Khóa luận Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây

Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây dựa vào những kiến thức đã học và việc đi sâu tìm hiểu hoạt động thực tế tại Công ty em đã đưa ra một số đề suất nho nhỏ để đóng góp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Hi vọng rằng những đề suất của em sẽ có ích trong việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.

doc108 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 1000đ Tháng 9 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Số Dư ĐT Ghi nợ TK 131, Có các TK.. Ghi có TK 131, Nợ các TK Số Dư CT Số Ngày Tháng Nợ Có TK 511 TK 33311 Cộng nợ TK 1111 TK 1121 Cộng có Nợ Có …. ……. ……………… ……… … ………… ……… ………… ……… ……… ………… ……… .…… 47478 21/9 - Trả tiền mua hàng bằng TM 0 84.882 8.488,2 93.370,2 93.370,2 93.370,2 0 ….. ……. ……………… ……… ….. ………… ……… ………… ……… ……… ………… ……… ....…. 29/9 - Trả tiền mua hàng bằng TGNH 30.000 96.000 9.600 105.600 135.600 135.600 0 …. ……. ……………… ……… … ………… ……… ………… ……… ……… ………… ……… ..…… 30/9 Cộng 60.200 295.240 29.524 324.764 249.364 135.600 384.964 0 Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Phú Minh Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Kế toán trưởng Giám đốc ĐVT : 1000đ BẢNG KÊ SỐ 11 – TK 131 STT Ngày Tháng Diễn giải Số Dư ĐK Ghi nợ TK 131, Có các TK.. Ghi có TK 131, Nợ các TK Số Dư CK Nợ Có TK 511 TK 33311 Cộng nợ TK 1111 TK 1121 Cộng có Nợ Có …… ……………………. ………… … …………. ………… ………….. …………. …………. ………….. ………… … 21/9 - Cty CP đầu tư xây dựng Phú Minh 0 84.882 8.488,2 93.370,2 93.370,2 93.370,2 0 26/9 -Cty TNHH Phương Nam 50.000 125.800 12.580 138.380 88.380 30.000 118.380 70.000 …… ……………………. ………… … …………. ………… ………….. …………. …………. ………….. ………… … 28/9 -DN Tư nhân HV 0 2.340 234 2.574 2.574 2.574 0 29/9 -Cty CP DC CK XK 82.500 305.047,6 30.504,76 335.552,36 235.552,36 235.552,36 182.500 29/9 -Cty CP XD số 5 HN 75.000 275.749,4 27.574,94 303.324,34 151.662,17 151.662,17 201.662,17 29/9 -Cty CP ĐT XD PM 30.000 96.000 9.600 105.600 135.600 135.600 0 30/9 Cộng 3.620.005 18.891.491 1.889.149,1 20.780.640 8.119.158 12.350.000 20.469.158 3.931.487 Tháng 9 năm 2007 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Kế toán trưởng Giám đốc Tại Công ty các khoản phải thu khách hàng luôn được theo dõi thường xuyên để đôn đốc công nợ cho khách hàng khi đến kỳ hạn phải trả. Các khoản phải thu của khách hàng được chia ra làm bốn loại cụ thể và rõ ràng như sau: ĐVT :VNĐ Trích số liệu tháng 9/2007 - Các khoản phải thu khách hàng từ 60 ngày trở xuống 3.997.817.754 - Các khoản phải thu khách hàng từ 61 ngày trở lên 767.596.946 - Các khoản phải thu khách hàng từ 90 ngày trở lên 394.120.540 - Các khoản phải thu khách hàng từ 180 ngày trở lên 1.771.951.760 Tổng số 6.931.487.000 Chú ý : Đối với TK 131, ngoài tên gọi là “Phải thu khách hàng” còn có thêm một tên gọi khác là “Người mua trả trước” thực chất đây là số tiền người mua ứng tiền trước cho người bán để lấy hàng kế toán bắt buộc phải theo dõi TK 131 với tên gọi này và số dư của tài khỏan này luôn nằm ở bên có TK 131. Các khoản người mua trả tiền trước trong tháng 9 như sau: ĐVT : VNĐ STT Tên đơn vị Số tiền Ghi chú 1 - Cửa hàng số 1 62.924.035 2 - Cửa hàng số 2 (XD) 38.200.000 3 - Cửa hàng số 3 78.875.965 4 - Cửa hàng số 6 300.000.000 5 - Cửa hàng số 9 (XD) 42.898.330 6 - Phòng KD XNK 499.840.000 Tổng cộng 1.022.738.330 Cuối năm kế toán đưa ra Bảng kê công nợ phải thu của khách trong toàn Công ty đó là một bảng danh sách liệt kê tổng số dư công nợ tại các đơn vị có 20 khoản công nợ chưa được thanh toán tính đến ngày 31/12/2007. Số dư lên tới 7.336.950.000 VNĐ. Các Khoản Phải Thu Khách Hàng Đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 STT Tên khách hàng nợ Số tiền (VNĐ) Ghi chú *Cửa hàng số 1 509.232.880 1. - Công ty CP ĐTPT nông thôn 121.592.880 2. - Doanh nghiệp SX thép Hải Yến 387.640.000 * Cửa hàng số 5 1.059.498.997 3. - Công ty cơ khí 25 BQP 151.366.902 4. - Công ty TNHH An Hưng 197.997.095 5. - Bán lẻ 350.079.000 6. - Công ty TNHH KK vật tư vận tải 360.056.000 * Phòng KD XNK 3.477.972.056 7. - Công ty CPTM đầu tư 462.490.019 8. - Công ty CP TM và XD tổng hợp 350.000.000 9. - Trường dạy nghề 18 BQP 560.000.000 10. - DN tư nhân Hùng Vương 588.155.847 11. - Nhà máy cơ khí 83 490.225.000 12. - Công ty TNHH Kiên Thành 496.320.000 13. - Công ty TNHH Long Khánh 250.360.500 14. - Công ty TNHH Thái Thịnh 280.420.690 * Phòng KD Kim Khí 2.290.246.067 15. -CT thi công cơ giới và lắp máy COMA1 330.107.987 16. - Công ty CP cơ khí 2 Hà Bắc 466.262.600 17. - Công ty TNHH thép Vinh Đa 430.790.000 18. - Nhà máy chế tạo cơ khí Sông Đà 444.600.000 19. -CT kết cấu thép và dịch vụCNCMA18,3 393.545.850 20. - Cty CP xây lắp điện Hà Tây 224.939.630 Tổng cộng 7.336.950.000 Nhiều khoản công nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn Công ty khiến Công ty gặp khó khăn về tình hình tài chính và không đủ nguồn vốn để quay vòng buộc phải đi vay lãi ngân hàng như vậy kết quả kinh doanh giảm đi. Vì vậy Công ty cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến các khoản phải thu của khách hàng để tình trạng quá nợ không xảy ra nhiều. Toàn bộ các khoản phải thu khách hàng trong Công ty được thể hiện khá rõ trên sổ cái TK 131 SỔ CÁI (Hình thức NKCT): Năm 2007 Tài khoản : Phải thu khách hàng Số hiệu : 131 Số dư đầu năm Nợ ĐVT : 1000đ Có 7.032.300 822.728 Ghi có các TK đối ứng với TK 131 Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 511 14.114.650 … 17.540.120 … 17.620.530 185.350.690 TK 512 2.644.352 … 3.240.520 4.020.270 35.629.310 TK 33311 1.411.465 1.754.012 1.762.053 1.853.506,9 Cộng số ps nợ 15.526.115 … 19.294.132 … 19.382.583 187.204.197 Cộng số ps có 15.231.415 … 20.852.650 … 22.270.250 192.480.254 Số dư cuối năm Nợ 7.327.000 … 6.931.487 … 7.336.950 72.070.256 Có 940.920 1.022.738,33 850.362,5 9.652.749,3 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu : Tại Công ty Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây không có các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) vì đa số các mặt hàng công ty bán là do mua ngoài không phải tự sản xuất vì thế giá bán hàng thường là ấn định chỉ áp dụng 2 mức giá là giá bán buôn và giá bán lẻ cho khách hàng. Công ty phải chịu thêm một khoản chi phí lớn là chi phí vận chuyển số hàng trên về kho để bán hàng do vậy có thể cùng bán một mặt hàng nhưng giá cả các mặt hàng Công ty bán ra thường cao hơn so với giá cả của các Công ty mà sản xuất ra mặt hàng đó bán và khách hàng cũng không được hưởng các khoản giảm trừ doanh thu như Công ty của họ. Một lý do nữa Công ty lại là người mua lại số hàng đó từ các Công ty sản xuất. Tóm lại giá bán hàng hóa của Công ty không thể thay đổi không thể giảm xuống, khách hàng không được hưởng chiết khấu thương mại dù mua nhiều với số lượng lớn. Nếu khách hàng mua nhiều, mua thường xuyên đủ số lượng quy định Công ty áp dụng bán cho giá bán buôn mặc dù không được hưởng chiết khấu thương mại nhưng Công ty thực hiện trích thưởng bằng tiền mặt và có thể bán chịu cho trong một thời gian khá dài không phải trả lãi suất. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán ở Công ty không phát sinh vì hàng hóa chủ yếu nhập khẩu từ bên nước ngoài với cước phí vận chuyển rất cao. Vì thế khâu kiểm tra hàng theo đúng hợp đồng đảm bảo về chất lượng đủ số lượng, đúng chủng loại, quy cách, mẫu mã được Công ty kiểm soát rất gắt gao tránh việc hàng bán bị trả lại vì như vậy Công ty lại tốn thêm một lần chi phí vận chuyển nữa, chi phí tăng làm lợi nhuận của Công ty giảm. Khi bán hàng tại Công ty không phát sinh trường hợp khách hàng trả lại hàng do kém phẩm chất hay không đúng chủng loại, quy cách. Khoản “Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” cho khách hàng là không có vì toàn bộ hàng của Công ty bán ra đã được đảm bảo về chất lượng và đã được kiểm tra theo đúng hợp đổng Kế toán doanh thu : Doanh thu bán hàng được kế toán tổng hợp dựa vào bảng kê sao chứng từ xuất hàng hóa và hóa đơn bán hàng do các cửa hàng và các phòng kinh doanh gửi lên sau đó căn cứ vào các chứng từ này kế toán lập sổ cái doanh thu. Nội dung của những khoản doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng của tất cả các mặt hàng kim khí, xăng dầu, hóa chất, hàng hóa khác…Doanh thu bán hàng được hạch toán vào tài khoản 511, tài khoản 512. Tại các cửa hàng, phòng kinh doanh hàng hóa có thể được bán buôn và bán lẻ nếu khách hàng mua buôn với số lượng lớn cần báo cho Công ty trước để chuẩn bị hàng. Đối với các loại hàng hóa bán buôn khách hàng nhận thẳng từ kho theo hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho, còn đối với các loại hàng hóa bán lẻ nhận từ các cửa hàng, phòng kinh doanh. Khi khách hàng đến mua hàng nếu yêu cầu viết hóa đơn nhân viên bán hàng phải có trách nhiệm viết nếu khách hàng không yêu cầu viết hóa đơn nhân viên bán hàng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ. Kế toán của cửa hàng, các phòng kinh doanh căn cứ vào các hóa đơn bán hàng lập bảng kê bán lẻ bán hàng hóa, thẻ quầy hàng vào sổ chi tiết tại cửa hàng, phòng kinh doanh tính ra số lượng và giá trị hàng tồn của từng loại hàng hóa tại cửa hàng, phòng kinh doanh để giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm bắt được tình hình nhập xuất tồn tại cửa hàng, phòng kinh doanh làm căn cứ để kiểm tra quản lý hàng hóa cuối ngày sẽ nộp các hóa đơn bán hàng lên phòng kế toán để vào sổ đối chiếu với phòng kế toán. Thẻ quầy hàng được mở theo từng mặt hàng và ghi hàng ngày. Mẫu thẻ quầy hàng sử dụng tại Công ty là mẫu 02 – BH. Bảng kê bán lẻ hàng hóa mẫu số 06 - GTGT. Đơn vị: CTy CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây Địa chỉ: 126 - Quang trung - HĐ - HT Mẫu số 06/GTGT TRÍCH BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HÓA DỊCH VỤ Tháng 9 năm 2007 Tên đơn vị kinh doanh: Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây Địa chỉ :126 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Tây Mã số thuế : 0500232288 Họ tên người bán hàng: Nhân viên bán hàng tại cửa hàng số 2 Địa chỉ nơi bán hàng : Cửa hàng số 2 – Đường Tô Hiệu – Hà Đông ĐVT : 1000 VNĐ SốTT Tên hàng hóa dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Thuế GTGT Tổng cộng 1 - Dầu TL 68 lít 3500 11,708 40.978 4.097,8 45.075,8 2. - Dầu Mobill 50 lít 3000 11,909 35.727 3.572,7 39.299,7 3. - Dầu Degen lít 3200 12,050 38.560 3.856 42.416 4. - Xăng A 95 lít 3818 13,000 49.634 4.963,4 57.597,4 5. - Xăng A 92 lít 5000 12,500 62.500 6.250 68.750 …. ……………… ……. …… ……. ……….. ……… ……….. CỘNG 863.520 86.352 949.872 Tổng cộng tiền thanh toán : 949.872.000 VNĐ Số tiền ghi bằng chữ: Chín trăm bốn mươi chín triệu tám trăm bẩy mươi hai nghìn đồng chẵn. Người lập (Ký, họ tên) Đơn vị : Cty CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây Địa chỉ: 126 Quang Trung - Hà Đông - Hà Tây THẺ QUẦY HÀNG (Tại cửa hàng số 3) Mẫu số : 02 – BH Theo QĐ số 15/2006/ QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của BTC Tên hàng : Thép tấm Q345B ĐVT : Kg Quy cách : 10 x 1500 x 6000 mm Đơn giá mua : 9,47 Đơn giá bán : 10,7 ĐVT : 1000 đ Ngày tháng Tên người bán hàng Tồn đầu ngày Nhập từ kho trong ngày Nhập khác trong ngày Cộng tồn đầu ngày và nhập trong ngày Xuất bán Xuất khác Tồn cuối ngày Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 2/8 C.Huệ 50.000 100.000 150.000 60.000 642.000 90.000 4/8 C. Lan 90.000 90.000 20.000 214.000 70.000 8/8 A.Nam 70.000 48.000. 513.600 22. 000 12/8 A.Tú 22.000 100.000 122.000 36.000 385.200 86.000 14/8 C.Lan 86.000 86.000 42.000 449.400 44.000 ….. ………. ………… ……………. ………….. ……………………… ………. ………….. ………. …………. ……………… 31/8 Cộng 80.000 350.000 150.000 580.000 410.000 4.387.000 90.000 963.000 80.000 Ngày lập thẻ : 1 tháng 9 năm 2007 Tờ số: 16 Người lập (Ký, họ tên) SỔ CÁI (Hình thức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 ĐVT : 1000đ Tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ Ghi có các TK đối ứng với TK này Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 911 14.114.650 … 17.540.120 … 17.620.530 185.350.690 Cộng số ps nợ 14.114.650 … 17.540.120 … 17.620.530 185.350.690 Cộng số ps có 14.114.650 … 17.540.120 … 17.620.530 185.350.690 Số dư cuối năm Nợ Có 0 … 0 … 0 0 Số hiệu : 511 Người lập Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng SỔ CÁI (Hình thức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 Tài khoản: Doanh thu nội bộ ĐVT : 1000đ Số hiệu : 512 Ghi có các TK đối ứng với TK này Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 911 2.644.352 … 3.240.520 … 4.020.270 35.629.310 Cộng số ps nợ 2.644.352 … 3.240.520 … 4.020.270 35.629.310 Cộng số ps có 2.644.352 … 3.240.520 … 4.020.270 35.629.310 Số dư cuối năm Nợ Có 0 … 0 … 0 0 Người lập Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng 2.2.3 Thực trạng kế toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty: Tài khoản sử dụng : - TK 641 “ Chi phí bán hàng” được chi tiết thành các TK sau: 6411 - Chi phí nhân viên : gồm các khoản tiền lương, phụ cấp tiền ăn ca, khoản trích theo lương của các nhân viên bán hàng để theo dõi khoản chi phí phát sinh này căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…để ghi vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 641. 