Khóa luận Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và nâng cao hiệu quả quản lý lao động - Tiền lương ở công ty

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, để phát huy được vai trò và khả năng sáng tạo của người lao động, các nhà quản lý phải tìm hiểu rõ động cơ lao động cũng như các nhu cầu về lợi ích kinh tế của họ. Từ đó không ngừng xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tiền lương và thu nhập cho phù hợp với nhu cầu và sự tồn tại của người lao động. Một nhà quản lý giỏi phải biết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích này, trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc, tăng năng suất. Với sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, trong Đại hội Đảng lần thứ VIII và gần đây trong kỳ họp thứ X quốc hội khoá XI, Đảng ta liên tục đề ra các chủ trương nhằm hoàn thiện chế độ tiền lương và phân phối thu nhập cho người lao động trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng. Đáp ứng một phần yêu cầu nâng cao đời sống xã hội cho người lao động. Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, em thấy công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty được thực hiện khoa học,đúng chế độ. Mặc dù còn có một số tồn tại nhất định cần giải quyết nhưng nhìn chung công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty đang dần được hoàn thiện và trở thành một đòn bẩy giúp kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và nâng cao hiệu quả quản lý lao động - Tiền lương ở công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng kê, giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết. (7) Căn cứ vào các số liệu từ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. II.Thực trạng hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. Trong các nguồn lực của doanh nghiệp thì nguồn lực về con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất có tác động lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Để có được những sản phẩm chất lượng cao,đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và làm việc có hiệu quả cao.Trong giai đoạn đổi mới,song song với việc tổ chức lại sản xuất,thay đổi cách thức làm việc,Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội cũng đang tiến hành sắp xếp lại lao động cho phù hợp với xu thế phát triển của Công ty,tạo thuận lợi cho công tác quản lý lao động tại Công ty. Có thể xem xét cơ cấu trình độ lao động của Công ty qua bảng dưới đây (tính đến đầu năm 2001). Trình độ Số công nhân Nam Nữ Đại học 94 55 39 Cao đẳng-Trung cấp 74 30 44 CN kỹ thuật 52 29 23 Sơ cấp 6 6 Thực tập sinh 21 16 5 CNKT Công ty đào tạo 33 22 11 Đào tạo khác 8 8 Chưa đào tạo 136 101 35 Nghỉ Ro 15 8 7 Tổng số 439 261 178 Bảng cơ cấu lao động theo các phòng ban. TT Đơn vị Tổng số Trong đó Nữ 1 Văn phòng 5 2 2 Tổ chức nhân sự -Tổ chức hành chính -Bảo vệ Thanh Liệt -Bảo vệ Giảng Võ 42 8 23 11 5 2 3 3 Kế hoạch 7 4 4 Cơ điện 4 1 5 Tài vụ 11 9 6 KCS 9 7 7 Hợp tác quốc tế 9 2 8 Kỹ thuật 15 6 9 Thị trường -Quản lý -Bán lẻ 17 3 14 10 10 Quản lý vật tư -Vật tư -Lái xe -Kho -Vận chuyển 42 6 7 11 18 10 11 Quản lý tiêu thụ -Tiêu thụ -Kho 11 5 6 6 12 Quản trị -Quản lý -Bán hàng -Nấu ăn -Y tế -VSCN -Trông xe 19 2 2 7 6 2 18 13 Xây dựng cơ bản 8 14 PX dầu nhựa 20 4 15 PX sơn công nghiệp 35 21 16 PX sơn tường 17 5 17 PX sơn cao cấp 21 5 18 PX năng lượng 27 13 19 PX cơ khí 100 37 Tổng số 439 170 Trong số 439 lao động của Công ty thì có 105 người là lao động gián tiếp,còn lại là lao động trực tiếp:334 người.Số lao động gián tiếp chiếm 23,9%,tỷ lệ này là tương đối hợp lý (tỷ lệ lao động gián tiếp chung trong các doanh nghiệp Nhà nước là 30%).Họ phải bao quát tàn bộ mọi vấn đề của Công ty từ khâu vệ sinh,bảo vệ đến việc quản lý,tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng cơ cấu trình độ lao động của Công ty ta thấy số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm khối lượng lớn.Điều này thể hiện trình độ lao động chung của Công ty cao.Tuy nhiên số công nhân kỹ thuật của Công ty còn hạn chế.Đây là một trong những điều mà Công ty đang quan tâm vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thuộc ngành hoá chất nên rất cần có một đôị ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đông đảo,đáp ứng được yêu cầu của công việc. Về cơ cấu giới tính,phần lớn lao động của Công ty là nam giới (chiếm 60%) rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.Số lao động nữ phân bố rải rác ở các phòng ban,phân xưởng song chủ yếu làm các công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ của phụ nữ như: ngồi bàn giấy,nấu ăn,y tế,bán hàng... III.Hạch toán nghiệp vụ về tiền lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. 1.Hạch toán số lượng lao động Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, số lao động qua từng năm đều có sự .Vì vậy,để theo dõi số lao động của Công ty mình và để cung cấp thông tin cho quản lý,mọi sự thay đổi về lao động ở Công ty đều được phản ánh trên sổ "Nhật ký lao động".Sổ này được mở để theo dõi số lượng lao động của cả Công ty và do phòng Tổ chức nhân sự quản lý. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng,thuyên chuyển công tác,nghỉ hưu,hết hạn hợp đồng...Các chứng từ này được phòng tổ chức nhân sự lập mỗi khi có các quyết định tương ứng và được ghi chép kịp thời vào sổ "Nhật ký lao động".Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương và các khoản phải trả khác cho người lao động dược chính xác kịp thời. Bảng tăng ,giảm số lượng lao động của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội (trích Nhật ký lao động) năm 2001. (trang sau) 2,Hạch toán thời gian lao động Công ty áp dụng chế độ ngày làm việc 8 giờ và tuần làm việc 6 ngày (tuần làm việc 48 giờ) Trên cơ sở tăng hiệu suất công tác và tăng năng suất lao động Công ty thực hiện làm việc 40 giờ. Trong năm 2001,sáu tháng đầu Công ty áp dụng số ngày công chế độ là 26 ngày/tháng, sáu tháng sau Công ty áp dụng số ngày công chế độ là 22 ngày/tháng nhằm tăng hiệu suất công tác. Để hạch toán thời gian lao động,Công ty sử dụng "Bảng chấm công" (mẫu số 01-LĐTL).Bảng chấm công này dùng để theo dõi thời gian làm việc của từng người lao động trong tháng do từng phòng ban,phân xưởng ghi hàng ngày.Cuối tháng,căn cứ vào số thời gian lao động thực tế,thời gian nghỉ theo chế độ,kế toán phụ trách lao động tiền lương sẽ tính ra số tiền lương phải trả cho từng người lao động. Trên bảng chấm công có ghi rõ: số công hưởng lương sản phẩm; số công hưởng lương thời gian; số công ca III; số công có độc hại; số công hưởng phụ cấp ăn ca; số công hưởng BHXH... (Biểu 1) *Tổng hợp số công làm việc toàn Công ty tháng 10 -2001 TT Đơn vị Số công TG Số công SP Số công ăn ca Số công BHXH 1 Văn phòng 154 119 2 Tổ chức 176 136 3 Kế hoạch 110 85 3 . . . 