TÓM TẮT
, “Hoàn thiện quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α”,
Hoàn thiện phương pháp chuẩn bị tế bào khả nạp theo phương pháp sử dụng
hoá chất.
Hoàn thiện quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α
Hoàn thiện quy trình chiết tách plasmid, phản ứng cắt plasmid để kiểm tra.
Thiết lập phản ứng phủ đầu bằng cho đoạn DNA từ phản ứng PCR và plasmid sau khi
cắt.
Thiết lập phản ứng chèn đoạn DNA vào plasmid pBluescript.
Kết quả thu được như sau:
Thiết lập được quy trình chuẩn bị tế bào khả nạp sử dụng hoá chất, tế bào khả
nạp có thể giữ ở -70 C với glycerol trong thời gian 2 tháng.
Biến nạp plasmid vào vi khuẩn E. coli DH5α.
Chiết tách plasmid không lẫn tạp theo quy trình của Sambrook và cộng sự có
sửa đổi.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các hình .vii
Danh sách các bảng .ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề . 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung thực hiện .2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
2.1 Hiện tương biến nạp ở vi khuẩn .3
2.1.1 Giới thiệu về hiện tượng biến nạp 3
2.1.2 Cơ sở sinh hóa và tế bào học của hiện tượng biến nạp 3
2.1.3 Cơ chế của hiện tượng biến nạp .5
2.1.4 Vai trò của hiện tượng biến nạp .5
2.1.5 Ứng dụng của hiện tượng biến nạp 5
2.2 Các vector và chủng chủ dùng trong biến nạp .6
2.2.1 Khái niệm chung các vector .6
2.2.2 Plasmid .7
2.2.2.1 Cấu trúc .7
2.2.2.2 Tính chất của plasmid 8
2.2.2.3 Phân loại plasmid 8
2.2.3 Phage 9
2.2.4 Chủng chủ E.coli 9
2.3 Các ezyme dùng trong biến nạp . 10
2.3.1 Các enzym cắt giới hạn (RE) . 11
2.3.1.1 Hiện tượng giới hạn . 11
2.3.1.2 Tên gọi các RE 11
2.3.1.3 Các loại ezyme giới hạn 12
2.3.1.4 Các RE loại II 12
2.3.2 Các enzym thông dụng khác 15
2.3.2.1 DNA polymerase I (DNA pol I) 15
2.3.2.2 Taq polymerase . 15
2.3.2.3 Terminal transferase 15
2.3.2.4 Các DNase . 15
2.3.2.5 Các enzym khử phosphoril hóa . 16
2.3.3 Các enzym nối DNA 16
2.3.3.1 E.coli DNA ligase 16
2.3.3.2 T4 DNA ligase . 16
2.4 Các phương pháp sử dụng trong biến nạp 17
2.4.1 Chuẩn bị tế bào khả nạp . 17
2.4.1.1 Phương pháp hóa biến nạp 17
2.4.1.2 Phương pháp điện biến nạp . 18
2.4.2 Phương pháp chọn lọc thể biến nạp và plasmid tái tổ hợp . 18
2.4.3 Chiết tách DNA plasmid 19
2. 5 Điện di (Electrophoresis) . 19
2.6 Các nghiên cứu về biến nạp ở trong nước và ngoài nước 20
2.6.1 Ngoài nước .20
2.6.2 Trong nước .21
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện khoá luận tốt nghiệp .22
3.2 Vật liệu nghiên cứu .22
3.2.1 Vi khuẩn E. coli DH5α .22
3.2.2 pBluescript II SK(+/-) 22
3.2.3 Đoạn DNA .23
3.3 Dụng cụ và hóa chất .23
3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm 23
3.3.2 Các thiết bị máy móc .23
3.3.3 Các loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn 23
3.3.4 Các loại hóa chất dùng trong thí nghiệm .24
3.3.5 Các loại enzym dùng trong thí nghiệm 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1 Quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn .25
3.4.2 Quy trình biến nạp đoạn DNA vào vi khuẩn
E.coli DH5α và kiểm tra 26
3.4.3 Tăng sinh vi khuẩn E.coli DH5α trên môi trường LB .27
3.4.4 Chuẩn bị tế bào khả nạp .27
3.4.5 Biến nạp plasmid pBluescript vào tế bào vi khuẩn
E.coli DH5α bằng phương pháp sốc nhiệt
(theo quy trình của Sambrook và cộng sự, 1989 có sửa đổi) .27
3.4.6 Chiết tách plasmid và sử dụng enzym cắt để kiểm tra .29
3.4.6.1 Chiết tách plasmid .29
3.4.6.2 Phản ứng cắt Plasmid
(quy trình trích dẫn bởi Samuel S.M.Sun, 1994) 32
3.4.6.3 Quy trình điện di trên gel agarose .32
3.4.7 Tinh sạch plasmid và đoạn DNA từ sản phẩm PCR 33
3.4.7.1 Phương pháp tinh sạch DNA .33
3.4.7.2 Quy trình tinh sạch DNA từ gel 33
3.4.7.3 Quy trình tinh sạch trực tiếp sản phẩm PCR bằng cột GFX .34
3.4.8 Thiết lập phản ứng tạo blunt-end cho sản phẩm PCR .35
3.4.9 Thiết lập phản ứng nối giữa plasmid và đoạn
DNA đầu bằng (phản ứng nối blunt-end) 36
3.4.10 Chuyển sản phẩm nối vào tế bào vi khuẩn E.coli DH5α
khả nạp (theo quy trình của Sambrook và cộng sự, 1989 có chỉnh sửa) 37
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Các quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn 38
4.2 Tách chiết DNA plasmid 40
4.2.1 Tách chiết DNA plasmid .40
4.2.2 Tách chiết DNA plasmid bằng AurumTM Plasmid Mini Kit .42
4.3 Phản ứng cắt plasmid bằng enzyme cắt giới hạn EcoRV .42
4.4 Tinh sạch đoạn DNA và plasmid sau khi cắt bằng HindIII 44
4.4.1 Tinh sạch đoạn DNA 44
4.4.2 Tinh sạch plasmid 45
4.5 Biến nạp plasmid tái tổ hợp 46
4.6 Tách chiết plasmid tái tổ hợp .46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận .48
5.2 Kiến nghị 49
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BIẾN NẠP ĐOẠN DNA VÀO TẾ BÀO VI KHUẨN E. coli DH5α
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng pháp là khảo sát
plasmid tái tổ hợp bằng cách tạo bản đồ cắt giới hạn và giải trình tự toàn bộ đoạn gen đích.
Nhiều plasmid vector (ví dụ họ pUC, pBluescript, pGEM và các plasmid có
nguồn gốc từ các họ plasmid này) mang một đoạn ngắn của DNA E. coli chứa những
trình tự điều hòa và mã hóa cho α-protein của β-galactosidase (đầu amin). Việc chèn
vào đoạn này trình tự MCS chứa các vị trí cắt giới hạn duy nhất (vẫn duy trì khung
đọc) sẽ tạo thêm vài amino axit trong α-protein mà không ảnh hƣởng tới chức năng
của lacZ. Các vector loại này sẽ đƣợc sử dụng với các chủng chủ thể hiện phần đầu
carboxyl của β-galactosidase. Hiện tƣợng α-complementation xảy ra khi hai protein
bất hoạt của β-galactosidase E. coli (α, ω-protein ) kết hợp với nhau để tạo thành một
enzym có chức năng. Các khuẩn lạc có α-complementation sẽ dễ dàng đƣợc phát hiện
vì việc xuất hiện khuẩn lạc màu xanh trên môi trƣờng có chứa cơ chất tạo màu X-gal
19
(5-Bromo- 4- chloro-3-Indolyl –β-D-galactopyranoside). Hợp chất không màu X-gal
bị phân cắt bởi β-galactosidase để cho galactose và một dẫn xuất của indoxyl. Dẫn
xuất này, đến lƣợt nó bị oxy hóa trong không khí để tạo ra dẫn xuất dibromo-dichloro
có màu xanh. Để có sự biểu hiện của β-galactosidase cần có chất kích hoạt là IPTG
(đồng phân của galactose không bị nhận biết bởi β-galactosidase), đóng vai trò nhƣ là
chất kích hoạt của gen lacZ.
Khi chèn đoạn DNA vào trình tự MCS của các vector (ví dụ pBluescript) sẽ làm
ngăn cản việc tạo thành α-protein đầu amin. Do đó, hiện tƣợng α-complementation
không thể xảy ra. Vì vậy, khuẩn lạc do thể biến nạp hình thành có màu trắng.
2.4.3 Chiết tách DNA plasmid
Với mong muốn thu nhận một số lƣợng lớn các bản sao plasmid, ngƣời ta sử
dụng bộ máy di truyền của các tế bào chủ. Thông qua đó, plasmid đƣợc sao chép với
số lƣợng lớn và tốc độ cực kì nhanh chóng theo tốc độ tăng trƣởng của tế bào chủ.
Trƣớc hết, biến nạp plasmid vào tế bào chủ, sau đó nuôi cấy tế bào chủ trên môi
trƣờng chọn lọc thích hợp thu nhận sinh khối tế bào. Quá trình tách chiết plasmid từ tế
bào chủ là công đoạn cuối cùng nhằm thu nhận plasmid dƣới dạng tinh. Các quy trình
tách chiết đều có các bƣớc chính là phá vỡ màng tế bào, biến tính DNA, tủa protein,
cuối cùng là tủa DNA. Tuỳ theo từng phƣơng pháp cụ thể ngƣời ta sẽ sử dụng các tác
nhân khác nhau trong từng công đoạn của quá trình tách chiết.
