Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà

Từ những ngày đầu bước vào sản xuất kinh doanh với nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, sự quan tâm của Bộ Xây dựng. Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà luôn xứng đáng là một trong những đơn vị đứng đầu trong cả nước về xây dựng. Công ty đã, đang và sẽ xây dựng nhiều công trình có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Trong suốt ba tháng thực tập tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà, em nhận thấy rằng thực hành sinh ra hiểu biết, chỉ dựa vào những kiến thức đã học ở trường là chưa đủ. Bởi vậy đây là thời gian cho em thử nghiệm những kiến thức mình đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào công tác thực tế.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.695.948 8.422.426.237 1. Tiền mặt 244.697.192 461.325.728 2. Tiền gửi ngân hàng 4.363.998.756 7.961.100.509 II Đầu tư ngắn hạn III Các khoản phải thu 14.289.306.496 2.685.323.741 1. Phải thu KH 12.769.858.783 1.549.294.778 2. Trả trước cho người bán 709.521 3. Thúê GTGT được khấu trừ 427.732.243 4. Phải thu nội bộ (276.880.761) (1.866.974.779) 5. Phải thu khác 2.018.749.483 2.797.012.987 6. Dự phòng phải thu khó đòi (222.451.009) (222.451.009) IV Hàng tồn kho 5.816.713.440 12.019.821.636 V Tài sản lưu động khác 2.460.030.010 3.617.751.274 VI Chi sự nghiệp 28.303.808 10.785.169 B TSCĐ và Đầu tư DH 18.643.168.829 19.940.378.647 I TSCĐ 6.948.788.954 9.066.063.030 II Đầu tư TCDH 11.694.379.875 10.874.315.617 Tổng tài sản 45.846.215.531 46.696.486.704 Nguồn vốn A Nợ phải trả 24.791.839.049 23.130.579.169 1. Nợ ngân hàng 20.283.584.347 20.296.187.456 2. Nợ DH 3. Nợ khác 4.508.254.702 2.834.391.713 B NV CSH 21.054.376.482 23.565.907.535 1. NVKD 14.160.699.690 17.830.540.700 2. Quỹ đầu tư phát triển 2.999.109.484 2.053.569.095 3. Quỹ DPTC 195.936.462 405.042.993 4. Quỹ DP về TC mất việc làm 4.953.754 96.202.844 5. Lãi chưa PP 1.758.833.107 2.365.273.101 6. Quỹ KT, PL 68.833.071 165.714.815 7. NV ĐTXDCB 1.866.010.914 649.563.987 Tổng NV 45.846.215.531 46.696.786.704 Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tổng nợ phải trả giảm xuống, trong đó nợ ngắn hạn tăng nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ giảm của nợ khác, nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong đó nguồn vốn kinh doanh tăng lớn nhất. Điều đó khẳng định tình hình hoạt động tài chính của công ty có hiệu quả, công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. 5-/ Đặc điểm về nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. Nguồn nguyên vật liệu của công ty dùng được mua ở những công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu lớn, đạt tiêu chuẩn về chất lượng để đảm bảo tạo ra công trình có chất lượng tốt, đẹp và độ bền cao nhất cho người tiêu dùng.Bên cạnh đó, công ty đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho thi công như: Cần cẩu tháp, trạm trộn bê tông, thang lồng, vận thăng, cử lasen. Đặc biệt bắt đầu từ tháng 9 năm 2004 công ty được cấp chứng chỉ điều hành và quản lý chất lượng dự án và công trình theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2001. 6-/ Đặc điểm nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển,đến nay công ty tự hào là một trong những công ty đầu đàn trong Tổng công ty và thành phố về lĩnh vực xây dựng và quản lý đầu tư dự án.Công ty có những cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao,trong đó bao gồm 40 cán bộ chủ chốt và 252 cán bộ kỹ thuật và cử nhân kinh tế có trình độ đại học và trên đại học trong các lĩnh vực ngành nghề: xây dựng, kiến trúc sư, kinh tế… và hơn 1000 công nhân lành nghề. 7-/ Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. - Lập và quản lý, thực hiện cấc dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, khu dân cư và khu đô thị mới. -Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp, giao thông đường bộ, thủy lợi. - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tấng đô thị và khu công nghiệp, công trinh điện nước trang thiết bị nội thất. - Thiết kế và nhận thầu thi công cấp điện, cấp nước, trang trí nội ngoại thất, thiết kế nhà để bán cho mọi đối tượng. - Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Tư vấn đầu tư về xây ựng, tư vấn và làm dịch vụ về công tác giải phóng mặt bằng cho các Chủ đầu tư trong và ngoài nước. - Xây dựng, lắp đặt các công trình thể thao, kinh doanh và dịch vụ thể thao vui chơi giải trí, khách sạn. - Môi giới dịch vụ mua bán nhà và xây dựng. - Dịch vụ quản lý khu đô thị mới và chung cư. 8-/ Tình hình chung về công tác kế toán tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung và tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán công ty đã được trang bị máy vi tính và nối mạng trong toàn Tổng công ty. Toàn bộ kế toán tổng hợp và một phần kế toán phân tích đã được thực hiện trên máy. Với phần mềm kế toán đã được nâng cấp lên nhiều lần và đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ tay nghề cao, công tác kế toán bằng máy vi tính ngày càng hoàn thiện. Sơ đồ 7 - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Trưởng phòng KTTC (kế toán trưởng) Phó phòng KTTC Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương, thanh toán Kế toán ngân hàng Phụ trách kế toán XN Kế toán tổng hợp Kế toán vật liệu, tiền lương TSCĐ Kế toán Quỹ, thanh toán Thủ quỹ Kế toán là một cộng cụ quản lý kinh doanh hữu hiện của các doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán góp phần bảo toàn tài sản, cung cấp các thông tin cho việc ra quyết định về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng KTTC của Công ty, các XN có bộ phận kế toán riêng có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, kịp thời trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của XN, thực hiện chế độ hạch toán nội bộ trong Công ty, chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ kế toán của Công ty, kiểm tra luân chuyển