10 Dầu nhựa 174 202 220 . . . 20 Cơ khí 156 298 236 21 Năng lượng 150 184 192 2 Tổng cộng 3872 4456 4840 19 *Tổng cộng toàn doanh nghiệp quý IV - 2001 TT Tháng Số công TG Số công SP Số công ăn ca Số công BHXH 1 Tháng 10 3872 4456 4856 19 2 Tháng 11 3894 4365 4796 24 3 Tháng 12 3875 4370 4778 25 Tổng cộng 11641 13191 14414 68 3.Hạch toán kết quả lao động và thanh toán lương cho người lao động. Đối với bộ phận hưởng lương theo sản phẩm, kế toán Công ty căn cứ vào các phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng kê khối lượng công việc hoàn thành. Các chứng từ hạch toán kết quả lao động do người lập ký,cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận,quản đốc hoặc tổ trưởng đơn vị ký rồi chuyển cho nhân viên hạch toán tiền lương tổng hợp kết quả cho toàn đơn vị,sau đó chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương. Sau khi tính lương và các khoản liên quan, kế toán lập "Bảng thanh toán tiền lương" cho từng phân xưởng, tổ đội sản xuất dựa trên kết quả tính lương cho người lao động (mẫu số 02-LĐTL). Trên bảng thanh toán tiền lương có ghi rõ:hệ số lương cấp bậc,lương sản phẩm,lương thời gian, các khoản phụ cấp,các khoản khấu trừ và số tiền người lao động được lĩnh.Bảng thanh toán lương được kế toán trưởng kiểm tra xác nhận, ký duyệt và làm căn cứ thanh toán lương cho công nhân viên. Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, việc thanh toán lương được chia làm hai kỳ: Kỳ I:Tạm ứng vào ngày mùng 1 hàng tháng (tối thiểu là 500000đ/người) Kỳ II:Thanh toán nốt vào ngày 15 tháng sau. Bảng thanh toán lương(Biểu 2) *Tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty tháng 10 - 2001. Đơn vị:1000đ TT Đơn vị Lương thời gian Lương sản phẩm Phụ cấp các loại Ăn ca Khoản khác Tổng số Các khoản khấu trừ 1 Văn phòng 2 Tổ chức 3 Kế hoạch . . . 10 Dầu nhựa 5750,8 9572,4 1620,8 ... ... 27968,8 756,0 . . . 20 Cơ khí 21 Năng lượng Tổng cộng 1357850 13632,0 *Tổng hợp toàn Công ty quý IV - 2001. TT Tháng Tổng số thu nhập phải trả CNV Các khoản khấu trừ lương(6%) 1 Tháng10 1357850062 13632000 2 Tháng 11 1268743650 13531650 3 Tháng 12 1216712780 12955414 Tổng cộng 3843306492 40119046 Cuối quý,kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 622,627,641,642 3843306492 Có TK 334 3843306492 Nợ TK 622,627,641,642 167162693(19% lương cấp bậc) Nợ TK 334 40119046(6% lương cấp bậc) Có TK 338 207281739(25% lương cấp bậc) 4.Hình thức trả lương tại Công ty. Hiện nay,Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đang áp dụng hai hình thức trả lương đang được áp dụng phổ biến ở nước ta là hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. a,Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức này được áp dụng đối với nhân viên quản lý,phục vụ...là những người không trực tiếp tạo ra sản phẩm.Đồng thời Công ty cũng dùng hình thức này để tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất trong những ngày nghỉ phép,nghỉ lễ tết,hội họp... Công thức tính lương theo thời gian như sau: Mức Mức lương tối thiểu x hệ số lương cấp bậc Số ngày lương thời = x làm việc gian Số ngày làm việc chế độ thực tế Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng là 210000đ. Thời gian nghỉ phép,hội họp,học tập được hưởng 100% lương cấp bậc. Ngoài tiền lương,Công ty còn có các khoản: phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp độc hại.Nhân viên của Công ty còn được hưởng bữa ăn ca trị giá 4000đ cho một ngày làm việc và được trả bằng tiền. Ví dụ :Tính tiền lương cho nhân viên Nguyễn Ngọc ảnh,phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd trong tháng 10 - 2001 210000 x 4,1 -Mức lương tháng theo thời gian = x 22 = 861000 (đ). 22 -Phụ cấp trách nhiệm : Nguyễn Ngọc ảnh là quản đốc phân xưởng nên được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm là:210000 x 0,3 = 63000(đ) -Phụ cấp độc hại được hưởng : 52900(đ) -Tiền ăn ca : 17 x 4000 = 68000(đ) Tổng thu nhập của nhân viên Nguyễn Ngọc ảnh là: 861000+63000+52900+68000 = 1044900(đ) Ngoài ra, hình thức trả lương này còn được áp dụng với công nhân hưởng lương theo sản phẩm trong thời gian nghỉ phép,lễ tết,hội họp ... Ví dụ: công nhân Nguyễn Văn Hợp,phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd,là công nhân trực tiếp sản xuất,hưởng lương theo sản phẩm.Trong tháng 10 -2001 công nhân Hợp có 6 ngày nghỉ gồm nghỉ phép và nghỉ đi họp.Số công thời gian mà công nhân Nguyễn Văn Hợp được hưởng là 6 công. 210000 x 2,65 Số lương thời gian được hưởng = x 6 =151700(đ) 22 Sau khi tính lương cho từng người,kế toán tiền lương lập bảng thanh toán tiền lương (xem lại Biểu 2) b,Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức này chỉ áp dụng để trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.Hiện nay,Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội áp dụng trả lương theo sản phẩm tập thể chứ không theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.Vì sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi cả tập thể cùng làm. Căn cứ để tính lương sản phẩm là "Bảng thanh toán lương sản phẩm" (Biểu 3).Trong bảng này có ghi rõ tên sản phẩm,số lượng và đơn giá tiền lương từng sản phẩm mà đơn vị đó sản xuất ra.Từ bảng thanh toán lương sản phẩm này,kế toán tiến hành tính lương sản phẩm cho từng nhân viên dựa vào số công sản phẩm của từng người. Công việc tính lương được tiến hành như sau: -Tiền lương Khối lượng công Đơn giá sản phẩm = việc hoàn thành x tiền lương cả đơn vị cả đơn vị tương ứng Tổng tiền lương sản phẩm cả đơn vị -Đơn giá một ngày công = Tổng số công làm việc cả đơn vị = x -Lương sản phẩm Đơn giá một Số công làm việc một công nhân ngày công của công nhân đó Biểu 3 Bảng thanh toán lương sản phẩm Tháng 10 -2001 Đơn vị: Phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1.AK02.ĐC3 2.AK02.