Có nhiều phƣơng pháp tách chiết plasmid từ tế bào chủ, chẳng hạn nhƣ:
- Phƣơng pháp nhiệt độ cao
- Phƣơng pháp Lythium
- Phƣơng pháp SDS-kiềm
2. 5 Điện di (Electrophoresis)
Kỹ thuật điện di trên gel rất quan trọng đối với ngƣời làm kỹ thuật di truyền, vì
đó là cách chủ yếu làm cho các đoạn nucleic acid hiển thị trực tiếp. Phƣơng pháp này
dựa trên một đặc tính của nucleic acid là ở pH trung tính chúng mang điện tích âm nhờ
các nhóm phosphate nằm trên khung phosphodiester của các sợi nucleotide. Điều đó
có nghĩa là các phân tử sẽ chạy về cực dƣơng khi đặt chúng vào điện trƣờng. Kỹ thuật
này đƣợc tiến hành trên một dung dịch đệm gel có tác dụng phân tách các phân tử
nucleic acid theo kích thƣớc.
20
Loại gel dùng trong điện di có tác dụng rất quan trọng đối với mức độ phân tách
các phân tử, nó phụ thuộc vào cấu trúc và kích cỡ của các lỗ có trong gel. Có hai loại
gel đƣợc sử dụng phổ biến là agarose và polyacryamid.
Gel agarose là loại gel thông dụng nhất, một phần do thao tác đơn giản, thƣờng
dùng để phân tách những đoạn có kích thƣớc trong khoảng 0,5 – 20 kb. Gel đƣợc đổ
trên một giá thể nằm ngang và điện di đƣợc thực hiện theo phƣơng nằm ngang. Các
nucleic acid trong gel agarose sẽ hiện hình dƣới tia tử ngoại (UV) nhờ một hóa chất có
tên là ethidium bromide (EtBr). Chất này có khả năng xen vào giữa các base của acid
nucleic và dƣới tác dụng của tia tử ngoại sẽ phát huỳnh quang.
Gel polyacrylamide dùng để tách các đoạn có kích thƣớc nhỏ, tức là dƣới 1000
cặp base. Thao tác với gel polyacrylamide phức tạp hơn với gel agarose. Do đó, gel
này chỉ đƣợc sử dụng cho những mục đích đặc hiệu. Các ứng dụng chủ yếu của loại
gel này là:
- Tinh sạch các oligonucleotide tổng hợp
- Xác định trình tự DNA
- Tách các đoạn DNA nhỏ có chiều dài dƣới 500 cặp base.
Gel đổ giữa hai tấm thuỷ tinh và phƣơng của điện di là phƣơng thẳng đứng.
Thực hiện nạp mẫu điện di
Điện di đƣợc thực hiện bằng cách đƣa các mẫu nucleic acid đã đƣợc trộn đều
với loading buffer bơm vào các giếng của miếng gel trong dung dịch đệm TAE 0,5X
hoặc TBE 0,5X và đặt một điện áp vào đó. Trạng thái đó đƣợc duy trì cho đến khi
vạch cuối của loading buffer chạy tới đầu cuối của gel. Sau đó, bản gel đƣợc nhuộm
trong dung dịch ethidium bromide và xem dƣới UV.
2.6 Các nghiên cứu về biến nạp ở trong nƣớc và ngoài nƣớc
2.6.1 Ngoài nƣớc
Cohen và cộng sự (1973), đã thành công khi biến nạp plasmid tái tổ hợp vào tế
bào vi khuẩn E. coli bằng phƣơng pháp Calcium chloride.
Sambrook và cộng sự (1989), đƣa ra phƣơng pháp chuẩn bị tế bào E. coli khả
nạp, biến nạp plasmid vào tế bào theo phƣơng pháp hóa chất và sốc nhiệt, sau đó ông
đƣa ra công thức tính hệ số biến nạp
N = A x10
n
x OV/PV
21
N: hệ số biến nạp, tính bằng CFU/µg plasmid DNA
A: số khuẩn lạc đếm đƣợc trên môi trƣờng chọn lọc
n: hệ số pha loãng
OV: thể tích ban đầu khi phục hồi (µl)
OP: thể tích dịch vi khuẩn đƣợc trải trên đĩa (µl)
Inoue và cộng sự(1990), đƣa ra công thức dung dịch TB sử dụng trong quá trình
chuẩn bị tế bào khả nạp nhƣ sau:
10mM Pipes, 55mM MnCl2, 15mM CaCl2, 250mM KCl
Zhiming Tu và cộng sự (2004), nghiên cứu cải thiện phƣơng pháp chuẩn bị tế
bào khả nạp và nâng cao hệ số biến nạp plasmid sử dụng những chủng E. coli khác
nhau. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy sử dụng tế bào ở đầu phage log ảnh hƣởng
rất lớn đến sự thành công của việc chuẩn bị tế bào khả nạp. Giá trị OD600 thích hợp của
dịch nuôi cấy khi chuẩn bị tế bào khả nạp với các chủng vi khuẩn nhƣ sau: XL-blue là
từ 0.15-0.45, TG1 là từ 0.2-0.5, DH5α là từ 0.145-0.45. Nồng độ của CaCl2 sử dụng
trong dung dịch TB tối ƣu là 75mM. Cũng trong nghiên cứu này Zhiming Tu cho thấy
thời gian lƣu trữ tế bào khả nạp ở -20oC là 7 ngày, ở -70oC là 15 ngày.
2.6.2 Trong nƣớc
Phạm Duy và Huỳnh Văn Thái, trƣờng Đại Học Nông Lâm TPHCM, đã thực
hiện thành công đề tài : Xây dựng quy trình biến nạp đoạn DNA vào tế bào vi khuẩn
E. coli DH5α” bƣớc đầu xây dựng đƣợc quy trình chuẩn bị tế bào khả nạp, quy trình
tách chiết plasmid, tiến hành phủ đầu bằng cho đoạn DNA từ sản phẩm PCR, thiết lập
phản ứng nối cho đoạn DNA trên với plasmid, thực hiện phản ứng PCR trên plasmid
đã chèn.
22
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện khoá luận tốt nghiệp
Thời gian : Khoá luận đƣợc tiến hành từ ngày 14 tháng 02 năm 2006 đến ngày
14 tháng 08 năm 2006.
Địa điểm : Trung tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hoá Sinh, Bộ Môn Bảo Vệ Thực
Vật-Trƣờng Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vi khuẩn E. coli DH5α
Chủng vi khuẩn đã đột biến, có những thiếu hụt dùng để biến nạp và nhân
nhanh số lƣợng bản sao plasmid hoặc cosmid.
Kiểu gen : supE44 ∆lacU169(Ф80lacZ∆M15)
hsdR17 recA1 endA1 gyrA96 thi-1relA1.
Đột biến Ф80lacZ∆M15 cho phép xảy ra hiện tƣợng α-complementation với
tiểu phần mang đầu amino của β-galactosidase đƣợc mã hoá bởi plasmid họ pUC
(Hanahan 1983 ; Bwnthesda Research Laboratories 1986)
3.2.2 pBluescript II SK(+/-)
pBluescript phagemid (plasmid với vùng khởi đầu sao chép của phage) là vector
nhân tạo, đƣợc thiết kế để sử dụng trong cloning và đọc trình tự. pBluescript chứa MCS
với trình tự nhận biết của 21 enzym cắt giới hạn. Bên ngoài vùng MCS là T7, T3 RNA
polymerase promoter, có thể sử dụng để tổng hợp RNA invitro. Trình tự của T7, T3 còn
có thể sử dụng để thiết kế primer sử dụng cho phƣơng pháp đọc trình tự.
pBluescript chứa trình tự mã hoá cho 131 amino axit của β-galactosidase. Việc
phân biệt pBluescript II SK (+/-) hay pBluescript II KS (+/-) phụ thuộc vào cách sắp
xếp thứ tự các trình tự nhận biết của các enzym cắt giới hạn trong vùng MCS so với
trình tự của T7, T3 RNA polymerase promoter. Ở pBluescript II SK (+/-), trình tự của
enzym Kpn I gần với T7 promoter, trình tự của enzym Sac I gần với T3 promoter và
ngƣợc lại.
23
Sơ đồ 3.1 Vùng trình tự MCS của plasmid pBluescript II SK (+/-)
3.2.3 Đoạn DNA
Hai đoạn DNA đƣợc chọn nghiên cứu trong khoá luận này là
Đoạn DNA (900bp) của nấm Phytophthora trên cây địa lan
Đoạn DNA (223bp) trong vùng Tef của nấm Trichorderma
3.3 Dụng cụ và hóa chất
3.3.1 Dụng cụ thí nghiệm
Đĩa petri lớn, nhỏ
Ống nghiệm lớn, nhỏ
Eppendorf: 1.5ml, 200μl
Pipet : 0.5-10 µl; 10 - 100 µl;
100 - 1000 µl
Đầu tip : xanh, vàng, trắng
Lọ thủy tinh đƣng hóa chất
Đầu lọc hóa chất : 0.22μm, 0.45μm
Bình tam giác : 100ml, 200ml, 500ml
Que trang thủy tinh
3.3.2 Các thiết bị máy móc
Tủ cấy vô trùng (micro flow)
Bồn ổn nhiệt (water bath)
Máy ly tâm (Mikio 22)
Tủ định ôn
Máy lắc vi khuẩn
Tủ 40C, - 200C, - 800C
Tủ sấy dụng cụ
Thiết bị điện di (Bio - Rad)
Máy chụp gel (Bio - Rad)
Lò vi sóng (Microway)
Nồi hấp (Autoclave - Tomy)
3.3.3 Các loại môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn
Môi trƣờng LB lỏng (bacto tryptone, bacto yeast extract, natri chlorua )
Môi trƣờng LB lỏng có bổ sung kháng sinh (bacto tryptone, bacto yeast extract,
natri chlorua, ampicillin)
24
Môi trƣờng LB agar (bacto tryptone, bacto yeast extract, natri chlorua, agar )
Môi trƣờng LB agar, kháng sinh ampicillin, X-gal, IPTG (bacto tryptone, bacto
yeast extract, natri chlorua, agar. Ampicillin, X-gal, IPTG)
3.3.4 Các loại hóa chất dùng trong thí nghiệm
Hóa chất để chuẩn bị tế bào khả nạp : CaCl2 100mM, glycerol 98%.
