừa bãi xuống dòng kênh, sự lôi cuốn đất, cát, trên đường phố theo nước mưa xuống các kênh rạch kèm theo ảnh hưởng của triều cường đã dẫn đến sự bồi lắng các kênh rạch và các vật chất trầm tích dưới đáy kênh. Để xử lý lượng bùn kênh rạch – cống rãnh mỗi năm Nhà Nước đã phải chi ra hàng chục tỷ đồng để thu gom, vận chuyển và đổ bỏ. Tuy nhiên, với các biện pháp xử lý bùn thải như hiện nay là chôn lấp tại các bãi chôn lấp (đa phần là đổ bỏ bừa bãi), một phần nhỏ dùng san lấp mặt bằng sẽ gây ảnh hưởng đến nước ngầm, nước mặt và các phương pháp trên không đảm bảo kỹ thuật, không phù hợp với xu hướng phát triển bền vững. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao, quỹ đất ngày càng thu hẹp, chúng ta cần phương án hữu hiệu để xử lý thu hồi và tái sử dụng bùn thải. Như thành phần chất hữu cơ cao trong bùn là nguồn cải tạo đất rất tốt và hàm lượng chất vô cơ trong bùn hoàn toàn có thể xử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng hoặc làm vật liệu xây dựng. Từ đó, giảm chi phí xử lý, tận dụng hiệu quả các thành phần có giá trị trong bùn, giảm lượng bùn thải chôn lấp và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài bùn kênh rạch và cống rãnh, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có chứa nhiều thành phần ô nhiễm và được xả thải vào môi trường ngày càng nhiều cả về lượng và thành phần. Trong các thành phần gây ô nhiễm, kim loại nặng (KLN) là thành phần cần được quan tâm đặc biệt do khả năng tồn tại bền vững trong môi trường và khả năng tích tụ sinh học cao. Tại Tp.HCM có rất nhiều loại hình công nghiệp phát sinh bùn thải chứa kim loại nặng (crom, niken, chì, kẽm, ) như công nghiệp xi mạ, điện tử, công nghiệp thuộc da, công nghiệp sản xuất mực in, công nghiệp hóa chất, và thực tế cho thấy việc xử lý bùn thải hiện này hầu như không được thực hiện do chi phí xử lý bùn thải rất cao. Do đó, việc thải bỏ chất thải một cách bừa bãi vào môi trường làm gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và lãng phí do không tận dụng lại thành phần kim loại có giá trị trong bùn.
Dựa vào đặc tính của từng loại bùn có thể xử lý và tận dụng với các phương pháp khác nhau: phần chất hữu cơ cao trong bùn là nguồn cải tạo đất rất tốt, trong khi hàm lượng chất vô cơ trong bùn hoàn toàn có thể sử dụng cho mục đích san lấp mặt bằng hoặc làm vật liệu xây dựng. Nhờ đó, giảm chi phí xử lý, tận dụng hiệu quả các thành phần có giá trị trong bùn, giảm lượng bùn thải chôn lấp và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ước tính mỗi ngày các thành phố lớn ở Việt Nam thải ra hơn 600 tấn bùn(3) từ cống rãnh, kênh rạch, nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp (KCN), nhà máy nước, nhà máy luyện kim, . Lượng bùn thải ra quá nhiều song vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp chủ yếu là chôn lấp, gây mùi hôi thối cho khu vực xung quanh vừa tốn kém, lại vừa bỏ phí những thành phần hữu ích trong đó.
Ít ai biết rằng bùn có thể tái chế và sử dụng lại một cách có hiệu quả từ các thành phần có trong bùn. Một số nước trên thế giới cũng đã nhận định được tầm quan trọng của vấn đề này và hiện nay ở các nước cũng đang tiến hành áp dụng những nghiên cứu tái chế bùn từ cống rãnh và từ một số nguồn khác một cách có hiệu quả.
Việc nghiên cứu để tìm ra một giải pháp xử lý và tái chế bùn một cách có hiệu quả nhất đang được các nhà khoa học đặt ra, tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều nhà khoa học của nhiều ban ngành khác nhau, đòi hỏi sự đầu tư kỷ lưỡng về tiền bạc thời gian và con người vì vậy đối với điều kiện của một sinh viên Cao Đẳng thực hiện bài khoá luận tốt nghiệp đề tài chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ thu thập tài liệu và tìm hiểu về vấn đề đã đặt ra tạo tiền đề về mặt nội dung của đề tài do đó em đã lựa chọn đề tài này.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu hiện trạng quan lý bùn cống rãnh kênh rạch tai Tp.HCM.
Tìm hiểu các giải pháp công nghệ nhằm tái chế và xử lý bùn được nạo vét từ cống rảnh, kênh rạch trong địa bàn nội thành Tp.HCM.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, đề tài đã tiến hành các nội dung công việc sau đây:
Đánh giá hiện trạng bùn thải tại khu vực nội thành Tp.HCM
- Thu thập số liệu và thông tin về hệ thống cống rảnh, kênh rạch trong nội thành Tp.HCM
- Thu thập số liệu và thông tin về tổng quan hệ thống thoát nước trên địabàn Tp.HCM
- Tìm hiểu về qui trình nạo vét bùn cống rãnh, kênh rạch ở Tp.HCM, hiện trạng vận chuyển và thải bỏ bùn ở Tp.HCM
- Ảnh hưởng của bùn thải đối với môi trường
Các phương pháp xử lý bùn cống rãnh kênh rạch có hiệu quả
- Phương pháp thủy lực
- Phương pháp rây
Một số giải pháp tái chế bùn cống rãnh, kênh rạch
- Phương pháp tái sử dụng bùn và cát thu được sau quá trình sử lý bùn cống rãnh – kênh rạch làm gạch Block, và gạch thẻ.
- Tái chế làm compost.
- Phương pháp tái sử dụng bùn cho mục đích cải tạo đất.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đề tài đã có sẵn sao cho phù hợp với nội
dung chính của đề tài đã lựa chọn.
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng quản lý bùn cống rãnh, kênh rạch nội thành thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp công nghệ tái chế xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bùn cũng có không ít các chất dinh dưỡng ở dạng vi lượng, hợp chất hữu cơ có
thể sử dụng cho mục đích cải tạo đất nông nghiệp. Từ lâu nhân dân ta đã có tập
quán sử dụng bùn từ kênh, ao, hồ,… để đắp gốc cho cây ăn trái. Ở nhiều nước, bùn
được sử dụng làm phân bón khá phổ biến (phân bùn). Trung Quốc là nước sử dụng
phân bùn lớn nhất trên thế giới.
Thành phần và tính chất bùn thải trong hệ thống cống rãnh – kênh rạch có ý nghĩa
qua trọng trong khả năng tận dụng bùn lắng cho các mục đích khác nhau (cải tạo đất
nông nghiệp, san lấp mặt bằng, …) cũng như trong việc xử lý bùn. Hơn thế nữa, nó
cho phép ta định hướng các giải pháp thích hợp xử lý các thành phần trong bùn
nhằm đảm bảo an toàn về mặt môi trường trong việc thải bỏ bùn.
+ Bùn Cống Rãnh
Đối với bùn cống rãnh do sự phát triển của thành phố các công trình xây dựng
nhiều, hoạt động giao thông tăng đáng kể làm cho một lượng lớn chất thải (đất, đá,
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
55
cát) trong quá trình xây dựng đi vào hệ thống cống và nhanh chóng lắng đọng. Qua
kết quả phân tích mẫu bùn cống rãnh cho thấy thành phần hữu cơ và nhựa, lá cây,
thủy tinh, mãnh sành, bao nilon, đồ hộp, cao su, da, mốp xốp chiếm từ 20 – 25%,
phần còn lại là cát, đá chiếm 75 – 80%. Thành phần cát chiếm nhiều nhất là cát có
kích thước < 0,5 mm (80%).
Bảng 3.8 Thành phần bùn cống rãnh
Kim loại nặng (mg/kg trọng lượng
khô)
Địa điểm Độ
ẩm
(%)
Chất
vô cơ
(%)
Chất
hữu
cơ
(%)
Nitơ
mg/k
g
P
tổng
mg/k
g
Cd Ni Zn Pb Cu Fe
Chu Văn An B.Thạnh 26,7 68,5 4,8 618 1415 0,38 23,1 1,4 1,8 41,2 8340
Võ Thị Sáu Q.3 38,8 57,2 4 498 536 0,14 18,2 0,8 0,9 23,1 9670
Cao Thắng Q.3 22,4 71,7 5,9 445 803 0,05 16,4 2,3 1,2 85,0 1098
TôHiếnThành Q.10 20,8 74,3 4,9 532 653 0,08 16,4 0,3 0,7 12,3 1167
0
PEL - - - - - 3,53 50 315 91,3 197 -
TCVN 7209 : 2002 - - - - - 2 - 200 70 50 -
(Nguồn: CENTEMA, 2007.)
Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng Nitơ, Photpho đều nằm ở mức trung bình như
nitơ là 0,31%, photpho tổng là 0,3% theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 526-2002 (tiêu
chuẩn phân hữu cơ vi sinh). Các nguyên tố kim loại nặng đều không vượt so với
TCVN 7209 : 2002 – Giới hạn tối đa cho phép các kim loại nặng trong đất sử dụng
cho mục đích nông nghiệp và tiêu chuẩn PEF (Probable Effect Level) – Mức có khả
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
56
năng tác động đến thủy sinh thường xuyên, theo EPA, Mỹ. Riêng đối với sắt, nồng
độ sắt tổng trong thành phần bùn cống rãnh có giá trị rất cao từ 8.340 đến 11.670
mg/kg khối lượng bùn khô. Do đó, nếu dùng bùn bón trực tiếp cho cây trồng sẽ gây
ảnh hưởng đến cây (hàm lượng Fe lớn hơn 1.000 mg đã gây độc cho cây)(1). Tuy
nhiên, sắt không thuộc nhóm kim loại gây nguy hại, mặt khác khi làm khô bùn hiện
tượng oxi hóa sẽ xảy ra chuyển Fe2+ thành Fe3+ khi gặp nước hình thành Fe(OH)3
kết tủa giảm khả năng ảnh hưởng đến cây trồng hoặc bãi tiếp nhận bùn.
+ Bùn Kênh Rạch
Đối với bùn kênh rạch, bùn thải được chia làm hai loại:
- Bùn lớp bề mặt có bề dày từ 0,3 – 0,5 m (chiếm khoảng 30%) tiếp xúc với nước,
độ ẩm trung bình của bùn này khoảng 68%, thành phần vô cơ trong bùn chiếm
khoảng 25% và hữu cơ chiếm khoảng 75%. Ngoài ra, do hoạt động dân sinh hai
bên bờ nên trên lớp bùn này có chứa lượng lớn rác sinh hoạt như bao nilon, lon,
đồ hộp, nhựa, mốp xốp, sành sứ, cành cây,…
- Bùn đáy (chiếm khoảng 70%) là lớp đất, đá phía dưới lớp bùn mặt, thành phần
hữu cơ chiếm 5 – 10%, độ ẩm của lớp bùn này thấp là đất, thành phần còn lại
chủ yếu là cát, đá khối lượng này có thể sử dụng trực tiếp làm đất san lấp nền.
Viện Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2000.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
57
Bảng 3.9 Thành phần bùn kênh rạch
Địa Điểm Độ ẩm
(%)
Chất vô cơ
(%)
Chất hữu
cơ
(%)
N hữu cơ
(mg/kg khô)
P tổng
(mg/kg
khô)
Kênh Hóc môn 35 62 3 68 166
Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè 77 18 5 1952 567
Kênh Cầu Sơn 1 88 9 3 589 634
Kênh Cầu Sơn 2 19 68 13 876 1938
(Nguồn: CENTEMA, 2005.)
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng như bùn đáy tại các kênh rạch nội thành của
thành phố đã được nhiều cơ quan quan tâm theo dõi và tiến hành các nghiên cứu
khảo sát. Theo kết quả quan trắc với chu kì 2 đến 3 tháng 1 lần của trung tâm Tư
Vấn Chuyển Giao Công Nghệ Nước Và Môi Trường, thực hiện từ tháng 1/2004 đến
tháng 11/2005 trên 7 hệ thống kênh rạch lớn đã cho thấy tổng quan hiện trạng ô
nhiễm kênh rạch TP.HCM trong đó các chất ô nhiễm trong bùn cao là do bị ô nhiễm
bởi nước thải công nghiệp. Đối với các kênh rạch chỉ tiếp nhận chủ yếu nước thải
sinh hoạt thì ô nhiễm kim loại nặng rất thấp hơn nhiều so với các kênh rạch tiếp
nhận nước thải công nghiệp.
Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học:” Tái sử dụng bùn thải cho mục đích công
nghiệp & cải tạo đất nông nghiệp, 2006” do ThS. Nguyễn Thị Phương Loan –
Trường Đại học Văn Lang thực hiện, hàm lượng kim loại nặng trong bùn kênh rạch
tại 5 tuyến kênh rạch của thành phố cho thấy nồng độ Cr, Hg, As đều nằm dưới mức
có khả năng tác động của PEL, tiêu chuẩn chuẩn cho phép khi sử dụng bùn cống để
bổ trợ cho đất và TCVN 7029:2002.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
58
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Số mẫu
N
ồn
g
độ
C
r
(m
g/
kg
)
Cr PEL mức có khả năng tác động đến sinh vật
0
2
4
6
8
10
12
14
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Số mẫu
N
ồn
g
độ
A
s
(m
g/
kg
)
TCVN 7209:2000 TEL mức giới hạn tác dụng đến sinh vật
Hình 3.11 Nồng độ As trong bùn kênh rạch
Theo TCVN 7209 : 2002 giới hạn tối đa cho phép của As thải vào môi trường đất
dùng cho mục đích nông nghiệp là 12 mg/kg tính theo trọng lượng khô, kết quả
phân tích của 50 mẫu thể hiện trên Hình 1.2 đều không vượt tiêu chuẩn cho phép.
0
0,05
0,1
0,15
0,2
0,25
0,3
0,35
0,4
0,45
0,5
0 10 20 30 40 50
Số mẫu
N
ồn
g
độ
H
g
(m
g/
kg
)
Series1 PEL mức có khả năng tác động đến sinh vật
Hình 3.12 Nồng độ Hg trong bùn kênh rạch. Hình 3.13 Nồng độ Cr trong
bùn kênh rạch.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
59
0
20
40
60
80
100
120
0 10 20 30 40 50
Số mẫu
N
ồn
g
độ
P
b
(m
g/
kg
)
(mg/l)
TCVN 7209:2000
PEL mức giới hạn tác dụng đến sinh vật
Tương tự như As, giá trị về nồng độ Hg cao nhất trong các mẫu là 0,24 mg/kg trọng
lượng khô. Nếu so với giá trị PEL (0,483 mg/kg) và hàm lượng cho phép của Hg
khi sử dụng bùn cống để bổ trợ cho đất thì nồng độ kim loại Hg không vượt tiệu
chuẩn cho phép.
Do TCVN 7209 – 2002 không quy định nồng độ tối đa cho phép của Cr nên kết quả
phân tích Cr được so sánh theo giá trị PEL. Theo kết quả phân tích thành phần
Crom trong 50 mẫu bùn kênh rạch thì có 14 mẫu vượt tiêu chuẩn (PEL) chiếm 28%,
các mẫu bùn này tập trung chủ yếu dọc theo tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Tại
kênh Tân Hóa Lò Gốm bị ảnh hưởng bởi hoạt động công nghiệp do các nhà máy cơ
sở sản xuất thải bỏ nước thải bỏ không qua xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn, đặc biệt là các cơ sở thuộc da.
Dựa vào kết quả phân tích nồng độ Zn trong bùn kênh rạch (Hình 1.4) và theo tiêu
chuẩn TCVN 7209:2000 thì tất cả các kênh rạch đều có mẫu vượt tiêu chuẩn cho
phép, trong đó tất cả các mẫu lấy tại hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm đều vượt
tiêu chuẩn (từ 1,4 đến 2,8 lần) khi sử dụng bùn cho mục đích nông nghiệp. Đối với
Pb, theo TCVN 7209:2000 thì nồng độ chì trong tất cả các mẫu phân tích đều thấp
hơn tiêu chuẩn.
0
50
100
150
200
250
300
350
0 10 20 30 40 50
Số mẫu
N
ồn
g
độ
Z
n
(m
g/
kg
)
TCVN 7209:2000
PEL mức giới hạn tác dụng đến SV
Hình 3.14 Nồng độ Zn trong bùn kênh rạch. Hình 3.15 Nồng độ Pb trong bùn kênh rạch
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
60
Với các kết quả phân tích và số liệu thu thập từ các nguồn khác nhau cho trong
thành phần thấy bùn kênh rạch và cống rãnh đều có chứa kim loại nặng nhưng đều
nằm trong giới hạn cho phép khi sử dụng cho mục đích nông nghiệp, ngoại trừ nồng
độ Zn, Cr, Ni, Cu của mẫu bùn tại một số kênh rạch bị ảnh hưởng bởi nước thải
công nghiệp nên nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 7209 : 2002.
Riêng đối với chất lượng bùn tại kênh Tân Hóa – Lò Gốm theo kết quả khảo sát,
phân tích và đánh giá của Ban Quả Lý Dự Án Cải Thiện Vệ Sinh Môi Trường Lưu
Lực Kênh Tân Hóa – Lò Gốm như sau:
- Đối với tất cả các mẫu trong suốt quá trình quan trắc chất lượng bùn, có 48%
mẫu vượt tiêu chuẩn ô nhiễm bùn PEL. Thành phần có độc tính cao (Hg, Cd và
As) nhìn chung là có nồng độ thấp trong tất cả các vị trí khảo sát. Một số kim
loại nặng thường vượt tiêu chuẩn như Zn, Cr, Pb và Ni (chiếm 87,5%) do khu
vực này thường tiếp nhận nước thải từ hoạt động dệt nhuộm, thuộc da và mạ
kim loại.
