Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, cần thiết phải lập bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với từng khoản mục. Thông thường mẫu câu hỏi về hệ thống KSNB được lập sẵn và được các KTV trong Công ty áp dụng đối với tất cả các khách hàng. Nhược điểm của Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB chuẩn này là lập chung cho mọi loại hình khách hàng, do đó nó có thể sẽ không sát với tình hình thực tế tại một số khách hàng và không khả thi đối với các khách hàng nhỏ. Do đó, khi đánh giá hệ thống KSNB đối với kiểm toán giá trị doanh nghiệp bên cạnh việc sử dụng Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB thì rất cần đến kinh nghiệm thực tế của KTV. Cũng vì lí do đó, bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với XĐGTDN nên được xác định theo 3 cách trả lời câu hỏi là : "Có", "Không" hoặc "Không áp dụng". Câu trả lời "không áp dụng" thể hiện không áp dụng câu hỏi này đối với khách hàng.
Để có căn cứ lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB khi XĐGTDN, KTV phải dựa vào:
- Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng với nhân viên thuộc các phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch. về các nội dung có liên quan;
- Việc kiểm tra và xem xét các tài liệu, các thông tin liên quan đến gía trị doanh nghiệp do hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cung cấp;
- Việc quan sát hệ thống quản lý kho, tài sản cố định, quy trình công nghệ, quá trình xử lý nghiệp vụ.
KTV căn cứ vào các câu trả lời trong Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB này sẽ nhận thấy sự có mặt hay vắng mặt đối với từng dấu hiệu kiểm soát tài sản, công nợ, hàng tồn kho. của khách hàng. KTV cần phải xác định được sự vắng mặt của quá trình kiểm soát chủ yếu vì sự vắng mặt này thường làm khả năng sai phạm tăng lên. Sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu đối với XĐGTDN thường là các nội dung sau:
- Khách hàng không thực hiện kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản tại thời điểm XĐGTDN nghiêm túc và khách quan;
- Việc phân loại các khoản mục tài sản thành tài sản cần dùng, không cần dùng, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi, tài sản chờ thanh lý không đúng tính chất và nội dung;
Sau khi xác định được sự vắng mặt của từng dấu hiệu kiểm soát XĐGTDN của khách hàng đặc biệt là sự vắng mặt của quá trình kiểm soát chủ yếu, KTV tổng hợp lại sẽ đánh giá được hệ thống KSNB đối với giá trị doanh nghiệp của khách hàng ở mức khá, trung bình hoặc yếu. (Tuy nhiên, việc đánh giá hệ thống KSNB ở các mức độ khác nhau này còn phụ thuộc vào quan điểm của từng KTV).
122 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quy trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước do Công ty dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn
C
Tài sản chờ thanh lý
D
TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP (A+B+C+D)
104,821,253,937
107,432,774,880
2,611,520,943
Trong đó:
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP (A)
104,821,253,937
107,432,774,880
2,611,520,943
E1
Nợ thực tế phải trả
97,363,788,531
97,426,459,992
62,671,461
E2
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi
62,671,461
-62,671,461
E3
Nguồn kinh phí sự nghiệp
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP {A-(E1+E2+E3)}
7,394,793,945
10,006,314,888
2,611,520,943
Kết luận và kiến nghị:
Kết luận:
Giá trị thực tế của Công ty A tại thời điểm 31/12/2004 để cổ phần hóa là: 107,432,774,880 đồng
Bằng chữ: Một trăm linh bảy tỷ, bốn trăm ba mươi hai triệu, bảy trăm bảy mươi tư nghìn, tám trăm tám mươi đồng
Trong đó:
Giá trị phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp là: 10,006,314,888 đồng
Bằng chữ: Mười tỷ, không trăm lẻ sáu triệu, ba trăm mười bốn nghìn, tám trăm tám mươi tám đồng.
Kiến nghị:
Đến thời điểm tiến hành XĐGTDN để cổ phần hóa, công tác quyết toán thuế năm 2004 của Công ty chưa được tiến hành. Việc XĐGTDN để cổ phần hóa Công ty A được căn cứ vào Báo cáo Tài chính năm 2004 đã được Kiểm toán bởi cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Khoản chênh lệch phát sinh (nếu có) khi kiểm tra quyết toán thuế sẽ được điều chỉnh vào kết quả kinh doanh của của Công ty giai đoạn từ thời điểm XĐGTDN đến thời điểm Công ty đăng ký kinh doanh chính thức chuyển thành Công ty cổ phần.
Kết quả sản xuất kinh doanh từ thời điểm XĐGTDN đến thời điểm Doanh nghiệp Nhà nước chính thức chuyển thành Công ty cổ phần sẽ được xử lý theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
Dự án xây dựng khu dân cư tại tỉnh Đồng Nai có diện tích 50.25 ha Công ty A mới được UBND tỉnh Đồng Nai tạm giao đất để tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng; Công ty dự kiến sẽ thực hiện hình thức giao đất nhưng chưa có quyết định giao đất chính thức của UBND tỉnh Đồng Nai để thực hiện dự án, do đó Công ty Kiểm toán chưa có đủ cơ sở để xác định giá trị quyền sử dụng đất của dự án. Trong trường hợp trước thời điểm bàn giao chuyển sang Công ty cổ phần nếu có quyết định giao đất của UBND tỉnh Đồng Nai thì phải đánh giá bổ sung giá trị quyền sử dụng đất của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư 27.09 ha và dự án khu dân cư 83.99 ha mới có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết của UBND tỉnh Đồng Nai và quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Tổng Công ty, Công ty A dự kiến sẽ thực hiện hình thức giao đất nhưng chưa có quyết định giao đất của UBND tỉnh Đồng Nai, do đó cũng chưa có đủ cơ sở để xác định giá trị quyền sử dụng đất của 2 dự án này.