Hóa chất biến nạp : Ampicillin 100μg/ml, X-gal 20mg/ml, IPTG 300mg/ml.
Hóa chất ly trích plasmid
Dung dịch I (50mM glucose, 25mM Tris-HCl, 10mM EDTA)
Dung dịch II (0,2N NaOH, 1% SDS, nƣớc cất)
Dung dịch III (5M Potassium acetate, glacial acetic acid, nƣớc cất)
Phenol / chloroform / isoamyl alcohol (25 : 24 : 1)
Chloroform / isoamyl alcohol (24 :1)
Isopropanol, Ethanol 70 %, TE 1X (pH = 8)
Hóa chất điện di và nhuộm: Loading dye, TAE 0.5X, Ethdium bromide
3.3.5 Các loại enzym dùng trong thí nghiệm
Tên enzyme
Trình tự nhận
biết
Buffer Mã hàng
Nhà sản
xuất
BamHI G /GATCC B (10X) Cat. No. 220 612 Roche
EcoRV GAT/ATG B (10X) Cat. No. 667 145 Roche
HindIII A/AGCTT B (10X) Cat. No. 656 313 Roche
DNA T4
ligase
NEbuffer 10X
Product No.
70005Y
usb
DNA
fragment
Klenow
T4 reaction
buffer
Code number
M0210S
BioLabs
25
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1 Quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn
Vi khuẩn E. coli sau khi xử lí CaCl2 sẽ làm cho màng tế bào trở nên khả nạp
giúp cho DNA xâm nhập tế bào E.coli dễ dàng hơn. Giai đoạn sốc nhiệt kế tiếp (420C
trong 45 giây) để kích thích sự chuyển của phân tử plasmid vào trong tế bào. Môi
trƣờng dƣỡng chất đƣợc thêm vào sau đó cho phép tế bào hồi phục và plasmid tiến
hành sao mã, phiên mã và dịch mã tạo nên các protein tƣơng ứng. Một trong các tính
trạng do các gen này qui định đƣợc chọn làm dấu hiệu chọn lọc để phân biệt nhữnng tế
bào có tiếp nhận DNA plasmid trong số những tế bào không tiếp nhận DNA plasmid.
Vi khuẩn Ecoli
Xử lí CaCl2
Sốc nhiệt ở 420C
trong 45 giây
Cấy lên đĩa
Sơ đồ 3.2 Quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn E. coli
26
3.4.2 Quy trình biến nạp đoạn DNA vào vi khuẩn E. coli DH5α và kiểm tra
Sơ đồ 3.3 Quy trình biến nạp đoạn DNA vào vi khuẩn E. coli DH5α và kiểm tra
Vi khuẩn E. coli DH5α
Khả nạp
+ CaCl2
Plasmid Bluescript II SK (+/-)
Vi khuẩn mang plasmid Bluescript
Sốc nhiệt
Chiết tách plasmid
Tinh sạch
Đoạn DNA
Cắt plasmid bằng HindIII
Blunt - end
Tinh sạch
Phản ứng nối
Biến nạp vào khả nạp
Chọn lọc khuẩn lạc màu xanh
Chọn lọc khuẩn lạc màu trắng
Chiết tách plasmid
Cắt plasmid bằng BamHI, HindIII
Phản ứng PCR với primer T3, T7
Blunt - end
27
3.4.3 Tăng sinh vi khuẩn E. coli DH5α trên môi trƣờng LB
Từ dòng vi khuẩn E. coli DH5α gốc hút 20µl dịch vi khuẩn sang ống nghiệm có
chứa môi trƣờng LB lỏng.
Đem nuôi cấy lắc ở 370C, 150 vòng/phút trong vòng 36-48h.
Hút 1ml dịch vi khuẩn sau khi đã nuôi cấy vào ống eppendorf 1.5ml, thêm
150µl glycerol 98% vào và cất ống eppendorf vào tủ âm 70 để giữ giống.
Dịch còn lại tiếp tục cấy sang các ống nghiệm để chuẩn bị tế bào khả nạp.
3.4.4 Chuẩn bị tế bào khả nạp
Bƣớc 1: Hút 20µl dịch vi khuẩn vào ống nghiệm chứa 3ml môi trƣờng LB lỏng.
Bƣớc 2: Nuôi cấy lắc trong vòng 3-4 giờ.
Bƣớc 3: Chuyển ống nghiệm chứa vi khuẩn vào thùng nƣớc đá giữ lạnh trong
10 phút.
Bƣớc 4: Hút 1.5ml dịch nuôi cấy cho vào eppendorf 1.5ml, ly tâm 4000
vòng/phút trong 10 phút ở 40C.
Bƣớc 5: Đổ bỏ phần dịch bên trên, thu phần sinh khối kết tủa bên dƣới. Lập lại
bƣớc này đến khi hết dịch nuôi cấy.
Bƣớc 6: Cho 1ml CaCl2 100mM lạnh vào eppendorf chứa phần sinh khối vừa
thu đƣợc. Vortex nhẹ để hòa tan phần kết tủa.
Bƣớc 7: Ly tâm 4000 vòng/phút trong 10 phút ở 40C.
Bƣớc 8: Đổ bỏ phần dịch bên trên, lật ngƣợc eppendorf 1 phút để làm khô kết tủa.
Bƣớc 9: Cho 150µl CaCl2 100mM lạnh vào hòa tan phần kết tủa trên.
Thêm 20µ glycerol vào và trữ ở -700C.
Khả nạp đƣợc chuẩn bị theo phƣơng pháp CaCl2 kết hợp với sốc nhiệt sau đó
đƣợc bảo quản ở -700C. Việc thêm glycerol có tác dụng giảm sốc khi rã đông giúp
việc bảo quản khả nạp đƣợc lâu hơn. Cần chú ý là phải chia nhỏ thể tích khả nạp đủ
cho mỗi lần sử dụng.
3.4.5 Biến nạp plasmid pBluescript vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α bằng
phƣơng pháp sốc nhiệt (theo quy trình của Sambrook và cộng sự, 1989 có sửa đổi)
Chúng tôi tiến hành biến nạp theo 3 qui trình sau. Lƣợng DNA không lớn hơn
50ng trong một thể tích là 10μl hoặc ít hơn.
28
Quy trình 1
- Hút 10µl dịch huyền phù tế bào competent cell đã đƣơc chuẩn bị cho vào
eppendorf 1.5ml, thêm 1.5µl DNA plasmid vào, đảo nhẹ, giữ lạnh trong đá
trong 20 phút
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bồn nhiệt 420C, giữ trong 90 giây.
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bình nƣớc đá, giữ trong 2 phút.
- Thêm 500µl môi trƣờng LB lỏng vào eppendorf và ủ ở 370C trong 1 giờ.
- Hút 100µl dịch vi khuẩn đã biến nạp cho lên đĩa môi trƣờng LB có chứa
kháng sinh ampicilin nồng độ 100μg/ml, X-gal, IPTG, dùng que trang trang đều
trên bề mặt môi trƣờng.
- Để đĩa ở nhiệt độ phòng cho đến khi khô bề mặt.
- Lật ngƣợc đĩa, ủ qua đêm ở 370C.
- Lặp lại quy trình trên nhƣng không cho DNA plasmid vào tế bào khả nạp để
làm đối chứng.
Quy trình 2
- Hút 3µl dịch huyền phù tế bào khả nạp đã đƣợc chuẩn bị cho vào eppendorf
1.5ml, thêm 0.5µl DNA plasmid vào, đảo nhẹ, giữ lạnh trong đá trong 20 phút.
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bồn nhiệt 420C, giữ trong 90 giây.
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bình nƣớc đá, giữ trong 2 phút.
- Thêm 200µl môi trƣờng LB lỏng vào eppendorf và ủ ở 370C trong 1 giờ.
- Hút 100µl (đã pha loãng ½) dịch vi khuẩn đã biến nạp cho lên đĩa môi trƣờng
LB có chứa kháng sinh ampicilin nồng độ 100μg/ml, X-gal, IPTG, dùng que
trang trang đều trên bề mặt môi trƣờng.
-Để đĩa ở nhiệt độ phòng cho đến khi khô bề mặt.
- Lật ngƣợc đĩa, ủ qua đêm ở 370C.
- Lặp lại quy trình trên nhƣng không cho DNA plasmid vào tế bào khả nạp để
làm đối chứng.
Quy trình 3
Lập lại quy trình 2 nhƣng không pha loãng khi hút 100µl dịch vi khuẩn đã biến
nạp cho lên đĩa môi trƣờng LB có chứa kháng sinh ampicilin nồng độ 100μg/ml, X-
gal, IPTG.
29
3.4.6 Chiết tách plasmid và sử dụng enzym cắt để kiểm tra
3.4.6.1 Chiết tách plasmid
Có nhiều phƣơng pháp chiết tách DNA plasmid nhƣ: Phƣơng pháp sử dụng
nhiệt độ cao, phƣơng pháp SDS – kiềm. Nhƣng chúng tôi chọn phƣơng pháp SDS –
kiềm để chiết tách plasmid sử dụng cho khóa luận này.
