LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
1.1. Khái niệm, mục đích của hình phạt. 4
1.1.1. Khái niệm hình phạt. 4
1.1.2. Mục đích hình phạt 7
1.2. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của hình phạt tiền 10
1.2.1. Khái niệm hình phạt tiền. 10
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của hình phạt tiền . 12
1.3. Phân biệt hình phạt tiền trong luật hình sự với một số các biện pháp cưỡng chế khác cũng tác động đến mặt kinh tế đối với người bị áp dụng 14
CHƯƠNG II 19
2.1. Hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính 20
2.1.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng. 20
2.1.2. Mức phạt tiền. 26
2.1.3. Cách thức nộp tiền phạt. 27
2.2. Phạt tiền khi áp dụng là hình phạt bổ sung 28
2.2.1. Phạm vi, điều kiện áp dụng 28
2.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt. 36
2.2. Một số quy định trong phần chung có liên quan đến hình phạt tiền 36
2.3.1. Tổng hợp hình phạt tiền. 36
2.3.2. Miễn hình phạt tiền. 37
2.3.3.Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền. 37
2.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên. 38
2.3.5. Xoá án tích đối với người bị kết án phạt tiền. 38
2.3.6. Hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. 39
CHƯƠNG III 42
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 42
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 49
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng hình phạt này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính.
- Có 7/20 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với một số tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định:
Chương XVII: Các tội phạm về môi trường.
- Có 9/10 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
Chương XIII: Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Có 2/10 điều luật có quy định về việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
Chương XVIII: Các tội phạm về ma tuý.
- Có 1/10 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu.
- Có 1/13 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính
Trong 68 điều luật có quy định hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đều quy định hình phạt này trong chế tài lựa chọn với các hình phạt chính khác như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ...Trên thực tế các Tòa án thường áp dụng hình phạt này là hình phạt bổ sung với hình phạt chính tù có thời hạn.
Phần chung của BLHS 1999 quy định chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với các tội ít nghiêm trọng nhưng “trong phần các tội phạm có những điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với cả những tội nghiêm trọng thậm chí cả tội rất nghiêm trọng”. [23 - Tr 7]
- Có 21 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với tội phạm nghiêm trọng. Ví dụ: khoản 1 Điều 155; khoản 1 Điều 160 ...
- Có 1 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với tội rất nghiêm trọng. Ví dụ: khoản 3 Điều 222 .
Những quy định như vậy ảnh hưởng đến sự thống nhất giữa các quy định ở phần chung và các quy định ở phần riêng trong BLHS năm 1999.
2.1.2. Mức phạt tiền
Khoản 3 Điều 30 có quy định :“Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng”. Như vậy khi quyết định mức phạt tiền Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 45 BLHS99 ngoài ra còn phải xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả để có thể quyết định một mức hình phạt tiền phù hợp, tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm đã thực hiện, đồng thời đảm bảo tính khả thi của hình phạt đã tuyên, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với nguời phạm tội.
Mức phạt tiền là một triệu đồng đã: “Khắc phục đựơc hạn chế của BLHS 1985 tạo cơ sở pháp lí cho việc quy định Điều 47 BLHS năm 1999. Đồng thời làm căn cứ cho việc quy định mức hình phạt tối thiểu và tối đa tại các điều luật cụ thể. Thể hiện rõ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự với các chế tài khác (hành chính, kinh tế...)”.[16 - Tr 63]
Mức tối đa của hình phạt không quy định tại các điều luật ở phần chung mà chỉ quy định trong các điều luật cụ thể tại phần các tội phạm. 100% số điều luật cụ thể có quy định áp dụng hình phạt tiền đều quy định mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa. Có 2 cách quy định:
- Có 66/68 điều luật quy định mức tối thiểu và mức tối đa từ “ ... đồng đến ... đồng”. Ví dụ: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249)
- Có 2/68 điều luật quy định mức tối thiểu và tối đa theo bội số tiền phạm pháp hoặc giá trị hàng phạm pháp. Đó là : Tội trốn thuế (Điều 161) và tội lừa dối khách hàng (Điều 163).
Khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa phổ biến là 10 lần cá biệt đến 20 lần (khoản 1 Điều 172), 30 lần (khoản 1 Điều 249). Qua đó có thể thấy rằng khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và mức phạt tối đa ở một số điều luật còn khá lớn. Tuy điều đó một mặt giúp các Tòa án linh động trong việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội cụ thể xong một mặt cũng dễ dẫn đến sự tuỳ tiện trong việc quyết định mức hình phạt trong thực tiễn xét xử.
2.1.3. Cách thức nộp tiền phạt
Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp luật hình sự BLHS năm 1999 đã quy định về cách thức nộp tiền phạt tại khoản 4 Điều 30: “Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quy định trong bản án”. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án với điều kiện hoàn cảnh khác nhau đều có khả năng thi hành hình phạt tiền đã tuyên. Khoản 5 Điều 257 BLTTHS năm 2003 quy định “Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự”. Hiện nay cơ quan Thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Người bị kết án sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án (Điều 37 Pháp lệnh THADS 2004) trong trường hợp có khả năng thi hành án mà cố tình không thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng trong thi hành án đó là kê biên tài sản, phong tỏa tài sản của người phải thi hành án ... Nhưng trong thực tế tài sản thi hành án chính là tài sản riêng của người phạm tội lại rất khó xác định, khi chưa có những quy định rõ ràng trong pháp luật tố tụng cũng như thi hành án về vấn đề này. Với những đối tượng không thực hiện cưỡng chế thi hành án được hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế nhưng bản án vẫn không được thi hành thi chưa có chế tài nào thích đáng xử lí những trường hợp trên. Tuy Điều 304 BLHS có quy định về biện pháp xử lí đối với tội không chấp hành án nhưng quy định này áp dụng cho tội không chấp hành án của tất cả các loại hình phạt ít áp dụng quy định này với việc không thi hành án phạt tiền, chưa có tính khả thi khi áp dụng.
2.2. PHẠT TIỀN KHI ÁP DỤNG LÀ HÌNH PHẠT BỔ SUNG
2.2.1. Phạm vi, điều kiện áp dụng
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm với hình phạt chính. Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Đối với mỗi một tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính nhưng lại có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hoặc không bị áp dụng hình phạt bổ sung nào. Khi áp dụng Tòa án chỉ có thể tuyên hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Khoản 2 Điều 30 BLHS năm 1999 quy định: “Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý, hoặc những tội phạm khác do bộ luật này quy định”. Khác với hình phạt chính khi áp dụng là hình phạt bổ sung phạt tiền được áp dụng trong các trường hợp sau:
* Trường hợp thứ nhất: Áp dụng với người phạm các tội về tham nhũng. Đó là các tội mà người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật. Người có chức vụ quyền hạn là những người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện công vụ nhất định và có những quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Các tội về tham nhũng được quy định tại Chương XXI Mục A BLHS năm 1999 đó là:
-Tội tham ô tài sản XHCN (Điều 278).
- Tội nhận hối lộ (Điều 279).
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 280).
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281).
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282).
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.(Điều 283).
- Tội giả mạo trong công tác. (Điều 284)
* Trường hợp thứ hai: Áp dụng với người phạm các tội về ma tuý. Chất ma tuý hiểu theo nghĩa hẹp là các chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hay tổng hợp. Đặc tính nguy hiểm của chất ma tuý thể hiện ở khả năng gây nghiện cho người sử dụng. Ở nước ta, Nhà nước độc quyền quản lí các chất ma tuý. Vi phạm các quy định thuộc chế độ quản các chất ma tuý một mặt gây khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lí, mặt khác tạo điều kiện cho việc tàng trữ, sử dụng, mua bán ... trái phép các chất ma tuý phát triển, gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy việc xâm phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lí các chất ma túy là những hành vi bị pháp luật hình sự Việt Nam ngăn cấm bằng việc quy định về nhóm tội phạm ma tuý tại chương XVII, từ Điều 192 đến Điều 201. Ví dụ:
- Tội sản xuất trái phép chất ma tuý (Điều 193)
- Tội sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199)
* Trường hợp thứ ba: Áp dụng với những trường hợp khác do Bộ luật Hình sự 1999 quy định. Các tội khác do Bộ luật hình sự quy định có áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là các tội không thuộc nhóm tội tham nhũng, ma tuý. So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, nhất là đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội phạm về môi trường, các tội xâm phạm trật tự công cộng, các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính, các tội phạm về chức vụ.
Quy định tại khoản 2 Điều 30 về điều kiện áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được cụ thể hoá trong phần các tội phạm.
Danh mục các điều luật có quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
(Bảng 2)
TT
Điều
Khoản
Tội danh
Mức phạt
Theo tiền mặt
(đ/v: 1.000.000 đ)
Theo giá trị
(số lần)
Tối thiểu
Tối đa
Tối thiểu
Tối đa
1
119
3
Tội mua bán phụ nữ
5
50
2
120
3
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
5
50
3
122
3
Tội vu khống
1
10
4
125
3
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tín, điện thoại của người khác
2
20
5
131
3
Tội xâm phạm quyền tác giả
10
100
6
133
5
Tội cướp tài sản
10
100
7
134
5
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
10
100
8
135
5
Tội cưỡng đoạt tài sản
10
100
9
136
5
Tội cướp giật tài sản
10
100
10
137
5
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
5
100
11
138
5
Tội trộm cắp tài sản
5
50
12
139
5
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
10
100
13
140
5
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
10
100
14
142
4
Tội sử dụng trái phép tài sản
5
20
15
143
5
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
10
100
16
153
5
Tội buôn lậu
3
30
17
154
4
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa hoặc tiền tệ qua biên giới
5
10
18
155
4
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
3
30
19
156
4
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
5
50
20
157
5
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
5
50
21
158
4
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
5
50
22
159
3
Tội kinh doanh trái phép
3
30
23
160
4
Tội đầu cơ
3
30
24
161
4
Tội trốn thuế
1
3
25
162
3
Tội lừa dối khách hàng
3
30
26
163
3
Tội cho vay nặng lãi
1
5
27
164
3
Tôi làm vé giả, tem giả; tội buôn bán tem giả, vé giả
3
30
28
166
5
Tội lập quỹ trái phép
3
30
29
168
2
Tội quảng cáo gian dối
5
50
30
171
3
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
10
100
31
172
3
Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
50
500
32
173
3
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai
5
20
33
174
3
Tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai
5
50
34
175
3
Tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng
5
20
35
176
4
Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng
10
100
36
177
3
Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện
2
10
37
178
3
Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng
10
100
38
180
4
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả
10
100
39
181
4
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá khác
10
100
40
182
4
Tội gây ô nhiễm không khí
5
50
41
183
4
Tội gây ô nhiễm nguồn nước
5
50
42
184
4
Tội gây ô nhiễm đất
5
50
43
185
4
Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
5
50
44
186
3
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
10
100
45
187
3
Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
5
50
46
188
3
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
2
20
47
189
4
Tội hủy hoại rừng
5
50
48
190
3
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm
2
20
49
191
3
