LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong dân gian đă có câu “vô phúc đáo tụng đ́nh”; song lại có câu “dĩ ḥa vĩ quư”. V́ vậy ḥa giải đă trở thành một truyền thống tốt đẹp, rất đáng khuyến khích để giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong đời sống xă hội. Trong pháp luật tố tụng dân sự, ḥa giải đă trở thành hoạt động tố tụng có tính bắt buộc đối với hầu hết các vụ án dân sự. Thông qua ḥa giải, Ṭa án giúp đỡ các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án phù hợp quy định của pháp luật, rút ngắn quá tŕnh tố tụng, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án dân sự.
Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về ḥa giải là Sắc lệnh số 13 ngày 21/1/1946 về tổ chức Ṭa án. Sau đó, ḥa giải tiếp tục được kế thừa và phát triển trong hàng loạt các văn bản pháp luật sau đó: Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng; Luật Tổ chức Ṭa án nhân dân năm 1960; Thông tư số 25-TATC hướng dẫn việc ḥa giải trong tố tụng dân sự .PLTTGQCVADS năm 1989 và BLTTDS 2004
Kế thừa có chọn lọc các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) không thể phủ nhận về tính hoàn thiện và sự phát triển đúng đắn của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành BLTTDS trong những năm qua cho thấy một số quy định của BLTTDS nói chung và của chế định ḥa giải nói riêng đă bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định c̣n thể hiện sự không thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không c̣n phù hợp) với thực tiễn áp dụng, chưa đầy đủ, thiếu rơ ràng và c̣n có những cách hiểu khác nhau . cần được sửa đổi.
Với nhận thức như vậy, em đă chọn đề tài “Ḥa giải trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lư luận và thực tiễn” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học. Qua quá tŕnh nghiên cứu, em mong muốn t́m hiểu sâu sắc, rộng hơn những quy định của pháp luật, trên cơ sở đó mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của BLTTDS về ḥa giải góp phần nâng cao hiệu quả ḥa giải trong tố tụng dân sự.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở nghiên cứu, t́m hiểu lư luận và thực tiễn về ḥa giải trong tố tụng dân sự, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả ḥa giải các vụ án dân sự.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
+ Khái niệm, đặc điểm, ư nghĩa của ḥa giải trong tố tụng dân sự.
+ Quy định của pháp luật về ḥa giải trong tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng chế định này trong quá tŕnh giải quyết các vụ án dân sự.
+ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định ḥa giải trong tố tụng dân sự.
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của BLTTDS 2004 về ḥa giải và thực tiễn áp dụng chế định này.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận
Ý nghĩa khoa học: Khóa luận góp phần làm rơ hơn những vấn đề lư luận và thực tiễn về ḥa giải trong tố tụng dân sự.
Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận đề xuất những kiến nghị về hoàn thiện quy định của pháp luật về ḥa giải trong tố tụng dân sự.
5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lư luận về ḥa giải trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay về ḥa giải trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định về ḥa giải và kiến nghị.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc với nhau về tất cả nội dung vụ án và án phí thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
2.4.1.3. Xử lý kết quả hòa giải
- Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải không thành
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong bốn quyết định: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; tạm đình chỉ giải quyết vụ án; đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử (khoản 2 Điều 179 BLTTDS).
Trong trường hợp hòa giải không thành nhưng có các căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 189 và Điều 192 BLTTDS thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án tương ứng với từng trường hợp. Nếu không có các căn cứ tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, để đảm bảo “mọi tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội đều được giải quyết”. Có như vậy, Nhà nước mới duy trì được công bằng xã hội và kỷ cương đất nước.
- Thủ tục áp dụng trong trường hợp hòa giải thành
Trong trường hợp các bên hòa giải thành, nghĩa là các bên thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án và án phí thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên biên bản hòa giải thành này chưa có hiệu lực pháp luật mà chỉ ghi nhận sự thỏa thuận của các bên. Sự thỏa thuận của các bên sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên sau khi Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Thủ tục ra quyết định này được quy định tại Điều 187 BLTTDS:
“1. Hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn năm ngay làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”.
Như vậy, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn rõ thế nào là thỏa thuận được về toàn bộ vụ án tại Mục 7 Phần II của Nghị quyết, theo đó thì “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thì Tòa án không công nhận sự thỏa thuận của các đương sự mà tiến hành mở phiên tòa để xét xử”.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP thì được coi là giải quyết toàn bộ vụ án khi các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án và án phí.
+ Thứ hai, các bên không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận theo hướng phản đối thỏa thuận đã lập.
Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không có ý kiến phản đối thỏa thuận đã lập thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Mục 7 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP). Quyết định này sẽ được gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Tuy nhiên, đối với vụ án có nhiều đương sự và có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải và các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản (khoản 3 Điều 187 BLTTDS).
2.4.2. Thủ tục hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm
Một trong những nguyên tắc hòa giải là nguyên tắc về trách nhiệm hòa giải của Tòa án, được quy định tại Điều 10 BLTTDS. Theo đó thì hòa giải là trách nhiệm bắt buộc của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đối với các giai đoạn tiếp theo, Tòa án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải mà Tòa án chỉ khuyến khích các đương sự tự hòa giải. Vì vậy, Điều 220 BLTTDS quy định tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thực chất là Tòa án kiểm tra xem các đương sự có tự thỏa thuận được với nhau hay không.
- Những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Đối với những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành thì Tòa án sẽ tiếp tục khuyến khích các đương sự thỏa thuận với nhau. Do đó, Tòa án sẽ áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án này.
