Công ty TNHH máy tính Phú Cường được thành lập năm 2006, cho đến nay thời gian hoạt động mới được hơn 2 năm. Có thể nói, đó chỉ là khoảng thời gian rất ngắn đối với một doanh nghiệp, tuy nhiên công ty đã, đang và sẽ tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, công ty luôn nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao khối lượng các hàng hoá tiêu thụ. Nhờ vậy, doanh thu tiêu thụ của công ty trong 2 năm qua đã tăng lên đáng kể.
Doanh thu năm 2006: 30 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2007: 48 tỷ đồng.
Sau một năm hoạt động, doanh thu bán hàng của công ty đã tăng lên gấp 1,6 lấn, đây là một tỷ lệ không nhỏ.
Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có giải pháp phù hợp với các khách hàng quen thuộc. Công ty luôn lấy uy tín, trách nhiệm lên hàng đầu khi cung cấp hàng hoá cho bạn hàng, do vậy các đối tác làm ăn luôn muốn hợp tác lâu dài với công ty. Nhờ thế mà thị trường tiêu thụ của công ty luôn ổn định.
Bên cạnh đó, phải kể đến bộ máy lãnh đạo công ty: công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật, nhiều sáng kiến, năng nổ trong công việc, giải quyết công việc nhanh, gọn, hợp lý. Ban giám đốc luôn quan tâm đến đời sống công nhân viên, tổ chức cho nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát tập thể, tạo bầu không khí vui vẻ khi làm việc, gắn quyền lợi từng cá nhân với quyền lợi công ty. Chính điều này đã khuyến khích cán bộ công nhân viên nỗ lực trong công việc, giúp công ty đạt thành tích cao.
Ngoài ra, còn phải kể đến những đóng góp không nhỏ của các phòng ban trong công ty, trong đó có phòng tài chính - kế toán. Với cách tổ chức khoa học, hợp lý như hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã và đang đi vào nề nếp và đạt những hiệu quả nhất định.
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ kế toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, được phân công, phân nhiệm rõ ràng.
Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Công ty đã sử dụng rất nhiều các loại chứng từ khác nhau theo mẫu chuẩn của Bộ tài chính ban hành đảm bảo cho quá trình hạch toán được rõ ràng, chính xác, nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ theo từng bước, không bỏ sót chứng từ, nghiệp vụ phát sinh.
Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng tuân theo đúng như chế độ Nhà nước ban hành. Chế độ quy định cách thức hạch toán cho mỗi tài khoản và công ty hạch toán đúng theo chế độ.
86 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu, và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Phú Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a công ty được đào tạo một cách có quy mô, có tổ chức và làm việc nhiệt tình, mọi người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao vì phương châm của công ty mình.
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH máy tính Phú Cường
Đội ngũ kế toán của công ty bao gồm 4 người: kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán kho và thủ quỹ, được khái quát theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán kho hàng
Kiêm
Bộ máy kế toán của công ty TNHH máy tính Phú Cường.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Kế toán trưởng có vai trò chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, phân phối công việc cho từng nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ tình hình tài chính, kế toán của công ty. Đồng thời, kế toán trưởng còn phải kiêm cả công việc của một kế toán tổng hợp là chịu trách nhiệm chuyên môn, theo dõi tất cả các tài khoản. Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái các tài khoản, tiến hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ và lập báo cáo tài chính.
Kế toán kho có nhiệm vụ quản lý kho hàng của đơn vị, theo dõi tình hình biến động của tất cả các loại hàng hoá trong kho, ghi nhận các nghiệp vụ tăng giảm hàng hoá của công ty.
Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lập báo cáo quỹ hàng ngày.
Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi tất cả các khoản thanh toán với nhà cung cấp và khách hàng của công ty. Kế toán công nợ phản ánh thường xuyên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ vào tài khoản chi tiết trên các sổ.
Các công việc kế toán được phân công cho các nhân viên kế toán, song toàn bộ các công việc đều nằm trong quy trình kế toán chung, thống nhất toàn công ty. Vì vậy, công việc của các nhân viên luôn có quan hệ mật thiết không thể tách rời dưới sự chi phối, điều hành của kế toán trưởng.
2.1.5. Tổ chức sổ sách tại công ty
Do đặc điểm hàng hoá và lĩnh vực kinh doanh của công ty nên khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ hạch toán là rất lớn, vì vậy kế toán công ty đã chọn kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Sổ Nhật ký chung.
2.2. Kế toán chi phí
2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán
Do hàng hoá của công ty thường xuyên biến động giá cả theo giá thị trường và được nhập về với số lượng lớn theo lô, do vậy công ty đã lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp nhập trước- xuất trước(FIFO).
2.2.1.1. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá tại công ty TNHH máy tính Phú Cường, các chứng từ được sử dụng là: Đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá, biên bản giao nhận hàng hoá, phiếu thu, hoá đơn GTGT,…
Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty như sau:
Khi đã tìm được thị trường tiêu thụ, phòng kinh doanh sẽ gửi: “Báo giá hàng” xuống đơn vị cần mua hàng. Sau khi thoả thuận xong về số lượng hàng, mẫu mã, đơn giá, hai bên sẽ cùng ký vào “Hợp đồng mua bán hàng hoá”, phòng kinh doanh sẽ dựa vào đó để gửi yêu cầu xuất kho xuống cho thủ kho, thủ kho sẽ viết “Phiếu xuất kho” và vào “Thẻ kho”. Khi bộ phận giao hàng của kho hàng giao hàng đến đơn vị cần mua hàng thì cả hai bên sẽ ký vào “Biên bản giao nhận hàng hoá”.
Dựa trên những nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chủng loại, quy cách hàng hoá, thời gian giao hàng, khi giao hàng bộ phận bán hàng sẽ lập hoá đơn GTGT.
Hoá đơn GTGT sẽ được lập thành ba liên:
Liên 1: Lưu lại phòng kinh doanh
Liên 2: Giao cho khách hàng để áp tải hàng
Liên 3: Lưu tại bộ phận kế toán để ghi nhận doanh thu, giá vốn,…
Biểu số 2.1:
Hoá đơn Mẫu số: 01 GTKT -3LL
Giá trị gia tăng AL/2007B
Liên 1: Lưu 032811
Ngày 05 tháng 12 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Địa chỉ: Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Phố Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng hậu - Cầu Giấy - Hà Nội.