Tội vi phạm các chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên
2
20
50
192
3
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1
50
51
193
5
Tội sản xuất trái phép chất ma túy
5
500
52
194
5
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
5
500
53
195
5
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
5
50
54
196
3
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
5
500
55
197
5
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
50
500
56
198
3
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
50
200
57
200
5
Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
5
100
58
201
5
Tội vi phạm các quy định về quản lí, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác
5
50
59
203
4
Tội cản trở giao thông đường bộ
5
20
60
206
5
Tội tổ chức đua xe trái phép
5
30
61
207
5
Tội đua xe trái phép
5
30
62
220
4
Tội vi phạm các quy đinh về duy tu, sửa chữa quản lí các công trình giao thông
5
50
63
224
3
Tội tạo ra, lan truyền, phát tán các virut tin học
5
50
64
225
3
Tội vi phạm các quy định về vận hành khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử
5
50
65
226
3
Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
3
30
66
227
5
Tội vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người
5
50
67
228
3
Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em
2
10
68
229
4
Tội vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
5
50
69
230
5
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự
5
50
70
232
5
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
5
50
71
233
3
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
5
50
72
236
5
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ
5
50
73
238
5
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc
5
50
74
240
5
Tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy
5
50
75
242
Tội vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
5
50
76
243
4
Tội phá thai trái phép
5
50
77
244
4
Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
5
50
78
247
3
Tội hành nghề mê tín dị đoan
3
30
79
248
3
Tội đánh bạc
3
30
80
249
3
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
5
100
81
250
5
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
3
30
82
261
4
Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có
3
83
252
3
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
3
30
84
253
4
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
3
30
85
254
5
Tội chứa mại dâm
5
100
86
255
5
Tội môi giới mại dâm
1
10
87
256
Tội mua dâm người chưa thành niên
5
10
88
263
4
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước
10
10
89
266
3
Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức
1
5
90
267
4
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
5
50
91
683
3
Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội
1
5
92
270
2
Tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở
5
50
93
271
2
Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, hãng âm thanh, đĩa hình, băng hình, hoặc các ấn phẩm.
10
50
94
273
3
Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới
3
30
95
278
5
Tội tham ô tài sản
10
50
96
279
5
Tội nhận hối lộ
1
5
97
280
5
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
10
50
98
281
4
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
3
30
99
282
4
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
3
30
100
283
5
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
1
5
101
284
5
Tội giả mạo trong công tác
3
30
102
289
5
Tội đưa hối lộ
1
5
103
290
5
Tội làm môi giới hối lộ
1
5
104
291
3
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi
1
5
Qua nghiên cứu những số liệu tại bảng 2 cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Xét về tổng thể trong BLHS năm 1999 có 104 điều luật áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong tổng số 263 điều luật chiếm 45% tổng số các điều luật, tăng gần 3 lần so với BLHS năm 1985. Trong đó:
- Nhóm tội phạm về tham nhũng có 10 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
- Nhóm tội phạm về ma tuý có 10 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
2.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt
* Mức phạt tiền:
Cũng giống như trường hợp áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính mức phạt trong trường hợp áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung cũng được quy định tại khoản 3 Điều 30: “Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng”. Khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mức tối thiểu cũng không được thấp hơn một triệu đồng.
Có hai cách quy định về mức phạt tiền tại các điều luật cụ thể:
- Quy định mức tối thiểu và tối đa từ “... đồng đến ... đồng”. Tuy khoản 2 Điều 30 quy định mức tiền phạt tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng song trong từng tội phạm cụ thể mức phạt tối thiểu thường cao hơn một triệu đồng. Mức tối đa cao nhất là 500 triệu đồng. Ví dụ: Khoản 3 Điều 172: “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng”
- Quy định mức phạt tiền theo số tiền thu bất chính hoặc giá trị tài sản phạm pháp. Ví dụ: Khoản 5 Điều 279: “Người phạm tội... có thể bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần giá trị của hối lộ”.
* Cách thức nộp tiền phạt: Giống như phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính, phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung cũng có thể nộp một lần hoặc nhiều lần theo quyết định của Tòa án trong thời hạn nhất định được ghi trong bản án. Đơn vị tính theo VNĐ.
2.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÌNH PHẠT TIỀN
2.3.1 Tổng hợp hình phạt tiền
Tổng hợp hình phạt tiền là việc tổng hợp các hình phạt riêng lẻ áp dụng đối với người phạm tội thành hình phạt chung buộc người kết án phải chấp hành. Tổng hợp hình phạt được đặt ra trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50)
- Nếu các hình phạt cần tổng hợp đều là hình phạt tiền thì hình phạt chung là tổng số tiền được cộng lại.
- Nếu các hình phạt đã tuyên trong đó có hình phạt tiền thì không tổng hợp hình phạt tiền cùng với các hình phạt khác, các khoản tiền được cộng lại với nhau.