ĐC3(B64) 3.AK02.CSC1 4.Xử lý nước thải 5.Vệ sinh,bảo dưỡng thiết bị kg kg kg công tấn 18800 75200 37600 9 131,6 62000 62000 62000 10800 10000 1165600 4662400 2331200 97200 1316000 Tổng 9572400 Người lập biểu Quản đốc PX KCS LĐTL Giám đốc duyệt Như vậy,qua biểu trên,tổng tiền lương sản phẩm của phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd là 9.572400 đ. Căn cứ vào bảng chấm công (Biểu 1) có tổng số công hưởng lương sản phẩm của cả phân xưởng là 202 công. Ta có 9572400 Đơn giá một ngày công = = 47388 ằ 47400 đ/công 202 Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Hợp ,phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd có số công sản phẩm là 17 công.Lương sản phẩm của công nhân Nguyễn Văn Hợp là: 47400 x 17 = 805800(đ) Sau khi tính lương cho từng người, kế toán lập "Bảng thanh toán lương" (như biểu 2). Kế toán trưởng xét duyệt xong,thủ quỹ sẽ tiến hành trả lương cho nhân viên. Mọi chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương đều được lưu giữ lại để ghi sổ sách kế toán và để phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng. *Sơ đồ tổng hợp quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán lao động tiền lương. Các chứng từ liên quan đến hạch toán lao động tiền lương Phòng tổ chức xét duyệt Kế toán tiền lương tính lương, lập bảng thanh toán,bảng phân bổ tiền lương Kế toán trưởng duyệt. Giám đốc ký duyệt Thủ quỹ chi tiền Phòng kế toán lưu chứng từ và ghi sổ sách IV.Hạch toán các khoản trích theo lương 1.Kinh phí Công Đoàn. Kinh phí Công Đoàn ở Công ty được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên. Lương để trích Hệ số lương Các loại phụ cấp các quỹ = 210000 x cấp bậc + thường xuyên (cho 1 CN/năm) của CN đó (nếu có) Kinh phí Công Đoàn do Công ty đóng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.Công ty nộp 1% trên tổng quỹ kinh phí Công Đoàn để nộp lên cấp trên đó là Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. 2.Bảo hiểm y tế. Quỹ này được hình thành bằng cách trích 3% trên tổng lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên.Trong đó 2% do Công ty chịu và tính vào chi phí kinh doanh,1% do người lao động đóng và tính trừ vào lương. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp,dù hưởng lương theo sản phẩm nhưng khoản trích nộp vẫn tính theo cách trên. 3.Bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH ở Công ty được hình thành bằng cách trích 20% tổng lương cấp bậc và phụ cấp thường xuyên.Trong đó: 15% do Công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh; 5% do người lao động trực tiếp nộp bằng cách trừ vào lương. Các trường hợp nghỉ được hưởng BHXH phải có các chứng từ hợp lệ kèm theo.Các chứng từ này là căn cứ để lập Bảng thanh toán BHXH cho các phòng ban và cho toàn Công ty. Ví dụ: Công nhân Đinh Thu Huyền,phân xưởng cơ khí, trong tháng 11-2001 có 2 ngày nghỉ ốm được hưởng BHXH.Chứng từ ban đầu là "Phiếu nghỉ hưởng BHXH". Phiếu nghỉ hưởng BHXH Số 62 Tổng Công ty Mẫu C02-BH Hoá chất Việt Nam TC/CĐKT Họ và tên:Đinh Thu Huyền . Tuổi 26 Đơn vị : Phân xưởng cơ khí. Tên cơ quan y tế Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y bác sĩ ký Xác nhận của bệnh viện Tổng số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện Bạch Mai 13/11/01 Đau bụng Viêm hành tá tràng 2 13/11 14/11 Công nhân Đinh Thu Huyền có số ngày nghỉ là 2 ngày nên có mức trợ cấp BHXH là 75% lương cấp bậc. (Nếu số ngày nghỉ < 3 ngày được hưởng 75% lương cấp bậc. Nếu số ngày nghỉ > 3 ngày được hưởng 70% lương cấp bậc). Hệ số lương cấp bậc của công nhân Đinh Thu Huyền là 2,98. Trợ cấp BHXH được hưởng là: 210000 x 2,98 x 0,75 x 2 = 42700(đ) 22 Từ Phiếu nghỉ hưởng BHXH,lập Phiếu thanh toán BHXH (Mẫu sau) Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH (Nghỉ ốm, con ốm, thực hiện kế hoạch hoá) Họ và tên : Đinh Thu Huyền Tuổi 26 Nghề nghiệp : Công nhân Đơn vị công tác: Phân xưởng cơ khí Thời gian đóng BHXH: 5 năm Tiền lương đóng BHXH tháng trước khi nghỉ: 625800đ Số ngày được nghỉ: 2 ngày Trợ cấp: Mức 75% : 42700đ Mức 70% : 0 Cộng 42700đ Bằng chữ:Bốn mươi hai ngàn bẩy trăm đồng. Ngày tháng năm Người lĩnh tiền Kế toán Ban chấp hành Thủ trưởng đơn vị Công Đoàn cơ sở Cuối mỗi quý kế toán căn cứ vào các Phiếu thanh toán BHXH,tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 338 : 10780000đ Có TK 111: 10780000đ (số liệu lấy quý IV - 2001) 4.Hạch toán tiền thưởng cho người lao động tại Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội. Tiền thưởng cũng là một trong những nguồn thu nhập của người lao động,làm cho người công nhân gắn bó với Công ty,cống hiến cho Công ty mình nhiều hơn cả về tinh thần và trách nhiệm. Hiện nay,Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đang áp dụng 3 hình thức thưởng sau: -Thưởng do chấp hành tốt nội quy đề ra của Công ty như: đi làm đều đặn đúng giờ,đảm bảo số ngày công quy định...Mức thưởng không quá 15% mức lương nhận được. -Thuưởng vào các ngày lễ lớn với các mức thưởng như sau: Ngày 1/5 : 50000đ/người. Ngày 8/3 : 30000đ/người Ngày 2/9 : 50000đ/người Ngày 1/1 : 60000đ/người Tết âm lịch: 150000đ/người -Thưởng cuối năm nhằm khuyến khích,động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Công ty chia tiền thưởng tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp của số công nhân từng bộ phận,sau đó mỗi bộ phận lại chia cho từng người theo mức độ đóng góp của họ. Các loại tiền thưởng này được lấy từ quỹ khen thưởng Cuối quý,kế toán lập Bảng thanh toán tiền thưởng cho người lao động trong Công ty và định khoản như sau: Nợ TK 431 134000000 Có TK 334 134000000 Nợ TK 334 134000000 Có 111 134000000 V.Hình thức sổ tổng hợp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương áp dụng tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội . Như ta đã biết, Công ty áp dụng hình thức sổ tổng hợp là "Nhật ký chứng từ". Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo hình thức này như sau: *Sơ đồ sổ tổng hợp hạch toán lao động tiền lương. Chứng từ gốc: Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán BHXH Các chứng từ thanh toán Bảng phân bổ lương và BHXH Nhật ký chứng từ số 7 Có TK 334,Có TK 338 Sổ Cái TK 334,TK 338 Các nghiệp vụ về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty phát sinh theo tháng.Cuối tháng,dựa vào khối lượng sản phẩm nhập kho hay khối lượng công việc hoàn thành,từ đơn giá tiền lương cho mỗi loại sản phẩm,mỗi bước công việc,kế toán tính được chi phí tiền lương và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.Cuối mỗi quý,kế toán mới tập hợp các chi phí nhân công cho từng tài khoảnvào Bảng phân bổ lương và BHXH (Biểu 4) Căn cứ vào lương và BHXH tính cho từng bộ phận mà kế toán phân bổ vào các khoản mục chi phí tương ứng. Lương của bộ phận quản lý phân bổ vào TK 642 Lương của bộ phận bán hàng phân bổ vào TK 641 Lương của bộ phận phục vụ phân bổ vào TK 627 Lương của bộ phận sản xuất sơn phân bổ vào TK 6221 Lương của bộ phận sơn công trình phân bổ vào TK 6222 Biểu 4 Bảng phân bổ lương và BHXH Quý IV năm 2001 Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 TK338 Tổng cộng chi phí cho CBCNV 1. TK 6221 2.TK 6222 3.TK 627 4.TK 641 5.TK 642 1510093072 237440800 754554764 220444684 1120773172 63272899 15918065 31615844 9236632 47119253 1573365971 253358865 786170608 229681316 1167892425 Tổng cộng 3843306492 167162693 4010469185 Ngày tháng năm Người lập bảng Kế toán trưởng (ký ,họ tên) (ký , họ tên) Từ Bảng phân bổ lương và BHXH,kế toán lấy số liệu ghi trực tiếp vào "Nhật ký chứng từ số 7" tài khoản 334,338 theo số phát sinh bên Có của các tài khoản này (Biểu 5).Và từ "Nhật ký chứng từ số 7",lấy số liệu tổng hợp để ghi vào Số Cái tài khoản 334(Biểu 6) và Sổ Cái tài khoản 338(Biểu 7). VI.Phân tích tình hình sử dụng và quản lý quỹ lương tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội. 1.Quỹ lương và nguồn hình thành. Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, quỹ tiền lương Công ty được hưởng dựa trên đơn giá tiền lương Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam giao cùng với thực hiện các chỉ tiêu tương ứng với đơn giá tiền lương (tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm). Hằng năm,căn cứ vào tính chất sản xuất, công ty xác định nhiệm vụ năm kế hoạch bằng chỉ tiêu tổng doanh thu để xây dựng đơn giá tiền lương. Công ty xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch theo công thức: ồVkh = [Lđb x TLmin x (Hcb +Hpc)] x 12 tháng Trong đó: Lđb:lao động định biên TLmin : mức lương tối thiểu Hcb :hệ số lương cấp bậc bình quân Hpc :hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Nguồn quỹ lương của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội bao gồm : quỹ tiền lương tháng,quý,năm và bổ sung từ quỹ tiền lương còn lại của năm,quý,tháng trước chuyển sang. Trong đó: Doanh thu Đơn giá tiền lương Quỹ lương tháng,quý,năm = tiêu thụ x theo % sản phẩm doanh thu Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt quá so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn, tổng quỹ tiền lương hàng tháng được phân chia như sau: -Tiền lương trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên theo lương sản phẩm, lương thời gian bằng 76% tổng quỹ lương. -Tiền thưởng trong lương bằng 12% tổng quỹ lương. -Quỹ dự phòng bằng 12% tổng quỹ lương. Ví dụ: Dự kiến lương tháng 10 - 2001 như sau: -Doanh thu tiêu thụ 8.689.000.000đ trong đó: 8.600.000.000đ là doanh thu sản xuất sơn (x 7%) 89.000.000đ là doanh thu sơn công trình (x 50%) -Quỹ lương tổng số 8.600.000.000 x 7% = 602.000.000 89.000.000 x 50% = 44.500.000 646.500.000 Quỹ lương để lại làm tiền thưởng 646.500.000 x 12% = 77.580.000đ Quỹ lương dự phòng: 77.580.000đ Quỹ lương được chia: 646.500.000 - 155.160.000 = 491.340.000đ Sử dụng quỹ lương còn lại của quý III-2001:138.000.000đ Vậy tổng quỹ lương tháng 10 - 2001: 491.340.000 + 138.000.000 = 629.831.340đ ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội,hoạt động sản xuất cũng có lúc thăng trầm nên Công ty dùng hệ số điều chỉnh tăng thêm để điều chỉnh thu nhập tiền lương cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ các khoản:lương sản phẩm,lương thời gian,các khoản phụ cấp. Điều chỉnh thu nhập Quỹ tiền lương còn lại tiền lương một CNV = mức hệ số 1 Tổng số CNV trong danh sách hưởng lương 2.Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở Công ty. Phần lớn số tiền lương trích hàng tháng được dùng để chi trả tiền lương cơ bản,các khoản phụ cấp,các khoản phải trả khác...Để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ lương ở Công ty,ta xét một số chỉ tiêu về tiền lương của Công ty như sau: Giá trị sản lượng Năng suất lao động = Số lao động bình quân kỳ Quỹ lương năm Tiền lương bình quân tháng = Số lao động bình quân năm x 12 Giá trị sản lượng Sức sản xuất 1đ tiền lương = Quỹ lương Lợi nhuận Mức sinh lời 1đ tiền lương = Quỹ lương Có thể tóm tắt tình hình sử dụng quỹ lương của Công ty trong 3 năm : 1999,2000,2001 qua Bảng phân tích tổng hợp sau: bảng phân tích tổng hợp tiền lương Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/99 (%) 01/2000 (%) 1.Quỹ tiền lương Tr.đ 7886 8875 9834 112,5 110,8 2.Số LĐ bình quân người 398 420 443 105,5 105,4 3.Giá trị tổng sản lượng Tr.đ 99630 123688 142000 124 114,8 4.Thu nhập BQ tháng 1000đ 1651 1761 1850 106,7 105 5.NSLĐ bình quân Tr.đ 250,3 294,5 320,5 117,6 108,8 6.Lợi nhuận thực hiện Tr.đ 5500 5655 5780 102,8 102,2 7.Sức SX 1đ tiền lương đồng 12,6 13,9 14,4 110 103,6 8.Mức sinh lời 1đ TL đồng 0,69 0,63 0,59 91,3 93,7 9.Doanh thu tiêu thụ Tr.đ 98056 107174 119500 109,3 111,5 Tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương năm 2001 Chỉ tiêu Kế hoạch Kế hoạch điều chỉnh Thực hiện % Thực hiện so KH Quỹ lương 8900 9923 9834 99,1 Qua "Bảng phân tích tổng hợp tiền lương",ta thấy các chỉ tiêu nhìn chung đều tăng ở các mức độ khác nhau.Cụ thể: Số lượng lao động của Công ty năm 2000 so với năm 1999 và năm 2001 so với năm 2000 liên tục tăng lần lượt là 105,5% và 105,4%.Đồng thời giá trị tổng sản lượng cũng tăng (124% và 114,8%).Chứng tỏ Công ty vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất,tuyển thêm nhân viên.Nhưng xét về cơ cấu thì số lao động gián tiếp ở Công ty tăng là chủ yếu.Điều này có thể sẽ không tốt cho hoạt động sản xuất của Công ty.Hiện nay xu hướng chung ở các doanh nghiệp là giảm bớt số lao động gián tiếp.Công ty nên quan tâm đến điều này để điều chỉnh lao động cho hợp lý. Quỹ lương của Công ty năm 2000 tăng so với 1999 là 112,5% và năm 2001 so với 2000 tăng 110,8% làm cho thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 106,7% và 105%.Như vậy, thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty tăng khá lớn.Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập vẫn thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động (năng suất lao động năm 2000 so với 1999 là 117,6% và 2001 so với 2000 là 108,8%),đảm bảo được nguyên tắc của quản lý lao động tiền lương là tốc độ tăng thu nhập chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động.Công ty đã áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cho công nhân như cải thiện điều kiện làm việc,bồi dưỡng thêm cho những cán bộ công nhân viên làm ca ba hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Đối với chỉ tiêu sức sản xuất 1 đồng tiền lương,chỉ tiêu này năm 2000 so với 1999 tăng 110% và năm 2001 so với 2001 tăng 103,6%,chứng tỏ người lao động làm việc có hiệu quả trên cơ sở tăng năng suất lao động.Nhưng chỉ tiêu mức sinh lời một đồng tiền lương lại giảm lần lượt là 8,7% và 6,3%,như vậy có thể do Công ty vẫn chưa thực sự áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm chi phí (cụ thể là chi phí nhân công).Và công tác quản lý tiền lương chưa tốt cũng có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Xét riêng chỉ tiêu tổng quỹ lương của Công ty,ta thấy quỹ lương thực hiện qua các năm đều tăng.Nếu chỉ xét sơ bộ như thế thì có thể kết luận là chi phí nhân công của Công ty có xu hướng tăng và như vậy sẽ là không tốt cho Công ty.Ta cần phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. +Số lao động của Công ty tăng nên hệ số lương cấp bậc bình quân của Công ty có sự thay đổi.Quỹ lương tăng có thể là do hệ số cấp bậc lương bình quân tăng hay trình độ người lao động tăng.