Số tài khoản: 17938909 tại Ngân hàng thương mại cổ phần á châu(ACB) - Chi nhánh Chùa Hà - Hà Nội
Điện thoại: 04. 910 2830 - 791 2905 MST: 0101961608
Họ và tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty TNHH TM điện tử - tin học Hà Nội.
Địa chỉ: 90/Ngọc Hà/Ba Đình/Hà Nội.
Số tài khoản: 9000201057725 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Hình thức thanh toán: TM MST: 0101324120
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Loa máy tính M900
Bộ
30
443.100
13.293.000
Cộng tiền hàng: 13.293.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.329.300
Tổng tiền thanh toán: 14.622.300
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu sáu trăm hai mươi hai nghìn ba trăm đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu số 2.2:
Công ty Tnhh máy tính phú cường
Add: Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Phố Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng hậu - Cầu Giấy - Hà Nội.
Tel: Tel: 04. 910 2830 - 791 2905 Fax: 04. 791 2905
Email: Phucuongpc@netnam.vn Website: www.phucuongpc.com
Phiếu xuất kho kiêm bảo hành
Số: 2882
Ngày 05 tháng 12 năm 2007
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH TM điện tử - tin học Hà Nội.
Địa chỉ : 90/Ngọc Hà/Ba Đình/Hà Nội.
Nội dung : Loa máy tính M900.
Dạng nhập xuất : 111- Tiền mặt Việt Nam đồng.
STT
Tên hàng hoá
Đvt
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Bảo hành (tháng)
Loa máy tính M9000
Bộ
30
443.100
13.293.000
12
Cộng tiền hàng: 13.293.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.329.300
Tổng tiền thanh toán: 14.622.300
Điều kiện bảo hành:…………………………….
Khách hàng Kinh doanh Thủ kho Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.1.2.Trình tự ghi nhận giá vốn hàng bán
Tại phòng kế toán của công ty, căn cứ vào chứng từ kế toán được tập hợp, kế toán sẽ phản ánh vào Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 632.
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 156
Cuối tháng, sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký bán hàng là căn cứ để kế toán vào sổ Cái tài khoản 632. Kế toán phải tiến hành khoá sổ để tính ra tổng số phát sinh Nợ, kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, cân đối Nợ- Có và không còn số dư cuối kỳ. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết), kế toán tính toán và lập Báo cáo tài chính cuối kỳ.
Nhật ký bán hàng và Nhật ký chung
Thông thường hàng hoá tiêu thụ tại công ty TNHH máy tính Phú Cường đều có hợp đồng mua bán hàng hoá. Căn cứ vào hợp đồng, công ty sẽ chuyển giao số hàng cho người mua theo thời gian ghi trong hợp đồng. Số hàng sau khi giao cho người mua được chính thức coi là tiêu thụ, công ty mất quyền sở hữu về số hàng này khi người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà công ty giao.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký bán hàng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải ghi theo trình tự thời gian và mỗi nghiệp vụ phải được phản ánh vào một dòng trên sổ Nhật ký chung. Riêng các nghiệp vụ bán hàng hoá chưa thu tiền sẽ được theo dõi riêng trên sổ Nhật ký bán hàng, còn sổ Nhật ký chung chỉ phản ánh các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay để thuận tiện cho việc vào sổ Cái các tài khoản.
Biểu số 2.3:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Nhật ký bán hàng (trích)
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK doanh thu
Phải thu từ người mua
SH
NT
1
2
3
4
5
5001
01/12
Bán Mo 793MG (3*104) cho
Cty Phát triển công nghệ &
Thương mại CIC/211131
5,013,840.00
5,515,224.00
5002
01/12
Bán key MSM(20*5.8) cho
Công ty CP Công nghệ 3D/8332989
1,863,540.00
2,049,894.00
5005
01/12
Xuất bán nguồn JB600W (đổi N Microlab 450sang JB600)
1,734,156.00
1,907,572.00
5006
01/12
Bán Mo 1753(3*199.5),Mo LCD 740N (1*207.5) cho
Trung tâm Máy tính TMD/Mr Tùng 0241.811.688
12,952,420.00
14,247,662.00
………………………..
Tổng phát sinh tháng 3
1,769,052,555.00
1,945,957,811
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 2.4:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ nhật ký chung(trích)
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ Cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
Số trang trước chuyển sang
100
01/12
Nhập lại HDD Seagate 80(1*48)
x
156
632
531
131
770,976.00
770,976.00
770,976.00
770,976.00
4999
01/12
Bán Key MSM(10*6)
-Giá vốn
- Doanh thu
x
632
156
111
511
3331
910,444.00
1,060,488.00
910,444.00
964,080.00
96,408.00
5000
01/12
Bán Loa M339 (4*18,8).
-Giá vốn
- Doanh thu
x
632
156
111
511
3331
1,184,105.00
1,328,897.00
1,184,105.00
1,208,088.00
120,089.00
5003
01/12
Bán Ram256(1*12).
-Giá vốn
- Doanh thu
x
632
156
131
511
3331
179,427.00
211,952.00
179,427.00
192,684.00
19,268.00
5004
01/12
Bán Case G(1*10.5)
-Giá vốn
- Doanh thu
x
632
156
131
511
3331
289,234.00
185,724.00
289,234.00
168,840.00
16,884.00
5007
01/12
Bán Case Jumbo (15*16), Mo 730 (2*100)
-Giá vốn
- Doanh thu
x
632
156
131
511
3331
6,824,270.00
7,777,800.00
6,824,270.00
7,070,800.00
707,080.00
…………………….
Cộng mang sang trang sau
Ngày 02 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 2.5:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 632 – Giá vốn hàng bán
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
100
01/12
Nhập lại HDD Seagate 80(1*48)
156
770,976.00
4999
01/12
Bán Key MSM(10*6)
156
910,444.00
5000
01/12
Bán Loa M339(4*18,8).
156
1,184,105.00
5001
01/12
Bán Mo 793MG (3*104)
156
5,209,236.00
5002
01/12
Bán key MSM(20*5.8)
156
1,820,887.00
5003
01/12
Bán Ram256(1*12).