Đề nghị Công ty A hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ có liên quan và lập phương án sử dụng đất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đến thời điểm XĐGTDN có 1 số khoản công nợ của Công ty chưa được đối chiếu, xác nhận; tỷ lệ giá trị công nợ chưa được đối chiếu xác nhận được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14:
Bảng kê công nợ chưa được đối chiếu xác nhận
TT
Khoản mục
Số đối tượng chưa được đối chiếu xác nhận
Giá trị chưa được đối chiếu xác nhận
Tỷ lệ chưa được đối chiếu xác nhận
I
Công nợ phải thu
70
12,741,397,891
31.26%
1
Phải thu khách hàng
30
11,644,575,048
34.88%
2
Trả trước cho người bán
12
731,442,375
42.85%
3
Phải thu khác
2
31,516,000
0.56%
4
Phải thu tạm ứng
26
333,864,468
20.69%
II
Công nợ phải trả
111
13,050,840,097
13.40%
1
Phải trả cho người bán
77
6,244,603,740
47.52%
2
Người mua trả tiền trước
7
737,861,195
29.59%
3
Phải trả nội bộ
19
1,987,043,909
24.41%
4
Phải trả, phải nộp khác
7
1,588,281,714
23.46%
5
Nợ dài hạn
1
2,493,049,539
100%
Xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty B tại thời điểm 31/3/2006:
Tìm hiểu thông tin chung về khách hàng:
Công ty B là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty X - Bộ Thương Mại, được thành lập lại theo Quyết định số xxx/2003/QĐ-X ngày 27 tháng 8 năm 2003 của Giám đốc Công ty X. Ngành nghề họat động kinh doanh của Công ty B rất đa dạng, bao gồm:
Cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ Thương mại, cho thuê văn phòng
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy, phụ tùng, tư liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp tiêu dùng
Vận tải hàng hóa
Kinh doanh, lắp ráp thiết bị tin học, điện tử, điện gia dụng và phần mềm
Kinh doanh dịch vụ, mở cửa hàng, siêu thị
Kinh doanh phân bón
Kinh doanh hàng may mặc, nông-lâm-hải sản
Kinh doanh máy tính, thiết bị văn phòng
Đại lý và kinh doanh các vật tư, trang thiết bị y tế, thiết bị ngành in, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị lạnh
Đại lý bán xăng dầu
Kinh doanh: kim khí, hóa chất, các sản phẩm giả da, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm bằng gỗ, vật tư phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng
Các dịch vụ lữ hành nội địa, khách sạn, ăn uống…
Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty B 3 năm trước khi cổ phần hóa theo Báo cáo Tài chính như sau:
Bảng 2.15: Tình hình SXKD của Công ty B 3 năm trước khi cổ phần hóa
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng tài sản
1,862,231,971
3,879,389,993
15,751,895,847
2
Vốn nhà nước
50,000,000
50,000,000
50,000,000
3
Doanh thu thuần
10,939,329,751
11,289,000,504
15,270,940,716
4
Lợi nhuận trước thuế
-225,878,781
11,447,865
-153,915,149
5
Nộp ngân sách
1,259,558,849
560,895,029
673,119,325
6
Nợ phải trả
2,038,110,752
3,817,942,128
15,855,810,996
7
Nợ phải thu
553,676,720
1,378,481,920
1,260,833,466
8
Lao động (người)
9
17
17
9
Thu nhập (đồng/người/tháng)
707,574
881,021
1,226,860
Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty B có quy mô rất nhỏ (số lao động chỉ dưới 20 người, Vốn nhà nước là 50 triệu...) Trong 3 năm trước cổ phần hóa, tổng tài sản của Công ty đã không ngừng tăng lên, đặc biệt trong năm 2005, tổng tài sản từ 3,879,389,993 đã tăng lên thành 15,751,895,847. Mức tăng này tương đối bất thường đối với 1 doanh nghiệp nhỏ. Để tiến hành cổ phần hóa, cần phải xác định lại giá trị thực tế tài sản của đơn vị cũng như giá trị phần vốn
của nhà nước tại đơn vị.
Xác định giá trị thực tế của tài sản và công nợ phải trả:
Giá trị thực tế của tài sản bằng tiền:
Bảng 2.16: Giá trị thực tế của tài sản bằng tiền
TT
Khoản mục
Giá trị trên sổ sách
Kết quả kiểm kê, đối chiếu số dư
Chênh lệch
1
Tiền mặt
488,400,607
488,400,900
293
2
Tiền gửi ngân hàng
642,702,226
642,762,858
60,632
Tổng
60,925
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 111: 293
Nợ TK 112: 60,632
Có TK 412: 60,925
Bảng 2.17: Tổng hợp kết quả kiểm kê và đối chiếu số dư ngân hàng
Thời điểm ngày 31/12/2006
Giá trị thực tế của các khoản phải thu:
Bảng kê công nợ phải thu
Thời điểm 31/3/2006
Bảng 2.18:
TT
Tên khách hàng
Theo sổ sách
Xác định lại
Chênh lệch
Ghi chú
1
Phải thu khách hàng
591,821,313
591,821,313
Đủ chứng từ
2
Trả trước cho người bán
36,644,131
36,644,131
Đủ chứng từ
3
Thuế GTGT được khấu trừ
160,680,607
160,680,607
Đủ chứng từ
4
Phải thu nội bộ
625,302,238
625,302,238
Đủ chứng từ
5
Phải thu khác
144,416,562
144,416,562
Đủ chứng từ
6
Các khoản tạm ứng
60,377,050
60,377,050
Đủ chứng từ
7
Các khoản cầm cố, ký quỹ ngắn hạn
571,000,000
571,000,000
Đủ chứng từ
Tổng cộng
1,564,939,663
1,564,939,663
Bảng kê đánh giá lại TSLĐ khác
Thời điểm ngày 31/12/2006
Bảng 2.19:
Giá trị thực tế của tài sản lưu động khác:
TT
Loại tài sản
Giá trị sổ Kế toán
Giá trị đánh giá lại
Chênh lệch
1
Tạm ứng
60,377,050
60,377,050
2
Chi phí trả trước
65,046,882
107,011,830
41,964,948
3
Chi phí chờ kết chuyển
27,245,768
27,245,768
4
Các khoản thê chấp, ký quỹ ngắn hạn
571,000,000
571,000,000
Cộng
1,124,700,785
723,669,700
41,964,948
Sự chênh lệch chi phí trả trước này là do đơn vị phân bổ sai giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng.
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 142: 41,964,948
Có TK 412: 41,964,948
Giá trị thực tế của TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn:
Bảng 2.20:
Bảng tổng hợp kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ và đầu tư dài hạn
Thời điểm ngày 31/3/2006
TT
Loại TS
Giá trị sổ sách
Giá trị thực tế
Chênh lệch
Nguyên giá
Đã khấu hao
Giá trị còn lại
Tỷ lệ còn lại
Nguyên giá
Tỷ lệ còn lại
Giá trị còn lại
Nguyên giá
Giá trị còn lại
A
TSCĐ đang dùng
146,535,403
98,928,252
47,607,151
146,535,403
57,306,826
9,699,675
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
2
Máy móc, thiết bị
146,535,403
98,928,252
47,607,151
146,535,403
57,306,826
9,699,675
3
Phương tiện vận tải
4
TSCĐ khác
B
Đầu tư dài hạn
C
TSCĐ không cần dùng
D
TSCĐ chờ thanh lý
E
TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
Tổng
146,535,403
98,928,252
47,607,151
146,535,403
57,306,826
9,699,675
Ngày...tháng...năm2005
Công ty A:
Kiểm toán viên: Kế toán trưởng Giám đốc
Giá trị thực tế của công nợ phải trả:
Bảng 2.21:
Bảng kê công nợ phải trả
Thời điểm 31/3/2006
TT
Tên khách hàng
Theo sổ sách
Xác định lại
Chênh lệch
Ghi chú
1
Vay ngắn hạn
2
Phải trả cho người bán
908,248,493
908,248,493
Đủ chứng từ
3
Người mua trả tiền trước
2,135,803,454
2,135,803,454
Đủ chứng từ
4
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
25,089,839
25,089,839
Đủ chứng từ
5
Phải trả Công nhân viên
13,608,713
13,608,713
Đủ chứng từ
6
Phải trả các đơn vị nội bộ
4,982,776,134
4,982,776,134
Đủ chứng từ
7
Các khoản phải trả, phải nộp khác
632,098,699
632,098,699
Đủ chứng từ
Cộng
8,697,625,332
8,697,625,332
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp:
Ta có bảng liệt kê giá trị phần vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế của Công ty B trong 3 năm 2003. 2004, 2005 như sau:
Bảng 2.22: Giá trị phần vốn nhà nước và lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm trước khi cổ phần hóa
Năm
Chỉ tiêu
Số cuối kỳ
Số lũy kế năm
2003
1. Giá trị phần vốn Nhà nước
2. Lợi nhuận
50,000,000
-225,878,781
2004
1. Giá trị phần vốn Nhà nước
2. Lợi nhuận
50,000,000
8,242,463
2005
1. Giá trị phần vốn Nhà nước
2. Lợi nhuận
50,000,000
-153,915,149
Giá trị phần vốn Nhà nước bình quân 3 năm là: 50,000,000
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm: -123,850,489
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân là:
-123,850,489/50,000,000 = -247.7%
Trong khi đó lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm gần thời điểm XĐGTDN nhất là 8.47%.
Do đó, giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty B là: 0 đồng
Kết quả xác định doanh nghiệp:
Kết quả cuối cùng của cuộc Kiểm toán XĐGTDN tại thời điểm 31/3/2006 của Công ty B được thể hiện qua Bảng cân đối Kế toán của đơn vị và Bảng tổng hợp kết quả XĐGTDN tại thời điểm 31/12/2004 như sau:
Bảng 2.23:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/3/2006
TT
TÀI SẢN
Theo sổ sách
Xác định lại
Chênh lệch
A
TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
14,086,286,375
14,128,312,249
42,025,874
I
Vốn bằng tiền
1,131,102,833
1,131,163,758
60,925
1
Tiền mặt
1,131,102,833
1,131,163,758
60,925
2
Tiền gửi ngân hàng
642,702,226
642,762,858
60,632
II
Đầu tư ngắn hạn
III
Các khoản phải thu
1,398,184,244
1,398,184,244
1
Phải thu của khách hàng
591,821,313
591,821,313
2
Trả trước cho người bán
36,644,131
36,644,131
3
Phải thu nội bộ
625,302,238
625,302,238
4
Phải thu khác
144,416,562
144,416,562
5
Dự phòng phải thu khó đòi
IV
Hàng tồn kho
10,672,648,991
10,672,648,991
1
Hàng tồn kho
10,672,648,991
10,672,648,991
2
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V
Tài sản lưu động khác
884,350,307
926,315,255
41,964,948
2
Chi phí trả trước
92,292,650
134,257,598
41,964,948
3
Thuế GTGT được khấu trừ
160,680,607
160,680,607
4
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
5
Tài sản ngắn hạn khác
631,377,050
631,377,050
B
TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
111,338,957
124,787,832
13,448,875
I
Tài sản cố định
47,607,151
57,306,826
9,699,675
1
TSCĐ hữu hình
47,607,151
57,306,826
9,699,675
Nguyên giá
146,535,403
146,535,403
Giá trị hao mòn lũy kế
-98,928,252
-89,228,577
9,699,675
2
Tài sản cố định thuê tài chính
3
TSCĐ vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
II
Đầu tư tài chính dài hạn
III
Xây dựng cơ bản dở dang
IV
Chi phí trả trước dài hạn
V
Ký quỹ, ký cược dài hạn
VI
Tài sản dài hạn khác
63,731,806
67,481,006
3,749,200
1
Chi phí trả trước dài hạn
63,731,806
67,481,006
3,749,200
2
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3
Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
14,197,625,332
14,253,100,081
55,474,749
TT
NGUỒN VỐN
Theo sổ sách
Xác định lại
Chênh lệch
A
NỢ PHẢI TRẢ
8,697,625,332
8,697,625,332
I
Nợ ngắn hạn
8,697,625,332
8,697,625,332
1
Vay và nợ ngắn hạn
2
Phải trả người bán
908,248,493
908,248,493
3
Người mua trả tiền trước
2,135,803,454
2,135,803,454
4
Thuế và các khoản phải nộp
25,089,839
25,089,839
5
Phải trả Công nhân viên
13,608,713
13,608,713
6
Chi phí phải trả
7
Phải trả nội bộ
4,982,776,134
4,982,776,134
8
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD
9
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
632,098,699
632,098,699
10
Dự phòng phải trả ngắn hạn
II
Nợ dài hạn
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
5,500,000,000
5,555,474,749
55,474,749
I
Nguồn vốn - quỹ
5,500,000,000
5,555,474,749
55,474,749
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
5,500,000,000
5,500,000,000
2
Vốn khác của chủ sở hữu
3
Cổ phiếu ngân quỹ
4
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
55,474,749
55,474,749
5
Chênh lệch tỷ giá
6
Quỹ đầu tư phát triển
7
Quỹ dự phòng tài chính
8
Nguồn vốn đầu tư XDCB
9
Lợi nhuận chưa phân phối
II
Nguồn kinh phí
Tổng cộng nguồn vốn
14,197,625,332
14,253,100,081
55,474,749
Bảng 2.24:
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Thời điểm 31/3/2004
11
Tên tài sản
Số liệu theo sổ sách kế toán
Số liệu xác định lại
Chênh lệch
A
TÀI SẢN ĐANG DÙNG
14,197,625,332
14,253,100,081
55,474,749
I
TSCĐ và đầu tư dài hạn
111,338,957
124,787,832
13,448,875
1
Tài sản cố định
47,607,151
57,306,826
9,699,675
a)
TSCĐ hữu hình
47,607,151
57,306,826
9,699,675
b)
TSCĐ vô hình
2
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3
Chi phí XDCB dở dang
4
Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
5
Chi phí trả trước dài hạn
63,731,806
67,481,006
3,749,200
II
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
14,086,286,375
14,128,312,249
42,025,874
1
Tiền
1,131,102,833
1,131,163,758
60,925
* Tiền mặt
488,400,607
488,400,900
293
* Tiền gửi ngân hàng
642,702,226
642,762,858
60,632
2
Đầu tư tài chính ngắn hạn
3
Các khoản phải thu
1,558,864,851
1,558,864,851
4
Vật tư, hàng hóa tồn kho
10,672,648,991
10,672,648,991
5
Tài sản lưu động khác
723,669,700
765,634,648
41,964,948
III
Giá trị lợi thế KD của doanh ngiệp
IV
Giá trị quyền sử dụng đất
B
TÀI SẢN KHÔNG CẦN DÙNG
I
TSCĐ và đầu tư dài hạn
II
TS lưu động và đầu tư ngắn hạn
C
Tài sản chờ thanh lý
D
TSCĐ hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi
TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP (A+B+C+D)
14,197,625,332
14,253,100,081
55,474,749
Trong đó:
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP (A)
14,197,625,332
14,253,100,081
55,474,749
E1
Nợ thực tế phải trả
8,697,625,332
8,697,625,332
E2
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi
E3
Nguồn kinh phí sự nghiệp
TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP {A-(E1+E2+E3)}
5,500,000,000
5,555,474,749
55,474,749
Kết luận và kiến nghị:
Kết luận:
Giá trị thực tế của Công ty B tại thời điểm 31/3/2006 để cổ phần hóa là:
14,253,100,081 đồng
Bằng chữ: Mười bốn tỷ, hai trăm năm mươi ba triệu, một trăm nghìn không trăm tám mươi mốt đồng.