Đây là nhân tố khách quan. +Sản lượng và doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng,là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tổng quỹ lương vì quỹ lương của Công ty được xác định dựa trên doanh thu tiêu thụ.Doanh thu tăng làm cho quỹ lương tăng.Tuy nhiên nếu xét tình hình thực hiện kế hoạch quỹ lương năm 2001 ta thấy quỹ lương thực hiện so với quỹ lương kế hoạch điều chỉnh lại giảm 0,09%. Quỹ lương kế hoạch x Doanh thu thực hiện Quỹ lương kế hoạch điều chỉnh = Doanh thu kế hoạch Vậy,xét một cách tương đối thì quỹ lương của công ty không tăng trong khi sản lượng và doanh thu tiêu thụ tăng.Có thể Công ty đã xây dựng quỹ lương và điều chỉnh mức tiền lương hợp lý. phần III Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương,các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường quản lý quỹ lương tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội I.Đánh giá khái quát công tác hạch toán lao động ,tiền lương và tình hình sử dụng lao động ở Công ty. Qua thực tế khảo sát về công tác hạch toán kế toán tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, về chế độ kế toán và các quy định Nhà nước mà Công ty đang áp dụng,em xin có một vài nhận xét về hạch toán lao động tiền lương và hiệu quả sử dụng lao động của Cong ty như sau: 1.Về hạch toán lao động tiền lương. Nhìn chung,công tác hạch toán lao động,tiền lương,các khoản trích theo lương tại Công ty được thực hiện khá chặt chẽ,khoa học.Các chế độ kế toán mới do Nhà nước ban hành(theo nghị định 26,28/CP) được Công ty áp dụng một cách khá linh hoạt,sáng tạo,phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty.Công ty cũng đã tiến hành sửa đổi,bổ sung các chính sách,chế độ cho phù hợp với quá trình phát triển của Công ty,với trình độ của nhân viên kế toán. Hệ thống chứng từ,sổ sách kế toán và các báo cáo kế toán được Công ty áp dụng theo đúng quy định của Nhà nước.Công ty cũng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chủ yếu trong luật lao động về tiền lương,phụ cấp,khen thưởng,BHXH,BHYT,KPCĐ,thời gian nghỉ ngơi,kỷ luật của Bộ tài chính. Công tác hạch toán số lượng lao động,thời gian và kết quả lao động được thực hiện đầy đủ đúng kỳ dựa trên các căn cứ xác đáng là các quyết định tuyển chọn,ngừng việc,thôi việc,chuyển công tác...các bảng chấm công của từng đơn vị bộ phận và các Phiếu bàn giao sản phẩm hoàn thành.Công việc hạch toán tiền lương không chỉ được thực hiện duy nhất ở phòng kế toán mà tại các phòng ban,phân xưởng,bộ phận khác,người lao động đều có thể kiểm tra,đánh giá được kết quả công việc của mình cũng như mức thù lao mình được hưởng.Bảng chấm công được chấm cong khai cho mọi người theo dõi. Công tác phân phối thành quả lao động cho cán bộ công nhân viên trong Công ty dựa trên cơ sở công băng theo nguyên tắc: "Có làm có hưởng,làm nhiều hưởng nhiều,làm tốt được thưởng và ngược lại".Thông qua đó Công ty thực hiện một phần nguyên tắc phân phối tiền lương theo lao động, giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích người lao động với lợi ích tập thể. Công ty có đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn khá cao và liên tục được nâng cao trình độ tay nghề ( hầu hết các cán bộ kế toán của Công ty đều có trình độ Đại học).Công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán lao động tiền lương nói riêng đã thực hiện được chức năng của nó là cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác ,đầy đủ,kịp thời.Hạch toán lao động tiền lương tốt đã trở thành một công cụ khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc ,xác định đúng được các khoản chi phí về nhân công và phân bổ cho đúng đối tượng.Xu hướng phát triển tới của Công ty là đầu tư thêm trang thiết bị mới,đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên,nhờ đó người lao động có khả năng phát huy năng lực sáng tạo của mình và tăng năng suất lao động. Hình thức sổ kế toán "Nhật ký - chứng từ mà Công ty đang áp dụng rất phù hợp với đặc điểm của Công ty và trình độ của kế toán.Các mẫu sổ sử dụng trong hình thức này ở Công ty không đập khuôn máy móc như các mẫu quy định mà ddược thiết lập gọn nhẹ hơn. Quỹ tiền lương của Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội được xác định theo đúng quy định của Tổng Công ty hoá chất Việt Nam .Việc phân phối và sử dụng quỹ lương được thực hiện theo các thông tư quyết định của Bộ Lao động thương binh và xã hội.Ngoài ra Công ty còn tiến hành điều chỉnh thu nhập tiền lương trên cơ sở công bằng bình đẳng nhằm khuyến khích lao động giỏi,nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tốt trên Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội vẫn còn có những tồn tại mà Công ty đang cố gắng để giải quyết. Thứ nhất: Công tác hạch toán kế toán vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay,thời đại của máy vi tính thì việc thực hiện kế toán thủ công dường như không còn phù hợp. Nó chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng,kịp thời và chính xác nhất cho nhà quản lý.Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng tới tốc độ và hiệu quả của công tác kế toán.Kế toán theo phương pháp thủ công yêu cầu phải có số lượng nhân viên kế toán nhiều hơn,do vậy mà năng suất làm việc của kế toán viên không được cao. Thứ hai: Về chứng từ và sổ sách kế toán. Nhìn chung,Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành nhưng vẫn chưa đầy đủ.Cụ thể: Về chứng từ kế toán để hạch toán tính trả lương,Công ty không lập "Bảng ghi năng suất cá nhân " .