156
179,427.00
5004
01/12
Bán Case G(1*10.5)
156
289,234.00
5005
01/12
Xuất bán nguồn JB600W (đổi N Microlab 450sang JB600)
156
1,673,078.00
5006
01/12
Bán Mo 1753(3*199.5), Mo LCD 740N (1*207.5)
156
12,803,274.00
5007
01/12
Bán Case Jumbo (15*16), Mo 730 (2*100)
156
6,824,270.00
5008
01/12
Bán HDD 80 Sata 2M( 10*48.5)
156
7,613,054.00
5009
01/12
Bán Cable mạng(3*18.5)
156
746,676.00
5010
01/12
Bán Nguồn GD(1*11)
156
32,120.00
5011
01/12
Bán Mo LG17(2*101)/ Thứ 3 thanh toán
156
3,178,835.00
5012
02/12
Bán CDSS(10*11.9)
156
1,869,996.00
5013
02/12
Bán Mo1753S(2*199)/ T2 thanh toán
156
6,326,542.00
5014
03/12
Bán Linh kiện
156
25,358,628.00
5015
03/12
Bán HDD 80 Sata 8M(10*49)
156
7,637,242.00
……………………
101
04/12
Nhập lại Main ARock
156
722,790.00
102
04/12
Nhập laại DVDRW Asus (1*43) ngày 9/11
156
668,233.00
5033
04/12
Bán HDD Samsung 80Sata 2M (20*48.5) chiều thanh toán .
156
15,226,108.00
5034
04/12
Bán Loa M339(8*18.8), Loa M900 (2*29)
156
3,289,379.00
……………………
Tổng phát sinh tháng 12/2007
2,856,307,833.00
2,856,307,833.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào chứng từ, sổ Nhật ký chung, Nhật ký bán hàng đã lập, kế toán vào sổ Cái TK 632 vào ngày cuối cùng trong tháng. Mẫu sổ như sau:
Biểu số 2.6:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
Trang sổ NK BH
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
2
3
4
5
6
7
8
9
Số dư đầu tháng
100
01/12
Nhập lại HDD Seagate 80(1*48)
156
770,976.00
4999
01/12
Bán Key MSM(10*6)
156
910,444.00
5000
01/12
Bán Loa M339 (4*18,8).
156
1,184,105.00
5001
01/12
Bán Mo 793MG (3*104)
156
5,209,236.00
5002
01/12
Bánkey MSM (20*5.8)
156
1,820,887.00
5003
01/12
Bán Ram 256(1*12).
156
179,427.00
5004
01/12
Bán Case G(1*10.5)
156
289,234.00
5005
01/12
Xuất bán nguồn JB600W (đổi N Microlab 450sang JB600)
156
1,673,078.00
5006
01/12
Bán Mo 1753 (3*199.5), Mo LCD 740N (1*207.5)
156
12,803,274.00
5007
01/12
Bán Case Jumbo (15*16), Mo 730 (2*100)
156
6,824,270.00
5008
01/12
Bán HDD 80 Sata 2M
( 10*48.5)
156
7,613,054.00
…………….
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
2,850,633,545.00
Tổng phát sinh tháng 12/2007
2,856,307,833.00
2,856,307,833.00
Số dư cuối tháng
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều cần có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Dựa vào đó, kế toán phản ánh vào Sổ Nhật ký chung và sổ Chi tiết các tài khoản. Với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chung, đồng thời vào sổ Chi tiết phi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 156,…
Cuối tháng, sổ Nhật ký chung là căn cứ để kế toán vào sổ Cái tài khoản 642, kế toán phải tiến hành khoá sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, cân đối Nợ- Có. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết) để lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
Biểu số 2.7:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 642– Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
1774
3/12
Chi mua dây buộc hàng
111
15,254.00
1780
4/12
Chi tiền gửi hàng
trường Thành
111
3,052.00
85
4/12
Xuất dùng USB 2G J
156
273,734.00
1784
5/12
Chi mua keo + gửi hàng
111
12,046.00
1786
6/12
Chi thanh toán tiền ADSL tháng 11/2007
111
274,981.00
1787
6/12
Chi mua áo đồng phục lần 2
111
800,109.00
1788
6/12
Thanh toán lương tháng 11/2007
111
24,154,240.00
1792
7/12
Chi tiền lương còn laịi em Nam T10
111
87,184.00
1794
7/12
Chi mua bút viết
111
20,070.00
1798
8/12
Mua ghế tầng 4
111
420,025.00
1799
8/12
Chi tiền gửi xe
111
2,087.00
1814
11/12
Chi mua túi nilong, dây buộc hàng
111
192,993.00
………………..
Tổng phát sinh trong tháng12/2007
44,374,685.00
988,875.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.8:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu: 642
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu tháng
31/12
1774
3/12
Chi mua dây buộc hàng
111
15,254.00
31/12
1780
4/12
Chi tiền gửi hàng trờng Thành
111
3,052.00
31/12
85
4/12
Xuất dùng USB 2G J
156
273,734.00
31/12
1784
5/12
Chi mua keo + gửi hàng
111
12,046.00
31/12
1786
6/12
Chi thanh toán tiền ADSL tháng 11/2007
111
274,981.00
31/12
1787
6/12
Chi mua áo đồng phục lần 2
111
800,109.00
31/12
1788
6/12
Thanh toán
lương tháng 11/2007
111
24,154,240.00
31/12
1792
7/12
Chi tiền lương còn laịi em Nam T10
111
87,184.00
31/12
1794
7/12
Chi mua bút viết
111
20,070.00
31/12
1798
8/12
Mua ghế tầng 4
111
420,025.00
………….