chứng từ vè phòng KTTC Công ty. Phòng KTTC của Công ty có 6 người và bộ phận kế toán ở các XN với những công việc được phân công như sau: * Kế toán trưởng: giúp giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính trong toàn Công ty theo lệnh kế toán thống kê điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước và điều kệ kế toán trưởng hiện hành. + Tổ chức bộ máy kế toán. + Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán, chỉ đạo về mặt tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế . + Chỉ đạo lập kế hoạch tài chính - tín dụng. + Chịu trách nhiệm trước Công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán. * Phó phòng KTTC: có nhiệm vụ cùng với kế toán trưởng, thực hiện tốt công tác kế toán tài chính của Công ty, thay mặt KTT giải quyết các công việc khi kế toán trưởng vắng mặt. Giúp kế toán trưởng chỉ đạo lập kế hoạch tài chính - tín dụng hướng dẫn công tác hạch toán kế toán. * Kế toán tổng hợp. - Lập các báo cáo định kỳ và thường xuyên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty . - Theo dõi sự biến động của TSCĐ. - Tổng hợp thông tin kế toán của toàn Công ty. - Lập báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của Công ty. * Kế toán NH. - Theo dõi tiền gửi và tiền vay ngân hàng. - Lập phiếu thu, phiếu chi bằng tiền gửi ngân hàng. - Viết séc, uỷ nhiệm chi. - Tham gia lập báo cáo kế toán và quyết toán tài chính. * Kế toán tiền lương, thanh toán. - Theo dõi thanh toán tiền lương bảo hiểm xã hội của toàn Công ty. - Theo dõi thanh toán với ngân sách, thanh toán nội bộ... - Tính toán các khoản phải thu. - Lập phiếu thu, phiếu chi. * Thủ quỹ. - Thanh toán các khoản bằng ngân phiếu hoặc tiền mặt. - Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Bảo quản, theo dõi số dư đầu kỳ, cuối kỳ của quỹ. * Kế toán tại các XN: dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của phòng KTTC XN phải tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng các quy định của Nhà nước định kỳ lập báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các báo cáo kế toán thống kê theo quy định về phòng KTTC Công ty. Sơ đồ 8 - Trình tự ghi sổ và hạch toán của công ty. Chứng từ gốc Bảng phân bổ Máy vi tính Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số PS Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, bảng phân bố, các nghiệp vụ phát sinh được cập nhật vào máy vi tính. Nhờ chương trình phần mền kế toán mà Công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm kế toán tại Công ty máy sẽ in ra sổ Nhật ký chung, căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để in ra sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan. Thông thường các sổ kế toán được in ra vào thời điểm cuối quý nhưng cũng có khi nó được in ra bất kỳ lúc này để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên có một số phần hành kế toán do đặc thù của nó phải hạch toán thủ công như sổ theo dõi chi tiết tiền mặt. Do đó mà các sổ chi tiết này được ghi hàng ngày. Cuối quý, năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng GĐSPS. Đồng thời từ các sổ chi tiết khớp đúng số liệu trên hai số đó được dùng để lập báo cáo tài chính. II-/ Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. 1-/ Kế toán chi phí sản xuất. 1.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng và đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là liên tục từ khi khởi công xây dựng cho tới khi hoàn thành bàn giao, sản phẩm xây dựng của Công ty thường là công trình hoặc hạng mục công trình (HMCT), vì vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng công trình hay HMCT. 1.2- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Công ty cổ phẩn tu tạo và phát triển nhà sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất. Các chi phí trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, chi phí sản xuất phát sinh ở công trình hay HMCT nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình hay HMCT đó. Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào hạch toán vào công trình đó, còn đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn Công ty thì cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng công trình (HMCT) theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Mỗi công trình (hay HMCT) từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết “chi phí sản xuất” để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình (hay HMCT) đó đồng thời cũng để tính giá thành công trình (hay HMCT) đó. Căn cứ số liệu để định khoản và ghi vào sổ này là từ các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại (như vật liệu, tiền lương...) của mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí sử dụng máy thi công. Trong đó chi phí sản xuất chung lại được chia ra: + Chi phí nhân viên xí nghiệp. + Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thuộc phạm vi xí nghiệp, tổ, đội. + Chi phí công cụ dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất được tập hợp theo từng tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Do vậy, khi công trình hoàn thành và bàn giao kế toán chỉ việc tổng cộng các chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao sẽ được giá thành thực tế của từng công trình (hoặc HMCT). 1.3- Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất. 1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Thông thường đối với các công trình xây dựng thì chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70% đến 80% (tuỳ theo kết cấu công trình) trong giá thành sản phẩm. Từ thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý vật tư, công tác kế toán vật liệu góp phần đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vật tư nhằm hạ thấp chi phí sản xuất. Khi có nhu cầu về sử dụng vật tư, kỹ thuật công trình viết phiếu xuất vật tư có chữ ký của thủ trưởng đơn vị chuyển cho thủ kho để xuất vật tư phục vụ thi công. Đơn vị: Ban chủ nhiệm CT Trần Quang Khải Phiếu xuất kho Số 6 Ngày 25 tháng 12 năm 2008 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Tổ Hưng và Triện Lý do xuất kho: Xây bể và trát vá chèn cửa. Xuất tại kho: Công trình Hoàng Quốc Việt. STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Cát đen m3 52.5 52.5 57.000 2.992.500 ........ Cộng 52.5 52.5 50.000 2.992.500 Xuất, ngày 25 tháng 12 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Cuối tháng, kế toán xuống kho thu thập thẻ kho và phiếu nhập, xuất kho. Trên mỗi phiếu xuất kho, kế toán đã định khoản, tính tổng số tiền. Hàng tháng, từ các phiếu xuất kho như trên, kế toán công trình lập bảng chi tiết xuất vật tư gửi về phòng kế toán Công ty. Bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ Tháng 12 năm 2008 Kho công trình Hoàng Quốc Việt TT Tên, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi có TK 152, 153, ghi nợ các TK 621 CT H. Quốc Việt 627 CT H. Quốc Việt 142 CT H. Quốc Việt SL ST SL ST SL ST TK 152 1 Cát đen m3 57.000 75 4.275.000 2 Nhôm m3 85.500 298,5 25.521.750 3 Sơn kg 65.000 61 3.965.000 4 Gỗ cốp pha m3 9.232.000 41.392.000 ................. Cộng TK 152 386.693.310 9.232.000 41.392.000 TK 153 1 Dụng cụ sản xuất đ 9.601.375 210.625 Cộng TK 153 9.601.375 210.625 Đối với kế toán vật tư trên phòng kế toán Công ty, cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ, kế toán nạp số liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 621 386.693.310 (chi tiết CT Hoàng Quốc Việt) Có TK 152 386.693.310 Ngoài ra, trong sản xuất sản phẩm xây lắp cần sử dụng rất nhiều loại vật liệu luân chuyển như gỗ, cốp pha, đà giáo, sắt định hình... hoặc công cụ dụng cụ phục vụ thi công. Các loại vật liệu, công cụ dụng cụ này được phân bổ giá trị nhiều lần vào chi phí sản xuất. Cụ thể, từ các phiếu xuất vật liệu và công cụ sử dụng luân chuyển trong tháng 12/2008 ở công trình Hoàng Quốc Việt kế toán công trình tính toán lập định khoản rồi tổng hợp, phân bổ như sau: - Xuất vật liệu sử dụng luân chuyển Nợ TK 142 (1421) 64.624.000 Có TK 152 64.624.000 - Xuất công cụ dụng cụ: Nợ TK 142 10.110.000 Có TK 153 10.110.000 Cuối tháng, căn cứ vào số lần sử dụng của vật liệu luân chuyển, thời gian sử dụng của từng loại CCDC, kế toán tiến hành phân bổ vào giá thành công trình Hoàng Quốc Việt. Cụ thể là: Trong tháng 12/2008, công trình Hoàng Quốc Việt xuất gỗ để phục vụ thi công với giá vốn thực tế xuất kho là: 64.624.000 đ. Số lần luân chuyển của gỗ là 7 lần à số phân bổ trong tháng 12/08 là: Đối với dụng cụ sản xuất, trong tháng công trình xuất dụng cụ sản xuất phục vụ thi công với giá vốn thực tế xuất kho là 10.110.000. Thời gian phân bổ là 4 năm à số phân bổ trong tháng 12/08 = Kế toán định khoản: Nợ TK 627 9.442.625 (Nợ TK 6272) 9.232.000 (Nợ TK 6273) 210.625 Có TK 142 (1421) 9.442.625 Tất cả các số liệu và định khoản trên là cơ sở để kế toán công ty nạp số liệu vào máy vi tính, lên sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan và ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất các công trình. công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà sổ Nhật ký chung Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có A B C D E G H 1 2 2 2 Lê Văn Hoà mua VPP phục vụ CT Nhạc Viện 6277 1111 119.000 119.000 3 5 Chi phí vận chuyển đất thải ở CT Hoàng Quốc Việt 6277 1111 5.209.000 5.209.000 2 23 XN GCCK báo nợ tiền sử dụng máy đào xúc đất tại CT Hoàng Quốc Việt 154 154 2.478.000 2.478.000 6 31 CT Hoàng Quốc Việt xuất vật tư T12/08 621 152 386.693.310 386.693.310 2 31 CT Nhạc viện HN xuất vật tư T12/08 621 152 16.128.000 16.128.000 2 31 CT Hoàng Quốc Việt xuất gỗ cốp pha phục vụ thi công T12/08 1421 152 64.624.000 64.624.000 10 31 CT Hoàng Quốc Việt xuất dụng cụ sản xuất phục vụ thi công 1421 153 10.110.000 10.110.000 12 31 Phân bổ lương T12/08 công trình Hoàng Quốc Việt 622 334 119.050.000 119.050.000 11 31 CTHoàng Quốc Việt trích KPCĐ T12/08 622 3382 2.157.000 2.157.000 9 31 CT Hoàng Quốc Việt trích BHXH T12/08 622 3383 1.715.000 1.715.000 13 31 Phân bổ lương gián tiếp vào CT Hoàng Quốc Việt 6271 334 4.532.000 4.532.000 18 31 CT Hoàng Quốc Việt phân bổ gỗ cốp pha 6272 1421 9.232.000 9.232.000 13 31 CT Hoàng Quốc Việt phân bổ dụng cụ sản xuất 6273 1421 210.625 210.625 11 31 CT Nhạc viện HN trích khấu hao TSCĐ 6274 214 860.000 860.000 K/C 31 K/C chi phí NVL TT 621 154 4.975.722.560 4.975.722.560 K/C 31 K/C chi phí nhân công trực tiếp 622 154 796.115.000 796.115.000 K/C 31 K/C chi phí sản xuất chung 627 154 610.427.580 610.427.580 ............... Cộng ............. ............. công ty Cổ phần tu tạo và phát triển nhà sổ cái tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diền giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền phát sinh Số tiền dư SH NT Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Dư đầu kỳ 6 31/12/08 CT H. Quốc Việt xuất vật tư T12/08 152 386.693.310 386.693.310 12 31/12/08 CT Nhạc viện xuất vật tư T12/08 152 16.128.000 202.821.310 ................. .................... 37 31/12/08 K/C CP NVL trực tiếp 154 4.975.722.560 Cộng 4.975.722.560 4.975.722.560 công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà sổ chi tiết tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình hoàng quốc việt Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chúng từ ghi sổ Diễn giải Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có A B C D 1 2 3 4 Dư đầu kỳ 6 31/12/08 CT H. Quốc Việt xuất vật tư T12/08 386.693.310 25 31/12/08 K/C chi phí NVLTT CT H. Quốc Việt 386.693.310 Cộng 386.693.310 386.693.310 1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí trực tiếp ở Công ty và gắn liền với lợi ích của người lao động. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động từ đó nó có tác dụng tích cực góp phần khích lệ người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm... Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty bao gồm: - Tiền lương công nhân trong danh sách. - Tiền lương công nhân thuê ngoài. - Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Hiện nay, lực lượng lao động ở Công ty gồm hai loại: CNVC trong danh sách (còn gọi là trong biên chế) và CNVC ngoài danh sách (CN thuê ngoài). CNVC trong biên chế chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt, thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, còn lại là số lao động hợp đồng. Điều này làm cho cơ cấu của công ty trở nên gọn nhẹ, giảm bớt được chi phí quản lý. Bộ phận CNVC trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính). + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. + Đối với lao động gián tiếp: Công ty trả lương khoán theo công việc của từng người (có quy chế trả lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của từng người. Đối với bộ phận CNVC trong danh sách, Công ty tiến hành trính BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể là: + 15% BHXH tính theo lương cơ bản. + 2% BHYT tính theo lương cơ bản. + 2% KPCĐ tính theo lương thực tế. Đối với bộ phận CNVC ngoài danh sách, Công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT theo tháng mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn khoản KPCĐ, Công ty vẫn trích như CNVC trong danh sách. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công đối với những công việc tính lương theo thời gian; còn đối với những công việc giao khoản cho các tổ, đội sản xuất thì căn cứ vào hợp đồng làm khoán. Ví dụ có mẫu hợp đồng làm khoán sau: hợp đồng làm khoán Số........ Đơn vị: BCN CT Hoàng Quốc Việt Nợ TK 622 Công trình: Hoàng Quốc Việt. Có TK 334 Tổ: Nề Họ và tên tổ trưởng: Lê Văn Thuấn. TT Nội dung công việc ĐVT Đơn giá Khối lượng Thời gian KL thực hiện Thành tiền Bắt đầu Kết thúc 1 Láng nền tầng 1 m2 12.000 68 1/12 31/12 12.000 816.000 2 Trát tường WC m2 20.000 100 1/12 31/12 20.000 2.000.000 ............ Cộng 5.129.000 Người nhận khoán Người giao khoán Mặt sau của hợp đồng làm khoán là bảng chấm công: TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng số công Hệ số Số công tính theo bậc 1 Thành tiền 1 2 3 ... 1 Lê Văn Thuấn x x x 28 K 51,5 990.000 2 Ngô Văn Lợi x x x 26 K 47,8 909.000 3 Đỗ Viết Như x x x 24 A 40,8 776.387 4 Nguyễn Văn Hảo x x x 27 I 45,9 873.435 .................. Cộng 156,93 5.129.000 Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao về khối lượng, chất lượng với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm công trình cùng các thành viên khác. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, bảng chấm cong của các tổ, bộ phận để tính toán chia lương cho từng người theo hai cách là chia theo công hoặc chia theo hệ số được các tổ bình rồi tổng hợp lên bảng thanh toán lương cho tổ, bộ phận. Sau khi lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp phân tích lương của công trình. Trên đó, kế toán đã tính toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong tháng. Kế toán tiền lương của Công ty sẽ lập bảng tổng hợp phân tích lương toàn Công ty (mẫu 01) trên cơ sở các bảng tổng hợp phân tích lương của các công trình gửi lên, đồng thời nạp số liệu vào máy vi tính, lên sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 622, 334, 338 và ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho công trình. Mẫu 01: Bảng tổng hợp phân tích lương Tháng 12 năm 2008 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà TT Nội dung Lương CNBC Lương CN thuê ngoài Tổng cộng BHXH 17% 2% Tổng cộng I Tài khoản 622 159.723.000 609.490.000 769.213.000 11.518.000 15.384.000 26.902.000 1 Công trình Hoàng Quốc Việt 15.601.000 99.577.000 115.178.000 1.715.000 2.157.000 3.872.000 2 Công trình Nhạc viện HN 1.823.000 23.217.000 25.040.000 74.000 500.000 574.000 3 Công trình 31 HBT 7.955.000 61.111.000 69.066.000 666.000 1.381.000 2.047.000 4 Nhà ga T1 Nội Bài 910.000 1.720.000 2.630.000 137.000 53.000 190.000 .............. Tài khoản 6271 7.864.000 7.864.000 510.000 157.000 667.000 II Công trình Hoàng Quốc Việt 4.532.000 4.532.000 275.000 91.000 366.000 1 Công trình Nhạc viện HN 454.000 454.000 29.000 9.000 38.000 2 Công trình 31 HBT 1.482.000 1.482.000 96.000 30.000 126.000 4 Nhà ga T1 Nội Bài 413.000 413.000 46.000 8.000 54.000 ............. Tổng cộng 167.587.000 609.490.000 777.077.000 12.028.000 15.541.000 27.569.000 Công ty cố phần tu tạo và phát triển nhà Sổ cái tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Dư đầu kỳ 6 31 Phân bổ lương tháng 12/08 các công trình 334 769.213.000 11 31 CT Hoàng Quốc Việt trích KPCĐ 338 2.157.000 10 31 CT Nhạc viện HN trích KPCĐ 338 500.000 ................ K/C 31 K/C chi phí nhân công trực tiếp 154 796.115.000 Cộng 796.115.000 796.115.000 Công ty cố phần tu tạo và phát triển nhà Sổ chi tiết tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Công trình Hoàng Quốc Việt Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi số Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ 6 31 Phân bổ lương tháng 12/08 CT Hoàng Quốc Việt 115.178.000 11 31 Trích KPCĐ T12/08 2.157.000 10 31 Trích BHXH T12/08 1.715.000 K/C 31 K/C chi phí nhân công 119.050.000 Cộng 119.050.000 119.050.000 1.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy. Hiện nay, máy thi công của Công ty được trang bị khá đa dạng và phong phú, đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công các công trình. Máy thi công của Công ty có nhiều loại như: máy nén khí, máy vận thăng, cần cẩu, ô tô vận tải, máy mài, máy cắt, máy khoan, máy hàn... Để tăng cường công tác quản lý chi phí máy và tận dụng triệt để năng lực làm việc của máy móc thiết bị thi công, Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà đã thành lập một xí nghiệp chuyên quản lý các loại máy móc thiết bị phục vụ thi công. Đó là xí nghiệp xe máy gia công cơ khí và xây dựng (XN XMGCCK & XD). Xí nghiệp có nhiệm vụ quản lý và sử dụng các loại máy thi công có giá trị lớn như máy vận thăng, cần cẩu, ô tô vận tải... phục vụ thi công tất cả các công trình trong toàn Công ty và khai thác cho thuê. Khi các đơn vị có