Khóa luận Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex

Hoạt động kinh doanh XNK của công ty Naforimex từ năm 1999 đến nay được tiến hành trong bối cảnh trong nước và khu vực có nhiều thay đổi. Qua phân tích, ta thấy : Doanh thu và lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng mặc dù tốc độ tăng không lớn. Vì là một doanh nghiệp thương mại nên vai trò của vốn trong hoạt động của công ty là rất quan trọng, thời gian qua, đạt được những kết quả như vậy là công ty đã rất chú trọng vào quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm tăng nhanh số vòng quay, giảm chi phí lãi vay trên doanh số bán ra. Qua 3 năm, quy mô vốn lưu động không ngừng tăng , điều này là do công ty đã sử dụng thành công nhiều biện pháp để huy động vốn đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh như xúc tiến thu hồi công nợ, tranh thủ vốn chậm thanh toán. Tình hình khả năng thanh toán của công ty tuy không thật khả quan nhưng công ty cũng không rơi vào tình trạng phải bán gấp các tài sản để thanh toán các khoản nợ gấp, đây cũng là một thành công chứng tỏ công ty vẫn có thể luôn chủ động trong kinh doanh. Tuy thế, công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định cần tháo gỡ.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty Naforimex I. Một số nét khát quát về công ty Naforimex. 1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (tên giao dịch quốc tế là HA NOI FOREST PRODUCTS EXPORT - IMPORT AND PRODUCTION CORPORATION, viết tắt là NAFORIMEX HA NOI) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản trực tiếp là Tổng công ty lâm sản Việt Nam. Tiền thân của công ty là Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm thổ sản ra đời năm 1960 trực thuộc Bộ Ngoại thương, đây là Tổng công ty độc quyền của Nhà nước về xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm thổ sản toàn miền Bắc. Vì vậy, thời kỳ này, kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty lên tới sáu, bảy chục triệu USD mỗi năm. Năm 1985, Tổng công ty được chuyển giao từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Lâm nghiệp với tên gọi Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội. Năm 1990, Tổng công ty sát nhập với hai đơn vị lớn là Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I và Công ty xuất nhập khẩu lâm đặc sản Ngọc Khánh thành Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I. Tháng 12 năm 1995, để phù hợp với sự phát triển khách quan của nền kinh tế thị trường trên cơ sở phát huy quyền tự chủ trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đồngthời với việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản I đã sát nhập với một số đơn vị thành viên của tổng công ty lâm sản Việt nam thành lập nên Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội theo quyết định số 73/NN- TCCB-QĐ ngày 23/01/1996 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nướcViệt Nam. Trụ sổ chính của công ty tại số 19 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hiện nay công ty còn có chi nhánh tại thành phố Hải Phòng. Theo pháp luật hiện hành, công ty có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh như: tuyển dụng lao động, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, chủ động sản xuất, chủ động tổ chức xây dựng các phương án kinh doanh và tìm kiếmthị trường tiêu thụ. 2. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty. Xuất phát từ yêu cầu thị trường trong nước và nước ngoài, trên cơ sở các điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, dịch vụ, công ty xây dựng kế hoạch định hướng và tổ chức thực hiện thắng lợi, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và trong xuất khẩu các ngành nghề: * Sản xuất chế biến các mặt hàng từ gỗ và lâm sản nói chung để cho tiêu thụ trong nước, đồng thời tập trung chế biến một số mặt hàng có chất lượng cao phù hợp với quy định của Nhà nước về xuất khẩu lâm sản và nhu cầu người tiêu dùng như: ván gỗ ép, bàn ghế, ván tinh chế trang trí nội thất, các mặt hàng song, mây, tre, luồng, nứa... * Thu mua, tái chế các mặt hàng từ đặc sản rừng, từ sản phẩm nông lâm kết hợp để sản xuất và xuất khẩu như: dầu hồi, hoa hồi, quế các loại, dầu và tinh dầu, nhựa các loại, thuốc nam và dược liệu rừng nói chung, các sản phẩm từ động vật rừng, các sản phẩm nông lâm kết hợp. * Làm dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu, xuất khẩu trực tiếp lâm sản, đặc sản rừng và sản phẩm nông lâm kết hợp, nhập khẩu gỗ lâm sản( những loại gỗ cần mà không có), thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất tái xuất khẩu và sinh hoạt. * Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến lâm nghiệp.: Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế và xã hội của địa phương sở tại và của cả nước. Tạo được nhiều công ăn việc làm, thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, trả lương phù hợp với chế độ chính sách nhà nước, nâng cao thu nhập, tổ chức tốt đời sống và hoạt động của xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ, nghiệp vụ và tay nghề cao cho công nhân viên chức. Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và địa phương sở tại. 3. Cơ cấu tổ chức: Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, kinh doanh thương mại thuần tuý nên bộ máy tổ chức được tổ chức một cách gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu của công ty, đó là: Bảo toàn và phát triển vốn. Bảo đảm thu nhập cán bộ công nhân viên. Thực hiện nghiêm chỉnh giao nộp nghĩa vụ ngân sách Kinh doanh có lãi. Giám đốc Khối quản lý Khối nghiệp vụ Phòng kinh doanh tổng hợp I Phòng kinh doanh tổng hợp II Phòng kinh doanh tổng hợp III Phòng kinh doanh đặc sản Phòng kinh doanh gỗ Chi nhánh Hải Phòng Văn Phòng Công ty Phòng Kế toán tài chính Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty hiện là 68 người, đứng đầu là giám đốc công ty do tổng công ty Lâm sản Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc vừa đại diện cho Nhà nước, vừa đại diện cho công nhân viên chức quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định việc hoạt động, điều hành công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc có một kế oán trưởng, trưởng, phó các phòng ban và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trựcthuộc. Công ty có hai phong ban phụ trách về quản lý, năm phòng ban thuộc khối nghiệp vụ và một chi nhánh tại Hải Phòng. a) Khối quảnlý: Thực hiện các công việc quản lý công ty. b) Khối nghiệp vụ: *Phòng kinh doanh tổng hợp I,II,III. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các sản phẩm về lâm nghiệp. Trực tiếp tổ chức liên doanh, liên kết, chế biến các sản phẩm là gỗ, lâm sản, sản phẩm nông lâm kết hợp, tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp xuất khẩu, nhận uỷ thác theo hình thức đổi hàng các vật tư, thiết bị máy móc, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. *Phòng kinh doanh đặc sản: Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho cá đơn vị kinh tế các mặt hàng đặc sản rừng. Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng ngoài đặc sản theo sự điều tiết của giám đốc công ty. *Phòng kinh doanh gỗ: Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị các mặt hàng từ gỗ. Kinh doanh các mặt hàng ngoài gỗ theo sự điều tiết của giám đốc công ty. *Chi nhánh công ty tại Hải Phòng: Là đơn vị tự hạch toán phụ thuộc, mở tài khoản tại các ngân hàng, có con dấu riêng, hạch toán bao sổ. Nhiệm vụ của chi nhánh giống như các phòng kinh doanhcủa công ty. Ngoài ra, chi nhánh còn được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả sử dụng nhà đất, kho tàng, bến bãi, được giám đốc công ty duyệt phù hợp vớiquy định của Nhà nước. 4. Đặc điểm của công ty. a) Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán kế toán độc lập. Mục tiêu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản, do đó mặt hàng chủ yếu là gỗ, song mây, tre trúc, động vật có nguồn gốc từ gây nuôi. Các sản phẩm khác không thuộc danh mục cấm của Nhà nước và các lâm đặc sản khác như: quế, dầu thông, xa nhân, ý dĩ, hoa hồi, tùng hương, hạt sen..., chim thú, cây cảnh các loại. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh một số mặt hàng như lâm nông, hải sản làm trọng tâm để từng vước vươn tới kinh doanh đa dạng hoá. Chính vì vậy, công ty đã cải tiến sản xuất đầu tư vào dây chuyền công nghệ, kỹ năng quản lý, đồng thời tổ chức mạng lưới chế biến nhỏ nằm ngay tại các địa phương mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và giảm bớt chi phí vận chuyển. Sau đó, sản phẩm sản xuất tại các địa phương này sẽ được đưa về công ty và các đơn vị trực thuộc để tinh chế và tiêu thụ. Hiện nay, các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty như sau: Bảng 1: Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu. Mặt hàng nhập khẩu chính Mặt hàng xuất khẩu chính 1. Gỗ tròn, gỗ xẻ. 1.Sản phẩm gỗ tinh chế 2. Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải 2. Hàng lâm, nông, hải sản. 3. Hàng tiêu dùng. 3. Sản phẩm song mây, tre trúc. 4. Hàng hoá khác. 4. Hàng hoá khác. (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty ) Như vậy, bên cạnh một số mặt hàng lâm sản, công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu một số mặt hàng có lợi thế thương mại khác như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng thay thế các loại, hoá chất dùng trong công nghiệp, trang trí nội thất và hàng tiêu dùng. Ngoài ra, công ty còn làm một số dịch vụ khác như xuất nhập khẩu uỷ thác, làm dịch vụ vận chuyển gỗ với các nước bạn để tăng doanh thu và có thêm bạn hàng kinh doanh mới. Nhờ có những chính sách hợp lý đẩy mạnh xuất nhập khẩu mặt hàng truyền thống, đồng thời phát huy hiệu quả kinh doanh những mặt hàng có lợi thế thương mại khác, công ty đã thu được nhiều thành công đáng kể, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. b) Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty. Bước sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã mở cửa và giao lưu với nhiều nước trên thế giới, trên cơ sở phá bỏ cơ chế độc quyền về ngoại thương. Xuất nhập khẩu lâm sản trước đây là Naforimex độc quyền, nay được mở ra cho mọi ngành, mọi địa phương có lâm sản đều được trực tiếp xuất khẩu. Những thị trường nước ngoài mà trước đây chỉ biết đến Naforimex thì nay có thể tìm đến nhiều công ty khác, cả công ty của các Bộ cũng như công ty của các địa phương, thậm chí công ty cấp huyện, vì vậy việc tìm kiếm thị trường trở nên rất cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp nhà nước nhưng không được bao tiêu về tiêu thụ sản phẩm như trước đây. Do vậy, công tác tìm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết đặt ra. Tuy nhiên, công ty cũng vẫn phải tham gia sản xuất hàng hoá xuất khẩu- chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta và vẫn phải đảm bảo cung ứng nội địa phục vụ cho nhu cầu trong nước. Đầu những năm 1990, do cung ứng nội địa bắt đầu gặp khó khăn, cơ chế quản lý cũ đã hoàn toàn bị xoá bỏ. Các đơn vị tiêu thụ gỗ do uỷ ban thành phố chỉ định cho công ty cung ứng gỗ không còn, mặt hàng gỗ không còn là vật tư nữa mà đó chính là hàng hoá. Trước tình hình đó,các cơ sở có nhu cầu về gỗ thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh mua bán gỗ nên nhiều cửa hàng tư nhân mọc lên khắp nơi đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với đầy đủ các chủng loại gỗ khác nhau. Nhưng những năm giữa và cuối thập kỷ 90, công ty đã xác định phương hướng và từng bước chuyển dần phần lớn sang sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã đưa sản phẩm của mình chào hàng ở các nước châu á như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản...và sang các thị trường khó tính như: Anh, Pháp, Mỹ...Do điều kiện nghành công nghiệp chế biến nước ta còn ở trình độ thấp nên sản phẩm của công ty xuất sang các nước chỉ là sản phẩm sơ chế. Sở dĩ các sản phẩm của công ty vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường được coi là khó tính như thị trường Pháp Mỹ...trước hết là nhờ giá lao động thấp, trình độ tay nghề của công nhân đã được nâng cao trong điều kiện tiếp nhận công nghệ mới đã cho phép thoả mãn những tiêu chuẩn khắt khe. Vấn biết trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa là có sự cạnh tranh, cạnh tranh giúp các doanh nghiệp luôn luôn phải cố gắng, tích cực, nhạy bén và sáng tạo...Bởi vậy, khi nhà nước có chủ trương khuyến khích xuất khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân đã có cơ hội, đã gây sức ép đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Nhu cầu thị trường luôn luôn thay đổi, đặc biệt là thị trường thế giới luôn có nhu cầu về sản phẩm mới, do vậy công tác dự tính lập kế hoạch phát triển sản phẩm phải được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học mới có thể đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. c) Đặc điểm về tài chính. Trước hết phải khẳng định năng lực tài chính của công ty là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hết sức quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Naforimex là một công ty thương mại đơn thuần, do đó vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, ngoài những chỉ tiêu như: tỷ suất ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, mức nộp ngân sách...thì các chỉ tiêu về vốn lưu động cũng rất quan trọng. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty Naforimex. Bảng 2. Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty. Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 A. Tổng tài sản 23.601.422.301 49.514.969.663 45.809.086.416 I. Tài sản lưu động 21.545.700.883 47.628.741.924 44.076.932.802 1.Vốn bằng tiền 1.153.484.414 3.263.631.987 3.215.851.110 2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 3.Các khoản phải thu 13.559.495.817 36.471.988.363 32.240.590.512 4. Hàng tồn kho 5.495.512.203 5.526.304.320 6.321.894.082 5.Tài sản lưu động khác 1.337.208.399 2.364.547.154 2.298.597.098 II. Tài sản cố định 2.005.721.468 1.886.497.739 1.732.153.614 B. Tổng nguồn vốn 23.601.422.301 49.514.969.663 45.809.086.416 I. Nợ phải trả 8.150.172.557 33.084.079.448 29.412.290.886 Nợ ngắn hạn 7.918.451.512 32.690.704.942 28.594.967.643 II.Vốn chủ sở hữu 15.451.249.744 16.430.890.215 16.396.795.530 Nguồn vốn kinh doanh 10.051.799.326 10.064.254.326 10.064.254.326 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty 1999, 2000, 2001). II. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 3 năm gần đây: 1999, 2000, 2001. Hiệu quả kinh doanh của một công ty không chỉ là hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính mà còn phải là hiệu quả xã hội nữa. Vì vậy, bên cạnh việc phân tích hiệu quả tài chính để thấy được hiệu quả kinh tế của công ty, ta còn phải phân tích hiệu quả xã hội để đánh giá được sự đóng góp của công ty vào đời sống xã hội của đất nước. A. Hiệu quả kinh tế. Doanh thu. Doanh thu và chi phí là hai chỉ tiêu mà bất cứ nhà quản trị nào cũng đều quan tâm khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh thu và lợi nhuận trong kỳ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính, trong khi doanh thu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thì chi phí lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty Naforimex chịu ảnh hưởng mạnh của tình hình biến động kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là những biến động trên thị trường thế giới. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua được biểu hiện ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Về tổng doanh thu: Tổng doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm, nhất là trong năm 2001, tổng doanh thu đạt được 51.482 triệu đồng, tăng 101,44 % so với năm 2000. Tuy nhiên mức tăng này vẫn không cao bằng mức tăng năm 2000 so với năm 1999 đạt 156.85%, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây. Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ. Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để đo lường các hệ số về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thuần tăng sẽ làm cho các chỉ tiêu tăng theo nhưng với điều kiện là các nhân tố khác không đổi. Doanh thu thuần của công ty vẫn tăng mạnh, năm 1999 là 32.157 triệu đồng, sang năm 2000 tăng 18.282 tức 156.78%. Năm 2001, doanh thu thuần tiếp tục tăng nhưng mức tăng không đáng kể, bằng 101.76% năm 2000( 889 triệu đồng). Doanh thu của công ty phụ thuộc vào lượng hàng hoá bán ra và giá bán đơn vị sản phẩm, các mặt hàng của công ty chủ yếu là gỗ, các sản phẩm về gỗ và đặc sản rừng...Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ra thị trường thế giới. Lượng và giá bán các mặt hàng này phụ thuộc vào vị thế của sản phẩm trên thị trường, với công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh của công ty còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau trong thời gian qua: - Tỷ giá biến động: 1 USD =11.000 VNĐ trước khủng hoảng tăng lên đến trên 14.000 VNĐ. Trong giai đoạn từ năm 1999-2001, Nhà nước đã hai lần điều chỉnh tỷ giá. Tỷ giá là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì không thể tổng kết hết được toàn bộ chi phí và kết quả của toàn bộ các hợp đồng theo từng hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu riêng rẽ nên chỉ có thể đơn cử một ví dụ đặc trưng về sự ảnh hưởng của tỷ gía đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty: Ngày 8/11/2000, công ty ký hợp đồng nhập khẩu: + 17.000 chiếc đồng hồ đo nước loại CD one class C với giá 18 Euro/ chiếc. + 3 bộ đồng hồ thử với giá 400 Euro/ bộ. Trong khi đó, công ty lại ký hợp đồng nội cho lô hàng trên: + 17.000 chiếc đồng hồ đo nước loại CD one class C với giá 17 USD/ chiếc. + 3 bộ đồng hồ thử với giá 380 USD/ bộ. Giá trên là giá đã bao gồm thuế nhập khẩu 10% và thuế VAT 5%. Như vậy, với tỷ giá 1USD= 15.300 VND và 1 Euro = 13.500 VND, ta có thể thấy hiệu quả như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Doanh thu = [( 17.000 x 17 USD) + ( 3 x 380 USG)] x 15.300VND = 4.439.142.000 VND. Chi phí = [( 17.000 x 18 Euro) + (3 x 400 Euro)] x 13.500VND = 4.147.200.000 VND. Lợi nhuận = 291.942.000 VND. Nhưng đến thời điểm thực hiện hợp đồng thì tỷ giá đã biến động rất lớn: 1USD = 15.370 VND 1 Euro = 15.600 VND Như vậy, ta có thể tính hiệu quả như sau: Doanh thu = [( 17.000 x 17 USD) + [( 3 x 380 USD)] x 15.370VND = 4.459.451.800 VND Chi phí = [( 17.000 x 18 Euro) + ( 3 x 400 Euro)] x 15.600 VND = 4.792.320.000 VND Như vậy, theo dự kiến khi ký hợp đồng, công ty sẽ thu về một số lợi nhuận là 291.942.000 VND( bao gồm cả thuế nhập khẩu 10% và VAT 5%) nhưng do sự biến động của tỷ giá mà lúc thực hiện hợp đồng, công ty đã chịu lỗ một số tiền là 332.868.200 VND. Đây chỉ là đơn cử một ví dụ trong đó tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty thời gian