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý 642 -> 911 6421->911
911
26,141,572.00
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý 642 -> 911 6423->911
911
430,301.00
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý 642 -> 911 6424->911
911
896,570.00
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý 642 -> 911 6427->911
911
200,058.00
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý 642 -> 911 6428->911
911
15,717,309.00
Tổng phát sinh tháng 12/2007
44,374,685.00
44,374,685.00
Số dư cuối kỳ
X
X
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.3. kế toán doanh thu
2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng
Khi số hàng đem đi tiêu thụ chính thức được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì kế toán lập hoá đơn GTGT cho khách hàng. Cùng với việc ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán sẽ phản ánh doanh thu bán hàng của số hàng đã tiêu thụ vào sổ sách kế toán của mình:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế của số hàng đã bán
Kế toán sẽ phản ánh trước tiên vào sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký bán hàng, sau đó tiếp tục lên sổ chi tiết tài khoản 511. Cuối tháng, sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký bán hàng là căn cứ để kế toán vào sổ Cái tài khoản 511. Kế toán phải tiến hành khoá sổ để tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, cân đối Nợ- Có. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ Cái và các bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ Chi tiết), kế toán lập báo cáo tài chính cuối kỳ.
Biểu số 2.9:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 511– Doanh thu bán hàng
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
4999
01/12
Bán Key MSM(10*6)
111
964,080.00
5000
01/12
Bán Loa M339(4*18,8).
111
1,208,088.00
5001
01/12
Bán Mo 793MG (3*104)
131
5,013,840.00
5002
01/12
Bán key MSM(20*5.8)
131
1,863,540.00
5003
01/12
Bán Ram256(1*12).
111
192,684.00
5004
01/12
Bán Case G(1*10.5)
111
168,840.00
5005
01/12
Xuất bán nguồn JB600W (đổi N Microlab 450sang JB600)
131
1,734,156.00
5006
01/12
Bán Mo 1753(3*199.5), Mo LCD 740N (1*207.5)
131
12,952,420.00
5007
01/12
Bán Case Jumbo (15*16), Mo 730 (2*100)
111
7,070,800.00
5008
01/12
Bán HDD 80 Sata 2M( 10*48.5)
131
7,793,950.00
5009
01/12
Bán Cable mạng(3*18.5)
111
891,330.00
5010
01/12
Bán Nguồn GD(1*11)
131
176,660.00
5011
01/12
Bán Mo LG17(2*101)/ Thứ 3 thanh toán
131
3,243,716.00
5012
02/12
Bán CDSS(10*11.9)
131
1,913,520.00
5013
02/12
Bán Mo1753S(2*199)/ T2 thanh toán
131
6,399,840.00
5014
03/12
Bán Linh kiện
131
25,813,241.00
5015
03/12
Bán HDD 80 Sata 8M(10*49)
131
7,874,300.00
……………………..
Tổng số phát sinh trong tháng 12/2007
2,893,546,036.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.10:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Doanh thu bán hàng Số hiệu: 511
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu tháng
31/12
4999
01/12
Bán Key MSM(10*6)
111
964,080.00
31/12
5000
01/12
Bán Loa M339(4*18,8).
111
1,208,088.00
31/12
5001
01/12
Bán Mo 793MG (3*104)
131
5,013,840.00
31/12
5002
01/12
Bán key MSM(20*5.8)
131
1,863,540.00
31/12
5003
01/12
Bán Ram256(1*12).
111
192,684.00
31/12
5004
01/12
Bán Case G(1*10.5)
111
168,840.00
31/12
5005
01/12
Xuất bán nguồn JB600W (đổi N Microlab 450sang JB600)
131
1,734,156.00
31/12
5006
01/12
Bán Mo 1753(3*199.5), Mo LCD 740N (1*207.5)
131
12,952,420.00
31/12
5007
01/12
Bán Case Jumbo (15*16), Mo 730 (2*100)
111
7,070,800.00
31/12
5008
01/12
Bán HDD 80 Sata 2M( 10*48.5)
131
7,793,950.00
31/12
5009
01/12
Bán Cable mạng(3*18.5)
111
891,330.00
……………..
31/12
31/12
Kết chuyển hàng bán bị trả lại
531 -> 511
531
5,373,032.00
31/12
31/12
Kết chuyển giảm giá hàng bán
532 -> 511
532
19,236,459.00
31/12
31/12
Kết chuyển doanh thu bán hàng
511 -> 911
911
2,868,936,545.00
Cộng phát sinh tháng 12/2007
2,893,546,036.00
2,893,546,036.00
Số dư cuối kỳ
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.3.2. Kế toán thu nhập khác
Ngoài khoản doanh thu từ hoạt động tiêu thụ hàng hoá, công ty còn thường xuyên được thu các khoản thu bất thường khác làm doanh thu của công ty tăng lên. Khi các nghiệp vụ làm tăng thu nhập khác phát sinh, kế toán tập hợp hoá đơn, chứng từ và phản ánh vào sổ sách như tài khoản doanh thu bán hàng. Kế toán công ty cũng mở một hệ thống sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản 711 để ghi nhận và phản ánh chính xác từng nghiệp vụ phát sinh.
Biểu số 2.11:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 711– Thu nhập khác
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
1909
03/12
Nhâập KM Mouse SS (12C)
156
481,710.00
93
04/12
Nhập CK DS tháng 11/2007
331
1,413,135.00
1917
05/12
Nhâập KH Mouse SS(6*3)
156
289,116.00
95
05/12
Nhập GG Ram 512/400 giá 24.3 nhập 24.5(20*0.2) trừ vào CN
331
64,248.00
1942
08/12
Nhâập KM Mouse theo UPS 1000
156
481,800.00
1953
10/12
Nhâập Mo 931(2*240)/ KM theo đơn hàng 100 Mo 793
156
7,708,320.00
……………………….
……………..
Tổng phát sinh tháng 12/2007
88,044,739.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.12:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Thu nhập khác Số hiệu: 711
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu tháng
31/12
1909
03/12
Nhập KM Mouse SS (12C)
156
481,710.00
31/12
93
04/12
Nhập CK DS tháng 11/2007
331
1,413,135.00
31/12
1917
05/12
Nhập KH Mouse SS(6*3)
156
289,116.00
31/12
95
05/12
Nhập GG Ram 512/400 giá 24.3 nhập 24.5(20*0.2) trừ vào CN
331
64,248.00
31/12
1942
08/12
Nhâập KM Mouse theo UPS 1000
156
481,800.00
31/12
1953
10/12
Nhâập Mo 931(2*240)/ KM theo đơn hàng 100 Mo 793
156
7,708,320.00
………………….