6414 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Do đặc điểm của Công ty là báo cáo chi phí khấu hao theo quý nên mức khấu hao TSCĐ cũng được tính theo quý sau đó khoản chi phí này sẽ được chia ra cho từng tháng và được phản ánh vào cuối tháng, căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định kế toán ghi khoản chi phí này vào sổ chi tiết, sổ cái TK 641. 6417, 6418 -Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: gồm chi phí tiền điện nước, điện thoại, tiền bốc xếp, vận chuyển thuê ngoài, chi phí thu mua hàng hóa, chi phí thu mua tiêu thụ, chi phí kiểm nghiệm hàng hóa, chi phí cầu đường, chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, chi phí độc hại, tiền công tác phí...Kế toán phải căn cứ vào phiếu chi, hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…để ghi vào sổ chi tiết, sổ cái TK 641. - TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” được chi tiết thành : 6421 bao gồm các khoản: tiền lương, phụ cấp, tiền ăn ca, khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp, 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ” 6426 “Chi phí dự phòng phải thu khó đòi” 6427, 6428 “Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác” Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan: Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT, bảng kê số 1, số 2…để ghi vào sổ chi tiết bán hàng và sổ cái TK 642, nhật ký chứng từ số 8. - Sau khi hoàn thành công việc ghi chép vào sổ, cộng dồn số liệu, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ bán hàng trong kỳ của toàn Công ty căn cứ vào các nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản liên quan đến việc tiêu thụ, kết chuyển doanh thu, kết chuyển chi phí, kết chuyển giá vốn hàng bán vào TK 911. Kết quả tiêu thụ từ việc bán hàng (kim khí, xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng…) năm 2007 tại Công ty như sau: * Nợ TK 911(HĐTT) : 208.511.922 Có TK 632 : 208.511.922 * Nợ TK 911(HĐTT) : 9.505.078 Có TK 641 : 5.500.635 Có TK 642 : 4.004.443 * Nợ TK 511(HĐTT) : 183.350.690 Nợ TK 512(HĐTT) : 37.629.310 Có TK 911(HĐTT) : 220.980.000 - Tại Công ty không chỉ có hoạt động bán hàng mà còn bao gồm cả hoạt động tài chính, hoạt động khác nên cuối kỳ kinh doanh tại Công ty còn phải kết chuyển cả hoạt động tài chính và hoạt động khác về doanh thu và chi phí của 2 hoạt động đó sau đó mới xác định kết quả kinh doanh toàn Công ty. Số liệu trong sổ cái TK 911 bao gồm cả hoạt động tài chính và hoạt động khác. Đây là kết quả kinh doanh của toàn Công ty năm 2007 cụ thể: * Nợ TK 911: 1.330.890,194 Có TK 4212 : 1.330.890,194 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 9 năm 2007 ĐVT : 1000 đ STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 334 : Phải trả người lao động TK 338 : Phải trả phải nộp khác Tổng cộng Lương BHXH Thưởng Cộng KPCĐ BHXH BHYT Cộng 1. - Chi phí bán hàng *160.400 160.400 2.316 17.370 2.316 22.002 182.602 2. - Chi phí quản lý doanh nghiệp *131.200 131.200 2.032 15.240 2.032 19.304 150.504 3. - Bảo hiểm xã hội 37.400 37.400 37.400 4. - Quỹ khen thưởng 50.000 50.000 50.000 5. - Phải trả người lao động 10.870 2.174 13.044 13.044 Cộng 291.600 37.400 50.000 379.000 4348 43.480 6.522 54.350 433.350 * Tổng số lương bao gồm cả lương thời gian, lương theo doanh thu Tổng số lương thời gian của Công ty 217.400 trong đó lương NVBH 115.800, lương NVQLDN là 101.600 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên) BẢNG TÍNH PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 9 năm 2007 ĐVT : 1000đ STT Chỉ tiêu Số năm sử dụng Giá trị TSCĐ TK 641 TK 642 Nguyên giá Số khấu hao 1. *Số khấu hao đã trích trong tháng 8 5.020 3.020 2.000 2. * Số khấu hao tăng trong tháng 9 753.000 5077 2.400 2.677 + Thiết bị bán hàng 15 365.000 2.400 2.400 + Thiết bị quản lý 12 388.000 2.677 2.677 3. * Số khấu hao giảm trong tháng 9 180.000 581 581 + Nhà kho bán hàng 10 180.000 581 581 4. * Số khấu hao phải trích trong tháng 9 9.516 3.839 3.677 Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Đơn vị : CT CP VT TH HT Địa chỉ: 126 QTrung - HĐ - HT Telefax: (84.34) 3518313 PHIẾU CHI Mẫu số 02 – TT QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BTC Ngày 3 tháng 9 năm 2007 . Quyển số : Số : 521 Nợ TK 6418 : 4.150.000 đ Nợ TK 1331 : 207.500 đ Có TK 1111 : 4.357.500 đ Họ tên người nhận tiền : Nguyễn Đức Toàn Địa chỉ : Cửa hàng số 1 Lý do chi : Thanh toán tiền vận chuyển thuê ngoài Số tiền : 4.357.500đ (viết bằng chữ): Bốn triệu ba trăm năm mươi bẩy nghìn năm trăm đồng. Kèm theo: 1 hóa đơn GTGT Chứng từ gốc: 0034057 Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Bốn triệu ba trăm năm mươi bẩy nghìn năm trăm đồng. Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu ) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Người lập phiếu ( Ký, họ tên ) Thủ quỹ ( Ký, họ tên ) Người nhận (Ký, họ tên ) SỔ CÁI ĐVT : 1000đ Tài khoản: Chi phí bán hàng Ghi có các TK đối ứng với TK 641 Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 1111 130.350 … 164.738 … 197.270 1.803.850 TK 1121 158.462 … 209.500 … 218.428 2.352.732 TK 331 89.115 … 109.556 … 117.225 1.221.653 Cộng số ps nợ 388.327 … 495.794 … 544.923 5.500.635 Cộng số ps có 388.327 … 495.794 … 544.923 5.500.635 Số dư cuối năm Nợ 0 … 0 … 0 0 Có Số hiệu : 641 Người lập Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng SỔ CÁI ĐVT : 1000đ Tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Ghi có các TK đối ứng với TK 642 Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 1111 80.750 … 135.708 … 144.340 1.132.252 TK 1121 150.462 … 180.520 … 195.425 1.862.738 TK 331 60.115 … 89.556 … 93.720 781.380 Cộng số ps nợ 315.327 … 428.784 … 448.985 4.004.443 Cộng số ps có 315.327 … 428.784 … 448.985 4.004.443 Số dư cuối năm Nợ 0 … 0 … 0 0 Có Số hiệu : 642 Người lập Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Kế toán trưởng ĐVT : 1000đ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Tháng 9 năm 2007 TK có TK nợ TK 131 TK 156 TK 511 TK 512 TK 641 TK 642 TK 1111 8.119.158 TK 1121 12.350.000 TK 131 17.540.120 3.240.520 TK 632 19.558.633 TK 911 495.794 428.784 Cộng 20.469.158 19.558.633 17.540.120 3.240.520 495.794 428.784 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) Giám đốc (Ký, họ tên) SỔ CÁI (Hình thức nhật ký - chứng từ) Năm 2007 Tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Ghi có các TK đối ứng với TK 911 Tháng 1 … Tháng 9 … Tháng 12 Tổng cộng TK 632 15.847.230 … 19.558.633 … 20.320.540 208.511.922 TK 641 388.327 … 495.794 … 544.923 5.500.635 TK 642 315.327 … 428.784 … 448.985 4.004.443 ……………….. ………… … ………. … …………. …………… TK 421 98.118 … 137.429 … 166.352 1.330.890,194 Cộng số ps nợ 16.804.002 … 20.832.640 … 21.694.800 221.573.899,3 Cộng số ps có 16.804.002 … 20.832.640 … 21.694.800 221.573.899,3 Số dư cuối kỳ 0 0 0 0 ĐVT : 1000đ Số hiệu : 911 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) Giám đốc (Ký, họ tên) Dưới đây là bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007: Đơn vị : Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây Địa chỉ : 126 - Quang Trung - Hà Đông - Hà Tây Mẫu số 02- DN Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC ĐVT : 1000đ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2007 CHỈ TIÊU Mã Số TM Năm nay Năm trước 1.Doanh thu BH và CCDV 01 220.980.000 220.785.930 2.Doanh thu thuần về BH và CCDV 10 220.980.000 220.785.930 3.Giá vốn hàng bán 11 208.511.922 208.661.174 4.Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 20 12.468.078 12.124.756 5.Doanh thu hoạt động tài chính 21 396.499,573 315.922,94 6. Chi phí tài chính 22 2.008.655,847 2.210.624,35 Trong đó : Chi phí lãi vay phải trả 23 1.924.084,741 2.147.455,79 7.Chi phí bán hàng 24 5.500.635 5.693.141 8.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.004.443 3.709.666 9.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 1.350.843.726 827.247,59 10. Thu nhập khác 31 197.399,691 286.114,285 11. Chi phí khác 32 696,68 2.850,035 12.Lợi nhuận khác 40 196.703,011 283.264,25 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 1.547.546,737 1.110.511,84 14.Chi phí thuế TNDN hoãn lại (14%) 52 216.656,5432 *0 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 60 1.330.890,194 1.110.511,84 Sau khi Cổ Phần Công ty được ưu đãi 2 năm đầu được miễn thuế TNDN, 2 năm sau được giảm một nửa thuế TNDN Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Chương 3 : MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY 3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY: 3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cơ hội mới đồng thời ẩn chứa nhiều thách thức rủi ro, Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây nói riêng và các Công ty thương mại nói chung muốn tồn tại và phát triển bền vững, khẳng định thương hiệu của mình lâu dài trên thị trường không có con đường nào khác là phải tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau trong đó có kế toán. Kế toán có vai trò quan trọng giúp cho các nhà quản lý phân tích được các hoạt động kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Thông qua việc kiểm tra tính toán, ghi chép tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ kế toán để có thể đưa ra các thông tin một cách chính xác toàn diện về tình hình tài sản nguồn vốn sự vận động của chúng qua đó nhà quản lý nắm được nguồn tài lực để có kế hoạch sắp xếp bố trí huy động những nguồn lực hợp lý phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó cho thấy cần phải thực hiện tốt việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nhất là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Đây là vấn đề trọng tâm đối với các doanh nghiệp, các Công ty thương mại vì hoạt động bán hàng lưu thông hàng hóa là hoạt động then chốt luôn được chú trọng và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất quyết định sự tồn tại sự sống còn của các doanh nghiệp thương mại. Hoàn thiện phương pháp kế toán cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có nhận xét đúng đắn trong việc thực hiện công tác kế toán đảm bảo phù hợp với chế độ chính sách và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phần hệ thống thông tin về bán hàng, kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố có liên quan đến tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hóa để nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý và lập kế hoạch tiêu thụ phù hợp giảm bớt chi phí không cần thiết nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận. Việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng vừa giúp cho công tác kế toán của doanh nghiệp được nâng cao, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho nhà quản lý vừa có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp. 3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây: Nguyên tắc 1: Hoàn thiện phải trên cơ sở tôn trọng các cơ chế tài chính tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán quốc tế. Nguyên tắc 2: Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi hệ thống các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp được ban hành với sự tham gia đóng góp của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán nhưng chỉ dừng lại ở một bản thiết kế tổng hợp nên các doanh nghiệp phải vận dụng để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nguyên tắc 3: Hoàn thiện nhưng phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý. Nguyên tắc 4: Hoàn thiện phải trên cơ sở tiết kiệm chi phí giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính chất khoa học cao vì mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh có lãi với hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các hoạt động mua bán trao đổi được mở rộng các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì ngoài việc chấp hành luật pháp nói chung các chính sách tài chính nói riêng thì hoàn thiện thông tin về khách hàng nhà cung cấp nguồn hàng là điều vô cùng quan trọng, tăng cường sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp để linh động cải tiến chất lượng theo thị hiếu của khách hàng, tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ thương mại quốc tế, phải liên tục cập nhật thông tin mới kịp thời chính xác hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra… 3.2 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY: Với truyền thống bề dày lịch sử gần 40 năm trong lĩnh vực thương mại Công ty CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây đã từng bước khẳng định vị trí chỗ đứng của mình trên thương trường với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là mặt hàng kim khí tổng hợp. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh và chính trị của mình do Đảng và Nhà nước giao cho đưa Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Các mặt hàng kim khí tổng hợp của Công ty ngày một đa dạng đủ kích cỡ đáp ứng đã đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của toàn tỉnh. Đây là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên Công ty những người tâm huyết với công việc nhanh nhạy trong kinh doanh. Qua một thời gian thực tập tìm hiểu, tiếp cận với thực tế tại Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cộng thêm những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường cùng sự hiểu biết của mình em nhận thấy kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tương đối hợp lý song bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa được phù hợp. Đứng trên góc độ là một sinh viên chuẩn bị tôt nghiệp Đại học với mong muốn hoàn thiện hơn nữa kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty em xin mạnh dạn nêu ra một số nhận xét đánh giá như sau: Những ưu điểm về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Về tổ chức quản lý: Công tác tổ chức quản lý của Công ty ngày một hoàn thiện và khoa học hơn. Công ty rất chú trọng việc bố trí, sắp xếp đúng người đúng việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của từng cá nhân vì vậy đã phát huy được sở trường, năng lực thực sự khắc phục được mặt còn yếu kém của từng cá nhân. Chính điều này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Với sự sắp xếp ngày một hoàn thiện theo xu hướng tinh giảm gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, Bộ máy quản lý đã và đang thể hiện được vai trò và hiệu quả trong việc cống hiến và xây dựng để đưa Công ty phát triển ngày một vững mạnh hơn. Về tổ chức bộ máy kế toán “theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán” Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chỉ đạo giám sát chặt chẽ có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, các phòng kinh doanh. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán được phân công và phân định rõ ràng cụ thể độc lập nhau nhưng đều nằm trong một thể thống nhất và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và giám đốc. Về hình thức sổ kế toán sử dụng “Nhật ký chứng từ” Hình thức này mang tính khoa học cao giảm được ghi chép thuận lợi cho việc đối chiếu kiểm tra số liệu. Hệ thống mẫu sổ kế toán được tuân thủ đúng theo chế độ kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được theo dõi ghi chép rõ ràng đầy đủ cả trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp tạo đà thuận lợi cho việc kiểm tra phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho bộ máy quản lý có được thông tin kinh tế đầy đủ để phân tích những chiến lược kinh doanh cho kỳ tiếp theo. Kết cấu của các loại sổ sách mà Công ty hiện nay đang áp dụng không khác nhiều so với chế độ chung về sổ kế toán. Công ty đã thực hiện đúng các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ - CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ. Về khâu tổ chức hạch toán ban đầu : Chứng từ là những cơ sở ban đầu để thực hiện công việc hạch toán, các chứng từ đều được đánh số, ký hiệu theo thời gian, phân loại và được kiểm tra thường xuyên về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối đầy đủ cụ thể phù hợp về số lượng nguyên tắc ghi chép. Các chứng từ ban đầu: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Phiếu thu, Phiếu chi…được luân chuyển hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ, các mẫu biểu chứng từ tuân thủ theo quyết định 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Quá trình luân chuyển chứng từ đã thực hiện đúng quy trình trong cả 3 khâu: khâu mua, khâu bán, khâu dự trữ và được giám sát chặt chẽ, việc lưu trữ bảo quản chứng từ được sắp xếp phân loại cẩn thận các trường hợp đáng tiếc mất chứng từ gốc không xảy ra. Về hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Công ty đã sử dụng linh hoạt thống nhất theo đúng hệ thống tài khoản hiện hành ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, các tài khoản 131, 331, 511, 632…chi tiết đến từng đối tượng cụ thể. Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: - Về kế toán doanh thu bán hàng: Kế toán mở sổ và tài khoản chi tiết cho từng đối tượng để phản ánh một cách chi tiết về doanh thu bán hàng làm cho cho việc ghi chép kiểm tra theo dõi doanh thu bán hàng dễ hiểu đồng nhất thuận tiện. Tại Công ty, kế toán tiến hành theo dõi doanh thu bán hàng trên từng mặt hàng cụ thể (doanh thu của ngành hàng kim khí, ngành xăng dầu, ngành hóa chất, ngành vật tư khác, dịch vụ) điều này rất thuận lợi cho nhà quản lý trong việc ra quyết định, chiến lược kinh doanh mặt hàng kinh doanh nào tốt cần phải chú trọng trong thời gian tới, mặt hàng nào kinh doanh còn chưa tốt cần phải đẩy nhanh, loại bỏ… - Về tình hình theo dõi công nợ trong quá trình bán hàng: Đối với mỗi đối tượng công nợ, Công ty mở riêng một sổ chi tiết công nợ để theo dõi riêng. Công nợ của khách hàng được chia ra nhiều loại cụ thể theo thời gian công nợ từ 60 ngày