Ngoài những vụ án đã tiến hành hòa giải không thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án còn bao gồm cả những vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS - những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Bởi, nguyên nhân dẫn tới vụ án không tiến hành hòa giải được tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 là do sự vắng mặt của các đương sự. Do đó, nếu lí do này không còn thì Tòa án cần hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không để kiểm tra việc tự hòa giải của đương sự.
Đối với vụ án không hòa giải được quy định tại khoản 3 Điều 182 BLTTDS thì lí do dẫn tới việc không hòa giải được là do đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự không thể thể hiện được ý kiến của mình nên thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trường hợp này.
Như vậy, những vụ án mà Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm bao gồm:
+ Những vụ án Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành.
+ Những vụ án không tiến hành hòa giải được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS.
- Hậu quả pháp lý của việc Tòa án hỏi các đương sự về sự thỏa thuận của các bên tại phần thủ tục ở phiên tòa sơ thẩm dân sự
Điều 220 BLTTDS quy định“Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về toàn bộ vụ án và sự thoả thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án mà không cần chờ sau bảy ngày như việc hoà giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
- Thủ tục ra quyết định công nhận việc tự hòa giải của các đương sự
Khoản 2 và khoản 3 Điều 210 BLTTDS quy định:
“2. Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên toà phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.”
Phần III tiểu mục 8.2 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn:“sự thỏa thuận của các đương sự phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phòng xử án.”
Như vậy, khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
2.4.3. Thủ tục hòa giải tại cấp phúc thẩm
Điều 258 BLTTDS quy định, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau:
- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm không bắt buộc phải hòa giải trước khi mở phiên tòa phúc thẩm.
Theo hướng dẫn tại Mục 5 Phần III Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 1/8/2006 về phúc thẩm dân sự thì trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và các đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thỏa thuận thỏa thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự [5].
Đây là điểm mới của BLTTDS, theo PLTTGQCVADS, trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, nếu thấy có khả năng hòa giải thì Tòa án có thể tiến hành hòa giải và nếu các đương sự hòa giải thành thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với thủ tục như tại cấp sơ thẩm.
Ngoài ra, điểm mới của BLTTDS so với Pháp lệnh cũ còn thể hiện tại khoản 3 Điều 268 BLTTDS. Theo đó thì cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án cũng khuyến khích các bên hòa giải thông qua việc Tòa án hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự (Điều 270 BLTTDS).
CHƯƠNG III
THỰC TIẾN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI
VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với những điểm tiến bộ của BLTTDS so với PLTTGQCVADS, thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải đã ghi nhận nhiều điểm thuận lợi, hợp lý hơn. Từ đó, hoạt động hòa giải cũng đạt có hiệu quả cao hơn.
Một trong những điểm mới trong BLTTDS là lần đầu tiên quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải. Nguyên tắc hòa giải là tư tưởng mang tính chỉ đạo, định hướng cho việc thực hiện hoạt động hòa giải. Khi các Thẩm phán tiến hành hòa giải theo những nguyên tắc do pháp luật quy định sẽ đảm bảo phát huy được hết giá trị đích thực và quan trọng của hoạt động hòa giải trong tố tụng.
Thủ tục hòa giải được BLTTDS quy định khá chi tiết từ việc thông báo của Thẩm phán về phiên hòa giải, nội dung cụ thể của biên bản hòa giải, đến việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cũng như hiệu lực của quyết định này. Do Pháp lệnh trước kia chưa có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động hòa giải nên dẫn tới hiện tượng mỗi tòa án địa phương tiến hành hòa giải theo cách riêng của mình. Có Tòa án việc hòa giải do Thẩm phán trực tiếp tiến hành, có Tòa án lại giao cho thư ký tiến hành, vì thế hiệu quả của công tác hòa giải bị hạn chế nhiều. Ngoài ra, trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải thì các Thẩm phán cũng có những cách xử lý khác nhau do PLTTGQCVADS chưa quy định. Có những Tòa án hoãn để hòa giải vào buổi khác. Việc hoãn phiên hòa giải diễn ra nhiều lần, làm mất thì giờ vào tạo tâm lý chán nản cho các đương sự. Đến BLTTDS đã được pháp luật quy định rõ nên tạo được sự thống nhất, giải quyết nhanh chóng vụ án và đạt được mục đích, hiệu quả hòa giải.
Những quy định mới, tiến bộ của BLTTDS về hoạt động hòa giải đã nâng cao hiệu quả của hòa giải vụ án dân sự trong thực tiễn tố tụng dân sự. Điều này được thể hiện trong báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm của TANDTC, các vụ án dân sự hòa giải thành chiếm tỉ lệ tương đối cao trong tổng số các vụ việc dân sự đã được giải quyết.
Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân các cấp.[18]
(Từ năm 2003-2009)
Năm
Tổng số vụ việc thụ lý
Số vụ việc giải quyết
Hòa giải thành
Tỷ lệ %
Ghi chú
2003
134.501
115.989
46.396
40%
2004
127.763
110.510
43.099
39%
Nhiều Tòa án hòa giải thành đạt 50%
2006
/
/
40%
Nhiều Tòa án hòa giải đạt 50%-60%
2007
188.922
171.681
77.256
45%
2008
192.336
174.732
76.882
44%
2009
214.174
194.358
87.461
45%
Nhận thức được tầm quan trọng của hòa giải nên trong thực tiễn, nhiều Thẩm phán đã rất kiên trì, tích cực và tìm mọi cách khuyến khích các bên đương sự hòa giải với nhau. Bài viết “Toà nỗ lực hoà giải, hướng đến kết thúc có hậu” của tác giả Hoàng Yến đăng trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nỗ lực hòa giải của các Thẩm phán trong thực tiễn:
Ngày 26-11, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên xử vụ án yêu cầu hủy bỏ quyết định kỷ luật buộc thôi việc của giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh của ông Võ Hải Bình. Tại phiên phúc thẩm này, ông Bình vẫn không thừa nhận sai phạm, cho rằng đuổi việc là quá khắt khe. Phía bị kiện cũng không rút lại quyết định kỷ luật. Không khí phiên xử khá căng thẳng. Nhưng đến gần cuối phần xét hỏi, khi được Hội đồng xét xử phân tích cho thấy những sai lầm của mình, ông Bình nhận thức được mình có lỗi. Phiên xử có thể khép lại nhanh gọn vì đã làm rõ quyết định cho thôi việc là có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử lại từ tốn chuyển vụ án sang một cách giải quyết khác mang tính tích cực cho hai bên.