Đây là một loại chứng từ khá quan trọng,là căn cứ để xác định năng suất lao động của từng người,dựa vào đó ta mới biết được năng lực và hiệu quả làm việc thực sự của từng công nhân viên. Về sổ sách kế toán , Công ty còn thiếu một số sổ sách bắt buộc theo chế độ quy định.Ví dụ như: Quyết định 238/LĐTBXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội ngày 8 tháng 4 năm 1997 đã ban hành mẫu sổ lương áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.Theo quyết định này thì tất cả các doanh nghiệp đều phải có Sổ lương để ghi các khoản tiền lương,thu nhập người lao động làm cơ sở cho việc thanh tra,kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương,thuế thu nhập theo quy định của Nhà nước.Bên cạnh đó,việc thiết lập mẫu sổ sách kế toán của Công ty mặc dù gọn nhẹ nhưng chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Hơn nữa,kế toán chỉ tập hợp số liệu để ghi sổ theo từng quý chứ không theo tháng phát sinh nên số liệu chưa mang tính cập nhật. Thứ ba: Về tính trả lương cho người lao động. Ta thấy,việc tính trả lương theo sản phẩm tập thể ở Công ty có điểm chưa hợp lý.Qua phần thực trạng ở trên thì tiền lương trả cho từng lao động trong mỗi đơn vị,bộ phận căn cứ vào lương sản phẩm tập thể và ngày công thực tế của công nhân đó để phân chia.Với cách phân chia như vậy,Công ty đã mặc nhiên coi hiệu suất một ngày công lao động của các công nhân là như nhau mà không căn cứ gì đến hệ số lương cấp bậc của họ (hệ số lương cấp bậc Công ty chỉ sử dụng để tính trả lương thời gian). Trên thực tế,trình độ của từng công nhân viên là khác nhau nên trả lương theo cách này có thể sẽ vi phạm nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động,tiền lương còn mang tính chất bình quân,chưa gắn với năng suất,chất lượng và hiệu quả công việc từng người .Cách trả lương này sẽ là thiếu sót nếu như ý thức làm việc của người lao động không tốt. Thứ tư: Về vấn đề tiền thưởng. Chúng ta đều biết,tiền thưởng có một ý nghĩa rất lớn đối với người lao động.Nếu như sử dụng tiền thưởng một cách hợp lý nó sẽ trở thành công cụ hữu hiệu khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo của mình,phát minh ra nhiều sáng kiến mới.Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội,tác dụng của tiền thưởng chưa được khai thác triệt để.Công ty hầu như chỉ áp dụng tốt hình thức thưởng định kỳ (vào các ngày lễ hoặc cuối năm).Loại tiền thưởng này mọi thành viên trong Công ty đều được hưởng và hưởng mức tiền như nhau.Công ty chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng các hình thức thương thường xuyên như: thưởng thành tích,thưởng nâng cao năng suất,thưởng hoàn thành kế hoạch...Có lẽ vì vậy mà Công ty chưa tạo ra nhiều động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu hơn. 2.Về hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội Qua phần đặc điểm về lao động của Công ty ta thấy trình độ lao động chung của Công ty tương đối cao.Công ty đang có xu hướng tuyển dụng thêm nhiều nhân viên có trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu của công cuộc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.Số lượng lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm ,từ năm 1999 đến năm 2001 mỗi năm tăng hơn 5%.Với mỗi trường hợp tăng hoặc giảm công nhân viên đều được ghi chép kịp thời vào "Sổ nhật ký lao động " của Công ty do phòng tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán hạch toán lao động tiền lương.Khối lượng công việc và yêu cầu đối với quản lý lao động cũng ngày càng cao hơn và khó khăn hơn. Qua Bảng phân tích tổng hợp về tiền lương ta thấy năng suất lao động năm 1999 là 250,3 triệu/người/năm đến năm 2000 là 294,5 tr/người/năm và đến năm 2001 là 320 tr/người/năm.Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty tăng từ 1651000 đ/người/tháng năm 1999 đến 1850000 đ/người/tháng năm 2001.Có thể thấy,mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội khá cao. Theo quy luật năng suất lao động cận biên giảm dần thì khi sản xuất đã ổn định, cứ một người lao động tăng thêm năng suất lao động của nguời đó sẽ giảm dần so với các lao động trước.Nhưng ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, số công nhân viên năm 2000 và 2001 đều tăng so với năm trước đó và năng suất lao động các năm sau cũng cao hơn năm trước liền kề và đảm bảo đúng nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Như vậy , công tác quản lý và sử dụng lao động tương đối tốt. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý lao động tại Công ty thấy vẫn còn tình trạng sau: Công tác tuyển dụng, sử dụng và đào tạo lao động chưa chặt chẽ hợp lý dẫn đến tình trạng thầy nhiều hơn thợ tức là số lao động có trình độ Đại học khá nhiều trong khi số công nhân kỹ thuật có tay nghề cao lại thiếu. Công ty bố trí, sắp xếp công việc cho từng lao động đôi khi còn chưa phù hợp với trình độ và năng lực thực sự của họ. Khi phân công lao động, nhiều khi Công ty chỉ quan tâm tới bằng cấp của người lao động mà chưa quan tâm đúng mức tới khả năng làm việc thực sự của họ. Điều này cũng ít nhiều có ảnh hưởng tới hiệu quả lao động của cán bộ công nhân viên trong công ty. Việc đào tạo,nâng cao trình độ cho người lao động được Công ty quan tâm nhưng chưa được chú trọng lắm nên chất lượng đào tạo chưa cao. II.Phương hướng hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý lao động tiền lương ở Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội. Trước hết, muốn hạch toán tốt lao động, tiền lương thì công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành.Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương phải đạt được các mục tiêu sau: - Tiền lương là công cụ,động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao nhất. Tiền lương phải trở thành công cụ khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự sáng tạo của người lao động Tiền lương phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu hàng ngày cho người lao động và từng bước nâng cao đời sống cho họ. Đảm bảo cung cấp thông tin rõ ràng,dễ hiểu cho người lao động và các đối tượng quan tâm khác. Để hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, nâng cao hiệu quả quản lý lao động, tiền lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, em xin có một số ý kiến đề xuất sau: Thứ nhất: Về hệ thống chứng từ kế toán. Công ty nên áp dụng đầy đủ các loại chứng từ,đúng mẫu và sử dụng cho đúng đối tượng theo hệ thống chứng từ và chế độ kế toán hiện hành. Các biểu mẫu,biểu bảng không nhất thiết phải dập khuôn máy móc nhưng phải chứa đựng đầy đủ nội dung và phản ánh toàn diện chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh "Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành" Công ty nên sử dụng thêm mẫu "Bảng ghi năng suất cá nhân" để làm căn cứ tính lương,thưởng cho công nhân viên. Thứ hai: Về sổ sách kế toán. Theo quyết định 283/LĐTBXH-QĐ của Bộ trưởng bộ thương binh và xã hội thì tất cả các doang nghiệp Nhà nước đều phải mở Sổ lương.Công ty nên thực hiện đúng quy định này,phải mở sổ lương theo mẫu ban hành (Biểu 8), tạo