Trong đó:
Giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là: 5,555,474,749 đồng
Bằng chữ: Năm tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu, bốn trăm bảy mươi tư nghìn, bảy trăm bốn mươi chín đồng.
Kiến nghị:
Đến thời điểm XĐGTDN để cổ phần hóa, công tác quyết toán thuế Quý I năm 2006 của Công ty B chưa được tiến hành. Việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty B được căn cứ vào Báo cáo tài chính Quý I năm 2006. Khoản chênh lệch phát sinh (nếu có) khi kiểm tra quyết toán thuế sẽ được điều chỉnh vào kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn từ thời điểm XĐGTDN đến thời điểm Công ty đăng ký kinh doanh chính thức chuyển thành Công ty cổ phần.
Kết quả sản xuất kinh doanh từ thời điểm XĐGTDN đến thời điểm bộ phận Doanh nghiệp Nhà nước chính thức chuyển thành Công ty cổ phần sẽ được xử lý theo chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
So sánh việc xác định giá trị doanh nghiệp giữa Công ty A và Công ty B:
2.2.5.3.1. Giống nhau:
Về cơ bản, công việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá tại 2 Công ty A và B đều được AASC thực hiện tuân thủ theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần và Thông tư 126/2004/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 187. Đồng thời cả hai cuộc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp trên đều được thực hiện theo phương pháp tài sản và với quy trình tương đối thống nhất nên phương pháp tiếp cận, thu thập bằng chứng và đánh giá giá trị các khoản mục tài sản cũng như cách thức xử lý tài chính về cơ bản là giống nhau.
Khác nhau:
Tuy nhiên, do 2 Công ty trên có loại hình kinh doanh cũng như quy mô, tỷ trọng các loại tài sản khác nhau nên trong cách thức tiếp cận các khoản mục cũng có nhiều điểm khác biệt.
Công ty A là 1 Công ty xây dựng chuyên thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông… và đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng đô thị; với quy mô tài sản là 104,821,253,937 đồng. Còn Công ty B là 1 Công ty thương mại và dịch vụ; với quy mô tài sản chỉ là 14,197,625,332 đồng. Có thể thấy, do quy mô tài sản của Công ty A tương đối lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, do vậy đòi hỏi kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng kiểm toán với số lượng cũng như chất lượng cao hơn. Còn đối với Công ty B thì ngược lại.
Cũng do loại hình kinh doanh khác nhau, nên tính trọng yếu của từng khoản mục tài sản của 2 Công ty này cũng khác nhau.Do đó khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp các Kiểm toán viên đã căn cứ vào đặc thù kinh doanh để xác định những tài khoản quan trọng cần tập trung xem xét.
Công ty A: kinh doanh xây dựng nên các khoản mục quan trọng là TSCĐ, chi phí XDCB dở dang, giá trị quyền sử dụng đất (cả giá trị quyền sử dụng đất của nhà văn phòng Công ty cũng như của diện tích đất được giao phục vụ các dự án).
Trong TSCĐ của đơn vị thì chiếm giá trị nhiều nhất là máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình. Máy móc thiết bị vừa có giá trị lớn, vừa đa dạng và chứa đựng nhiều thông số kỹ thuật phức tạp; do vậy khâu kiểm kê, đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí, đồng thời đòi hỏi người kiểm kê, đánh giá phải có trình độ chuyên môn về máy móc thiết bị.
Là 1 Công ty chuyên thi công các công trình xây dựng nên trên bảng cân đối kế toán của đơn vị hầu như lúc nào cũng tồn tại một khoản chi phí XDCB dở dang tương đối lớn. Hơn nữa, khoản mục chi phí XDCB dở dang là khoản mục rất dễ xảy ra gian lận và sai sót. Việc xác định giá trị của chi phí XDCB dở dang cũng vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên gia trong ngành xây dựng.
Công ty có mặt bằng tương đối lớn, hơn nữa Công ty thường xuyên được giao những diện tích đất lớn để phục vụ cho các dự án xây dựng. Do đó, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất là vô cùng quan trọng.
Công ty B: kinh doanh thương mại nên các khoản mục quan trọng là hàng tồn kho. Công ty B hoạt động dưới hình thức một trung tâm thương mại, chuyên nhập khẩu, mua bán hàng hoá các loại. Điều này đòi hỏi đơn vị phải luôn dự trữ một lượng hàng hoá rất lớn ở trong kho. Hàng hoá tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do vậy, khi xác định giá trị doanh nghiệp đòi hỏi khâu kiểm kê, đánh giá lại tài hàng hoá tồn kho phải được chú trọng.
Tóm lại, AASC đã thực hiện các cuộc kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước và theo quy trình thống nhất của Công ty, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các Kiểm toán viên đã luôn luôn bám vào thực tế tại đơn vị được kiểm toán để vận dụng quy định một cách linh hoạt nhất nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ CỔ PHẦN HÓA TẠI CÔNG TY AASC
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP DO AASC THỰC HIỆN:
3.1.1. Những ưu điểm:
Khâu tổ chức trong các cuộc Kiểm toán nói chung và kiểm toán XĐGTDN nói riêng của AASC luôn được thực hiện 1 cách khoa học và hợp lý nhằm giúp cho cuộc Kiểm toán được diễn ra trong những điều kiện tốt nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trong khâu tổ chức cho 1 cuộc kiểm toán, vấn đề then chốt chính là vấn đề nhân lực. Do tính phức tạp của công tác XĐGTDN, trưởng nhóm kiểm toán XĐGTDN luôn được lựa chọn trong số những KTV có nhiều kinh nghiệm nhất. Bên cạnh đó trong đoàn kiểm toán luôn phải có 1 kỹ thuật viên về ngành Xây dựng để có thể xử lý các vấn đề chuyên môn trong việc xác định giá trị của tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, xác định giá trị còn lại của tài sản để thanh lý... Các KTV, kỹ thuật viên cũng như các trợ lý KTV của Công ty đều được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như được cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực XĐGTDN để cổ phần hóa. Chính vì vậy, dịch vụ XĐGTDN của AASC luôn được đảm bảo về tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng của kết quả định giá.
Trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch kiểm toán, Kiểm toán viên thường triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch và chương trình nhằm đưa ra các ý kiến xác thực nhất về báo cáo tài chính trên cơ sở bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.
Để thực hiện kiểm tra chi tiết đối với giá trị doanh nghiệp, các KTV của Công ty AASC đã thực hiện đầy đủ và linh hoạt các thủ tục sau:
Kiểm tra tính hợp lý của Bảng kê danh mục tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh số liệu của cùng khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn... trên Bảng kê với số liệu trên Báo cáo tài chính, sổ cái, sổ chi tiết.
Đánh giá tính hợp lý của các khoản mục bằng cách đối chiếu sự phù hợp giữa Bảng kê với chứng từ gốc, sổ chi tiết, kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chứng từ gốc.
Kiểm tra tính đúng đắn trong việc phân loại các khoản mục và phát hiện những nội dung không hợp lý bằng cách đọc lướt qua nội dung, cách thức hạch toán trong sổ chi tiết, sổ cái tài khoản.
Đánh giá lại tính chính xác trong việc cộng số học bằng cách tính toán lại các số cộng dồn, kiểm tra việc chuyển sổ.
Tuy nhiên do đặc trưng riêng của mỗi khoản mục, KTV thường lựa chọn một hoặc một số thủ tục cho phù hợp (không nhất thiết phải thực hiện toàn bộ) để đánh giá tính chính xác, hợp lý của từng khoản mục.
Việc đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả XĐGTDN trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cũng được thực hiện 1 cách khoa học theo 1 quy trình soát xét khoa học:
Trước tiên, các giấy tờ làm việc (bao gồm cả các bằng chứng kiểm toán) thu thập được trong quá trình kiểm toán XĐGTDN được tập hợp lại cho trưởng nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét toàn bộ giấy tờ làm việc liên quan đến các mục đích kiểm toán và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Công việc này cần được tiến hành ngay trong quá trình kiểm toán, tại khách hàng nhằm kịp thời giải quyết những tồn tại cũng như bổ sung các thủ tục kiểm toán cần thiết khác và cần được trưởng nhóm kiểm toán thực hiện theo các bước sau:
Kiểm tra tính tuân thủ trong cách trình bày các giấy làm việc;
Kiểm tra tính đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán và chương trình kiểm toán XĐGTDN;
Đối chiếu sự phù hợp về số liệu giữa các bằng chứng thu được với giấy làm việc, sổ kế toán tài sản, công nợ, nguồn vốn... hoặc báo cáo liên quan;
Kiểm tra lại các chứng từ gốc phát sinh trước và sau ngày XĐGTDN để khẳng định tính đúng kỳ là thoả mãn;
Kiểm tra tính chính xác của số liệu và các thuyết minh về kết quả xác định giá trị tài sản;
Kiểm tra các căn cứ của nhà nước, ngành hoặc địa phương, chứng từ, sổ kế toán mà kiểm toán viên thu thập được để đánh giá giá trị tài sản là phù hợp;
Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tập hợp ý kiến đánh giá đối với các phần hành có liên quan đến XĐGTDN. Thông qua các bằng chứng thu thập được đối với tất cả các phần hành, KTV khẳng định các mục tiêu đề ra đối với từng phần hành đều thoả mãn. Trên cơ sở các bằng chứng thu được, trưởng nhóm kiểm toán diễn giải những bút toán điều chỉnh kết quả XĐGTDN và đánh giá giá trị tài sản.
Căn cứ Bảng tổng hợp kết quả XĐGTDN, kiểm toán viên lập Báo cáo XĐGTDN theo hướng dẫn của Thông tư 126/2004/TT-BTC, trước khi Báo cáo được phát hành, KTV chính sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán lên cấp trưởng phòng, cấp này sẽ soát xét một cách tổng thể toàn bộ hồ sơ kiểm toán và tập trung vào những nội dung có ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo kết quả XĐGTDN. Sau cấp trưởng phòng là Ban Giám đốc công ty, cấp này tập trung vào những vấn đề trọng yếu, tổng thể Báo cáo kết quả XĐGTDN. Sau khi soát xét các cấp soát xét phải ký vào giấy tờ tài liệu kiểm toán nếu cho rằng giấy tờ đó là thích hợp hoặc nếu không sẽ yêu cầu nhóm kiểm toán tiếp tục bổ sung hoàn thiện.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp do AASC thực hiện:
3.1.2.1. Những hạn chế trong giai đoạn lâp kế hoạch Kiểm toán:
Lập kế hoạch là công việc đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán, giúp cho công ty kiểm toán tiết kiệm chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay công tác lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc Kiểm toán XĐGTDN của AASC chưa thực sự được chú trọng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì các bước quan trọng bao gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phần lớn trong các cuộc kiểm toán XĐGTDN tại AASC hiện nay, bước thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống KSNB thường được dựa trên kinh nghiệm phán đoán của KTV chứ không được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc. Điều này khiến cho khâu lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.
Những hạn chế trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Về việc thực hiện thủ tục phân tích:
Qua khảo sát 1 số hồ sơ XĐGTDN thì thấy các KTV chưa thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình XĐGTDN. Điều này có thể hiểu là do dịch vụ kiểm toán XĐGTDN để cổ phần hóa mới xuất hiện ở các Công ty kiểm toán vì từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NGG-CP thì các công ty kiểm toán mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán XĐGTDN để cổ phần hóa, do đây là dịch vụ mới nên các công ty kiểm toán chưa có thời gian và kinh nghiệm để chuẩn bị. Hơn nữa, Thông tư 126/2004/TT-BTC khi hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NGG-CP cũng không đề cập đến thủ tục phân tích khi thực hiện kiểm toán XĐGTDN.
Do không thực hiện thủ tục phân tích hoặc thực hiện không đầy đủ thủ tục phân tích, nên các công ty thường không định hướng được những thủ tục kiểm tra chi tiết đối với giá trị doanh nghiệp một cách phù hợp với từng khách hàng. Điều này ảnh hưởng một phần đến kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
Về việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết giá trị doanh nghiệp:
Hiện nay, AASC cũng như các Công ty Kiểm toán và định giá khác ở Việt Nam thực hiện việc XĐGTDN theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần và Thông tư 126/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định trên. Trong quá trình thực hiện việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, các KTV của Công ty thường gặp phải những vướng mắc sau:
+ Kiểm tra chi tiết để đánh giá TSCĐ hữu hình:
Đối với nguyên giá của tài sản là máy móc thiết bị, theo Thông tư 126/2004/TT-BTC thì luôn phải đánh giá lại nguyên giá tại thời điểm xác định giá. Trong trường hợp tài sản là dây chuyền sản xuất được mua sắm, nhập khẩu từ các nước Đông Âu, Tây Âu trước đây (thời kỳ bao cấp), rất lạc hậu về công nghệ kỹ thuật. Hiện nay không còn sản xuất, lưu thông trên thị trường, cũng không có tài sản so sánh tương đương: cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng công suất và tính năng; theo hướng dẫn này nguyên giá được xác định theo nguyên giá tài sản ghi trên sổ kế toán. Trong nhiều trường hợp, giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán lại rất cao bất hợp lý, do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần bởi chênh lệch tỷ giá theo qui định của Nhà nước trong chế độ kế toán trước đây.