nhu cầu sử dụng các loại máy thi công thuộc XN XMGCCK & XD quản lý thì phải làm hợp đồng thuê máy nội bộ. Sau đó, mở nhật trình theo dõi quá trình hoạt động của máy hàng ngày có xác nhận của cán bộ kỹ thuật công trình. Cuối tháng XN XMGCCK & XD thu toàn bộ các nhật trình máy về để tính toán số ca hoạt động, số ca ngừng nghỉ rồi căn cứ vào đơn giá quy định cho một ca máy hoạt động (đơn giá nội bộ do Công ty quy định) tính toán ra số tiền sử dụng máy mà đơn vị thuê máy phải thanh toán cho XN XMGCCK & XD. Từ đó, XN XMGCCK & XD làm giấy báo Nợ (có xác nhận của Giám đốc xí nghiệp hoặc chủ nhiệm công trình thuê máy) gửi về phòng kế toán Công ty. Cụ thể trong tháng 12/2008, phòng kế toán Công ty nhận được giấy báo Nợ của XN XMGCCK & XD báo cho công trình Hoàng Quốc Việt về số tiền thuê máy của công trình trong tháng 12. giấy báo nợ Kính gửi: Ban chủ nhiệm công trình Hoàng Quốc Việt Chúng tôi xin báo nợ số tiền: 2.478.000 Bằng chữ: Hai triệu bốn trăm bảy mươi tám nghìn Về khoản: Báo nợ tiền thuê máy đào xúc đất tại công trình Hoàng Quốc Việt. Để nghị đơn vị chấp nhận số tiền báo nợ trên và hạch toán vào tháng 12 năm 2008. Ngày 23 tháng 12 năm 2008 đơn vị nhận nợ đơn vị báo nợ kế toán giám đốc kế toán giám đốc Kế toán công trình sẽ định khoản: Nợ TK 154 2.478.000 (chi tiết khoản mục chi phí sử dụng máy công trình Trần Quang Khải) Có TK 154 2.478.000 (chi tiết XN GCCK) Số liệu này được sử dụng để ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất công trình Hoàng Quốc Việt khoản mục chi phí sử dụng máy. 1.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung. a) Chi phí nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình. Đối với chi phí về tiền lương của nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình cũng được kế toán tập hợp, tính toán như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và được tập hợp riêng cho từng công trình, từng HMCT. Cụ thể trong tháng 12/08, tiền lương phải trả cho nhân viên của các ban chủ nhiệm từng công trình được thể hiện ở bảng tổng hợp phân tích tiền lương (Mẫu 01). Các số liệu trên là căn cứ để ghi sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627 và sổ chi tiết chi phí sản xuất các công trình. b) Chi phí vật liệu và CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội: Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng để phục vụ sản xuất như: dây thừng, lưới an toàn, bạt dứa, chi phí về vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ, cốp pha tôn, công cụ dụng cụ lao động nhỏ cầm tay. Khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán vào sổ nhật ký chung trên máy vi tính theo định khoản: Nợ TK 627 (chi tiết 6272 hoặc 6273) Có TK liên quan (152, 153, 142...) Công tác kế toán đối với chi phí này đã được trình bày ở phần 1.3.1 c) Chi phí khấu hao TSCĐ Hiện nay, máy móc thiết bị thi công ở ban chủ nhiệm công trình gồm 2 loại: một loại không có và phải đi thuê (cụ thể của công tác hạch toán chi phí thuê máy đã được đề cập tới ở phần 1.3.3) và một loại thuộc quyền công trình quản lý sử dụng. Đối với loại này, hàng tháng Ban chủ nhiệm công trình phải tiến hành trích khấu hao cho từng loại TSCĐ. Việc tính toán trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996. Phương pháp tính khấu hao là phương pháp đường thẳng. Mức trích khấu hao hàng tháng đối với từng TSCĐ được xác định như sau: Trong đó thời gian sử dụng của TSCĐ được Công ty đăng ký với Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc tính khấu hao được thể hiện trên sổ chi tiết khấu hao TSCĐ (Mẫu 02). Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết trích khấu hao TSCĐ do kế toán công trình gửi lên, kế toán Công ty lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu 03) Mẫu 02 Sổ chi tiết khấu hao TSCĐ Tháng 12 năm 2008 Công trình Hoàng Quốc Việt STT Tên TSCĐ Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Số tiền khấu hao I Máy công cụ 1 Máy thủy chuẩn 17.860.000 6.212.000 11.647.320 323.000 2 Máy đầm dùi 8.700.000 2.700.000 5.796.000 363.000 3 Máy trộn vữa 6.000.000 2.000.000 2.000.000 250.000 II Thiết bị dụng cụ quản lý 1 Máy vi tính 586 Đài Loan 14.148.200 4.122.000 10.026.200 680.000 Tổng cộng 1.616.000 Mẫu 03 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12/2008 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà STT Tên TSCĐ Ghi Có TK 214, ghi Nợ các TK Cộng TK 627 CT H. Quốc Việt TK 627 CT Nhạc viện TK 627 CT...... 1 Máy công cụ 936.000 351.000 1.287.000 2 Thiết bị dụng cụ quản lý 680.000 209.000 889.000 Cộng 1.616.000 860.000 5.176.000 Số liệu tính toán trên bảng phân bổ sẽ được nạp vào máy vi tính theo định khoản: Nợ TK 627 (6274) 2.476.000 (chi tiết công trình Hoàng Quốc Việt) 1.616.000 (chi tiết công trình Nhạc viện) 860.000 Có TK 214 2.476.000 Ngoài ra, đối với khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Công ty đều có trích trước hàng tháng. Trước khi tiến hành sửa chữa, Công ty đều phải lập dự toán chi phí sửa chữa và khi sửa chữa lớn hoàn thành phải có quyết toán. Khi trích trước kế toán định khoản ghi sổ: Nợ TK 627 Có TK 335 Toàn bộ các chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được tập hợp ở các TK chi phí như TK 621, 622, 627. Cuối tháng kết chuyển sang TK 154 chi tiết cho từng công tác sửa chữa. Căn cứ vào các chứng từ chi tiết chi phí, kế toán ghi: Nợ TK 621, 622, 627 Có TK liên quan (152, 153, 214, 334, 338...) Sau khi công việc sửa chữa lớn kết thúc, căn cứ vào giá trị quyết toán công việc sửa chữa lớn, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 154 Nếu chi phí sửa chữa lớn có giá trị quyết toán lớn hơn số chi phí đã trích trước thì số chênh lệch lớn hơn đó được phản ánh vào chi phí sản xuất của công trình. d) Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Công ty gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải... Các khoản chi phí này khi phát sinh, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái theo định khoản: Nợ TK 627 (6277) Có TK liên quan Ví dụ trong tháng 12/2008, ở Công ty có phát sinh chi phí tiền điện, nước phục vụ thi công công trình Nhạc viện là 119.000đ, chi phí thuê vận chuyển đất thải ở công trình Hoàng Quốc Việt là 5.090.000. Công ty đã hạch toán như sau: Nợ TK 627 (6277) 5.209.000 (chi tiết công trìnhHoàng Quốc Việt ) 5.090.000 (CT Nhạc viện): 119.000 Có TK 111 5.209.000 e) Chi phí khác bằng tiền. Chi phí này bao gồm các chi phí khác ngoài các chi phí nêu trên phát sinh trực tiếp ở các công trình như chi hội họp, tiếp khách, chi in ấn tài liệu... Những chi phí phát sinh ở công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó theo định khoản: Nợ TK 627 (6278) Có TK liên quan (111, 112...) 