Nguyên tắc của phƣơng pháp này là màng tế bào vi khuẩn bị phá vỡ bởi các tác
nhân phá màng. Sau khi màng tế bào bị vỡ , dƣới tác dụng của SDS protein của tế bào
sẽ bị biến tính. Nhờ vậy mà DNA sẽ tránh đƣợc sự phân hủy của DNAse. Mặt khác, sự
bổ sung dung dịch II với nồng độ kiềm cao ở giai đoạn đầu của quá trình tách chiết,
làm cho DNA của genome và DNA của plasmid bị biến tính. Sau đó trung hòa nhanh
bằng dung dịch III, cấu trúc của DNA sẽ đƣợc phục hồi nhanh chóng. DNA của bộ gen
có kích thƣớc lớn nên khó phục hồi cấu trúc hơn so với DNA của plasmid. Vì vậy
DNA của plasmid sẽ nằm ở phần dịch nổi sau khi ly tâm, protein của tế bào và DNA
của bộ gen sẽ bị tủa xuống. Nhƣ vậy ta có thể tách plasmid ra khỏi tế bào chủ mà
không bị lẫn DNA của bộ gen. DNA của plasmid đƣợc tủa dƣới tác dụng của
isopropanol nên ta thu hồi lại dễ dàng.
Phƣơng pháp chiết tách DNA plasmid sử dụng SDS – kiềm (theo quy trình
của Sambrook và cộng sự, 1989 có sửa đổi)
Bắt những khuẩn lạc màu xanh từ đĩa petri cấy sang môi trƣờng LB lỏng có
chứa kháng sinh. Chọn những ống có vi khuẩn phát triển tiến hành chiết tách plasmid
theo quy trình sau:
Bƣớc 1: Hút dịch vi khuẩn từ mỗi ống cho vào mỗi eppendorf 1.5 ml, ly tâm để
thu sinh khối ở 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C
Bƣớc 2: Hút bỏ dịch bên trên, hút dịch vi khuẩn từ các ống nghiệm tƣơng ứng
cho vào, ly tâm 10000 vòng/phút, trong 5 phút ở 200C, lặp lại cho đến
khi hết dịch nuôi cấy trong ống nghiệm.
Bƣớc3: Cho 150μl dung dịch I vào mỗi eppendorf chứa sinh khối, vortex đến
khi sinh khối vi khuẩn tan ra hết.
Bƣớc 4: Thêm 200μl dung dịch II, đảo nhanh eppendorf 5-6 lần, sau đó thêm
tiếp 150μl dung dịch III, đảo nhanh eppendorf 5-6 lần.
30
Bƣớc 5: Ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 200C. Thu hết dịch nổi cho
vào eppendorf mới tƣơng ứng.
Bƣớc 6: Cho vào mỗi eppendorf chứa dịch nổi vừa mới thu đƣợc 1µl RNAse, ủ
ở 370C trong1 giờ.
Bƣớc 7: Cho vào mỗi eppendorf 300µl phenol/chloroform/isoamylalcohol
(25:24:1) vortex đều, ly tâm 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C .
Thu dịch nổi cho vào các eppendorf mới tƣơng ứng.
Bƣớc 8: Cho vào mỗi eppendorf trên 300µl chloroform/isoamylalcohol, lắc đều,
ly tâm 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C. Thu dịch nổi cho vào các
eppendorf mới tƣơng ứng.
Bƣớc 9: Thêm vào mỗi eppendorf trên 300µl isopropanol, và ủ ở -200C trong 1
giờ, ly tâm 13000 vòng/phút trong 20 phút ở 200C. Hút bỏ dịch nổi,
thu kết tủa.
Bƣớc 10: Rửa tủa trên bằng cách cho 500µl ethanol 70% lạnh vào mỗi
eppendorf, ly tâm 13000 vòng/phút trong 10 phút ở 40C. Hút bỏ dịch
nổi, thu lấy kết tủa và làm khô bằng cách úp ngƣợc trên giấy thấm.
Bƣớc 11: Cho TE vào mỗi eppendorf để hòa tan kết tủa. Tùy lƣợng mẫu mà
thêm vào.
Bƣớc 12: Hút 4µl chạy điện di trên agarose nồng độ 1% trong 30 phút để xem
kết quả chiết tách.
Sau khi điện di kiểm tra sản phẩm chiết tách trên gel agarose, thực hiện phản
ứng cắt DNA plasmid tách chiết và DNA plasmid đối chứng.
Thực hiện phản ứng cắt DNA plasmid và DNA plasmid đối chứng bằng enzym
EcoRV, sau đó kiểm chứng bằng cách điện di trên gel agarose sẽ cho biết DNA
plasmid chiết tách đƣợc có phải là plasmid mà mình mong muốn hay không.
Qui trình li trích plasmid sử dụng AurumTM Plasmid Mini Kit (Bio-Rad)
Thành phần của AurumTM Plasmid Mini Kit
Resuspension solution (dung dịch hòa tan)
Lysis solution (dung dịch phân giải)
Neutralization solution (dung dịch trung hòa)
Wash solution (dung dịch rửa)
31
Elution solution (dung dịch tách rửa)
Plasmid mini columns 100
2ml capless wash tubes 100
Vi khuẩn sau khi tăng sinh trong môi trƣờng LB lỏng (theo tỉ lệ 1:20) trong
vòng 16 giờ hoặc xác định mật độ tế bào bằng cách đo OD ở bƣớc sóng 600 nm đến
khi OD600= 6.
Bƣớc 1: Chuyển dịch vi khuẩn đã nuôi cấy vào ống eppendorf (1.5-2.0ml). Li
tâm trong 1 phút 13000 vòng/phút ở 40C. Loại bỏ dịch nổi bằng việc
gạn hay hút.
Bƣớc 2: Thêm 250µl dung dịch resuspension và vortex hoặc hút lên hút xuống
đến khi cặn tế bào tan hoàn toàn.
Bƣớc 3: Thêm 250µl dung dịch lysis và trộn bằng cách đảo ngƣợc eppendorf
nhanh, mạnh 6-8 lần. Không vortex hoặc lắc mạnh. Dung dịch sẽ trở
nên nhớt và mỏng.
Bƣớc 4: Thêm tiếp 350µl dung dịch neutralization và trộn bằng cách đảo ngƣợc
eppendorf 6-8 lần. Không vortex hoặc lắc mạnh. Kết tủa đã đƣợc hình
thành.
Bƣớc 5: Li tâm trong vòng 5 phút 13000 vòng/phút ở 40C hỗn hợp trên. Cặn
đặc trắng sẽ hình thành dọc theo cạnh hoặc dƣới đáy của ống
eppendorf. Dịch nổi chứa DNA plasmid.
Bƣớc 6: Trong khi li tâm, chèn 1 cột plasmid mini column vào ống capless
wash 2ml.
Bƣớc 7: Bằng việc hút hay gạn, chuyển dịch nổi từ bƣớc 5 vào cột plasmid mini
column. Li tâm 1 phút 13000 vòng/phút ở 40C.
Bƣớc 8: Dung dịch wash solution đƣợc cung cấp ở nồng độ 5X. Thêm vào 4 thể
tích (100 ml) ethanol 95-100% trƣớc khi sử dụng.
Bƣớc 9: Lấy cột plasmid mini column ra khỏi ồng wash tube. Bỏ phần nƣớc đã
lọc từ ống tube, và chuyển plasmid mini column vào ống wash tube
khác. Thêm vào 750µl dung dịch wash solution và li tâm 1 phút 13000
vòng/phút ở 40C.
32
Bƣớc 10: Bỏ dung dịch wash solution từ ống tube, và chuyển cột plasmid mini
column vào ống wash tube khác. Li tâm thêm 1 phút nữa để loại bỏ
dung dịch wash solution còn lại.
Bƣớc 11: Chuyển cột plasmid mini column vào ống eppendorf. Thêm 50µl
dung dịch elution vào màng hoặc đế của cột và cho phép 1 phút để
dung dịch bão hòa màng. Li tâm 1 phút 13000 vòng/phút ở 40C để
tách rửa plasmid.
Bƣớc 12: Bỏ cột mini column và trữ DNA tinh ở 40C.
3.4.6.2 Phản ứng cắt Plasmid (quy trình trích dẫn bởi Samuel S.M.Sun, 1994)
Định nghĩa đơn vị enzym cắt: Một đơn vị enzym cắt giới hạn là lƣợng enzym
xúc tác phản ứng cắt hết một lƣợng DNA là 1µg trong buffer thích hợp trong thời gian
là 1 giờ ở nhiệt độ thích hợp. Thực hiện phản ứng cắt với các thành phần nhƣ sau
Buffer 10X 2.5µl
DNA plasmid 1µg
Enzym EcoRV 1 unit
Thêm nƣớc cho tới 25µl
Ủ phản ứng ở 37oC trong 1 giờ, biến tính enzym ở 65oC trong 15 phút
Điện di 8µl sản phẩm cắt trên gel agrose 1%, với hiệu điện thế 100V, trong 30
phút để kiểm tra.
Tƣơng tự thực hiện phản ứng cắt với enzym RsaI và HindIII để kiểm tra sản
phẩm sau khi li trích.
3.4.6.3 Quy trình điện di trên gel agarose
Chuẩn bị khuôn đổ gel, gắn lƣợc vào khuôn, cân 0.1g agarose cho vào chai
chứa 12.5 ml dung dịch TAE 0.5X, nấu agarose trong lò vi sóng trong 2 phút, 650W.
Để nguội đến 40-500C, đổ gel vào khuôn, khi gel nguội, gỡ lƣợc ra khỏi miếng
gel, lấy gel ra khỏi khuôn một cách nhẹ nhàng và đặt vào bồn điện di đã có sẵn dung
dịch TAE 0.5X.