Đối với chất lượng còn lại của TS, theo Thông tư 126/2004/TT-BTC thì chất lượng còn lại của tài sản được công ty cổ phần tiếp tục sử dụng được đánh giá không thấp hơn 20%. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều Công ty nhà nước được hình thành và đầu tư từ thời bao cấp, đến thời điểm hiện tại thì máy móc thiết bị, sơ sở hạ tầng... đều xuống cấp và hết sức lạc hậu. Nhưng sau khi cổ phần hóa, để duy trì công ăn việc làm cho lao động thì doanh nghiệp vẫn phải giữ lại những tài sản đó để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, chất lượng còn lại của những tài sản này được đánh giá tối thiểu là 20%; tuy nhiên, tỷ lệ như thế là quá cao và bất hợp lý so với tình trạng thực sự của tài sản tại thời điểm định giá.
+ Kiểm tra chi tiết để đánh giá giá trị TSCĐ vô hình:
Chúng ta biết rằng, những giá trị vô hình của doanh nghiệp như vị trí kinh doanh, thương hiệu, tiềm năng kinh doanh... đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần nên giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với phần lớn các tổ chức định giá ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở AASC nói riêng, việc xác định những giá trị vô hình của doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng. Thực tế một phần là do quy định của nhà nước chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để xác định giá trị thương hiệu cũng như giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Do vậy, việc tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được tính toán một cách máy móc, không bám sát thực tế của đơn vị. Dẫn đến hậu quả là đối với một số doanh nghiệp mặc dù giá trị lợi thế kinh doanh là giá trị quan trọng nhât nhưng lại được đánh giá quá thấp.
Về chương trình Kiểm toán XĐGTDN:
Hiện nay ở AASC chưa có chương trình Kiểm toán XĐGTDN thống nhất trong toàn công ty. Việc thực hiện xác định giá trị từng khoản mục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các KTV.
Những hạn chế trong việc tổng hợp kết quả kiểm toánXĐGTDN trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Sau khi có kết quả tổng hợp số liệu xác định giá trị doanh nghiệp, kiểm toán viên thông báo với Ban đổi mới phát triển doanh nghiệp và Ban Giám đốc khách hàng về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, sau khi hai bên rà soát, kiểm tra các nội dung đã thực hiện và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp thì kiểm toán viên sẽ lập Báo cáo kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp gửi cho khách hàng và cơ quan thẩm tra phê duyệt. Như vậy, ở đây phát sinh một vấn đề là: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của kiểm toán viên phải được trao đổi và thống nhất với Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Ban Giám đốc của doanh nghiệp được cổ phần, như vậy làm ảnh ưởng tới tính độc lập của kiểm toán viên khi đưa ra kết quả định giá của mình. Trong trường hợp Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Ban Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý với kết quả kiểm toán của kiểm toán viên thì Thông tư 126/2004/TT-BTC cũng chưa có hướng dẫn xử lý, do vậy có nhiều cuộc kiểm toán đã bị kéo dài thời gian hoặc không thể thực hiện hoàn thành.
3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI AASC
Khi tiến hành cổ phần hóa một doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó là một trong những căn cứ để xây dựng phương án cổ phần hóa, giá trị doanh nghiệp được xác định là mức giá mà người mua là Công ty cổ phần sau này và người bán là Nhà nước đều có thể chấp nhận được. Có thể nói, xác định giá trị doanh nghiệp thành công thì cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp mới có thể thành công.
Kiểm toán giá trị doanh nghiệp là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC là một trong những Công ty Kiểm toán ở Việt Nam có uy tín nhất trong lĩnh vực kiểm toán XĐGTDN. AASC có đội ngũ KTV có nhiều kinh nghiệm trong việc Kiểm toán XĐGTDN, ngoài ra còn có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên ngành Xây dựng để phục vụ cho việc xác định giá trị của TSCĐ hữu hình - một trong những khoản mục tài sản khó xác định giá trị nhất. Tuy nhiên, thực trạng việc Kiểm toán XĐGTDN do AASC thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán đòi hỏi AASC phải không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện nội dung, quy trình, phương pháp kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán giá trị doanh nghiệp nói riêng.
Như chúng ta đã biết, giai đoạn hiện nay Nhà nước đã và đang chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày càng nhiều công ty nhà nước được cổ phần hóa, đồng nghĩa với việc dịch vụ kiểm toán XĐGTDN cũng ngày càng phát triển. Đây vẫn còn là 1 loại hình dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam, do vậy không tránh khỏi những vấn đề hạn chế không những trong khâu thực hiện của các tổ chức định giá mà còn trong chính những chính sách, quy định của Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của kết quả XĐGTDN đối với việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng như đối với việc phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn sau cổ phần hóa; do vậy việc hoàn thiện công tác kiểm toán XĐGTDN là 1 yêu cầu bức thiết đối với các Công ty kiểm toán, các tổ chức định giá ở Việt Nam nói chung và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán AASC nói riêng.
Muốn đảm bảo cho việc hoàn thiện kiểm toán giá trị doanh nghiệp có tính khả thi cao thì các nội dung đưa ra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành và các thông lệ, chuẩn mực kiểm toán quốc tế phổ biến.
Phải phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đối với hoạt động kiểm toán hiện nay.
Phải phù hợp với tình hình cụ thể của các đơn vị được XĐGTDN.
3.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI AASC:
3.3.1. Hoàn thiện việc đánh giá hệ thồng Kiểm soát nội bộ trong giai đoạn lập kể hoạch kiểm toán:
3.3.1.1. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy tại AASC, việc đánh giá hệ thống KSNB trong các cuộc
kiểm toán xác định doanh nghiệp thường được thực hiện chủ yếu dựa trên óc phán xét của KTV chứ chưa được thực hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc.Tức là KTV đặt ra các câu hỏi cho Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban Giám đốc khách hàng hoặc các nhân viên có liên quan, trên cơ sở các câu trả lời nhận được, KTV sẽ có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng. Cách làm này sẽ phát huy óc xét đoán của KTV. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ lĩnh vực gì KTV cũng có kinh nghiệm, cũng như nhiều khi KTV không thể nêu ngay câu hỏi mang tính đặc thù cho khách hàng đó. Việc đánh giá dựa vào kinh nghiệm chủ quan của KTV có thể sẽ đưa ra những nhận định thiếu chính xác về hệ thống KSNB của đơn vị.