Một Thẩm phán lên tiếng khuyên bên Sở nên rút lại quyết định cho thôi việc. Nhưng đại diện phía Sở lại phản đối. Hội đồng xét xử đã khéo léo lý giải: Việc rút lại quyết định không phải vì Sở làm sai mà vì tính nhân văn đối với một giáo viên nhiều tuổi nghề, bởi phút cuối ông Bình đã thừa nhận sai phạm. Thẩm phán lại phân tích với vị đại diện phía Sở: Anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, khi người khác nhận khuyết điểm lý ra mình cũng phải giàu tính nhân ái mà xem xét khi xử lý. Hội đồng xét xử sẽ cho thời gian để phía Sở về cân nhắc lại, đưa ra một mức phạt thấp hơn nhưng có thể chấp nhận. Để xử theo pháp luật thì rất dễ, tuy nhiên chúng tôi băn khoăn xử thế thì ngành giáo dục cũng mang tiếng là "sao ta không chọn một giải pháp trung hòa khi người sai phạm đã nhận ra lỗi của mình...". Sau đó chủ tọa nhắc nhở ông Bình: Ban đầu Hội đồng xét xử không đồng tình với thái độ của ông nhưng đến phút cuối ông đã có nhận thức đúng đắn. Hội đồng xét xử mong muốn Sở có thể đưa ra một hình thức kỷ luật nhẹ hơn. Tòa hy vọng mở ra một hướng giải quyết mang nhiều cái tình hơn...Trước những nỗ lực của Hội đồng xét xử, hai bên đã đồng ý xin tòa cho hoãn phiên tòa để thỏa thuận lại. [22]
3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TỒN TẠI
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, thực tiễn hoạt động hòa giải của Tòa án nhân dân các cấp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự đã bộc lộ những tồn tại và vướng mắc.
3.2.1. Những bất cập và vướng mắc của BLTTDS về hòa giải
3.2.1.1. Quy định hòa giải đối với việc dân sự tại Điều 10 BLTTDS
Điều 10 BLTTDS quy định Tòa án tiến hành hòa giải không chỉ đối với vụ án dân sự mà còn hòa giải cả việc dân sự. Trong khi đó, bản chất của việc dân sự là các bên không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận cho mình các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Do đó, Điều 10 BLTTDS quy định Tòa án phải tiến hành hòa giải đối với “vụ việc dân sự” là không phù hợp với bản chất của việc dân sự.
3.2.1.2. Chưa quy định rõ sự tham dự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên hòa giải
Điều 184 BLTTDS không quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên hòa giải. Trong khi đó, khoản 3 Điều 64 BLTTDS đã quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền “tham gia phiên hòa giải”. Do vậy, trên thực tế, đa số Tòa án quan niệm rằng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không phải là chủ thể tham gia hòa giải mà chỉ có mặt tại phiên hòa giải để trợ giúp cho thân chủ mình về mặt pháp lý. Trong biên bản hòa giải có thể ghi hoặc không ghi thành phần tham gia hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, có Tòa án đã áp dụng luật một cách máy móc và không cho phép người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự tham gia vào phiên hòa giải vì Điều 184 BLTTDS không quy định. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên hòa giải để thống nhất việc áp dụng luật trong thực tế.
3.2.1.3 Chưa quy định về trình tự tiến hành hòa giải
BLTTDS hiện hành chưa có quy định về phương thức và trình tự hòa giải dẫn đến khi tiến hành phiên hòa giải nhiều Thẩm phán còn lúng túng nên hiệu quả hòa giải chưa cao, do đó cần bổ sung các quy định này.
3.2.1.4 BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định như thế nào là vắng mặt có lý do chính đáng
Khoản 2 Điều 182 BLTTDS quy định: Khi đương sự vắng mặt có lý do chính đáng không thể tham gia hòa giải được thì thuộc trường hợp vụ án không tiến hành hòa giải được. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS hiện nay lại không có điều khoản nào quy định thế nào là lý do chính đáng, dẫn đến các Tòa án áp dụng khác nhau trong thực tiễn.
3.2.1.5 Có một số vướng mắc trong hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm
- BLTTDS không quy định cách giải quyết trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận giải quyết được một phần nội dung vụ án
BLTTDS đã quy định rõ hậu quả pháp lý trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được toàn bộ vụ án. Tuy nhiên Bộ luật không quy định cách giải quyết trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận giải quyết được một phần nội dung vụ án nên trong thực tiễn các Tòa án có nhiều cách giải quyết khác nhau: Hội đồng xét xử có thể ghi nhận phần các đương sự thỏa thuận được trong bản án hoặc Hội đồng xét xử sẽ ra một quyết định riêng công nhận sự thỏa thuận của đương sự đối với phần thỏa thuận được.