Chuẩn bị một miếng parafilm (kích thƣớc tuỳ vào số mẫu chạy điện di), hút 2μl
dung dịch nạp mẫu (loading dye) cho mỗi mẫu cần điện di, hút mẫu cần điện di (thể
tích tuỳ thuộc vào nồng độ mẫu) trộn đều với dung dịch nạp mẫu, hút toàn bộ dung
dịch vừa trộn nạp vào giếng.
33
Đậy nắp bồn điện di, cắm điện cực, điện di với hiệu điện thế 100V, thời gian
30 phút.
Sau khi điện di xong, cẩn thận lấy gel ra và nhuộm trong Ethium bromide trong
10 phút, rửa kỹ gel và đọc kết quả điện di bằng phần mềm Quantity One (khi nhuộm
với ethium bromide phải tuyệt đối cẩn thận).
3.4.7 Tinh sạch plasmid và đoạn DNA từ sản phẩm PCR
3.4.7.1 Phƣơng pháp tinh sạch DNA
Các bƣớc tinh sạch DNA bằng RNAse nhƣ sau:
- Cho hỗn hợp DNA pha loãng với nƣớc vào eppendorf (theo tỷ lệ 1:3)
- Thêm vào 2 l RNAse vào hỗn hợp trên
- Ủ ở 370C khoảng 30 giây
- Thêm vào 2 l Phenol/Chloroform/Isoamyl alcohol (25:24:1)
- Ly tâm lấy phần trên sang ống khác
- Cho vào 800 l ethanol 100% và ủ ở -800C khoảng 30 phút
- Ly tâm bỏ phần dung dịch bên trên
- Làm khô DNA và cho vào TE
- Điện di và đọc kết quả
Phƣơng pháp tinh sạch đƣợc thực hiện theo kit sử dụng cột GFX do hãng
Amersham sản xuất, công ty Nguyên Anh cung cấp. Kit tinh sạch GFX cho phép tinh
sạch DNA trực tiếp hoặc thông qua phƣơng pháp cắt gel.
3.4.7.2 Quy trình tinh sạch DNA từ gel
Nhằm phân tách và thu nhận duy nhất đoạn DNA mong muốn và DNA plasmid
từ bản gel agarose sau khi điện di
Bƣớc 1: Gel sau khi chạy điện di, đƣợc đƣa lên hệ thống UV.
Bƣớc 2: Dùng dao sắc cắt phần gel chứa band DNA cần đƣợc tinh sạch cho vào
eppendoft 1.5ml ( đã cân trọng lƣợng trƣớc).
Bƣớc 3: Cho capture buffer vào eppendorf chứa gel trên với tỷ lệ 10mg gel ≈
10µl capture buffer.
Bƣớc 4: Đậy nắp lại ủ ở 60oC cho đến khi agarose tan hết (5 – 15 phút).
Bƣớc 5: Chuẩn bị cột GFX, đặt vào eppendorf tƣơng ứng với số mẩu cần tinh sạch.
Bƣớc 6: Sau khi ủ, đem ly tâm để tập trung mẩu ở đáy eppendorf.
34
Bƣớc 7: Hút hết mẩu sau khi ly tâm cho vào các cột đã chuẩn bị ở trên, ủ ở
nhiệt độ phòng 1 phút.
Bƣớc 8: Đem ly tâm 10000 vòng/phút trong 30giây ở 40C.
Bƣớc 9: Cho thêm vào cột lƣợng wash buffer tƣơng ứng (tỉ lệ 1:5 theo thể tích
mẫu tinh sạch), ly tâm 10000 vòng/phút trong 30 giây ở 40C.
Bƣớc 10: Lấy cột ra và đặt vào eppendoft 1.5ml mới.
Bƣớc 11: Hút 50µl elution buffer nhỏ vào cột GFX.
Bƣớc 12: Ủ ở nhiệt độ phòng 1 phút.
Bƣớc 13: Ly tâm 10000 vòng/phút trong 1 phút ở 40C, lấy cột ra, đậy nắp lại.
Bƣớc 14: Điện di sản phẩm tinh sạch với sản phẩm chƣa tinh sạch trên gel
agarose 0.8 %, hiệu điện thế 100V trong 30 phút để kiểm tra kết quả
tinh sạch.
3.4.7.3 Quy trình tinh sạch trực tiếp sản phẩm PCR bằng cột GFX
Bƣớc 1: Chuẩn bị cột tinh sạch GFX đặt vào eppendorf tƣơng ứng với số mẫu
cần tinh sạch.
Bƣớc 2: Hút capture buffer cho vào các cột với tỷ lệ thể tích giữa capture buffer
và sản phẩm PCR là 5:1.
Bƣớc 3: Cho sản phẩm PCR vào các cột chứa capture buffer đã chuẩn bị ở trên,
ủ ở nhiệt độ phòng 1 phút.
Bƣớc 4: Đem ly tâm 10000 vòng/phút trong 30 giây ở 40C.
Bƣớc 5: Cho thêm vào cột một lƣợng wash buffer bằng với lƣợng capture
buffer cho vào ở trên, ly tâm 10000 vòng/phút trong 30 giây ở 40C
Bƣớc 6: Lấy cột ra và đặt vào eppendoft 1.5ml mới.
Bƣớc 7: Hút elution buffer nhỏ vào cột GFX, tùy vào mục đích sử dụng sản
phẩm tinh sạch mà lƣợng elution buffer có thể thay đổi.
Bƣớc 8: Ủ ở nhiệt độ phòng 1 phút.
Bƣớc 9: Ly tâm 10000 vòng/phút trong 1 phút ở 40C, lấy cột ra, đậy nắp eppendorf
lại.
Bƣớc 10: Điện di sản phẩm tinh sạch với sản phẩm chƣa tinh sạch trên gel
agarose 1% để kiểm tra kết quả tinh sạch.
35
3.4.8 Thiết lập phản ứng tạo blunt-end cho sản phẩm PCR
Theo nguyên tắc của phản ứng PCR, sau khi kéo dài mạch đơn DNA, enzym
Taq polynerase sẽ gắn thêm vào cuối trình tự DNA đơn một hoặc nhiều phân tử
Adenin (polyA) để ổn định trình tự DNA, do đó sau khi phản ứng PCR xảy ra chúng ta
sẽ thu đƣợc sản phẩm là những đoạn DNA đầu dính. Do điều kiện của thí nghiệm phải
thiết lập phản ứng nối đầu bằng giữa plasmid và đoạn DNA từ sản phẩm PCR, chúng
tôi tiến hành thiết lập phản ứng tạo đầu bằng cho đoạn DNA với enzym DNA
polymerase I large fragment (Klenow).
Hình 3.1 Phản ứng tạo đầu bằng (blunt-end) cho đoạn DNA
Thiết lập phản ứng phủ đầu với các thành phần nhƣ sau:
NEbuffer 10X 2µl
DNA từ phản ứng PCR 6µl (1µg)
dNTPs (33µmol) 1µl
DNA fragment Klenow 1 unit (1µl)
Thêm nƣớc cho tới 20µl
Ủ phản ứng ở 250C trong 15 phút, sau đó ngừng phản ứng bằng cách thêm
EDTA đến nồng độ 10mmol và ủ ở 750C trong 20phút.
Thiết lập phản ứng phủ đầu bằng cho plasmid
Plasmid sau khi cắt bằng HindIII, và thực hiện phản ứng phủ đầu bằng theo qui
trình sau:
NEbuffer 10X 2µl
DNA plasmid 6µl (1µg)
dNTPs (33µmol) 1µl
Phản ứng tạo đầu bằng
Đầu dính
Đầu bằng
36
DNA fragment Klenow 1 unit (1µl)
Thêm nƣớc cho tới 20µl
Ủ phản ứng ở 250C trong 15 phút, sau đó ngừng phản ứng bằng cách thêm
EDTA đến nồng độ 10mmol và ủ ở 750C trong 20phút
3.4.9 Thiết lập phản ứng nối giữa plasmid và đoạn DNA đầu bằng (phản ứng
nối blunt-end)
T4 DNA ligase không giống nhƣ E. coli DNA ligase, nó có thể xúc tác phản
ứng nối những đoạn DNA đầu bằng (Sgaramella và Khorana 1972, Sgaramella và
Ehrlych 1978). Tuy nhiên phản ứng gắn kết sẽ không có đƣợc hiệu suất cao và cần
phải có các yếu tố sau: Nồng độ ATP thấp (0.5mM), (Ferretti và Sgaramella 1981),
nồng độ enzym ligase cao (50unit/ml), lƣợng DNA insert và vector cao, tỉ lệ về số mol
của vector và đoạn DNA insert khoảng 1: 3-10.
Trong phản ứng nối blunt-end có thể thêm vào các chất có phân tử lƣợng cao nhƣ
PEG hay Hexamminecobalt chloride. Các chất này có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng
ligation từ 1-3 lần, điều đó cho phép lƣợng DNA và nồng độ ligase giảm xuống và
không ngừng sắp xếp sản phẩm nối, sự nối bên ngoài phân tử đƣợc ngăn chặn, khi đó
chỉ có phản ứng nối giữa vector-DNA insert và phản ứng nối giữa vector-vector xảy ra.
Từ lượng của vector DNA tính ra lượng của DNA chèn
(ng)DNA chèn =
Căn cứ vào tỉ lệ về số mol giữa vector và DNA chèn rồi dựa vào đó để tính ra
lƣợng DNA cần sử dụng
Thực hiện phản ứng nối với các thành phần nhƣ sau:
T4 reaction buffer 1µl
DNA từ sản phẩm PCR 2µl (100ng)
DNA plasmid 1µl (50ng)
T4 ligase 1 unit
Thêm nƣớc cho tới 10µl
Ủ phản ứng ở 160C qua đêm, tinh sạch trực tiếp sản phẩm bằng cách sử dụng
cột tinh sạch GFX thu lại bằng 3μl elution buffer.