- Có thể quan sát mức ghi nhận PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon) xuất
hiện trong bùn ở nồng độ cao vừa phải. Tuyến chủ yếu PAHs xâm nhập vào
môi trường là từ sự đổ dầu thô hoặc sản phẩm từ dầu, và thông qua quá trình
công nghiệp (sản xuất gas). PAHs được quan tâm bởi vì chúng là chất gây ung
thư, bền trong môi trường. Trong trường hợp phát hiện giá trị PAHs cao nhất
được ghi nhận là do người dân thải bỏ trực tiếp dầu thải tại gần khu vực lấy
mẫu.
- Liên quan đến giá trị COD và BOD5 trong nguồn nước, hai thông số trên được
ghi nhận là cao. Không có nồng độ COD nào được ghi nhận đáp ứng TCVN
5945:2005 cột C. Tương tự như vậy đối với BOD5, có đến 80% các mẫu đều
không đạt TCVN 5945:2005 loại C. Kết quả khảo sát cho thấy rằng có đến 95%
các mẫu cho thấy giá trị COD trong khoảng 111 – 1.000 mgO2/l (trung bình là
557 mgO2/l) và 95% các mẫu cũng cho thấy giá trị BOD5 trong khoảng 48 đến
457 mgO2/l (trung bình là 311). Tỉ số BOD/COD trong khoảng 0,56 – 0,75.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
61
Như vậy, tính chất bùn trên các hệ thống kênh rạch thành phố có sự khác biệt đáng
kể giữa các kênh với nhau cũng như ở các độ sâu khác nhau của cùng 1 kênh. Mức
độ ô nhiễm kim loại nặng, các chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu tập trung ở lớp tầng
bùn bề mặt (0,3 – 0,5 m) và đặc biệt là bùn tại các kênh có tiếp nhận nhiều nguồn
nước thải phát sinh từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu làng nghề thì nồng độ ô
nhiễm kim loại nặng cao. Tuy nhiên, lớp bùn mặt thường chiếm tỉ lệ thấp (khoảng
10 - 20%) so với tổng lượng bùn cần phải nạo vét. Đối với các kênh chỉ tiếp nhận
chủ yếu nước thải sinh hoạt thì nồng độ ô nhiễm kim loại nặng thấp, chủ yếu là rác
sinh hoạt phát sinh từ hoạt động dân sinh của người dân sống dọc theo kênh. Ngoài
ra, bùn thải của các kênh rạch có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao có thể tận
dụng cho mục đích nông nghiệp, các thành phần của lớp bùn phía dưới thường là sét
lẫn cát, ít thành phần độc hại nên có thể sử dụng thích hợp cho mục đích san lấp mặt
bằng.
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA BÙN THẢI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Thành phần và tính chất bùn thải có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu khả
năng tận dụng bùn cho các mục đích khác nhau (cải tạo đất nông nghiệp, san lấp
mặt bằng, sản xuất vật liệu xây dựng…), nó cũng cho phép xác định các nguyên
nhân tích tụ các chất ô nhiễm trong bùn của mỗi kênh rạch cũng như thành phần ô
nhiễm độc hại trong bùn. Do đó, các tác động tiềm tàng của bùn thải đến môi trường
có thể kể đến bao gồm:
Gây ô nhiễm nước ngầm: Trong thành phần bùn nạo vét có chứa một lượng nước
khá lớn, vào mùa khô lượng nước này không đủ để thấm đến tầng nước ngầm và dễ
dàng bốc hơi. Tuy nhiên, vào mùa mưa có thể hòa trộn các chất độc hại có trong
bùn và thấm xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm
Gây ô nhiễm nước mặt: Giữa môi trường bùn lắng và môi trường nước có một cân
bằng nhất định, khi tính chất môi trường thay đổi, các chất ô nhiễm tích trữ trong
bùn lắng có thể hòa trộn trở lại trong nước gây ô nhiễm nước
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
62
Hình 3.16 Một đoạn kênh Tân Hoá Lò Gốm
Hình 3.17 Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ô nhiễm
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
63
Gây ô nhiễm không khí: Quá trình phân hủy kị khí của bùn sẽ tạo ra các khí có mùi
như H2S, CH4, NH3,… gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến con người.
Gây ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm đất chủ yếu gây ra bởi các thành phần độc
hại có trong bùn với nồng độ cao, bao gồm chất hữu cơ, các kim loại nặng và cả
những chất khó phân hủy như bao nylon, lon sắt trong bùn nạo vét sẽ gây ô nhiễm
đất và khó khắc phục.
Tác động đến hệ sinh thái: Làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến thủy sinh sống
trong nước.
Tác động đến động vật: bùn đáy cũng là môi trường sống của hàng nghìn loài sinh
vật, vi sinh vật,… và thông qua chuỗi thức ăn mà bùn có thể tác động đến các động
vật bậc cao hơn trong đó có con người, đặc biệt là bùn chứa nhiều kim loại nặng.
Hình 3.18 Ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng thuỷ sinh
Hàm lượng kim loại nặng trong bùn là mối quan tâm đầu tiên khi nạo vét kênh rạch,
có liên quan chặt chẽ đến mục đích tái sử dụng bùn hoặc các tác động đổ bùn không
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
64
đúng quy định như ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại khu vực bãi đổ bùn. Thành phần
các kim loại nặng rất dễ hấp thụ trên bề mặt các chất lơ lửng dạng hữu cơ và vô cơ.
Khi các chất này lắng xuống tạo thành bùn lắng thì các kim loại nặng cũng sẽ bị tích
tụ trong bùn. Một số kim loại nặng là các nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối
với các loại sinh vật trong quá trình trao đổi chất, tuy nhiên một số kim loại nặng
khác lại là chất độc. Có 6 nguyên tố cơ bản là (Fe, Zn, Mn, Cu, Mo, Co) được gọi là
các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây. Các kim loại khác như Ca, Si, Ni,
Se, Al cần thiết cho quá trình đồng hóa của cây nhưng lại không cần thiết cho các
sinh vật khác. Đồi với Hg và Pb là những thành phần kim loại hoàn toàn không cần
thiết cho thực vật, vi sinh vật và gây độc đối với con người.
Chì (Pb): Chì là kim loại được sử dụng nhiều trong việc chế tạo các hợp kim, vật
liệu đường ống, sử dụng trong các loại phẩm nhuộm và các chất phụ gia xăng dầu.
Các muối chì thường không tan hoặc ít tan trong nước.Chì là chất mang độc tính
cao và nó được xem là chất gây ung thư, chì rất độc đối với hệ thần kinh trung ương
và thần kinh ngoại biện (ngộ đốc cấp tính), độc chất chì còn làm viêm thận.
Thủy ngân (Hg): thủy ngân được sử dụng rộng rãi trong hổn hống, pin, đèn huỳnh
quang, vàng bạc và sản phẩm điện phân của clo. Muối thủy ngân được sử dụng như
thuốc phun chống các bệnh cho cây trồng. Thủy ngân vô cơ gây tác động đến thận,
còn thủy ngân hữu cơ (methyl thủy ngân) ảnh hưởng đế hệ thần kinh trung ương.
Người bị nhiễm độc thủy ngân dễ bị kích thích, cáu gắt, xúc động, rối loạn tiêu hóa,
rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nhiễm độc methyl thủy ngân còn dẫn đến
phân lập nhiễm sắt thể, ngăn cản phân chia tế bào.
Crôm (Cr): Crôm là kim loại có màu xám và dòn, có thể đánh bóng tốt. Nó chống
lại sự oxy hóa nên có thể được dùng trong các hợp kim chống ăn mòn. Sự hiện diện
của hợp kim cũng làm tăng độ cứng và chống lại sự ăn mòn cơ học. Cr xuất hiện ở
trạng thái oxy hóa +3 và +6 trong môi trường. Crôm có độc tính cao đối với động
vật và con người. Độc tính của Crôm (IV) cao hơn nhiều so với Cr (III). CrO3 và
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
65
muối của Cr gây ăn mòn da và màng cơ. Các thương tổn gây ra thường là những bộ
phận tiếp xúc với hơi và hóa chất như: mũi, tay, và cánh tay. Muối Cromat có thể
gây ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu. Khi hít phải Crom ở nồng độ cao (>2 g/m3),
như trong hợp chất acid Cromic hoặc Cr2O3 , có thể gây khó chịu đối với mũi, như
chảy nước mũi, hắt xì, ngứa mũi, chảy máu cam, loét và tạo các lỗ thũng trong các
vách ngăn của mũi. Những ảnh hưởng này chỉ xảy ra đối với các công nhân làm
việc trong các cơ sở nhà máy, những người sản xuất trực tiếp hoặc sử dụng Cr từ vài
tháng đến vài năm. Có một số chứng minh rằng Crôm là một chất có thể gây ra ung
thư phổi. Khi hít phải một lượng nhỏ Cr (IV) trong một thời gian ngắn hay dài
không ảnh hưởng đến con người. Khi vô ý uống phải Crôm, sẽ bị rối loạn và loét
bao tử, chứng co giật, tổn thương thận và gan, thậm chí là chết. Tổ chức Y Tế Thế
Giới cho phép nồng độ crôm tối đa trong nước uống là 0,05 mg/l. Nồng độ cho phép
của Crôm trong chất thải nguy hại do Cục Bảo Vệ Môi Trường Mỹ EPA quy định
theo phương pháp TCLP là 5 mg/l, nồng độ cho phép của Crôm trong nước thải
theo TCVN 5945 – 1995 là 0,05 mg/l đối với nguồn loại A, 0,1 mg/l đối với nguồn
loại B. Nồng độ Crôm trong nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995 là 0,05 mg/l.