Nếu Tòa án ghi nhận phần các đương sự thỏa thuận được trong bản án thì sẽ đơn giản về mặt thủ tục. Tuy nhiên, các đương sự có thể kháng cáo phần thỏa thuận đó, từ đó có thể lợi dụng để kéo dài thời gian tố tụng. Nếu Tòa án ra một quyết định riêng để công nhận phần các đương sự thỏa thuận được sẽ rất khó khăn nếu phần các đương sự thỏa thuận được và phần các đương sự không thỏa thuận được có liên quan chặt chẽ với nhau. Bởi Tòa án không thể vừa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận và vừa ra bản án để giải quyết một quan hệ pháp luật tranh chấp. Do đó, việc Tòa án ghi nhận phần các đương sự thỏa thuận được trong bản án hoặc Tòa án ra một quyết định riêng để công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì cần tùy vào từng trường hợp, căn cứ vào vụ án có một hay nhiều quan hệ pháp luật. Có như vậy thì việc áp dụng pháp luật trên thực tế mới hợp lý và thống nhất.
- Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định công nhận sư thỏa thuận của đương sự tại phòng xử án
Như đã phân tích tại Chương 2, Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phòng xử án chứ không phải phòng nghị án. Trong khi đó, thủ tục để ban hành một số quyết định mang tính hình thức ở khoản 2 Điều 210 BLTTDS được quy định rất chặt chẽ: thông qua tại phòng nghị án, phải lập thành văn bản. Còn quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là quyết định mang tính chất giải quyết nội dung tranh chấp lại quy định tại khoản 3 Điều 210 BLTTDS: Thông qua tại phòng xử án. Quy định như vậy là chưa hợp lý. Bởi khi các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải xem xét, đánh giá để xác định sự thỏa thuận đó có tự nguyện, có trái pháp luật và trái đạo đức xã hội hay không. Quyết định của Tòa án về sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực bắt buộc thì hành ngay. Với vị trí trong tố tụng như vậy, cần thận trọng khi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Do đó, quyết định này cần được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án để đảm bảo được tính khách quan, chính xác.
3.2.1.6 BLTTDS không có quy định về thủ tục trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận lại sau khi Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành
BLTTDS không có điều khoản quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp các bên thay đổi ý kiến trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. PLTTGQCVADS trước đây quy định rất rõ vấn đề này tại khoản 2 Điều 44:“…Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến… thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử”. Về bản chất thì hòa giải là nhằm tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Do đó, nếu các bên phản đối thỏa thuận đã lập trước đó thì không thể ra quyết định công nhận hòa giải thành và đương nhiên Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nhưng chúng tôi cho rằng điều này cần được hợp pháp hóa trong pháp luật tố tụng dân sự.
Ngoài ra, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành nếu các đương sự thay đổi ý kiến về thỏa thuận đã lập nhưng không theo hướng phản đối thỏa thuận mà các đương sự vẫn muốn giải quyết tranh chấp bằng quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhưng các bên đã tự thương lượng và đồng ý sửa đổi thỏa thuận đã lập thì pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không có quy định về thủ tục áp dụng trong trường hợp này.
3.2.1.7. Chưa có quy định về hòa giải ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm
Pháp luật tố tụng dân sự đã có quy định khá chi tiết về hòa trước khi mở phiên tòa sơ thẩm; hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm và hòa giải ở cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định về vấn đề hòa giải ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. Do đó, trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và yêu cầu Tòa án công nhận thì rất cần những quy định của pháp luật để áp dụng.
3.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn hoạt động hòa giải của Tòa án nhân dân các cấp
3.2.2.1. Một số Tòa án chưa quan tâm đúng mức đến công tác hòa giải
Nhiều trường hợp, Thẩm phán chịu trách nhiệm giải quyết vụ án còn coi nhẹ công tác hòa giải, chưa chủ động tìm hiểu nội dung vụ án nên khi tiến hành hòa giải bị lúng túng, không xác định được nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn dẫn đến không giải quyết kịp thời không khí căng thẳng giữa các đương sự. Ngoài ra, ở một số nơi Tòa án tiến hành hòa giải một cách hình thức, chiếu lệ cho đúng thủ tục...nên hiệu quả hòa giải không cao.
3.2.2.2 Vi phạm về thủ tục hòa giải
- Vi phạm thời hạn tố tụng
Điều 179 BLTTDS đã quy định cụ thể thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng loại vụ án. Hoạt động hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm được thực hiện trong khoảng thời hạn chuẩn bị xét xử. Trong trường hợp cần thiết, phiên hòa giải có thể được thực hiện nhiều lần nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ thời hạn tố tụng mà pháp luật quy định. Nếu không thực hiện đúng quy định này, Tòa án sẽ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ví dụ như: Vụ án tranh chấp đất đai được Tòa án nhân dân quận Gò Vấp thụ lý từ năm 2003 nhưng qua thời gian 7 năm và gần 20 lần hòa giải vẫn chưa đưa ra xét xử.
Đương sự là ông Hoàng Quý Đôn (cư trú tại B33 đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp) bị người hàng xóm khởi kiện ông đã chiếm đất của họ.
Từ năm 2003 đến nay, lần nào đến Tòa án ông Đôn cũng yêu cầu bên nguyên đơn trình bày và cung cấp những chứng cứ pháp lý cho diện tích đất mà nguyên đơn khởi kiện. Thế nhưng, chẳng những không cung cấp được chứng cứ pháp lý, mà nhiều lần nguyên đơn còn vắng mặt, không đến tham dự phiên hòa giải. Vụ án này đã kéo dài suốt 7 năm với gần 20 lần hòa giải.[21]
- Không triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia hòa giải.