3.3.1.2. Giải pháp hoàn thiện:
Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, cần thiết phải lập bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với từng khoản mục. Thông thường mẫu câu hỏi về hệ thống KSNB được lập sẵn và được các KTV trong Công ty áp dụng đối với tất cả các khách hàng. Nhược điểm của Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB chuẩn này là lập chung cho mọi loại hình khách hàng, do đó nó có thể sẽ không sát với tình hình thực tế tại một số khách hàng và không khả thi đối với các khách hàng nhỏ. Do đó, khi đánh giá hệ thống KSNB đối với kiểm toán giá trị doanh nghiệp bên cạnh việc sử dụng Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB thì rất cần đến kinh nghiệm thực tế của KTV. Cũng vì lí do đó, bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với XĐGTDN nên được xác định theo 3 cách trả lời câu hỏi là : "Có", "Không" hoặc "Không áp dụng". Câu trả lời "không áp dụng" thể hiện không áp dụng câu hỏi này đối với khách hàng.
Để có căn cứ lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB khi XĐGTDN, KTV phải dựa vào:
Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng với nhân viên thuộc các phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch... về các nội dung có liên quan;
Việc kiểm tra và xem xét các tài liệu, các thông tin liên quan đến gía trị doanh nghiệp do hệ thống kế toán và hệ thống KSNB cung cấp;
Việc quan sát hệ thống quản lý kho, tài sản cố định, quy trình công nghệ, quá trình xử lý nghiệp vụ...
KTV căn cứ vào các câu trả lời trong Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB này sẽ nhận thấy sự có mặt hay vắng mặt đối với từng dấu hiệu kiểm soát tài sản, công nợ, hàng tồn kho... của khách hàng. KTV cần phải xác định được sự vắng mặt của quá trình kiểm soát chủ yếu vì sự vắng mặt này thường làm khả năng sai phạm tăng lên. Sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu đối với XĐGTDN thường là các nội dung sau:
Khách hàng không thực hiện kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản tại thời điểm XĐGTDN nghiêm túc và khách quan;
Việc phân loại các khoản mục tài sản thành tài sản cần dùng, không cần dùng, tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi, tài sản chờ thanh lý không đúng tính chất và nội dung;
Sau khi xác định được sự vắng mặt của từng dấu hiệu kiểm soát XĐGTDN của khách hàng đặc biệt là sự vắng mặt của quá trình kiểm soát chủ yếu, KTV tổng hợp lại sẽ đánh giá được hệ thống KSNB đối với giá trị doanh nghiệp của khách hàng ở mức khá, trung bình hoặc yếu. (Tuy nhiên, việc đánh giá hệ thống KSNB ở các mức độ khác nhau này còn phụ thuộc vào quan điểm của từng KTV).
Mẫu bảng câu hỏi về hệ thống KSNB cho 1 số khoản mục đối với XĐGTDN nên được xây dựng như sau:
Bảng 3.1: Bảng câu hỏi về hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với xác định
giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhận không?
2. Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không?
3. Đã thực hiện kiểm kê tiền mặt tại thời điểm XĐGTDN chưa?
4. Việc đối chiếu với Ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không?
5. Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không?
6. Đã đánh giá lại số dư các khoản tiền mặt, TGNH có gốc ngoại tệ tại thời điểm XĐGTDN theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng chưa?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản tiền
Khá
Trung bình
Yếu
Các khoản phải thu, phải trả
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu, phải trả của khách hàng không?
2. Đã lập Bảng kê chi tiết các khoản công nợ phải thu phải trả theo năm phát sinh chưa?
3. Đã thực hiện phân loại công nợ chưa?
4. Khách hàng đã lập dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi chưa?
5. Có thường xuyên rà soát lại các khoản công nợ để xử lý kịp thời không?
6. Đã lập hồ sơ các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi đề nghị xóa nợ chưa?
7. Cuối kỳ, các khoản công nợ có gốc bằng ngoại tệ có được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng không?
8. Đã đối chiếu công nợ tại thời điểm XĐGTDN chưa?
9. Đã lập bảng đánh giá tỷ lệ các khoản công nợ phải thu, phải trả đã được đối chiếu chưa?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu, phải trả
Khá
Trung bình
Yếu
Hàng tồn kho
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo đúng qui định không? Đã thực hiện kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm XĐGTDN chưa?
2. Có thực hiện mang hàng tồn kho đi thế chấp để vay vốn không?
3. Bảo vệ cơ quan có ký xác nhận trên những phiếu nhập hàng và hoá đơn giao hàng không?
4. Địa điểm bố trí kho có an toàn không?
5. Đã thực hiện phân loại những khoản mục hàng tồn kho chậm luân chuyển, hư hỏng và lỗi thời, cần dùng và không cần dùng chưa và có để chúng riêng ra không?
6. Khách hàng đã xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa?
7. Các phiếu nhập, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không?
8. Việc xác định giá trị hàng tồn kho có nhất quán với các năm trước không?
9. Có tính giá thành chi tiết cho các thành phẩm tồn kho không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho
Khá
Trung bình
Yếu
Tài sản cố định
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Có thực hiện kiểm kê TSCĐ theo đúng qui định không? Đã thực hiện kiểm kê TSCĐ tại thời điểm XĐGTDN chưa?
2. Có mang TSCĐ đi thế chấp để vay vốn không?
3. Tất cả các TSCĐ có được ghi sổ theo giá gốc hay không?
4. Khách hàng có theo dõi riêng những TSCĐ cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản hình thành từ quĩ khen thưởng phúc lợi không?
5. Ngoài kế toán, có bộ phận nào theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không?
6. Khấu hao TSCĐ có được tính đúng theo các qui định hiện hành không?
7. Việc tính khấu hao TSCĐ có được nhất quán với các năm trước không?
8. Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng qui trình không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định
Khá
Trung bình
Yếu
Các khoản vay
Bước công việc
Có
Không
Không áp dụng
Ghi chú
1. Khách hàng có thường xuyên đối chiếu tiền vay với người cho vay không? Đã đối chiếu tiền vay tại thời điểm XĐGTDN với người cho vay chưa?
2. Khách hàng có theo dõi được khoản tiền lãi phải trả người cho vay không?
3. Các hợp đồng vay có được theo dõi đầy đủ không?
4. Việc hạch toán các khoản vay có đúng kỳ không?
5. Khách hàng có đi vay với lãi suất quá với qui định không?
6. Đã lập bảng kê chi tiết các khoản vay theo từng đối tượng, thời hạn vay, thời hạn trả nợ, lãi suất vay chưa?
7. Đã đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ tại thời điểm XĐGTDN theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng chưa?