Niken (Ni): Niken là một kim loại thuộc nhóm VIII trong bảng hệ thống tuần hoàn,
được dùng nhiều trong các nghiên cứu đất và cây trồng. Niken có thể xuất hiện
trong một số trạng thái oxy hóa nhưng chỉ có Ni(II) bền vững trên dãy pH rộng và
điều kiện oxy hóa khử trong môi trường đất. Niken có thể thay thế các kim loại thiết
yếu trong các enzyme kim loại và gây ra sự đứt gãy các đường trao đổi chất. Các
hợp chất của Ni được coi là chất nhiễm độc hệ thống. Hiệu ứng chung là bị viêm da,
dễ xảy ra ở môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng,
khi uống nước có hàm lượng Niken lớn hơn 1,63 mg/l sẽ gặp các triệu chứng như
nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, ho… Một số nghiên cứu khác cũng nhận
định rằng Niken có khả năng gây ung thư phổi, viêm xoang mũi, phế quản và cũng
là chất gây dị ứng da ở người khi tiếp xúc với nó. Nồng độ cho phép của Niken
trong nước thải theo TCVN 5945 – 1995 là 0,2 mg/l đối với nguồn loại A, 2 mg/l
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
66
đối với nguồn loại B. Nồng độ Niken trong nước mặt theo TCVN 5942 – 1995 cho
nước cấp sinh hoạt là 0,1 mg/l.
Kẽm (Zn): Kẽm là một nguyên tố hóa học tồn tại ở dạng rắn. Hợp chất của Zn (ZnO,
ZnSO4, ZnCl2) được coi là ít độc. Nhưng nếu hít phải ZnCl2 sẽ gây tổn thương phổi.
Các muối kẽm tan có vị kim loại mạnh, với một lượng nhỏ cũng có thể gây xốc
mạnh. ZnCl2 có tính ăn mòn cao nên gây thương tổn da cho những tiếp xúc lâu dài.
Nồng độ cho phép của Zn trong nước thải theo TCVN 5945 – 1995 là 1 mg/l đối với
nước thải nguồn loại A và 2 mg/l đối với nước thải nguồn loại B. Nồng độ cho phép
của kẽm trong nước ngầm theo TCVN 5944 – 1995 là 5 mg/l.
Đồng (Cu): Đồng thường gây thương tổn đến thần kinh, thận, gan, phổi. Muối đồng
thường gây kích ứng da. Oxit đồng thường gây gây ngứa mắt và đường hô hấp trên.
Những người tiếp xúc thường xuyên với đồng hoặc hợp chất đồng thường bị
choáng, đau dạ dày, thiếu máu, hôn mê hoặc tử vong. Nồng độ cho phép của Cu
trong nước thải theo TCVN 5945 – 1995 là 0,02 mg/l đối với nước thải nguồn loại
A và 1 mg/l đối với nước thải nguồn loại B. Nồng độ cho phép của Cu trong nước
cấp sinh hoạt theo TCVN 5942 – 1995 là 0,1 mg/l. Trong nước ngầm theo TCVN
5944 – 1995 là 1 mg/l.
Cadmium (Cd): Cadmium thuộc nhóm II của bảng hệ thống tuần hoàn và là một
kim loại quý hiếm. Việc tập trung của Cd thường gặp trong môi trường thường
không gây độc hại nhiều. Nguy hại chính đối với sức khỏe của con người là sự tích
tụ mãn tính của nó ở trong thận. Ở đó nó có thể gây ra rối loạn chức năng thận nếu
lượng tập trung trong thận lên đến 200 mg/kg trọng lượng tươi. Cd có độc tính cao
khi tiếp xúc với thủy tinh và rất nguy hiểm đối với người. Cd nếu ở mức độ cao sẽ
gây là nguyên nhân gây ra bệnh “Itai Itai” với các triệu chứng xương giòn và rất đau
nhức. Ở mức độ thấp, nếu tiêp xúc trong thời gian kéo dài, nó là nguyên nhân của
bệnh cao huyết áp, vô sinh ở nam, tổn thương thận và dễ bị cảm cúm. Tổ Chức
Lương Nông và Tổ chức Y Tế Thế Giới đề nghị lượng Cd có thể chấp nhận tối đa là
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
67
400 – 500 g/tuần. Hội đồng EU Châu Âu khuyến cáo lượng Cd cao nhất là 0,1
kg/ha/năm và mức cho phép cao nhất là 0,15 kg Cd/ha/năm.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
68
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ
BÙN CỐNG RÃNH – KÊNH RẠCH CÓ HIỆU QUẢ
4.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BÙN CỐNG RÃNH-KÊNH RẠCH
4.1.1 Phương pháp thủy lực
Tách pha được xem như là quá trình tách các chất ô nhiễm có nồng độ ô nhiễm cao
khỏi các chất có nồng độ ô nhiễm thấp với mục đích giảm thể tích của dòng thải.
Theo phương pháp này, dưới tác dụng của nước hay dung môi hữu cơ và do sự khác
nhau về khối lượng riêng của các thành phần trong bùn, thành phần có trọng lượng
riêng lớn sẽ lắng xuống đáy và được thu hồi bằng van xả, còn thành phần nhẹ hơn
nước theo dòng nước trôi ra ngoài. Trong quá trình tách pha sử dụng thiết bị cột với
dòng nước đi từ dưới lên và như vậy vận tốc nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả xử lý do đó vận tốc nước bơm vào cột được chọn là 0,3 m/s. Mô hình thí
nghiệm được trình bày trong Hình 2 sử dụng cột tách bằng nhựa acrylic hình trụ,
cao 1 m, có đường kính trong là 60 mm, dọc theo thân cột có 10 điểm lấy mẫu
nước, mỗi điểm cách nhau 10 cm. Phía trên cột tách có thiết kế máng thu nước dạng
răng cưa.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
69
Hình 4.1 Mô hình thí nghiệm tách thủy lực.
Mẫu sau khi lấy về được rây qua rây kích thước 5 mm để loại bỏ các tạp chất, rác
với kích thước lớn, trong đó, thành phần chủ yếu là lá cây chưa phân hủy hết, bao
nilon, sành sứ, đá có kích thức lớn,… Hỗn hợp sau rây, được cho vào mô hình từ
phía trên với khối lượng 1 kg/mẻ, nước được bơm vào cột từ phía dưới đáy. Sau
thời gian bơm nước cần thiết thường dao động trong khoảng từ 15 – 30 phút (tùy
thuộc vào tính chất đất) thì thành phần nặng lắng xuống phía dưới cột, còn phần nhẹ
theo dòng nước chảy tràn ở phía trên và được thu lại trong bể chứa. Khi kết thúc
quá trình tách phần lắng đọng ở phía dưới đáy cột được thu riêng. Phần đất và nước
sau khi tách được phân tích kim loại nặng để xác định hiệu quả xử lý và khả năng
thu hồi những thành phần có giá trị sử dụng.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
70
Pilot áp dụng thức tế
Bùn sử dụng cho mô hình pilot được công nhân Xí Nghiệp Thoát Nước Độ Thị 1
thu gom trên đường Tô Hiến Thành đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Sư Vạn
Hạnh (nối dài). Sau đó, bùn được vận chuyển về nhà máy tái sinh và xử lý chất thải
công nghiệp và nguy hại của Công Ty Cổ Phần Môi Trường Việt Úc (VINAUSEN)
và chứa trong khây chứa bùn với kích thước dài : rộng : cao = 2 m x 1,5 m x 0,5 m.
Thaønh phaàn caùt
Lôùp nöôùc
Lôùp raùc vaø
ñaát ñaù > 5 mm
Khaây chöùa buøn thaûi
Hình 4.2 Thiết bị chứa bùn và tách rác đất đá có kích thước lớn hơn 5 mm.