Theo quy định tại Điều 183 BLTTDS thì Tòa án phải triệu tập tất cả các đương sự tham gia phiên hòa giải. Trên thực tế, có Tòa án đã không triệu tập các đương sự tham gia phiên hòa giải, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của đương sự, ví dụ:
Tháng 4-2009, bà T (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) cho vợ chồng ông D vay 6,5 tỉ đồng làm ăn. Hai tháng sau, vợ chồng ông D ký hợp đồng bán căn nhà ở quận 12 cho bà T Cùng ngày, vợ chồng ông D đề nghị với bà T: để bà Th đứng tên trên hợp đồng mua bán nhà thì bà Th sẽ vay ngân hàng được một khoản tiền lớn đủ để vợ chồng ông trả nợ cho bà. Bà T đồng ý, cho phép vợ chồng ông D làm hợp đồng mua bán nhà với bà Th Bù lại, bà T yêu cầu bà Th ký hợp đồng vay của mình 8 tỉ đồng để mua căn nhà nói trên. Cuối năm 2009, bà Th phải thi hành một bản án trả nợ ở quận 7. Sau khi xác minh, thấy bà Th đứng tên căn nhà trên nên cơ quan thi hành án quận 7 đã ra quyết định kê biên để đảm bảo thi hành án. Cũng trong thời gian này, biết được thông tin ông D khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận 12 đòi hủy hợp đồng mua bán nhà với bà Th vì cho rằng hợp đồng giả tạo. Thi hành án quận 7 cũng đã gửi thông báo nói rõ tình trạng căn nhà cho Tòa án nhân dân quận 12 biết để xử lý.
Tháng 5/2010, Tòa án nhân dân quận 12 công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Các bên đương sự đồng ý hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà giữa vợ chồng ông D và bà Th; hủy bỏ hợp đồng bà Th vay mượn 8 tỉ đồng của bà T Các bên cùng thống nhất và cũng được tòa công nhận căn nhà nói trên là của vợ chồng ông D Công nhận vợ chồng ông D nợ bà T 6,5 tỉ đồng nên vợ chồng ông này đồng ý bán nhà này cho bà T để trừ nợ.
Tháng 9/2010, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định giám đốc thẩm hủy quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự của Tòa án nhân dân quận 12, chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại. Theo quyết định giám đốc thẩm, khi giải quyết vụ án, tòa án cấp sơ thẩm đã không đưa những người liên quan trong bản án của bà Th. Mà thi hành án quận 7 đang thi hành vào tham gia tố tụng. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những người này.[27]
3.2.2.3. Vẫn còn ghi nhận nội dung thỏa thuận trái quy định pháp luật
Một trong những nguyên tắc của hòa giải là: Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Chỉ khi thỏa thuận của các đương sự đáp ứng điều kiện này thì Tòa án mới công nhận thỏa thuận của các đương sự. Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà một số Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi những thỏa thuận này trái quy định của pháp luật như thỏa thuận về lãi suất cho vay không tuân theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005, bồi thường theo “giá chợ đen”... Ví dụ, ngày 30/06/2010, Tòa án nhân dân thành phố Thái Nguyên ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án vay dân sự. Theo đó, bị đơn là chị Nguyễn Thị Hải và mẹ là bà Nguyễn Thị Lộc (tổ 25 Phường Đồng Quang) cùng liên đới có trách nhiệm thanh toán trả ông Đinh Đình Chiến (tổ 16, phường Đồng Quang) số tiền 473 triệu đồng. Căn cứ để các bên đi đến thỏa thuận là hai giấy vay nợ được lập vào tháng 4 và tháng 6 năm 2008. Cụ thể, ngày 22/4/2008, chị Hải và bà Lộc ký giấy vay nợ ông Quyến số tiền 200 triệu đồng với lãi suất 5 triệu đồng/tháng. Ngày 11/6/2008, ông Quyến ủy quyền cho Ông Phạm văn Hải tiếp tục cho chị Hải vay 223 triệu đồng, lãi suất 1 triệu đồng/ngày, mỗi ngày trả lãi một lần. Đến ngày 31/7/2008, số tiến chốt nợ là 273 triệu đồng do cộng thêm 50 triệu đồng lãi suất cho 50 ngày[24].
Như vậy, Tòa án đã công nhận thỏa thuận của các đương sự với lãi suất 1 triệu đồng/ngày, trong khi thỏa thuận này của các đương sự là trái pháp luật. Bởi khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về lãi suất: “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
3.2.2.4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có nội dung khác với biên bản hòa giải thành
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là văn bản ghi nhận nội dung thỏa thuận của các đương sự, thể hiện trong biên bản hòa giải thành đã lập trước đó. Nhưng không hiểu do vô tình hay cố ý mà nhiều trường hợp quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có nội dung sai lệch so với biên bản hòa giải, không thể hiện đúng ý chí thỏa thuận của đương sự. Ví dụ: Ông Châu Xuân Vũ là chủ doanh nghiệp tư nhân Phương Nam. Ngày 15/9/2008, doanh nghiệp tư nhân Phương Nam đồng ý nhượng 51% phần vốn cho ông Phạm Thanh Tùng và chuyển doanh nghiệp tư nhân Phương Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam. Ông Tùng đã cam kết góp đủ vốn trong tháng 1/2009. Thế nhưng ông Tùng chỉ mới đóng góp được 3,77 tỷ đồng trong tổng số tiền 22 tỷ đồng ông cam kết phải đóng góp. Chính do sự chậm trễ của ông Tùng nên đã xảy ra tranh chấp.