Như vậy hình phạt tiền không được tổng hợp với các hình phạt khác. BLHS 1999 không cho phép quy đổi từ hình phạt tù có thời hạn thành hình phạt tiền, và ngược lại.
2.3.2 Miễn hình phạt tiền
Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện.
Điều 54 BLHS năm 1999 quy định: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”
Như vậy khi thoả mãn hai điều kiện “có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, đáng được khoan hồng đặc biệt” và “nhưng chưa đến mức miễn truy cứu trách nhiệm hình sự” quy định tại Điều 54 thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt tiền.
2.3.3.Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền
Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án phạt tiền đã tuyên. (khoản 1 Điều 55)
Khoản 2 Điều 55 quy định người bị kết án không phải thi hành bản án phạt tiền sau 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Nếu trong thời hạn đó, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu, mà thời hiệu được tính lại kể từ khi người bị kết án ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Nếu trong 5 năm mà phạm tội mới thì thời hiệu được tính lại kể từ ngày bản án có hiệu lực. Bản án có hiệu lực là bản án của toà cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, bản án phúc thẩm của toà án cấp phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên
Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc Toà án quyết định giảm một phần hình phạt đã tuyên với người bị kết án trong quá trình chấp hình phạt bằng một quyết định, nếu người bị kết án có đủ điều kiện theo quy định của BLHS.
Trường hợp đặc biệt: Khoản 2 Điều 58 BLHS quy định: “Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại”.
Khoản 3 Điều 58: “Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên”.
Như vậy người bị kết án phạt tiền dù có được giảm nhiều lần nhưng mức phạt tiền tối thiểu mà họ phải chấp hành vẫn phải đảm bảo tối thiểu 1/2 mức hình phạt tiền đã tuyên. Quy định đó nhằm làm cho mục đích trừng trị và cải tạo giáo dục của hình phạt vẫn được đảm bảo cho dù người bị kết án đáp ứng đủ các điều kiện để được miễn giảm hình phạt nhiều lần.
Quy định việc miễn, giảm hình phạt tiền trong luật hình sự thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta.
2.3.5. Xoá án tích đối với người bị kết án phạt tiền
Án tích là hậu quả pháp lí đối với người bị kết án và bị áp dụng hình phạt. Án tích được ghi lại trong lí lịch tư pháp của người phạm tội cho đến khi được xoá án tích.
Xoá án tích là xoá bỏ án tích hình sự đối với người bị kết án, bị áp dụng hình phạt, người được xoá án tích coi như chưa bị kết án, được Tòa án cấp giấy chứng nhận, khi phạm tội mới không bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Các trường hợp xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền trong BLHS năm 1999:
- Xoá án tích đương nhiên (Điều 64): Sau một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người phạm tội không phạm tội mới thì sẽ được xóa án tích.
- Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 66): Khi đảm bảo thi hành được ít nhất 1/3 thời hạn mà có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công chuộc tội được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được xoá án tích.
2.3.6. Hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội:
Không phải người chưa thành niên phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ “Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”(Điều 12 BLHS năm 1999)
Điều 68 Chương X BLHS năm 1999 quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo những quy định tại Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu của việc phòng chống tội phạm đối với người chưa thành niên, BLHS quy định những nguyên tắc đặc thù về xử lí người chưa thành niên phạm tội thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với chủ thể đặc biệt này. Điều đó được cụ thể hoá trong những quy định về áp dụng hình phạt tiền đối với nguời chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1999.
Khoản 5 Điều 69: “...không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi”
Điều 72: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.
Như vậy phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có thu nhập hoặc có tài sản riêng
Mức phạt:
Điều 72 BLHS năm 1999 quy định về mức phạt tiền áp dụng với người chưa thành niên phạm tội như sau: “Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định”. Vậy phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội với mức không quá 1/2 mức phạt mà luật đã quy định khi và chỉ khi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có tài sản riêng hoặc có thu nhập đảm bảo cho việc thi hành án.
Bên cạnh đó BLHS còn một số điều luật các quy định khác có liên quan đến áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Đó là:
* Miễn giảm hình phạt tiền: Khoản 3 Điều 76: “Người chưa thành niên phạm tội lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền còn lại”.
* Xoá án tích: Theo khoản 1 Điều 77 và khoản 1 Điều 64 người chưa thành niên phạm tội được xoá án tích nếu sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền mà họ không phạm tội mới.
Những quy định đặc biệt khi áp dụng về hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng, trong toàn bộ BLHS nói chung thể hiện rõ chính sách nhân đạo của nhà nước ta hướng tới mục đích giáo dục cải tạo người chưa thành niên là chính.
Kết luận: Nghiên cứu những quy định về hình phạt tiền trong bộ luật hình sự năm 1999 có thể rút ra một số kết luận sau:
BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện, chặt chẽ hơn so với BLHS 1985 trong những quy định về hình phạt tiền:
* Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, xác định rõ điều kiện, phạm vi áp dụng hình phạt tiền khi là áp dụng là hình phạt chính, khi áp dụng là hình phạt bổ sung.
* Quy định mức phạt tiền tối thiểu là một triệu đồng.
* Quy định cách thức nộp tiền phạt 1 lần hoặc nhiều lần tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án có khả năng chấp hành hình phạt, đồng thời nâng cao tính khả thi của việc thi hành hình phạt tiền.