31/12
31/12
Kết chuyển sang tài khoản 911
911
88,044,739.00
Tổng phát sinh
88,044,739.00
88,044,739.00
Số dư cuối kỳ
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.4. kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản thuế không được hoàn lại như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tại công ty TNHH máy tính Phú Cường không áp dụng chính sách chiết khấu thương mại và cũng không tồn tại các khoản thuế không được hoàn lại nên các khoản giảm trừ chỉ bao gồm giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
2.4.1. Kế toán hàng bán bị trả lại
Ngược lại với quá trình bán hàng, khi khách hàng chấp nhận thanh toán số hàng đã giao thì kế toán của công ty sẽ lập hoá đơn và ghi nhận giá vốn, phản ánh doanh thu bán hàng vào sổ Nhật ký chung và các sổ chi tiết, sổ cái. Khi hàng đã giao cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận nhưng vì hàng bị sai quy cách, chủng loại…nên khách hàng sẽ xuất hoá đơn và trả lại số hàng đó cho công ty. Căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kế toán của công ty đồng thời ghi giảm giá vốn và phản ánh doanh thu của số hàng bị trả lại.
+ Nợ TK 156 Giá vốn hàng bán
Có TK 632
+ Nợ TK 531: Giá bán
Nợ TK 3331: Thuế của số hàng bị trả lại
Có Tk 111, 112, 131
Biểu số 2.13:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 531– Hàng bán bị trả lại
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
100
01/12
Nhập lại HDD Seagate 80(1*48)
131
770,976.00
101
04/12
Nhập lại Main ARock
131
722,790.00
102
04/12
Nhập laại DVDRW Asus (1*43) ngày 9/11
131
692,386.00
103
16/12
DVD LG
111
329,230.00
104
16/12
Nhập lại Cartrigde ngày 15/12(1*54) PX5219
131
866,430.00
105
17/12
Nhập lại USB 2G(1*22)
111
353,100.00
106
26/12
Nhập lại DVDRW AS
111
690,580.00
107
26/12
Nhập đổi CPU & nguồn
111
947,540.00
Tổng phát sinh tháng 12/2007
5,373,032.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.14:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Hàng bán bị trả lại Số hiệu: 531
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu tháng
31/12
100
01/12
Nhập lại HDD Seagate 80(1*48)
131
770,976.00
31/12
101
04/12
Nhập lại Main ARock
131
722,790.00
31/12
102
04/12
Nhập lại DVDRW Asus (1*43) ngày 9/11
131
692,386.00
31/12
103
16/12
DVD LG
111
329,230.00
31/12
104
16/12
Nhập lại Cartrigde ngày 15/12(1*54) PX5219
131
866,430.00
31/12
105
17/12
Nhập lại USB 2G(1*22)
111
353,100.00
31/12
106
26/12
Nhập lại DVDRW AS
111
690,580.00
31/12
107
26/12
Nhập đổi CPU & nguồn
111
947,540.00
31/12
31/12
Kết chuyển hàng bán bị trả lại 531 -> 511
511
5,373,032.00
Tổng phát sinh tháng 12/2007
5,373,032.00
5,373,032.00
Số dư cuối tháng 12/2007
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.4.2. Kế toán giảm giá hàng bán
Biểu số 2.15:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ chi tiết
TK 532– Giảm giá hàng bán
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
90
04/12
Nhập CK HH dây mạng đủ DS 300C tháng 11(2$/c)
331
9,634,800.00
92
04/12
CK main GA GCMX (50*2.5)
131
1,959,076.00
94
04/12
CK Giá Main GC tháng 11 cho Siêu Việt
331
3,324,834.00
1790
06/12
Chi tiền Rabate máy bộ
111
399,894.00
1812
10/12
Chi tiền Rebate máy NB anh Lương
111
960,000.00
99
15/12
CK Hoa hồng máy chú Năm trừ vào CN bác Tuyết
131
2,957,855.00
Tổng phát sinh
tháng 12/2007
19,236,459.00
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.16:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Giảm giá hàng bán Số hiệu: 532
Tháng 12/2007
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu tháng
31/12
90
04/12
Nhập CK HH dây mạng đủ DS 300C tháng 11(2$/c)
331
9,634,800.00
31/12
92
04/12
CK main GA GCMX (50*2.5)
131
1,959,076.00
31/12
94
04/12
CK GGiá Main GC tháng 11 cho Siêu Việt
331
3,324,834.00
31/12
1790
06/12
Chi tiền Rabate máy bộ
111
399,894.00
31/12
1812
10/12
Chi tiền Rebate máy NB anh Lương
111
960,000.00
31/12
99
15/12
CK Hoa hồng máy chú Năm trừ vào CN bác Tuyết
131
2,957,855.00
31/12
31/12
Kết chuyển giảm giá hàng bán
532 -> 511
511
19,236,459.00
Tổng phát sinh tháng 12/2007
19,236,459.00
19,236,459.00
Dư cuối kỳ
x
x
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.5. kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH máy tính Phú cường
Công tác xác định kết quả kinh doanh của công ty được kế toán thực hiện vào cuối mỗi tháng. Việc xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành như sau:
Xác định tổng doanh thu bán hàng trong kỳ:
Căn cứ vào số liệu kế toán khoá sổ trên sổ Cái TK 511, đối chiếu với các sổ có liên quan, kế toán xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ là: 2,893,546,036.00VNĐ.
Xác định doanh thu bán hàng thuần:
Căn cứ vào sổ Cái TK 531, 532, ta xác định được các khoản giảm trừ là:
Hàng bán bị trả lại: 5,373,032.00VNĐ
Giảm giá hàng bán: 19,236,459.00VNĐ
Các khoản giảm trừ = 5,373,032.00 + 19,236,459.00 = 24,609,491.00
Vậy:
Doanh thu bán hàng thuần
=
Doanh thu
bán hàng
-
Các khoản giảm
trừ doanh thu
=
2,893,546,036.00
-
24,609,491.00
=
2,868,936,545.00
Xác định giá vốn của hàng bán trong kỳ:
Căn cứ vào sổ Cái TK 632, kế toán xác định được giá vốn hàng bán trong kỳ là: 2,850,633,545.00VNĐ
Xác định lợi nhuận gộp về bán hàng:
Lợi nhuận gộp về bán hàng
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
=
2,868,936,545.00
-
2,850,633,545.00
=
18,303,000.00
Xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Tại công ty TNHH máy tính Phú Cường, không phát sinh các nghiệp vụ về hoạt động tài chính nên không có doanh thu và chi phí tài chính. Mặt khác, vì quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên chi phí bán hàng và chi phí quản lý được tập hợp chung trên tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.Vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được xác định dựa vào lợi nhuận gộp về bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Căn cứ vào sổ Cái TK 642, ta xác định được chi phí quản lý của doanh nghiệp là: 43,385,810.00 VNĐ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
=
18,303,000.00
-
43,385,810.00
=
-25,082,810.00
Xác định lợi nhuận hoạt động khác trong kỳ:
Căn cứ vào sổ Cái TK 711, ta có thu nhập khác trong kỳ là: 88,044,739.00VNĐ. Chi phí khác trong kỳ không phát sinh, vì vậy, lợi nhuận hoạt động khác trong kỳ sẽ là: 88,044,739.00VNĐ.