Ngày 8/1/2010, Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành hòa giải. Nội dung biên bản hòa giải ghi: “Nếu sau thời gian 4 tháng, tôi (Ba Vũ) không trả được nợ tôi sẽ giao công ty, giao quyền quản lý cho ông Tùng”. Ngày 18/1/2010, Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Quyết định ghi “Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày hòa giải thành là ngày 8/1/2010 nếu ông Châu Xuân Vũ không trả được nợ, thì sẽ giao tài sản của doanh nghiệp tư nhân Phương Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam cho ông Phạm Thanh Tùng để trừ số nợ trên”.[25]
Quyết định trên của Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã làm sai lệch biên bản hòa giải khi đưa gộp cả việc bàn giao tài sản doanh nghiệp tư nhân Phương Nam trong khi biên bản hòa giải chỉ ghi nhận thỏa thuận bàn giao tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam. Điều này sẽ không thể hiện đúng ý chí của đương sự, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự.
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị về thực hiện pháp luật
Hòa giải chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong tố tụng dân sự nhưng trong thực tế vẫn có một số Tòa án còn xem nhẹ công tác hòa giải, coi đó như là một thủ tục bắt buộc phải làm mà không chú ý nhiều hiệu quả của nó hoặc khi tiến hành hòa giải không làm đúng thủ tục…gây ra những hậu quả phản tác dụng đối với công tác hòa giải. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của chế định hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, trong khía cạnh thực hiện pháp luật, cần tiến hành một số biện pháp sau đây:
3.3.1.1. Đối với Thẩm phán
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho Thẩm phán.
Thẩm phán là người chịu trách nhiệm chủ trì phiên hòa giải do đó việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hòa giải cho Thẩm phán là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài. Thực tiễn xét xử cho thấy, người làm công tác xét xử không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có kỹ năng nghiệp vụ thông thạo, nắm được tâm lý đương sự…mới có thể tạo dựng lòng tin của các đương sự trong quá trình hòa giải. Trong điều kiện hiện nay, các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại và lao động ngày càng đa dạng, đan xen phức tạp. Do đó, đòi hỏi người làm công tác xét xử phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ví dụ như tham gia các lớp học nghiệp vụ, lớp bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn…do ngành cấp trên tổ chức.
Ngoài ra, Tòa án nhân dân cần tiếp tục quan tâm bố trí nhân sự để kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thông tin văn bản pháp luật để các Thẩm phán nắm bắt và vận dụng vào công tác hòa giải.
- Cần chuẩn bị chu đáo trước khi tổ chức phiên hòa giải
` Nhiệm vụ của Thẩm phán tại phiên hòa giải là xác định các vấn đề cần hòa giải cũng như phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến viêc giải quết vụ án. Thẩm phán phải giúp các đương sự hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật đang tranh chấp. Để làm được như vậy thì trước đó Thẩm phán phải tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, nguyên nhân tranh chấp cũng như yêu cầu, đòi hỏi của mỗi bên…Từ đó, Thẩm phán xác định các nội dung cần phải hòa giải và gửi thông báo cho đương sự biết về nội dung này để các bên chuẩn bị. Thực hiện tốt vấn đề này thì hoà giải sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Kiên trì, tích cực tiến hành hòa giải
Về mặt lý thuyết, khi các đương sự đã không thể tự thương lượng và phải khởi kiện ra Tòa án thì mâu thuẫn giữa các đương sự đã ở mức độ cao. Do đó, Thẩm phán cần phải kiên trì, tích cực để làm cầu nối cho các bên tìm được tiếng nói chung. Điều này đòi hỏi Thẩm phán phải kiên trì tiến hành hòa giải, đối với những vấn đề các bên đương sự chưa thống nhất được cần phải giải thích thêm pháp luật, chính sách, động viên các bên tiếp tục thỏa thuận. Nếu cần thiết thì việc hòa giải có thể được tiến hành nhiều lần nhưng phải tuân theo thời hạn tố tụng mà pháp luật quy định.
3.3.1.2. Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp dân sự là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế. Mặt khác, do thiếu hiểu biết pháp luật nên khi tham gia tố tụng, đương sự vẫn không nắm bắt được quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, làm công tác hòa giải gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vấn đề cấp thiết.
Để nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử, qua tủ sách pháp luật… Bên cạnh việc phát huy ngày càng hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cần lựa chọn những hình thức thích hợp như: Phát sách nhỏ hướng dẫn thực hiện luật; thành lập các trung tâm thông tin pháp luật gắn với hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; tổ chức nói chuyện thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư…Trong đó, cần tuyên truyền phổ biến ý nghĩa của công tác hòa giải để nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong đời sống cũng như trong tố tụng dân sự để hiệu quả hòa giải được cao hơn.
3.2.1.3. Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở
Thực tiễn cho thấy Tổ hòa giải ở cơ sở hàng năm đã giải quyết kịp thời rất nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không để các mâu thuẫn nhỏ phát triển thành phức tạp, từ đó góp phần giảm bớt các tranh chấp phải yêu cầu Tòa án giải quyết.
Để Tổ hòa giải ở cơ sở phát huy vai trò của mình thì cần có sự quan tâm thích đáng của nhà nước thông qua việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải.
3.3.2. Kiến nghị về xây dựng pháp luật
BLTTDS được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 5/6/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2005. Sau hơn năm năm thi hành BLTTDS, có thể nói BLTTDS đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Bộ luật trong những năm qua cho thấy một số quy định của BLTTDS nói chung và của chế định hòa giải nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định còn chưa thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau…cần được sửa đổi.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại Chương 1, Chương 2 và tham khảo các quan điểm, tài liệu viết về vấn để này, em xin để xuất một số kiến nghị về sửa đổi pháp luật như sau:
3.3.2.1. Sửa đổi Điều 10 BLTTDS theo hướng Tòa án chỉ hòa giải “vụ án dân sự” thay vì “vụ việc dân sự”
Như đã phân tích tại Chương 2, Điều 10 BLTTDS quy định hòa giải đối với việc dân sự là không phù hợp với bản chất của việc dân sự. Do đó, cần sửa đổi Điều 10 BLTTDS chỉ hòa giải đối với “vụ án dân sự” thay vì hòa giải đối với “vụ việc dân sự” như hiện nay. Quy định như vậy sẽ phù hợp với bản chất của việc dân sự và thống nhất việc áp dụng luật trong thực tiễn khi giải quyết việc dân sự.