Vector (ng) x DNA chèn (kb)
Vector (kb)
Tỉ lệ DNA chèn (bp)
Vector
X
37
3.4.10 Chuyển sản phẩm nối vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α khả nạp (theo
quy trình của Sambrook và cộng sự, 1989 có chỉnh sửa)
Thực hiện biến nạp theo quy trình sau:
- Hút 10µl dịch huyền phù tế bào competent cell đã đƣợc chuẩn bị cho vào
eppendorf 1.5 ml, thêm 3µl DNA plasmid tái tổ hợp vào, đảo nhẹ, giữ lạnh
trong đá trong 20 phút.
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bồn nhiệt 420C, giữ trong 90 giây.
- Chuyển nhanh eppendorf trên vào bình nƣớc đá, giữ trong 2 phút.
- Thêm 200µl môi trƣờng LB lỏng vào eppendorf và ủ ở 370C trong 1 giờ.
- Hút 200µl dịch vi khuẩn đã biến nạp cho lên đĩa môi trƣờng LB có chứa
kháng sinh ampicilin nồng độ 100μg/ml, X-gal, IPTG, dùng que trang trang đều
trên bề mặt môi trƣờng.
- Để đĩa ở nhiệt độ phòng cho đến khi khô bề mặt.
- Lật ngƣợc đĩa, ủ qua đêm ở 370 C (khoảng 14 - 16 giờ).
- Quan sát khuẩn lạc trên đĩa petri, bắt những khuẩn lạc trắng cấy sang môi
trƣờng LB lỏng có kháng sinh Ampicillin (60µg/ml) trong 16-18 giờ.
Thực hiện biến nạp theo quy trình trên plasmid chƣa tái tổ hợp để làm đối
chứng. Bắt những khuẩn lạc xanh cấy sang môi trƣờng LB lỏng có kháng sinh
Ampicillin (60µg/ml) trong 16-18 giờ.
Thực hiện tách chiết plasmid theo qui trình ở mục 3.4.6.1.
38
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các quy trình biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn
Hình 4.1 Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn ở thể tích 10:1.5
(A) Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid theo thể tích (µl) là 10:1.5 phục
hồi trong 500µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100µl dịch phục hồi lên đĩa
môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (B) Hình chụp gần; (C)
Biến nạp chỉ có tế bào khả nạp không có plasmid (thể tích là 10µl tế bào khả
nạp) phục hồi trong 500µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy 100 µl dịch phục
hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C.
C
A B
39
Hình 4.2 Biến nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn ở thể tích 3:0.5
(A)Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid theo thể tích (µl) là 3:0.5 phục
hồi trong 200µl môi trường LB lỏng trong 1giờ, cấy 10 µl (nồng độ pha loãng ½)
dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (B)
Hình chụp gần; (C) Biến nạp chỉ có tế bào khả nạp không có plasmid (thể tích là
10µl tế bào khả nạp) phục hồi trong 200µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy
100µl (nồng độ pha loãng ½) dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-
gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C; (D) Biến nạp với tỷ lệ tế bào khả nạp và plasmid
theo thể tích (µl) là 3:0.5 phục hồi trong 200 µl môi trường LB lỏng trong 1h, cấy
100µl (nồng độ pha loãng ½) dịch phục hồi lên đĩa môi trường LB agar/X-
gal/IPTG, ủ qua đêm ở 370C.
A B
C D
40
Chọn lọc thể biến nạp theo quy trình 2 (ở thể tích biến nạp là 3:0.5, và dịch biến
nạp đã pha loãng ½ khi trang lên đĩa) cho kết quả tốt hơn chọn lọc thể biến nạp theo
quy trình 1 (ở thể tích biến nạp 3:0.5, và dịch biến nạp không pha loãng khi trang lên
đĩa) và chọn lọc thể biến nạp theo quy trình 3 (ở thể tích biến nạp là 10:1.5).
Biến nạp theo quy trình 1 cho kết quả chỉ vài khuẩn lạc xanh xuất hiện và có rất
nhiều khuẩn lạc màu trắng trên môi trƣờng. Điều này có thể giải thích là do trong quá
trình làm thí nghiệm đã có một số tế bào tự bản thân nó có khả năng kháng lại với
kháng sinh hoặc là do thao tác trang X-gal không đều ở xung quanh đĩa nên các tế bào
đã tiếp nhận plasmid nhƣng không có X-gal để phân hủy vì vậy chỉ cho khuẩn lạc
trắng hoặc tế bào đã tiếp nhận plasmid nhƣng quá trình phục hồi và biểu hiện của gen
LacZ diễn ra chậm (đối với khuẩn lạc này khi quan sát kỹ sẽ thấy màu xanh nhạt).
Kết quả biến nạp theo quy trình 2 cho nhiều khuẩn lạc xanh hơn và khuẩn lạc
trắng ít hơn rất nhiều so với biến nạp theo quy trình 1. Nhƣ vậy cho thấy quy trình 2
hiệu quả biến nạp tốt hơn và thể tích biến nạp nhƣ vậy là hợp lí. Khuẩn lạc mọc rời
rạc, dễ cho thao tác chọn khuẩn lạc để cấy chuyền sang môi trƣờng lỏng nhân sinh
khối để li trích đƣợc plasmid.
Kết quả biến nạp theo quy trình 3 cho nhiều khuẩn lạc xanh hơn và cũng cho
nhiều khuẩn lạc trắng hơn so với biến nạp theo quy trình 2. Khuẩn lạc xanh tuy nhiều
nhƣng mọc dày rất khó cho việc chọn khuẩn lạc tăng sinh trong môi trƣờng lỏng.
Nhƣ vậy, qua kết quả chọn lọc thể biến nạp trên môi trƣờng LB agar/Amp/X-
gal/IPTG chúng tôi thấy biến nạp theo quy trình 2 là thích hợp.
4.2 Tách chiết DNA plasmid.
4.2.1 Tách chiết DNA plasmid
Bắt những khuẩn lạc xanh trên môi trƣờng đĩa và tiến hành cấy sang ống
nghiệm chứa 3ml môi trƣờng LB lỏng với nồng độ kháng sinh là 60µg/ml nuôi cấy lắc
ở 370C qua đêm, chọn ống có sinh khối và tiến hành tách chiết plasmid thu đƣợc kết
quả nhƣ sau:
41
Kết quả tách chiết plasmid lần 1 còn lẫn rất nhiều DNA của genome vi khuẩn.
Có thể điều này là do khi thêm dung dịch III vào để lâu nên cả DNA plasmid và DNA
của bộ gen đều hoàn tính.
Với nhận định trên tôi đã tiến hành tách chiết plasmid lần 2 để khẳng định lại
quy trình. Nhờ khắc phục những sai sót của lần 1 kết quả của lần tách chiết này cho
thấy đã loại đƣợc DNA của genome, thu đƣợc plasmid. Nhƣ vậy, đây là quy trình tách
chiết plasmid chuẩn, mọi sai sót xảy ra đều có thể khắc phục. Kết quả tách chiết chủ
yếu phụ thuộc nhiều vào thao tác, hóa chất sử dụng đơn giản. Sản phẩm tách chiết có
thể dùng để thực hiện phản ứng cắt với enzyme cắt giới hạn, đây là cơ sở để kiểm tra
kết quả biến nạp.
DNA
genome
DNA
plasmid
3.0kb
Hình 4.3 Sản phẩm tách chiết
plasmid trên gel agarose 1% (lần 1)
DNA
plasmid
3.0kb
Hình 4.4 Sản phẩm tách
chiết plasmid trên gel
agarose 1% (lần 2)
42
Những điểm cần lƣu ý khi chiết tách plasmid
Khi thêm dung dịch II chỉ đảo ngƣợc eppendorf khoảng 5-6 lần sau đó phải
thêm dung dịch III ngay để trung hòa dung dịch II.
Khi thêm dung dịch III vào phải ly tâm ngay nếu không DNA của bộ gen sẽ
phục hồi cấu trúc vì vậy trong sản phẩm plasmid chiết tách sẽ có lẫn DNA của bộ gen.
Ở bƣớc 7 và 8 trong quy trình tách chiết, sau khi ly tâm xong phải lấy ra nhẹ
nhàng và cẩn thận hút phần dịch nổi bên trên không đƣợc hút xuống phần bên dƣới.
4.2.2 Tách chiết DNA plasmid bằng AurumTM Plasmid Mini Kit
Tách chiết plasmid bằng Kit cho hiệu quả tách chiết cao hơn, lƣợng plasmid thu
đƣợc nhiều hơn, tinh sạch hơn, thao tác đơn giản, nhanh. Sản phẩm tách chiết không
cần phải qua bƣớc tinh sạch để sử dụng cho các bƣớc tiếp theo trong quá trình cloning.
4.3 Phản ứng cắt plasmid bằng enzyme cắt giới hạn EcoRV
DC1 EcoRV 1 EcoRV 2
DC2
Hình 4.6 Kết quả điện di sản phẩm cắt
plasmid bằng EcoRV trên gel 1% (lần 1)
(DC1) sản phẩm li trích plasmid bằng kit;
(EcoRV 1) sản phẩm cắt đươc bằng enzyme
EcoRV; (DC2) sản phẩm li trích plasmid bằng
kit; (EcoRV 2) sản phẩm không cắt được bằng
EcoRV.
DNA
plasmid
3.0kb
Hình 4.5 Kết quả điện di sản phẩm
tách chiết DNA plasmid bằng Kit
trên gel agarose 1%
43
Kết quả ở hình trên cho thấy plasmid đã cắt hoàn toàn đúng kích thƣớc, vector
đã đƣợc mở vòng tại vùng MCS trở thành dạng thẳng, nhƣng chỉ có sản phẩm tách
chiết plasmid ở mẫu đối chứng 1 là đƣợc cắt. Do đó chúng tôi tiến hành phản ứng cắt
lần 2 để kiểm tra hoạt tính cắt của enzyme EcoRV thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Mẫu (1) và (2) sản phẩm tách chiết plasmid đã không bị cắt bởi enzyme EcoRV
trong khi mẫu (3), (4) đƣợc cắt hoàn toàn.