Xác định tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:
Lợi nhuận kế toán trước thuế trong kỳ
=
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh
+
Lợi nhuận hoạt động khác
=
-25,082,810.00
+
88,044,739.00
=
62,961,929.00
Sau khi xác định được các chỉ tiêu trên, kế toán ghi các bút toán kết chuyển. Sau đó, kế toán vào sổ Nhật ký chung, đồng thời vào sổ Cái TK 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
+ Bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 24,609,491.00
Có TK 531: 5,373,032.00
Có TK 532: 19,236,459.00
+Bút toán kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511: 2,868,936,545.00
Có TK 911: 2,868,936,545.00
+ Bút toán kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 2,850,633,545.00
Có TK 632: 2,850,633,545.00
+ Bút toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 43,385,810.00
Có TK 642: 43,385,810.00
+Bút toán kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711: 88,044,739.00
Có TK 911: 88,044,739.00
+ Xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp:
Thu nhập chịu thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = 62,961,929.00
+Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất
= 62,961,929.00 x 28%
= 17,629,340.12
Nợ TK 821: 17,629,340.12
Có TK 3334: 17,629,340.12
+ Bút toán kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 17,629,340.12
Có TK 821: 17,629,340.12
+ Bút toán kết chuyển lãi:
Nợ TK 911: 45,332,588.88
Có TK 421: 45,332,588.88
Kết luận
Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận để không những có thể tồn tại trên thị trường mà còn có thể phát triển bền vững trên thị trường đó. Và để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp không có cách nào khác là sử dụng các giải pháp có thể để giảm thiểu chi phí, tăng cao doanh thu bán hàng của mình. Vì thế, thông tin kế toán về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng, nó là một trong những cơ sở giúp nhà quản trị có thể đưa ra quyết định trong công việc kinh doanh của mình một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả.
“ Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường” là đề tài em đã lựa chọn để tìm hiểu và viết khoá luận trong đợt thực tập này. Thông qua nghiên cứu đề tài, kết hợp với sự tìm hiểu thực tế tại công ty, em thêm hiểu hơn về những kiến thức đã học và phần nào biết được quá trình hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong một doanh nghiệp cụ thể.
Giữa lý luận và thực tế còn nhiều khoảng cách và do kinh nghiệm của bản thân em còn hạn chế nên khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Nhưng ở đây, em cũng mạnh dạn trình bày đề tài này dựa vào những kiến thức đã học và những tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH máy tính Phú Cường. Trên cơ sở đó, em cũng xin đóng góp một vài ý kiến như đã trình bày và rất mong những đóng góp của em có thể được công ty xem xét, tham khảo.
Em hoàn thành được khoá luận này là nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo, cũng như các anh chị trong công ty TNHH máy tính Phú Cường.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang đã trực tiếp hướng dẫn em, sửa bài chi tiết cho em. Em xin cảm ơn các anh, các chị trong Ban Giám đốc, phòng kế toán, phòng tài vụ của công ty TNHH máy tính Phú Cường đã chỉ dẫn cho em những nghiệp vụ kinh tế cụ thể, cung cấp tư liệu cho em viết khoá luận này. Qua thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều điều trong thực tế. Em xin chúc công ty TNHH máy tính Phú Cường thành công hơn nữa trên con đường phát triển của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ tài chính – Năm 2006 – Nhà xuất bản tài chính.
2. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan – Năm 2006 – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Kế toán tài chính – PGS.TS. Võ Văn Nhị – Năm 2006 – Nhà xuất bản tài chính.
Kế toán thương mại và dịch vụ – ThS. Phú Quang – Năm 2006 – Nhà xuất bản tài chính.
Kế toán doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Năm 2006 – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp 1
Khái niệm và phân loại chi phí, doanh thu 1
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí 1
1.1.2. Khái niệm và phân loại doanh thu 4
Kế toán chi phí tại doanh nghiệp 6
1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 6
1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng 7
1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 8
1.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 9
1.2.5. Kế toán chi phí khác 10
Kế toán daonh thu tại doanh nghiệp 10
1.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10
1.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 12
1.3.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 13
1.3.4. Kế toán doanh thu hoạt động khác 13
1.3.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 13
Kế toán xác định kết quả kinh doanh 15
Hình thức ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp 20
Hình thức Nhật ký- Sổ Cái 20
Hình thức Chứng từ- ghi sổ 21
Hình thức Nhật ký chung 23
Hình thức Nhật ký- Chứng từ 24
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 25
2.1. Tổng quan về công ty TNHH máy tính Phú Cường 25
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty 28
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 29
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty 32
2.1.5. Tổ chức sổ sách tại công ty 33
2.2. Kế toán chi phí 33
2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 33
2.2.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 45
2.3. Kế toán doanh thu 49
2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 49
2.3.2. Kế toán thu nhập khác 54
2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 57
2.4.1. Kế toán hàng bán bị trả lại 57
2.4.2 Kế toán giảm giá hàng bán 60
2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 62
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 67
3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 67
3.1.1. Những ưu điểm 67
3.1.2 Những tồn tại 69
3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 70
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường 70
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty 71
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Nhận xét của công ty
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Biểu số 2.17:
Công ty TNHH máy tính Phú Cường
Ô 10 - Lô C - Khu X3 - Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Sổ cái
TK: Kết quả sản xuất kinh doanh Số hiệu: 911
(Tháng 12 năm 2007)
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang sổ NKC
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Số dư đầu kỳ
31/12
31/12
Kết chuyển doanh thu thuần
511
2,868,936,545.00
31/12
31/12
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
2,850,633,545.00
31/12
31/12
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
642
43,385,810.00
31/12
31/12
Kết chuyển thu nhập khác
711
88,044,739.00
31/12
31/12
Kết chuyển thuế thu nhập
821
17,629,340.12
31/12
31/12
Kết chuyển lãi
421
45,332,588.88
31/12
31/12
Cộng phát sinh
2,956,981,284.00
2,956,981,284.00
31/12
31/12
Số dư cuối tháng
X
X
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Chương III
Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Tnhh máy tính phú cường.