* Các quy định khác có liên quan đến hình phạt tiền cũng được bổ sung thay đổi hợp lí hơn đảm bảo đạt được mục đích khi áp dụng hình phạt tiền trong thực tế.
Bên cạnh đó BLHS1999 vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quy định về hình phạt tiền bộc lộ những bất cập trong quá thực tiễn áp dụng đòi hỏi phải được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh mới.
CHƯƠNG III
THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT NÀY
3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Trong những năm vừa qua, số bị cáo bị Toà án áp dụng hình phạt tiền trong cả nước chiếm tỉ lệ không lớn. Theo báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Toà án nhân dân tối cao cho thấy số bị cáo bị áp dụng hình phạt này tuy có tăng song chỉ ở mức dưới 10%. Cụ thể tỉ lệ số bị cáo bị xử phạt tiền so với số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006 trong phạm vi toàn quốc như sau:
Năm 2002: 4,3%; năm 2003: 2,78%; năm 2004: 2,77%; năm 2005: 6,2%; năm 2006: 8,74%.
Thực trạng áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của các TAND trong tỉnh là một công việc cần thiết giúp chúng ta có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này trong thực tế ở địa phương, đồng thời thấy được nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS năm 1999.
Tỉnh Phú Thọ - một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của nước ta. Diện tích tự nhiên là 3519,6 km2. Dân số 1.314.500 người, mật độ dân số là 373 người/km2, thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ lớn, trình độ dân trí chưa cao. Tỉnh Phú Thọ gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 10 đơn vị cấp huyện.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong 5 năm gần đây (2002 - 2006).
Nhìn chung việc quyết định hình phạt của các Tòa án trên địa bàn tỉnh là có căn cứ, phù hợp với các quy định, nguyên tắc của luật hình sự. Song việc áp dụng hình phạt nói chung, việc áp dụng hình phạt tiền nói riêng vẫn còn những thiếu sót, hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trong thực tế.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, hình phạt tiền được nghiên cứu với hai vai trò là hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính và hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính vì vậy việc khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng được chúng tôi tiến hành dưới hai nội dung đó.
Từ báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ trong 5 năm gần đây (2002 - 2006) ta có thể biểu thị việc áp dụng hình phạt tiền của các TAND trên điạ bàn tỉnh Phú Thọ trong thực tiễn xét xử theo 3 bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3
Năm
Tổng số vụ bị xét xử sơ thẩm
Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
2002
704
1034
907
14
11
3
2003
704
1004
831
47
6
41
2004
775
1105
896
100
11
89
2005
862
1291
1066
156
17
139
2006
904
1519
1309
126
34
92
Nhìn vảo bảng số liệu trên cho thấy: Nếu năm 2002 tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm là 1034 bị cáo trong đó tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 907 bị cáo, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính là 11 bị cáo, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là 3 bị cáo; thì đến năm 2003 và các năm tiếp theo các con số này thứ tự là 1004, 831, 6 và 41; năm 2004: 1105, 896, 11 và 89; năm 2005: 1291, 1066, 17 và 139; năm 2006: 1519, 1309, 34 và 92. Điều đó cho thấy số bị cáo áp dụng hình phạt tiền tuy có tăng song vẫn ở mức thấp thường là dưới 10% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm (năm 2002: 1.35%; năm 2003: 4.68%; năm 2004: 9.05%; năm 2005: 12.08%; năm 2006: 8.29%), trong khi hình phạt tù có thời hạn lại được áp dụng ở tỉ lệ rất cao thường trên 80% (năm 2002: 87.71%; năm 2003: 80.97%; năm 2004: 81.08%; năm 2005: 82.57%; năm 2006: 86.17%). Và hình phạt tiền chủ yếu được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính chiếm một tỉ lệ thấp.
Bảng 4
Năm
Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính
Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế
Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng
Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính
Các tội khác do BLHS năm 1999 quy định
Đ158
Đ175
Đ202
Đ248
Đ249
Đ250
Đ267
Đ138*
Đ142
2002
1
10
2003
1
2
3
2004
1
1
5
2
1
1
2005
1
1
4
10
1
2006
2
1
1
1
25
4
Tổng
4
52
4
2
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hình phạt tiền được áp dụng là với tư cách là hình phạt chính nhìn chung áp dụng đúng các nhóm tội quy định tại khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999. Cá biệt có một bị cáo áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) trong năm 2004. Trong khi đó Điều 138 BLHS năm 1999 chỉ cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mà không quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính chủ yếu với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đặc biệt là Tội đánh bạc (Điều 248), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249). Ngoài ra cũng được áp dụng với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, xâm phạm trật tự quản lí hành chính…xong còn ít. Số tội áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong một năm là không nhiều và chỉ tập trung ở một số tội (khoảng từ 5 đến 6 tội), trong khi đó số tội có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong BLHS là 68 tội.