trở xuống, Công nợ từ 61 ngày trở lên, công nợ từ 90 ngày trở lên, công nợ từ 180 ngày trở lên. Định kỳ kế toán dễ dàng đối chiếu công nợ của từng khách hàng đôn đốc việc thanh toán tiền hàng nhằm thu hồi nợ, tránh thất thoát tài sản và ứ đọng vốn quá lâu. - Về kế toán giá vốn hàng bán: Với cách xác định GVHB của Công ty, GVHB được tính toán khá chính xác đảm bảo sự đánh giá đúng kết quả bán hàng. Việc tính toán giá vốn hàng bán được lập chi tiết cho từng loại hàng hóa giúp cho nhà quản lý biết được tình hình kinh doanh cũng như lượng nhập xuất tồn kho của từng loại hàng hóa. Từ đó kịp thời đưa ra những phương án kinh doanh mới để đẩy nhanh quá trình bán hàng của những loại hàng bị ứ đọng tồn kho. - Việc tính toán xác định kết quả bán hàng tại Công ty tương đối chính xác đơn giản dễ thực hiện số liệu phản ánh đúng thực tế tại Công ty không có tình trạng lãi giả lỗ thật và ngược lại giúp cho Ban lãnh đạo thấy được xu hướng kinh doanh trong thời gian tới đề ra các quyết định kinh doanh mới phù hợp với thực tế. - Hiện nay, Công ty đang áp dụng khoa học cơ chế khoán doanh thu bán hàng và cả chi phí theo dõi chỉ đạo sát sao cho phù hợp tình hình thực tế tại Công ty chứ không khoán trắng đây sẽ là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Tác dụng của cơ chế khoán gắn lợi ích và trách nhiệm rõ ràng của các cá nhân với nhau phát huy được tính năng động tính sáng tạo của cá nhân, tập thể. Thực chất đây là thực hiện chế độ phân phối theo kết quả kinh doanh và năng lực thực sự của mỗi người “ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” Những hạn chế về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Công ty: Về hình thức sổ kế toán : Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ mặc dù đã đơn giản hóa hơn so với lý thuyết nhưng kết cấu mẫu sổ vẫn phức tạp không thuận lợi cho việc sử dụng vào máy tính đồng thời đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên kế toán phải vững vàng. Về tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức theo mô hình vửa tập trung vừa phân tán bộ máy kế toán bị cồng kềnh vì từng cửa hàng từng phòng ban đều có một nhân viên kế toán gây dư thừa nhân lực. Về khâu tổ chức hạch toán ban đầu: Việc ghi chép bằng tay các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách làm căn cứ cho việc hạch toán phân tích tổng hợp quá trình kinh doanh của công ty có lúc còn cung cấp tổng hợp các thông tin cho các nhà quản lý chưa được kịp thời ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Các khoản giảm trừ doanh thu: Công ty không mở tài khoản theo dõi khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàng, không thực hiện CKTM, CKTT, và không chấp nhận HHBTL, GGHB cho khách hàng thậm chí khi một số mặt hàng (kim khí)…bị han gỉ làm hạn chế việc tiêu thụ hàng hóa tại Công ty gây nên hàng tồn kho nhiều làm chậm quá trình luân chuyển hàng hóa để kết thúc quá trình kinh doanh. Nếu Công ty tiếp tục thực hiện chính sách này chỉ gây thêm bất lợi nhất là trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai. Cách tính trị giá vốn hàng hóa xuất bán trong kỳ chưa chính xác: Tại Công ty trị giá vốn của hàng bán chỉ bao gồm trị giá mua hàng hóa mà không bao gồm chi phí thu mua hàng hóa mặt khác chi phí thu mua hàng hóa được hạch toán vào TK 641 làm trị giá vốn hàng hóa giảm đi chi phí bán hàng tăng lên. Việc hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ quy định không phản ánh đầy đủ về nội dung của trị giá vốn hàng xuất bán gây thiếu chính xác cho thông tin kế toán. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tại Công ty mới lập dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm chưa có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này là chưa phù hợp vì hiện nay tình hình giá cả thị trường biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát tăng cao. Sử dụng tài khoản trong hạch toán chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán: Đó là việc Công ty sử dụng TK 641 để hạch toán chi phí thu mua hàng điều này làm chi phí bán hàng tăng lên gây nên việc xác định kết quả kinh doanh không chính xác. Về việc sử dụng kế toán thủ công: Hiện nay mọi công việc kế toán đều được các nhân viên kế toán tiến hành làm thủ công và có sự hỗ trợ của bảng tính Excel và Word. Đây là một hạn chế bởi với quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng khối lượng công việc sổ sách kế toán ngày càng nhiều đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực hơn nữa của các phần mềm kế toán để công việc kế toán dễ dàng hơn nhanh chóng hơn tiết kiệm được nhiều thời gian, hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều lần. Về việc sử dụng tài khoản trong hạch toán nội bộ : Hiện nay khi hạch toán quá trình bán hàng điều chuyển hàng hóa trong nội bộ đơn vị Công ty kế toán tại Công ty không sử dụng TK 136 “Phải thu nội bộ” và TK 336 “Phải trả nội bộ” để hạch toán quá trình bán hàng điều này gây ra sự không rõ ràng khi hạch toán trong các đơn vị nội bộ với nhau. 3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY: Ý kiến 1: Hoàn thiện về cách tính trị giá vốn hàng bán trong kỳ và phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa bán ra trong kỳ: * Hiện nay giá vốn hàng bán tại Công ty chỉ bao gồm trị giá mua hàng hóa không bao gồm chi phí thu mua hàng hóa (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí thuê kho, thuê bãi, tiền phạt lưu kho hao hụt trong định mức, chi phí bảo hiểm hàng hóa, lệ phí thanh toán L/C…) cách tính giá này không đúng không phù hợp với quy chế hạch toán hiện hành mặt khác làm giảm giá vốn thực tế hàng bán ra khiến giá vốn được tính không chính xác. Vì vậy GVHB trong Công ty cần phải tính như sau: Trị giá vốn hàng bán = Trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ * Công ty không sử dụng TK 1561 để hạch toán trị giá mua hàng hóa mà sử dụng TK 156 điều này khiến việc hạch toán giá mua hàng hóa không rõ ràng chi tiết, chi phí thu mua hàng hóa được hạch toán vào TK 641 không hạch toán vào TK 1562. Điều này hoàn toàn sai lầm vì chi phí thu mua hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông hàng hóa phát sinh liên quan trực tiếp tới quá trình mua hàng nó tách biệt hẳn với quá trình bán hàng và là một bộ phận cấu thành lên giá vốn hàng bán. Vì vậy chi phí thu mua phải được hạch toán vào TK 1562 để cuối kỳ phân bổ vào trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Hiện tại : * Khi mua hàng về nhập kho, kế toán hạch toán: Nợ TK 156 : Tổng trị giá hàng mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111, 1121, 331: Tổng số tiền phải trả người bán * Khi xuất hàng bán, kế toán định khoản: Nợ TK 632 (01) : Trị giá vốn của số hàng bán tại cửa hàng số 1 Có TK 156 : Trị giá hàng hóa xuất kho * Khi tính chi phí thu mua hàng hóa, kế toán hạch toán: Nợ TK 6417 : Chi phí thu mua hàng hóa Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1111, 1121, 331: Tổng số tiền phải trả người vận chuyển… Tại Công ty chi phí thu mua hàng hóa không được kế toán phản ánh vào TK 1562 mà hạch toán toàn bộ vào TK 641. Cách hạch toán như vậy là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành không phản ánh đúng bản chất của chi phí bán hàng làm tăng chi phí bán hàng làm cho việc so sánh giữa doanh thu và chi phí không chính xác. Từ đó Công ty nên bổ sung thêm vào hệ thống TK của mình TK 1561: “Giá mua hàng hóa”; TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa” khi có chi phí thu mua hàng hóa phát sinh kế toán sẽ hạch toán vào TK 1562. Cụ thể như sau: Đề xuất: Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua hàng hóa chưa có thuế Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 : Tổng chi phí thu mua hàng hóa - Cuối kỳ kế toán Công ty tiến hành việc phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra trong kỳ theo một tiêu thức thích hợp (trị giá mua của hàng hóa, doanh thu của hàng hóa, số lượng, trọng lượng hàng hóa…) cách dùng phổ biến nhất là trị giá mua của hàng hóa. Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ = Chi phí mua hàng tồn đầu kỳ và chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ Trị giá hàng tồn đầu kỳ và trị giá hàng nhập kho trong kỳ x Trị giá mua của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ Đồng thời kết chuyển chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán trong kỳ vào TK 632 kế toán ghi: Nợ TK 632 : Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 1562 : Chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ Ý kiến 2: Hoàn thiện kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc trích lập DP GGHTK đảm bảo việc quán triệt theo nguyên tắc thận trọng của kế toán, góp phần hạch toán đúng chỉ tiêu giá vốn hàng bán tránh những tổn thất không đáng có xảy ra khiến tình hình kinh doanh của Công ty không bị xáo trộn nhiều mặc dù tình hình thị trường hàng hóa đang có biến động lớn đặc biệt đối với một doanh nghiệp thương mại hàng hóa tồn kho là điều không tránh khỏi (Hàng có thể bị hư hỏng, bị kém phẩm chất, lỗi môt, lạc hậu đặc biệt bị tồn ứ đọng chậm luân chuyển quá lâu). Để theo dõi tình hình trích lập hay hoàn nhập DP GGHTK kế toán sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Cuối kỳ kế toán khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng GG HTK. Số DP GGHTK được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá tri thuần có thể thực hiện được của hàng hóa đó. - Nếu khoản dự phòng GGHTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng GGHTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước kế toán phải trích bổ sung vào GVHB Nợ TK 632 : Tăng GVHB Có TK 159: Trích lập bổ sung DP GGHTK - Nếu khoản dự phòng GGHTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng GGHTK đã lập ử cuối kỳ kế toán năm trước kế toán phải hoàn nhập số chênh lệch thừa như sau: Nợ TK 159 : Hoàn nhập DP GGHTK không dùng đến Có TK 632 : Giảm GVHB Ý kiến 4: Hoàn thiện các chính sách nhằm tăng cường tiêu thụ hàng hóa: Hiện tại Công ty không áp dụng các khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàng điều này không có lợi về lâu dài cho hoạt động kinh doanh của Công ty không kích thích khách hàng mua hàng không mang tính cạnh tranh cao. Để nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai Công ty cần áp dụng các khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàng cụ thể: - Để khuyến khích khách hàng mua nhiều với số lượng lớn một lần hoặc trong một thời gian ngắn Công ty nên thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng. Điều này giúp khả năng tiêu thụ hàng hóa tại Công ty tăng lên rõ rệt khi sản lượng tiêu thụ tăng kéo theo lợi nhuận tăng. - Đối với khách hàng thanh toán nhanh chóng sớm tiền hàng giúp Công ty không bị ứ đọng vốn không phải vay tiền ngân hàng nhiều giảm chi phí tiền vay bên ngoài Công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng mặt khác còn giảm bớt việc phải đi đòi nợ khách hàng, khoản phải thu khách hàng giảm xuống tiết kiệm nhuều thời gian và công sức. - Đối với những loại hàng hóa không phải do hàng kém phẩm chất mà đôi khi có nhiều hàng kim khí bị han gỉ do khâu bảo quản không tốt, hàng bị lỗi thời, hàng hóa bị tồn kho quá lâu gây nên việc chậm luân chuyển hàng hóa Công ty nên giảm giá hàng bán một chút đối với hàng hóa đó có như vậy mới mong tiêu thụ hết số hàng tồn và thu hồi vốn ban đầu để tiếp tục quá trình kinh doanh mới. Việc áp dụng cứng nhắc một loại giá khiến tình hình tiêu thụ hàng hóa chậm lại đồng tiền vốn không có khả năng sinh lời cao trong khi đó vốn kinh doanh có hạn, lãi suất ngân hàng cao gây nên nhiều bất lợi cho Công ty . Ngoài ra để nâng cao sản lượng tiêu thụ hơn nữa và hạ thấp giá bán sản phẩm Công ty cần nhanh chóng mở rộng phương thức kinh doanh và họat động kinh doanh mới không chỉ dừng lại ở mua bán trao đổi hàng hóa mà còn tham gia vào liên kết sản xuất, đầu tư vào sản xuất làm phong phú thêm mặt hàng bán ra thu hút nhiều khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, tối đa hóa lợi nhuận. Hiện tại Công ty đang có rất nhiều nguồn lực sẵn có nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ năng động lành nghề, nhiệt tình trong công việc, vị trí kinh doanh thuận lợi nằm trên đường quốc lộ chính, nhiều bạn hàng tốt trong kinh doanh, diện tích đất ở kho Đồng Mai khá rộng đang sử dụng để hàng có một nửa, một nửa để trống nếu biết khai thác tận dụng khu đất này đây là nơi sản xuất tốt. Trước mắt nguồn vốn Công ty vẫn còn hạn chế Công ty nên tham gia liên kết sản xuất trước đây là biện pháp mang lại lợi ích lâu dài bền vững cho Công ty. Ý kiến 3: Ứng dụng phần mềm tin học vào trong tổ chức công tác kế toán: Ngày nay khoa học công nghệ đang phát triển và bùng nổ nhanh chóng. Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học công nghệ và tri thức cùng với sự phát triển của xã hội yêu cầu công tác kế toán về quản lý khối lượng cũng như chất lượng thông tin ngày càng cao mặt khác do yêu cầu của cạnh tranh đòi hỏi quá trình xử lý thông tin phải nhanh chóng chính xác kịp thời. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải ứng dụng các kỹ thuật tính toán hiện đại vào việc xử lý thông tin kế toán nói chung và thông tin về bán hàng nói riêng một cách nhanh chóng có hiệu quả giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán tiết kiệm chi phí thời gian. Để làm được điều này Công ty phải sử dụng phần mềm kế toán đầu tư trang bị máy tính một cách đồng bộ và thực hiện nối mạng nội bộ có kế hoach bồi dưỡng nhân viên kế toán. Hiện nay Công ty mới chỉ ứng dụng tin học trong công tác kế toán bằng việc sử dụng các bảng tính Excel trong việc tính toán lập các sổ sách báo cáo kế toán. Nếu sử dụng phần mềm kế toán máy đảm bảo tính đồng bộ đảm bảo độ tin cậy trong công tác kế toán và giúp cho việc thu nhận tính toán và xử lý cung cấp thông tin một cách nhanh chóng rõ ràng đặc biệt giúp cho công tác bảo quản lưu trữ dữ liệu thông tin kế toán thuận lợi và an toàn nâng cao hiệu quả quản lý và công tác nội bộ giúp Công ty luôn đi trước đối thủ cạnh tranh của mình. Tóm lại Công ty nên áp dụng kế toán trên máy vi tính vào trong công tác kế toán nhằm giúp công tác kế toán được tổ chức nhanh gọn nhẹ phục vụ đắc lực cho công việc kinh doanh. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN DỰ KIẾN Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán ngân hàng, lương, BH… MÁY TÍNH (Phần mềm kế toán) Kế toán bán hàng Kế toán mua hàng nội địa và nhập khẩu KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Khi nhìn lại chặng đường đã qua các doanh nghiệp cần nghiêm túc tự đánh giá về những mặt mạnh cũng như những mặt yếu còn tồn tại để khắc phục, luôn cập nhật thông tin mới nhất để tự đổi mới hoàn thiện mình. Từ đó đề ra những chiến lược giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng và mới mẻ luôn biến động của thị trường đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO hoạt động giao dịch đầu tư trên thị trường vốn thị trường chứng khoán diễn ra sôi động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất gay gắt. Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây mới Cổ phần được gần 4 năm do đó không thể không tồn tại những hạn chế nhất định. Tuy nhiên điều quan trọng hơn hết Công ty đã tự nhìn nhận và thấy cần phải thay đổi hướng đi sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Một trong những thành công của Công ty hiện nay là đã tổ chức khá tốt kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng điều này được thể hiện khá rõ trong mấy năm gần đây khi lợi nhuận của Công ty liên tục tăng nhanh sức cạnh tranh của Công ty với các đơn vị trong ngành cũng được tăng lên. Em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty đã phát huy được nhiều điểm mạnh để vận dụng vào tình hình thực tế tại Công ty Em tin rằng trong tương lai Công ty ngày càng phát triển xa hơn nữa.Tổ chức hợp lý kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sẽ góp phần vào hoàn thiện công tác kế toán nói chung của Công ty đưa ra những thông tin chính xác cần thiết để có những quyết định phù hợp trong kinh doanh. Muốn vậy bộ phận kế toán phải vận dụng linh hoạt hợp lý chế độ kế toán vào Công ty mìnhđể thực hiện hạch toán kế toán nói chung và hạch toán việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng một cách đúng đắn để đem lại hiệu quả. Gần 40 năm đã trôi qua Công ty Cổ phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây đã trưởng thành và phát triển không ngừng: cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng vững chắc, trang thiết bị hiện đại, trình độ quản lý nghiệp vụ chuyên môn được nâng cao đời sống của CBCNV được cải thiện rất nhiều. Cho dù có khó khăn đến đâu nhưng nhờ có sự nhất trí đồng lòng của tập thể CBCNV sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo nên Công ty đã vượt qua vững bước đi lên như ngày nay. Đây là nguồn sức mạnh to lớn giúp Công ty ngày càng phát triển. Trong thời gian thực tập tại Công ty CP Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây dựa vào những kiến thức đã học và việc đi sâu tìm hiểu hoạt động thực tế tại Công ty em đã đưa ra một số đề suất nho nhỏ để đóng góp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Hi vọng rằng những đề suất của em sẽ có ích trong việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Do hạn chế về thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến cùng các anh chị phòng kế toán Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây đã giúp em hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thu Hương Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 3) - Viện ĐH Mở Hà Nội – PGS.TS Nguyễn Văn Công. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – PGS.TS Nguyễn Văn Công. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp Thương Mại - PGS.TS Nguyễn Văn Công. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp - TS Bùi Văn Dương Chuẩn mực số 14 của Việt Nam về doanh thu thu nhập Chuẩm mực 02 của Việt Nam về hàng tồn kho Các tạp chí khác có liên quan: Tạp chí kế toán, Tạp chí kinh tế và phát triển. Các tài liệu sổ sách ấn phẩm, bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản, phương án kinh doanh…ở phòng kế toán trong Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây. Các trang Web tìm kiếm : http:// google.com.vn http:// webketoan.com Một số luận văn tốt nghiệp Họ và tên người nhận xét: Lưu Thị Lụa Chức vụ: Kế toán trưởng Công ty Cổ Phần Vật Tư Tổng Hợp Hà Tây Nhận xét về khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: K13-KT2 Đề tài: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33354.doc
Tài liệu liên quan