1.3.5 Chi phí bảo hành sản phẩm. Khi thanh toán tiền cho các khối lượng công trình hoàn thành bàn giao, khi quy định về công tác bảo hành, các chủ đầu tư (bên A) thường giữ lại một khoản tiền từ 5 - 10% giá trị quyết toán công trình. Đến khi hết thời hạn mới thanh toán hết nếu như bên B (Công ty) chấp hành tốt việc bảo hành công trình. Trường hợp bên B không thực hiện tốt việc bảo hành thì chủ đầu tư khi thanh toán sẽ khấu trừ chi phí bảo hành công trình vào khoản tiền giữ lại trên. Do vậy, hàng tháng, hàng quý, Công ty đều có trích trước chi phí bảo hành công trình nhằm ổn định sản xuất kinh doanh. Chi phí bảo hành được phản ánh vào TK 641 (6415) Khi trích trước ghi: Nợ TK 641 (6415) Có TK 335 Chi phí bảo hành không tập hợp vào các khoản mục chi phí để tính giá thành công trình mà khi công trình hoàn thành bàn giao xác định kết quả thì kết chuyển thẳng vào TK 911. 1.3.6 Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà gồm các khoản như: tiền lương của bộ phận nhân viên khối văn phòng Công ty, các khoản BHXH phải trích, các thiết bị văn phòng, công tác phí... Chi phí quản lý doanh nghiệp không tập hợp trực tiếp được cho từng công trình thì được phân bổ theo tiêu thức doanh thu: = x Cuối kỳ nếu công trình (HMCT) hoàn thành thì chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển thẳng vào TK 911: Nợ TK 911 Có TK 642 Nếu công trình (HMCT) chưa hoàn thành thì chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển thẳng vào TK 142 (1422 - chi phí chờ kết chuyển). Nợ TK 142 (1422) Có TK 642 Khi công trình (HMCT) hoàn thành và được xác định là tiêu thụ lúc đó mới kết chuyển sang TK 911 Nợ TK 911 Có TK 142 (1422) Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Sổ cái tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có A B C D E 1 2 3 4 Dư đầu kỳ 2 2 Lê Văn Hoà mua VPP phục vụ CT N.Viện 1111 119.000 3 5 CP VC đất thải ở công trình Hoàng Quốc Việt 1111 5.209.000 13 31 Phân bổ lương gián tiếp vào công trình Hoàng Quốc Việt 334 4.532.000 18 31 Công trình Hoàng Quốc Việt phân bổ gỗ cốp pha 1421 9.232.000 19 31 Công trình Hoàng Quốc Việt phân bổ dụng cụ sản xuất 1421 210.625 11 31 CT N.Viện HN trích khấu hao TSCĐ 214 860.000 ................ K/C 31 K/C chi phí sản xuất chung 154 610.427.580 Cộng 610.427.580 610.427.580 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Sổ chi tiết tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung Công trình Hoàng Quốc Việt Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có A B C D 1 2 3 4 Dư đầu kỳ 3 5 Chi phí vận chuyển đất thải 5.209.000 18 31 Phân bổ gỗ cốp pha công trình Hoàng Quốc Việt 9.232.000 19 31 Phân bổ dụng cụ sản xuất 210.625 13 31 Phân bổ lương gián tiếp vào công trình Hoàng Quốc Việt 4.532.000 ................ K/C 31 K/C chi phí sản xuất chung 32.324.625 Cộng 32.324.625 32.324.625 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Sổ cái tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ ngày 01/12/08 đến ngày 31/12/08 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Dư đầu kỳ 2.178.121.173 2 23 XN GCCK báo tiền sử dụng máy đào xúc đất công trình Hoàng Quốc Việt 154 2.478.000 K/C 31 K/C chi phí NVLTT 621 4.975.722.560 K/C 31 K/C chi phí nhân công trực tiếp công trình Hoàng Quốc Việt 622 119.050.000 K/C 31 K/C chi phí nhân công gián tiếp công trình Hoàng Quốc Việt 6271 4.898.000 K/C 31 K/C chi phí khấu hao TSCĐ 6274 5.176.000 K/C 31 K/C chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 7.877.400 ................ Cộng 6.634.296.750 5.730.882.001 97.146.309 1.4- Tổng hợp chi phí sản xuất cuối tháng, cuối quý. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là phương pháp trực tiếp. Chi phí sản xuất phát sinh ở công trình hay HMCT nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình hay HMCT đó từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Cuối tháng từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình hay HMCT, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng của các công trình theo yếu tố chi phí (Mẫu 04) Cuối phí, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí sản xuất của các công trình (HMCT) tiến hành cộng luỹ kế các tháng được số liệu tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong quý của công trình (Mẫu 05) Mẫu 04 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất Tháng 12/2008 TT Tên công trình Tổng cộng Chi phí NVL Chi phí nhân công Chi phí sử dụng máy Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung 6271 6272 6273 6274 6277 6278 1 CT H. Quốc Việt 547.428.935 386.693.310 119.050.000 5.227.000 4.898.000 9.232.000 210.625 1.616.000 5.090.000 15.412.000 2 CT N.Viện HN 44.200.000 16.128.000 25.614.000 492.000 860.000 119.000 1.050.000 3 CT 31 HBT 137.486.000 57.160.000 71.113.000 1.608.000 1.400.000 1.725.000 4.480.000 ................. Cộng 6.634.296.750 4.975.722.560 796.115.610 252.031.000 8.531.000 92.176.000 27.611.000 5.176.000 7.877.400 169.056.180 Mẫu 05 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất Công trình Hoàng Quốc Việt Quý 4/2008 Diễn giải Chi phí thực tế Vật liệu Nhân công Chi phí máy Chi phí chung Tổng cộng Dư Đkỳ 1/10 Tháng 10/08 323.735.541 69.729.000 0 8.095.000 401.559.541 Tháng 11/08 329.829.972 37.805.000 7.725.000 12.679.470 388.039.442 Tháng 12/08 386.693.310 119.050.000 5.227.000 32.324.625 543.294.935 Cộng quý IV 1.040.258.823 226.584.000 12.952.000 53.099.095 1.332.893.918 2-/ Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty tu tạo và phát triển nhà. Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công dài vì vậy, hiện nay các công trình (HMCT) thường được thanh quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ lý do trên đòi hỏi khi hạch toán tiêu thụ từng phần của một công trình lớn thì cần thiết phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được bên A chấp nhận thanh toán. Cuối mỗi quý, cán bộ thi công các công trình tiến hành kiểm kê các khối lượng thi công dở dang chưa được bên A chấp nhận thanh toán (có xác nhận của bên A - chủ đầu tư hoặc của phòng quản lý khối lượng (còn gọi là phòng Q/S) của Công ty. Sau đó, kế toán công trình sẽ lấy đơn giá dự toán (hoặc đơn giá thoả thuận) nhân với khối lượng dở dang đã được kiểm kê, tính toán để tính ra giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho công trình, cụ thể ngày 31/12/2008 tại công trình Hoàng Quốc Việt có bảng kiểm kê tính giá trị dự toán của khối lượng dở dang như sau: công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Công trình Hoàng Quốc Việt bảng kiểm kê tính giá trị dự toán khối lượng dở dang đến 31/12/2008 TT Nội dung công việc ĐVT Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Láng nền khu WC m2 37.510 503,5 18.886.285 2 Láng nền dày 45 mm m2 48.400 120 5.808.000 3 Xây tường 110 m2 77.880 720 56.073.600 4 Xây tường 220 m2 155.760 136,8 21.307.968 5 Trát tường m2 42.500 186 7.905.000 6 Bả trần m2 19.250 567 10.914.750 ............. Cộng 119.521.700 Bộ phận tài vụ công trình sau khi nhận được tài liệu này sẽ xác định chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: = x Số liệu của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ sẽ được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý của Công ty theo từng công trình để từ đó tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý đó. 3-/ Công tác kế toán giá thành ở Công ty. ở Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình hoặc HMCT hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà là phương pháp tính giá thành giản đơn. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của công trình trong quý và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: = + - Việc tính giá thành được thực hiện trên bảng tổng hợp chi phí thực tế và giá thành xây lắp quý. Cụ thể là từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình, kế toán Công ty lấy số liệu đưa vào các khoản mục chi phí của từng công trình tương ứng trên bảng tổng hợp chi phí thực tế và tính giá thành xây lắp. Sau đó áp dụng công thức (*) để tính giá thành cho từng công trình. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây lắp chính: mẫu 06 Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội Mẫu 06 Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây lắp Quý 4/2008 TT Tên công trình Chi phí sản xuất kỳ báo cáo Chi phí dở dang Giá thành thực tế bàn giao Chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng cộng chi phí Đầu kỳ Cuối kỳ Vật liệu Nhân công Máy Tổng trực tiếp 1 CT Hoàng Quốc Việt 1040.258.823 226.584.000 12.952.000 1.279.794.823 57.233.095 1.332.893.918 715.559.051 181.792.228 1.866.660.741 2 CT Nhạc Viện HN 66.397.700 56.732.000 ---- 123.129.700 2.757.000 125.886.700 71.923.018 ---- 197.809.718 3 CT 31 HBT 57.160.000 76.930.000 ---- 134.090.000 6.910.000 141.000.000 --- ---- 141.000.000 4 CT Hôi trường Ba Đình 3.930.030.566 612.023.878 58.846.700 4.627.901.144 483.118.036 5.111.019.180 1.581.162.956 ---- 6.692.182.136 ............... Cộng 12.307.340.967 3.078.818.303 318.972.694 15.705.131.964 3.807.279.926 19.512.411.890 13.317.072.425 7.872.803.890 24.387.298.527 Chương iii một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà I-/ Những ưu điểm. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý công tác kế toán nói chung với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Cụ thể công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn động viên khuyến khích đối với lao động có tay nghề cao. Ngoài ra, công ty còn chia lao động thành lao động trong danh sách và lao động ngoài danh sách để động viên, huy động lao động được linh hoạt. Phòng kế toán công ty (gồm 6 người) được bố trí một cách gọn nhẹ, với đội ngũ kế toán có trình độ, có năng lực, nhiệt tình và trung thực đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán - cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu - mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học ... giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đáp ứng được đầy đủ thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và của các đối tượng liên quan khác. Cụ thể là: + Công ty đã mở những sổ kế toán phản ánh cho từng công trình, hạng mục công trình, từng đơn vị đảm bảo cho việc theo dõi khá sát sao cho từng công trình và đơn vị thi công đó. + Do việc lập các sổ chi tiết nên tạo điều kiện thuận lợi cho trưởng phòng kế toàn cùng ban lãnh đạo công ty trong việc phân tích hoạt động kinh tế. Công tác này được tiến hành khá tốt nên đã đưa ra quyết định kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Về công tác tập hợp chi phí và giá thành, kế toán công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng, từng quý một cách rõ ràng đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác phục vụ cho công tác tính giá thành. Về việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành nói riêng cũng góp phần không nhỏ giảm được các chi phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. + Đã lập được chương trình kế toán riêng trên máy vi tính theo hình thức kế toán nhật ký chung. + Đã đưa toàn bộ phần kế toán tài chính và kế toán quản trị vào máy vi tính. + Có thể đưa ra báo cáo kế toán vào bất kỳ thời điểm nào cần. + Cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu kế toán cho ban lãnh đạo, phục vụ công tác quản lý. II-/ Một số ý kiến nhận xét đóng góp làm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty tu tạo và phát triển nhà. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu hạch toán chủ yếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nó được phản ánh bằng nhiều loại chứng từ gốc bắt nguồn từ tổ, đội sản xuất qua các cán bộ kỹ thuật, thủ kho, lao động tiền lương rồi mới đến kế toán xí nghiệp để phân loại, tổng hợp chứng từ và chuyển về phòng kế toán để kiểm tra hạch toán. Đối với ngành xây dựng cơ bản, chủ yếu giá thành sản phẩm xây lắp được xác định trước khi sản xuất ra sản phẩm. Để bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo có lãi, trong quá trình sản xuất công ty luôn phải đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh với giá trị dự toán. Xuất phát từ tính chất phức tạp của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế lại qua một thời gian thực tập ngắn, chưa thể hiểu hết các công tác kế toán liên quan tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhưng em cũng mạnh dạn nêu một số ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé khắc phục được những hạn chế trong công tác kế toán tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà. Hiện nay việc lập chứng từ luân chuyển để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn chậm. Nguyên nhân chính ở đây có thể là do giám đốc các xí nghiệp, các phòng ban khác chưa quan tâm đầy đủ đến công tác này, đã có thời gian lập và luân chuyển chứng từ gốc đến phòng kế toán xong các xí nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc. Vừa qua Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà có trang bị thêm máy vi tính và nối mạng giữa các máy tính với nhau trên cơ sở đó phòng kế toán đã rất cố gắng nạp số liệu vào máy vi tính một cách khẩn trương. Việc trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán là hợp lý nhưng cũng chưa giải quyết được việc lập và luân chuyển chứng từ nhanh. Để giải quyết vấn đề này thiết nghĩ: Việc tổ chức hạch toán tập trung tại phòng kế toán công ty là cần thiết và giúp cho công ty nắm bắt được thông tin xử lý và quản lý mọi hoạt động sản xuất tốt hơn, song kênh luân chuyển chứng từ sẽ bị dài ra. Nếu như công ty có thể trang bị mỗi xí nghiệp một máy vi tính rồi nối mạng với phòng kế toán thì toàn bộ chứng từ gốc phát sinh ở dưới các xí nghiệp được nhập vào máy vi tính sẽ nhanh và kịp thời hơn phục vụ cho việc hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được nhanh hơn. Việc trang bị cho các xí nghiệp cũng cần đòi hỏi phải tốn kém chi phí. Song việc hướng dẫn để cho các cán bộ kế toán xí nghiệp thực hiện được việc này và quản lý tốt số liệu trên máy vi tính cũng không hẳn là một việc dễ làm. Nó đòi hỏi phải được sự ủng hộ của ban lãnh đạo công ty và đây cũng là một chủ trương lớn có ảnh hưởng tới công tác tổ chức bộ máy sản xuất của các xí nghiệp cũng như các bộ phận liên quan khác. Như phần đầu ta đã nói từ 1 - 1 - 1995 thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Nhưng hiện nay để tồn tại trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác cho nên với quy mô của Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà bao gồm nhiều xí nghiệp với địa bàn hoạt động rộng khắp thì việc tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã bộc lộ các khuyết điểm của nó. Tổ chức luân chuyển chứng từ chậm, không phát huy hết được khả năng chuyên môn của bộ phận kế toán xí nghiệp. Nhất là khi nhận thi công các công trình ở xa công ty chi phí cho việc đi lại không phải là nhỏ mà việc luân chuyển chứng từ vẫn không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Từ tình hình thực tế này Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán phân tán để cho dưới các xí nghiệp trở thành đơn vị hạch toán phụ thuộc và đồng nghĩa với việc sử dụng TK 136 và TK 336 sẽ làm cho công tác kế toán của công ty thêm phần linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Kết luận Từ những ngày đầu bước vào sản xuất kinh doanh với nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, sự quan tâm của Bộ Xây dựng. Công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà luôn xứng đáng là một trong những đơn vị đứng đầu trong cả nước về xây dựng. Công ty đã, đang và sẽ xây dựng nhiều công trình có tầm quan trọng trong nền kinh tế. Trong suốt ba tháng thực tập tại công ty cổ phần tu tạo và phát triển nhà thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà, em nhận thấy rằng thực hành sinh ra hiểu biết, chỉ dựa vào những kiến thức đã học ở trường là chưa đủ. Bởi vậy đây là thời gian cho em thử nghiệm những kiến thức mình đã học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào công tác thực tế. Mặt khác, quá trình thực tập giúp em hiểu sâu hơn, đúng hơn những kiến thức mình đã học. Tất nhiên con người chỉ biết nhiều hay biết ít, khó có thể biết cho đủ. Song em cảm thấy mình chững chạc lên rất nhiều và hiểu rằng lý luận phải đi đôi với thực tiễn mới làm chúng ta trưởng thành. Hiểu được tầm quan trọng đó, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tế các công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp áp dụng kế toán mới ở nước ta. Được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của cô giáo Trần Thị Kim Oanh và các bác, các cô, các chú trong công ty mà đặc biệt là phòng kế toán công ty, nên em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà” Trong chuyên đề này, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty. Do trình độ và kiến thức bản thân còn hạn chế, nên trong bài luận văn này không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bác, các cô, các chú, các anh chị để nhận thức của em được tiến bộ hơn nữa. Hà Nội, Tháng 4 năm 2009 Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn MụC LụC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31800.doc
Tài liệu liên quan