3.1. đánh giá thực trạng về chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh máy tính phú cường
3.1.1. Những ưu điểm
Công ty TNHH máy tính Phú Cường được thành lập năm 2006, cho đến nay thời gian hoạt động mới được hơn 2 năm. Có thể nói, đó chỉ là khoảng thời gian rất ngắn đối với một doanh nghiệp, tuy nhiên công ty đã, đang và sẽ tạo được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành, công ty luôn nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao khối lượng các hàng hoá tiêu thụ. Nhờ vậy, doanh thu tiêu thụ của công ty trong 2 năm qua đã tăng lên đáng kể.
Doanh thu năm 2006: 30 tỷ đồng.
Doanh thu năm 2007: 48 tỷ đồng.
Sau một năm hoạt động, doanh thu bán hàng của công ty đã tăng lên gấp 1,6 lấn, đây là một tỷ lệ không nhỏ.
Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có giải pháp phù hợp với các khách hàng quen thuộc. Công ty luôn lấy uy tín, trách nhiệm lên hàng đầu khi cung cấp hàng hoá cho bạn hàng, do vậy các đối tác làm ăn luôn muốn hợp tác lâu dài với công ty. Nhờ thế mà thị trường tiêu thụ của công ty luôn ổn định.
Bên cạnh đó, phải kể đến bộ máy lãnh đạo công ty: công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật, nhiều sáng kiến, năng nổ trong công việc, giải quyết công việc nhanh, gọn, hợp lý. Ban giám đốc luôn quan tâm đến đời sống công nhân viên, tổ chức cho nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát tập thể, … tạo bầu không khí vui vẻ khi làm việc, gắn quyền lợi từng cá nhân với quyền lợi công ty. Chính điều này đã khuyến khích cán bộ công nhân viên nỗ lực trong công việc, giúp công ty đạt thành tích cao.
Ngoài ra, còn phải kể đến những đóng góp không nhỏ của các phòng ban trong công ty, trong đó có phòng tài chính - kế toán. Với cách tổ chức khoa học, hợp lý như hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã và đang đi vào nề nếp và đạt những hiệu quả nhất định.
Về tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ kế toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, được phân công, phân nhiệm rõ ràng.
Về chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Công ty đã sử dụng rất nhiều các loại chứng từ khác nhau theo mẫu chuẩn của Bộ tài chính ban hành đảm bảo cho quá trình hạch toán được rõ ràng, chính xác, nâng cao độ tin cậy của thông tin kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ theo từng bước, không bỏ sót chứng từ, nghiệp vụ phát sinh.
Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng tuân theo đúng như chế độ Nhà nước ban hành. Chế độ quy định cách thức hạch toán cho mỗi tài khoản và công ty hạch toán đúng theo chế độ.
Về sổ sách kế toán:
Trong điều kiện hiện nay của công ty, công ty đang sử dụng một phần mềm kế toán máy để hạch toán. Đây là một thuận lợi rất lớn, khối lượng nghiệp vụ phát sinh rất nhiều nhưng đều được vào sổ đầy đủ, tính toán chính xác mà lại rất đơn giản trong việc thường xuyên kiểm tra lại các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Tuy nhiên, vì các số liệu kế toán là rất quan trọng nên công ty vẫn sử dụng EXCEL để hạch toán, và việc áp dụng hình thức Nhật ký chung là hoàn toàn hợp lý: đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu. Để bảo toàn số liệu và phục vụ công tác kiểm tra đối chiếu đề phòng có rủi ro xảy ra, cuối kỳ công ty còn cho in từ máy tính các loại sổ đã lập để lưu trữ số liệu song song với máy tính.
Mặc dù trong kỳ kinh doanh, số lượng hàng hoá mua vào, bán ra nhiều nhưng công tác kế toán luôn đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác. Nhờ đó, công tác xác định chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh được thực hiện nhanh chóng, chính xác, là căn cứ quan trọng để Ban giám đốc đưa ra quyết định kinh doanh cho công ty.
3.1.2. Những tồn tại
Bên cạnh rất nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác tổ chức kế toán thì công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Về việc xác định giá vốn của công ty vẫn chưa thực sự chính xác. Vì các khoản chi phí phát sinh khi mua hàng hoá về công ty không lớn nên công ty không mở tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá. Như vậy, các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá như: chi phí bốc dỡ, vận chuyển, … không được hạch toán vào giá vốn, làm cho giá vốn hàng xuất bán thấp hơn so với giá thực tế của nó.
Vì công ty mới đi vào hoạt động được 2 năm, quy mô công ty còn nhỏ, các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp đều được hạch toán vào một tài khoản 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng khi quy mô công ty được mở rộng thì các khoản liên quan đến bộ phận bán hàng nên được theo dõi riêng trên tài khoản 641 - Chi phí bán hàng để thuận lợi cho việc hạch toán và xác định kết quả kinh doanh.
Dù công ty mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm nhưng tương lai thời gian hoạt động của công ty sẽ kéo dài nên việc công ty áp dụng phương pháp thanh toán sau với nhiều khách hàng khác nhau như hiện nay sẽ có ảnh hưởng không tốt đến nguồn vốn kinh doanh của công ty. Trong trường hợp quá hạn mà khách hàng chưa thanh toán thì công ty sẽ khách hàng chiếm dụng mất một khoản vốn lớn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh tiếp theo của công ty.