3.3.2.2 Cần quy định rõ sự tham dự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên hòa giải
Điều 184 BLTTDS quy định về thành phần phiên hòa giải đã không đề cập đến sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên một số Tòa án đã áp dụng luật một cách máy móc và không cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia hòa giải. Tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương (giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) đã phát biểu tại hội thảo góp ý cho bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi một số điều của BLTTDS do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra: “thật vô lý khi luật sư là đại diện của đương sự nhưng lại chỉ được tham gia tại tòa mà lại không có ở khâu hòa giải. Làm như vậy là tòa đã hạn chế quyền được biết và nghĩa vụ bảo vệ của họ với đương sự trong quá trình tham gia tố tụng. Có luật sư ở phiên hòa giải sẽ giúp quá trình giải quyết vụ án nhanh hơn vì có thể chính họ sẽ phân tích, tác động đương sự hòa giải thành” [26]. Do đó, Điều 184 BLTTDS nên quy định thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
3.3.2.3. Bổ sung vào BLTTDS quy định thế nào là trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng.
Để tránh tình trạng hiểu và xử lý khác nhau giữa các Tòa án về việc xác định các trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng không thể tham gia hòa giải được quy định tại khoản 2 Điều 182 thì BLTTDS nên bổ sung quy định các trường hợp được coi là “lý do chính đáng” mà khoản 2 Điều 182 đã đề cập.
3.3.2.4. Bổ sung quy định về trình tự và phương thức hòa giải
Trong dự thảo lần thứ ba về sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS, TANDTC đã trình quốc hội bổ sung Điều 184a Và Điều 184b về phương thức và trình tự hòa giải:[23]
“Điều 184a. Phương thức hòa giải
1. Tòa án tiến hành hòa giải trực tiếp bằng lời nói.
2. Sau khi tìm hiểu sự việc, nguyên nhân phát sinh tranh chấp, tham khảo ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, lắng nghe ý kiến của các bên, Thẩm phán phân tích để các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.”
“Điều 184b. Trình tự hòa giải
Việc hoà giải được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Trước khi tiến hành hòa giải Thư ký ghi biên bản hòa giải phải thực hiện các công việc sau: Kiểm tra tư cách của người tham gia hòa giải; báo cáo về người vắng mặt, có mặt tham gia phiên hòa giải; Thẩm phán giải thích rõ quyền nghĩa vụ của các bên và giá trị pháp lý của quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự;
2. Khi tiến hành hòa giải các bên đương sự trình bày nội dung tranh chấp và các yêu cầu giải quyết;
3. Thẩm phán yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những phần chưa rõ, xác định những vấn đề các bên đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất;
4. Tập trung hòa giải về những vấn đề các bên chưa thống nhất;
5. Tham khảo ý kiến của người tham gia phiên hòa giải;
6. Kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.”
Việc bổ sung Điều 184a và Điều 184b về trình tự và phương thức hòa giải là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Quy định này sẽ giúp các Thẩm phán dễ dàng tiến hành hòa giải hơn và hiệu quả hòa giải sẽ cao hơn.
3.3.2.5. Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm
- Về hậu quả pháp lý của việc các đương sự thỏa thuận được một phần vụ án
Tại phiên tòa sơ thẩm, các đương sự chỉ thỏa thuận được một phần vụ án thì hiện nay có trên thực tiễn có nhiều cách giải quyết khác nhau: Ra một quyết định riêng công nhận sự thỏa thuận đó hoặc ghi nhận thỏa thuận đó trong bản án. Để thống nhất pháp luật và đơn giản hóa về mặt thủ tục thì Tòa án cần tùy từng trường hợp để quyết định.
+ Nếu phần các đương sự thỏa thuận được liên quan chặt chẽ với phần các đương sự chưa thỏa thuận được thì Hội đồng xét xử sẽ ghi nhận phần các đương sự thỏa thuận được trong bản án. Phần các đương sự thỏa thuận được sẽ có hiệu lực pháp luật ngay.
+ Nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà đương sự thỏa thuận được một trong số các quan hệ đó thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định tách vụ án và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đối với quan hệ mà các đương sự thỏa thuận được, tiếp tục xét xử đối với quan hệ mà các đương sự không thỏa thuận được.
- Cần quy định Hội đồng xét xử xem xét việc có công nhận thỏa thuận của các đương sự hay không tại phòng nghị án
Pháp luật hiện hành quy định Hội đồng xét xử xem xét việc có công nhận thỏa thuận của các đương sự hay không tại phòng xử án. Trên thực tế, đã có nhiều quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị hủy theo trình tự giám đốc thẩm do vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc do Tòa án công nhận cả những thỏa thuận trái quy định của pháp luật. Một trong những biện pháp để khắc phục tình trạng này là nên quy định Hội đồng xét xử xem xét vần đề này tại phòng nghị án. Khi thủ tục xem xét thỏa thuận của các đương sự được tiến hành thận trọng như vậy thì các quyết định sẽ đảm bảo sự khách quan và chính xác hơn.
3.3.2.6. Bổ sung vào BLTTDS quy định về thủ tục trong trường hợp các đương sự có thỏa thuận lại sau khi Tòa án đã lập biên bản hòa giải thành
Nếu các đương sự tự thương lượng và yêu cầu Tòa án sửa đổi thỏa thuận đã lập trước đó thì BLTTDS nên quy định cách xử lý trong trường hợp này để khuyến khích việc hòa giải của các đương sự. BLTTDS nên quy định theo hướng: Nếu Thẩm phán xét thấy thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì sẽ lập biên bản về sự thỏa thuận lại của các đương sự. Tùy theo yêu cầu của đương sự mà Thẩm phán có thể ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu các đương sự không yêu cầu Tòa án ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì quyết định này sẽ được ra trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành đầu tiên.
3.3.2.7. Cần quy định vấn đề hòa giải trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm
Hiện tại, pháp luật không quy định vấn đề hòa giải trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. Để khuyến khích các đương sự hòa giải, BLTTDS nên bổ sung quy định về hòa giải trong giai đoạn này.
Cũng như xét xử trong giai đoạn phúc thẩm, xét xử trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm cũng đã tồn tại một bản án của Tòa án trước đó. Do vậy, nên quy định vần đề hòa giải trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm tương tự như trong giai đoạn phúc thẩm.
Nếu trước phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án yêu cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa để đưa vào hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay không và xem xét thỏa thuận thỏa thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, đồng thời sửa hoặc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tùy trường hợp các đương sự thỏa thuận được một phần hoặc toàn bộ vụ án.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được về việc giải quyết vụ án và thuận đó tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm lập biên bản và ra quyết định công nhận thỏa thuận đó, đồng thời sửa hoặc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tùy từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là một số kiến nghị về xây dựng và thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải trong tố tụng dân sự. Cơ sở lý luận của các kiến nghị nói trên xuất phát từ tính chất của các tranh chấp dân sự và từ yêu cầu bảo đảm nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự.
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu chế định hòa giải trong BLTTDS, chúng ta có thể nhận thấy được ý nghĩa rất quan trọng của hòa giải trong tố tụng dân sự. Hòa giải không những có ý nghĩa kinh tế, xã hội mà còn thể hiện tính khoa học trong lĩnh vực pháp lý và hoạt động của Tòa án. Bên cạnh đó, hòa giải không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự mà còn đem lại tính đoàn kết trong nhân dân và thông qua hoạt động này Tòa án còn thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
Khóa luận đã phần nào góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hòa giải, lược sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải, kinh nghiệm một số nước trên thế giới về hòa giải. Bên cạnh đó, khóa luận phân tích làm rõ các quy định của pháp luât tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải, chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành.
Khóa luận cũng đi vào tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự, đánh giá những mặt đã đạt được và chỉ ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải.
LỜI CẢM ƠN
Bằng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội cùng với sự tham khảo sách, tạp chí, tài liệu mạng, em đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình với đề tài "Hòa giải trong tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ luật học TRẦN PHƯƠNG THẢO đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, cung cấp tài liệu để em hoàn thành khóa luận.
Em chân thành cảm ơn các Thầy (Cô) Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên, Phòng Thư viện và các phòng ban khác của Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu và thu thập số liệu. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian hạn chế, hiểu biết chưa thực sự đầy đủ nên khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2010.
Sinh viên
La Phương Na
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hòa giải trong tố tụng dân sự
1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
1.3. Hòa giải theo quy định của một số nước trên thế giới
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
2.2. Phạm vi các vụ việc mà tòa án tiến hành hòa giải
2.3. Các chủ thể trong hòa giải
2.4. Thủ tục hòa giải vụ án dân sự
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÒA GIẢI VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Những kết quả đạt được
3.2. Những hạn chế tồn tại
3.3 Kiến nghị
KẾT LUẬN
Trang
1
7
14
18
21
25
26
36
39
47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản.
3. Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.
4. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
5. Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006.
6. Sắc lệnh số 13/SL, ngày 24/01/1946.
7. Sắc lệnh số 51/SL, ngày 17/04/1946.
8. Thông tư số 81/TATC ngày 24/07/1981.
9. Thông tư số 02/NCPL ngày 12/07/1985
10. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng dân sự, Hà Nội.
11. Bùi Đăng Huy, “Hòa giải trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và hướng hoàn thiện”, Luận án thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996.
12. Quách Mạnh Quyết, “Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự_vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay”, công trình dự thi giải thưởng “sinh viên nghiên cứu khoa học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009.
13. Trần Văn Quảng, "Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn", Luận án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004.
14. Trần Huy Liệu (1999), “Thực trạng tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
15. Henry Campbell Black, Blacks Law Dictionary, 1990.
16. Rothenberg, R. Plain Language Dictionary of Law, Signet, 1996.
17. Viện ngôn ngữ (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
18. Báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm (2003-2009) của TANDTC
19. Nguyễn Thị Thanh Hương, “việc áp dụng các quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự”, Tạp chí kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 5/2006.
20. Phạm Hữu Nghị, “Hòa giải trong tố tụng dân sự” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2002, tr. 42-47.
21. Hà Sơn Bình “Một vụ việc dân sự 20 lần hoà giải vẫn chưa ngã ngũ”
Nguồn:
22. Hoàng Yến “Tòa nỗ lực hòa giải, hướng đến kết thúc có hậu”
Nguồn:
23.Nguồn:
24. Minh Yến “Một vụ án vi phạm tố tụng dân sự vẫn có hiệu lực pháp luật"
Nguồn:
25. Nam Việt “Hoà giải một đằng, quyết định một nẻo”
Nguồn:
26. Thanh Tùng “Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự: Nên cho luật sư tham gia phiên hòa giải”
Nguồn:
27. Tiến Hiểu “Toà ngó lơ nhắc nhở của thi hành án”
Nguồn:
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoagiaitrongtotungdansu.doc