Qua việc nghiên cứu về thực tiễn kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện, em càng nhận thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động kiểm toán doanh thu nói riêng. Cụ thể trong Khóa luận của mình, em đã đề cập đến kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này.
Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán BCTC nhằm đảm bảo cung cấp cho những người quan tâm những thông tin trung thực nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng được một quy trình kiểm toán chuẩn là nhân tố giúp các Công ty nói chung và công ty kiểm toán Aticvietnam nói riêng tạo nên uy tín của mình trên thị trường.
Do giới hạn về thời gian, Khóa luận của em chỉ đề cập đến kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà không đề cập đến các loại doanh thu khác của doanh nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và anh chị kiểm toán viên trong công ty để giúp bản Khóa luận của em được hoàn thiện hơn, đồng thời để em có được những hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập và công tác sau này.
115 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giữa hai công ty. KTV đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 421: 32,140,123
Nợ TK 33311:32,140,123*10%=3,214,012.3
Có TK 111: 35,354,135
Kiến nghị: Công ty nên tiến hành điều chỉnh những lỗi mà KTV đã phát hiện để phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Để kiểm tra các nghiệp vụ về doanh thu phát sinh đã được ghi nhận đầy đủ hay chưa, KTV tiến hành chọn mẫu 20 nghiệp vụ bán hàng dựa trên phương pháp chọn mẫu theo khối(lô). KTV tiến hành lấy 2 Bộ chứng từ bán hàng trong mỗi tháng từ tháng 2 đến tháng 12 gồm: Hóa đơn, Đơn đặt hàng, Bảng báo giá, Biên bản bàn giao hàng hóa, Debit note(nếu có)…và đối chiếu, so sánh từ chứng từ bán hàng như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng…đến Nhật ký bán hàng, rồi đến sổ chi tiết và sổ cái Doanh thu.
Bảng 27: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng của công ty XYZ
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng.
Khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 31/12/2006
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
Đơn vị: VNĐ
Ngày
Phiếu xuất kho
Khách hàng
Hàng hóa
Số lg
(sp)
(a)
(b)
(c)
(d)
1
23/1
A013
Cty Phú Hưng
May Gia công
1000
987,245,253
x
x
x
2
28/2
Y45
XN Dệt 8/3
Áo sơmi
540
542,187,631
x
x
x
3
7/3
R100
Cty may Hưng
Áo sơmi
187
487,236,201
x
(*)
x
4
31/3
R140
Cty may 10
Cổ áo
954
345,102,257
x
x
x
5
5/6
K120
ToHo co,.ltd.
Áo Jacket
654
598,158,776
x
x
x
6
19/6
K147
Lotus IMC
Áo Jacket
570
480,123,000
x
x
x
7
7/7
L123
Cty Richard ellis
Áo lông vũ
432
421,103,000
x
x
x
8
15/10
Y870
Cty may V.Tiến
Quần âu
128
354,100,250
x
x
(*)
9
15/12
Y125
XN may 256
Quần âu
97
62,410,003
x
x
x
…
Chú giải:
(a):Kiểm tra tổng số tiền
(b):Kiểm tra Bảng cân đối bán hàng – thu tiền
(c): Kiểm tra Sổ chi tiêt Doanh thu
(d): Kiểm tra Nhật ký bán hàng
X: Thỏa mãn điều kiện đưa ra để kiểm tra
(*): Kế toán chưa ghi sổ
Kết luận: Tại Phiếu xuất kho số R100, Kế toán chưa phản ảnh nghiệp vụ bán hàng vào sổ chi tiết doanh thu. Tại Phiếu xuất kho số Y870, Kế toán chưa phản ánh vào Nhật ký bán hàng. KTV đã đưa ra bút toán điều chỉnh sau khi thảo luận vấn đề này với Kế toán trưởng:
BT 1:
Nợ TK 131: 539,959,821
Có TK 421: 487,236,201
Có TK 33311: 487,236,201*10%
BT 2:
Nợ TK 131: 389,510,275
Có TK 421: 354,100,250
Có TK 33311: 354,100,250*10%
Kiến nghị: Công ty nên tiến hành điểu chỉnh như trên để phù hợp với Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
Để kiểm tra tính đúng kỳ của công ty XYZ, KTV tiến hành chọn mẫu một số các hóa đơn bán hàng( 5 nghiệp vụ có giá trị lớn) phát sinh trong khoảng 5 ngày trước và sau ngày kết thúc niên độ kế toán(31/12). KTV tiến hành đối chiếu hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… với sổ chi tiết Doanh thu để khẳng định về tính đúng kỳ của doanh thu.
A, Đối với doanh thu xuất khẩu
Bảng 28: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 31/12/2006
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
Đơn vị: VNĐ
Stt
Ngày
Số hóa đơn
Khách hàng
Hàng hóa
Số lg
(sp)
Tiền(đồng)
(a)
(b)
(c)
1
27/12/06
4862
Richard ellis co,.ltd.
Áo jacket
350
50,410,230
x
x
2
28/12/06
3187
Globalco,.ltd.
Áo Jacket
550
123,110,100
x
x
3
29/12/06
4287
Armstrong nix
Áo lông vũ
32
32,123,420
x
x
4
30/12/06
5321
Armstrong nix
Thân áo(gcông)
550
140,124,987
x
x
5
31/12/06
6652
Logitem co,.ltd
Cổ áo(gcông)
253
95,125,754
x
(*)
6
2/1/07
1230
Nissan
Quần âu
412
142,562,321
x
x
7
03/1/07
1250
Logitem co,.ltd.
Tay áo(gcông)
121
42,362,140
x
x
8
4/1/07
1324
Nissun kogoto
Thêu(gcông)
140
72,654,000
x
x
9
05/01/07
1334
Nissunkogoto
Áo chui đầu
421
101,135,907
x
x
10
06/01/07
1350
Tawakagi
Quần ngủ
741
138,155,000
x
x
Chú giải:
(a):Kiểm tra, đối chiếu với Phiếu xuất kho về ngày tháng
(b):Kiểm tra xem doanh thu có được ghi vào sổ chi tiết năm 2006 không?
(c): Kiểm tra xem doanh thu có được ghi vào sổ chi tiết năm 2007 không?
X: Thỏa mãn điều kiện đưa ra để kiểm tra
(*): Nghiệp vụ bán hàng ghi sai kỳ kế toán
Kết luận:.Hóa đơn số 6652, doanh thu được ghi nhận năm 2007 nhưng kế toán đã ghi năm 2006. Kế toán cần điều chỉnh ngày ghi trên hóa đơn và thực hiện bút tóan điều chỉnh sau:
BT 1(năm 2006):
Nợ TK 421: 95,125,754
Có TK 112: 95,125,754
(Do đây là sản phẩm xuất khẩu nên được hưởng thuế suất 0%)
BT 2(năm 2007):
Nợ TK 112: 95,125,754
Có TK 421: 95,125,754
Kiến nghị: Công ty nên tiến hành điểu chỉnh như trên để phù hợp với Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
B, Đối với doanh thu trong nước
Bảng 29: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Bước công việc: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu bán hàng.
Khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 31/12/2006
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
Đơn vị: VNĐ
Stt
Ngày
Số hóa đơn
Khách hàng
Hàng hóa
Số lg
(sp)
Số tiền
(a)
(b)
1
31/12/06
1222
Cty may 10
Áo sơmi
500
123,450,000
x
2
…
…
3
2/1/07
3254
XN may 256
Quần âu
140
56,410,140
x
4
2/1/07
4520
Cty Phú Hưng
Quần kaki
230
64,152,410
x
5
…
…
Chú thích:
(a):Kiểm tra xem doanh thu có được ghi chép vào năm 2006 không?
(b): Kiểm tra xem doanh thu có được ghi chép vào năm 2007 không?
X: Thỏa mãn điều kiện kiểm tra
Kết luận: Không có nghiệp vụ nào hạch toán sai kỳ kế toán.
Để kiểm tra việc phân loại doanh thu, KTV tiến hành kiểm tra doanh thu theo từng loại thuế suất khác nhau. Do là doanh nghiệp có hai loại doanh thu là doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội, vì vậy, các sản phẩm tiêu dùng nội địa sẽ chịu thuế suất 10% và các sản phẩm xuất khẩu sẽ chịu thuế suất 0%.
Bảng 30: Kiểm tra tính phân loại của doanh thu
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Bước công việc: Kiểm tra tính phân loại của doanh thu.
Khách hàng: Công ty XYZ
Niên độ kế toán: 31/12/2006
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
Đơn vị: VNĐ
Stt
Ngày
Số hóa đơn
Hàng hóa
Số lg
(sp)
Số tiền
(a)
10%
0%
1
5/4
1322
Áo sơmi
500
123,450,000
x
2
25/6
1400
Áo Jacket
100
100,210,000
x
x
3
8/7
2510
Quần âu
140
56,410,140
x
x
4
10/9
3210
Quần kaki
230
64,152,410
x
x
5
14/12
4251
Áo lông vũ
90
70,000,000
(*)
6
…
…
Chú thích:
(a): Tờ khai hải quan
X: Thỏa mãn điều kiện kiểm tra
(*): Kế toán ghi sai thuế suất
Kết luận: Tại Hóa đơn số 4251 với sản phẩm là áo lông vũ là tiêu dùng nội địa nhưng kế toán đã tính thuế suất 0%. KTV đã tiến hành điều chỉnh:
Nợ TK131:7,000,000
Có TK 33311:7,000,000
Kiến nghị:Doanh nghiệp nên tiến hành điều chỉnh theo ý kiến của KTV
2.2.4.Kết thúc kiểm toán
2.2.4.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán
Kết thúc kiểm toán khoản mục doanh thu, KTV tiến hành tổng hợp kết qủa kiểm toán, đồng thời lập bút toán điều chỉnh với những sai sót mà KTV đã phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Đối với công ty ABC
Bảng 31: Kết luận kiểm toán
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Khách hàng: Công ty ABC
Kỳ kế toán: 31/12/2006
Tham chiếu:
Ngày:
Kết luận kiểm toán
Công việc thực hiện: Đã tiến hành đối với phần hành doanh thu như theo đúng chương trình trên các biểu chỉ đạo.
Các vấn đề được phát hiện:
Khi ghi sổ chi tiết phải lấy từ chứng từ gốc ban đầu, không được lầy từ NKC để ghi.
Trên Hóa đơn bán hàng số 1950,1672 và Phiếu xuất kho 1786 còn chưa có chữ ký của Phó Giám đốc.
Bảng cân đối bán hàng – thu tiền là khách hàng quên không lấy chữ ký của Phó Giám đốc khi đối chiếu với người mua(so với Phiếu xuất kho số 7562). KTV đã phỏng vấn Phó Giám đốc và Phó Giám đốc đã nhận là do lỗi sơ ý. Phó Giám đốc đã ký ngay sau đó.
Kết luận:
Căn cứ vào kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu, theo ý kiến của chúng tôi: Các cơ sở dẫn liệu cho phần hành doanh thu là phù hợp xét trên khía cạnh trọng yếu. Tổng sổ tiền là trung thực và hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận và được lập nhất quán với các năm trước.
Người kiểm tra Người thực hiện
Đối với công ty XYZ
Bảng 32: Kết luận kiểm toán
Công ty kiểm toán Aticvietnam
Khách hàng: Công ty XYZ
Kỳ kế toán: 31/12/2006
Tham chiếu:
Ngày:
Kết luận kiểm toán
Công việc thực hiện: Đã tiến hành đối với phần hành doanh thu như theo đúng chương trình trên các biểu chỉ đạo.
Các vấn đề được phát hiện:
*Chưa có quá trình theo dõi hóa đơn giao hàng để nhằm khẳng định rằng việc giao hàng đã được thực hiện và thực hiện một cách chính xác.
*Tại Hóa đơn số 1650 không có Đơn đặt hàng đi kèm. Tại Hóa đơn số 1987, đơn vị chưa tiến hành đối chiếu với khách hàng Global co,.ltd. KTV tiến hành đối chiếu với Global co,.ltd và có kết luận rằng: có nghiệp vụ bán hàng xẩy ra và do kế toán quên chưa đối chiếu. KTV có gửi thư xác nhận cho KH có HĐ số 1650 và được biết không có nghiệp vụ bán hàng nào giữa hai công ty. KTV đưa ra bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 421: 32,140,123
Nợ TK 33311:32,140,123*10%=3,214,012.3
Có TK 111: 35,354,135
*Tại Phiếu xuất kho số R100, Kế toán chưa phản ảnh nghiệp vụ bán hàng vào sổ chi tiết doanh thu. Tại Phiếu xuất kho số Y870, Kế toán chưa phản ánh vào Nhật ký bán hàng. KTV đã đưa ra bút toán điều chỉnh sau khi thảo luận vấn đề này với Kế toán trưởng:
BT 1:
Nợ TK 131: 539,959,821
Có TK 421: 487,236,201
Có TK 33311: 487,236,201*10%
BT 2:
Nợ TK 131: 389,510,275
Có TK 421: 354,100,250
Có TK 33311: 354,100,250*10%
*Tại Hóa đơn số 4251 với sản phẩm là áo lông vũ là tiêu dùng nội địa nhưng kế toán đã tính thuế suất 0%. KTV đã tiến hành điều chỉnh:
Nợ TK131:7,000,000
Có TK 33311:7,000,000
Kết luận:
Căn cứ vào kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu, theo ý kiến của chúng tôi: Các cơ sở dẫn liệu cho phần hành doanh thu là phù hợp xét trên khía cạnh trọng yếu. Tổng sổ tiền sau khi đã thực hiện các bút toán điều chỉnh là trung thực và hợp lý xét trên khía cạnh trọng yếu theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận và được lập nhất quán với các năm trước.
Người kiểm tra Người thực hiện
2.2.4.2.Soát xét các sự kiện xẩy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính
Để soát xét các sự kiện xẩy ra sau ngày khóa sổ, KTV tiến hành kiểm tra dựa trên bảng câu hỏi đánh giá. Bảng câu hỏi đánh giá nhằm trả lời với mục đích rằng: có sự kiện nào xẩy ra sau ngày khóa sổ kế toán dẫn đến việc điều chỉnh BCTC hay không?Có sự kiện nào xẩy ra sau ngày khóa sổ kế toán dẫn đến việc thuyết minh thông tin bổ sung trong BCTC không?
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán theo Bảng câu hỏi đánh giá với cả 2 công ty ABC và XYZ, KTV đã đưa ra kết luận rằng: Các sự kiện xẩy ra sau ngày khóa sổ kế toán không dẫn đến việc điều chỉnh BCTC hay thuyết minh thông tin bổ sung trong BCTC.
Bảng câu hỏi đánh giá sẽ được minh họa chi tiết trong phần Phụ lục số 02.
2.2.4.3.Lập Báo cáo kiểm toán
KTV tiến hành lập Báo cáo kiểm toán cho toàn bộ công việc đã thực hiện. Đối với khoản mục doanh thu, KTV đã đưa ra ý kiến của công ty ABC và XYZ là ý kiến chấp nhận toàn phần. Bên cạnh đó, KTV cũng gửi kèm Thư quản lý đối với công ty XYZ. Trong Thư quản lý, KTV có đưa ra kiến nghị cần kiểm soát hơn nữa đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đồng thời nâng cao trình độ của nhân viên trong công ty, kiểm soát tốt chi phí phát sinh…
2.2.4.4.Các công việc thực hiện sau kiểm toán
Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, Công ty kiểm toán tiến hành gửi Báo cáo kiểm toán cho khách hàng đồng thời nhận phí kiểm toán như đã thỏa thuận trong Hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, Aticvietnam tiếp tục duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, cập nhật những thông tin bổ sung về khách hàng, đồng thời tiếp tục trao dồi, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cuộc kiểm toán sau.
Trên đây là cách thức tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện. Quy trình kiểm toán được thực hiện theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam và Quốc tế.
PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY ATICVIETNAM
3.1.Nhận xét về tổ chức quản lý và chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty Aticvietnam
3.1.1.Nhận xét về công tác tổ chức, quản lý
3.1.1.1.Ưu điểm
Công ty được tổ chức với mô hình Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm luôn Tổng Giám đốc, điều này đảm bảo cho sự thống nhất về lợi ích giữa người quản lý và người chủ sở hữu. Chính điều đó giúp cho hoạt động của công ty ngày càng có hiệu quả.
Với sự gia nhập WTO của Việt Nam ta, các doanh nghiệp tất yếu phải có báo cáo kiểm toán đính kèm khi công bố báo cáo tài chính. Do đó việc mở rộng các chi nhánh, văn phòng đại diện để thu hút khách hàng là điều hoàn toàn đúng đắn. Điều đó được chứng minh bằng việc số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng.
Mỗi khi có Hợp đồng kiểm toán tại các Chi nhánh, KTV tại các chi nhánh sẽ tiến hành kiểm toán, sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán sẽ thông báo doanh thu, chi phí cho trụ sở chính để tiến hành tổng hợp lên BCTC. Điều này đã góp phần làm giảm thời gian và chi phí đi lại nếu phải điều động nhân viên từ trụ sở chính xuống.
Đội ngũ nhân viên của công ty là những người được đào tạo chính quy,có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Chính vì vậy nên hiệu quả công việc luôn đạt ở mức cao, hoàn thành vượt tiến độ, thời gian kiểm toán được rút ngắn nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được trang bị đầy đủ và hiện đại. Điều đó góp phần giúp các KTV nâng cao hơn nữa hiệu quả và thời gian làm việc.
Công ty thực hiện việc trả lương theo khối lượng công việc hòan thành. Chính điều này đã làm tăng ý thức và hiệu quả làm việc của nhân viên, đồng thời làm tăng doanh thu cho tòan công ty.
3.1.1.2.Hạn chế
Thành viên của HĐTV kiêm luôn Tổng giám đốc, dẫn đến lợi ích của người lao động sẽ bị suy giảm do phần lớn các chính sách đều hướng về quyền lợi của các chủ sở hữu. Từ đó có thể dẫn đến việc các quỹ phúc lợi không được chú ý đúng mức.
Công ty chưa thực sự mở rộng quy mô, tổ chức các buổi đào tạo nhân viên một cách thường xuyên, liên tục nhằm mục đích giúp nhân viên cập nhật những thông tin mới nhất về kế hoạch, chiến lược của công ty cũng như những thay đổi trong quy định và chuẩn mực.
Công ty chưa có một chi nhánh nào ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất cả nước, số lượng công ty tập trung ở đây là tương đối lớn; là một mảnh đất mầu mỡ để phát triển thị trường kiểm toán. Thêm vào đó là số lượng công ty kiểm toán tập trung rất đông ở khu vực này, nếu công ty mở một chi nhánh ở đây thì cũng chính là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và danh tiếng của công ty trong thị trường kiểm toán.
3.1.2.Nhận xét về chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty
Quy trình kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện luôn tuân thủ theo trình tự kiểm toán chung từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Qua việc xem xét quy trình kiểm toán doanh thu của công ty Aticvietnam đối với 2 công ty ABC và XYZ, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
3.1.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Ưu điểm
Việc lập kế hoạch kiểm toán được công ty thực hiện rất linh hoạt, không dập khuôn, phù hợp với từng quy mô cũng như đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng.
Kế hoạch kiểm toán tổng quát được gửi cho từng khách hàng để khách hàng có thể chuẩn bị trước các tài liệu liên quan tới quá trình kiểm toán theo yêu cầu của Aticvietnam. Điều này đã tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng được thuận lợi và nhanh gọn hơn.
Khi tìm hiểu và thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bên cạnh việc cập nhật những thông tin về khách hàng trong Hồ sơ kiểm toán, KTV còn thu thập thêm thông tin bằng cách như phỏng vấn Ban giám đốc, tiếp xúc với nhân viên KH, tham quan đơn vị…Điều đó đã thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp trong công việc của công ty kiểm toán Aticvietnam.
Việc phân chia công việc cho từng thành viên của nhóm kiểm tóan một cách khoa học và hợp lý, góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình thực hiện kiểm toán, tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo được sự kiểm tra, phối hợp, soát xét giữa các thành viên của nhóm với nhau.
Công ty đã xây dựng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, quy trình đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, đồng thời thực hiện việc phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC để xem xét sự biến động và tỷ trọng của chỉ tiêu qua các năm.
Hạn chế
Trong khâu tìm hiểu về khách hàng là chưa được cụ thể, các công việc mới chỉ dừng lại ở mức sơ bộ.
Quy trình kiểm toán được xây dựng chi tiết để đánh giá HTKSNB, đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, nhưng phần lớn chỉ có Chủ nhiêm kiểm tóan là có đủ khả năng để đánh giá, còn các nhân viên còn lại thì hầu như chưa đánh giá được.
Công ty hiện nay còn thiếu nguồn nhân lực. Do đó việc bố trí nhân viên trong khâu lập kế hoạch kiểm toán còn rất hay bị chồng chéo. Điều này dẫn đến việc hạn chế công việc và sự không hiệu quả trong công việc của KTV.
Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch cũng được thực hiện nhưng chỉ được thực hiện nhỏ giọt, và nó chỉ thực sự được đầu tư trong trường hợp KTV thấy nghi ngờ về tình hình kinh doanh của KH hay đây là khách hàng mới của công ty. Điều đó dẫn đến có thể không có cách nhìn tổng quan chính xác về tình hình tài chính của khách hàng.
3.1.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Ưu điểm
Việc đánh giá HTKSNB đã được KTV thu thập dưới dạng tóm tắt những thông tin quan trọng nhất, khái quát nhất để làm bằng chứng đánh giá cũng như làm tài liệu lưu trữ cho các kỳ kế toán tiếp theo. Điều đó sẽ làm giảm thời gian và chi phí kiểm toán, khiến tiến độ và hiệu quả công việc ngày càng tăng, rất hữu ích cho các KTV làm việc trong các kỳ kiểm toán sau.
Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với tài khoản doanh thu được KTV tiến hành rất hiệu quả. Với những KH mới, KTV đi sâu xem xét sự biến động của doanh thu theo từng tháng, quý…, với những KH có tính hình tài chính không tốt, KTV còn mở rộng so sánh với các đơn vị khác trong cùng ngành…Thông qua việc phân tích này đã giúp cho các KTV phát hiện ra những biến động bất thường, từ đó tìm ra nguyên nhân mà khi thực hiện thủ tục kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết, rất khó có thể phát hiện được.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là một thủ tục không thể thiếu được trong bất cứ cuộc kiểm toán nào mặc dù HTKSNB gần như là tuyệt đối hoàn thiện, qua thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết giúp KTV khẳng định tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt. KTV luôn thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết theo những mục tiêu xác định.
Các Giấy tờ làm việc của KTV được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Điều này giúp cho các KTV đối chiếu, soát xét thuận tiện cũng như tra cứu lại một cách dễ dàng hơn. Trên các WPs, KTV ghi những nhận xét của mình từ tổng hợp đến chi tiết về tình hình biến động doanh thu giữa các kỳ. Các WPs này sẽ được lưu vào File kiểm toán và làm cơ sở cho việc lập Báo cáo kiểm toán.
Hạn chế
Thủ tục phân tích được áp dụng nhưng chưa thật triệt để.
Trong khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV mới chỉ tiến hành chọn mẫu theo nhận định nhà nghề kết hợp với chọn mẫu có giá trị lớn. Điều này dẫn đến mẫu được chọn mang tính chủ quan, mẫu mang tính đại diện thấp. Công ty nên xây dựng một quy trình chọn mẫu quy chuẩn hơn.
Các sai sót, chênh lệch chưa được liệt kê dưới dạng bảng kê xác minh hay bảng kê chênh lệnh. Điều này đã gây khó khăn cho KTV trong quá trình đọc file kiểm toán.
3.1.2.3.Kết thúc kiểm toán
Ưu điểm
Trong giai đoạn này, KTV phải tổng hợp, đánh giá các thông tin đã thu thập nhằm soát xét toàn bộ quá trình kiểm toán. Công ty kiểm toán Aticvietnam luôn thực hiện một cách đầy đủ các quy trình trong giai đoạn này bằng cách như soát xét lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ làm việc của các KTV… trước khi đưa ra ý kiến của mình về BCTC.
KTV cũng luôn lưu ý tới việc xem xét các sự kiện xẩy ra sau ngày lập BCTC của KH để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đó tới BCTC, tình hình kinh doanh của KH…
Hạn chế
KTV vẫn chưa thật chú trọng đến việc phân tích, rà soát sao cho số liệu điều chỉnh là phù hợp với những phân tích, phát hiện ban đầu của KTV.
KTV chưa thật sự quan tâm xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến- đó là những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến một khoản công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thể xác minh là có chắc chắn xẩy ra hay không và số tiền là bao nhiêu.
Theo đoạn 04, VAS 01: BCTC phải được lập trên cơ sở là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần…Trong thực tế kiểm toán, KTV rất ít khi chú trọng vào việc xem xét giả định hoạt động liên tục này, có những KH mà KTV đã bỏ qua bước này mặc dù trong chương trình kiểm toán có xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá giả định hoạt động liên tục.
3.2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty aticvietnam.
3.2.1.Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm khoản mục doanh thu
Hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu tất yếu hiện nay của Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam được thể hiện thông qua Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA(Asian Free Trade Area) và gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO( World Trade Organization). Việc hội nhập này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thách thức ở chỗ chúng ta phải đối đầu với rất nhiều tập đoàn kế toán, kiểm toán hàng đầu thế giới. Điều đó càng khẳng định rằng, chúng ta tất yếu phải hoàn thiện hoạt động kiểm toán nói chung và hoàn thiện kiểm toán khỏan mục doanh thu nói riêng để theo kịp với trình độ phát triển của thế giới. Cơ hội ở chỗ: Việt Nam sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, giao thương liên kết với thị trường kế toán và kiểm toán trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước, thị trường kiểm toán cũng ngày càng rộng mở. Số lượng các công ty kiểm toán ngày càng gia tăng. Để khẳng định được thương hiệu của mình, các công ty kiểm toán luôn hướng tới uy tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Chính vì vậy, hoàn thiện chương trình kiểm toán – điều đó là lợi thế với bất cứ công ty kiểm toán nào đồng thời đó cũng nhằm giảm thiểu các chi phí, rủi ro kiểm toán – là một nhiệm vụ và cũng là một mục tiêu tất yếu.
Doanh thu luôn là một khỏan mục được người quan tâm chú ý. Nó là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời liên quan tới nhiều các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán. Các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu thường có giá trị lớn và phát sinh thường xuyên. Do đó khả năng tiềm ẩn sai sót với khoản mục doanh thu là rất lớn. Vì vậy để đảm bảo hoàn thiện và hiệu quả của cuộc kiểm toán nói chung thì trước hết phải kể đến là chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu cần được xây dựng và bổ sung, không ngừng hoàn thiện.
Thực tế kiểm toán tại công ty kiểm toán Aticvietnam cho thấy: Mặc dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV có trình độ chuyên môn cao, sử dụng các kỹ thuật hiện đại…nhưng vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện. Từ đó dẫn đến việc nhìn lại những công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán là điều cần thiết để KTV tự rút ra kinh nghiệm và tự hòan thiện đồng thời nâng cao chất lượng chương trình kiểm toán doanh thu nói riêng cũng như chương trình kiểm toán nói chung.
Trong quá trình kiểm toán khỏan mục doanh thu, ngoài những điểm đã đạt được còn tồn tại những hạn chế sau:
Việc đánh giá HTKSNB, KTV mới chỉ sử dụng Bảng câu hỏi kết hợp với Bảng tường thuật mà chưa sử dụng cách vẽ lưu đồ.
Một vài thủ tục kiểm tra chi tiết chưa được KTV thực sự quan tâm…
Các mặt hạn chế này và những kiến nghị giải quyết sẽ được trình bày cụ thể, chi tiết trong phần kiến nghị dưới đây.
3.2.2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu
* Vấn đề mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ
Để mô tả HTKSNB, KTV có thể sử dụng dưới dạng Bảng tường thuật, Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, Lưu đồ.
Bảng tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống kiếm soát nội bộ của khách hàng. Tài liệu này thường được dùng phối hợp với các tài liệu khác về kiểm soát nội bộ. Đối với những hệ thống đơn giản, KTV có thể sử dụng duy nhất Bảng tường thuật để ghi nhận sự hiểu biết về kiểm soát nội bộ.
Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: Là bảng liệt kê gồm nhiều câu hỏi đã được chuẩn bị trước về quá trình kiểm soát trong từng lĩnh vực, kể cả môi trường kiểm soát. Bảng câu hỏi thường được thiết kế dưới dạng “Có”, “Không”, “Không áp dụng”. Câu trả lời “Có” thường được quy ước là biểu thị một tình trạng kiểm soát tốt; ngược lại, câu trả lời “Không” sẽ cho thấy sự yếu kém của kiểm soát nội bộ và những sai sót tiềm tang có khả năng phát sinh.VD: Phụ lục số 01: Hiểu biết về HTKSNB
Lưu đồ: Là những hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan bằng những ký hiệu đã được quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể giúp người đọc có thể nhìn khái quát và súc tích về toàn bộ hệ thống; cũng như cho thấy mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách…Ngoài ra, nó còn là công cụ phân tích vì giúp KTV dễ nhận diện những thiếu sót của từng thủ tục. Tuy nhiên, hạn chế của lưu đồ là việc mô tả thường mất nhiều thời gian.
Qua quá trình tìm hiểu quy trình kiểm toán doanh thu tại công ty kiểm toán Aticvietnam, em nhận thấy rằng: việc mô tả HTKSNB đã được KTV thể hiện thông qua Bảng tường thuật và Bảng câu hỏi. Còn việc sử dụng lưu đồ để mô tả HTKSNB vẫn chưa được KTV chú ý. Theo ý kiến chủ quan của em, em cho rằng các kỹ thuật tìm hiểu HTKSNB cần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán. Tùy từng trường hợp mà ta có thể sử dụng Bảng tường thuật, Bảng câu hỏi hay Lưu đồ và cũng có thể kết hợp các phương pháp mô tả trên. KTV nên sử dụng Bảng câu hỏi kết hợp với Lưu đồ , vì như vậy chúng sẽ bổ sung cho nhau để cho ta một hình ảnh trung thực nhất của HTKSNB. Sau đây là một ví dụ đơn giản về lưu đồ phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp:
Nhu cầu tiêu thụ
Bán hàng(BH)
Vận chuyển
Kế toán
Yêu cầu của KH
Đơn đặt hàng
Lưu
Duyệt BH
Hóa đơn BH
P.Xuất kho
Chiết khấu, giảm giá…
Hàng bán bị trả lại
P.Nhập kho
Vận đơn
Nhật ký tiêu thụ
Sổ công nợ
Công ty Aticvietnam nên xây dựng một mô hình chuẩn gồm các yếu tố cơ bản cần phải có đối với HTKSNB của KH cho khâu bán hàng-thu tiền. Từ đó, các KTV khi tiến hành kiểm toán sẽ điều chỉnh lưu đồ mô hình chuẩn theo đúng thực tế tại đơn vị KH. Trong lúc điều chỉnh này chính là lúc KTV có thể so sánh HTKSNB của KH với mô hình chuẩn. Từ đó có thể dễ dàng nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của HTKSNB.
Việc xây dựng một Lưu đồ thường tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian hơn so với Bảng tường thuật hay Bảng hỏi. Tuy nhiên, đối với HTKSNB của một số khỏan mục hay bộ phận trọng yếu của KH như khoản mục doanh thu thì nên xây dựng việc mô tả bằng Lưu đồ. Điều này chắc chắn sẽ có ích trong việc xác định những thiếu sót, nhược điểm trong HTKSNB của KH ở khoản mục hay bộ phận đó.
* Sử dụng các tỷ suất tài chính trong thủ tục phân tích khoản mục doanh thu
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích” quy định: “ KTV phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”.
Thủ tục phân tích là một phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, thời gian thực hiện ít, chi phí thấp mà còn cho biết mối quan hệ giữa các khoản mục. Từ đó giúp cho KTV xác định được trọng tâm công việc cũng như những điểm cần lưu ý. Đồng thời, việc áp dụng các thủ tục phân tích xuyên suốt qúa trình kiểm toán còn giúp cho KTV thu thập bằng chứng có hiệu quả và kiểm tra lại kết quả kiểm toán.
Trong kiểm toán doanh thu, các KTV cũng coi thủ tục phân tích là một thủ tục trọng yếu. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty, em nhận thấy rằng: công ty mới chỉ chú trọng tiến hành một vài tỷ suất tài chính, so sánh giữa các quý, tháng và so sánh với một số các đơn vị khác trong cùng nghành nhưng công ty chưa thật sự đào sâu phân tích để thấy rõ hơn hiệu quả và năng lực hoạt động của công ty khách hàng. Công ty nên tiến hành phân tích các tỷ suất sâu hơn để thấy được những điểm bất hợp lý ở khoản mục doanh thu. Đồng thời KTV nên so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch của KH hay so sánh giữa doanh thu thực tế của KH với doanh thu theo ước tính của KTV. Việc xây dựng doanh thu ước tính dựa vào các nguồn tài liệu như: Đơn đặt hàng, đơn giá hàng bán năm nay và năm trước, xu hướng bán hàng và hàng bán bị trả lại năm nay và năm trước…
Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu mà Aticvietnam nên thực hiện là:
Hệ số quay vòng phải thu = Tổng số tiền hàng bán chịu/ Số dư bình quân các khỏan phải thu
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khảon phải thu quay được mấy vòng. Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của các khỏan phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ.
Hệ số phải thu/ doanh thu = Nợ phải thu/ Doanh thu
Hệ số HTK/ Doanh thu = HTK/ Doanh thu
Cứ một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng HTK và bao nhiêu đồng nợ phải thu. Hai hệ số này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng không tốt.
Tỷ lệ Chi phí dự phòng phải thu khó đòi/ Tổng doanh thu hoặc trên tổng các khỏan phải thu: So sánh tỷ lệ này giữa kỳ này với kỳ trước để xem xét khả năng tài chính của KH trước khi bán hàng và xem xét Chi phí dự phòng có hợp lý hay không?
Việc sử dụng các tỷ suất này sẽ tạo điều kiện cho KTV có được sự nhìn nhận tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng hoạt động kiểm toán.
* Đối với vấn đề đánh giá trọng yếu và rủi ro
Công ty nên có những buổi đào tạo để giảng dậy phương pháp lượng hóa rủi ro cũng như trọng yếu cho tất cả các nhân viên trong công ty; đồng thời các KTV giầu kinh nghiệm có thể có những buổi thảo luận nhằm truyền đạt những kinh nghiệm mà đã tích lũy được qua nhiều cuộc kiểm toán cho các kiểm toán viên còn non trẻ để đảm bảo giảm thiểu chi phí mà vẫn nâng cao chất lượng trong các cuộc kiểm toán.
Bảng ước lượng trọng yếu
Vị trí của khoản mục
Không trọng yếu
Có thể trọng yếu
Chắc chắn trọng yếu
BCKQKD
Dưới 5% lãi trước thuế
Từ 5%-10% lãi trước thuế
Trên 10% lãi trước thuế
BCĐKT
Dưới 10% giá trị tài sản
Từ 10%-15% giá trị tài sản
Trên 15% giá trị tài sản
(Nguồn: Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
Ma trận dự kiến rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV về CR
Cao
Trung bình
Thấp
Đánh giá của
KTV về IR
Cao
Thấp nhất
Thấp
Trung bình
Trung bình
Thấp
Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao
Cao nhất
Trong đó: AR = IR*CR*DR
AR: Rủi ro kiểm tóan
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
DR: Rủi ro phát hiện
*Đối với vấn đề các sai sót, chênh lệch
@ Với những khoản chênh lệch đã được xác minh cụ thể, rõ ràng thì KTV nên đưa vào Bảng kê chênh lệch theo mẫu sau:
Chứng từ
Diễn giải
Chênh lệch
Ghi chú về sai phạm
SH
NT
Sổ sách
Thực tế
Chênh lệch
@ Với những khỏan chênh lệch chưa được xác minh rõ ràng, KTV nên đưa vào Bảng kê xác minh.
Chứng từ
Diễn giải
Đối tượng xác minh
Ghi chú sai phạm
SH
NT
Trực tiếp
Gián tiếp
* Đối với vấn đề chọn mẫu để kiểm tra chi tiết
Công ty đang tiến hành chọn mẫu theo nhận định nhà nghề cũng như chọn mẫu những phần tử có giá trị lớn. Ngoài những phương pháp trên, KTV cũng có thể tiến hành chọn mẫu theo:
Bảng số ngẫu nhiên: Là phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các bảng số ngẫu nhiên đã được thiết kế sẵn, bao gồm các số độc lập được sắp xếp thuận lợi để lựa chọn ngẫu nhiên. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là khách quan, máy móc trong nhìn nhận, đánh giá các phần tử nên KTV chỉ nên áp dụng trong trường hợp khoản mục doanh thu được đánh giá là có HTKSNB hiệu quả; hay KTV cũng có thể sử dụng đồng thời kết hợp với các tiêu chuẩn chọn mẫu khác. Phương pháp này được thực hiện qua các bước sau:
Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất
Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng
Lập hành trình sử dụng bảng
Chọn điểm xuất phát
Chương trình chọn số ngẫu nhiên: Là một chương trình mà người ta đã xây dựng sẵn các chương trình máy tính có khả năng cung cấp một dẫy số ngẫu nhiên của một tổng thể. Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ công việc và tiết kiệm thời gian do các chương trình đã được xây dựng sẵn. Phương pháp này khuyến khích các công ty nên xây dựng và sử dụng.
Lựa chọn hệ thống: Nguyên tắc của phương pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, KTV sẽ chọn các phần tử cách nhau theo một khoảng cách cố định. Khoảng cố định này được tính bằng cách chia số phần tử của tổng thể cho số phần tử của mẫu. Ưu điểm của phương pháp này là dễ lựa chọn các phần tử của mẫu. Nhưng cũng có hạn chế là nó có thể cho một mẫu bị thiên lệch nếu các phần tử trong tổng thể không được sắp xếp một cách ngẫu nhiên hoàn toàn. Vì thế, KTV chỉ nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp tổng thể được sắp xếp ngẫu nhiên.
Lựa chọn bất kỳ: Là phương pháp lựa chọn mà KTV không sử dụng mọi kỹ thuật chọn lựa có hệ thống. Lúc này, các phần tử sẽ được chọn vào mẫu một cách hoàn toàn may rủi. Nếu KTV có xu hướng thiên lệch dù có ý thức hoặc vô thức thì phương pháp này không nên sử dụng.
* Đối với vấn đề kiểm tra giả định hoạt động liên tục
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu KTV phải xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục trong việc lập và trình bày BCTC. Đồng thời KTV cũng cần xem xét có tình huống không chắc chắn nào có liên quan đến giả định này cần phải được công bố trên BCTC hay không.
Chính vì thế, để thực hiện nhiệm vụ trên, KTV nên tiến hành các thủ tục kiểm toán. Công ty nên áp dụng việc kiểm tra giả định hoạt động liên tục theo bảng câu hỏi đã xây dựng trong chương trình kiểm toán. Bảng câu hỏi sẽ được trích trong phần Phụ lục số 02.
Trên đây là toàn bộ những ý kiến đóng góp của em về chương trình kiểm toán doanh thu do công ty Aticvietnam thực hiện nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa sự phát triển và thành công của Aticvietnam. Để đạt được điều đó, không chỉ cần sự nỗ lực của công ty mà cần được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng của nhà nước.
Về phía các KTV, Công ty nên xây dựng và thực hiện các khóa đào tào cho nhân viên thường xuyên, cấp kinh phi đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao hơn trình độ của các nhân viên trong công ty cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội.
3.2.3.Hoàn thiện kiểm toán doanh thu thông qua việc tăng cường các chính sách của Nhà nước
Về phía Nhà nước
Kiểm toán ra đời từ những năm giữa thế kỷ XX nhưng đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ, đồng thời ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán, là cơ sở để áp dụng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã đưa ra hệ thống thông tư hướng dẫn để việc thực hiện chuẩn mực này được đồng bộ và thống nhất. Việc đưa ra các Chuẩn mực này đã dựa trên việc tổng hợp từ những Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế và tình hình thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Ngoài việc xây dựng một hệ thống pháp lý cho hệ thống kế toán, kiểm toán, Nhà nước cũng cần phải kết hợp với các tổ chức Quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế(IMF), Liên đoàn kế toán Quốc tế(IFAC)...để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, kế toán.
Hiện nay, Bộ Tài Chính đã có nhiều đổi mới theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 27/4/2005 chuyển giao chức năng hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam(VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) phát triển trên nguyên tắc độc lập và tự quản theo mô hình quốc tế. Mặt khác, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên hướng tới việc quốc tế hóa chứng chỉ KTV hành nghề của Việt Nam.
Về phía các hiệp hội kế toán, kiểm toán.
Hiện nay, vai trò của Hội kế toán và kiểm toán đang ngày càng được nâng cao và đã đóng góp rất nhiều vào việc đảm bảo chất lượng hoạt động dịch vụ của các công ty kiểm toán. Nhưng theo nhận xét của ông Allen Blewit- Tổng giám đốc điều hành của Hội kế toán viên công chứng Anh quốc(ACCA) thì thị trường dịch vụ kế tóan, kiểm toán ở Việt Nam còn non trẻ và có quy mô nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các hiệp hội nên:
Mở rộng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các Công ty kiểm toán trong và ngoài nước.
Chủ động trong việc gặp gỡ các tổ chức hiệp hội Kiểm toán các nước phát triển để tăng cường các hoạt động như hợp tác cùng phát triển, cũng như học hỏi kinh nghiệm của họ.
Tăng cường hơn nữa việc phát triển đạo đức nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên môn, cập nhật những kiến thức cho hội viên của Hội.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về thực tiễn kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện, em càng nhận thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường nói chung và hoạt động kiểm toán doanh thu nói riêng. Cụ thể trong Khóa luận của mình, em đã đề cập đến kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đồng thời có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này.
Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán BCTC nhằm đảm bảo cung cấp cho những người quan tâm những thông tin trung thực nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng được một quy trình kiểm toán chuẩn là nhân tố giúp các Công ty nói chung và công ty kiểm toán Aticvietnam nói riêng tạo nên uy tín của mình trên thị trường.
Do giới hạn về thời gian, Khóa luận của em chỉ đề cập đến kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà không đề cập đến các loại doanh thu khác của doanh nghiệp sản xuất trong kiểm toán BCTC. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và anh chị kiểm toán viên trong công ty để giúp bản Khóa luận của em được hoàn thiện hơn, đồng thời để em có được những hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn – ThS. Bùi Thị Minh Hải và các anh chị KTV đã tận tình giúp em hoàn thành Khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Như Hoa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chương trình kiểm toán do aticvietnam xây dựng
2. Luận văn tốt nghiệp K44
3. Ý kiến của các anh chị kiểm toán viên
4. www.aticvietnam.com
5. Alvin A. ARENS, JAME K. LOBBECKE (2002) Nhà Xuất bản Thống kê
6. Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Việt Nam
7. Lý thuyết Kiểm toán - NXB Tài chính - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2003)
8. Kiểm toán Tài chính - Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Tài chính - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2001)
9. Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt nam- NXB Tài chính – TS. Ngiêm Văn Lợi
Phụ lục số 01: Hiểu biết về HTKSNB
Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán:
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
A. Môi trường kiểm soát
Câu hỏi đánh giá(Yes nhập vào chữ X; No nhập vào chữ P)
Yes
No
Tham chiếu
1. Những giá trị về tính chính trực và những giá trị đạo đức
a.Đã thiết lập và thực hiện những nguyên tắc về hành vi đạo đức và những chính sách khác liên quan đến vấn đề đạo đức, đạo lý, những xung đột lợi ích và những thông lệ kinh doanh có thể chấp nhận được ?
b.Những nguyên tắc đạo đức và những chính sách khác không được xác định rõ ràng và/hoặc những điều kiện sau đây vẫn tồn tại:
i. sức ép phải thực hiện được một mục tiêu hoạt động mang tính không tưởng
ii. chính sách thưởng mà quản lý đưa ra phần lớn dựa trên việc đạt được mục tiêu hoạt động
2. Vấn đề kỹ năng, trình độ cần thiết cho công việc
a.Có những mô tả chính thức hoặc không chính thức về những công việc trong cơ quan
b.Thực hiện định kỳ những phân tích về kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến hành công việc
3. Những hoạt động của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị luôn có được thông tin đầy đủ, luôn chủ động và/hoặc:
i.độc lập khỏi ban giám đốc
ii.tổ chức những cuộc họp thường xuyên, kịp thời
iii.có được thông tin đầy đủ kịp thời cho việc giám sát, điều hành
….
Bình luận về Hệ thống kiểm soát
B. Hệ thống thông tin và trao đổi
1.Thông tin về những nhiệm vụ của nhân viên và những trách nhiệm kiểm soát được truyền đi có hiệu quả ?
2.Thiết lập những kênh trao đổi để nhân viên có thể báo cáo được những việc làm sai trái mà họ nghi ngờ?
3.Quản lý đón nhận những kiến nghị của nhân viên về về việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng hoặc tăng cường một số lĩnh vực khác?
4.Có những hình thức trao đổi thích hợp trong công ty và có thông tin đầy đủ, hoàn chỉnh và kịp thời để giúp mọi người thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả về:
Phân tích về chi phí, doanh thu sản phẩm và hàng tồn kho?
Tình hình thực hiện đơn đặt hàng?
Cơ sở dữ liệu cho Marketing?
Phân tích tình hình tài chính?
5.Có đầy đủ những kênh trao đổi với khách hàng, hãng cung cấp và những bên hữu quan khác để truyền thông tin về những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng?
…
Bình luận về hệ thống thông tin và trao đổi
C. Giám sát và điều hành của quản lý
1.Những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đã được thiết lập và phù hợp với bản chất hoạt động của khách hàng?
2.Các hình thức xem xét của quản lý đã được thiết lập và nói chung là phù hợp đối với các vấn đề sau?
Theo dõi về những chỉ tiêu chính để đánh giá về kết quả hoạt động?
Xoát xét kết qu hoạt động trong sự so sánh với kế hoạch ngân sách, dự đoán, những thời kỳ trước?
Theo dõi những sáng kiến quan trọng?
Xoát xét báo cáo kết quả hoạt động của quản lý phụ trách từng bộ phận?
Đối chiếu hoặc thống nhất những báo cáo hoạt động vào hệ thống báo cáo tài chính?
…
Bình luận về giám sát và điều hành của quản lý
D. Kiểm soát Hệ thống công nghệ thông tin
1.Được triển khai và sửa đổi trên cơ sở của một kế hoạch chiến lược về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin luôn gắn liền với chiến lược chung của công ty giúp khách hàng đạt được những mục tiêu của toàn công ty và những mục tiêu về hoạt động?
2.Được quản lý cấp cao hỗ trợ, đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động tốt bằng những nguồn lực về con người và nguồn lực tài chính?Đảm bảo việc cập nhật thường xuyên về mặt công nghệ và yêu cầu quản lý?
3.Cung cấp báo cáo đầy đủ chi tiết tới đúng đối tượng và đúng hạn để giúp họ thực hiện đầy đủ và có hiệu quả trách nhiệm của mình?
4.Những hình thức kiểm soát đối với việc hoạt động của hệ thống vi tính bao gồm vạch ra công việc và lên thời gian cho công việc đó, tiến hành công việc, sao lưu ra đĩa và những thủ tục để phục hồi lại thông tin và lập kế hoạch cho việc phục hồi, sửa chữa những sai sót nặng và xử lý những trục trặc trong trường hợp đột xuất?
5.Những hình thức kiểm soát đối với phần mềm bao gồm kiểm soát đối với việc mua sắm, thực hiện và bảo dưỡng phần mềm của hệ thống thông tin và cho các chương trình ứng dụng hoạt động?
….
Bình luận về hệ thống công nghệ thông tin
E. Các biện pháp kiểm soát vật chất
1. Những tài sản nhập vào công ty
Chỉ chấp nhận những tài sản thực sự có đơn đặt hàng và được phê duyệt?
Khi tài sản được chuyển đến, khách hàng phải đếm và kiểm tra trước khi chấp nhận những tài sản này và những tài sản không được chấp nhận về chất lượng sẽ được gửi trả lại hàng cung cấp?
Ngay khi tài sản đã được chấp nhận thì trách nhiệm vào sổ kế toán những tài sản này thuộc về một cá nhân hoặc một phòng ban nào đó?
2.Tài sản nhập do công ty nắm giữ
Việc tiếp cận với tài sản do khách hàng nắm giữ bị hạn chế nội trong phạm vi đội ngũ nhân viên có quyền phê duyệt đối với những tài sản đó (ví dụ chỉ thủ quỹ mới được tiếp cận két)?
Tài sản đang sử dụng phải thường xuyên được kiểm kê và đối chiếu với những hồ sơ được đưa ra một cách độc lập?
Phải thường xuyên theo dõi điều kiện của tài sản để phát hiện kịp thời những dấu hiệu xuống cấp có thể ảnh hưởng tới giá trị tài sản.?
Các phương tiện vật chất và nhân lực bảo vệ là đầy đủ và phù hợp để tránh mất mải và hỏng hóc?
3. Tài sản xuất ra ngoài công ty
Việc xuất hàng phải có sự phê duyệt?
Trước khi chuyển hàng đi phải kiểm kê và kiểm tra số hàng hoá đó và phải đối chiếu hàng hoá được chuyển đi với phiếu giao hàng thích hợp đã có sự phê duyệt?
…
Bình luận về các biện pháp kiểm soát vật chất
F. Kiểm toán nội bộ
1.Tồn tại bộ máy kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ?
2.Bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với kế toán và các bộ phận hoạt động?
3.Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp cho lãnh đạo cấp cao?
4.Nhân sự của Bộ phận kiểm toán nội bộ là phù hợp và có đủ năng lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ?t?
…
Bình luận về kiểm toán nội bộ
G. Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
Chúng ta có thể tin tưởng vào HTKSNB của KH hay không?
Ảnh hưởng đối với phương pháp tiếp cận kiểm toán
Những vấn đề sẽ nêu trong thư quản lý
Phụ lục số 02: Sự kiện sau ngày khóa sổ
Sự kiện sau ngày khóa sổ
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán:
Người lập:
Ngày:
Tham chiếu:
Trang:
Soát xét:
Ngày:
Có sự kiện nào xẩy ra sau ngày khóa sổ kế toán dẫn đến việc điều chỉnh BCTC không?
Có sự kiện nào xẩy ra sau ngày khóa sổ kế toán dẫn đến việc thuyết minh thông tin bổ sung trong BCTC không?
Câu hỏi đánh giá(Yes nhập vào chữ X; No nhập vào chữ P)
Yes
No
Tham chiếu
Các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán bao gồm:
Các tình huống mới chứng minh hoặc làm rõ các kết cục của các sự kiện đã hiện hữu tại thời điểm khóa sổ nhưng kết quả của nó là chưa chắc chắn(chưa ước tính được ảnh hưởng tới BCTC) tại thời điểm đó.
Các sự kiện hoặc tình huống hoàn toàn mới có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động và/hoặc tình hình tài chính sau ngày khóa sổ.
1. Các thủ tục chủ yếu để nhận biết về các sự kiện sau ngày khóa sổ.
Xem xét lại số liệu kế toán và số liệu phân tích lập trong khoảng thời gian sau ngày kết toán, bằng cách so sánh với dữ liệu dự kiến trong ngân sách?
Xem xét lại số liệu kế toán và số liệu phân tích lập trong khoảng thời gian sau ngày kết toán, bằng cách so sánh với các số liệu năm trước?
Xem xét lại số liệu Báo cáo kết quả kinh doanh của 1 giai đoạn sau ngày khóa sổ kế toán và tình hình của ngân quỹ dự kiến?
Xem xét các biên bản họp hội đồng quản trị…nhằm tìm hiểu các quyết định quan trọng?
Hỏi những người phụ trách của doanh nghiệp về những sự kiện phát sinh sau ngày kết tóan mà họ có thể biết?
Các thủ tục khác mà chúng ta thấy cần thiết trong điều kiện cụ thể của khách hàng?
2. Mục tiêu của các thủ tục là chúng ta nắm được các sự kiện sau ngày khóa sổ, bản chất của chúng, các yếu tố bất trắc và ảnh hưởng(trọng yếu) của chúng tới BCTC hoặc tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp khiến phải thuyết minh bổ sung trong BCTC. Chúng thường gồm:
Thay đổi đáng kể hoạt động hoặc tình hình tài chính?
Thông tin bổ sung liên quan đến những nghiệp vụ hạch tóan trên cơ sở ước tính?
Quyết định quan trọng của Ban giám đốc?
Dự án mới có thể tác động lên giá trị hoặc cách phân loại tài sản hay nguồn vốn trong BCTC?
Thay đổi trong những vụ việc pháp lý đang diễn ra, kể cả câu trả lời của luật sư cho thư yêu cầu xác nhận, hay tất cả các vụ việc mới?
Bắt đầu hay tiến triển của kiểm tra của một cơ quan Nhà nước(thuế, xã hội, cạnh tranh,…)?
Luật mới có thể tác động lên hoạt động của doanh nghiệp?
Các sự kiện dẫn đến việc nghi ngờ về giả thiết hoạt động liên tục?
Các sự kiện khác?
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sơ đồ 2: Các giai đoạn của một cuộc kiểm toán BCTC
Sơ đồ 3: Các bước lập kế hoạch kiểm toán
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty TNHH ATICVIETNAM
Sơ đồ 5: Trình tự lập chương trình kiểm toán
Bảng 1: Mục tiêu kiểm toán doanh thu
Bảng 2: Bảng quy định về mức trọng yếu
Bảng 3: Thủ tục kiểm soát đối với doanh thu BH&CCDV
Bảng 4: Kiểm tra chi tiết khoản mục doanh thu
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm 2006-2006
Bảng 6: Mục tiêu kiểm toán
Bảng 7: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại aticvietnam
Bảng 8: Một số chỉ tiêu tổng quát đánh giá về doanh thu BH và CCDV của công ty ABC
Bảng 9: Một số chỉ tiêu tổng quát đánh giá về doanh thu BH và CCDV của công ty ABC
Bảng 10: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng
Bảng11: So sánh công ty XYZ với 1 số công ty may mặc khác trong cùng ngành năm 2006
Bảng 12: Đánh giá rủi ro
Bảng 13: Đánh giá rủi ro
Bảng 14: Kế hoạch phục vụ khách hàng
Bảng 15: Kế hoạch phục vụ khách hàng
Bảng 16: Kiểm tra HTKSNB
Bảng 17: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Bảng 18: Bảng xem xét các thủ tục kiểm soát
Bảng 19: Bảng kiểm tra HTKSNB với doanh thu
Bảng 20: Bảng xem xét các thủ tục kiểm soats
Bảng 21: Bảng phân tích doanh thu
Bảng 22: Bảng phân tích các khỏan giảm trừ doanh thu
Bảng 23: Bảng phân tích doanh thu
Bảng 24: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng của công ty ABC
Bảng 25: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng của công ty ABC
Bảng 26: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng của công ty XYZ
Bảng 27: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán hàng của công ty XYZ
Bảng 28: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Bảng 29: Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu
Bảng 30: Kiểm tra tính phân loại của doanh thu
Bảng 31: Kết luận kiểm toán
Bảng 32: Kết luận kiểm toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCKT
Báo cáo kiểm toán
BCTC
Báo cáo tài chính
BTC
Bộ tài chính
BCN
Bộ công nghiệp
BGTVT
Bộ giao thông vận tải
BXD
Bộ xây dựng
BH&CCDV
Bán hàng và cung cấp dịch vụ
DT
Doanh thu
DTT
Doanh thu thuần
ĐĐH
Đơn đặt hàng
HTK
Hàng tồn kho
HĐTV
Hội đồng thành viên
HTKSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ
GTGT
Giá trị gia tăng
KTV
Kiểm toán viên
KH
Khách hàng
LD
Liên doanh
NV
Nghiệp vụ
NKBH
Nhật ký bán hàng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TTS
Tổng tài sản
TK
Tài khoản
TSCĐ
Tài sản cố định
QĐ
Quyết định
VBPL
Văn bản pháp luật
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VAS
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VD
Ví dụ
WPs
Working paper giấy tờ làm việc
XDCB
Xây dựng cơ bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29410.doc