Để loại bỏ các thành phần rác và đất đá có kích thước lớn hơn 5 mm trong bùn sử
dùng khây rây dạng hình tròn có đường kính 400 mm, làm bằng lưới thép với kích
thước lỗ 5 mm. Khây rây được đặt vào trong thùng nhựa đường kính 600 mm như
trong Hình 3.9. Nước được đổ đầy đến ngập 1/3 rây. Bùn được cho vào rây với khối
lượng 50 kg/mẻ (chiếm 2/3 rây), sau đó được khuấy trộn. Những thành phần rác có
kích thước lơn hơn 5 mm được giữ lại trên rây bao gồm lá cây chưa phân hủy, bao
nilon, sỏi đá có kích thước lớn, mảnh sành sứ, thủy tinh, cao su mềm, chai nhựa,…
được phân loại và tận dụng lại. Kết thúc quá trình tách rác, phần nước
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
71
được thu lại và để lắng trong bể lắng, còn phần hỗn hợp được tiếp tục xử lý bởi cột
tách thủy lực.
Trong mô hình pilot, cột tách thủy lực thiết kế gồm 2 cột bằng nhựa hình trụ cao 2
m, đường kính 0,2 m. Hai cột tách thủy lực được bố trí song song như trình bày
trong Hình vẽ 3.10. Bể chứa nước thiết kế có dung tích chứa 0,4 m3 và nước được
bơm vào cột bằng bơm chìm công suất ½ Hz, lưu lượng 5 m3/h. Áp lực nước dâng
lên cột được điều chỉnh bằng van 1 với vận tốc nước đạt 0,3 m/h. Tại vị trí cách mặt
bích phía đáy cột 0,5m có lắp đặt van xả nước Ø 27mm nhằm xả lượng nước và
phần hữu cơ ở phía trên lớp cát. Cách đỉnh cột 0,5 m có lắp đặt đường ống tuần
hoàn nước lại bể chứa ban đầu. Sau quá trình tách, cát được thu gom bằng đường
ống thu cát Ø 34mm và chứa trong xô có dung tích 20 lít trước khi được đem phơi
tại sân phơi cát. Lượng nước sau tách được bơm qua bể lắng, sau thời gian lắng 4
giờ, phần nước trong được tuần hoàn lại cho mẻ tiếp theo, còn phần hữu cơ (bùn)
được đem phơi khô tại sân chứa bùn.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
72
BEÅ LAÉNG
Van 1
Van 2
Van 3Van 4
Van 1
BE Å PHÔI CAÙT
BE Å PHÔI BUØN
XO Â CHÖÙA
CA ÙT
KHAÂY CHÖ ÙA BU ØN
TAÙCH RAÙC CO Ù KÍCH
THÖÔÙC > 5 MM
XOÂ CHÖ ÙA
NÖÔÙC
Ñöôøng tuaàn hoaøn nöôùc
Ñöôøng bôm nöôùc va ø buøn
Ñö
ôøn
g
th
u
ca
ùt
Ñö
ôøn
g
tu
aàn
h
oa
øn
nö
ôùc
Hình 4.3 Pilot xử lý bùn cống rãnh.
Bùn cống rãnh do xí
nghiệm thoát nước
nạo vét
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
73
4.1.2 Phương pháp rây
trong bùn, dùng phương pháp rây với kích thước lỗ của mặt rây nhỏ dần từ 2 mm đến
0,125 mm. Đồng thời, kết hợp với áp lực nước để tách riêng các thành phần trong bùn
vô cơ. Mô hình thí nghiệm tách bùn bằng phương pháp rây được trình bày trong hình
3.11
Hình 4.4. Mô hình thí
nghiệm tách bùn bằng
phương pháp rây
Bùn kênh rạch, cống rãnh sau khi xử lý sơ bộ để loại bỏ thành phần rác, đất đá có kích
thước lớn hơn 5 cm. Sau đó, xác định độ ẩm, độ tro và khối lượng tổng của mẫu trước
khi rây. Cân mẫu với khối lượng m1 rồi đem sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối
lượng không đổi.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
74
Hình 4.5 Quy trình thí nghiệm tách bùn bằng phương pháp rây ướt.
Các rây được lắp đặt trên máy rung với kích thước lỗ giảm dần: 2; 1,6; 1,25; 1; 0,71;
0,5; 0,25; 0,125 mm. Cho mẫu đã cân vào rây trên cùng, bật máy rung với vận tốc
1.400 vòng/phút, đồng thời sử dụng áp lực nước từ vòi sen phun đều lên bề mặt rây.
Nhờ áp lực nước kết hợp với chuyển động quay tròn của máy rây làm cho các hạt thực
hiện hai pha chuyển động cùng lúc, (1) chuyển động tương đối của các hạt trên bề mặt
rây nhờ vào sự chuyển động của rây, (2) chuyển động tách rời các hạt để lọt qua lỗ rây
nhờ áp lực nước. Như vậy, các hạt có kích thước nhỏ lọt qua rây, còn những hạt có
kích thước lớn được giữa lại trên rây. Thành phần hữu cơ do ma sát giữa các hạt cát với
nhau và giữa hạt với rây sẽ tách ra theo dòng nước và được bơm vào cột lắng.
Kết thúc quá trình rây, lượng cát còn lại trên từng rây được sấy khô ở nhiệt độ 1050C
đến khối lượng không đổi, sau đó đem cân xác định khối lượng, hàm lượng chất hữu
cơ. Lượng bùn sau rây được bơm vào cột lắng, để lắng trong thời gian từ 15 - 60 phút
Bơm bùn
Hệ thống rây
bùn
Cát, đá trên sàng
rây
Phơi khô
San lấp mặt bằng,
việt liệu xây dựng
Bùn và nước
để lắng
Bùn sau rây
sơ bộ
Nước tuần hoàn
Tái sử dụng
bùn đặc
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
75
tùy theo hàm lượng cặn lơ lửng của bùn, phần nước trong được tuần hoàn lại cho các
mẻ tiếp theo, còn phần bùn được đem phơi khô.
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CHẾ BÙN CỐNG RÃNH KÊNH RẠCH CÓ
HIỆU QUẢ
4.2.1 Phương pháp tái sử dụng bùn và cát thu được sau quá trình sử lý bùn cống
rãnh – kênh rạch và bùn công nghiệp sau xử lý làm gạch Block, và gạch thẻ
4.2.1.1 Tái sử dụng làm gạch Block
Nguyên liệu: Xi măng trắng; xi măng đen; cát; bột màu; bột đá; khằng; dầu lửa; bùn
công nghiệp; bùn cống ranh kênh rạch
Thiết bị: Cân; ống đong nước; thau; bay trộn hồ; cọ quét sơn; máy ép; khuôn gạch;
Hình 4.6 Quy trình thí nghiệm làm gạch.
Bùn công nghiệp từ nhiều nhà máy được nghiền nhỏ và rây để được bùn với kích thước
hạt 0,125 mm và cát tái sử dụng từ bùn cống rãnh, kênh rạch được sử dụng thay thế
cho thành phần cát trong công thức sản xuất.
“Khằng” là một loại phụ gia chuyên dùng trong việc làm gạch, có chức năng tạo độ
láng cho bề mặt viên gạch và quá trình lấy gạch được dễ dàng. Khằng được pha với tì
Quét dầu vào khuôn
Đổ dung dich màu
(Ximăng trắng, bột đá,
Gạch thành phẩm
Ép khuôn
Đổ hồ ướt
Đổ hồ khô
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
76
lệ 5 miếng khằng pha trong 1 lít dầu lửa, sau đó nấu sôi để khằng hòa tan hoàn toàn
trong dầu(1). Sau đó, quét khằng lên bề mặt khuôn.
Lớp 1 (lớp màu) được phối trộn gồm các thành phần xi măng trắng, bột đá, bột màu,
nước để tạo thành hồn hợp dạng sệt. Đổ dung dịch màu vào khuôn, đảm bảo màu lấp
đầy các gờ bề mặt khuôn. Sau đó, rắc hỗn hợp hồ khô (lớp 2) dầy khoảng 2 - 4 mm, lớp
hồ khô có chức năng hút lượng nước có trong lớp màu để định hình lớp bề mặt của
viên gạch và liên kết lớp 1 với lớp 3.
Hỗn hợp hồ ướt (lớp 3) bao gồm xi măng, cát, nước, độ dầy lớp hồ ướt từ 4 – 6 mm,
lớp hồ ướt liên kết với hồ khô (lớp 2) nhầm tạo độ cứng cho gạch. Thành phần cát
trong hồ ướt được thay thế dần bằng bùn ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Sau khi đổ các lớp,
khuôn được ép bằng máy ép hơi với lực ép lớn hơn 7 tấn trong thời gian từ 30 đến 60
giây và gạch được tháo khuôn ngay. Tuy nhiên, do thiết bị ép gạch sử dụng là máy ép
thủy lực nên thời gian ép và tháo khuôn lâu hơn (thường sau 3 giờ). Gạch sau tháo
khuôn được tưới nước giữ ẩm thường xuyên (6 giờ tưới 1 lần).
Hình 4.7 Máy ép gạch và khuôn gạch.
(1) Qui trình lam gạch xưởng gạch Thành Công, 10 Đường 5C – P.Bình Hưng Hòa A – Q.Bình Tân.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
77
Khuôn dùng ép gạch có kích thước 20 cm x 20 cm và 30 cm x 30 cm, máy ép sử dụng
là máy ép thủy lực với công suất nén đạt 20 tấn/m2.
4.2.1.2 Tái sử dụng bùn làm gạch thẻ
Gạch thẻ là loại gạch có kích thước nhỏ, dùng để ốp, lát trang trí ở những nơi cần
chống rơi, chống trơn như mặt ngoài các công trình công cộng, cao ốc, biệt thự, ốp lát
bể bơi, hành lang .. và tạo độ nhấn cho không gian nhà. Do gạch ống có cường độ chịu
lực chỉ bằng 50% cường độ chịu lực của gạch thẻ nên ở những nơi đòi hỏi có cường độ
chịu lực cao thì người ta phải xây dựng bằng gạch thẻ.
Hình 4.8 Quy trình sản xuất gạch thẻ.
Đầu tiên bùn và đất sét được xác định độ ẩm, làm dẻo đất sét và nghiền mịn bùn thải.
Tiến hành phối trộn thủ công giữa bùn và đất sét theo những tỉ lệ phần trăm như 2 bùn
: 1 đất sét hoặc 1 bùn : 1 đất sét,… Quá trình phối trộn phải tiến hành nhanh để đảm
bảo độ ẩm của phối liệu, đảm bảo độ đồng nhất của phối liệu. Sau đó, ủ phối liệu (đất
sét và bùn) trong một nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp để giữ độ ẩm trong thời gian một
ngày để tránh hiện tượng xuất hiện bọt khí.
Sau khi có hỗn hợp nguyên liệu, tiến hành định hình viên gạch bằng khuôn gỗ có kích
thước 20cm x 10cm x 4cm, tiếp tục đem gạch phơi ngoài nắng để gạch ráo và để dễ
dàng tháo gạch ra khỏi khuôn. Thời gian lấy gạch ra khỏi khuôn khoảng 10 giờ. Tiếp
Đất sét
Trộn thủ
công
Khuôn
gạch
Ép
gạch
Sấy
Nung
Sản
phẩm
Bùn công
nghiệp
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
78
theo gạch được xếp lên dàn phơi và phơi gạch khoảng 1 tuần ngoài nắng vừa cho đến
khi gạch ráo nước hoàn toàn để tránh khi nung gạch bị nứt.
Sau khi xong giai đoạn định hình và phơi, sấy gạch, bắt đầu nung gạch thời gian nung
là 87 giờ. Nhiệt độ nung từ 200 đến 8000C trong khoảng 48 giờ, nung tiếp ở nhiệt độ
cao khoảng 800 đến 9000C trong 24 giờ và cuối cùng là nung chín gạch từ 900 đến
10000C trong 15 giờ. Sau đó, để nguội gạch đến nhiệt độ phòng và tiến hành tháo gạch
.
Hình 4.9 sản phẩm gạch sau nung
4.2.2 Tái chế làm Compost
Hiện nay trên thế giới đã sử dụng rất nhiều phương pháp chế biến compost, từ phương
pháp thô sơ với qui mô gia đình đến phương pháp hiện đại qui mô công nghiệp. Qua
tham khảo các tài liệu và thực tế ứng dụng của công nghệ chế biến compost trong nước
và trên thế giới, cũng như dựa trên điều kiện kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam, phương
án chế biến compost từ bùn thải cũng như từ rác thải theo kiểu kết hợp giữa phương
pháp phân hủy kỵ khí và phương pháp ủ compost hiếu khí dạng luống dài với thổi
khí thụ động có xáo trộn được xem có tính khả thi cao trong điều kiện hiện tại ở Việt
Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng. Vì phương án này kết hợp được ưu và nhược
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
79
điểm của phương pháp phân hủy kỵ khí và ủ compost hiếu khí theo như yêu cầu chi phí
đầu tư thấp, công nghệ của phương án không đòi hỏi phải dùng năng lượng để cung
cấp oxygen cho quá trình ủ, nên sẽ tiết kiệm tối đa năng lượng, giảm giá thành sản xuất
compost đến mức thấp nhất, đồng thời thu được nguồn năng lượng đáng kể từ quá trình
kỵ khí. Bên cạnh đó, trong quá trình ủ hiếu khí, việc xáo trộn luống compost được thực
hiện thường xuyên sẽ giúp cho chất lượng compost tốt và đồng đều. Nhược điểm của
phương án này là tốn nhiều đất và nhân công. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam với
nguồn nhân công dồi dào và với kế hoạch phân bố đất hợp lý, những nhược điểm này
có thể được khắc phục
Phương pháp ủ trong container là phương pháp ủ mà vật liệu ủ được chứa trong
container, túi đựng hay trong nhà. Thổi khí cưỡng bức thường được sử dụng cho
phương pháp ủ này. Có nhiều phương pháp ủ trong container như Ủ Trong Bể Di
Chuyển Theo Phương Ngang, Ủ Trong Container Thổi Khí và Ủ Trong Thùng Xoay.
Trong Bể Di Chuyển Theo Phương Ngang, vật liệu được ủ trong một hoặc nhiều ngăn
phản ứng dài và hẹp, thổi khí cưỡng bức và xáo trộn định kỳ được áp dụng cho phương
pháp này. Vật liệu ủ được di chuyển liên tục dọc theo chiều dài của ngăn phản ứng
trong suốt quá trình ủ.
Trong Container Thổi Khí, vật liệu ủ được chứa trong các loại container khác nhau như
thùng chứa chất thải rắn hay túi polyethylene,… thổi khí cưỡng bức được sử dụng cho
quá trình ủ dạng mẻ, không có sự rung hay xáo trộn trong container. Tuy nhiên, ở giữa
quá trình ủ, vật liệu ủ có thể được lấy ra và xáo trộn bên ngoài, sau đó cho vào
container lại.
Trong Thùng Xoay, vật liệu ủ được ủ trong một thùng xoay chậm theo phương ngang
với thổi khí cưỡng bức.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
80
Hình 4.10 Dây chuyền tái chế bùn thành compost.
Các bước trong quá trình làm compost:
Bước 1: Tách các chất, vật liệu có kích thước lớn ra khỏi bùn
Bước 2: Xác định công thức phân tử của nguyên liệu làm compost
Bước 3: Xác định tỷ lệ C/N, chất phối trộn
Bước 4: Trộn và tiến hành ủ
Bùn sau khi qua giai đoạn tiền xử lý. Chọn vật liệu phối trộn là Trấu lúa mì, cho trấu
vào bùn theo tỷ lệ thích hợp để đạt được tỷ lệ C/N là 25/1. Cho hỗn hợp bùn + trấu lên
lưới thép có kích thước lỗ bé. Phía dưới đặt bơm thổi khí cung cấp Oxy cho vi sinh vật.
Sau khi ủ hiếu khí khoảng 20 – 25 ngày. Sau đó ngừng ủ hiếu khí chuyển sang giai
đoạn ủ chính bằng cách tắt bơm thổi khí, tiến hành ủ khoảng 20 ngày cho đến khi chính
hoàn toàn (mô hình ủ hiếu khí thể hiện ở hình 4.5). Sau khi hoàn thành quá trình ủ,
mang hỗn hợp đi nghiền sàng để tách riêng phần phế thải và compost. Để tăng chất
lượng phân compost ta trộn thêm một số loại men vi sinh, phân NPK.
Phân hữu cơ
thành phẩm
Ủ chính
Chất thải
Bùn thải
Tiền xử lý
Đảo trộn
Trộn men vi sinh,
phân NPK
Ủ hiếu khí
Compost
Nghiền + sàn
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
81
Hình 4.11 Mô hình thể hiện quá trình làm compost.
Các giai đoạn khác nhau trong quá trình làm Compost có thể phân biệt theo biến thiên
nhiệt độ sau:
1. Pha thích nghi là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường mới.
2. Pha tăng trưởng đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học
đến ngưỡng nhiệt độ mesophilic.
3. Pha ưa nhiệt là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định hóa bùn và
tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh có hiệu quả nhất. Phản ứng được đặc trưng bởi công thức:
COHNS + O2 + VSV hiếu khí CO2 + NH3 + chất khác + năng lượng.
4. Pha trưởng thành là giai đoạn giảm nhiệt độ về mức mesophilic và cuối cùng bằng
nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men lần thứ hai xảy ra chậm và thích hợp cho sự
hình thành keo mùn và các chất khoáng, cuối cùng là mùn.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
82
Ưu điểm:
o Ít nhạy cảm với điều kiện thời tiết;
o Khả năng kiểm soát quá trình ủ và kiểm soát mùi tốt hơn;
o Thời gian ủ ngắn hơn phương pháp ủ ngoài trời;
o Nhu cầu diện tích nhỏ hơn các phương pháp ủ khác;
o Chất lượng compost tốt hơn.