qua. Hiện nay, được sự cho phép của Nhà nước, hầu hết các khách hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua công ty đã rút về tự doanh làm ảnh hưởng đáng kể kim ngạch xuất khẩu. Ba luật thuế mới được áp dụng đồng thời: Luật thuế GTGT, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu. VAT với tỷ lệ trung bình 10% đối với hàng nhập khẩu phần nào đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty năm 1999. Sang năm 2000- năm thứ hai thực hiện luật thuế GTGT song vẫn còn nhiều khó khăn. Nhờ đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm hợp đồng, mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới bên cạnh việc duy trì mới quan hệ với những bạn hàng cũ, doanh thu của công ty đã tăng hơn so với năm 1999. Trong thời gian này, khủng hoảng giảm dần, tỷ giá hốiđoái không có biến động lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế của các nước châu á vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, cơ chế quản lý của Nhà nước thay đổi thì hoạt động của công ty vẫn đạt được những mức tăng trưởng như vậy là một điều đáng kể. Chi phí. Lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào chi phí và do vậy chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Chi phí gồm có: giávốn hàng bán và chi phí kinh doanh, trong đó chi phí kinh doanh lại gồm chi phí khâu mua, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí Tỷ suất phí = Doanh thu Phân tích chi phí để đánh giá chất lượng công tácquản lý và sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích chi phí, ta còn chỉ rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tặng giảm chi phí kinh doanh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tỷ suất phí. Đánh giá xem doanh nghiệp chi phí có hợp lý không thì ta phải đánh giá các chỉ tiêu: chi phí phân bổ cho các khâu có hợp lý không, tốc độ tăng chi phí năm nay so với năm trước, so với tốc độ tăng doanh thu. Về giá vốn hàng bán: Qua số liệu bảng 3 và biểu đồ 1 cho thấy: năm 2000, tốc độ tăng giá vốn hàng bán là 155.88%, tương đương với tốc độ tăng doanh thu thuần (156.85%) và tốc độ tăng tổng doanh thu(156.85%). Điều đáng lo ngại hơn là sang năm 2001, tốc độ tăng giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, điều đó chứng tỏ đồng vốn được sử dụng không hiệu quả: bỏ ra nhiều vốn hơn mà doanh thu lại tăng với tốc độ chậm hơn. Hơn nữa, nhìn vào tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần, ta thấy tỷ trọng này là rất lớn, như vậy chứng tỏ của doanh nghiệp làm ăn rất ít lợi nhuận. Điều này là do công ty kinh doanh những mặt hàng chủ yếu dưới dạng nguyên liệu, ít hàm lượng chế biến, vì vậy một khi giá vốn đã cao thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần phát triển các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao để thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Về chi phí kinh doanh (gồm chi phí khâu mua, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). Đây là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhìn chung công ty thường tìm cách giảm và hạn chế tới mức thấp nhất loại chi phí này song vẫn phải đảm bảo mức hợp lý của nó. Những khoản chi phí này tuy chỉ chiếm tỷ trọng không lớn đối với công ty nhưng khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận. Công ty Naforimex cần đánh giá tính hợp lý của từng chi phí và tìm mọi biện pháp tiết kiệm. Chi phí quản lý doanh nghiệp hầu như được giữ ở mức bình quân là 1.087 triệu đồng so với quy mô của công ty thì đây là mức cao. Công ty cần phải hạ thấp loại chi phí này để tăng lợi nhuận. Còn đối với chi phí bán hàng thì có sự tăng lên qua các năm, đặc biệt là năm 2000 tăng 129.89%. Điều này một phần do lãi vay ngân hàng tính vào chi phí bán hàng nên tỷ trọng nợ vay ngân hàng tăng qua các năm cũng là nguyên nhân làm cho chi phí này tăng. Tính chung cả các loại chi phí trên thì ta thấy: tỷ trọng chi phí trong doanh thu thuần rất cao, năm 2000 có giảm nhẹ nhưng đến năm 2001 lại tăng, như vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ rất thấp, chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động thu được ít lợi nhuận. Hơn nữa, tỷ suất phí có tốc độ tăng bằng và hơn doanh thu thuần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chi phí không hiệu quả. Trong thời gian tới, doanh nghiệp phải tìm cách giảm tỷ suất phí, cụ thể là giảm chi phí kinh doanh tại vì giá vốn và giá bán là cố định, muốn tăng lợi nhuận thì phải cắt giảm các chi phí kinh doanh. Giảm chi phí kinh doanh hợp lý nghĩa là giảm tỷ suất phí trong điều kiện không ngừng mở rộng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Giảm tỷ suất phí nhưng không ngừng nâng cao văn minh thương nghiệp (chất lượng hàng hoá, chất lượng phục vụ khách hàng...). Giảm tỷ suất phí nhưng không được vi phạm các chính sách Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp. 3. Lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận bất thường, trong đó lợi nhuận kinh doanh là bộ phận lớn hơn cả, thu được do việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại. Trong phạm vi của khoá luận này cũng chỉ đi phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Cách tính: Lợi nhuận kinh doanh = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán. Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ. Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty 3 năm gần đây, ta thấy: năm 2000, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 280 triệu đồng, tăng 150.9% năm 1999, năm 2001 giảm xuống, chỉ đạt 97.59% năm 2000. Hơn nữa, xét về tốc độ tăng lợi nhuận thì tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng doanh thu năm 2000. Lợi nhuận giảm, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể ra đây như việc thu mua hàng hoá xuất nhập khẩu chưa có sự phân tích kỹ thị trường, nghiên cứu nguồn hàng cung cấp, ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá tác động vào gía cả hàng hoá mua vào làm cho giá vốn hàng bán tăng cao. Tuy công ty vẫn thu được lợi nhuận nhưng tỷ suất lợi nhuận lại quá nhỏ, không bằng cả lãi suất ngân hàng, điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn không hiệu quả. Hơn nữa, tỷ suất này lại đang giảm với tốc độ đáng kể. Công ty cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí để từ đó góp phần làm nâng cao lợi nhuận, cụ thể là công ty cần tiếp tục duy trì xu hướng giảm chi phí gián tiếp và bắt đầu giảm chi phí trực tiếp, tránh lãng phí không cần thiết đẩy giá vốn hàng bán tăng lên làm giảm lợi nhuận. Về tài chính, công ty cần tăng cường quản lý các khoản phải thu, giảm các khoản nợ vay tránh tình trạng tỷ lệ các khoản phải thu và tỷ lệ nợ vay cao như hiện nay. 4. Hiệu quả tài chính qua một số chỉ tiêu cụ thể. Quy mô VLĐ của công ty không ngừng tăng qua các năm, tốc độ bình quân mỗi năm khoảng 106%. Để có cái nhìn cụ thể về tình hình sử dụng vốn lưu động, chúng ta đi sâu phân tích các chỉ tiêu trong bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. a) Tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Do vậy, để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo có thể sử dụng tốt VLĐ hơn, ta cần nghiên cứu từng chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ. Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ (VVLĐ) = VLĐ bình quân Về số vòng quay VLĐ( VVLĐ): VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm VLĐ bình quân năm = 2 Trong đó: Năm 2000, số vòng quay VLĐ đạt 3,45 vòng/ năm, tăng so với năm 1999 chỉ đạt 2,36 vòng/ năm. Nhưng đến năm 2001, số vòng quay VLĐ chỉ còn 3,32 vòng/ năm. Điều này cho thấy việc năng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa mang tính liên tục, và chưa đạt hiệu quả cao nhất của đồng VLĐ. Hơn nữa, hệ số này còn thấp so với các công ty cạnh tranh cùng ngành. Xem xét mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần và VLĐ bình quân đến hệ số luân chuyển, ta thấy: * Năm 2000 so với năm 1999: - Do ảnh hưởng của doanh thu thuần trong kỳ đến số vòng quay VLĐ: 50.349 32.157 D1 = - = 1,34 13.627 13.627 Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân trong kỳ đến số vòng quay VLĐ: 50.439 50.439 D2 = - = - 0,25 14.637 19.627 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: D = D1 + D2 = 1,34 - 0,25 = 1,09 Như vậy, số vòng quay của VLĐ năm 2000 tăng 1,09 vòng so với năm 1999 trong đó doanh thu thuần tăng làm cho số vòng quay tăng 1,34 lần trong khi vốn lưu động bình quân tăng chậm hơn đã làm giảm 0,25 số vòng quay. Năm 2001 so với năm 2000: Tính toán tương tự như trên ta có: 51.328 50.439 D1 = - = 0,06 14.637 14.637 -Do ảnh hưởng của doanh thu thuần: 51.328 51.328 D2 = - = - 0,19 15.481 14637 - Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: D = D1 + D2 = 0,06 - 0,19 = -0,13 Năm 2001, số vòng quay VLĐ giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của VLĐ bình quân. Doanh thu thuần năm 2001 tăng 889 triệu đồng, bằng 101,76% so với năm 2000. Trong khi đó,VLĐ bình quân năm 2001 tăng 844 triệu đồng, bằng 105,77% so với năm 2000. Do đó số vòng quay năm 2001 giảm 0,13 vòng. Đây không phải là kết quả thuận lợi cho công ty, vì vậy, trong những năm tiếp theo, công ty cần phải có những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về thời gian một vòng luân chuyển VLĐ: Đây là chỉ tiêu khá quan trọng vì qua đó ta tính được số VLĐ mà công ty tiết kiệm hay lãng phí trong kỳ. 360 Thời gian của một vòng luân chuyển = Vòng quay VLĐ Năm 1999, thời gian của 1 vòng quay VLĐ là 152,5 ngày. Theo như phân tích ở trên, năm 2000 vòng quay VLĐ tăng nên thời gian của một vòng quay giảm xuống còn 104,3 ngày. Thời gian ngắn thì tốc độ thu hồi vốn nhanh nên doanh nghiệp thu được những lợi ích sau: tiết kiệm được VLĐ; tiết kiệm được chi phí trả lãi tiền vay; chi phí bảo quản, lưu kho bãi và tiết kiệm được các khoản hao hụt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tạo nhiều công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của xã hội về mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, tăng uy tín doanh nghiệp. Đây là mức tăng hiệu quả nhất trong 3 năm gần đây. Thời gian một vòng quay cũng như số vòng quay của VLĐ đều chịu tác động của quy mô VLĐ và doanh thu thuần. Năm 2001, doanh thu thuần tăng, đạt 101,76% so với năm 2000 nhưng không tăng nhanh bằng mức tăng của VLĐ bình quân, đạt 105,77% so với năm 2000. Điều này làm cho thời gian một vòng quay VLĐ tăng lên 108,4 ngày, tăng 3,45% so với năm 2000. Doanh thu thuần V = x (T-T’) 360 Thời gian luân chuyển VLĐ ngoài việc phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp ta tính được so vốn tiết kiệm hay lãng phí trong kỳ. Trong đó: T, T’: thời gian luân chuyển kỳ này và kỳ trước. V: Vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí. Năm 2000 so với năm 1999: 50.429 V = x ( 104,3 -152,5) 360 V = - 6.735 triệu đồng 51.328 V = x ( 108,4 -104,3) 360 Năm 2001 so với năm 2000: Từ số liệu trên ta thấy: năm 2000, công ty đã tiết kiệm dược số lượng lớn VLĐ, lên tới 6.753 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001, công ty đã lãng phí mất 585 triệu đồng, điều này có thể lý giải được vì năm 2001 là thời điểm nhập hàng mà công ty chưa kịp tiêu thụ, mức tồn kho lớn. Nhưng một điều dễ nhận thấy là trong 3 năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, công ty cần có những biện pháp đièu chỉnh để tránh sự biến động quá lớn, tiến tới ổn định và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng khi đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ là Hệ số đảm nhiệm VLĐ. Hệ số này cho thấy năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải sử dụng 0,113 đồng VLĐ, sang năm 2000, hệ số này tăng lên 0,29 và đến 2001, muốn có 1 đồng doanh thu thì phải sử dụng 0,3 đồng VLĐ. Hệ số này đang trong chiều hướng bất lợi cho công ty: vốn huy động ngày càng nhiều mà doanh thu lại không tăng tương ứng với số vốn bỏ ra, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chưa thật hiệu quả. b) Sức sinh lời của VLĐ. Để đánh giá chính xác và đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng VLĐ, ta cần xem xét và đánh giá thêm chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận của công ty. Đây là chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời của đồng vốn. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì mọi hoạt động đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận Khả năng sinh lời của VLĐ = Vốn lưu động Năm 1999, một đồng vốn lưu động tạo ra 0,07338 đồng LNTT và 0,04036 đồng LNST, thấp hơn so với năm 2000. Năm 2000, sức sinh lời của VLĐ tăng và đạt mức cao nhất trong 3 năm gần đây( với 2 chỉ tiêu tương ứng là 0,10319 và 0,05671). Năm 2000, LNTT và LNST bằng 150,9% và 150,91% năm 1999 trong khi đó quy mô VLĐ chỉ tăng 1.010 triệu đồng( bằng 107,4% năm 1999). Vì vậy mà một đồng VLĐ tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Năm 2001, sức sinh lợi của VLĐ giảm : 1 đồng VLĐ chỉ tạo ra 0,09515 đồng LNTT và 0,05232 đồng LNST.( bằng 92,3% năm 2000). Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm này là quy mô VLĐ năm 2001 tăng nhẹ, bằng 105,77%năm 2000. Trong những năm tới, công ty cần tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao sức sinh lời của VLĐ. Như tăng lợi nhuận bằng cách giảm các chi phí không cần thiết, tăng doanh số bán và tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng nhanh vòng quay VLĐ cũng góp phần làm tăng sức sinh lợi của VLĐ. Đây cũng là xu hướng phổ biến và tích cực trong giai đoạn hiện nay. Các chỉ số về năng lực hoạt động. Bảng 4. Bảng 4: Các chỉ số về năng lực hoạt động. STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Doanh thu thuần 32.157 50.439 51.328 2 Giá vốn hàng bán 30.025 46.802 48.215 3 Tiền mặt bình quân 901 1.148 1.150 4 Các khoản phải thu bình quân 128.475 11.396 11.575 5 Hàng tồn kho bình quân 2.325 3.107 4.915 6 Vòng quay tiền mặt= (1)/(3) 35,69 43,94 44,63 7 Thời gian vòng quay tiền mặt=360/(6) 10,09 8,19 8,07 8 Vòng quay các khoản phải thu 2,58 2,36 2,79 9 Kỳ thu tiền bình quân 94,8 81,3 81,18 10 Vòng quay hàng tồn kho = (2)/(5) 12,9 15,1 9,8 11 Thời gian 1 vòng 27,9 23,8 36,7 Nguồn: Bảng cân đối tài sản công ty Naforimex 3 năm 1999, 2000, 2001. * Vòng quay tiền mặt: Doanh thu thuần Vòng quay tiền mặt = Tiền mặt bình quân. Nhìn chung, vòng quay tiền mặt đều tăng qua 3 năm gần đây, điều này là do doanh thu thuần và tiền mặt bình quân đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lượng tiền mặt bình quân. Ta đi xem xét cụ thể ảnh hưởng của doanh thu thuần và lượng tiền mặt bình quân đến vòng quay tiền mặt qua các năm. Năm 2000 so với 1999: Do ảnh hưởng của doanh thu thuần đến vòng quay tiền mặt: 50.349 32.157 D1 = - = 20,3 901 901 50.439 50.439 D2 = - = -12,04 1.148 901 Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt bình quân: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: D = D1 + D2 = 20,3 + ( - 12,04) = 8,26 Sự thay đổi doanh thu thuần và lượng tiền mặt trong kỳ đã làm vòng quay tiền mặt tăng thêm 8,26 vòng/ năm. Mức tăng này chủ yếu là do sự tăng nhanh về doanh thu thuần năm 2000 so với năm 1999. Năm 2001 so với 2000: Tính toán tương tự ta có: D1 = 44,71 - 43,94 = 0,77 D2 = 44,63 - 44,71 = -0,08. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: D = D1 + D2 = 0,77 + (- 0,08) = 0,69. Năm 2001, tỷ lệ này đạt 44,63 vòng/ năm, tăng 0,69 vòng so với năm 2000. Như vậy, qua 3 năm , chúng ta thấy vòng quay tiền mặt mỗi năm được nâng cao hơn. Sự tăng này phần chủ yếu do doanh thu thuần tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, nhu cầu về tiền mặt bình quân vẫn đảm bảo tăng lên qua các năm. Đây là một thành công trong những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. * Thời gian một vòng quay tiền mặt: Do vòng quay tiền mặt tăng dần qua 3 năm nên thời gian của vòng quay tiền mặt giảm dần, đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty vì nhu cầu tiền mặt của công ty rất lớn nên việc tăng hiệu suất sử dụng tiền là hết sức cần thiết. Thời gian một vòng quay tiền mặt trong 3 năm là 10,09; 8,19 ; 8,07 ngày. * Vòng quay các khoản phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt, năm 1999, chỉ tiêu này là 2,85, năm 2000 giảm xuống còn 2,36, năm 2001 là 2,79- đạt mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên chỉ tiêu này nên cao hay thấp cũng chưa thể kết luận được vì chúng ta còn phải xem xét các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường, chính sách tín dụng thương mại. * Kỳ thu tiền bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn càng bị chiếm dụng. Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để một đồng tiền bán hàng trước đó được thu hồi. Việc tồn đọng nợ quá nhiều ở các năm trước đó cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. Cũng như phân tích ở trên, ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty còn ở mức rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Điều đó một phần cũng là do trong các năm 1999, 2000, 2001 kỳ thu tiền bình quân đang ở mức rất cao. Nhất là năm 1999, hệ số này lên đến 94,8 ngày. Sự tăng nhanh số lượng các khoản phải thu chính là nguyên nhân tăng kỳ thu tiền bình quân. Ngoài ra, việc giảm kỳ thu tiền bình quân cũng có ý nghĩa là làm giảm gánh nặng trả lãi vay ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. Qua phân tích, có thể thấy kỳ thu tiền bình quân đã có sự giảm xuống vào năm 2000 và 2001. Song nó vẫn còn ở mức rất cao, do đó công ty cần có những thay đổi trong chính sách bán hàng của mình nhằm hạ thấp các khoản phải thu, từ đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. * Vòng quay hàng tồn kho: Đây cũng là một chỉ tiêu đáng qua n tâm của công ty. Chỉ tiêu này bị tác động bởi hai nhân tố giá vốn hàng bán và hàng tồn kho, việc tính toán ảnh hưởng của các nhân tố hoàn toàn tương tự như trên. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn quy mô hàng tồn kho là nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng, năm 1999 vòng quay hàng tồn kho là 12,9 ngày, năm 2000 tăng lên 15,1 ngày( bằng 117% năm 1999), năm 2001 giảm xuống chỉ còn 9,8 ngày, thấp hơn cả năm 1999, điều này là do lượng dự trữ hàng hoá trong năm 2001 quá lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2001, hàng tồn kho của công ty lên tới 6.321 triệu đồng. Trong những năm tiếp theo, mục tiêu đặt ra với công ty là phải cắt giảm lượng hàng hoá ứ đọng, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá và xác định một quy mô nhập hàng tối ưu. * Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Năm 1999, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 27,9 ngày, sang năm 2000 giảm xuống còn 23,8 ngày. Nhưng đến năm 2001, thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 36,7 ngày, điều này do nhu cầu dự trữ cao hơn trong năm 2001 khiến vòng quay hàng tồn kho thấp, do đó thời gian một vòng quay hàng tồn kho tăng cao lên. Nhìn chung, trong thời gian qua, công ty đã tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách khá hiệu quả và linh hoạt, phù hợp với điều kiện khách quan. Công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, song việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. d) Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường, khả năng thanh toán là chỉ tiêu hàng đầu cần xét đối với một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cơ bản đối với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp đó để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn. Nó phản ánh trực tiếp tình trạng phát triển của doanh nghiệp đó, đang có tiềm lực hay sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Đối với công ty Naforimex, phân tích qua 3 năm, tình hình thanh toán của công ty được thể hiện ở bảng 5 dưới đây: Bảng 5: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty. STT Chỉ tiêu đánh giá Đv 1999 2000 2001 1 Vốn lưu động Tr đ 21.545 47.628 44.076 2 Hàng tồn kho Tr đ 5.495 5.526 6.321 3 Tài sản quay vòng nhanh Tr đ 16.050 42.102 37.755 4 Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn Tr đ 1.153 3.265 3.215 5 Nợ ngắn hạn Tr đ 7.918 32.690 28.594 6 Tỷ suất thanh toán hiện hành 2.72 1,46 1,54 7 Tỷ suất thanh toán nhanh 2,03 1,29 1,32 8 Tỷ suất thanh toán tức thời 0,15 0,1 0,11 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Naforimex qua 3 năm 1999, 2000, 2001. Qua bảng các chỉ tiêu đánh giá cho thấy khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự tốt trong một số năm gần đây. Tuy nhiên, nhu cầu thanh toán của công ty lại tăng khá nhanh, từ 7.918 triệu đồng năm 1999 lên 32.690 triệu đồng năm 2000 và giảm xuống 28.594 triệu đồng năm 2001 nhưng công ty vẫn luôn đảm bảo đáp ứng thanh toán ở tình trạng tốt nhất. Qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chúng ta có thể đánh giá cụ thể từng chỉ tiêu như sau: * Tỷ suất thanh toán hiện hành. Thể hiện khả năng thanh toán của toàn bộ lượng vốn lưu động của doanh nghiệp, thông thường chỉ số này được đánh giá là tốt nếu nó >1. Đối với công ty Naforimex thì chỉ số này luôn lớn hơn 1 trong 3 năm phân tích. Năm 2000, chỉ số này ở mức thấp nhất, chỉ đạt 1,46. Nhưng sang năm 2001, chỉ số này đã tănglên 1,54. * Tỷ suất thanh toán nhanh. Thể hiện khả năng thanh toán của một doanh nghiệp đối với nhu cầu thanh toán mà không cần đến lượng hàng tồn kho. Bảng đánh giá cho thấy trong 3 năm liên tiếp, tỷ lệ này luôn lớn hơn 1. Điều đó cho thấy trong thời gian này công ty chưa nhất thiết phải bán hàng tồn kho để thanh toán nợ ngắn hạn. * Tỷ suất thanh toán tức thời. Thể hiện khả năng thanh toán của công ty ngay lập tức tại thời điểm phát sinh nhu cầu thanh toán. Trên thực tế, để đảm bảo khả năng thanh toán, các doanh nghiệp thường muốn duy trì khả năng thanh toán tức thời của đơn vị mình > 0,5, nhưng cũng không quá cao để tránh tình trạng lãng phí vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Quan sát số liệu ở bảng trên ta thấy rằng công ty đang duy trì hệ số thanh toán tức thời hết sức thấp. Điều đó có nghĩa là phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động. Vì vậy, khi phát sinh nhu cầu tiền mặt với số lượng lớn, doanh nghiệp sẽ không còn cách nào khác là phải vay ngắn hạn với lãi suất cao dẫn tới tăng chi phí vốn. Tóm lại, khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài của doanh nghiệp. Trước thực tế không mấy khả quan nêu trên, chắc chắn rằng công ty Naforimex cần đưa ra các biện pháp kịp thời để tăng cường hơn nữa khả năng thanh toán của đơn vị mình. B. Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thể hiện trên nhiều phương diện. Trước hết là căn cứ vào cơ cấu cũng như quy mô xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty, ta thấy: Về xuất khẩu: Công ty đã tiến hành xuất khẩu những mặt hàng có trong danh mục xuất khẩu của Nhà nước, gồm chủ yếu là các nhóm mặt hàng nông lâm thổ sản. Với một nước thuần nông như nước ta( 70-75% dân số làm nông nghiệp) thì việc công ty tìm đầu ra xuất khẩu những mặt hàng trên là đã góp phần rất lớn vào giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Về nhập khẩu: Công ty căn cứ vào những nhu cầu trên thị trường trong nước để tiến hành nhập khẩu những mặt hàng phục vụ nhu cầu cho người dân. Cụ thể là hiện nay, để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhu cầu thay thế các máy móc cũ, công ty đã và đang tiến hành nhập khẩu những máy móc thiết bị tiên tiến của Châu Âu mang tính chất chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cao cấp mà trong nước hiện chưa sản xuất được, công ty nhập những mặt hàng thị trường cần để thoả mãn nhu cầu đó. Về nộp ngân sách: Công ty nộp ngân sách thông qua rất nhiều khoản nộp khác nhau: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT... Trong 3 năm qua, mặc dù công ty không đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhưng công ty luôn thực hiện việc nộp ngân sách đầy đủ: Chỉ tính riêng phần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì công ty đã thực hiện như sau: Năm 1999: 450 triệu đồng Năm 2000: 679 triệu đồng Năm 2001: 663 triệu đồng III/ Đánh giá về những kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh XNK của công ty. 1. Đánh giá về những kết quả công ty đạt được: Hoạt động kinh doanh XNK của công ty Naforimex từ năm 1999 đến nay được tiến hành trong bối cảnh trong nước và khu vực có nhiều thay đổi. Qua phân tích, ta thấy : Doanh thu và lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng mặc dù tốc độ tăng không lớn. Vì là một doanh nghiệp thương mại nên vai trò của vốn trong hoạt động của công ty là rất quan trọng, thời gian qua, đạt được những kết quả như vậy là công ty đã rất chú trọng vào quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm tăng nhanh số vòng quay, giảm chi phí lãi vay trên doanh số bán ra. Qua 3 năm, quy mô vốn lưu động không ngừng tăng , điều này là do công ty đã sử dụng thành công nhiều biện pháp để huy động vốn đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh như xúc tiến thu hồi công nợ, tranh thủ vốn chậm thanh toán... Tình hình khả năng thanh toán của công ty tuy không thật khả quan nhưng công ty cũng không rơi vào tình trạng phải bán gấp các tài sản để thanh toán các khoản nợ gấp, đây cũng là một thành công chứng tỏ công ty vẫn có thể luôn chủ động trong kinh doanh. Tuy thế, công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định cần tháo gỡ. 2. Hạn chế và Nguyên nhân: a) Hạn chế: Khi phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty, ta thấy nổi trội lên một số hạn chế sau: tỷ suất phí của công ty cao, tỷ suất lợi nhuận còn quá thấp, thậm chí còn không bằng cả lãi suất ngân hàng, đây là hạn chế lớn nhất tại vì nó ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài tỷ suất thanh toán ngắn hạn được đảm bảo, tỷ suất thanh toán nhanh và đặc biệt là hệ số thanh toán tức thời vẫn ở mức thấp. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nếu như công ty gặp những biến động lớn trên thị trường. Trước đây trong thời kỳ bao cấp, công ty còn trông đợi nhiều vào sự giúp đỡ của các ngân hàng và đơn vị chủ quản, nhưng hiện nay khi các thành phần kinh tế đã bình đẳng thì đây đang là vấn đề nổi cộm tại công ty. Nợ vay của công ty luôn ở mức cao luôn là nguy cơ đe doạ tình hình hoạt động của công ty. Thời gian qua, lượng hàng tồn kho vẫn còn cao, ảnh hưởng không ít đến hoạt động của công ty. Điều cần lưu ý là công ty nên có kế hoạch hoá lượng hàng nhập và có sự phân tích thị trường trướckhi nhập hàng. Trong thời gian qua, không ít lần các bộ phận nhập hàng của công ty gặp những sai phạm đó, nhập những lô hàng rất ít có khả năng tiêu thụ, gây ra tình trạng ứ đọng vốn cho công ty. Thực tế, xác định được quy mô nhập hàng tối ưu là rất khó nhưng nếu cứ để tình trạng hàng tồn kho như hiện nay thì quả thật là một nỗi đe doạ cho hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc các khoản phải thu tăng đáng kể trong thời gian qua cũng là một vấn đề công ty cần lưu tâm. Mức độ rủi ro của các khoản phải thu này quả thực không nhỏ, nếu số nợ khó đòi cứ liên tục tăng trong khi đó nợ vay của công ty cũng lớn thì lấy nguồn nào trả nợ đây. Liệu rằng năng lực thẩm định các khoản nợ của công ty đã hợp lý chưa. b) Nguyên nhân. * Nguyên nhân khách quan: - Về vốn đầu tư : khó khăn thường gặp phải đó là vốn đầu tư cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu tương đối lớn, lại thanh toán bằng ngoại tệ và phần nhiều vốn đầu tư công ty phải đi vay ở các ngân hàng do đó chịu sự biến động rất lớn của tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay ở các ngân hàng, do đó làm tăng rủi ro của công ty. - Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế. - Nạn buôn lậu, gian thương ngày càng nghiêm trọng cũng là nhân tố tác động tới hoạt động và hiệu quả của công ty. Cũng như bất cứ một doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc nào, không trốn thuế, không gian lận, công ty Naforimex phải cạnh tranh và chịu sức ép của hàng lậu và các hành động gian lận. - Do hệ thống ngân hàng chưa thực sự phát triển, thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu trong dân chúng cũng như các doanh nghiệp có quy mô vừavà nhỏ hay công ty TNHH nên việc nắm bắt các thông tin tài chính thông qua ngân hàng còn hạn chế và độ chính xác không cao. Cơ chế tài chính của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, thông tin trên các báo cáo tài chính mà các công ty đưa ra liệu đã phản ánh đúng thực trạng công ty chưa thì không lấy gì làm căn cứ kết luận. Nếu dựa vào đó để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng thì đánh giá của công ty liệu có đúng không. - Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống hoá đơn chứng từ VAT ở các đơn vị đã gây cho công ty rất nhiều phiền toái và khó khăn trong quá trình xin hoàn thuế VAT đầu vào của hàng xuất khẩu. Đây là hạng mục gây tồn đọng không nhỏ cho nguồn vốn lưu động của công ty, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. - Uy tín của các Ngân hàng Việt Nam chưa cao nên trong thanh toán quốc tế, công ty thường phải ký quĩ lớn cho lô hàng nhập khẩu. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá vốn và hạ thấp hiệu quả kinh doanh của công ty. * Nguyên nhân chủ quan. - Thị trường xuất khẩu của công ty hiện vẫn chưa thực sự đa dạng hoá, mặt hàng xuất khẩu nghèo nàn và chưa có trình độ chế biến cao nên doanh thu không cao. Thị trường công ty vẫn chủ yếu tập trung là thị trường các nước trong khu vực vốn rất bấp bênh, do vậy nên hoạt động của công ty còn khá bị động, thiếu ổn định. Điều này thể hiện rõ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. - Công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước mặc dù đã được quan tâm song chất lượng chưa cao, dẫn đến không ít rủi ro trong quản lý hàng tồn kho và hàng nhập khẩu. Công ty chưa có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường, trách nhiệm nghiên cứu thị trường thuộc về từng phòng kinh doanh. - Việc thẩm định tài chính và theo dõi khách hàng chưa thực sự được quan tâm, năng lực phân tích tài chính vẫn còn nhiều yếu kém, việc cho khách hàng vay nợ chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ. - Công ty chưa có một đội ngũ chuyên trong lĩnh vực thẩm định theo dõi khách hàng mà kế toán công ty phải kiêm luôn việc đó, điều này không chỉ gây ra sự quá tải trong công việc mà còn giảm chất lượng thẩm định vì bản thân họ không thể theo dõi khách hàng một cách đầy đủ. - Công ty chưa thiết lập được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, chưa phát huy được hết khả năng của các đơn vị chi nhánh, bán hàng chủ yếu là bán buôn chứ ít chú trọng đến hoạt động bán lẻ. Do vậy doanh số bán hàng chưa phản ánh đúng tiềm năng của công ty. - Chi phí lưu thông vận chuyển hàng hoá cũng đang là một vấn đề khó khăn, công ty thuê đơn vị vận chuyển theo chuyến, chưa thiết lập được đội ngũ chuyên vận chuyển hoặc chưa ký kết hợp đồng vận chuyển dài hạn nên làm tăng chi phí lưu thông hàng hoá. Thời kỳ bao cấp kéo dài vẫn gây trong tâm lý cán bộ công nhân viên tính ỷ lại, không chủ động trong công việc nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong2.doc
  • docBang.doc
  • docchuong1.doc
  • docchuong3.doc
  • docket luan.doc
  • docloi mo dau.doc
  • docMuc luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan