Khóa luận Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI I. GLTM, các hinh thức GLTM: 1. Gian lận thương mại:. 2. Sự cần thiết phải xác định một tội danh - tội GLTM: 3. Các hình thức GLTM: II. Mối quan hệ giữa buôn lậu và GLTM: III. Tác động của GLTM: 1. Tác động tới toàn bộ nền KTQD: . 2. Tác động tới trật tự an toàn xã hội: 3. Tác động đến doanh nghiệp và người tiêu dùng:. 4. Tác động đến sự quản lý của Nhà nước CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM I. Tình hình GLTM ở Việt Nam: 1. Tình hình chung trong cả nước. 1.1. Tuyến biên giời Việt - Trung. 1.2. Tuyến biên giới Việt - Lào 1.3. Tuyến biên giới Tây nam 1.4. Trên tuyến đường Bộ 1.5. Trên tuyến đường Biển - Đảo 1.6. Trên tuyến đường hàng không 1.7. Tuyến đường Bưu điện 1.8. GLTM trong nội địa 1.9. Đối tượng tham gia vào hoạt động buôn lậu và GLTM 1.10. Nhận định chung 2. Thực trạng tại một số cửa khẩu và địa phương. Một số mặt hàng buôn lậu và GLTM phổ biến 2.1. Thực trạng tại một số cửa khẩu địa phương 2.2. Một số mặt hàng buôn lậu và GLTM phổ biến II. Nguyên nhân và thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 1. Thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM 1.1. Những thủ đoạn qua đường chính ngạch 1.2. Những thủ đoạn theo đường không chính ngạch 2. Nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và GLTM 2.1. Nguyên nhân khách quan 2.2. Nguyên nhân chủ quan III. Chống GLTM - Kết quả và hạn chế 1. Kết quả đạt được 2. Hạn chế IV. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chống GLTM 1. Thuận lợi 2. Khó khăn CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM I. Quan điểm về chống GLTM 1. Quan điểm pháp chế XHCN 2. Quan điểm quần chúng 3. Quan điểm toàn diện và đồng bộ II. Một số giải pháp chống GLTM ở Việt Nam 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 2. Về kinh tế 3. Cải cách thủ tục hành chính 4. Về tổ chức điều hành 5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân 6. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và GLTM 7. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch 8. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM 9. Kiểm tra sau thông quan 10. Đẩy mạnh sản xuất trong nước 11. Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện III. Kiến nghị 1. Kiến nghị về xã hội hoá công tác đấu tranh chống GLTM 2. Kiến nghị hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống GLTM KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Trích dẫn Nội dung Kinh tế thị trường và những đặc trưng của nó cũng như sự tự do kinh doanh trong kinh tế thị trường đã mở ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ giao thương buôn bán giữa các quốc gia phát triển một cách mạnh mẽ. Việt Nam là một đất nước phát triển đi lên từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém không đủ điều kiện cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Trước tình hình đó Nhà nước ta đã chuyển hướng phát triển kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết Vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế mở đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Việt Nam có thể nhập máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu . của nước ngoài kết hợp với các yếu tố năng lực sản xuất trong nước để phát triển sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên do sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém các sản phẩm sản xuất phần nhiều có chất lượng thấp, giá thành và chi phí cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm với hàng hoá của nước ngoài thấp do vậy để bảo vệ sản xuất trong nước Nhà nước phải đặt ra hàng rào thuế quan. Mặt trái của chính sách này là làm cho tệ nạn buôn lậu và GLTM diễn ra một cách tràn lan ở hầu khắp các cửa khẩu, địa phương trong cả nước. Trước tình hình này ở nước ta đang đặt ra những vấn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp. ở đây trên tuyến đường nào cũng có hàng lậu, hàng giả, điều này gây ra những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng cho cả sản xuất và tiêu dùng trong nước. Do vậy mỗi chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này để không tiếp tay cho gian thương và phối hợp cùng với cơ quan chức năng thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh và quá trình phát triển kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương thông qua hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên em đã chọn đề tài: “Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay”. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương: Chương I: “Tổng quan về gian lận thương mại” nêu lên một cách khái quát các khái niệm gian lận thương mại đồng thời nêu ra những tác động của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế của Việt Nam. Chương II: “Thực trạng tình hình gian lận thương mại ở Việt Nam” phản ánh những khó khăn, thuận lợi, những thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: “Một số giải pháp chống gian lận thương mại” đề cập đến công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của các cấp, bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam.

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiện trạng và giải pháp chống gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sự chồng chéo nhau không đồng nhất thậm chí còn chênh lệch quá lớn như: nếu áp dụng khoản 2 điều 6 Nghị định số 01/CP để xử lý thì mức phạt sẽ từ 1 - 10 triệu đồng, trường hợp có nhiều tình tiết nặng phạt đến 50 triệu đồng, còn nếu áp dụng khoản 2 điều 12 Nghị định số 16/CP thì mức phạt chỉ từ 5 - 10 triệu đồng. Cơ chế chính sách về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng ở nước ta còn tạo ra rất nhiều khe hở nữa để gian thương lợi dụng như thiếu sót trong quản lý XNK để gian thương khai giảm giá trị hàng nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế hoặc khai tăng giá trị xuất khẩu để lấy hạn ngạch, quản lý hàng đổi hàng chưa chặt chẽ... * Đời sống và trình độ của dân cư biên giới thấp. Các cư dân biên giới thường có đời sống thấp, kinh tế kém phát triển, hệ thống giáo dục y tế kém phát triển, thậm chí có nơi không có trường học, bác sỹ. Đây là một trong những nguyên nhân bọn gian thương lợi dụng lôi kéo và mua chuộc các cư dân ở khu vực này và vô tình họ đã tiếp tay cho bọn buôn lậu. Vận chuyển hàng lậu là một cách thức mang lại thu nhập lớn hơn cho họ thay vì làm kinh tế tại nhà mà vẫn đói kém, sự kém hiểu biết của họ và đời sống vật chất khó khăn đã làm cho đa số cư dân vùng biên tham gia vào đội quân “cửu vạn” vận chuyển hàng lậu. Theo con số thực tế thì khu vực cửa khẩu của các tỉnh miền núi hoặc có cửa khẩu ở khu vực nhiều đường mòn lối tắt qua nước ngoài thì có khoảng 80 - 90% cư dân biên giới tham gia vào vận chuyển hàng lậu. Các phương thức mà bọn gian thương áp dụng đã phát huy tác dụng tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa “cửu vạn” và “đầu nậu”, tạo nên thái độ kiên quyết bảo vệ hàng lậu, bất hợp tác với các lực lượng chống buôn lậu và chống lại lực lượng này gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu đây là một trong những điều rất bức xúc hiện nay. Nguyên nhân chủ quan: * Sự phối hợp lỏng lẻo và thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Sức mạnh tập thể góp phần rất lớn vào sự thành công của công việc nhưng trong công tác chống buôn lậu và GLTM của ta lại chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và có hiệu quả giữa các lực lượng chống buôn lậu, giữa cơ quan quản lý chuyên ngành với hải quan còn phối hợp lỏng lẻo thiếu đồng bộ. Dường như trong quan niệm của mọi người chống GLTM là nhiệm vụ của hải quan do vậy mà bàng quan chưa điều tra nắm tình hình một cách chắc chắn để có biện pháp đánh trúng tụ điểm buôn lậu và những đường dây buôn lậu lớn. Nhiều trường hợp phát hiện ra bọn buôn lậu nhưng vì lực lượng ít, đơn lẻ, không huy động được lực lượng nên không ngăn chặn được hoặc bị đánh tháo. * Chính quyền địa phương. Nhiều nơi một số cán bộ có chức có quyền ở địa phương các xã, huyện vùng tiếp giáp biên giới còn buông lỏng quản lý thị trường cho nên tạo kẽ hở cho bọn gian thương có đất dung thân và hoạt động. Có nơi chính quyền biết mà vẫn làm lơ đi để bọn gian thương ngang nhiên hoành hành. Nhiều chính quyền làm ngơ và không có hình thức gì để ngăn cản hiện tượng cả làng biên giới làm “cửu vạn”, xác nhận cho họ có hoàn cảnh khó khăn để xin các lực lượng chống buôn lậu thả hàng khi họ bị bắt và để tiếp tục “làm ăn”, thậm chí chính quyền còn quan niệm buôn lậu là vì kế sinh của bà con? Đây là hiện tượng có thể coi như “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” tạo điều kiện cho bọn buôn lậu và gian lận phát triển, một số cán bộ còn tiếp tay cho buôn lậu huống chi là phối hợp với các lực lượng cơ quan quản lý chuyên ngành để chống buôn lậu và GLTM. * Thủ tục hải quan. Để có một giấy thông hành XNK đòi hỏi cơ quan tham gia hoạt động XNK phải làm đầy đủ các thủ tục, và ở Việt Nam để làm xong các thủ tục này cần phải có rất nhiều thời gian công sức và tiền của, thậm chí nếu không có mối quan hệ tốt được tạo lập từ trước thì khó có thể hoàn tất được thủ tục trong một thời gian ngắn nhất có thể, hay nói cách khác đi khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh XNK phải làm rất nhiều thủ tục rườm rà phức tạp. Một số cơ quan nghiệp vụ thuộc nhóm kiểm tra nghiệp vụ thường gây ra chồng chéo, khó khăn về mặt thủ tục làm cho trong nhiều trường hợp làm mất cơ hội kinh doanh của họ và để nhanh chóng họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là các thủ đoạn mua chuộc các cán bộ công nhân viên Hải quan, cơ quan giám định làm giả chứng từ, quay vòng chứng từ... để đưa hàng lậu vào Việt nam. * Một số nguyên nhân khác: - Năng lực trình độ của các lực lượng chống buôn lậu còn thấp kém chưa được đào tạo một cách hệ thống và toàn diện về các nghiệp vụ, thao tác trong việc chống buôn lậu cũng như xử lý vi phạm, còn có nhiều bối rối trong xử lý đặc biệt là xử lý các vụ bắt giữ hàng của “cửu vạn”, đôi lúc xử lý thiên về tình cảm hơn, làm cho tính cưỡng chế của pháp luật bị bẻ cong và không có tính hiệu quả. - Sự yếu kém trong quản lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra buôn lậu và GLTM. Một số cán bộ quản lý không có năng lực và trình độ trong quản lý, không được đào tạo mà chỉ đưa lên vì có thâm niên làm việc cao có kinh nghiệm hơn,... Năng lực trình độ kém và sự yếu kém trong quản lý, kiểm tra kiểm soát, tổ chức lực lượng, tư tưởng chủ quan duy ý chí gây ra nhiều nhầm lẫn như bắt nhầm đối tượng, phân tích và xử lý thông tin sai, đánh giá sai mức độ nghiêm trọng,... hoặc chống thì có chống nhưng chỉ là hình thức còn đâu lại vào đấy, tạo ra nhiều khe hở cho gian thương hoạt động. - Một số cán bộ công chức trong lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại kém phẩm chất như Hải quan, thuế cục, quản lý thị trường,... tiếp tay cho buôn lậu để hợp thức hoá hàng lậu hoặc làm ngơ đi để hàng lậu vượt biên làm cho tình hình ngày càng thêm phức tạp và rắc rối hơn. Nhiều vụ buôn lậu lớn có sự trợ giúp của lực lượng này làm cho ngân sách Nhà nước thâm hụt hàng chục tỷ đồng và nhiều thiệt hại khác cho sản xuất trong nước hoặc người tiêu dùng, mất ổn định chính trị, an ninh trật tự và qui tắc bị đảo lộn,... mà điển hình là vụ án Tân Trường Sanh, Epco Minh Phụng,... chúng mua chuộc các cán bộ Hải quan cao cấp và các cơ quan giám định hàng hoá để hợp pháp hoá lô hàng gây thiệt hại nghiêm trọng,... Đây là một nguyên nhân mà người ta đánh giá là tiêu cực nhất và không chỉ làm cho hàng lậu tuồn vào Việt Nam mà nó còn gắn với cả tham nhũng làm giàu cá nhân một cách bất hợp pháp. - Chất lượng hàng nội không được kiểm tra thấu đáo còn để lọt lưới thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, hàng lậu thuế, hàng giả sản xuất trong nội địa tương đối nhiều và khá phổ biến do đó mà công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn, hàng dởm, hàng giả theo khe hở đó mà tuồn vào nội địa. - Một số giải pháp được đưa ra nhưng chưa thực hiện một cách triệt để, phát huy tác dụng thậm chí còn làm xuất hiện thêm các thủ đoạn mới như; dán tem mặt hàng nhập khẩu là một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lý nhưng nhiều lúc hàng phải nằm chờ để được dán tem hoặc dán theo đợt, đợt này dán còn đợt kia lại chờ thủ tục hướng dẫn,... gây ra nhiều ách tắc và thủ đoạn mới để đưa hàng lậu vượt qua cửa khẩu cũng như tiêu thụ chúng ví dụ: bóc tem quay vòng tháo phần vỏ có dán tem, xin tem của khách hàng,... III. CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI - KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ: 1. Kết quả đạt được: GLTM là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực do vậy mà bất cứ quốc gia nào cũng đều phải đấu tranh chống GLTM đặc biệt là buôn lậu. Công tác này của nước ta trong thời gian qua tuy còn nhiều khó khăn hạn chế nhưng cũng thu được những thành tựu đáng kể thể hiện ở kểt quả bắt giữ giá trị tịch thu qua một số năm. Từ năm 1996 đến thàng 9/1997 Bộ đội biên phòng kết hợp với các ngành chức năng bắt giữ trên 15.000 vụ buôn lậu thu nộp ngân sách 743 tỷ đồng. Riêng bộ đội biên phòng các tỉnh, thành và các hải đoàn trực tiếp bắt giữ 901 vụ buôn lậu lớn, 304 phương tiện với tổng trị giá trên 100 tỷ đồng. Điều tra khởi tố 309 vụ, 542 đối tượng, điển hình là vụ bắt giữ 6.020 ô tô đã qua sử dụng đưa từ Đức về, bắt giữ 7.821kg thuốc nổ, 1.830 kíp nổ, 130súng các laọi, bắt giữ 335,2kg các chất ma tuý trong đó có 3,2 kg hêrôin và hàng trăm tép hêrôin, thu 2.600 NDT, 10.500 USD và 156 triệu tiền Việt Nam giả. Trong năm 1998 thực hiện chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ các lực lưọng chống buôn lậu và GLTM phối hợp chặt chẽ hoạt động tương đối có hiệu quả ở khắp các vùng đất nước nhất là tại các điểm nóng. Riêng lực lượng Hải quan bắt giữ 11.600 vụ vi phạm trị giá hàng hoá 260 tỷ đồng và 2 triệu USD. Công an phát hiện bắt giữ 16.000 vụ trị giá 570 tỷ đồng. Quản lý thị trường kiểm tra xử lý 58.000 vụ nộp ngân sách 150 tỷ đồng. Các chiến sĩ biên phòng bắt giữ 1.700 vụ buôn lậu trị giá 90 tỷ đồng... Các địa phương đã đóng góp nhiều thành tích trong hoạt động chống buôn lậu như Lạng Sơn xử lý trên 4.800 vụ trị giá gần 40 tỷ đồng - Quảng Ninh 6.000 vụ trị giá 50 tỷ đồng, Quảng Trị trên 3.600 vụ trị giá 26 tỷ đồng, Long An 3.100 vụ với 15 tỷ đồng... Trong 6 tháng đầu năm 1999 các lực lượng chống buôn lậu cả nước phát hiện và bắt giữ 19.102 vụ buôn lậu và GLTM với nhiều mặt hàng khác nhau trong đó có những mặt hàng mới như thóc giống giả, vàng bạc đá quý... Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Chính phủ và của Bộ Thương Mại, lực lượng Quản lý thị trường đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong năm 2000, lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra, xử lý 68.662 vụ buôn lậu và GLTM với tổng số thu là 138,803 tỷ đồng trong đó tiền vi phạm hàng chính là 31,796 tỷ đồng. Năm 2002 xử lý 61.746 vụ buôn lậu và GLTM thu nộp cho ngân sách Nhà nước là 147,8 tỷ đồng. Nhìn chung tình hình buôn lậu và GLTM qua các năm, công tác phát hiện điều tra, khám phá, xử lý các loại tội phạm của lực lượng chống buôn lậu có nhiều chuyển biến tích cực từ Trung ương đến địa phương chủ động nắm bắt tình hình, các lực lượng chống buôn lậu sớm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tập trung các trinh sát khu vực, các tuyến, địa bàn trọng điểm, chú trọng tăng cường phối hợp giữa các lực lượng nên công tác chống buôn lậu đã được đẩy mạnh lên một bước, tạo được sự chuyển biến tích cực, có chiều sâu, đánh trúng, khám phá được nhiều băng ở đường dây buôn lậu lớn, phát hiện nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của bọn gian thương, đồng thời phát hiện một số sơ hở, thiếu sót của một số chủ trương, cơ chế, chính sách của Nhà nước và của một số ban, ngành, địa phương tạo kẽ hở cho buôn lậu và gian thương “lách” như việc cho nhập loại xe tải nhỏ kèm theo cánh cửa, ghế trao, cho kiểm hoá ngoài cảng theo yêu cầu của chủ hàng... Những kết quả đạt được của công tác chống buôn lậu và GLTM đã đòng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự ổn định, phát triển sản xuất trong nước, an ninh trật tự xã hội, hạn chế được các tiêu cực xã hội như tham nhũng, ma tuý.. cũng như bảo vệ được một phần nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. 2. Hạn chế : Tình hình GLTM ở nước ta diễn ra hết sức phức tạp, bọn gian thương sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quỵệt, gây rất nhiều khó khăn cho công tác chống GLTM ở nước ta. Các cơ quan chức năng, bằng sự nỗ lực cố gắng của mình trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm đã thu được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó còn có một số hạn chế và tồn tại đòi hỏi phải được khắc phục. Trong công tác điều tra: chưa được tổ chức chặt chẽ, còn buông lỏng, để nhiều khe hở cho gian thương hoạt động, kiểm tra hàng hoá tại cửa khẩu còn mang tính chất đại diện chưa kiểm tra toàn bộ lô hàng, một số trường hợp để cho chủ hàng tự kê khai và kiểm tra sơ qua, công tác điều tra thường được làm theo đợt, đợt này làm, đợt khác lại buông lỏng không chặt chẽ ngay từ đầu và liên tục, nhiều lúc chỉ làm theo hình thức và mang tính chất phong trào nên các gian thương thường ít hoạt động vào đợt ra quân mà nằm chờ cho hết đợt hoặc tạm lắng xuống thì mới bắt đầu hoạt động. Công tác quản lý hành chính, xử lý tài liệu ở một số cửa khẩu còn được tiến hành một cách chậm chạp và mang tính thủ công trở ngại cho hoạt động kinh doanh XNK và họ đã tìm cách để tự đơn giản hoá bằng nhiều thủ đoạn. Quản lý theo ngành dọc chưa chặt chẽ và đồng nhất gây ra tình trạng lợi dụng chức quyền để tiếp tay cho gian thương. Một số biện pháp được đưa ra nhưng chưa thực hiện triệt để và phát huy hết tác dụng của nó hay nói khác đi là hiệu quả của giải pháp không cao làm phát sinh thêm nhiều thủ đoạn mới. Một ví dụ điển hình là biện pháp dán tem. Dán tem được coi là một biện pháp hữu hiệu để quản lý và ngăn chặn hàng lậu và bảo vệ sản xuất trong nước nhưng khâu tổ chức thực hiện lại bộc lộ nhiều vướng mắc và hạn chế làm cho hiệu quả của nó đang ngày một suy giảm và tình trạng buôn lậu sau những thắt chặt ban đầu từ những đợt đầu đang có nguy cơ phục hồi và phát triển mạnh do: dán tem còn nhiều vướng mắc trong việc phân biệt các đối tượng phải dán tem và không phải dán tem như đầu đĩa hình, trò chơi CD - rom,... Truy thu thuế 5% thuế doanh thu và thuế lợi tức khâu lưu thông hàng hoá thuộc diện dán tem nhưng không dán tem đối với một số hộ kinh doanh lớn là tương đối nhiều nên họ tìm mọi cách để trốn thuế. Dán ten nhưng quản lý hàng hoá dán tem lại chưa được tổ chức chặt chẽ trên thị trường xuất hiện nhiều tem giả, tem quay vòng... Xử lý các vụ án buôn lậu và GLTM còn nhẹ chủ yếu là xử hành chính, xử lý hình sự ít, một số trường hợp Hải quan gửi hồ sơ vụ án lên khởi tố hoặc đề nghị cơ quan khởi tố vụ án hình sự thì lại được gửi lại để xử lý hành chính. Do vậy mà sau khi nộp phạt các gian thương lại tiếp tục buôn lậu để bù đắp lại, do vậy mà tính hiệu quả kém mặc dù có liên quan đến lợi ích. IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC CHỐNG GLTM. 1. Thuận lợi: Một thuận lợi lớn trong công tác chống GLTM ở nước ta là pháp chế xã hội chủ nghĩa là pháp chế duy nhất và cưỡng chế với tất cả công dân Việt Nam cũng như các công dân nước ngoài được phép kinh doanh ở Việt Nam. Tính duy nhất của pháp luật Việt Nam tạo ra sự thống nhất từ trên xuống, từ Trung ương đến địa phương và bắt buộc các công dân nhất nhất phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Việt Nam, không ai được phép làm trái với các qui định của pháp luật, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ mà truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự. Tính cưỡng chế và duy nhất của pháp luật Việt Nam áp dụng cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực do vậy mà trong lĩnh vực thương mại khi có các vi phạm xảy ra thì luật duy nhất áp dụng là luật của nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Một thuận lợi nữa trong công tác chống GLTM là dân tộc Việt Nam có tinh thần đoàn kết và tự chủ cao. Buôn lậu và GLTM là một hiện tượng tiêu cực xã hội do vậy cần phải được loại trừ và cần sự tham gia của toàn xã hội. Các lực lượng chống buôn lậu có thể huy động được sức mạnh, tinh thần đoàn kết của quần chúng trong công tác chống buôn lậu và GLTM, kêu gọi tinh thần đoàn kết đấu tranh vì sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân tộc. 2. Khó khăn. Công tác chống buôn lậu và GLTM ở nước ta có rất nhiều khó khăn và trở ngại khác nhau do đó mà để lọt lưới nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng. Dưới đây là một số khó khăn cơ bản mà lực lưọng chống buôn lậu và GLTM đang gặp phải: - Cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu, thiếu thốn phương tiện để kiểm tra kiểm soát cũng như đuổi bắt. Một số đóng chốt như ở làng Vây cách cửa khẩu Lao