Nhược điểm:
o Vốn đầu tư cao;
o Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống cao;
o Thiết kế phức tạp và đòi hỏi trình độ cao;
o Công nhân vận hành đòi hỏi trình độ cao.
Như vậy, bùn hữu cơ sau khi được phân tích và làm giảm hàm lượng nước (độ ẩm)
bằng quá trình nén bùn, ép bùn và sấy sẽ được băng chuyền vận chuyển qua khu vực
chế biến làm phân compost. Tại đây, bùn sẽ được phối trộn với nhiều nguyên liệu thích
hợp để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về thành phần của phân compost.
Lượng bùn hữu cơ làm compost sau khi xử lý bằng phương pháp tách thủy lực chiếm
60% tổng lượng bùn sau khi tách:
Độ ẩm của bùn sau tách 90% nên lượng bùn khô sau khi nén bùn, ép bùn còn lại để đạt
độ ẩm 40% nhằm đạt độ ẩm thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học trong công
đoạn làm compost.
Với khối lượng riêng của thành phần bùn hữu cơ là 0,85 tấn/m3 với độ ẩm còn lại là
40%
Với thời gian lưu bùn khi ủ là 14 ngày, tổng thể tích ủ cần thiết là: 1064 m3
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
83
Thiết kế hai bể ủ, thể tích mỗi bể ủ cần thiết là 535 m3
Bể có dạng hình trụ tròn có đường kính D = 7 m, chiều cao 14 m
Ngoài ra, hệ thộng này có băng tải để nạp liệu vào các bể ủ, hệ thống máy thổi khí. Đặc
biệt các bể còn có các thiết bị kiểm soát các điều kiện cần thiết như nhiệt độ, độ ẩm,
pH,… cho quá trình ủ và các vít tải lấy sản phẩm sau khi ủ.
Ước tính sau khi ủ sản phẩm sinh ra chiếm 75% khối lượng ban đầu (tương đương 57
m3/ngđ)
Sau khi ủ thổi khí cưỡng bức trong 14 ngày, sản phẩm sau ủ sẽ được lấy ra mỗi ngày
và chuyển sang khi ủ ổn định.
4.2.3 Tái sử dụng thành phần hửu cơ của bùn sau xử lý cho mục đích nông nghiệp
và cải tao đất
4.2.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá thành phần dinh dưỡng của bùn sau tách
Thành phần dinh dưỡng đa lượng của bùn sau tách bao gồm các thành phần phospho,
nito, kali, đây là các yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng có thể tận dụng bùn sau
tách làm phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học
Kỹ Thuật & Khuyến Nông, một số chỉ tiêu đánh giá thành phần bùn như sau:
- Nếu sử dụng chất hữu cơ sau tách làm phân hữu cơ thì thành phần dinh dưỡng
cần đạt:
+ Tổng N: 0,3 – 0,8% + Tổng P: 0,1 – 0,2%
+ Tổng K: 0,2 – 0,3% + CaO: 0,4 – 1,8%
+ C/N: 20 – 25
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
84
Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng đối với cây trồng xét theo tiêu chuẩn
Ngoài ra thành phần vi lượng trong bùn thải sau tách được đánh giá dựa theo tiêu
chuẩn ngành TCN 526 - 2002 như sau:
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 526 – 2002 phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh
hoạt
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2002.)
Loại bùn Tổng N (%) Tổng P (%) Mùn
Nghèo dinh dưỡng 0,08 < 0,06 < 1 – 2
Dinh dưỡng trung bình 0,09 – 0,15 0,06 – 0,1 2 – 4
Dinh dưỡng khá > 0,3 > 0,2 > 0,8
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức
1 pH 6,0 – 8,0
2 Mật độ vi sinh vật hữu hiệu không nhỏ hơn CFU/g mẫu 106
3 Hàm lượng chì (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 250
4 Hàm lượng cadium (khối lượng khô) không lớn mg/kg 2,5
5 Hàm lượng crom (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 200
6 Hàm lượng đồng (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 200
7 Hàm lượng niken (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 100
8 Hàm lượng kẽm (khối lượng khô) không lớn hơn mg/kg 750
9 Hàm lượng thuỷ ngân (khối lượng khô) không lớn mg/kg 2
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
85
4.2.3.2 Thành phần dinh dưỡng và chất hữu cơ co trong bùn công rãnh _ kênh rạch
sau tách thủy lực
Bảng 4.3 Tính chất mẫu bùn sau tách
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
Tiêu chuẩn
ngành 10
TCN 526 -
2002
Trung Tâm
Nghiên Cứu
KHKT &
Khuyến Nông
Độ ẩm % 70 - < 35
Chất hữu cơ % KL khô 27 - -
Hàm lượng mùn % KL khô 3 - 2 – 4
Nitơ tổng % KL khô 0,31 - Lớn hơn 0,3
Phospho (P2O5) % KL khô 0,30 - Lớn hơn 0,2
Kali (K2O) % KL khô 0,29 - 0,2 – 0,3
pH - 6,3 – 7,6 6 – 8 -
Zn mg/kg chất 9,6 < 750 -
Cu mg/kg chất 6,8 < 200 -
Cr mg/kg chất 16,4 < 200 -
Ni mg/kg chất 53,75 < 100 -
Ở điều kiện
thường
MPN/g 15 x 103 -
Sau phơi nắng
7 ngày
MPN/g 2 x 103 - Coli-
form
Sau khi sấy ở
700C
MPN/g 170 -
<1000
(Nguồn: Tiêu chuẩn tham chiếu theo TCN 526 – 2002 và Trung Tâm Nghiên Cứu
Khoa Học Kỹ Thuật & Khuyến Nông.)
Dựa vào thành phần dinh dưỡng trong bùn sau tách ở Bảng 4.3 có thể thấy:
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
86
Hàm lượng Nitơ tổng là 0,31%, Photpho tổng là 0,3% và Kali đạt 0,29% đều thuộc
vào loại dinh dưỡng khá và đạt tiêu chuẩn dùng làm phân bón. Các nguyên tố vi lượng
có mặt trong bùn đều thấp hơn so với nồng độ tối đa cho phép trong phân vi sinh từ rác
dùng cho đất trồng. Về chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng Coliform trong mẫu sau khi tách để
ở nhiệt độ phòng và mẫu sau khi đã phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian 7
ngày thì vẫn chưa đạt, khi sấy ở nhiệt độ 700C hàm lượng coliform giảm còn 170
MPN/g.
Ngoài ra, theo PTS Nguyễn Thị Lan và GS-TS Phan Liêu(1), phân bón được sản xuất từ
bùn đáy kênh rạch thích hợp cho các loại đất nhẹ và nghèo như đất xám bạc màu
(Acrisols), đất cát (Arennosol) và có thể là nguyên liệu làm giàu dinh dưỡng cho đất.
Trong bùn đáy, lắng đọng nhiều chất hữu cơ dạng thô và đang trong quá trình phân
hủy, đồng thời trong bùn có chứa nhiều bã thực vật và hàm lượng N, P, K cao. So sánh
các chất dinh dưỡng trong bùn với các loại phân khác cho thấy bùn kênh rạch có giá trị
cực đại của N, P, K gần tương đương với các loại phân từ phân rác, và đạt 20 – 30%
phân heo. Bùn có thể tận dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh sau khi đã tách các thành phần ô nhiễm và có thể sử dụng cho cây trồng nhằm hạn
chế phân hóa học và cải tạo đất nghèo chất sinh dưỡng, bạc màu ở ngoại thành Thành
phố.
(1) Đáng giá chất lượng bùn đáy nạo vét tuyến rạch Bến Nghé – kênh Tàu Hủ - kênh Lò Gốm và khả năng khai
thác, tận dụng lượng bùn đáy
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
87
4.2.3.3 Đánh giá khả năng phát triển cây trồng trong môi trường có sử dụng bùn
Quy trình thí nghiệm trồng cây có sử dụng bùn được tiến hành với mô hình sau:
Hình 4.12 Sơ đồ nghiên cứu tái sử dụng thành phần hữu cơ từ bùn.
Mô hình 1 trồng rau muống: Mô hình trồng
rau muống có diện tích dài x rộng x cao = 50
x 20 x 20 (cm). Đất được sử dụng là đất
Tribat phối trộn với bùn đã được phơi khô
dưới ánh nắng trong 3 ngày theo tỉ lệ 1 bùn : 1
đất và một mẫu đối chứng không có bùn Mật
độ cây trồng chọn 15 cây/1 mô hình và chiều
cao lớp đất trong từng mô hình là 15 cm. Thời
gian ổn định đất trước khi gieo là 1 ngày.
Hình 4. 13 Mô trình nhỏ trồng rau muống
Phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng,
KLN,…theo tiêu chuẩn 10
TCN 526 – 2002
Chất hữu cơ sau khi tách từ
bùn kênh rạch – cống rãnh
Sản phẩm Gieo hạt
Đất
Phơi khô bùn
Nghiền bùn
Nước
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
88
Trong 2 mô hình trên, mô hình tỉ lệ 1 bùn : 1 đất sau 14 ngày gieo hạt thì tốc độ sinh
trưởng và phát triển của cây chậm, nguyên nhân có thể do:
- Không có thời gian ổn định đất sau khi đã phối trộn với bùn trước khi gieo trồng
(như mô hình trồng cải) hay thời gian ổn định chưa thích hợp (mô hình trồng rau
muống). Theo kỹ sư Quang Hưng thuộc Viện Nghiên Cứu Rau Quả, thời gian cần
thiết cho việc chuẩn bị đất là từ 8 – 10 ngày trước khi gieo trồng.
- So với mẫu cây trồng trong môi trường không có bùn (mẫu đối chứng) cho kết quả
tốt hơn so với mô hình 1 bùn : 1 đất có độ phát triển kích thước lá và chiều cao cây
trội hơn, như vậy cây trồng giảm độ phát triển khi được trồng trong môi trường có
hàm lượng bùn cao. Nguyên nhân có thể do tỉ lệ bùn dùng phối trộn nhiều vượt quá
ngưỡng cây tiếp nhận.
Mô hình 2 trồng cải: được thực hiện trong bồn trồng cây với kích thước được thể hiện
trong Hình 4.14. Tỉ lệ phối trộn bùn và đất là 1 : 2. Đất sử dụng là đất cát pha thịt. Bùn
được rải trên bề mặt lớp đất. Thời gian chuẩn bị đất cũng như thời gian phơi bùn là 12
ngày trước khi gieo trồng
Hình 4.14 Mô hình trồng cải.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
89
Sau 14 ngày gieo, khả năng sinh tưởng và phát triển của cây cải phát triển hơn hẳn so
với các cây trong mô hình trồng rau muống, giá trị trung bình về chỉ số phát triển như
sau: chiều cao cây đạt 14 cm, chiều dài lá đạt 7 cm, chiều rộng lá 3 cm, số lá đạt 6 lá.
Tuy nhiên, do mật độ gieo trồng còn dày nên độ phát triển của các cây không được
đồng đều.
Như vậy, có thể rút ra các kết luận sau:
- Bùn sau khi xử lý nhiệt được sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất và
giúp cây trồng phát triển tốt.
- Có thể sử dụng bùn sau khi xử lý để cải tạo đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng.
Hình 4.15 Cải trồng trong mô hình lớn.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
90
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Bùn từ hệ thống kênh rạch - cống rãnh của thành phố, đặc biệt là khu vực nội thành và
ven đô đang là vấn đề hết sức bức xúc. Nó không chỉ làm hạn chế khả năng thoát nước
của thành phố, làm suy giảm lưu vực dòng chảy, ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan
đô thị, mà còn liên quan đến kinh phí đầu tư cho việc nạo vét, vận chuyển và giải quyết
hợp lý bùn lắng để đảm bảo an toàn về mặt môi trường.
Các kết quả phân tích đặc tính bùn cống rãnh và kênh rạch cho thấy mặc dù nồng độ
của các mẫu bùn phân tích chưa vượt tiêu chuẩn nhưng nếu bùn được thải bỏ không
đúng nơi quy định và được đổ vào bãi đổ mà không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
trường do sự tích lũy của chất ô nhiễm trong khu vực theo thời gian. Ngoài ra, bùn
kênh rạch có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể tận dụng cho mục đích nông nghiệp,
bùn cống rãnh sau tách luôn thu được khối lượng vô cơ nhiều hơn so với bùn từ kênh
rạch. Thành phần vô cơ thu được sau tách, tỉ lệ hạt có kích thước từ 0,5 mm đến dưới
0,125 mm chiếm tỉ lệ lớn nhất.
Sau quá trình tách bằng phương pháp thủy lực, các thành phần trong bùn kênh rạch -
cống rãnh hoàn toàn có thể tái sử dụng lại như: (1) thành phần hữu cơ chiếm từ 15% -
25% dùng cho mục đích nông nghiệp và cải tạo đất, làm lớp che phủ cho bãi chôn lấp
(2) thành phần vô cơ chiếm từ 75% - 85% dùng san lấp mặt bằng, vật liệu xây dựng
như nguyên liệu làm gạch block lót đường. Như vậy, đã tận dụng lại các thành phần có
giá trị trong bùn và giảm thiểu các tác động đến môi trường so với việc thải bỏ bùn như
hiện nay.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
91
Khi áp dụng phương pháp tái sử dụng bùn thải sẽ giúp giải quyết được vấn đề cấp bách
hiện nay là vị trí, diện tích đất của bãi đổ bùn và quan trọng nhất là hình thành phương
án xử lý bùn thải giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phù hợp với chiến lược pháp
triển bền vững.
Về mặt kinh tế, lợi nhuận thu lại từ việc tái sử dụng bùn kênh rạch và cống rãnh là rất
lớn, ước tính từ năm 2005 đến 2010 mỗi năm có thể thu hồi từ 20 đến 40 tỉ đồng từ bùn
so với chi phí nhà nước phải trả cho việc vận chuyển và thải bỏ như hiện nay.
Đối với bùn công nghiệp, vấn đề thu gom, vận chuyển và thải bỏ chất thải nguy hại nói
chung và bùn thải nói riêng chưa được thực sự quan tâm ở các doanh nghiệp nguyên
nhân là do chi phí xử lý quá cao và việc quản lý CTNH&CN chưa được chặc chẽ. Hiện
nay, đa phần bùn thải từ các nhà máy được thu gom chung với rác sinh hoạt và được
công ty Môi Trường Đô Thị của các quận, huyện hay hợp tác xã tư nhân đến thu gom
và vận chuyển đến các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hay đổ bừa bãi tại một bãi
đất trống. Do có thể tận dụng được những thành phần có giá trị kinh tế trong bùn nên
giảm chi phí xử lý và điều này có thể giúp các doanh nghiệp có khả năng thực hiện xử
lý chất thải nguy hại góp phần bảo vệ môi trường.
Quy trình sản xuất bột màu từ bùn công nghiệp có nhiều triển vọng do công nghệ đơn
giản, sản phẩm bột màu thu được có chất lượng phù hợp với nhu cầu không đòi hỏi
chất lượng cao của thị trường như sản xuất trong gốm sứ, gạch, sơn dầu.
Đối với bùn công nghiệp, ước tính chi phí xử lý một tấn bùn chứa kim loại nặng bằng
phương pháp đốt, hóa rắn, chôn lấp phải mất 4 triệu/tấn bùn trong khi nếu tái sử dụng
làm gạch bột màu, thu hồi kim loại nặng hay làm vật liệu xây dựng thì chi phí xử lý chỉ
còn 1,3 triệu đồng.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
92
5.2 KIẾN NGHỊ
- Thực tế cần sự hợp tác chặt chẽ của các ban ngành có liên quan như Công Ty
Thoát Nước Đô Thị, các Xí Nghiệp Thoát Nước Đô Thị,… về mặt thu gom, vận
chuyển bùn kênh rạch – cống rãnh.
- Cần sự tăng cường kêu gọi hỗ trợ vốn của các tổ chức chính phủ và nhà tài trợ đối
với việc xây dựng nhà máy xử lý bùn kênh rạch – cống rãnh công suất 100.000
tấn/năm cho Tp.HCM
- Kết hợp với các cơ sở sản xuất để sản xuất gạch với qui mô công nghiệp. Cần
tăng cường mở rộng các mô hình tai chế lấy nguyên liệu từ bùn thải như sản xuất
gạch block và gạch thẻ từ bùn thải của một số ngành công nghiệp.
- Cần đầu tư nghiên cứu để xác định ảnh hưởng củng như khả năng tích lũy chất
độc của bùn thải đến hệ sinh thái và cây trồng đặc biệt là cây rau.
5.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Nếu có điều kiên tiếp tục học lên Đại Học em sẽ tiếp tuc phát triển đề tài này.
Hướng phát triển:
- Tính toán lợi ích kinh tế khi sử dụng chất hữu cơ trong bùn làm compost, cải tạo
đất nông nghiệp
- Phát triển đề tài nhằm áp dụng đề tài cho một khu vực hoặc một hệ thống kênh
rạch nào đó tai Tp.HCM
- Phân tích và phân loại các loại bùn khác nhau nhăm tăng khả năng sử dụng cho
các mục đích tái chế khác nhau giúp cải thiện hiệu quả sủ lý và kinh tế.
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
93
Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Hoàng Trung Hiếu
94
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN TOT NGHIEP HIEU.pdf