Các mặt hàng mà công ty kinh doanh rất đa dạng và phong phú, hơn nữa đó lại là các mặt hàng về công nghệ thông tin, về tin học rất nhanh thay đổi mẫu mã, giá cả và đặc biệt hao mòn vô hình do khoa học kỹ thuật phát triển là rất lớn. Mà công ty lại không lập tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất nguy hiểm.
3.2. hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh máy tính phú cường.
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và điều kiện hoạt động kinh doanh riêng. Vì vậy, không có một mô hình kế toán tối ưu nào cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, để tổ chức tốt công tác kế toán , để đảm bảo phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng của kế toán đối với công tác quản lý doanh nghiệp thì việc tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào điều kiện thực tế tại mỗi công ty.
Công ty TNHH máy tính Phú Cường là một doanh nghiệp thương mại chuyên cung cấp các mặt hàng liên quan đến công nghệ thông tin, thiết bị tin học. Vì vậy, khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đây là chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty nên việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty là rất cần thiết, điều này phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, đồng thời để đảm bảo sự tồn tại, phát triển không ngừng của công ty.
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH máy tính Phú Cường, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích. Em đã hiểu rõ hơn về những kiến thức lý luận chung trong công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong thực tế một doanh nghiệp thương mại. Và em cũng xin được đưa ra một số ý kiến của cá nhân em về vấn đề này và em hi vọng những ý kiến của em có thể góp phần làm mới những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
3.2.2.1. Về tài khoản kế toán sử dụng
Thứ nhất, về tài khoản 521- Chiết khấu thương mại và tài khoản 515- Chiết khấu thanh toán. Hiện nay, công ty vẫn chưa lập hai tài khoản này vì công ty không áp dụng chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Điều này là chưa tốt, bởi lẽ, áp dụng chính sách chiết khấu thương mại đối với trường hợp khách hàng mua hàng với số lượng lớn sẽ có tác dụng khuyến khích khách hàng mua hàng của công ty, đẩy mạnh hàng hoá tiêu thụ.
Mặt khác, công ty cũng nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán trước thời hạn. Việc áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán còn giúp doanh nghiệp giảm được các khoản phải thu, hạn chế được tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu.
Thứ hai, về tài khoản 1562- Chi phí thu mua hàng hoá. Hiện nay, công ty không sử dụng tài khoản 1562 để phản ánh chi phí thu mua trong quá trình mua hàng mà toàn bộ chi phí này được công ty hạch toán vào tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc không sử dụng tài khoản 1562 sẽ không phản ánh chính xác chi phí cấu thành nên giá trị thực tế của hàng hoá nhập kho, do đó sẽ không phản ánh đúng giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ.
Vậy, công ty nên mở thêm tài khoản 1562 để theo dõi, hạch toán chi phí thu mua hàng hoá, để xác định giá vốn hàng hoá được chính xác hơn.
Thứ ba, về tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Hiện nay, công ty hạch toán toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng vào tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô công ty được mở rộng hơn, doanh số của hàng tiêu thụ được nâng cao thì công ty nên mở tài khoản 641- Chi phí bán hàng để hạch toán riêng các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng, tiện cho việc theo dõi và xác định kết quả cuối kỳ.
Thứ tư, về tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi. Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp thanh toán sau đối với rất nhiều khách hàng, vì thế một số lượng vốn lớn đang bị khách hàng chiếm dụng. Trong trường hợp khoản nợ của khách hàng quá hai năm mà vẫn chưa được thanh toán thì công ty nên lập tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi để dự phòng những tổn thất về khoản phải thu khó đòi có thế xảy ra, đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Cuối mỗi niên độ, kế toán phải dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. Đồng thời, công ty phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận về số nợ chưa trả (hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, đối chiếu công nợ…), đây là khoản nợ đã quá hạn hai năm kể từ ngày đến hạn thu nợ, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa được.“Dự phòng phải khó đòi” là tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng của công ty.
Thứ năm, về tài khoản 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do hình thức kinh doanh thực tế tại công ty là nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị cho hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Và việc này không tránh khỏi việc giảm giá thường xuyên, liên tục của các loại hàng hoá này trong kho. Vì vậy, công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Cuối kỳ, nếu kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ thì tiến hành trích lập dự phòng. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh trị giá thực tế thuần tuý hàng tồn kho của công ty, nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Ngoài ra, việc theo dõi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn giúp công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch nhập mua và tiêu thụ hàng hoá cũng như việc tính giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ cho hợp lý.
3.2.2.2. Về công tác kế toán
Trong khâu bán hàng, khách hàng vừa là các công ty mua với số lượng lớn, vừa là khách lẻ mua với số lượng nhỏ nên việc theo dõi chi tiết gặp nhiều khó khăn. Công ty nên lập bảng kê bán lẻ hàng hoá đối với những khách hàng lẻ đến mua của công ty. Bảng kê bán lẻ hàng hoá sẽ theo dõi được toàn bộ số khách hàng mua lẻ hàng hoá của công ty.
Loại hàng hoá mà công ty kinh doanh là loại hàng thuộc về công nghệ thông tin, thiết bị tin học- loại hàng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng trên thị trường nên cần phải cân nhắc, tính toán để mua được hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý. Cũng vì vậy, khối lượng hàng hoá cất giữ trong kho có tính rủi ro khá lớn. Tránh những rủi ro, thiệt hại do việc bảo quản, dự trữ hàng hoá trong kho, kế toán ngoài việc nên lập thêm khoản: “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” thì cần thường xuyên thu thập thông tin, sự biến động giá cả trên thị trường, từ đó, có quyết định hợp lý trong việc điều chỉnh giá hàng tồn kho.
Giá bán hàng hoá của doanh nghiệp thương mại là giá thoả thuận giữa người mua và người bán, được ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, nguyên tắc xác định giá bán là phải bảo đảm bù đắp được giá vốn, chi phí bỏ ra, đồng thời đảm bảo cho doanh nghiệp có được một khoản lợi nhuận nhất định. Những hàng hoá mà công ty TNHH máy tính Phú Cường kinh doanh không nằm trong sự quy định giá của Nhà nước, Bộ thương mại. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tự xác định cho mình mức giá phù hợp dựa vào nhu cầu thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, uy tín sản phẩm của công ty trên thị trường để cạnh tranh được với các công ty khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36866.doc