Bảng 5
Năm
Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
Các tội tham nhũng
Các tội về ma túy
Các tội khác do Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
Đ278
Đ194
Đ201
Đ138
Đ180
Đ248
Đ249
Đ254
Đ255
2002
2
1
2003
6
2
21
12
2004
50
1
30
7
1
2005
64
2
7
52
13
1
2006
8
40
41
2
1
Tổng
8
163
193
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy: Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung chủ yếu với các nhóm tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng. Mặc dù tại khoản 2 Điều 30 BLHS năm 1999 có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với các tội tham nhũng nhưng thực tế lại rất ít áp dụng (chỉ có năm 2006 có 8 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với tội tham ô tài sản thuộc nhóm tội tham nhũng)
*** Qua phân tích số liệu trong 5 năm gần đây (2002 - 2006) về thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
* Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền tuy có tăng qua các năm xong vẫn ở tỉ lệ thấp so với số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Điều đó phản ánh một thực trạng chung đó là sự áp dụng tràn lan hình phạt tù có thời hạn, trong khi hình phạt tiền lại chưa được áp dụng đúng với pham vi và vai trò của nó theo tinh thần của BLHS năm 1999.
* Hình phạt tiền chủ yếu được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung, còn với tư cách là hình phạt chính hình phạt tiền rất ít được áp dụng. Thậm chí có trường hợp hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với tội danh mà điều luật chỉ cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Điều đó cho thấy có tòa án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn chưa nắm rõ được phạm vi, điều kiện áp dụng của hình phạt tiền trong BLHS năm 1999.
* Theo số liệu thi hành án dân sự của tỉnh Phú Thọ cho thấy phần lớn các bản án phạt tiền trên thực tế không thi hành được đặc biệt với các tội về tham nhũng, đánh bạc.. do đối tượng không có tài sản để thi hành án, tổ chức thi hành án chưa tổ chức cưỡng chế được, cho thấy việc quyết định hình phạt chưa đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 30 nên các bản án chưa có tính khả thi.
Sở dĩ thực trạng áp dụng hình phạt tiền của TAND tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế như đã trình bày ở trên do một số nguyên nhân chính sau:
Một là: Do hình phạt tiền chủ yếu được quy định trong chế tài lựa chọn với các hình phạt chính khác như cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn…, nên loại hình phạt này ít được lựa chọn để áp dụng. Vai trò của hình phạt tiền thường bị xem nhẹ do trong nhận thức của đại đa số nhân dân, thậm chí cả những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật … vẫn còn cho rằng hình phạt tiền không thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, người có nhiều tiền nộp tiền xong là thoát tội … Tất nhiên những nhận thức sai lầm đó không phải là không có lí do. Đó là do việc áp dụng pháp luật bị sai phạm, do những quy định của pháp luật về hình phạt tiền còn chưa rõ ràng hợp lí … Chính vì vậy chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan công bằng để có những giải pháp hoàn thiện hoàn thiện bản chất của vấn đề.
Hai là: Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực, giữa các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an… chưa có các văn bản triển khai, hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền. Mặt khác hàng năm trong công tác tổng kết, báo cáo tổng kết đánh giá thực tiễn các hình phạt hình phạt tiền rất ít được quan tâm đánh giá. Chính vì vậy các cơ quan áp dụng pháp luật ở các địa phương nói chung và ở địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng còn có những nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, mục đích của hình phạt tiền thậm chí trên thực tế có những quy định trong luật hình sự hiện hành còn được hiểu một cách không chính xác đã kéo theo những sai phạm trong việc quyết định, áp dụng hình phạt.
Ba là: Công tác tuyên tryền phổ biến pháp luật tại tỉnh Phú Thọ còn chưa thực sự có hiệu quả . Pháp luật đến với người dân chủ yếu thông qua các chương trình tìm hiểu pháp luật trên các sách báo, phương tiện thông tin đại chúng… Nội dung của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự bám sát với những kiến thức pháp luật thông thường. Hiện tại, Phú Thọ đã có những hoạt động tuyên truyền pháp luật tại cơ sở nhưng chất lượng còn chưa cao. Đặc biệt sự giải thích từ phía các cơ quan áp dụng pháp luật, những người áp dụng pháp luật còn chưa có. Đôi khi thái độ hách dịch cửa quyền của các cán bộ bảo vệ pháp luật trong các cơ quan này đã tạo tâm lí ngại ngùng, lo sợ cho người dân khi muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật.
Bốn là: nguyên nhân do pháp luật thực định.
Những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền vẫn còn những thiếu sót, hạn chế dẫn đến những bất cập trong quá trình áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể là:
* BLHS 1999 chưa đưa ra được khái niệm pháp lí về hình phạt tiền nên vẫn tồn tại nhiều cách hiểu không thống nhất về hình phạt này.
* Giữa quy định về hình phạt tiền tại phần chung của BLHS năm 1999 (Điều 30 BLHS năm 1999 ) và quy định về hình phạt tiền trong phần các tội phạm có sự mâu thuẫn khi trong phần các tội phạm hình phạt tiền được quy định áp dụng cho cả các tội nghiêm trọng thậm chí rất nghiêm trọng còn phần chung thì lại chỉ quy định áp dụng hình phạt tiền với tội ít nghiêm trọng.
* Phạt tiền được áp dụng khi thì với tư cách là hình phạt chính khi thì với tư cách là hình phạt bổ sung. Ở cả hai tư cách này thì hình phạt tiền đều được quy định trong phần chế tài lựa chọn cùng với các hình phạt chính khác như: tù có thời hạn, cảnh cáo… (khi áp dụng là hình phạt chính). Hoặc các hình phạt bổ sung khác như: tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn …(khi được áp dụng là hình phạt bổ sung). Điều đó khiến cho phạm vi áp dụng của hình phạt tiền bị thu hẹp rất nhiều.
* Mức phạt tiền trong một số điều luật không thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt. Có những tội có tính nguy hiểm cao hơn thì mức phạt tiền quy định lại thấp hơn. Ví dụ: Tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999 có tính nguy hiểm cao hơn tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 154 BLHS năm 1999 nhưng hình phạt quy định tại Điều 153 BLHS có mức tối thiểu 3 triệu đồng trong khi ở Điều 154 BLHS lại là 5 triệu đồng. Ngay cả khi hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính, thì phải quy định mức phạt cao hơn hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính trong cùng một điều luật. Nhưng trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS năm 1999 vẫn còn những quy định không đảm bảo nguyên tắc đó. Ví dụ Điều 267 BLHS năm 1999 hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính có mức từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung cũng quy định mức tối thiểu và tối đa như vậy) [23 - tr9]
* BLHS 1999 quy định khoảng cách mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật còn quá rộng dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện hình phạt này trên thực tế (Điều 249: khoảng cách 30 lần; Điều 193, Điều 194 : khoảng cách 100 lần).
* Cách thức thi hành hình phạt tiền cho phép nộp thành nhiều lần nhưng không quy định số lần tối đa khiến cho người kết án đôi khi trây ỳ cố tình không chịu thi hành án mặc dù có khả năng thi hành.
Hiệu quả thi hành hình phạt tiền trên thực tế rất thấp mặc dù hình phạt này được quy định trong rất nhiều điều luật của BLHS hiện hành. Một phần là do pháp luật tố tụng chưa có những quy định cụ thể về điều tra, xác minh tài sản riêng của người phạm tội khiến cho việc quyết định hình phạt đôi khi còn chưa phù hợp với tình hình tài sản của họ, bản án vì thế sẽ thiếu tính khả thi. Đồng thời trong pháp luật hình sự, pháp luật thi hành án dân sự… cũng chưa quy định những biện pháp cưỡng chế thích đáng khi người bị kết án cố tình không thi hành án, hoặc nếu có quy định các biện pháp cưỡng chế nhưng lại thiếu tính khả thi vì những quy định đó rất chung chung, chưa có cơ chế thực thi rõ ràng, nghiêm khắc đủ sức để các đối tượng tự giác thực thi hình phạt. Các đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền thường là các đối tượng ma túy, mại dâm, hay cờ bạc là những đối tượng không có tài sản… nên việc cưỡng chế gặp rất nhiều khó khăn. Tuy BLHS có quy định tại Điều 304 tội không chấp hành án nhưng đối tượng áp dụng tội này lại rất rộng, tội này cũng ít được áp dụng trên thực tế do cơ chế áp dụng còn nhiều vướng mắc.
* BLHS năm 1999 không cho phép chuyển đổi từ hình phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn nên khi các đối tượng bị kết án có khả năng thi hành mà không thi hành và đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà pháp luật cho phép nhưng người bị kết án vẫn không chịu thi hành thì không có quy định nào buộc họ phải chịu một chế tài nghiêm khắc hơn.
Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trên phạm vi toàn quốc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng rất thấp. Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn một cách tràn lan như hiện nay đã tạo ra sức ép nhiều mặt cho xã hội : tình trạng quá tải của các trại giam, giảm thiểu khả năng giáo dục cải tạo phạm nhân, hao tổn ngân sách, phạm nhân khó hòa nhâp cộng đồng… Chính những điều đó đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp tổng hợp nâng cao hiệu qủa áp dụng hình phạt nay trong bối cảnh hiện nay.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt trong BLHS 1999. Đồng thời trên cơ sở phân tích tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sau hơn 6 năm áp dụng. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Một là: Hoàn thiện các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật thực định.
Để khắc phục tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt tiền nên bổ sung vào khoản 1 Điều 30 BLHS 1999 khái niệm pháp lí về hình phạt tiền “Phạt tiền là hình phạt buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước theo quy định của bộ luật này”.
Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với các tội nghiêm trọng thay thế chế tài tù có thời hạn song vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Sửa đổi quy định tại khoản1 Điều 30 để tạo sự thống nhất giữa phần chung và phần riêng của Bộ luật hình sự.
Xây dựng một số cấu thành tội phạm trong đó hình phạt tiền (có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc bổ sung) là chế tài bắt buộc nhằm mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền.
Điều chỉnh lại mức tiền phạt trong một số điều luật phần các tội phạm cụ thể sao cho việc quy định hình phạt phải thể hiện được sự cá thể hoá hình phạt giữa các tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, giữa hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính với hình phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung
Thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật hoặc phân hoá chúng trong các khung hình phạt khác nhau như đối với hình phạt tù có thời hạn, tạo điều kiện cho việc quyết định một hình phạt nghiêm khắc, công bằng.
Quy định số lần tối đa (thời hạn cuối cùng) cho việc thi hành các bản án tránh tình trạng dây dưa kéo dài cố tình không thi hành án.
Hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như pháp luật có liên quan (pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án…) về hình phạt tiền. Xây dựng những quy định xác minh tài sản của người phạm tội, quy định chế tài cụ thể áp dụng đối với người bị kết án khi cố tình không thi hành án. Xem xét khả năng chuyển đổi từ hình phạt tiền sang hình phạt tù có thời hạn nhằm đảm bảo khả năng thi hành án, nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt.
Hai là: Giữa các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về hình phạt tiền, đồng thời trong công tác tổng kết đánh giá thực tiễn hình phạt cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc đánh giá tổng kết việc áp dụng hình phạt tiền nhằm giảm thiểu những thiếu sót, sai lầm trong thực tiễn áp dụng.
Ba là: Các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát…, những người tiến hành tố tụng trên điạ bàn cần có những nhận thức đúng đắn những quy định của pháp luật về hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 và các văn bản pháp luật hình sự khác về nội dung, phạm vi, điều kiện, mức phạt … Từ đó tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định đó trong thực tiễn đảm bảo thực hiện đúng chính sách hình sự của nhà nước ta.
Bốn là: Cần nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua việc tích cực tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng … Mỗi cá nhân hãy góp tiếng nói, những thắc mắc của mình tới các cơ quan có thẩm quyền hay qua các cách thức khác tuyên truyền phổ biến rộng rãi về pháp luật nói chung, các quy định về hình phạt tiền nói riêng góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn áp dụng, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền cho thấy đây là loại hình phạt được áp dụng rất ít, gần như không đáng kể, điều đó đã làm giảm đi vai trò cũng như hiệu quả của hình phạt tiền. Trong khi đó Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định hình phạt tiền một cách đầy đủ hơn hoàn thiện hơn so với những quy định về hình phạt này trong BLHS năm 1985. Điều đó đã thể hiện đường lối đổi mới trong việc xây dựng và áp dụng hình phạt tiền ở nước ta trước tình hình mới. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hình phạt này, để việc quyết định và áp dụng hình phạt tiền được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chính xác, nhằm trả lại cho hình phạt tiền vị trí và vai trò đích thực của mình.
KẾT LUẬN
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu về hình phạt nói chung, nghiên cứu về hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt nói riêng luôn có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
Trong khoá luận tốt nghiệp của mình tôi đã cố gắng làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về hình phạt tiền trong BLHS năm 1999. Đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót hạn chế của BLHS hiện hành thông qua việc nghiên cứu những quy định của luật thực định, thông qua đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt này trên thực tế. Tuy địa bàn khảo sát chỉ trong một lãnh thổ hành chính nhất định - tỉnh Phú Thọ. Song những bất cập trong những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền nói riêng trong pháp luật nói chung đều bộc lộ trong thực tiễn áp dụng hình phạt này của các TAND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân có từ rất do nhiều khía cạnh khác nhau, do khách quan, do ý thức chủ quan, do luật định… Song ở góc độ nghiên cứu lí luận luật thực định chúng tôi chủ yếu đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện luật thực định trong xu hướng sửa đổi BLHS 1999 tới đây nhằm tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tế có hiệu quả hơn. Khoá luận cũng mong muốn giảm thiểu những nhận thức sai lầm dưới góc độ chủ quan của nhân dân, thậm chí của những người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật để pháp luật được hiểu, thực thi nghiêm chỉnh đúng đắn trong thực tế tạo niềm tin cho nhân dân, ổn định xã hội phù hợp với xu hướng đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hoá của thế giới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2002 - Phòng Tổng hợp TANDTC
Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2003 - Phòng Tổng hợp TANDTC
Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2004 - Phòng Tổng hợp TANDTC
Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2005 - Phòng Tổng hợp TANDTC
Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2006 - Phòng Tổng hợp TANDTC
Bộ luật Hình sự năm 1985 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1997
Bộ luật Hình sự năm 1999 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2000
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 - Nxb Tư pháp - Năm 2004
Chính sách hình sự và hình phạt - GS.TS Đào TRí Úc - Nxb Chính trị quốc gia -Năm 1995
Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học Tổng hợp Hà Nội - Năm 1995.
Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học quốc Gia Hà Nội - Năm 2001
Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học Luật Hà Nội - Năm 2006
Hình phạt tiền - Những vấn đề lí luận và thực tiễn - PTS Nguyễn Đức Tuấn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học pháp lí Bộ Tư pháp - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1995
Hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam - Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn Nxb Chính trị quốc gia - Năm1995
Hình phạt tiền, điều kiện và thực tiễn áp dụng thi hành hình phạt tiền là hình phạt chính trong luật Hình sự Việt Nam - Nguyễn Sơn Tạp chí TAND Số 11/1998
Hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 - TS Trương Quang Vinh Tạp chí Luật học số 4/2002
Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt - Võ Khánh Vinh - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1994
Một số căn cứ lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt trong luật Hình Sự Việt Nam - Uông Chu Lưu - NXB Chính trị quốc gia - Năm 1995.
Một số vấn đề mới về hình phạt tiền quy định tại khoản 1- Điều 30 - BLHS Năm 1999 - Tạp chí TAND Số 7/2003
Những vấn đề cơ bản của pháp luật Hình sự thời nhà Lê trong Quốc triều hình luật - Lê Thị Sơn - Nxb Chính trị quốc Gia - Năm 2005
Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2001 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2004
Pháp lệnh Thi hành án dân sự - Năm 2004 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2006
Sự mâu thuẫn giữa hình phạt tiền quy định tại khoản 1 – Điều 30 với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình phạt này -Dương Tuyết Miên - Tạp chí TAND Số 15/2006
Từ điển pháp luật Hình Sự - Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn - Nxb Tư pháp – Năm 2006
Trách nhiệm Hình sự và hình phạt - Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn - Nxb Công An Nhân Dân - Năm 2001
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (70).doc