Bảo mới chỉ có lều trạm còn cán bộ phải ở nhờ nhà dân để cư trú, công tác kiểm tra tiến hành thủ công và giải quyết theo sự quan sát chủ quan không có máy móc thiết bị để kiểm tra và xác minh giấy tờ cũng như phương tiện đuổi bắt đối tượng buôn lậu, phần lớn các phương tiện của lực lượng chống buôn lậu có công suất nhỏ các phương tiện của các gian thương, đặc biệt là các phương tiện tàu thuỷ nên không theo kịp các tàu này,... - Lực lượng chống GLTM của ta mỏng và thiếu không đủ để bao vây phong toả hết các hướng di chuyển tẩu tán hàng của gian thương, một số cửa khẩu đóng ở khu vực miền núi không đủ lực lượng để ngăn cản và bắt giữ hàng của đội quân “cửu vạn”, chỉ bắt được một số còn lại những người khác lại di chuyển theo đường khác hoặc chúng tập trung lại để răn đe, đe doạ người thi hành công vụ. Trên sông, biển lực lượng của ta không đủ để bắt hết được các tàu thuyền nhỏ chở hàng từ thuyền lớn đi vào các điểm tập kết, hơn nữa các lực lượng này chưa huy động được sức mạnh của tập thể của đông đảo quần chúng để tạo nên mối quan hệ giữa quần chúng và cơ quan quản lý,... trong công tác chống GLTM,... Đây là một khó khăn lớn mà ta chưa giải quyết được. - Năng lực trình độ của các nhân viên, cán bộ Hải quan cũng như các cơ quan quản lý chuyên ngành kém. Một số người chỉ được học qua lớp huấn luyện nghiệp vụ chưa được đào tạo cơ bản và thật sự có chất lượng nên khi thực hiện, triển khai có nhiều lúng túng chưa thông thạo, chậm chạp, bộc lộ tính chủ quan duy ý chí và xử lý bừa bãi không theo qui định của luật pháp,... Một số cửa khẩu chưa có hệ thống điện lưới quốc gia, trung tâm bưu điện như cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh)... Giao thông liên lạc còn nhiều khó khăn la một trong những khó khăn rất lớn gây trở ngại cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Các cơ quan phải xem xét giải quyết rất nhiều các giấy tờ và thủ tục khác nhau trong đó có nhiều loại giấy tờ chồng chéo nhau gây phức tạp, phiền hà mất thời gian và công sức cho việc giải quyết. Một số văn bản pháp qui lại chồng chéo nhau giữa các bộ phận gây khó khăn cho công tác quản lý và vận dụng, áp dụng mức phạt cụ thể,... Thái độ bất hợp tác của một số cơ quan chuyên ngành, của cư dân và chính quyền một số địa phương cũng như thái độ hợp tác, tiếp tay cho gian thương của một số cán bộ, nhân viên Hải quan tha hoá, biến chất đã và đang gây khó khăn trở ngại lớn cho công tác đấu tranh chống buôn lậu ở nước ta hiện nay. Gian thương sử dụng nhiều thủ đoạn mới tinh vi để vận chuyển hàng lậu, chúng thay đổi phương thức vận chuyển, mặt hàng, địa điểm liên tục đã đưa hàng lậu vượt biên cũng như tiêu thụ đặc biệt là vào các khu vực mà lực lượng chống buôn lậu và GLTM không được phép vào như nhà ga xe lửa,... đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác chống buôn lậu và GLTM. Trên đây là một số khó khăn mà lực lượng chống buôn lậu và GLTM nước ta đang gặp phải, ngoài ra còn những khó khăn khác như: khó khăn về địa hình, lãnh thổ, khó khăn về phía nước bạn cho phép còn nước ta thì cấm,... Có thể nhận xét như sau: - Động thái tình hình buôn lậu và GLTM được xác định trong từng năm năm: + Năm 1999 tăng 308% so với năm 1994. + Năm 2000 tăng 312,5% so với năm 1995. + Năm 2001 tăng 231,9% so với năm 1996. + Năm 2002 tăng 424% so với năm 1997. - Động thái tình hình tội buôn lậu và GLTM được xác định trong từng năm năm: + Năm 1999 tăng 425% so với năm 1994. + Năm 2000 tăng 342,8% so với năm 1995. + Năm 2001 tăng 230% so với năm 1996. + Năm 2002 tăng 142% so với năm 1997. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội buôn lậu và GLTM cũng có một số vấn đề đáng lưu ý. Cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung là tỷ lệ và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian nhất định và ở một lãnh thổ, đia bàn nhất định. Các chỉ số về cơ cấu của tình hình tội phạm chỉ rõ đặc điểm lượng - chất của tính nguy hiểm cho xã hội của tình hình tội phạm, chỉ rõ các đặc điểm của nó. Cơ cấu của tình hình tội phạm còn chỉ rõ định hướng chính cần phải tập trung của công tác đấu tranh với tình hình tội phạm. Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG GLTM Ở VIỆT NAM I. QUAN ĐIỂM VỀ CHỐNG GLTM: 1. Quan điểm pháp chế XHCN: Pháp chế XHCN đòi hỏi tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các cán bộ công nhân viên và tất cả công dân của đất nước phải tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước XHCN, hệ thống pháp luật duy nhất do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành. Xã hội muốn ổn định và phát triển được đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ hoàn thiện và đồng bộ phù hợp với cơ sở kinh tế xã hội. Buôn lậu và GLTM là một hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, do vậy cần phải loại trừ chúng. Muốn vậy chúng ta phải có luật cụ thể về vấn đề này, phải làm tốt các khâu xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật về chống buôn lậu và GLTM. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, do vậy nhà nước phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hơn nữa thủ đoạn của bọn buôn lậu và GLTM ngày càng tinh vi và phức tạp, hệ thống pháp luật cũ không đầy đủ sẽ không đáp ứng được cho yêu cầu chống buôn lậu và GLTM thực tế, do đó phải bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra, nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu và GLTM từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của Nhà nước về Thương mại. Tổ chức thực hiện pháp luật: Đây là một khâu rất quan trọng vì có tổ chức thực hiện được tốt thì công tác chống buôn lậu và GLTM mới phát huy được tác dụng, để làm tốt được khâu này đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể những nội dung của pháp luật và không trái với pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và sự hiểu biết pháp luật về chống buôn lậu và GLTM cho các lực lượng chống GLTM và toàn thể quần chúng nhân dân. Muốn vậy phải tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, đây là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn Xã hội. Kiểm tra kiểm soát việc thực thi pháp luật: An ninh trật tự xã hội muốn ổn định đòi hỏi pháp luật phải được thực thi một cách đày đủ và nghiêm minh, các hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý. Do đó đây là một khâu đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và công bằng đối với tất cả mội người trong xã hội. 2. Quan điểm quần chúng: Chống buôn lậu và GLTM không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của các lực lượng chống buôn lậu và GLTM mà đây là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội, không là trách nhiệm của riêng ai. Do vậy để sự nghiệp Cách mạng XHCN được thành công thì nhân dân phải đoàn kết với nhau, nhà nước và nhân dân cùng làm. Có như vậy thì mới có được chuyển biến tích cực trong lịch sử. Để chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả, phải có quan điểm lấy dân làm gốc, phải để nhân dân thấy được quyền lợi của mình trong công tác chống buôn lậu và GLTM. Qua đó nâng cao ý thức và năng lực làm chủ của quần chúng nhân dân Đảng và Nhà nước phải có trách nhiệm chỉ rõ cho nhân dân con đường hoạt động đúng, hiểu rõ quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 3. Quan điểm toàn diện và đồng bộ: Sở dĩ bọn buôn lậu và gian thương có đường hoạt động là do rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như sự sơ hở của pháp luật, sự trợ giúp của cán bộ hải quan tha hoá biến chất... Do vậy đồng thời với công tác chống buôn lậu và GLTM thì phải bịt kín các khe hở của luật pháp, cơ chế chính sách và đào tạo sử dụng người tham gia vào công tác chống buôn lậu và GLTM có đầy đủ năng lực phẩm chất, sự nhiệt thành với công việc... Quan điểm toàn diện và đồng bộ đòi hỏi phải có các giải pháp khác nhau không chỉ cho công tác chống buôn lậu và GLTM mà còn trong công tác khác như hoàn chỉnh luật pháp, giáo dục tư tưởng đạo đức và nhận thức, các giải pháp kinh tế xã hội khác .. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG GLTM Ở VIỆT NAM: 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Pháp luật là một trong những công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội nói chung và là một công cụ để chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả. Luật pháp là căn cứ để bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta hiện nay vừa thiếu vừa chưa đầy đủ rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở cả trong qui định lẫn xử lý, cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa thống nhất và đồng bộ. Nhiều văn bản pháp qui đã được sử dụng từ lâu bộc lộ nhiều thiếu sót thậm chí không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại vẫn đang được sử dụng và chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một số văn bản của một số cơ quan còn chồng chéo nhau, chưa được qui định cụ thể rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho người thừa hành cũng như xảy ra các tệ quan liêu tham nhũng hối lộ, tuỳ tiện trong sử dụng, chủ quan duy ý chí trong các công tác điều tra lẫn xử lý, trong cả quản lý và điều hành. Trong kinh tế - thương mại cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại; sửa đổi, bổ sung Luật Thuế (nhất là điều chỉnh mức thuế xuất nhập khẩu); xây dựng Luật Cạnh tranh... Để chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn nữa, sửa đổi bổ sung các văn bản cũ, xây dựng thêm các điều luật mới về chống buôn lậu và GLTM, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng chống buôn lậu, các văn bản thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, thiết lập các biểu thuế thích hợp cho hoạt động XNK, qui định cụ thể cho từng mặt hàng, tránh chung chung dẫn đến áp dụng tuỳ tiện...Hệ thống pháp luật phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác chống buôn lậu cả trong bắt giữ và xử lý vi phạm, khắc phục các sơ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt lợi ích của nhân dân.. 2. Về Kinh tế: - Đề nghị với Chính phủ điều chỉnh lại một số sắc thuế, tính lại thuế suất một số mặt hàng để vừa khuyến khích được sản xuất, vừa hạn chế được GLTM. - Chăm lo hơn nữa đời sống cư dân biên giới, kết hợp chương trình 135 với các chương trình khác; đưa dân ra biên giới kết hợp với việc hoàn thành cắm mốc biên giới. - Nâng cao chất lượng hàng hoá; đa dạng hoá và hạ giá thành sản phẩm. 3. Cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là một trong các công cụ để quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động XNK, hoạt động lưu thông hàng hoá trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên các thủ tục của ta còn rườm rà, phức tạp,người kinh doanh phải làm rất nhiều các thủ tục khác nhau làm mất thời gian công sức, tiền của và thậm chí mất cơ hội kinh doanh của hộ. Từ đó gây khó khăn cho hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như kinh doanh buôn bán với các đối tác nước ngoài...dẫn đến các thủ đoạn gian lận trốn thuế. Điều này đòi hỏi các thủ tục phải được tinh giản đi những vẫn bảo đảm sự quản lý của nhà nước, chống được buôn lậu và GLTM, bảo đảm thu đúng, thu đủ các khoản thuế tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đồng thời bảo vệ được sản xuất trong nước và người tiêu dùng, không gây phiền hà ách tắc trong lưu thông, trong tiến trình hội nhập Thương mại vào khu vực và Thế giới. Đổi mới cả về quy trình, nghiệp vụ, tổ chức quản lý các giấy tờ, rà soát lại các văn bản các qui định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà thống nhất, dễ thực hiện. áp dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào việc tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, lưu trữ các tài liệu văn bản tính thuế thống kê hàng hoá XNK, tra mã...làm cho các thủ tục được giải quyết nhanh chóng và có hệu quả, đảm bảo tính trung thực khách quan. Việc áp dụng này đòi hỏi kinh phí lớn để đầu tư cho trang thiết bị máy móc, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có kĩ thuật sử dụng, thông thạo ngôn ngữ máy. Công tác kiểm dịch hàng hoá cũng phải được tinh giản, chỉ cần có một cơ quan giám định hàng hoá, chứng nhận hải quan có thể thông qua thay vì phải thông qua 3 hay 4 cơ quan giám định như trước kia ở một số nơi. Về sửa đổi, bổ sung những văn bản có liên quan đến công tác quản lý thị trường cần tập trung xây dựng ban hành Nghị định Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại; Thông tư liên ngành quy định về hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường thay cho các Thông tư 170, 77 và 17 hiện tại gây khó khăn cho việc truy ngược tìm nguồn gốc hàng nhập khẩu. Đặc biệt, ngày 07/11/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Với Nghị định này, những GLTM về mua bán hoá đơn và hoàn thuế VAT nhằm GLTM sẽ được hạn chế. Ngoài ra các chế độ, chính sách kích thích hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và GLTM như chế độ tiền lương cho lực lượng kiểm tra - kiểm soát trực tiếp, chế độ thưởng cho người có công phát hiện, thu giữ hàng lậu; chế độ đãi ngộ cho những người bị thương hoặc bị hy sinh trong cuộc đấu tranh này... 4. Về tổ chức điều hành: Thực hiện Chỉ thị số 853 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu và GLTM trong tình hình mới, ngày 13-11-1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo 853, tiếp theo ngày 27-8-2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và GLTM (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127-TW) thay thế Ban Chỉ đạo 853. Ban Chỉ đạo 127-TW do Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Trưởng Ban, các uỷ viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành: Công an, Thương mại, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng. Ban Chỉ đạo 127-TW có nhiệm vụ, quyền hạn: - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. - Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu và GLTM của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biên pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. - Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và GLTM thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban. Theo mô hình tổ chức trên, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và GLTM (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/ĐP) do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban. Như vậy, về chỉ đạo điều hành đã hình thành mô hình tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở phối hợp hành động chung giữa các ngành và lực lượng hữu quan. Hiện tại, Ban Chỉ đạo 127-TW và địa phương đã có kế hoạch hành động và bước đầu chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM đạt được một số kết quả quan trọng nhưng do hoạt động của các thành viên Ban là kiêm nhiệm nên hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy, cần nhanh chóng kiện toàn xây dựng đội ngũ các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi hoạt động chuyên trách thường trực giúp việc Ban. 5. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao đời sống cho nhân dân: Chống buôn lậu và GLTM là một công tác đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, trên thực tế nhiều cá nhân tổ chức cho rằng nhiệm vụ này chỉ là của các lượng chống buôn lậu và GLTM, tiếp tay cho buôn lậu bằng cách tiêu dùng hàng trốn lậu thuế với giá rẻ...thái độ không hợp tác và tiếp tay cho bọn buôn lậu đã gây ra các tác hại không nhỏ cho sản xuất tiêu dùng, an ninh trật tự xã hội. Do vậy mà việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên liên tục để mọi người thấy hết được tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu và GLTM, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu áp dụng các biện pháp có hiệu quả cao, tham gia vào việc lập pháp và hoàn thiện pháp luật... Các dân cư ở khu vực biên giới có điều kiện khó khăn về kinh tế không được giáo dục ý thức pháp luật nên vì lợi ích trước mắt họ đã tiếp tay cho bọn buôn lậu và GLTM. Do đó yêu cầu Nhà nước và Chính phủ quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh tế các vùng biên giới, phát triển y tế giáo dục tuyên truyền giáo dục họ để có thể nhận thức được và tiếp tục phát triển kinh tế địa phương. Đây là yêu cầu hết sức khó khăn vì hầu hết họ là người dân tộc ít người khác biệt về ngôn ngữ, nghèo khó, họ làm như vậy chỉ mong có một cuộc sống khá hơn...nhưng lại rất cấp bách trong một vài năm trở lại đây đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết kịp thời. 6. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ ngành trong công tác chống buôn lậu và GLTM: Đồng thời phân định rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chuyên ngành: Theo tinh thần của chỉ thị 358/1997/CT - TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới đặt ra yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành địa phương trong công tác chống buôn lậu và GLTM: Về tổ chức kiểm tra - kiểm soát và xử lý trước đây ta chú trọng ngăn chặn buôn lậu từ biên giới, nay ngoài việc tăng cường ngăn hàng lậu từ biên giới vào cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý hàng lậu, hàng giả và những hành vi GLTM khác trên thị trường nội địa. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện phương án chống mặt hàng vải và thuốc lá lậu trên thị trường nội địa trong tháng 9-2002 là bài học để ta tiếp tục triển khai kiểm tra, xử lý những mặt hàng lậu khác trên thị trường. Vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soat, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại cần bám sát mục tiêu kinh tế - xã hội trên cơ sở những đòi hỏi yêu cầu cụ thể thực hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo hướng đó, trong những năm tới cần xây dựng những kế hoạch, phương án kiểm tra, kiểm soát xử lý đối với những ngành hàng, nhóm hàng cụ thể có tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh trong nước và gây thất thu ngân sách Nhà nước... Ngoài ra, cần tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM ở cấp cơ sở. Suy cho cùng, hoạt động vi phạm thương mại diễn ra trên địa bàn, do vậy, trước hết trách nhiệm chủ yếu là chính quyền và cấp uỷ địa phương phải chỉ đạo và sử dụng lực lượng tại chỗ, tổ chức thực hiện tốt công tác này trên địa bàn mình quản lý. Công tác tổ chức, điều hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý mà cần tổ chức một cách rộng rãi tới mọi đối tượng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, các cơ quan thông tin đại chúng các tổ chức đoàn thể chính trị và xã hội... nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến chống buôn lậu và GLTM. Các ngành ở Trung ương có trách nhiệm cùng các địa phương thực hiện tốt các chình sách Kinh tế - Văn hoá - Xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Uỷ ban các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo tực tiếp của các cấp đảng uỷ và sự giám sát của hội đồng nhân dân quản lý chặt chẽ hoạt động XNK của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn. - Cán bộ ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch và vững mạnh trang bị đầy đủ phương tiện hiện đại cần thiết cho công tác điều tra ngăn chặn mọi hoạt động buôn lậu và GLTM. Đại diện các cơ quan này phải chịu trách nhiệm hàng tháng báo cáo kết quả chống buôn lậu và GLTM với Thủ tướng Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan bộ phận phải được phân định rõ: - Hàng hoá qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của Hải quan - Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là lực lượng quản lý thị trường. - Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu bảo vệ đường biên chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế về biên giới có đồn biên phòng nhưng chưa có tổ chức hải quan. - Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK để đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan đến hoạt động này đệ trình lên Chính phủ. - Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp tất cả các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và GLTM trực tiếp thụ lý các vụ việc vi phạm về buôn lậu và GLTM trốn thuế trên địa bàn. Phải có sự phối hợp chặt chẽ và phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn thì công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM mới đồng bộ và đạt hiệu quả cao. 7. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và GLTM trong sạch: Để đối phó với thủ đoạn trong buôn lậu và GLTM đòi hỏi các lực lượng chống buôn lậu và GLTM phải mạnh cả số lượng và chất lượng, số lượng trong đội chống buôn lậu và GLTM hiện nay ở nước ta còn thấp đòi hỏi phải được bổ sung, chỉ đặt 3 - 4 người ở một cửa khẩu, phải tăng thêm để hoạt động có hiệu quả. Về mặt chất lượng các lực lượng chống buôn lậu và GLTM hoạt động trong môi trường rất nhạy cảm, luôn có sự cám dỗ vật chất từ phía bọn buôn lậu cùng với sự đe doạ tính mạng do đó không thể loaị trừ khả năng có cán bộ vì vụ lợi tiếp tay cho bọn gian thương. Để công tác chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả thì những phần tử này cần phải được loại trừ thay vào đó là những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm, tư tưởng vững vàng, hoạt động vì sự tin tưởng của nhân dân, an toàn xã hội. Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” khẳng định: “xây dựng lực lượng Quản lý thị trường theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ”; Luật Thương mại quy định về nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trong đó xác định: “Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại, xử lý vi phạm pháp luật về thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM”. Những định hướng và yêu cầu trên đây đòi hỏi phải nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để nâng cao năng lực đội ngũ kiểm tra, kiểm soát thị trường cần tập trung thực hiện một số nội dung sau: - Một là, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Hải quan, công chức Quản lý thị trường và bộ đội Biên phòng về năng lực, kiến thức và trình độ - Hai là, về công tác đào tạo bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ giai đoạn 2002-2006. Đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nhằm giải quyết những vụ việc thường xuyên xảy ra trên thực tế, đặc biệt là kiểm tra xử lý những vi phạm về sở hữu trí tuệ là vấn đề mới phức tạp hiện nay. Cần phối hợp tốt các Bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan như Công an, Hải quan, Thuế, Sở hữu công nghiệp... trong việc triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ này. Đồng thời, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ gắn với công tác đào tạo nâng cao kiến thức văn hoá của đội ngũ cán bộ Hải quan, công chức Quản lý thị trường, bộ đội Biên phòng. 7. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại cho lực lượng chống buôn lậu và GLTM: Cơ sở vật chất kỹ thuật của ta phần lớn là lạc hậu, thiếu , không đủ phục vụ cho công tác chống buôn lậu và GLTM hiệu quả đòi hỏi phải trang bị thêm theo hướng đầy đủ hiện đại và hoàn thiện như: - Sử dụng các phương tiện hiện đại truyền tin và xử lý thông tin nhanh chóng, đặc biệt là các thông tin tình báo... - Trang bị máy soi container và các thiết bị khác cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của hải quan. - Ứng dụng vi tính vào quy trình hoạt động hải quan như đăng ký tiếp nhận tờ khai, tính thuế, kiểm tra mã số hàng hoá. 9. Kiểm tra sau thông quan: Kiểm tra sau thông quan là một khâu kiểm tra hải quan thực hiện để kiểm tra thẩm định tính trung thực các nội dung khai báo và tính thuế của người làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất nhập khẩu đã được giải phóng nhằm thu đúng thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan. Hàng hoá đã được đưa vào lưu thông nhưng vẫn phải được rà soát lại các thủ tục. Việc kiểm tra sau thông quan chỉ có thể thực hiện tốt trên cơ sở các số liệu, tài liệu được ghi chép đầy đủ. Nhưng trên thực tế các tài liệu này được ghi chép và lưu trữ một cách cẩn thận, do đó phải được chấn chỉnh và sắp xếp lại đảm bảo cho công tác kiểm tra sau thông quan được thực hiện nhanh chóng, ngăn chặn việc để các gian thương lọt lưới trốn thuế... 10. Đẩy mạnh sản xuất trong nước: Sản xuất trong nước có nhiều yếu kém năng suất chất lượng thấp, chi phí giá thành cao, khả năng cạnh tranh với nước ngoài kém là một trong những nguyên nhân của tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại do đó mà sản xuất trong nước phải được đầu tư phát triển mạnh hơn cả về trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, trình độ năng lực quản lý của các cán bộ kĩ thuật phải được nâng lên một bước nâng cao tay nghề của công nhân viên, nâng cao năng suất lao từ đó nâng cao số lượng chất lượng sản phẩm hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và dần thay thế hàng ngoại, có như vậy mới hạn chế được hàng lậu. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế của Việt Nam là cơ sở hạ tầng thấp kém thì khó có thể đầu tư nhanh được đặc biệt là thiếu vốn, quản lí mang tính chủ quan khó thay đổi... Mặc dù vậy các doanh nghiệp trong nước đã biết khắc phục khó khăn dựa vào lợi thế, tiềm lực của mình để có thể phát triển và trụ vững trong kinh doanh. 11. Một số giải pháp cụ thể cần được thực hiện: a) Dán tem: Đây là một hình thức quản lý hàng hoá trong và ngoài nước có hiệu quả, dễ kiểm soát và phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước và có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt vơí một số mặt hàng: Mặt hàng sứ của công ty sứ Thiên Thanh, tivi màu lắp trong nước hiệu JVC, TOSHIBA... tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những biện pháp nghiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện, ngăn chặn và quay vòng tem chưa thực sự hiệu quả, hiệu lực của những con tem Thương mại ngày nay đang ngày càng suy giảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng hàng không có tem cùng loại nhưng giá thấp hơn. Việc dán tem chủ yếu dựa vào lời khai của chủ hàng nên không đảm bảo tính trung thực, đòi hỏi việc dán tem phải được thực hiện một cách triệt để, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm trong gian lận dán tem phát huy tính hiệu lực của mặt hàng tốt, của việc dán tem. b) Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và GLTM, điều tra xét xử ngay một số các vụ buôn lậu điển hình để răn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị vi phạm, tịch thu hàng hoá và xử lý theo mức độ vi phạm. c) Có chế độ khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho người, cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động chống buôn lậu và GLTM để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả của công tác chống buôn lậu và GLTM. d) Thành lập và tổ chức tốt các trạm thanh tra kiểm soát liên ngành, trước mắt là trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Long An, Hà Giang, Quảng Trị. e) Một số mặt hàng cấm như ma tuý, chất kích thích... có thể sử dụng chó nghiệp vụ vào việc phát hiện buôn lậu, đây là một phương pháp hết sức hiệu quả và cần được phát huy tác dụng. f) Buôn lậu và GLTM thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống buôn lậu và GLTM với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang câu kết với nhau tạo thành đường dây buôn lậu lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi. Do vậy để chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức. g) Cơ chế chính sách XNK phải được thực hiện một cách linh hoạt mềm dẻo trong từng thời kỳ để nâng cao hiệu qủa của thị trường trong nước, vừa hạn chế hàng lậu, vừa tạo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, vừa phù hợp với chương trình hội nhập khu vực và quốc tế. h) Tăng cường hợp tác với các cơ quan Hải quan của các nước trong khu vực đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin tình báo. Lựa chọn mục tiêu, hồ sơ phương án quản lý đánh giá rủi ro, phát hiện các hiện tượng buôn lậu và GLTM, phối hợp với các lực lượng chức năng của nước bạn trong kiểm tra, kiểm soát hàng hoá XNK, tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cán bộ có năng lực, trình độ và nghiệp vụ chống buôn lậu và GLTM. Kỹ thuật và các phương pháp đấu tranh chống buôn lậu và GLTM một cách có hiệu quả tranh thủ sự giúp đỡ của họ về mặt vật chất, kỹ thuật hiện đại cho công tác kiểm soát, giám soát hàng hoá chống buôn lậu... III. KIẾN NGHỊ: Quán triệt tinh thần Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị về việc “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” với nội dung quan trọng về các biện pháp hạn chế tiêu cực của cơ chế thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và GLTM, và định hướng xây dựng lực lượng Hải quan, Quản lý thị trường theo yêu cầu chính quy, chặt chẽ với thực tiễn đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại thời gian qua cũng như trước yêu cầu đổi mới công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM, nhằm tiếp tục phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, em xin kiến nghị với Đảng xem xét bổ sung (nếu có thể) trong Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị quan điểm xã hội hoá và hợp tác quốc tế về công tác đấu tranh chống buôn lậuv à GLTM của nước ta hiện nay trong giai đoạn tiến hành nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Kiến nghị về xã hội hoá công tác đấu tranh chống GLTM: Mặc dù những năm gần đây, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã có bước chuyển biến quan trọng về nhận thức nhưng chưa đồng đều, thậm chí còn sai lệch... cần khắc phục ngay tình trạng coi công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM là việc riêng của các lực lượng chức năng; coi trọng công tác đấu tranh tuyên giáo dục đối với các ngành, các cấp, các lực lượng, các tổ chức chính trị, đoàn thể và xã hội, các doanh nghiệp và đông đảo nhân dân và coi đây như một trong các yêu cầu và giải pháp mới về công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống GLTM: Nhiều hành vi buôn lậu và GLTM, các quốc gia đều thống nhất về mặt quản lý Nhà nước phải kiểm soát các hoạt động thương mại bất hợp pháp này, ngăn chặn, loại trừ tác hại của chúng. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tê, sự hợp tác giữa các quốc gia trong đấu tranh chống buôn lậu và GLTM là một đòi hỏi tất yếu. Đến nay, nhiều tổ chức quốc tế về hợp tác chống buôn lậu và GLTM đã được thành lập như: cơ quan kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc, Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), Cơ quan chống GLTM (OLAF) của Cộng đồng các nước Châu Âu (EU)... Ngoài ra, các nước hữu quan còn ký với nhau những thoả thuận song phương nhằm hợp tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Việt Nam đã có hợp tác song phương với Trung Quốc, Campuchia, Lào và EU, Interpol về đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Trong những năm gần đây, Bộ Thương mại Việt Nam cũng ký với Bộ Nông nghiệp và Nghề cá (Cộng hoà Pháp) hợp tác đấu tranh chống hàng giả, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ một số mặt hàng như nước mắm Phú Quốc, chè Shan tuyết mộc châu. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác này nhằm tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Kết luận Gian lận thương mại là một hiện tượng kinh tế xã hội tiêu cực đang diễn ra một cách phổ biến hiện nay với nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp gây nhiều khó khăn trở ngại cho lực lượng chống buôn lậu cũng như sản xuất trong nước. GLTM đem đến những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ với nền kinh tế, sản xuất - tiêu dùng, văn hoá - xã hội... mà có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại chân chính, đến quyền lợi chính đáng của Thương mại Quốc tế. Vì vậy, chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, chống được thất thu thuế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính phát triển. Do vậy cần phải tiêu diệt và loại trừ hoàn toàn tận gốc không cho chúng phát triển tràn lan. Tuy nhiên thực trạng về buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay là hết sức bức xúc và nóng hổi. Trong khi đó những biện pháp chống tiêu cực này đã bộc lộ nhiều hạn chế khách quan đòi hỏi Đảng và nhà nước các cấp bộ ngành cơ quan chức năng cần phải xem xét khắc phục tính chủ quan đồng bộ đồng thời khắc phục được những yếu tố khách quan nâng cao hơn nữa hiệu quả của các giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Đối với chúng ta, trong điều kiện hiện nay đang tập trung thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước từng bước đưa đất nước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhiệm vụ chống buôn lậu và GLTM càng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Trong những năm vừa qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM đã đạt được một số kết quả khả quan, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm thu về cho ngân sách hàng triệu USD. Tuy nhiên trên thực tế buôn lậu và GLTM vẫn chưa giảm và hành vi thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Để lý giải cho thực trạng này có rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do pháp luật của ta chưa nghiêm, còn thiếu thốn, chưa đồng bộ và thiếu tính thống nhất. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Công tác tuyên truyền chống buôn lậu và GLTM chưa được coi trọng nên trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tệ nạn buôn lậu và GLTM chưa đầy đủ. Trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát còn thiếu thốn thô sơ... Vì vậy để công tác chống buôn lậu và GLTM có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng và phối hợp thống nhất của các Bộ, ngành có liên quan,... Cần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và GLTM. Nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu rõ tình hình chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta, hiệu quả của các giải pháp mà chúng ta đưa ra và đặc biệt là nó cho em thấy được vai trò tác dụng của việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ổn định thị trường an ninh chính trị... thúc đẩy nền kinh tế phát triển hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy bản thân cũng đã có những cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết cùng với sự giúp đỡ nhiệt thành của Cục Quản Lý Thị Trường thuộc Bộ Thương Mại nhưng chắc chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài này càng thêm hoàn thiện. Xin trân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo Từ điển tiếng Việt - NXB Khoa học, Hà nội 1997. Luật Thương mại Quốc tế. Tạp chí Thương mại số 11/2001. Thời báo kinh tế số 29,30,31,32,33/2001. Báo An ninh thế giới. Báo Hải quan số 25,26,27,28,29,30,31,32,33,.../2001. Báo cáo tổng kết năm 2000, 2002 của Cục Quản Lý Thị Trường. Báo Thương mại số 32,71,95,102,103/2000 số 5,17,18,20,21,22,25,26,31/2001. 9. Báo cáo Tham luận của Tỉnh Quảng Ninh tại Hội thảo “Chống buôn lậu và GLTM” năm 1999.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuat13.doc
Tài liệu liên quan