Vì vậy chúng tôi tiến hành phản ứng cắt với enzyme HindIII để kiểm tra sản
phẩm tách chiết có phải là plasmid mong muốn hay không thì thu đƣợc kết quả nhƣ
sau:
DC DC 1 2
Hình 4.9 Kết quả điện di sản phẩm cắt
bằng HindIII trên gel agarose 1%
(1), (2): sản phẩm cắt bằng HindIII;
(DC): sản phẩm tách chiết plasmid.
DC DC 1 2 3
Hình 4.8 Kết quả điện di sản phẩm
cắt bằng HindIII trên gel agarose 1%
(1), (2), (3): sản phẩm cắt bằng
HindIII; (DC): sản phẩm tách chiết
plasmid.
DC 4 3 2 1
Hình 4.7 Kết quả điện di sản phẩm cắt
trên gel agarose 1% (lần 2)
(DC): sản phẩm đã cắt bằng EcoRV ở
lần 1; (1), (2): sản phẩm cắt bằng
EcoRV; (3), (4): sản phẩm cắt bằng
RsaI.
44
Plasmid đã cắt hoàn toàn và đúng nhƣ kích thƣớc của plasmid đối chứng. Do đó
có thể suy ra rằng, trong quá trình làm thí nghiệm plasmid đã bị hƣ site cắt EcoRV trên
vùng MCS hoặc enyme EcoRV bị giảm hoạt tính nên không thể nhận biết đƣợc vị trí
site cắt EcoRV trên vùng MCS.
Vì vậy để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi quyết định chọn sản
phẩm cắt bằng HindIII, phủ đầu bằng để thực hiện phản ứng nối.
Một số điều cần chú ý khi thực hiện phản ứng cắt
RE sẽ giữ đƣợc hoạt tính trong một dung dịch đệm chứa 50% glycerol nếu luôn
luôn đƣợc bảo quản ở -200C. Khi tiến hành phản ứng thủy giải, chỉ lấy RE ra vào phút
chót sau khi đã đủ các thành phần khác và giữ trong đá trong thời gian càng ngắn càng
tốt trƣớc khi cất trở lại vào -200C.
Nên tiến hành phản ứng trong một thể tích càng nhỏ càng tốt để tạo thuận lợi
cho sự tiếp xúc enzyme-cơ chất. Tuy nhiên để đảm bảo RE không vƣợt quá 1/10 thể
tích phản ứng vì glycerol ức chế hoạt động enzyme.
4.4 Tinh sạch đoạn DNA và plasmid sau khi cắt bằng HindIII
4.4.1 Tinh sạch đoạn DNA
Trong đề tài này, chúng tôi thực hiện chèn đoạn DNA từ sản phẩm PCR vào
plasmid vì vậy chúng tôi tiến hành phản ứng tạo đầu bằng cho đoạn DNA sau đó tinh
sạch đoạn DNA trên.
Kết quả điện di cho thấy quá trình tinh sạch đã loại hết các thành phần tạp trong
sản phẩm PCR. Tuy nhiên, phƣơng pháp tinh sạch trực tiếp đoạn DNA từ sản phẩm
PCR chỉ nên sử dụng khi sản phẩm PCR muốn tinh sạch không có band phụ, nếu sản
phẩm PCR có band phụ thì phải tinh sạch từ gel.
Phản ứng tạo đầu bằng cho đoạn DNA bằng enzyme Klenow Fragment không
kiểm tra đƣợc bằng phƣơng pháp điện di trên gel agarose, kết quả này chỉ có thể kiểm
tra khi đã chèn vào đƣợc plasmid và biến nạp vào vi khuẩn.
45
Một số điều cần lƣu ý khi thực hiện tinh sạch đoạn DNA : Khi nhỏ elution
buffer phải nhỏ ở giữa cột, từng giọt một, khi rửa hoặc thêm capture buffer nhỏ trên
thành của cột, cân eppendorf trƣớc khi để gel cắt vào, gel phải đƣợc cắt vụn ra sau khi
cân, sau quá trình ủ 60oC agarose phải tan hết, sử dụng agarose có nhiệt độ nóng chảy
thấp (low melting agar).
Chuẩn bị trƣớc khi tinh sạch: máy điện di cần đƣợc rửa sạch, bảng gel cần đƣợc
rửa sạch, sử dụng dung dịch dệm TAE riêng, sau mỗi lần chạy điện di thay buffer mới.
Sử dụng ethidium bromide loãng hơn ½ nồng độ thƣờng, phải đựng hộp riêng, phải
thay mới khi nhuộm mẩu, tính toán số mẩu trƣớc khi chạy điện di, đổ gel tƣơng ứng số
mẫu và giữ trong buffer.
4.4.2 Tinh sạch plasmid
Plasmid sau khi dùng enzyme HindIII cắt mở vòng mới tinh sạch.
Kết quả điện di cho thấy sản phẩm sau khi tinh sạch đã loại hết tạp trong sản
phẩm.
Hình 4.10 Kết quả điện di sản phẩm
tinh sạch đoạn DNA bằng phƣơng pháp
cắt gel và thu hồi lại bằng cột GFX
(1), (2): sản phẩm PCR kích thước
900bp; (3): ladder 100bp.
Hình 4.11 Kết quả điện di sản phẩm
tinh sạch đoạn DNA bằng phƣơng pháp
cắt gel và thu hồi lại bằng cột GFX
(1): sản phẩm PCR kích thước 223bp;
(2), (3): sản phẩm PCR kích thước
900bp.
46
Từ sản phẩm trên tiến hành phản ứng phủ đầu bằng cho plasmid và tinh sạch lại
bằng qui trình tinh sạch sử dụng RNAse.
Sau đó tiến hành pha loãng chuẩn bị cho phản ứng nối.
4.5 Biến nạp plasmid tái tổ hợp
Thực hiện phản ứng phủ đầu bằng cho sản phẩm PCR và plasmid sau khi cắt
HindIII, tinh sạch sản phẩm, nối 2 đoạn sản phẩm PCR vào plasmid. Biến nạp plasmid
đã nối này vào vi khuẩn E. coli DH5α khả nạp,và thực hiện tƣơng tự với plasmid chƣa
tái tổ hợp để làm đối chứng thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Cả hai trƣờng hợp biến nạp đọan DNA 900bp và 223bp đều cho toàn khuẩn lạc
màu trắng trên môi trƣờng LB agar/Amp/X-gal/IPTG.
TS DC
Hình 4.12 Kết quả điện di sản
phẩm tinh sạch trên gel agarose1%
(DC) plasmid cắt bằng HindIII chưa
tinh sạch; (TS) plasmid cắt bằng
HindIII tinh sạch bằng cột GFX.
Hình 4.13 Biến nạp plasmid tái tổ hợp
(A) Biến nạp plasmid đã chèn đoạn 223bp; (B) Biến nạp plasmid
đã chèn đoạn 900bp; (C) Biến nạp plasmid chưa tái tổ hợp.
C A B
47
Kết quả trên có thể là đã biến nạp hoàn toàn plasmid tái tổ hợp vào vi khuẩn
hoặc những khuẩn lạc màu trắng trên là do các tế bào vi khuẩn bị đột biến kháng
kháng sinh tạo thành.
Còn trên đĩa đối chứng xuất hiện cả khuẩn lạc màu xanh và trắng.
4.6 Tách chiết plasmid tái tổ hợp
Chọn lọc những khuẩn lạc trắng, mọc rời rạc cấy sang môi trƣờng LB
lỏng/ampicillin (60µg) nhân sinh khối qua đêm tiến hành tách chiết theo qui trình ở
mục 3.4.6.1. Chạy điện di chỉ thu đƣợc toàn genome của vi khuẩn.
Còn kết quả li trích plasmid của khuẩn lạc xanh trên đĩa đối chứng thì thu đƣợc
DNA plasmid.
Nhƣ vậy biến nạp plasmid tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli DH5α chƣa thành công.
Điều này có thể là do nồng độ plasmid sau khi cắt và nối sử dụng để biến nạp là chƣa phù
hợp, vì chúng tôi đã không thể tính toán đƣợc nồng độ plasmid hao hụt sau khi thực hiện
phản ứng cắt và nối. Hoặc cũng có thể thời gian sốc nhiệt quá ngắn nên plasmid không thể
biến nạp vào tế bào vi khuẩn.
Do đó, trong quá trình phủ đầu bằng cho đoạn DNA và plasmid phải luôn chú ý
cẩn thận tính toán các thành phần trong phản ứng cho phù hợp. Còn trong quá trình thiết
lập phản ứng nối phải chú ý đến việc tính toán tỉ lệ thể tích giữa vector và đoạn DNA,
nhiệt độ ủ của phản ứng sao cho phù hợp và nên thêm các chất xúc tác cho phản ứng nối
nhƣ: PEG hay Hexamminecobalt chloride. Biến nạp vào vi khuẩn nên sốc nhiệt ở thời
gian lâu hơn, thử nghiệm nhiều qui trình khác nhau về thời gian sốc nhiệt và kèm theo
đối chứng.
Vì thời gian giới hạn chúng tôi đã không thử nghiệm nhiều quy trình khác
nhau nên đã không cho ra đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Hoàn thiện quy trình chuẩn bị tế bào khả nạp bằng phƣơng pháp hóa học, tế
bào khả nạp có thể tế bào khả nạp có thể giữ ở -70oC với glycerol trong thời gian 2
tháng.