8. Có các khoản vay đề nghị xóa nợ gốc, nợ lãi vay không?
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay
Khá
Trung bình
Yếu
3.3.1.3. Tính khả thi của giải pháp:
Ta có thể thấy các mẫu câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng nêu trên khá chi tiết đối với từng khoản mục. Để trả lời các câu hỏi trong Bảng này, KTV có thể chuyển trước Bảng câu hỏi cho khách hàng và đề nghị khách hàng tự điền câu trả lời sau đó KTV sẽ tiến hành kiểm tra lại để khẳng định các câu trả lời là phù hợp. Trường hợp khách hàng không tự điền câu trả lời thì KTV phải tự lập Bảng câu hỏi, KTV có thể sử dụng các thủ tục kiểm toán linh hoạt để thu thập thông tin nhằm trả lời cho tất cả các câu hỏi này. Như thế, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng không những chỉ được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán mà có thể được thực hiện, kiểm tra và bổ sung trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Do đó, việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được thực hiện 1 cách linh hoạt và hỗ trợ 1 cách hiệu quả cho các công việc kiểm tra chi tiết của KTV.
3.3.2. Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán XĐGTDN:
3.3.2.1. Cơ sở thực tiễn:
VSA số 520 "Quy trình phân tích" qui định "Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai".
Thủ tục phân tích là một phương pháp kiểm toán rất hữu hiệu, tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo việc đưa ra kết luận đáng tin cậy. Thủ tục phân tích đòi hỏi KTV phải có khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sản phẩm của khách hàng để có được những phán đoán chính xác. Đặc biệt đối với kiểm toán XĐGTDN việc thực hiện các thủ tục phân tích lại càng phức tạp có liên quan đến nhiều khoản mục trên BCTC.
AASC cũng nhận thức được nội dung và tác dụng của thủ tục phân tích đánh giá tổng quát đối với kiểm toán XĐGTDN. Căn cứ trên những bằng chứng thu được thông qua thủ tục phân tích KTV sẽ định hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết đối với XĐGTDN cần thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán XĐGTDN để cổ phần hóa ở AASC hiện nay thường rất hạn chế. Việc không thực hiện hoặc thực hiện 1 cách không đầy đủ, hiệu quả thủ tục phân tích dẫn đến không có những định hướng hợp lý cho các thủ tục kiểm tra chi tiết.
3.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện:
Thủ tục phân tích là một phương pháp kiểm toán rất hữu hiệu, tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo việc đưa ra kết luận đáng tin cậy. Thủ tục phân tích đòi hỏi KTV phải có khả năng xét đoán mang tính nghề nghiệp, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực sản phẩm của khách hàng để có được những phán đoán chính xác. Đặc biệt đối với kiểm toán XĐGTDN việc thực hiện các thủ tục phân tích lại càng phức tạp có liên quan đến nhiều khoản mục trên BCTC. Để thực hiện thủ tục phân tích 1 cách có hiệu quả, các KTV cần chú ý các điểm sau:
Trước khi thực hiện các thủ tục phân tích để XĐGTDN, KTV nên rà soát một cách sơ lược về ngành nghề của khách hàng để nắm bắt được tình hình thực tế cũng như xu hướng chung của ngành nhằm tạo căn cứ phân tích. Trường hợp tài liệu phân tích không cho kết quả như dự kiến của KTV thì KTV phải điều tra làm rõ nguyên nhân. Để hoàn thiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán XĐGTDN, các công ty kiểm toán nên chú ý phân tích các chỉ số.
Phân tích chỉ số là một phần quan trọng trong quá trình XĐGTDN. Các chỉ số tuyệt đối bản thân cung cấp không đủ thông tin. Việc phân tích so sánh đòi hỏi phải so sánh với một tiêu chuẩn đã lựa chọn cần đạt được.
Cần phải có sự chú tâm trong việc sử dụng các chỉ số. Những hạn chế của các chỉ số gồm tính trung thực của các con số trong bảng cân đối tài sản, ảnh hưởng của lạm phát, tình trạng thiếu số liệu chi tiết và mức độ phù hợp của số liệu đã sử dụng.
Một số chỉ số thường được sử dụng trong đánh giá tính hiệu quả của 1 doanh nghiệp bao gồm:
Nhóm các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán:
Chỉ số khả năng thanh toán tổng quát
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
Nhóm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp:
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay vốn lưu động
Nhóm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp:
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
3.3.2.3. Tính khả thi của giải pháp:
Thủ tục phân tích là 1 quy trình phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của KTV - đó là 1 sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết về chuyên môn và sự hiểu biết về thực tế ngành nghề, lĩnh vực, tình hình kinh doanh của khách hàng. Thực tế cho thấy, trong các cuộc kiểm toán nói chung và các cuộc kiểm toán XĐGTDN nói riêng, điều kiện về thời gian thường không cho phép các KTV thực hiện 1 cách đầy đủ quy trình phân tích như trên lý thuyết, vì vậy nếu có được thực hiện thì kết quả thủ tục phân tích cũng chưa thể thực sự hỗ trợ hiệu quả cho công việc của KTV. Do vậy những giải pháp nêu trên cũng chỉ chủ yếu là đề cập về mặt lý thuyết chứ chưa thể hoàn thiện được việc thực hiện thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán XĐGTDN.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC thực hiện, ta thấy rõ tầm quan trọng của công tác xác định giá trị doanh nghiệp, những thuận lợi, thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại. Trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, báo cáo này đã khái quát được phần nào quy trình cũng như các bước kiểm tra chi tiết để xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời lấy ví dụ cụ thể công tác xác định giá trị doanh nghiệp tại hai Công ty có quy mô khác nhau để minh họa. Trong quá trình tìm hiểu em cũng nhận thấy một số những ưu điểm cũng như hạn chế trong Công tác xác định giá trị doanh nghiệp do AASC thực hiện và đưa ra một số ý kiến, giải pháp để góp phần khắc phục những hạn chế đó.
Tuy vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng xét một cách tổng quát, Công tác xác định giá trị doanh nghiệp được AASC thực hiện một cách khoa học, hợp lý; phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành và các thông lệ, chuẩn mực kiểm toán quốc tế phổ biến;phù hợp với các chính sách, chế độ quản lý kinh tế hiện hành của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đối với hoạt động kiểm toán hiện nay. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp do AASC cung cấp có độ tin cậy cao và được khách hàng cũng như các cấp quản lý Nhà nước tín nhiệm.
AASC đang cố gắng không ngừng để giữ vững sự tín nhiệm đó và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 hướng dẫn những vấn đề Tài chính khi chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần
Thông tư số 79/2002/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Nghị định 64/2002/ NĐ-CP về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần
Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty nhà nước thành công ty cổ phần
Thông tư số 13/LB-TT ngày 18/8/1994 Liên Bộ xây dựng- Tài Chính- Vật giá Chính phủ
Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 13/5/2004 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn Kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần
Nguyễn Hải Sản - Đánh giá Doanh nghiệp – 1998 – NXB Tài chính Hà Nội
PGS PTS Hoàng Công Thi và PTS Phùng Thị Đoan – Cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam –1992
Bộ Giáo dục và Đào tào – Giáo trình Kinh tế Chính trị Mac-Lênin – 2003 – Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia
Chương trình Kiểm toán của Công ty dịch vụ tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29512.doc