điều kiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của nhà nước. Trên mẫu sổ lương có ghi đầy đủ các khoản người lao động được nhận cũng như các khoản phải trích nộp theo từng tháng. Dựa vào các nội dung ghi trong sổ lương có thể biết được mức độ chấp hành chính sách tiền lương của Công ty. Thứ ba: Về cách tính trả lương. Việc phân chia tiền lương theo cách tính lương theo sản phẩm tập thể mà Công ty đang áp dụng có nhiều điểm bất hợp lý, không khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của họ. Công ty nên phân chia lương sản phẩm tập thể theo cách chia theo thời gian làm việc thực tế và hệ số lương. Trong phần thực trạng (hình thức trả lương tại Công ty) ta biết tổng số tiền lương sản phẩm của phân xưởng tổng hợp nhựa Alkyd là 9572400đ. Có thể tiến hành phân chia như sau: Trước hết tính thời gian quy đổi cho từng lao động bằng cách lấy số công sản phẩm nhân với hệ số lương . Ví dụ: Tính lương sản phẩm cho công nhân Nguyễn Văn Hợp Thời gian quy đổi = 17 x 2,65 = 45,05 Từ đó tính tổng thời gian quy đổi của cả phân xưởng là:768,5 9572400 Tính tiền lương một đơn vị thời gian quy đổi = = 12456 768,5 Tiền lương sản phẩm của công nhân Nguyễn Văn Hợp = 45,05 x 12456 = 561142 đ Thứ tư:Về các hình thức thưởng. Ngoài hình thức thưởng định kỳ,Công ty nên nghiên cứu và thực hiện hình thức thưởng thường xuyên với một số hình thức phổ biến sau: Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: áp dụng khi người lao động giảm được tỷ lệ sai hỏng so với quy định và hoàn thành vượt mức những loại sản phẩm có chất lượng cao. Mức thưởng không quá 50% giá trị chênh lệch giữa kết quả người lao động làm được so với mức quy định. Thưởng tiết kiệm vật tư: chỉ tiêu xét thưởng là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư nhưng phải bảo đảm những quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng,an toàn lao động. Mức thưởng từ 30-40% giá trị vật tư tiết kiệm được. Thứ năm: Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Nguyên tắc trong quản lý lao động là phải lựa chọn những người lao động có trình độ, có năng lực thực sự và phân công họ vào đúng công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ. Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm, lắng nghe ý kiến của nhân viên mình để có những cải tiến thích hợp, thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi những kiến thức mới cho người lao động để họ theo kịp thời đại. Hiện nay Công ty co quyền tự chủ trong việc thuê mướn lao động theo yêu cầu của mình nên Công ty cần xem xét đén những vấn đề sau: Việc tuyển chọn nguời lao động phải dựa trên yêu cầu của công việc và năng lực thực sự của người lao động. Tốt nhất là Công ty nên thực hiện chế độ thi tuyển nghiêm túc. Có như thế Công ty mới chọn được những nhân viên giỏi, có tài. Sau khi tuyển chọn được lao động rồi thì phòng tổ chức nhân sự có nhiệm vụ phải bố trí sao cho đúng người đúng việc. Nếu không làm tốt vấn đề này sẽ gây khó khăn cho người lao động đồng thời cản trở hoạt động của Công ty. Ngoài ra Công ty cũng nên tạo mọi điều kiện lao động tốt nhất cho cán bộ công nhân viên của mình như: thực hiện chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng thêm ngoài các khoản phụ cấp thường xuyên, đảm bảo mạng lưới an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm kích thích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động hơn nữa. Thứ sáu: Về công tác đào tạo lao động. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, nếu Công ty không nắm bắt kịp với những công nghệ tiên tiến hiện đại thì sẽ nhanh chóng lỗi thời. Không vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật được thì Công ty sẽ thất bại trong hoạt động của mình và trong cạnh tranh. Công ty nên tổ chức các đợt huấn luyện, đào tạo thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Công ty có thể ứng dụng hai hình thức đào tạo sau: Đào tạo tại chỗ: công ty nên có những đợt tập huấn ngay tại công ty mình, do những chuyên gia ngoài công ty hoặc các nhân viên đã được cử đi học đến để truyền đạt những kiến thức mới nhất cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đào tạo tại chỗ cũng là dịp để cán bộ công nhân viên gặp gỡ thảo luận, trao đổi kiến thức, phổ biến kinh nghiệm hoặc cùng nhau giải quyết những vướng mắc. Đào tạo ngoài Công ty: Công ty có thể gửi những cán bộ công nhân viên ưu tú, có trình độ cao ra nước ngoài hoặc đến các trung tâm, các viện khác có tính chất ngành nghề giống Công ty để nghiên cứu, học tập, tiếp thu những cái mới, cái tốt về ứng dụng tại Công ty mình. Những người được cử đi học này sẽ về truyền đạt lại cho toàn Công ty. Thực tế đã cho thấy, trình độ của nhân viên càng cao thì hoạt động của Công ty cũng càng cao. Ngoài ra Công ty cũng nên thường xuyên tổ chức thi tay nghề cho công nhân. Tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng đưực yêu cầu sản xuất trong lĩnh vực hoá chất của Công ty. Thứ bảy: Về việc nâng cao hiệu quả quản lý quỹ lương trong Công ty. Tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, việc quản lý quỹ lương cũng được thực hiện thông qua cách tính lương, trả lương, xây dựng các quy chế về phân phối và sử dụng quỹ lương dựa trên các chế độ Nhà Nước ban hành. Để quản lý tốt quỹ lương, Công ty cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: Công ty nên xây dựng hệ thống định mức lao động một cách chi tiết cụ thể. (Để sản xuất ra một tấn sơn cần phải có bao nhiêu công lao động quản lý,bao nhiêu công lao động gián tiếp). Làm tốt khâu này sẽ giúp Công ty sử dụng được lượng lao động hợp lý, giảm tối thiểu những chi phí không cần thiết. Có thể bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các định mức lao động và đăng ký định mức lao động theo quy định tại thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 cuả Bộ Lao động thương binh và xã hội. Thực hiện việc xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng theo hướng dẫn tại văn bản số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động thương binh và xã hội để thực hiện trả lương đúng với kết quả lao động của công nhân viên trong Công ty. Tránh bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Định kỳ tiến hành kiểm tra nội bộ công tác kế toán tiền lương tại Công ty, kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về lao động tiền lương theo các quy định của Nhà nước. Cuối cùng, về phương thức thực hiện kế toán. Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô sản xuất tương đối lớn, khối lượng công việc kế toán được thực hiện khá nhiều. Công ty nên nghiên cứu đặc điểm hoạt động của Công ty mình, khả năng tài chính cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán để xây dựng một phần mềm kế toán máy, trang bị thêm hệ thống máy vi tính. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng trình độ kế toán máy cho kế toán viên cho phù hợp với hoạt động của Công ty. Thực hiện kế toán máy là rất phù hợp với thời đại phát triển ngày nay, hiệu quả công tác kế toán sẽ được nâng lên rất nhiều. Công ty có thể tham khảo hình thức kế toán "Nhật ký chung". Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán của hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Quan hệ đối chiếu kết luận Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, để phát huy được vai trò và khả năng sáng tạo của người lao động, các nhà quản lý phải tìm hiểu rõ động cơ lao động cũng như các nhu cầu về lợi ích kinh tế của họ. Từ đó không ngừng xây dựng và hoàn thiện các chính sách về tiền lương và thu nhập cho phù hợp với nhu cầu và sự tồn tại của người lao động. Một nhà quản lý giỏi phải biết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các loại lợi ích này, trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc, tăng năng suất. Với sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, trong Đại hội Đảng lần thứ VIII và gần đây trong kỳ họp thứ X quốc hội khoá XI, Đảng ta liên tục đề ra các chủ trương nhằm hoàn thiện chế độ tiền lương và phân phối thu nhập cho người lao động trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng. Đáp ứng một phần yêu cầu nâng cao đời sống xã hội cho người lao động. Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, em thấy công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty được thực hiện khoa học,đúng chế độ. Mặc dù còn có một số tồn tại nhất định cần giải quyết nhưng nhìn chung công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty đang dần được hoàn thiện và trở thành một đòn bẩy giúp kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn. Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, luận văn của em khó tránh khỏi những sai sót, nhưng dù sao em cũng đã cố gắng và làm việc nghiêm túc. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô. Lời cuối, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Minh Phương người đã trực tiếp hướng dẫn em viết khoá luận. Em cũng xin cảm ơn các bác, các cô chú, các anh chị trong Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2002 Sinh viên: Nguyễn Yến Nhi danh mục tài liệu tham khảo Hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại. Nhà xuất bản Tài chính 1999 Chủ biên: Phạm Quang Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính 1998 Chủ biên: Đặng Thị Loan Lý thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất bản Tài chính 1997 Chủ biên: Nguyễn Thị Đông Các văn bản quy định về chính sách lao động - tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội 2001 Hệ thống kế toán doanh nghiệp Vụ kế toán-Nhà xuất bản Tài chính 1995 Giáo trình: Quản trị nhân lực Nhà xuất bản Tài chính 2000 Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh Nhà xuất bản Tài chính 2000 Giáo trình: Kinh tế chính trị Nhà xuất bản Giáo dục 1997 Nhận xét của Công ty sơn tổng hợp hà nội Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và quản lý quỹ lương trong doanh nghiệp 3 I. Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương. 3 1. Khái niệm về tiền lương. 3 2. Các chức năng của tiền lương. 5 3. Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương 6 4. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 8 4.1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 8 4.2. Hình thức trả lương theo thời gian. 9 II. Quỹ tiền lương. 11 1. Khái niệm quỹ lương và nguồn hình thành quỹ lương 11 2. Phương pháp xác định quỹ lương 12 III. Các khoản trích theo lương. 15 1. Bảo hiểm xã hội 15 2. Bảo hiểm y tế. 15 3. Kinh phí Công Đoàn 16 4. Các khoản thu nhập khác 16 IV. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 18 1. Hạch toán chi tiết 18 a, Hạch toán số lượng lao động 18 b, Hạch toán thời gian lao động 19 c, Hạch toán kết quả lao động 19 d, Tính lương, thưởng cho người lao động 20 2. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 21 a, Tài khoản kế toán sử dụng 21 b, Tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 23 c, Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 24 V. Tổ chức hệ thống sổ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27 VI. Phân tích tình hình quản lý quỹ lương của doanh nghiệp và các biện pháp nâng cao năng suất lao động. 30 1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích. 30 2. Các biện pháp tăng cường quản lý quỹ lương và nâng cao năng suất lao động. 32 Phần II: Thực trạng hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 34 I. Đặc điểm chung của Công ty 34 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 34 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 36 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 39 4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 41 II. Thực trạng hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 44 III. Hạch toán nghiệp vụ tiền lương ở Công ty 46 1. Hạch toán số lượng lao động 46 2. Hạch toán thời gian lao động 48 3. Hạch toán kết quả lao động và thanh toán lương cho người lao động 50 4. Hình thức trả lương tại Công ty 54 IV. Hạch toán các khoản trích theo lương 57 1. Kinh phí Công đoàn 57 2. Bảo hiểm y tế 58 3. Bảo hiểm xã hội 58 4. Hạch toán tiền thưởng cho người lao động tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 60 V. Hình thức sổ tổng hợp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương áp dụng tại Công ty 61 VI. Phân tích tình hình sử dụng và quản lý quỹ lương tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 63 1. Quỹ lương và nguồn hình thành 63 2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương 64 Phần III: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương các khoản trích theo lương và các biện pháp tăng cường quản lý quỹ lương tại Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 68 I. Đánh giá khái quát công tác hạch toán lao động tiền lương và tình hình sử dụng lao động ở Công ty 68 1. Về hạch toán lao động tiền, lương 68 2. Về hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty 71 II. Phương hướng hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý lao động tiền lương ở Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội 73 Kết luận 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29143.doc
Tài liệu liên quan