- Hoàn thiện đƣợc quy trình biến nạp plasmid pBluescript SK(+/-) vào vi khuẩn
E. coli DH5α và chọn lọc thể biến nạp trên môi trƣờng chứa Ampicillin/X-gal/IPTG.
- Đã đƣa ra quy trình tách chiết plasmid chuẩn bằng phƣơng pháp SDS – kiềm
(theo quy trình của Sambrook và cộng sự, 1989 có sửa đổi)
Bắt những khuẩn lạc màu xanh từ đĩa petri cấy sang môi trƣờng LB lỏng có
chứa kháng sinh. Chọn những ống có vi khuẩn phát triển tiến hành chiết tách plasmid
theo quy trình sau
Bƣớc 1: Hút dịch vi khuẩn từ mỗi ống cho vào mỗi eppendorf 1.5 ml, ly tâm để
thu sinh khối ở 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C
Bƣớc 2: Hút bỏ dịch bên trên, hút dịch vi khuẩn từ các ống nghiệm tƣơng ứng
cho vào, ly tâm 10000 vòng/phút, trong 5 phút ở 200C, lặp lại cho đến
khi hết dịch nuôi cấy trong ống nghiệm.
Bƣớc3: Cho 150 ml dung dịch I vào mỗi eppendorf chứa sinh khối, vortex đến
khi sinh khối vi khuẩn tan ra hết.
Bƣớc 4: Thêm 200 ml dung dịch II, đảo nhanh eppendorf 5-6 lần, sau đó thêm
tiếp 150 ml dung dịch III, đảo nhanh eppendorf 5-6 lần.
Bƣớc 5: Ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 200C. Thu hết dịch nổi cho
vào eppendorf mới tƣơng ứng.
Bƣớc 6: Cho vào mỗi eppendorf chứa dịch nổi vừa mới thu đƣợc 1µl RNAse, ủ
ở 370C trong1 giờ.
Bƣớc 7: Cho vào mồi eppendorf 300µl phenol/chloroform/isoamylalcohol
(25:24:1) vortex đều, ly tâm 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C . Thu
dịch nổi cho vào các eppendorf mới tƣơng ứng.
49
Bƣớc 8: Cho vào mỗi eppendorf trên 300µl chloroform/isoamylalcohol, lắc đều,
ly tâm 10000 vòng/phút trong 5 phút ở 200C. Thu dịch nổi cho vào các
eppendorf mới tƣơng ứng.
Bƣớc 9: Thêm vào mỗi eppendorf trên 300µl isopropanol, và ủ ở -200C trong 1
giờ, ly tâm 13000 vòng/phút trong 20 phút ở 200C. Hút bỏ dịch nổi, thu
kết tủa.
Bƣớc 10: Rửa tủa trên bằng cách cho 500µl ethanol 70% lạnh vào mỗi
eppendorf, ly tâm 13000 vòng/phút trong 10 phút ở 40C. Hút bỏ dịch
nổi, thu lấy kết tủa và làm khô bằng cách úp ngƣợc trên giấy thấm.
Bƣớc 11: Cho TE vào mỗi eppendorf để hòa tan kết tủa. Tùy lƣợng mẫu mà
thêm vào.
Bƣớc 12: Hút 4µl chạy điện di trên agarose nồng độ 1% trong 30 phút để xem
kết quả chiết tách.
- Đã thiết lập đƣợc phản ứng cắt bằng enzyme cắt giới hạn để kiểm tra kết quả
tách chiết.
5.2 Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy trình cắt bằng HindIII, nối đoạn DNA
từ phản ứng PCR vào plasmid pBluescript SK(+/-) và biến nạp vào tế bào vi khuẩn E.
coli DH5α.
- Thực hiện phản ứng PCR kiểm tra sản phẩm nối giữa plasmid pBluescript
SK(+/-) đã cắt bằng HindIII và đoạn DNA từ phản ứng PCR, giải trình tự sản phẩm
nối trên.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Hồ Huỳnh Thùy Dƣơng, 2002, Sinh học phân tử, NXB Giáo Dục.
2. Lê Đình Lƣợng, 2001, Nguyên lý kỹ thuật di truyền, NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
3. Nguyễn Đức Lƣợng, Phan Thị Huyền, Lê Thị Thủy Tiên, Huỳnh Ngọc Oanh
và Cao Cƣờng, 2002, Công nghệ gen, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM.
4. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, 2005, Sinh học phân tử - Giới thiệu phương
pháp và ứng dụng, NXB Nông Nghiệp TP. HCM.
5. Phạm Duy, Huỳnh Văn Thái, 2005, Xây dựng quy trình biến nạp đoạn DNA
vào tế bào vi khuẩn E. coli DH5α, Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Công nghệ sinh
học, Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
6. Phạm Thành Hổ, 8-2003, Di truyền học, NXB Giáo Dục.
7. Tô Minh Châu, Vƣơng Thị Việt Hoa, Vũ Thị Lâm An, Lâm Thanh Hiền, Nguyễn
Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Thúy Hƣơng, 1999, Vi sinh vật học đại cương, NXB
Đại Học Quốc Gia TP. HCM – Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
8. Trần Linh Thƣớc, Đặng Thị Phƣơng Thảo và Nguyễn Đức Hoàng, 2002, Giáo
trình thực tập kỹ thuật di truyền I, NXB Đại Học Quốc Gia TP. HCM 29 trang.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài.
9. T.A. Brown, 1997, Gen cloning an introduction, third edition, Chapman &
Hall.
10. Samuel S.M.Sun, 1994 Method in plant molecular biology and Agricultural
biotechnology, A laboratory Training manual, ROC Taiwan.
11. Sambrook and Russell, 1989, Molecular cloning A laboratory manual, Vol I,
Vol II, Vol III, CSH.
12. Sambrook J, E. F. Fritsch and T. Maniatis, 1989, Molecular cloning A
laboratory manual, second edition, CSH.
13. Wolgang Schumann, 1995, Genetic Engineering Techniques.
Các website
51
52
PHỤ LỤC
1. Công thức pha một số môi trƣờng dùng trong thí nghiệm
Môi trƣờng LB (Luria – Bertain) lỏng
Trytone 10g
Bacto yeast extract 5g
Natrichlorua (NaCl) 10g
Thêm nƣớc cho tới 1000 ml
Hấp khử trùng ở 1210c trong 20 phút
Môi trƣờng LB agar
Trytone 10g
Bacto yeast extract 5g
Natrichlorua (NaCl) 10g
Agar 15g
Thêm nƣớc cho tới 1000 ml
Hấp khử trùng ở 1210c trong 20 phút.
Môi trƣờng LB + Ampicillin
Trytone 10g
Bacto yeast extract 5g
Natrichlorua (NaCl) 10g
Agar 15g
Thêm nƣớc cho tới 1000 ml
Hấp khử trùng ở 1210c trong 20 phút, sau đó để nguội đến 40-450c bổ sung Ampicillin
nồng độ cuối 100µg/ml
Môi trƣờng LB + Ampicillin + X-gal + IPTG ( môi trƣờng chọn lọc thể biến
nạp E.coli)
Cho 20 µl X-gal (20mg/ml) vào mỗi đĩa petri chứa môi trƣờng LB + Ampicillin, dùng
que trang, trang đều trên đĩa, để cho mặt thạch khô. Thêm tiếp 20µl IPTG (300mg/ml),
trang đều trên đĩa và để cho khô mặt thạch
53
2. Các dung dịch dùng cho chiết tách DNA plasmid
Dung dịch I
Tris – HCl 25mM pH8
Glucose 50mM
EDTA 10mM
Dung dịch II (nên pha trƣớc khi dùng)
Sodium dodecyl sulfat (SDS) 10% 100 µl
NaOH 5N 40µl
Nƣớc cất 2 lần 860µl
Dung dịch III
Glacial acetic 0.2M
Potassium acetat 0.2M
Dung dịch TE (pH8)
Tris – HCl (pH8) 10mM
EDTA (pH8) 1mM
Dung dịch TAE 1X
Tris – acetat 40mM
EDTA (pH8) 1mM
Loading dye
Bromophenol blue 0.25%
Glycerol trong TAE 1X 40%
Dung dịch Lysozyme:
Hoà tan 10mg trong 1ml dung dich Tris-HCl 10mM pH 8.0.
Dung dịch X-gal 20mg/ml
Cân 20 mg X-gal hoà tan trong 1ml dung dịch dimethylformamide (dung dịch
này rất độc, phải cẩn thận khi thao tác)
Dung dịch IPTG 20mg/ml (stock)
Cân 20 mg IPTG (dạng bột) hoà tan trong 1 ml nƣớc khử ion, sau đó lọc qua
màng lọc có kích thƣớc lỗ 0,2μm
54
Dung dịch kháng sinh Ampicillin 100mg/ml
Cân 100mg ampicillin dạng bột, hoà tan trong 1ml nƣớc khử ion, lọc qua màng lọc
có kích thƣớc lỗ 0,45μm.
3. Các loại buffer
Buffer SuRE 10X pH 8.0(buffer enzym cắt)
Tris-HCl 100mM
NaCl 1M
MgCl2 50mM
2-Mercaptoethanol 10mM
NEBuffer 1X pH 7.9 (buffer của enzym DNA polymerase I large fragment)
NaCl 50mM
Tris-HCl 10mM
MgCl2 10mM
DTT 1mM
Ligation buffer 10X
Tris-HCl pH 7.6 660mM
MgCl2 66mM
DTT 100mM
ATP 660μM
55
Hình 1 Sơ đồ cấu trúc pBluescript II SK (+/-)
56
Hình 2 Sơ đồ cấu trúc pBluescript II KS (+/-)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BUI THI THANH TINH - 02132158.pdf